Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Phật Học Phổ Thông - Page 15 Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Phật Học Phổ Thông

Go down 
3 posters
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 9 ... 14, 15, 16 ... 19 ... 24  Next
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 15 EmptyThu Sep 25, 2014 10:21 am

4.   Phật trả lời câu hỏi: “Có mấy loại chúng sanh luân hồi?”
-Này Thiện nam!  Cảnh hồng trần có lắm điều xuôi ngược, nếu người khi gặp nghịch cảnh, sanh tâm giận ghét, tạo ra các nghiệp dữ, thì đọa vào Ðịa ngục, Ngạ quỷ và súc sanh.
Nếu người biết nhàm cảnh dục, ưa tạo nghiệp lành, chán chê ác nghiệp, thì lại sanh về cõi người và cõi trời Dục giới.
Còn những người nhàm chê cảnh trần lao, ô nhiễm ở cõi Dục, tham ái cảnh Tứ thiền và Bát định của hai cõi trên, như thế cũng còn tư dưỡng gốc tham ái, cho nên sanh về hai cõi hữu vi là “trời Sắc giới” và “Vô sắc giới”.
Các loại chúng sanh trên đây, đều còn trong vòng sanh tử luân hồi, vì còn các tham ái, nên chẳng thành Thánh đạo.  Thế nên, chúng sanh nào muốn thoát ly sanh tử luân hồi, thì trước phải đoạn trừ các tham dục và tâm ái luyến.
 
LƯỢC GIẢI
Ðoạn trên là Ngài Di Lặc Bồ tát hỏi: “Có mấy loại chúng sanh luân hồi?”. Ðến đoạn này Phật trả lời có ba loại chúng sanh luân hồi:
1.  Ác nghiệp: Như Ðịa ngục, Ngạ quỷ và súc sanh (nghiệp ác bực thượng thì đọa vào địa ngục, nghiệp ác bực trung thì đọa làm Ngạ quỷ, nghiệp ác bực hạ thì đọa làm súc sanh).
2.  Thiện nghiệp:  - Ðây là nói về hữu lậu thiện. Như: Thiên, Nhơn và Thần A Tu La (Nghiệp lành bực thượng thì sanh lên 6 cõi Trời về Dục giới, nghiệp lành bực trung thì sanh về cõi Người, nghiệp lành bực hạ thì sanh làm thần A Tu La)
3.  Bất động nghiệp (Thiền định) – Như cõi Trời Tứ Thiên và Tứ không.  Do tu thiền định mà được sanh về bốn cõi Thiền ở Sắc giới (1. Ly, sanh hỷ lạc địa; 2. Ðịnh, sanh hỷ lạc địa; 3. Ly hỷ, diệu lạc địa; 4. Xả niệm, thanh tịnh địa).  Và bốn cõi Hồng, ở cõi Trời Vô sắc (1. Không vô xứ thiện; 2. Thức vô biên xứ thiên; 3. Vô sở hữu xứ thiên; 4. Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên)
Ba loại chúng sanh này (ác nghiệp, thiện nghiệp và bất động nghiệp) tuy có cao thấy, sang hèn khác nhau, nhưng cũng đều còn ái và dục, chẳng qua thô hay tế đó thôi.  Ái dục còn tức là phiền não hữu lậu còn; vì phiền não hữu lậu còn nên phải còn sanh tử luân hồi.
Tóm lại, vì chúng sanh trong ba cõi (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới) còn ái nhiễm nên đều còn luân hồi cả. 
Kết thúc đoạn này, Phật dạy một câu:
“....Thế nên chúng sanh, muốn ra khỏi sanh tử luân hồi, thì trứơc hết phải đoạn trừ ân ái và tham dục” (Thị cố chúng sanh, dục thoát sanh tử, miễn chư luân hồi, tiên đoạn tham dục, cập trừ ái khát).
Phật dạy Pháp tu ra khỏi sanh tử luân hồi, vỏn vẹn chỉ có một câu thôi:
Phải đoạn ân ái và tham dục
Rất giản dị và rõ ràng vô cùng.  Thật là “khuôn vàng thước ngọc”, đáng làm quy củ cho muôn đời! Hành giả chỉ thực hành đúng như lời Phật dạy đây, đó là Tu, Tu là đó rồi.
Cũng như trong kinh Lăng Nghiêm Phật dạy rằng:
“...Dâm Tâm bất trừ,
Trần bất khả xuất...”

Nghĩa là: Tâm nghĩ ngợi đến việc tham dục, nếu không dứt trừ, thì cảnh hồng trần này không biết bao giờ ra khỏi. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 15 EmptyFri Sep 26, 2014 9:42 am

5.   Bồ tát hiện thân, không phải do ái dục mà do lòng đại bi và nguyện lực
-Này Thiện nam! Các vị Bồ tát hóa hiện thân hình ở trong thế gian, không phải vì ái dục nhiễm ô như chúng sanh, mà gốc do lòng Từ bi và đại nguyện cứu thế, nên đã hiện ra thân tham dục để vào sanh tử hóa độ chúng sanh, khiến cho chúng sanh xả bỏ các ái dục.
 
LƯỢC GIẢI
Vì sợ có người hiểu lầm: Bồ tát củng có phụ mẫu, thê tử, v.v... tất nhien phải có ái dục, nhiễm ô và cũng thật sanh tử như chúng sanh, nên đoạn này Phật giải thích: Bồ tát do lòng từ bi và đại nguyện cứu thế, nên hiện ra thân tham dục, để vào sanh tử, đặng hóa độ chúng sanh, chớ không phải thật có tham dục và sanh tử.
 
 
6.   Phật dạy: Có năm chủng tánh
-Này Thiện Nam!  Nếu tất cả chúng sanh đời sau, bỏ được các tham dục, trừ tâm thương ghét, dứt hẳn sanh tử luân hồi, nơi tâm được thanh tịnh, cầu nhập cảnh giới Viên giác của Như Lai thì sẽ được ngộ nhập.
-Này Thiện nam!  Tất cả chúng sanh gốc từ vô minh tham dục, nên sanh ra năm món tánh sai khác.  Năm món tánh này là căn cứ theo việc đoạn trừ hai chưóng có cạn và sâu mà phân định.
Thế nào là hai chướng?
1.    Lý chướng: làm chướng ngại chánh tri kiến
2.    Sự chướng: làm tiếp nối các sanh tử. Nếu đối với hai món chướng này má hoàn toàn chưa đoạn thì gọi là chúng sanh
 
LƯỢC GIẢI
Ðoạn trên NGài Di Lặc Bồ tát hỏi: “Có mấy hạng người tu theo đạo Bồ đề của Phật?”. Ðến đoạn này Phật trả lời có năm hạng.  Song năm hạng này là căn cứ theo việc đoạn trừ hai chướng có cạn và sâu của hành giả mà phân định.
Lý chướng: Chướng về Lý, cũng tên là “Sở tri chướng”, do chấp Pháp mà sanh. Vì chấp pháp nên làm cho chướng ngại “Chơn như lý tánh” không hiện bày; vì thế, nên nói “Lý chương là chướng ngại chánh tri kiến của Phật”
Sự chướng: Chướng về sự, cũng gọi là “phiền não chướng, do chấp Ngã sanh.  Do các phiền não nên tạo ra các nghiệp vì tạo nghiệp nên mới thọ luân hồi.  Vì thế Phật nói: “Sự chướng làm tiếp nối sinh tử luân hồi”.
Bởi chấp ngã nên khởi ra các phiền não làm chướng ngại Bồ đề.  Bởi chấp ngã nên sanh ra Sở tri chướng, làm phát tâm tu hành, đối với hai món chướng này chưa đoạn được món nào, cho nên chỉ kêu là “chúng sanh” mà không liệt vào trong năm chủng tánh.
 
*********
-Này Thiện nam!  Thế nào là năm chủng tánh?
1. Thinh văn chủng tánh
2. Duyên giác chủng tánh
3. Bồ tát chủng tánh
4. Bất định chủng tánh
5. Ngoại đạo chủng tánh
 
1.    Thinh Văn và
2.    Duyên giác chủng tánh
Nếu chúng sanh nào đoạn tuyệt tham dục, trừ được sự chướng (ngã chấp) nhưng lý chướng (pháp chấp) chưa đoạn, thì chỉ chứng đặng quả Thinh văn và Duyên giác chớ chưa được an trụ cảnh giới Bồ tát.
 
LƯỢC GIẢI
Ðoạn này nói về chủng tánh Thinh văn và Duyên giác, chung gọi là “nhị thừa chủng tánh”.
Ðành rằng hai quả vị này đồng bỏ hẳn lòng tham dục, đồng phá được ngã chấp, trừ sự chướng, đồng đoạn được sanh tử và cũng đồng chưa trừ được lý chướng (pháp chấp) nhưng pháp tu của hai bên khác nhau.
-Một bên tu pháp Tứ đế đoạn được sự chướng (ngã chấp) thì gọi là “thinh văn chủng tánh”
-Một bên tu pháp “Thập nhị nhơn duyên đoạn được  sự chướng (ngã chấp) thì gọi là “Duyên giác chủng tánh”
Ngài Tôn Mật giải rằng: “Biết được khổ sanh tử, dứt trừ tâm leo chuyền, thì gọi là trừ “sự chướng”, thật ra chưa có thể trừ được ba món Tế” (ba món Tế, xem trong quyển Ðại thừa Khởi tin luận).
 
3.    Bồ tát Chủng tánh
-Này Thiện nam!  Nếu các chúng sanh đời sau, muốn vào biển Ðại Viên giác của Như Lai, thì trước phải phát nguyện, siêng năng đoạn trừ hai món chướng.  Ðến khi hai món chướng đã nép phục, thì ngộ vào cảnh giới Bồ tát.
Nếu như khi món chướng (ngã chấp, pháp chấp) đã hòan toàn diệt, thì vào được cảnh giói Viên Giác mầu nhiệm của Như Lai, viên mãn quả Bồ đề và đạt Niết bàn.
 
LƯỢC GIẢI
Ðoạn này nói về bồ tát chủng tánh.  Có chia làm hai thời kỳ:
1.    Thời ky hai chướng mới nép phục.
2.    Thời kỳ đoạn tuyệt hai chướng
Hành giả từ khi còn địa vị phàm phu, đang bị hai chướng (phiền não chướng và Sở tri chướng) hoành hành, rồi trải qua giai đoạn giằng co, cho đến lúc hai chướng bị nép phục, như thế mới vừa lên địa vị Bồ tát.  Khi lên địa vị Bồ tát, tiếp tục đoạn chướng, đến lúc đoạn tuyệt được phiền não chướng (ngã chấp) thì đặng Bồ đề (trí đức), đoạn tuyệt được sở tri chướng (pháp chấp) thì đặng đại Niết bàn (đoạn đức).  Hai chướng bị đoạn vĩnh viễn rồi, thì đặng vào quả “Phật”.
Tại sao lập Bồ tát tánh mà không lập Như Lai tánh? Vì Bồ tát tu hành đến lúc hoàn toàn rốt ráo, thì chứng quả vị Phật, nên không lập thêm Như Lai tánh.
 

********** 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 15 EmptySun Sep 28, 2014 8:39 am

4.    Bất định chủng tánh
-Này Thiện nam!  Có loại chúng sanh có thể chứng được Viên giác. Song, nếu chúng gặp Thiện tri thức là Thinh văn hóa độ, thì chúng thành Tiểu thừa; còn gặp thiện tri thức là Bồ tát hóa độ thì chúng thành Ðại thừa.  Nếu gặp Như Lai dạy tu đạo vô thượng Bồ đề, thì chúng thành Phật thừa.
 
LƯỢC GIẢI
Ðoạn này nói về “Bất định chủng tánh”.  Nghĩa là chúng sanh này căn tánh không nhất định Ðại thừa hay Tiểu thừa.  Nếu gặp Thiện tri thức thuộc về Ðại thừa giáo hóa, thì chúng thành Ðại thừa; còn gặp Thiện tri thức thuộc về Tiểu thừa giáo hóa thì chúng thành Tiểu thừa.
*******
5.    Ngoại đạo chủng tánh
-Này Thiện nam!  Có những chúng sanh đi tầm Thiện tri thức chỉ dạy đường lối tu  hành, nhưng lại gặp ngoại đạo tà sư dạy bảo,nên chúng nó sanh ra tà kiến, hiểu ngộ không chơn chánh, thế gọi là “Ngoại đạo chủng tánh”.  Ðây không phải lỗi tại chúng sanh đó, mà lỗi tại tà sư.
Tóm lại, chúng sanh tu Bồ đề, có năm món chủng tánh sai khác, như ta vừa kể xong.
 
LƯỢC GIẢI
Ðoạn này nói về “ngoại đạo chủng tánh”.  Tuy chúng sanh này vẫn có tâm tu  hành, nhưng không gặp “thiện tri thức” giáo hóa, lại gặp tà sư chỉ dạy, nên thành  ngoại đạo.

Vì sự hiểu biết của chúng tà ngụy, không phải là chánh đạo, nên gọi là “ngoại đạo”.  Ngoại đạo chủng tánh, ở kinh khác gọi là “Xiễn đệ chủng tánh”, nghĩa là “đoạn giống Phật”.  Vì trong bốn chủng tánh trên, tuy có Ðại thừa và Tiểu thừa khác nhau, nhưng cũng đều “chánh ngộ”, duy có Ngoại đạo chủng tánh, sanh các tà kiến, đoạn diệt chánh kiến, trái ngược với chánh nhơn thành Phật cho nên gọi là “chúng Xiễn đề” (đoạn giống Phật). 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 15 EmptyMon Sep 29, 2014 10:18 am

7.   Bồ tát nhập thế độ sanh thị hiện các hình tướng và các cảnh thuận nghịch
-Này thiện nam!  Các vị bồ tát đều y bổn nguyện độ sanh của mình từ vô thỉ và do lòng Ðại bi thanh tịnh(1) thúc đẩy nên nhập thế độ sanh. Bồ tát dùng phương tiện thị hiện ra nhiều hình tướng, khi thì hiện cảnh thuận, khi thì hiện cảnh nghịch, có lúc lại lân la ở chung với chúng sanh và đồng làm các nghề nghiệp như chúng sanh (Ðồng sự nhiếp) để tiện bề hóa độ, khiến cho chúng sanh được thành Phật.
 
LƯỢC GIẢI
Ðoạn trên Ngài Di Lặc Bồ tát hỏi Phật: “Khi bồ tát nhập thế độ sanh, phải dùng những phương tiện gì để giáo hóa chúng sanh?”
 

___________
(1) Ðại bi thanh tịnh: Bồ tát do lòng từ bi rộng lớn thương xót chúng sanh mà hiện thân hóa đạo, không phải vì danh và lợi v.v.. cho  nên nói là “Thanh tịnh”
 
Ðại ý đoạn này Phật trả lời: Bồ tát do bản nguyên độ sanh từ vô thỉ (bồ tát dĩ lợi sanh vì bổn hoài), và lòng Ðại bi thanh tịnh thúc giục, nên mới nhập thế độ sanh; không đồng như chúng sanh do ái dục làm nhiễm ô và bị nghiệp lực lôi cuốn mà nhập thế.
Bồ tát dùng phương tiên, thị hiện ra nhiều hình tướng để độ sanh. Như Ngài Quan Âm hiện 32 ứng thân, Ðức Di Lặc Bồ tát hiện thân Bố đại Hòa thượng, hoặc có vị hiện thân Kim Cang, hiện thân Tiêu Diện, Thập Diện, Thập Ðiện Minh vương, Ngưu đầu, Mã viện v.v.. có lúc hiện “Từ”, có lúc hiện “Oai” nên có câu:
“Kim Cang lộ mục sở dĩ hàng phục tứ ma
Bồ tát đê mi do thị ai từ ư lục đạo”
Nghĩa là: Thần Kim Cang trợn mắt là để hàng phục bốn ma.  Bồ tát xủ mày là vì thương chúng  sanh trong 6 đạo.  Bồ tát khi thị hiện cảnh thuận: giảng dạy Pháp lành khuyên người tu học v.v.. có lúc lại hiện cảnh nghịch như: hiện chảo dầu sôi, để độ ông Nan Ðà tôn giả, hoặc dùng gọng xiềng đánh đập v.v.. để cho người biết thức tỉnh hồi tâm.  Cổ nhơn nói: “Người không gặp tai nạn, thì chẳng biết hồi tâm hướng thiện”.  (Nhơn vô vạn họa, bất hồi đầu).  Hay như Ngài Thiện Tài Ðồng Tử đi tham học với Bà Tu Mật Nữ v.v..
Bồ tát có khi thị hiện lân la ở chung cùng với chúng sanh  và đồng làm các nghề nghiệp như chúng sanh (như Ngài Lục Tổ khi ở chung với bọn thợ săn v.v... để lần hồi dẫn dắt chúng sanh trở về Chánh Ðạo).
Tóm lại,các Bồ tát nhập thế độ sanh, đều do tâm đại bi làm chủ động, lấy Ðại nguyện làm căn bản, dùng phương tiện có nhiều môn, tuy không nhứt định, nhưng đại khái không ngoài Thuận và Nghịch.  Hoặc dùng lời giảng dạy (khẩu giáo hóa) hoặc hiện thân hóa độ (thân giáo hóa), hoặc dùng đồng sự nhiếp, chung quy một mục đích là khiến cho chúng sanh được giải thoát và thành Phật.
 

***** 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 15 EmptyTue Sep 30, 2014 9:29 am

8.   Chỉ nguyện thành Phật, không ở nhị thừa và chớ gặp ngoại đạo
-Này Thiện nam!  Nếu chúng sanh đời sau, phát đại nguyện thanh tịnh của Bồ tát, khởi tâm tăng tấn cầu nhập Viên Giác, thì phải phát nguyện như vầy:
Con nguyện ngày nay, được gặp Thiện tri thức dạy con tu hành để nhập Viên giác của Phật, chớ gặp tà sư ngoại đạo và Nhị thừa.
Con y theo bản nguyện tu hành, lần hồi dứt trừ các chướng.  Khi các chướng hết, nguyện viên mãn, thì con sẽ được vào thành lớn Viên Giác, trang nghiêm tốt đẹp và lên cung điện thanh tịnh giải thoát của Như Lai.
 
LƯỢC GIẢI
Đại  ý đoạn này Phật dạy các chúng sanh đời sau, muốn cầu Viên Giác, thì phải phát lời thệ nguyện: “Con nguyện chớ gặp tà sư ngoại đạo và tiểu thừa chỉ lo tu ích kỷ tiêu cực không chịu hoằng pháp lợi sanh.  Con nguyện gặp Thiện tri thức Ðại thừa, tu lợi tha tích cực, dạy bảo con tu hành được thành quả Phật”.
Ngài Như Sơn nói: “Lý, tuy đốn ngộ, nhưng về phần sự tướng thì phải lần lần diệt trừ” (lý tuy đốn ngộ, sự nải tiệm trừ)
Khi các chướng hết rồi, thì đi, đứng nằm ngồi trong tất cả thời và tất cả chỗ, đều được giải thoát.  Ðó là cung điện giải thoát thanh tịnh và thành Viên giác trang nghiêm của Như Lai.
 

********** 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 15 EmptyWed Oct 01, 2014 9:27 am

9.   Phật nói bài kệ, tóm lại các nghĩa trên
Khi đó Ðức Thế Tôn, muốn tóm lại các nghĩa trên, nên nói bài kệ rằng:
Di Lặc! Ông nên biết:
Tất cả các chúng sanh
Ðều do tham dục vậy,
Nên đoạ vào sanh tử
Chẳng đặng đại giải thoát.
Nếu  người đoạn thương ghét,
Cùng với tham, sân, si.
Không cần tu gì khác,
Cũng đều được thành Phật.
Cầu nguyện gặp Minh sư,
Khai ngộ được chơn chánh,
Y theo nguyện Bồ tát,
Trừ tuyệt hai món chướng,
Ðược vào đại Niết bàn
Các Bồ tát mười phương,
Ðều bởi lòng Ðại bi,
Phát nguyện vào sanh tử,
Tùy loại độ chúng sanh.
Người tu hành hiện tại
Và chúng sanh đời sau,
Phải đoạn trừ ái hoặc,
Mới đặng vào Viên Giác
 
LƯỢC GIẢI
Bài kệ này Phật gọi Ngài Di Lặc bồ tát mà dạy, đại ý như vầy: Tất cả chúng sanh vì tham dục, nên bị sanh tử luân hồi,không được giải thoát.  Nếu ngưòi đoạn tuyệt được tham, sân, si v.v.. thì được thành quả Phật.  Thế nên người tu hành phải cầu Minh sư khai ngộ, rồi y theo hạnh nguyện của Bồ tát mà đoạn trừ hai chướng và cầu chứng quả Niết bàn của Phật.
Các vị Bồ tát ở mười phương đều do lòng Ðại bi thanh tịnh làm chủ động và chí nguyện lợi tha thúc đẩy, nên không nỡ yên ở chỗ thanh tịnh tu giải thoát một mình, thích thú nơi cảnh tịch tịnh lo phần ích kỷ như hàng Tiểu thừa; mà Bồ tát thệ nguyện nhập thế độ sanh, lẫn lộn với trần lao để tùy duyên hóa độ.  Không sợ ô nhiễm, chẳng kể gian lao, không từ khó nhọc.
Như Ngài Ðịa Tạng Bồ tát nguyện rằng:
“Chúng sanh độ tận phương chứng Bồ đề
Ðịa ngục vị không thệ bất thành Phật”
Tổ A Nan cũng thệ rằng:
“... Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập
Như nhứt chúng sanh vị thành Phật

Chung bất ư thử thủ Nê hoàn...”

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 15 EmptySat Oct 04, 2014 10:38 am

Bài thứ sáu
VI. CHƯƠNG THANH TỊNH HUỆ 
 
1. Ngài Thanh Tịnh Huệ Bồ tát hỏi Phật
2. Phật khen Ngài Thanh Tịnh Huệ Bồ tát
3. Phật dạy: Trong Viên Giác không có Bồ tát và chúng sanh
4. Phàm phu tùy thuận tánh Viên Giác
5. Bồ tát ở vị Tam hiền tùy thuận tánh Viên giác
6. Bồ tát lên Thánh vị tùy thuận tánh Viên giác
7. Như Lai tùy thuận tánh Viên giác
8. Tóm tắt
9. Phật nói bài kệ tóm lại các nghĩa trên
 

CHƯƠNG THANH TỊNH HUỆ
1.    Ngài Thanh Tịnh Huệ Bồ tát hỏi Phật
Khi ấy Ngài THanh Tịnh Huệ Bồ tát ở trong Ðại Chúng đứng dậy, đi quanh bên hữu của Phật ba vòng, rồi chắp tay kính cẩn, đảnh lễ dưới chân Phật và qùy thẳng bạch rằng:
BẠch Ðức Ðại Bi Thế Tôn, Ngài đã vì chúng con, khôn khéo rộng nói những việc không thể nghĩ bàn.  Những việc mà chúng con từ hồi nào đến giờ, chưa từng thấy  và chưa từng nghe, hôm nay  nhờ Phật khai thị khiến cho chúng con được hiểu ngộ, thân tâm khoan khoái vui mừng, đặng lợi ích rất lớn.
Bạch đức Thế Tôn, xin Ngài vì các vị bồ tát và tất cả chúng sanh trong pháp hội này, chỉ dạy thứ lớp tu chứng của Như Lai như thế nào để cho chúng sanh hiện tại và đời sau, nhơn nghe lời Phật dạy đây, mà được khai ngộ, lần lượt tùy thuận vào tánh Viên Giác của đức Pháp Vương (Phật).
Ngài Thanh Tịnh Huệ thưa thỉnh như vậy ba lần, kính cẩn lạy Phật rồi trở lui.
 
LƯỢC GIẢI
Ðại ý đoạn này, Ngài Thanh Tịnh Huệ Bồ tát hỏi Phật: Trên đường lối tu hành, từ địa vị phàm phu đến quả vị Phật, phải trải qua bao nhiêu địa vị?  Thứ lớp tu chứng sai khác thế nào? CẦu Phật chỉ dạy, khiến cho chúng sanh được liễu ngộ, lần lượt nhập vào tánh Viên Giác.
Thanh Tịnh Huệ là trí huệ thanh tịnh, tức là Bát nhã huệ.  Từ chương này đến 6 chương sau là chú trọng về việc hạ thủ công phu. Trong khi tu hành bất luận giờ phút này, cũng phải dùng Bát nhã trí để lãnh đạo; cho nên chương này Ngài Thanh Tịnh Huệ đứng lên thưa hỏi, là tiêu biểu cho Bát nhã huệ vậy.
 
*********
2.    Phật khen Ngài Thanh Tịnh Huệ Bồ tát
Khi đó đức Thế Tôn khen Ngài Thanh Tịnh Huệ Bồ tát và dạy rằng:
-Này Thiện nam, quý lắm! ông vì các bồ tát hiện tại và chúng sanh đời sau, thưa hỏi Như Lai về thứ lớp tu chứng sai khác như thế nào.  Vậy các ông nên chăm chú nghe, ta sẽ vì các ông chỉ dạy
Khi đó Ngài Thanh Tịnh Huệ Bồ tát và Ðại chúng đều hoan hỷ và kính cẩn vâng nghe lời Phật chỉ giáo.
 
***********
3.    Phật dạy: Trong Viên giác không có Bồ tát và chúng sanh
-Này Thiện nam!  Trong tánh Viên giác thanh tịnh, không tất cả pháp, mà có đủ tất cả pháp.  Nó tùy thuận các duyên biến hiện ra đủ tất cả, mà không thủ và không chứng.  Thí như con mắt, thấy được tất cả vật, mà không tự thấy mình.  Nó vẫn bình đẳng mà không tự thấy mình bình đẳng.
Này Thiện nam! Trong thật tướng (viên giác) không có Bồ tát và chúng sanh.  Tại sao thế? - Bởi Bồ tát và chúng sanh đều là huyễn hóa vậy.  Khi các tướng huyễn hóa diệt rồi, thì không có người năng chứng và quả sở chứng.
Chúng sanh vì còn mê muội điên đảo nên chưa diệt trừ được các tướng huyễn hóa.  Vì chúng sanh vọng khởi công dụng, để đối trị các tướng huyễn hóa, bởi có những tướng huyễn hóa đã diệt và chưa diệt, nên chúng mới thấy có thứ lớp tu chứng sai khác. Nếu người đặng tùy thuận tánh Viên giác tịch diệt của Như lai rồi, thì không còn thấy có cảnh tịch diệt và người tịch diệt nữa.
 
LƯỢC GIẢI
Ðại ý đoạn này Phật nói:  Trong tánh Viên giác vốn không có tất cả pháp, mà tùy duyên hiện ra đủ tất cả các pháp sai khác.  Ðoạn này giống với đoạn trong kinh Lăng Nghiêm. Phật thí dụ cây đờn, trong cây đờn không có các bài bản hay và dỡ; song tùy duyên nó hiện ra đủ các tiếng hay và dở.
Trong tánh Viên Giác không có năng thủ, sở thủ và năng chứng sở chứng, không  Bồ tát và chúng sanh.  Vì chúng sanh chưa diệt trừ được các tướng huyễn hóa, nên vọng khởi công dụng để dẹp trừ các tướng vọng huyễn này.  Vi thế mà thấy có chứng và có đắc, bực lớp sai khác.  Nếu tùy thuận được tánh Viên giác tịch diệt của Như Lai rồi, thì không còn thấy có một pháp nào cả.
Trong đoạn này có cái ví dụ: “Như con mắt không tự thấy con mắt” – Cái ví dụ này chỉ cho tánh bình đẳng và vô công dụng của Viên Giác.  Tánh Viên Giác tùy duyên hiện ra các pháp mà không thủ, không chứng.  Cũng như con mắt bình đẳng chiếu soi tất cả vật, mà không thấy mình có chiếu soi và bình đẳng.
 

******* 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 15 EmptySun Oct 05, 2014 6:23 pm

4.    Phàm phu tùy thuận tánh Viên giác (địa vị thập tín)
-Này Thiện nam!  Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến giờ, do lầm tưởng có “thật ta và vật của ta” rôì sanh lòng thương yêu cái ta và vật của ta, cho nên gặp cảnh nghịch với ta thì giận ghét, còn thuận với ta thì tham ái, say mê theo cảnh ngũ dục.  Chúng chưa từng biết thân tâm này là hư vọng, mỗi niệm sanh diệt luôn luôn, không có thật ta.
Nếu gặp thiện hữu tri thức dạy bảo, chúng được khai ngộ tánh Viên Giác thanh tịnh, hiểu rõ thân tâm này là hư vọng mỗi niệm sanh diệt không thật có cái ta; lúc bấy giờ chúng mới tự xác nhận rằng: thân tâm này là “trần lao vọng lự”.
Những người nào đoạn trừ được vĩnh viễn các trần lao vọng lự này, thì ngộ pháp giới thanh tịnh, nhưng đối với tánh Viên Giác chưa được tự tại, vì còn bị cái “biết thanh tịnh” nó làm chướng ngại, những người như thế thì gọi là kẻ phàm phu tùy thuận tánh Viên Giác.
 
LƯỢC GIẢI
Ðọan trên (số 3) là đứng về tánh Viên Giác thanh tịnh bình đẳng mà nói, nên không có Bồ tát và chúng sanh sai khác.  Nhưng đứng về phương diện sự tướng tu hành mà luận thì có lớp lang tu chứng rõ ràng.  Bởi thế nên từ đoạn này (số 4) về sau là nói thứ lớp nhập Viên Giác, bắt đầu từ vị Thập Tín, Tam Hiền, Thập Thánh và đến quả Phật.
Ðại ý đoạn này, nói hàng Thập Tín tùy thuận tánh Viên Giác - Bởi tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến giờ vì mê lầm chấp ta và cảnh vật của ta là chơn thật, cho nên sanh ra tham, sân v.v.. Nếu gặp Thiện tri thức dạy bảo, chúng giác ngộ đưọc cái “ta” và “cảnh vật của ta” đều hư vọng, sanh diệt không thật, thì lúc bấy giờ chúng mới trừ được ngã chấp, đặng pháp giới thanh tịnh.  Nhưng, vì còn “biết thanh tịnh”, thế là còn pháp chấp chưa trừ, nên còn chướng ngại tánh Viên giác. Vì thế nên gọi là “chúng Phàm phu (vị Thập tín) tùy thuận tánh Viên Giác”.
 

*********** 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 15 EmptyMon Oct 06, 2014 11:06 am

5.    Bồ tát ở vị Tam hiền, tùy thuận tánh Viên giác
Này Thiện nam!  Tất cả các vị Bồ tát, vì còn chấp cái “biết thanh tịnh” (giác), nên chướng ngại tánh Viên giác.  Nay tuy đoạn được cái chướng ngại đó (cái biết thanh tịnh) nhưng còn trụ ở cái “giác”.  Như thế cũng còn cố chấp ở nơi “giác”, nên tánh Viên giác vẫn còn bị chướng ngại, không được tự tại.  Bởi thế nên gọi là bực Tam hiền bồ tát, tùy thuận tánh Viên giác.
 
LƯỢC GIẢI
Các vị Bồ tát này, tuy rời được cái “biết thanh tịnh”, nhưng còn cái “biết giác”.  Vì còn cái “biết giác” làm chướng ngại, nên tánh Viên giác không được hiển hiện.  Ðại ý đoạn này nói: Bực tam hiền Bồ tát tùy thuận tánh Viên Giác, Tam hiền là: Thập trụ, Thập hạnh và Thập hồi hướng.
 
****
6.    Bồ tát lên thánh vị, tùy thuận tánh viên giác
Này Thiện nam! Nếu còn “biết” (chiếu) và còn có “giác”, thì đều còn chướng ngại (vì còn năng và sở)
-Thế nên Bồ tát thường “giác” mà không trụ nơi “giác”, năng chiếu và sở chiếu đồng vắng lặng.  Bồ tát tự dùng tâm chướng ngại diệt trừ các chướng ngại (dĩ vọng diệt vọng), khi các chướng ngại diệt hết, cũng không còn người năng diệt. Thí như có người tự mình chặt lấy đầu mình, khi cái đầu đã rụng rồi, thì cũng không có người chặt (năng đoạn).
Này thiện nam!  Tất cả kinh giáo của Như Lai đều như ngón tay để chỉ mặt trăng Viên giác (chơn lý).  Vậy các ông phải biết: đây là ngón tay kinh giáo chớ không phải mặt trăng Viên giác.  Nếu các ông chỉ cố chấp ngón tay, thì không bao giờ thấy được mặt trăng. Những người biết nhơn ngón tay kinh giáo này, mà nhận được mặt trăng Viên giác, thì gọi là Bồ tát lên thánh địa, tùy thuận tánh Viên giác.
 
LƯỢC GIẢI
Ðoạn trên nói Bồ tát ở vị Tam Hiền còn “biết” và còn “giác”. Ðến đoạn này nói: Bồ tát đã lên thánh địa, tuy thường “giác” mà không trụ trước nơi “giác”, vì không còn năng và sở.  Cũng như người ta tự chặt cái đầu của minh khi cái đầu rụng rồi, thì không có người chặt và kẻ bị chặt.
Tất cả kinh giáo của Phật đều là phương tiện để chỉ chơn lý (viên giác).  Hành giả phải nương các pháp phương tiện để đến chơn lý; nếu cố chấp nơi phương tiện không bao giờ đến chơn lý
Giáo pháp của Phật cũng như ngón tay chỉ mặt trăng. Người muốn thấy mặt trăng thì phải nhơn ngón tay mà xem, khi thấy mặt trăng (chơn lý) rồi thì phải quên ngón tay (phương tiện). Nếu cố chấp nơi ngón tay (phương tiện) thì người ấy không bao giờ thấy mặt trăng chơn lý.
CÁi thí dụ này giống như trong kinh Lăng Nghiêm, Phật thí dụ “ngón tay chỉ mặt trăng v.v..”
 

********* 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 15 EmptyTue Oct 07, 2014 8:57 am

7.    Như Lai tùy thuận tánh Viên giác
-Này Thiện nam! Tất cả sự chướng ngại tức là Cứu kính giác, chánh niệm hay vọng niệm đều là giải thoát, trì giới hay phá giới đều là Niết bàn; trí huệ hay ngu si cũng đều là Bát nhã; Bồ tát và ngoại đạo đồng là Bồ đề; Vô minh và chơn như đồng một cảnh giới; giới, định, huệ và dâm, nộ (giận) si đều là hạnh thanh tịnh; chúng sanh và quốc độ đồng một pháp tánh; địa ngục và thiên đường đều làm Tịnh độ; hữu tình và vô tình đều thành Phật đạo; tất cả phiền não là rốt ráo giải thoát, vì biển huệ pháp giới chiếu soi cả tướng cũng như hư không.  Ðây gọi là Như Lai tùy thuận tánh Viên giác.
 
LƯỢC GIẢI
Các đoạn trên đã nói: từ vị Thập tín, thì bị cái “Biết tịnh” làm ngại; qua vị Tam Hiền, lại bị cái “biết giác” làm ngại; đến vị Thập thánh, tuy đã lìa hết các ngại, nhưng hãy còn cái “thường giác” chưa được viên dung.
Ðoạn này nói về quả vị Phật, đã hoàn toàn nhập Viên giác tánh, thấy tất cả pháp đồng một bản thể, nên nói: “các chướng ngại tức là cứu kinh giác, chánh niệm và tà niệm đều là giải thoát, phiền não sanh tử tức là Bồ đề, Niết bàn, trí huệ, ngu si đều là bát nhã v.v...”
Bởi thế nên Cổ đức có dạy rằng: “Mê thời Chơn như thành vọng tưởng, ngộ thời vọng tưởng, tức Chơn như”.
 
***
8.    Tóm lại
-Này thiện nam! Các vị Bồ tát và chúng sanh đời sau, chỉ trong tất cả thì giờ không khởi vọng niệm phân biệt, đối với các vọng tâm cũng chẳng cần diệt trừ, ở cảnh vọng tưởng, chẳng gia thêm phân biệt, ở nơi cảnh không rõ biết, chẳng cần phân biệt chơn thật, khi nghe đến pháp môn này, không lấy làm lạ lùng và kinh hãi, lại sanh tâm tin chắc, hiểu biết rõ ràng, lãnh thọ và phụng trì, thì ta gọi chúng sanh này là người tùy thuận tánh Viên giác.
-Này thiện nam! Các ông phải biết. Những chúng sanh tùy thuận như thế, là đã nhiều đời tu hành, từng trồng rất nhiều công đức: “Cúng dường các đức Phật và các vị Bồ tát nhiều như số cát sông Hằng.  Ta ấn chứng cho những người này sẽ thành tựu “nhứt thế chủng trí” (Phật trí).
 
LƯỢC GIẢI
Ðoạn này Phật dạy cốt yếu có một câu: “chỉ trong tất cả thì giờ, không khởi vọng niệm, v.v.. đó là tùy thuận tánh Viên Giác”.  NGhĩa là: nếu trong tất cả thời mà vọng niệm không sanh khởi, thì tham, sân, si không sanh; 3 độc không sanh thì 3 nghiệp chẳng tạo, các nghiệp không tạo thì chẳng còn sanh tử luân hồi; sanh tử đã không thời chơn tâm tư hiện, như thế là tùy thuận tánh Viên giác. Tỷ như ly nước đục để trên bàn, nếu trong tất cả thì giờ đều được yên lặng, không bị chao động, thì tánh nước trong tự hiện.
Ðoạn này giống như trong kinh Lăng Nghiêm Phật dạy: “Bất tùy phân biệt” (không theo trần cảnh khởi vọng niệm phân biệt).  Thật là một pháp tu mau chóng (viên đốn), nếu không phải người nhiều kiếp tu  hành, đã từng trồng căn lành từ nhiều đời đức Phật, thì không thể lãnh thọ nỗi pháp môn này.
Tóm lại, Phật dạy: Nếu các Bồ tát và chúng sanh đời sau, chỉ trong tất cả thời không khởi vọng niệm, cũng không cần để tâm diệt trừ vọng niệm v.v.. những chúng sanh thật hành được như thế là căn lành của chúng đã trồng sâu từ nhiều đức Phật, và chúng đã nhập được tánh Viên giác, sẽ thành quả Phật.
Ngài Thanh Tịnh Huệ hỏi thứ lớp tu chứng của Như Lai, đến đây Phật trả lời xong hết.
 

***** 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 15 EmptyWed Oct 08, 2014 10:19 am

9.    Phật nói bài kệ tóm lại các nghĩa trên
Khi ấy đức Thế Tôn, muốn tóm lại các nghĩa trên, nên nói bài kệ rằng:
Thanh Tịnh Huệ!  phải biết:
Viên mãn tánh Bồ đề
Không còn thủ và chứng,
Không bồ tát, chúng sanh.
Giác và khi chưa giác
Thứ lớp có sai khác:
Chúng sanh bị “biết” ngại (Thập tín)
Bồ tát bị “giác” ngại (Tam hiền)
Thánh Ðịa hằng vắng lặng (Thập thánh)
Vì không trụ các tướng,
Viên mãn quả Ðại giác,
Nên gọi “khắp tùy thuận” (Phật)
Các chúng sanh  đời sau,
Tâm chẳng sanh hư vọng,
Ta nói chúng sanh này,
Hiện đời là Bồ tát
Vì cúng dường chư Phật,
Công đức đã viên mãn
Tuy có nhiều phương tiện,
Cũng đều tùy thuận Giác.
 
LƯỢC GIẢI
Ðại ý bài kệ này Phật dạy: Tánh Viên Giác không có thủ và chứng, không Bồ tát và chúng sanh.  Nhưng về thứ lớp tu hành thì có phân biệt ra Tín vị, Hiền vị, Thánh vị, và Phật vị.  Nếu như chúng sanh nào tâm chẳng sanh vọng tưởng, là Bồ tát hiện tại, vì chúng sanh này đã trồng công đức từ hằng sa chư Phật.
Pháp môn tu tuy có nhiều và thứ lớp chứng đạo có sai khác nhưng cũng đều về tánh Viên giác.
Trong chương Thanh Tịnh Huệ này, Ngài Thanh Tịnh Huệ hỏi Phật thứ lớp tu chứng như thế nào?  Phật trả lời có hai phần:
1.  Ðứng về lý tánh Viên giác mà nói,thì không có bồ tát và chúng sanh, không thủ và không chứng.
2.  Về sự tướng tu hành, thì có thứ lớp sai khác. Như về Tín vị thì bị cái “biết” (giả” làm ngại; ở về Hiền vị thì còn bị cái “giác” làm ngại; vào Thánh vị tuy được tịch diệt nhưng chưa được viên mãn.

Tóm lại, Phật dạy một câu “nếu người đối với tất cả thời, không khởi vọng niệm, thì được tùy thuận tánh Viên giác”. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 15 EmptyThu Oct 09, 2014 2:36 pm

Phật Học Phổ Thông
Sa Môn Thích Thiện Hoa
 
TẬP NHỨT  
LUẬN ĐẠI THỪA TRĂM PHÁP VÀ  
BÁT THỨC QUI CỦ TỤNG  
Ngài THIÊN THÂN Bồ Tát tạo luận  
Ngài HUYỀN TRANG Pháp sư dịch chữ Phạn ra chữ Hán  
Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lượt giải. 
BÀI THỨ NHỨT  
LUẬN ĐẠI THỪA TRĂM PHÁP  
(Trích yếu Bài này nên học thuộc lòng) 

 PHẦN THỨ NHỨT 
CHÁNH VĂN 
Hỏi: Như lời Phật dạy: "Tất cả các pháp đều vô ngã". Vậy cái gì là "Tất cả pháp" và sao gọi là "vô ngã"? 
Đáp: Tất cả các pháp tuy nhiều, nhưng tóm lại có 100 pháp, chia làm 5 loại: 
I. Tâm pháp (Có 8 món) 
II. Tâm sở hữu pháp (Có 51 món) 
III. Sắc pháp (Có 11 món) 
IV. Tâm bát tương ưng hành pháp (Có 24 món) 
V. Vô vi pháp (Có 6 món) 
LƯỢC GIẢI 
I. TÂM PHÁP HOẶC GỌI LÀ TÂM VƯƠNG CÓ 8 MÓN 
1. Nhãn thức (cái biết của mắt)  
2. Nhĩ thức (cái biết của tai)  
3. Tỹ thức (cái biết của mũi)  
4. Thiệt thức (cái biết của lưỡi)  
5. Thân thức (cái biết của thân)  
6. Ý thức (cái biết của ý)  
7. Mạt na thức (Thức thứ 7)  
8.A lại da thức (Thức thứ Cool 
II. TÂM SỞ HỮU PHÁP, GỌI TẮT LÀ TÂM SỞ, CÓ 51 MÓN, PHÂN LÀM 6 LOẠI: 
1. Biến thành, có năm: Xúc, Tác ý, Thọ, Tưởng, Tư.  
2. Biệt cảnh, có năm: Dục, Thắng giải, Niệm, Định, Huệ.  
3. Thiện, có mười một: Tín, Tàm, Quí, Vô tham, Vô sân, Vô si, Tinh tấn, Khinh an, Bất phóng dật, Hành xả, Bất hại.  
4. Căn bản phiền não, có sáu: Tham, Sân, Si, Mạn, nghi, Ác kiến.  
Ác kiến lại chia làm năm: Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, KIến thủ, Giới cấm thủ.  
5. Tuỳ phiền não, có 20 món, chia làm ba loại: 
a) Tiểu tuỳ, có 10: Phẫn, Hận, Phú, Não, Tật, Xan, Cuồng, Siễm, Hại, Kiêu.  
b) Trung tuỳ, có 2: Vô tàm, Vô quí.  
c) Đại tuỳ, có8: Trạo cử, Hôn trần, Bất tín, Giải đãi, Phóng dật, Thất niệm, Tán loạn, Bất chánh tri.
6. Bất định, có bốn món: Hối, Miên, Tầm, Tư. 
III. SẮC PHÁP, CÓ 11 MÓN: 
Năm căn: Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỹ căn, Thiệt căn và Thân căn.  
Sáu trần: Sắc trần, Thinh trần, Hương trần, Vị trần, Xúc trần và Pháp trần. 
IV. TÂM BẤT TƯƠNG ƯNG HÀNH PHÁP, GỌI TẮT LÀ "BẤT TƯƠNG ƯNG HÀNH", CÓ 24 MÓN: 
Đắc, Mạng căn, Chúng đồng phận, Di sanh tánh, Vô tưởng định, Diệt tận định, Vô tưởng báo, Danh thần, Cú thân, Văn thân, Sanh, Trụ, Lão, Vô thường, Lưu chuyển, Định dị Tương ưng. Thế tốc, Thứ đệ, Thời, Phương, Số, HOà hiệp tánh, Bất hoà hiệp tánh. 
V. VÔ VI PHÁP, CÓ 6 MÓN: 
Hư không vô vi, Trạch diệt vô vi, Phi trạch diệt vô vi, Bất động diệt vô vi, Tưởng thọ diệt vô vi, Chơn như vô vi. 
Nguyên văn chữ Hán 
Nhứt thế tối thắng cố  
Dữ thử tương ưng cố  
Nhị sở hiện ảnh cố  
Tam vị sai biệt cố  
Tứ sở hiển thị cố  
Như thị tứ đệ. 
Dịch nghĩa: 
Thứ lớp như vầy: Tâm vương hơn tất cả. Tâm vương cùng Tâm sở hợp nhau. Do hai món: Tâm vương và Tâm sở, mà hiện ra ảnh tượng là "sắc pháp". Do ba món: Tâm vương, Tâm sở và Sắc pháp, mà thành ra 24 món sai khác là "Bất tương ưng hành". Do bốn món: Tâm vương, Tâm sở, Bất tương ưng hành, đều thuộc về Pháp Hữu vi, nên hiện ra 6 Pháp Vô vi. 
LƯỢC GIẢI 
Tóm lại, ngoại nhơn hỏi: "Cái gì là tất cả pháp ? Đại ý, Luận chủ trả lời: Các pháp tuy nhiều, nhưng ước lược chỉ có một trăm pháp, phân làm 5 loại:1. Tâm vương có 8; 2. Tâm sở có 5; 3. Sắc pháp có 11; 4. Bất tương ưng hành có 24; 5. Vô vi pháp có 6. Trong 5 loại, lại chia làm hai: Bốn loại trên thuộc về Pháp Hữu vi, loại thứ 5 thuộc về pháp Vô vi. 
Trên nguyên văn nói "tất cả pháp" tức là pháp Hữu vi và vô vi vậy. Từ trước đến đây Luận chủ đã trả lời xong câu hỏi thứ nhứt: "Cái gì là tất cả pháp". 
Vì muốn cho học giả dễ nhớ, nên Cổ nhơn có làm bài kệ bốn câu, tóm lại 100 pháp như vầy: 
Sắc pháp thập nhứt, tâm pháp bát,  
Ngũ thập nhứt cá tâm sở pháp  
Nhị thập tứ chủng bất tương ưng,  
Lục cá Vô vi thành bá pháp. 
Dịch nghĩa: 
Sắc pháp mười một, Tâm pháp tám,  
Năm mươi mốt món Tâm sở pháp,  
Hai mươi mốt món Bất tương ưng,  
Sáu món Vô vi thành trăm pháp. 
***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 15 EmptyFri Oct 10, 2014 10:45 am

PHẦN THỨ HAI 
Luận chủ trả lời câu hỏi thứ hai: "Sao gọi là vô ngã?" 
CHÁNH VĂN
Nói "vô ngã", lược có 2 món: 
1. Nhơn vô ngã, 2. Pháp vô ngã. 
LƯỢC GIẢI 
Chúng sinh chấp thân, tâm này thật là mình (ta), như thế là "Nhơn ngã" ; chấp núi, sông, đất, nước, tất cả sự vật bên ngoài là thật có, như thế là "Pháp ngã". 
Vì "nhơn" không thật có và "Pháp" cũng không thật có, nên Phật gọi rằng: "Tất cả Pháp vô ngã"; tức là "Nhơn không thật" và "Pháp không thật" vậy. 
Như thế là Luận chủ đã trả lời xong câu hỏi thứ hai: "Thế nào là vô ngã".
Phật Học Phổ Thông - Page 15 Clip_image001
BÀI THỨ HAI  
LUẬN ĐẠI THỪA TRĂM PHÁP 
   
Nguyên văn chữ Hán

Như Thế Tôn ngôn:  
"Nhứt thế pháp vô ngã".  
Hà dẳng nhứt thế pháp ?  
Vân hà vi vô ngã ? 

Dịch nghĩa: 
Như lời đức Thế Tôn nói:  
"Tất cả Pháp không thật".  
Vậy, cái gì là "tất cả Pháp"?  
Và sao gọi là "không thật"? 

LƯỢC GIẢI 
Chữ "PHÁP" tức là tất cả sự vật từ tinh thần lẫn vật chất, nào Thánh Phàm chơn vọng, hữu tình vô tình, hữu hình vô hình, hữu vi vô vi, v.v...đều gọi là Pháp. 
Dịch đúng theo văn Tàu: "Phàm cái gì, tự nó có thể giữ được hình dáng hay khuôn khổ của nó, làm cho người, khi trông đến nó, biết đó là vật gì, thì gọi là "Pháp" (Nhậm trì tự tánh, quỷ sanh vật giải). 
Chữ "NGÃ" là Ta hay Tôi. Phàm nói "Ta" thì phải đủ hai điều kiện: 1. Tự tại hay tự chủ, 2. Có thể sắp đặt sai khiến mọi việc. Như thế mới được gọi "Ta". Nhưng chữ "vô ngã" ở đây, nên hiểu nghĩa là "không thật" thì rõ hơn. 

*** 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 15 EmptySat Oct 11, 2014 5:55 pm

PHẦN THỨ NHẤT, NÓI 100 PHÁP 
Nguyên văn chữ Hán  
 

Nhứt thế pháp giả, lược hữu ngũ chủng:  
Nhứt giả Tâm pháp,  
Nhị giả Tâm sở hữu pháp,  
Tam giả Sắc pháp,  
Tứ giả Tâm bất tương ưng hành pháp,  
Ngũ giả Vô vi pháp.  
  

Dịch nghĩa 
Nói tất cả Pháp có năm món: 
1. Tâm pháp  
2. Tâm sở hữu pháp  
3. Sắc pháp  
4. Tâm bất tương ưng hành pháp  
5. Vô vi pháp 

LƯỢC GIẢI 
Chữ "TÂM" có nhiều nghĩa, nhưng tóm lại có 6 nghĩa: 
1. Tập khởi: Chứa nhóm và phát khởi. Nghĩa này thuộc về thức thứ Tám (Tàng thức). Vì thức này có công năng "chứa nhóm" chủng tử của các pháp, rồi "phát khởi" ra hiện hành. 
2. Tích tập: Chứa nhóm. Nghĩa này thuộc về bảy thức trước. Vì bảy thức trước có công năng "chứa nhóm" các pháp hiện hành để huân vào Tàng thức. 
Trái lại, Bảy thức trước cũng có nghĩa "tập khởi" (chứa nhóm và phát khởi), vì bảy thức trước có công năng "chứa nhóm" các pháp hiện hành, để huân vào Tàng thức, "khởi thành" chủng tử. 
Thức thứ Tám cũng có nghĩa "tích tập" (chứa nhóm), vì thức thứ Tám có công năng "chứa nhóm" chủng tử của các pháp vậy. 
3. Duyên lự: Duyên cảnh, khởi phân biệt. Tám thức đều tự duyên cái cảnh tướng phần của mình, rồi khởi ra phân biệt (lự). 
4. Thức: Hiểu biết phân biệt. Cả tám thức đều có công dụng hiểu biết phân biệt. 
5. Ý:Sanh diệt tương tục không gián đoạn. Cả tám thức đều niệm niệm sanh diệt tương tục không gián đoạn. 
6. Tâm,Ý và Thức: Vì y theo đặc tánh của mỗi thức, thì thức thứ Tám về nghĩa"Tích tập" thù thắng, nên gọi là"Tâm"; thức thứ Bảy về nghĩa"sanh diệt tương tục" thù thắng, nên gọi là "Ý" và sáu thức trước về nghĩa phân biệt thù thắng nên goi là:Thức". 
Chữ "TÂM PHÁp": Pháp thuộc về Tâm. Vì 8 món Tâm này có công năng thù thắng hơn hết; cũng như ông Vua có oai quyền thế lực, thống trị thiên hạ, cho nên cũng gọi là "Tâm vương". 

*** 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 15 EmptySun Oct 12, 2014 3:11 pm

NGƯỜI HỌC NÊN HỌC THUỘC LÒNG NHỮNG DANH TỪ SAU ĐÂY: 
I. Ba cảnh: a) Tánh cảnh, b) Độc ảnh cảnh, c) Đới chất cảnh.  
II. Ba lượng: a) Hiện lượng, b) Tỷ lượng, c) Phi lượng.  
III. Ba tánh: a) Thiện tánh, b) Ác tánh, c) Vô ký tánh.  
IV. Ba thọ: a) Khổ thọ, b) Lạc thọ, c) Xả thọ.  
V.Năm thọ: a) Khổ thọ, b) Lạc thọ, c) Ưu thọ, d) Hỷ thọ, đ) Xả thọ.  
VI. Tâm có bốn phần: a) Tướng phần, b) Kiến phần, c)Tự chứng phần, d) Chứng tự chứng phần. 

VII. 51 món Tâm sở, phân làm 6 vị: 
a) Biến hành, có 5  
b) Biệt cảnh, có 5  
c) Thiện, có 11  
d) Căn bổn phiền não, có 6  
e)Tuỳ phiền não, có 20  
g) Bất định, có 4  
a) Dục giới: 1. Ngũ thú tạp cư địa. 

2. Ly, sanh hỷ lạc địa.  
3. Định, sanh hỷ lạc địa. 

VIII. Ba giới b) Sắc giới: 4. Ly hỷ, diệu lạc địa.  
và chín địa 5. Xả niệm thanh tịnh địa 

6. Không vô biên xứ địa  
7. Thúc vô biên xứ địa  
c) Vô sắc giới: 8.Vô sở hữu xứ địa  
9.Phi tưởng phi phỉ tưởng xứ địa. 

Tư lượng vi: 
1. Thập trụ, 2. Thập hạnh,  
3. Thập hồi hướng. 

a) Hiền: Tứ gia hạnh vị: 
1. Noãn, 2. Đảnh, 3. Nhẫn, 
4. Thế đệ nhứt. 
IX. Bồ tát 1. Hoan hỷ địa, 2. Ly cấu địa, 
có hai 3. Phát quang địa, 4. Diệm huệ 
địa, 5. Nan thắng địa, 6. Hiện  
b) Thánh: tiền địa, 7. Viễn hành địa, 8. Bất  
động địa, 9. Thiện huệ địa, 
10. Pháp vân địa. 
X. Tám thức và các duyên: 
Nhãn thức, có 9 duyên: 1. Hư không, 2. Ánh sáng, 3. Căn, 4. Cảnh, 5. Tác ý, 6. Phân biệt y, 7. Nhiễm tịnh y, 8. Căn bản y, 9. Chủng tử. 
Nhĩ thức, có 8 duyên: Các duyên cũng đồng như Nhãn thức trên, chỉ trừ " ánh sáng". 
Ba thức: Tỹ, Thiệt và Thân, lại còn có 7 duyên: Các duyên đồng như Nhãn thức trên, chỉ bớt 2 duyên là Hư không và Ánh sáng. 
Ý thức,có 5 duyên: 1. Căn, 2. Cảnh, 3. Tác ý, 4. Căn bản y, 5. Chủng tử. 
Mạt na thức, có 3 duyên: 1. Căn cảnh, 2. Tác ý, 3. Chủng tử. 
A lại da thức, có 3 duyên: 1. Căn (Mạt na), 2. Cảnh (thân căn, khí giới và chủng tử), 3. Tác ý, 4. Chủng tử. 
Vì muốn dễ nhớ, nên Cổ nhơn có bài tụng như sau: 
Nhãn thức cửu duyên sanh 
Nhĩ thức duy tùng bát 
Tỹ, Thiệt, Thân tam,thất 
Hậu tam; ngũ, tam, tứ
Dịch nghĩa 
Nhãn thức đủ chín duyên 
Nhĩ thức chỉ còn tám 
Tỹ, Thiệt, Thân có bảy 
Sau ba; năm, ba bốn 
LƯỢC GIẢI 

Nhãn thức có đủ chín duyên; Nhĩ thức chỉ có 8 duyên; Tỹ, Thiệt và Thân ba thức này lại có 7 duyên; còn ba thức sau thì thức thứ 6 có 5 duyên, thức thứ 7 có 3 duyên và thức thứ 8 có 4 duyên. (Thức thứ 7 lấy kiến phần của A lại da thức làm cảnh; Thức thứ 8 lấy căn thân, khí giới và chủng tử làm cảnh). 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 15 EmptyTue Oct 14, 2014 8:15 am

BÀI THỨ BA  
I. TÂM VƯƠNG (CÓ TÁM MÓN) 
 
Tám món tâm này rất thù thắng,tự tại và tự chủ; cũng như vị Quốc vương, nên gọi là Tâm vương(nhứt thế tối thắng cố) 
NĂM THỨC TRƯỚC 
(TIỀN NGŨ THỨC) 
1. Nhãn thức: Cái biết của con mắt. Vì thức này nương Nhãn căn, khởi ra tác dụng phân biệt về sắc trần, nên gọi là "Nhãn thức". 
2. Nhĩ thức: Cái biết của lỗ tai. Vì thức này nương Nhĩ căn, khởi ra tác dụng phân biệt về thinh trần, nên gọi là "Nhĩ thức". 
3. Tỹ thức: Cái biết của mũi. Vì thức này nương Tỹ căn, khởi ra tác dụng phân biệt về hương trần, nên gọi là "Tỹ thức". 
4. Thiệt thức: Cái biết của lưỡi. Vì thức này nương Thiệt căn, khởi ra tác dụng phân biệt về vi trần, nên gọi là "Thiệt thức". 
5. Thân thức: Cái biết của thân. Vì thức này nương thân căn, khởi ra tác dụng phân biệt về xúc trần, nên gọi là "Thân thức". 
Trong 8 thức Tâm vương. Vì 5 thức này ở bên ngoài và trước, nên cũng gọi là "Tiền ngũ thức" (năm thức trước). 
KHI Ở ĐỊA VỊ PHÀM PHU NĂM THỨC NÀY ĐỐI VỚI: 
1. Ba cảnh: Năm thức này chỉ có"Tánh cảnh" 
2. Ba lượng: Năm thức này chỉ có"Hiện lượng" 
3. Ba tánh: Năm thức này có đủ 3 tánh: Thiện,Ác và Vô ký. 
4. Năm thọ: Năm thức này chỉ có 3 thọ: Khổ, Lạc và Xả thọ. 
5. Ba cõi: Ở cõi Dục thì năm thức này đủ cả, đến cõi Sắc chỉ cỏn thức: Nhãn,Nhĩ và Thân; vì hai thức Tỹ và Thiệt không hiện hành(Nhãn, Nhĩ, Thân tam Nhị địa cư). 
6. Chín địa: Năm thức này chỉ ở trong hai địa: 1. Ngũ thú tạp cư địa, tức là cõi Dục thuộc về Sơ địa. 2. Ly sanh hỷ lạc địa, ở cõi Sắc, thuộc Sơ thiền gọi là Nhị địa. 
7. Năm mươi mốt Tâm sở: Năm thức này chỉ tương ưng 34 tâm sở: 5 món biến hành, 5 món biệt cảnh, 11 món Thiện, 3 món Căn bản phiền não, 2 món Trung tuỳ và 8 món đại tuỳ. 
8. :Chín duyên:Nhãn thức đủ 9 duyên, Nhĩ thức chỉ còn 8 duyên (thiếu Minh), 3 thức Tỹ, Thiệt và Thân chỉ có 7 duyên ( thiếu Minh và Không ). 
9. Thể: Thể của 5 thức này, chỉ có Tự tánh phân biệt, không có Tuỳ niệm phân biệt và Kế đạt phân biệt. 
10. Tướng: Thức với căn khó phân (ngu giả nan phân thức dữ căn). 

11. Nghiệp dụng: Duyên trần cảnh. Song 2 thức: Nhãn và Nhĩ phải cách trần cảnh mới phân biệt được. Còn 3 thức: Tỹ, Thiệt và Thân phải hiệp với trần cảnh mới phân biệt được. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 15 EmptyTue Oct 14, 2014 8:27 am

Người Tu Ðạo
Không Nên ích Kỷ
Hôm nay là ngày bắt đầu của Ðịa Tạng Thất. Mỗi năm vào ngày 15 tháng 7 âm lịch (tức là lễ Vu Lan) cho đến ngày 30 tháng 7 (tức là ngày Ðản sanh Ðức Ðịa Tạng) chúng ta đều tổ chức hai Thất Ðịa Tạng để siêu độ cô hồn ngạ quỷ được vãng sanh, và cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Ðó là trách nhiệm mà Vạn Phật Thánh Thành cần phải tận tình thực hiện.
Hy vọng các vị hãy chuyên tâm nhất trí niệm "Nam Mô Ðịa Tạng Bồ Tát," niệm cho đến khi tâm và miệng tương ưng thì nhất định sẽ được cảm ứng. Không thể một tâm mà làm hai việc, phải tập trung tinh thần lại để niệm tên Ngài. Nếu mình chẳng chí thành khẩn thiết, thì tuy không thể nói rằng chẳng có công đức, song le công đức không nhiều. Nếu nhất tâm chuyên niệm, thì mình sẽ cùng Ngài Ðịa Tạng Bồ Tát hòa hợp làm một, và khi niệm tới chỗ "bất niệm như tự niệm" (miệng không niệm nhưng tâm luôn niệm) thì trong lòng mình tự nhiên thanh tịnh và tự tại, mọi phiền não đều tiêu tan.
Người tu đạo không nên ích kỷ, không nên có tư tưởng "hoài kỳ bảo nhi mê kỳ bang." Hễ mình được đồ ăn gì ngon thì hãy nhường cho đại chúng ăn; hễ có áo quần đẹp thì cũng nhường cho đại chúng mặc; hễ có chỗ ở an lành, cũng nhường cho đại chúng; có được cảm ứng gì tốt thì hãy cùng chia xẻ với đại chúng, cúng dường mọi người. Phàm là mình có được công đức gì thì nhất định nên hồi hướng cho chúng sanh trong Pháp-giới. Nếu chẳng được vậy thì mình vẫn còn ích kỷ.
Hễ ai có cảm ứng tốt hãy cúng dường mọi người, hễ không được cảm ứng tốt cũng nói rõ cho mọi người nghe. Không nên thiếp vàng lên mặt (khoe khoang chính mình), nói rằng tôi có cảm ứng đẹp như thế này, tốt như thế kia. Cũng không được hễ có cảm ứng kỳ diệu mầu nhiệm thì giấu kỹ, không nói cho người khác biết. Nếu có tư tưởng như vậy đều là ích kỷ. Bây giờ mọi người hãy phản tỉnh coi mình đã làm tròn trách nhiệm chưa? Phải chăng là mình không chịu làm việc, cứ người này đẩy qua người kia, tôi đẩy anh anh đẩy tôi, không ai chịu gánh vác trách nhiệm của mình cả.
Mỗi người chúng ta ai cũng phải phát tâm, coi Phật giáo là trách nhiệm của riêng mình. Sự hưng thịnh suy vong của Ðạo, mọi người đều phải có trách nhiệm. Không thể nói rằng: đó là việc của người khác, không quan hệ gì tới tôi.
Vì sự lợi ích của Phật Giáo nên mình phải hy sinh mọi sự, thậm chí dù có xương tan thịt nát mình cũng không từ nan. Phải có tinh thần như vậy mới là tín đồ chân chính của Ðạo Phật. Không nên lợi dụng Phật Giáo để kiếm miếng ăn, lợi dụng Phật Giáo để có áo mặc, mà phải tận lực ủng hộ Tam Bảo. Như vậy mới không có tâm ích kỷ.
Chẳng nên lúc nào cũng sợ thua lỗ, lúc nào cũng sợ thiệt thòi, lúc nào cũng tự cho mình là cao quý, cho mình là hay giỏi nhất. Phải có tinh thần quên mình vì Ðạo Pháp, thì mới đủ tư cách làm một tín đồ của Ðạo Phật.

(Ngày 25 tháng 8 năm 1983)

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 15 EmptyWed Oct 15, 2014 9:05 am

KHI LÊN THÁNH VỊ NĂM THỨC NÀY ĐỐI VỚI: 
1. Quán hạnh (tu): Khi lên Thánh vị, thì 5 thức này chuyển thành "Hậu đắc trí", và biến ra cái Tướng phần của 2 món chơn như (Sanh không chơn như và pháp không chơn như) mà quán (duyên). 
2. Đoạn hoặc và chuyển thành trí: Khi thức thứ 8 đã chuyển thành "Đại viên cảnh trí", thì các căn được vô lậu; lúc bấy giờ 5 thức này cũng được vô lậu và chuyển làm "Thành sở tác trí". 
3. Chứng quả và diệu dụng: Khi chứng quả vị Phật thì 5 thức này chuyển làm "Thành sở tác trí". Lúc bấy giờ nó có công dụng hoá hiện ra 3 loại thân để giáo hoá và dứt trừ các khổ sanh tử luân hồi cho chúng sanh. 
BA LOẠI THÂN: 
1. Thân Đại hoá tức là Thắng ứng thân. Thân này cao 1.000 trượng, để giáo hoá hàng Đại thừa Bồ Tát. 
2. Thân Tiểu hoá tức là Liệt ứng thân. Thân này cao một trượng sáu thước, để giáo hoá hàng Tam hiền Bồ Tát cùng Nhị thừa và phàm phu. 
3. Thân Tuỳ loại hoá. Thân này tuỳ theo loại chúng sanh mà hoá hiện. 
*
Vì muốn cho người học dễ nhớ, nên trong Bát thức Qui củ, Ngài Huyền Trang Pháp sư có làm ba bài tụng tóm tắt lại 5 thức như sau. Hai bài tụng đầu là nói 5 thức này khi còn ở địa vị phàm phu, bài tụng thứ 3 là nói khi lên Thánh vị. 
Bài tụng thứ nhứt 
Tánh cảnh, Hiện lượng, thông tam Tánh 
Nhãn, Nhĩ, Thân tam Nhị địa cư 
Biến hành, Biệt cảnh, Thiện thập nhứt 
Trung nhị, Đại bát, Tham, Sân, Si 
Dịch nghĩa 
Tánh cảnh, Hiện lượng, thông ba Tánh 
Nhãn, Nhĩ, Thân ba ở Nhị địa 
Biến hành, Biệt cảnh, Thiệt mười một 
Trung hai, Đại tám, Tham, Sân, Si 
LƯỢC GIẢI 
Trong 3 Cảnh thì 5 thức này chỉ có "Tánh cảnh"; trong 3 lượng nó chỉ có "Hiện lượng"; còn 3 Tánh thì nó đủ cả Thiện, Ác và Vô ký. 
Ở cõi Dục là Sơ địa, thì đủ cả 5 thức. Lên cõi Sắc về Nhị địa, thì chỉ còn 3 thức là: Nhãn, Nhĩ và Thân. 
Nói về Tâm sở, thì 5 thức này tương ưng với 34 món: 5 món Biến hành, 5 món Biệt cảnh, 11 món Thiện, 2 món Trung tuỳ, 8 món Đại tuỳ và 3 món Căn bản phiền não là: Tham, Sân, Si. 
Bài tụng thứ hai 
Ngũ thức đồng y Tịnh sắc căn 
Cửu duyên, bát, thất hảo tương lân 
Hiệp tam, ly nhị, quán trần thế 
Ngu giả nan phân thức dữ căn 
Dịch nghĩa 
Năm thức đồng nương Tịnh sắc căn 
Chín, tám, bảy duyên ưa gần nhau 
Ba hiệp, hai rời, duyên trần cảnh 
Ngu giả khó phân Thức và Căn . 
LƯỢC GIẢI 
Căn, có 2 loại: 1. Phù trần căn:Căn thô phù bên ngoài. 2. Tịnh sắc căn: căn thanh tịnh tinh tế ở bên trong; cũng gọi là "Thắng nghĩa căn", vì căn này rất thù thắng. 
Năm thức đều nương 5 căn Tịnh sắc và nhờ có các duyên mới sanh ra được. Như Nhãn thức nhờ 9 duyên, Nhĩ thức chỉ còn 8 duyên, Tỹ, Thiệt và Thân mỗi thức chỉ có 7 duyên. 
Ba thức: Tỹ, Thiệt và Thân phải hiệp với trần cảnh mới duyên được; còn 2 thức là Nhãn và Nhĩ phải cách hở trần cảnh mới duyên được. 
Chúng phàm phu và hàng Nhị thừa vì chấp pháp nặng nề, nên khó phân biệt cái nào là Thức và cái nào là Căn. Vì thế, mà cả hai đều bị gọi là "Ngu giả". 
Bài tụng thứ ba 
Biến tướng quán không duy hậu đắc 
Quả trung du tự bất thuyên chơn 
Viên minh sơ phát thành Vô lậu 
Tam loại phân thân tức khổ luân. 
Dịch nghĩa 
Trí Hậu đắc biến tướng không, quán (duyên) 
Khi chứng quả còn chẳng nói chơn 
Viên minh vừa phát thành Vô lậu 
Phân thân ba loại, dứt khổ luân.  
  
 

LƯỢC GIẢI 
Năm thức này không có "Căn bản trí" mà chỉ có "Hậu đắc trí". Khi duyên chơn như thì nó chỉ biến lại tướng phần của hai món chơn như (Sanh không chơn như và Pháp không chơn như) mà duyên, chớ không thể trực tiếp thân duyên được; vì nó không có "Căn bản trí" nên không thể thân duyên. 
Khi chứng được Thánh quả, cũng không thể nói "Năm thức này thân duyên được chơn như", huống chi là trong lúc tu nhơn. 
Đến khi thức thứ Tám vừa chuyển thành Đại viên cảnh trí (viên minh sơ phát) thì 5 thức này thành Vô lậu. Lúc bấy giờ, 5 thức này có công dụng hiện ra ba loại thân để hoá độ và dứt trừ các khổ sanh tử luân hồi cho chúng sanh. 
Câu "Biến tướng không quán": Biến lại tướng chơn như mà duyên. Chữ "Tướng không" là tướng Ngã không và Pháp không tức là Chơn như (nhị không chơn như). Chữ "Quán" là duyên. Nghĩa là:Trí Hậu đắc này chỉ biến lại tướng chơn như mà duyên. 

Chữ "Nói Chơn": Nghĩa là nói thân duyên Chơn như. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 15 EmptyThu Oct 16, 2014 9:00 am

BÀI THỨ TƯ  
Ý THỨC (THỨC THỨ SÁU)
Thức này nương Ý căn (thức thứ 7) khởi tác dụng phân biệt Pháp trần, nên gọi là "Ý thức". 
Trong tám thức duy có thức thứ Sáu này rất lanh lẹ và khôn ngoan hơn hết, nên trong bài thơ Bát thức có câu rằng:"Độc hữu nhứt cá tối linh ly" (riêng có một cái thức rất lanh lẹ). Suy nghĩ làm việc phải, thức này đứng đầu; còn tính toán tạo tác việc ác, thì nó cũng hơn cả. Bởi thế nên trong Duy thức nói:"Công vi thủ, tội vi khôi" (Nói về "Công" thì thức này hơn hết, còn luận về "Tội" thì nó cũng đứng đầu). Thức này cũng có công năng chấp Ngã và chấp Pháp. 
Một điều mà người học thường thắc mắc: Tại sao thức thứ Sáu gọi là "Ý thức", mà thức thứ Bảy cũng gọi là "Ý thức"? trong Đại thừa bá pháp minh môn luận chuế ngôn, có giải thích như vầy: Thức thứ Sáu mà gọi là "Ý thức" vì thức này nương "Ý căn" mà khởi ra phân biệt, nên gọi "Ý thức". Nghĩa là thức của Ý căn. "Thức" là năng y, còn"Ý" là bị y, hai phần khác nhau.cũng như nói "Nhãn thức", tức là thức của Nhãn căn. Thế là căn với thức khác nhau. 
Còn thức thứ Bảy mà gọi là "Ý thức"; chữ "Ý" là sanh diệt tương tục không gián đoạn. Vì thức này sanh diệt tương tục không gián đoạn nên gọi là "Ý thức". Thế là "Thức" tức là "Ý" không khác. Cũng như "Tàng thức", chữ "Tàng" là chứa đựng. Vì thức này chứa đựng các pháp, nên gọi là "Tàng thức". Thế là "Thức" tức là "Tàng (chứa) không khác. 
KHI Ở ĐIẠ VỊ PHÀM PHU, THỨC NÀY ĐỐI VỚI: 
1. Ba cảnh: Thức này có đủ ba cảnh: 
a) Tánh cảnh, b) Độc ảnh cảnh, c) Đới chất cảnh. 
2. Ba lượng: Thức này có đủ ba lượng: 
a) Hiện lượng, b) Tỷ lượng, c) Phi lượng. 
3. Ba tánh: Thức này có đủ ba tánh: 
a) Thiện tánh, b) Ác tánh, c) Vô ký tánh. 
4. Ba cõi: Thức này có đủ trong ba cõi: 
a) Cõi dục, b) cõi sắc, c) cõi Vô sắc. 
5.Chín địa: Thức này có đủ trong chín địa: 
6. Tâm sở: Thức này có đủ 51 món Tâm sở: 5 món Biến hành, 5 món Biệt cảnh, 11 món Thiện, 6 món căn bản phiền não, 20 món Tùy phiền não, 4 món Bất định. 
7. Chín duyên: Trong chín duyên, thức này chỉ có 5 duyên: a) Căn duyên, b) Cảnh duyên, c)Tác ý duyên, d)Căn bản duyên, e) Chủng tử duyên. 
8. Thể (tánh): Thể của thức này có ba món phân biệt: a)Tự tánh phân biệt, b)Tuỳ niệm phân biệt, c) Kế đạt phân biệt. 
9. Tướng: Tướng của thức này là luân chuyển trong ba cõi (tam giới luân thời dị khả tri). 
10. Nghiệp dụng: Nghiệp dụng của thức này làm cho thân và miệng tạo ra dẫn nghiệp và mãn nghiệp để cảm thọ quả báo trong ba cõi. Và ba tánh cùng năm Thọ, thức này thường thay đổi luôn. 
KHI LÊN THÁNH VỊ, THỨC NÀY ĐỐI VỚI 
1. Quán hạnh (tu): Thức thứ sáu này quán sanh không, phá trừ ngã chấp và quán pháp không, phá trừ pháp chấp. 
2. Đoạn hoặc và thành trí: Thức này có năm giai đoạn trừ hoặc chuyển thành trí: 
a)Đến vị Tư lương, thì thức này mới chinh phục được hai món hiện hành của ngã chấp. 
b)Đến vị Kiến đạo, thì thức này mới đoạn được hai món chủng tử về phần phân biệt của ngã chấp và pháp chấp. 
c)Đến vị Tu tập, thức này đoạn được hai món hiện hành và chinh phục được hai chủng tử cu sanh của ngã chấp và pháp chấp. 
d)Đến vị Viễn hành trở lên thì thức này mới đoạn hết cu sanh ngã chấp và hoàn toàn vô lậu. 
e)Đến vị Đẳng giác, thức này đoạn hết cu sanh pháp chấp,chuyển thành Diệu quan sát trí.  
3. Chứng quả và diệu dụng: Khi chứng quả vị Phật, thì thức này chuyển thành Diệu quan sát trí và có công năng chiếu soi căn cơ của chúng sanh trong Đại thiên thế giới, rồi tùy cơ thuyết pháp hoá độ hàm linh. 

Muốn cho người học dễ nhớ, nên trong Bát thức quy củ, ngài Huyền Trang Pháp sư có làm ba bài tụng như sau. Hai bài tụng đầu, nói thức này khi ở điạ vị Phàm phu, bài tụng thứ ba nói thức này khi đặng Thánh quả. 
Bài tụng thứ nhứt 
Tam Tánh, tam Lượng thông tam Cảnh 
Tam giới luân thời di khả tri 
Tương ưng Tâm sở ngũ thật nhứt 
Thiện ác lâm thời biệt phối chi. 
Dịch nghiã 
Ba Tánh, ba Lượng và ba Cảnh 
Luân chuyển ba cõi rất dễ biết 
Tâm sở tương ưng năm mươi mốt 
Thiện ác đến thời riêng phối hiệp. 
LƯỢC GIẢI 
Thức thứ Sáu này đủ cả ba Tánh, ba Lượng và ba Cảnh. Nó luân hồi trong ba cõi rất dễ biết. Những Tâm sở tương ưng với thức này có 51 món. Khi thức này nghĩ việc lành thì có Thiện tâm sở riêng phối hiệp, còn khi nghĩ việc ác thì có Ác tâm sở riêng phối hiệp. 
***
Bài tụng thứ hai 
Tánh, Giới, Thọ tam hằng chuyển dịch 
Căn, Tùy, Tín dẳng đồng tương liên 
Động thân phát ngữ độc vi tối 
Dẫn, Mãn năng chiêu nghiệp lực khiên. 
Dịch nghiã 
Tánh, Giới, Thọ ba thường biến đổi 
Căn, Tuỳ, Tín chung nhau liên tiếp 
Thân động, miệng thốt nó hơn hết 
Dẫn nghiệp, Mãn nghiệp thọ quả báo 
LƯỢC GIẢI 
Thức Này đối với ba Tánh, ba Giới và năm Thọ thì nó thường thay đổi; khi thì vui lúc lại buồn, ...51 món Tâm sở, như căn bổn phiền não, Tuỳ phiền não và Thiện tâm sở, ...cùng nhau liên tiếp không lúc nào rời thức này. Làm cho thân động và miệng nói, duy có thức này là hơn hết. Nó tạo ra dẫn nghiệp và mãn nghiệp để chiêu cảm quả báo đời sau. 
Baì tụng thứ ba 
Phát khởi sơ tâm Hoan hỷ địa 
Cu sanh du tự hiện triền miên 
Viễn hành địa hậu thuần vô lậu 
Quán sát viên minh chiếu Đại thiên. 
Dịch nghĩa 
Khi đặng sơ tâm Hoan hỷ địa 
Cu sanh ngã, pháp hiện còn ẩn 
Viễn hành về sau thuần vô lậu 
Quán sát viên mãn khắp Đại thiên 
LƯỢC GIẢI 
Hành giả trong lúc trãi qua Thập thánh thì thức này có ba thời kỳ đoạn phiền não và thuần vô lậu. 
1. Khi lên Sơ địa, tức là Hoan hỷ địa, thì phân biệt ngã chấp và pháp chấp đều đã đoạn. Nhưng cu sanh ngã chấp và pháp chấp hãy còn hiện hành và miên phục trong Tàng thức, chưa có thể chinh phục và đoạn trừ được. 
2. Khi đến Viễn hành địa (tức là Thất địa) trở lên thì mới đoạn được chủng tử cu sanh của ngã chấp và chinh phục được hiện hành của pháp chấp. Lúc bấy giờ thức này mới thuần Vô lậu. 

3. Khi sắp lên quả Phật thì đoạn được chủng tử cu sanh của pháp chấp. Lúc bấy giờ thức này chuyển thành Diệu quan sát trí, quán sát chiếu soi cả Đaị thiên thế giới và tuỳ theo căn cơ của mỗi loài mà thuyết pháp giáo hoá. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 15 EmptyFri Oct 17, 2014 10:15 am

BÀI THỨ NĂM  
MẠT NA THỨC (THỨC THỨ BẢY)
Thức này có nhiều tên: 1. Mạt na (goị theo nguyên âm tiếng Phạn), 2. Ý căn: Thức này là căn của ý thức (Thức thứ Sáu); Vì thức thứ Sáu nương thức này phát sanh. 3. Thức thứ Bảy: Theo thứ đệ thì thức này đứng nhằm thứ Bảy. 4. Truyền thống thức: Vì thức này có công năng truyền các pháp hiện hành. 5. Ý thức, vì thức này sanh diệt tương tục không gián đoạn nên gọi là "Ý". Song, sợ người lầm lộn với ý thức thứ Sáu, nên thức thứ Bảy này chỉ gọi là "Ý", mà không thêm chữ "Thức". Thức này chỉ duyên kiến phần cuả thức A lại da chấp làm thật ngã và thật pháp. 
KHI Ở ĐIẠ VỊ PHÀM PHU, THỨC NÀY ĐỐI VỚI: 
1. Ba cảnh: Thức này chỉ có Đới chất cảnh 
2. Ba lượng: Thức này chỉ có Phi lượng 
3. Ba tánh: Thức này chỉ có Hữu phú Vô ký tánh. 
4. Ba giới: Trong ba Giới, thức này đều có đủ. 
5. Chín địa: Trong chín Địa, thức này có đủ. 
6.Tâm sở: Thức này có 18 tâm sở: 5 món Biến hành, 1 món Huệ trong Biệt cảnh, 4 món căn bổn phiền não: Si, Kiến, Mạn, Ái và 8 món Đại tùy. 
7.Chín duyên: Thức này chỉ có ba duyên: 1. Căn cảnh duyên. 2. Tác ý duyên. 3. Chủng tử duyên. 
8.Tánh: Hằng thẩm xét và lo nghĩ (Hằng thẩm tư lương). 
9. Tướng: Lo nghĩ (Tư lương vi tánh tướng) 
10. Nghiệp dụng: Làm chỗ cho 6 thức trước nương, hoặc nhiểm hay tịnh. 
KHI LÊN THÁNH VỊ THỨC NÀY ĐỐI VỚI: 
1. Quán hạnh: Thật ra thức này không có năng lực đoạn hoặc, chỉ nhờ thức thứ Sáu tu quán, đoạn hoặc, mà thức này cũng được đoạn. 
2. Đoạn hoặc và chuyển thành trí:Có ba giai đoạn: a) Đến sơ địa, thì thức này mới vừa chinh phục được hai món chấp về phần cu sanh và chuyển thành Bình đẳng tánh trí. b) Khi lên Bát địa (Vô công dụng đạo) thức này đoạn được cu sanh ngã chấp. c) Đến Kim Cang đạo thì thức này mới đoạn được cu sanh pháp chấp 
3. Chứng quả và diệu dụng: Khi chứng quả vị Phật, thì thức naỳ hiện ra thân "Tha thọ dụng", để giáo hoá thập địa Bồ Tát. 
***
Muốn cho người học dễ nhớ, nên trong Bát thức quy củ, ngài Huyền Trang Pháp sư có làm ba bài tụng như sau. Hai bài tụng đầu, nói thức này khi ở điạ vị Phàm phu, bài tụng thứ ba nói thức này khi lên Thánh quả. 
Bài tụng thứ nhất 
Đới chất hữu phú thông tình bổn 
Tùy duyên chấp ngã, lượng vi phi 
Bát đại Biến hành, Biệt cảnh Huệ 
Tham, Si, Ngã kiến, Mạn tương tuỳ. 
Dịch nghiã 
Đới chất hữu phú thông Bảy, Tám 
Tùy duyên chấp ngã thuộc Phi lượng 
Tám đại, Biến hành, Huệ Biệt cảnh  
Tham, Si, Ngã, Mạn thường theo nhau 
LƯỢC GIẢI 
Trong ba cảnh, thức này chỉ duyên về "Đới chất cảnh". Ba tánh, thức này chỉ thuộc về "Hữu phú Vô ký tánh". Cảnh đới chất của thức này là thông cả thức thứ Bảy và thức thứ Tám. Nghĩa là thức thứ Bảy dùng kiến phần năng duyên của mình (Tức là Tâm, trên nguyên văn bài tụng chữ Hán gọi là Tình) duyên qua kiến phần của thức thứ Tám (kiến phần thức thứ Tám cũng là Tâm; song vì bị thức thứ Bảy lấy nó làm "bản chất" để duyên, nên trên bài tụng theo nguyên văn chữ Hán goị là "Bổn", tức là "Bản chất" vậy), rồi biến lại "Cảnh đới chất". Vì thế nên trong Duy thức có câu: 
"Dĩ tâm duyên tâm chơn đới chất 
Trung gian tướng phần lưỡng đầu sanh" 
Nghiã là thức thứ Bảy dùng kiến phần của tâm mình, duyên qua kiến phần tâm của thức thứ Tám, nên chính giữa hai thức này sanh ra một tướng phần là cảnh "Chơn đới chất". 
Chúng sanh tùy vọng nghiệp sanh trong Tam giới, thí thức này cũng theo đó mà chấp ngã. Trong ba lượng, thức này thuộc về phi lượng. 
Về tâm sở thì thức này có 18 món: 8 Đại tùy, 5 món Biến hành và một món Huệ trong 5 món Biệt cảnh với 4 món căn bổn phiền não là Tham, Si, Mạn và Ngã kiến. 
Bài tụng thứ hai 
Hằng thẩm tư lương ngã tương tùy 
Hữu tình nhựt dạ trấn hôn mê 
Tứ hoặc bát đại tương ưng khởi 
Lục chuyển hô vi "Nhiễm tịnh y" 
Dịch nghĩa 
Hằng xét lo lường theo chấp ngã 
Hữu tình ngày đêm bị mê muội 
Bốn hoặc, tám đại chung nhau khởi 
Sáu thức gọi là "Nhiễm tịnh y" 
LƯỢC GIẢI 
Thức thứ Bảy thường suy xét so do chấp kiến phần của thức thứ Tám làm ngã. Trong Bát thức quy củ tụng Trang chủ có nói: 
Thức thứ Tám, có hằng mà không thẩm xét. 
Thức thứ Bảy, vừa hằng lại vừa thẩm xét. 
Thức thứ Sáu, có thẩm xét mà không hằng. 
Năm thức trước, không hằng và không thẩm. 
Cũng vì thức này chấp ngã, nên chúng hữu tình mê muội trong sanh tử đêm dài mà chẳng tự biết. Thức này tương ưng với bốn món căn bản phiền não là: Si, Kiến, Mạn, Ái và 8 món Đại tuỳ. Sáu thức trước gọi thức này là "Nhiễm tịnh y" (Lục thức hô vi nhiễm tịnh y) 
Bài tụng thứ ba 
Cực hỷ sơ tâm, bình đẳng tánh 
Vô công dụng hạnh ngã hằng thôi 
Như Lai hiện khởi tha thọ dụng 
Thập địa Bồ Tát sở bị côi (cơ) 
Dịch nghĩa 
Đến Sơ địa, thành "bình đẳng trí" 
Đến Vô công dụng, hằng phá Ngã 
Như Lai hiện thân "Tha thọ dụng" 
Giáo hoá hàng Thập địa Bồ Tát. 
LƯỢC GIẢI 

Hành giả khi chứng được Hoan hỷ địa, tức là Sơ địa, thì thức này chuyển lại thành "Bình đẳng tánh trí". Đến bất động địa, tức là địa thứ Tám, cũng gọi là "Vô công dụng hạnh"; lúc bấy giờ hành giả mới dẹp trừ chủng tử của ngã chấp. Đến khi chứng quả Phật, thức này đã chuyển thành trí, hiện ra thân "Tha thọ dụng" để giáo hoá hàng Thập địa Bồ Tát. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 15 EmptySat Oct 18, 2014 6:06 pm

BÀI THỨ SÁU  
A LẠI DA THỨC (THỨC THỨ TÁM)
 
Thức này có rất nhiều tên, khi đọc đến luận "A đà na thức" quý vị sẽ hiểu rõ. Nay chúng tôi chỉ kể sơ lược một vài tên. 
1. Đệ bát thức: Thức thứ tám. Vì theo thứ đệ: một là nhãn thức, hai là nhĩ thức, cho đến thức thứ Tám là thức này, nên gọi là Đệ bát thức. 
2. A lại da thức: Tàu dịch là "Tàng thức": Thức này có công năng chứa đựng chủng tử của các pháp. "Thức" là thể, mà "chứa" là dụng. Hiệp cả thể và dụng, nên gọi là "thức chứa" (Tàng thức). Có 3 nghĩa: 
a. Năng tàng: Năng chứa. Thức này có công năng chứa đựng và gìn giữ chủng tử (hạt giống) của các pháp. 
b. Sở tàng: Bị chứa. Thức này là chổ để chứa các pháp. 
c. Ngã ái chấp tàng, gọi tắt là "chấp tàng": Thức thứ Bảy chấp kiến phấn của thức này làm Ta và thường ái luyến. 
KHI Ở ĐỊA VỊ PHÀM PHU, THỨC NÀY ĐỐI VỚI: 
1. Ba cảnh: Thức này chỉ duyên về "Vô bản chất tánh cảnh". 
2. Ba lượng: Thức này chỉ có "hiện lượng" 
3. ba tánh: Thức này thuộc về "Vô phú vô ký tánh". 
4. Ba thọ: Thức này chỉ có "Xả thọ". 
5. Ba cõi: Thức này tuỳ nghiệp lực dẫn sanh trong ba cõi. 
6. Chín Địa:Trong chín địa đều có thức này. 
7. Tâm sở: Thức này chỉ tương ưng với 5 món biến hành; song trong 5 thọ thì nó chỉ có "Xả thọ". 
8. Chín duyên: thức này chỉ có 4 duyên: a. Căn (Mạt ma), b. Cảnh (Căn thân, thế giới và chủng tử), c. Tác ý, d. Chủng tử. 
9. Thể (tánh): Vơi vơi không cùng (hạo hạo tam tàng bất khả cùng) 
10. Tướng: Thức này như vực sâu (uyên thâm thất lãnh cảnh vi phong). 
11. Nghiệp dụng: Thức này duy trì chủng tử căn thân, thế giới và làm chỗ để thọ các pháp huân vào. 
KHI LÊN THÁNH VỊ, THỨC NÀY ĐỐI VỚI: 
1. Quán hạnh: (Không có quán hạnh). 
2. Đoạn hoặc và chuyển thành trí: Khi lên "Bất động địa" (Bát địa) thì hành giả đoạn được cu sanh Ngã chấp; lúc bấy giờ thức này bỏ cái tên "Tàng thức". Đến Kim Cang đạo rồi, thì hành giả đoạn hết cu sanh pháp chấp, không còn cảm thọ sanh tử, cho nên cũng không còn tên là "Dị thục thức"; vì đến địa vị này thì các chủng tử hữu lậu đã hết. Lúc bấy giờ thức này được gọi là "Vô cấu thức", và chuyển thành Đại viên cảnh trí. 
3. Chứng quả và diệu dụng: Vì thức này đã thành Đại viên cảnh trí, nên chiếu khắp mười phương các cõi nước nhiều như vi trần.  
Muốn cho người học dễ nhớ, nên trong Bát thức quy củ, ngài Huyền Trang Pháp sư có làm ba bài tụng để tóm lại các nghĩa trên như sau. Hai bài tụng đầu nói thức này khi còn ở địa vị phàm phu, bài tụng thứ ba, nói khi đã lên thánh quả. 

Bài tụng thứ nhứt 
Tánh duy vô phú ngũ Biến thành 
Giới, Địa tuỳ tha nghiệp lực sanh 
Nhị thừa bất liễu nhơn mê chấp 
Do thử năng hưng Luận chủ tranh 
Dịch nghĩa 
Vô phú tánh và năm Biến thành 
Ba cõi, chín địa tuỳ nghiệp sanh 
Nhị thừa không rõ sanh mê chấp 
Bởi thế nên chi Luận chủ tranh (cãi) 
LƯỢC GIẢI 
Trong ba tánh, thức này thuộc về "Vô phú vô ký tánh". Trong 51 món tâm sở thức này chỉ tương ưng với 5 món Biến hành, song trong 5 thọ thì nó chỉ có Xả thọ. Tuỳ theo nghiệp lực kéo dẫn, mà thức này sanh trong ba cõi và chín địa. Hàng Nhị thừa không hiểu, chấp thức này không có. Bởi thế nên Luận chủ dẫn rất nhiều bằng chứng trong các Kinh Luận để tranh luận, chỉ rõ và quyết định phải có thức thứ Tám này. 
***
Bài tụng thứ hai 
Hạo hạo tam tàng bất khả cùng 
Uyên thâm thất lãng cảnh vi phong 
Thọ huân trì chủng căn thân khí 
Khứ hậu lai tiên tác chủng ông 
Dịch nghĩa 
Chơi vơi ba tàng không cùng tột 
Vực sâu, bảy sóng, cảnh làm gió 
Chịu huân, trì chủng và thân cảnh 
Đến trước đi sau làm chủ ông 
LƯỢC GIẢI 
Ba tàng là Năng tàng, Sở tàng và Ngã ái chấp tàng. Bởi thức này có công năng duy trì các chủng tử, nên gọi là "Năng tàng". Vì thức này là chỗ để chịu cho các pháp hiện hành huân vào, nên gọi là "Sở tàng". Thức thứ Bảy chấp kiến phần của thức này làm Ngã, nên gọi là "Ngã ái chấp tàng". 
Thể và dụng của thức này sâu rộng vô cùng; hàng phàm phu và Nhị thừa không thể thấu tột. Chúng hữu tình từ vô thỉ đến nay, cũng do thức này mà sanh tử tương tục không cùng tột, nên trong bài tụng nói: 
"Vơi vơi ba tàng không cùng tột". 
Biển tàng thức rất là sâu rộng, gió bốn duyên (căn, cảnh, chủng tử và tác ý) một phen thổi vào, thì sóng bảy thức nhấp nhô nổi dậy. 
Thức này có công năng duy trì chủng tử, căn thân, thế giới và chịu cho các phép hiện hành huân vào. 
Thức này làm ông Chủ; vì khi chúng hữu tình chết thì nó đi sau, còn khi đầu sanh thời nó lại đến trước. 
Cổ nhơn có làm bài kệ, để tả trạng thái người chết, trong lúc thần thức sắp rời thân xác, có thể kinh nghiệm biết người chết rồi được thăng lên hay đọa xuống. 
Chánh văn 
Đảnh Thánh, nhãn sanh Thiên 
Nhơn tâm, Ngạ quỉ phúc 
Bàn sanh tất cái ly 
Địa ngục khước tâm xuất 
Dịch nghĩa 
Thánh đầu, Trời tại mắt 
Người tim, Ngạ quỉ bụng 
Súc sanh hai chân xuống 
Địa ngục bàn chân ra 
Bài tụng thứ ba 
Bất động địa tiền tài xả tạng 
Kim Cang đạo hậu Dị thục không 
Đại viên vô cấu đồng thời phát 
Phổ chiếu thập phương trần sát trung 
Dịch nghĩa 
Đến Đệ bát địa bỏ tên "Tàng" 
Chứng Kim Cang đạo, không "Dị thục" 
Gương trí không nhơ đồng thời phát 
Khắp chiếu mười phương vô số cõi. 
LƯỢC GIẢI 
Hành giả khi tới Bất động địa, tức là Bát địa trở lên, thì thức này mới xả cái tên "Tàng thức" mà chỉ còn gọi là "Dị thục thức". Khi đến vị Đẳng giác, được Kim Cang đạo, thì thức này không còn gọi tên là "Dị thục" nữa. Vì lúc bấy giờ, các chủng tử hữu lậu cấu nhiễm đã hết, nên thức này được đổi tên là "Vô cấu thức"; chỉ còn thuần chủng tử vô lậu thanh tịnh, nên cũng được gọi là "Bạch tịnh thức". 
Đến Kim Cang đạo, thì thức này được gọi là "Vô cấu" và chuyển thành Đại viên cảnh trí, nên trong bài tụng nói: 
"Đại viên (trí) vô cấu (thức) đồng thời phát" 
trí Đại viên này chiếu khắp cả mưởi phương thế giới nhiều như số cát sông Hằng; và hiện ra Báo thân Phật và Hoá thân Phật để độ thoát chúng sanh tột đến đời vị lai. 
Tóm lại, thức thứ Tám này vì trải qua 3 giai đoạn, nên có 3 tên khác nhau: 
1. từ phàm phu cho đến mãn Thất địa, thì gọi thức này là Tàng thức (A lại da) hay "Dị thục thức". 
2. từ Bát địa đến Đẳng giác, thì không còn gọi là "Tàng thức" nữa mà chỉ gọi là "Dị thục thức". 
3. Đến quả vị Phật, thì tên "Dị thục" cũng không còn, mà chỉ gọi là "Vô cấu thức" hay "Bạch tịnh thức". 
***
Muốn cho người học dễ nhớ hành tướng và công năng của 8 thức tâm vương nên cổ nhân có làm bài thơ rằng: 
Bát cá đệ huynh, nhứt cá si  
Độc hữu nhứt cá tối sinh ly  
Ngũ cá môn tiền tố mãi mại  
Nhứt cá gia trung tác chủ y. 

Dịch nghĩa 

Anh em tám chú một chàng si (thức thứ Bảy)  
duy có ý thức rất linh ly (khôn ngoan)  
năm người ngoài cửa lo buôn bán (năm thức trước)  
làm chủ trong nhà Đệ bát y (thức thứ Tám) 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 15 EmptyMon Oct 20, 2014 10:21 am

BÀI THỨ BẢY  
II. TÂM SỞ (CÓ 51 MÓN)
"Tâm sở hữu pháp" gọi tắt là "Tâm sở", nghĩa là pháp sở hữu của Tâm vương. Tâm sở tuỳ theo Tâm vương mà khởi và giúp đỡ Tâm Vương để tạo nghiệp (Dữ thử tương ưng cố) 
tâm sở có 51 món, chia lảm 6 loại: 
A. TÂM SỞ BIẾN THÀNH (Có 5 món) 
Chữ "Biến thành" nghĩa là đi khắp. Năm món Tâm sở này đi khắp 4 chỗ: 1. Tất cả thời gian (quá khứ, hiện tại và vị lai), 2. Tất cả chỗ (không gian: Ba cõi, chín địa), 3. Tất cả các thức (Tám thức Tâm Vương), 4. Tất cả tánh (tánh lành, dữ và tánh không lành dữ). 
1. Xúc: Tiếp xúc, gặp gỡ. Tánh của Tâm sở này, hay làm cho Tâm Vương hoặc Tâm sở tiếp xúc với cảnh. Nghiệp dụng của nó làm chổ nương cho Thọ, Tưởng, Tư, ...để phát sanh. 
2. Tác ý: Mong khởi trái ý. Tánh của Tâm sở này hay đánh thức chủng tử của Tâm vương, Tâm sở khiến cho sanh khởi. Nghiệp dụng của nó dẫn tâm đến duyên tự cảnh. 
3. Thọ: Lãnh thọ. Tánh của Tâm sở này hay lãnh thọ những cảnh thuận, nghịch và cảnh không thuận nghịch. Nghiệp dụng của nó là mong muốn. Như gặp cảnh thuận thì muốn hiệp, gặp cảnh nghịch thì muốn lìa và muốn cảnh không thuận nghịch. Nói lại cho dễ hiểu là thọ cảnh vui, buồn và cảnh bình thường. 
4. Tưởng: Nhớ tưởng. Tánh của Tâm sở này hay tưởng hình tượng của cảnh vật. Nghiệp dụng của nó là bịa đặt ra những danh từ để kêu gọi. Như tưởng hình tướng trắng, mõng và vuông, rồi tuỳ theo đó mà đặt ra cái tên là "tờ giấy". 
5. Tư: lo nghĩ. Tánh của Tâm sở này, khiến cho tâm lo nghĩ tạo tác. Nghiệp dụng của nó là sai tâm làm những việc lành, dữ hoặc không phải lành dữ. 
B. TÂM SỞ BIỆT CẢNH (Có 5 món): 
Chữ "Biệt cảnh" là mỗi cảnh riêng khác. Năm món Tâm sở này, mỗi món duyên mỗi cảnh riêng khác. 
1. Dục: Mong muốn. Tánh của Tâm sở này là hằng mong muốn duyên những cảnh vui thích. Nghiệp dụng của nó làm chỗ nương cho "siêng năng". 
2. Thắng giải: Hiểu biết rõ ràng. Tánh của Tâm sở này, hiểu biết rõ ràng không có nghi ngờ. Nghiệp dụng của nó là quyết định không chuyển đổi. 
3. Niệm:Nhớ. Tánh của Tâm sở này, khiến cho tâm ghi nhớ rõ ràng những cảnh đã qua. Nghiệp dụng của nó, làm chỗ nương cho Định. 
4. Định: Chuyên chú. Tánh của Tâm sở này, khiến cho tâm khi đối với cảnh, chuyên chú không tán loạn. Nghiệp dụng của nó làm chỗ nương cho Trí; vì khi đối với cảnh, tâm chuyên chú không tán loạn, nên sanh ra Trí. 
5. Huệ: Sáng tỏ. Tánh của Tâm sở này, khi đối với cảnh sáng suốt lựa chọn. Nghiệp dụng của nó, dứt nghi ngờ. Trong khi đối với cảnh, vì có Huệ suy xét, nên quyết định không còn nghi ngờ. 
C. TÂM SỞ THIỆN (Có 11 món) 
Chữ "Thiện" là hiền lành. Bản tánh của 11 Tâm sở này, hiền lành và làm lợi ích cho chúng sanh. 
1. Tín: Tin. Tánh của Tâm sở này, tin chịu những gì có thật (chơn thật), Đức (hình dung), Năng (nghiệp dụng) và làm cho Tâm được thanh tịnh. Nghiệp dụng của nó: đối trị Bất tín và ưa việc lành. 
2. Tinh tấn: Tinh chuyên và tấn tới. Tánh của Tâm sở này, siêng năng đoạn các việc dữ, làm các việc lành. Nghiệp dụng của nó đối trị giải đãi và làm viên mãn việc lành. 
3. Tàm: Tự xấu hổ. Tánh của Tâm sở này, mỗi khi làm điều gì quấy, tự mình xấu hổ; kính trọng người hiền và ưa việc phải. Ngiệp dụng của nó: đối trị "tâm không biết xấu hổ" và ngăn ngừa việc dữ. 
4. Quý: Thẹn với người. Tánh của Tâm sở này, khi mình làm điều gì quấy, thấy người thẹn thùa; không chịu gần người ác, chẳng làm việc dữ. Nghiệp dụng của nó: đối trị "tâm không biết thẹn" và ngăn làm việc ác. 
5. Vô tham: không tham lam. Tánh của Tâm sở này, không tham lam, cảnh dục lạc trong tam giới. Nghiệp dụng của nó: đối trị lòng "tham" và ưa làm việc lành. 
6. Vô sân: Không sân hận. Tánh của Tâm sở này, khi đối với cảnh trái nghịch, không nóng giận. Nghiệp dụng của nó: đối trị "sân hận" và ưa làm việc lành. 
7. Vô si: Không si mê. Tánh của Tâm sở này, khi đối với sự lý, hiểu biết rành rõ không mờ ám. Nghiệp dụng của nó: đối trị "si mê" và ưa làm việc lành. 
8. Khinh an: Nhẹ nhàng, thư thới. Tánh của Tâm sở này, làm cho thân tâm nhẹ nhàng khoan khoái, xa lìa những gì nặng nề bực bội. Nghiệp dụng của nó: đối trị "Hôn trầm". 
9. Bất phóng dật:Không buông lung, phóng túng. Tánh của Tâm sở này là phòng ngừa việc ác, làm việc lành và không phóng túng. Nghiệp dụng của nó: làm viên mãn việc lành ở thế gian, xuất thế gian và đối trị "Buông lung". 
10. Hành xả: Làm rồi không chấp trước. Tánh của Tâm sở này, khi làm các việc phước thiện, không chấp trước, khiến tâm an trụ nơi vô công dụng. Nghiệp dụng của nó: đối trị "Trạo cử" và làm cho tâm an trụ nơi yên tịnh. 
11. Bất hại: Không làm tổn hại. Tánh của Tâm sở này không làm tổn hại tất cả chúng hữu tình. Nghiệp dụng của nó: Từ bi thương xót loài vật và đối trị "Tổn hại". 
D.CĂN BẢN PHIỀN NÃO (Có 6 món) 
Sáu món phiền não này thuộc về ác. Nó làm cội gốc sanh ra các phiền não chi mạc, nên gọi là "Căn bản". 
1. Tham: Tham lam. Tánh của Tâm sở này tham lam đắm nhiễm những gì nó ưa thích; như tài sắc, danh vọng,...Nghiệp dụng của nó: làm chướng ngại "Vô tham" và sanh tội khổ. 
2. Sân: Nổi nóng. Tánh của Tâm sở này, giận ghét những cảnh trái nghịch. Nghiệp dụng của nó: làm cho thân tâm không yên ổn, chướng ngại tánh "Vô sân" và sanh các tội lỗi. 
3. Si: Ngu si, hoặc gọi là "Vô minh" (không sáng suốt). Tánh của Tâm sở này là mê muội, không biết hay dở,phải quấy. Nghiệp dụng của nó sanh ra các pháp tạp nhiễm và chướng ngại tánh "Vô si". 
Ba món phiền não tâm sở (Tham, Sân, Si) này, làm chướng ngại ba món Vô lậu là Giới, Định và Huệ. 
4.Mạn: Khinh mạn. Tánh của Tâm sở này, ỷ tài năng hoặc thế lực của mình, khinh dễ ngạo mạn người. Nghiệp dụng của nó làm nhơn sanh ra tội lỗi và chướng ngại tánh "không khinh mạn". 
5. Nghi: Nghi ngờ, do dự. Tánh của Tâm sở này, nghi ngờ không tin những việc phải, chơn chánh. Nghiệp dụng của nó làm trở ngại việc lành và chướng ngại tánh "không nghi". 
6.Ác kiến: Thấy biết thuộc về tội ác, nhiễm ô. Tánh của Tâm sở này, hiểu biết điên đảo, không đúng chánh lý. Nghiệp dụng của nó gây tạo tội khổ và chướng ngại những hiểu biết chơn chánh. 
Ác kiến này có 5 món: 
1. Thân kiến: Chấp Ta (Ngã). 
2. Biên kiến: Chấp một bên, hoặc chấp Ta chết rồi mất hẳn (chấp đoạn), hoặc chấp Ta chết rồi còn hoài (chấp thường). 
3. Tà kiến: Chấp tà, mê tín, dị đoan. 
4. Kiến thủ: Chấp cứng chỗ hiểu biết của mình là đúng, mặc dù có người biết sai, chỉ bảo lại cũng không nghe. 

5. Giới cấm thủ: Chấp giữ theo những giới cấm không chơn chánh của ngoại đạo. Nói rộng ra là chấp theo những tục lệ không hay.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 15 EmptyTue Oct 21, 2014 9:00 am

BÀI THỨ TÁM 
E. TUỲ PHIỀN NÃO (Có 20 món)
Hai mươi món phiền não này, là tuỳ thuộc 6 món Căn bản phiền não trên mà sanh khởi. Vì phạm vi tương ưng của nó có rộng và hẹp không đồng, nên chia làm ba loại: 
I. TIỂU TUỲ, có 10 món, mỗi món tự lực sanh khởi, phạm vi tương ưng nhỏ hẹp, nên gọi là "Tiểu". 
1. Phẫn: Giận. Tánh của tâm sở này, khi gặp cảnh trái nghịch, nóng giận. Nghiệp dụng của nó là hay làm tổn hại người, vật và chướng ngại tánh không nóng giận. 
2. Hận: Hờn. Khi gặp cảnh nghịch, trước nóng giận rồi sau mới hờn. Tánh của Tâm sở này là ôm ấp sự oán ghét không bỏ. Nghiệp dụng của nó là nóng nảy, buồn phiền và hay làm chướng ngại tánh không hờn. 
3. Phú: Che giấu. Tánh của tâm sở này, vì sợ mất danh giá và tài lợi, nên che giấu tội lỗi của mình. Nghiệp dụng của nó là hay ăn năn, buồn và chướng ngại tánh không che giấu. 
4. Não: Buồn buồn. Khi gặp cảnh nghịch, trước giận hờn rồi sau mới buồn. Tánh của Tâm sở này hay nhớ lại những cảnh trái nghịch đã qua, rồi sanh buồn phiền. Nghiệp dụng của nó là chướng ngại tánh không buồn. 
5. Tật: tật đố, ganh ghét. Tánh của tâm sở này hay ganh ghét đố kî những gì mà người ta hơn mình. Nghiệp dụng của nó là làm chướng ngại tánh không tật đố và sầu khổ lo buồn. 
6. Xan: Bỏn xẻn. Tánh của tâm sở này, bỏn xẻn, rích rắm, không chịu ban bố tiền tài hay giáo pháp cho người. Nghiệp dụng của nó là làm bộ quê mùa, ăn mặc nghèo cực, để tích trử tài sản và làm chướng ngại không bỏn xẻn. 
7. Cuống: Dối. Tánh của tâm sở này, dối gạt người để lợi mình. Nghiệp dụng của nó là làm việc không chơn chánh để nuôi sống và chướng ngại tánh không dối gạt. 
8. Siểm: Bợ đở, nịnh hót. Tánh của tâm sở này, lựa thời thế nịnh hót, bợ đỡ người. Nghiệp dụng của nó là không nghe lời chỉ giáo chơn chánh của thầy, bạn và làm chướng ngại tánh không dua nịnh. 
9. Hại: Tổn hại. Tánh của tâm sở này làm tổn hại các loài hữu tình. Nghiệp dụng của nó là làm bức não người, vật và chướng ngại tánh không tổn hại. 
10. Kiêu: Kiêu căng. Tánh của tâm sở này, vì thấy mình giàu sang, quyền tước hoặc tài năng, rồi sanh ra kiêu cách và ngạo nghễ. Nghiệp dụng của nó là làm nhơn sanh ra nhiễm ô, tội lỗi và chướng ngại tánh không kiêu căng. 
II. TRUNG TUỲ, có hai món là Vô tàm và Vô quý; vì hai món Tâm sở này, duyên các Tâm sở bất thiện, phạm vi tương ưng của nó trung bình, nên gọi là "trung tuỳ". 
11. Vô tàm: Tự mình không biết, xấu hổ. Tánh của tâm sở này, khi làm việc quấy không biết tự hổ, khinh dễ những người hiền thiện. Nghiệp dụng của nó là làm tăng trưởng việc ác và chướng ngại tánh biết xấu hổ. 
12. Vô quý: Không biết thẹn với người. Tánh và tâm sở này, khi làm việc quấy, không biết thẹn với người, ưa làm việc tội ác. Nghiệp dụng của nó là làm tăng trưởng việc ác và chướng ngại tánh biết thẹn. 
III. ĐẠI TÙY, có 8 món sau đây. Tám món Tâm sở này biến khắp các Tâm sở bất thiện, phạm vi của nó rộng hơn hai món Trung tuỳ trước, nên gọi là "Đại tuỳ". 
13. Trao cử: Lao chao. Tánh của Tâm sở này làm cho thân tâm chao động không yên tịnh. Nghiệp dụng của nó là làm chướng ngại Định và Hành xả. 
14. Hôn trần: Mờ tối trầm trọng. Tánh của Tâm sở này, khiến cho tâm khi đối với quán cảnh mờ mịt không sáng suốt. Nghiệp dụng của nó là làm hướng ngại Huệ và khinh an. 
15. Bất tín: Không tin. Tánh của Tâm sở này là không tin các pháp lành, làm cho tâm tánh ô nhiễm. Nghiệp dụng của nó hay sanh giải đãi và chướng ngại tâm thanh tịnh. 
16. Giãi đãi: Biếng nhác trễ nãi, Tánh của Tâm sở này là biếng nhác, không lo đoạn ác và tu thiện. Nghiệp dụng của nó là làm chướng ngại tinh tấn và tăng trưởng tánh nhiễm ô. 
17. Phóng dật: Buông lung. Tánh của Tâm sở này phóng túng, buông lung, không thúc liễm thân tâm để đoạn ác tu thiện. Nghiệp dụng của nó là làm tăng ác tổn thiện, và chướng ngại tánh không buông lung. 
18. Thất niệm: Mất chánh niệm. Tánh của Tâm sở này không nhớ cảnh đã duyên. Nghiệp dụng của nó là làm chướng ngại chánh niệm và sanh tán loạn. 
19. Tán loạn: Rối loạn. Tánh của Tâm sở này làm cho tâm rối loạn. Nghiệp dụng của nó là làm chướng ngại chánh định và sanh ra ác huệ. 
20. Bất chánh tri: Biết không chơn chánh. Tánh của Tâm sở này, khi đối với cảnh, hiểu biết sai lầm. Nghiệp dụng của nó là làm chướng ngại cái hiểu biết chơn chánh và sanh ra phạm giới. 
Hỏi:_ Ba món Tâm sở: Trạo cử, Tán loạn và phóng dật khác nhau thế nào? 
Đáp:_ Trạo cử là lao chao; dụ như con ngựa đứng một chổ trong chuồng, nhưng đầu và mình vẫn lắc qua lắc lại không yên._Tán loạn là rối loạn; dụ như con ngựa chạy lăng xăng trong chuồng._Phóng dật là buông lung; dụ như con ngựa đã thoát ra khỏi chuồng, tuôn vào lúa mạ của người. 
Hỏi:_ Bốn món Tâm sở: Sân, phẫn, Hận và Não, Hành tướng khác nhau thế nào? 
Đáp:_ Sân là nổi nóng, dụ như lửa rơm. Phẫn là giận, dụ như lửa củi. Hận là hờn; dụ như lữa than. Não là buồn, dụ như tro nóng. 
Hỏi:_ Siêng năng làm việc quấy, có phải là Tinh tấn Tâm sở không? 

Đáp:_ Không phải. Siêng năng làm việc quấy là phóng dật Tâm sở. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 15 EmptyTue Oct 21, 2014 7:01 pm

BÀI THỨ CHÍN  
G. BẤT ĐỊNH TÂM SỞ (Có 4 món)
Bốn món Tâm sở này không nhất định thiện hay ác, nên gọi là "Bất định". 
1. Hối: ăn năn. Chỗ khác gọi là "Ố tác": ghét việc làm đã qua; cũng là dị danh của "Hối". Tánh của Tâm sở này, ăn năn việc làm đã qua. Nghiệp dụng của nó làm chướng ngại Định. 
Ăn năn có khi thiện mà cũng có lúc lại ác. Như ăn năn: Vừa rồi mình sân si đánh đập người thật bậy quá, như thế là thiện. Ăn năn: Vừa rồi sao mình không trộm lấy đồ vật của người, như thế là ác. 
2. Miên: Ngủ. Tánh của Tâm sở này làm cho tâm mờ mịt, thân không tự tại. Nghiệp dụng của nó làm chướng ngại quán tưởng. Ngủ cũng có khi thiện mà cũng có khi ác: Ngủ phải thời là thiện, còn ngủ trong khi nghe kinh hay niệm Phật là ác. 
3. Tầm: Tìm cầu. Tâm sở này thiện ác không nhứt định, chỉ tuỳ theo trường hợp. Tánh của nó làm cho tâm đối với cảnh danh ngôn của ý thức (ý ngôn cảnh) sanh khởi thô động. Nghiệp dụng của nó là làm cho thân tâm chẳng yên. 
4. Tư: Chính chắn xét Tâm sở này cũng có thiện và ác, tuỳ theo trường hợp. Tánh của nó làm cho tâm đối với cảnh danh ngôn của ý thức, sanh khởi tế nhị. Nghiệp dụng của nó làm cho thân tâm được yên. 
Tóm lại, tất cả chúng sanh hằng ngày tạo nghiệp lành hay dữ, chịu quả báo khổ hay vui, không vượt ra ngoài phạm vi của 8 món Tâm Vương và 51 món Tâm sở này. 

***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 15 EmptyWed Oct 22, 2014 11:40 am

III. SẮC PHÁP 
(Có 11 món) 
sắc pháp là thuộc về sắc (những cái thuộc về sắc). Sắc có hai loại: 1. Hình sắc, như dài, ngắn, vuông,tròn, ...2. Màu sắc, như xanh, đỏ, trắng, vàng, ... 
sắc có 11 món là 5 căn: Nhãn căn, Nhỉ căn, Tỹ căn, Thiệt căn, Thân căn và 6 trần: Sắc trần, Thinh trần, Hương trần, Vị trần, Xúc trần, và pháp trần. 
Sắc pháp là tướng phần ảnh tượng của Tâm Vương và Tâm sở (nhị sở hiện ảnh cố). 
1. Nhãn căn: Con mắt. Chữ "Căn" có nghĩa là làm chỗ nương cho thức và phát sanh ra thức. Năm căn, căn nào cũng có hai thứ: 1. Tinh tế và ở bên trong, gọi là "Thắng nghĩa căn", 2. Thô phù, ở bên ngoài, gọi là "Phù trần căn". 
Hình tướng của con mắt như trái nho. Nghiệp dụng của nó chiếu soi các sắc. 
2. Nhĩ căn: Lỗ tai. Hình tướng của tai như lá sen non. Nghiệp dụng của nó hay nghe các tiếng. 
3. Ty căn: Lỗ mũi. Hình tướng của lỗ mũi như hai ngón tay xuổi xuống. Nghiệp dụng của nó hay ngửi các mùi thơm và hôi. 
4. Thiệt căn: Cái lưỡi. Hình tướng của lưỡi như trăng lưỡi liềm. Nghiệp dụng của nó nếm các vị và nói năng kêu gọi. 
5. Thân căn: Thân thể. Chữ "thân" có hai nghĩa: Tích tụ các bộ phận và làm chỗ nương cho các căn. Nghiệp dụng của nó là duyên xúc trần. Như nặng, nhẹ, trơn, nhám, ... 
6. Sắc trần: cảnh bị thấy của con mắt. Chữ "trần" có nghĩa nhiễm ô và bụi bặm. Sắc trần có 25 món: 1. Xanh, 2. Vàng, 3. Đỏ, 4. Trắng, 5. Dài, 6. Ngắn, 7. Vuông, 8. Tròn, 9. To, 10. Nhỏ, 11. Cao, 12. Thấp, 13. Ngay, 14. Xiên, 15. Ánh sáng, 16. Bóng, 17. Sáng, 18. Tối, 19. Khói, 20. Bụi, 21. Mây, 22. Mù, 23. Cực lược sắc (sắc rất nhỏ) và cực hánh sắc (sắc rất xa), 24. Biểu sắc (sắc, có nêu ra được), 25. Sắc hư không. 
7. Thinh trần: Tiếng, cảnh bị nghe của tai. Có 12 loại tiếng: 1. Tiếng: cái tướng bị nghe của tai (nói chung các tiếng), 2. Tiếng vừa ý, 3. Tiếng không vừa ý, 4. Tiếng bình thường (không ưa ghét), 5. Tiếng loài hữu tình (tiếng nói), 6. Tiếng loài vô tình (tiếng cây, ...), 7. Tiếng thuộc cả hữu tình và vô tình (như tiếng trống do tay người ta đánh), 8. Tiếng thuộc về thế tục nói, 9. Tiếng thuộc về của Thánh giả, 10. Tiếng của ngoại đạo nói (do Biến kế sở chấp), 11. Tiếng nói chánh (Thánh ngôn)(như thật có thấy, nghe, hay, biết thì nói có thấy nghe, hay và biết; không thấy nghe, hay, biết thì nói không thấy, nghe, hay, biết, như thế gọi là 8 lời nói chánh), 12. Tiếng vang. 
8. Hương trần: Mùi, cảnh bị ngửi của mũi. Có 6 thứ mùi: 1. Mùi thơm, 2. Mùi hôi, 3. Mùi không thơm hôi, 4. Mùi từ bản chất sanh (cu sanh hương), 5. Mùi do chế tạo mà có (hoà hiệp hương), 6. Mùi do sự biến đổi mà sanh. 
9. Vị trần:Vị, cảnh bị nếm của lưỡi. Có 12 thứ vị: 1. Vị đắng, 2. Vị chua, 3. Vị ngọt, 4. Vị cay, 5. Vị mặn, 6. Vị lạt, 7. Vị vừa ý, 8. Vị không vừa ý, 9. Vị bình thường, 10. Vị từ bản chất sanh, 11. Vị do hoà hiệp chế tạo mà có, 12. Vị do biến đổi ma sanh. 
10. Xúc trần: Xúc, cảnh bị biết của thân. Xúc trần có 24 món: 1. Đất, 2. Nước, 3. Gió, 4. Lữa, 5. Nhẹ, 6. Nặng, 7. Nhám, 8. Trơn, 9. Hưởn, 10. Gấp, 11. Lạnh, 12. Nóng, 13. Cứng, 14. Mềm, 15. Đói, 16. Khát, 17. No, 18. Sức lực, 19. Yếu, 20. Buồn, 21. Ngứa, 22. Dính, 23. Già, 24. Bịnh, 25. Chết, 26. Ốm. 
11. Pháp trần: Cái bóng dáng của năm trần còn lưu lai trong ý thức. Nghĩa là khi mắt không còn thấy sắc, tai không còn nghe tiếng, cho đến thân không còn biết xúc, mà trong ý thức vẫn nhớ lại bóng dáng của 5 trần; cái bóng dáng đó là pháp trần. Trong Duy thức gọi là "lạc tạ ảnh tử" (cái bóng rớt lại). Đây là cảnh bị biết của ý thức. Pháp trần có 5 loại: 
1. Cực lược sắc: Sắc rất nhỏ như vi trần. 
2. Cực hánh sắc: Sắc rất xa, như thấy tăm tăm mù mù. 
3. Định quả sắc: Những sắc tướng do tu định hiện ra. Như các vị Bồ Tát, khi nhập định hiện ra nước, lửa, thế giới, ... 
4. Vô biểu sắc: Sắc không nêu bày ra được; như khi thọ giới, ý thức lãnh thọ mà có, nên cũng gọi là "thọ sở dẫn sắc" (sắc do thọ giới dẫn sanh). 

5. Biến kế sở chấp sắc: Sắc do ý thức vọng tưởng phân biệt sanh, chẳng thật.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





Phật Học Phổ Thông - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 15 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Phật Học Phổ Thông
Về Đầu Trang 
Trang 15 trong tổng số 24 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 9 ... 14, 15, 16 ... 19 ... 24  Next
 Similar topics
-
» THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
» KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK Phật lịch 2568 Dương Lịch 2019.
» Ý NGHĨA LỄ PHẬT VÀ LẠY PHẬT
» Thông tin về tử cung đôi
» THÔNG BÁO TẶNG XE MÁY CŨ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Căn Bản Phật Pháp-
Chuyển đến