Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Phật Học Phổ Thông - Page 24 Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Phật Học Phổ Thông

Go down 
3 posters
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 13 ... 22, 23, 24
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 24 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 24 EmptyFri Jan 22, 2016 10:12 am

60. THẤY 32 TƯỚNG TỐT CỦA PHẬT CHƯA PHẢI LÀ THẤY ĐƯỢC PHẬT

Phật dạy: "Tu Bồ Đề ! Ông có thể cho thấy 32 tướng tốt của ta đây, là thấy được Phật không?".
Tu Bồ Đề thưa: "Bạch Thế Tôn ! Đúng như vậy, thấy 32 tướng tốt của Phật là thấy được Phật". Phật dạy: "Ông hiểu lầm rồi ! nếu thấy 32 tướng tốt của ta đây, mà cho là thấy được Phật, thì Vua Chuyển Luân Thánh Vương cũng có đủ 32 tướng tốt như ta, vậy vua Chuyển Luân Thánh Vương cũng là Phật hay sao?".
Tu Bồ Đề thưa: "Bạch Thế Tôn ! Con hiểu ý Phật rồi, không thể cho thấy 32 tướng tốt của Phật là thấy được Phật".
LƯỢC GIẢI
Đoạn này Phật dùng Trí huệ Bát Nhã phá cái chấp: "thấy sắc thân của Phật là thấy được Phật". Đây là lần thứ 4 (lần 1, 2, 3 ở đoạn 7, 25, 3) nói về việc thấy Phật .
Muốn rõ thêm đoạn này, tôi xin nhắc lại một lần nữa:
Thuở xưa, có hai vị Tỳ kheo, từ phương xa đến yết kiến Phật. Đi nửa đường, một vị vì sợ phạm giới, không uống nước có sinh trùng, nên bị khát chết. Một vị kia nhờ uống nước được sống, đến yết kiến Phật.
Phật quở: "Ông Tỳ kheo kia giữ giới, không uống nước tuy chết, nhưng ông đã thấy ta trước rồi. Còn ông không giữ giới, tuy sống đến yết kiến ta, nhưng ông lại cách ta ngàn dặm !".
Vậy thì, thấy Phật là thấy cái gì? Không thể cho thấy sắc thân có 32 tướng tốt của Phật, mà cho là thấy được Phật. Bởi thế nên Phật nói: "Nếu thấy 32 tướng tốt của Phật là thấy được Phật, thì vua Chuyển Luân Thánh Vương cũng có đủ 32 tướng tốt như Phật, vậy thì vua Chuyển Luân Thánh Vương cũng là Phật hay sao?".
Tóm lại, theo tinh thần Bát Nhã, phải xa lìa tất cả các vô minh vọng chấp, thì chơn tâm hay Phật tánh mới hiện. Đó mới là thật thấy Phật.
Ngộ được nghĩa lý uyên thâm của đoạn này, nên Cổ nhơn có làm bài tụng như sau:
Nguyên văn (dịch âm)
Phật tức tâm hề tâm tức Phật 
Tâm Phật tùng lai giai vọng vật 
Nhược tri vô Phật phục vô tâm 
Thỉ thị chơn như pháp thân Phật
 
Dịch nghĩa:
 
Phật tức là tâm, tâm tức Phật 
Tâm Phật cả hai đều vọng vật 
Người ngộ vô tâm và vô Phật 
Liền chứng chơn như pháp thân Phật
ĐẠI Ý BÀI TỤNG
Phật tức tâm, tâm tức Phật. Tâm và Phật chỉ là hai danh từ để gọi mà thôi, chớ không có cái gì chơn thật. Nếu người diệt trừ các vô minh vọng chấp, ngộ được lý Phật và tâm đều không, thì người ấy sẽ chứng đặng chơn như hay Pháp thân Phật.
***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 24 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 24 EmptyMon Feb 08, 2016 12:10 pm

61.PHẬT NÓI BÀI KỆ PHÁ CÁI CHẤP "THẤY PHẬT BẰNG SẮC TƯỚNG, NGHE PHẬT BẰNG ÂM THANH"
Khi đó, đức Thế Tôn nói tiếp bài kệ rằng:
Nếu thấy ta bằng sắc tướng 
Nghe ta bằng âm thanh 
Người này đi đường tà 
Không thấy được Như Lai.
LƯỢC GIẢI
Bài kệ này tóm lại đoạn trên, Phật dùng Trí huệ Bát Nhã phá cái chấp "thấy Phật qua sắc tướng của Phật " và "nghe Phật qua âm thanh của Phật ".
Đoạn trên đã giải nếu chấp sắc thân có 32 tướng tốt của Phật là Phật, thì vua Chyển Luân Thánh Vương cũng có đủ 32 tướng tốt như Phật, vậy vua Chuyển Luân Thánh Vương cũng là Phật hay sao?
Nếu chấp tiếng nói thanh thao vi diệu của Phật là tiếng Phật, thì tiếng chim Ca Lăng Tần Già, cũng thanh thao vi diệu như tiếng Phật, vậy tiếng chim Ca Lăng Tần Già cũng là tiếng Phật hay sao?
Tóm lại, phải phá trừ các vô minh vọng chấp, nhập Kim Cang Bát Nhã, mới thật thấy và nghe được Phật. Trái lại, nếu còn vô minh vọng chấp, chấp sắc tướng hay âm thanh của Phật, không nhập được Kim Cang Bát Nhã, thì không bao giờ thấy được Phật. Bởi thế nên Phật quở: "Người này đi đường tà (vọng), không bao giờ thấy được Như Lai".

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 24 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 24 EmptyFri Feb 12, 2016 2:47 pm

62. PHẬT PHÁ CÁI CHẤP "KHÔNG" (TỨC LÀ CHẤP ĐOẠN DIỆT)
Phật dạy: "Tu Bồ Đề ! Ông chớ nên nghĩ rằng: "Như Lai không thừa nhận thân tướng ,tốt đẹp này là thân Phật". Tại sao vậy?  Nếu người phát tâm Bồ Đề mà nghĩ như vậy, thì mắc về cái chấp "đoạn diệt". Tu Bồ Đề ! Người phát tâm Bồ Đề, đối với các pháp, không nên chấp "đoạn diệt" (chấp không).
LƯỢC GIẢI
Đoạn này Phật dùng Trí huệ Bát Nhã phá cái chấp "sắc thân đủ 32 tướng tốt của Phật không phải là Phật".
Đúng theo tinh thần kinh Bát Nhã, thì phá hết các chấp: ngã, pháp hữu, vô v.v...lúc bấy giờ chơn tâm, Phật tánh hay Bát Nhã v.v...mới hiện.
Bởi thế nên "chấp sắc thân đầy đủ tướng tốt của Phật là Phật", đã bị Phật quở là "lạc vào đường tà, không thấy được Phật"; mà "chấp sắc thân đầy đủ tướng tốt của Phật, không phải là Phật", cũng bị Phật quở là "chấp đoạn diệt" nghĩa là "chấp không", thuộc về "đoạn kiến ngoại đạo".
Chấp "có" (chấp thường) chấp "không"(chấp đoạn) cũng đều là vọng chấp cả, không thể chứng đặng Đạo Bồ Đề. Bởi thế nên Phật dạy: "Người phát tâm Bồ Đề, đối với các pháp, không nên chấp đoạn diệt".
Kinh chép:
Nhược nhơn dục thức Phật cảnh giới 
Đương tịnh kỳ ý như hư không
 
Dịch nghĩa:
 
Nếu người muốn biết cảnh giới Phật 
Tâm phải thanh tịnh như hư không
ĐẠI Ý
Người muốn nhập cảnh giới Phật hay chứng đạo Bồ Đề, thì phải xa lìa các vọng chấp: có, không, đoạn, thường v.v...giữ tâm ý thanh tịnh như hư không
***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 24 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 24 EmptySun Feb 14, 2016 2:57 pm

63. NGƯỜI NGỘ "TẤT CẢ CÁC PHÁP KHÔNG THẬT", PHƯỚC ĐỨC NHIỀU HƠN NGƯỜI BỐ THÍ VÔ SỐ BẢY BÁU
Phật day: "Tu Bồ Đề ! Nếu các vị Bồ Tát dùng 7 món báu, đựng đầy trong hằng sa thế giới, đem bố thí; và có vị Bồ Tát ngộ "tất cả pháp không thật" (nhứt thế pháp vô ngã) và chứng đặng "pháp không" (pháp nhẫn) thì công đức của vị Bồ Tát sau này, nhiều hơn vị Bồ Tát trước. Tại sao vậy? Vì vị Bồ Tát sau này không lãnh thọ phước đức".
Tu Bồ Đề bạch Phật: "Bạch Thế tôn ! Tại sao Bồ Tát không lãng thọ phước đức". Phật dạy: "Tu Bồ Đề ! Bồ Tát làm các việc phước đức, nhưng không tham trước, nên nói Bồ Tát không lãnh thọ phước đức
LƯỢC GIẢI
Đoạn này có Bồ Tát nhập Kim Cang Bát Nhã chứng được "các pháp vô ngã" (vô sanh pháp nhẫn) nên làm các việc phước đức, mà không tham trước, không mong cầu về mình, không chấp tướng phước đức, nên phước đức nhiều hơn vị Bồ Tát bố thí bảy món báu đựng đầy trong hằng sa thế giới.
Người đem tâm vọng chấp ngã, pháp của phàm phu, mà làm các việc phước đức, dù phước đức ấy có nhiều đến dâu, cũng thuộc về hữu vi hữu lậu của thế gian phàm phu mà thôi.
Trái lại, nếu người đem tâm thanh tịnh, không chấp ngã, chấp pháp, hợp với tánh Bát Nhã chơn không, mà làm việc phước đức, không tham cầu phước đức riêng về phần mình, thì người này mặc dù làm rất ít, mà phước đức nhiều vô tận; vì phước đức này thuộc về vô lậu thanh tịnh.
Giải thích đoạn này. Ngài Trí Giả Đại sư làm bài tụng:
Nguyên văn (dịch âm)
Tam thiên đại thế giới 
Thất bảo mãn kỳ chung 
Hữu nhơn trì bố thí 
Đắc phước giả như phong 
Du thắng xan tham giả 
Vị đắc đạt chơ tông 
Chung tu tứ cú kệ 
Tri giác chứng toàn không
 
Dịch nghĩa:
 
Cả đại thiên thế giới 
Đựng đầy bảy món báu 
Bố thí để cầu phước 
Đặng phước cũng như gió 
Còn hơn người bỏn xẻn 
Chưa hiểu nghĩa chơn thật 
Trì tụng bốn câu kệ 
Mới ngộ được lý không
ĐẠI Ý BÀI TỤNG
Người đem bảy báu đựng đầy một nghìn triệu thế giới nhỏ, để bố thí, được phước đức tuy nhiều, nhưng không lâu dài, như gió thổi qua; không bằng người tỏ ngộ lý chơn không của kinh Bát Nhã, sẽ đặng phước vô lậu thanh tịnh.
GIẢI DANH TỪ
"PHÁP KHÔNG" (hay PHÁP NHẪN): bản thề chơn như thanh tịnh; nhưng vì mây ngã pháp che mờ. Hành giả tu hành phá trừ được ngã chấp (ngã không) thì một phần chơn như hiện ra, nên gọi là "ngã không chơn như"; phá trừ pháp chấp (pháp không) thì một phần nữa chơn như hiện ra, nên gọi là "pháp không chơn như".
Chứng được lý ngã không (sanh không) và pháp không, thì gọi là "nhị không chơn như" tức là đặng "vô sanh pháp nhẫn", (chứng đặng ngã pháp đều không).

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 24 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 24 EmptyWed Feb 17, 2016 9:56 am

64. PHẬT PHÁ CÁI CHẤP "NHƯ LAI CŨNG CÓ ĐI, ĐỨNG, NẰM, NGỔI"
Phật dạy:" Tu Bồ Đề ! Nếu có người chấp:Như Lai cũng tới, lui, nằm, ngồi v.v...thì người đó không hiểu nghĩa Như Lai.
Tu Bồ Đề ! Như Lai nghĩa là không từ đâu đến và cũng không đi về đâu, nên gọi là Như Lai".
LƯỢC GIẢI
Đoạn này Phật dùng Trí huệ Bát Nhã phá cái chấp "Như Lai cũng đi, đứng, nằm, ngồi v.v..."
Pháp thân của Phật như như bất động, không khứ không lai, không sanh không diệt. Phật chứng được pháp thân này, nên gọi là Như Lai.
***
65. PHẬT PHÁ CÁI CHẤP "THẬT CÓ VI TRẦN VÀ THẾ GIỚI"
Phật dạy:" Tu Bồ Đề ! Nếu có người chẻ nhỏ Đại thiên thế giới (một nghìn triệu thế giới nhỏ) thành vi trần. Vậy số vi trần này nhiều không?"
Tu Bồ Đề thưa: "Bạch Thế Tôn ! Nhiều lắm".
Phật dạy: "Tu Bồ Đề ! Như Lai nói các vi trần, không phải thật vi trần, chỉ giả gọi là vi trần. Nếu các vi trần thật có, thì Như Lai không gọi là vi trần (chỉ gọi cái tướng, do chẻ nhỏ thế giới mà thành).
Tu Bồ Đề ! Như Lai nói thế giới, không phải thật thế giới, chỉ giả gọi thế giới. Nếu thế giới thật có, thì Như Lai không gọi là thế giới, mà chỉ gọi là cái tướng của tổng hợp của nhiều vi trần.
Tu Bồ Đề ! Như Lai nói cái tướng tổng hợp (thế giới) không phải tướng tổng hợp, chỉ giả gọi là tướng tổng hợp.
Tu Bồ Đề ! chúng phàm phu vì không biết đó là một cái tướng tổng hợp của nhiều vi trần, nên chấp là thật có thế giới, rồi sanh tâm tham lam luyến ái v.v...".
LƯỢC GIẢI
Đoạn này Phật dùng Trí huệ Bát Nhã phá cái chấp "thật có vi trần và thế giới". Đây là lần thứ hai (lần thứ nhứt ở đoạn 24) Phật phá cái chấp vi trần và thế giới.
Chẻ vật lớn nhứt như thế giới, chẻ cho đến lúc không còn chẻ được nữa, thì tạm gọi đó là "vi trần" (bụi nhỏ). Rồi tổng hợp rất nhiều vi trần , đến mức cùng tột mà tạm thành. Cả hai vi trần và thế giới đều không thật thể, chỉ có giả danh mà thôi.
Tóm lại, tất cả muôn sự muôn vật trong vũ trụ, lớn như thế giới, nhỏ như vi trần, đều không thật thể, chỉ có giả danh mà thôi. Chúng sanh không biết, vọng chấp là thật, nên gặp cảnh thuận thì sanh tâm tham lam; còn gặp cảnh nghịch thì sân, si v.v...rồi tạo ra các nghiệp sanh tử luân hồi, từ đời này đến kiếp nọ, không biết bao giờ cùng tận.
Bởi thế nên Phật thuyết kinh Kim Cang Bát Nhã, mục đích để phá các vô minh vọng chấp thật ngã. Khi mây vô minh vọng chấp hết rồi, thì trăng Phật tánh (Trí huệ Bát Nhã) hiện ra, chiếu khắp cả mười phương thế giới.
***
66. PHẬT PHÁ CHẤP NGÃ
Phật dạy: "Tu Bồ Đề ! Nếu có người nói: "Phật cũng có ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng và thọ giả tướng". Vậy, người này có hiểu được nghĩa của Như Lai nói không ?".
Tu Bồ Đề thưa: "Bạch Thế Tôn ! Người này không hiểu được nghĩa của Như Lai nói. Tại sao vậy? Vì Như Lai nói bốn tướng: ngã, nhơn, chúng sanh và thọ giả, nhưng không phải thật có bốn tướng, chỉ giả gọi bốn tướng ngả, nhơn, chúng sanh và thọ giả mà thôi".
LƯỢC GIẢI
Đoạn này Phật dùng Trí huệ Kim Cang Bát Nhã phá trứ cái "ngã chấp".
Có người chấp: "Nếu không có "ngã", tại sao Phật cũng nói có bốn tướng: ngã, nhơn, chúng sanh và thọ giả? " Vì chúng sanh chấp bốn tướng thật có, nên Phật cũng nói cái tên bốn tướng, để giải thích cho chúng sanh biết bốn tướng đó là giả, chứ không phải Phật chấp thật có bốn tướng như chúng sanh. Bởi thế nên Phật dạy: "Như Lai nói bốn tướng, nhưng không phải thật có bốn tướng, chỉ giả gọi bốn tướng".
***
67. PHẬT PHÁ CHẤP PHÁP
Phật dạy: "Tu Bồ Đề ! Người phát tâm Bồ Đề chẳng nên chấp các pháp thật có, mà phải thấy các pháp là giả, biết các pháp là giả, hiểu các pháp là giả và tin các pháp là giả
Tu Bồ Đề ! Như Lai nói "các pháp" không thật có "các pháp", chỉ giả gọi là "các pháp"
LƯỢC GIẢI
Đoạn này Phật dùng Trí huệ Kim Cang
Bát Nhã, phá trừ cái chấp pháp
Chúng sanh vì chấp thật có ta (ngã) nên suốt đời, chỉ lo cho ta ăn ngon, lo cho ta mặc đẹp, lo nhà cửa cho ta, lo tiền cho ta tiêu dùng, lo cho ta có danh vọng, quyền tước v.v...làm việc gì cũng vì ta. Rồi cái gì hợp với ta thì sanh tâm tham lam luyến ái, cái gì nghịch với ta thi sân, si, tật đố v.v...tạo đủ điều tội lỗi.
Không ngờ cái "ta"chẳng thật, do các duyên hoà hợp giả tạo. Khi các duyên tan rã rồi, thì có cái gì gọi là "ta".
Ngoài sự chấp "ta", chúng sanh còn chấp "pháp"; nghĩa là chấp muôn sự muôn vật thật có. Vì chấp sự vật thật có và lâu dài, nên chúng sanh cả đời chịu khổ sở, vất vả để tìm cầu. Được rồi tham cầu nữa, không biết bao giờ đủ; không được thì sân hận, tạo không biết bao nhiêu tội lỗi. Do đó mà bị sanh tử luân hồi, không biết bao giờ cùng tận.
Không ngờ các pháp cũng đều hư giả, không thật, như bể cả biến làm ruộng dâu, ruộng dâu hoá làm bể cả, có cái gì chơn thật và trường tồn. Bởi thế nên Phật dạy: "Người phát tâm Bồ Đề, không nên chấp các pháp thật có, mà phải thấy các pháp là giả, hiểu các pháp là giả, và tin các pháp là giả".
Hành giả thấy biết và tin các pháp là giả, mới ngăn chận được vọng tưởng tham, sân, si v.v...và mới trở về với chơn tâm thanh tịnh của mình.
Cũng vì thế, nên toàn bộ kinh Kim Cang Bát Nhã, đều nhắm mục đích phá các vọng chấp ngã, pháp để chúng sanh trở về với bản tâm thanh tịnh hay Phật tánh sáng suốt của mình.
Đó là phương pháp "hàng phục vọng tâm mà cũng là để an trụ chơn tâm".
***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 24 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 24 EmptyMon Feb 22, 2016 8:47 am

68. PHẬT TÁN THÁN CÔNG ĐỨC THỌ TRÌ KINH KIM CANG BÁT NHÃ
Phật dạy: "Tu Bồ Đề ! nếu có người dùng 7 món báu, đựng đầy vô lượng vô số thế giới đem bố thí. Và, nếu có người phát tâm Bồ Đề thọ trì đọc tụng hoặc giảng dạy kinh này, trọn quyển hay nửa quyển, cho đến tối thiểu là bốn câu kệ, thì phước đức của người này nhiều hơn người trước.
Tại sao người thọ trì đọc tụng kinh này, phước đức nhiều hơn người trước? Vì người này chẳng chấp thủ các tướng (ngã, chấp), nhập được thể tánh Kim Cang, như như bất động vậy".
LƯỢC GIẢI
Đoạn này Phật tán thán công đức người thọ trì kinh này, nhiều hơn người bố thí vô số thất bảo. Đây là lần thứ 14, phật nói về công đức trì kinh.
Người thọ trì kinh này, sẽ phá trừ hết các vọng chấp ngã, pháp hay bốn tướng, ngộ nhập được Kim Cang Bát Nhã là tánh như như bất động và sẽ thành Phật, rồi trở lại giáo hoá vô lượng vô số chúng sanh đều được giải thoát, nên phước đức nhiều hơn người bố thí bảy báu
***
69. PHẬT NÓI BÀI KỆ: QUÁN CÁC PHÁP HỮU VI ĐỀU HƯ GIẢ
Dịch âm (nguyên văn):
Nhứt thế hữu vi pháp 
Như mộng, huyễn, bào, ảnh 
Như lộ diệc như điển 
Ưng tác như thị quán.
 
Dịch nghĩa:
 
Phải quán như thế này: 
Tất cả pháp hữu vi 
Như mộng, huyễn, bọt, bóng 
Như sương, như điện chớp
LƯỢC GIẢI
Phật kết thúc thời kinh Bát Nhã bằng một bài kệ, quán các pháp hữu vi đều giả, để hàng phục vọng tâm và an trụ chơn tâm.
Hành giả phải luôn luôn quán tất cả các pháp trong vũ trụ đều hư giả, như chiêm bao, như vật huyễn thuật, như bọt nước, như bóng tối, như sương mai và điện chớp.
Khi hành giả đã đi sâu vào pháp quán giả; nghĩa là thấy một cách chắc chắn "các pháp đều hư giả" như sáu món hư huyễn trên, thì hành giả không còn khởi vọng tâm chấp thủ ngã pháp hay bốn tướng.
Khi các vô minh vọng chấp không còn thì chơn tâm thanh tịnh hiện ra, hay nói cách khác là tánh Kim Cang Bát Nhã như như bất động hiện ra. Lúc bấy giờ, hành giả liền chứng được quả Bồ Đề, không cần phải gian lao khổ hạnh, nhiều kiếp tu hành hay phải tìm đâu xa lạ.
Tóm lại, đây là một phương pháp tu mau chóng, đặc biệt của kinh Kim Cang Bát Nhã, để "hàng phục vọng tâm và an trụ chơn tâm".
***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 24 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 24 EmptyThu Feb 25, 2016 6:38 pm

PHẦN LƯU THÔNG
PHẦN TRUYỀN BÁ LƯU THÔNG
Khi Phật nói kinh này rồi, ông Trưởng lão Tu Bồ Đề, các vị Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, thiện nam, tín nữ, trời, người và thần A Tu La, đều tin thọ và hoan hỷ vâng làm.
LƯỢC GIẢI
Theo thông lệ, thì tất cả các kinh của Phật đều chia làm ba phần: Phần Tự (phần mở đề), phần Chánh tôn (phần chánh đề) và phần Lưu thông (phần truyền bá lưu thông).
Đoạn này là phần Lưu thông, nói về các thính giả, sau khi nghe Phật nói kinh Kim Cang Bát Nhã rồi, tất cả đều lãnh thọ tin theo và hoan hỷ vâng làm.
Dịch xong, ngày 10.7 Ất Tí
(Nhằm ngày 6.8.1965)
Phật Học Phổ Thông
Sa Môn Thích Thiện Hoa
Phật Học Phổ Thông - Page 24 Clip_image001
 
(Xin cám ơn Phật tử Lê Hồng, đã dò lại chính tả phần này)
 
KINH ĐẠI BÁT NHÃ TOÁT YẾU 
Ngài Tam tạng Pháp sư CƯU MA LA THẬP, dịch chữ Phạn ra chữ Hán 
Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lược giải
NGUYÊN VĂN
(bản dịch thứ nhất)
Ngài Quán Tự tại Bồ Tát, sau khi đi sâu vào Trí huệ Bát Nhã rồi, Ngài thấy năm uẩn đều "không" (Bát Nhã) nên không còn các khổ. 
Ngài gọi ông Xá Lợi Tử dạy rằng: "Này Xá Lợi Tử ! Năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) chẳng khác với "không" chẳng khác với năm uẩn; năm uẩn tức là "không", "không" tức là năm uẩn. 
Này Xá Lợi Tử ! "Tướng không" (Bát Nhã) của các pháp đây, nó không sanh không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt. 
Bởi thế nên, trong "Tướng không" (Bát Nhã) này, không có năm uẩn là: sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không có Sáu căn là: nhãn ,nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; không có Sáu trần là: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; không có Sáu thức là: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức; 
Không có mười hai nhơn duyên; nghĩa là không có "vô minh" và cũng không có "hết vô minh"; cho đến không có "Lão tử" và cũng không có "hết Lão tử"; 
Không có Tứ đế là: khổ, tập, diệt, đạo; cũng không có "trí" tu chứng và đạo quả để chứng (đắc). Tóm lại, không có "đặng" cái gì cả. 
Các vị Bồ Tát nhờ y theo Trí huệ Bát Nhã (Tướng không) mà xa lìa được các mộng tưởng điên đảo, nên tâm không còn ngăn ngại, lo sợ và chứng được rốt ráo Niết bàn. 
Các đức Phật quá khứ, hiện tại và vị lai cũng đều y theo Trí huệ Bát Nhã (Tướng không) mà đặng đạo Vô thượng Bồ Đề. 
Vì Trí huệ Bát Nhã (Tướng không) có khả năng diệt trừ hết các khổ, chắc chắn như vậy, không hư dối, nên gọi là thần chú Bát Nhã Ba La Mật; cũng gọi là "chú Đại thần, chú Đại minh, chú Vô thượng và chú Vô đẳng đẳng". 
Ngài Quán tự tại Bồ Tát liền nói Thần chú Bát Nhã: "Yết đế yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ Đề tát bà ha". 
***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 24 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 24 EmptySat Feb 27, 2016 6:14 pm

KINH ĐẠI BÁT NHÃ TOÁT YẾU 
Ngài Tam tạng Pháp sư CƯU MA LA THẬP, dịch chữ Phạn ra chữ Hán 
Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lược giải
NGUYÊN VĂN
(bản dịch thứ hai)
KINH ĐẠI BÁT NHÃ TOÁT YẾU
Sau khi đi sâu vào Trí huệ Bát Nhã rồi, Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát thấy các pháp đều là Bát Nhã (không), nên không còn các khổ. 
Ngài gọi ông Xá Lợi Tử dạy rằng: "này Xá Lợi Tử ! các pháp chẳng khác với Bát Nhã (không), Bát Nhã chẳng khác với các Pháp; các Pháp tức là Bát Nhã (không), Bát Nhã tức là các Pháp. 
Này Xá Lợi Tử ! Bát Nhã (tướng không) là tánh của các Pháp. Nó không sanh không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt. 
Bởi thế nên trong Bát Nhã (không), không có các Pháp thế gian như: Năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), sáu căn (nhãn,nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý), sáu trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp), sáu thức (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thứ và ý thức). 
Và trong Bát Nhã, cũng không có các Pháp xuất thế gian như: Tứ đế (khổ, tập, diệt, đạo), Mười hai nhơn duyên (không có vô minh và vô minh tận; không có Lão tử và Lão tử tận), không có "trí" tu chứng và đạo quả để chứng (đắc). Tóm lại, trong Bát Nhã không có cái gì cả. 
Các vị Bồ Tát nhờ y theo Trí huệ Bát Nhã (không) mà xa lìa được các mộng tưởng điên đảo, nên tâm không còn ngăn ngại, lo sợ và chứng được đạo quả Niết bàn. 
Các đức Phật quá khứ, hiện tại và vị lai, cũng đều y theo Trí huệ Bát Nhã (không) mà đặng đạo vô thượng Bồ Đề. 
Vì Trí huệ Bát Nhã có khả năng diệt trừ hết các khổ, chắc chắn như vậy không hư dối, nên cũng gọi là Thần chú Bát Nhã, cũng gọi là chú Đại thần, chú Đại minh, chú Vô thượng và chú Vô đẳng đẳng". 
Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát, liền nói thần chú Bát Nhã: 
"Yết đế yết đế, Ba la yết đế, Ba La Tăng Yết đế, Bồ Đề tát bà ha". 
 
Khóa Thứ Mười Hai
KINH ĐẠI BÁT NHÃ TOÁT YẾU 
Ngài Tam tạng Pháp sư CƯU MA LA THẬP, dịch chữ Phạn ra chữ Hán 
Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lược giải
LƯỢC GIẢI
Nguyên đề mục kinh là có mười chữ: 
"Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa tâm kinh"; gọi tắt là:Tâm kinh" 
MA HA:Trung Hoa dịch âm chữ Phạn "Maha", dịch nghĩa là "Đại" (lớn), Đa (nhiều) và "thắng" (hơn). 
BÁT NHÃ:Trung Hoa dịch âm chữ Phạn "Prajnà"; vì không có chữ dịch cho cân xứng, nên chỉ dịch nguyên âm (Bát Nhã). 
Bát Nhã có nhiều nghĩa sâu xa, nhưng tóm lại có sáu nghĩa: 
1. Viễn ly: Xa lìa các vô minh phiền não vọng chấp 
2. Minh: Sáng, không mờ tối 
3. Trí: Thông suốt 
4. Huệ: Sáng tỏ 
5. Trí huệ: Sáng tỏ thông suốt 
6. Thanh tịnh: Trong sạch không nhiễm ô. 
Bát Nhã có nhiều nghĩa như vậy, nếu lấy một nghĩa thì không được đúng lắm, nên các dịch giả chỉ để nguyên âm chữ Phạn. 
Tuy nhiên, trong sáu nghĩa trên đây, nếu đem so sánh và cân nhắc, thì có thể dùng tạm nghĩa "Trí huệ", vì nghĩa Trí huệ có phần rõ ràng vá xác đáng hơn hết. 
Nhưng, cần phải chọn lọc thật kỹ, bỏ các loại Trí huệ sau đây, mới đúng với nghĩa của chữ "Bát Nhã". 
1. Trí huệ thế gian: Trong thế gian, những người học rộng thấy xa, thông minh lanh lợi khôn khéo lịch duyệt, hay giỏi mọi phương diện, thiên hạ gọi là người "Trí huệ". Nhưng Trí huệ đó là Trí huệ của thế tục phàm phu, không phải là "Trí huệ Bát Nhã". 
2. Trí huệ ngoại đạo: Chúng ngoại đạo tu thiền định lâu ngày cũng có Trí huệ (xem bài Thiền tôn trong Bộ Bản đồ tu Phật) biết được việc quá khứ hiện tại và vị lai, thần thông biến hoá vô cùng, nhiều pháp kỳ lạ. Nhưng Trí huệ đó là tà Trí huệ, không phải "Trí huệ Bát Nhã". 
3. Trí huệ Nhị thừa: Hàng Thinh văn và Duyên giác do tu pháp Tứ đế và Thập nhị nhơn duyên mà đặng đạo quả. Các vị này đã khỏi sanh tử luân hồi, thần thông tự tại và có Trí huệ biết được việc quá khứ hiện tại và vị lai. 
Nhưng Trí huệ đó thuộc về Trí huệ Tiểu thừa, chỉ thấy về "ngã không chơn như" (thiên không), chớ chưa thấy được "pháp không chơn như", nên cũng không phải "Trí huệ Bát Nhã". 
Trừ ba loại Trí huệ trên, duy có Trí huệ của Phật hay của Đại thừa Bồ Tát, mới phải là "Trí huệ Bát Nhã". 
Công dụng của Trí huệ Bát Nhã, như mặt trời chiếu phá các mây mù vô minh vọng chấp (ngã, pháp). Bởi thế nên Trí huệ Bát Nhã chiếu soi các pháp, thì pháp nào cũng đều bỏ hình giả dối, mà hoàn lại tướng chơn thật. Tướng chơn thật của các pháp đã hiện, tức là chơn như hay chơn lý của vũ trụ hiện ra vậy. 
Trí huệ Bát Nhã sẵn có trong mỗi chúng sanh từ vô thỉ đến nay, không phải do tu mới có, hay nhờ các duyên bên ngoài luyện tập mà thành. Dù ở địa vị phàm phu, nó cũng không giảm, dù chứng quả thánh, nó cũng không tăng. Nó không bị các vô minh phiền não phá hoại, trái lại còn phá tiêu tất cả vô minh phiền não từ vô thỉ đến nay. Nó phá một cách dễ dàng và rốt ráo, như gió thổi mây bay, như mặt trời chiếu sương mù tan. Bởi thế nên gọi là "Bát Nhã Ba La Mật Đa" (Trí huệ rốt ráo). 
Trí huệ Bát Nhã có công năng như chiếc thuyền, đưa chúng sanh từ bên này bờ mê muội triền phược của phàm phu, đến bên kia bờ giác ngộ giải thoát của chư Phật, nên Cổ nhơn cũng gọi là "thuyền Bát Nhã". 
Muốn giản biệt Trí huệ Bát Nhã, để khỏi lầm lộn với Trí huệ của phàm phu, ngoại đạo và Tiểu thừa, chúng tôi dịch nghĩa chữ "Bát Nhã" như sau: 
1. Trí huệ Phật (Trí huệ của Phật tánh hay chơn tâm
2. Trí huệ Bát Nhã (dùng cả chữ Phạn và chữ Hán
3. Trí huệ rốt ráo (Bát Nhã Ba la mật
Bát Nhã có ba loại: 
a. Văn tự Bát Nhã: tức là "học Bát Nhã". Hành giả nhờ học văn tự nghĩa lý kinh Bát Nhã mới ngộ được Lý tánh Bát Nhã của mình. 
b. Quán chiếu Bát Nhã: Tức là "tu Bát Nhã". Sau khi đã ngộ được Lý tánh Bát Nhã, hành giả phải tu tập; nghĩa là quán sát chiếu soi các pháp đều "không" 
c. Thật tướng Bát Nhã: Tức là "Chứng Bát Nhã". Sau khi tu tập, đến lúc công viên quả mãn rồi, hành giả chứng được tướng chơn thật của Bát Nhã. 
Tu chứng Bát Nhã có ba giai đoạn: 
1. Gia hạnh Bát Nhã: Tăng gia công hạnh tu Bát Nhã. Nghĩa là sau khi hạ thủ công phu tu tập, hành giả phải tăng gia công hạnh, mới đặng Trí huệ Bát Nhã. 
2. Căn bản Bát Nhã: Tức là thể tánh Bát Nhã, tuy sẵn có trong mỗi chúng sanh, nhưng phải nhờ có tu hành mới được hiển lộ. 
3. Hậu đắc Bát Nhã: Tức là diệu dụng Bát Nhã, do hành giả sau khi chứng đặng "căn bản Bát Nhã" rồi mới được diệu dụng này. 
***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 24 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 24 EmptyTue Mar 01, 2016 9:35 am

BA LA MẬT ĐA: Trung Hoa dịch âm chữ Phạn "Paramita", có hai nghĩa: 
1. Đáo bỉ ngạn: đến bờ bên kia. Trí huệ Bát Nhã có công năng đưa chúng sanh từ bờ mê muội triền phược của phàm phu bên này, qua đến bờ giác ngộ giải thoát của chư Phật bên kia, nên gọi là "Bát Nhã Ba La Mật Đa" 
2. Cứu cánh viên mãn: hoàn toàn rốt ráo. Theo tục ngữ Ấn Độ, phàm làm việc gì khi đã hoàn toàn viên mãn, thì gọi là "Ba La Mật Đa". Trí huệ Bát Nhã là loại Trí huệ đã rốt ráo viên mãn, nên gọi là "Bát Nhã Ba La Mật Đa". 
TÂM: Chữ "Tâm" có nhiều nghĩa: 
1. Tâm: Quả tim, như "tâm can tỳ phế thận"; 
2. Tâm: Chứa nhóm và sanh khởi, như "tập khởi tâm"; 
3. Tâm: Chứa nhóm, như "Tập tích tâm"; 
4. Tâm: Sanh diệt không gián đoạn, như "đẳng vô gián tâm"; 
5. Tâm: Nhớ nghĩ lo lường, như "tư lương tâm"; 
6. Tâm: Rõ ràng phân biệt, như "minh liễu phân biệt tâm"; 
7. Vọng Tâm: Tâm hư vọng sanh diệt ; 
8. Chơn Tâm: Tâm chơn thật, như "bản thể chơn tâm"; 
9. Tâm: Toát yếu hay tinh yếu, như chữ "trọng tâm". 
Tóm lại, chữ "tâm" tuỳ ở trong đề mục kinh này, thì nên dùng nghĩa "tinh yếu", "toát yếu" hay "trọng tâm" mới là chính xác. Vì Phật nói kinh Đại Bát Nhã đến 600 quyển, trải qua thời gian 22 năm mới rồi (nhị thập nhị niên Bát Nhã đàm); kinh này (chỉ có 260 chữ) là trọng tâm hoặc toát yếu hay tinh yếu của kinh Đại Bát Nhã, nên gọi là "Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa tâm kinh". 
***
KINH: Kinh điển hay giáo lý, do Phật hoặc Bồ Tát nói ra. Chữ "kinh" có nhiều nghĩa, nhưng tóm lại có ba nghĩa như sau: 
1. Thường: Không thay đổi. Chơn lý của Phật không thay đổi, dù Phật quá khứ, hiện tại, vị lai cũng đều nói chơn lý như vậy. 
2. Đường canh: Đường chỉ xuôi trong tấm vải. Nhờ sợi chỉ xuôi, xâu kết các sợi chỉ ngang, để làm thành một tấm vải. Còn kinh là sự tổng hợp ghi chép các lời nói của Phật hoặc Thánh hiền. 
3. Hợp (khế): Kinh Phật hợp với "chơn lý của vũ trụ" và hợp với "căn cơ trình độ của chúng sanh". Cũng một bộ kinh, mà tuỳ theo trình độ của mỗi người kẻ hiểu cao, người hiểu thấp. Tuy sự hiểu ngộ cao thấp không đồng, nhưng y theo kinh tu hành, đều được khỏi khổ sanh tử luân hồi, không sót một người nào. Kinh Phật có những đặc điểm như vậy, nên gọi là "khế kinh". 
Tóm lại, "Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa tâm kinh" là "Kinh toát yếu kinh Đại Bát Nhã". 
Nói về danh, Tướng, Thể, Dụng của kinh này: 
Danh: Tên kinh này dùng pháp "Bát Nhã" làm tên 
Tướng: Kinh này lấy "Đại thừa" làm giáo tướng. 
Thể: Kinh này lấy "Thật tướng" làm thể 
Dụng: Kinh này lấy "độ thoát khổ ách" làm dụng 
Tôn chỉ: Kinh này lấy "quán chiếu" làm tôn chỉ 
***
Tên của dịch giả: Ngài Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang. 
TAM TẠNG PHÁP SƯ: Tam tạng là ba kho tàng; vì có công năng trùm chứa văn nghĩa của Phật pháp, nên gọi là "Tạng". 
1. Kinh tạng chép những lời Phật dạy hay những lời của các vị Bồ Tát nói ra. 
2. Luật tạng chép những giới và luật của 7 chúng (Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Thức xoa và Ưu bà tắc, Ưu bà di) 
3. Luận tạng chép những nghị luận chánh tà, phân biệt chơn vọng của các vị Bồ Tát và chư Tổ. 
Thầy giảng Kinh thì gọi là "Pháp sư" 
Thầy giảng Luật thì gọi là "Luật sư" 
Thầy giảng Luận thì gọi là "Luận sư" 
Ngài Huyền trang thông suốt cả ba tạng và giảng dạy cả Kinh, Luật, Luận nên gọi Ngài là "Tam Tạng Pháp sư" (vị Pháp sư thông suốt ba tạng). 
HUYỀN TRANG: Ngài họ Trần tên Vĩ ở đất Yên sư, tỉnh Lạc Dương. Ngài rất thông minh, xuất gia khi 13 tuổi, học đủ kinh điển. Đến năm Trinh Quán thứ ba, Ngài phát tâm qua Ấn Độ học Phật pháp đến 15 năm, rất thông về "pháp tướng Duy thức học". Ngài học được 657 bộ kinh. Đến năm Trinh Quán thứ 19, Ngài về Trung Hoa. Vua Đường Thái Tôn rất mừng, thỉnh Ngài ở lại chùa Hoàng Phước dịch kinh. Ngài dịch được 75 bộ, cộng là 1335 quyển. Ngài hưởng thọ 75 tuổi. Vua Cao Tôn dựng tháp Ngài thao kiều Ấn Độ tại chùa Từ Ân, công đức của Ngài thật là vô tận. (xem bộ Huyền Trang do Võ Đình Cường soạn, Hương Đạo xuất bản) 
Kinh này có năm nhà dịch từ chữ Phạn ra chữ Trung Hoa, nhưng bản dịch của Ngài Huyền Trang truyền bá được thạnh hành hơn hết. 
***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 24 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 24 EmptyWed Mar 02, 2016 7:59 pm

PHẦN DUYÊN KHỞI 
CHÁNH VĂN 
Ngài Quán Tự tại Bồ Tát, sau khi đi sâu vào Trí huệ Bát Nhã rồi, thấy năm uẩn đều "không" (Bát Nhã), nên không còn các khổ. 
LƯỢC GIẢI 
Đoạn thứ nhứt, nói: Bồ Tát dùng Trí huệ Bát Nhã, thấy các pháp đều không (Bát Nhã) nên không còn các khổ. 
Tất cả chúng sanh vì mê bản thể chơn tâm thanh tịnh của mình, nên vọng hiện ra có thế giới và chúng sanh.cũng như người mê ngủ chiêm bao, nên thấy có các cảnh vật. 
Chúng sanh chấp các cảnh vật đó là thật, nên khởi ra tham, sân, si tạo đủ các nghiệp, rồi sanh tử luân hồi chịu đủ kiểu khổ sở. Cũng như người đương chiêm bao, vì chấp cảnh vật trong chiêm bao là thật, nên sanh ra vui buồn đủ chuyện. 
Bồ Tát dùng Trí huệ Bát Nhã, thấy rõ các pháp (thế giới, chúng sanh) đều không, do vô minh vọng tưởng hiện ra, nên Bồ Tát không còn bị các khổ bởi vô minh vọng tưởng. Cũng như người đã thức giấc chiêm bao, thấy rõ các cảnh vật trong chiêm bao đều không có, nên không cò bị khổ vui bởi cảnh chiêm bao. 
Tóm lại, chúng sanh vì chấp năm uẩn thật có, nên mới chịu các khổ sở. Bồ Tát dùng Trí huệ Bát Nhã thấy năm uẩn đều không, nên không còn bị các khổ. 
GIẢI DANH TỪ 
QUÁN TỰ TẠI BỔ TÁT: NGÀI Huyền Trang Pháp sư dịch là "Quán Tự Tại Bồ Tát"; Cựu dịch: "Quán Thế Âm Bồ Tát" 
Quán Tự Tại, có hai nghĩa: 1. Quán rõ các pháp đều do tâm biến hiện, nên chúng sanh được quả tự tại, 2. Quán biết căn cơ của chúng sanh, nên sự giáo hoá được tự tại. 
BỔ TÁT: Trung Hoa dịch tắt chữ "Bồ Đề Tát Đoả". "Bồ Đề" dịch là "Giác"; "Tát đoả" dịch là "Hữu tình"; nghĩa là chúng hữu tình đã được giác ngộ. Có ba nghĩa: 
1. Phần tự lợi: Tức là "Hữu tình giác", nghĩa là chúng hữu tình đã giác ngộ, nhưng chưa được hoàn toàn như Phật. Vì có vi tế sở tri ngu, nên giác mà còn hữu tình. 
2. Phần lợi tha: Tức là "Giác hữu tình"; nghĩa là phần mình đã giác ngộ, rồi giác ngộ cho chúng sanh. 
3. Phần tự lợi, tự tha: Tức là "Tự giác, giác tha"; nghĩa là trên cầu đạo Phật để giác ngộ cho mình, dưới giáo hoá chúng sanh. 
Nghĩa thứ nhứt, tức là "Trí", nghĩa thứ hai tức là "Bi", nghĩa thứ ba cả Bi và Trí. Bồ Tát "Bi, Trí" gồm đủ. "Lý, Sự" vô ngại, nên gọi là "Quán Tự Tại Bồ Tát". 
ĐI SÂU VÀO TRÍ HUỆ BÁT NHÃ: Tức là Bồ Tát đã thâm nhập Trí huệ Bát Nhã. 
NĂM UẨN ĐỀU KHÔNG: Hàng Nhị thừa phá cái chấp ngã; nhưng còn chấp pháp; nghĩa là thấy không có "ngã", nhưng còn năm uẩn. Hàng Đại thừa Bồ Tát, thì ngã pháp đều phá; nghĩa là ngã đã không mà năm uẩn cũng không. 
Năm uẩn là: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Ngài Huyền Trang dịch là "ngũ uẩn". Chữ "uẩn" là "chứa nhóm"; nghĩa là năm món này tích tụ chứa nhóm làm thân và làm tâm. 
Cựu dịch là "ngũ ấm". Chữ "Ấm" là che đậy; nghĩa là năm món này che đậy chơn tâm thanh tịnh, như mây che mặt nhựt. 
Tóm lại, tất cả sự vật trong vũ trụ, không ngoài thế giới và chúng sanh. Thế giới chúng sanh không ngoài Sắc (vật chất) và Tâm (tinh thần). 
Sắc tức là sắc uẩn: tâm tức là tâm uẩn: thọ, tưởng, hành, thức. Bởi thế nên nói "năm uẩn đều không", tức là nói "thế giới và chúng sanh hay tất cả sự vật trong vũ trụ đều không". 
KHỒ: các khổ vô biên nhưng tóm lại có ba món khổ: khổ khổ, hoại khổ và hành khổ; hay tám món khổ là: sanh khổ, lão khổ, bịnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, oán tắng hội khổ, ngũ ấm xí thạnh khổ, cầu bất đắc khổ (xem Khổ đế trong quyển Tứ Diệu Đế, do Hương Đạo xuất bản). 
***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 24 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 24 EmptyFri Mar 04, 2016 11:47 am

PHẦN CHÁNH TÔN 
CHÁNH VĂN 
Ngài gọi ông Xá Lợi Tử dạy rằng: "Này Xá Lợi Tử ! năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) chẳng khác với "không" (Bát Nhã), "không" chẳng khác với năm uẩn tức là "không" (Bát Nhã), "không" tức là năm uẩn. 
LƯỢC GIẢI 
Đại ý đoạn này nói: Năm uẩn tức là: "không" (Bát Nhã), "không"tức là năm uẩn. 
Nói năm uẩn tức là nói tất cả các pháp. Tất cả các pháp có hai phần: Tánh và Tướng. Tánh của các pháp thì không có hình tướng. Kinh gọi là "không tướng" (thị chư pháp không tướng). Bởi "không tướng" nên không sai khác, không sanh diệt, không hư hoại v.v...cũng gọi là thật tướng, chơn tướng, chơn tánh, chơn không, chơn như hay chơn tâm v.v... 
Tướng của các pháp thì có hình tướng, như năm uẩn hay các pháp sai khác, có sanh diệt, hư dối không thật, rốt cuộc hoàn không. Kinh chép: "Ngũ uẩn giai không". 
Thí dụ như vòng, kiềng, xoa, xuyến là "tướng" của vàng; băng, tuyết, mù sương, nước đá là "tướng" của nước, đều có sanh diệt, hư giả không thật, rốt cuộc đều trở về không. Còn "tánh" của vàng hay "tánh" của nước thì không có các tướng: dài, ngắn, vuông, tròn v.v...(dụ cho không tướng). Vì "không tướng" nên không sanh diệt hư hoại; dụ như thật tướng, chơn tướng hay chơn không v.v...(Đây chỉ là thí dụ cho dễ hiểu, chứ không phải "vàng" hay "nước" là thật tướng hay chơn tướng v.v...). 
Đoạn kinh này có hai từng đạo lý, cạn và sâu khác nhau. Từng đạo lý thứ nhất, dùng hai chữ "chẳng khác": 
Năm uẩn "chẳng khác" với không 
Không "chẳng khác" với năm uẩn. 
Nghĩa là đem "năm uẩn" với "chơn không" để so sánh nhau: Lấy "năm uẩn" so sánh với "chơn không" không khác; và lấy "chơn không" để so sánh với:năm uẩn"cũng không khác. Tuy không khác, nhưng có người hiểu: vẫn còn một bên "năm uẩn" và một bên "chơn không". Cũng như nói "sóng và nước không khác", nhưng vẫn còn chấp; sóng và nước hai thứ riềng biệt. 
Đến từng đạo lý thứ hai, có phần sâu hơn, lại dùng hai chữ "tức là": 
Năm uẩn "tức là" không 
Không "tức là" năm uẩn. 
Nghĩa là: "năm uẩn" tức là "chơn không", "chơn không" tức là "năm uẩn". Năm uẩn với chơn không, không còn hai phần riêng biệt nữa. Cũng như nói: sóng tức là nước, nước tức là sóng, không có riêng khác. 
Từng đạo lý thứ nhứt nói: Năm uẩn "chẳng khác" với Không, Không "chẳng khác" với Năm uẩn, tức là nói: 
Tướng của các pháp "chẳng khác" với tánh của các pháp. Tánh của các pháp "chẳng khác" với Tướng của các pháp. Cũng như nói: Kẹo (tướng) "không khác" với đường (tánh); Đường "không khác" với kẹo. 
Từng đạo lý thứ hai nói: Năm uẩn "tức là" Không. Không "tức là" Năm uẩn; tức là nói: 
Tướng của các pháp "tức là" Tánh của các pháp. Tánh của các pháp "tức là" Tướng của các pháp. Cũng như nói: Kẹo (tướng) "tức là" Đường (tánh); Đường "tức là" kẹo. 
Muốn rõ thêm đoạn kinh này, chúng tôi xin thí dụ như sau: Như người mê ngủ chiêm bao (dụ chúng sanh mê muội) thấy các cảnh vật khổ vui v.v...Vì mê mộng nên họ chấp các cảnh vật ấy là thật, rồi cũng vui buồn cười khóc v.v... 
Trái lại, người thức (dụ Bồ Tát tu Trí huệ Bát Nhã) thấy các cảnh chiêm bao kia đều không (ngũ uẩn giai không) nên không bị cảnh chiêm bao làm cho họ khổ sở (độ nhứt thiết khổ ách). 
Người thức kia (dụ Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát) biết rằng: Vì tâm chiêm bao hiện ra các cảnh chiêm bao, nên nói: 
"Cảnh chiêm bao (sắc) "không khác" với tâm chiêm bao (không), Tâm chiêm bao "không khác" với cảnh chiêm bao; cảnh chiêm bao "tức là" Tâm chiêm bao, Tâm chiêm bao "tức là" cảnh chiêm bao. 
Lên một từng nữa, Phật dạy: 
Chúng sanh vì mê bản thể chơn tâm thanh tịnh của mình (chơn không) nên vọng hiện ra thế giới và chúng sanh, tức là cảnh giới của chúng ta sống đây (trong kinh cũng gọi là cảnh đại mộng). Rồi chúng sanh vọng chấp cho là cảnh thật, nên cũng mừng giận khổ vui v.v...cũng như người chiêm bao (tiểu mộng) không khác, nên gọi là "mộng tưởng điên đảo). 
Bồ Tát đã giác ngộ (như người thức tỉnh) dùng Trí huệ Bát Nhã (như trí của người thức) thấy cảnh giới của chúng ta đang sống đây là cảnh đại mộng, đều do tâm hiện ra, nên Bồ Tát dạy: "các pháp đều không" (ngũ uẩn giai không), do tâm hiện ra, nên các pháp chẳng khác với tâm (không), tâm chẳng khác với các pháp; các pháp tức là tâm, tâm tức là các pháp". 
Tóm lại, đồng một bản thể chơn tâm thanh tịnh không khác, nhưng chúng sanh vì vô minh vọng tưởng điên đảo, nên thấy có năm uẩn hay thế giới chúng sanh, rồi theo cảnh đại mộng này mà thọ khổ. 
Trái lại, Bồ Tát đã giác ngộ (người đã thức giấc đại mộng) dùng Trí huệ Bát Nhã thấy cảnh đại mộng này (5 uẩn hay các pháp) đều không, chỉ do tâm hiện ra, nên không còn bị các khổ của cảnh đại mộng nữa (độ nhứt thế khổ ách). 
Vì chúng sanh mê, từ "tánh không" hiện ra "có sắc", nên nói:"sắc, chẳng khác với không", nên nói: " không, chẳng khác sắc", hay không tức là "sắc"   
  
GIẢI DANH TỪ 
XÁ LỢI TỬ: Có nhà dịch "Xá Lợi Phất" hay "Xá Lợi Phất Đa La". Chữ "phất" đồng nghĩa với chữ "Tử"(con). Ông Xá Lợi Tử là bực đại đệ tử của Phật, Trí huệ thứ nhứt. 
Bà mẹ ông tên Xá Lợi, thông minh xuất chúng, biện luận nổi danh trong xứ, nhứt là trong khi có mang ông. 
Theo phong tục Ấn Độ, thường lấy tên mẹ đặt tên con, nên gọi ông là Xá Lợi Tử (hay Phất); nghĩa là con bà Xá Lợi. 
Theo bản dịch của Ngài Thi Hộ chép: "Trong khi Đức Thế Tôn ở non Linh Thứu nhập định Thậm thâm quang minh, nói chánh pháp Tam ma đề, thì ông Xá Lợi Phất bạch với Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát rằng: "Nếu có người muốn tu pháp môn thậm thâm Bát Nhã, thì phải tu như thế nào? Nhơn đó ngài Quán Tự Tại gọi ông Xá Lợi Phất mà giảng nói kinh này". 
SẮC, tức là "sắc uẩn": Các vật chất chứa nhóm lại thành ra những hình tướng, như thân thể và cảnh vật, gọi là "sắc uẩn". 
Sắc uẩn gồm 11 món: Năm căn và sáu trần. 
Năm căn là: 
1. Nhãn căn: Con mắt 
2. Nhỉ căn: Lỗ tai 
3. Tỷ căn: Lỗ mũi 
4. Thiệt căn: Cái lưỡi 
5. Thân căn: thân thể 
Sáu trần là: 
1. Sắc trần: Cảng bị thấy của mắt 
2. Thanh trần: Tiếng bị nghe của tai 
3. Hương trần: Mùi bị ngửi của mũi 
4. Vị trần: Vị bị nếm của lưỡi 
5. Xúc trần: Cảnh bị xúc của thân 
6. Pháp trần: Cảnh bị biết của ý thức; tức là "vô biểu sắc". Sắc này không tiêu biểu ra ngoài, nhưng đối với nội tâm (ý thức) chúng ta có thể thấy rõ ràng. 
THỌ, tức là "thọ uẩn". Thọ là lãnh thọ. Sau khi tiếp xúc với cảnh rồi, sanh lãnh thọ. Sự lãnh thọ có năm: 1. Thọ khổ, 2. Thọ vui, 3. Thọ buồn, 4. Thọ mừng, 5. Thọ không vui buồn. 
TƯỞNG, tức là "Tưởng uẩn". Tưởng là tưởng nhớ hình tượng của các cảnh. Do sau khi tiếp xúc và lãnh thọ các cảnh khổ vui rồi, sanh ra tưởng nhớ. 
HÀNH, tức là "Hành uẩn". Hành là sự thay đổi biến chuyển của tâm niệm. Trong 51 món Tâm sở, trừ Thọ và Tưởng ra, còn 49 món Tâm sở và 24 món Tâm Bất tương ưng, đều thuộc về Hành uẩn. 
THỨC, thức là "Thức uẩn". Thức nghĩa là hiểu biết phân biệt; có khả năng biến hiện ra các cảnh và phân biệt các cảnh. Thức, chia ra làm tám loại: 
1. Nhãn thức: Cái biết của mắt, phân biệt các cảnh sắc. 
2. Nhĩ thức: Cái biết của tai, phân biệt các tiếng tăm. 
3. Tỷ thức: Cái biết của mũi, phân biệt các mùi. 
4. Thiệt thức: Cái biết của lưỡi, phân biệt các vị trần. 
5. Thân thức: Cái biết của thân, phân biệt xúc trần. 
6. Ý thức: Cái biết của ý, phân biệt các pháp trần (cảnh nội tâm). 
7. Mạt na thức: Cái biết thứ 7, chấp thức thứ 8 làm ngã. 
8. A lại da thức: Cái biết thứ 8, chứa chủng tử các pháp 
Vật chất Sắc Sắc pháp II 
Thọ Tâm sở 51 món 91 pháp 
5 UẨN Tưởng Tâm bất hữu vi 
Tinh thần Hành tương ưng 24 
Thức Tâm Vương 8 
KHÔNG, tức đoạn sau nói "Không tướng". Cái "không" đây, không phải hư không, ngoan không hay cái "không" đối với cái có; cũng không phải thủ tiêu hết các vật hữu hình mà nói là không; và cũng không phải cái"không" của Tiểu thừa (Thiên không). 
Cái "không" đây, tức là bản tánh thanh tịnh không có các hình tướng, nên gọi là "không tướng" (tướng không). Vì nó không sanh diệt, không hư dối, nên cũng gọi là "chơn không" hay thật tướng, chơn tướng, chơn tánh, chơn tâm, chơn như v.v... 
Tóm lại, kinh này nói "năm uẩn" tức là bên Duy thức nói "94 pháp hữu vi". Kinh này nói "không" hay "không tướng", tức là bên Duy thức nói "sáu pháp vô vi". 
Kinh này nói: "Sắc chẳng khác với không" hay nói: "Sắc tức là không", là nói "Pháp hữu vi tức là pháp vô vi". 
***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 24 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 24 EmptyTue Mar 08, 2016 3:12 pm

CHÁNH VĂN 
Này Xá Lợi Tử ! "Tướng không" (Bát Nhã) của các pháp đây, nó không sanh không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt. 
LƯỢC GIẢI 
Đoạn kinh này nói: Tánh (Bát Nhã) của các pháp, không sanh không diệt, không cấu tịnh v.v... 
Đoạn thứ nhứt nói:" Năm uẩn đều không", đoạn thứ hai nói:" Sắc chẳng khác với không", hay " sắc tức là không v.v...", đoạn này nói: tướng không của các pháp"; chữ "Không" ở trong ba đoạn này đều chỉ cho "Trí huệ Bát Nhã", tức là "Tánh" của các pháp. 
"Tánh" của các pháp không có hình tướng: không có tướng sanh, không có tướng diệt, không có tướng cấu nhiễm của phàm phu, không có tướng thanh tịnh của chư Phật. Khi ngộ nó không thêm, lúc mê nó cũng không bớt. Bởi thế nên cũng gọi là "không tướng" (tướng không), chơn tướng, thật tướng, chơn tánh, chơn tâm, chơn như, chơn không hay thật tướng Bát Nhã v.v... 
Tóm lại, "Tánh" của các pháp là "chơn tâm thanh tịnh sáng suốt", không có các hình tướng, nên gọi là "không tướng" hay "Bát Nhã chơn không". 
GIẢI DANH TỪ 
Pháp: Chỉ chung cho tất cả sự vật: tinh thần, vật chất, hữu hình vô hình, hữu vi vô vi, thánh phàm v.v...Chẳng những bàn ghế v.v...là "pháp", cho đến hư không cũng là "pháp". Bóng trong gương, trăng dưới nước là "pháp", mà lông rùa, sừng thỏ cũng là "pháp", cho đến tư tưởng tâm niệm cũng là "pháp". Phàm những cái gì, tự nó giữ được cái bản chất của nó làm cho người biết được nó là cái gì, thì đều gọi là "pháp". 
Tóm lại, nói rộng là "tất cả pháp", nói hẹp là "năm uẩn?. Nói "năm uẩn là chơn không" tức là nói "các pháp là chơn không". Chính ở nơi các pháp mà nhận tướng "chơn không", chẳng phải ngoài các pháp, riêng có một tướng chơn không". 
***
CHÁNH VĂN 
Bởi thế nên, trong "Tướng không" (Bát Nhã) không có 5 uẩn là: sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không có 6 căn là: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; không có 6 trần là: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; không có 6 thức là: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. 
LƯỢC GIẢI 
Đoạn kinh này nói: Trong "Tướng không" (Bát Nhã) không có các pháp thế gian. 
Vì "Tướng không" của các pháp (Bát Nhã) không sanh diệt, không cấu tịnh, không tăng giảm v.v...nên trong "Tướng không" (Bát Nhã) không có 5 uẩn, mười hai xứ (6 căn, 6 trần), mười tám giới (6 căn, 6 trần, 6 thức) . cũng như trên màn bạc (dụ Tướng không) không có các hình ảnh. 
Thật ra, nói "năm uẩn" tức là gồm cả mười hai xứ và mười tám giới; trái lại, nói "mười hai xứ", cũng gồm cả năm uẩn và mười tám giới; hay nói "mười tám giới" cũng gồm cả mười hai xứ và năm uẩn. 
Sở dĩ phân chia riêng khác như vậy, là vì Phật phá sự chấp ngã của chúng sanh: Người chấp nặng về phần tinh thần (tâm) là Ngã, thì Phật nói "năm uẩn", chia chẻ tinh thần (tâm) ra làm bốn phần là: thọ, tưởng, hành và thức để phá chấp. Còn "Sắc" không cần chia chẻ. 
Người chấp nặng về phần vật chất (chấp thân) là Ngã, thì Phật nói "mười hai xứ", chia chẻ sắc ra làm 12 phần là 6 căn và 6 trần, để phá chấp. 
Người chấp cả tinh thần (tâm) và vật chất (sắc) làm Ngã, thì Phật nói "mười tám giới" chia chẻ cả tinh thần và vật chất ra làm 18 phần là 6 căn, 6 trần và 6 thức để phá chấp. 
Tóm lại, trong Bát Nhã (Tướng không) không có các pháp của thế gian là năm uẩn, sáu căn, sáu trần và sáu thức. 
GIẢI DANH TỪ 
NĂM UẨN: (xem phần "giải danh từ" của đoạn thứ nhứt, về câu "năm uẩn đều không"). 
SÁU CĂN: (xem phần "giải danh từ" của đoạn thứ hai, về câu "sắc tức là sắc uẩn"). 
SÁU TRẦN: (xem phần "giải danh từ" của đoạn thứ hai, về câu "sắc tức là sắc uẩn"). 
SÁU THỨC: (xem phần "giải danh từ" của đoạn thứ hai, về chữ "Thức tức là thức uẩn). 
***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 24 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 24 EmptyFri Mar 11, 2016 5:38 pm

CHÁNH VĂN 
Không có mười hai nhơn duyên, nghĩa là không có "vô minh", và cũng không có "hết vô minh", cho đến không có "lão tử" và cũng không có "hết lão tử". 
LƯỢC GIẢI 
Đoạn kinh này nói:Trong "Tướng không” (Bát Nhã) không có 12 nhơn duyên là pháp tu xuất thế gian của Thánh Duyên giác. 
Trong Bát Nhã chơn không, cũng không có 12 nhơn duyên: Về phần lưu chuyển là Vô minh duyên Hành, cho đến duyên Lão tử. Và về phần hoàn diệt là Vô minh diệt thì Hành diệt, cho đến Lão tử diệt. 
Bực Thánh Duyên giác, nhờ quán sự lưu chuyển của 12 nhơn duyên, mà thấu rõ được nguồn gốc của sanh tử luân hồi; và cũng nhờ quán sự hoàn diệt của 12 nhơn duyên mà được ngộ đạo. 
Quán sự "Lưu chuyển" của 12 nhơn duyên như thế nào, mà thấy rõ được nguồn gốc của sanh tử luân hồi? Hành giả quán 12 nhơn duyên xoay vần tiếp nối lẫn nhau, như sợi dây chuyền có 12 khoen: khoen này chuyền khoen kia, khoen kia chuyền khoen nọ, như cái vòng tròn không mối. 
Chúng sanh vì đời trước mê lầm (quá khứ căn bản vô minh) nên tạo ra các nghiệp (hành). Hai món này (vô minh và hành) làm nhơn quá khứ. 
Sau khi chết bị nghiệp lực dẫn dắt tinh thần (thức) đi thọ thân (danh, sắc). Khi thành thân, tất nhiên có 6 căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt v.v..) là chỗ của 6 trần phản ảnh vào (lục nhập). Khi có 6 căn tiếp xúc (xúc) với 6 trần, rồi sinh ra lãnh thọ (thọ) sự khổ và vui. Năm món này (thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ) là quả hiện tại. 
Khi thọ quả hiện tại, trở lại tạo nhơn nữa là ưa thích (ái), tìm cầu (thủ), làm sao cho có (hữu). Ba món này (ái, thủ, hữu) làm nhơn hiện tại (tức là chi mạt vô minh). 
Do ưa thích tìm cầu cho được, nên tạo nghiệp để thọ sanh thân sau (sanh). Khi đã có thân (tất nhiên phải có thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ) thì phải già và chết (lão, tử). Ba món này (sanh, lão, tử) là quả vị lai. 
Trong khi thọ quả vị lai, rồi trở lại tạo nhơn nữa (ái, thủ, hữu) để thọ quả vị lai lần nữa, cho đến vô cùng tận. 
(xem biểu đồ) 
Quả hiện tại
(thức, danh sắc, lục nhập, xúc,thọ)
Quả vị lai 
(sanh, lão,tử) 
Quán về sự "Hoàn diệt" của 12 nhơn duyên: Sau khi hành giả quán sát nguồn gốc của sanh tử luân hồi là do 12 nhơn duyên, nhưng trọng tâm là vô minh. Hành giả muốn dứt sanh tử luân hồi, tất nhiên phải diệt trừ vô minh. Nếu vô minh bị diệt trừ thì hành diệt, cho đến lão tử diệt. 
Vô minh có 2 loại: căn bản vô minh, tức là vô minh quá khứ (vô minh, hành), và chi mạt vô minh, tức là vô minh hiện tại (ái, thủ, hữu). Vô minh quá khứ rất khó diệt trừ. Hành giả chỉ có thể diệt trừ vô minh hiện tại là ái, thủ, hữu. Nếu ái, thủ, hữu diệt rồi, thì sanh và lão tử không còn. Không còn sanh và lão tử, thì làm gì có sanh tử luân hồi (xem Phật học Phổ thông khoá thứ tư, giải thích rất rõ). 
Tóm lại, trong Bát Nhã (Tướng không, hay chơn như, chơn tâm v.v...) không có pháp tu xuất thế gian của Thánh Duyên giác là 12 nhơn duyên, cả lưu chuyển và hoàn diệt. 
GIẢI DANH TỪ 
VÔ MINH: Không sáng suốt, tức là si mê lầm lạc. Nói chung là mười món căn bản phiền não và 20 món tuỳ phiền não . 
HÀNH: Hành động, tạo tác các nghiệp. 
THỨC: Thần thức, tức là phần tinh thần trong con người. 
DANH SẮC: Danh là chỉ cho Tâm, về phần tinh thần chỉ có cái tên; còn Sắc là sắc thân về phần vật chất. Đây là chỉ cho trạng thái khi mới thọ thân, tinh thần và vật chất mới vừa phối hợp, chưa có mắt, tai, mũi, lưỡi v.v... 
LỤC NHẬP: Sáu chỗ vào. Khi thân thể đã đủ 6 căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) là chỗ của 6 trần cảnh phản ảnh vào. 
XÚC: Khi đã có 6 căn, bắt đầu tiếp xúc với 6 trần. 
THỌ: Sau khi tiếp xúc với 6 trần cảnh rồi lãnh thọ các cảnh. 
ÁI: Sau khi lãnh thọ trần cảnh rồi sanh tâm ưa thích. 
THỦ: Cầu thủ. Sau khi ưa thích rồi tìm cầu và nắm giữ. 
HỮU: Có. Sau khi cầu thủ rồi gây tạo thế nào cho có. 
SANH: Vì đã tạo nhơn là ưa thích, cầu thủ gây tạo cho có, tức là tạo nghiệp, nên phải thọ quả là sanh đời sau. 
LÃO TỬ: Sau khi sanh ra đã có thân, tất nhiên phải bị già rồi chết. 
***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 24 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 24 EmptySun Mar 13, 2016 6:38 pm

CHÁNH VĂN 
Không có Tứ đế là: khổ, tập, diệt, đạo; cũng không có "Trí" tu chứng và đạo quả để chứng (đắc). Tóm lại, trong "Tướng không" (Bát Nhã) không có "đặng" cái gì cả.  
LƯỢC GIẢI 
Đoạn kinh này nói: Trong "Tướng không" (Bát Nhã) không có các pháp xuất thế gian như Tứ đế, Lục độ v.v.... 
Trong đoạn kinh này, chia làm ba phần: 
1. Trong Bát Nhã chơn không, không có Tứ diệu đế là pháp tu của bốn quả Thánh Thinh văn 
2. Trong Bát Nhã chơn không, cũng không có "Trí", là người tu chứng và "Đắc", là đạo quả để chứng. Trong phần này lại có 2 nghĩa: 
a. Nói chung, từ trước đến đây, theo văn kinh thì chỉ phá riêng về "pháp chấp"; nghĩa trong Bát Nhã chơn không, không có pháp ngụ uẩn, pháp Tứ đế, pháp Thập nhị nhân duyên v.v...Đến đây, mới phá chung cả ngã chấp và pháp chấp; nghĩa là trong Bát Nhã chơn không, không có người tu (ngã) và chứng (pháp); nói chung cả pháp Lục độ và quả Phật. 
b. Nói riêng, câu "không có trí và cũng không có chứng", có thể chỉ riêng cho pháp Lục độ. Vì từ trước đã nói "Trong Bát Nhã chơn không, không có pháp Tứ đế của Thinh văn, pháp Thập nhị nhơn duyên của Duyên giác"; đến đoạn văn này tất nhiên, "Trong Bát Nhã chơn không, cũng không có pháp Lục độ của Bồ Tát". 
3. Tóm lại, trong Bát Nhã chơn không, không có "Đặng" cái gì cả. Đoạn này cũng có 2 nghĩa: 
a. Nói chung, trong Bát Nhã chơn không, không có các pháp thế gian là năm uẩn mười hai xứ, mười tám giới và cũng không có các pháp xuất thế gian là Tứ đế, Thập nhị nhơn duyên, Lục độ, rốt sau là quả Phật. Nói tóm lại, là "không có đặng cái gì cả". 
b. Nói riêng, câu "không có đặng cái gì cả", có thể chỉ riêng cho đạo quả Bồ Đề Niết bàn của Phật. Vì từ trước đã nói: Trong Bát Nhã chơn không, không có pháp tu của Tam thừa là Tiểu thừa (Thinh văn), Trung thừa (Duyên giác) và Thượng thừa (Bồ Tát); đến đoạn văn này tất nhiên trong Bát Nhã chơn không, cũng không có Tối thượng thừa là quả vị Phật. 
Tóm lại, trong "Tướng không" hay trong "Bát Nhã" không có Tứ thánh (Thinh văn, Duyên giác, Bồ Tát, Phật) và Lục phàm (Thiên, nhơn, A tu la, Địa ngục, Ngạ quỉ và Súc sanh) hay nói một cánh khác là: "không có pháp gì cả". 
GIẢI DANH TỪ 
TỨ ĐẾ, Tức là Tứ Diệu Đế: Bốn sự thật, chắc chắn, muôn đời không thay đổi. 
KHỒ, Tức Khổ đế; chơn lý chắc chắn trình bày rõ ràng cho chúng ta thấy tất cả những nỗi đau khổ trên thế gian này, mà mỗi chúng ta đều phải chịu, như ba khổ: 1. Khổ trên cái khổ (khổ khổ), 2. Khổ vì hư hoại (hoaị khổ), 3. Khổ vì thay đổi biến chuyển (hành khổ). Và tám khổ: 1. Sanh khổ, 2. Bịnh khổ, 3. Già khổ, 4. Chết khổ, 5. Đang thương nhau bị xa lìa là khổ, 6. Đang thù oán giận hờn lại gặp nhau là khổ, 7. Mong cầu không được là khổ (thất vọng), 8. Năm ấm quá thạnh là khổ (xem quyển Tứ Diệu Đế). 
TẬP, tức là Tập đế: chơn lý chắc thật trình bày nguyên nhơn của bể khổ trần gian là lý do vì đâu mà có những nỗi khổ này. Khổ đế như là bản kê hiện trạng của bịnh; còn Tập đế như là bản nói rõ nguyên nhơn của chứng bịnh, lý do vì sao bịnh. 
Tập là nhóm chứa; nghĩa là nhóm chứa các phiền não mê lầm. Phiền não rất nhiều, nói rộng thì đến 84000 món, nói hẹp thì có 10 món căn bản phiền não và 20 món chi mạc phiền não (xem quyển Tứ Diệu Đế, giải rõ). 
DIỆT, tức là Diệt đế hay Niết bàn. Kinh chép: "Các phiền não diệt gọi là Niết bàn. Xa lìa các pháp hữu vi cũng gọi là Niết bàn". Niết bàn có nhiều loại:  
1. Hữu Dư Y Niết bàn: Từ quả thánh thứ nhứt cho đến quả thánh thứ ba của Tiểu thừa tuy đã chứng Niết bàn, nhưng cái dư báo hãy còn. 
2. Vô Dư Y Niết bàn: Đến quả thánh thứ tư, là A La Hán thì các phiền não nghiệp báo không còn, hoàn toàn chứng được quả Niết bàn. 
3. Vô Trụ Xứ Niết bàn: Đây là quả Niết bàn của Bồ Tát. Bồ Tát đã tự tại giải thoát, nên chỗ nào cũng là cảnh Niết bàn của quí Ngài (xem quyển Tứ Diệu Đế). 
ĐẠO, tức là Đạo đế: phương pháp tu chơn chánh, chắc chắn để đến đạo quả Niết bàn. Phương pháp có 37 phẩm, chia làm 7 loại: 
1. Tứ niệm xứ 2. Tứ chánh cần 
3. Tứ như ý túc 4. Ngũ căn 
5. Ngũ lực 6. Thất Bồ Đề  
7. Bát Chánh Đạo (xem quyển Tứ Diệu Đế). 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 24 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 24 EmptyFri Mar 18, 2016 5:33 pm

CHÁNH VĂN 
Các vị Bồ Tát nhờ y theo Trí huệ Bát Nhã (Tướng không) mà xa lìa được các cảnh mộng tưởng điên đảo nên tâm không còn ngăn ngại, lo sợ và chứng rốt ráo Niết bàn. 
LƯỢC GIẢI 
Đoạn kinh này nói: Bồ Tát nhờ y theo Trí huệ Bát Nhã mà xa lìa được các cảnh sợ hãi của mộng tưởng điên đảo và chứng rốt ráo Niết bàn. 
Vì trong Trí huệ Bát Nhã không có "Đặng" cái gì cả nên Bồ Tát mới y theo Trí huệ Bát Nhã (Tướng không) mà xa lìa các điên đảo sợ hãi trong cảnh sanh tử đại mộng và chứng đặng rốt ráo quả Niết bàn. Đoạn này đồng nghĩa với bài tụng thứ 29, trong quyển Duy thức Tam thập tụng 
Nguyên văn bài tụng (dịch âm) 
Vô đắc bất tư nghị 
Thị xuất thế gian trí 
Xả nhị thô trọng cố 
Tiện chứng đắc chuyển y. 
Nghĩa là: cảnh giới "vô đắc" (không đặng) không thể nghĩ bàn. Vì cảnh giới này là trí xuất thế gian, đã bỏ hai món Thô trọng (phiền não chướng và Sở tri chướng) và chứng đặng hai món Bồ Đề Niết bàn. 
Mới đọc qua đoạn văn này và đoạn văn tiếp sau, chúng ta thấy hình như mâu thuẫn với đoạn văn trên. Vì trong đoạn văn trên nói: "trong Bát Nhã chơn không, không có đặng cái gì cả"; còn đoạn văn này và đoạn văn tiếp sau đây lại nói: "Bồ Tát nhờ y theo Trí huệ Bát Nhã mà chứng đặng rốt ráo Niết bàn. Chư Phật cũng nhờ y theo Trí huệ Bát Nhã mà đặng đạo Vô thượng Bồ Đề ". 
Nhưng xét kỹ thì không phải mâu thuẫn. Vì "không có đặng cái gì cả", nên mới đặng tất cả. Cũng như cái gương hay màn bạc, nhờ không giữ chặt một hình ảnh gì cả, nên các hình ảnh mới hiện đủ cả. 
Cũng thế, trong Bát Nhã chơn không, vì không có một hình ảnh gì cả, nên tuỳ tịnh duyên hiện ra bốn quả thánh; tuỳ nhiểm duyên hiện ra sáu quả phàm, không thiếu một pháp nào cả. 
Tất cả chúng sanh, vì mê muội tánh Bát Nhã, nên trong chỗ không có cảnh vật mà tự thấy có đủ các cảnh vật, nào thế giới chúng sanh và sanh tử luân hồi v.v...Cũng như người ngủ chiêm bao, trong chỗ không có cảnh vật, mà hiện ra đủ các cảnh vật vui, buồn v.v...nên gọi là "mộng tưởng điên đảo". Rồi người chiêm bao kia, tâm bị cảnh vật trong chiêm bao chi phối, làm cho họ phải buồn rầu lo sợ, lắm điều chướng ngại. 
Các vị Bồ Tát nhờ y theo Trí huệ Bát Nhã (Tướng không), thấy ngã, pháp đều không, năm uẩn chẳng có, thế giới và chúng sanh không còn, nên tâm không còn bị cảnh vật làm chướng ngại hay chi phối nữa, và không còn buồn lo sợ hãi. Cũng như người thức giấc chiêm bao, vì thấy cảnh chiêm bao là không, nên tâm không còn bị cảnh vật trong chiêm bao làm chướng ngại chi phối; không còn bị buồn lo sợ hãi bởi cảnh chiêm bao. Bởi thế nên nói: "Bồ Tát nhờ y theo Trí huệ Bát Nhã, nên xa lìa các mộng tưởng điên đảo, tâm không còn bị chướng ngại và lo sợ v.v..." 
Người đã hoàn toàn thức giấc chiêm bao, thì người ấy được an vui với cảnh thức tĩnh, không còn một tí gì sợ hãi lo buồn, bởi cảnh mê mộng nữa. Cũng thế, Bồ Tát khi đi sâu vào Trí huệ Bát Nhã, thì không còn bị cảnh thế gian đại mộng này làm cho tâm họ có một tí gì lo buồn sợ hãi nữa. Các Ngài hoàn toàn tự tại giải thoát và an vui với cảnh Niết bàn tịch mịch, nên nói: "rốt ráo Niết bàn". 
Tóm lại, Bồ Tát nhờ y theo Trí huệ Bát Nhã, nên xa lìa các mộng tưởng điên đảo, không còn bị các khổ sanh tử và được rốt ráo Niết bàn. 
***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 24 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 24 EmptyMon Mar 21, 2016 2:23 pm

GIẢI DANH TỪ 
NIẾT BÀN, hay Niết bàn Na hay Nê hoàn, là do dịch âm chữ Phạn "NIrvana" mà ra. Niết bàn có nhiều nghĩa: 
NIẾT (nir) là ra khỏi; Bàn (vana) là rừng mê. Niết bàn là ra khỏi rừng mê 
Niết là chẳng; bàn là dệt; nghĩa là chẳng dệt ra sanh tử luân hồi nữa. Chữ Bàn cũng có nghĩa là không ngăn ngại. 
Niết bàn còn rất nhiều nghĩa nữa, song tóm lại không ngoài ba nghĩa như sau: 
1. Bất sanh: Nghĩa là không còn sanh ra các thứ mê lầm tội lỗi nữa. 
2. Giải thoát: Nghĩa là thoát ra ngoài sự ràng buộc, không mắc vào các phiền não triền phược nữa. 
3. Tịch diệt: nghĩa là vắng lặng, dứt sạch. Vắng lặng, an lành, dứt sạch tất cả nguồn gốc mê lầm. Vì Niết bàn có nhiều nghĩa như vậy, nên trong kinh thường để nguyên âm mà không có dịch nghĩa (xem quyển Tứ Diệu Đế). 
***
CHÁNH VĂN 
Các đức Phật quá khứ, hiện tại và vị lai cũng đều y theo Trí huệ Bát Nhã này (Tướng không) mà đặng đạo Vô thượng Bồ Đề. 
LƯỢC GIẢI 
Đoạn kinh này nói: Chư Phật nhờ y theo Trí huệ Bát Nhã mà chứng đặng Bồ Đề. 
Tất cả chư Phật trong ba đời, quá khứ, hiện tại và vị lai, trong khi tu nhơn, các Ngài đều dùng Trí huệ Bát Nhã, chiếu phá sạch hết các mây mù vô minh phiền não từ vô thỉ đến nay; nào ngã chấp, pháp chấp đều không còn. Lúc bấy giờ chơn tâm, Phật tánh hay thật tướng Bát Nhã hiện ra, các Ngài chứng đặng đạo Vô thượng Bồ Đề, cũng gọi là thành Phật. 
Tóm lại, tất cả những người tu hành, từ phàm phu (Thập tín) trải qua Tám Hiền (Thập trụ, Thập hạnh và Thập hồi hướng) đến Thập Thánh (Thập địa) rốt sau là quả Phật, không địa vị nàovà cũng không giờ phút nào, chẳng dùng Trí huệ Bát Nhã; nghĩa là nhờ Trí huệ Bát Nhã mà đặng thành tựu viên mãn. Bởi thế nên kinh chép: "Trí huệ là mẹ sanh ra tất cả chư Phật ". 
GIẢI DANH TỪ 
BỔ ĐỀ: Bồ Đề là dịch âm chữ Phạn "Bodhi" . Cựu dịch là "Đạo", nghĩa là thông suốt. Tân dịch là "Giác", có nghỉa là giác ngộ, mà giác ngộ tức là Phật (Phật dịch nghĩa là Giác) 
VÔ THƯỢNG BỔ ĐỀ: Tức là quả Phật Bồ Đề, không có quả Phật Bồ Đề nào trên nữa. 
Bồ Đề có nhiều từng bực: 
1. Sơ phát tâm Bồ Đề (người mới phát tâm Phật) 
2. Thinh văn Bồ Đề  
3. Duyên giác Bồ Đề  
4. Bồ Tát Bồ Đề  
5 Phật Bồ Đề (cũng gọi là Vô thượng Bồ Đề) 
CHÁNH VĂN 
Vì Trí huệ Bát Nhã (Tướng không) hãy diệt trừ hết các khổ, chắc chắn như vậy không hư dối, nên gọi là Thần chú Bát Nhã Ba La Mật Đa, cũng gọi là chú Đại Thần, chú Đại minh, chú Vô thượng và chú Vô đẳng đẳng. 
LƯỢC GIẢI 
Đoạn kinh này nói: Trí huệ Bát Nhã, có công năng diệt trừ các khổ, nên cũng gọi là Thần chú Bát Nhã v.v... 
Kinh này là kinh nhưng cũng là chú; vì người chí thành trì tụng, sẽ được linh nghiệm phi thường, tuỳ tâm mãn nguyện, cầu chi được nấy, mau lẹ phi thường, không khác gì thần chú, nên cũng gọi là "THần chú Bát Nhã Ba La Mật Đa". 
Kinh này thần diệu không thể xét lường được. Người thọ trì đọc tụng kinh này sẽ được thành tựu công đức không thể nghĩ bàn và được đại giải thoát, nên gọi là "chú Đại thần". 
Kinh này có khả năng phá trừ gốc rễ của vô minh phiền não từ vô thỉ đến nay, và làm hiển lộ Phật tánh sáng suốt, nên gọi là "chú Đại minh". 
Người trì kinh này sẽ đặng đạo Vô thượng Bồ Đề, nên cũng gọi là "chú Vô thượng". 
Người chí tâm trì tụng kinh này sẽ đặng Phật tánh bình đẳng như như bất động, và sẽ chứng được quả Phật là quả cao tột, không quả vị nào sánh bằng, nên gọi là "chú Vô đẳng đẳng". 
Tóm lai, kinh này có công năng thần diệu phi thường, cũng như thần chú, có thể diệt trừ hết gốc rễ vô minh phiền não, làm cho hành giả hết khổ được đại giải thoát và minh tâm kiến tánh thành Phật, nên gọi là "chú Bát Nhã" v.v... 
GIẢI DANH TỪ 
CHÚ: Tiếng Phạn gọi là "Đà La Ni"; Trung Hoa dịch là "chú"; tức là những bài kinh không có nghĩa, cũng gọi là "mật giáo". Hành giả chí thành đọc tụng, sẽ được linh nghiệm như thần nên cũng gọi là "Thần chú" 
***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 24 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 24 EmptySun Mar 27, 2016 6:55 pm

CHÁNH VĂN 
Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát, liền nói thần chú Bát Nhã: "Yết đế yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ Đề tát bà ha". 
LƯỢC GIẢI 
Đoạn kinh này nói về Thần chú Bát Nhã. 
Tất cả kinh điển của Phật có thể chia làm hai loại: Hiển giáo và Mật giáo. Nhưng kinh sách nào giảng dạy nghĩa lý và phương pháp tu hành rõ ràng, hành giả y theo đó thật hành, sẽ được thành công đắc quả, thì gọi là Hiển giáo. Trái lại, như các Thần chú, hành giả không cần biết nghĩa lý, chỉ chí tâm trì tụng, sẽ được linh nghiệm phi thường, cầu chi được nấy, tuỳ tâm mãn nguyện, thì gọi là "Mật giáo". 
Bát Nhã Tâm Kinh, đủ cả Hiển giáo và Mật giáo. Từ câu: "Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm v.v...cho đến câu: "tức thuyết chú viết", là thuộc về Hiển giáo. Từ câu: "Yết đế yết đế " cho đến câu "Bồ Đề tát bà ha", là thuộc về Mật giáo. 
Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát, trước nói kinh Bát Nhã, giảng giải nghĩa lý rõ ràng để cho người tu hành y theo đó thật hành sẽ được trí tuệ Bát Nhã. 
Tiếp theo kinh, Ngài nói thần chú Bát Nhã, để cho người tu hành, chí thành trì tụng (không cần biết nghĩa) tâm họ sẽ được định. Nhờ có định mới phát sanh ra Trí huệ và sẽ nhập được Thật Tướng Bát Nhã. Nghĩa là từ văn tự Bát Nhã tiến lên Quán chiếu Bát Nhã, rồi đến Thật Tường Bát Nhã. 
Về Thần chú, từ xưa đến nay hầu hết chư Tổ, đều không dịch nghĩa. Bởi các lý do như sau: 
1. Thần chú là mật ngữ (lời nói mật) của chư Phật, không phải chúng phàm phu có thể biết được. 
2. Thần chú là tên của các vị Thần, đọc đến thì chư Thần sẽ đến bảo hộ cho hành giả được toại nguyện 
3. Thần chú cũng như các mật hiệu của nhà binh, hành giả chí tâm trì tụng, sẽ được hiệu nghiệm phi thường. 
4. Chữ "Chú" nghĩa là nguyện. Hành giả chí thành trì tụng, sẽ được tuỳ tâm mãn nguyện. 
Tóm lại, Thần chú Bát Nhã thuộc về Mật giáo, có nhiều lý do không thể phiên dịch được. Người chí tâm trì tụng sẽ được lợi ích vô cùng vô tận.  
  
Dịch tại PHƯỚC HẬU Cổ tự TRÀ ÔN 
Dịch xong ngày 6.9 năm Ất Tỵ PL 2509 
Nhằm ngày 30.10.1965

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 24 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 24 EmptyTue Apr 05, 2016 9:13 am

Phật Học Phổ Thông
Sa Môn Thích Thiện Hoa

 
Khóa Thứ Mười Hai 
PHỤ LỤC 
MỘT "SỰ NGHIỆP" CỦA ĐỜI TÔI(1) 
I, NGUYÊN NHÂN 
Hoài bảo một "CÁI MỘNG" trên 25 năm mới hoàn toàn thực hiện 
Trong lúc du học ở Xuân Kinh(1938), đến mùa hè năm 1941, tôi được dịp may dự thính lớp Giáo Lý của Đoàn Thanh Niên Dục Đức, trong một tháng (mỗi đêm giảng 2 giờ) , do Bác sĩ Lê Đình Thám đảm trách (lớp này hiện nay còn Thượng Toạ Thích Minh Châu và Đạo hữu Võ Đình Cường v.v...) Tôi thích thú quá! Vì thấy bác sĩ đem phương pháp giảng giải của Tây phương mà giải thích, trình bày một triết lý cao siêu của Đông phương. Sự phối hợp cả Âu và Á làm cho người nghe rất thích thú vì hiểu được rằng triết lý cao siêu của Đông phương qua phương pháp trình bày rõ ràng rành mạch của Tây phương. 
Từ đó tôi hoài bảo một cái mộng: "làm sao, sau này mình sẽ đóng một cây thang giáo lý" (tức là bộ "Phật Học Phổ Thông", ngày hôm nay). 
II. SƯU TẦM TÀI LIỆU 
Từ đó, tôi bắt đầu gom góp sưu tầm các tài liệu. Đọc trong kinh, xem trong sách, hoặc nghe những bài giảng nào có thể làm tài liệu đóng cây thang giáo lý, thì tôi đều góp nhặt để dành cả: nhứt là tài liệu của bác sĩ Lê Đình Thám (pháp danh Tâm Minh) giảng cho lớp Thanh Niên Đức Dục. 
III. THỜI GIAN TẬP SỰ 
Đến năm 1945, sau khi tốt nghiệp chương trình Phật pháp, tôi trở về Nam, mở trường dạy giáo lý tại chùa Phật Quang xứ Bang Chang, quận Trà Ôn. Số tăng, Ni đến học trên 30 vị (trong số này hiện nay còn lại, bên tăng, Thầy Thanh Từ v.v...bên Ni, ni cô Trí Định v.v..) 
Ngoài lớp giáo lý, chúng tôi còn mở các lớp học quốc ngữ mỗi buổi sáng, để dạy cho các em ở trong làng, số học sinh gần 150 em; dạy lớp Bình Dân Học vụ (vần chữ O) để giúp cho đồng bào mù chữ trong những buổi tối; và mở trạm y tế giúp cho đồng bào bệnh hoạn trong làng. 
Muốn làm việc lớn, trước phải làm việc nhỏ, muốn đi xa trước phải từ nơi gần. Nhơn có lớp giáo lý, số học chúng trên 30 vị, tôi bắt đầu tập sự, đem thí nghiệm chương trình Phật học phổ thông (thang giáo lý) mà chúng tôi (cây đã ôm ấp cái mộng từ lâu), để chờ cơ hội tốt, một hoàn cảnh rộng rãi hơn, sẽ đem ra thực hiện (thời gian tập sự, chờ đợi gần 8 năm trường). 
Trước nhất, tôi soạn từng dàn bài, rồi đem ra giảng dạy cho học chúng. Tôi bắt họ ký chú kỹ lưỡng. Sau khi giảng xong, tôi bảo họ làm bài đem tôi sửa, rồi viết lại thành từng tập sách nhỏ để cho tín đồ mượn xem, như quyển Đạo Phật, tam qui, Ngũ giới, Tứ nhiếp pháp, Lục độ v.v... 
IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN 
Đến năm 1952, đường giao thông được dễ dàng, tôi được các bạn đồng song, Thượng toạ Thích Thiện Hòa (Giám đốc Phật học Đường N.V.), Thượng toạ Thích Nhựt Liên (Tổng Thư ký Giáo Hội Tăng Già Nam Việt) và Thượng Toạ Thích Quảng Minh (Hội trưởng Hội Phật học Nam Việt) đến thăm và mời tôi về sàigòn để chung lo Phật sự. 
Quí Thượng Tọa khuyên tôi rằng:" Cái đèn treo trên cao, thế nào yến sáng cũng chiếu xa hơn". 
Vì nguyện vọng hoằng dương chánh pháp, vì muốn thống nhất Phật sự và vì tình bạn xa cách nhau trên 8 năm trường muốn sum hiệp, nên tôi hoan hỉ nhận lời. Từ đây, tôi bắt đầu thu xếp mọi công việc, để chờ ngày lên đường. 
Đầu năm 1953, sau Tết Nguyên đán, ngày mồng 8 thánh Giêng, 8 thầy trò chúng tôi quảy hành lý lên đường ...Đến Sàigon vào chùa Ấn Quang, sau khi thu xếp chỗ ăn ở tạm xong, quí Thầy giao phó cho tôi hai gánh nặng, là "Giáo dục và Hoằng pháp" (vừa làm trưởng ban giáo dục GHTGNV kiêm Đốc giáo PHĐNV và vừa làm trưởng ban Hoằng pháp GHTGNV). Rồi quí thầy đua nhau xuất dương. 
Suốt một thời gian, trên 10 năm trường, đông sông tây đục, cả ngày chỉ lo dạy học, diễn giảng rồi huấn luyện cán bộ trụ trì và giảng viên, hết khoá Hạ đến khoá Đông, con người tôi như con vụ. 
Mặc dù công việc quá bận rộn, nhưng cái chí nguyện "đóng cây thang giáo lý" đã ôm ấp từ lâu, tôi không hề xao lãng. Ban ngày dạy học, ban đêm soạn bài, dịch kinh. Hết giờ dạy cho Tăng, Ni ở các học đường, rồi đến dạy cho lớp Như Lai Sứ giả và Cư sĩ. Ngoài ra còn làm các Phật sự khác, việc Giáo hội, việc lễ lược, tổ chức, thù tạc v.v...Một ngày đêm, chúng tôi làm việc thẳng thét 4 buổi (sáng, chiều, tối và khuya). 
Mỗi tuần, tối thứ tư hoặc là tối thứ năm, tôi mở lớp dạy giáo lý tại chùa Ấn Quang (Phật học đường NV) rồi đến chùa Phước Hoà (trụ sở của hội Phật học NV) để dạy Phật pháp cho quý Phật tử cư sĩ, tức là lớp "Phật học Phổ thông". Tôi bắt đầu thực hiện "cái mộng" này vào năm 1953. 
Soạn từng bài, đem ra dạy, rút kinh nghiệm rồi chúng tôi mới viết kỹ lại thành tập. Đúng 10 bài làm một khoá học. 
Mỗi năm chúng tôi mở 2 khóa hoặc 3 khóa (trừ 2 năm 1963 và 1964 gặp lúc Pháp nạn nên không mở khoá học Giáo lý được) . Ngoài chương trình Phật học Phổ thông, chúng tôi còn dạy Bản đồ tu Phật (Phật học cương yếu, 10 Tôn phái) và Duy Thức học v.v... 
Sau khi rút kinh nghiệm bản thân, từ phương pháp dạy (nghệ thuật trình bày) và bài vỡ được tu chỉnh rồi in thành tập, chúng tôi mở khoá huấn luyện cho các cán bộ Diễn giảng, mỗi khoá 10 bài. Sau khi huấn luyện chu đáo, nắm chắc kết quả, chúng tôi mới cử quí vị giảng viên, đi giảng các Tỉnh Hội Phật học, mỗi nơi 10 đêm, rồi trở về thụ huấn 10 bài khác. Như thế, chúng tôi cử các vị đi mỗi năm ba kỳ, sau những ngày nghỉ học tại Phật học đường NV (mỗi năm nghỉ học 3 kỳ, mỗi kỳ 1 tháng). 
Khoá giảng được kết quả tốt đẹp, thính giả mỗi ngày mỗi đông, nên giảng viên thêm hào hứng và rút tỉa nhiều kinh nghiệm. Nhờ thế, giảng viên tiến đến mức chuyên môn, cầm được nghệ thuật diễn giảng, giảng rất hấp dẫn. Người nghe cũng thích thú ! Nhờ thế, chúng tôi gây được phong trào học giáo lý từ Đô thành đến các tỉnh, trong mấy năm vừa qua ở miền Nam. 
Cứ theo cái đà này mà tiến, hết khoá thứ nhất đến khoá thứ hai, rồi tiếp đến khoá thứ ba và thứ tư v.v...Bắt đầu từ năm 1953 đến nay (1965) là 13 năm tôi đã hoàn thành được 12 nấc thang Giáo lý; nghĩa là 12 khoá "Phật học Phổ Thông". Nếu cộng với 5 năm hoài bảo cái mộng trên, và thời gian tập sự 8 năm, tất cả là 25 năm trọn. 
V. NỘI DUNG 
Trong thời gian trên, ngoài bộ "Phật học Phổ thông" 12 tập, chúng tôi còn soạn bộ "Bản đồ tu Phật " 10 tập, "Duy thức học" 6 tập và các loại sách khác, như Bài học ngàn vàng v.v...tất cả là 10 loại, gần 80 thứ . 
Nội dung bộ "Phật học Phổ thông", chia làm 12 khoá:Từ khoá I đến khoá IV, nói về "Ngũ thừa Phật giáo" và những vấn đề cần biết như nhơn quả luân hồi, Đạo Phật v.v...Khoá V, năm bài đầu nói vể Lịch sử truyền bá của Phật giáo, từ Ấn Độ sang Trung Hoa đến Việt Nam và các nước Phật giáo, ba bài tiếp nói về Đại cương Phật giáo (10 tôn phái), 2 bài sau nói về "Nhơn sanh và vũ trụ" là hai vấn đề rất quan trọng. Khoá thứ VI và VII là Đại cương kinh Lăng nghiêm, khoá thứ VIII là kinh Viên giác, 2 bộ kinh này thuộc về tánh tôn và được ca tụng nhiều nhứt trong Thiền môn. Khoá thứ IX là Duy thức học (Luật Đại thừa Bá pháp, Bát thứ qui cũ, Duy thức Tam thập tụng, A Đà Na thức, và luận Nhơn Minh). Khoá thứ X và XI là luận Đại thừa khởi tín, một bộ luận có tiếng tăm trong Phật giáo. Duy thức học và luận Khởi tín, thuộc về Tướng Tôn. Thế là từ khoá I đến khóa XI, có thể giúp cho độc giả hiểu được căn bản giáo lý là Ngũ Thừa Phật giáo, Tánh Tôn và Tướng Tôn, cùng những vấn đề quan trọng trong Phật giáo. Đến khóa thứ XII là kinh Kim Cang Bát Nhã và Tâm kinh, thuộc về Tánh không tôn, để giúp cho hành giả muốn lên cao phải cởi mở rủ bỏ những gì nặng nề đã mang từ lâu. 
Chúng tôi chia ra 12 khoá, từ thấp đến cao giúp cho qúi Phật tử dễ học; cũng như cây thang có 12 nấc để cho người dễ leo. 
VI. LỢI ÍCH: 
Bộ "Phật học Phổ thông" và các loại sách "Phật học tùng thư" của chúng tôi từ khi được phổ biến đến nay, đã đem lại các lợi ích như sau: 

1. Truyền bá giáo lý được sâu rộng trong quần chúng  
2. Giúp cho rất nhiều Phật tử hiểu biết Phật pháp để tu hành  
3. Giúp cho Tăng, Ni các Phật học viện mau hiểu giáo lý  
4. Giúp tài liệu cho quí Giảng sư và Giáo sư để giảng dạy giáo lý 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 24 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 24 EmptySun Apr 10, 2016 1:42 pm

VII. NHỮNG YẾU TỐ ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG VIỆC SÁNG TÁC VÀ PHIÊN DỊCH 
1. KHẢ NĂNG 
Muốn làm công việc gì trước tiên cần phải có đủ "khả năng" về công việc ấy. Như người muốn sáng tác và phiên dịch giáo lý, tất nhiên phải có đủ khả năng về việc này, phải có một học lực khác, cả nội điển lẫn ngoại điển,tương đương với công việc, mới có thể làm được. 
2. BỀN CHÍ 
"bến chí" là một yếu tố cần nhứt trong mọi công việc, nhứt là việc sáng tác và phiên dịch. Công việc này đòi hỏi rất nhiều sự cần cù, chụi khó", ngồi cặm cụi suốt ngày đêm trên bàn viết, từ tháng này đến năm nọ. Người không bền chí, không thể đeo đuổi được lâu dài. Nếu chỉ do hứng thú nhứt thời, thì chỉ viết hoặc dịch được một vài quyển mà thôi. 
3. SỨC KHOẺ 
"Sức khoẻ" cũng là một yếu tố cần thiết trong mọi công việc. Nếu làm việc gì mà thiếu sức khoẻ thì khó thành công miễn mãn. Sức khoẻ kém, cố nhiên thân thể mõi mệt, tinh thần bì quyện, không minh mẫn sáng suốt, không thề ngồi lâu, để phiên dịch hoặc sáng tác. 
4. THÍCH THÚ 
Làm công việc gì, mặc dù có khả năng sức khoẻ và bền chí, nhưng nếu không thấy "thích thú" thì cũng khó mà thành tựu, nhứt là việc phiên dịch và sáng tác. Có cảm thấy thích thú, mới vượt qua được sự khó khăn cực khổ, mài miệt nơi bàn viết ngày đêm, không chán. 
Người sáng tác hoặc phiên dịch, khi thực hiện được một tác phẩm nào, tự cảm thấy vui mừng và thích thú, không khác gì anh nghèo cất được cái nhà mới. Phải có thích thú như thế, mới làm được việc này. 
5. TIÊU CHUẨN PHIÊN DỊCH VÀ SÁNG TÁC 
Người xưa nói: "Văn tức là người". Đúng như thế. Người tánh tình như thế nào, thì viết văn cũng như thế ấy. 
Viết văn hay diễn giảng ai cũng muốn cho nhiều người đọc và dễ hiểu. Nhưng trái lại, khi viết hay giảng, phần nhiều người muốn nói thật cao siêu khó khăn, làm cho người đọc và nghe phải mệt trí ! như thế không khác gì người muốn đi tới mà hai chân lại bước lui. Thật ra, điều đó là do ảnh hưởng tánh tình, cũng khó mà thay đổi. 
Chúng tôi nhắm vào tiêu chuẩn: khoa học (rõ ràng thứ lớp), Đại chúng (Phổ thông, bình dân)và Dân tộc (sắc thái Việt nam), nên những kinh sách, mặc dù khó đến đâu, qua sự phiên dịch hoặc sáng tác của chúng tôi, cũng đều làm cho người đọc được dể hiểu và rõ ràng. 

Theo sự kinh nghiệm của chúng tôi trên mười năm nay về việc trước tác và phiên dịch, nếu tác phẩm nào thiếu ba điểm trên (Khoa học, Đại chúng và Dân tộc) thì khó có thể phổ biến sâu rộng trong quảng đại quần chúng. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 24 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 24 EmptyTue Apr 12, 2016 2:21 pm

6. TẠO HOÀN CẢNH THÍCH HỢP 
Hoàn cảnh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại. Chúng ta nên hay hư, hay hay dở, đa số đều do ảnh hưởng hoàn cảnh tốt hay xấu. Chúng tôi làm được một vài công tác về phiên dịch và sáng tác, là do chúng tôi tự tạo ra một hoàn cảnh thuận tiện, để nó thúc đẩy chúng tôi trên công việc này. 
Trước nhất, chúng tôi mở ra một lớp học giáo lý hằng tuần (bắt đầu năm 1953 đến nay, mỗi tuần vào tối thứ tư hoặc tối thứ năm), và soạn chương trình giáo lý từ sơ cấp đến cao đẳng. Mỗi tuần tôi soạn một bài giáo lý để dạy. Và tôi phải nghiên cứu cách dạy (nghệ thuật trình bày) mỗi bài phải dạy thế nào cho hấp dẫn, người học dễ thâu thập và thích thú. Vì thế mà người học mỗi ngày mỗi đông và bắt buộc tôi mỗi tuần phải soạn ra một bài để dạy. Một năm tôi mở dạy hai hoặc ba khoá (trước hạ, giữa hạ và sau hạ). Nhờ thế mà bài vở mỗi ngày thêm nhiều và nghệ thuật giảng dạy mỗi ngày càng thêm điêu luyện 
Sau khi đã có sẵn một số tài liệu về giáo lý, và nắm chắc kết quả về sự giảng dạy ở trong tay rồi, chúng tôi liền mở ra các lớp huấn luyện cán bộ: Giảng sư, Trụ trì và Như Lai Sứ giả để huấn luyện về chuyên môn của chúng tôi. 
Sau khi được huấn luyện thuần thục, nắm chắc sự thành công trong tay, các vị cán bộ được cử đi các Tỉnh hội Phật học mở khoá dạy giáo lý, mỗi nơi 10 đêm. Người học mỗi đêm càng đông. Người dạy mỗi ngày thêm hào hứng. Nhờ thế mà chúng tôi gây được phong trào học giáo lý trong các năm vừa qua ở miền Nam. Không gì thích thú bằng: bài mình soạn có người dạy, sách mình viết có người đọc. Hoàn cảnh này thúc đẩy chúng tôi phải cố gắng biên soạn, để cung ứng nhu cầu về giáo lý cho quí Phật tử bốn phương 
7. SÁNG KIẾN 
với "sáng kiến", công việc của chúng ta dù cũ cũng thành mới mẻ. Trong khi giảng dịch hay viết, nếu không có một đôi chút sáng kiến thì người nghe hay đọc cảm thấy khô khan, buồn mãn. Trái lại, nếu chúng ta có sáng kiến thêm vào, thì người đọc cảm thấy như thưởng thức được vài phần hương vị mới lạ. Chúng tôi xin dẫn một vài bằng chứng điển hình: Bộ Đại thừa Bá pháp minh môn là một bộ luận đã có từ nghìn xưa, người đọc rất khó hiểu. Nhưng chúng tôi có sáng kiến, căn cứ vào đó, sáng tác quyển TU TÂM, làm cho người đọc dễ hiểu và thích thú. kinh Lăng nghiêm đã có mấy nhà dịch ra chữ Việt, nhưng bản dịch của chúng tôi, vì có đôi phần sáng kiến và sáng tác, nên được nhiều người thích đọc, vì rõ ràng và dễ hiểu. Bởi thế nên "sáng kiến" không những rất cần trong việc phiên dịch và sáng tác, mà còn rất cần trong mọi công việc và mọi hoàn cảnh. 
8. KẾ HOẠCH VÀ TỒ CHỨC 
phàm làm việc gì có kế hoạch và biết tổ chức thì công việc mới thánh tựu dễ dàng. Trên đoạn thứ 6 nói về hoàn cảnh, chúng tôi đã nói một vài khía cạnh về sự tổ chức việc làm của chúng tôi. Đến đây chúng tôi nói rõ thêm, để giúp ích phần nào cho những người bạn muốn đi theo con đượng của chúng tôi. 
Theo đúng kế hoạch và tổ chức, chúng tôi chia công việc ra làm 3 phần như sau: Biên soạn, Xuất bản và phổ biến (phát hành). 
1. Phần biên soạn và phiên dịch Chúng tôi lập "Phật học Tùng thư", chia ra làm 10 loại sách sau đây: 1. Kinh, 2. Luật, 3. Luận, 4. Phật học Phổ thông, 5. Bài giảng, 6. Phật học giáo khoa, 7. Giáo lý dạy Gia đình Phật tử, 8. Tạp luận, 9. Sự tích, 10. Kinh tụng (các nghi thức tụng niệm) 
Tất cả 10 loại sách này, gồm 80 thứ, phân chia làm 8 bộ: 
1. Bộ Phật học Phổ thông, 12 khoá (hay Cây thang giáo lý, 12 nấc)  
2. Bộ Bản đồ tu Phật, 10 tập (Đại cương Phật giáo:10 tôn phái)  
3. Bộ Duy thức học, 6 quyển (các sách vở chánh tông của Duy thức)  
4. Phật học Giáo khoa các trường trung học Bồ Đề (từ đệ Thất đến đệ Nhất)  
5. Giáo lý dạy Gia đình Phật tử (sắp thức hiện)  
6. Nghi thức tụng niệm (kinh Nhựt tụng Đại bổn vá Tiểu bổn v.v...)  
7. Tám quyển sách quí, bài học ngàn vàng v.v...(tạp luận)  
8. Sự tích 

Các bộ sách này, sắp có thứ tự và theo hệ thống từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, lám cho người đọc được dễ hiểu, như cây thang có nhiều nấc , khiến cho người leo lên cao không khó (muốn rỏ hệ thống tổ chức và nội dung của mỗi bộ sách nói trên, xin quí vị xem quyển "Muc lục kinh sách" của hương Đạo xuất bản"). 
2. Phần xuất bản. Chúng tôi tổ chức một cơ quan xuất bản gọi là "nhà xuất bản Hương Đạo", để xuất bản kinh sách của chúng tôi phiên dịch và sáng tác từ trước đến nay. 
Từ hai bàn tay trắng, chúng tôi chỉ lấy công làm lời, lấy lời làm vốn. Ban đầu in từ quyển sách nhỏ, như Tu Tâm, lần đến các tập Phật học Phổ thông v.v...Ngoài sự trả tiền in cho nhà in và bút phí, chúng tôi rất tiện tặn, không dám tiêu xài. Dành dụm cho tới ngày nay, nhà xuất bản Hương Đạo của chúng tôi, được một kho sách gần 80 thứ. 
3. Phần Phổ biến  Như đoạn trên, trong phần thứ 6 nói về hoàn cảnh, chúng tôi có nói sơ lược: sau khi đã có sách vở rồi, chúng tôi mở lớp giáo lý tại Thủ Đô dạy theo chương trrình chúng tôi đã soạn. Rồi chúng tôi huấn luyện cán bộ đi các tỉnh, cũng dạy theo tài liệu nói trên. Ngoài ra, chúng tôi còn gởi các nhà phát hành kinh sách ở Trung và Nam để họ phổ biến sâu rộng trong quần chúng. Nhờ thế, mà giáo lý được phổ biến và giúp cho sự xuất bản được dễ dàng và sự phiên dịch sáng tác khỏi bị khủng hoảng. 
9.KINH NGHIỆM 
Mỗi khi chúng ta làm một việc gì, dù thất bại hay thành công đều là một bài học cho chúng ta rút kinh nghiệm, để làm việc sắp đến 

Về việc sáng tác phiên dịch, xuất bản và phổ biến, trên 10 năm nay, chúng tôi rút rất nhiều kinh nghiện về sự thất bại cũng như thành công. Gặp thành công, chúng tôi giữ y như thế mà tiến. Gặp thất bại chúng tôi rút kinh nghiệm để sửa chữa. Mỗi khi ra một quyển sách hay giảng một bài nào, chúng tôi dọ hỏi dư luận quần chúng, tìm hiểu những phê bình chỉ trích hơn là lời khen ngợi. Nhờ thế mà chúng tôi gặt hái được những thành quả hôm nay. 
10. TRÌNH BÀY TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO ĐÔNG PHƯƠNG QUA PHƯƠNG PHÁP TÂY PHƯƠNG 
Chúng tôi vào chùa từ thuở bé, lo học giáo lý nhà Phật, chỉ hấp thụ tư tưởng Phật giáo đông phương. Một duyên may, năm 1941, tôi được dự thính lớp Thanh niên Đức Dục tại Huế, do bác sĩ Lê đình thám đảm nhiệm. Bác sĩ là người rất giòi về Âu học và cũng rất thâm vế Á học. Bác sĩ đem phương pháp giảng giải của tây phương mà giảng giải phân tích nền triết học cổ học Đông phương một cách rõ ràng rành mạch mà vẫn giữ được phần cao siêu thâm thuý. Chúng tôi thích thú vô cùng. Mặc dù hấp thụ trong thời gian không lâu, nhưng một khi hạt giống đã rơi vào tâm điền rồi, từ đó về sau nó sẽ tiến hoá luôn, nức mộng, nẩy chồi cho đến khi đơm bông kết trái. 
Về sự giảng dạy cũng như sự trước tác phiên dịch của chúng tôi, người nghe và người đọc được dễ hiểu, rõ ràng và rành mạch là nhờ chúng tôi áp dụng được đôi phần phương pháp Tây phương. 
11.ĐẶT SÁT VẤN ĐỀ 
Một vài người bạn đến chơi và thân mật phê bình: "Thầy không thông minh lắm, chậm chạp và ít sáng kiến, nhưng mỗi khi có một sáng kiến nào, thì thầy đeo đuổi và làm cho kỳ được. Điều quý nhất là thầy biết đặt sát vấn đề, biết cân nhắc đắn đo, chọn người chọn việc, đặt đúng chỗ và dùng đúng thời, nên thành công được nhiều khả quan". 
12.KHÔNG ĐI XA MỤC ĐÍCH 
Mỗi khi làm một việc gì, trước nhất chúng tôi tự hỏi: "Mục đích để làm gì?". Sau khi hạ thủ công việc ấy, chúng tôi luôn luôn nhắm mục đích ấy mà tiến, không dám đi lạc đường. Như việc phiên dịch và sáng tác này, trước khi bắt tay vào việc, chúng tôi tự vấn lương tâm: "Mục đích để làm gì? Vì danh? Vì lợi? Hay vì hoằng pháp lợi sinh?" Sau khi chúng tôi quyết định: "mục đích để phổ biến giáo lý" và may ra có lợi phần nào, thì thiếp tục in thêm các kinh sách khác và giúp cho quí vị cán bộ diễn giảng hay những người đang thiếu thốn chung quanh. 
Vì mục đích trên, các năm đầu, mỗi tháng chúng tôi đều có cúng dường theo bản nguyện. Sau một thời gian thấy quí vị giảng sư được thành công trong việc diễn giảng, có đủ phương tiện để tự túc, chúng tôi lại bớt phần cúng dường, xoay lại để làm bút phí cho sự sửa chữa, hay tu chỉnh các tác phẩm và dịch phẩm đã xuất bản. Đến nay, công việc tu chỉnh và xuất bản v.v...vẫn còn tiếp tục. 
Nhờ không đi sai "mục đích" hay "bản nguyện", nên chúng tôi được toại nguyện khá nhiều. 
13.BIẾT DÙNG VÀ DÁM DÙNG TIỀN 
Đành rằng: "không tiền thì không làm được việc gì". Nhưng có tiền mà đắn đo rít rắm, tiện tặn quá, thì cũng không làm nên việc gì lớn lao. Lại nữa, có tiền mà không biết dùng tiền, nghĩa là dùng tiến không đúng chỗ không hợp thời, thì có tiền chỉ thêm hại mà thôi. Trái lại, dùng tiền trúng chỗ hợp thời thì được thành công tốt đẹp. 
Xuyên qua các đoạn trên (phần xuất bản và đoạn thứ 12: không đi xa mục đích) quí vị thấy chúng tôi lấy công làm lời, lấy lời làm vốn, rất tiện tặn dành dụm và tích trữ mới thành một sự nghiệp (một kho sách, 10 loại, gần 80 thứ). Mặc dù chúng tôi tiện tặng tiết kiệm như vậy, nhưng vì muốn cho thành"một sự nghiệp văn hoá" nên với việc đáng dùng như "tu chỉnh, sửa chữa" lại các bộ sách đã xuất bản, chúng tôi dám xuất số tiền, có thể nói gần quá sức lo của chúng tôi. Không sợ tốn kém, miễn sao thành tựu công việc thì thôi. Nhờ thế chúng tôi thâu góp được kết quả theo ý muốn. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 24 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 24 EmptySun Apr 17, 2016 4:11 pm

VIII. GHI ƠN 
Kinh chép: "Chư pháp tùng duyên sanh". Chính thế, mặc dù chúng tôi đã có chí nguyện "đóng cây thang giáo lý" làm chánh nhơn, nhưng nếu khôngnhờ các duyên lành, thì cũng khó mà thành tựu. Vậy hôm nay, công việc mà chúng tôi xem như "Một sự nghiệp của đời tôi", có thể nói là đã hoàn thành, chúng tôi xin thành tâm ghi đậm công ơn sau đây: 
1. Ơn Tam Bảo gia hộ;  
2. Ơn quí Sư trưởng và thiện hữu tri thức mở mang kiến thức; 
3. Ơn Phụ mẩu sanh thành và ơn Đàn na giúp đỡ; 
4. Ơn Thượng toạ Thích Thiện Hoà, Đại đức Thích Trường Lạc v.v...đã soạn giúp một số bài, khi chúng tôi quá bận việc và vui lòng chiều theo ý muốn, để mặc tình chúng tôi sửa chữa; 
5. Ơn Đạo hữu Võ đình Cường đã giúp tôi rất nhiều về việc tu chỉnh bài vỡ; 
6. Ơn quí Phật tử đến học hằng tuần (từ năm 1953 đến 1962) tạo hoàn cảnh để thúc đẩy chúng tôi sáng tác và thí nghiệm chương trình giáo lý. 
7. Ơn Đạo hữu Nhuận Chưởng. Minh Phúc và ông Dương Kiều Thi v.v...đã giúp chúng tôi về việc xuất bản.

IX. HIẾN GIÁO HỘI PGVNTN 
Những tác phẩm hay dịch phẩm, của nhà xuất bản Hương Đạo chúng tôi, sau khi tu chỉnh hoàn toàn, và trả tất nợ nhà in rồi, chúng tôi sẽ làm lễ hiến cho Giáo Hội Phật Giáo VNTN hay những người nối theo chí nguyện (phiên dịch và sáng tác) của chúng tôi. 
Những tác phẩm của chúng tôi, đều không giữ bản quyền đối với quí vị nào muốn ấn tống. Nhưng, nếu ai muốn sửa đổi nội dung hay in để kiếm lời, thì phải được sự đồng ý của chúng tôi. 
X. HỔI HƯỚNG 
Tôi làm được điều lợi ích gì, có bao nhiêu công đức đều hồi hướng: 
Trên đền đáp bốn ơn  
Dưới cứu giúp ba loài.  
Cầu nguyện cho:  
Mặt trời Phật thêm sáng  
Bánh xe pháp xoay hoài  
Thế giới đều hoà bình  
Nhơn dân được an lạc  
Tôi và các chúng sinh  
Đều sanh về cõi Phật. 

Viết tại Dưỡng đường Đồn Đất sài gòn 
Quý Xuân Ất Tỵ (1965) 


Sa môn THÍCH THIỆN HOA

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





Phật Học Phổ Thông - Page 24 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 24 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Phật Học Phổ Thông
Về Đầu Trang 
Trang 24 trong tổng số 24 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 13 ... 22, 23, 24
 Similar topics
-
» THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
» KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK Phật lịch 2568 Dương Lịch 2019.
» Ý NGHĨA LỄ PHẬT VÀ LẠY PHẬT
» Thông tin về tử cung đôi
» Nấm âm đạo và những thông tin chị em cần năm bắt

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Căn Bản Phật Pháp-
Chuyển đến