Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  ÔN CỐ TRI TÂN (tập 1) - Page 3 Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 ÔN CỐ TRI TÂN (tập 1)

Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

ÔN CỐ TRI TÂN (tập 1) - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ÔN CỐ TRI TÂN (tập 1)   ÔN CỐ TRI TÂN (tập 1) - Page 3 EmptyMon Oct 02, 2023 7:11 pm

GIỚI TỬ- THÔI VỚI MỐI TÌNH TRÙNG-NHĨ
Người hiếu tử bỏ thân thờ cha mẹ,
Người trung thần bỏ thân thờ vua.
Trên bước đường lưu vong trốn ra ngoài nước, Công-tử Trùng-Nhĩ và bọn tôi thần trải qua rất nhiều cam go, lầm than, khổ sở đói khát...
Không tiền bạc, hết lương thực, bọn người này phải đi ăn xin.
Một hôm đói quá. Đói đến lả người, cả bộn cơ hồ không còn đi được nữa, Trùng-Nhĩ phải kiếm gốc cây có bóng mát gối đầu vào đùi Hồ-Mao mà nằm.
Bọn tôi thần chia nhau đi bứt rau sam về luộc ăn. Bỗng Giới Tử-Thôi mang một bát thịt nóng hổi đến dâng. Trùng-Nhĩ ăn ngon lành. Ăn xong khoẻ khoắn liền hỏi Giới Tử-Thôi :
—Nhà ngươi lấy đâu được thịt ngon như thế ?
Giới Từ-Thôi chỉ vào đùi mình thưa :
— Ấy là thịt đùi của tôi đó. Tôi nghe rằng người hiếu tử bỏ thân vì cha mẹ, người trung-thần bỏ thân để thờ vua. Nay Công-tử đói không có gì ăn nên tôi đã cắt thịt đùi dâng cho Công-tử.
Trùng-Nhĩ ứa nước mắt nói ;
Ân nầy biết bao giờ ta đáp được.
Tới sông Hoàng-hà, ngồi trên chiếc thuyền độ quân về khôi phục nước Tấn, Giới –Tử-Thôi chứng kiến việc Trùng-Nhĩ bảo Hồ-Thúc quăng xuống sông các vật dụng xưa cũ dùng trong lúc lưu vong và bảo ;
 
Sắp về làm vua nước Tấn thiếu gì đồ châu báu bạc vàng, cần gì đến những đồ vật hư rách ấy nữa ?
Bất-giác Giới Tử-Thôi nổi giận, nét buồn lộ hẳn trên mặt  than :
— Ta rất lấy làm xấu hổ khi cùng đứng chung một trào với bọn người chỉ biết có danh lợi phú quý.
Từ đó Giới Tử-Thôi có ý xa Trùng-Nhĩ và bọn tôi thần của Trùng-Nhĩ.
Khi phục quốc xong, Trùng-Nhĩ lên làm vua tức là Tấn Văn-Công.
Tấn Văn-Công ban thưởng cho những người có công phục quốc chia ra làm ba hạng : Một là những người tòng vong, hai là những người tổng khoản (những kẻ giúp tiền của), ba là những người nghênh hàng (những kẻ làm nội ứng đón vua về ”.
Ban thưởng xong, Tấn Văn-Công còn yết nơi cửa thành một chỉ dụ : -Kẻ nào có công chưa được thưởng được phép kêu nài».
Tuy Tấn Văn-Công đã đạt ra quy chế như vậy, nhưng cũng không làm vừa lòng những kẻ có công.
Hồ-Thúc thấy mình không được trọng thưởng bằng Hồ-Yển, Triệu-Thôi nên kêu nài :
—                   Tôi theo Chúa-công từ khi ở đất Bồ, trong lúc chu du khắp thiên hạ, lúc nào cũng hầu cận bên cạnh Chúa-công, nay Chúa-công thưởng tôi công quá bạc, chẳng biết tôi đã phạm tội gì ?
Tấn Văn-Công nói :
—Trong bọn tòng vong kẻ nào lấy điều nhân-nghĩa khuyên bảo ta thì được công đầu, kẻ nào vì ta mà bày mưu kế là công thứ hai, còn kẻ nào xông pha tên đạn để giữ gìn cho ta là công thứ ba. Còn những kẻ chỉ có công cực nhọc theo ta tất nhiên phải thưởng phần kém hơn.
Hồ-Thúc nghe nói hổ thẹn, cúi đầu bước ra.
Ngụy-Thù và Điêu-Hiệt ỷ mình vũ dũng, thấy Hồ-Yển và Triệu-Thôi là bậc văn thần, được thưởng công đầu, lòng không phục, vẫn kêu ca oán hận.
Riêng Giới tử-Thôi cũng là người trong bọn tòng-vong, song tánh điềm đạm ít nói, lại thấy bọn Hồ-Yển cậy công, nên từ khi Tấn Văn-Công lên ngôi chỉ vào chúc mừng có một lần, rồi cáo bịnh về nhà yên phận nghèo, hàng ngày đi vá dày thuê nuôi mẹ.
Khi Tấn Văn-Công ban thưởng triều thần, không thấy Giới Tử-Thôi, nhưng cũng quên đi, không ai nhắc đến.
Người láng giềng bên nhà Giới Tử-Thôi là Giải-Trương thấy vậy đến nói với Giới Tử-Thôi:
 
— Ngài cũng có công theo phò  Chúa-công trong 19 năm trời, nay Chúa-công phục nghiệp lẽ nào lại không hưởng chút công lao.
Mẹ Giới Từ-Thôi nói :
— Nhà mình nghèo khổ, trước kia con đã cắt thịt đùi để nuôi Chúa-công trong lúc đói lòng, sao bây giờ không nói ra, may nhận vài chum thóc chẳng hơn đi vá giày thuê ư ?
Giới Tử-Thôi nói :
—Tấn Hiến-Công xưa có 9 người con, chỉ có Chúa- công là hiền hơn cả, nay Chúa-Công phục-nghiệp ấy là do trời muốn, các người theo hầu không biết, tự nhận là công lao mình, con thấy xấu hổ lắm.
Bà mẹ nói:
— Con đã là người liêm sỉ, mẹ đây há lại không làm được người mẹ của người biết trọng liêm-sỉ hay sao ?
 
Vậy thi mẹ con ta tìm nơi rừng núi sống ẩn dật, chớ nên sống giữa cảnh thị thành.
Nghe mẹ nói, Giới Tử-Thôi mừng rỡ nói :
—                   Con vẫn thích chốn Miên-thượng là nơi núi cao, hang sâu. Nay mẹ con ta đến đó mà ở.
Nói rồi cõng mẹ đến đất Miên-thượng, vào trong hang đá nương náu.
Láng giềng hàng xóm không biết Giới Tử-Thôi đi đâu cả. Riêng có một mình Giải-Trương biết mà thôi.
Giải-Trương nghĩ tới cảnh bạc bẽo động lòng, liền lén viết một mảnh giấy, thừa lúc đêm tối đem treo nơi cửa thành. Mảnh giấy viết như sau :
« Có một con rồng lúc thất thế đàn rắn đi theo chu du thiên hạ, rông đói, một rắn xẻo thịt đùi nuôi. Đến khi rồng mây gặp hội, đàn rắn hưởng cảnh sung sướng, chỉ một rắn chẳng ai hỏi đến ...
Sáng hôm sau, quân sĩ trông thấy đem trình Tấn Văn-Công.
Tấn Văn-Công đọc xong giật mình nói :
— Đây là Giới Tử-Thôi oán hận ta đó. Khi trước qua nước Vệ, Giới Tử-Thôi cắt thịt đùi nấu cháo cho ta ăn, nay ta ban thưởng công thần mà quên mất Giới Tử-Thôi, ấy là điều lỗi lớn.
Liền sai người đến triệu Giới Tử-Thôi, nhưng Giới Tử-Thôi cõng mẹ đi mất rồi.
Tấn Văn-Công liền bắt những người láng giềng đến hỏi. nhưng không ai rõ Giới Tử-Thôi đi đâu cả.
Tân Văn-Công truyền rằng :
—                   Hễ ai biết được Giới Tử-Thôi đi đâu thì sẽ phong làm  quan.
Giải-Trương đến yết kiến Tấn Văn-Công tâu ;
 
— Mảnh giấy đó không phải của Giới Tử-Thôi, chính là tôi đã viết thay đó. Giới Tử-Thôi không muốn cầu thưởng đã cõng mẹ vào trong núi Miên thượng. Tôi viết bức thư ấy cốt nhắc cho Chúa-công nhớ.
Tấn Văn-Công nói :
—                   Nếu không có bức thư của ngươi ta đã bội nghĩa rồi.
Nói xong, phong cho Giải-Trương làm chức Hạ Đại-Phu, rồi khiến Giải-Trương dẫn đường đến Miên thượng mà tìm Giới Tử-Thôi.
Khi đến nơi chỉ thấy núi xanh, rừng rậm, nước chảy hoa trôi, chim hót véo von, mây che mù mịt, còn Giới Tử-Thôi chẳng thấy đâu cả.
Tấn Văn Công truyền rằng :
—  Ai thấy Giới Tử-Thôi trốn chỗ nào thì được trọng thưởng.
Quân sĩ bắt mấy người nông phu gần đấy hỏi.
Nông phu nói :
— Mấy hôm trưởc chúng tôi thấy một người cõng bà cụ già đến đây, ngồi nghỉ nơi chân núi rồi chẳng biết đi về đâu.
Tấn Văn Công truyền đỗ xe dưới chân núi rồi
sai người đi tìm.
Qua mấy ngày quân sĩ lục lạo khắp nơi vẫn không tìm được tông tích Tấn Văn-Công nói :
- Ta nghe Giới Tử-Thôi là người chí hiếu, nay cõng mẹ vào rừng, lại giận ta không chịu ra yết-kiến, bây giờ ta phóng hỏa đốt rừng, thế nào Giới Tử-Thôi cũng cõng mẹ chạy ra.
Ngụy-Thù nói :
— Trong bọn tòng vong cũng nhiều người có công lao, nay Giới Tử-Thôi ỷ mình có chút công mọn làm khổ Chúa-công, để hắn tránh lửa cõng mẹ ra đây tôi mắng cho xấu hổ.
Nói xong truyền phóng-hỏa khắp khu rừng lửa to gió mạnh, cháy lan đến mấy dặm. Trong ba ngày lửa mới tắt, thế mà Giới Tử-Thôi vẫn nhất định không ra. Hai me con ôm nhau chịu chết dưới gốc cây liễu.
Quân sĩ tìm được xác chết báo lại với Tấn Văn Công. Tấn Văn Công ứa nước mắt, truyền lập miếu mà thờ, đổi tên núi là Giới-Sơn.
Tấn Văn-Công ở đó lo việc chôn cất xong  xuôi, lấy ruộng xung quanh núi đặt làm ruộng tế điền, rồi mới truyền hộ giá về triều.
Nhận xét:
Trong con người thường có tự ti mặc cảm... đó cũng là tánh tốt, nhưng nếu quá tự ti mặc cảm thì đi đến chỗ gàn.
Theo một ông vua lưu vong, bỏ mẹ già trong cảnh đói rách. Lại cắt thịt đùi cho vua ăn trong  lúc cơ cực. Giới Tử-Thôi đã làm được việc trung nghĩa mà trong sử sách ít ai làm được.
Thường thường có những kẻ tỏ lòng trung với Vua, hy sinh thân mình trong lúc nhà vua đang nắm quyền hành, những kẻ đó chỉ là những kẻ lợi dụng quyền thế nhà vua thủ lợi, chưa chắc đã trung. Kẻ nào hy sinh trong lúc túng cùng mới thật là người có nghĩa không vì lợi.
Gan dạ đúng lúc, hy sinh đúng lúc, Giới Tử-Thôi quả là con người tốt.
Nhưng cái tốt của Giới Tử-Thôi không phải ở bề  ngoài như những trường hợp khác, mà nó tốt ở trong lòng không  vụ lợi, không ham muốn qnyền quý. Cái siêu-việt là ở chỗ đó.
 
Giới Tử-Thôi nói : “con hiếu bỏ thân thờ cha,tôi trung bỏ thân thờ- vua”. Chính quan niệm trung hiếu của Giới Tử-Thôi thuần túy là một nghĩa vụ thiêng liêng không phải vì lợi.
Thế cho nên, lúc ngi trong thuyn. Giới Tử-Thôi chứng kiến việc Trùng-Nhĩ và bọn Hồ-Thúc, Hồ-Yển bắt chẹt nhau, thề thốt làm cho Giới Tử-Thôi chán nản và tự sỉ cho mình khi phải chen lộn với bọn người chỉ biết đua nhau chạy theo danh lợi, mưu chước, lừa đảo nhau vì tiền tài chức phận mà không chút gì gọi là thiêng liêng, cao cả như ý muốn của Giới Tử-Thôi cả.
Thói thường, đem thân thờ- vua, ngoài mục đích an dân quốc thái, mấy ai không nghĩ đến chỗ quyền cao chức trọng riêng mình. .Nhưng  Giới Tử-Thôi thì khác hn, ông ta quan niệm đó là một nghĩa vụ mà kng cn nghĩ đến quyền lợi riêng tư.
Đem thân thờ chúa lưu lạc bao nhiêu năm trời,
Giới Tử-Thôi không nghĩ đến thân mình, đến mẹ mình, gia đình mình khi thành công về nước, mà chỉ có bổn phận phục  vụ tròn nghĩa cả.
Quan niệm như thế tưởng thật cao quý và thiêng liêng. Giới Tử-Thôi đã  vượt n trên cái tầm thường của mọi người vậy
Thêm vào đó, Giới Tử-Thôi  lại có một bà mẹ biết trọng liêm sỉ, biết tìm một lẽ sống thanh bạch. Tự nguyện làm một bà mẹ đứng đắn để cho đức thanh  cao của con mình đã thanh cao lại thanh cao hơn.
Tuy nhiên, nếu xét cho kỹ thì trường hợp Giới Tử-Thôi cũng có một vài giả thuyết đáng nghi ngờ.
Trong đời không thể có một việc làm nào  không mong đạt được một kết qủa, cũng như trong con người không ai lại muốn cho mình đau buồn cực nhọc  khi mình có quyền
 
hưởng giàu sang sung sướng. Giới Tử- Thôi không màng sung sướng và cố ý chịu cực ư ?
Nếu bàn như vậy e không đúng. Riêng Giới Tử-Thôi thì thế nào cũng được, nhưng Giới Tử-Thôi còn có mẹ già, mà Giới Tử- Thôi lại là  con chí hiếu, đem thân lưu lạc thờ  Chúa bao nhiêu năm trời lẽ nào lại không mưu cầu hạnh phúc cho người mẹ ?
Giới Tử-Thôi chắcTrùng-Nhĩ bỏ quên nên tự ái đến nỗi không còn muốn sống trên đời, gần gũi loài người nữa.
Thật vậy, đứng về tâm lý mà xét, nếu Giới Tử- Thôi là một người không màng  danh lợi thì dầu Trùng-Nhĩ có bỏ quên mình cũng chỉ thản nhiên thôi, coi như khôngviệc gì xảy ra cả, tại sao lại phải cõng mẹ vào rừng trốn, tạo một cuộc sống ẩn dật. Hành động cõng mẹ vào rừng chứng tỏ Giới Tử-Thôi giận Trùng-Nhĩ đã quên mình.
Sự giận dữ ấy lại chứng tỏ rằng Giới Tử-Thôi nghĩ mình có công lớn với  Trùng- Nhĩ mà không được đối xử xứng đáng. Đã có ý ấy thì không thể gọi Giới Tử- Thôi là một người khôngdanh lợi được.
Đời nay cũng có nhiều người trong lúc thất thời, hội không dùng  đến, nằm rung đùi chê trách người này kẻ nọ, cho công danh như phù vân. cho quyền lợi như bọt bể, tỏ ý khinh thường danh lợi. Họ làm như họ là những bậc liêm khiết, cao siêu, nhưng kỳ thật họ chỉ là những kẽ thất thời, không đắc dụng nên bất mãn mà thôi, Nếu được dùng đến thì họ cũng như ai xem quyền lợi là nguồn sống, xem địa vị là danh giá của đời người, và chính họ cũng là người tham nhũng không thua những tay sâu mọt lừng danh.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

ÔN CỐ TRI TÂN (tập 1) - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ÔN CỐ TRI TÂN (tập 1)   ÔN CỐ TRI TÂN (tập 1) - Page 3 EmptyWed Oct 04, 2023 7:47 pm

CHÂU TƯƠNG-VƯƠNG VỚI NÀNG THÚC-NGỠI 
Bản năng con người là một mớ phức tạp, mà đời sống con người không bao giờ được thỏa mãn.
Vua nước Trịnh là Trịnh Văn-Công liên kết với Sở, cậy thế hà hiếp các nước yếu. Thấy vua nước Hoạt làm thân với nước Vệ  không phục Trịnh, nên Trịnh Văn-Công cử binh sang đánh. Vua nước Hoạt cự không lại phải xin hoà.
Tuy nhiên, sau khi Trịnh rút quân về thì nước Họat lại liên kết với Vệ, bất phục Trịnh.
Trịnh Văn-Công giận lắm, sai công-tử Sĩ-Tiết làm Chánh-tướng. Đỗ Dũ - Di làm Phó-tướng cử binh sang đánh nước Hoạt lần nữa. Lúc đó Vệ Văn-Công đang thân mật với Thiên-Tử nhà Châu, nên đem việc Trịnh Văn-Công hiếp nước Hoạt và tâu với Châu Tương- Vương.
Châu Tương-Vương sai quan Đại-phu Du Ty.Bá đến nước Trịnh giảng hoà cho nước Hoạt.
Trịnh Văn-Công bất mãn nói :
— Trịnh và Vệ có khác gì nhau, sao Thiên- tử lại bênh  Vệ mà bỏ Trịnh ?
Nói xong, truyền bắt Du Ty-Bá giam lại, chờ đánh Hoạt xong sẽ tha về.  
Những người theo hầu Du Ty-Bá về báo lại với Châu Tương-Vương.
 
Châu Tương-Vương nổi giận mắng :
Trịnh-hầu khinh khi chẳng kể mệnh trẫm phải trừng trị mới được.
Hai quan đại Phu Đồi-Thúc và Đào-Tử quỳ tâu :
— Tâu Bệ- hạ nước Trịnh nay cậy thế có Sở nên không sợ oai vua, muốn phạt Trịnh, Bệ-hạ phải mượn quân nước Địch mới được.
Quan Đại-Phu Phú-Thần can :
— Không nên. Trịnh - hầu vô đạo, song nước Trịnh là nước thân thuộc với nhà Châu xưa nay, tổ tiên giúp nhiều công nghiệp, còn nước Địch là mọi rợ, bất tuân giáo hoá, nay không nên mượn Địch đánh Trịnh.
Đồi-Thúc và Đào-Tử nói :
—  Vua Vũ-  Vương ta ngày xưa đi đánh nhà Thương các nước mọi rợ đều giúp sức, nay ta lại tỵ hiềm làm gì ?
Châu Tương-Vương khen phải, sai Đồi-Thúc và Đào-Tử sang nước Địch mượn quân đánh Trịnh.
Vua nước Địch vâng mạng giả cách đi săn, lẻn vào biên giới nước Trịnh chiếm cứ đất Lịch - thành, rồi sai sứ theo Đồi- Thúc vá Đào-Tử vào triều Châu báo tin thắng trận.
Châu Tương-Vương nói :
—   Nước Địch có công với trẫm, nay nhân lúc Hoàng - hậu mới mất, trẫm muốn lấy con gái nước Địch, các khanh nghĩ sao ?
Đồi-Thúc và Đào –Tử nói :
—  Chúng tôi nghe người nước Địch có câu hát :
“Đóa hoa Thúc-Ngỡi hai nàng
 Dung nhan dim lệ ngàn vàng chưa cân.
 
Câu hát đó nói nước Địch có hai người con gái đều tên là Thúc-Ngỡi, nhan sắc cả hai đều đep Một nàng là con gái nước Cao Như đã gả cho nước Tần rồi, còn một nàng là con gái vua nước Địch, hiện nay vẫn chưa lấy chồng. Xin Bệ-hạ cho sang hỏi.
Châu Tương - Vương mừng rỡ cho Đồi - Thúc và Đào-Tử sang nước Địch để hỏi Thúc-Ngỡi.
Vua nước Địch sai người đưa Thúc – Ngỡi đến. Châu Tương - Vương muốn lập Thúc-Ngỡi làm Hoàng – hậu, Phú-Thần can :
—  Nước Địch có công thì ban thưởng, xin Bệ-hạ chớ vì công trạng mà lập gái nước Địch làm Hoàng –hậu thiên hạ chê cười.
Châu Tương-Vương nói :
—  Dẫu gái nước nào mà trẫm đã qúi mến thì có thể lập lên làm Hoàng-hậu được. Khanh chớ nhiều lời.
Nói xong lập Thúc-Ngỡi lên làm Hoàng-Hậu.
Ngỡi - hậu tức Thúc – Ngỡi tuy nhan sắc mận mà, nhưng tính nết không được thùy mị. Khi ở nước Địch thường hay theo vua Địch đi săn bắn, cỡi ngựa cầm cung đã quen, nay về làm Hoàng-hậu nhà Châu cả ngày kềm thúc lấy làm khó chịu.
Một hôm tâu với Châu Tương-Vương :
—  Từ thuở bé thiếp ưa thú săn-bắn, nay xin bệ-hạ tổ chức các cuộc săn bắn để thiếp được theo hầu cho vui.
Châu Tương-Vương chiều ý liền chọn một đoàn ngự lâm quân và dẫn các tướng sĩ đến núi Bắc-Khâu. Muốn làm vừa lòng Hoàng-hậu vua liền treo giải hễ ai săn được nhiều cầm thú sẽ được trọng thưởng.
Trong số những người được trọng thưởng có Vương-tử Đái là kẻ bắn đươc nhiều cầm thú nhất.
 
Vương - tử Đãi mặt mũi khôi ngô. hình dung tuấn tú, vốn là thứ đệ của Châu Tương-Vương. Người trong nước đều gọi là Thái-Thúc.
Năm trước, Vương-tử Đái đã lập mưu muốn tranh ngôi, nhưng bị thất bại phải trốn sang Tề, bà Huệ-hậu hai ba lần nói với Châu Tương-Vương lấy lòng nhân từ đối đãi với anh em, vì vậy Châu Tương-Vương bất đắc dĩ phải tha tội cho Vương – tử Đái và đòi về.
Nay Ngỡi-hậu thấy Vương-tử Đái đem lòng yêu mến, nói với Châu Tương-Vương :
— Giờ này hãy còn sớm, xin Bệ-hạ cho phép thần thiếp được săn bắn chơi một lúc để trọn cuộc vui.
Châu Tương-Vương nhận lời truyền quân sĩ sửa soạn binh khí để Ngỡi-hậu đi săn.
Ngỡi-hậu cởi áo ngoài, mặc áo ngắn, lưng đeo tên trông rất phong nhã.
Ngởi-hậu lại tâu với Châu Tương-Vương :
—                   Thần thiếp ở nước Đich thường đi ngựa, và xin Bệ-hạ cho thần thiếp được dùng ngựa mà săn bắn.
Ngỡi-hậu sắp sửa lên ngựa, Châu Tương - Vương ngăn lại nói :
—  Cần phải có người theo bảo vệ mới được. Để trẫm chọn một người cỡi ngựa giỏi theo ái khanh.
Vương-tử Đái xin đi. Bọn thị nữ lên ngựa cùng với Vương-tử Đái theo sau. Ngỡi-hậu giục ngựa vòng theo sườn núi. Chẳng bao lâu ngựa vương-tử Đái theo kịp. Hai ngựa song song.
Ngỡi-hậu nói với Vương-tử Đái :
—  Vương-tử Đái thật là bậc đại tài, thiếp nghe tiếng đã lâu đến bây giờ mới biết mặt. Vương tử Đái khiêm tốn đáp :
 
Tôi mới học cỡi ngựa còn kém Hoàng-Hậu xa lắm.
Ngỡi-hậu nói :
— Sáng mai Vương-tử vào cung Huệ hậu giả cách vấn an để thiếp có một câu chuyện cần nói.
Nói chưa dứt lời, bọn thị nữ đã đến kịp. Ngỡi Hậu liếc mắt đưa tình nhìn Vương . tử Đái.
Vương-tử Đái khẽ cúi đầu rồi quay ngựa lui lại. Giữa lúc đó trong rừng có một đàn hưu chạy ra, Vương- tử Đái rút tên bắn một mũi hạ được một con, còn Ngỡi - hậu cũng bắn được một con, mọi người vỗ tay hoan hô.
Ngỡi-hậu quay ngựa trở về. Châu Tương-Vương ra đón. Ngỡi-hậu đem hai con hưu dâng nạp cho Châu Tương-Vương.
Châu Tương-Vương khen ngợi không cùng rồi truyền lệnh hồi loan, mở tiệc vui vày.
Ngày hôm sau, Vương-tử Đái vào cung thăm Huệ- hậu, đã thấy Ngỡi-hậu ở đó rồi. Ngỡi-hậu đem tiền bạc đút lót cho bọn cung nhân, rồi ngay hôm ấy tư thông với Vương-tử Đái trong một phòng riêng. Khi từ giã hai bên có vẻ tương đắc lắm.
Ngỡi-hậu nói với Vương-tử Đái :
—  Thỉnh thoảng Vương - tử nhớ vào đây thăm thiếp nhé.
Câu chuyện này bọn cung nhân điều biết, nhưng vì Vương – tử Đái là con của Huệ-hậu. nên không ai dám hé môi. Vương-tử Đái từ ấy ngày nào cũng giả cách vào cung thăm mẹ, để tư tình với Ngỡi-hậu. Huệ-hậu cũng biết nhưng vì thương con không dám nói ra.
Trong bọn cung nữ có một nàng tên Tiểu-Đông nhan sắc mặn mà, lại ca hát rất hay. Một hôm Vương- tử Đái đang cùng với Ngỡi-hậu uống rượu, sai Tiểu-Đông thổi sáo để Vương-tử Đái theo nhịp mà hát. Đến lúc Vương-tử Đái rượu đã chếnh choáng có ý lơi lả, nắm tay Tiểu-Đông đùa cợt.
Tiểu-Đông sợ hãi cởi áo bỏ chạy. Vương – tử Đái giận lắm, rút gươm chạy theo nói :
—                   Nếu nàng không thuận ta quyết chẳng dung tình.
Tiểu Đông chạy thẳng đến cung Châu Tương-Vương kể hết chuyện Vương-tử Đái tư thông với Ngỡi hậu.
Châu Tương - Vương nghc nói nổi giận rút thanh kiếm nơi đầu giường đi tìm giết Vương-tử Đái.
Song nghĩ lại :
—  Vương-tử Đái là con cưng của Thái Hậu, nay chưa có bằng cớ gì mà giết đi e Thái-hậu bất bình, vả lại Vương-tử Đái võ nghệ cao cường, đánh tay đôi khó thắng, chi bằng để mai lâm triều đem ra xử trước mặt bá quan là hay hơn.
Tính xong. Châu Tương -Vương lên giường nằm thở dài, lại sai nội thị đi nghe tin tức bên hậu cung.
Giây lâu, nội thị về báo :
—   Vương-tử Đái sợ tội đã bỏ trốn.
Hôm sau. Châu Tương-Vương đòi các cung nhân đến tra hỏi. Tất cả đều chối dài. Châu Tương-Vương sai dẫn Tiểu-Đông ra đối chứng cả bọn mới chịu cung khai.
Xét xong, Châu Tương-Vương truyền bắt Ngỡi- hậu giam vào lãnh cung.
Từ khi Vương-tử Đái bỏ trốn sang nước Địch, Thái-hậu buồn rầu sanh  bệnh. Còn Đồi-Thúc và Đào Tử thấy cớ sự như vậy lên bàn riêng với nhau :
—                   Xưa việc viện binh đánh Trịnh và rước Thúc – Ngỡi về Châu đều do ý kiến của hai ta cả. Nay Ngỡi-hậu bị đày lãnh cung, còn Vương-tử Đái trốn sang nước  Địch thế nào Vương-tử Đái không mượn binh nước Địch đem về trả oán. Nếu Vương-tử Đái thắng thế thì chúng ta không thể nào sống yên được. Chi bằng chúng ta theo Vương tử Đái sang nước Địch để tính kế lâu dài về sau.
Bàn tính xong, cả hai lén trốn ra khỏi thành thẳng đến nước Địch. Đến nơi, Vương - tử Đái chưa kịp vào thành Đồi-Thúc và Đào-Tử bàn với Vương-tử Đái rồi vào thành nước Địch trước, tâu với vua nước Địch :
—  Trước kia hai tôi lãnh mạnh vua quý quốc rước nương nương về cho Vương – tử Đái, nào ngờ Châu Tương Vương thấy đẹp, chiếm phong làm Hoàng - hậu. Một hôm Hoàng-hậu sang cung Thái-hậu vấn an, dọc đường gặp Vương-tử Đái, hai bên nhắc chuyện cũ, bị cung nhân trông thấy gièm pha. Châu Tương - Vương chẳng nghĩ đến tình chồng vợ, đày Hoàng – hậu vào lãnh cung, đuổi Vương-tử Đái ra khỏi nước. Nay Vương- tử Đái sang đây mượn binh quý quốc đem về phục hận, và cũng để cứu Hoàng-hậu khỏi bị tù, xin hiền hầu giúp sức.
Vua Địch hỏi :
—   Vương-tử Đái hiện giờ ở đâu ?
Đồi-Thúc và Đào-Tử thưa :
—   Vương-tử Còn ở ngoài thành chờ  lệnh.
Vua Địch sai người rước vào. Vương – tử Đái vào lấy lễ chàng rể cha vợ mà ra mắt.
Vua Địch truyền Đại – tướng Xích - Đinh dẫn năm ngàn quân sang đánh Châu.
Châu Tương-Vương được tin liền khiến quan Đại Phu Đàm - Bá là sứ, qua tỏ việc Vương- tử Đái loạn luân cho vua Địch biết để rút quân về.
Vua Địch không nghe, chém sứ, rồi kéo quân thẳng đến chân thành nhà Châu quyết ý chinh phạt.
Châu Tương-Vương cả giận sai Nguyên -Bá Quán làm Đại-tướng Mao-Vệ làm Tổng-binh đem ba trăm cỗ xe ra thành cự địch.
Nguyên Bá-Quán khiến quân đem chiến xa đặt chung quanh như một bờ thành, Binh Địch không sao phá nổi.
Xích-Đinh, tướng nước Địch nghĩ ra một kế, sai quân vào Thúy-vân Sơn, lập một đài cao, dựng cờ Thiên- tử lựa một quân giả làm Vương-tử Đái ngồi ăn  uống trên đài cùng các cung nữ có nhạc giúp vui ầm ĩ, chọc cho quân Châu nổi giận ra đánh.
Lại khiến Đồ- Thúc và Đào-Tử dẫn hai ngàn quân qua phía tả dinh Châu mà mai phục.
Còn Xích Phong-Tử đem năm trăm quân đến trước dinh Châu, đợi quân Châu kéo ra thì đánh cầm chừng rồi giả thua bỏ chạy, dụ cho quân Châu đến hiểm địa sẽ ra tay.
Xích Phong-Tử lãnh lịnh khiêu chiến khiến quân chửi mắng nhiều lời thậm tệ.
Nguyên Bá-Quán đứng trên thành thấy quân Địch ít, muốn xông ra đánh, Mao-Vệ vội can :
— Thủa nay dân Địch có tiếng là quỷ quyệt, Tướng quân chớ nóng, chờ đợi bọn chúng mỏi mệt hãy ra quân.
Tuy nhiên quân Địch khiêu khích quá mức, Nguyên Bá -Quán không nhịn được, liền thét quân mở cửa thành đẩy xe ra đánh.
Xích-.Phong Tử thấy binh Châu đã trúng kế liền bỏ cả ngựa kéo quân chạy bộ. Binh Châu tham rượt bắt những con ngựa  bỏ không hàng ngũ lộn xộn.
Xích Phong-Tử chạy thẳng lên núi Thúy-Vân chỗ có phục binh. Nguyên Bá-Quán thúc quân đuổi đến trông thấy Vương-tử Đái đang ngồi trên đài cao uống rượu với cung nữ, liền chỉ tay hét lớn .
— Tên phản thần kia rồi !
Liền truyền quân phủ vây, nghe tiếng pháo nổ, hai bên kẹt núi quân phục nổi lên vây binh Châu vào giữa. Hai đội binh phục này do Đồi-Thúc và Đào-Tử cầm đầu.
Biết đã trúng kế, Nguyên Bá-Quán truyền quân lui lại, nào ngờ quân Địch bỏ cây chặn đường, nên xe tới lui không được.
Liệu trốn không thoát, Nguyên Bá-Quán xuống ngựa cởi áo mão giả dạng quân sĩ bỏ trốn.
Nhưng có một tên hầu cận biết được hỏi :
—   Bây giờ Tướng quân chạy đi đâu ?
Đồi-Thúc nghe được truyền quân bao vây bắt được Nguyên Bá-Quán.
Binh Châu thua trận về  báo cho Mao-Vệ hay. Mao-Vệ truyền đóng chặt cửa thành, sai quan về triều xin viện binh.
Đồi-Thúc nói với Vương – tử Đái :
—   Chúng ta bắt được Nguyên  bá-Quán. Mao-Vệ sợ hãi bế thành, đêm nay chúng ta đến cướp trại ắt thành công.
Vương - tử Đái khen phài liền bàn với Xích Định Xích-Định bằng lòng truyền canh ba cướp trại.
Đến canh ba Xích-Định dẫn quân đến dinh Châu dùng búa đồng phá lủng thành xe, rồi chất củi vào nồi lửa đốt lửa gặp gió lan tràn cháy khắp nơi, binh Châu bỏ chạy Đồi-Thúc thừa thế dẫn quân xông vào chém giết. Mao-Vệ bỏ dinh xông ra ngoài chạy trốn, rủi gặp  binh Vương-tử Đái bắt gặp.
Quân nước Địch thừa thắng kéo tới Vương thành vây phủ.
Châu Tương-Vương nghe tin bại binh than với Phú Thần :
— Bởi trẫm không nghe lời can gián của khanh nên quốc gia mới nguy vong như vậy.
Phú-Thần nói :
—    Thế quân Địch mạnh, quân ta cự không nổi, xin Bệ-hạ tìm phương lánh nạn, sau sẽ cầu viện với chư hầu.
Chu Khổng nói :
—  Dẫu bại trận, nhưng quân triều còn đông, sao ta không liều chết với quân địch một trận xem sao ?
Châu Tương Vương than ;
—   Ngoài thành giặc vây tứ phía, trong cung Thái - hậu đang bị bệnh ngặt, trẫm không nỡ bỏ đi. nhưng không đi thì không được.
bèn kêu Châu-Khổng và Thiệu-Qúa nói :
Nay trẫm buộc lòng phải bỏ đi, xin hai khanh vì trẫm gỉữ gìn chính trị, chờ ngày trẫm về chớ phụ lòng trẫm.
Chu Khổng và Triệu Quá cúi đầu vâng mạng.
Sau dó Châu Tương- Vương cùng Phú - Thần sang Trịnh cầu cứu.
Vương tử Đái vào thành trước hết thả nàng Ngỡi- hậu ra rồi giã chiếu cùa Thái - hậu lập mình lên làm vua, lại vào cung tìm nàng cung nữ Tiểu-Đông, nhưng Tiểu-Đông đã sợ hãi nhảy xuống giếng tự vẫn rồi...
Nhận xét:
Khi một người nắm trong tay một trách nhiệm, thì việc cá nhân của người đó có ảnh hưởng không ít với đại cuộc, chớ xem thường.
Châu Tương - Vương nhờ quân nước Địch phạt Trịnh cứu lấy uy danh, đó là tình thế lúc ấy, không đáng trách.
 Đtrả ơn nước Địch, Châu Tương - Vương lấy nàng Thúc-Ngỡi, gái nước Địch, việcy cũng không cónguy hi- Nguy hại chỗ Châu Tương - Vương không biết xét người, phong cho Thúc-Ngi làm Hoàng hậu.
Rất ít người để ý đến ảnh hưởng của người đàn bà khi gần gũi với một người đàn ông có ưu thế xã hội.
Dẫu rằng quyền lập gia đình là quyền riêng của mỗi người, song nếu người ấy là đại diện của dân chúng, cầm trong tay vận mệnh quốc  gia thì đời sống riêng của người ấy cũng ảnh hường với đời sống dân chúng không ít. Huống hồ thời phong kiến, một tiếng nói của nhà vua là tiếng nói tuyệt đối, ý kiến của nhà vua là ý kiến tuyệt đối. Trọng một người đàn bà mất tư cách đưa một người đàn bà mất tư cách, lên làm một địa vị cao cả thế nào cũng đưa đến một kết quả tai hai.
Nàng Thúc-Ngỡi là một hạng đàn bà dâm dật, còn Vương-tử Đái cũng chỉ là phường háo sắc đa tình Người đàn bà dâm dật gặp phải người đàn ông háo sắc đa tình, hai bên triều mến nhau là chuyện thường. Châu Tương- Vương không biết xét người, gây tai họa cho mình là phải.
Nếu là kẻ rành đời, hiểu tâm lý đàn bà nhiều, Châu Tương-Vương dại gì phong cho con đàn bà dâm dật ấy lên chức Chánh-cung để tạo điều kiện gặp gỡ với phường háo sắc làm bậy.
 
Đời nay cũng thế, nhiều người lên được chức vị cao, nắm trọng trách trong xã hội, thường cho vợ ra mở mày mở mặt với người ta, thổi phồng tài năng của vợ mình lên, nhưng thật ra người đàn bà được đề bạt ấy bất tài thiếu đức, chỉ làm trò cười cho xã hội và chỉ tác hại cho danh giá địa vị của chồng, làm hại cho guồng máy xã hội thôi.
Đó là một kinh nghiệm thực tiễn cho những ai muốn đưa vợ lên làm sang.
Đưa mt người  lên một địa vị không phải để cho họ sang trọng mà phải thấy họ có làm được ích lợi gì cho cái địa vị của họ không đã.
Cái tài không phải ở chỗ có địa vị ở chỗ có làm xứng đáng với cái địa vị ấy hay không.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

ÔN CỐ TRI TÂN (tập 1) - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ÔN CỐ TRI TÂN (tập 1)   ÔN CỐ TRI TÂN (tập 1) - Page 3 EmptyMon Oct 30, 2023 3:48 pm

TẤN VĂN-CÔNG NHẬN ĐẤT NHÀ CHÂU


Việc làm tượng trưng cho một kế sách chính trị.
Châu Tương-Vương bị người em là Vương-tử Đái đoạt vợ cướp ngôi phải bỏ trốn sang nước ngoài cầu viện với chư hầu để phục nghiệp.
Bấy giờ  Tấn Văn -Công cố tình muốn giúp nhà Châu để mưu đồ việc bá chủ, liền kéo binh đến đóng nơi đất Dương Phàn sai Khước Tần đem quân vây Ôn ấp, lại khiến bọn Triệu Thôi sang Di-Thành đưa Châu Tương-Vương về Kinh đô.
Người Ôn ấp hay tin Châu Tương-Vương đã về liền hợp nhau giết chết hai tên phản thần là Đồi-Thúc và Đào-Tử rồi mở toang cửa thành c Châu Tương-Vương vào.
Vương-tử Đái thấy thế thất kinh liền đem Thúc- Ngỡi, Chánh hậu của Châu Tương-Vương lên xe bỏ trốn sang nước Địch. Nhưng quân sĩ trong thành vì hận Vương – tử Đái, nên đóng chặt cửa thành không cho Vương-tử Đái phò Ngỡi- hậu ra đi. Vương-tử Đái nổi giận rút gươm chém chết mấy tên quan, bỗng có Ngụy-Thù đến kịp hét lớn :
— Nghịch tặc, ngươi định trốn khỏi tay ta sao ? Vương - tử Đái nói:
—                   Nếu nhà ngươi tha cho ta trốn sau này ta sẽ đền ơn.
Ngụy-Thù nói :
— Để tôi vào kinh tâu với Thiên-tử đã.
Vương - tử Đái mặt hằm hằm rút gươm chém Ngụy-Thù. Ngụy-Thù nhảy lên xe chém chết Vương- tử Đái. Ngỡi-hậu một mình ngồi trơ trơ không biết nói lời nào.
Ngụy Thù chỉ vào mặt nói :
— Đứa dâm phụ thì còn để sống làm gì ?
Nói xong truyền quân xúm lại đánh chết Ngụy -Thù đem hai cái xác Vương – tử Đái và Ngỡi-hậu đến nạp  cho Khước-Tấn Khước-Tấn nói :
—Sao ngươi không bắt đem về nạp cho Thiên-tử lại giết đi ?
Ngụy-Thù nói:
—Thiên-tử đã tránh tiếng giết em nên mượn nước Tấn ta trừ đứa dâm tặc, thì chúng ta còn để chúng sống làm gì ?
Khước-Tấn truyền đem xác hai người chôn ngoài thành, rồi sai người báo tin cho Tấn Văn-Công biết.
 
Tấn Văn-Công được tin Vương tử- Đái và Ngỡi- hậu đã chết lập tức vào Kinh-thành yết kiến Châu Tương Vương báo tin thắng trận.
Châu Tương-Vương bày tiệc thiết đãi, lại đem các đồ lụa là tặng thưởng cho Tấn Văn-Công. Tấn văn-Công sụp lạy nói :
— Tâu Bệ-hạ, công ơn tôi chẳng có là bao, không dám nhận lễ chỉ xin một điều là lúc chết được Bệ hạ cho tôi tống táng theo vương lễ là đủ.
Châu Tương-Vương nói :
— Vương lễ là dành riêng cho các bậc Thiên-tử, trẫm không vì ơn riêng của hiền hầu mà bỏ lệ công. Vậy trẫm sẽ cắt đất phong cho hiền hầu để đền ơn.
Nói xong truyền đem đất Ôn đất Nguyên, đất Dương Phàn và đất Toàn-Mao phong cho nước Tấn.
Tấn Văn-Công lạy tạ lui ra, sai Ngụy-Thù đến nhận đất Dương-Phàn Điêu-Hiệt đến nhận đất Toàn-Mao, Loan Chi đến nhận đất Ôn, còn đất Nguyên là đất trước kia đã phong Nguyên Bá Quán, nhưng vì Nguyên Bá- Quán thua trận, Châu Tương-Vương lấy lại phong cho Tấn Văn - Công Tấn Văn -Công sợ Nguyên Bá - Quán không giao nên phải thân hành đến nhận đất ấy.
Khi đến đất Toàn-Mao và đất Ôn có quân trấn thủ mở cửa thành nghênh tiếp, duy có đất Dương-Phàn quan trấn thủ không  chịu giao, nói :
—Nhà Châu còn được bao nhiêu đất mà phong cho nước Tấn nhiều như vậy, ta quyết không giao.
Nói xong, đem quân lên mặt thành chống giữ Ngụy Thù tuân lệnh Tấn Văn-Công đến nhận đất, hay tin giận lắm, đến bên thành la lớn :
— Nếu không giao ta giết hết cả thành.
 
— Người giữ thành là Dương-Cát đáp:
Dương-Phàn là chốn Kinh kỳ, dân trong thành phần đông là dòng dõi Thiên-tử, sao ngươi lại vô lễ nói như vậy ?
Ngụy-Thù sai người về báo với Tấn Văn-Công. Tấn Văn-Công viết một bức thư trao cho Dương Cát, trong thư nói :
“Bởi Thiên tử phong cho tôi, tôi mới dám nhận, xin Tướng quân vì Thiên tử mà không trái mệnh, còn như những họ hàng thân thích của Thiên-Tử nếu muốn đi nơi khác tôi không dám cản trở”
Dương Cát tiếp được thư, thấy lời nói nhã nhặn có ý phục, liền rao khắp dân chúng trong thành ai muốn về nhà Châu thì đi, ai muốn theo nước Tấn thì ở lại
Dân trong thành xin đi quá nửa Dương- Cát mở cửa thành cho Ngụy-Thù vào nhận lãnh.
Còn Tấn Văn-Công khi đến đất Nguyên, Nguyên Bá Quân nhất định không giao.
Tấn Văn-Công hỏi TriệuThôi ;
— Bây giờ muốn lấy được đất Nguyên phải làm sao ?
Triệu-Thôi nói :
Đối với dân thì tín nghĩa là trọng, xin Chúa- công giao cho quân sĩ chuẩn bị lương thực trong ba ngày, nếu người đất Nguyên không muốn đầu ta thì kéo về, đừng tranh chấp làm gì.
Tấn Văn Công y lời. Qua ba ngày Tấn Văn Công truyền quân giải binh về nước.
Dân trong thành thấy Tấn văn-Cônç có lòng nhân đức rủ nhau mở cửa thành đón tiếp. Còn Nguyên Bá- Quán thấy dân mến Tấn Văn-Công nên phải quy hàng.
 
Tấn Văn-Công vào thành đãi Nguyên Bá – Quán theo lễ khanh sĩ, và cho ở đất Hà Bắc, lại sai Triệu-Thôi trấn thủ đất Ôn, kiêm lãnh đất Toàn-Mao. Từ đấy uy đức Tấn Văn-Công mỗi ngày một mạnh.
Nhận xét :
Dùng sức mạnh chiếm đất thì chiếm chẳng được bao nhiêu đất. Nhưng chiếm rồi lại khó giữ, còn lấy nhân nghĩa chiếm đất. Thì chiếm bao nhiêu cũng được, lại không cần phải giữ.
Tấn Văn-Công có công với nhà Châu, được Châu Tương-Vương phong đất, như  vậy việc  nhận đất là cái quyền chính đáng của Tấn Văn Công, không ai có thể cản trở được. Thế mà Tấn Văn-Công lại lấy đạo đức đãi người, khôngmình có quyềnhống hách.
Lòng dân bao giờ cũng thế, ưa thích những gì hiền từ đức hạnh  không thích những hống hách ỷ thị.
Cho nên, làm nhà lãnh đạo phải biết tâm lý của dân mới có thể  trị dân và điều khiển dân được.
Đời nay, nhiều người ỷ tài, cậy thế, làm nhiều việc không kể đến nguyên vọng của dân, bắt ép dân phải chạy theo ý muốn của nhà lãnh đạo.  
Đành rằng ý thức của dân có những việc rất đúng, lại có những việc không đúng với chủ trương từng thời gian, từng hoàn cảnh của mỗi lúc, nhưng một nhà lãnh đạo giỏi khôngthế mà để cho dân chúng bất mãn, phải làm sao cho dân chúng thông suốt, những cái lợi  hiện thời, để vui vẻ thi hành.
Ọuan niệm thân dân là quan niệm đạo đức. Đạo đức không đem lý lẽ ra để áp dụng mà phải đem lòng thương ra để thi thố. Dân mến thì làm việc gì cũng được, chủ trương gì cũng thành công, dân không phục thì dù có tài ba đến đâu cũng không thể nào giữ vững được bộ máy cai trị.
Từ xưa đến nay, nhiều nhà  lãnh đạo đã trông thấy “dân là gốc” Yếu tố quyết định là lòng dân. Được lòng dân là thắng, không được lòng dân là bại, thế mà xưa nay rất ít người áp dụng nổi yếu tố ấy, chỉ vì trong con người thường có những cá tánh  không thể dùng lý trí mà gột rửa được. Cá tánh ấy là tự cao tự đại. ỷ mình có quyền thế, coi dân như cỏ rác, bởi lẽ dân là giai cấp thấp nhất, bất bình không dám nói ra, muốn gì không dám thực hiện, bị hà hiếp thì chỉ cúi đầu than trách.
Ngắn cổ kêu không thấu trời là địa vị của người dân, kẻ có quyền thế rất dễ ăn hiếp và làm càn. Những người nào thiếu tư cách đều mắc phải bịnh xa dân...
Tấn Văn-Công dùng đạo đức tiếp thu đất nhà Châu quả là một tấm gương sáng cho những nhà làm chánh trị trong thời nay Vậy.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

ÔN CỐ TRI TÂN (tập 1) - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ÔN CỐ TRI TÂN (tập 1)   ÔN CỐ TRI TÂN (tập 1) - Page 3 EmptyMon Nov 13, 2023 7:35 pm

TẤN VÀ TÀO GIAO TRANH
Đánh nhau bằng đòn cân não.
Tấn Văn-Công là Trùng-Nhĩ, sau khi lưu vong được các tôi thần và chư hầu giúp sức trở về khôi phục nước Tấn.
Mộng làm bá chủ chư hầu, Tấn Văn-Công đem quân phạt Vệ rồi kéo sang đánh Tào.
Tào Cung-Công hay tin họp các quan triều thần thương nghị.
 
Quan Đại-phu là Hi Phụ Cơ nói:
Vua Tấn sang đánh nước ta là để trả thù việc Chúa-công xem xương sườn thuở xưa Nếu lấy binh lực e cự không lại. Dám Xin Chúa-công cho tôi lấy nhân nghĩa sang giảng hòa thì hơn.
Quan Đại-phu Vu-Lang nói với Tào Cung- Công :
—Tôi nghe vua nước Tấn trước kia qua nước ta. Hi Phụ-Cơ có đem vật thực thiết đãi , nay lại xin đi sứ để giảng hòa tất có ý muốn bán nước. Xin Chúa công chém Hi Phụ-Cơ thì sẽ có kẻ làm lui được  quân Tấn Tào Cung-Công nói :
Hi Phụ-Cơ bất trung, đáng lẽ phải giết, nhưng ta nghĩ tình dung thứ đuổi về nhà làm dân.
Hi Phụ Cơ khỏi chết, lạy tạ trở về. Từ đấy đóng cửa nằm nhà không bước đi đâu một bước.
Tào Cung-Công hỏi Vu-Lang:
— Bây giờ nhà ngươi có mưu gì dẹp  được quân Tấn ?
Vu-Lang nói :
—Vua Tấn vừa thắng Vệ trông có vẻ tự đắc lắm. Tôi xin giả cách thân thiện làm một mật thư ước với vua Tấn đêm nay mở cửa thành ra hàng, chờ khi vua Tấn vào thành sẽ phục binh bắn chết
Tào Cung-Công y kế Vu-Lang đưa mật thư cho vua Tấn xin làm nội ứng.
Tấn Văn-Công tiếp được thư toan tiến quân vào thành nước Tào. Bột-Đề tình nguyện xin làm người đánh xe để tùy cơ ứng biến.
Đêm  ấy trên mặt thành đều cắm cờ hàng, bốn cửa thành đều mở rộng để đón Tấn Văn Công.
Tấn Văn-Công giả đem hơn năm trăm quân kéo vào, nhưng đoàn quân chưa kéo vào được một  nửa thì cửa thành đóng sầm lại, binh Tào nổi dậy bắn như mưa. Bột-Đề và cả đoàn quân chết sạch.
Tấn Văn-Công hay tin nổi giận đốc quân vây thành rất ngặt.
Tào Cung-Công sợ hãi :
— Kế ta không thành tựu, không giết được Tấn Văn-Công bây giờ quân Tấn vây thành, biết làm sao ?
Vu Lang nói :
— Tuy không giết được Tấn Văn-Công nhưng cũng đã giết được một số binh Tấn làm cho binh Tấn hạ nhuệ khí. Bây giờ chúng ta nên đem những xác chết đã giết được quăng ra ngoài thành, để cho quân Tấn khiếp vía. Lòng quân đã sợ- thì không khỏi sanh ra trễ biến. Chúng ta chờ trong ba hôm chắc có quân Sở đến cứu
Tào Cung-Công nghe lời, truyền đem thây binh Tấn bị chết chặt đầu quăng ra ngoài thành.
Tấn Văn-Công trông thấy thất kinh, hỏi Tiên-Trẩn :
— Quân-Tào làm như vậy e quân ta khiếp sợ sanh biến, phải làm sao ?
Tiên Trẩn nói :
— Không hề chi. Nay phần mộ của người nước Tào đều chôn ngoài thành. Ta giả cách đem quân quật mồ lên lấy đất chôn xác chết của quân ta. Như vậy người trong thành tất phải sợ mà sanh loạn. Ta sẽ thừa cơ tiến đánh.
Tấn Văn-Công theo kế, truyền quân sĩ phao tin quân Tấn sắp quật mả người nước Tào
Dân trong thành Tào hay được kêu khóc ầm ĩ.
Tào Cung- Công thấy lòng dân chấn động liền cho người trèo lên mặt thành yêu cầu quân Tấn đừng quật mả. Lần này xin thật tâm đầu hàng.
Tiên-Trẩn liền sai người trả lời:
—Nước ngươi đánh lừa giết quân ta, lại quăng xác trên mặt thành quân ta nhất định quật mả tổ tiên   chúng bay mà chôn xác quân ta. Nếu muốn quân ta rút lui, bay phải bảo Chúa bay khâm liệm xác quân ta tử tế.
Người nước Tào trả lời :
— Nếu vậy thì xin hoãn trong ba ngày.
Tiển-Trẩn nói:
— Nếu trong ba ngày mà không khâm liệm xác quân ta cho tử tế thì ta sẽ làm nhục tổ tiên các ngươi.
Tào Cung-Công qủa nhiên đem những xác chết quân Tấn trên mặt thành xuống khâm liệm.
Tiền-Trẩn mật sai Hồ-Mao, Hồ Yển, Loan-Chi.Ngụy Thù, chia quân làm bốn đạo, mai phục sẵn, chờ quân Tào mở cửa thành đem xác chết ra trả, sẽ ùa vào.
Đến ngày thứ tư, Tiền-Trẩn sai người đứng dưới cửa thành quát lớn :
— Hôm nay có giao trả thi thể của quân ta không ?
Người nước Tào đứng trên thành nói :
—  Xin quý quốc kéo quân ra khỏi thành năm dặm, nước tôi sẽ giao trả.
Tiên-Trẩn nói với Tấn Văn công :
—  Xin cứ lui binh cách năm dặm.
Binh Tấn vừa lui, binh Tào mở cửa thành xe xác chết ra. Bốn đạo binh phục của quân Tấn thừa cơ tiến vào. Tào Cung-Công đang đứng trên mặt thành, Ngụy- Thù nhảy lên bắt trói lại. Vu- Lang nhảy qua mặt thành bỏ trốn bị Điêu-Hiệt chém  chết.
 
Tấn văn- Công dẫn các tướng vào thành. Kiểm điểm binh mã, sổ sách kho tàng.
Ngụy-Thù giải Tào Cung-Công vào nạp, còn Điêu- Hiệt đem đầu Vu-Lang đến dâng...
Nhận xét:
- Kẻ có năng lực trị dân phải hiểu tâm lý của dân. Kẻ bản lĩnh làm loạn phải rành những gì dân uất ức.
Tình cảm của dân, quan niệm của dân gắn liền với sự nghiệp của đất nước.
Trên lĩnh vực chính trị không thể nào tách rời quan điểm quần chúng mà thành công được.
Muốn làm cho binh Tấn rất loạn, nước Tào đã bày  mưu đem xác chết của binh Tấn ném ra  ngoài mặt thành để cho quân Tấn sợ. Đó là một đòn, chiến  tranh về tâm lý. Trong lúc người nước Tấn đang sùng bái thần thánh, coi việc chặt đầu, phơi xác là chuyện thảm khốc, đau đớn ghê sợ, thì người nước Tào đã lợi dụng lòng tin ngưỡng đó để khai thác.
Ngược lại, quân Tấn cũng không vừa, biết người nước Tào lại còn tín ngưỡng hơn đe dọa quật mồ người chết.
Xét ra hai bên đều khai thác tâm lý quần chúng để giành thắng lợi.
Giữa chiến trường lại không đánh nhau bằng gươm giáo, không thắng nhau bằng vũ lực mà thắng nhau về đòn tâm lý ấy, thật ít thấy.
Câu chuyện trên đây tuy ít người để ý, song nó lại là một bài học đáng nêu cho hậu thế.
Kẻ làmchính  trị không thể tách rời ý thức quần chúng được.
 
Ý thức quần chúng là một sức mạnh, nếu không làm thỏa mãn được ý thức quần chúng, thì không bao giờ xử dụng được lực lượng của quần chúng,một khi ý thức đã bất mãn  tất nhiên lực lượng phải chênh lệch.
Những nhà lãnh đạo có tài không bao giờ đứng ra ngoài quan điểm quần  chúng mà hướng dẫn, trái lại họ phải đứng trong quan điểm quần chúng để dẫn dắt  quần chúng tiến tới chỗ tươi sáng hơn.
Bàn rộng hơn. Có nhiều nhà lãnh đạo chỉ thấy cái tốt cái đẹp trước mắt,  bắt quần chúng phải hướng theo mình mà quên nghĩ rằng cái tốt cái đẹp ấy chưa hợp với trình độ tiến triển của dân chúng hiện hữu. Bắt họ làm một việc, dù đi đến chỗ tốt đẹp  mà họ chưa thích thì không thể  nào làm  cho h hưởng ứng được. Quần chúng không  hưởng ứng tất đem lại những thất  bại cho các nhà lãnh đạo.
( XIN XEM TIẾP QUYỂN II)
Giấy  phép số: 724/TB7TCH/BC3/XB ngay 14 - 3 - 1967
Giá 120s
 
 
In tại nhà in riêng của nhà xuất bản G.P. : 724/TBTTCH/BC3/XB ngày 14.3-67
 
Hết tập 1

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





ÔN CỐ TRI TÂN (tập 1) - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ÔN CỐ TRI TÂN (tập 1)   ÔN CỐ TRI TÂN (tập 1) - Page 3 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
ÔN CỐ TRI TÂN (tập 1)
Về Đầu Trang 
Trang 3 trong tổng số 3 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Các Đạo Khác :: Gương Xưa Tích Cũ-
Chuyển đến