Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Thuật Nói Chuyện - Page 3 Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Thuật Nói Chuyện

Go down 
4 posters
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next

Mời bạn bầu chọn
Bài hay
Thuật Nói Chuyện - Page 3 Vote_lcap0%Thuật Nói Chuyện - Page 3 Vote_rcap
 0% [ 0 ]
Không hay
Thuật Nói Chuyện - Page 3 Vote_lcap0%Thuật Nói Chuyện - Page 3 Vote_rcap
 0% [ 0 ]
Tổng số bầu chọn : 0
 

Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 3 EmptyThu Sep 19, 2013 1:30 pm

“Cảm cúm cũng cao thượng sao?“
Ông Hullchop, nhà văn Nga nổi tiếng có một lần nhận lời mời đến tham gia hội âm nhạc. Diễn xuất chưa lâu Hullchop liền ngủ gật. Lúc này, bà chủ cảm thấy rất kỳ lạ bèn đẩy ông hỏi: “Thưa ngài, ngài không thích âm nhạc hay sao?“
Ông lắc đầu đáp: “Loại âm nhạc này đơn giản tuỳ tiện có gì hay mà nghe chứ?“
Bà chủ kinh ngạc: “Ông nói cái gì vậy, diễn tấu trong khúc nhạc này đều là khúc nhạc đang thịnh hành!“
Hullchop phản đối hỏi: “Lẽ nào cứ lưu hành đông tây là cao thượng sao?“
Bà chủ bực tức hỏi: “Thứ không cao thượng sao có thể lưu hành được?“
Nghe câu nói này, ông hóm hỉnh nói với bà chủ: “Vậy thì, bệnh cảm cúm lưu hành cũng là cao thượng à!“
Bà chủ bị phản bác tới mức chẳng nói được gì, khó xử vô cùng.
Trước kiến giải sai lầm của bà chủ, Hullchop chỉ nói nhẹ nhàng suy luận theo logic đó thì đã khiến sự hoang đường trong quan điểm của bà chủ lập tức hiện rõ. Bà chủ tất nhiên là khó xử vô cùng.

Xin hãy xem ví dụ dưới đây:

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 3 EmptyThu Sep 19, 2013 1:34 pm

Phán quan mượn giầy
Một hôm, giầy của Phán quan trong điện Diêm Vương bị hỏng, thế là Phán quan nhập hồn vào mạng một người thợ da ở dương gian sửa giầy, ông nói với người thợ da: “Ta đưa cho ngươi hai đồng bạc trước làm tiền đặt cọc, phiền ngươi làm cho ta đôi giầy mới, đợi ngươi làm xong giầy ta sẽ đưa nốt bạc, được không?“
Người thợ da nói: “Được ạ.“
Sau vài ngày, Phán quan đến lấy giầy, người thợ da nói: “Tiền đặt cọc mấy hôm trước mua ống giầy, nhưng vẫn chưa có đế giầy, qua mấy hôm nữa quay lại lấy giầy.“
Rồi mấy hôm nữa, Phán quan đến lấy giầy, thợ da nói: “Chưa xong đế, vài hôm nữa đến.“
Phán quan đi đi lại lại bao nhiêu lần nhưng người thợ da đều nói: “Chưa xong đế.“
Một ngày, Phán quan cầu Diêm Vương dẫn hồn người thợ da xuống âm ty. Diêm Vương nói: “Người thợ giày này bình thường đều lừa người khác lấy tiền, thật đáng ghét, đưa vạc dầu ra.“
Người thợ giầy nhìn thấy phán quan làm giầy đứng bên cạnh Diêm Vương bèn kêu cứu thảm thiết: “Phán quan lão gia, hãy nghĩ cách cứu tôi.“
Phán quan nói: “Cái vạc dầu này không có đáy, bỏ ngươi vào đó, ngươi có thể trèo ra được mà!“
Có một đêm áp mặt vào vạc dầu, người thợ da vội vàng sờ sờ mó mó bốn phía và vội nói với phán quan: “Có đáy có đáy.“
Phán quan đi lại cạnh và nói: “Tất nhiên là có đáy, vậy sao không làm giầy cho ta .“

Chiêu này của Phán quan là lấy đạo của người trị lại người thật kỳ diệu, xem người thợ giầy còn dám lừa bịp khách hay không?

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 3 EmptyThu Sep 19, 2013 2:03 pm

Chương 6
Dùng Lời Nói Hoang Đường Tạm Thích ứng
Thành thực, trung thành, chính trực vốn được coi là đức cao đẹp, còn lừa gạt, nói dối dễ bị người khác hiểu là kẻ không có đạo đức. Nhưng nếu vứt bỏ hoàn cảnh cụ thể mà nói rằng nói dối đều là không đạo đức thì đó là quan điểm phiến diện.
Sugeladi, triết nhân Hy Lạp cổ đã bác bỏ quan điểm coi tất cả mọi lời nói dối (kể cả nói dối thiện ý) là hành vi vô đạo đức mà không cần xét đến điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Ông cùng với Erside đã từng có đoạn đối thoại về chuyện lừa bịp (nói dối) như sau:
 
Sugeladi: Lừa bịp là chính nghĩa đúng không?
Erside: Không đúng.
Sugeladi: Giả như có một vị tướng quân nhìn thấy chí khí quân sĩ mình sa sút bèn lừa họ nói: “Viện binh sắp tới, hãy dũng cảm tiến về phía trước!“, do đó đã giành toàn thắng, đây là chính nghĩa hay không chính nghĩa?
 
Erside: Đây là chính nghĩa.
Sugeladi: Trẻ con mắc bệnh, khó cho uống thuốc, bố mẹ nói: “Thuốc rất ngọt.“ Trẻ con uống cứu được mạng. Đây có phải là chính nghĩa hay không?
 
Erside: Đây là chính nghĩa.
Sugeladi: Vừa rồi ông chẳng phải đã nói lừa bịp là không chính đáng, sao giờ lại nói nó là chính đáng?
 
Erside : ...Việc này ... (đỏ mặt tía tai, chẳng nói lên lời)
 
Quả thực, thành thực, chân thực là đạo đức tốt đẹp, nhưng nếu coi hết thảy lừa bịp, nói dối là không có đạo đức thì quả là võ đoán.
 
 
Tóm lại, đối với việc nói dối phải phân tích cụ thể các vấn đề chứ không thể đánh đồng như nhau.
 
Những lời nói dối được suy tính kỹ càng để giăng bẫy lừa người lừa của thì đương nhiên là vô đạo đức.
 
Còn một số lời nói dối khác vẫn là chân lý, là chính đáng, thấu tình đạt lý, để tránh tổn hại đến người khác thì bạn nói thử xem nói dối “đầy thiện ý“ như vậy có vô đạo đức hay không?
 
Nhưng mà, thời khắc thích hợp để nói dối không thể không chú ý, bởi vì lời nói dối này có khi sẽ khiến quan hệ giữa hai người trở nên xa cách. Khôn khéo sẽ khiến mọi việc dễ dàng giải quyết. Chỉ có điều, do cái nhìn lệch lạc của mọi người đối với việc nói dối nên mới đả kích, chỉ trích nó, đương nhiên điều này có liên quan đến những khuyết điểm của chính việc nói dối.
 
Nhưng người nói dối khó được mọi người tin, câu chuyện đồng thoại chúng ta đã đọc hồi nhỏ “Sói đến rồi“ sẽ giúp ta hiểu rõ lý lẽ này. Nhưng lúc thích hợp để nói dối là vấn đề khác.
 
Tô Đại, em Tô Tần, nhà sách lược nổi tiếng thời Xuân Thu Chiến Quốc đã nhằm vào câu nói dối người nghe không lọt tai của vua Yên mà nói một đoạn khiến người khác tỉnh ngộ.
 
Người Chu thường không coi trọng bà mối. Bởi vì bà mối ở gia đình bên nam hay bên nữ đều nói hay; đến bên nhà trai thì nói cô gái xinh đẹp còn đến bên nhà gái thì nói chàng trai tài giỏi. Vì những bà mối này không bao giờ nói thật, đều thích ba hoa tuỳ tiện, nói năng xằng bậy do đó mọi người không tín nhiệm, không coi trọng bà mối.
 
Nhưng theo phong tục tập quán người Chu, không có người trung gian làm mối thì không thể cưới gả. Con gái nếu không có người làm mối thì đến già cũng không lấy chồng. Do đó, theo phong tục vùng đất này, không cho phép con gái dễ dàng ra ngoài. Nếu như không có người làm mối lái thì những cô gái này sẽ vì đợi ở khuê phòng thâm sâu mà thành bà cô. Cho nên, nếu như muốn con gái thuận lợi gả đi thì cũng chỉ có nhờ cậy bà mối.
 
Mọi việc khác cũng vậy, nếu như không hiểu chiến lược lợi thế thì việc sẽ không thành được. Không biết thuận dòng đẩy thuyền thì khó có được thành công. Do đó, có thể khiến người khác ngồi mà hưởng thành công cũng chỉ có kẻ lừa bịp giỏi lừa gạt người khác. Chẳng trách anh của Tô Đại khi chỉ trích Yên Chiêu Công là kẻ lừa người lấy của, đã nói một cách hùng hồn đầy lí lẽ: “Chính vì tôi là người lừa bịp cho nên mới có ích.“ Tuy lời nói này không thiên lệch nhưng vẫn hàm chứa hai lớp nghĩa trong đó. Đặc biệt là trong đời sống chính trị, ngoại giao, có một số điều bí mật thì không nên nói thật, vận dụng kỹ xảo nói dối cao siêu không chỉ có thể tăng thêm tính hóm hỉnh, mà còn có thể khiến mình thoát khỏi cảnh khó xử.
 

Nhà chính trị gia nổi tiếng người Mỹ ở thế kỷ 17 là Henry Woton đã từng chỉ ra rằng: “Các nhà ngoại giao là chỉ những người chính trực chuyên nói dối được cử sang nước ngoài.“ Câu nói này có lí lẽ nhất định, trước một số vấn đề có liên quan đến cơ mật trọng yếu của quốc gia thì nhà ngoại giao trí tuệ, giỏi ứng biến đó đều sẽ ứng đối bằng những lời nói dối bay bướm.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 3 EmptyThu Sep 19, 2013 2:05 pm

Sự dí dỏm của nhà ngoại giao
Một lần trong tiệc chiêu đãi phóng viên nước ngoài, một vị phóng viên tin tức của quốc gia phương Tây từng hỏi Trần Nghị bộ trưởng bộ Ngoại giao khi đó của Trung Quốc: “Gần đây, Trung Quốc để đánh hạ nước Mỹ đã chế tạo máy bay trinh sát trên không, xin hỏi vũ khí dùng là gì? Là lựu đạn phải không?“
 

Đối với vấn đề liên quan đến cơ mật quốc phòng, Trần Nghị hoàn toàn không qua loa tắc trách bằng ngôn từ ngoại giao “Không thể báo cáo“, mà rất dí dỏm đưa hai tay lên không trung làm một động tác sau đó vạch mấy cái rồi ý nhị nói: “Thưa vị nhà báo, chúng tôi dùng tre đâm thủng nó!“, một câu nói đã khiến mọi người đều cười. Nguyên soái Trần Nghị đã trả lời khéo léo bằng lời nói dối dí dỏm mà vị nhà báo đã đưa ra.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 3 EmptyThu Sep 19, 2013 2:10 pm

Lưu Bang nói dối cứu tính mệnh
Hán Cao Tổ Lưu Bang dùng những lời nói dối khéo léo lừa bịp Bá Vương Hạng Vũ từ đó tự mình đã thoát được tình thế nguy hiểm. Đây là câu nói khi Lưu Bang đi đến Hồng Môn Yến.
 
Lúc này, Lưu Bang và Hạng Vũ phân chia hai tuyến đường dọc Hải Nam, Hải Bắc tấn công quân Tần. Lưu Bang giả đánh, đầu tiên chiếm cửa ải còn Hạng Vũ triển khai đánh trực diện, tuy đánh tan thế lực quân Tần, nhưng kéo dài làm mất cơ hội đoạt cửa ải.
 
Còn Sở Vương đã từng nói trước, ai vào cửa ải trước sẽ là vua. Lẽ ra, Lưu Bang nên là vua xưng bá nhưng lúc đó thế lực không địch nổi Hạng Vũ. Hạng Vũ cũng tức giận Lưu Bang vào ải trước, muốn giết chết nhưng còn muốn tận mắt xem Lưu Bang đối mặt với đại hoạ này.
 
Đúng lúc đó, Tế phụ của Hạng Vũ là Hạng Bá ban đêm chạy đến doanh trại của Lưu Bang, hẹn riêng người bạn tốt Trương Lương trốn chạy khỏi doanh trại Lưu Bang. Lưu Bang thừa cơ gặp Hạng Bá và bày tỏ nỗi lòng: “Ta, người thì giữ, không hề dám tơ tưởng gì. Dinh phủ niêm phong chờ tướng quân. Cho nên, đốc thúc tướng lĩnh giữ ải, ngăn chặn cướp bóc. Ngày đêm mong đợi tướng quân, đâu có ý phản? Chỉ sợ lời nói không bày tỏ hết tấm lòng ta.“ Lưu Bang lúc đó quyết định đến Hồng Môn bái tạ Hạng Vũ.
 
Hôm sau, Lưu Bang cùng các tuỳ tùng Trương Trường, Phan Xá đến bái tạ Hạng Vũ và nói với Hạng Vũ: “Thần và các tướng quân hợp sức tấn công Tần, tướng quân đánh chiếm Hải Bắc, Vận Điếm, Hải Nam, thần không thể tự vào Nhân Quan trước để phá Tần, tất cả đều phải nhờ vào tướng quân đó.
 
Hôm nay có lời tiểu nhân khiến tình cảm giữa tướng quân và thần có vết nứt.“ Lưu Bang xưng thần tạ tội, che giấu ý định của mình, lời nói của ông đều là quỷ quái lừa người nhưng nghe dường như chân thật, tình ý rõ ràng, cảm động đầy tâm huyết khiến Hạng Vũ có lòng thương xót thả Lưu Bang.
 

Lưu Bang bằng cách nói dối Hạng Vũ với lời lẽ khéo léo, lời ngon tiếng ngọt đã dễ dàng khiến mình thoát cảnh nguy hiểm, có thể thấy sự cao siêu của nghệ thuật nói dối.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 3 EmptyFri Sep 20, 2013 4:11 pm

Lâm Đại Ngọc lời lẽ khéo léo thoát khỏi cảnh khó xử
Có một lần, Bảo Ngọc chợt nhìn trân trân vào cánh tay mềm mại trắng nõn của Bảo Thoa, vừa đúng lúc bị Đại Ngọc đang bước vào cửa bắt gặp. Bảo Thoa liếc nhìn Đại Ngọc đang đứng ở chỗ gió lùa nơi ngưỡng cửa, liền hỏi cô sao lại phải đứng ở chỗ gió lùa? Đại Ngọc nhanh nhẹn cười và trả lời: “Chỉ vì nghe thấy trên trời có một tiếng kêu lớn, ra ngoài nhìn xem hoá ra là con chim Nhạn.“ Bảo Thoa hỏi: “Chim Nhạn ở đâu? Ta cũng muốn xem?“ Đại Ngọc nói: “Tôi vừa đi ra, nó đã phạch một cái rồi bay mất.“ Nói rồi vẫy vẫy cái khăn mặt về phía mặt Bảo Ngọc khiến anh ta chột dạ.
Từ đoạn trên chúng ta có thể thấy sự thông minh, nhanh nhẹn, linh hoạt và sắc sảo của Đại Ngọc. Khi cô ấy nhìn thấy màn kịch mà cô không muốn nhìn thấy ấy, trong lòng cô không vui, tình cảm yêu ghét lẫn lộn có thể thấy rõ, khiến cô không nói nổi lên câu, vẻ mặt biến sắc. Nhưng cô không vạch trần điều đó tại chỗ, vì như vậy vô cùng khó xử. Cô lại ba hoa nói dối rất tự nhiên, không có chỗ sơ hở tức là giữ lại chút thể diện cho Bảo Ngọc, qua loa tắc trách không rõ ràng chính là hiệu quả tốt trong đó, còn châm biếm Bảo Ngọc chỉ nhìn thấy chị mà quên “chim Nhạn“ của em gái, hiểu tình cảm trong lòng, quả là tâm đầu ý hợp. Chúng ta hãy xem lại câu nói dối của Nguy Ngọc:
 
Đại Ngọc một lần đến thăm Ngọc Ẩn, thấy Bảo Ngọc cũng ở đó bèn buông lời nói “Ta đến thật không đúng lúc.“ Câu nói này đầy vẻ mỉa mai châm biếm. Đại Ngọc tự thấy lỡ lời bèn lập tức nói lấp liếm, giải thích. Đại Ngọc cười nói: “Sớm biết anh đến thì tôi sẽ không đến.“ Bảo Ngọc càng không hiểu. Đại Ngọc cười nói: “Lúc thì tất cả cùng đến, lúc thì chẳng có ai đến, hôm nay anh đến, mai tôi đến, như thế đan xen chẳng phải ngày nào cũng có người đến hay sao? Vừa không vắng vẻ lạnh lẽo, vừa chẳng ồn ào náo loạn.“ Như vậy, Đại Ngọc khéo dùng lời nói dối, nhẹ nhàng níu kéo lời nói lại với nhau, giảng giải tới đường tơ kẽ tóc cuối cùng thoát được cảnh khó xử.

Trong các tình huống vô cùng khẩn cấp, một số lời nói dối linh hoạt thích ứng với hoàn cảnh thường có thể giúp bạn biến nguy thành yên. Xin hãy xem câu chuyện dân gian:

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 3 EmptyFri Sep 20, 2013 5:25 pm

Lời nói dối của thỏ.
Vua sư tử quyết định gấu, khỉ, thỏ là đại thần của nó, bốn loài chúng tuần du trong rừng. Rất nhanh, vua sư tử quát chúng, muốn ăn thịt chúng, nhưng muốn ăn thịt các vị đại thần mà mình đã định ra ấy thì phải tìm cớ. Thế là sư tử nói với chúng:
 
“Các vị đại thần, các ngươi đã không ít ngày dưới chân ta, bây giờ ta muốn kiểm nghiệm các ngươi một chút, xem các ngươi làm quan cao có biến chất hay không.“ Nói xong, vua sư tử bèn mở rộng miệng và muốn gấu nói xem trong miệng sư tử bốc ra mùi vị gì. Sư tử là loài động vật ăn thịt, trong miệng bốc ra đương nhiên là mùi tanh.
Gấu ta thành thực nói:
“Đại vương, mùi vị trong miệng ngài rất khó ngửi.“
Sư tử nghe nói vậy tức giận đùng đùng: “Ngươi dám bôi nhọ đại vương, ngươi phạm tội vô đạo, nên xử tử hình.“
 
Nói xong sư tử vồ lấy gấu cắn chết và ăn thịt. Khỉ tận mắt nhìn thấy gấu như vậy, trong lòng nghĩ: cách thoát mạng duy nhất chỉ có dựa vào tâng bốc, nịnh nọt, thế là khỉ ta vội vàng trả lời:
 
“Đại vương, trong miệng ngài phát ra mùi vị rất thơm ạ.”
Sư tử tức giận quát: “Ngươi là kẻ luôn nịnh nọt, bợ đỡ! Ta ăn thịt, ai cũng đều biết trong miệng ta bốc ra mùi vị chỉ có thể là thối, tanh. Nếu là không trung thực, chỉ thích nịnh bợ đều là mối hoạ của quốc gia, tuyệt đối không thể giữ lại“. Nói rồi sư tử há miệng đỏ lòm ăn thịt khỉ.
 
Sau cùng, sư tử hỏi thỏ: “Thỏ thông minh, rốt cục thì trong miệng ta có mùi gì?“
Thỏ trả lời: “Đại vương, thật là xin lỗi, thần bị trúng gió, mũi tắc mất rồi, bệ hạ cho thần nghỉ vài hôm, đợi bệnh khỏi thần sẽ nói. Bởi vì chỉ đến lúc đó, mũi thần mới có thể dùng, mới có thể nói trong miệng ngài phát ra mùi gì.“
 
Khỉ và thỏ đều nói dối, nhưng kết cục sao chẳng giống nhau? Điều này có liên quan đến kỹ xảo nói dối, cao minh, kỹ xảo đó tự nhiên không sơ hở, khiến đối phương cảm thấy có lý.
 

Nếu như nói dối mà bị đối phương lật lại thì rất nguy hiểm. Do đó, trước cảnh nguy hiểm, chỉ có khéo léo nói dối mới có thể ứng phó tự nhiên, xin hãy xem cầu chuyện Trác Biệt Lâm khéo léo thoát hiểm dưới đây.
Thuật Nói Chuyện - Page 3 Z

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 3 EmptyFri Sep 20, 2013 6:06 pm

Sự ứng biến linh hoạt của Trác Biệt Lâm
Một đêm tối, đại sư hài kịch nổi tiếng Mỹ là Trác Biệt Lâm mang theo một túi tiền về nước, khi qua một đoạn đường bỗng gặp cướp. Trác Biệt Lâm nhìn mũi súng tối om om của tên cướp mà không hề hoảng loạn, ông nói với tên cướp: “Đại vương, tôi tin ngài chỉ muốn tiền của tôi, còn tôi chỉ muốn mạng mình, trên người tôi có chút tiền nhưng không phải là của tôi, cho nên tôi nguyện đưa cho ngài, nhưng tôi muốn trước tiên ngài giúp tôi bắn hai phát súng lên mũ của tôi, tôi trở về dễ dàng ăn nói. Như vậy, tốt cả cho tôi lẫn ngài, tôi không tin ngài vì chút tiền mà lấy mạng người khác đúng không?“
 
Tên cướp nghe xong, chẳng nói gì, bắn “bằng bằng“ hai phát lên mũ của ông. Trác Biệt Lâm lại cầu xin bắn hai phát vào gấu quần của ông: “Như vậy mới đúng sự thực, người khác không thể không tin.“
 
Kẻ cường đạo nén giận kéo gấu quần của Trác Biệt Lâm bắn “bằng bằng“ mấy phát. Trác Biệt Lâm lại nói xin hãy bắn thủng mấy lỗ vào gấu tay áo của tôi?“ Kẻ cường đạo chửi: “Mẹ mày, ngươi đúng là gan tiểu quỷ?“
 
Nói xong, kẻ cướp bóp cò nhưng không thấy đạn nổ. Trác Biệt Lâm vừa nhìn biết đạn đã hết bèn chạy như bay.
 

Trác Biệt Lâm có thể nói là một cao thủ lừa người, ông biết phản kháng hoặc lập tức bỏ chạy không ích gì cho công việc, có thể sẽ dẫn đến tai nạn càng lớn. Do đó, ông đã khéo léo lợi dụng tâm lý để thoát hiểm.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 3 EmptySat Sep 21, 2013 10:37 am

 
Cô gái khéo léo thoát khỏi sự quấy nhiễu
Trong cuộc sống hàng ngày, dùng những lời nói dối để thoát khỏi tình hình khó khăn có rất nhiều, ví dụ như: một hôm có một cô gái đẹp đi trên đường, phía sau cô có một chàng thanh niên ăn chơi bám chặt theo cô. Cô gái quay đầu lại hỏi đầy vẻ thắc mắc: “Vì sao anh theo tôi suốt vậy?”
Chàng trai xúc động nói: “Em rất đẹp, anh yêu em, anh thật sự yêu em.“
 
Đối với kiểu xin yêu dọc đường này, các cô gái Trung Quốc không chấp nhận nổi, cô gái xinh đẹp đó cũng vậy. Cảm thấy người thanh niên này quá liều lĩnh nhưng không thể chỉ trích anh ta, nên thoát khỏi cục diện khó xử này như thế nào?
 
Cô gái xinh đẹp cảm động một tí là cười rất tươi nói: “Cảm ơn, nhưng mà tôi đến nhà trẻ đón con tôi! “
 
Chàng trai trợn tròn mắt, đỏ mặt tía tai, xấu hổ chuồn mất.

Cô gái khéo léo vận dụng lời nói dối (kỳ thực cô chưa có con) khiến cho chàng trai trẻ liều lĩnh thấy khó xử và bỏ chạy, cô gái ấy mới linh hoạt làm sao?
Thuật Nói Chuyện - Page 3 Vy-oanh-hoa-tieu-thu-voi-dam-trang-71273

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 3 EmptySun Sep 22, 2013 12:59 pm

nhiều tác giả
Thuật Nói Chuyện
Dịch giả: Trần Thắng Minh
Chương 7
Hiểu Rõ Kỹ Xảo Của Lối Nói Dối
Người nói dối phù hợp với hoàn cảnh có thể khiến mình thoát khỏi cảnh khó xử. Vì thế mọi người cũng nên có những hiểu biết cơ bản về những lời nói dối. Đặc biệt là đối với những lời nói dối để lừa bịp, tính nguy hại lớn, tính lừa bịp rất mạnh cần duy trì sự cảnh giác cao độ. Nếu không, ta sẽ bị lừa bịp, gây tổn thất không cần thiết cho chính mình.
 
Có một số phương pháp cơ bản phân biệt lời nói dối không? Có. Bất kỳ lời nói dối lừa dối có căn cứ, nghe có hay như thế nào thì nó đều tuyệt đối không thể không có sai sót và kẽ hở. Nắm vững một số cách phân biệt lời nói dối có thể khiến chúng ta “biết người, biết mặt, biết cả tâm“, từ đó trong cuộc sống giao tiếp chiếm thế chủ động.
 

Dưới đây xin giới thiệu mấy cách phân biệt lời nói dối:
1. Quan sát dáng vẻ con người
Dáng vẻ con người xuất phát từ sâu thẳm trong ý thức nên có thể rất chân thực. Nó phản ảnh sâu sắc thế giới nội tâm của một con người. Thông thường, giữa lời nói và ý nghĩ còn có khoảng cách rất xa, nhưng khi giấu giếm những điều từ tận đáy lòng thì không khó nhận ra kẽ hở từ dáng vẻ con người.
 
Ví như, trẻ con khi nói dối sẽ dùng tay che miệng. Bởi vì ý thức tiềm ẩn trong nó là muốn dừng lời nói dối từ miệng bật ra.
 
Sau khi lớn lên, tư thế này trở nên chắt lọc và được ẩn giấu. Rất nhiều người trưởng thành dùng tiếng ho giả để che giấu đi tư thế che miệng, còn một số người trưởng thành lại dùng ngón cái ấn vào má theo phản ứng bản năng, hoặc dùng tay xoa trán, hoặc ánh mắt chuyển động nhẹ nhàng, nếu như bạn chăm chú nhìn anh ta thì anh ta rất có thể sẽ di chuyển ánh mắt qua nơi khác.
 
Dáng vẻ nói dối của nữ giới thường gặp là dùng tay vân vê sợi tóc mai, bởi ý thức bản năng muốn vứt bỏ cách nghĩ không tốt sang một bên.
 
Lại ví dụ như, bạn đến nhà đồng nghiệp hoặc nhà bạn bè, nếu như họ nhiều lần nhìn đồng hồ: Bạn chắc chắn không tin anh ta bày tỏ sự hoan nghênh bạn, thực ra lúc này trong lòng họ cảm thấy bạn đang làm phiền họ, chỉ là sợ tổn thương thể diện mới không nói ra miệng; khi bạn cáo từ, cho dù anh ta tỏ ra nhiệt tình mời bạn ở lại nhưng bạn thấy anh ta chầm chậm đứng lên và ánh mắt hướng ra cổng, đây là dáng vẻ hy vọng bạn ra về đấy. Lúc đó bạn hãy kiên quyết rời khỏi và đừng để những lời ngon ngọt của chủ nhà níu chân bạn.
 
Một người khi nói dối cả người sẽ hiện ra dáng vẻ không nhịp nhàng, ví dụ như vẻ mặt biểu lộ không tự nhiên, thu hẹp hay mở rộng con ngươi, trán toát mồ hôi, má đỏ ửng, chớp mắt nhiều lần và đong đưa ... Người nói dối ý thức bản năng muốn giấu giếm dáng vẻ bề ngoài, lợi dụng điểm này, phía cảnh sát khi tra xét hỏi đều dựa vào nơi ánh mắt để ngôn ngữ thân thể lộ ra. Như vậy có thể thông qua ngôn ngữ thân thể xem có phải họ đang nói dối hay không.
 

Nghề nghiệp của mỗi người thường để lại dấu vết trên thân thể, vì vậy nó có thể giúp chúng ta hiểu được thân phận thật sự của anh ta. Ví dụ như người mài sắt thì ngón tay vuông vắn, diễn viên múa tay mềm dẻo, người lái xe thì hai tay đều có chai dầy, người tiếp thị thì phần lớn gặp ai cũng cười ... Có một kẻ lừa gạt tự xưng là thiếu tá của phi hành đoàn và lừa nhân viên phi hành đoàn hơn 10 vạn đồng; nhưng cuối cùng rơi vào tay người công an già. Người công an già này nhìn thấy được tư cách của một kẻ lừa bịp thông qua dáng vẻ của anh ta. Ông nói: “Thông thường, mặt mũi người phi hành đều bị phơi ra hơi đen đen, nhưng cổ thì không bị đen, hơn nữa phải đeo kính bảo hộ nên xung quanh mắt và mặt mũi của người phi hành thì mức độ đen có sự khác biệt. Kẻ lừa bịp này da trắng trẻo, như thế sao giấu được ta?“ Kiểu quan sát tỉ mỉ dáng vẻ đoán chắc chắn được thân phận của người khác như thế này có lí lẽ khoa học nhất định, thật xứng đáng được chúng ta suy nghĩ.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 3 EmptyTue Sep 24, 2013 1:41 pm

2. Nghiền ngẫm phán đoán thái độ và lời lẽ khi nói chuyện

Tốc độ, giọng điệu, khẩu khí của đối phương khi nói chuyện ẩn giấu luồng thông tin thứ hai vô cùng phong phú. Nếu như chúng ta có thể lưu tâm chú ý vén màng che ở tầng ngoài của nó, như vậy chúng ta có thể dễ dàng hiểu rõ hơn thế giới nội tâm của người khác.

Thông thường, nếu như đối phương bắt đầu nói chậm, giọng nói, âm thanh to, vang nhưng khi liên quan đến một vấn đề thì đột nhiên nói năng tăng tốc độ, hạ thấp giọng, như vậy trong mười phần thì có tới tám phần là lừa dối. Bởi vì trong tiềm thức người nào nói đối thì ít nhiều trong lòng cũng thấp thỏm lo lắng, hy vọng tránh giả tìm thật để lừa gạt đối phương. Do đó chúng tôi muốn bạn chú ý lắng nghe, chăm chú nghiền ngẫm đoán được thái độ và lời nói của đối phương khi nói chuyện thì dễ dàng tìm ra sơ hở. Đặc biệt là lúc anh ta đang úp úp mở mở, nói lấp lửng một vấn đề nào đó. Bạn sẽ phải cẩn thận bởi vì anh ta có điều gì đó muốn giấu bạn, muốn lừa dối bạn. Nếu bạn là người tinh tường thì không thể không nắm bắt một số từ quan trọng trong vấn đề anh ta đang úp úp mở mở, và đưa ra một số câu hỏi để hiểu rõ lời nói dối đó, kẻ nói dối sẽ lộ ra chỗ sơ hở của mình nên bị thất bại.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 3 EmptyTue Sep 24, 2013 1:53 pm

3. Giăng bẫy
Bất cứ lời nói dối nào đều không thể không có chút sơ hở, chỉ cần bạn suy nghĩ lập ra một số cái bẫy sẽ khiến người nói dối không đề phòng để lộ sơ hở.

Xin hãy xem câu chuyện của vị tổng thống đầu tiên của Mỹ là Washington khi còn trẻ:
Có một lần, người hàng xóm ăn trộm của anh ta một con ngựa. Washington cùng một vị cảnh sát đến thôn của người hàng xóm ấy tìm, người đó chối phăng không trả lại còn hùng hồn tuyên bố đó là con ngựa của mình. Trước lời nói xảo trá của đối phương, Washington mệt mỏi với lí lẽ của anh ta bèn đến bên con ngựa dùng hai tay che hai mắt ngựa và nói với hàng xóm. “Nếu như con ngựa này là của anh, vậy thì, xin hãy nói cho tôi mắt nào của con ngựa bị mù?“
“Mắt phải.“ Người hàng xóm nói.
Washington bỏ tay ra, hai mắt trái phải của con ngựa đều không hề bị mù.

“Ôi tôi nhớ nhầm rồi.“
“Washington, xin hãy mang ngựa về.“
Washington đã khéo léo giăng bẫy, đó là mắt ngựa mù, nếu quả thực là chủ của con ngựa thì có thể đoán chắc thật giả của vấn đề này. Nhưng người hàng xóm vì không chú ý tình trạng mắt ngựa nên trả lời bừa, đã thừa nhận mệnh đề nêu sẵn trong câu hỏi của Washington, tức là có một mắt ngựa bị mù, do đó đã lộ ra sơ hở, bởi vì hai mắt ngựa đều tốt cả và không bị mù.

Cũng có thể lợi dụng tâm lý, ý thức bản năng của người khác để giăng bẫy, xin hãy xem ví dụ dưới đây.

Hai người kiện tụng đến toà án kiện. Nguyên cáo nói bị cáo mượn vàng của anh ta mà không trả, bị cáo không thừa nhận việc này và kiên quyết nói: “Hôm nay là lần đầu tiên tôi gặp anh ta, từ trước tới nay chưa cùng anh ta làm việc, chưa từng giao lưu với anh ta“.
Việc này không có người khác làm chứng, cũng không có chứng cứ. Quan toà suy nghĩ rồi hỏi nguyên cáo: “Anh muốn anh ta trả lại vàng, vậy lúc đó anh cho anh ta mượn ở chỗ nào?“
“Ở bên một cây nhỏ phía ngoài thành.“
Quan toà nói: “Lúc đó có ai có thể chứng minh không?“
“Không có, quan toà đại nhân, lúc đó chỉ có cái cây nhỏ, không ai nhìn thấy tôi cho anh ta mượn vàng.“
Quan toà nói: “Được, phiền ngươi lại đi đến đó một chuyến, mang hai lá của cây đó đến đây, lá cây đó sẽ cho ta biết rõ sự thật.“

Thế là nguyên cáo đi hái lá cây mang về. Bị cáo bị giữ lại toà án, quan toà chẳng nói gì với anh ta, lại tiếp tục thẩm vấn vụ án khác, bị cáo đó say sưa xem quan toà thẩm án. Đúng lúc một vụ án khác thẩm lý đi đến cao trào, pháp quan đột nhiên quay sang bị cáo thẩm án nhẹ nhàng hỏi: “Anh ta hiện giờ đang đi đến cây nhỏ kia chưa?“
“Theo tôi, chưa đến, còn một đoạn đường nữa!“ Bị cáo trả lời.
Pháp quan vỗ đánh “ầm“ một cái xuống bàn: “Ngươi quỵt nợ không trả mà chẳng xấu hổ, đồ tiểu nhân, còn không nói sự thật ra cho ta sao? Nếu muốn chối cãi, để ta đánh cho một trận xem đánh chết có nói ra không?“
Bị cáo đành phải nói thật sự tình.
Pháp quan thông minh thừa dịp bị cáo sơ hở không đề phòng đã khéo léo lợi dụng tâm lý bản năng đưa ra một vấn đề có bẫy trong đó khiến lời nói dối của kẻ quỵt nợ ấy hoàn toàn bị phơi bày.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 3 EmptyTue Sep 24, 2013 4:32 pm

4. Suy luận logic
 
Có người nói dối rất “cao siêu“, khó có thể nhận thấy vấn đề gì qua vẻ mặt. Muốn kiểm tra người đó nói thật hay giả có thể sử dụng cách suy luận logic, bởi vì sự suy luận logic chặt chẽ là một trong những tuyệt chiêu để thấy rõ những lời nói dối. Xin hãy xem vụ việc ghi chép trong cuốn “Tăng thêm nguồn tri thức rộng lớn“ của Phùng Mộng Long.
 
Triệu Tam, thương khách vùng Triều Châu thuê thuyền của Trương Triều chuẩn bị ra ngoài làm ăn buôn bán. Đến ngày hẹn đó, Triệu Tam sáng sớm đã lên thuyền nhưng sau khi trời sáng rõ Trương Triều đến cổng Triệu gia gõ cửa hỏi: “Tam nương, Tam gia vì sao vẫn chưa tới?“
Triệu Tam nương mở cửa kinh ngạc hỏi: “Ông nhà tôi trời chưa sáng đã đi rồi, sao còn chưa lên thuyền chứ?“
 
Họ bèn chia nhau đi tìm, tìm rất lâu mà chưa thấy bèn đến quan phủ báo. Quan phủ hoài nghi là Tam nương và người khác tư thông mưu giết chồng, Tam nương kiên quyết phủ nhận. Vụ án rất lâu mà không thể giải quyết nên đã báo đến Đại lý tự.
 
Ở Đại lý tự, quan thẩm án Dương Mỗ đã phân tích tỉ mỉ, dường như đã hiểu lập tức cử người đưa Trương Triều đến, yêu cầu anh ta kể lại tình hình một lượt. Dương Mỗ sau khi nghe xong liền lớn tiếng quát:
 
“Trương Triều! Ngươi đến Triệu gia gõ cửa, nếu như không biết Triệu Tam vắng nhà thì khi gõ cửa sẽ gọi tên Triệu Tam, nhưng ở đây ngươi không gọi Triệu Tam mà gọi tên vợ anh ta, rõ ràng là ngươi biết trước Triệu Tam không có nhà, Triệu Tam mất tích chắc chắn có liên quan đến ngươi? Hãy mau đem việc ngươi mưu hại Triệu Tam ra kể lại để tránh tan xương nát thịt.“
 
Trương Triều cuối cùng phải nhận tội, hoá ra buổi sáng hôm đó, Triệu Tam lên thuyền của Trương Triều, hắn nhìn thấy anh ta mang rất nhiều tiền nên nảy lòng tham đã đẩy Triệu Tam xuống sông và cướp tiền của anh ta. Vụ nghi án này lâu rồi không kết thúc, cuối cùng thì nước chảy đá mòn.
 
Tổng thống Lincoln nổi tiếng nhất trong lịch sử Mỹ khi hành nghề luật sư đã vận dụng suy luận logic nên nhìn thấu được lời nói dối của một nhân chứng. Câu chuyện là thế này :
 
Lincoln khi làm luật sư có một lần biết được con trai của bạn mình bị vu là mưu hại người cướp của và đã xét xử lần đầu là có tội. Ông với tư cách là luật sư của bị cáo đến toà án để xem xét lại toàn bộ vụ án. Ông biết được mấu chốt của vụ án này lại nằm ở phía nguyên cáo, nhân chứng thề rằng anh ta đã nhìn thấy rõ ràng toàn bộ quá trình mà bị cáo dùng súng bắn chết người vào ngày 18 tháng 10 dưới ánh trăng. Việc này Lincoln muốn thẩm vấn lại.
 
Trong lời thề lần phúc thẩm rất hay này, có một đoạn hội thoại dưới đây. Lincoln trước tiên hỏi nhân chứng: “Anh thề là nhìn rõ anh ta?“
 
Nhân chứng đáp: “Tôi thề là đã nhìn rõ.“
 
Lincoln hỏi: “Anh ở trong đám cỏ còn anh ta ở dưới gốc cây cổ thụ, hai nơi cách nhau 20, 30m, anh có thể nhìn rõ không?“
 
Nhân chứng đáp: “Nhìn rất rõ, bởi vì trăng rất sáng.“
 
Lincoln hỏi: “Anh có chắc chắn là nhìn rõ quần áo của anh ta không?“
 
Nhân chứng đáp: “Tôi chắc chắn là tôi nhìn rõ cả mặt anh ta, bởi vì trăng chiếu sáng rõ mặt của anh ta.“
 
Lincoln hỏi: “Anh có chắc chắn lúc đó là 11 giờ không?“
 
Nhân chứng đáp: “Tôi có thể khẳng định, bởi vì khi tôi trở về nhà nhìn đồng hồ thì lúc đó là 11 giờ 15 phút“.
 
Lincoln hỏi đến đó bèn quay người lại với bốn vị chủ toạ: “Tôi không thể không nói với mọi người rằng, tất cả những điều mà vị nhân chứng nói hoàn toàn là lời nói dối. Anh ta một mực nói 11 giờ tối ngày 18 - 10 dưới ánh trăng đã nhìn rõ mặt bị cáo. Chúng ta đều biết ngày 18 - 10 là ngày trăng khuyết, 11 giờ tối trăng đã xuống núi, đâu có ánh trăng chứ?
Hơn nữa, có lẽ thời gian mà anh ta nhớ không phải là chính xác, thời gian sớm hơn một chút. Nhưng lúc đó ánh trăng từ hướng tây chiếu sang đông, đám cỏ ở phía đông, cây ở phía tây, nếu như mặt bị cáo hướng về đám cỏ thì không thể có ánh trăng chiếu vào.“
 
Mọi người im lặng lắng nghe, rồi nhất loạt vỗ tay hoan hô.
 
Vị nhân chứng thật ngu ngốc. Lincoln đã vận dụng suy luận logic chặt chẽ, phân tích tỉ mỉ và đã chứng minh những lời nói của nhân chứng là giả dối, ông đã giải thoát được cho thân chủ của mình.
 
 
Có thể thấy, suy luận logic chặt chẽ có lợi cho việc nhìn thấu những lời nói dối. Có người đã thổi phồng nói với Addison: “Tôi đã phát minh ra một loại dung dịch có thể hoà tan các loại vật chất. Chúng ta hợp tác xây nhà máy đi.“ Addison lập tức chỉ ra lời nói hồ đồ của đối phương: “Xin hỏi, loại dung dịch đó dùng cái gì đựng vậy?”
 
Như vậy, mâu thuẫn trong lời nói của kẻ lừa bịp tự nhiên lộ rõ. Những người truyền giáo đều nói:
 
“Thượng đế vạn năng.“ Một cậu thanh niên thông minh đã hỏi: “Thượng đế có thể tạo ra viên đá mà ông ta không thể nhấc nổi không?“
 
Người truyền giáo há hốc mồm trả lời có thể tạo ra, nhưng Thượng đế không thể nhấc nổi tảng đá này; nếu trả lời là không thể thì Thượng đế không phải là vạn năng. Tóm lại, cho dù là trả lời thế nào thì Thượng đế cũng chẳng là vạn năng.
 
Người thanh niên đã khéo léo vận dụng lý luận “nhị nan“ (cách trả lời thế nào cũng khó) trong logic để chứng minh câu nói “Thượng đế là vạn năng“ là lời nói dối lừa.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 3 EmptyWed Sep 25, 2013 7:17 pm

Chương 8
Đặt Vào Chỗ Chết Mà Vẫn Sống
Đại tướng Hàn Tín dưới thời Lưu Bang, rất giỏi dùng binh tác chiến. Có một lần Hàn Tín dẫn đầu mấy vạn binh mã của Hán Vương Lưu Bang tác chiến với quân Hạng Vũ nhiều gấp mấy lần quân mình. Trước sự công kích kịch liệt của quân địch, Hàn Tín lệnh cho quân đội giãn quân đánh bên sườn. Khi đang lui đến bờ một con sông, Hàn Tín để quân sĩ đem lương thực đốt đi và mang nồi, bát mâm đập vỡ làm đắm thuyền ở bờ sông. Binh sỹ bị rơi vào cảnh tuyệt vọng thì lòng dũng cảm tăng lên, phấn đấu giết địch, cuối cùng đã đại thắng quân Hạng Vũ, đây là binh pháp nổi tiếng trong quân sự; phá đập dìm thuyền, thế trận sinh tử hoặc nói rằng đặt vào chỗ chết mà vẫn sống, hoặc nói rằng binh thương tất thắng.
 
Khi nói chuyện, có lúc cũng bị dồn vào chân tường; lúc này, đối mặt với thế tấn công dồn ép của đối phương, buộc phải cố gắng hết mình mới có thể tìm ra lối thoát, không bị thất bại. Muốn có thể trong thời khắc quan trọng nhất ấy khiến mình đứng được vào chỗ chiến thắng tất nhiên mình phải có luận cứ đầy sức mạnh, hoặc phải có thẻ bài vua ban để ép đối phương khiến đối phương phải thoả hiệp. Xin hãy xem ví dụ “Đường Duy không làm nhục sứ mạng “ nổi tiếng dưới đây:

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 3 EmptyWed Sep 25, 2013 7:28 pm

Đường Duy không làm nhục sứ mạng
Thời Chiến Quốc, các nước cùng tranh hùng xưng bá nên chiến tranh liên miên. Để mình chiến thắng trong cuộc tranh hùng này, các nước chư hầu đều lôi kéo hàng loạt các vị quan thần giỏi tính mưu bày kế.
 
Một hôm, Tần Vương cử người đi nói với An Lăng Quân là Tần Vương nguyện đổi 500m đất lấy An Lăng. An Lăng Quân lời lẽ nhẹ nhàng từ chối: “Ơn đại vương chiếu cố nguyện dùng vùng đất lớn đổi lấy An Lăng nho nhỏ của thần thật là tốt. Nhưng, vùng đất của thần là do tổ tiên truyền lại cho, thần không dám tự tiện đổi, xin đại vương xá tội“ Tần Vương sau khi biết chuyện rất không vui. Để thuyết phục Tần Vương, An Lăng Quân cử Đường Duy đi sứ sang Tần. Đường Duy đến Tần trước tiên bái kiến Tần Vương, Tần Vương rất ngạo mạn nói với Đường Duy: “Ta dùng 500 m đất để đổi lấy An Lăng, An Lăng Quân đã cự tuyệt ta, đây là đạo lí gì? Hơn nữa nước Tần đã tiêu diệt nước Hàn, Nguỵ, An Lăng chỉ có chu vi 50m sao tồn tại nổi, điều này là bởi ông ta là người cẩn thận, cho nên ta không để bụng. Giờ đây ta dùng lớn gấp mười lần để đổi lấy An Lăng vậy mà ông ta lại đi ngược lại ý ta, đây đúng là coi thường ta rồi.“
 
Xem ra, đây chính là quy luật “nước yếu không ngoại giao, lực lượng là tất cả“ đã sớm thịnh hành từ thời xưa. Cái logic lực lượng mạnh mà vua Tần vận dụng là logic cường đạo trần trụi: Ta lực lượng lớn, ngươi phải nghe theo, ta muốn đổi thì ngươi phải đổi. Kỳ thực là dùng chữ “đổi , chẳng qua để nghe lọt tai, trên thực tế là lấy mạnh ép yếu.
 
Hãy xem Đường Duy trả lời như thế nào. “Không, không thể là như vậy. Đất An Lăng Quân là kế thừa từ tổ tiên, muốn mãi mãi giữ gìn nó, có đổi 1000m cũng không dám đổi hơn nữa chỉ là 500m?“
 
Câu trả lời rất bình thường đã nói rõ nguyên nhân. Tần Vương kiêu ngạo nghe đâu có lọt tai? Do đó, Tần Vương bị khéo léo cự tuyệt không khỏi tức giận, trắng trợn uy hiếp bằng vũ lực nói: “Ngươi đã nghe qua thiên tử nổi giận thì như thế nào chưa?“
 
“Thần chưa từng nghe qua.“ Đường Duy đáp.
Tần Vương nói: “Thiên tử khi nổi giận sẽ khiến trăm dặm đầu rơi, máu chảy nghìn mét.“
Cuộc nói chuyện đến đây dường như không còn đường thoái lui, nếu không muốn chuốc lấy cái chết thì phải chịu khuất phục dưới sự uy hiếp vũ lực trắng trợn của Tần Vương và đáp ứng việc đổi An Lăng. Nhưng Đường Duy thì không, ông muốn lâm vào chỗ chết để tìm sự sống nên nói: “Đại vương đã từng nghe nói về sự tức giận của những người dân bình thường chưa?“
 
Tần Vương chẳng mảy may suy nghĩ nói: “Những người dân mặc quần áo bình thường ấy tức giận, chẳng qua là bay mất mũ, tay không chân trần, đâm đầu xuống đất thôi.“
 
Đường Duy nói với Tần Vương: “Đó chẳng qua là sự giận giữ của một người dân bình thường, không phải là sự tức giận của một nhân sỹ. Đại vương đã từng nghe qua, khi Chuyên Thế công khai hành thích Ngô Vương Liêu thì Huệ Tinh lướt qua trăng sáng, khi nhiếp chính là Nghiêm Trọng Tử giết Hàn Khôi, cầu vồng trắng xuyên qua mặt trời. Khi thích khách muốn giết con trai của Ngô Vương Liêu Khánh Hỷ, con chim ưng xan đậu xuống trước điện. Ba vị đó là nhân sỹ áo vải, cơn thịnh nộ dâng đầy trong lòng họ còn chưa phát ra, hôm qua là dấu báo hiệu trước, bây giờ thêm thần sẽ thành người thứ tư rồi. Nếu như các nhân sỹ áo vải đó nổi giận, thi thể gục ngã chỉ có hai chiếc, máu chảy không quá năm bước, nhưng người khắp thiên hạ đều mặc áo tang . Bây giờ đã đến lúc rồi ?“
 
Nói xong, Đường Duy rút bao kiếm, nhảy lên.
Hoá ra, Đường Duy với thẻ bài vua ban dùng khi sống chết trong gang tấc, lấy cái chết để liều mạng với Tần Vương, xem Tần Vương bạo ngược có biết điều hơn không? Không thể ép người quá mức như vậy!
 
Quả nhiên, chí khí ngang ngược của Tần Vương nhụt hẳn, Tần Vương sợ đến thất sắc, quỳ xuống vái lạy và vội vàng xin lỗi Đường Duy. “Xin mời ông ngồi. Tôi đã rõ rồi, Hán, Nguỵ hai nước đó sở dĩ diệt vong còn An Lăng tuy chỉ có 50m vẫn tồn tại là do có ngài à?“
Xin hãy xem câu chuyện trong “Tả truyện, Chiêu công năm thứ 5 “

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 3 EmptyThu Sep 26, 2013 10:26 am

Sứ giả của Ngô đến Sở
 
Năm thứ năm đời Lỗ Chiêu Công, đại quân Sở Linh Vương chinh phạt Ngô, Ngô Vương phái em trai Quyết Do đến khao quân Sở, ý Ngô Vương là trước lễ sau binh, không muốn bỏ qua dù một tia hi vọng hoà bình. Nhưng khi Quyết Do vừa đến doanh trại quân Sở đã bị bắt giữ, Sở Vương lập tức muốn giết Quyết Do để tế trống. Trước khi tế trống, Sở Vương cười lớn hỏi Quyết Do: “Các ngươi lần này đến, đã xem bói qua chưa?“
 
“Thực sự bói qua.“ Quyết Do trả lời.
 
“Bói may mắn không?“ Sở Vương hỏi.
 
“Là may mắn.“
“Ha, ha, ha, thật là buồn cười, chết đến nơi rồi mà vẫn còn nói may mắn, ngươi xem, ngay cả con rùa của các ngươi cũng không linh nghiệm, may mắn ư? Đầu ngươi lập tức rơi xuống đất, chúng ta dùng máu của ngươi tế trống. Đợi sau khi tế trống xong ta sẽ giết các ngươi không còn một mảnh giáp.“ Sở Vương nói.
 
Trong lúc ngàn cân treo sợi tóc có thể cứu mình chỉ có dựa vào miệng ba tấc lưỡi, hoặc là ngồi đợi chết, hoặc là vẫn tìm thấy sự sống trong chỗ chết, có thẻ “bài vua ban“ nhất định khiến Sở Vương thu hồi mệnh lệnh, nếu không thì làm sao đứng trước Sở Vương mà nói may mắn đây?
 
Ông ta tự có lý lẽ riêng: “Xin đại vương nghe thần giải thích. Chúng tôi nghe nói quý quốc muốn dùng binh ở tệ quốc để giữ rùa bói hỏi. Bồ Từ nói: “Nếu đến khao quân đối phương trước tiên xem thái độ Sở Vương, sau đó có thể chuẩn bị. Bồ Tử nói rất có lí nếu như đại vương dùng lễ đãi sứ thần chúng tôi mà lơi lỏng quân bị, đất nước sẽ diệt vong. Giờ đây đại vương muốn chém đầu sứ thần, muốn lấy máu tôi tế trống. Như thế, nhất định nước tôi sẽ tăng cường quân bị, đất nước tôi tuy lực lượng mỏng yếu, nhưng sau khi có sự chuẩn bị đầy đủ đất nước tôi còn có thể khiến quý quân biết khó phải lui. Điều này lẽ nào chẳng phải là quẻ bói đại cát sao? “
 
Sở Vương cảm thấy lời nói của Quyết Do rất có lý, thế là nhẫn nại nghe Quyết Do nói:
 
“Hơn nữa, chúng tôi phải bói, vẫn là xã tắc nước Ngô an nguy, chứ không phải là sự sống chết của sứ giả. Chết đi một vị sứ giả khiến cho cả nước vững như thành, mọi người đồng lòng, do đó mà quốc gia được bảo toàn, điều này lẽ nào không phải là một công dụng lớn nhất của quẻ bói may mắn?
 
Nhưng nói thực là quẻ may hay quẻ xung, ai có thể xác định chắc chắn nó trong một hoàn cảnh đây. Nếu nói về việc quý quốc, năm nay quý quốc và Tấn đại chiến ở Thanh Báo, trước việc này bói là may mắn mà sau đó lại đại bại. Nhưng trận chiến lần thứ hai của quý quốc sau này lại đại thắng. Như vậy các ngài nên đánh giá quẻ bói của các ngài như thế nào?
 
Các ngài cho rằng nó linh nghiệm hay không linh nghiệm? Với lí lẽ như vậy, rùa bói của nước Ngô ta cũng không chắc chắn trong trận chiến này ứng nghiệm hay không.“
 
Sở Vương sao lại không nghe ra tiếng đàn lạc dây của Quyết Do đây? Quyết Do, ngươi chẳng phải là nói ta “giết ngươi đi sẽ tăng ý chí chiến đấu của Ngô quốc, mặc dù lần này chinh phạt nước Ngô đại thắng thì khó đảm bảo sau này không bị bại trong tay họ.“ Nhưng mà Quyết Do, ngươi nói rất đúng và có lý.
Quyết Do không bỏ lỡ thời cơ nói tiếp:
 
“Một người chết thì sẽ ra sao, chẳng ai biết cả. Thần chết rồi sẽ chẳng có cảm giác gì, mang máu của thần trát lên trống của các ngài thì chẳng có tác dụng gì. Nếu như thần chết mà vẫn còn có chút cảm giác thì thần nhất định sẽ khiến cho trống chiến của các ngài khi đánh chẳng kêu lên được.“
 
Sở Vương đắn đo trước câu nói của Quyết Do, cảm thấy rất có lý, và càng cảm thấy chinh phạt Ngô là quá liều lĩnh, nhân cục diện giờ đây có thể thay đổi thì thả cho anh ta.
 
Như vậy Quyết Do nhờ ba tấc lưỡi, làm một trận sống chết, vận dụng trí lực để lui quân Sở, khiến Ngô Sở hai nước thoát khỏi cảnh binh đao.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 3 EmptyThu Sep 26, 2013 10:34 am

Giao ngọc bích về Triệu
 
Thời kỳ Chiến Quốc, danh thần nổi tiếng nước Triệu Lạn Tương Như có thể nói là một người thấy cái chết không hề run sợ, là một cao thủ đặt vào chỗ chết mà vẫn sống.
 
Khi Triệu quốc có được viên ngọc Hoà Thị có giá trị liên thành và việc này bị Tần Chiêu vương biết được, vua Tần phái sứ thần đến Triệu quốc yêu cầu lấy mười lăm thành trì đổi lấy Hoà Thị ngọc. Triệu Huệ Văn vương và các đại thần đều cho rằng Tần vương không thể lấy mười lăm thành trì đổi lấy Hoà Thị Ngọc và cảm thấy tự đắc về bảo bối này.
 
Nhưng vì khiếp sợ lực lượng mạnh của Tần quốc nên quyết định cử một sứ thần mang Hòa Thị ngọc đến Tần Quốc, tuỳ cơ hành sự. Do đó, Lạn Tương Như tiếp mệnh đi sứ sang Tần quốc.
 
Lạn Tương Như sau khi đi đến Tần quốc, Tần Chiêu vương cậy mạnh ép yếu không coi sứ thần là gì trong mắt.
 
Tần vương cố ý đón tiếp sứ thần không đúng lễ nghi mà còn ở trướng - nơi diễn trò - tiếp nhận Lạn Tương Như, thái độ thật nghiêm khắc. Lạn Tương Như tuy rất tức giận nhưng vẫn nhẫn nại dâng ngọc cho Tần vương.
 
Tần vương sau khi nhận ngọc, nhìn săm soi rồi truyền cho các mỹ nữ bên cạnh xem và cười lớn, không hề nói đến việc đổi thành trì lấy ngọc.
 
Lạn Tương Như rất biết nếu trước một Tần vương ngang ngược thì việc thỉnh cầu ông ta ra ân là việc không thể, duy chỉ có ở thế trận sống chết mới có thể khiến mình đặt vào chỗ chết mà sống và không làm nhục sứ mệnh.
 
Do đó, Lạn Tương Như nghĩ kế trong lòng, dần bước đến trước nói với Tần vương: “Trên ngọc có tỳ vết, xin hãy để thần chỉ cho đại vương xem.“
 
Tần vương không biết đó là mưu kế, tiện tay đưa ngọc lại cho Lạn Tương Như. Tương Như đón ngọc rồi lui xuống tức giận nói với Tần vương: “Tần vương muốn có được ngọc thì cử người đến báo tin cho Triệu vương.“ Triệu vương mời các quần thần đến thương nghị, mọi người đều nói: “Tần vương lòng tham, lại ỷ vào thế mạnh, muốn bằng một câu nói sáo rỗng để đổi lấy Hòa Thị ngọc e rằng không được.“ Mọi người thương nghị đều không muốn mang ngọc cho Tần vương. Thần cho rằng những người bình thường đều không thể lường gạt, huống hồ là vua của một nước? Hơn nữa, thần cho rằng vì ngọc mà khiến cho cả một nước mạnh không vui thì không được. Thế là Triệu vương trai giới năm ngày, bảo thần mang ngọc đích thân tặng cho đại vương. Điều này là vì sao đây? Là vì tôn trọng uy vong của đại quốc mà thể hiện sự kính trọng. Sau khi bề tôi đến nước Tần, đại vương chỉ trong cung điện bình thường tiếp thần mà không chú ý lễ nghi, thái độ rất ngạo mạn; có được ngọc tuỳ ý đưa cho mỹ nhân xem, lấy đó để trêu đùa thần. Thần thấy đại vương không có thành ý đổi thành trì cho Triệu quốc, cho nên thần mới mang ngọc về. Nếu như Đại vương nhất định muốn ép thần thì hôm nay, đầu của thần và ngọc sẽ cùng vỡ vụn!“
 
Để mọi người thấy được Tần vương ép ông ta, ông ta sẽ lập tức đâm đầu. “Cách đưa vào thế trận sống chết, Tần vương chẳng phải là muốn được ngọc sao? Vậy ta lấy ngọc để ép Tần vương khiến hắn không dám hành động thiêu suy nghĩ, bởi biết là hắn sợ đánh chuột vỡ chĩnh!“
 
Quả nhiên, tuyệt chiêu của ông rất hiệu quả. Tần vương thật sự sợ Lạn Tương Như và ngọc cùng mất, Lạn Tương Như mất thì không sao, nhưng viên ngọc đáng quý đó mà mất thì thật đáng tiếc . Do đó, Tần vương vội vàng sửa đổi thái độ, sắc mặt vui vẻ nói với Lạn Tương Như đâu cần phải như vậy và lập tức cho người mang bản đồ tới, chỉ ra mười lăm thành trì trên bản đồ cho Triệu quốc.
 
Tương Như trong lòng đã rõ, đây chẳng qua là Tần vương muốn có ngọc mà đùa giỡn mà thôi. Lạn Tương Như để giữ Tần vương nên đã không làm căng sự việc, thế là hoàn toàn không nói thẳng đập vỡ mà thay đổi sách lược.
 
Ông nói với Tần vương: “Hoà Thị là bảo bối mọi người đều biết, Triệu vương vì sợ đại vương nên không dám không dâng. Triệu vương khi dâng ngọc đã trai giới năm ngày. Bây giờ đại vương cũng cần trai giới năm ngày, đồng thời phải cử hành chín đại lễ tiếp đón sứ quan thì thần mới dám dâng ngọc.
 
Tần vương suy nghĩ một lát, biết không thể đoạt bằng sức mạnh, nhưng chẳng biết làm sao đành phải đáp ứng yêu cầu của Tương Như, và xếp đặt ông vào nhà, tiếp đón quan sứ cao cấp.
 
Tương Như dự liệu cho dù Tần vương trai giới năm ngày, chắc chắn sau khi có được Hoà Thị ngọc sẽ chối và cự tuyệt giao thành cho Triệu -Vương. Do đó, Tương Như bí mật cử người thủ hạ đi cùng cải trang giống người dân nước Tần giấu Hoà Thị ngọc trong bụng bí mật theo đường nhỏ trốn về nước, giao cho Triệu vương.
 
Cuối cùng, Tương Như nghĩ cách khiến Tần vương không khép ông vào tội lừa vua, và bình yên quay trở về Triệu. Tương Như cuối cùng không làm nhục sứ mạng “giao ngọc về Triệu“

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 3 EmptyFri Sep 27, 2013 6:41 pm

Bí mật trúng cử của binh sỹ
 
Nghệ thuật nói vận dụng thế trận sống chết thường có thể mang đến hiệu quả không ngờ. Một binh sĩ của Mỹ đã dùng cách này để đánh bại anh hùng chiến tranh tranh cử quốc hội cùng với anh ta. Thắng lợi dự tính này hoàn toàn không phải là nói mò mà là sự thực vô cùng chính xác. Sau chiến tranh Nam Bắc Mỹ, một người binh sĩ bình thường John Eron trong nội chiến đã tranh cử nghị viện quốc hội Mỹ với vị tướng quân anh hùng Tak. Về địa vị và thành tích thì Jonh Eron này không sánh được với tướng quân. Nhưng qua lần diễn thuyết tranh cử, người binh sĩ đã giành thắng lợi, hãy xem trận chiến bằng lời nói của hai người như thế nào:
 
Vị tướng quân công tích nổi tiếng đã từng ba lần là nghị viện quốc hội khi diễn thuyết tranh cử đã nói:
 
 “Còn nhớ vào một buổi tối mười bảy năm trước đây, tôi đã từng dẫn quân chiến đấu kịch liệt ở núi: Sau khi trải qua trận đấu kịch liệt, tôi ở trong rừng núi ngủ cả một buổi tối. Nếu như mọi người chưa quên thì lần đó rất gian khổ, xin mọi người đừng quên nỗi vất vả khó khăn khi đó. Ăn gió nằm sương mà tạo ra được nhiều chiến công.“ Tướng công đã đưa ra chiến tích của mình, muốn nhân dân tin tưởng mình, quả nhiên gây xúc động và nhận được tràng vỗ tay hoan nghênh.
 
Người binh sỹ biết thành tích và địa vị không bằng tướng quân, lẽ nào lại như vậy mà đầu hàng sao?
 
Không, nhất định phải vào thế trận sống chết, tướng quân chẳng phải là có chiến công sao, nhưng chiến công ngài từ đâu ra vậy?
 
Nếu rời xa những người binh sỹ dũng cảm ở tuyến trước thì ngài có lập chiến công không?
 
Tướng quân thật sự không bằng Napoleon trên núi Alpes tự khoe khoang sự vĩ đại, nếu như ông ta rời binh sĩ sau mình thì còn nói “cao hơn núi Alpes“, đây chắc chắn là lời nói loạn ngôn.
 
Tướng công vì sao chỉ nói chiến công của mình mà không nói đến binh sỹ phía sau mình?
 
Đúng, tôi hiện giờ ở thế kém ngài. Sau khi suy nghĩ chắc chắn, vị quân sỹ phát biểu:
 
“Thưa đồng bào, tướng quân Tak nói không sai; quả thực trong trận chiến đấu lần đó ông đã lập được kỳ công. Tôi lúc đó chỉ là một kẻ vô danh tiểu tốt, thủ hạ dưới của ông ta. Tôi cũng đã cùng với ông ta vào sinh ra tử, xung vào trận. Nhưng, khi ông ta đang ngủ yên trong đám cây, tôi vẫn phải vũ trang đầy đủ đứng ở hoang mạc nếm đủ gió rét sương lạnh, bảo vệ ông ta ngủ yên.“
 
Vị binh sỹ vừa nói ra lập tức được nhân dân vỗ tay nhiệt liệt. Người dân bầu cử đương nhiên thích tư tưởng của người binh sỹ.
 
Vị tướng quân tuy khổ nhưng vẫn còn được ngủ yên trong đám cây, vị binh sỹ này phải đứng bảo vệ ông ta. Nếu nói buổi chiều chiến đấu hôm đó thì “công tích“ của người binh sỹ lớn hơn vị tướng quân rất nhiều. Do đó, những người bầu cử chuyển sang ủng hộ người binh sỹ và cuối cùng để anh ta toại nguyện vào làm nghị sĩ Quốc hội.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 3 EmptySat Sep 28, 2013 6:32 am

Mã Dần Sơ đọ gan lời nói
 
Nhà giáo dục nổi tiếng Trung Quốc, ông Mã Dần Sơ cũng đã từng vận dụng các thế trận sống chết đọ gan:
 
Tháng 11-1930, đúng lúc đảng Quốc Dân phát động đêm trước cao trào phản cộng lần thứ hai. Một hôm, “hội giáo dục viên chức Xung Hoá“ trong lần quốc khánh trọng thể đã tổ chức “Tuần toạ đàm“ và mời Mã Dần Sơ giảng về “Vấn đề kinh tế thời chiến“.
 
Cả hội trường ngồi yên lặng, Mã Dần Sơ bước lên bục giảng và nói: “Các anh em đã mang con trai con gái đến đây, hôm nay tôi sẽ giảng thuyết cho các bạn một vài điều từ đáy lòng !
Để kháng chiến, bao nhiêu người ở tiền tuyến hy sinh, những văn nhân chúng ta cũng không đáng tiếc nếu chết ở hậu phương.“
 
Thế trận sống chết này đã rõ ràng, khiến cả hội trường đều rất kinh ngạc,và cũng khiến cho đặc vụ của Quốc Dân Đảng trong hội trường tròn mắt.
 
Sau đó, Mã Dần Sơ dùng các tài liệu đã rõ ràng chứng minh hành động xấu xa của Tứ đại gia tộc “lợi dụng quyền thế vét của cải của quốc gia và mang gửi ra ngân hàng nước ngoài.“ Mã tiên sinh đã lớn tiếng kêu gọi mọi người từ Khổng Trường Hy, Tổng Tử Văn bắt đầu trưng thu “thuế tài sản tạm thời“, và yêu cầu những tài sản bất nghĩa của những nhà giàu có đó trưng thu làm kinh phí kháng Nhật.
 
Vừa lúc đó, hội trường có kẻ gây rối, Mã Dần Sơ vẫn lớn tiếng, không hề run sợ: “Tưởng uỷ viên muốn tôi đến gặp ông ta, vì sao ông ta không đến gặp tôi hả? ở Nam Kinh, tôi đã dạy anh ta, lẽ nào học sinh thì không gặp được thầy sao?
 
Anh ta không dám đến gặp ta chính là anh ta sợ chủ trương của ta. Có người nói anh ta là “anh hùng dân tộc“, xem ra nhiều lắm cũng chỉ là một “anh hùng gia tộc“. Bởi vì anh ta bảo vệ gia tộc thân thích của mình, gây nguy hại cho quốc gia dân tộc. Cảnh sát trong hội trường, ông hiến binh, các ngài bắt tôi hả? Vậy hãy nhẫn nại một chút, đợi tôi giảng xong sẽ đưa tay chịu trói.“
 
Mã Dần Sơ trước quốc nạn và cảnh chính phủ Quốc Dân Đảng phản động, ông đã không tiếc tính mạng của mình, đã sử dụng thế trận sống chết chỉ trích hành vi và mưu đồ xấu xa của Tứ đại gia tộc vơ vét của cải trong cảnh quốc nạn, ông đã thể hiện phong cách con người cách mạng cao quý.
 
Vận dụng cách vào thế trận sống chết cần phải phát huy sự thông minh, tài trí đặc biệt của bản thân mới có thể tìm ra con đường của mình từ trong ngõ cụt, mới “đặt vào chỗ chết mà sống“. Hàn Tín là thuỷ tổ của phương pháp vào thế trận sống chết, tự nhiên khéo léo thoát được trong thế trận sống chết đó.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 3 EmptySat Sep 28, 2013 6:35 am

Hàn Tín khéo léo đáp Lưu Bang
 
Một lần, Cao Tổ Lưu Bang và Hoài Dương Hầu Hàn Tín nói chuyện phiếm, thảo luận về vấn đề bản lĩnh của tướng lĩnh.
 
Lưu Bang hỏi Hàn Tín:
“Tài năng của ta có thể chỉ huy bao nhiêu quân?“
“Bệ hạ nhiều nhất có thể chỉ huy mười vạn binh mã.“
Hàn Tín đáp.
 
“Ngươi có thể chỉ huy bao nhiêu quân hả?“ Lưu Bang hỏi.
“Số binh mã mà thần chỉ huy càng nhiều càng tốt.“ Hàn Tín đáp.
Lưu Bang nghe rất không vui thế là lại hỏi: “Nếu là như vậy thì ngươi sao mà trở thành bộ hạ của ta được?“
 
Hàn Tín nhanh nhạy đáp: “Bệ hạ không giỏi về dẫn quân nhưng lại giỏi về lãnh đạo. Đó chính là nguyên nhân mà Hàn Tín trở thành thuộc hạ của bệ hạ, hơn nữa tài năng của bệ hạ là trời sinh, người thường không thể làm được.“
 
Hàn Tín giỏi về dùng binh, nhiều lần phá địch, lập nhiều chiến công hiển hách cho vương triều Lưu. Do đó, ông rất tự phụ, tự ngạo về công tích, với tấm lòng như vậy thì khó tránh có lúc sẽ bộc lộ không ở trước mặt hoàng thượng. Giờ thì không, với vấn đề tài năng dẫn quân, Hàn Tín nói để lộ, một câu phản vấn của Lưu Bang thì sẽ dồn Hàn Tín vào đường cùng, ngươi giải thích sao đây, ngươi chỉ huy binh mã như vậy sao lại làm thuộc hạ của ta.
 
Nhưng Hàn Tín chính là Hàn Tín, binh pháp thế trận sống chết rất thành thục, nên nóng lòng nói: “Bệ hạ giỏi lãnh đạo đại tướng.“, “Tài năng này mới là trời sinh“ chẳng phải là nói được Lưu Bang hài lòng, bớt giận mà thoát hiểm.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 3 EmptyMon Sep 30, 2013 12:43 pm

Kỷ Vân khéo léo giải thích “giả đầu tử"
 
Vị học sĩ viện hàn lâm thời vua Càn Long có khả năng hùng biện, nhưng có một lần do lỡ lời, suýt nữa bị hoàng đế Càn Long xử tử, nhưng ông vào sinh ra tử cuối cùng đặt vào chỗ chết mà sống.
 
Giữa mùa hè, Kỷ Vân người béo nên cổ áo để trần lưng, để bím tóc lên đỉnh đầu, dựa vào án đọc sách (bốn kho toàn sách), bỗng nhiên hoàng đế Càn Long đi đến viện. Ông mặc áo không kịp bèn trốn vào dưới án, kéo vải bàn lại, muốn đợi hoàng thượng đi rồi thì sẽ chui ra.
 
Ai ngờ hoàng đế Càn Long nhìn thấy. Càn Long ngồi xuống, tỏ ý trái phải yên tĩnh. Kỷ Vân không thấy động tĩnh gì và nóng quá không chịu nổi bèn thò đầu ra hỏi: “Lão đầu tử (lão già) đi rồi hả?“
Câu nói đó làm Càn Long nổi giận: “Kỷ Vân, ngươi thật vô lễ, cái gì, lão đầu tử? Ngươi dựa vào cái gì mà gọi ta là lão già, giải thích không được ta sẽ xử tử.“
 
Kỷ Vân lúc này quả thật bị dồn đến chân tường; cơ hội duy nhất chỉ có thế vào thế trận sinh tử, nhất định phải nắm chắc cơ hội. Kỷ Vân rốt cuộc vẫn là Kỷ Vân, đại nạn lâm đầu dựa vào miệng lưỡi nhạy bén khéo léo.
 
Lão đầu tử (lão già), mấy từ này là đại gia công nhận, thần không đặt ra.
 
Cho phép thần nói: “Hoàng đế xưng vạn tuế, há chẳng phải nói lão sao? Hoàng đế đứng cao nhất nước há chẳng phải là đầu sao? Hoàng đế là thiên tử há chẳng phải là tử sao? Lão đầu tử, ba từ này là gọi tắt.“
 
Càn Long nghe xong, không kìm được cười lớn bèn chuyển giận thành vui nói: “Đúng là Kỷ Vân giỏi hùng biện, Tô Tần, Trương Nghi sống lại cũng không thể bằng, trẫm chịu ngươi rồi? “
Kỷ Vân nhờ miệng lưỡi sắc nhọn đã cứu được tính mạng.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 3 EmptyTue Oct 01, 2013 10:23 am

Chương 9
Chuyển Phép Phản Chứng Thoát Khỏi Cảnh Khó Xử.
Khi câu nói của đối phương quá võ đoán khiến bạn rơi vào cảnh vô cùng khó xử, bạn không thể vận dụng phương pháp chuyển phép phản chứng, tức là trước tiên giả thiết quan điểm của đối phương là đúng, sau đó dẫn quan điểm ấy vào hoàn cảnh đối lập gay gắt với quyền uy, danh gia hoặc công chúng, như vậy có thể khiến cho suy luận phán đoán của đối phương bị đánh phủ đầu.

Hùng Hướng Huy khéo léo trả lời nguyên soái Anh.
 
Tháng 5-1960, vị nguyên soái lục quân nước Anh được mọi người ca ngợi là “Cáo giảo hoạt“ đến thăm Trung Hoa. Trước tiên, ông đi thăm mấy thành phố, trong đó có thành cổ Lạc Dương nổi tiếng.
 
Một buổi tối, sau khi dùng cơm tối, các nhân viên tuỳ tùng và nguyên soái đi đến nơi diễn kịch. Những nhân viên tuỳ tùng cùng ông lập tức tiến vào. Lúc đó, trong kịch trường đang diễn kịch vui (Mộc Quế Anh vai nguyên soái), nhân viên đi cùng vội vàng liên hệ với kịch trường, thỉnh cầu kịch trường sắp xếp chỗ ngồi, phiên dịch tình tiết và lời hát cho nguyên soái. Trong lúc nghỉ, ông rời kịch trường trở lại khách sạn, nói với người cùng đi về cảm tưởng sau khi xem. Ông nói: “Diễn xuất không hay, sao lại để một cô gái đóng vai nguyên soái chứ?“ Người cùng đi là Hùng Hướng Huy giải thích với ông: “Đây là kịch nổi tiếng của Trung Quốc, dân chúng rất yêu thích.“
 
Nguyên soái nói: “Những người con gái đẹp làm nam nguyên soái thì không phải là người đàn ông đích thực; người con gái đẹp làm nữ nguyên soái thì chẳng phải là người phụ nữ đích thực.“
 
Hùng Hướng Huy vẫn nhẫn nại giải thích với nguyên soái: “Trong hồng quân Trung Quốc có nữ chiến sỹ. Hiện giờ trong quân giải phóng cũng có tướng quân nữ.“
 
Nguyên soái nói: “Tôi rất kính trọng và khâm phục đối với hồng quân và quân giải phóng, không biết còn có nữ tướng quân, điều này làm tổn hại tiếng tăm của quân giải phóng.“
Hùng Hướng Huy lập tức phản bác nói: “Nữ hoàng Anh cũng là nữ. Nhưng theo thể chế của các ngài, nữ hoàng là tổng tư lệnh bộ đội vũ trang và nguyên thủ quốc gia.“
 
Nguyên soái ngơ ngác, lập tức không hé răng nửa lời.
Sao nguyên soái không hé răng nói vậy? Nếu như kiên trì quan điểm của mình thì ông sẽ vứt bỏ chức tổng tư lệnh bộ đội vũ trang của nữ hoàng. Hùng Hướng Huy khéo léo chuyển vấn đề sang nữ hoàng Anh khiến quan điểm của vị nguyên soái và sự việc nữ hoàng làm tổng tư lệnh bộ đội vũ trang mâu thuẫn nghiêm trọng với nhau.
 
Như vậy, Hùng Hướng Huy khéo léo phê bình quan điểm của nguyên soái.
 
Xin hãy xem ví dụ dưới đây.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 3 EmptyTue Oct 01, 2013 4:35 pm

“Bảy quân tử “ toà án viết lời luận biện.
 
Thập kỷ 30, nhân dân Trung Quốc đứng trước nạn xâm lược của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản, một số trí sĩ yêu nước dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản đã bắt đầu suy nghĩ chuẩn bị thành lập tổ chức Cứu quốc để vận động hàng vạn người tham gia kháng Nhật.
Chính phủ Quốc Dân Đảng vô cùng hoảng sợ đã cố gắng dùng mọi thủ đoạn hòng lung lạc để giành quyền lãnh đạo hội Cứu quốc, sau nhiều lần bị sự cự tuyệt của Thẩm Quân Nho, lãnh tụ hội Cứu quốc đã chuyển sang xử dụng biện pháp trấn áp, đêm ngày 22-11-1936 đã bắt giữ bảy người là Thẩm Quân Nho, Chương Nãi Khí, Sa Thiên Lý, Châu Thao Phấn, Lý Công Bộc, Ngọc Tạo Thời, Sử Lương. Đây chính là sự kiện “bảy quân tử “ chấn động trong và ngoài nước.
 
Sau khi vụ án xảy ra, chính phủ Quốc Dân Đảng đã áp bức khiến phong trào kháng nghị cuộn trào trên toàn quốc. Bị áp bức, đổi vụ bắt bí mật thành công khai thẩm án, mưu đồ mượn điều này nhằm đưa ra kết luận phản đối chính phủ đảng Cộng Sản Liên Hợp, để trấn áp nhân sỹ tiến bộ yêu nước. Trên toà án, bảy quân tử này lời lẽ nghiêm túc, tiến hành đối đáp đấu lời với nhân viên thẩm phán. Dưới đây là một số đoạn đặc sắc:
 
Thẩm phán Trường: “Kháng Nhật cứu nước chẳng phải là khẩu hiệu của đảng Cộng Sản sao?“
 
Thẩm Quân Nho: “Đảng Cộng Sản ăn cơm, chúng tôi cũng ăn cơm, lẽ nào đảng Cộng Sản kháng Nhật thì chúng tôi lại không kháng Nhật sao? Lời của thẩm phán Trường, chúng tôi không rõ.“
 
Thẩm phán Trường: “Vậy thì, ông đồng ý khẩu hiệu kháng Nhật để thống nhất của đảng Cộng Sản?“
 
Thẩm Quân Nho: “Tôi nghĩ kháng Nhật để thống nhất thì mỗi người dân nước ta đều đồng ý. Nếu như nói vì đảng Cộng Sản kháng Nhật, chúng tôi sẽ yêu cầu nói không kháng Nhật; đảng Cộng Sản nói muốn thống nhất, chúng tôi sẽ phải nói không thống nhất, cách nói như vậy thì bị cáo tôi đây không hiểu.“
 
Châu Thao Phấn: “Chúng tôi đánh điện báo mời Trương Học Lương kháng Nhật, bản khởi tố nói chúng tôi cấu kết, binh biến; chúng tôi phát điện báo như vậy cho chính phủ quốc dân, vì sao không nói chúng tôi cấu kết với chính phủ quốc dân?
 
Đảng Cộng Sản viết tin công khai cho chúng tôi, bản khởi tố nói chúng tôi công khai với đảng Cộng Sản, đảng Cộng Sản cũng báo tin công khai cho Tưởng uỷ viên trưởng và Quốc Dân Đảng, phải chăng là uỷ viên trưởng Tưởng và Quốc Dân đảng cũng cấu kết với đảng Cộng Sản sao?”
 
Người kiểm soát: “Bởi vì các ngươi gửi tin báo cho Trương học Lương gây ra binh biến Tây An, gửi điện báo cho Quốc Dân đảng hoàn toàn chẳng có binh biến gì?“
 
Sử Lương: “Ví dụ một cửa hàng bán dao, người mua dao đi thái rau cũng có thể đi giết người, ý của người kiểm soát có phải là người đi mua dao giết người thì cửa hàng dao chịu trách nhiệm đúng không .“
 
“Bảy quân tử” khéo léo tránh được mối quan hệ giữa hội Cứu quốc và đảng Cộng Sản, khiến việc kháng Nhật cứu quốc là không có tội trở thành chủ đề biện luận ở toà án , nắm bắt được chỗ sơ hở của đối phương và chuyển phép phản chứng để phản bác. Đồng thời sử dụng các phương pháp ứng đối khác như lảng tránh, phỏng vấn, trả lời các vấn đề lúc đó của thẩm phán một cách có lý, có lợi đúng cách. Khống chế chắc chắn ở thế chủ động.
 
Dưới sự ủng hộ của nhân dân trên toàn quốc, nhân dân khi đó đã ép buộc toà án phải tuyên bố trắng án đối với vụ khởi tố “Bảy quân tử“ (vào ngày 26/1/1936).

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 3 EmptyTue Oct 01, 2013 4:41 pm

Phép phản chứng trong cuộc thi hùng biện.
 
Phương pháp chuyển phản chứng này thường vận dụng trong các cuộc thi hùng biện. Ví dụ, trong cuộc thi hùng biện về “tư tưởng Nho gia là nhân tố thúc đẩy chủ yếu sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của bốn con rồng châu á“ trong hội thi lần hùng biện châu á lần hai, đã có đoạn thế này.
 
Bên phản biện: Lý tưởng giá trị của tư tưởng Nho gia có thể cứu chữa một vài căn bệnh xã hội, nhưng nó không thể thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, nó cũng không có chức năng kinh tế, đây cũng là một sự thật không thể tranh cãi.
 
Bên chính luận: Các ông cho rằng tư tưởng Nho gia không có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đây cũng đã là việc không thể tranh cãi, đã là việc không thể tranh cãi thì hôm nay chúng ta ở đây làm gì?
 
Không cần biện bạch.
Bên chính luận quả thực giỏi nắm bắt cơ hội, lợi dụng khi đối phương nói ra câu nói võ đoán. “Sự thực không thế tranh cãi“ đã khéo léo vận dụng cách chuyển phép phản chứng đặt bên phản biện vào cách đối lập mạnh mẽ với người làm chủ cuộc thi hùng biện. Đã là “sự thực. không thể tranh cãi“ người làm chủ ấy lại đưa ra một đề hùng biện như vậy, họ chẳng phải là không có trình độ hay sao?
 
Chiêu này quả thật là lợi hại.
Lại ví dụ trong cuộc thi hùng biện về “No ấm là điều kiện cần thiết khi nói đến đạo đức.“ Ở cuộc thi hùng biện Quốc tế lần thứ nhất, có lời hùng biện thế này:
 
Bên chính luận: Đối với quan điểm của phía chúng tôi, đối phương chưa có sự bác bỏ nào cho nên việc định nghĩa của phía chúng tôi đã chấp nhận rồi.
 
Bên phản biện: Luận điểm của phía các ngài không phải tự nói chấp nhận là chấp nhận, nếu không còn phê phán chúng tôi làm gì?
 
Bên chính luận có lẽ đã vui mừng sớm rồi, rốt cục không giữ được đã nói ra những câu võ đoán. Bị bạn học là Khương Phong bên phản biện nắm được thóp, bạn học Khương Phong nhẹ nhàng với những chiêu chuyển phép phản chứng khiến bên chính biện rơi vào cảnh khó. Đã nói thành lập thì thành lập, vậy ông có coi những người bình biện ấy trong mắt không? Chỉ một lát đã đặt bên chính biện vào tình hình đối lập mạnh với người bình phán.
 
Lại ví dụ, trong buổi hùng biện về “nhân tính bản thiện“ của cuộc thi hùng biện Quốc tế lần thứ nhất, có lời hùng biện thế này:
 
Bên phản biện: Tôn Tử cũng nói: “Cái gọi là thiện sau những thói quen sai lầm trút đầy tai”, đó nghĩa là gì vậy? Xin hãy trả lời đi.
 
Bên chính luận: Tôn Tử nói sai rồi ! ....
Bên phản diện: Bạn nói Tôn Tử nói sai thì nói sai hả? Vậy thì còn cần nhiều vị Nho gia làm gì?
 
Bên phản biện đội Phúc Đán dựa vào cách nói quá võ đoán của đội Đại học Đài Loan “Tôn Tử nói sai rồi“ với thánh nhân xưa. Ý nói chính là đã nói Tôn Tử nói sai thì là nói sai. Đây cũng chính là nói Tôn Tử không bằng bạn? Quả thực là như vậy sao?

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 3 EmptyTue Oct 01, 2013 4:58 pm

Hiệu trưởng Tạp cố phản bác giáo sư Anh.
 
Điều quan trọng nhất khi vận dụng cách nói chuyển phản chứng là tiết lộ toàn bộ những thứ tồn tại trên luận cứ của đối phương, miệng tránh việc thực, xin hãy xem câu chuyện dưới đây, chúng ta hãy xem hiệu trưởng Tạp khéo léo phản bác giáo sư Anh như thế nào.
 
Sau những năm 30, trường đại học Hán Nôm mời một vị giáo sư Anh đến giảng dạy, ông hiệu trưởng Tạp Bản Đông đón tiếp rất chu đáo, để cám ơn vị giáo sư không quản mệt mỏi vượt ngàn dặm đến. Nhưng trong buổi tiệc này, vị giáo sư nhìn thấy phòng hội nghị cũ nát và bàn bám bụi, lại liên tưởng đến thiết bị thí nghiệm sơ sài đã nhìn thấy khi tham quan, một khi dâng lên “tính tự hào “ dân tộc thì đắc ý mà quên nên nói thiếu thiện cảm:
 
“Chỗ này gọi là trường đại học tốt nhất ở Đông Nam sao? Lại nằm ở cái huyện nhỏ của Gia Nhị à? Những thiết bị ở đây quả thật không bằng trường tiểu học ở nước Anh.“
 
Hiệu trưởng Tạp cố gắng nén giận, giải thích cho đối phương rất có lễ nghĩa: “Trong thời kỳ kháng chiến, vì rách nát nên nay sơ sài, nhưng chất lượng dạy học thì đại học Hạ Môn là rất nghiêm.“
 
Giáo sư Anh được đằng chân lân đằng đầu nói: “Nước tôi đi đầu phong trào âu Mỹ, phát triển khoa học kỹ thuật. Tệ quốc có thánh thơ Byron, thánh kịch có Shakespear, ông tổ của sinh vật học hiện đại Darwin, ông tổ vật lý cơ học Newton. Chao ôi, Trung Quốc rộng lớn, vận nước đến nơi, làm sao gọi là nước “địa linh nhân kiệt, vật hoa thiên bảo“ được?“
 
Hiệu trưởng Tạp tức giận nói:
“Thưa giáo sư, ngài đừng quên Lý Bạch của Trung Quốc và Đỗ Phủ như ngôi sao sáng về trí tuệ, nước Anh khi đó vẫn còn ở thế kỷ mê muội tối tăm. Thời Lý, Trung Quốc đã viết “Bản thảo cương mục“, lúc đó, chẳng biết Darwin và cha mẹ, cả đời ông cụ còn đang ở phương nào!
 
“ Giáo sư người Anh không chịu bị “làm khó“, giận dữ gầm lên: “Hiệu trưởng, xin hãy nhớ, đại học khoa học công nghệ Worcester và đại học standford đã tạo ra học thức và tài năng của ông?“
 
Hiệu trưởng Tạp khẽ cười nói: “Giáo sư, tôi nói cho ngài biết, nền văn minh Trung Hoa đã từng chấn động cả thế giới, không có bốn phát minh của Trung Quốc xa xưa thì sẽ không thể có cuộc cách mạng tư sản hiện đại của đế quốc“
 
Giáo sư Anh miệng câm như hến chẳng nói được lời nào.
Đối với những lời nói của vị giáo sư Anh tổn hại đến sự tôn nghiêm của dân tộc Trung Hoa, hiệu trưởng Tạp đã có một trận hùng biện kịch liệt, thông qua sự thực quá lớn đó, ông đã làm lộ rõ chỗ sai lệch trong quan điểm của giáo sư Anh, phê bình phản bác những ngôn từ vu tội của ông ta, do đó đã bảo vệ được tôn nghiêm của dân tộc Trung Hoa.
 
Trong quá trình biện luận, ông còn sử dụng phép chuyển phản chứng một cách khéo léo, sử dụng những luận cứ của đối phương và đã có được những kết luận có lợi cho mình, từ đó tấn công đối phương.
 
 
Ví dụ, trong cuộc hùng biện “nhân tính bản thiện“ quốc tế lần thứ nhất, trận quyết đấu đã có những đoạn biện luận thế này.
 
Bên chính biện: Tôi muốn hỏi đối phương, trong nhân tính vốn ác, tại sao chúng ta phải cần pháp luật, vì sao phải cần chế độ trừng trị?“
 
Bên phản biện: Đúng. Đây không khớp với quan điểm luận chứng phía chúng tôi! Nếu như nhân tính đều thiện thì còn cần đến phạm pháp và pháp luật làm gì?
 
Sở dĩ bên chính luận đưa ra việc trong cuộc sống tồn tại pháp luật và chế độ trị phạt làm căn cứ là cơ sở cho những suy nghĩ thế này: Nếu như mọi người đều tính ác thì sẽ không thể xây dựng pháp luật để hạn chế cái ác, sẽ không thể lập ra chế độ chống cái ác. Trong thực tế còn tồn tại chế độ pháp luật thì nhân tính không phải là vốn ác. Lấy đó để đả kích quan điểm nhân tính vốn ác của bên phản diện. Nhưng bên phản biện đã lấy luận cứ này làm phép chuyển đổi có lợi cho mình: Nếu như nhân tính đều là thiện thì không nhất thiết lập ra pháp luật và chế độ trị phạt: Trong thực tế đã tồn tại pháp luật và chế độ trị phạt cho nên không phải là nhân tính vốn thiện. Đây chính là lấy nó để công kích gây mâu thuẫn với chính nó, khiến đối phương quay ngược súng lại chĩa chính mình. Vận dụng phương pháp này là đòn đánh trí mạng vào lập luận của đối phương.
 
Trong biện luận về “nhân tính bản thiện“, bên phản biện nhiều lần sử dụng phép chuyển phản chứng này để phản bác bên chính biện, từ đó giúp mình đứng vào thế chủ động.
 
 
Dưới đây là một đoạn biện luận mà bên phản biện sử dụng phép chuyển phản chứng để phản đối quan điểm của bên chính biện.
 
Để uốn nắn nhân tính ác, mọi người không chỉ chế định bằng pháp luật để ngăn chặn bạo lực, dùng các chuẩn mực đạo đức để giảm thiểu tranh chấp, xây dựng chính phủ để xử phạt sự phản nghịch, và kiên trinh khởi xướng để phản đối ý nghĩa và hành động sai lầm, biên tập các câu chuyện đồng thoại để nguyền rủa sự vong ơn bội nghĩa, quả thật là đã dốc hết tâm sức, vắt kiệt tâm trí. Còn bên đối phương vẫn kiên trì nhân tính vốn thiện, đưa ra nhiều ví dụ về con người có có đạo đức , có giáo dục ? Ngoài ra tôi rất đau lòng phải hỏi đối phương: Nếu như nhân tính vốn thiện, vậy thì chúng ta cần pháp luật đạo đức, quy tắc giao thông làm gì? Nếu như nói nhân tính vốn thiện thì còn có sự tu dưỡng của mỗi cá nhân và sự giáo dục của xã hội không?
 
Chúng ta đều biết câu nói nổi tiếng: “nhân giả kiến nhân, trí giả kiến trí“, (người nhân đức thì sẽ thấy được nhân đức, người có trí tuệ sẽ thấy được trí tuệ), đối với cùng một sự vật, góc độ quan sát không giống nhau, câu nói “nhìn ngang thành dãy núi, nghiêng lại là đỉnh núi, xa gần cao thấp chẳng giống nhau“ là chỉ ý này. Dựa trên cơ sở này, đối với việc đối phương đưa ra ví dụ về cùng một sự vật, chúng ta cũng có thể sử dụng để phản bác đối phương từ góc độ khác, xin hãy xem lí lẽ biện luận trong cuộc hùng biện về việc “gia tăng tỷ lệ ly hôn là biểu hiện xã hội văn minh“ của các sinh viên hùng biện ở các trường đại học nổi tiếng Trung Quốc lần thứ nhất:
 
Bên phản biện: Tiêu chí văn minh là sự hài hoà và ổn định tổng thể của sự phát triển xã hội loài người và nhân tính, chứ không phải là sự gia tăng của tỉ lệ ly hôn. Gia đình là tế bào của xã hội, sự ổn định tương đối của nó là sự đảm bảo văn minh xã hội và phát triển. Cho nên từ trước đến nay trong lịch sử, chưa có một chính phủ nào khởi xướng tăng tỉ lệ ly hôn.
 
Phía bạn hùng biện đưa ra ví dụ, chúng ta hãy xem tổng thống Mỹ Carter khi tranh cử đã nói: “Nếu như tôi trúng cử, việc đầu tiên là muốn triệu tập hội nghị gia đình Nhà Trắng giảm tỉ lệ ly hôn.“ Đối với việc này các bạn nên giải thích như thế nào?
 
Bên chính luận: Đúng, gia đình là tế bào của xã hội, nhưng xã hội lành mạnh thì phải có tế bào khoẻ mạnh, để giải thể một tế bào đã chết, để tái sinh một tế bào sau thì cần rót sự sống mới vào da thịt của xã hội, đây đúng là con đường thiết yếu để duy trì sự ổn định của xã hội.
 
Về vấn đề tăng tỉ lệ ly hôn, bên phản biện cho rằng gia đình là tế bào khô của xã hội và tăng tỉ lệ ly hôn không có lợi cho sự ổn định. Nhưng bên chính luận lại nhìn ở góc độ khác tức là ly hôn có thể khiến tế bào chết được giải thể, xuất phát từ góc độ này, đưa ra kết luận ly hôn có thể duy trì ổn định xã hội, từ đó có sức phản bác quan điểm của đối phương.
 
Từ góc độ khác nhau của cùng một sự vật, có thể đưa ra kết luận khác nhau, vì vậy với những sự vật giống nhau, tiến hành so sánh có thể đưa ra kết luận không giống nhau. Điều này cũng chính là nói: lấy các sự vật khác nhau để so sánh thì so sánh ở góc độ lựa chọn không giống nhau, và cũng có thể có được các kết luận khác nhau.
 
Xin hãy xem đoạn thoại trong “Thuyết uyển - thiện thuyết“ của Lưu Hướng.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





Thuật Nói Chuyện - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 3 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Thuật Nói Chuyện
Về Đầu Trang 
Trang 3 trong tổng số 9 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next
 Similar topics
-
» THUẬT XỬ THẾ CỦA NGƯỜI XƯA
» Kỹ thuật thiền Vipassanā
» Cách làm nhỏ môi bé mà không cần phẩu thuật
» THUẬT PHONG THỦY
» Mày mò 5 tiện ích lúc cắt bao quy đầu bằng kỹ thuật mới

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Kiến Thức Tổng Hợp-
Chuyển đến