Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Thuật Nói Chuyện - Page 7 Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Thuật Nói Chuyện

Go down 
4 posters
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next

Mời bạn bầu chọn
Bài hay
Thuật Nói Chuyện - Page 7 Vote_lcap0%Thuật Nói Chuyện - Page 7 Vote_rcap
 0% [ 0 ]
Không hay
Thuật Nói Chuyện - Page 7 Vote_lcap0%Thuật Nói Chuyện - Page 7 Vote_rcap
 0% [ 0 ]
Tổng số bầu chọn : 0
 

Tác giảThông điệp
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 7 EmptyThu Nov 14, 2013 1:10 pm

Cách xử trí của Thân Bất Hại
 
Theo sách Chiến Quốc ghi: Khi nước Nguỵ vây đánh Hàn Đan - nước Triệu, tể tướng nước Hàn - Thân Bất Hại muốn vua Hàn liên minh với một trong hai nước đó để giành được thắng lợi, nhưng không biết suy nghĩ của Hàn vương như thế nào, sợ mình mạo muội nói không hợp với ý của Hàn vương. Thế là, ông ta đã nghĩ ra một cách, trước tiên điều tra dò hỏi tâm tư của Hàn vương trước rồi sẽ nói sau.
 
Một hôm, Hàn vương và Thân Bất Hại bàn đến chuyện chiến tranh giữa Triệu và Nguỵ. Hàn Vương hỏi Thân Bất Hại: “Ngươi xem ta giúp nước Triệu tốt hay nước Nguỵ tốt?“ Thân Bất Hại trả lời: “Đây quả là đại sự liên quan đến an nguy xã tắc, xin cho phép thần suy nghĩ kĩ đã”
Sau khi chia tay với Hàn vương, Thân Bất Hại tìm đến hai vị đại thần khác là Triệu Tác và Hàn Tiều nói: “Hai ông đều là trọng thần của đất nước, trước vấn đề chiến tranh Triệu Nguỵ, hai ông nên nói rõ quan điểm của mình cho đại vương, đại vương rất tin tưởng hai người.“
Thế là Triệu Tác và Hàn Tiều lần lượt đem cách nghĩ của mình về vấn đề Triệu Nguỵ nói với vua Hàn, Thân Bất Hại ngầm quan sát xem Hàn vương rốt cục thích ý kiến của ai, sau đó mới lấy ý kiến của người trúng ý vua Hàn mà can gián vua. Hàn vương tất nhiên rất tán thành chủ trương của Thân Bất Hại.
 
Chỗ cao siêu trong việc điều tra dò hỏi của Thân Bất Hại là ông ta giỏi dùng người khác để thử nghiệm, giúp mình tránh được nguy hiểm, tiến thoái đều dễ. Chính vì kiểu tâm kế này mà Thân Bất Hại mới giữ được chức tướng của nước Hàn trong nhiều năm.
Dùng phương pháp điều tra dò hỏi, đoán chừng tâm tư của đối phương trước rồi mới quyết định hành động của mình, có thể khiến cho mình ở vào thế chủ động. Nếu như ý định của đối phương không giống với mình, ta tất có thể lùi nếu tâm tư của đối phương giống với mình, ta có thể thừa thế tiến lên. Điều tra dò hỏi khiến cho ta tiến thoái đều bình an, đương nhiên ta có thể giành thế chủ động rồi. Còn nếu cứ hồ đồ nói ra chủ trương của mình, nếu chủ trương của bạn không hợp với ý của đối phương, một câu thôi đối phương đã khống chế lời của bạn rồi, bạn sẽ rơi vào thế bị động.

_________________________________
Thuật Nói Chuyện - Page 7 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 7 EmptyFri Nov 15, 2013 9:59 am

Cam Mậu khéo thử Tần Vũ vương
 
Năm 308 trước Công nguyên, Tần Vũ vương muốn mở một con đường, qua Tam Xuyên đến Châu Triều, để xưng bá chư hầu, bèn sai đại thần Cam Mậu và Hướng Thọ đi sứ sang Nguỵ, du thuyết vua Nguỵ tấn công Nghị Dương nước Hàn. Sau khi đến nước Nguỵ, Cam Mậu và Hướng Thọ nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ. Sau đó, Cam Mậu nói với Hướng Thọ: “ Người về nói với đại vương, nước Nguỵ đã đồng ý với ý kiến của chúng ta, nhưng ta mong đại vương sẽ không đánh nước Hàn. Sau khi sự việc thành công, công lao sẽ đều tính cho ngươi hết.“ Hướng Thọ nghe xong, cũng không chần chừ, lập tức lấy ít đồ rồi về nước. Khi yết kiến Vũ vương, ông ta nói lại y hệt lời của Cam Mậu.
Vũ vương vừa nghe Cam Mậu đã thuyết phục được vua Nguỵ liên minh, đã rất vui mừng. Sau một thời gian, Cam Mậu từ nước Nguỵ trở về, Vũ vương đích thân ra đón, còn hỏi ông: “Tại sao lại không đánh ngay nước Hàn?“ .
Cam Mậu trả lời: “Xin cho thần được phân tích một chút. Chúng ta muốn tấn công Nghị Dương, nhưng Nghị Dương từ xưa đến nay là nơi hội tụ của những nhà giàu có vùng Thượng Đảng và Nam Dương. Trên danh nghĩa tuy chỉ là một huyện nhỏ, nhưng thực tế thực lực của nó tương đương với một quận. Quan trọng hơn là, nếu chúng ta tấn công Nghị Dương, trên đường phải đi qua rất nhiều vùng đồi núi nguy hiểm, có thể thấy là rất khó khăn, cho nên, suy cho cùng; muốn đánh Nghị Dương không phải là chuyện dễ đâu!“
Vũ vương nghe đến đây, vẫn chưa tỏ ý gì.
Cam Mậu tiếp tục nói: “Còn nữa, dù thế nào, thần cũng chỉ là một đại thần, đại vương có thể tiếp nhận ý kiến của thần, đương nhiên rất tốt. Nhưng, nếu như đại thần Sơ Lý Tật và Công Tôn Diễn nói với đại vương, thì tình hình sẽ ra sao? Cần phải biết, bọn họ có tư giao rất sâu nặng với nước Hàn. Như vậy, kế hoạch tiến công nước Hàn sẽ bị bác bỏ, thế là, nước Nguỵ mà thần đã du thuyết xong sẽ tức giận vì chúng ta phản lại họ. Không những mọi nỗ lực trước kia đều phí công vô ích, mà còn về phía nước Hàn, nếu tể tướng nước Hàn - Công Trọng Xỉ biết được Tần Nguỵ liên kết đánh Hàn là chủ ý của thần - Cam Mậu, ông ta chắc chắn sẽ rất hận thần, rồi tính sổ từ trước đến giờ với thần.“
Cam Mậu bề ngoài thì không đồng ý tấn công Nghị Dương, lại trình bày rất rõ ràng với Tần vương mọi khó khăn khi tấn công Nghị Dương, nhưng mục đích chính là chủ trương đánh Nghị Dương (mục đích đi sứ lần này sang nước Nguỵ chính là muốn liên kết với Nguỵ để đánh Hàn).
Song ông ta muốn thăm dò xem quyết tâm đánh Hàn của Tần Vũ vương đến đâu. Ngộ nhỡ đánh Nghị Dương không thắng thì cũng đã cảnh báo trước, đấy là ông ta giữ lại cho mình một lối thoát. Có thể thấy cách Cam Mậu khôn khéo giữ mình thật là cao siêu.
 
Thông qua đợt thăm dò này, sau khi Cam Mậu biết được quyết tâm đánh Hàn của Vũ vương là rất lớn, bèn lập tức triệu tập quân đội, tấn công dữ dội Nghị Dương và đã giành thắng lợi, bắt nước Hàn sai tể tướng Công Trọng Xỉ đến nước Tần tạ tội, buộc công nhận nước Hàn phụ thuộc nước Tần.
 
Mục đích của điều tra dò hỏi chính là phải “biết người“, chỉ có “biết người“, sau khi hiểu được ý đồ của đối phương, mới có ích cho sách lược mà mình quyết định. Để hiểu được tâm tư của đối phương một cách đầy đủ, thì phải để ý đến lời nói, sắc mặt của họ, từ tình cảm, tốt xấu của đối phương mà hành động, đoán chừng tâm lý của đối phương.

_________________________________
Thuật Nói Chuyện - Page 7 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 7 EmptyFri Nov 15, 2013 10:04 am

Thuần Vu Khôn “có sở trường đón ý bắt lòng“
 
Thuần Vu Khôn là một thuyết khách nổi tiếng của nước Tề thời Chiến Quốc. Có một lần, ông ta qua nước Nguỵ, Nguỵ Huệ vương từ lâu đã nghe nói danh tiếng của ông, nên rất muốn gặp ông ta. Thuần Vu Khôn cũng muốn bái kiến Nguỵ Huệ vương.
 
Khi lần đầu tiên gặp Nguỵ Huệ vương, Thuần Vu Khôn trầm mặc không nói gì. Nguỵ Huệ vương cảm thấy rất kì lạ, nghĩ thầm, có lẽ Thuần Vu Khôn ngại các cận thần bên cạnh mình, lần sau khi mời ông ta đến nhất định phải cho các cận thần lui để tiện trò chuyện.
 
Không ngờ khi gặp lần thứ hai, Thuần Vu Khôn cũng không nói một câu nào. Huệ vương vô cùng thất vọng, nghĩ bụng, người này đâu có đáng một biện tài, chẳng qua chỉ là một tên ngốc bảo thủ cứng nhắc mà thôi, xem ra người ta đã tâng bốc quá rồi.
 
Nguỵ Huệ vương cảm thấy mình như bị đem ra trêu chọc, người khác rốt cục đã tiến cử cho ông một “bọc cỏ“, đó chẳng phải là có ý trêu chọc ông sao? Huệ vương càng nghĩ càng tức, liền mắng người tiến cử Thuần Vu Khôn một trận: “Chẳng phải ngươi đã ca ngợi hắn là tài năng ngang với Quản Trọng, Yến Anh đó sao? Nhưng khi ta gặp hắn, hắn lại không thèm màng tới ta, vì sao vậy? Nếu không làm rõ nguyên nhân cho ta, cẩn thận cái đầu của ngươi đấy.“
 
Người tiến cử liền tìm gặp Thuần Vu Khôn để hỏi nguyên do. Thuần Vu Khôn nói: “Khi lần đần bái kiến Huệ vương, ông ấy toàn nghĩ đến chuyện “ngựa“, lần thứ hai gặp, ông ấy trong lòng cứ bị tiếng nhạc ảnh hưởng, ta nói chuyện thì có tác dụng gì? Có nói, ông ấy cũng chẳng nhớ.“
 
Người tiến cử nói lại y nguyên lời của Thuần Vu Khôn cho Huệ vương. Huệ vương nghe rồi giật mình, không khỏi thầm thán phục Thuần Vu Khôn: Ông ta đúng là danh bất hư truyền, khi lần đầu cho gọi ông ta, vừa lúc có người đem tặng ngựa; lần thứ hai, đúng lúc ta đang muốn nghe ca hát, thì Thuần Vu Khôn tới, tuy ta đã cho cận thần lui để gặp riêng với Thuần Vu Khôn, nhưng trong đầu quả thực ta cứ nghĩ đến chuyện nghe hát.
 
Theo “Sử kí “, Thuần vu Khôn là một người “có sở trường đón ý bắt lòng“, theo cách nói hiện đại của chúng ta, Thuần Vu Khôn đúng là một người giỏi thông qua quan sát lời nói sắc diện để đoán chừng tâm trạng của người khác. Chính vì có biệt tài này mà ông dễ dàng nhận ra sự phân tán tư tưởng của Huệ vương.
 
Không lâu sau, Huệ vương cho gọi Thuần Vu Khôn lần thứ ba. Thuần Vu Khôn thấy lần này Huệ vương có vẻ tập trung tinh thần, rất là chú ý, cũng đã biểu diễn tài nghệ ăn nói cực kì sắc xảo, thao thao hùng biện trước mặt Huệ vương. Điều này khiến cho Huệ vương càng ngưỡng mộ ông, còn định cho ông giữ chức tể tướng. nhưng Thuần Vu Khôn đã từ chối khéo, bởi vì những ngày ở nước Tề quả thực đã rất có ý nghĩa rồi.
 
Thuần Vu Khôn chính bằng sở trường “đón ý bắt lòng“, rất biết đoán chừng tâm trạng của Tề Vương, vỉ vậy, nhiều năm ở nước Tề đều được sống vinh hoa phú quí.
 
 
Trong cuộc sống thường ngày, vận dụng phương pháp điều tra dò hỏi này, sẽ giúp cho bạn tránh được khó xử khi bị người khác từ chối, ví dụ, khi bạn mong người hàng xóm không thân không thiết giúp đỡ, hoặc muốn người quen không lấy làm thân mật lắm hỗ trợ, nếu bạn cứ đưa ra yêu cầu của mình, bạn sẽ vô cùng khó xử, rất có thể làm hỏng hoà khí, không chừng còn vô phúc rước hoạ. Thực ra, để tránh tình huống khó xử này, tốt nhất bạn hãy “điều tra dò hỏi“, vô tình hữu ý nói chuyện phiếm cùng người đó trước, sau đó chọn lúc thích hợp nhắc tới vấn đề bạn muốn đối phương giúp, thăm dò xem đối phương có muốn đồng ý giúp bạn giải quyết vấn đề hay không. Nếu khi thấy đối phương có thể bằng lòng giúp bạn giải quyết vấn đề, thì bạn thành thực nêu vấn đề, ngược lại, bạn hãy âm thầm mà rút lại vấn đề, nói lảng sang chuyện khác, như thế sẽ tránh khó xử cho cả hai, các bạn vẫn có thể tiếp tục giữ được mối quan hệ trước đó.
 
Muốn dùng phương pháp điều tra dò hỏi, đạt được mục đích khi nói chuyện, buộc phải hiểu tình hình của đối phương, ngoài quan sát ngôn ngữ cử chỉ, còn phải chú ý thu thập “tin tức tình báo “ có liên quan đến đối phương, nếu khi nói chuyện mà ông nói gà bà nói vịt hay phạm phải kiêng kị nào đó của người ta, người ta sẽ vô cùng khó chịu, lúc đó chắc hẳn bạn sẽ cực kì khó xử.
Thuật Nói Chuyện - Page 7 China_QuanTu_06

_________________________________
Thuật Nói Chuyện - Page 7 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 7 EmptyFri Nov 15, 2013 6:39 pm

Cuộc phỏng vấn thất bại
Một nhà báo trẻ rất hồ hởi đi phỏng vấn một nữ khoa học gia, không ngờ nói được mấy câu thì ra về chẳng mấy vui vẻ gì. Chuyện xảy ra như sau:
 
Nhà báo trẻ hỏi: “Xin hỏi, cô tốt nghiệp đại học nào?“
Nữ khoa học gia đáp: “Xin lỗi, tôi chưa từng học đại học, tôi hoàn toàn là nghiên cứu khoa học, tôi cho là tự học cũng có thể thành tài.“
 
Nhà báo rất ngượng, muốn thay đổi đề tài và làm dịu không khí, bèn hỏi: “Con của cô học ở đâu?“
Sắc mặt của nữ khoa học gia mất tự nhiên, nói: “Tôi từ lâu đã quyết định dồn hết tâm lực cống hiến cho sự nghiệp khoa học. Cho nên, đến giờ vẫn độc thân. Xin thông cảm, vấn đề này không nên nói nhiều.“
 
Đến đây, cuộc nói chuyện giữa nhà báo và nữ khoa học gia tự nhiên không thể tiếp tục được nữa.
Nhà báo trẻ đành ngại ngùng cáo từ.
Sở dĩ cuộc phỏng vấn lần này thất bại, chính là vì nhà báo kia không nắm được tình hình cơ bản của nữ khoa học gia nên hỏi lung tung, phạm phải vấn đề kiêng kị, tất nhiên sẽ khiến cô ta không vui, không thể tiếp tục nói chuyện.
 
Cùng với sự mở rộng của giao tiếp, không chỉ cần hiểu tình hình cơ bản của mỗi người, mà còn cần phải hiểu được văn hoá tập tục dân tộc đất nước của người đó. Chỉ sau khi hiểu được tình hình đó một cách toàn diện, thì bạn mới biết chú ý vận dụng những “tin tức tình báo“ của mình trong cuộc nói chuyện, để không phạm phải điều người ta kiêng kị, gợi được chủ đề mà họ có hứng thú, khiến họ mở lời thì bạn mới có thể quan sát ngôn ngữ cử chỉ của họ, từ cuộc nói chuyện này, hoặc từ những dấu hiệu khác để đoán chừng tâm tư của họ, rồi điều chỉnh sách lược đàm thoại của mình, giúp mình chiếm thế chủ động.
 
Đã từng có người biên một tập truyện cười để nói lên sự khác nhau trong phong tục tập quán các nước. Tại một nhà ăn, có người Anh, người Pháp, người Tây Ban Nha, người Nhật Bản, người Á Rập Xê út, người Mĩ, họ muốn uống một cốc cà phê, đều phát hiện thấy trong cốc có một con ruồi, nhưng cách xử sự của họ với tình huống này lại hoàn toàn khác nhau:
Người Anh với phong độ thân sĩ dặn người phục vụ: Làm ơn đổi một cốc cà phê khác!
Người Pháp lại thẳng thắn nhanh chóng đổ sạch cà phê.
Người Tây Ban Nha không uống, chỉ để lại phiếu thanh toán, bỏ đi không nói một lời. (Bạn cũng đừng hy vọng anh ta sẽ lại đến cửa hàng ăn này)
Người Nhật thì gọi người phục vụ đến nói: “Gọi giám đốc của các anh tới đây, tôi phải dậy cho anh ta biết thế nào là quản lý cửa hàng ăn.“
Người ả Rập lại gọi người phục vụ đến rồi đưa cà phê cho anh ta: “Tôi mời anh uống!“
Người Mĩ tương đối hài hước, anh ta nói với người phục vụ: “Ở nước Mĩ chúng tôi, cà phê và ruồi được để riêng, khách hàng thích ăn bao nhiêu ruồi, thì tự thêm vào, không làm phiền đến các anh phải cho vào trước.“
Kiểu truyện cười này tuy chỉ là biên tạo, nhưng nó cho thấy cách thức hành vi không giống nhau giữa những người có phong tục tập quán khác nhau. Vì vậy, nói chuyện với mỗi người, phải chú ý tình hình cơ bản của họ, bao gồm cả văn hoá tập tục của họ. Nếu bạn hiểu được tập tục văn hoá của đối phương, như thế đối phương cảm thấy mình được bạn tôn trọng, tất nhiên sẽ nói chuyện rất hợp với bạn, bạn sẽ có thể đoán được tâm tư của họ từ cuộc nói chuyện. Nếu bạn không nắm được tình hình cơ bản của đối phương, phạm phải điều kiêng kị, đối phương sẽ từ chối bạn, bạn đâu còn cơ hội để điều tra dò đoán chứ.

_________________________________
Thuật Nói Chuyện - Page 7 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 7 EmptySat Nov 16, 2013 8:28 am

Chương 6
Phải Có Ý Đề Phòng Người Khác


Tục ngữ nói: Hại người chớ nên, nhưng phải có ý đề phòng người khác. Chúng ta cũng biết, rừng mà già thì có mọi loài chim, xã hội phức tạp thì loại người nào cũng có, khó tránh khỏi sự gian trá, nham hiểm của kẻ tiểu nhân với bạn. Tốt nhất bạn phải biết cách nói năng, không được lỡ ý để lộ thế giới nội tâm của mình, phòng người khác chơi xấu. Dễ dàng tin một người, kể hết mọi điều cho người đó nên bi kịch tạo thành cũng nhiều vô kể. Thế nên, trong tình huống biết người nhưng không hiểu lòng người, thì phải thận trọng hơn, đề phòng dã tâm của người khác, nếu không, hối cũng chẳng kịp.

Bi kịch của Tôn Tẩn
 
Thời Chiến Quốc, Bàng Quyên người nước Nguỵ và Tôn Tẩn người nước Tề cùng theo học tiên sinh Quỉ Cốc Tử - người nổi tiếng khắp chốn. Bàng Quyên học xong, từ biệt thầy xuống núi, xưng thần dưới Nguỵ Huệ, làm đại tướng quân. Tôn Tẩn vẫn theo Quỉ Cốc Tử chuyên tâm đọc sách nghiên cứu.
 
Một hôm, môn sinh ở Mặc Trác là Cầm Hoạt Ly du ngoạn đến Quỉ Cốc Tử, sau khi nói chuyện với Tôn Tẩn một hồi, Cầm Hoạt Li thấy Tôn Tẩn kinh luân đầy mình, là nhân tài hiếm có, bèn nói với Tôn Tẩn: “Với học vấn tinh thâm của anh, sao không xuống núi cầu công danh? Làm một đại trượng phu sự nghiệp lẫy lừng.“
Tôn Tẩn trả lời: “Bạn học - Bàng Quyên của tôi khi xuống núi đã nói với tôi, nếu anh ta cầu danh thành công, nhất định tới gặp tôi, tôi đang chờ tin của anh ta? “
Cầm Hoạt Li nói: “Kì lạ thật? Bàng Quyên bây giờ đã làm quan đại tướng quân nước Nguỵ, tại sao lại vẫn chưa đến tìm anh? Tôi đi hỏi thăm tin tức hộ anh nhé? “
Sau khi Cầm Hoạt Li đến nước Nguỵ, nói chuyện với Nguỵ Huệ vương về Tôn Tẩn, đồng thời giới thiệu về quan hệ giữa Bàng Quyên và Tôn Tẩn, điều này đã cực kì gây hứng thú cho Nguỵ Huệ vương, Nguỵ Huệ vương bèn lệnh cho Bàng Quyên đi mời Tôn Tẩn.
Sau khi Tôn Tẩn đến nước Nguỵ. Nguỵ Huệ vương phong cho ông là khách liêu. Nửa năm sau, có người nói giọng nước Tề, tự xưng là Liễu ất đến tìm Tôn Tẩn, còn mang theo thư của Tôn Bình và Tôn Trác - anh em chú bác của Tôn Tẩn, đại ý của thư là gọi Tôn Tẩn về nước Tề, lập lại gia nghiệp. Tôn Tẩn trả lời thư nói: “Tôi bây giờ đang làm khách liêu, không tiện tuỳ ý hành động.“ Không ngờ, thư trả lời của Tôn Tân bị người nước Nguỵ tịch thu, giao cho Nguỵ Huệ vương, Nguỵ vương rất không vui, cho là Tôn Tẩn không yên tâm ở nước Nguỵ nên trong lòng cảnh giác với Tôn Tẩn, Bàng Quyên lúc này lại nói với Tôn Tẩn: “Anh xa nhà lâu năm, tại sao không xin phép Huệ vương về quê thăm mộ tổ tông?“
“Tôi cũng muốn về quê thăm mộ tổ tông, chỉ lo Nguỵ vương nghi ngờ, nên không dám nói ra.“
“Tất cả đã có ta đây, ta sẽ nói thay cho anh trước mặt đại vương.“
Thế là Tôn Tẩn làm thê chương, xin về quê tế tổ. Huệ vương không xem thì thôi, chứ xem rồi đùng đùng nối giận, mắng Tôn Tẩn tư thông với nước Tề, rồi bắt Tôn Tẩn vào quân sư phủ thẩm vấn. Bàng Quyên thấy tình hình như vậy, vội an ủi Tôn Tẩn nói. “Anh không nên sợ, tôi sẽ xin hộ anh.“
Một lúc sau, Bàng Quyên vội vàng quay lại nói: “Không xong rồi, đại vương thịnh nộ, nhất định xử anh tội chết, vì tôi nhiều lần xin nên đại vương nể tình tha tội chết cho anh. Song đại vương nói. “Tội chết có thể miễn, nhưng tội sống thì khó chống, phải xử anh biệt hình. Đây là pháp lệnh của nước Nguỵ, tôi cũng chẳng có cách nào khác.“
Tôn Tẩn sau khi chịu hình phạt, bị chặt xương bánh chè, trở thành một người tàn tật. Bàng Quyên cho người phụng đãi Tôn Tẩn, Tôn Tẩn thế là an phận ở phủ Bàng Quyên.
Một hôm, Bàng Quyên đến gặp Tôn Tẩn nói: “Binh pháp (binh pháp Tôn Tử) mà Tiên sinh Quỉ Cốc Tử giải thích, đệ có thể viết ra không, để ta đọc, tăng thêm hiểu biết?“
Tôn Tẩn vì “ân cứu mạng“ của Bàng Quyên, không suy nghĩ gì nhận lời luôn. Từ đó, Tôn Tẩn bắt đầu âm thầm viết binh pháp (binh pháp Tôn Tử) cho Bàng Quyên.
Một lần, gia nhân chăm sóc Tôn Tẫn nói chuyện phiếm với người hầu của Bàng Quyên, hỏi: “Đại tướng quân tại sao cứ giục tiên sinh nhà chúng tôi viết sách?“
Người hầu của Bàng Quyên trả lời: “Anh không biết sao, đại tướng quân thật là hiểm độc, ông ta giữ mạng của ông Tôn, chính là kì binh thư tổ truyền của ông ý, binh thư hễ được viết xong, e rằng tính mạng của Tôn Tẩn cũng kết thúc.“
Khi gia nhân Tôn Tẩn kể lại cho Tôn Tẩn lời người hầu của Bàng Quyên, Tôn Tẩn như bừng tỉnh cơn mộng, ông hối hận vô cùng, than thở rằng: “Ta đúng là đui mù, lại tin kẻ tiểu nhân, mặt người dạ thú, ta vốn tưởng rằng ông ấy giữ chức quan này cho ta, lần này lại còn cứu mạng của ta, là đại ân nhân của ta, không ngờ, không ngờ ông ấy lại có dụng tâm hiểm độc như vậy, có ý đồ dã man.“
Sau đó, Cầm Hoạt Li dụng kế, Tôn Tẩn giả điên, mới đưa Tôn Tẩn trốn về nước Tề. Về tới nước Tề, Tôn Tẩn hỏi đến anh em chú bác - Tôn Bình và Tôn Trác về chuyện bức thư, hai người chẳng hiểu gì cả, mới biết là Bàng Quyên đã dựng kế hãm hại mình.
Tôn Tẩn sở dĩ có bi kịch chịu hình phạt oan uổng, chủ yếu là vì quá cả tin Bàng Quyên. Tôn Tẩn vốn là người thông minh tuyệt đỉnh, chỉ vì tin Bàng Quyên mới loá mắt, mới chặn đứng suy nghĩ của mình. Nếu không có sự phát hiện ngẫu nhiên của gia nhân, e là khi chết ông ta vẫn còn cảm tạ ơn đức của Bàng Quyên. Cả tin thật là tai hại. Mong mọi người đừng quá cả tin.
 
Muốn giữ mình an toàn, còn phải giấu được thế giới nội tâm của mình, không được để người khác biết nội tâm cách nghĩ của mình, nhất là về một số việc có liên quan trực tiếp đến lợi hại của bản thân thì càng phải đề phòng lòng người, tránh bị người khác lừa, bất lợi cho mình.
Thuật Nói Chuyện - Page 7 Gb978v48862xghjmxy

_________________________________
Thuật Nói Chuyện - Page 7 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 7 EmptySat Nov 16, 2013 9:52 am

Phạm Thư tính nhầm
 
Phạm Thư trước giờ là một người tương đối trầm tính kín đáo, nhưng đối với những việc lớn liên quan trực tiếp đến lợi ích bản thân lại không giấu được, bất cẩn để lộ nội tâm suy nghĩ của mình cho người khác biết, khiến cho chính mình lâm vào thế bị động.
 
Phạm Thư là tể tướng nước Tần. Có một lần, đất phong Nhữ Nam của ông ta bị nước Hàn cướp mất, Tần vương biết được, nói với Phạm Thư: “Người đã bị mất đất phong, vậy người có cảm thấy buồn không?“.
“Thần chẳng hề lo buồn chút nào cả “ - Phạm Thư trả lời.
“Tại sao vậy?“- Tần Vương hỏi.
Phạm Thư bèn trả lời: “Thần được nghe, ở nước Lương có một người tên là Đông Môn Ngô, khi con trai ông ta chết, ông ta không hề tỏ ra đau thương. Thấy vậy, quản gia của ông ta bèn hỏi: 'Ngài trước đây đã rất yêu thương con trai ngài , thật là thiên hạ ít có, nay con trai ngài chết đi, tại sao ngài lại chẳng đau lòng chút nào vậy?'. Đông Môn Ngô đã nói: “Ta vốn dĩ là người không có con trai, khi chưa có con trai, ta cũng chẳng đau lòng, bây giờ con trai chết rồi thì cũng như khi chưa sinh con trai vậy, ta có cái gì để có thể đau lòng kia chứ ?”. Thần trước kia chẳng qua chỉ là một người áo vải, khi là người áo vải thần chẳng lo buồn gì, bây giờ bị mất Nhữ Nam, cũng giống như chuyện mất con trai của Đông Môn Ngô mà thôi, thần vì sao phải lo buồn kia chứ?“
Tần Vương cho rằng đây chẳng phải là lời nói thật lòng của Phạm Thư. Có một lần, Tần Vương nói với Đại tướng Mông Ngạo: “Bây giờ nếu như ta có một thành ấp bị vây khốn, ta sẽ ăn không ngon, ngủ không yên. Nhưng nay Phạm Thư bị mất đất phong, hắn lại nói là không lo buồn gì đây lẽ nào lời nói thực tâm của hắn?“
Mông Ngạo: “Thần sẽ thử đi thăm dò lời nói thực lòng của ông ta cho đại vương“.
Khi gặp Phạm Thư, Mông Ngạo liền nói: “Thực xin lỗi tiên sinh, tôi thật đáng tội chết“.
Phạm Thư hỏi: “Ngài nói vậy là có ý gì?“
Mông Ngạo nói: “Tôi thân là một tướng lĩnh của Đại Tần hùng mạnh, lại để cho một nước Hàn nhỏ bé như vậy cướp mất đất phong của ngài, tôi cảm thấy thật không còn mặt mũi nào đến gặp ngài nữa, xin ngài thứ tội?“.
Phạm Thư nghe xong lập tức chắp tay nói với Mông Ngạo: “Tướng quân có tội gì đâu, nhưng chuyện này tôi vẫn phải trông cậy vào ngài đó!“ .
Mông Ngạo liền đem lời của Phạm Thư báo lại cho Tần Vương. Sau đó, mỗi khi Phạm Thư bàn đến tình hình của nước Hàn, Tần Vương đều không nghe, cho rằng Phạm Thư vì muốn đoạt lại đất phong ở Nhữ Nam nên mới nói như vậy.
Phạm Thư lần này đã cả tin Mông Ngạo, nói những lời thật lòng mình, khiến cho Tần Vương mất lòng tin, ngay cả đất phong của ông ta cũng chẳng hề lấy lại được nữa.
 
Phạm Thư, một người luôn luôn bình tĩnh, vững vàng nhưng lần này cũng tính sai rồi. “Lòng cảnh giác đối với người khác phải đặt lên hàng đầu”. Điều quan trọng nhất chính là phải khống chế được sự cám dỗ của cái lợi, đặc biệt là sự cám dỗ của cái lợi tự nhiên mà có. Chúng ta cần luôn luôn ghi nhớ trong lòng câu ngạn ngữ “bánh có nhân không thể từ trên trời rơi xuống“. Nhìn chung, có rất nhiều người đã trượt ngã do tối mắt vì lợi. Rất nhiều vụ lừa đảo cũng đều lấy chữ “lợi“ để mê hoặc những người có ý chí mềm yếu, không tỉnh táo.
Trong xã hội hiện nay, chúng ta có thể thấy một số vụ lừa đảo thường lấy chiêu bài “tuyển dụng“ làm mồi nhử, đã khiến cho nhiều cô gái trẻ ở nông thôn đang ấp ủ trong lòng những ước mơ đẹp đẽ về cuộc sống trở thành đối tượng lừa gạt của chúng. Những cô gái trẻ này sở dĩ gặp phải cảnh ngộ bi thảm như vậy, ngoài yếu tố họ chưa biết gì còn bởi vì họ đã tối mặt vì lợi nên đánh mất tinh thần cảnh giác. Rất nhiều bi kịch vốn có thể tránh được nhưng vì mất cảnh giác mà cứ liên tục tái diễn, điều này há chẳng đau lòng lắm sao?
Cho nên nói: “lòng cảnh giác“, điều quan trọng nhất chính là phải ngăn chặn được sự cám dỗ của những cái lợi tự nhiên mà có, đối với sự cám dỗ đó cần có sự bình tĩnh phân tích, làm như vậy bạn sẽ không sợ phạm phải sai lầm hay vấp ngã.

_________________________________
Thuật Nói Chuyện - Page 7 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 7 EmptySat Nov 16, 2013 7:22 pm

Krubaotekin - nhà cách mạng thông minh
 
Krubaotekin là một chính trị gia nổi tiếng của nước Nga đầu thế kỷ 20. Khi còn trẻ, ông đã từng ở trong hội người lưu vong chính trị Nga tại Giơnevơ tiến hành hoạt động phản đối sự thống trị của Sa Hoàng, và đương nhiên, bọn thuộc hạ của Sa Hoàng cũng tìm mọi cách để thâm nhập vào những tổ chức như vậy tại Giơnevơ.
 
Một hôm, có người báo cho ông biết có một thân sĩ người Nga muốn gặp ông. Vị thân sĩ người Nga này nói ông ta đã xem qua tờ tập san do Krubaotekin chủ biên và rất tán thành với quan điểm chính trị của tờ tập san này. Ông ta muốn mời Krubaotekin làm một tờ bằng tiếng Nga để phản đối Sa Hoàng, kinh phí sẽ do một mình ông ta đảm nhận. Các đồng chí trong tổ chức đều cảm thấy rất có hứng thú với thân sĩ người Nga này và tích cực yêu cầu Krubaotekin đi gặp mặt ông ta.
 
Khi Krubaotekin gặp vị thân sĩ người Nga đó, ông ta đã nói rằng ông ta rất bất mãn đối với các chính sách áp bức dân tộc của Sa Hoàng và cũng cảm thấy rất buồn trước tình cảnh nước Nga hiện nay. Kể từ khi tình cờ đọc được tờ tập san do Krubaotekin và các đồng chí của ông chủ biên, ông ta cảm thấy mình như từ đêm đen nhìn thấy ánh sáng mặt trời, cảm thấy mình phải có trách nhiệm đối với sự nghiệp cách mạng Nga. Vị thân sỹ này tự xưng mình là một người giầu có, nhiều đất đai và nhà xưởng. Ông ta còn cho Krubaotekin xem phát minh của mình - đó là một chiếc giá cắm nến và nói rằng đang chuẩn bị đăng ký bản quyền cho phát minh này, tới khi đó ông ta sẽ trở nên giàu to và sẽ có thể đóng góp nhiều của cải vật chất hơn cho sự nghiệp cách mạng thiêng liêng mà Krubaotekin và các đồng chí của ông đang tiến hành.
 
Krubaotekin vừa xem qua phát minh của ông ta, trong lòng liền dấy lên một sự nghi ngờ đối với vị thân sĩ này - chiếc giá cắm nến này đâu phải là một phát minh mới, nó đã quá phổ biến rồi, một người tự xưng là có tiền như ông ta mà lại đặt hi vọng vào một chiếc - giá cắm nến như vậy, ông ta liệu có phải là một người thực sự nhiều tiền không?
 
Sau khi trong lòng đã có sự nghi ngờ, Krubaotekin quyết định sẽ thử ông ta xem, vì thế Krubaotekin bèn nói: “Cách nghĩ của ông rất đúng, vô cùng cảm ơn ông đã bằng lòng giúp đỡ sự nghiệp của chúng tôi, ông đã tôn trọng, tin tưởng tôi như vậy, thì ông có thể lấy danh nghĩa của tôi mà đem tiền của ông gửi vào ngân hàng. Số tiền đó tôi sẽ chi dùng khi có nhu cầu. Tôi tin rằng ông bằng lòng giúp đỡ hoàn toàn là vì cách mạng nước Nga chứ không phải vì mục đích cá nhân, vì thế tôi có điều này muốn nói với ông. Sau khi tờ tập san được làm xong, ông sẽ không có quan hệ gì với tờ tập san này. Chúng tôi, cũng không muốn ông vì cách mạng Nga mà phải chịu nguy hiểm“.
 
Vị thân sĩ nói: “Tờ tập san này đương nhiên do các ông tự chủ biên, tôi không thể tham dự, chỉ có điều, tôi muốn thỉnh thoảng có thể đến xem, lúc cần thiết thì có thể đóng góp một chút quan điểm, hơn nữa tôi cũng có thể giúp các ông bí mật chuyển tờ tập san này vào trong nước“.
 
Krubaotekin nói: “Những việc này đều không cần làm phiền đến ông, chúng tôi sẽ cố gắng làm tốt. Ông chịu giúp đỡ đã là sự đóng góp lớn nhất đối với sự nghiệp cách mạng Nga rồi, chúng tôi cũng không tiện làm phiền ông thêm nữa“.
 
Sau cuộc nói chuyện, Krubaotekin thầm nghĩ “Nếu ông ta thực sự là người ủng hộ cách mạng Nga, ông ta sẽ không bao giờ để ý xem liệu mình có thể trở thành người lãnh đạo của tờ báo mới này hay không, còn nếu sau khi ông ta biết mình không được tham gia vào công việc làm báo mà từ bỏ ý định giúp đỡ, sau đó lại bặt vô âm tín thì việc ông ta bỏ tiền làm báo nhất định là có ý đồ khác“.
 
Quả nhiên, sau đó họ không hề nhận được tin tức gì về vị thân sĩ người Nga này. Không lâu sau, đồng chí Retebob có thông báo với Krubaotekin một chuyện. Đó là gần đây có một tên mật thám của Sa Hoàng đã đến Giơnevơ. Theo sự mô tả của đồng chí Petebob thì đặc điểm của tên mật thám này không khác gì so với vị thân sĩ người Nga nọ.
 
Krubaotekin khi đứng trước cái lợi đến một cách bất ngờ, ông đã không đánh mất tinh thần cách mạng và đã khéo léo vận dụng trí thông minh để đối phó với tên mật thám của Sa Hoàng, cuối cùng đã bảo vệ được tổ chức cách mạng Giơnevơ, giúp cho tổ chức này tránh được sự phá hoại của bọn tay chân Sa Hoàng.

_________________________________
Thuật Nói Chuyện - Page 7 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 7 EmptySat Nov 16, 2013 7:36 pm

nhiều tác giả
Thuật Nói Chuyện
Dịch giả: Trần Thắng Minh
Chương 7
Không Bị Mắc Hoạ Từ Miệng

Bạn đã nghe qua câu chuyện “tiệc đầu lưỡi“ chưa? Yso nhà ngụ ngôn nổi tiếng của Hi Lạp cổ đại, khi còn trẻ đã từng làm nô lệ cho một nhà quý tộc. Một lần, chủ nhân của ông mở tiệc mời khách. Các vị khách được mời đều là những nhà triết học nổi tiếng của Hy Lạp đương thời. Chủ nhân ra lệnh cho Yso chuẩn bị tiệc rượu và làm những món ăn ngon nhất để đãi khách. Thế là Yso đã đi tìm lấy các loại đầu lưỡi động vật, chuẩn bị một bữa “tiệc đầu lưỡi“.
 
Khi bắt đầu khai tiệc, chủ nhân vừa ăn một miếng liền kinh ngạc hỏi: “Đây là cái gì vậy?“.
Yso trả lời: “Ngài đã bảo tôi phải chuẩn bị món ăn ngon nhất cho các vị khách quý, đầu lưỡi chính là nơi bắt nguồn của các loại học vấn uyên bác, vì vậy, đối với các nhà triết học đây mà nói, đầu lưỡi chẳng phải là món ăn ngon nhất hay sao?“
 
Các vị khách nghe Yso nói xong đều gật đầu lia lịa và cười ồ cả lên. Chủ nhân ra lệnh cho Yso: “Vậy thì ngày mai người lại làm một bữa tiệc nữa, lần này thì là các món ăn tồi nhất“.
 
Sang ngày thứ hai khi mọi người ngồi vào bàn tiệc thì vẫn thấy toàn là lưỡi, chủ nhân bèn vặn hỏi, Yso bình tình trả lời rằng: “Lẽ nào tất cả những chuyện xấu xa đều không phải từ miệng mà ra sao, vì vậy đầu lưỡi vừa là thứ tốt nhất cũng vừa là thứ xấu xa nhất“.
 
Chủ nhân im lặng không nói gì. “Lưỡi vừa là thứ tốt đẹp nhất, cũng vừa là thứ xấu xa nhất“. Câu nói trên mang ý nghĩa khá sâu sắc và đầy tư tưởng biện chứng.
 
Quả thật, tài ăn nói có tính hai mặt: những người nói năng hoạt bát, nói những lời hay ý đẹp thì làm việc bao giờ cũng thuận lợi như ý. Những người nói năng không khiêm tốn, hay dùng những lời lẽ cay nghiệt để hại người thì chỉ gây ra những chuyện thị phi và mang hoạ vào thân mà thôi.
 
Như vậy thế nào mới không bị mắc hoạ từ miệng?
Người viết cho rằng chủ yếu có hai điểm cần chú ý:
* Tránh những lời lẽ thô tục.
Khi nói chuyện phải coi trọng sự văn minh lịch sự, đây là yêu cầu tối thiểu nhất. Những lời lẽ và thái độ khi nói chuyện không văn minh như ngôn ngữ thô tục, trong miệng đầy những lời nói vô văn hoá tục tĩu, cay nghiệt làm hại người khác .... thường dẫn đến những kết quả chẳng vui vẻ gì, ảnh hưởng đến giao tiếp, làm bại hoại phong cách sống.
 
Xin hãy xem ví dụ dưới đây:
Thời gian đi làm và tan sở, người đi xe buýt rất đông, người A khó khăn lắm mới chen được lên xe, anh ta xì dài một tiếng, không cẩn thận đụng trúng người B đứng đằng trước. Người B không hề khách khí nói ngay: “Dũi gì mà dũi, ai mà không biết năm nay là năm lợn“.
Người A nghe qua tức quá cũng không chịu kém, đốp lại: “Năm chó qua rồi, anh sủa cái gì?“
Hai người cãi cọ, mọi người xung quanh nghe xong đều không nhịn được liền phá lên cười, kiểu châm biếm này không tránh khỏi hơi chanh chua cay nghiệt.
 
Nếu hai người đều có thái độ đối xử đúng đắn, anh kính tôi nhường thì sẽ không dẫn đến tình cảnh nực cười như vậy Ví dụ, người B nói: “Xin anh chú ý một chút, anh chen vào tôi rồi“, người A thì nói: “Thật không phải, xin anh thông cảm“, như vậy sẽ có thể tránh được tình trạng nói trên.
 
Lại có một câu truyện như sau: Ở một làng nọ có một thằng bé đang học lớp 7, thành tích học tập của nó không tốt, có rất nhiều môn dưới điểm trung bình, cha nó tức giận không kịp suy nghĩ mà mắng chửi nó: “Ông mày nuôi một con lợn, một năm cũng có thể bán được mấy trăm đồng, nuôi mày thì được tích sự gì! Thi lại cũng không nên thân, mày xéo đi cho ông?“ Thằng bé tự biết sức học của nó không thể bỗng chốc khá lên được bèn viết một lá thư để lại rồi bỏ đi, báo hại cho phụ huynh phải chạy Đông chạy Tây tìm nó, còn phải đăng quảng cáo tìm người. Kết quả là tốn mất mấy ngàn đồng, qua mấy tháng trời mới tìm được. Mẹ của thằng bé cũng vì lo quá mà mắc bệnh tinh thần. Suy nghĩ của trẻ con rất đơn thuần, hơn nữa ý chí lại rất mềm yếu, dễ bị tổn thương, vì vậy không nên mắng chửi, nói những lời cay nghiệt với chúng, trẻ con cũng có lòng tự trọng của chúng chứ.
 
Chúng ta lại xem một câu truyện dưới đây:
Có một gã choai choai nhìn thấy một thiếu phụ dung nhan xinh đẹp, thân hình đẫy đà bèn cố ý chạm vào người cô khi gã đi ngang qua, lấy tay vuốt vào mông cô. Thiếu phụ thoạt đầu thì giật mình sau đó tức giận không nói lên lời: “Cậu ...“ gã choai choai đểu cáng nói: “Tôi, tôi thì làm sao, cô cũng đi, tôi cũng đi, đó là do mông của cô chạm vào tay tôi đấy chứ?“. Thiếu phụ không nén nổi cơn giận lôi gã lại và chửi cho một trận. Sau cùng cảnh sát đến bắt gã đi, nhất định gã sẽ nhận được một bài học thích đáng, thật đáng kiếp.
 
Những người dân thường cần chú ý nói năng văn minh lịch sự, đối với những vị lãnh đạo thì ngôn ngữ lại càng không thể dung tục, tuỳ tiện, nếu không sẽ chỉ làm cho vấn đề trở nên rắc rối thêm.
 
Xin hãy xem câu chuyện dưới đây:
Tháng 7 năm 1959, trước khi phó tổng thống Mỹ Nixon đi thăm Moscow, Quốc hội Mỹ đã thông qua nghị quyết cho phép khống chế các nước. Trong cuộc gặp giữa Khrushchev và Nixon, Khrushchev rêu rao rằng đây là một sự khiêu khích nghiêm trọng, là một nghị quyết mang tính đe doạ ngu xuẩn. Ông ta dùng tay đấm lung tung xuống mặt bàn, lại còn tức giận thốt ra vài câu thô lỗ, đến người phiên dịch ngồi cạnh ông ta cũng phải đỏ cả mặt, một lúc sau, người phiên dịch mới nói: “Nghị quyết này tiếng tăm rất hôi thối, như mùi bốc lên từ đống phân ngựa vừa được thải ra, chẳng có mùi nào có thể khó ngửi hơn mùi này nữa“.
 
Do Nixon biết rằng Khrushchev trước đây đã từng là người chăn lợn nên cũng không hề chịu kém mà đớp lại rằng: “E rằng ngài chủ tịch đã nhầm rồi, có một mùi còn khó ngửi hơn cả mùi phân ngựa, đó chính là mùi phân lợn“.
 
Sau khi nghe phiên dịch nói lại lời của Nixon, mặt Khrushchev bỗng đỏ bừng, nhưng cũng không tiện tức giận ra mặt, ông ta chỉ ngượng ngập cười và nói: “Về điểm này có lẽ ông đã đúng, bây giờ chúng ta hãy chuyển sang vấn đề khác đi“.
 
* Tránh chỉ ra điểm yếu của người khác.
Ai cũng có những điểm yếu riêng. Vì vậy, khi nói chuyện với người khác cần phải tránh đề cập đến những thứ mà đối phương kiêng kỵ. Bởi vì, tâm lý kỵ huý là điều mà ai cũng có. Đến ngay cả AQ - nhân vật trong truyện của Lỗ Tấn - người mà thường sử dụng phép thắng lợi tinh thần cũng không phải là ngoại lệ. Hắn ta thường sử dụng biện pháp này để tự an ủi mình, vì vậy mà rất ít khi đối mặt với những chuyện phải lo nghĩ nhiều. Cho dù người khác lừa hắn, chửi hắn, hắn vẫn có thể kiềm chế được bản thân. Chỉ một chốc là có thể lấy lại được cân bằng, duy chỉ có một điều hắn ghét nhất, đó là bị người khác gọi là điên.
 
Chỉ cần có người đứng trước mặt hắn nhắc đến chữ điên hoặc phát ra một âm gần giống với từ “lại“, hoặc đề cập đến những chữ “hoảng“, “lượng“, “đăng“, “chúc“. Hắn sẽ tức đến đỏ mặt tía tai. Nếu nó mạnh thì hắn chửi, nếu nó yếu thì hắn đánh. Trong thời đại phong kiến, số người do không lưu tâm, nói năng phạm vào điều cấm kỵ dẫn đến hoạ rơi đầu cũng có vô số. Vị anh hùng áo vải Trần Thắng, người trước đây từng làm tôi tớ nhưng sau này đã dựng nên nghiệp lớn rất kỵ người khác nhắc đến xuất thân hèn kém của mình. Một vài huynh đệ đã từng vào sinh ra tử với ông vì vô tình đã làm tổn thương đến “hình tượng lãnh tụ” của ông nên đã chuốc lấy hoạ diệt thân.
 
Hoàng Đế khai quốc nhà Minh là Chu Nguyên Chương cũng đã từng là “hòa thượng“, là “giặc“ (từ để chỉ những người khởi nghĩa trong thời đại phong kiến). Từ khi làm hoàng đế, ông rất kỵ người khác nhắc đến việc “mất thể diện“ đó.
 
Nếu như có người nhắc đến những từ như “hoà thượng“, “tăng“, “sinh“ trước mặt ông thì cũng có nghĩa là tự lãnh cho mình tội chết. Ông cũng không cho phép người khác nhắc đến chữ “tặc“ (giặc), thậm chí cả từ có cách đọc gần giống là “tắc“ cũng không được nhắc đến nếu không sẽ bị chặt đầu.
 
Trong thời đại phong kiến, bước phát triển đỉnh cao của tâm lý kỵ huý này chính là sự mọc lên của những “nhà tù văn tự”. Có rất nhiều văn nhân học giả vì phạm huý đối với những nhà cầm quyền đương thời mà phải chịu cảnh lao tù trong suốt cuộc đời còn lại, thật đáng tiếc làm sao.
 
Những người bình thường cũng có tâm lý kỵ huý. Nếu như bạn gặp những người bị hói đầu mà nói những câu như “Tức đến mức khó mà dựng cả tóc tai lên được“ hay là “Cái đèn này sao tự nhiên không sáng vậy?“ hoặc là “Hôm nay mặt trời chiếu sáng quá“ thì nhất định người này sẽ biến sắc mặt vô cùng tức giận quay ngoắt bỏ đi và hẳn bạn sẽ cảm thấy rất bối rối.
 
Vậy phải làm thế nào mới không phạm huý?
Chúng tôi cho rằng trước tiên phải tìm hiểu những điều mà đối phương kiêng kỵ. Đối với những việc mà đối phương cho là cấm kỵ thì nhất nhất phải luôn chú ý không nhắc tới để tránh làm tổn thương đến họ.
Trước mặt người hói đầu không nên nói từ “bóng“, trước mặt người béo không nên nói từ “mỡ”, trước mặt người gầy không nên nói từ “khỉ“, trước mặt người lùn không nên nhắc đến “Võ Đại Lang“ (một nhân vật trong truyện Thuỷ Hử có chiều cao rất thấp), trước mắt người có dung mạo không đẹp không nên nói “xấu xí“, người có tật ở chân không nên nói “chấm phẩy“, trước mặt người gù không nên nói “gánh vác nặng nề“. Đối với những người có một tâm nguyện chưa được hoàn thành thì cũng nên tránh nói đến nỗi đau của họ. Ví dụ như không nên thao thao bất tuyệt về cuộc sống trên đại học trước mặt những người học hành không đỗ đạt, không nên nói nhiều đến chuyện sinh con đẻ cái đối với những người hiếm muộn, đối với những người có hành vi trộm cắp thì không nên nhắc đến “Lầu A Thử“.
Tránh phạm huý không chỉ là vấn đề nghệ thuật ngôn ngữ và khéo léo trong quan hệ giữa con người mà còn là vấn đề về thái độ đối với bạn bè, đồng nghiệp. Tôn trọng người khác cũng có nghĩa là tôn trọng chính mình. Vì vậy, trong giao tiếp nhất thiết phải tránh phạm huý, giữ gìn lời ăn tiếng nói để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra do nói năng thiếu suy nghĩ gây nên.

_________________________________
Thuật Nói Chuyện - Page 7 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 7 EmptySun Nov 17, 2013 10:48 am

Phần V - Chương 1
Sự Kỳ ảo Của Ngôn Ngữ


Ngôn ngữ là công cụ quan trọng nhất để biểu đạt tình cảm ý nghĩ, để trao đổi thông tin giữa người với người.
Những tổ hợp khác nhau của ngôn ngữ và cách sử dụng chúng trong từng trường hợp đều có thể tạo ra những hiệu quả khác nhau, thậm chí là tương phản. Ngôn ngữ được thốt ra từ miệng những người có tài ăn nói thì cũng giống như những trò ma thuật trong tay các ảo thuật gia vậy. Các kỹ năng vận dụng ngôn ngữ một cách biến ảo như: Lợi dụng sự đồng âm khác nghĩa của ngôn ngữ để khéo léo tạo ra những cái bẫy, vận dụng sự ngừng ngắt một cách cố ý trong câu nói để làm thay đổi kết cấu lời văn, biết dẫn chuyện bằng nhiều cách khác nhau và biết sử dụng các phương pháp loại suy, suy lý... thường mang lại hiệu quả rất cao. Vậy bạn có muốn tìm hiểu hay thậm chí muốn có những kỹ năng này không?




Chương 1 : Sự Tuyệt Diệu Của Cách Dùng Đồng Âm Khác Nghĩa
Cuộc sống quanh ta thật rực rỡ sắc màu và ngôn ngữ được sinh ra từ thực tiễn cuộc sống cũng rất phong phú và đa dạng. Chúng ta có thể dùng những ngôn ngữ khác nhau để biểu đạt những tư tưởng khác nhau, đồng thời cũng có thể sử dụng cùng một loại ngôn ngữ để biểu đạt những ngữ ý không giống nhau.
 
Thí dụ chúng ta có thể lấy cách đọc gần giống hoặc giống nhau giữa các từ ngữ để hiểu lời nói của đối phương theo một cách khác hoặc có thể mượn tính đa nghĩa của ngôn ngữ để ngầm chỉ một ý nghĩa khác.
 
Trong cuộc sống và quan hệ giao thiệp với bạn bè, nếu chúng ta có thể vận dụng một cách hiệu quả kỹ xảo về đồng âm khác nghĩa của ngôn ngữ thì sẽ không chỉ làm cho ngôn ngữ của chúng ta trở nên sinh động, dạt dào cảm xúc mà còn có thể giúp giải quyết được rất nhiều vướng mắc lúng túng không đáng có, thắt chặt thêm tình hữu nghị và gặt hái được nhiều thành công mà bạn không ngờ tới trong cuộc sống cũng như trong công tác.

_________________________________
Thuật Nói Chuyện - Page 7 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 7 EmptySun Nov 17, 2013 10:54 am

Kính Nhất Đan khéo léo xin đề từ
 
Ngày 7 tháng 10 năm x là một ngày rất đặc biệt đối với chuyên mục “Phỏng vấn toạ đàm về những vấn đề nóng hổi“. Buổi chiều ngày hôm đó, thủ tướng Chu Dung Cơ cùng với các nhà lãnh đạo sẽ tiến hành một cuộc toạ đàm với các biên tập viên, phóng viên của chuyên mục này.
 
Trong buổi nói chuyện đó, thủ tướng Chu Dung Cơ đã tặng cho chuyên mục lời đề từ: “Giám sát dư luận, tiếng nói quần chúng, tai mắt chính phủ, tiên phong cải cách“. Mọi người đều biết rằng thủ tướng Chu Dung Cơ từ trước tới giờ rất ít khi ông tuỳ tiện viết đề từ những chuyên mục “Phỏng vấn toạ đàm về những vấn đề nóng hổi“ lại có được lời đề từ của ông. Bạn có biết chuyên mục này làm thế nào để có được lời đề từ đó hay không?
 
Thì ra, trước hôm thủ tướng Chu Dung Cơ đi thị sát đài truyền hình trung ương một ngày, các vị lãnh đạo trong đài đã nói với Kính Nhất Đan, muốn cô khi thủ tướng tới thị sát phải nghĩ cách để có được lời đề từ của ông. Điều này đối với Kính Nhất Đan mà nói quả thực có đôi chút khó khăn. Cô băn khoăn suy nghĩ mình sẽ phải đưa ra lời thỉnh cầu này với thủ tướng như thế nào mới ổn đây?
 
Ngày hôm sau, thủ tướng Chu Dung Cơ cùng với bộ trưởng bộ tuyên truyền Đinh Quan Căn tới thị sát đài truyền hình trung ương. Khi thủ tướng bước vào phòng quay của tổ chuyên mục “Phỏng vấn đàm thoại về những vấn đề nóng hổi“, mọi người đều đứng dậy vỗ tay đón chào ông. Bầu không khí bỗng chốc trở nên náo nhiệt, mọi người đều tranh nhau bắt chuyện với thủ tướng.
Một vị biên đạo nói: “Trên người những vị có sức hấp dẫn đặc biệt thì luôn luôn có điện trường. Trước đây tôi đã được nghe người khác nói như vậy tôi thấy trên người ngài cũng có loại điện trường như vậy”. Thủ tướng Chu Dung Cơ chỉ cười mà không nói gì.
 
Bầu không khí trong phòng quay cũng trở nên náo nhiệt hơn. Kính Nhất Đan cảm thấy đây là một cơ hội ngàn năm có một, nếu mình không biết nắm bắt thì nó sẽ qua đi rất nhanh. vì vậy cô liền bước đến trước mặt thủ tướng và nói: “Thưa thủ tướng, số người đang đứng cạnh ngài trong phòng thu này ngày hôm nay chỉ là 1/10 số nhân viên của tổ chuyên mục chúng tôi thôi ạ“. Thủ tướng nghe vậy bèn hỏi: “Các đồng chí có nhiều người đến vậy sao?“ Kính Nhất Đan đáp: “Thưa đúng vậy, bọn họ đại đa số đều đang đi phỏng vấn ở bên ngoài, vất vả không ít. Bọn họ cũng rất muốn đến đây, muốn có cơ hội được nói chuyện trực tiếp với thủ tướng nhưng bọn họ đã lấy công việc làm trọng vì thế mà hôm nay không thể đến đây được. Thủ tướng có thể để lại cho họ vài lời được không ạ?“.
 
Kính Nhất Đan nói với giọng rất thành khẩn lại rất uyển chuyển. Sau đó cô cung kính đưa giấy và bút lên trước mặt thủ tướng. Thủ tướng Chu Dung Cơ nhìn cô một cái, ông mỉm cười rồi nhận lấy giấy bút vui vẻ đặt bút viết 16 chữ “Giám sát dư luận, tiếng nói quần chúng, tai mắt chính phủ, tiên phong cải cách“. Khi thủ tướng viết xong, toàn trường vang lên một tràng vỗ tay, đưa bầu không khí của chuyến thị sát lên cao trào.
 
Kính Nhất Đan đã hoàn thành nhiệm vụ mà lãnh đạo giao cho cô, qua phân tích lời nói của cô, chúng ta có thể thấy rằng Kính Nhất Đan là người có kỹ năng vận dụng ngôn ngữ rất tốt.
 
Thứ nhất: bởi vì lời thỉnh cầu này không phải là của cá nhân cô mà cô lại có thể bạo gan đưa ra.
 
Thứ hai: do Kính Nhất Đan biết rằng thủ tướng Chu Dung Cơ rất thích các phóng viên trẻ tuổi của chuyên mục này vì vậy cô đã vẽ ra cho thủ tướng một một cảnh tượng: Các phóng viên bôn ba tứ phương, lăn lộn đường xa, thậm chí phải gánh chịu cả những nguy hiểm đang rình rập để đi khắp nơi phỏng vấn, tìm hiểu dân tình, phản ánh tiếng nói của người dân, thực hiện nhiệm vụ giám sát dư luận cho xã hội nhưng trong lòng họ vẫn có một nguyện vọng đó là được gặp gỡ trò chuyện với thủ tướng. Họ đã vì sự nghiệp của chuyên mục mà không thể đến được, điều này đã khiến cho thủ tướng về mặt tình cảm mà nói không thể cự tuyệt lời thỉnh cầu rất hợp lý kia.
 
Thứ 3 khi thủ tướng Chu Dung Cơ đã nhận lời để lại vài câu cho các phóng viên vắng mặt buổi hôm đó thì ông sẽ nhắn lại vài câu hay là dùng bút viết lên giấy để gửi lại? Điều này hoàn toàn dựa vào khả năng nắm bắt thời cơ của Kính Nhất Đan. Cô đã nhanh nhẹn lấy giấy và bút đưa cho thủ tướng làm cho thủ tướng Chu Dung Cơ trong bầu không khí sôi nổi như vậy không còn cách nào khác đã phải vui vẻ múa bút.

_________________________________
Thuật Nói Chuyện - Page 7 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 7 EmptyMon Nov 18, 2013 11:01 am

Không phải là đang đánh vợ
 
Trong một số trường hợp chúng ta đang sử dụng những ngôn ngữ khác nhau để biểu đạt những ngữ ý tương đồng thì hiệu quả lại có sự khác biệt. Có khi lời ở chỗ này mà ý lại ở chỗ khác khiến cho người khác phải vắt óc suy nghĩ.
 
Có một cặp vợ chồng nọ, người vợ rất thích hát, nhưng chị ta lại hát rất dở, có nhiều lúc quấy nhiễu làm cho anh chồng không cách nào nghỉ ngơi được. Anh chồng đã nhiều lần khuyên vợ nhưng đều vô ích. Có một lần khi chị vợ đang hát, anh chồng liền vội vàng chạy ra đứng ở ngoài cửa. Chị vợ ngơ ngác không hiểu chuyện gì bèn hỏi: “Sao mỗi lần em hát anh đều chạy ra đứng ở ngoài cửa làm gì vậy “
 
Anh chồng trả lời rằng: “Anh làm như vậy để cho hàng xóm biết rằng không phải anh đang đánh em“.
 
Câu trả lời của anh ta nhìn bề ngoài có vẻ như là hỏi một đằng trả lời một nẻo nhưng kỳ thực anh ta đã áp dụng phép giương đông kích tây. Người vợ thoạt nghe xong, cũng chẳng hề để ý gì, thế nhưng sau khi hiểu ra thì lại dở khóc dở cười như thể vừa nuốt phải một con nhặng vậy.
 
Ý nghĩa chính của câu nói này là nhằm châm biếm người vợ hát rất khó nghe, giọng của cô cứ như bị ai đánh đau mà la lên vậy.
 
Câu trả lời như thế rõ ràng có hiệu quả thật thấm thía, đã nghe qua thì khó có thể quên được.

Thuật Nói Chuyện - Page 7 Chong-giat-ca-quan-ao-lot-cua-me-vo2

_________________________________
Thuật Nói Chuyện - Page 7 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 7 EmptyMon Nov 18, 2013 5:37 pm

Mỗi người đều có vật báu của riêng mình
 
Trong “Tả truyện “ năm thứ 15 đời vua Tương Công có ghi một đoạn: Ở một địa phương có một vị quan tên gọi Tử Hãn làm quan rất liêm khiết chính trực. Một hôm có một người cứ khăng khăng đòi đem viên ngọc thạch của mình dâng lên Tử Hãn, Tử Hãn không nhận. Người dâng ngọc nói: “Tất cả các thợ làm ngọc đều cho rằng đây là ngọc quý vì vậy tôi mới dâng lên ngài“. Tử Hãn trịnh trọng đáp: “Ta lấy sự liêm khiết làm đầu, ngươi coi ngọc là vật báu, nếu ngươi đem nó cho ta thì hai chúng ta đều bị mất đi vật báu, chi bằng mỗi người chúng ta hãy tự giữ lấy vật báu của mình“. Trong câu trả lời của mình, Tử Hãn đã khéo léo sử dụng chữ “bảo“ (vật quý, vật báu) trong lời nói của người dâng ngọc, từ đó mà mở rộng ra và chuyển sang nói đến chữ “bảo“ của mình - đó là sự thanh liêm.
 
Cách nói của ông đã khiến cho hàm ý của chữ “bảo“ được nâng lên ở một tầm cao hơn. Hai chữ “bảo“ một thực một hư, lấy cái thực làm nổi bật cái hư, làm nổi bật bảo vật vô giá - sự thanh liêm. Sau khi nghe xong câu nói của ông, mọi người không chỉ cảm thấy kính trọng phong cách cao đẹp “thấy lợi chẳng tham“ của ông mà còn khâm phục sát đất tài đối đáp của Tử Hãn. Lời nói của ông không giống như cách nói theo lễ tiết tầm thường của các vị quan đương thời, nó không chỉ thể hiện được cái tâm trong sáng như ngọc của ông mà còn có tác dụng giáo dục người khác có thể từ chối một cách khéo léo, thật khiến người ta vô cùng bái phục.

_________________________________
Thuật Nói Chuyện - Page 7 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 7 EmptyTue Nov 19, 2013 10:01 am

Tiên sinh và hậu sinh
 
Trước đây, có một vị tiên sinh không đứng đắn, ông ta nhìn thấy một thiếu phụ trên tay bế một đứa trẻ, còn trên lưng lại cõng một đứa trẻ khác thì trong lòng nảy ra một ý định đen tối, muốn chọc ghẹo thiếu phụ kia.
Ông ta bèn hỏi: “Đại tẩu này, hai đứa con trai của chị, đứa nào là của tiên sinh?“ Thiếu phụ thấy ông ta không có ý tốt bèn cười và đáp: “Tiên sinh hậu sinh đều là con trai của tôi“.
Vị tiên sinh không đứng đắn đã sử dụng đại từ nghi vấn đặc chỉ “đứa nào“ để hỏi, muốn người thiếu phụ lựa chọn 1 trong 2 cách nói “đứa trẻ bế trên tay là con của tiên sinh“ hoặc “đứa trẻ cõng trên lưng là của tiên sinh“ để trả lời. Do từ “tiên sinh“ mang 2 ý nghĩa: có thể chỉ bản thân người tiên sinh này (Đây chính là ý nghĩa mà ông ta muốn nói) hoặc mang nghĩa “được sinh ra trước“. Nếu thiếu phụ trả lời căn cứ vào phạm vi của đại từ nghi vấn “tiên sinh“ ở trong câu thì cô sẽ bị trúng kế, mắc lỡm đến thảm hại. Tuy nhiên, cô lại không trả lời theo cách trên. ở đây cô đã tách phạm vi được xác định trong đại từ nghi vấn “đứa nào“ ra để nói thành “tiên sinh hậu sinh đều là con của tôi“. Thiếu phụ đã áp dụng cách thay đổi chủ đề làm đòn phản công, khiến cho kẻ thích chọc ghẹo người khác bị một phen bẽ mặt. Đúng là gậy ông lại đập lưng ông.

_________________________________
Thuật Nói Chuyện - Page 7 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 7 EmptyTue Nov 19, 2013 10:52 pm

“Tiêu diệt phát xít“
 
Có một lần, thủ tướng Chu ân Lai mở tiệc tiếp đón các vị đại sứ các nước Đông âu. Trên bàn tiệc, các vị khách đều tấm tắc khen ngợi các món ăn Trung Hoa, bầu không khí vô cùng thân mật và thắm thiết. Lúc đó, nhà bếp bưng ra một món ăn rất cầu kì và lạ mắt, các miếng măng trong đĩa được tỉa thành hình chữ “lạc“( vui vẻ) nhưng khi chúng bị lật nghiêng đi thì lại trở thành biểu tượng “chữ thập“ của bọn phát xít. Các vị khách nước ngoài rất lấy làm lạ, hỏi: “Tại sao món ăn này lại có biểu tượng của phát xít vậy?”
Thủ tướng Chu ân Lai bèn giải thích: “Đây chính là biểu tượng của chữ “vạn“, cũng có nghĩa là 'vạn sự như ý, phúc thọ an khang', chính là một lời chúc tết lành của người dân Trung Quốc chúng tôi dành cho quý khách“.
Tiếp đó Chu ân Lai bèn gắp một miếng măng lên và nói: “ Nếu coi là biểu tượng của phát xít thì cũng được, mọi người chúng ta đang đấu tranh tiêu diệt phát xít, vậy thì cùng ăn hết chúng đi“.
Mọi người nghe thấy vậy liền cười ồ cả lên, bầu không khí càng thêm ấm cúng. Kết quả là số măng đó đã bị ăn hết sạch một cách ngon lành.

_________________________________
Thuật Nói Chuyện - Page 7 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 7 EmptyTue Nov 19, 2013 10:57 pm

Rơi đũa mà vẫn vui

Có một lần, Tiểu Vương ăn cơm cùng với một vị giám đốc doanh nghiệp, vừa ăn vừa bàn bạc việc quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp. Trong lúc sơ ý, Tiểu Vương đã làm rơi mất đũa của vị khách, nhất thời cảm thấy có phần bối rối. Mọi người trong bàn ăn đều nhìn anh ta để xem anh xử trí ra sao. Tiểu Vương trong bụng rất lo lắng nhưng đúng là “cái khó ló cái khôn“, đã nhanh trí nói rằng: “ Tôi xin được nói rõ, tôi ‘đánh rơi đũa' cũng chính là chúc ông 'vui vẻ' bởi vì 'đũa rơi' cũng có nghĩa là 'vui vẻ' (trong tiếng Hán từ 'đũa rơi' phát âm gần giống với từ 'vui vẻ’). Trong lần gặp mặt đầu tiên này, tôi muốn dùng một cách đặc biệt chúc ông vui vẻ để thể hiện tấm lòng của tôi và hy vọng rằng ông sẽ giao công việc quảng cáo sản phẩm cho tôi được không?“.
Vị khách kia nghe xong rất lấy làm thích thú mà trả lời rằng: “ Nói hay lắm, nói hay lắm“.
Mọi người xung quanh lại cười nói vui vẻ. Sau sự việc đó, một người bạn hỏi Tiểu Vương: “Nếu như có người làm rơi mất đũa của anh thì nên xử trí ra sao?“
Tiểu Vương chớp chớp mắt trả lời : “Điều này dễ thôi? Tôi sẽ nói: Rất cám ơn tấm lòng của anh. Đũa rơi cũng chính là vui vẻ. Anh muốn làm cho tôi vui nên đã dùng cách biểu đạt mới mẻ này, tôi rất lấy làm cảm kích“.
Bạn thấy đấy, lấy việc “đũa rơi“ mà hiểu thành “vui vẻ“, việc đó không chỉ làm dịu đi sự căng thẳng mà Tiểu Vương còn nhân cơ hội này đã đạt được mục đích. Thật đúng là “Một mũi tên trúng hai đích“.

_________________________________
Thuật Nói Chuyện - Page 7 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 7 EmptyTue Nov 19, 2013 10:59 pm

Đời đời bình an
 
Việc sử dụng những từ đồng âm hoặc có cách giải thích khác đi đối với một sự việc chính là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ có kết hợp khả năng vận dụng vốn ngôn ngữ khéo léo của bản thân với sự việc xảy ra trong thực tiễn. Điều này nhiều khi đem lại những kết quả bất ngờ và thú vị.
Đêm 30 tết, cả nhà quây quần cùng ngồi xem tivi. Cụ ông không cẩn thận làm rơi mất phích nước, chỉ nghe “bịch“ một cái, ruột phích vỡ, nước chảy ra sàn nhà. Mọi người không ai nói gì cả nhưng cụ ông lại cảm thấy không vui vì cho rằng sang năm mới mà làm vỡ đồ thì sẽ gặp điều không may. Cô con dâu đã nhanh trí nói “Không hề gì, không hề gì, theo các cụ thì đây còn là việc tốt ấy chứ, như thế gọi là “đời đời bình an“. Hơn nữa, rơi bình nước cũng có nghĩa là nhà ta sẽ phải mua một chiếc bình mới to hơn, đẹp hơn, như thế cũng có nghĩa là nhà ta sẽ ngày càng phát đạt hơn“. Lời nói của cô con dâu đã giúp cụ ông vui vẻ trở lại. Thế là việc dùng những từ đồng âm để giải nghĩa khác đi bỗng chốc đã có thể làm thay đổi tính chất của vấn đề, làm cho vấn đề đó mang một ý nghĩa khác nữa, có thể làm ông cụ bớt phần lo lắng lại giúp cho cả nhà đón năm mới một cách vui vẻ.

_________________________________
Thuật Nói Chuyện - Page 7 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 7 EmptyTue Nov 19, 2013 11:02 pm

“Mất một được hai“
 
Lần đó, Tiểu Lý cùng mấy người bạn vừa ăn tối vừa bàn bạc việc mở công ty. Một người trong lúc nói chuyện đã làm rơi vỡ chén rượu. Mọi người đều tỏ ra lo lắng vì cho rằng công ty còn chưa thành lập thế mà đã “đổ vỡ” thế này thì thật không may. Lúc đó, Tiểu Lý đã nhanh trí nói “Mọi người đừng lo, đấy là việc tốt ấy chứ. Tục ngữ có câu: “Mất một để được hai“. Công ty của chúng ta sắp được thành lập, mấy ngày hôm nay tôi đang đi tìm cái gì đó để “mất“ đây. Vừa hay hôm nay làm vỡ chén rượu, như vậy là công ty của chúng ta nhất định sẽ được thành lập, sẽ “được hai“ và còn nhiều hơn nữa“. Mọi người nghe nói vậy cảm thấy rất vui.
 
“ Người bạn cũ của chúng ta“
 
Chủ tịch Mao Trạch Đông trong cuộc đời mình đã tiếp đãi vô số các vị khách. Vì ông là một vị lãnh đạo tối cao, được nhiều người kính trọng nên người được tiếp kiến với ông thường có một tâm trạng thấp thỏm, không được tự nhiên. Mao Trạch Đông tính cách vốn cởi mở, ông thường có những câu nói hóm hỉnh làm phá tan bầu không khí căng thẳng.
Năm 1972 tổng thống Mỹ Nicxon thăm Trung Quốc đã có cuộc hội ngộ lịch sử với chủ tịch Mao Trạch Đông.
Quan hệ Trung - Mỹ đã có 20 năm không được mặn mà nên hai vị nguyên thủ quốc gia lần đầu tiên gặp mặt không khỏi có phần ngại ngùng, lúng túng, thăm dò đối phương.
Tuy vậy, Mao Chủ Tịch sau khi nói chuyện hàn huyên với tổng thống Mỹ Nicxon đã nói “Người bạn cũ Tưởng Uỷ Viên Trưởng(Tưởng Giới Thạch) của chúng ta có lẽ sẽ không thích việc này đâu nhỉ“. Ông ngừng một lúc rồi nói tiếp: “Kỳ thực, mối thân tình của chúng tôi với ông ấy (Tưởng Giới Thạch) đã có trước các ông từ lâu rồi kia“.
Câu nói này nhất thời đã làm cho bầu không khí nhẹ nhõm hơn. Những lời nói như “ Người bạn cũ của chúng ta“, “mối thân tình“ đã biểu đạt được rất nhiều ý tứ, làm cho mọi người đều cảm thấy bớt căng thẳng.

_________________________________
Thuật Nói Chuyện - Page 7 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 7 EmptyTue Nov 19, 2013 11:06 pm

“Khổng Tử khuyên can“
 
Trần Hầu cho xây một cái đài cao phải huy động rất nhiều nhân công. Đến ngày xây xong còn bắt thêm ba người nữa. Khổng Tử khi đó cũng đang dừng chân ở nước Trần. Trần Hầu bèn cho mời ông cùng lên đài thưởng lãm. Khổng Tử vốn không đồng tình với sở thích hao tiền tốn của này của Trần Hầu, đặc biệt là việc 3 người bị bắt đáng thương kia. Khổng Tử lên tới đài cao, quan sát một lượt rồi chắp tay cung kính nói với Trần Hầu rằng: “Đài này thật là đẹp, quân vương thật là sáng suốt“. Trần Hầu nghe nói vậy trong lòng cảm thấy vô cùng khoan khoái. Nhưng ngay sau đó, Khổng Tử đã đổi giọng nói rằng: “Từ xưa đến nay, các bậc thánh vương xây đài, không có ai không giết người mà xây được ngôi nhà đẹp như thế này“.
Trần Hầu lặng im một lúc, sau đó cũng hiểu ra ngụ ý của Khổng Tử, cảm thấy có phần hối hận bèn hạ lệnh tha tội cho ba người bị bắt kia.
 
“Phải tranh luận mới hiểu được nhau“
 
Chủ tịch Mao Trạch Đông khi đàm phán thường có cách nói chuyện khá thú vị. ông thường dùng những lời mở đầu nhiều khi có tính hài hước làm cho hai bên bớt căng thẳng và có thể bước vào đàm phán trong bầu không khí thân mật hơn.
Năm 1973, Điền Trung Giác Vinh đến thăm Trung Quốc đã cùng hội đàm với Chu ân Lai nhằm cải thiện mối quan hệ Trung- Nhật và tiến tới bình thường hoá quan hệ giữa hai nước. Sau đó, ông đã được tiếp kiến chủ tịch Mao Trạch Đông. Mao Chủ Tịch bất chợt hỏi Điền Trung và Chu ân Lai: “ Cuộc tranh luận của các ông đã kết thúc chưa?“, không đợi trả lời Mao Chủ Tịch lại nói: “ Tranh cãi là tốt cho các ông đấy vì không có tranh luận thì làm sao mà hiểu nhau hơn được?“.
Những câu nói này đều ngụ ý chỉ việc đàm phán giữa hai bên. Mới nghe thì có vẻ như những câu nói đùa nhưng nếu suy xét kỹ thì cũng ẩn chứa rất nhiều ý tứ. Những lời nói dễ nghe thường để lại trong lòng người khác những ý nghĩ tốt đẹp. Việc Mao Chủ Tịch gọi cuộc đàm phán cấp cao là “Tranh luận“, “ cãi cọ“ đã phần nào giảm bớt tính căng thẳng, làm cho mọi người cảm thấy thân mật với nhau hơn.

_________________________________
Thuật Nói Chuyện - Page 7 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 7 EmptyWed Nov 20, 2013 10:03 am

“Múa rìu qua mắt thợ“
 
Vào năm 1931 , Hồ Thích Điền lúc đó là chủ tịch tỉnh Hồ Bắc đã mời Bộ trưởng Bộ Giáo Dục Hoàng Kiến Trung và nhà địa chất học Lý Tứ Quang đến dự một buổi giao lưu tại trường trung học tỉnh Hồ Bắc.
Sau khi đọc lời phát biểu, ông Hồ đã mời các vị khách lên giao lưu. Vị Bộ trưởng với phong thái nho nhã, lịch sự của một nhà nho đã hoàn toàn chiếm được cảm tình của hàng nghìn người có mặt trong hội trường ngày hôm đó.
Câu chuyện của ông chủ yếu chỉ xoay quanh chủ đề của câu tục ngữ “Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa“. Ông nói, đây là một câu tục ngữ hoàn toàn có cơ sở khoa học. Tại sao “nhai kỹ“ lại có thể “no lâu“; “cày sâu“ lại có thể “tốt lúa“. Chúng ta nên nhìn nhận sự thật, hiện tượng dưới con mắt của một nhà khoa học, phải dùng cách phân tích dựa trên cơ sở khoa học để nhìn nhận một vấn đề rồi đưa ra kết luận. Không nên chỉ răm rắp nghe theo lời của người xưa hoặc là nghi ngờ mà không dám làm theo. Đó cũng chính là tinh thần của một con người ham học tập.
Ông còn nói: “Tôi đứng trước ngài Lý Tứ Quang mà giảng giải về khoa học thì cũng như là đứng trước mặt Khổng Tử mà đọc “Tứ thư“ vậy. Thật đúng là “múa rìu qua mắt thợ“. Thôi bây giờ xin mời “Khổng Tử“ lên nói chuyện với các bạn học sinh“. (Ông vừa nói vừa đưa tay mời Lý Tứ Quang)“. Cả hội trưởng nghe thấy vậy đều cười vui vẻ.
 
Chuyện kể về Lâm Đại Ngọc
 
Trong giới nữ nhân Trung Hoa, Lâm Đại Ngọc nổi lên như một tài năng xuất chúng. Nàng vừa thông minh đĩnh ngộ, lại am hiểu văn chương, là một thi nhân được nhiều người biết đến. Có được vốn kiến thức sâu rộng, đương nhiên tài ăn nói của nàng cũng vô cùng sắc xảo bởi những lời nói uyên thâm ẩn chứa nhiều hàm ý thường xuất phát từ một tâm hồn sâu sắc và vốn kiến thức uyên thâm.
Nàng lúc thì rất thích châm chọc kẻ khác bằng lời nói đầy ẩn ý, lúc thì lại nói toàn lời hay ý đẹp, rung động lòng người. Có một lần, Bảo Ngọc nghe lời Bảo Thoa không uống rượu nguội. Điều này khiến cho một con người mẫn cảm như Đại Ngọc cảm thấy rất không bằng lòng. Vừa hay có người sai con hầu Tuyết Nhạn mang tới một cái lò sưởi nhỏ Đại Ngọc bèn nhân cơ hội này cười nói với Tuyết Nhạn rằng: “Thật là thiệt cho ngươi khi phải nghe lời kẻ khác. Những điều thường ngày ta nói, ngươi đều để ngoài tai. Tại sao những lời người khác nói, ngươi đều làm theo răm rắp vậy?“. Lời nói này chứa nhiều ẩn ý, mới nghe thì tưởng là nói với con hầu nhưng kỳ thực là nàng đang ám chỉ người khác. Rõ ràng là nói với Tuyết Nhạn nhưng lại ngụ ý chỉ Bảo Ngọc, lại cũng có ý trách Bảo Thoa nhưng vì là lời nói bóng gió nên Bảo Thoa cũng phải giả câm giả điếc làm ngơ. Đến Bảo Thoa cũng phải thốt lên rằng: “Con bé này cũng thật không vừa, làm cho người ta yêu không được, ghét cũng chẳng xong“.
Một lần khác, khi Bảo Ngọc đang chăm chú ngắm nhìn cánh tay trần trắng như tuyết của Bảo Thoa thì bị Đại Ngọc bắt gặp. Bảo Thoa bèn hỏi nàng tại sao lại đứng một mình trước ngưỡng cửa như vậy. Đại Ngọc cười đáp: “Chỉ vì em nghe thấy có tiếng kêu, chạy ra xem hoá ra là một con ‘chim ngốc’”. Bảo Thoa liền hỏi: “Chim ngốc ư? ở đâu vậy? Chị cũng muốn xem xem“. Đại Ngọc trả lời: “Khi em chạy ra chỉ nghe thấy nó vỗ cánh một tiếng rồi đã bay đi“. Nàng vừa nói vừa chỉ chiếc khăn tay về phía Bảo Ngọc. Ở đây, tác giả đã miêu tả thật sâu sắc và tinh tế tâm lý của người con gái. Khi gặp những chuyện không vừa ý, Đại Ngọc thường không dùng những lời lẽ cay nghiệt để phê phán mà hay dùng những hình ảnh ngụ ý để biểu lộ tình cảm của mình. Một mặt vừa giữ được thể diện cho Bảo Ngọc, mặt khác lại có thể bày tỏ thái độ của mình. Đại Ngọc thường hay nói những câu tưởng chừng như bâng quơ, vừa tự nhiên lại không để lộ ra chỗ sơ hở của mình. Con “chim ngốc“ vừa ám chỉ Bảo Ngọc lại cũng ám chỉ cả Bảo Thoa.
Tào Tuyết Cần hao tâm khổ tứ suốt mười năm để xây dựng nên kiệt tác “Hồng Lâu Mộng“ trong đó có Lâm Đại Ngọc với những câu chuyện thú vị về khả năng ứng đối, cách sử dụng ngôn ngữ tài tình đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.

_________________________________
Thuật Nói Chuyện - Page 7 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 294
Reputation : 1
Join date : 27/07/2013

Thuật Nói Chuyện - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 7 EmptyWed Nov 20, 2013 6:19 pm

Tiền lương và tờ giấy
 
Jack được tuyển làm giám đốc phòng sản xuất, anh áp dụng một số biện pháp mới để tăng năng suất, nên vừa làm việc trong công ty được 3 tháng, sản lượng đã tăng 30%. Jack vẫn áp dụng biện pháp mới, vài tháng sau, sản lượng lại tăng 10%. ông chủ rất vui, vỗ vai Jack nói: “Cậu làm việc rất cừ! Hãy tiếp tục cố gắng làm việc tốt hơn nhé?“
“Vâng, thưa ông“ - Jack nói, “nhưng sao ông không cho những lời này vào phong bì tiền lương của cháu?“
“Nhất định tôi sẽ làm thế.“ - ông chủ nói. Và quả thật ông ta đã giữ đúng lời hứa ấy.
Sang tháng sau, khi Jack nhận được phong bao tiền lương, Phát hiện bên trong có kèm theo một tờ giấy viết : “Anh làm rất tốt. Hãy tiếp tục cố gắng để thể hiện tốt hơn nữa“.
 
Chính sách đà điểu
Đại hội lần thứ 26 của Liên Hợp Quốc năm 1971 đã khôi phục lại địa vị hợp pháp của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc.
Kiều Quan Hoa được Mao Chủ Tịch cử dẫn đầu đoàn đại biểu tham gia đại hội. Tài hùng biện của ông ta tại các diễn đàn quốc tế đã mang lại niềm vinh dự cho nhân dân Trung Quốc, khiến toàn thế giới thấy được phong cách của một nhà ngoại giao Trung Quốc. Trong chuyến bay tới dự đại hội, không biết từ đâu xuất hiện một nhóm các nhà báo nước ngoài, họ vừa chụp ảnh vừa quay phim, đồng thời liên tiếp đặt ra hàng loạt câu hỏi.
Đối mặt với tình huống bất ngờ như vậy, Kiều Quan Hoa rất bình tĩnh, từ tốn bắt đầu câu chuyện, điều đó giúp ông ta không bị hoang mang và không cứng nhắc khi nói chuyện. Đầu tiên ông ta chủ động mở đầu bằng cách nói vui với các nhà báo phương Tây : Có phải các vị từ trên trời bay xuống không đấy? Người Trung Quốc chúng tôi có một câu nói cổ gọi là “phiêu phiêu dục tiên“, bay lơ lửng trên trời chẳng phải là tự do tự tại sao? Nói xong cả Kiều Quan Hoa và các nhà báo đều bật cười.
Một nhà báo hỏi “Thưa ông Kiều, với tư cách là trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc tham gia đại hội lần thứ 26, ông có suy nghĩ gì về nghị quyết khôi phục lại địa vị của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc mà đại hội đã thông qua? Liệu ông có cảm thấy bất ngờ?“
Kiều Quan Hoa : “Tôi không hề thấy bất ngờ. Hãy dùng một thành ngữ Trung Quốc để nói về điều này, đó là: “Trăng đến rằm trăng tròn“. Một tổ chức lớn như Liên Hợp Quốc thì không thiếu một nước lớn như Trung Quốc. Có nước không áp dụng chính sách ngoại giao hiện thực chủ nghĩa mà sử dụng những chính sách gần giống như loài chim đà điểu : nó chui mình vào đống cát và nghĩ rằng đó là niềm vui cho bản thân, nhưng thực chất thì sao? Con đà điểu chui sâu vào đống cát thì càng cho thấy là nó không thông minh, phần hông vẫn bị hở ra ngoài“.
“Ông ám chỉ ai vậy .“
“Các vị đều là những người thông minh, có cần tôi phải nói rõ không?“
Cuộc nói chuyện diễn ra trong không khí vui vẻ hài hước và thân thiện khiến cho mọi người cảm thấy đó thực không phải là cuộc phỏng vấn hay một cuộc tranh luận. Chỉ điều đó thôi cũng đủ cho mọi người phải kính nể.

_________________________________
Tri Âm Quán
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 294
Reputation : 1
Join date : 27/07/2013

Thuật Nói Chuyện - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 7 EmptyWed Nov 20, 2013 6:22 pm

Thể diện
Khi chúng ta lâm vào những tình huống khó xử thì lúc đó hài hước là chất bôi trơn trong quan hệ giao tiếp, hãy đừng ngại nói vui đùa với họ. Nhà khoa học nổi tiếng Einstein là một người có tính hài hước. Một lần, có một cặp vợ chồng trẻ do ông ấy làm chủ hôn trước đấy mang con tới thăm ông. Đứa trẻ vừa nhìn thấy ông ta đã khóc oà lên khiến cho cặp vợ chồng này rất khó xử. Còn Einstein thì vui vẻ xoa đầu đứa bé nói : “Cháu là người đầu tiên trước mặt nói ra ấn tượng của cháu đối với ta“.
Câu đối đáp khéo léo, thẳng thắn và chân thành ấy vừa không làm cho chính nhà khoa học đó bị mất mặt, lại vừa giữ thể diện cho cặp vợ chồng đó. Không những thế, nó còn làm cho không khí cuộc nói chuyện sôi nổi hơn và mối quan hệ cũng hoà hợp thân thiện hơn.
 
Có con lúc cuối đời
Dùng một từ đồng thời mang cả hai nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng, thì cái mà người ta thường nhấn mạnh vẫn là hàm nghĩa ẩn chứa bên trong - nghĩa bóng. Từ ngữ thì như thế này nhưng ý nghĩa lại khác, hàm ý rất sâu sắc khiến cho người ta phải suy ngẫm, suy xét và liên tưởng.
Theo mục “ích lợi của nụ cười“, có một nhà nghiên cứu khi sắp 70 tuổi sinh một đứa con trai, đặt tên là “Niên Kỷ“, hàm ý là ông ta đã già rồi mà vẫn có con. Một năm sau lại sinh thêm một đứa con trai nữa, là một người được ăn học, ông đặt tên con là “Học Vấn“, hàm ý bản thân ông ta là một nhà nghiên cứu và có học vấn. Đến năm sau ông lại sinh thêm một đứa con trai thứ ba, nhà nghiên cứu tự giễu mình nói : không ngờ đến cái tuổi cổ lai hy mà vẫn có con, thật buồn cười! Do đó ông ta đặt tên con là “Tiếu Thoại“.
Khi các con trưởng thành, nhà nghiên cứu liền sai các con lên núi đốn củi. Sau đó ông ta hỏi vợ xem ai trong số ba đứa con đốn được nhiều? Bà vợ nói : “Niên Kỷ được một bó to, Học Vấn không được chút nào, còn Tiếu Thoại thì đốn được một gánh“. Ở đây bà vợ đã lợi dụng sự đồng âm để nói đến hai ý khác nhau nhằm châm biếm về sự cổ hủ của ông chồng.

_________________________________
Tri Âm Quán
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 294
Reputation : 1
Join date : 27/07/2013

Thuật Nói Chuyện - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 7 EmptyWed Nov 20, 2013 6:33 pm

nhiều tác giả
Thuật Nói Chuyện
Dịch giả: Trần Thắng Minh
Chương 2
NỊNH
 
 
Đã là người thì ai cũng có tâm lý thích được người khác nịnh. Trong một số tình huống bất lợi, nói vài câu nịnh có thể người đó từ tức giận chuyển sang vui mừng và sẽ không làm khó cho bạn nữa. Như vậy, bạn có thể ung dung mà thoát thân.
Hãy nhớ rằng, không ai là không muốn nịnh cả. Ngay cả những người lúc bình thường nói là ghét được người khác nịnh, thì thực ra trong lòng cũng thích được người khác nịnh. Chỉ có điều là, bạn phải nịnh khéo một chút, nịnh chừng mực, không được để lộ quá, không để lại dấu vết gì. Như vậy, người đó sẽ cảm thấy rất tự nhiên và tự đắc, tự khắc sẽ rất yêu mến bạn.
Xin hãy xem một mẩu chuyện cười trong “Tiếu tiếu lục“ của người Thanh. Tục gọi “nịnh bợ“ là “đội mũ cao“.
 
Có 2 học sinh chuẩn bị sang nơi khác để làm quan. Lúc sắp đi, họ đến gặp thầy dậy học. Người thầy nói với họ rằng: “Ngày nay, nếu sống quá thẳng thì không được các con cứ nịnh người ta là được rồi“.
Một học trò mới nói rằng: “Lời thầy nói quả là không sai, trên đời này, những người không thích nịnh như thầy chỉ đếm được trên đầu ngón tay.“
Người thầy rất đỗi vui mừng. Vừa ra khỏi cửa, người học trò đó liền nói với bạn mình rằng: “Đã tặng được một chiếc mũ cao rồi“. (Đã nịnh được một người rồi).
 
Có thể thấy rằng, những người bình thường nói không thích nịnh cũng là người có lời nói và hành động không nhất quán. Tuy nói là không thích được nịnh, nhưng chỉ cần bạn nịnh khéo một chút, thì họ vẫn bị mắc như thường.
 
Nịnh người khác nhiều khi giúp bạn trong lúc nguy khốn có thể bảo toàn được tính mạng, ung dung thoát khỏi hoàn cảnh nguy hiểm.

_________________________________
Tri Âm Quán
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 7 EmptyThu Nov 21, 2013 10:11 am

Người hầu gái thoát thân trong lúc nguy khốn
 
Một ngày nọ, Viên Thế Khải đang ngủ trưa, một người hầu gái theo lệ bưng đến một bát canh sâm đế Viên Thế Khải tẩm bổ sau khi ngủ dậy. Nào ngờ, khi cô bước vào phòng, do không cẩn thận làm rơi chiếc bát ngọc dương chỉ cầm trong tay, rơi xuống đất vỡ tan thành từng mảnh, làm cho Viên Thế Khải đang ngủ say bỗng bừng tỉnh. Cô hầu gái biết chắc rằng đại hoạ sắp, đổ xuống đầu, sợ đến nỗi mặt trắng nhợt, toàn thân run lẩy bẩy.
Viên Thế Khải tỉnh dậy, vừa nhìn thấy chiếc bát ngọc dương chỉ mà mình yêu quý bị đánh vỡ, liền nổi giận đùng đùng. Ông ta làm sao mà không tức giận cho được? Chiếc bát ngọc dương chỉ này là bảo bối mà ông ta có được từ trong hoàng cung của Triều Tiên. Trước đây, ngay cả đến Từ Hi lão phật gia ông ta còn không muốn tặng, nay lại bị người hầu gái không cẩn thận làm vỡ, Viên Thế Khải tức đến nỗi mặt mũi tím tái lại, ông ta quát tháo: “Hôm nay ta quyết phải lấy mạng con tiện nhân như ngươi“.
 
Chính vào lúc sống chết này, người hầu gái dập đầu như bổ củi, xin Viên Thế Khải khai ân. Viên Thế Khải tức giận gạt phắt đi. Người hầu gái lúc đó liền cái khó bó cái khôn, cuối cùng cô ta mạnh dạn trả lời rằng: “Đây không phải là lỗi của con, con có nội tình nhưng không dám bẩm lên trên“.
Viên Thế Khải quát lớn: “Nói mau, xem xem ngươi lúc chết đến nơi còn có thể phịa ra được chuyện gì“.
Người hầu gái khóc mà trả lời rằng: “Khi con bưng bát canh sâm vào thì nhìn thấy người nằm trên giường không phải là đại tổng thống“.
“Đồ khốn kiếp“, Viên Thế Khải càng tức giận hơn. “Người nằm trên giường không phải là ta thì là ai? Ta thấy ngươi đúng là chán sống rồi đó“.
 
Người hầu gái khóc rồi nói: “Con không dám nói nữa. Con sợ?“
Viên Thế Khải tức đến nỗi đứng phắt dậy, nghiến răng rồi nói: “Nếu ngươi không nói thì ta sẽ nghiền ngươi ra thành vạn mảnh“.
“Vâng, con nói, con nói. Trên giường, trên giường... có một con rồng 5 móng lớn đang nằm. Con nhìn thấy nên sợ quá mới ngã“.
 
Viên Thế Khải nghe xong lập tức chuyển từ tức giận sang vui mừng, mình ngày nào cũng nằm mơ được làm hoàng đế, thì ra mình quả thật là châu long truyền thế, và thế là ông ta không những không giết người hầu gái làm vỡ cái bát mà còn thưởng cho cô ta rất nhiều đồ vật và tiền bạc.
 
Vào khoảnh khắc giữa cái sống và cái chết, người hầu gái nhanh trí đã phịa ra câu chuyện “con rồng vàng 5 vuốt làm sợ đến nỗi rơi bát ngọc“ đã đội cho Viên Thế Khải “một chiếc mũ cao“, “một chiếc mũ hoàng đế” cao chót vót, khiến Viên Thế Khải đang tức giận cũng chuyển sang vui mừng, đồng thời còn giũ sạch trách nhiệm đánh rơi chiếc bát ngọc của mình và được hưởng “hoàng ân“ mà cô ta không hề ngờ tới. Có thể thấy, nghệ thuật dùng lý lẽ để bảo vệ mình của cô hầu gái thật cao siêu đến chừng nào.
 
Những ví dụ nịnh người khác để bản thân mình thoát hiểm giống như vậy nhiều không kể xiết. Xin các bạn hãy xem ví dụ dưới đây.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 7 EmptyFri Nov 22, 2013 10:58 am

Bulerte bình an thoát hiểm
 
Tháng 5 năm 1671 , Luân Đôn xảy ra một vụ án hình sự lớn nhất nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Anh tính cho đến nay. Một nhóm tội phạm 5 người do Bulerte cầm đầu, lừa gạt được phó giám đốc của tháp Luân Đôn, trà trộn vào trong tháp Martin cướp được thần khí trấn quốc đặc biệt của nước Anh - vương miện của vua Anh.
Nhưng đám tội phạm này không may mắn cho lắm, vừa xông vào tháp Luân Đôn đã bị đám thị vệ của vương thất vây lấy, sau khi vật lộn dữ dội 1 hồi, toàn bộ 5 tên tội phạm đã bị bắt.
Tổng Giám đốc tháp Luân Đôn Taierboxiang đích thân thẩm vấn những tên tội phạm này và xử chúng tử hình, sau đó báo cáo với vua Anh là Charley đệ nhị. Charley đệ nhị thấy rất hứng thú với những tên tội phạm coi thường pháp luật và liều mình này nên đã quyết định đích thân thẩm vấn tên cầm đầu là Bulerte để xem xét rốt cục hắn có phải là người 3 đầu 6 tay hay không, sao lại có thể liều mình làm những chuyện này như vậy. Khi bị thẩm vấn, Bulerte đã phát huy hết tài ăn nói của mình và đã thực hiện một cuộc thẩm vấn hình sự thú vị nhất trong lịch sử nước Anh với quốc vương Anh. Dưới đây, tôi xin giới thiệu với độc giả một đoạn hay nhất trong cuộc đối thoại đó:
 
Charley đệ nhị: “Ngươi khi còn là thuộc hạ của Cromwell đã giết Emcron để đổi lấy chức thiếu tá và tước hiệu nam tước?“
Bulerte: “Bẩm bệ hạ, thần không phải là con trưởng trong nhà, cho nên không có quyền thừa kế tài sản, ngoài bản thân và tính mạng của mình ra thì thần chẳng có gì cả, nên thần phải bán tính mạng của mình cho một người có giá nhất“.
Charley đệ nhị: “Ngươi còn có 2 lần định hành thích công tước Aomon, phải vậy không?“
Bulerte: “Bẩm bệ hạ, thần sở dĩ định hành thích ông ta chỉ là muốn xem ông ta có xứng với chức vị cao quý mà bệ hạ ban cho ông ta hay không. Nếu như ông ta dễ dàng bị thần tống cổ đi thì bệ hạ có thể tìm một người thích hợp hơn để thay thế ông ta“.
Charley đệ nhị trầm ngâm một lúc, ông cảm thấy người này không những to gan lớn mật mà còn là một người đối đáp nhanh nhẹn, nên mới hỏi tiếp rằng: “Ngươi càng ngày càng liều lĩnh hơn, lần này còn ăn trộm vương miện của ta nữa“.
Bulerte: “Bệ hạ nói rất đúng, thần cũng biết là hành động này của mình là quá cuồng vọng, nhưng thần chỉ có thể dùng cách này để nhắc nhở bệ hạ quan tâm đến một người lính già sống không nơi nương tựa như thần“.
Charley đệ nhị: “Ngươi không phải là thuộc hạ của ta, sao lại đòi ta phải quan tâm đến ngươi làm gì?“
Bulerte: “Bẩm bệ hạ, thần từ xưa đến nay chưa đối đầu với ngài bao giờ, giữa những người anh với nhau mà phải đối đầu với nhau thì đã quá bất hạnh rồi. Bây giờ thiên hạ thái bình, tất cả mọi người đều là thần dân của ngài, thần đương nhiên cũng là thuộc hạ của ngài“.
Mặc dù Charley đệ nhị cảm thấy hắn là một tên vô lại thật sự, nhưng vẫn tiếp tục hỏi: “Ngươi tự mình nói xem, ta nên xử lý ngươi như thế nào?“
Bulerte: “Xét từ góc độ pháp luật thì thần nên chịu án tử hình. Nhưng 5 người chúng thần mỗi người ít nhất cũng có 2 người thân khóc vì chuyện này. Nếu nhìn từ lập trường của bệ hạ thì nhiều hơn 10 người ca ngợì ngài tốt hơn nhiều so với việc thêm 1 người khóc.“
Charley đệ nhị không hề nghĩ rằng hắn ta sẽ trả lời thư vậy, ông không kìm được mới gật đầu mà hỏi tiếp ông: “Ngươi thấy mình là một dũng sĩ hay là một kẻ nhát gan?“
Bulerte: “Thưa bệ hạ, từ khi lệnh truy nã của ngài ban ra, thần không có nơi nào có thể an thân, cho nên năm ngoái thần có làm 1 đám ma giả ở dưới quê, hy vọng lại cảnh sát tin là thần đã chết mà không truy lùng nữa. Đây không phải là một hành cộng dũng cảm. Do vậy, dù cho trước mặt người khác, thần là một dũng sĩ, nhưng trước mặt ngài, bệ hạ tôn kính, thì thần chỉ là một kẻ nhát gan.“
Charley đệ nhị vô cùng hài lòng với câu nói này, nên không những miễn tội chết cho Bulerte mà còn thưởng cho anh ta một khoản tiền thưởng năm không nhỏ.
 
Bulerte sở dĩ thoát chết ngay trong gang tấc, bình an thoát hiểm là chủ yếu do anh ta rất biết ăn nói, khiến cho Charley đệ nhị không hề cảm thấy chán ngán, thêm vào đó Bulerte luôn chọn đúng thời điểm để đội một “Chiếc mũ cao “ cho Charley đệ nhị - “thần Bulerte tuy rằng trước mặt người khác là một dũng sĩ nhưng trước mặt ngài, thần chỉ là một kẻ nhát gan.
Ngài - Charley đệ nhị mới đúng là dũng sĩ thực sự “.
Những lời nịnh nọt như vậy đã làm cho Charley đệ nhị
- người được nịnh - cảm thấy rất vui, mặt mày rạng rỡ, cuối cùng đã miễn tội chết cho Bulerte, ngoài ra còn thưởng cho hắn ta một khoản tiền thưởng năm không nhỏ nữa.
 
Tục ngữ nói: “Người gặp chuyện vui thì tinh thần sảng khoái“. Khi mọi người làm việc đạt được thành quả, đạt được thành công trong sự nghiệp, được người khác tôn trọng, ca ngợi, khi mọi người có được những niềm vui ngoài ý muốn hoặc sau khi làm một hoạt động vui vẻ, thì đều luôn ở vào trạng thái hưng phấn và vui vẻ. Khi chìm đắm trong niềm vui thì mọi người sẽ trở nên thấu tình đạt lý, đối xử khoan dung hơn lúc bình thường, vui vẻ hợp tác và dễ dàng chấp nhận yêu cầu của người khác. “Đội cho người khác một chiếc mũ cao“ cũng tức là cách nịnh nọt, tán dương người khác, để cho người đó ở vào trạng thái tâm lý tốt, và như vậy người đó mới có thể đối xử khoan dung, ít làm khó cho người khác hơn.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thuật Nói Chuyện - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 7 EmptyFri Nov 22, 2013 11:32 am

Giang Ất khéo léo cứu Chiêu Hề Tất
 
Thời Xuân Thu Chiến Quốc, vào thời kỳ Sở Tuyên Vương cầm quyền, thực lực của nước Sở rất mạnh, các nước láng giềng đều không dám đối đầu với nước Sở, Sở Tuyên Vương nghe nói các nước chư hầu ở Trung Nguyên đều sợ đại tướng của nước Sở là Chiêu Hề Tất, trong lòng ông ta cảm thấy rất khó chịu. Thế là, ông ta liền hỏi các đại thần: “Các nước chư hầu đều sợ Chiêu Hề Tất đến như vậy, thực tế thì ông ta là người như thế nào?“ Quần thần nghe xong thì đều im lặng, họ đều không biết phải trả lời như thế nào.
Lúc đó, một đại thần tên là Giang Ất đứng dậy mà nói rằng: “Xin hãy để cho thần kể cho đại vương nghe câu chuyện.
 
Cáo mượn oai hổ“. Có một lần, một con hổ đói ra ngoài để kiếm thức ăn. Nó bắt được một con cáo. Con cáo nói với hổ rằng: “Ngài không thể ăn ta được. Thiên đế cử ta đến đây làm chúa tể của muôn loài. Nếu ngài ăn thịt ta thì sẽ làm trái với ý chỉ của thiên đế. Nếu ngài không tin ta thì ta có thể đi ở phía trước, ngài đi sau, để xem xem bách thú thấy ta có sợ không“. Hổ tin lời của cáo, đi ở sau cáo, trên đường đi, hổ thấy bách thú trông thấy họ liền chạy mất, liền tin vào lời lừa gạt của cáo và thả cho cáo đi. Hổ không hề biết rằng bách thú bỏ chạy là vì sợ mình.
Giang Ất sau khi kể xong câu chuyện liền nói tiếp:
“Nay đại vương có hàng nghìn dặm đất, hàng trăm vạn quân, mà quân quyền thì lại giao hết cho Chiêu Hề Tất nên tất nhiên là các nước chư hầu đều sợ ông ta. Thực ra là họ sợ quân đội của đại vương cũng giống như bách thú sợ hổ vậy“.
 
Sở Tuyên Vương vốn nghe nói người mà các nước chư hầu sợ là Chiêu Hề Tất chứ không phải là ông ta - đường đường là đại vương nước Sở - nên trong lòng tự nhiên cảm thấy khó chịu.
 
Giang ất biết rõ rằng, Sở Vương đang ghen tị với Chiêu Hề Tất mà một khi vua ghen tị với thần thì thần khó tránh khỏi tội chết nên đã ra sức cứu ông ta. Phương pháp duy nhất là đội cho Sở Vương “một chiếc mũ cao“, nói rằng người mà các nước chư hầu sợ thực ra là Sở Vương, chứ không phải là Chiêu Hề Tất. Như vậy mới làm cho Sở Vương nguôi giận, Chiêu Hề Tất mới được cứu. Thế là câu chuyện ngụ ngôn “Cáo giả uy hổ“ của Giang ất đã ví von, so sánh rất xác đáng, cuối cùng đã không để lộ ra bất kỳ dấu vết nào, đã khéo léo đội cho Sở Tuyên Vương một “Chiếc mũ cao“ khiến cho Sở Tuyên Vương nhân lúc “vui cười hớn hở“ mà bỏ qua cho Chiêu Hề Tất và không làm khó dễ cho ông ta nữa.
 
 
Phong Nhân Tử Cao cũng dùng cách nịnh này mà cứu được một vị quan. Câu chuyện như thế này:
Theo “Lã Thị Xuân Thu” ghi chép: Hàn Thị xây thành ở Tân Thành, hạn trong vòng 15 ngày phải hoàn thành. Tư không lúc đó là Đoạn Kiều (Tư không tương đương với người nghiệm thu công trình ngày nay). Do công trình ở một huyện X bị chậm 2 ngày, Tư không Đoạn Kiều liền cho bắt quan chủ quản và tống vị quan này vào trong ngục. Con trai của vị quan chủ quản đó liền chạy đến tìm Phong Nhân Tử Cao mà nói rằng: “Cháu biết đại nhân có thể cứu được cha cháu nên mới khẩn cầu đại nhân cứu giúp“.
Phong Nhân Tử Cao nhận lời. Ông ta cầu kiến Tư không Đoạn Kiều. Đồng thời lấy cớ để cùng ngắm cảnh thành mới xây với Đoạn Kiều. Phong Nhân Tử Cao nhìn quanh một lát rồi liên tục tán dương rằng: “Đây quả là một toà thành tuyệt vời. Để hoàn thành một công trình vĩ đại như vậy quả thật là không hề dễ dàng gì. Ngài nhất định sẽ được trọng thưởng. Từ cổ chí kim, chưa có ai có thể hoàn thành được một công trình vĩ đại như vậy, hơn nữa lại chưa từng phạt ai hoặc chưa từng giết ai.
 
Phong Nhân Tử Cao vừa về khỏi, thì Tư không Đoạn Kiều ngay đêm đó đã thả vị quan chủ quản đang ở trong ngục ra.
Tại sao lại có kết quả như vậy?
Đó chính là do những lời nói của Phong Nhân Tử Cao, là ở nghệ thuật đội “chiếc mũ cao“ cho Tư không Đoạn Kiều của Phong Nhân Tử Cao: Tư không Đoạn Kiều nếu muốn được đúng như lời nịnh thì cần phải thả vị quan trong ngục kia ra. Cái vĩ đại của công trình này chính là ở chỗ chưa từng phạt ai hoặc xử chết ai. Nếu ngài tiếp tục giam vị quan kia ở trong ngục thì công trình này không còn được coi là vĩ đại nữa. Vậy thì Đoạn Kiều cũng sẽ không xứng với lời khen kia nữa. Thiết nghĩ, ai lại muốn bỏ “Chiếc mũ cao“ đang đội kia xuống đây? Phong Nhân Tử Cao đã lợi dụng tâm lý này của Đoạn Kiều để làm cho ông ta thay đổi quyết định.
 
Nghệ thuật nịnh của Phong Nhân Tử Cao quả thật là tuyệt diệu. Khi nịnh người khác, họ sẽ chuyển từ tức giận sang vui vẻ, sẽ đối xử khoan dung hơn.
 
Bạn hãy lợi dụng tâm lý này của mọi người, khi người khác gây khó dễ cho bạn, bạn hãy đội cho người đó “một chiếc mũ cao“ một cách thần không hay quỷ không biết, họ sẽ ngại và không muốn gây khó dễ cho bạn nữa.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





Thuật Nói Chuyện - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuật Nói Chuyện   Thuật Nói Chuyện - Page 7 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Thuật Nói Chuyện
Về Đầu Trang 
Trang 7 trong tổng số 9 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next
 Similar topics
-
» THUẬT XỬ THẾ CỦA NGƯỜI XƯA
» Kỹ thuật thiền Vipassanā
» Cách làm nhỏ môi bé mà không cần phẩu thuật
» THUẬT PHONG THỦY
» Mày mò 5 tiện ích lúc cắt bao quy đầu bằng kỹ thuật mới

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Kiến Thức Tổng Hợp-
Chuyển đến