Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính   TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI   - Page 3 Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

  TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI

Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

 TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI     TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI   - Page 3 EmptyWed Dec 25, 2019 11:38 am

Dịch: ĐÙA THIỀN SƯ TRÍ VIỄN XEM KINH GIẢI NGHĨA
Mực mồi thơm ngát, bút làm cần
Biển học sóng đùa, lý là thuyền.
Khen ngợi Viễn Công từng câu thả
Rồng to bắt được, phải năm lừa.
Giảng: “Mực mồi thơm ngát, bút làm cần, biển học sóng đùa, lý là thuyền.” Thượng Sĩ nói Thiền sư Trí Viễn dùng bút mực để giải thích kinh điển, giống như dùng thuyền câu đi trong biển giáo lý, thả mồi bằng mực cần bằng bút để giải thích giáo lý của Phật. “Khen ngợi Viễn Công từng câu thả, rồng to bắt được phải năm lừa.” Thượng Sĩ khen Viễn Công từng thả câu, câu rồng to ở dưới biển. Nhưng mà ngày bắt được rồng, còn xa thăm thẳm, đến năm con lừa mới bắt được. Trong mười hai con giáp, không có con giáp nào là lừa cả. Như vậy, Trí Viễn câu suốt đời cũng không bắt được rồng. Ý Thượng Sĩ nói Trí Viễn thông hiểu kinh Phật, dùng bút mực để giải thích giáo nghĩa. Tuy vậy, suốt đời vẫn không thấu suốt lý Thiền thâm sâu, giống như người muốn thả mồi câu rồng to ở dưới biển, suốt đời vẫn không câu được.
Dịch: ĐIỆU TIÊN SƯ
Một khúc vô sanh hát vừa im
Vác ngang cây gậy về cố hương.
Đầu trên qua khỏi nơi nào có
Trâu đất tha hồ cỡi ngược lên.
Giảng: “Điệu” là truy điệu, tức là nói lên công hạnh của người đã mất. Điệu Tiên Sư là nhắc đến công hạnh của thầy sau khi tịch. “Một khúc vô sanh hát vừa im.” Thầy không còn hát khúc vô sanh, tức là thầy đã tịch rồi, không còn giáo hóa nữa. Vậy thầy đi đâu? “Vác ngang cây gậy về cố hương.” Câu này Thượng Sĩ dẫn câu chuyện đi ở tự tại, của một vị đệ tử tông Vân Môn là Am chủ Tường ở Liên Hoa Phong. Khi sắp tịch Ngài cầm cây gậy để ngang vai nói “vai vác cây gậy tức lật chẳng đoái đến người, đi thẳng vào ngàn đảnh núi muôn đảnh núi”. Nói xong Ngài tịch. Người xưa ra đi rất là tự tại, muốn tịch thì tịch, ngồi nằm đi đứng gì cũng được. Bây giờ hỏi thầy đi đâu? - Trả lời: Thầy cũng giống như Am chủ Tường vác cây gậy đi qua ngàn núi muôn núi, chớ không dừng ở nơi nào. “Đầu trên qua khỏi nơi nào có, trâu đất tha hồ cỡi ngược lên.” “Nơi nào có” nguyên chữ Hán là “hà hữu hương”. Ở đoạn trước Ngài nói chỗ cuối cùng là đạt đạo hay giải thoát sanh tử. Chỗ đó là chỗ tha hồ cỡi ngược con trâu đất, chỗ đó là chỗ rốt ráo. Thầy của Thượng Sĩ đi về chỗ tột cùng của đạo, Ngài có diệu dụng không lường nổi. Đó là lời tán thán của Thượng Sĩ đối với Thiền sư Phước Đường thầy Ngài.
Dịch: KHUYÊN ĐỜI VÀO ĐẠO
Thời tiết xoay vần xuân lại thu
Xăm xăm tuổi trẻ đã bạc đầu.
Giàu sang nhìn lại một trường mộng
Năm tháng ôm suông muôn hộc sầu.
Nẻo khổ luân hồi xe chuyển bánh
Sông yêu chìm nổi tợ bọt chùm.
Gặp trường chẳng chịu sờ lên mũi
Muôn kiếp duyên lành chỉ thế thôi.

Giảng: Khuyên đời vào đạo là khuyên người đời nên bước vào đường đạo để tu hành, chớ để qua luống uổng một đời. “Thời tiết xoay vần xuân đến thu, xăm xăm tuổi trẻ đã bạc đầu.” Thời tiết xoay vần hết xuân rồi tới hạ, hết thu rồi tới đông. Thời tiết cứ đi qua đều đều, con người thì từ đầu xanh trở thành đầu bạc, vì nó biến chuyển theo sự xoay vần của năm tháng, chúng ta nhìn lại đầu của mình mới năm nào tóc còn đen mướt, bây giờ đã hoa râm bạc trắng. Như vậy thời tiết tháng năm luôn luôn xoay vần biến chuyển, kiếp người cũng chịu ảnh hưởng của sự biến chuyển vô thường ấy, nên thân từ trẻ biến thành già chớ không trẻ mãi. Đa số chúng ta đều có bệnh mâu thuẫn, mong cho ngày tháng qua mau mà không muốn mình già. Công nhân đi làm sở thì muốn cho mau tới cuối tháng để lãnh lương, trông mau tới dịp hè để được nghỉ, nhưng quên rằng mỗi lần lãnh lương thì cái đầu mình sẽ điểm thêm vài sợi tóc bạc, lãnh lương nhiều chừng nào thì đầu mình bạc nhiều chừng nấy. Muốn cho ngày tháng qua nhanh mà muốn thân mình trẻ mãi, vậy có mâu thuẫn không? Muốn ngày tháng qua nhanh thì phải chấp nhận thân mình mau già, đầu mình mau bạc! “Giàu sang nhìn lại một trường mộng, năm tháng ôm suông muôn hộc sầu.” Biết bao kẻ phú quí sống đời sang cả, nhưng trải qua những cuộc bể dâu thăng trầm, giờ đây còn đâu, còn chăng chỉ là một giấc mộng. Vì vậy mà “năm tháng ôm suông muôn hộc sầu”. Mỗi năm qua mỗi tháng qua, nào buồn thương giận ghét dồn đầy cả bụng. Sống càng nhiều tháng nhiều năm chừng nào thì phiền não chồng chất nhiều chừng nấy, cho nên nói muôn hộc sầu. Chẳng biết người tu có chất thêm những hộc sầu không, chớ người đời khó tránh. Bởi vì nay gặp việc bất như ý này, mai gặp việc bất như ý kia, cứ ôm ấp mà không chịu buông xả, nên buồn thương giận ghét tăng thêm thành muôn hộc. Như vậy cuộc đời như giấc mộng mà lòng thì chất chứa cả muôn hộc phiền não, rất đáng thương. “Nẻo khổ luân hồi xe chuyển bánh, sông yêu chìm nổi tợ bọt chùm.” Nếu ôm ấp phiền não thì nhất định sẽ trôi lăn vào nẻo khổ luân hồi, vì động cơ đưa con người tái sanh trong lục đạo là những niệm phiền não lăng xăng. Phiền não chứa đầy cả kho cả hộc thì nhất định sẽ lôi đi trong luân hồi không thể tránh. Thế mà người đời không biết dừng, cứ yêu thương, giận ghét v.v... Nếu yêu thương giận ghét thì phải chìm nổi trong dòng sông ái dục. Vì cái nhân sanh ra phiền não đều từ yêu ghét; nếu còn ôm lòng yêu ghét thì sự chìm nổi ở biển khổ không bao giờ hết, giống như chùm bọt nước tụ tan mãi trên dòng sông trên mặt biển không biết bao giờ cùng. “Gặp trường chẳng chịu sờ lên mũi, muôn kiếp duyên lành chỉ thế thôi.” Gặp cơ hội tốt mà chúng ta không chịu nắm bắt, dù cho có duyên lành muôn kiếp cũng chỉ có thế thôi, không tiến được. Ở đây tôi nhắc quí vị, được cơ hội nghe kinh học đạo, mà không chịu nắm ngay cơ hội đó để tiến tu, cứ thả trôi cũng như gặp trường mà chẳng chịu sờ lên mũi. Nhà Thiền thường nói lên lẽ thật: lỗ mũi lúc nào cũng ở trước mặt mình không bao giờ thiếu vắng, hơi thở là sanh mạng của chính mình. Lỗ mũi là chỗ phát ra hơi thở, cho nên dụ lỗ mũi là sanh mạng sẵn ở trước mặt mình. Vậy mà chúng ta không nhớ cái mũi và hơi thở, cứ mãi lo chuyện này chuyện kia, mà quên mất cái ở trước mặt mình. Cũng vậy, tâm thể chân thật sẵn có nơi mỗi người chúng ta giống như cái lỗ mũi lúc nào cũng ở trước mặt. Bây giờ có cơ hội tốt nghe kinh học đạo tu để trở về với cái chân thật, thế mà chúng ta lơ là bỏ qua thì “muôn kiếp duyên lành chỉ thế thôi”. Vì gặp cơ hội tốt mà không chụp ngay cái cơ hội đó, để tiến lên thì dù cho có duyên lành muôn đời vẫn không được lợi ích. Hôm trước tôi đi ra nước ngoài gặp quí Phật tử họ than: “Hồi ở trong nước chúng con thiếu duyên không gặp Thầy, không trực tiếp nghe Thầy giảng để tu. Bây giờ ra nước ngoài nghe những lời Thầy giảng trong băng, chúng con hối tiếc sao lúc đó mình không đi tìm Thầy để học đạo, bây giờ mới học quá muộn màng...” Quí vị ở đây đủ duyên được quí thầy giảng dạy hướng dẫn trực tiếp cho tu học thì đừng bỏ qua cơ hội tốt, sau tìm lại rất là khó! Đây là bài thơ nhắc nhở người còn mắc kẹt ở ngoài đời, phải mau bước vào con đường đạo để tu học chớ đừng lơ là, duyên lành qua mất, muôn kiếp không được lợi ích. 
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

 TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI     TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI   - Page 3 EmptyThu Dec 26, 2019 3:30 pm

Dịch: BẢO CHÚNG
Thôi tìm Thiếu Thất với Tào Khê
Thể tánh sáng ngời chửa từng mê.
Trăng cổ chiếu soi nào cận viễn
Gió trời thổi mát thấp cao chê.
Ánh thu đen trắng tùy duyên sắc
Sen nở thơm hồng bùn chẳng hề.
Diệu khúc xưa nay cần cứ hát
Chớ tìm nam bắc với đông tê.

Giảng: Bài này Thượng Sĩ nhắc nhở chúng ta tu, nên gọi là Bảo Chúng. Chúng ở đây gồm có hai hạng xuất gia và tại gia, là những người đến học với Ngài. Ngài khuyên rằng: “Thôi tìm Thiếu Thất với Tào Khê, thể tánh sáng ngời chửa từng mê.” Thượng Sĩ khuyên chúng ta muốn tu muốn đạt được đạo, không phải tìm tới Thiếu Lâm chỗ Tổ Bồ-đề-đạt-ma ở, hay phải tìm tới Tào Khê chỗ Lục tổ Huệ Năng trụ xứ giáo hóa mới tu được. Vì hai nơi đó tuy là chỗ của Sơ Tổ và Lục Tổ nhưng nó là cảnh tướng, có chỗ nơi không phải là gốc của sự giác ngộ. Gốc của sự giác ngộ là “thể tánh sáng ngời chửa từng mê”. Mỗi chúng ta ai cũng có thể tánh sáng suốt lúc nào cũng hiện tiền chưa từng bị mê, vậy mà chúng ta không nhận ra. Sở dĩ chúng ta không nhận ra thể tánh sáng suốt của chính mình là, tại những vọng niệm lăng xăng tiếp nối lôi kéo chúng ta cứ chạy theo nó, mà quên mất thể tánh sáng suốt của mình. Như vậy muốn được giác ngộ không phải tới Tào Khê hay Thiếu Thất, mà phải khéo buông bỏ những vọng niệm lăng xăng nơi tâm mình thì thể tánh sáng ngời hiện tiền, chớ không tìm kiếm đâu xa. “Trăng cổ chiếu soi nào cận viễn, gió trời thổi mát thấp cao chê.” Mặt trăng xưa chiếu ánh sáng xuống mọi vật một cách đầy đủ và bình đẳng, không câu nệ xa gần. Và, gió từ phương trời thổi lại, nó không chê chỗ thấp chọn chỗ cao, cao thấp nó đều thổi bình đẳng. Tuy nhiên, chỗ khuất lấp thì gió thổi tạt lên chỗ cao, đó là tại chỗ nơi chớ không phải tại gió lựa chọn. Đó là hai hình ảnh trăng cổ gió trời không phân biệt xa gần cao thấp. “Ánh thu đen trắng tùy duyên sắc, sen nở thơm hồng bùn chẳng hề.” Bầu trời mùa thu có ánh trăng sáng trong, nhưng ánh sáng ấy không nhất định màu vàng, màu xanh hay màu trắng, mà tùy duyên. Nếu cảnh vật trắng thì nó hiện sắc trắng. Cảnh vật xanh nó hiện sắc xanh, đỏ thì nó hiện sắc đỏ. Ánh sáng vàng, xanh v.v... là tại những hình sắc bên ngoài: Như ánh sáng đang chiếu mà chúng ta để hạt lưu ly ở trên miếng giấy đỏ thì thấy ánh sáng màu đỏ, để trên miếng giấy xanh thấy ánh sáng màu xanh v.v... Như vậy phản ảnh màu này màu nọ là tại màu sắc chớ ánh sáng không có màu này màu nọ. Và, hoa sen nở ra từ dưới bùn mà nó không hề bị bùn làm cho hôi hám. Đó là những hình ảnh trăng cổ, gió trời, ánh sáng mùa thu, hoa sen nở, tất cả những thứ đó đều không có phân biệt so sánh gần xa, cao thấp, trắng đen và thơm hôi. Nghĩa là nó không bị sự so sánh làm cho mất đi tính chất bình đẳng. Thượng Sĩ mượn cái bình đẳng để nói lên thể sáng ngời của chúng ta nó cũng không phân biệt xa gần, cao thấp, trắng đen hay thơm hôi. Sở dĩ có những cái phân biệt đó là do tùy duyên bên ngoài như thế nào thấy như thế ấy. Ý Thượng Sĩ nói: nơi mọi người chúng ta có sẵn cái thể tánh bình đẳng trong sáng, chưa bao giờ có niệm phân biệt so sánh. Nếu khởi niệm phân biệt so sánh là thiếu bình đẳng tự nhiên. “Diệu khúc xưa nay cần cứ hát, chớ tìm nam bắc với đông tê.” Diệu khúc là bản nhạc nhiệm mầu có sẵn từ xưa tới nay, nếu cần thì cứ hát, chớ đừng tìm tới phương nam, phương tây, phương bắc. Theo Thượng Sĩ bản nhạc nhiệm mầu này chỉ cho thể tánh sáng ngời hằng hữu nơi mỗi chúng ta. Cứ sống với thể tánh ấy đừng chạy nơi này nơi nọ tìm kiếm vô ích. Bài thơ này Thượng Sĩ dạy chúng ta, là người học đạo muốn sáng được đạo thì phải nhận nơi mình có thể tánh sáng suốt bình đẳng, không bị cái so sánh phân biệt che lấp. Nó đã có sẵn cứ ngay đó mà sống, đừng tìm kiếm phí công. Vậy quí vị đã hát được bản nhạc nhiệm mầu mà Thượng Sĩ nói chưa, hay chỉ hát những bài ca thế tục? Những bản nhạc thế tục thì dễ nhớ, còn diệu khúc này thì mau quên! Tại chúng ta chạy theo sáu trần mà quên nó chớ nó đâu có mất. Tóm lại, bài này Thượng Sĩ khuyên người tu Phật, phải trực nhận nơi mình có sẵn cái thể tánh sáng suốt không bao giờ mê mờ, tại chúng ta chạy theo vọng tưởng quên nó mà thôi. Biết rồi thì đừng thắc mắc rằng mình ở đây tu lâu ngộ, phải tới Thiếu Lâm hay Tào Khê tu mới mau ngộ. Đừng có khao khát ước mơ tìm kiếm đâu xa, mà phải quay lại nơi mình nhận ra tánh sáng suốt của mình và hằng sống với nó. Nếu khởi niệm phân biệt so sánh thì thể tánh sáng suốt bị che khuất, Thượng Sĩ muốn cụ thể hóa cho nên nói bản nhạc xưa có sẵn, muốn hát lúc nào thì hát, đừng tìm kiếm ở đâu xa. Đó là lời nhắc nhở của Thượng Sĩ, ai là người học đạo phải mau hiểu lấy. * 
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

 TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI     TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI   - Page 3 EmptyWed Jan 01, 2020 2:27 pm

Dịch: BẢO CHÚNG
Người đời ưa vọng chẳng ưa chân
Chân vọng tâm kia cũng là trần.
Cốt muốn nhảy thẳng lên bờ ấy
Hãy tham đồng tử đang có đây.

Giảng: “Người đời ưa vọng chẳng ưa chân.” Người đời ưa vọng chẳng ưa chân là phải rồi, còn người tu thì ưa chân chẳng ưa vọng hay như người đời ưa vọng không ưa chân?-! Nhưng Thượng Sĩ nói “chân vọng tâm kia cũng là trần”. Tâm chân tâm vọng cả hai thuộc về trần, tức là thuộc về sanh diệt. Cái vọng thuộc về trần, nó sanh diệt là phải, nhưng sao cái chân cũng thuộc sanh diệt? - Thể tánh bất sanh bất diệt, tự nó không nói là chân hay vọng. Vì tâm chúng ta còn nhiều vọng niệm lăng xăng nên gọi là vọng, khi chúng ta buông những vọng niệm, tâm yên lặng tạm gọi là chân. Nói chân là do có vọng mà nói, nếu vọng hết rồi thì chân cũng không còn. Cũng như cái nhà này chúng ta nói sáng vì không có bóng tối, nói tối là do không có ánh sáng. Song, ai cũng ưa sáng mà không ưa tối, nhưng nếu không có tối thì có sáng không? Ngược lại cũng vậy. Giả sử ở nơi nào đó chưa bao giờ có đêm thì có ngày không? Sở dĩ có tối có sáng là do đối đãi nhau mà lập không phải thật. Cũng như nói vọng là đối với chân mà nói, nói chân là đối với vọng mà nói. Thể tánh sáng suốt không thuộc chân vọng vì chân vọng là hai cái giả lập. “Cốt muốn nhảy thẳng lên bờ ấy.” Bờ ấy là chỉ cho bờ giác hay là Niết-bàn. Muốn nhảy thẳng đến bờ giác thì phải “hãy tham đồng tử đang có đây”. Phải tham vấn chú bé đang ở đây. Chú bé đang ở đây là chú bé nào? Chữ này có hai cách giải. Trong kinh Hoa Nghiêm thường gọi Bồ-tát là đồng tử. Đồng tử là chỉ cho những đứa bé; tại sao gọi Bồ-tát là đồng tử? Bồ-tát gọi là giác mà cái giác của Bồ-tát đối với cái giác của Phật thì chưa viên mãn, Bồ-tát thì từng phần giác chớ chưa giác ngộ viên mãn như Phật. Như người đứng tuổi thì các bộ phận trong cơ thể và sự khôn ngoan sáng suốt phát triển đầy đủ, còn đứa bé thì các bộ phận trong cơ thể tuy đủ, nhưng chưa phát triển toàn diện, nên đối với người lớn thì nó là đứa bé. Cũng vậy đứng về mặt giác ngộ thì đức Phật đã viên mãn nên coi như người lớn, Bồ-tát mới giác ngộ từng phần nên đối với Phật coi như là đứa bé, cho nên các kinh Đại thừa thường gọi Bồ-tát là đồng tử. Nhưng đồng tử đối với Phật chớ không phải đối với chúng ta. Chúng ta thì thấy Bồ-tát là những vị trưởng thượng, chỉ có Phật mới coi Bồ-tát như đứa bé thôi. Đó là nói theo kinh. Nhưng ở đây thì khác, Thượng Sĩ nói người tu muốn nhảy thẳng tới bờ giác ngộ thì phải tham vấn đồng tử đang có đây, tức là muốn giác ngộ thì phải nhận ra cái tánh giác sẵn có nơi mình, chớ đừng tìm đâu xa hết. Tại sao gọi tánh giác là đồng tử? Vì tánh giác là viên mãn trùm khắp mà người mới nhận ra thì chỉ giác từng phần chưa viên mãn, ví như đứa bé nên gọi là đồng tử. Bốn câu kệ này Thượng Sĩ dạy chúng ta, vọng chân gì cũng phải buông và muốn giác ngộ thì phải nhận ra cái thể tánh sáng suốt sẵn có nơi mình, chớ không tìm đâu xa. 
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

 TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI     TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI   - Page 3 EmptySun Jan 05, 2020 3:52 pm

Dịch: BẢO HỌC GIẢ
Học giả rối bời biết là sao
Luống đem gạch ngói uổng công mài.
Bảo anh thôi chớ nương cửa khác
Một điểm ánh xuân chốn chốn hoa.

Giảng: Bảo học giả là khuyên người trí thức chớ nghiên cứu tìm tòi. “Học giả rối bời biết là sao, luống đem gạch ngói uổng công mài.” Học giả là người chuyên nghiên cứu sách vở, để tìm tòi những điều hay đẹp ở trong ấy, nên tâm họ luôn rối bời, do đó mà không đạt được chỗ chân thật cứu kính, giống như người đem gạch ngói mài để làm gương. Câu này Thượng Sĩ dẫn chuyện mài gạch của Thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng. Sau khi đắc pháp nơi Lục Tổ, Thiền sư Hoài Nhượng đến trụ ở dãy Hoành Nhạc. Một hôm đi dạo núi thấy một vị Tăng tên Đạo Nhất ngồi thiền trên phiến đá, Ngài đi đến hỏi: - Đại đức ngồi thiền để làm gì? Đạo Nhất thưa: - Để làm Phật. Sau đó Ngài lấy một cục gạch đến trên phiến đá trước am Đạo Nhất ngồi mài, Đạo Nhất thấy lạ hỏi: - Hòa thượng mài gạch để làm gì? - Mài để làm gương. - Mài gạch đâu có thể thành gương được? - Ngồi thiền đâu có thể thành Phật được? - Vậy làm thế nào mới phải? - Như trâu kéo xe, xe không đi, vậy đánh xe là phải hay đánh trâu là phải? Dốt nát như chúng ta, ai cũng biết đánh trâu là phải. Thí dụ này rất hay, con trâu kéo xe, xe là cái bị động, trâu là cái chủ động, muốn cái bị động di chuyển thì phải điều khiển cái chủ động. Đạo Nhất lặng thinh. Ngài nói tiếp: - Ông học ngồi Thiền hay học ngồi Phật? Nếu học ngồi thiền, thiền không phải ngồi nằm. Nếu học ngồi Phật, Phật không có tướng nhất định, đối pháp không trụ, chẳng nên thủ xả, ông nếu ngồi Phật tức là giết Phật, nếu chấp tướng ngồi chẳng đạt ý kia. Hằng ngày Phật không những ngồi mà còn đi khất thực, tối còn nằm nghỉ. Vậy lúc đi lúc nằm gọi là gì? Ngồi cũng Phật mà đi cũng Phật, nói nín đều là Phật. Như quí thầy tu lúc ngồi là thầy tu hay đi đứng là thầy tu? Nếu vô chùa thấy quí thầy quí cô ngồi thiền nói quí thầy quí cô tu, một lát quí thầy quí cô xả thiền có tu không? Dầu ngồi hay đi bất cứ ở hành động nào cũng là thầy tu. Cũng vậy Phật ở trong hành động nào cũng là Phật. Tóm lại, ý Thượng Sĩ muốn nhắc chúng ta rằng, khi tu đừng chấp vào hình thức nào cố định, hình thức chỉ là phương tiện chớ không phải cứu kính. Phương tiện nào thích hợp và giúp cho chúng ta tiến đạo thì chúng ta ứng dụng. Ví dụ chúng ta muốn tâm được yên tịnh mà nằm ngủ mãi ngáy pho pho thì tâm không an định. Đi dạo chơi với huynh này huynh kia, nói chuyện năm trước năm sau thì tâm không an định. Tốt hơn hết là ngồi lại nghiêm chỉnh ngó xuống, không có chuyện gì rối rắm, nhưng phải biết ngồi là phương tiện chớ không phải cứu kính, nếu nói ngồi thiền là cứu kính ấy là sai. Cho nên chư Tổ sau này nói tu trong bốn oai nghi, chớ không hạn cuộc vào một oai nghi nào. Nhưng trong bốn oai nghi, ngồi là thù thắng hơn hết, nên chúng ta lấy phương tiện thù thắng mà ứng dụng. Phải nói rõ cho quí vị hiểu, chớ không khéo mai kia một vài sư nào đó hỏi rằng: “Tại sao Tổ quở ngồi thiền, mà ở đây thầy chủ trương ngồi, vậy là đã trái ý Tổ.” Nói nghe hay lắm nhưng nếu không ngồi thiền thì làm gì? Đi tới đi lui nói chuyện tạp tâm loạn tưởng, thêm phiền não chớ không lợi ích gì, nên tôi bắt ngồi. Thượng Sĩ nói “luống đem gạch ngói uổng công mài”. Mài gạch ngói để làm gương là việc làm phí công vô ích. “Bảo anh thôi chớ nương cửa khác, một điểm ánh xuân chốn chốn hoa.” Thôi anh đừng tới nhà người mà trông cậy người ta chỉ dạy, chỉ cần một điểm sáng của mùa xuân thì tất cả hoa đều đua nhau nở rộ. Nghĩa là hoa đã có sẵn cái mầm ở trong thân cây, chỉ cần ánh nắng mùa xuân chiếu tới thì nó nở, chớ không cần tìm kiếm đâu xa. Cũng vậy ở nơi mỗi chúng ta đều có sẵn cái mầm giác ngộ, chỉ cần nhân duyên thuận tiện thì nó bừng sáng, chớ nên tìm kiếm trông chờ ở bên ngoài. 
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

 TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI     TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI   - Page 3 EmptyMon Jan 06, 2020 3:23 pm

Dịch: CHỢT HỨNG
Trong nhà ngồi thẳng lặng không lời
Nhàn ngắm Côn Luân mảnh khói trôi.
Đến khi nghe nhọc tâm liền bặt
Chẳng cần nhiếp niệm chẳng cần thiền.
Giảng: “Trong nhà ngồi thẳng lặng không lời, nhàn ngắm Côn Luân mảnh khói trôi.” Một hôm ở trong nhà, Thượng Sĩ ngồi thẳng lưng yên lặng nhìn ngọn núi Côn Luân. Núi này nối dài từ ngọn Côn Luân ở Trung Quốc, chạy qua Cao Bằng đến tỉnh Thái Nguyên ở Việt Nam mới dứt. Núi Côn Luân có lẽ là nơi quê hương của Thượng Sĩ, quê Ngài ở gần vùng Thái Nguyên Cao Bằng, Ngài ngồi thấy trên ngọn núi Côn Luân có vài mảnh khói bay. Ngắm mãi một hồi thì: “Đến khi nghe nhọc tâm liền bặt, chẳng cần nhiếp niệm chẳng cần thiền.” Thượng Sĩ ngồi trong nhà ngắm núi Côn Luân bỗng dưng tâm lặng lẽ không còn niệm khởi. Ngài ngồi chơi không dụng công tu, thế mà tâm không khởi niệm, nên nói không cần nhiếp niệm chẳng cần thiền. Chúng ta ngồi thiền trong tư thế kiết già, niệm dấy khởi, chúng ta buông, không theo, gọi là nhiếp niệm. Cũng có lúc chúng ta ngồi nhìn trời nhìn mây, mà tâm dứt bặt không khởi một niệm, dứt hết niệm ngồi thản nhiên tự tại, nên không nói là ngồi thiền, Thượng Sĩ nói chẳng phiền dứt niệm chẳng cần thiền mà tâm vẫn im bặt.
Dịch: CỘI TÙNG ĐÁY KHE
Rất thích tùng xanh trồng mấy niên
Chớ than thế đất khiến tùng nghiêng.
Cột rường chưa dụng người đừng lạ
Cỏ nội hoa ngàn mắt hiện tiền.
Giảng: “Rất thích tùng xanh trồng mấy niên.” Thượng Sĩ vừa nói cây tùng mà cũng vừa ám chỉ Ngài. Thượng Sĩ rất thích tùng và trồng mấy năm rồi mới được một cây. “Chớ than thế đất khiến tùng nghiêng.” Đừng buồn trách vì thế đất nghiêng cho nên trồng tùng cũng nghiêng. Cây tùng là hiện thân của Thượng Sĩ, thế đất chỉ cho hoàn cảnh xã hội Thượng Sĩ đang sống. “Cột rường chưa dụng người đừng lạ.” Thường thường cây tùng cây thông khi già, người ta cưa làm gỗ hoặc làm rường làm cột. Nhưng cây tùng này chưa cưa để làm cột làm kèo thì đừng thấy nó là vô ích. Vì sao? Vì “cỏ nội hoa ngàn mắt hiện tiền”. Tuy cây tùng chưa dùng được nhưng cỏ nội hoa ngàn đầy dẫy ở trước mắt. Thượng Sĩ nói rằng, ở trong hoàn cảnh Ngài chưa thi thố được tài năng để giúp đời, nhưng đối với Ngài, trước mắt đều là cảnh chân thật hiện tiền. Ý nói đời Ngài chẳng làm gì nhiều cho xã hội, đó là Thượng Sĩ khiêm nhường thôi.
Dịch: XUẤT TRẦN
Đã từng vật dục khiến lao đao
Buông hết trần ai thoát khỏi nào.
Bên ấy thõng tay siêu Phật, Tổ
Một lần phủi giũ trắng phau phau.

Giảng: Người đời thường nói thế gian là cõi hồng trần. Xuất trần là ra khỏi thế gian. Muốn ra khỏi phải làm sao? Mở đầu Thượng Sĩ nói: “Đã từng vật dục khiến lao đao, buông hết trần ai thoát khỏi nào.” Đã từng theo đuổi những vật dục ở thế gian, nên khiến cho thân này phải nhọc nhằn lận đận, tâm này phải bối rối khổ sở. Muốn hết khổ Thượng Sĩ nói phải buông hết những vật dục để thoát ra khỏi cõi trần. Và, “bên ấy thõng tay siêu Phật, Tổ, một lần phủi giũ trắng phau phau”. Buông bỏ hết vật dục thế gian, nhảy một nhảy là đến bờ giác ngộ, một lần phủi là sạch thì trắng tinh. Tóm lại, Thượng Sĩ dạy chúng ta sống ở thế gian vì theo đuổi vật dục, nên phải lao thân khổ tâm. Bây giờ muốn hết khổ thì phải buông hết để thoát ra. Khi buông hết rồi thì nhảy một nhảy lên bờ Phật Tổ, tức là bờ giác. Và, bao nhiêu năm nhiễm nhơ phiền não chỉ cần một lần phủi giũ là hết sạch. Quí vị phủi một lần sạch chưa? Hay sạch rồi một lát lại dơ, phải tốn công phủi nữa, phủi nhiều lần? Ý bài này Thượng Sĩ nói đến sức mạnh của những người quyết tâm “chém một đao không ngó lại”; khi đã quyết tâm thì phải làm cho kỳ được. Khi buông là buông sạch, chớ không phải tay buông tay nắm như chúng ta, nên nói một bước nhảy thẳng vào đất Phật Tổ là vậy. 
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

 TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI     TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI   - Page 3 EmptyTue Jan 07, 2020 2:43 pm

Dịch: ĐẠO LỚN KHÔNG KHÓ
Đạo lớn không khó đừng bảo khó
Quay đầu chuyển não càng mịt mờ.
Đem tâm lại nhắm cầu tâm ấy,
Giống hệt cá con nhảy ngọn tre.
Giảng: “Đạo lớn không khó” là lấy ý của câu “chí đạo vô nan” trong bài Tín Tâm Minh của Tam tổ Tăng Xán. “Đạo lớn không khó đừng bảo khó, quay đầu chuyển não càng mịt mờ.” Nghĩa là đạo lớn không khó, vì lúc nào cũng hiện tiền trước mắt, nếu chúng ta quay đầu tìm kiếm thì càng tìm càng mờ mịt. Nói nghe thì đơn giản, nhưng ứng dụng tu thì rất là khó khăn. Bởi vì ai nghe nói mình có tánh giác cũng muốn tìm kiếm cho được. Nhưng càng tìm càng xa và càng muốn thấy thì không thấy, như vậy có khó không? Như chúng ta có con mắt sáng, muốn thấy được con mắt sáng của mình. Thấy được không? Muốn biết mình có con mắt sáng thì đơn giản quá, khi nhìn thấy người này vật kia là biết mình có con mắt sáng. Như người mù không thấy gì cả nên mắt họ tối, còn chúng ta thấy được cảnh vật nên biết mình có mắt sáng, hết sức đơn giản không khó khăn chút nào hết. Nếu không biết như vậy thì càng tìm càng xa và phăng tìm suốt kiếp cũng không ra. Đó là cái lý đặc biệt, nên nói quay đầu chuyển não càng mịt mờ. “Đem tâm lại nhắm cầu tâm ấy, giống hệt cá con nhảy ngọn tre.” Đem tâm tìm tâm làm sao tìm? Việc làm này giống như cá con muốn nhảy lên đầu ngọn tre, không bao giờ nhảy nổi. Ý này Thượng Sĩ nhắc chúng ta, tu phải khéo nhận ra thì thấy, nếu không nhận ra thì càng tìm càng nhọc chớ không có ích gì cả.
Dịch: TÂM VƯƠNG
Tâm vương không tướng cũng không hình
Mắt tợ ly châu vẫn chẳng minh.
Muốn biết loại này chân diện mục
Ha! Ha! giữa ngọ là canh ba.
Giảng: Tâm vương là tâm vua, tâm vương này khác với tâm vương của Duy thức học. Duy thức học chia tâm làm hai thứ là tâm vương và tâm sở. Tâm vương có tám thứ, tâm sở có năm mươi mốt thứ (muốn hiểu rõ hơn xin xem lại Duy thức học). Tâm vương như chủ, tâm sở như những thuộc hạ. Ví dụ như con mắt thấy sắc khởi niệm ưa thích gọi là tham tâm sở, tai nghe tiếng trái ý sanh tâm giận ghét gọi là hận tâm sở v.v... tùy trường hợp mà có tên riêng. Nhưng tâm vương này khác với tâm vương của Duy thức học. “Tâm vương không tướng cũng không hình, mắt tợ ly châu vẫn chẳng minh.” Tâm vương này là tâm chúa không tướng không hình. Lục tổ gọi là “Bản lai vô nhất vật” (xưa nay không một vật) cho nên nói không tướng không hình. Dù cho người có mắt sáng như hạt châu của con rồng vẫn không thể thấy được tâm này. Nhưng “muốn biết loại này chân diện mục, ha! ha! giữa ngọ là canh ba.” Muốn biết mặt thật của tâm vương thì cười ha! ha! đúng lúc trưa là canh ba. Thật là lạ lùng! Lâu nay chúng ta quen nhìn sự vật trên hình tướng, nên cứ đuổi theo những cảnh sắc bên ngoài không bao giờ dừng. Tâm vương Thượng Sĩ nói đây không có hình tướng mắt không thể thấy, tay không thể sờ mó được. Là Thể chân thật hằng hữu mà không tướng mạo, nên muốn nhận ra thì phải quay ngược trở lại không kẹt nơi hình tướng. Song, muốn xoay trở lại thì đang giữa ngọ là mười hai giờ trưa mà thấy là mười hai giờ đêm, nghĩa là ngay nơi cái sáng mà thấy được cái tối, ngay nơi cái có mà đạt được lý không. Ý Thượng Sĩ nói rằng: chúng ta muốn nhận ra tâm chân thật thì phải có khả năng nhìn ngược lại, nên nói đang trưa mà thấy là canh ba. Bây giờ chúng ta thấy ngược hay thấy xuôi? Thường thấy xuôi nên không nhận ra Thể chân thật.
Dịch: THẢ TRÂU
Chợt hứng non Qui được bạn thân
Đồng hoang cam nhận kẻ mục đồng.
Quốc vương ơn đức rộng như bể
Tùy phận đôi phần nước cỏ xuân.

Giảng: “Chợt hứng non Qui được bạn thân, đồng hoang cam nhận kẻ mục đồng.” Làm bạn thân với non Qui tức là làm bạn thân với Thiền sư Đại An, để chăn trâu ngoài đồng hoang. Ý Thượng Sĩ nói Ngài thích làm bạn với Thiền sư Đại An ở núi Qui để chăn trâu. Vậy, bạn đó là một đại Thiền sư chớ không phải bạn thường. Sử ghi rằng: Một hôm nhân buổi thượng đường Thiền sư Đại An bảo chúng: “Sở dĩ, Đại An này ở tại núi Qui ba mươi năm, ăn cơm núi Qui, đại tiện núi Qui, mà không học Thiền núi Qui, chỉ coi chừng con trâu. Nếu nó lạc đường hay vào trong cỏ, liền lôi nó lại. Nếu nó ăn lúa mạ của người, liền đánh đập điều phục nó. Đáng thương đã lâu chịu người rầy rà, hiện giờ nó đổi thành con trâu trắng đứng trước mặt, trọn ngày hiện sờ sờ đuổi cũng chẳng đi.” Thượng Sĩ tự nói mình là bạn thân với ngài Đại An thì chắc rằng hai vị không thua không kém nhau. “Quốc vương ân đức rộng như bể, tùy phận đôi phần nước cỏ xuân.” Đất nước của quốc vương lớn rộng như biển, nhưng trâu chỉ hưởng đôi phần đủ để nuôi sống thôi. Ý Thượng Sĩ muốn nói rằng quốc vương đối với Ngài rất mến mộ và ban ân huệ cho Ngài rất nhiều, nhưng Thượng Sĩ chỉ nhận đôi phần đủ nuôi mạng sống, chớ không tham lam thụ hưởng của cải vật chất nhiều. Thật là đúng với tinh thần của người chăn trâu! Còn chúng ta bây giờ chăn trâu mà nay thả đồng này mai thả đồng nọ, bao nhiêu lúa mạ xanh mướt của người, chúng ta đều muốn lùa trâu thả ăn hết. Như vậy, chúng ta chăn trâu mà tham lam quá! Thế nên tôi chủ trương bắt ở một chỗ sống đạm bạc tức là ăn ít ít, để lo chăn trâu thì rất phù hợp với tinh thần của Thượng Sĩ dạy. Có như thế, chúng ta mới có cơ hội chăn trâu kỹ, và trâu mới thuần. Hiểu rồi chúng ta mới thấy giá trị của việc chăn trâu. 
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

 TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI     TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI   - Page 3 EmptySat Jan 11, 2020 4:40 pm

Dịch: ĐỀ TINH XÁ
Bước đến cổng chùa chửa phút giây
Dọc ngang kệ tụng viết xong ngay.
Năm sang ngọn bút sao sắc lắm
Ba cõi Như Lai chẳng thế này.
Giảng: “Bước đến cổng chùa chửa phút giây, dọc ngang kệ tụng viết xong ngay.” Đây là ngày Tết, Thượng Sĩ đến Tinh xá Phước Đường, mới tới cổng chưa bao lâu mà Ngài đã viết xong bài thơ khai bút Tết, cho nên nói: “Năm sang ngọn bút sao sắc lắm.” Sang năm mới, ngọn bút sao mà sắc quá, vừa khởi niệm liền viết thành bài thơ. Nhưng “ba cõi Như Lai chẳng thế này”. Ngài nói chư Phật không giống như vậy, nghĩa là Phật ba đời không làm thơ làm kệ liên miên như chúng ta, vì chư Phật không thích làm thơ. Bây giờ chúng ta thích làm thơ làm kệ lắm, và cho mình lanh lẹ xuất khẩu thành thơ v.v... Nhưng kỳ thật bị Phật Tổ quở. Có những vị lóe sáng được chút ít, làm thơ làm kệ hết bài này tới bài kia, đâu biết rằng đó là điều không thích hợp với Phật Tổ.
Dịch: CHỢT HỨNG
Mộng dậy cần nên xét kỹ xem
Gặp thời chạm mắt chớ tối mèm.
Dầu cho ngũ nhãn thông minh đấy
Chưa khỏi gọi chuông là hũ xem.
Giảng: Chợt hứng là nơi tâm dấy lên niềm hứng khởi nên làm thơ. “Mộng dậy cần nên xét kỹ xem, gặp thời chạm mắt chớ tối mèm.” Mộng là mê thức là tỉnh, tỉnh rồi thì phải quán xét để khi gặp duyên đối cảnh không còn tối nữa. Khi gặp duyên cảnh dính mắc đó là mê, khi tỉnh gặp duyên cảnh không dính mắc là không tối. “Dầu cho ngũ nhãn thông minh đấy, chưa khỏi gọi chuông là hũ xem.” Ngũ nhãn là nhục nhãn, thiên nhãn, tuệ nhãn, pháp nhãn và Phật nhãn. Dù cho người tu chứng được ngũ nhãn, mà không nhận ra Thể chân thật của mình thì vẫn còn lầm mê, nên Thượng Sĩ dụ như người gọi cái chuông là cái hũ.
Dịch: CÂY GẬY
Ngày một trong tay nương gậy rong
Bỗng dưng như cọp cũng như rồng.
Nắm lên lại ngại núi sông nát
Quơ gậy, e rằng trời, trăng mờ.
Ba thước Song Lâm chỗ nào có
Sáu khoen Địa Tạng ưa khó tầm.
Dù cho thế đạo gai chông lắm
Chẳng nệ từ xưa lão chập chùng.
Giảng: “Ngày một trong tay nương gậy rong, bỗng dưng như cọp cũng như rồng.” Mỗi ngày mỗi ngày cầm cây gậy rong chơi, nhưng cây gậy này nó có muôn ngàn diệu dụng không thể nghĩ lường nên nói: “Nắm lên lại ngại núi sông nát, quơ gậy e rằng trời trăng mờ.” Đây là diệu dụng của cây gậy hễ Ngài nắm đưa lên thì núi sông tan nát, nếu quơ một cái e trời đất trăng sao đều mờ. Đó là diệu dụng quá mức của cây gậy. “Ba thước Song Lâm chỗ nào có, sáu khoen Địa Tạng ưa khó tầm.” Song Lâm có người hiểu lầm là chỗ của Phật nhập Niết- bàn, nhưng Song Lâm đây là chỉ cho chỗ của ngài Phó Đại Sĩ ở Trung Hoa. Ngài Phó Đại Sĩ tự là Huyền Phong hiệu là Thiện Huệ sanh năm 497 tịch năm 569 Dương lịch, quê ở Đông Dương huyện Ô Thương tỉnh Chiết Giang. Ngài tự xưng là Thiện Huệ Đại Sĩ hay là Phó Đại Sĩ hay Song Lâm Đại Sĩ (Song Lâm là chỗ Ngài ở). Năm mười sáu tuổi lập gia đình với bà Lưu Diệu Quang. Sanh được hai người con đặt tên Phổ Kiến và Phổ Thành. Đến năm hai mươi bốn tuổi Ngài đi thả lưới ở sông Chiết Giang, gặp một vị Tăng người Ấn hiệu là Đạt-ma hay Tung Đầu-đà nhắc lại tiền kiếp của Ngài. Vị Tăng bảo: “Ngài cùng tôi lúc xưa tu ở trên cung trời Đâu-suất, bây giờ xuống đây Ngài quên rồi sao?” Nói rồi dẫn Ngài tới một bờ hồ bảo Ngài nhìn xuống dòng nước thì thấy rõ hình ảnh của Ngài là vị Tăng. Khi đó Ngài thức tỉnh xin xuất gia tu hành. Rồi đến huyện Ô Thương ở Tùng Sơn dưới hai cây tùng cất am tu nên để hiệu là Song Lâm am. Sau này thành chùa cũng là Song Lâm. Ngài tu rất đắc lực và có nhiều sự kỳ bí (xem trong Tục Cao Tăng truyện quyển thứ hai mươi lăm, Cảnh Đức Truyền Đăng Lục quyển thứ hai mươi bảy-ba mươi, Thánh Tăng Truyện quyển bốn kể lại sự tích đời Ngài). Ngài có làm bài kệ đêm đêm ôm Phật ngủ. Sau đây là bài kệ pháp thân của Ngài: Không thủ bả sừ đầu,
Bộ hành kỵ thủy ngưu.
Nhân tùng kiều thượng quá
Kiều lưu thủy bất lưu.
Tạm dịch:
Tay không cầm cán cuốc
Đi bộ cỡi lưng trâu.
Người trên cầu đi lại
Cầu trôi nước chẳng trôi.

Đây là lối nói ngược: tay không lại cầm cán cuốc, đi bộ mà cỡi lưng trâu, cầu trôi nước không trôi v.v.. toàn là chuyện nói ngược, nghĩa là ai muốn nhận ra Pháp thân thì phải có cái nhìn ngược lại. Chúng ta quen đuổi theo ngoại cảnh dính mắc các duyên cho nên không nhận được cái chân thật của mình. Bây giờ muốn nhận ra cái chân thật thì phải xoay trở lại, đừng chạy ra ngoài. Đó là ý nghĩa của hai chữ Song Lâm. Hơn nữa, Phó Đại Sĩ đi đâu cũng cầm cây gậy Song Lâm ba thước (một thước bằng bốn tấc tây). Bây giờ muốn thấy cái diệu dụng của Ngài qua cây gậy phải làm sao? “Sáu khoen Địa Tạng ưa khó tầm.” Quí vị thấy tượng Bồ-tát Địa Tạng cầm cây tích trượng, trên đầu tích trượng có gắn sáu khoen tượng trưng cho Lục độ. Ngài Địa Tạng cầm cây gậy sáu khoen chúng ta thích lắm, nhưng cũng khó tầm ra. “Dù cho thế đạo chông gai lắm, chẳng nệ từ xưa lão chập chùng.” Dù cho đường đời có gai chông, nhưng mà không ngại, vì lão già đi chập chững đã có cây gậy tùy thân, nên vượt qua hết, thật là diệu dụng của cây gậy khôn lường. Thượng Sĩ nói rằng cây gậy là chỗ nương thân của người yếu đuối. Cũng vậy người tu khi nhận ra Thể chân thật, đó mới chính là chỗ của mình nương tựa. Nó có diệu dụng khôn lường nên ở đây Thượng Sĩ dẫn cây gậy của ngài Phó Đại Sĩ và cây tích trượng của Bồ-tát Địa Tạng, ở đời ít ai có, hoặc có mà không nhận ra, nhưng nếu nhận ra thì dù cho đường đời nhiều chông gai, dù cho thân này già yếu cũng vẫn xông pha một cách nhẹ nhàng. Cho nên các Thiền sư nói: “Ông không có cây gậy thì ta cướp cây gậy của ông, còn ông có cây gậy thì ta sẽ cho ông cây gậy.” Các Ngài nói nghe ngược đời, không có lấy gì mà cướp, đã có rồi cho làm gì? Mới nghe dường như ngược, nhưng mà đúng vậy, mình nhận mình có cây gậy thì cho mình mới dùng, còn không nhận mình có cây gậy thì bỏ luôn đâu có dùng. Cho nên nói không có thì cướp, mà có thì cho. Cây gậy đó không phải là cây gậy tầm thường, mà là cây gậy để chúng ta nương thân qua bờ bên kia; đó là chỉ Pháp thân của mỗi người vậy. * 
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

 TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI     TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI   - Page 3 EmptySun Jan 12, 2020 4:14 pm

Dịch: CHIẾU THÂN
Cháy đầu dập trán mặc kim bào
Năm bảy năm qua kiếp ngựa mao.
Ví thực siêu quần cùng xuất chúng
Một lần buông xuống một lần cao.
Giảng: Chiếu thân là soi lại thân mình, xét lại để thấy rõ cuộc sống của đời mình như thế nào. Soi lại đời mình Thượng Sĩ thấy “cháy đầu dập trán mặc kim bào, năm bảy năm qua kiếp ngựa mao”. Kim bào là cái áo giáp của mấy ông quan nhà tướng. Theo Thượng Sĩ, mặc áo giáp của mấy ông quan nhà tướng, tức là làm tướng làm quan năm bảy năm, nhớ lại như là kiếp trâu ngựa, đó là nỗi buồn của Ngài. Nỗi buồn này không phải là nỗi buồn của một nhà Nho bị thất sủng, rồi chán đời về ở nơi hoang dã hay chỗ điền viên, làm thơ để chế giễu cuộc đời. Đối với Thượng Sĩ thì khác; bao nhiêu năm làm quan tuy luôn luôn được hưởng ân sủng của nhà vua, nhưng Ngài nhớ lại thấy chỉ là một kiếp trâu ngựa không có gì quan trọng. “Ví thực siêu quần cùng xuất chúng, một lần buông xuống một lần cao.” Qua hai câu này chúng ta thấy Thượng Sĩ là người tu theo đạo Phật có quan niệm khác hơn những nhà Nho. Nhà Nho khi mất địa vị mất quyền lợi thì về vườn than thân trách phận đủ thứ, còn ở đây Thượng Sĩ nhìn thấy giá trị của quyền tước danh vọng không đáng kể, nó chỉ là một kiếp tôi đòi. Thấy rõ như vậy nên buông quách nó và nhảy vọt lên một bình diện cao hơn, chớ không phải buông ra rồi than thân trách phận. Đó là điểm đặc biệt của Thượng Sĩ, vì Ngài đã hiểu đạo và sống được với đạo. Quan niệm của Ngài rất hợp với quan niệm của người xuất gia. Ở trong pháp hội này cũng có những người có chút ít địa vị và sự nghiệp trong xã hội, nhưng thức tỉnh nhớ lại những thứ ấy thấy như bọt nước, như hoa đốm không bền chắc rồi buông bỏ hết để đi tu. Tuy nhiên, chúng ta phải học theo Thượng Sĩ là một lần buông là một lần nhảy lên cao, chớ đừng nuối tiếc, buông rồi nắm lại, tuột xuống chỗ thấp kém, như vậy không xứng đáng là người xuất gia.
Dịch: TỰ ĐỀ
Ánh thu có bút khó hình dung
Mắt ngắm núi sông chốn chốn đồng.
Một mạch Tào Khê lạnh ngăn ngắt
Ngàn năm Hùng Nhĩ biêng biếc tùng.
Lồng đèn đập phá Kim Cang khóa
Cột cái nuốt ngon gai góc trong.
Muốn biết trong đây ý đích thực
Tân La đêm giữa mặt trời hồng.

Giảng: “Ánh thu có bút khó hình dung, mắt ngắm núi sông chốn chốn đồng.” “Ánh thu” biểu trưng cho Tánh giác có sẵn nơi mỗi người. Tánh giác trong sáng như ánh sáng mùa thu, nó sáng trong mát diệu, dù chúng ta có bút cũng không thể nào tả được, vì nó không có tướng mạo nên không thể diễn tả, nên nói khó hình dung. Nhưng nhờ ánh sáng của mùa thu mà chúng ta nhìn khắp hết núi sông, nơi nơi đều nhìn thấy suốt một cách rõ ràng không mờ tối. “Một mạch Tào Khê lạnh ngăn ngắt, ngàn năm Hùng Nhĩ biêng biếc tùng.” Mạch Tào Khê tức là dòng suối Tào Khê chỗ ở Lục Tổ nơi đó lạnh ngắt. Và, những cây thông cây tùng trên núi Hùng Nhĩ sau lưng chùa Thiếu Lâm trồng cả ngàn năm mà vẫn xanh biêng biếc. Nhờ có “ánh thu” mà chúng ta cảm nhận được dòng nước Tào Khê lạnh ngăn ngắt, nhờ có “ánh thu” chúng ta mới thấy được màu xanh biêng biếc của những cây tùng ở núi Hùng Nhĩ. Ý Thượng Sĩ nói rằng nếu nhận ra nơi chúng ta có tâm thể không sanh không diệt thì sẽ nhận được ý chỉ của Tổ Bồ-đề-đạt-ma và Lục Tổ ở Tào Khê. “Lồng đèn đập phá Kim Cang khóa, cột cái nuốt ngon gai góc trong.” Cái khóa Kim Cang quá cứng mà lồng đèn đập phá làm cho nát cái khóa đó. Cây cột cái lại nuốt hết những lùm gai góc. Ở đây ý Thượng Sĩ muốn nói gì? Thiền sử có ghi ngài Vân Môn khi thượng đường chỉ cây cột cái nói: “Cây cột cái này với chư Phật tương quan.” Có khi chỉ cây cột cái nói: “Sao không nói Thiền đi?” Thượng Sĩ dùng hình ảnh lồng đèn đập khóa Kim Cang, cột cái nuốt hết gai góc là muốn nói rằng: Thiền sư khi muốn chỉ cho người học đạo nhận ra cái chân thật thì không cho suy gẫm phân biệt, vì suy gẫm phân biệt là hư dối và còn nằm trong sự đối đãi. Muốn nhận ra cái chân thật thì phải buông hết ý nghĩ suy gẫm phân biệt, nên các Ngài hay nói những câu vô lý như “lồng đèn đập nát khóa Kim Cang”... để chúng ta không còn suy nghĩ gì nữa. Cả ngày các Ngài nói mà không động lưỡi, cả ngày nhai mà không nát hạt cơm, các Ngài nói đông nói tây mà không có cái gì để chúng ta suy nghĩ hết. Đó là cái thuật khéo của các Thiền sư. Bây giờ chúng ta chưa có gì kỳ đặc nên nói ra thì phải phân tích để suy gẫm đúng sai v.v... Còn các Ngài nói không cho suy gẫm, mà không suy gẫm thì mới thấy được lý chân thật. Hai câu này ý nói muốn nhận ra cái chân thật thì phải buông tất cả những suy gẫm của ý và phân biệt của trí, hai cái đó buông hết thì mới nhận ra “ánh thu” là tâm thể chân thật nơi mình. “Muốn biết trong đây ý đích thực, Tân La đêm giữa mặt trời hồng.” Tân La là nước Triều Tiên. Nước Triều Tiên ở về phía đông nước Trung Hoa, mỗi sáng mặt trời lên ở phương đông, như vậy ở Tân La thấy mặt trời trước nhất. Ở đây Thượng Sĩ lại nói rằng: “muốn biết trong đây ý đích thực, Tân La đêm giữa mặt trời hồng” là muốn biết ý đích thực thì phải thấy ngược lại là nửa đêm mà thấy mặt trời mọc, thấy như vậy là không còn gì để suy gẫm, nếu thấy mà còn suy gẫm để phân biệt thì chưa thấy ý đích thực; tức là chưa hưởng được “ánh thu” mà Ngài nói ở đây. 
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

 TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI     TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI   - Page 3 EmptyMon Jan 13, 2020 3:47 pm

Dịch: CHỢT TỈNH
Đoán rằng Không Hữu chẳng khác nhau
Sanh tử vốn từ mạch sóng xao.
Trăng sáng tối qua, nay trăng sáng
Hoa cười năm mới, năm cũ hoa.
Ba đời nhanh chóng, gió đùa đuốc
Chín cõi xoay vần, kiến bò quanh.
Hoặc hỏi thế nào là cứu kính
Ma-ha Bát-nhã Tát-bà-ha.
Giảng: “Đoán rằng KHÔNG HỮU chẳng khác nhau.” Mở đầu Thượng Sĩ nói KHÔNG và CÓ hai cái không khác nhau. Tại sao vậy? Vì chúng ta luôn luôn nhìn cuộc đời đây là có kia là không, đây là phải kia là quấy, đây là tốt kia là xấu v.v... nhìn sự vật theo cái nhìn đối đãi hai bên. Nhưng cái đối đãi hai bên thể nó không thật; KHÔNG chẳng thật không, CÓ chẳng thật có. Nghĩa là cái KHÔNG không có hình tướng thô chớ có những cái tế ở trong đó. CÓ là do tướng duyên hợp có hình tướng thô nên gọi là có, nhưng trong đó lẫn bao nhiêu cái không. Chúng ta nghiệm lại thân mình thì đủ biết, trong cái thân duyên hợp này mà không có khoảng hư không thì làm sao sống được? Như cái miệng không trống làm sao nhai nuốt đồ ăn để nuôi sống thân này? Và, nếu bao tử là một khối đặc sệt không có chỗ trống lấy gì chứa thức ăn? Vậy trong cái CÓ có chứa cái không. Thế nên KHÔNG chẳng tuyệt đối không, mà CÓ cũng chẳng tuyệt đối có. Tôi dẫn câu chuyện bắt hư không của ngài Trí Tạng để quí vị rõ nghĩa này: Thiền sư Huệ Tạng cùng Trí Tạng dạo chơi. Huệ Tạng hỏi Trí Tạng: - Sư đệ biết bắt hư không chăng? Trí Tạng đáp: - Biết. - Làm sao bắt được? Trí Tạng lấy tay chụp hư không. Huệ Tạng nói: - Làm như thế đâu bắt được hư không. - Huynh làm sao bắt? Huệ Tạng liền nắm mũi Trí Tạng kéo mạnh. Trí Tạng đau quá la lên: - Giết chết lỗ mũi người ta! Buông ngay! Huệ Tạng bảo: - Làm như thế mới bắt được hư không! Đó là sự thật, nếu trong lỗ mũi không có hư không làm sao thở? Như vậy nắm lỗ mũi là bắt được hư không rồi. Và, cái không nó có sẵn trong cái có chớ không phải riêng chỗ khác. Cái có sẵn trong cái không. Như trong hư không chúng ta thấy có biết bao nhiêu là bụi, mà bụi là có hình tướng, như vậy cái có đã nằm sẵn trong không. Hiểu ý này mới nhận ra cái lý KHÔNG HỮU không khác nhau. “Sanh tử vốn từ mạch sóng xao.” Câu này đánh thức chúng ta nhiều nhất. Sanh tử là sống chết, cái đó từ đâu mà có? Vọng tưởng dấy động dụ cho sóng, tâm thể chân thật dụ cho biển. Biển vốn lặng, do gió thổi nước chao động dấy sóng dụ cho sanh tử. Vậy, sanh tử có ra là từ cái dấy động nơi tâm chớ không phải từ đâu đem lại, những dấy động ở tâm mình là những mầm sanh tử. Đức Phật dạy người tu phải buông hết những cái dấy động, không cho chúng ta tiếp tục gieo mầm sanh tử. “Trăng sáng tối qua, nay trăng sáng, hoa cười năm mới, năm cũ hoa.” Trăng sáng hôm qua và trăng sáng hôm nay không khác. Hoa năm mới không khác với hoa năm cũ. Như mùng một thấy hoa nở, qua ngày mùng hai mùng ba thì mùng một là năm cũ rồi, những cái hoa ngày mùng một và hoa ngày mùng hai, mùng ba là hoa của năm cũ mà cũng là của năm mới. Như vậy hoa năm cũ hoa năm mới đều là hoa, trăng hôm qua trăng hôm nay cũng là trăng, có khác nhau đâu? “Ba đời nhanh chóng gió đùa đuốc.” Ba đời quá khứ hiện tại vị lai qua nhanh như gió thổi. Ban đêm chúng ta cầm đuốc đi đường gặp gió thổi mạnh, cây đuốc dài thấy nó cụt, gió càng thổi nhanh thì đuốc càng tàn sớm. Như vậy quá khứ hiện tại vị lai qua vùn vụt, giống như ngọn đuốc gặp gió mạnh thổi mau tàn! Nghĩ lại xem mới tháng tám tới tháng chín rồi tháng mười, cứ như vậy mà qua đều đều. Và, năm ngoái, năm nay, năm tới, cứ liên miên không dừng, nên nói ba đời thời gian qua nhanh chóng như ngọn gió thổi mạnh thì cây đuốc mau tàn. Đó là ý gió đùa đuốc. “Chín cõi xoay vần kiến bò quanh.” Chúng ta thường nghe nói lục đạo, sao ở đây Ngài nói chín cõi? Bởi vì ở đây Ngài căn cứ kinh Lăng Nghiêm nên nói có chín cõi. Chúng ta bị luân hồi trong chín cõi lên xuống qua lại giống như con kiến bò quanh miệng chén không có ngày cùng, vì miệng chén không có đầu đường và cuối đường. Buồn chưa? “Hoặc hỏi thế nào là cứu kính, Ma-ha Bát- nhã Tát-bà-ha.” Hỏi làm sao ra khỏi thời gian nhanh chóng và ra khỏi vòng luân hồi thì chỉ cần “Ma-ha Bát-nhã Tát- bà-ha”. Tới đó lặng yên không cần suy nghĩ gì cả! Thượng Sĩ không cho chúng ta suy nghĩ nên mới dùng câu kết “Ma- ha Bát-nhã Tát-bà-ha”. Nhưng ở đây tôi tạm giải thích từ ngữ. Ma-ha là tiếng Phạn Trung Hoa dịch là Đại, Bát- nhã dịch là trí tuệ, Tát-bà-ha chỗ khác gọi là Tát- bà-nhã gọi là Nhất thiết chủng trí, là trí biết tất cả giống loại. Như vậy, chỗ cứu kính là chỗ thấu suốt được tất cả. Đó là giải thích theo chữ nghĩa, còn nói theo lý Thiền thì chỗ cứu kính là chỗ bặt suy tư bàn luận.
Dịch: TỰ TẠI
Bìm, chuột không nhân mãi mãi xâm
Lui về, già gởi chốn sơn lâm.
Nhà tranh cửa gỗ đời thanh thoát
Không đúng không sai tự tại tâm.
Giảng: Thượng Sĩ diễn tả tâm tự tại của người đã đạt đạo. Mở đầu Ngài nói: “Bìm, chuột không nhân mãi mãi xâm.” Ngài dẫn câu chuyện trong kinh Đại Tập, đức Phật kể rằng: Có một anh chàng bị hai con voi đuổi gấp, anh chạy trốn, gặp được cái giếng, anh đu dây tuột xuống giếng để có chỗ ẩn an toàn. Nhưng, anh bám sợi dây đu đưa trong lòng giếng sâu chẳng an ổn tí nào. Chung quanh thành giếng có bốn con rắn độc le lưỡi chực cắn anh. Đầu trên sợi dây anh đang đu, có hai con chuột một đen một trắng chạy qua chạy lại cạp sợi dây sắp đứt. Ở dưới đáy giếng có ba con rồng dữ phun lửa lên. Tình huống của anh bấy giờ vô cùng bức ngặt, khó bề thoát thân! Sợi dây treo sanh mạng của anh, chuột đang cạp sớm muộn gì cũng đứt. Sợi dây dụ cho mạng căn. Chuột đen chuột trắng dụ cho đêm và ngày. Câu “bìm, chuột không nhân mãi mãi xâm”, nghĩa là không lý do gì hết mà hai con chuột cứ chạy qua chạy lại cạp sợi dây sắp đứt. Cũng vậy, mạng sống của chúng ta ngày qua đêm lại tuổi thọ sắp hết, cái già nó đuổi gấp, cái chết sắp tới nơi, bây giờ phải làm gì đây? “Lui về, già gởi chốn sơn lâm.” Bây giờ lui về gởi cái thân già chốn núi rừng mặc cho mọi sự vật đổi thay dồn đuổi. Giờ phút chót của cuộc đời ở chốn sơn lâm để “nhà tranh cửa gỗ đời thanh thoát”. Chỉ một mái nhà tranh cửa làm bằng gỗ mà cuộc đời được an nhàn thanh thoát. Sống cuộc đời đạm bạc dù ai có nói đúng nói sai, cũng bỏ qua không thèm lưu tâm tới, nên lúc nào cũng được an nhàn tự tại. Nếu ở sơn lâm mà tâm còn chấp đúng sai thì vẫn còn phiền não. Cho nên dù ở đâu, nếu muốn được an nhàn tự tại thì phải gỡ bỏ những chấp trước đúng sai, vì nó là những mầm sanh ra phiền não khổ đau. Nên Ngài kết thúc bằng câu: “Không đúng không sai tự tại tâm.” Bài này Thượng Sĩ diễn tả hình ảnh một lão già thâm hiểu giáo lý Phật, biết rõ thân vô thường tạm bợ, lui về ở ẩn chốn núi rừng, sống đời sống đạm bạc, buông xả mọi chấp trước phải quấy hơn thua để tâm được an nhàn tự tại.
Dịch: BẢO HỌC TRÒ
Niệm khởi tâm tâm khởi
Tâm quên niệm niệm quên.
Muốn biết ý đích thực
Cọp đá cắn dê vàng.
Đất trời ngón tay khảy
Sông núi tiếng ho khàn.
Tạm thời mưa gió động
Gà gáy canh năm sang.

Giảng: Bảo học trò là khuyên những người học trò học đạo với Ngài. Mở đầu Ngài nói “niệm khởi tâm tâm khởi”. Vừa khởi niệm thì tâm yêu, ghét, hờn giận... khởi lên. “Tâm quên niệm niệm quên.” Niệm là động cơ khiến cho buồn thương giận ghét theo đó dấy khởi; nếu buông xả tâm không chấp chứa thì những niệm khởi cũng theo đó mà hết. Như vậy tâm và niệm hai cái đó nó liên hệ nhau; cái là ngọn cái là gốc. Niệm khởi là gốc, thương ghét là ngọn, nếu cái gốc khởi thì ngọn theo đó sum sê, nếu cái ngọn tàn thì cái gốc lần lần cũng diệt, nên nói “tâm quên niệm niệm quên”. “Muốn biết ý đích thực, cọp đá cắn dê vàng.” Cọp bằng đá dê bằng vàng cắn nhau được không? Cọp đá và dê vàng cả hai đều vô tình làm sao cắn nhau? Chúng ta tu muốn thấu tột chỗ chân thật cứu kính thì tâm niệm phải sạch hết. Tâm niệm lăng xăng lặng hết rồi, chúng ta giống như vô tình như cây đá. Song, sự thật không vô tình. Vì: “Đất trời ngón tay khảy, sông núi tiếng ho khàn.” Chỉ cần khảy móng tay thì đất trời rúng động, chỉ một tiếng ho khàn thì sông núi ngả nghiêng. Ý Thượng Sĩ nói, khi chúng ta tu đến chỗ rốt ráo dường như không còn niệm không còn tâm, nên dụ như cọp đá dê vàng. Song, đạt được chỗ không còn tâm không còn niệm thì diệu dụng không thể lường nổi. Vì vậy mà khi Tổ Bồ-đề- đạt- ma đạt đến chỗ này Ngài chỉ cần bẻ một cành lau ném xuống nước liền biến thành con thuyền cho Ngài cỡi sóng vượt biển khơi. Thượng Sĩ dẫn ý này để nhắc chúng ta tu đừng lo sau khi tâm niệm vắng lặng rồi rơi vào không, tức là không còn gì hết. “Tạm thời mưa gió động, gà gáy canh năm sang.” Người tu tới chỗ này tuy còn ở trong thế gian tới lui qua lại, nhưng thấy sanh hoạt hằng ngày chỉ là tạm bợ, chớ không thật. Thấy có mưa có gió... Chẳng khác nào sáng nghe tiếng gà gáy rộ thì biết là canh năm mặt trời sắp mọc. Khi tu đạt tới chỗ đó tuy chưa phải là Phật là Tổ nhưng đã bước vào cảnh giới xán lạn; tức là từ cảnh giới mê lầm bước sang cảnh giới giác ngộ. Đến đây rồi vẫn còn ăn còn ngủ còn nói năng sanh hoạt như kẻ phàm tục, nhưng trí tuệ thì sáng ngời khác hơn kẻ phàm tục vậy. 
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

 TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI     TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI   - Page 3 EmptyThu Jan 16, 2020 11:04 am

Dịch: BẢO TU NGHIỆP TÂY PHƯƠNG
Thân báu Di-đà ở nội tâm
Đông Tây Nam Bắc pháp thân trùm.
Bầu trời chỉ thấy vầng trăng lẻ
Trong vắt đêm thu cả biển chùa.

Giảng: Đa số người tu, niệm Phật là cầu sanh về Tây phương, mà ở đây Thượng Sĩ nói tu nghiệp Tây phương, nên có nhiều người không chịu. Chúng ta phải biết nghiệp có ba loại: nghiệp thiện, nghiệp ác, và nghiệp tịnh. Làm lành, nói lành, nghĩ lành là nghiệp thiện, làm dữ, nói dữ, nghĩ dữ là nghiệp ác. Chuyên niệm danh hiệu Phật để tâm được thanh tịnh là nghiệp tịnh. Tại sao gọi là nghiệp tịnh? Vì còn tác động là còn tạo nghiệp, tác động lành thì tạo nghiệp lành, tác động dữ thì tạo nghiệp ác, tác động tịnh thì tạo nghiệp tịnh. Thế nên Thượng Sĩ mới bảo tu nghiệp Tây phương tức là tu nghiệp tịnh để về cõi Tây phương. “Thân báu Di-đà ở nội tâm.” Đối với các Thiền sư thì niệm Phật không phải để nhớ đức Phật ở cõi Cực Lạc phương Tây mà niệm Phật là nhớ Phật ngay nơi tâm mình. Đa số người tu theo pháp môn Tịnh độ niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà để cầu sanh về cõi Cực Lạc ở phương Tây. Đó chỉ là quan niệm của những người tu theo Tịnh độ mà chưa thấu suốt lý cứu kính của pháp tu này. Bây giờ chúng ta phải tìm hiểu chữ Di-đà là gì? Nam-mô A-di-đà Phật là đọc trại âm chữ Phạn, nếu đọc đúng âm tiếng Phạn phải đọc Na-mô A-mi-ta Bu-đa. A-di- đà là dịch âm, nếu dịch nghĩa là Vô lượng thọ, Vô lượng quang, vô lượng thọ là tuổi thọ không lường, vô lượng quang là ánh sáng không lường. Như vậy, Phật A-di-đà là một vị Phật có tuổi thọ vô lượng ánh sáng vô lượng. Nhưng theo Thiền tông thì Phật tánh có sẵn nơi mỗi người là thể tánh sáng suốt trùm khắp không hình tướng không sanh diệt. Phật tánh không tướng mạo không sanh diệt thì tuổi thọ bao nhiêu? - Làm sao tính đếm? Nên nói vô lượng thọ. Phật tánh sáng suốt không có giới hạn nên nói vô lượng quang. Ai ai cũng đều có Phật tánh nên Thượng Sĩ nói: “Thân báu Di-đà ở nội tâm.” Thiền tông nhận ra Phật ở ngay tâm mình chớ không nhận Phật ở ngoài. Trong kinh A-di-đà có đoạn nói rằng: “Nếu người nào niệm danh hiệu Phật A-diđà được nhất tâm bất loạn, từ một ngày cho đến bảy ngày thì người đó khi lâm chung sẽ thấy Phật hiện trước.” Như vậy khi niệm Phật đến nhất tâm bất loạn, tức là tâm không còn dấy niệm, tâm không dấy niệm lặng lẽ hoàn toàn thì Phật tánh hiện tiền, cho nên nói thấy Phật hiện. Hiểu như thế mới phù hợp với cái lý niệm Phật. Tu pháp nào cũng vậy sự lý phải viên dung, chớ không thể chấp sự mà bỏ lý được. Chúng ta niệm danh hiệu Phật A-di-đà để cho tâm thanh tịnh, mà tâm thanh tịnh thì nhắm mắt thấy Phật, đó là thấy ông Phật của chính mình. Có một vị sư tu Thiền hỏi vị sư tu Tịnh độ: - Anh tu pháp môn gì? - Tôi tu pháp môn Tịnh độ. - Đức Phật A-di-đà bao nhiêu tuổi? - Bằng tuổi của tôi. - Anh bao nhiêu tuổi? - Bằng tuổi Phật A-di-đà. Nghe câu trả lời của vị ấy, chúng ta thấy như đùa cợt bất kính Phật, nhưng lại phù hợp với lý này. Phật A-di- đà là tự tánh thanh tịnh của mình. Tự tánh ấy trùm khắp chớ không riêng ở nơi nào, nên nói: “Đông Tây Nam Bắc pháp thân trùm.” Hai câu này Thượng Sĩ xác định rằng Phật tức tâm chớ không phải ở ngoài, Phật A-di-đà chính là tánh giác bất sanh bất diệt sáng suốt có sẵn nơi mỗi người. “Bầu trời chỉ thấy vầng trăng lẻ, trong vắt đêm thu cả biển chùa.” Cả bầu trời đêm mười sáu nếu không mây thì nhìn lên chỉ thấy có một vầng trăng, nhưng nhìn xuống dưới biển thì thấy đầy cả biển trăng. Biển chùa là chỉ cho bóng mặt trăng. Đêm trăng có một trăm chiếc thuyền đi trên biển, mỗi người ngồi trên thuyền của mình nhìn xuống biển thì thấy có một mặt trăng, một trăm người ngồi trên một trăm chiếc thuyền thì thấy có một trăm bóng mặt trăng đi theo. Nhưng nhìn lên bầu trời chỉ thấy có một vầng trăng thôi. Như vậy một trăm bóng trăng đó là thật hay giả? Bóng là bóng mặt trăng chớ không phải mặt trăng thật. Bóng mặt trăng thì nhiều mà mặt trăng thật thì không có hai. Cũng vậy, pháp thân của chúng ta không hai, nhưng khi mê nó dấy lên bao nhiêu thứ tâm, lường không hết tính không được. Chúng ta tu cốt là buông bỏ những niệm lăng xăng, để trở về với thể chân thật không hai. Trong nhà Phật thường gọi là lý bất nhị; bất nhị là không còn hai vì còn hai là chưa tới lẽ thật. Thế nên người tu theo pháp môn Tịnh độ là phải đạt tới chỗ nhất tâm, nhất tâm thì Phật tánh mới hiển bày đó là Phật A-di- đà của chính mình nên nói Phật tức tâm. 
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

 TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI     TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI   - Page 3 EmptySat Jan 25, 2020 9:28 pm

Dịch: THOÁT ĐỜI
Chuyển mình một nhảy khỏi lửa vòng
Muôn việc đều không vào mắt không.
Ba cõi thênh thang tâm sáng rỡ
Vầng trăng tây lặn, nhật lên đông.
Giảng: Người nào muốn thoát khỏi vòng trần tục thì phải học theo lời chỉ dạy của Thượng Sĩ là: “Chuyển mình một nhảy khỏi lửa vòng, muôn việc đều không vào mắt không.” Một tối nào đó chúng ta chất bổi thành vòng tròn đốt lửa lên, chúng ta đứng ở giữa, nếu muốn ra khỏi vòng lửa thì phải nhảy một cái cho thật cao và thật xa mới ra được. Cũng vậy, nếu muốn ra khỏi vòng trần tục thì phải nhảy một lần cho thật cao và thật xa mới ra khỏi, bằng không chúng ta sẽ bị lửa đốt thân. Lửa này là lửa vô thường, lửa nóng giận, lửa ái dục v.v... Nhảy khỏi vòng lửa này, chúng ta phải nhìn sự vật với cặp mắt không dính không mắc. Vì chúng ta quen nhìn sự vật với cặp mắt có tác ý phân biệt, nên lửa mới vây ta được. Bây giờ nhìn sự vật ở thế gian thấy rõ nó hư dối tạm bợ, do duyên hợp mà thành. Tuy vật có đó mà vẫn không làm bận lòng chúng ta. Cái nhìn của chúng ta không vướng mắc vào đâu cả, nên nói “muôn việc đều không vào mắt không”. Như vậy thì “ba cõi thênh thang tâm sáng rỡ, vầng trăng tây lặn nhật lên đông”. Người mà thấy được như vậy rồi thì thấy ba cõi thênh thang tâm sáng rỡ như mặt trăng giữa bầu trời không mây. Tức là thấy rõ lẽ thật của cuộc đời không còn điều gì ngờ vực, giống như mặt trời mọc ở phương đông và mặt trăng lặn ở phương tây. Đó là lý đương nhiên không có gì để nghi ngờ. Tóm lại Thượng Sĩ muốn nói người nào có khả năng nhảy khỏi vòng trần tục thì phải nhảy một cái cho thật mạnh và thật xa mới thoát ra được, nếu nhảy không xa thì bị lửa đốt cháy. Muốn nhảy được thì phải biết nhìn tất cả sự vật đều không có gì thật hết, được như vậy tâm mới sáng rỡ thênh thang không có gì che khuất và chân lý sẽ hiện tiền. Vậy quí vị phải đem hết sức mình mà nhảy một cái cho ra khỏi vòng trần lụy, chớ đừng để hụt chân thì nguy lắm!
 
Dịch: VUI THÚ SÔNG HỒ
Sông dài thuyền nhỏ nổi lênh đênh
Chèo nhịp đẩy qua đoạn thác ghềnh.
Tiếng nhạn từ đâu đưa vẳng lại
Gió thu dấy động khắp mông mênh.
Giảng: Bài thơ này Thượng Sĩ làm lúc dạo chơi ở sông hồ, khi ngồi trên chiếc thuyền nhỏ lênh đênh trên mặt sông hồ, từ từ chèo lướt qua đoạn thác ghềnh. Khi tới đầu ghềnh thì thấy thác đổ, bỗng có tiếng chim nhạn từ đâu vẳng lại và lúc đó gió thu thổi đến dấy động khắp mặt hồ. Đó là bài thơ thuần tả cảnh chớ không nói lý Thiền.
 
D LỜI BẠT
Dịch: Thượng Sĩ là ngọn đèn của Phật Hoàng, lấy tâm truyền tâm. Đức Phật bỏ ngôi vị vương giả, đến ngồi dưới cội Bồ-đề thành Chánh giác, diễn nói thừa vô thượng, độ vô lượng chúng sanh, làm thầy trời người, người xưa thật được khai ngộ. Thượng Sĩ làm Bồ-tát tại gia, chấn hưng gia phong của Phật, để khởi câu nói, dẫn dắt người hậu học, được ánh sáng siêu việt, Phật Hoàng thật được thành tựu chỗ này. Noi theo Phật Thích-ca được Phật Nhiên Đăng thọ ký thành Đẳng Chánh Giác, Phật Hoàng lấy đây ghi thành quyển Lục. Bác Lăng Vương hỏi Thiền sư Dung đến chỗ cứu kính, Thượng Sĩ lấy đó làm chỗ tựa. Bởi vì tâm Phật Hoàng khởi từ cảnh giới Phật Tổ; lời của Thượng Sĩ cùng tột nguồn tâm tánh. Song Thượng Sĩ không thể làm thành đại báo cho Phật Hoàng, Phật Hoàng cũng không thể lên được chỗ uẩn tích của Thượng Sĩ, mà hay khiến người tối được sáng, kẻ điếc được nghe. Đây là sự trợ lực lớn lao cho Phật giáo vậy. Một hôm Phật Hoàng sai người mang quyển Lục này đến, bảo rằng: “Duy trì Phật pháp là nhiệm vụ của Quốc vương Đại thần, hãy viết riêng lời tựa và khắc bản in, để cho sự truyền bá được sáng tỏ.” Nay Thượng hoàng đế (Trần Anh Tông) sai thần Trần Khắc Chung làm lời bạt ở sau, tức là noi theo vầng ngân hán chói lọi ở trước. Thần Trần Khắc Chung bái nhận quyển Lục này, thắp hương kính đọc. Mới đầu như say, kế đó như tỉnh, rốt sau tâm mắt sáng rỡ, không tự biết vì sao mà được vậy. Thần kính cẩn đặt bút viết lời bạt. TRẦN KHẮC CHUNG
 
Giảng: “Thượng Sĩ là ngọn đèn của Phật Hoàng lấy tâm truyền tâm.” Phật Hoàng là chỉ cho Trúc Lâm Đại Đầu-đà hay vua Trần Nhân Tông. Đây là niềm hãnh diện lớn lao của Phật tử Việt Nam khi học đến lịch sử Phật giáo đời Trần. Ở Ấn Độ đức Phật Thích-ca là vị Thái tử, không muốn làm vua, bỏ ngai vàng đi tu, thành đạo, đi giáo hóa khắp nơi được mọi người từ vua quan cho đến thứ dân đều kính trọng. Còn ở Việt Nam vua Trần Nhân Tông đang ở ngôi vua mà học đạo và ngộ đạo rồi nhường ngôi lại cho con để đi tu. Ngộ đạo là giác, nên gọi là Phật, vua gọi là Hoàng, Phật Hoàng là Vua Phật. Ở Ấn Độ thì Thái tử tu thành Phật, ở Việt Nam thì ông vua tu giác ngộ, nhưng không xưng danh Phật, chỉ xưng là Trúc Lâm Đại Đầu-đà. Song, người đương thời quá kính trọng, nên gọi Ngài là Phật Hoàng. Trần Khắc Chung nói Thượng Sĩ là ngọn đèn của Phật Hoàng. Như vậy, Thượng Sĩ là người cầm đèn rọi đường cho vua Trần Nhân Tông học đạo, ngộ đạo và Ngài đã dùng tâm ấn tâm cho Phật Hoàng. “Đức Phật bỏ ngôi vị vương giả, đến ngồi dưới cội Bồ-đề thành Chánh giác, diễn nói thừa vô thượng, độ vô lượng chúng sanh, làm thầy trời người, người xưa thật được khai ngộ.” Trần Khắc Chung dẫn chứng đức Phật từ một ông hoàng bỏ ngôi vị, để đến dưới cội Bồ-đề tu được thành Phật. Sau khi thành Phật Ngài diễn nói những thừa Vô thượng để độ vô số chúng sanh, làm thầy trời người và chúng sanh được giáo hóa khai ngộ rất nhiều. “Thượng Sĩ làm Bồ-tát tại gia, chấn hưng gia phong của Phật, để khởi câu nói, dẫn dắt người hậu học, được ánh sáng siêu việt, Phật Hoàng thật được thành tựu chỗ này.” Thượng Sĩ là một cư sĩ thọ Bồ- tát giới tu tại gia chớ không cạo tóc xuất gia. Ngài đã làm cho gia phong của Phật được phát triển mạnh mẽ và dùng những câu nói khéo làm phương tiện để hướng dẫn cho người ngộ được lý Thiền. Vua Trần Nhân Tông cũng nương nơi sự giáo hóa của Thượng Sĩ mà ngộ đạo. Đoạn này nêu lên công giáo hóa của Thượng Sĩ đối với vua và với mọi người. “Nói theo Phật Thích-ca được Phật Nhiên Đăng thọ ký thành Đẳng Chánh Giác, Phật Hoàng lấy đây ghi thành quyển Lục. Bác Lăng Vương hỏi Thiền sư Dung đến chỗ cứu kính, Thượng Sĩ lấy đó làm chỗ tựa.” Vua Trần Nhân Tông noi theo Phật Thích-ca được Phật Nhiên Đăng thọ ký ghi lời dạy của Thượng Sĩ làm quyển Lục. Như vậy quyển Lục này là do vua Trần Nhân Tông ghi lại lời của Thượng Sĩ dạy để cho đời sau đọc. Còn Thượng Sĩ thì lấy lời Bác Lăng Vương hỏi Thiền sư Pháp Dung làm chỗ tựa để dạy người sau. Thiền sư Pháp Dung ở núi Ngưu Đầu, Sư họ Vi, quê ở Duyên Lăng, Nhuận Châu. Năm mười chín tuổi, Sư đã học thông kinh sử, tìm xem bộ Đại Bát-nhã hiểu thấu lý chân không. Một hôm, Sư tự than: - Đạo Nho sách đời, không phải pháp cứu kính. Bát-nhã chánh quán là thuyền bè xuất thế. Sư bèn vào ở ẩn núi Mao theo thầy xuất gia học đạo. Sau, Sư đến núi Ngưu Đầu ở trong thất đá trên ngọn núi phía bắc chùa U Thố. Lúc đó, có các loài chim tha bông đến cúng dường. Các loài thú dữ quanh quẩn bên Sư không ngớt. Khoảng niên hiệu Trinh Quán nhà Đường (627 - 650 T.L.) Tổ Đạo Tín nhân thấy khí tượng lạ tìm đến gặp Sư. Nhân đó, Sư được khai ngộ. Từ khi đắc pháp về sau, nơi pháp tịch của Sư đại thạnh. Khoảng niên hiệu Vĩnh Huy đời Đường (650 - 656 T.L.) đồ chúng thiếu lương thực, Sư phải sang Đơn Dương hóa duyên. Đơn Dương cách núi Ngưu Đầu đến tám mươi dặm. Sư đích thân mang một thạch (tạ) tám đấu, sáng đi chiều về để cúng dường ba trăm Tăng. Như vậy, mà ngót ba năm, Sư cung cấp không thiếu. Quan Ấp Tể tên Tiêu Nguyên Thiện thỉnh Sư giảng kinh Bát-nhã tại chùa Kiến Sơ. Thính giả vân tập. Sư giảng đến phẩm Diệt Tĩnh, đất chấn động. Bác Lăng Vương hỏi Sư: Khi cảnh duyên sắc phát, Không nói duyên sắc khởi; Làm sao biết được duyên, Muốn dứt cái khởi ấy? Sư đáp: Cảnh sắc khi mới khởi Sắc cảnh tánh vẫn không. Vốn không người biết duyên Tâm lượng cùng tri đồng. Soi gốc phát chẳng phát Khi ấy khởi tự dứt. Ôm tối sanh hiểu duyên Khi duyên, tâm chẳng theo. Chí như trước khi sanh Sắc tâm không nuôi dưỡng. Từ không vốn vô niệm Tưởng thọ ngôn niệm sanh. Khởi pháp chưa từng khởi Đâu cầu Phật chỉ dạy. Hỏi: Nhắm mắt không thấy sắc Cảnh lự lại thêm phiền. Sắc đã chẳng quan tâm Cảnh từ chỗ nào phát? Sư đáp: Nhắm mắt không thấy sắc Trong tâm động lự nhiều. Huyễn thức giả thành dụng Há gọi trọn không lỗi. Biết sắc chẳng quan tâm Tâm cũng chẳng quan người. Tùy đi có tướng chuyển Chim bay trông không thật.
 
Hỏi:
Cảnh phát không chỗ nơi
Duyên đó hiểu biết sanh.
Cảnh mất hiểu lại chuyển
Hiểu bèn biến làm cảnh.
Nếu dùng tâm kéo tâm
Lại thành biết bị biết.
Theo đó cùng nhau đi
Chẳng lìa mé sanh diệt?
Sư đáp:
Tâm sắc trước sau giữa
Thật không cảnh duyên khởi.
Một niệm tự ngừng mất
Ai hay tính động tịnh.
Đây biết tự không biết
Biết, biết duyên chẳng hợp.
Nên tự kiểm bản hình
Đâu cầu tìm ngoại cảnh.
Cảnh trước không biến mất
Niệm sau chẳng hiện ra.
Tìm trăng chấp bóng huyền
Bàn dấu đuổi chim bay.
Muốn biết tâm bản tánh
Lại như xem trong mộng.
Ví đó băng tháng sáu
Nơi nơi đều giống nhau.
Trốn không trọn chẳng khỏi
Tìm không lại chẳng thành.
Thử hỏi bóng trong gương
Tâm từ chỗ nào sanh?
 
Hỏi: Khi đều đặn dụng tâm,
Nếu là an ổn tốt?
Sư đáp:
Khi đều đặn dụng tâm,
Đều đặn không tâm dụng.
Bàn quanh danh tướng nhọc,
Nói thẳng không mệt phiền.
Không tâm đều đặn dụng,
Thường dụng đều đặn không.
Nay nói chỗ không tâm,
Chẳng cùng có tâm khác.
Hỏi:
Người trí dẫn lời diệu
Cùng tâm phù hợp nhau.
Lời cùng tâm đường khác
Hiệp thì trái vô cùng?
Sư đáp:
Phương tiện nói lời diệu,
Phá bệnh đạo đại thừa.
Bàn chẳng quan bản tánh
Lại từ không hóa tạo.
Vô niệm là chân thường
Trọn phải bặt đường tâm.
Lìa niệm tánh chẳng động,
Sanh diệt chẳng trái lầm.
Cốc hưởng đã có tiếng
Bóng gương hay ngó lại.

Niên hiệu Hiển Khánh năm đầu (656 T.L.) nhà Đường, Ấp Tể Tiêu Nguyên Thiện thỉnh Sư xuống núi trụ trì chùa Kiến Sơ. Sư hết lời từ chối mà không được. Bất đắc dĩ, Sư gọi đệ tử thượng thủ là Trí Nham truyền trao pháp ấn và dặn dò tiếp nối truyền dạy tại núi này. Sư sắp xuống núi bảo chúng: - Ta không còn bước chân lại núi này. Lúc đó chim thú kêu buồn gần suốt tháng không dừng. Trước am có bốn cây ngô đồng, giữa tháng hè bỗng nhiên rụng lá. Năm sau (657 T.L.) ngày hai mươi ba tháng giêng, Sư thị tịch tại chùa Kiến Sơ, thọ sáu mươi bốn tuổi, tuổi hạ được bốn mươi mốt. Ngày hai mươi bảy đưa quan tài lên núi Kê Long an táng, số người tiễn đưa hơn vạn. Phái thiền của Sư truyền, sau này gọi là Ngưu Đầu Thiền, vì lấy tên núi mà đặt tên. Số môn đồ khá đông, lưu truyền thạnh hành đến sáu đời mới dứt. Đọc qua đoạn sử của ngài Pháp Dung, chúng ta thấy tinh thần quên mình vì đạo của người xưa thật chúng ta không thể bì kịp. Vì nuôi Tăng chúng mà Ngài phải đích thân đi quyên tới nhọc nhằn. Tuệ Trung Thượng Sĩ không phải chỉ học với Thiền sư Tiêu Dao, mà Ngài còn lấy lời dạy của Thiền sư Pháp Dung để làm chỗ tựa. Ông Bác Lăng Vương hỏi Thiền sư Pháp Dung mười câu Ngài trả lời mỗi câu bằng một bài kệ, câu hỏi dài bài kệ cũng dài nên ở đây tôi chỉ trích và giải thích một số câu thôi. 
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

 TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI     TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI   - Page 3 EmptyMon Jan 27, 2020 1:44 pm

Bác Lăng Vương hỏi:
Khi cảnh duyên sắc phát,
Không nói duyên sắc khởi.
Làm sao biết được duyên,
Muốn dứt cái khởi ấy?
Ý hỏi rằng: Các hình sắc nương nơi cảnh mà phát ra, bây giờ không nói các hình sắc đó từ nơi cảnh khởi, mà chỉ làm sao biết được duyên của nó và dứt cái khởi của nó. Các sự vật ở thế gian này đều từ duyên mà khởi, từ duyên mà thành. Như cái nhà từ các duyên như gạch, ngói, gỗ v.v... (cảnh) tạo thành cái nhà (sắc). Như vậy duyên nơi cảnh mà tạo thành hình sắc đẹp xấu v.v... Nhưng nếu không nói cái duyên sắc khởi, nói sự vật này không phải tự nó duyên nơi cảnh, tức là những yếu tố tạo thành các hình sắc, làm sao biết được cái duyên của nó, làm sao dứt được cái khởi của nó? Nói tóm lại cho dễ hiểu là tất cả sự vật là do duyên hợp mà thành hình sắc, làm sao biết được cái duyên của nó để dứt cái nguyên nhân tạo nên sự vật đó. Thiền sư Pháp Dung trả lời: Cảnh sắc khi mới khởi Sắc cảnh tánh vẫn không. Vốn không người biết duyên Tâm lượng cùng tri đồng. Soi gốc phát chẳng phát Khi ấy khởi tự dứt. Ôm tối sanh hiểu duyên, Khi duyên, tâm chẳng theo. Chí như trước khi sanh Sắc tâm không nuôi dưỡng. Từ không vốn vô niệm, Tưởng thọ ngôn niệm sanh. Khởi pháp chưa từng khởi, Đâu cầu Phật chỉ dạy. “Cảnh sắc khi mới khởi, sắc cảnh tánh vẫn không.” Cảnh là những nguyên nhân những yếu tố hợp thành sắc. Ví dụ như gói gạch là cảnh, hợp thành cái nhà là sắc, cả hai đều là tánh không. Tại sao vậy? Vì ngói gạch... cũng do duyên hợp nên nói tánh không, cái nhà thì do các duyên ngói, gạch, xi măng v.v... hợp lại, nên nói là tánh không. “Vốn không người biết duyên.” Nói cái nhà và ngói, gạch đều không thật, do duyên hợp, vậy người biết cái nhà có thật không? Con người cũng do duyên hợp, cho nên nói vốn không nguời biết duyên. Cả ba đều là không thật nên “tâm lượng cùng tri đồng” nghĩa là tâm lượng của mình cùng cái biết đồng. “Soi gốc phát chẳng phát, khi ấy khởi tự dứt.” Nghĩa là nhìn lại tâm mình coi nó khởi hay không khởi, nhìn thẳng như vậy thì tâm niệm dừng lại không khởi nữa. “Ôm tối sanh hiểu duyên, khi duyên tâm chẳng theo, chí như trước khi sanh, sắc tâm không nuôi dưỡng.” Ôm ấp cái tối tăm mờ mịt mà sanh cái hiểu biết thì khó mà hiểu biết cho chính xác. Khi nào gặp duyên mà tâm mình không dính mắc, và sống với cái tâm trước khi nó khởi niệm, tức là khi thấy sắc chỉ biết mình có tánh thấy, không khởi niệm chạy theo sắc. “Từ không vốn vô niệm, tưởng thọ ngôn niệm sanh, khởi pháp chưa từng khởi, đâu cầu Phật chỉ dạy.” Nếu chúng ta biết các pháp vốn không tự tánh thì tâm không dấy động, sở dĩ dấy động là tại tưởng tượng thọ nhận, rồi phát ra lời nói, do đó mà niệm sanh, những niệm đó vốn trước chưa từng có, nếu biết rõ như vậy thì đâu cần cầu xin Phật chỉ dạy làm gì.
Hỏi:
Nhắm mắt không thấy sắc,
Cảnh lự lại thêm phiền.
Sắc đã chẳng quan tâm,
Cảnh từ chỗ nào phát?
Như chúng ta ngồi thiền mắt ngó xuống, không thấy hình sắc bên ngoài mà lúc đó tâm nghĩ tứ tung. Lẽ ra không thấy cảnh thì không nghĩ, sao lại nghĩ nhiều? Khi đi ngó trời, mây, đồi thông, hồ nước thì không nghĩ, còn khi ngồi nhắm mắt lại nghĩ nhiều. Lúc đó cảnh sắc bên ngoài mình không thấy, vậy cảnh ở đâu mà hiện ra trong đầu mình hoài vậy? Câu hỏi này rất thiết thực và rất gần với chúng ta. Thiền sư Pháp Dung đáp:
Nhắm mắt không thấy sắc,
Trong tâm động lự nhiều.
Huyễn thức giả thành dụng,
Há gọi trọn không lỗi.
Biết sắc chẳng quan tâm,
Tâm cũng chẳng quan người.
Tùy đi có tướng chuyển,
Chim bay trông không thật.
“Nhắm mắt không thấy sắc, trong tâm động lự nhiều, huyễn thức giả thành dụng, há gọi trọn không lỗi.” Trong lúc chúng ta ngồi thiền nhắm mắt không nhìn cảnh, mà tâm có nhiều vọng lự có nhiều hình ảnh hiện ra, đó là do huyễn thức giả thành những hình ảnh đó, như vậy là có lỗi rồi. “Biết sắc chẳng quan tâm, tâm cũng chẳng quan người, tùy đi có tướng chuyển, chim bay trông không thật.” Khi chúng ta ngồi thiền có những vọng niệm hình ảnh dấy lên đừng có quan tâm, nó khởi mặc nó. Chúng ta không theo. Không theo nó thì nó không dính dáng gì tới mình. Cũng như chúng ta bước đi, tùy theo bước đi mà có tướng chuyển động, hai chân bước thì hai tự lay động để lấy trớn gọi là chuyển động, nếu không chuyển động thì không đi được. Giống như chim bay trong hư không chẳng để lại dấu vết. Thiền sư Pháp Dung trả lời câu hỏi, tại sao khi ngồi yên ngó xuống lại có nhiều nghĩ ngợi lăng xăng. Ngài nói cái nghĩ lăng xăng là huyễn thức, nếu chúng ta theo nó thì có lỗi, nếu tâm không dính dáng thì không có lỗi lầm gì cả.
Hỏi:
Cảnh phát không chỗ nơi,
Duyên đó hiểu biết sanh.
Cảnh mất hiểu lại chuyển,
Hiểu bèn biến làm cảnh.
Nếu dùng tâm kéo tâm,
Lại thành biết bị biết.
Theo đó cùng nhau đi,
Chẳng lìa mé sanh diệt?

Bác Lăng Vương hỏi: Cảnh phát ra (cảnh này là cảnh trong tâm mình) không có nơi chốn duyên nơi cảnh đó chúng ta có cái hiểu biết phân biệt. Nếu cảnh lặng thì cái hiểu biết lại dời đổi biến thành cảnh. Ví dụ như cảnh trong mộng, vậy cảnh trong mộng từ đâu ra? Cảnh trong mộng dấy lên không có chỗ nơi. Nhưng khi tỉnh mộng chúng ta vẫn còn nhớ hình ảnh trong mộng, nên ở đây nói “cảnh phát không chỗ nơi, duyên đó hiểu biết sanh, cảnh mất hiểu lại chuyển, hiểu bèn biến làm cảnh, nếu dùng tâm kéo tâm, lại thành biết bị biết”. Như chúng ta vừa dấy niệm liền khởi niệm diệt nó, gọi là tâm kéo tâm và thành ra cái hay biết và cái bị biết đối đãi. “Theo đó cùng nhau đi, chẳng lìa mé sanh diệt?” Tu như vậy là còn đi trong sanh diệt. 
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

 TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI     TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI   - Page 3 EmptyTue Jan 28, 2020 8:44 am

Thiền sư Pháp Dung nói:
Tâm sắc trước sau giữa,
Thật không cảnh duyên khởi.
Một niệm tự ngừng mất,
Ai hay tính động tịnh.
Đây biết tự không biết,
Biết, biết duyên chẳng hợp.
Nên tự kiểm bản hình,
Đâu cầu tìm ngoại cảnh.
Cảnh trước không biến mất,
Niệm sau chẳng hiện ra.
Tìm trăng chấp bóng huyền,
Bàn dấu đuổi chim bay.
Muốn biết tâm bản tánh,
Lại như xem trong mộng.
Ví đó băng tháng sáu,
Nơi nơi đều giống nhau.
Trốn không trọn chẳng khỏi,
Tìm không lại chẳng thành.
Thử hỏi bóng trong gương,
Tâm từ chỗ nào sanh?
“Tâm sắc trước sau giữa, thật không cảnh duyên khởi.” Tâm và sắc trong ba thời quá khứ hiện tại vị lai đều không thật. “Một niệm lại ngừng mất, ai hay tính động tịnh.” Niệm dấy lên rồi tự lặng đi thì cái động cái tịnh ai mà biết được. “Đây biết tự không biết, biết biết duyên chẳng hợp.” Khi cái động tịnh lặng rồi, cái biết này biết, mà không phải là cái biết của dấy niệm chạy theo các duyên bên ngoài, nên nói biết biết duyên chẳng hợp. “Nên tự kiểm bản hình, đâu cầu tìm ngoại cảnh.” Nên nhìn lại chính mình, không nên đuổi theo cảnh bên ngoài. “Cảnh trước không biến mất, niệm sau chẳng hiện ra.” Cảnh trước tự nó như vậy, niệm sau cũng không hiện, nghĩa là chúng ta không phải quán cho cảnh mất, mà cảnh là cảnh tâm không dấy động. “Tìm trăng chấp bóng huyền, bàn dấu đuổi chim bay.” Nếu chúng ta cứ đuổi theo cảnh bên ngoài, như người tìm trăng mà cứ nhìn cái bóng dưới nước, hay như chim bay không để lại dấu vết, mà cứ bàn dấu nó ở chỗ này chỗ kia. Đó là những việc làm rỗng vô ích. “Muốn biết tâm bản tánh, lại như xem trong mộng.” Muốn biết bản tánh của mình mà xem cảnh trong mộng, làm sao mà biết? “Ví đó băng tháng sáu, nơi nơi đều giống nhau.” Ở các nước Tây phương mùa đông mới có băng, tháng sáu là mùa hạ làm sao có băng? Bản tánh chân thật mà khởi niệm muốn biết thì giống như xem cảnh trong mộng, hay muốn thấy băng tháng sáu, hai điều đó không thể có. “Trốn không trọn chẳng khỏi, tìm không lại chẳng thành.” Bây giờ chúng ta chạy trốn hư không có được chăng? Và tìm hư không có được chăng? Chúng ta đang ở trong hư không mà trốn và tìm hư không là vô lý. “Thử hỏi bóng trong gương, tâm từ chỗ nào sanh?” Chúng ta đang sống với cái Thể chân thật tức là sống với bản tánh của mình, tức là lúc nào nó cũng đang hiện hữu, nhưng mà tìm thì không thể thấy, giống như chúng ta đang sống trong hư không, mà muốn chạy trốn, hoặc muốn tìm hư không để rờ mó nó thì không được. Hai câu kết Ngài nói: “Thử hỏi bóng trong gương, tâm từ chỗ nào sanh?” Kêu cái bóng ở trong gương hỏi xem tâm từ chỗ nào sanh, bóng có trả lời được không? Bóng làm sao trả lời. Tóm lại, lời hỏi của Bác Lăng Vương và những câu trả lời của Thiền sư Pháp Dung rất là thâm thúy, Thượng Sĩ lãnh hội được ý chỉ ấy, nên lấy đó làm chỗ tựa để tu và giảng dạy lại cho người sau, nên nói đây là sự trợ lực lớn lao cho người sau vậy. “Bởi vì tâm Phật Hoàng khởi từ cảnh giới của Phật Tổ; lời của Thượng Sĩ tột nguồn tâm tánh.” Tâm Phật Hoàng thấu suốt được ý chỉ của Phật Tổ, tức là Ngài đã ngộ đạo, còn Thượng Sĩ thì cũng tột nguồn tâm tức là Thượng Sĩ cũng ngộ đạo. “Song, Thượng Sĩ không thể làm thành đại báo cho Phật Hoàng, Phật Hoàng cũng không thể lên được chỗ uẩn tích của Thượng Sĩ, mà hay khiến người tối được sáng, kẻ điếc được nghe. Đây là sự trợ lực lớn lao cho Phật giáo vậy.” Thượng Sĩ tuy có công làm cho Phật Hoàng thấy lối đi, nhưng Ngài không làm thành đại báo cho Phật Hoàng. Đại báo là quả báo lớn: Một là do sự ngộ đạo rồi làm lợi ích cho chúng sanh. Hai là thân này phát triển tốt đẹp. Nghĩa là Thượng Sĩ không làm thành được cái ngộ đạo và làm lợi ích chúng sanh cho Điều Ngự Giác Hoàng. Ngộ là tự Giác Hoàng ngộ, chớ Thượng Sĩ không làm thế được, cũng như làm lợi ích cho người khác thì tự Giác Hoàng phát tâm làm, chớ Thượng Sĩ không làm thế được. Và, lý uyên áo mà Thượng Sĩ thấu suốt tích lũy, Điều Ngự Giác Hoàng không đến được. Vì của ai thì người đó tự biết, người này không thể thấy của người kia được. Nhưng nhờ Điều Ngự Giác Hoàng ghi lại lời dạy của Thượng Sĩ, mà người sau được sáng mắt được thông tai. Đó là điều lợi ích lớn cho Phật giáo vậy. “Một hôm Phật Hoàng sai người mang quyển Lục này đến bảo rằng: ‘Duy trì Phật pháp là nhiệm vụ của Quốc vương Đại thần, hãy viết riêng lời tựa và khắc bản in, để cho sự truyền bá được sáng tỏ.’ Nay Thượng hoàng đế (Trần Anh Tông) sai thần Trần Khắc Chung làm lời Bạt ở sau tức là noi theo vầng ngân hán chói lọi ở trước. Thần Trần Khắc Chung bái nhận quyển Lục này, thắp hương kính đọc. Mới đầu như say, kế đó như tỉnh, rốt sau tâm mắt sáng rỡ, không tự biết vì sao mà được vậy. Thần kính cẩn đặt bút viết lời Bạt.” Điều Ngự Giác Hoàng đưa quyển Ngữ Lục này cho vua Trần Anh Tông, bảo để tựa để khắc bản in. Song, vua Trần Anh Tông sai ông Trần Khắc Chung viết lời Bạt ở sau. Trần Khắc Chung nói, ông nương theo lời của Thượng Sĩ ở trước mà viết, chớ không phải tự ý viết được. Khi nhận quyển Ngữ Lục này, Trần Khắc Chung kính cẩn đọc, ban đầu ông thấy mù mịt nhưng sau ông có tỉnh. Đó là lời Bạt của ông Trần Khắc Chung. Tóm lại, quyển Lục này chia làm bốn phần: Lịch sử, Đối cơ, Tụng cổ, Thi tụng.
 
1. Lịch sử: Nói sơ lược về lịch sử của Tuệ Trung Thượng Sĩ.
2. Đối cơ: Người hỏi đạo lý, Ngài tùy theo căn cơ mà trả lời.
3. Tụng cổ: Dẫn những lời đối đáp bí hiểm của người xưa rồi tụng lại cho mọi người hiểu.
4. Thi tụng: Từ những cảm hứng mà Thượng Sĩ làm thành những bài thơ dài hay ngắn. Học qua quyển Ngữ Lục của Thượng Sĩ, chúng ta phải nắm vững những điều cốt lõi Ngài dạy thì sự tu của chúng ta mới dễ tiến. Qua bốn phần trên chúng ta thấy rõ phần thi ca có những bài như: Bài Ca Tâm Phật, Bài Ngâm Phóng Cuồng, Sống Chết Nhàn Mà Thôi, Phàm Thánh Không Hai, đã nói lên tâm huyết của Ngài. Ngài còn chỉ cho chúng ta chỗ rốt ráo là Tâm và Phật không hai, Phàm và Thánh không hai. Kế đó là hai vấn đề then chốt của người tu là sống và chết. Con người có mặt trên thế gian này, ai cũng băn khoăn lo sợ ngày mai mình sẽ chết, như vậy là quí cái sống, sợ cái chết gọi là tham sanh úy tử. Nhưng với con mắt Thiền sư thì thấy sống chết nhàn mà thôi, không có gì quan trọng. Tuy nhiên, đọc qua thơ của Thượng Sĩ thấy Ngài nói vậy, nhưng chúng ta không tin là Ngài nói được làm được, nếu chúng ta không học sử của Ngài. Vì vậy mà chúng ta phải học sử của Ngài trước, mới rõ rằng những điều Thượng Sĩ nói ra, để dạy cho người sau là điều Ngài đã ứng dụng ngay trong cuộc sống của Ngài.
 
Sử ghi rằng: Khi sắp tắt thở Ngài nằm theo dáng kiết tường sửa soạn đi, thê thiếp thấy vậy khóc rống lên. Ngài mở mắt ngồi dậy quở vài câu rồi nằm xuống đi. Vậy có nhàn không? Ngài là người có địa vị, có gia đình có thê thiếp, biết bao sự trói buộc, mà học đạo rồi ngộ đạo và hằng sống với đạo, nên đối với sự sanh tử Ngài tự tại, đó là điều rất hiếm có. Ở Trung Hoa ai cũng tán thán gia đình cư sĩ Bàng Long Uẩn, ở Việt Nam cũng có Thượng Sĩ là một cư sĩ ngộ đạo, mà chúng ta ít nghe người đời nhắc nhở tán thán. Ở các chùa thường đọc bài sám có nhắc tới câu “in như thiền định họ Bàng thuở xưa” tức là nhắc tới gia đình ông Bàng Long Uẩn. Thế mà không ai nhắc tới tên Tuệ Trung Thượng Sĩ. Như vậy cái nhìn của người Việt Nam là cái nhìn hướng ngoại, cái gì của nước ngoài là hay là tốt, còn cái gì của nước nhà là tầm thường là xấu. Đó là cái bệnh hết sức trầm trọng của người Việt Nam. Chúng ta học lịch sử và sự truyền bá của Phật Tổ từ Ấn Độ Trung Hoa chúng ta đều biết hết. Thế mà những bậc thầy ở Việt Nam gần gũi nhất, mà chúng ta không biết gì cả, đó là một thiếu sót lớn. Giả sử quí vị biết sự nghiệp ông nội, ông cố, ông sơ, mà cha mẹ quí vị không biết, có được không? Cả ngày chúng ta cứ ca tụng ông sơ, ông cố, ông nội, cha mẹ gần mình mà không đoái hoài tới, có lỗi đạo làm con hay không? Thế nên học, chúng ta phải học cho thấu suốt ngọn nguồn. Phải hiểu Phật giáo ở Ấn Độ truyền bá thế nào, sang Trung Hoa truyền bá ra sao, đến Việt Nam truyền bá như thế nào, người Việt Nam tiếp nhận Phật giáo ra sao? Ai là người có công làm cho Phật giáo Việt Nam hưng thạnh và phổ cập trong quần chúng? Nếu chúng ta biết các Tổ nước ngoài mà không biết đến công lao của những vị Tổ nước nhà, đó là việc đáng trách. Khi đem quyển Ngữ Lục này dạy cho quí vị học, là tôi có ý mong quí vị biết được những điều kỳ đặc cao quí của các Tổ Việt Nam rồi ứng dụng tu theo, để sau này đem ra chỉ dạy cho đàn hậu học biết tìm về nguồn Phật giáo Việt Nam, như vậy mới xứng đáng là tu sĩ của Phật giáo Việt Nam.
 
MỤC LỤC ™
Lời Đầu Sách. ™
Trúc Lâm Tổ Sư Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục. ™
Trần Triều Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục. ™
Hành Trang Thượng Sĩ (Trần Tung: 1230-1291).
-Phần 1. -Phần 2. -Phần 3. ™
Đối Cơ (Trả Lời Người Hỏi).
-Phần 1. -Phần 2. ™
Tụng Cổ.
-Phần 1. -Phần 2. ™
Thi Ca.
-Phần 1. -Phần 2. -Phần 3. -Phần 4. -Phần 5. -Phần 6. -Phần 7. -Phần 8. -Phần 9. ™

Lời Bạt. 
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





 TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI     TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI   - Page 3 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI
Về Đầu Trang 
Trang 3 trong tổng số 3 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3
 Similar topics
-
» (Giải đáp) Hạch giang mai xuất hiện ở đâu?
» (Giải đáp) Hình ảnh tinh hoàn ra làm sao là bình thường?
» Chữa Bệnh Giang Mai Giai Đoạn Đầu Nhanh Chóng Tại Thanh Hóa
» Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn đầu và những điều cần biết
» KINH THỦ-LĂNG-NGHIÊM GIẢNG GIẢI (THANH TỪ TOÀN TẬP - QUYỂN 5)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Căn Bản Phật Pháp-
Chuyển đến