Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Nhặt Lá Bồ Ðề

Go down 
3 posters
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6  Next
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 EmptySun Mar 16, 2014 12:34 pm

6. Ngộ Thể Khế Dụng
Yêm Bà Nữ hỏi Ngài Văn Thù:
-- Người đạt lý vì sao chưa tự tại trong sanh tử?
Ngài Văn Thù đáp:
-- Vì lực dụng chưa đủ.
Ngài Văn Thù trả lời nghĩa này thế nào? Người đạt lý không sanh tử, đối với sự sanh tử không còn lầm mê, tuy nhiên về khởi hạnh chưa có (lực dụng chưa đủ). Vì vậy muốn đạt rốt ráo lý sinh tử, phải dụng công khởi hạnh, diệt phiền não dứt vọng hoặc. Khi phiền não vọng hoặc dứt sạch, mới thể nhập lý không sinh tử. Thể nhập lý không sinh tử viên mãn, mới khế hợp với chân tánh và hằng sống với tâm thể vô sanh. Khi trở về với tâm thể vô sanh, mới có đủ diệu dụng nhiệm mầu, phát đại bi tâm tùy cơ giáo hóa độ khắp hữu tình.
Vì thế, nên nói "Ngộ" không sanh tử không bằng "Thể" không sanh tử, "Thể" không sanh tử không bằng "Nhập" không sanh tử, "Nhập" không sanh tử không bằng "Khế" không sanh tử, "Khế" không sanh tử không bằng "Dụng" không sanh tử.
Cùng nghĩa này Tiến Sơn Chủ đem câu hỏi trên hỏi Tu Sơn Chủ. Tu Sơn Chủ đáp:
-- "Giống như măng sẽ thành tre, nhưng ngày lúc còn măng thì không thể kết thành bè".
Vì thế, người muốn thể nhập rốt ráo lý vô sanh, phải theo thứ lớp mà tu tập. Trước tiên ngộ lý không sanh tử, kế phải thực hành để thể nhập được lý ấy. Khi thể nhập viên mãn mới khế hợp thể tánh thanh tịnh sẵn có của mình. Bấy giờ có đủ diệu dụng bất khả tư nghì giáo hóa chúng sinh, khi công hạnh viên mãn thành Phật quả.

Ðây là con đường tiến tu của người tu hạnh Ðại thừa phải trải qua vậy.
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 EmptyMon Mar 17, 2014 10:35 am

7. Sống Thật
Thiền Sư Triệu Châu nói: "Cả ngày ăn cơm mà chẳng nhai nát một hạt gạo. Cả ngày mặc áo mà chẳng dính mắc một sợi tơ". Ngài muốn nói gì với chúng ta?
-- Bởi vì người đạt đạo thấu được lẽ chân, nhận ra tánh chân thật của chính mình. Rõ thông các hành động đều từ tâm thể hiện, nên không dấy niệm có không, được mất... Trái lại, phàm phu ngu mê, chạy theo thức tình phân biệt, lúc ăn còn nghĩ trăm thứ, lúc mặc còn nghĩ trăm việc. Do đó mà phiền não (tham, sân, si) dấy khởi mất tánh thường nhiên, tâm luôn luôn bàng hoàng xao xuyến, khắc khoải lo âu... Vì vậy mà sống xa với đạo (lẽ thật). Vì sống với đạo phải sống với tánh bình thường. Tánh bình thường này ai ai cũng có và không lúc nào vắng mặc nó. Tuy nhiên, vì ta mãi lo chạy theo ngoại cảnh mà bỏ quên tánh ấy. Khi chúng ta nhớ lại không chạy theo ngoại cảnh, tức là trở lại tánh thường nhiên. Tánh ấy nó thường hằng và miên viễn không phải đợi tìm kiếm mới có.
Thiền Sư Vĩnh Gia Huyền Giác nói: "Ma ni châu, nhân bất thức. Như lai tàng lý thân thâu đắc. Lục ban thần dụng không bất không. Nhất khỏa viên quang sắc phi sắc". Nghĩa là: Có ngọc Ma ni người không biết. Sáu ban thần dụng (lục thông diệu dụng) không mà chẳng không. Một viên tròn sáng sắc mà chẳng phải sắc.
Thể tánh vắng lặng thường nhiên của chúng ta ví như hạt minh châu. Hạt châu này sẵn trong kho Như Lai của chúng ta, nếu chịu khó sẽ nhận đặng. Khi nhận được châu liền có đủ thần thông diệu dụng bất khả tư nghì. Nó vốn tròn sáng không phải sắc, không phải không mà gồm đủ cả sắc và không.
Người nhận ra hạt châu này sống với nó mới là sống thật. Hạt châu này chính là tánh giác của mọi người chúng ta vậy.

Tóm lại, muốn sống thật là phải nhận ra được tánh giác của chính mình, tánh ấy nó bất sanh bất diệt tròn sáng không từng ô nhiễm. Khi hằng sống với tánh giác thì không còn lầm mê, không bị sáu trần sai sử. Nhờ đó mà định lực chúng ta kiên cố, trí tuệ tròn đầy, sanh tử nhân đây mà dứt. Ðây chính là sống thực và sống miên viễn vậy. 
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 EmptyTue Mar 18, 2014 10:21 am

Phần 4
Trích Giảng Thiền Sử
1. Nghĩa Phật Tánh
Ngài Ngưỡng Sơn hỏi Ngài Trung Ấp:
-- Thế nào là nghĩa Phật tánh?

Ngài Trung Ấp nói:
-- Ta nói cho ông một thí dụ: Như cái nhà có sáu cửa, trong đó để một con khỉ kêu choé choé!

-- Con khỉ ngủ thì sao?
Ngài Trung Ấp bước xuống giường thiền nắm đứng Ngài Ngưỡng Sơn nói:
-- Choé! Choé! Ta cùng ông thấy nhau rồi.

Ngài Trung Ấp nói kệ giải thích:
Ðông niên tuyết thất thế thôi đồi
Yên điện la môn dạ bất khai
Hàn cảo viên lâm khai biến thái
Xuân phong xuy khởi luật đồng khôi

Dịch:
Năm tàn nhà tuyết ngủ im lìm
Thầm lặng cửa rêu đêm chẳng mở
Cây lạnh vườn rừng trong biến thái
Gió xuân chợt khởi vọng phù trầm.

Bình:
Chỉ cần con khỉ ngủ đi tức tin xuân đây đó hiện.
2. Ðộng Sơn Thăm Bịnh
Tăng hỏi:
-- Khi gió lửa phân ly sẽ về đâu?

Ngài Ðộng Sơn đáp:
-- Khi đến chẳng mang một vật, khi đi cũng thế ấy.

-- Tuy nhiên thân con chẳng an (đau nhức).
-- Thân đau nhức có cái chưa từng đau nhức.
-- Cái không đau nhức thế nào?
-- Ngộ thì trong gang tấc, mê thì cách núi đồi.
-- Xin Hòa Thượng chỉ cho con đường sẽ hướng đến.
-- Tối đen tợ như sơn, hiện tại tức thành lập (chỉ nhớ hiện tại, đừng nghĩ quá khứ và vị lại...).
-- Thế nào là ý Tổ Sư từ Ấn Ðộ sang?
Ngài Ðộng Sơn trả lời:
-- Sáu cửa chẳng đồng mưu.
3. Tin Người Nghe Pháp
Tổ Lâm Tế quở chúng: "Các ông không đủ lòng tin".
Chúng thưa:
-- Hòa Thượng bảo con tin việc gì?

-- Tin người nghe pháp đó!
Tổ dạy tiếp:
Nhữ nhược ái Thánh tắng Phàm
Sanh tử hải lý trầm phù
Phiền não do tâm cố khởi
Vô tâm phiền não hà câu
Bất lao phân biệt thủ tướng
Tự nhiên đắc đạo tu du.

Dịch:
Nếu ông mến thánh ghét phàm
Trong biển sanh tử nổi chìm
Phiền não do tâm nên có
Không tâm phiền não còn đâu
Chẳng nhọc phân biệt chấp tướng
Tự nhiên đắc đạo phút giây.

Tổ Lâm Tế nói:
-- Sáu căn không nhiễm sáu trần là "Lục thông".

Bình:
Ai muốn được lục thông? Bao giờ có?
 

4. Quên Mình Theo Vật
Thiền Sư Cảnh Thanh ngồi trong thiền thất nghe tiếng mưa rơi hỏi Thiền khách:
-- Ấy là tiếng gì?

Thiền khách đáp:
-- Tiếng mưa rơi.

Thiền Sư Cảnh Thanh quở:
-- Quên mình theo vật.

Bình:
Xoay nhìn lại tự tâm niệm (biết mình đang nghĩ gì) là sống với chính mình. Trái lại hướng tâm ra ngoài, chạy theo ngoại cảnh là sống với ngoại cảnh (mất mình).
Vậy câu hỏi trên của Thiền Sư Cảnh Thanh nếu đem hỏi chúng ta, phải đáp sao cho đúng?
Chúng ta phải đáp:
-- Tôi đang nghe!


Nghĩa là tôi đang nghe rõ ràng không có lầm lẫn.
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 EmptyWed Mar 19, 2014 10:49 am

5. Tâm Tịnh Là Trên Hết
Cổ Ðức nói: "Tinh tấn mà loạn động không bằng giữ tâm nhàn" (an tịnh).
Có vị Tỳ Kheo siêng năng mỗi ngày lễ tam thiên Phật, suốt thời gian dài gian khổ nhưng không thấy đạo. Ðến hỏi Hòa Thượng Tuyết Ðường.
Ngài dạy:
-- Người hành công phu làm việc lễ bái không xen hở... nhưng không bằng để vô sự (nhàn nhàn) ví như cái hồ lô (quả bầu bộng ruột) để dưới nước động thì chuyển.

Thiền Sư Phổ Chiếu mỗi ngày tụng ba trăm biến Ðại Bi, lạy ba trăm lạy, nhưng không thấy đạo, cũng đến hỏi Hòa Thượng Tuyết Ðường.
Ngài bảo:
-- Tụng nhọc buông đi! Buông hết rảnh rỗi, không làm không nói.

Nếu ông chưa đủ lòng tin, chấp Phật cũng là cơ cảnh, chấp pháp cũng là cơ cảnh, huống chi văn chương tạp sự khác. Phải giữ chỗ nhàn nhàn, chỗ đó hư mà linh, tịch mà diệu. Ví như trái bầu để trên mặt nước không cột mà vẫn đứng yên.
Bình:

Trăm năm tinh tấn hướng bên ngoài, đâu bằng trong tâm một niệm liền rỗng suốt.
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 EmptyThu Mar 20, 2014 11:15 am

6. Chỉ Cần Biết Vọng
-- Không kềm tâm.
-- Không đè niệm.
Kềm vọng niệm, hoặc đè niệm khởi, dễ sanh bệnh hoặc đau đầu, chỉ biết "vọng niệm không thật" niệm tự dừng.
Hằng sống với tâm niệm "buông xả" thảnh thơi thoải mái là đúng với nghĩa tâm bình thường. Như người "chăn trâu" khi trâu còn nghịch phải dùng dây mũi và roi để trị. Ðến khi trâu thuần thục, mục đồng thổi sáo thảnh thơi. Khi ấy nếu còn đối trị là sai.
Bình:

Tâm bình thường là tâm không nghĩ thiện, nghĩ ác, nghĩ phải, nghĩ quấy v.v... tức là sống với tâm thể thanh tịnh trùm khắp thênh thang. Trong nhà thiền gọi là sống với "ông chủ". Vì vậy pháp tu này trước phải nhận ra ông chủ (tánh giác). Khi nhận được tánh giác phải hằng sống với tánh giác ấy không phút giây lơi lỏng, gọi là sống với chính mình. Trái lại là sống theo nghiệp thức. 
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 EmptyFri Mar 21, 2014 10:59 am

7. Hằng Tỉnh Giác
Một cậu thanh niên đến một ông võ sư học kiếm. Suốt mấy năm ông thầy không chỉ dạy gì hết. Một hôm cậu học trò đang làm việc, thình lình ông ta đâm vào hông cậu một nhát kiếm...
Sau này cậu học trò về nhà sử dụng nghề kiếm đại tài. Sở dĩ được tài giỏi là do cậu ta lúc nào cũng chăm chăm đề phòng người ám hại.
Người tu cũng thế, phải chăm chăm theo dõi vọng tâm không phút giây lơi lỏng.
Bình:

Người kéo cây muốn ra lửa, phải bền chí lâu dài. Người tu Phật muốn giác ngộ phải hằng tỉnh giác (giác từng phút từng giây). Tánh giác đâu có xa mình, chỉ vì mê mà xa với tánh giác, nên cốt yếu của sự tu là phải hằng giác (một niệm mê là chúng sanh, một niệm giác là Phật). Giác cho đến viên mãn mới thôi.
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 EmptyFri Mar 21, 2014 11:00 am

8. Biết Ơn Phật Thứ Nhất
Phật dạy: "Người thực hành lời Phật dạy là đền ơn Phật hơn hết".
Kinh chép một hôm Phật có bệnh, tất cả hàng Thanh Văn, Bồ Tát đều đến thăm Phật. Riêng có một vị Tỳ Kheo ở gần Tinh xá Phật ở nhưng không buồn đến thăm Ngài. Có vị Trưởng Lão đến hỏi vị Tỳ Kheo ấy. Ông đáp:
-- Tôi mong cầu chứng A La Hán, chứ không ưng thấy Thế Tôn nhập Niết Bàn.

Nghe thuật lại lời này, Phật khen: "Vị Tỳ Kheo ấy là người biết ơn Phật thứ nhất".
Bình:
Chúng ta có muốn được Phật khen chăng? Chúng ta phải làm gì? Và làm những gì?
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 EmptyFri Mar 21, 2014 11:05 am

9. Trồng Rau
Thiền Sư Duy Nghiễm Dược Sơn, một hôm vào vườn thấy Tri Viên trồng rau. Sư bảo:
-- Trồng thì không ngăn người trồng, chớ cho nó mọc rễ.

Vậy ai có thể thay Thầy Tri Viên đáp một câu xem phải trồng như thế nào?
Bình:

Ngay khi bảo: "Chớ cho nó mọc rễ", liền thưa: Chẳng can hệ đến việc của Hòa Thượng.
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 EmptySat Mar 22, 2014 1:00 pm

10. Tha Ngươi Ba Mươi Gậy
Ðộng Sơn Thủ Sơ ban đầu đến tham vấn Vân Môn.
Vân Môn hỏi:
-- Vừa rồi ở đâu?

Sư thưa:
-- Tra độ

Vân Môn hỏi:
-- Mùa hạ rồi ở đâu?

Sư thưa:
-- Chùa Báo Từ ở Hồ Nam.

Vân Môn hỏi:
-- Rời nơi ấy lúc nào?

Sư thưa:
-- Ngày hai mươi lăm tháng tám.

Vân Môn bảo:
-- Tha ngươi ba gậy.

Sau này, nhân Huệ Nam đến Từ Minh thưa hỏi, Từ Minh bảo:
-- Thư ký học Thiền Vân Môn ắt thông được yếu chỉ ấy. Như nói: "Tha Ðộng Sơn ba gậy". Ðộng Sơn khi ấy nên đánh, chẳng nên đánh?

Sư thưa:
-- Nên đánh.

Từ Minh nghiêm nghị bảo:
-- Nghe tiếng ba gậy liền cho là nên ăn gậy, vậy ông từ sáng đến chiều nghe chim kêu, trống đánh, tiếng chuông, tiếng bảng... Cũng nên ăn ba gậy. Ăn gậy đến lúc nào mới thôi?

Như vậy, chúng ta phải nói thế nào, nên đánh hay chẳng nên đánh?
Ai thử đáp xem?
Bình:

Chỉ nên nói: "Cám ơn Hòa Thượng từ bi chỉ dạy", liền lễ bái.
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 EmptyWed Mar 26, 2014 11:02 am

11. Ðến Chỗ Nào Ngồi?
Thiền Sư Phật Ấn, một hôm Sư và đồ chúng vào thất, cư sĩ Tô Ðông Pha đến thẳng vào thất.
Sư nói:
-- Trong này không có ghế ngồi, cư sĩ đến đây làm gì?

Ðông Pha nói:
-- Tạm mượn thân tứ đại của Phật Ấn làm ghế ngồi.

-- Sơn Tăng có một câu hỏi, cư sĩ nếu nói được thì mời ngồi, bằng chẳng nói được thì cổi ngọc đái để lại.
Ðông Pha vui vẻ nói:
-- Xin hỏi.

Phật Ấn nói:
-- Vừa rồi cư sĩ nói: "Tạm mượn thân tứ đại Sơn Tăng làm ghế ngồi". Chỉ như Sơn Tăng tứ đại vốn không, năm ấm chẳng có, cư sĩ đến chỗ nào ngồi?

Tô Ðông Pha không đáp được, phải cổi ngọc đái để lại.
Vậy ai có thể vì Tô Ðông Pha đáp một câu thâu hồi ngọc đái lại xem?
Bình:

Ðợi khi Phật Ấn hỏi: Cư sĩ đến chỗ nào ngồi? - Liền đáp: Mắt Phật xem cũng chẳng thấy.
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 EmptyThu Mar 27, 2014 11:00 am

12. Chẳng Phải Như Lai
Một cư sĩ cầm trái táo vừa ăn vừa hỏi:
-- Thế nào là Như Lai ăn Như Lai?

Viện Chủ bảo:
-- Chẳng phải Như Lai rồi!

Bình:
Vì sao chẳng phải Như Lai? Vị này vốn chấp chính mình là Như Lai nên mới nói như thế, nhưng không ngờ lời ấy đã rơi! Vì đã thành hai Như Lai rồi.
13. Chủ Khách
Có hai Thủ Tọa nhà Ðông, nhà Tây gặp nhau liền hét lên một tiếng. Một vị Tăng đem việc này hỏi Hòa Thượng Lâm Tế:
-- Như vậy có chủ khách chăng?

Lâm Tế đáp:
-- Chủ khách rõ ràng.

-- Vậy ai là chủ? Ai là khách?
Ðáp:
-- Im lặng là chủ, hỏi là khách.

Bình:
Giả sử cả hai đều im lặng thì sao? Hoặc cả hai đều hỏi thì sao?

Ai là người đủ mắt thử đáp xem!
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 EmptyFri Mar 28, 2014 4:22 pm

14. Cái Gì Quí Nhất?
Có một vị Tăng hỏi Ngài Huyền Sa:
-- Ở thế gian cái gì quí nhất?

Huyền Sa đáp:
-- Cái đầu con mèo chết quý nhất.

Vị Tăng hỏi:
-- Vì sao cái đầu con mèo chết quý nhất?

Huyền Sa đáp:
-- Vì không ai trả giá.

Bình:
Tại sao cái đầu con mèo chết lại quý, nó quý ở chỗ nào? Ai biết được? Chúng ta không khỏi thắc mắc điều này, cứ moi đầu bóp trán tìm xem vì sao "cái đầu con mèo chết" lại quý nhất trên đời? Thật không thể tưởng tượng nổi! Chúng ta không ngờ đã bị ông già Huyền Sa lừa một cách thật tài tình. Hỏi đến cái quý nhất Ngài lại tráo trở đưa ra cái đầu con mèo chết. Ðợi người kỳ kèo hỏi lại liền bảo: "Không ai trả giá". Quả thật Huyền Sa một người biết dùng của quý và biết giữ của quý, không ai trộm cướp được. Cái quý nhất mà còn có chỗ trả giá là chưa phải thật quý. Vì đã có trả giá là có so sánh, có quý tiện, tức còn bị mua đi bán lại. Trái lại, một vật mà không ai có thể trả giá được, không ai có thể trộm cướp được, đó mới chính là vật quý vô giá, trên thế gian này không còn gì có thể so sánh.

Chúng ta thấy Thiền Sư rất khó hiểu. Khi các Ngài nói ở đây mà ý giảng ở đàng kia, nếu không khéo là chúng ta bị chết ở trên ngôn cú của các Ngài. Huyền Sa vì người thật hết sức khéo léo! Chúng ta muốn thấy Huyền Sa chăng? Hãy xoay mặt về hướng Nam nhìn sao Bắc đẩu!
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 EmptySat Mar 29, 2014 3:00 pm

15. Ai Thân Ai Sơ?
Hiệp Sơn cùng Ðịnh Sơn đồng đi đường cùng nói chuyện với nhau.
Ðịnh Sơn nói:
-- Trong sanh tử, không Phật tức phi sanh tử.

Hiệp Sơn nói:
-- Trong sanh tử, có Phật tức chẳng mê sanh tử .

Cả hai cùng lên núi lễ vấn Thiền Sư Ðại Mai Pháp Thường. Hiệp Sơn đem câu nói của hai người thuật lại Sư nghe. Và hỏi:
-- Chưa biết chỗ thấy của hai người ai được thân (gần gũi).

Sư bảo:
-- Một thân một sơ.

-- Ai được thân?
-- Hãy đi sáng mai lại!
Sáng hôm sau Hiệp Sơn lại đến hỏi Sư, Sư bảo:
-- Người thân thì chẳng hỏi, người hỏi thì chẳng thân.

Bình:
Chúng ta vẫn thường nghe nói: "Chỗ lý cùng tột vốn không thân sơ, thân sơ là tại nơi người". Bởi có tâm kia đây mới thấy có gần với đạo hay cách xa đạo. Nếu tâm "không hai" thì còn chỗ nào là thân là sơ? Thế nên, người hỏi thân sơ là còn kẹt trong niệm phân biệt ắt rơi vào thức tình, không hợp với đạo. Nếu chúng ta lại theo đó mà đáp hoặc thân hoặc sơ tức cũng đồng bị kiểm điểm như họ... Ðại Mai thì chẳng như thế, Sư khôn khéo gạt đi một câu: "Hãy đi sáng mai lại". Sau một đêm trằn trọc nôn nóng muốn biết ai thân ai sơ, nên sáng hôm sau Hiệp Sơn đến trước hỏi: "Ai được thân?". Rõ ràng bày quả tang không còn nghi ngờ! Do đó Ðại Mai liền bảo: "Người thân thì chẳng hỏi, người hỏi thì chẳng thân". Hiệp Sơn đành hổ thẹn trở lui.
Thật đau biết mấy!
Ðây là một bài học đích đáng cho những ai còn có niệm tranh chấp thân sơ, đúng sai. Người mà thật "thân" tức một câu nói ra đã đầy đủ tự tin, dù cho ai có phê phán thế nào cũng không nghi; trái lại, nói ra mà còn hồi hộp chờ đợi phê phán đúng sai tức còn mơ màng chưa phải "thân" rồi!

Từ đó suy ra những cuộc tranh chấp thông thường cũng vậy. Giả sử hai người cãi nhau đem đến chúng ta đòi xử ai đúng, ai sai, chúng ta chỉ cần lấy đây xét đoán khỏi phải tranh chấp nhiều lời. Vì nếu xử người này đúng, người kia sai, tức kẻ sai liền cho chúng ta bênh vực người này mà ghét bỏ họ, ắt sanh tỵ hiềm với nhau khó mà dung hòa. Cho nên chỉ cần bảo: "Người đúng thì chẳng hỏi, người hỏi thì chẳng đúng", để mọi người tự xét lấy. Nên nhớ rằng kẻ trông mong cho mình đúng là có tâm muốn hơn người, nếu bị cho sai tức sanh phiền hận, đó là bệnh. Thế nên biết, vừa khởi tâm đúng sai, thân sơ là đã trật rồi! Huống là chỗ "chí đạo" vốn bặt kia đây, dứt tâm chọn lựa, lấy đâu mà nói thân nói sơ, nói đúng nói sai? Vậy ai là người trí hãy khéo xét kỹ, chớ để một chút sai lầm càng xa lý thật! 
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 EmptySun Mar 30, 2014 4:30 pm

16. Dứt Bặt Có Không
Hỏi:
-- Trong nhà Thiền thường nói: Chỗ có Phật hãy đi nhanh qua, chỗ không Phật chớ dừng trụ, lý này thế nào?

Ðáp:
-- Chỉ là vượt qua "có" và "không", tức không kẹt hai bên vậy.

Bình:

Thường thường chúng ta nếu không kẹt bên này tức rơi bên kia, do vậy khi nghe nói "Chỗ có Phật phải đi nhanh qua, chỗ không Phật chớ dừng trụ" liền thắc mắc không sao hiểu nổi. Nhưng chúng ta quên rằng, nếu còn thấy có Phật, không Phật tức còn thấy cái hai bên chưa phải cái thấy của người đạt đạo. Quả thật là người đạt đạo có đủ mắt sáng thì riêng tự có lối đi không một điểm nhỏ nào có thể dối gạt được. Dụ mây bay giữa trời thênh thang đi khắp không vướng mắc chỗ nơi, nếu vừa có chỗ dính cứng tức chẳng còn là mây nữa rồi. Cũng vậy, người mà còn có sở đắc thì không kẹt bên có Phật tức rơi bên không Phật, chẳng thể nào vượt qua khỏi bẫy của Thiền Sư. Trong đây ai là kẻ thuộc dòng giống Sư Tử thử vươn vai, rống lên một tiếng cho bầy chồn cáo vỡ tan, chánh pháp Như Lai sáng ngời muôn thuở!
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 EmptyTue Apr 01, 2014 4:20 pm

17. Nói Cái Gì?
Người xưa nói:
Mạc hành tâm xứ lộ
Bất quải bổn lai y
Hà tu thậm ma đạo
Thiết kỵ vị sanh thì.

Dịch:
Chớ đi nơi đường tâm
Chẳng mặc áo xưa nay
Ðâu cần nói cái gì?
Rất kỵ lúc chưa sanh.

Bình:
Chúng ta thấy bài kệ trên có gì đặc biệt? "Mạc hành tâm xứ lộ": Chớ đi đường tâm là dứt bặt vọng tình. "Bất quải bổn lai y": Chẳng mặc áo xưa nay là chẳng trụ chân thật, nghĩa là chẳng đi theo vọng tình cũng chẳng trụ nơi chân thật, tức chẳng kẹt nơi "vọng" chẳng trụ bên "chân", hai đầu cắt đứt. Chính ngay khi ấy lại bảo nói cái gì? Ai có thể nói được? Chỉ cần nhằm y nói: "Rất kỵ lúc chưa sanh" vừa mở miệng là trời đất cách xa, nhích một chút là ngàn sai muôn sai, cho nên nói chỗ này rất kỵ động đến! Sở dĩ ba đời chư Phật thường hộ niệm, lịch đại Tổ Sư thầm giữ gìn, dứt bặt lối đi, đầu tro mặt đất khó lường tung tích, những kẻ tà tâm đều không thể nhìn trộm. Nếu chẳng phải kẻ tri âm làm sao có thể nói? Trong đây phải thật nhanh mắt, chớp nhoáng như điện xẹt, trong khoảng nháy mắt là đã qua rồi vậy. Ví như trái banh thả trên dòng nước, động đến liền xoay, chạm đến liền chuyển, lăn tròn tự tại không chút đình trệ.
Như có vị trời đến hỏi Phật:
-- Thưa Tôn Giả, làm sao Ngài vượt khỏi bộc lưu?

Phật đáp:
-- Này hiền giả, không đứng lại, không bước tới, ta vượt khỏi bộc lưu.

Vị trời hỏi tiếp:
-- Thưa Tôn Giả làm sao không đứng lại, không bước tới, Ngài vượt khỏi bộc lưu?

Phật đáp:
-- Này hiền giả, khi ta đứng lại thì ta bị chìm xuống, khi ta bước tới thì ta trôi giạt. Do vậy, này hiền giả, không đứng lại, không bước tới ta vượt khỏi bộc lưu. (Tương Ưng Bộ Kinh).

Bộc lưu là dòng nước chảy nhanh, trên dòng nước chảy nhanh nếu ta đứng lại là bị nhận chìm ngay, vừa bước tới liền bị cuốn trôi theo. Ngay đó không đứng lại, không bước tới, tự làm chủ chính mình, tức vượt khỏi hai đầu.
Cũng vậy, "Chớ đi đường tâm" là không bước tới; "Chẳng mặc áo xưa nay" là không đứng lại; "Rất kỵ lúc chưa sanh" ngay đó liền tự tại vượt khỏi vòng sanh tử lưu chuyển.
Vì vậy, người tu Thiền chúng ta phải nhận cho thật kỹ chỗ này, không khéo thì dễ bị ngăn trệ đường tu. Chủ yếu là dứt bặt hai bên, vốn không chỗ trụ. Không trụ nơi thường tình, không dừng nơi chân thật. Thiền sư phải là những người đi qua không để lại dấu vết. Nếu còn có chỗ rơi thì đâu khỏi bị người kiểm điểm! Thế nên câu: "Rất kỵ lúc chưa sanh" quả thật là một nhát búa đập thẳng vào đầu chúng ta, không còn có chỗ suy tư. Là những người tu thiền, bước đi trên đường giải thoát, chúng ta không thể xem thường chỗ này! Ðây là chỗ tối kỵ trong nhà Thiền. Các Tổ đâu chẳng thường bảo:
-- Chớ động đến.

-- Nếu động đến thì sao?
-- Tức tan nhà nát cửa, không còn có chỗ để nương tựa.
Thử hỏi ai đã từng động đến?

-- Tha cho ba gậy!
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 EmptyWed Apr 02, 2014 10:23 am

Phần 5
Thơ Kệ
Trần Nhân Tông là một ông vua thương dân yêu nước, rất sùng đạo Phật từ thuở bé. Khi còn trai trẻ ông đã làm xong bổn phận với quốc dân. Ðến tuổi già truyền ngôi cho con lên núi Yên Tử xuất gia học đạo. Sau trở thành Sơ Tổ phái Thiền Trúc Lâm.
Xin trích vài bài thơ để chúng ta gẫm lại tinh thần đạo lý của Ngài.
1. Cư Trần Lạc Ðạo
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích
Ðối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.

Dịch:
Trong đời vui đạo hãy tùy duyên
Ðói đến thì ăn mệt ngủ liền
Nơi mình sẵn ngọc đâu tìm nữa
Trước cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền.

2. Xuân Vãn
Niên thiếu hà tằng liễu sắc không
Nhất xuân tâm sự bách hoa trung
Như kim khám phá Ðông hoàng diện
Thiền tọa bồ đoàn khán thụy hồng.

Dịch:
Thuở bé chưa từng rõ sắc không
Xuân về hoa nở rộn trong lòng
Chúa Xuân nay bị ta khám phá
Chiếu trải giường thiền ngắm cánh hồng.

(Thiền Sư Việt Nam)
3. Ðăng Bảo Ðài Sơn
Ðịa tịch đài du cổ
Thời lai thu vị thâm
Vân sơn tương viễnh cận
Hoa kình báo tình âm
Vạn sự thủy lưu thủy
Bách niên tâm ngữ tâm
Ỷ lan hoành ngọc địch
Minh nguyệt mãn hung khâm.

Dịch:
Ðất vắng đài thêm cổ
Ngày qua xuân chửa nồng
Gần xa mây núi ngất
Nắng rợp ngõ hoa thông
Muôn việc nước trôi nước
Trăm năm lòng nhủ lòng
Tựa lan nâng ống sáo
Ðầy ngực ánh trăng lồng
 

4. Chân Vọng
Ông Tăng Phục lễ ở Trung Quốc đời Ðường làm kệ "Chơn Vọng" để hỏi học giả trong thiên hạ:
Chơn pháp tánh bổn tịnh
Vọng niệm hà do khởi
Tùng chơn hữu vọng sanh
Thử vọng hà sở chỉ
Vô sơ tức vô mạt
Hữu chung ưng hữu thủy
Tương hoài mộng tư lý
Nguyên vị khai huyền diệu
Tích chi xuất sanh tử

Dịch:
Chơn pháp tánh vốn tịnh
Vọng niệm từ đâu khởi
Từ chơn có vọng sanh
Vọng này chừng nào dứt
Không đầu thì không cuối
Có sau phải có trước
Hằng mờ mịt lý này
Mong vì khai huyền diệu
Vạch ra thoát sanh tử.

Quốc Sư Thanh Lương Ðáp:
Mê chơn vọng niệm sanh
Ngộ chơn vọng niệm chỉ
Năng mê chi sở mê
An đắc thường tương tợ
Tùng lai vị tằng ngộ
Cố thuyết vọng vô thủy
Tri vọng bổn tự chơn
Phương thị hằng diệu lý
Phân biệt tâm vị vong
Hà do xuất sanh tử

Dịch:
Quên chơn vọng niệm sanh
Ngộ chơn vọng niệm dứt
Hay mê, chẳng bị mê
Ðâu thể hằng tương tợ
Từ lâu chưa từng ngộ
Nên nói vọng vô thủy
Biết vọng vốn tự chơn
Mới là hằng diệu lý
Tâm phân biệt chưa quên
Làm sao thoát sanh tử.

Thiền Sư Khuê Phong đáp:
Bổn tịnh bổn bất giác
Do tư vọng niệm khởi
Tri chơn vọng tức không
Tri không vọng tức chỉ
Chỉ xứ danh hữu chung
Mê thời hiệu vô thủy
Nhân duyên như huyễn mộng
Hà chung phục hà thủy
Thử thị chúng sanh nguyên
Từng chi xuất sanh tử
Bất thị chơn sanh vọng
Vọng mê chơn nhi khởi
Ngộ vọng bổn tự chơn
Tri chơn vọng tức chỉ
Vọng chỉ tợ chung mạt
Ngộ lai tợ sơ thủ
Mê ngộ tánh giai không
Giai không vô chung thủy
Sanh tử do thử mê
Ðạt thử xuất sanh tử.

Dịch:
Sẵn tịnh vốn bất giác
Do đây vọng niệm khởi
Biết chơn vọng liền không
Biết không vọng liền dứt
Chỗ dứt gọi là chung
Khi mê nói là thủy
Nhân duyên như huyễn mộng
Nào chung lại nào thủy
Ðây là nguồn chúng sanh
Tột độ ra sanh tử.
Chẳng phải chơn vọng sanh
Mê chơn nên vọng khởi
Ngộ vọng vốn tự chơn
Biết chơn vọng liền dứt
Vọng dứt tợ rốt sau
Ngộ ra dường mới đầu
Mê ngộ tánh đều không
Ðều không chẳng sau trước
Sanh tử do mê này
Ðạt nó ra sanh tử.

Thiền Sư Huệ Hồng, tự Giác Phạm đáp:
Chơn pháp tánh bổn tịnh
Tùy duyên nhiễm tịnh khởi
Bất liễu hiệu vô minh
Liễu tri tức Phật trí
Vô minh toàn vọng tình
Tri giác toàn chân lý
Ðương niệm tuyệt cổ kim
Ðể xứ tầm chung thủy
Bổn tự ly ngôn thuyên
Phân biệt tức sanh tử

Dịch:
Chơn pháp vốn không tánh
Theo duyên nhiễm tịnh khởi
Chẳng rõ gọi vô minh
Rõ đó là Phật trí
Vô minh thảy vọng tình
Tri giác đều chân lý
Ðương niệm bặt cổ kim
Tột chỗ tìm chung thủy
Vốn tự lìa nói bàn
Phân biệt liền sanh tử.
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 EmptyThu Apr 03, 2014 11:33 am

Hết Tập 2
Nhặt Lá Bồ Ðề
Tập 3

Thích Thanh Từ
 
Lời đầu sách
Tập Nhặt Lá Bồ Ðề 3 này, cũng do các Thiền sinh ghi lại lời giảng dạy của Thầy Viện Chủ tại Tu Viện Chơn Không.
Nội dung tập sách này ngoài ghi lời giảng dạy của Thầy Viện Chủ, chúng tôi còn trích nguyên văn một số bài kinh giáo lý căn bản như Phật nói về giáo lý Tứ Ðế, Thập Nhị Nhân Duyên, Nhân quả v.v... trong Trung Bộ Kinh (và Tăng Chi Bộ Kinh) do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ tạng Pali (Phật nói hoặc Ngài A Nan Ðà lặp lại lời Phật nói) để chúng ta cùng suy gẫm lời dạy thâm sâu của đức Phật.
Thật ra nếu nói chỗ thâm sâu của đức Phật là phải bàn đến lý "khai quyền hiển thật" của Ngài. Nghĩa là Ngài mở bày pháp môn phương tiện để dẫn dắt chúng sanh trở về với lý thật, nên tuy Ngài có giảng dạy muôn ngàn pháp môn, vô lượng diệu nghĩa, nhưng mục đích cứu cánh là đến chỗ vô ngôn, nếu còn ngôn thuyết thì chưa đến lý thật. Vì thế Phật đóng cửa thất ở nước Ma Kiệt Ðà, Ngài Duy Ma Cật ngậm miệng ở thành Tỳ Da Ly là để nói lên lý thật ấy. Ở đây, chúng ta chỉ tìm hiểu qua lý quyền của Phật nói mà thôi.
Ngoài phần kinh trên, chúng tôi cũng cố gắng cô đọng lại những lời giảng dạy của Thầy Viện Chủ về đường lối tu tập của Tu Viện Chơn Không thành vài bài luận ngắn qua những kinh nghiệm tu tập và những gì học hỏi được nơi Thầy. Các tài liệu này quí vị đọc qua sẽ thấy rõ đường lối tu của chúng ta quả quyết y cứ kinh điển, lời Phật, Tổ dạy, chứ không gì xa lạ hoặc ai tự sáng chế. Ðây là con đường Phật, Tổ đã vạch sẵn. Thầy Viện Chủ chỉ có công soi sáng lại con đường ấy mà thôi.
Qua những tài liệu trong tập sách này cũng như các tập sách trước chúng tôi đã ghi, tuy không đầy đủ lắm, nhưng cũng nói lên được phần trọng yếu trong việc tu tập hằng ngày của Tu Viện. Mong rằng những tập tài liệu nhỏ này sẽ là kim chỉ nam để giúp chúng ta tu tập hầu đạt được lý tưởng giải thoát cao đẹp của người tu Phật.
Viết tại Tu Viện Chơn Không
Ngày đầu xuân năm Bính Dần 1986
Thay mặt các Thiền Sinh
Thích Phước Hảo
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 EmptyFri Apr 04, 2014 11:13 am

Phần 1
Trích Giảng Kinh A Hàm
 
 
1. Công Ðức Bát Quan Trai
Trong Tăng Chi Bộ Kinh (VIII, V-42), Phật dạy: "Người tu tập bát quan trai giới thanh tịnh chỉ trong một ngày đêm hơn một đời vua cai trị toàn xứ Ấn Ðộ".
Bình:
Tại sao tu "Bát quan trai giới" thanh tịnh chỉ một ngày đêm mà được phước nhiều như thế? Y cứ trong kinh Phật dạy: Người tu pháp "Bát quan trai giới" thanh tịnh trọn một ngày đêm (24 giờ) sau khi lâm chung có thể được sanh lên các cõi trời Dục giới hoặc Sắc giới như: Trời Tứ Thiên Vương, Trời Ðao Lợi, Trời Dạ Ma, Trời Ðâu Suất v.v...
Y theo kinh giải thích do công đức tu hành có sai biệt nên tuổi thọ của chư Thiên các cõi này không đồng:
-- Trời Tứ Thiên Vương sống lâu 500 tuổi (50 ngày của chúng ta - nhân gian - dài bằng một ngày cõi trời Tứ Thiên Vương).
-- Trời Ðao Lợi sống lâu 1000 tuổi (100 ngày đêm của chúng ta dài bằng một ngày đêm cõi trời Ðao Lợi).
-- Trời Dạ Ma sống lâu 2000 tuổi (200 ngày đêm ở cõi người dài bằng một ngày đêm cõi trời Dạ Ma).
-- Trời Ðâu Suất sống lâu 4000 tuổi (400 ngày đêm ở cõi người dài bằng một ngày đêm cõi trời Ðâu Suất).
Chúng ta có thể dùng pháp tính nhân, nhân thử tuổi thọ của các cõi Trời, so với thời gian tuổi thọ của cõi người chúng ta khác nhau thế nào, để thấy phước báu của mỗi cõi nhiều hoặc ít v.v... Phước báu và tuổi thọ của chư Thiên Trong các cõi tuy nhiều như thế, nhưng phước ấy chỉ bằng một phần mười sáu của người tu Bát Quan Trai giới thanh tịnh mà thôi.
Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu thêm: Ở đây sở dĩ Phật nói, quả báo của các cõi Trời thù thắng như thế là để khích lệ hàng Phật tử tại gia tu tập hạnh xuất thế, có lòng hâm mộ mà họ tiến lên từng bước.

Mục đích cứu cánh của Phật dạy là người tu tập phải cầu ra khỏi ba cõi đạt đến Phật quả mới là viên mãn. Vì phước báu cõi trời còn trong vòng hữu hạn chưa phải cứu cánh giải thoát.
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 EmptySat Apr 05, 2014 11:21 am

2. Trị Bệnh Ngủ Gật
Trong Tăng Chi Bộ Kinh (VII, VI-58) chép: Một hôm Phật dùng thiên nhãn quan sát nơi khu rừng chư Tăng ẩn tu, thấy Mục Kiều Liên đang tọa thiền bị ngủ gật, Phật liền đến dạy:
-- Nếu ông ngồi bị ngủ gật nên khởi tưởng để đánh tan ma ngủ gật. Trường hợp khởi tưởng không hết thì quán pháp. Quán pháp không hết thì tụng đọc kệ chú. Tụng đọc kệ chú nếu không hết, dùng hai tay nắm hai trái tai kéo xuống, xoa tay, xoa chân. Nếu còn ngủ nữa thì đi rửa mặt. Nếu rửa mặt không hết ra ngoài xem trăng, xem sao hoặc quán ánh sáng. Quán ánh sáng không hết thì đi kinh hành trụ tâm ở trước. Cuối cùng nếu không hết thì nằm như sư tử (nghiêng phía tay mặt hai chân chồng lên).
Bình:

Thùy miên là một món phiền não trong năm món phiền não (ngủ cái) che đậy chân tánh chúng sanh. Nó là cái nhân làm cho chân tánh bị lu mờ, trí tuệ không phát sanh được (dù một món cũng có hại). Vì thế, người tu Thiền định muốn được tam muội phải xua đuổi con ma thùy miên không cho đến gần. Những phương tiện Phật dạy trên là cây roi sắt đập mạnh vào con ma buồn ngủ. Ðuổi mạnh và đuổi mạnh và đuổi nó đi xa thật xa, không cho nó bén mảng đến chỗ chúng ta ngồi tu.
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 EmptySun Apr 06, 2014 12:56 pm

3. Lựa Chỗ Y Chỉ
Trong Tăng Chi Bộ Kinh dạy: "Người xuất gia phải lựa chỗ y chỉ và chỗ không nên y chỉ".
1. Chỗ ở nào những điều ác tăng trưởng, điều thiện tổn giảm, lại không đủ tứ sự cúng dường (cơm ăn, áo mặc, giường chỏng, thuốc thang). Phật nói: Nên đi, khỏi thưa thầy trụ trì.
2. Chỗ ở nào những điều ác tăng trưởng, điều thiện tổn giảm, dù đầy đủ tứ sự cúng dường, cũng nên đi, khỏi thưa thầy trụ trì.
3. Chỗ ở nào những điều ác tổn giảm, điều thiện tăng trưởng, dù thiếu bốn việc cúng dường vẫn kiên nhẫn tu học.
4. Chỗ ở nào những điều ác tổn giảm, điều thiện tăng trưởng và được bốn việc cúng dường đầy đủ dù có bị đuổi cũng cố gắng xin ở lại tiếp tục tu học.
Bình:

Bốn trường hợp trên Phật đặt ra cho người xuất gia lựa chọn để tu tiến. Bởi vì mục đích người xuất gia là giải thoát sanh tử, mà muốn giải thoát sanh tử phải thâm hiểu Phật pháp. Có thâm hiểu Phật pháp mới thực hành đúng lời Phật dạy để phá dẹp phiền não dứt hết mê lầm. Do đó khi vào chùa (Tinh Xá) chúng ta phải đặt điều kiện tu học lên trên. Nếu chỗ nào có điều kiện tu học. Giúp chúng ta tăng trưởng pháp lành, tổn giảm pháp ác thì nên ở. Trái lại, nên tìm nơi khác, dù cho chùa đó có đầy đủ bốn việc cúng dường chúng ta cũng không nên ở. Còn như bốn việc cúng dường dù thiếu thốn mà có tu tiến ta phải cố gắng nương ở tu học.
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 EmptyMon Apr 07, 2014 12:09 pm

4. Niệm Ác Và Người Thù
Trong Tăng Chi Bộ Kinh (VII, VI-60), Phật nói: Người thù địch có bảy điều kiện mong cho kẻ thù với mình:
1. Mong cho kẻ thù với mình nhan sắc xấu xí.
2. Mong cho kẻ thù với mình ngủ không được.
3. Mong cho kẻ thù với mình không được lợi ích, thường tổn giảm.
4. Mong cho kẻ thù với mình bị phá sản.
5. Mong cho kẻ thù với mình không được danh vọng.
6. Mong cho kẻ thù với mình không được bạn bè.
7. Mong cho kẻ thù với mình chết đọa đường dữ.
Bình:
Xét bảy điều Phật nói trên có đúng với tâm lý chúng ta không? Nếu ai là người mình thù địch thì mình đâu thích họ có sắc đẹp mà muốn họ xấu xa. Và muốn họ luôn luôn bất an mất ngủ, muốn cho họ tổn hại, mất mát tài sản danh vọng, nhẫn đến cho bạn bè lánh xa họ. Cuối cùng muốn cho họ khi chết bị đọa địa ngục.
Những điều mong muốn trên là quan niệm trả thù. Tuy mình không dùng hành động độc ác với người thù, nhưng lúc nào cũng muốn cho người thù của mình gặp nhiều tai biến họa lụy v.v...
Những quan niệm như thế xét theo thói thường thì miễn bàn, nhưng xét sâu về đạo lý là một điều tổn hại rất lớn. Tại sao? Trước xét việc gần gũi nhất là ngay tâm niệm mình: Một khi muốn cho người ta khổ. Khi khởi niệm muốn đó lòng mình có vui chăng, hay chính cái niệm đó làm cho lòng mình bức rức, cảm thọ khổ sở bất an? Ðó là chưa nói đến gặp trường hợp trái ngược, mình muốn người ta khổ mà trái lại họ được vui, thì tâm niệm chúng ta lúc đó thế nào? Muốn cho người ta mất mà họ vẫn được, muốn cho người ta xấu, mà họ vẫn tốt v.v... Chúng ta sẽ bực bội đến đâu? Thế nên những mong muốn ấy đều không lợi lạc mà tổn thương tâm niệm chính mình.
Xa hơn chúng ta xét về lý nhân quả: Sở dĩ có niệm ân oán với nhau, đều có nguyên nhân. Một người chưa quen biết, mới gặp nhau là ta có cảm tình ngay và muốn giúp đở tất cả những gì họ muốn cần. Trái lại, cũng một người chưa từng quen thuộc vừa gặp mặt liền sanh bực bội, không muốn nhìn họ, và từ khước mọi giúp đở, mặc dù họ cần đến ta. Những điều đó không có chi lạ, là do chúng ta với những người ấy đã tạo "ân" hay "oán" thuở quá khứ... Còn rất nhiều khía cạnh khác, đây chúng tôi chỉ nêu vài trường hợp điển hình mà thôi.
Vậy, muốn cho tâm được mát mẻ, thư thới y cứ lời Phật dạy, chúng ta phải xem oán thân bình đẳng, nghĩa là dứt hết niệm "ân" và "oán". Vì người ân giúp ta chính là những người ta từng giúp họ, bây giờ họ giúp lại ta, người oán hại ta là ta đã từng gây khổ đau cho họ, nên bây giờ họ đối xử tệ bạc với ta. Việc ấy chỉ trong vòng vay trả. Hơn nữa, phải quán tất cả mọi người đều là bà con thân thuộc của chúng ta, nếu không đời này cũng nhiều đời trước. Dù họ có lỗi lầm chút ít ta nên tha thứ, đâu nỡ thù ghét họ. Hiểu như vậy thì ta dứt được niệm ân và oán. Nhờ dứt niệm ân oán nên sợi dây ân oán bị cắt đứt. Khi ân oán dứt tâm ta không an tịnh là gì?

Lục Tổ dạy: "Thương ghét chẳng bận lòng, nằm dài duỗi chân ngủ". Vậy ta muốn ngủ ngon giấc thì phải dứt niệm "oán thân". 
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 EmptyTue Apr 08, 2014 12:50 pm

5. Tám Căn Cứ Lười Biếng
Trong Tăng Chi Bộ Kinh (VIII, IX-80), Phật dạy: Chúng sanh có tám căn cứ lười biếng. Thế nào là tám?
1. Ta có việc sẽ làm (bởi vì có việc sẽ làm nên ưng nằm nghĩ để mai làm).
2. Ta có việc đã làm (vì đã làm mệt nên nghĩ cho khỏe).
3. Ta có việc sẽ đi (mai sẽ đi đâu nên nghĩ để đi)
4. Ta có việc đã đi (đi đường dài mệt nằm nghĩ cho hết mệt).
5. Ði khất thực được thức ăn không như ý (ăn thiếu ưng nằm nghĩ để khỏi đói).
6. Khất thực như ý (ăn no tu không được, để hết no sẽ tu).
7. Bệnh ít ít (có chút ít bệnh, nghĩ cho khỏe).
8. Bệnh nhiều mới khỏi (Bệnh mới khỏi nên dưỡng cho mau bình phục sẽ tu).
Trái lại, Phật dạy nên biết chuyển đổi quan niệm sẽ thành tinh tấn. Chuyển đổi quan niệm thế nào?
1. Nếu ngày mai có việc sẽ làm ta nên khởi nghĩ: Mai ta có việc phải làm, nay phải ráng tu để mai tu không được.
2. Nếu làm xong việc ta nên khởi nghĩ: Hôm qua bận việc, nay đã làm xong ráng tu bù lại hôm qua tu ít.
3. Ngày mai có việc đi đâu ta nên khởi nghĩ: Mai sẽ đi không tu được, nay ráng lo tu.
4. Khi đã đi qua con đường dài ta nên khởi nghĩ: Ðã đi không tu được, đi xong phải ráng tu.
5. Khi nhận thức ăn (khất thực) không như ý ta nên khởi nghĩ: Ăn ít bụng nhẹ dễ tu.
6. Khi nhận thức ăn (khất thực) như ý ta nên khởi nghĩ: Ðược cúng dường đầy đủ ráng tu để khỏi thiếu nợ thí chủ.
7. Khi bệnh chút ít ta nên khởi nghĩ: Bệnh còn ít ráng tu để bệnh nhiều tu không được.
8. Khi bệnh nặng đã hết nên khởi nghĩ: Bệnh lâu không tu được nay khỏi bệnh ráng tu bù lại.
Bình:
Xin nhắc lại, tám căn cứ giải đãi nêu trên là những điều thiết thực, mà người tu dễ bị gạt. Bởi bị lừa gạt nên xuôi thuận chiều ăn ngủ mà không tiến đạo. Trái lại, nếu một phen biết chuyển tâm niệm như đã giải thích trên thì nó sẽ giúp ta tiến lên đến đạo giải thoát.
Chúng ta vẫn còn nhớ gương đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni cùng Ngài Di Lặc đồng thời tu. Ðức Bổn Sư do tinh tấn mà nay đã thành Phật, trái lại đức Di Lặc vẫn còn làm vị Bồ Tát và sẽ thành Phật ở tương lai xa tít.

Vì thế, tinh tấn rất thiết yếu cho người tu tập các hạnh lành, bởi lẽ đó mà được sắp vào hàng thứ ba trong sáu pháp Ba la mật.
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 EmptyThu Apr 10, 2014 10:26 am

6. Lưới Ái
Trong Tăng Chi Bộ Kinh (VIII, II-17), Phật dạy: Nam nhân bị nữ nhân trói buộc bởi tám điều kiện:
1. Nhan sắc
2. Tiếng cười
3. Tiếng nói
4. Giọng ca
5. Nước mắt
6. Quần áo
7. Vật tặng
8. Xúc chạm.
Trái lại, nữ nhân cũng bị nam nhân trói cột như thế.
Bình:
Ðọc bài kinh trên chúng ta thấy lòng từ bi của Phật thương chúng ta đáo để. Ngài không ngại gì chỉ ra những lẽ thật mà tất cả chúng ta đều lầm mê. Bởi lầm mê nên bị ân ái trói cột, và trói cột mãi mãi không có ngày buông tha! Kết quả chỉ chấp nhận tất cả khổ đau, không có một chút hạnh phúc an lạc chân thật. Tuy như thế mà chúng ta vẫn điên đảo si mê, để rồi phải chịu khổ đau vĩnh kiếp!
Tám điều kiện Phật nêu trên là những nguyên nhân tạo thành sợi dây cột chúng sanh trong vòng khổ đau phiền lụy. Sợi dây này không gì khác hơn là sợi dây "ái nhiễm". Sợi giây ấy tuy vô hình, nhưng nó trói cột rất chặt và cũng khó cắt đứt. Nó có sức thu hút rất mạnh như "nam châm hút kim loại". Vì thế Phật dạy: "Tỳ Kheo phải lánh xa nữ sắc, như người đội cỏ khô, sợ không dám gần lửa..." Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Phật dạy: "Người tu hành phải tránh xa nữ sắc (nam sắc) như tránh xa rắn độc, lửa dữ. Rắn độc, lửa dữ giết người chỉ trong một kiếp, nữ sắc (nam sắc) giết người nhiều kiếp!".
Lại nữa, trong Kinh Pháp Hoa, phẩm An Lạc Hạnh, Phật dạy: "Chỗ thân cận của người tu hành là chẳng nên gần gũi Quốc vương, Vương tử, Ðại thần v.v... Cho đến chẳng nên ở nơi thân người nữ cho là tướng có thể sanh tư tưởng dục nhiễm, mà vì nói pháp. Nếu vào nhà người chẳng cùng gái nhỏ, gái trinh, gái góa v.v... chung nói chuyện, lại cũng chẳng gần người bất nam (chẳng phải nam, chẳng phải nữ) để làm thân hậu.
Chẳng riêng mình vào nhà người. Nếu lúc có nhân duyên cần riêng mình vào thời chuyên một lòng niệm Phật. Nếu vì người nữ nói pháp thời chẳng hở răng cười, chẳng bày hông ngực, nhẫn đến vì pháp mà còn chẳng thân hậu, huống lại là việc khác..."
Ðây là những điều thiết yếu mà Phật dạy người tu phải răn dè, cẩn thận trong khi giao tiếp với nhau mới khỏi gây ra những hiểm họa khó tránh.

Vậy ai là người có chí xuất trần muốn ra khỏi sanh tử, phải y theo lời Phật dạy trên để thúc liểm thân tâm, trau dồi trí tuệ cho sắc bén hầu cắt đứt sợi dây triền phược của luyến ái, chứng quả Niết Bàn, an lạc. 
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 EmptyThu Apr 10, 2014 12:33 pm

7. Pháp Nhị Hành
Một hôm đức Phật ở trong thành Tỳ Xá Ly, tại Ðại Lâm. Bấy giờ có vị Tướng quân Siha, đệ tử của Nigantha (phái ngoại đạo Ni Kiền Tử) đến viếng Phật, ông hỏi:
-- Thưa Gotama, tin đồn Ngài chủ trương không hành động, thuyết pháp về không hành động và dùng pháp không hành động chỉ dạy đệ tử. Ngài chủ trương hành động, thuyết pháp hành động và dùng pháp hành động chỉ dạy đệ tử. Ngài chủ trương đoạn diệt, thuyết pháp đoạn diệt và dùng pháp đoạn diệt chỉ dạy đệ tử. Ngài chủ trương pháp hư vô, thuyết pháp hư vô và dùng pháp hư vô chỉ dạy đệ tử. Ngài chủ trương nhàm chán, thuyết pháp nhàm chán và dùng pháp nhàm chán chỉ dạy đệ tử. Ngài chủ trương khổ hạnh, thuyết pháp khổ hạnh và dùng pháp khổ hạnh chỉ dạy đệ tử. Ngài chủ trương không nhập thai, thuyết pháp không nhập thai và dùng pháp không nhập thai chỉ dạy đệ tử. Ngài chủ trương an ủi mọi người, thuyết pháp an ủi và dùng pháp an ủi chỉ dạy đệ tử v.v... Tin ấy có đúng hay họ xuyên tạc Ngài?
Phật đáp:
-- Sa Môn Gotama chủ trương không hành động, thuyết pháp không hành động và chỉ dạy đệ tử pháp không hành động. Gotama chủ trương hành động, thuyết pháp hành động và chỉ dạy đệ tử pháp hành động. Gotama chủ trương đoạn diệt, thuyết pháp đoạn diệt và chỉ dạy đệ tử pháp đoạn diệt. Gotama chủ trương nhàm chán, thuyết pháp nhàm chán và chỉ dạy đệ tử pháp nhàm chán. Gotama chủ trương hư vô, thuyết pháp hư vô và dạy đệ tử pháp hư vô. Gotama là người khổ hạnh, thuyết pháp khổ hạnh và chỉ dạy đệ tử pháp khổ hạnh. Gotama chủ trương không nhập thai, thuyết pháp không nhập thai và chỉ dạy đệ tử pháp không nhập thai. Gotama là người an ủi, thuyết pháp an ủi và chỉ dạy đệ tử pháp an ủi (Lời Phật xác nhận với Tướng Siha và Ngài giải thích tiếp).
Này Siha!
Thế nào Gotama chủ trương không hành động, thuyết pháp không hành động và chỉ dạy đệ tử pháp không hành động? Gotama không hành động đối với thân làm ác, miệng nói ác và ý nghĩ ác, thuyết pháp và chỉ dạy đệ tử theo chiều dừng điều ác.
Thế nào Gotama chủ trương hành động, thuyết pháp hành động và chỉ dạy đệ tử pháp hành động? Gotama chủ trương hành động thiện, thuyết pháp hành động thiện, thân miệng ý hướng chiều thiện...
Thế nào Gotama chủ trương đoạn diệt, thuyết pháp đoạn diệt và chỉ dạy đệ tử pháp đoạn diệt? Gotama đoạn diệt tham sân si, thuyết pháp đoạn diệt tham sân si và chỉ dạy đệ tử pháp đoạn diệt tham sân si.
Thế nào Gotama chủ trương nhàm chán, thuyết pháp nhàm chán và chỉ dạy đệ tử pháp nhàm chán? Gotama nhàm chán thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác, thuyết pháp nhàm chán thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác, và chỉ dạy đệ tử pháp nhàm chán ấy.
Thế nào Gotama chủ trương hư vô, thuyết pháp hư vô chỉ dạy đệ tử pháp hư vô? Gotama chủ trương hư vô tham, hư vô sân, hư vô si, thuyết pháp hư vô tham, hư vô sân, hư vô si và chỉ dạy đệ tử pháp hư vô tham, hư vô sân, hư vô si.
Thế nào Gotama chủ trương khổ hạnh, thuyết pháp khổ hạnh và chỉ dạy đệ tử pháp khổ hạnh? Gotama chủ trương khổ hạnh và các pháp bất thiện, kể cả thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác đoạn tận như chặt đứt gốc cây ta la, thuyết pháp đoạn tận và chỉ dạy đệ tử những pháp ấy.
Thế nào Gotama chủ trương không nhập thai, thuyết pháp không nhập thai và chỉ dạy đệ tử pháp không nhập thai? Gotama đã đoạn không nhập thai ở tương lai, sự tái sanh đoạn tận gốc rễ không cho sanh khởi ở tương lai và chỉ dạy đệ tử cũng pháp ấy.
Thế nào Gotama chủ trương an ủi mọi người, thuyết pháp an ủi và chỉ dạy đệ tử pháp an ủi? Gotama là người an ủi, thuyết pháp an ủi và luôn luôn dạy đệ tử pháp an ủi mọi người.
Tướng Siha nghe Phật nói xong rất hoan hỷ tán thán: Thế Tôn thuyết pháp vi diệu, như dựng đứng lại vật bị quăng ngã, như phơi bày ra vật bị che kín, chỉ đường kẻ lạc hướng, như đem đèn vào bóng tối cho kẻ sáng mắt được thấy đường v.v... Xin Thế Tôn nhận cho con quy y làm đệ tử và nguyện hết lòng hộ trì Tam bảo.
Phật bảo:
-- Này Siha, hãy chín chắn suy nghĩ, chín chắn suy nghĩ kỹ! Có suy nghĩ chín chắn mới tốt, nhất là người danh vị lớn như ngươi!
Qua câu nói không vướng bận lợi danh khiến cho Tướng Siha rất khâm phục Ngài, và thành kính một lần nữa ông thưa: Xin Ðức Thế Tôn nhận cho con được quy y và hộ trì Tam Bảo.
Phật dạy tiếp:
-- Ðã từ lâu gia đình ông là giếng nước mưa nguồn cho người Nigantha, vậy ngươi nên tiếp tục ủng hộ họ. Hãy dành các thức ăn cúng dường cho những ai đến với ngươi.
Với tâm lượng bao dung của đức Phật, không phân chia bỉ thử, ta người của Ngài khiến cho Tướng Siha càng thêm kính mến và khâm phục đức Thế Tôn.
Bây giờ Phật thuyết cho Tướng Siha về bố thí, trì giới, sanh thiên, tai hại của sự ô nhiễm dục lạc v.v...Siha thâu nhận lời Phật dạy rất nhanh chóng. Phật tiếp nói pháp Tứ Ðế... khiến Siha tỉnh ngộ. Sau giờ thuyết pháp Siha thỉnh Phật và chư Tăng hôm sau về nhà ông cúng dường. Phật nhận lời.
Hôm sau Phật đến nhà Siha thọ trai, tướng Siha thiết trai cúng dường Phật những món thượng vị, và tự tay ông bưng sớt cúng dường Phật và chư Tăng.
Do lòng đố kỵ của ngoại đạo Nigantha nên họ dùng kế hạ uy tín Phật, họ bèn đánh trống chiêng rao khắp nẽo đường phố nói: "Tướng Siha giết vật cúng Gotama, Gotama biết mà vẫn ăn".
Tin ấy lan khắp mọi nơi... Có người đến báo cáo với Tướng Siha, ông nói:
-- "Ðã lâu các người ấy muốn chỉ trích đức Phật và chư Tăng nhưng không cơ hội để họ nói. Những điều xuyên tạc ấy đều vô cớ, trống rỗng không đúng lẽ thật".
Phật thọ trai xong, Ngài thuyết pháp sách tấn cho Tướng Siha và những người thân thuộc. Nghe pháp xong mọi người đều rất vui mừng tin nhận rồi lui. Phật trở về tinh xá.
(Trích lược Tăng Chi Bộ Kinh, VIII,II-12).
Bình:
Qua bài kinh trên chúng ta thấy sự cảm hóa khéo léo nhiệm mầu của đức Phật. Ngài cảm hóa thế nào? Có phải Ngài dùng uy quyền thế lực để áp bức kẻ khác theo mình chăng? Có phải Ngài dùng xảo thuật thu hút người khác chăng? Có phải Ngài dùng lời lẽ hay, khéo léo lôi cuốn người chăng? Không! Hoàn toàn không! Ngài chỉ dùng đạo đức và hành động chân thật để cảm hóa người.
Qua lời xuyên tạc của ngoại đạo gắn cho Ngài là xấu, dở, chủ trương những cái vô lý thấp hèn như: Gotama chủ trương không hành động, có hành động, nhàm chán, đoạn diệt, hư vô v.v... Nhưng Ngài vẫn điềm nhiên không phản đối, và vẫn ung dung giải thích lập trường đúng với chánh pháp làm cho Tướng Siha phải cảm thán tinh thần cao thượng và giáo lý siêu việt của Ngài, ông bèn bỏ ngoại đạo xin quy y, tích cực ủng hộ Tam Bảo.
Khi thuyết phục được một người có uy tín lớn của ngoại đạo như Tướng Siha và ông ta xin quy y Tam bảo, lý đáng Phật cũng hãnh diện chấp thuận và khuyến khích Tướng Siha, lấy uy quyền lôi cuốn người dưới tay mình theo Phật, để uy tín Ngài càng lên cao, không ngờ Phật ngăn lại: "Này Siha, hãy chín chắn suy nghĩ, chín chắn suy nghĩ kỹ! Có suy nghĩ chín chắn mới tốt, nhất là người có danh vị lớn như ngươi".
Ở đây Phật dạy, những ai tin Ngài phải đủ trí phán đoán, nhận xét một cách thấu đáo sẽ tin. Như câu Phật thường nói: "Tin ta mà không hiểu ta là bài báng ta". Hiểu trước tin sau, lòng tin mới vững chắc và giúp cho mình thêm trí tuệ. Trái lại, tin một cách mù quáng thì lòng tin yếu đuối, cạn cợt dễ bị người xuyên tạc và gạt gẫm v.v... vì không có trí tuệ. Ðức Phật không chấp nhận chúng ta đến với Ngài bằng lòng tin như vậy. Do lập trường chân chánh và đầy đạo lý ấy nên Ngài thuyết phục được Tướng Siha.
Một điều nữa không kém phần đạo lý. Sau khi Tướng Siha trở thành một Phật tử đã phát nguyện tích cực cúng dường Tam Bảo v.v...lý đáng Phật khuyên giữ trọn lời hứa và khích lệ phục vụ cho Phật cùng đoàn thể của Phật (Pháp Tăng). Nhưng với tinh thần vô tư không chút vụ lợi, đặt đạo lý từ bi bình đẳng lên trên, Ngài dạy: "Ðã từ lâu gia đình ngươi là giếng nước mưa nguồn cho người Nigantha, vậy ngươi nên tiếp tục ủng hộ họ. Hãy dùng thức ăn cúng dường cho những ai đến với ngươi".
Thật cao cả thay cho lòng thương bao la của đức Phật, thương tất cả chúng sanh như một, không đặt riêng tư, không chia thân sơ, cao thấp... Thật xứng đáng với danh "Ðạo sư của Trời Người, cha lành trong bốn loại" (Thiên nhân chi Ðạo sư, tứ sanh chi Từ phụ).

Ðoạn rốt sau, vì đạo hạnh của Ngài cao cả như vậy nên thu hút phần đông tín đồ phái Nigantha (Ni Kiền Tử) theo Phật, do đó họ tìm cách hạ uy tín Ngài bằng câu chuyện xuyên tạc trên. Nhưng Phật vẫn bình thản không chút phản kháng việc ngoại đạo vu khống. Ngài chỉ để Tướng Siha (đệ tử của phái Nigantha trước kia) xác minh mà thôi. Ðây cũng là một điểm kỳ đặc nữa của đức Phật. 
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 EmptyFri Apr 11, 2014 12:47 pm

8. Phật Thăm Bịnh
Kinh Tạp A Hàm chép: Ngài Sa Mi Ðề Quật Ða (Samitigutta) trong thời gian tu tập, Ngài mắc bệnh phong cùi nằm trong phòng Tăng chúng, chân tay dần dần bị lở loét hết, đau đớn vô cùng. Một hôm Phật đến thăm ông, sau khi săn sóc cho ông. Phật đặc biệt dạy ông lấy công án khổ cảm trong Tứ niệm trụ để quán tưởng. Sa Mi Ðề Quật Ða liền chí thành tu pháp ấy và được giải thoát. Sau ông làm mấy câu kệ tự thuật như sau:
Kiếp trước gây nghiệp ác
Kiếp này chịu quả khổ
Nhân khổ của kiếp sau
Nay đã tiêu trừ hết.

Ðến khi duyên hết, Ngài ra đi mà không biến sắc, ngồi thản nhiên nhắm mắt thị tịch.
Ngài Xá Lợi Phất có làm bài kệ khen ngợi rằng:
Dày công vun phạm hạnh
Khéo tu tám Ðạo chánh
Vui vẻ đón cái chết
Như người khỏi bệnh nặng.

Bình:
Sanh, già, bệnh, chết là lẽ thường, không ai tránh khỏi, dù xuất gia hay tại gia cũng vậy. Ngài Si Mi Ðề Quật Ða, đang khi tu mắc chứng bệnh phong cùi dường như tuyệt vọng. Tuy ông ở trong hoàn cảnh bi đát tột độ, nhưng nhờ gặp được chánh pháp mà ông thoát khổ hiện tại và ra khỏi sanh tử nhiều kiếp.
Khi ông bất lực trước những khổ đau ray rứt, vừa lúc Phật đến an ủi vỗ về và đem pháp lành giáo hóa, khiến ông nương đó tu tập mà được giải thoát. Pháp ấy chính là vị thuốc hay cứu ông cả hai thứ bệnh: vật chất lẫn tinh thần.
Phật dạy ông quán "khổ cảm" trong Tứ niệm trụ, tức bốn pháp trụ tâm (quán thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp) mà đây là pháp trụ tâm nơi cảm thọ khổ (khổ cảm).
Khi trụ tâm quán xét thấy khổ thọ không thật cho nên lần lần ông hết khổ, mặc dù thân ông vẫn có bệnh và ông bình thản khi thị tịch.
Ở một bài kinh khác Phật dạy: Khi vị ấy cảm thọ một cảm thọ cùng tận sức chịu đựng của thân, vị ấy tuệ tri: "Ta đang cảm thọ một cảm thọ cùng tận sức chịu đựng của thân". Khi vị ấy cảm thọ một cảm thọ cùng tận sức chịu đựng của sinh mạng, vị ấy tuệ tri: "Ta đang cảm thọ một cảm thọ cùng tận sức chịu đựng của sinh mạng" và vị ấy tuệ tri rằng: "Sau khi thân hoại mạng chung ở đây mọi cảm thọ cảm giác không có gì đáng hoan hỷ, sẽ đi đến lắng dịu".
Ví như này các Tỳ Kheo do duyên dầu và tim bấc, một ngọn đèn được cháy đỏ, khi dầu và tim bấc khô cạn cháy hết, không được tiếp nhiên liệu thêm ngọn đèn ấy bị tắt. Cũng vậy, khi cảm thọ một cảm thọ cùng tận sức chịu đựng của thân, vị ấy tuệ tri rằng: "Ta đang cảm thọ một cảm thọ cùng tận sức chịu đựng của thân". Cho đến vị ấy tuệ tri rằng: "Sau khi thân hoại mạng chung ở đây, mọi cảm thọ không có gì đáng hoan hỷ, sẽ đi đến lắng dịu".
Nghĩa là khi cảm thọ một cảm thọ đau khổ cùng tột, chúng ta vẫn tỉnh sáng rõ ràng trên cảm thọ đó, không khởi tham, sân, si tức chúng ta đã làm chủ được cảm thọ đó và đang trụ tâm trong thiền định. Vị ấy ra đi không để lại dấu vết!
Cũng cùng một trường hợp này, chúng ta hãy xét qua các vị Thiền Sư:
Ngài Ðộng Sơn đến thăm một vị Tăng đang nằm bệnh, Tăng hỏi:
-- Khi gió lửa phân ly sẽ về đâu?
Ngài Ðộng Sơn đáp:
-- Khi đến chẳng mang một vật, khi đi cũng thế ấy!
-- Tuy nhiên thân con chẳng an (bị đau nhức).
-- Thân đau nhức có cái chưa từng đau nhức.
-- Cái không đau nhức thế nào?
-- Ngộ thì trong gang tấc, mê thì cách núi đồi.
-- Xin Hòa Thượng chỉ cho con đường sẽ hướng đến?
-- Tối đen tợ như sơn, hiện tại tức thành lập (Chỉ nhớ hiện tại, đừng nghĩ đến quá khứ vị lai...).

Xét qua ý Phật và ý Tổ đều đồng không khác. Sở dĩ chúng ta thấy có khổ có vui, vì chúng ta chạy theo thức tình phân biệt sống với ngoại cảnh mà quên hẳn nội tâm. Một khi nhận biết cảnh ngoài là duyên hợp tạm bợ. Có là duyên hợp, không bởi duyên tan, tan hợp bởi duyên của căn trần, chứ trong tánh thật không có tan và hợp. Vì vậy, nên Ngài Ðộng Sơn nói: "Thân đau nhức có cái chưa từng đau nhức!". Chúng ta hằng sống với cái chưa từng đau nhức, thì còn có gì làm động được đến ta.
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 5 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Nhặt Lá Bồ Ðề
Về Đầu Trang 
Trang 5 trong tổng số 6 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6  Next
 Similar topics
-
» Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi
» Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết
» Tôn giáo nào tốt nhất ?
» THẾ NÀO LÀ NHẤT TÂM BẤT LOẠN?
» "MẸO" trị hết đờm nhanh nhất tại nhà

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Căn Bản Phật Pháp-
Chuyển đến