Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Nhặt Lá Bồ Ðề Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Nhặt Lá Bồ Ðề

Go down 
3 posters
Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6  Next
Tác giảThông điệp
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề EmptySun Nov 17, 2013 5:33 pm


Nhặt Lá Bồ Ðề ThichThanhTu
Nhặt Lá Bồ Ðề
Tập 1

Thích Thanh Từ
 
Lời đầu sách
Tập sách nhỏ này do các Thiền sinh tại Tu viện Chơn Không ghi lại các buổi nói chuyện của Thầy Viện Chủ trong những buổi chiều tại Trai đường hoặc ở nhà khách. Những buổi nói chuyện này không cố định dài ngắn hay sắp theo thứ tự từ thấp lên cao hoặc một hệ thống giáo lý nào (Ðại thừa hoặc Tiểu thừa), mà Thầy chỉ tùy căn cơ, tùy hoàn cảnh giảng nói miễn sao có được lợi lạc cho người nghe. Có khi do xem Kinh, đọc sử, đọc luận thấy có chỗ nào hay, bài Kinh nào thích. Thầy thuật lại cho đại chúng nghe. Có khi trả lời những nghi vấn của Phật tử các nơi tới hỏi. Hoặc có những trường hợp giải nghi và phá chấp cho Thiền sinh v.v...
Xét thấy một số Tăng Ni và Phật tử có lòng hâm mộ Phật pháp nhưng ít được dịp nghe Thầy giảng dạy, chúng tôi cố gắng ghi lại một ít tài liệu cần thiết để giúp quí vị có phương tiện nghiên cứu, gọi là "Kiến hòa đồng giải" với nhau.
Vì ghi nhanh, chúng tôi chỉ ghi được đại ý hoặc những điểm trọng yếu của câu chuyện hay bài kinh mà không thể ghi hết từng chi tiết được .
Sau bài kinh hoặc mẩu chuyện đạo, có thêm đoạn bình luận để làm sáng tỏ thêm ý kinh cho người đọc dễ nhận (bình luận này hoặc ghi lời bình của Thầy Viện Chủ, hoặc viết theo chỗ nhận hiểu của các Thiền sinh).
Những bài được ghi vào đây phần nhiều trích ở Thiên Ký Sự về Tu Viện Chơn Không do các Thiền sinh ghi lại, nhưng rất tiếc chưa đủ duyên xuất bản.
Suốt thời gian qua tại Tu Viện Chơn Không, Thầy Viện Chủ giảng nói rất nhiều, chúng tôi chỉ ghi lại nơi đây một số ít bài thiết yếu để tưởng nhớ lời dạy dỗ của Thầy, vì lòng từ bi vô hạn, không phút giây nào quên nhắc nhở Tăng Ni và Phật tử tinh tiến tu hành để ra khỏi sinh tử.
 
Viết tại Tu Viện Chơn Không
Ngày cuối thu năm Ất Sửu 1985

Thay mặt các Thiền Sinh,
Thích Phước Hảo

Phần 1
Trích Giảng Kinh A Hàm
 
1. Trả lời trong im lặng
Vua Ba Tư Nặc đến hỏi đạo Tỳ Kheo Ni Khema. Vua hỏi:
-- Sau khi Phật Niết bàn có còn chăng?
Bà Khema đáp:
-- Câu này Thế Tôn thường không trả lời.
Vua hỏi:
-- Như vậy sau khi Phật Niết bàn không còn chăng?
Bà đáp:
-- Câu này Thế Tôn thường không trả lời.
Vua hỏi tiếp:
-- Sau khi Phật Niết bàn cũng còn, cũng không còn chăng? Chẳng phải còn, chẳng phải không còn chăng?
Bà Khema cũng đáp:
-- Câu này Thế Tôn thường không trả lời.
Vua lại hỏi:
-- Vì sao không trả lời?
Bà đáp:
-- Ví như trong nước có nhà toán học giỏi, thử bảo toán xem cát sông Hằng là bao nhiêu, toán được không?
Vua đáp:
-- Không thể toán được.
Bà hỏi:
-- Lại bảo toán xem nước biển đại dương là bao nhiêu đấu, toán được không?
Vua cũng đáp:
-- Không thể toán được.
Bà nói:
-- Cũng vậy, Thế Tôn đã dứt sạch sắc, thọ, tưởng, hành, thức, không thấy có ta và của ta. Ngài đã vào chỗ thâm sâu không thể nghĩ lường được nên Phật không trả lời.
Vua lại đến hỏi Phật, Phật cũng đáp như vậy. Vua khen:
-- Hay thay! Hay thay! Phật và đệ tử Phật đều nói không khác.
 
Bình:
Sở dĩ hỏi Như Lai còn hay không còn, là bởi trong lòng còn chứa niệm ta và của ta. Vì chấp năm uẩn là thật nên ta băn khoăn thắc mắc sợ tu hành rốt sau rồi không còn gì để nương tựa nữa. Ðó là còn nghĩ đến thân để thụ hưởng. Rõ ràng người đặt câu hỏi này hoàn toàn chưa thoát khỏi năm uẩn. Người đạt năm uẩn không thật, chẳng còn có niệm ta và của ta thì sự còn mất của nó đâu còn quan trọng nữa!
Ví dụ: có người đứng trên bến tàu thấy người lên kẻ xuống tấp nập, nhưng không hề ngó ngàng gì đến cả. Bất chợt có người thân trong đó liền chạy đến hỏi han: Ði đâu? Bao giờ trở lại? v.v. Vì sao thế? Vì có liên hệ đến ta; còn thấy có ta là còn vương vấn. Trái lại bao nhiêu người khác vì không dính dáng gì đến ta nên mặc tình họ đi đâu thì đi không cần để ý.
Kết luận điểm này, hể còn nghiệp là còn sanh, còn sanh là còn chỗ để nói. Như Lai đã hết nghiệp nên không chỗ sanh, không chỗ sanh nên không thể nói, do đó chỉ im lặng, dứt hết hý luận.


http://www.tangthuphathoc.net/phathoc/nhatlabode-01.htm

_________________________________
Nhặt Lá Bồ Ðề Eta


Được sửa bởi Quốc Cường ngày Tue Nov 19, 2013 11:28 am; sửa lần 3.
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề EmptySun Nov 17, 2013 5:40 pm

2. Kinh rùa mù tìm bọng cây
(Tạp A Hàm, kinh số 406)
 
Một hôm Phật ở Trùng Các Giảng Ðường bên hồ Di Hầu, tôi nghe như vầy:
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo: Ví như quả đất sụp thành bể cả, có một con rùa mù sống vô lượng kiếp, một trăm năm mới trồi đầu lên một lần. Trong biển có bọng cây nổi chỉ có một lỗ, trôi giạt trên mặt biển theo gió sang Ðông Tây, con rùa mù một trăm năm mới trồi đầu lên tìm bộng cây, sẽ gặp được bọng cây này chăng?
A Nan bạch:
-- Không thể gặp, thưa Thế Tôn! Vì cớ sao? Vì con rùa này nếu đến bể Ðông, bộng cây đã theo gió đến bể Tây, Nam, Bắc bốn phía, chung quanh cũng vậy, không thể gặp nhau.
Phật bảo A Nan:
-- Con rùa mù tìm bộng cây tuy sai lạc, nhưng có lúc gặp nhau, kẻ phàm phu ngu si trôi giạt trong ngũ thú tạm được thân người, rất khó hơn con rùa mù kia tìm bộng cây. Vì cớ sao? Vì chúng sanh kia không hành nghĩa, không hành pháp, không hành thiện, không hành chơn thật, sát hại lẫn nhau, mạnh hiếp yếu, tạo vô lượng tội ác. Thế nên, Tỳ Kheo! Ðối Tứ Thánh Ðế nếu chưa được vô gián đẳng, phải chuyên cần tìm phương tiện mong muốn tăng thượng, học vô gián đẳng.
Phật nói Kinh này rồi, chư Tỳ Kheo nghe Phật nói hoan hỉ phụng hành.
 
Bình:
Qua câu chuyện rùa mù Phật dẫn trên, chúng ta xét có trái với tinh thần "Vô ngã" của Phật giáo không? Vì chủ trương của Phật giáo là phá ngã, thấy thân ngũ uẩn giả hợp như bèo bọt không nghĩa lý gì, tại sao ở đây lại quí thân?
Thật ra ở đây nói thân này "khó gặp", không phải quý thân và quan trọng nó tợ hồ một bảo vật để tôn thờ như người ta lầm tưởng, mà ý nghĩa quý ở đây là muốn nói đến trong cuộc sống, thời gian sống, phải làm gì cho đúng ý nghĩa của nó.
Ở đời có hai hạng người lầm chấp:
-- Hạng người thứ nhất quá bi quan đối với thân này, cho nó là bất tịnh, là xấu xa, đê tiện, tạm bợ v.v., rồi muốn phá hoại cho nó tiêu tan, như câu chuyện: Khi Phật còn tại thế, một hôm giảng đạo Ngài nói về pháp "Quán thân bất tịnh". Sau đó Ngài tuyên bố với chúng Tăng để cho Ngài ở yên một thời gian ba tháng, không ai được thăm viếng chỉ trừ một người thị giả thôi. Sau ba tháng trở ra Ngài thấy số Tỳ Kheo bổng nhiên thưa thớt đi. Ngài hỏi lý do, thì A Nan thưa rằng: Sau khi nghe Thế Tôn giảng về pháp "Quán bất tịnh", các Thầy Tỳ Kheo quán thấy thân này nhơ nhớp quá nên một số Thầy mướn người giết đi để khỏi còn thấy nó nữa! Phật liền họp các Thâỳ Tỳ Kheo lại, chế giới ngăn cấm: "Không ai được mướn người giết, nếu mướn giết là phạm giới". Ðó là hạng thứ nhất.
-- Hạng người thứ hai thì trái lại, họ quá quan trọng thân này, quanh năm suốt tháng cứ một bề lo bồi bổ tưng tiu chìu chuộng cái thân, không dám dùng nó vào việc gì, mặc dù việc đáng làm và nên làm.
Hai hạng trên đều trái với tinh thần đạo lý của Phật dạy. Phật nói thân này là vô thường, bất tịnh v.v. là chỉ rõ lẽ thật cho chúng ta nhận thấy để khỏi đắm mê chạy theo dục lạc. Khi hiểu rõ rồi, chúng ta lại phải lợi dụng nó để tiến tu hoặc làm các việc lợi ích cho mọi người, chớ không phải hiểu rõ lý vô thường để bi quan chán đời rồi đi tự tử, thật là một điều lầm lẫn!
Với cặp mắt của người tu Phật, vẫn thấy thân này là giả tạm vô thường, không đáng kể, nhưng họ vẫn giữ lấy thân này để làm phương tiện tiến tu. Như người muốn qua sông, vẫn biết khúc gỗ mục không đáng giá chút nào, nhưng lúc chới với giữa giòng vẫn phải dùng nó làm chiếc phao khi mình chưa đến bờ. Có ai dại dột gì, khi còn lênh đênh ngoài biển mà vội bỏ "bè" không? Cũng thế, khi chưa đạt đạo thì phải mượn thân này làm thuyền bè để đến bờ giác ngộ. Khi qua đến bờ lúc đó bỏ bè cũng không muộn gì. Nếu chưa đạt đạo mà vội hủy bỏ thân là một điều lầm lẫn đáng tiếc!
Trong Kinh chép: Một hôm Phật khơi một chút đất dính đầu móng tay đưa lên hỏi trong chúng hội: "Ðất đầu móng tay nhiều hay đất quả địa cầu nhiều?" Trong chúng hội đều đáp: "Bạch Thế Tôn, đất quả địa cầu rất nhiều, so với đất đầu móng tay có thấm vào đâu!". Phật kết luận: "Cũng thế, chúng sanh khi bỏ thân này rồi mà trở lại được thân người rất ít như đất đầu móng tay, còn đi vào các thú thì nhiều như đất quả địa cầu".
Cũng nói ý này Cổ Ðức có câu: "Trăm năm cây sắt trổ hoa còn dễ, một phen mất thân này, muôn kiếp khó tìm" (Thiên niên thiết thọ khai hoa dị, nhứt thất nhơn thân vạn kiếp nan).
Vì thế, chúng ta là hành giả đang đi trên lộ trình xa vạn dặm, phải có quan niệm chính xác đối với thân này để khỏi phải dở dang giữa đường mà chưa đạt đến bờ kia!

_________________________________
Nhặt Lá Bồ Ðề Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề EmptyMon Nov 18, 2013 4:29 pm

3. Kinh Nhân Quả
 
Một hôm Phật ở nước Xá Vệ rừng Kỳ Ðà vườn ông Cấp Cô Ðộc, tôi nghe như vầy:
Khi ấy vua Ba Tư Nặc đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, lui ngồi một bên, bạch Phật:
-- Thế nào Thế Tôn! Bà La Môn chết rồi trở lại sanh trong dòng Bà La Môn chăng? Sát Lợi, Tỳ Xá, Thủ Ðà la cũng thế chăng?
-- Ðại Vương! Ðâu được như vậy. Ðại Vương nên biết có bốn hạng người:
1.Có người từ tối vào tối.
2.Có người từ tối vào sáng.
3.Có người từ sáng vào tối.
4.Có người từ sáng vào sáng.
Ðại Vương! Thế nào là hạng người từ tối vào tối?
- Có những người sanh ra trong nhà ty tiện hoặc nhà Chiên Ðà La (Candala), nhà làm lưới bẫy, nhà đương lát, nhà thợ mộc và các nghề nghiệp hạ tiện, nghèo cùng, chết yểu, thân thể xấu xa, mà lại làm những nghề hạ tiện, cũng bị người sai làm những việc hạ tiện, ấy gọi là tối.
Ở trong chỗ tối, người kia lại thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác, do nhơn ấy thân hoại mạng chung sẽ sanh cõi ác đọa địa ngục. Ví như có người từ tối vào tối, từ nhà xí vào nhà xí, dùng máu rửa máu, xả ác thọ ác, người từ tối vào tối cũng như thế.
Thế nào là người từ tối vào sáng?
- Có những người sanh trong gia tộc ty tiện, cho đến làm nghề hạ tiện, ấy gọi là tối. Nhưng người kia ở trong chỗ tối này, thân hành thiện, khẩu hành thiện, ý hành thiện, do nhân duyên ấy thân hoại mạng chung, sanh vào cõi lành, được hóa sanh lên cõi trời. Ví như có người bước lên chõng từ chõng cưỡi ngựa, từ ngựa lên voi, từ tối vào sáng cũng như thế.
Thế nào là người từ sáng vào tối?
- Có những người sanh trong gia tộc giàu sang hoặc nhà Sát Lợi giàu sang, hoặc nhà Bà La Môn giàu sang, nhà trưởng giả và các gia đình giàu sang nhiều tiền của, tôi tớ, nhiều trí thức, thân tốt đẹp, thông minh trí tuệ, ấy gọi là sáng. Ở trong chỗ sáng này, thân hành ác, khẩu hành ác, ý hành ác, do nhân duyên ấy thân hoại mạng chung sanh cõi ác, đọa địa ngục. Ví như có người từ lầu cao xuống cưỡi voi, từ voi xuống lưng ngựa, từ ngựa xuống xe, từ xe xuống chõng, từ chõng xuống đất, từ đất rơi xuống hầm, từ sáng vào tối cũng như thế.
Thế nào là người từ sáng vào sáng?
- Có những người sanh trong gia tộc giàu sang cho đến hình tướng tốt đẹp. Ở trong chỗ sáng này tâm hành thiện, khẩu hành thiện, ý hành thiện, do nhân duyên này thân hoại mạng chung sanh cõi lành được hóa sanh cõi trời. Ví như có người từ lầu đẹp đến lầu đẹp, như thế cho đến từ chõng đến chõng, người từ sáng vào sáng cũng như thế. Khi ấy Thế Tôn nói bài kệ:
Người bần cùng khốn khổ
Không tin thêm sân hận
Sân tham tưởng ác tà
Si mê không cung kính
Thấy Sa Môn, Ðạo Sĩ
Người trì giới, đa văn
Chê bai, không khen ngợi
Chướng người trí kẻ thọ
Kẻ sĩ phu như thế
Từ đây đến đời sau
Sẽ đọa trong địa ngục
Từ tối vào nơi tối.
Nếu có người bần cùng
Tín tâm ít sân hận
Thường sanh tâm tàm quí
Bố thí lìa xan tham
Thấy Sa Môn, Phạm chí
Người trì giới, đa văn
Thấp mình và thăm hỏi
Tùy nghi khéo giúp đỡ
Khuyên người khiến bố thí
Khen thí và người thọ
Người tu thiện như thế
Từ đây đến đời sau
Cõi lành sanh lên trời
Từ tối vào nơi sáng.
Có sĩ phu giàu vui
Không tin nhiều sân hận
Sân tham, tật tưởng ác
Tà si không cung kính
Thấy Sa Môn, Phạm chí
Chê bai không khen ngợi
Chướng ngại người bố thí
Cũng đoạn người thọ thí
Sĩ phu ác như thế
Từ đây đến đời sau
Sẽ sanh địa ngục khổ
Từ sáng vào trong tối.
Nếu có sĩ phu giàu
Tín tâm không sân hận
Thường khởi tâm tàm quí
Huệ thí lìa sân đố
Thấy Sa Môn, Phạm Chí
Người trì giới, đa văn
Trước kính đón thăm hỏi
Tùy nghi cấp chỗ cần
Khuyên người khiến cúng dường
Khen thí và thọ thí
Kẻ sĩ phu như thế
Từ đây đến đời sau
Sanh tam thập tam thiên
Từ sáng vào nơi sáng.
 

Phật nói kinh này rồi, vua Ba Tư Nặc nghe Phật nói hoan hỷ tùy hỷ làm lễ rồi lui đi.
 
Bình:
Ðọc qua bài kinh Nhân Quả trên, chúng ta thấy lý nhân quả của đạo Phật rất rộng rãi và phóng khoáng. Bởi một số đông người trong thế gian lầm chấp: Hể người chết sanh cõi người, trời chết sanh cõi trời, thú vật chết sanh thú vật v.v... Họ đâu biết cuộc sống của chúng ta là một dòng chuyển biến, chuyển biến liên tục từng sát na. Từ khi chào đời đã chịu quả báo nghiệp nhân của quá khứ. Dần dần thành một con người là nó đã tạo thêm nghiệp mới. Nếu gặp duyên lành ở trong hoàn cảnh tốt, gần thiện tri thức dạy điều lành, điều tốt thì nó sẽ tiến lên các cõi lành. Trái lại gần người ác, hoàn cảnh xấu xa nhiễm theo nghiệp ác, nó sẽ đọa xuống các cõi dữ. Như thế cứ tiếp tục thăng trầm từ đời này sang kiếp khác, không bao giờ dứt (gây nghiệp trả quả báo, trả quả báo rồi gây nghiệp v.v...)
Vì thế ở đây Phật nêu lên bốn hạng người:
- Người từ tối vào tối.
- Người từ tối vào sáng.
- Người từ sáng vào tối.
- Người từ sáng vào sáng.
Hạng người thứ nhất là người kém phước đức. Ðời trước đã gieo nhân bất thiện, nên hiện nay gặp quả báo sanh chỗ xấu ác. Thế mà cũng chẳng biết làm thiện để chuyển đổi nghiệp nhân đau khổ, họ đành chịu quả khổ mãi mãi (như từ tối vào tối).
Hạng người thứ hai, cũng ở trong hoàn cảnh xấu ác (của nghiệp qua khứ), nhưng họ biết chuyển nghiệp dữ thành nghiệp lành, tức họ hết khổ đau (như từ tối vào sáng).
Hạng người thứ ba là hạng người có phước đức, do đời trước tạo nhân tốt, đời này hưởng quả lành, nhưng họ không biết tu tiến, cứ tha hồ thụ hưởng dục lạc, gây tạo ác nghiệp để rồi phải gặt hái quả khổ đau (như từ sáng vào tối).
Hạng người thứ tư, người này vừa có phước đức lại biết huân tu nghiệp lành, tránh xa nghiệp ác. Người này mỗi ngày một tiến lên, tâm trí sáng ngời, tương lai họ sẽ lên quả giải thoát (như từ sáng vào sáng).
Tóm lại trong bốn hạng người nói trên, có hai hạng biết cầu tiến (hạng thứ hai và thứ tư) và hai hạng không biết cầu tiến (hạng thứ nhất và thứ ba). Như thế việc tu hành có tiến hay thối đều do chúng ta có chịu chuyển đổi nghiệp nhân hay không, chứ không phải do ai định đoạt. Và nghiệp nhân cũng không phải cố định thiện ác, mà tùy chúng ta chuyển đổi đó thôi.
Biết được lẽ này, chúng ta mới nỗ lực tu thiện, đoạn ác, và không kẹt vào hai chấp "thường" và "đoạn" của ngoại đạo.

_________________________________
Nhặt Lá Bồ Ðề Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề EmptyTue Nov 19, 2013 11:26 am

4. Giữ gìn gia bảo
Một hôm Phật bảo các Thầy Tỳ Kheo rằng: Này các Tỳ Kheo! Trong hàng đệ tử của ta có chia làm bốn hạng người. Thế nào là bốn?
1.Hạng người ngoài chín trong sống.
2.Hạng người ngoài sống trong chín
3.Hạng người ngoài sống trong sống
4.Hạng người ngoài chín trong chín.
- Thế nào là hạng người ngoài chín trong sống?
Tức là những kẻ tu hành bên ngoài thấy thanh tịnh nghiêm trang mà bên trong thì buông lung, tư tưởng không thể điều phục.
- Thế nào là hạng người ngoài sống trong chín?
Tức là những kẻ bên trong thanh tịnh nhưng ngoài thì hạnh thô tháo phóng túng.
- Thế nào là người ngoài sống trong sống?
Tức là những kẻ trong ngoài đều không thanh tịnh.
- Thế nào là người ngoài chín trong chín?
Tức là những kẻ trong ngoài đều thanh tịnh.
Này các Tỳ Kheo! Chính hạng người sau cùng này mới là hạng thanh tịnh chơn thật, xứng đáng là người giữ gìn gia bảo của Như Lai.
 
Bình:
Ðọc qua bốn hạng người trên, chúng ta mỗi người hãy tự kiểm điểm lại xem mình thuộc hạng người nào?
Chúng ta có phải là kẻ chỉ lo trau giồi cái hình tướng bề ngoài cho trang nghiêm thanh tịnh ra dáng tu hành tinh tiến lắm, nhưng trong lòng để rơm rác đầy dẫy, chất chứa bao nhiêu là tư tưởng xấu xa đen tối mà không hề có phút giây chiếu soi trở lại, điều phục lấy mình. Thật hổ thẹn xiết bao! Có biết đâu dối người thì đặng nhưng dối mình thì không thể được. Một khi nhân duyên chín mùi, chiếc áo đẹp bên ngoài rã nát thì những gì chứa ẩn bên trong lâu nay nó bày hiện ra cả, nhân nào quả nấy, chúng ta tự thọ khổ, che đậy được đâu? Ngoài chín mà trong sống không thể dùng được.
Hoặc kẻ bên ngoài thì buông lung phóng túng, hạnh lại thô tháo, có ai nhắc nhở cho thì bảo: "Tôi tự giữ bên trong". Thật lầm to! Nếu bên trong đã được thanh tịnh thì cớ gì lại hiện tướng thô tháo? Trừ một vài trường hợp Bồ Tát hiện thân đặc biệt, vì cảm hóa một số người nào đó, còn ngoài ra e rằng chúng ta bị ma mê hoặc mà không hay. Dù quả thật chúng ta có được trong lòng như "Thánh" chăng nữa, song chung quanh chúng ta bao nhiêu người họ còn đang sống với phàm tình, đâu hiểu thấu được bên trong chúng ta thế nào. Do vậy, thấy hành động chúng ta qúa thô, họ đâm ra hủy báng chánh pháp, chê bai Tam Bảo; vô tình chúng ta đưa họ vào con đường tội lỗi càng sâu. Như vậy chúng ta cũng chưa tròn được bản nguyện tự lợi, lợi tha. Cho nên dù chúng ta có được trong lòng vô sự chăng nữa, nhưng vì lợi tha cần phải cẩn thận oai nghi không thể thô xuất. Ðừng để trong chín mà ngoài sống.
Còn kẻ cả trong lẫn ngoài đều chẳng thanh tịnh thì sao? Hy vọng chúng ta không thuộc hạng này!
Hạng sau cùng, trong tâm sáng ngời với trí tuệ. Ngoài thân giới hạnh tinh nghiêm không chỗ khiếm khuyết gọi là "Như ngọc lưu ly ngậm ánh trăng" suốt cả trong ngoài. Quả thật một bậc trí và hạnh tròn đầy, không để cho thế gian tìm thấy lỗi. Ðược như vậy thì khỏi phải cầu Như Lai thọ ký nhưng Thế Tôn đã tán thán lắm rồi! Vậy chúng ta có phải là hạng này chăng?
Xét kỹ lại, bốn hạng trên tuy nói riêng biệt, song nhìn lại trong mỗi chúng ta cũng tự có đủ cả, đâu lạ gì? Lúc ngoài thân thanh tịnh mà trong tâm thô động là hạng thứ nhất chứ gì? Lúc ngoài thân tuy thô động mà trong tâm giữ gìn được thanh tịnh là hạng thứ hai. Lúc cả trong ngoài đều thô động là ở hạng thứ ba. Lúc trong ngoài đều thanh tịnh là ở hạng thứ tư. Ba hạng trước, hai hạng 1 và 3 thì thiếu thật tu, hạng hai có tu nhưng còn khuyết điểm, chỉ hạng thứ tư mới là chơn thật tròn đầy.
Tóm lại, nếu chúng ta chưa hẳn như hạng thứ tư này thì phải cố gắng thêm lên cho được khế hiệp, sau này sẽ là bậc lợi lạc khắp nhân thiên.

_________________________________
Nhặt Lá Bồ Ðề Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề EmptyWed Nov 20, 2013 11:50 am

5. Con vật nào mạnh hơn?



Trong Tương Ưng Bộ Kinh, Phật kể câu chuyện: Như có sáu con thú: khỉ, dã can, cá sấu, chim, chó sói, rắn. Người ta bắt sáu con thú này cột chung lại một chùm. Mỗi con đều dùng hết sức mạnh của mình lôi mỗi hướng. (Khỉ lôi lên cây, cá sấu lôi xuống biển, chim bay lên hư không, dã can lôi vô gò mả, rắn lôi vô hang, chó sói lôi vô bụi rậm). Trong trường hợp ấy nếu con nào mạnh sẽ kéo những con khác theo hướng của mình nhắm.
Cũng thế, mỗi căn -- mắt, tai, mũi lưỡi, thân, ý -- của phàm phu, nếu căn nào huân tập chủng tử mạnh, nó sẽ lôi cuốn các căn khác chạy theo nó.
Ví dụ: Như mắt bị nhiễm sắc chạy theo sắc, thì tai cũng ảnh hưởng nhiễm nghe những tiếng của sắc. Mũi, lưỡi, thân, ý cũng đều như vậy.
Vì thế, Tỳ Kheo các ông phải dùng cây trụ "Thiền Quán" để cột sáu con lại, khi vùng vẫy mệt nó sẽ đứng yên.
 
Bình:
Phật nói sự tương quan của các căn. Căn đối với cảnh nó hấp dẫn tạo thành sức mạnh gọi là "nghiệp". Bởi nghiệp mới có năng lực dắt dẫn chúng sanh luân hồi trong lục đạo.
Vậy muốn chận đứng động cơ tạo nghiệp, người tu phải dùng Thiền quán làm cây cột trụ để cột nó dừng lại. Thiền quán cách nào?
Quán thân năm uẩn này do duyên hợp tạm có rồi không. Ðã do duyên hợp thì đâu có gì thật có và thường còn. Quán thấy rõ như thế thì không còn niệm đắm trước, là cắt đứt dòng tham ái và không còn tạo nghiệp, tức là ra khỏi dòng luân hồi vậy.
Cũng trong Tương Ưng Bộ Kinh, Phật kể câu chuyện: Có một ông vua, một hôm đang ngồi, bỗng nghe bên cạnh có người khảy đàn Tỳ bà, tiếng kêu thâm trầm lảnh lót. Vua bảo đem đàn lại cho vua xem. Người khảy đàn đem cây đàn lại để trên bàn trước mặt nhà vua. Vua hỏi: "Sao nó không phát ra tiếng hay". Người kia giải thích: "Vì nó thiếu tay người khảy". Vua bảo đem cây đàn ra chẻ từng mảnh và hỏi: "Tiếng đàn ở chỗ nào?". Và cuối cùng Vua bảo: "Nếu không tìm được tiếng đàn thời hãy đốt nó đi!". Khi đốt cây đàn thành tro vua liền thổi tro bay theo mây khói, nói: "Chỉ có một chút đó mà làm mê hoặc bao nhiêu người".
Thân ngũ uẩn giả hợp này cũng như cây đàn kia không khác. Ðủ duyên thì giả hợp tạm có, khi duyên hết thì tìm lại có còn đâu?

_________________________________
Nhặt Lá Bồ Ðề Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề EmptyThu Nov 21, 2013 11:58 am

6. Ðộng cơ gây ra đau khổ



Thôn trưởng Na Ca Dà hỏi Phật:
-- Bạch Thế Tôn, nguyên nhân nào kích động các khổ?
Phật hỏi:
-- Nếu trong thôn ông có người chết hoặc có người bị tai nạn, ông có buồn khổ không?
-- Bạch Thế Tôn, có khi buồn khổ, có khi không.
-- Tại sao?
-- Nếu những người chết hoặc bị tai nạn ấy là bà con thân quyến của con thì con buồn khổ. Trái lại con không buồn khổ.
Phật kết luận:
-- Gốc của sự buồn khổ là do lòng tham ái vậy.
 
Bình:
Ðộng cơ chính của khổ đau là lòng tham ái. Mà cội gốc của tham ái là do chấp ngã mà ra. Từ chấp ngã nên có ngã sở, tức những liên hệ đến bản ngã như tài sản, vợ con, quyến thuộc v.v. Nếu được thì vui, cố tình giữ gìn không khi nào dám lơi lỏng, lỡ bị mất mát thì buồn bả, khổ đau v.v. Vì thế trong kinh Pháp Cú, Phật dạy:
Do ái sanh lo
Do ái sanh sợ
Nếu lìa ân ái
Ðâu lo đâu sợ?
(Do ái sanh ưu
Do ái sanh bố
Nhược ly ân ái
Hà ưu hà bố?)

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề EmptyFri Nov 22, 2013 1:30 pm

7. Quả có theo nhân không?
Một Cư Sĩ đến hỏi Phật:
-- Bạch Thế Tôn, con nghe ngoại đạo nói người sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nói dối phải bị cảm thọ đau khổ có đúng chăng?
Phật đáp:
-- Chưa đúng hẳn! Ví dụ: Như có người ra trận giết được nhiều địch quân, khi về được vua phong thưởng. Như thế tuy sát sanh mà đâu có khổ. Trái lại nếu người ấy giết quan đại thần trong nước sẽ bị tội.
Ví như có người đến đánh nước khác lấy được tiền của châu báu chở về nước mình, sẽ được vua phong thưởng. Như thế tuy làm việc trộm cướp nhưng đâu có khổ. Trái lại, nếu trộm cướp của vua quan sẽ bị bắt bớ tra tấn khổ sở.
Ví như có người đến kẻ địch của vua đánh bắt gái đẹp đem về làm người hầu cho vua, sẽ được vua phong thưởng. Như thế tuy làm việc bất chánh cũng được vua khen thưởng đâu có khổ sở. Trái lại nếu tư tình với thê thiếp của vau quan sẽ bị hình phạt lưu đày.
Ví như có người dùng mưu kế dối gạt nước để chiếm lấy đất đai về cho nước mình sẽ được vua khen thưởng. Tuy là dùng lời dối gạt nhưng đâu có khổ. Trái lại, nếu nói dối với triều đình sẽ bị trừng trị.
 
Bình:
Qua thí dụ nói trên, chúng ta thấy người sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nói dối đâu nhất định hiện đời phải chịu quả khổ (có kẻ khổ người vui). Như thế, căn cứ lý nhân quả của Phật dạy có đúng chăng? Tuy nhiên lý nhân quả không sai một mảy, chẳng qua chúng ta chỉ nhìn trên hiện tại mà không biết quá khứ thấy được vị lai. Hể tạo nhân nào thì kết quả nấy, như sát sanh phải đền mạng, trộm cướp phải trả nợ oan khiên v.v. Trong kinh Nhân Quả, Phật nói: "Giả sử trăm ngàn muôn kiếp nghiệp không mất, nhân duyên đến quả báo tự mình chịu". Vậy chúng ta phải có cái nhìn rộng rãi và thấu đáo lý nhân quả của Phật dạy để khỏi lầm lẫn trong cuộc sống.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề EmptySat Nov 23, 2013 11:37 am

8. Tai hại ngũ dục
 

Một hôm đức Phật kêu các thầy Tỳ Kheo nói:
-- Ví như trên núi tuyết, chỗ đất bằng người thú qua lại. Có kẻ lấy nhựa cây gài bên thức ăn để nhử đàn khỉ. Một vài con khỉ vì tham ăn, rời khỏi đàn tìm đến bên thức ăn lấy tay bốc. Ngờ đâu tay vừa bám vào liền bị nhựa dính cứng! Chú khỉ bèn lấy tay kia gỡ ra, thương thay! Lại dính luôn một tay nữa. Chú khỉ lại lấy chân mặt quào ra, và một chân nữa lại dính luôn vào nhựa. Tiếp theo chân trái đồng dính cứng cả. Khổ thay! Chú khỉ chỉ còn cái mồm, chú hy vọng dùng mồm để cạp may ra thoát khỏi. Nhưng than ôi! Nhựa cây kia cũng không chừa lại. thế là hai tay, hai chân và cái mồm chú khỉ dính cứng vào nhựa cây. Thật đáng thương! Người thợ bẫy kia có thể xách chú đi đâu tùy ý.
Này các Tỳ Kheo! Nhựa cây kia ví như ngũ dục, còn năm bộ phận (hai tay, hai chân và cái mồm) dính vào nhựa ví như năm căn.
1.Mắt dính sắc.
2.Tai dính thanh.
3.Mũi dính mùi.
4.Lưỡi dính vị.
5.Thân dính xúc.
Như chú khỉ kia, khi năm bộ phận dính cứng vào nhựa cây thì tùy ý người kia đem đi. Cũng vậy, người nào năm căn dính cứng vào ngũ dục thì tùy ý ma dẫn đi.
Tóm lại vì không chịu ở nơi địa vức của mình nên mới bị nạn khổ. Thế nào là ở nơi địa vức của mình? Tức là quán "Tứ niệm xứ". Người thường quán tứ niệm xứ thì không bị lôi, không bị dẫn. Cũng như chú khỉ kia nếu ở trong đàn thì không bị nạn.
 
Bình:
Ngũ dục vốn không hại người, chỉ tại người bỏ quên chánh niệm mà đâm mê ngũ dục. Như chú khỉ kia vì ham ăn mà tách ra khỏi đàn nên chịu khổ. Cho nên người tu không khó, chỉ đừng đam mê ngũ dục. Nhưng ngũ dục vốn không lỗi, lỗi tại tâm dấy niệm. Mà dấy niệm tức là động, động thì chẳng phải chánh niệm. Trái lại, tâm nếu không thì cảnh vốn lặng, tuy ở trong ngũ dục mà thường giải thoát. Cho nên trong Tín Tâm Minh có câu:
"Muốn đến nhất thừa, chớ ghét sáu trần.
Sáu trần không ghét, hoàn đồng chánh giác
".
 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề EmptySun Nov 24, 2013 11:06 am

9. Hành động không cố định:
 

Có một vị Ni Kiền Tử đến Phật nói rằng:
-- Nếu sát sanh, trộm cướp, tà dâm v.v... thì phải đọa địa ngục. Và nếu làm việc gì ở thời gian dài thì ta sẽ hưởng điều đó.
Phật bảo:
-- Ông nói như vậy không đúng. Tại sao? Vì nếu nói như ông thì trên thế gian này không mấy ai đọa địa ngục. Nếu làm việc gì thời gian dài sẽ hưởng điều đó, thì sát sanh trộm cướp chẳng hạn, trong một ngày họ chỉ cần hành động chốc lát là xong, ngoài ra thời gian còn lại họ làm việc khác. Như vậy, thời gian sát sanh v.v. thì ngắn, thời gian làm việc khác dài, do đó họ sẽ hưởng cái thời gian dài kia.
Thứ hai nói đến sát sanh, trộm cướp, tà dâm v.v. phải đọa địa ngục thì trên đời này không có ai tu được cả. Vì sao? Vì tu hay không tu cũng phải đọa địa ngục thôi. Do đó, ta chỉ nói chớ sát sanh, trộm cướp, tà dâm v.v. và nếu lỡ phạm thì hãy sám hối, sửa đổi.
 
Bình:
Chúng ta có cái lầm chấp là cái gì cũng cố định cả. Thiện cố định là thiện, ác cố định là ác, bất di, bất dịch. Chấp như vậy thì không có ai tu hành được, nó cố định như vậy rồi, có tu đi nữa cũng không thay đổi được gì. Vô tình đưa nhau đến chỗ đánh liều, lỡ lầm cho lỡ lầm luôn, không còn hy vọng vươn lên. Vì vậy Phật bác cái chấp tạo ác cố định đọa địa ngục, đem lại cho chúng ta niềm tin ở sự cải thiện. Hy vọng vươn lên, trổi dậy, đâu cam chịu giam mình mãi mãi trong tối tăm, tội lỗi!
Còn nói, nếu làm việc gì ở thời gian dài sẽ hưởng điều đó. Giả sử thời gian dài ta làm việc thiện, chỉ thời gian ngắn làm việc sát sanh, trộm cướp v.v. hỏi có phải đọa địa ngục không? Do đó hai câu này có điều mâu thuẫn nhau vậy. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề EmptyMon Nov 25, 2013 12:38 pm

10. Nguyên nhân có kiến chấp
 

Một Cư sĩ hỏi Phật:
-- Bạch Thế Tôn, tại sao ngoại đạo có sáu mươi hai kiến chấp? Như họ chấp: thế giới thường còn, thế giới vô thường, thế giới hữu biên, thế giới vô biên, thân này thật có, thân này không thật có, Niết bàn còn có, Niết bàn không còn có v.v...
Phật đáp:
-- Do có thân kiến (chấp thân) nên có cái kiến chấp như thế. Vậy ông có biết thân kiến là gì không?
Cư sĩ thưa:
-- Do chấp sắc uẩn là ta, là của ta, thọ uẩn là ta, là của ta, tưởng uẩn là ta, là của ta, hành uẩn là ta là của ta, thức uẩn là ta là của ta, đó là thân kiến.
Phật khen:
-- Ðúng thế!
 
Bình:
Do chấp ngã (ngũ uẩn là ta) nên có tranh tụng, từ đó sanh ra sáu mươi hai kiến chấp. Nếu thấy được thân ngũ uẩn giả hợp này như điện chớp, như bọt nước, như sương mai, thì các kiến chấp cũng theo đó mà dứt.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề EmptyTue Nov 26, 2013 1:24 pm

11. Kiết sử và bị kiết sử
Hai Tôn giả cãi nhau về nghĩa kiết sử và bị kiết sử. Một vị bảo kiết sử và bị kiết sử tên tuy khác mà nghĩa đồng. Vị kia nói tên khác nghĩa khác. Hai vị cãi nhau nhưng không ngã lẽ, đến cầu Phật xin giải quyết. Phật dạy:
-- Dụ như hai con bò (một đen một trắng) bị tròng vào một cái ách. Vậy con nào trói cột con nào, hay tại cái ách trói cột cả hai con, làm cho mất tự do?
Cũng thế, mắt thấy sắc "niệm dấy khởi" tức trói cột (kiết sử), chớ mắt và sắc nguyên lai là vô sự. Năm căm kia: tai, mũi lưỡi, thân, ý cũng đều như vậy.
 
Bình:
Căn trần không lỗi mà lỗi bởi "thức". Thức có phân biệt tốt xấu, v.v. mới khởi niệm yêu ghét, tham sân theo đó mà hiện. Do có tham sân nên mới tạo thành nghiệp dẫn đi trong luân hồi. Trái lại, nếu không khởi niệm yêu ghét thì tham sân không khởi, tham sân không khởi thì không tạo nghiệp, không tạo nghiệp tức là dứt sanh tử.
Ðể làm sáng tỏ ý này, xin dẫn bài kệ của Cổ Ðức:
Thấy sắc không dính sắc
Nghe tiếng chẳng mắc tiếng
Sắc tiếng nếu không ngại
Thẳng đến thành Pháp vương (Phật).

(Kiến sắc phi can sắc
Văn thinh bất thị thinh
Sắc thinh vô ngại xứ
Thân đáo Pháp vương thành.) 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề EmptyWed Nov 27, 2013 9:32 am

12. Tạo cái vui nào là nhân tốt?
 

Một vũ kịch sư đến hỏi Phật:
-- Con nghe ngoại đạo nói: Ai vũ kịch hay làm cho nhiều người vui, sau khi chết sẽ sanh lên cõi trời "Hý tiếu" có phải vậy chăng?
Phật lặng thinh không đáp. Ông lập lại câu hỏi trên ba lần. Phật mới nói:
-- Người vũ kịch vui làm tâm người buông lung, ba độc (tham sân si) dấy khởi. Do tạo nhân ấy sẽ mắc quả báo sanh địa ngục "Hý tiếu".
 
Bình:
Người ta dễ ngộ nhận, cứ nghĩ nếu làm bất cứ việc gì cho người khác vui thích là được phước lành. Nhưng họ đâu biết vui có nhiều thứ. Nếu vui trong tịch tỉnh trong sáng, dứt các vọng niệm, phù hợp với đạo lý là vui trong sạch, vui giải thoát. Trái lại, vui theo ngũ dục, chạy theo sắc đẹp, tiếng hay v.v. làm tâm thần giao động, phiền não phát sinh, là vui theo trần tục, kiết tập nhân sanh tử.
Như vậy, nếu người tạo nhân nào gây cho người khác cái vui nào, kết quả lên xuống rõ ràng không thể lầm lẫn.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề EmptyThu Nov 28, 2013 8:18 am

13. Pháp vẫn còn đó
 

Ngài Xá Lợi Phất tịch, ông Cunda sau khi thiêu xong gom lấy Xá lợi cùng y bát của Ngài đem đến trình Phật. Ngài A Nan trông thấy buồn bã thưa với Phật:
-- Ngài Xá Lợi Phất là thầy giáo giới cho con, con thường tin tưởng nơi Ngài, mà nay đã tịch rồi! Ôi chán ngán quá! Con không còn đủ tinh thần để tu nữa!
Phật hỏi A Nan:
-- Xá Lợi Phất tịch, nhưng giới uẩn có đem theo chăng?
-- Thưa Thế Tôn, không đem theo.
-- Ðịnh uẩn có đem theo không?
-- Thưa Thế Tôn, không đem theo.
-- Tuệ uẩn... cho đến Giải thoát tri kiến uẩn có đem theo chăng?
-- Thưa Thế Tôn, không có đem theo.
Phật bảo:
-- Như vậy, Xá Lợi Phất tuy đã tịch nhưng "pháp" vẫn còn đó, ông cứ y đó mà tu hành, cớ gì phải buồn chán?
 
Bình:
Chúng ta có thói quen trông cậy bên ngoài mà ít khi tin tưởng nơi mình. Trên đường tu hành còn xa, nếu không sáng suốt nhận ra chánh pháp để thực hành đem lại niềm tin vững chắc cho chính mình, cứ phải trông cậy nơi thầy bên ngoài mãi, e có lúc ta phải chới với giữa đường, không chỗ nương tựa. Vì thầy dù có thương xót giúp đở chúng ta, nhưng cũng giới hạn. Còn tự nhận ra "pháp" mới chính là ông thầy chơn thật giúp ta trên trọn quãng đường. "Pháp" đó ở đây Phật gọi là Giới, Ðịnh, Huệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến, chỗ khác gọi là Trí Tuệ Bát Nhã, Pháp thân hay Bản Lai Diện Mục. Chúng ta khéo sống với cái ấy mới là chỗ nương tựa lâu dài; khỏi phải buồn lo mất mát, xa lìa.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề EmptyFri Nov 29, 2013 12:23 pm

14. Dễ quên hay dễ nhớ?
 

Có ông Bà La Môn tu Mật tông đến hỏi Phật:
-- Con có khi có những bài chú chưa từng học mà bỗng nhiên nhớ cả, có khi có những bài chú đã học thuộc lòng mà lại quên, như vậy là sao?
Phật nói:
-- Có hai nguyên do:
1.Khi quên là bị năm món triền cái (tham, sân, thùy miên, trạo hối, nghi hoặc) nó che đậy khiến tâm trí bị mờ đi, do vậy dễ quên.
2.Khi nhớ, lúc rảnh rang tạm thời xa lìa năm món triền cái, nên tâm trí sáng suốt nhớ được nhiều việc.
Ví dụ: Như một bát nước trong, ta đem hòa vào màu xanh, vàng, đỏ... làm mất đi sự trong suốt, nên nhìn vào bát nước ta khó thấy được mặt mày. Cũng vậy, khi tâm có sự tham nhiễm thì làm mờ đi trí sáng suốt.
-- Như bát nước trong đem đun sôi sùng sục, nhìn vào đâu thấy được mặt mày. Cũng vậy, lúc ta nổi sân thì tâm sôi động, bứt rứt, quên mất sáng suốt.
-- Như bát nước trong bị rong rêu phủ, nhìn vào chẳng thấy được mặt mày. Khi thùy miên, tâm trí mơ màng khó nhớ.
-- Như bát nước trong bị lắc lư dao động, ta nhìn vào, mặt mày dao động khó thấy. Cũng vậy, khi trạo hối thì tâm không yên nên khó nhớ.
-- Như bát nước trong, vừa quấy động vừa để chỗ tối, lúc nhìn vào ta cũng không thấy được mặt mày. Cũng vâỵ khi tâm nghi hoặc thì trí bị mờ, không nhớ được việc lâu xa.
Tóm lại, có năm món triền cái (triền: trói buộc; cái: phủ che) thì trí nhớ lu mờ, không năm món triền cái thì trí nhớ sáng lẹ.
 
Bình:
Ðiều này cho chúng ta thấy cái sáng suốt vốn sẳn có nơi tâm thể bình thường, chớ không từ đâu đem lại, chỉ vì tâm khởi thất thường trở thành điên đảo vọng động nên cái sáng suốt ẩn đi như là tâm trong sáng bị che phủ bởi năm triền cái. Muốn trí tuệ sáng soi chúng ta cứ sống trở lại với tâm bình thường (như bát nước trong) thì năm món trói buộc kia không còn che phủ nữa, ngay đó trí tuệ hiện tiền không đâu xa cả.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề EmptyTue Dec 03, 2013 7:03 pm

15. Cái già sẵn trong trẻ
 

Một hôm Phật đi khất thực trong thành Xá Vệ trở về. Chiều hôm đó nghe trong người hơi lạnh, Ngài ra ngồi phơi nắng, vén y để lộ làn da lưng nhăn nheo. Thấy vậy Ngài A Nan xoa lưng Phật than rằng:
-- Ôi! Da dẻ Thế Tôn không còn láng mịn như thuở xưa nữa! Lưng Ngài đã hơi khòm tới trước, còn đâu những gì của thời trai tráng!
Phật bảo:
-- Ðúng thế, A Nan! Già nó ở sẵn trong trẻ, cái chết nằm trong cái sống. Thân ta rồi đây cũng hư hoại một lúc nào đó không tránh khỏi.
 
Bình:
Có sanh ắt có tử, có thành thì có hoại, sự vô thường hằng chi phối cả thế gian không chừa một ai. Dù Phật đi nữa nhưng nếu còn mang cái thân giả hiệp này thì cũng đồng chịu sự sanh, già, bịnh, chết, vô thường, biến hoại. Vì sao? Vì nó là cái từ duyên mà được.
Có một số người thắc mắc: "Ðã là Phật sao còn già, còn chết?"
Quả thật chúng ta lầm lẫn quá lớn! Thành Phật đâu phải thành cái đãy da hôi thúi này. Mà thành Phật là thành cái tâm trí tuệ thấy đúng lẽ thật. Nếu nhận cái thân bảy, tám mươi năm này là Phật, tức là hủy báng Phật vậy. Rõ ràng người này chưa thấy được chân Phật.
Thân vàng trượng sáu, ba mươi hai tướng tốt nay thời còn đâu? Thế mà có kẻ còn muốn luyện phép này phép nọ, hy vọng ôm giữ cái thân bèo bọt này cho đến ngàn năm muôn thuở, há có phải mê muội lắm chăng?
Hiểu được lẽ này chúng ta cần phải nỗ lực tiến tu. Vì cơn vô thường hằng theo đuổi chúng ta không rời một giây phút nào, và cái chết chực sẵn bên ta không hẹn ngày giờ, nếu cứ dễ duôi thong thả qua ngày e có lúc phải hối hận!
Chúng ta còn có thì giờ để hẹn nay hẹn mai nữa sao?

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề EmptyWed Dec 04, 2013 12:31 pm

16. Có pháp môn nào?
 

Hôm nay tôi đọc trong Tương Ưng Bộ Kinh thấy có một bài kinh chưa từng nghe. Bài kinh tựa là "Có pháp môn nào?".
Phật nói rằng:
-- Này các Tỳ Kheo! Chẳng phải do niềm tin, chẳng phải do người truyền, chẳng phải do học vấn mà khi mắt đối với sắc, tai đối với thinh, mũi đối với hương v.v. biết có tham sân si, không tham sân si, thì cái biết ấy (biết có tham sân si, không tham sân si) là có pháp môn nào?
 
Bình:
Nói có pháp môn đó như là quán Tứ Niệm Xứ, câu niệm Phật hay câu thoại đầu chẳng hạn, còn khi sáu căn đối với sáu trần "Biết" có tham sân si hay không tham sân si thì "cái biết" đó là pháp môn gì? Ai truyền? Do học mà được chăng? Như thế cùng với Thiền có khác nhau gì? Như Ngài Tuyết Phong sau khi ở Ðức Sơn về, có vị Tăng hỏi:
-- Hòa Thượng đến Ðức Sơn được cái gì đây?
Tuyết Phong đáp:
-- Ta đi tay không về tay không.
Thử hỏi Ngài được cái gì? Cùng với trên có gì khác nhau? Cho nên Ðức Sơn cũng nói:
-- Tông ta không ngữ cú, không một pháp cho người.
Xưa nay chúng ta chỉ nghe Tổ nói, bây giờ đây mới nghe Phật nói, mà đây là bài Kinh của Phật giáo Nguyên Thủy. Chúng ta mới thấy rõ từ trước Phật đã nói như thế rồi, chứ đâu phải Thiền là cái gì bày đặt ra!
Giờ đây, qua cái biết vọng của chúng ta hằng ngày. Có vọng biết có vọng, không vọng biết không vọng, thì "Cái biết" có vọng, không vọng đó là pháp môn gì? Ai truyền cho? Cùng với cái "Biết" có tham sân si, không tham sân si trong kinh đâu khác! Kia nói tham sân si, đây nói là vọng tưởng hay vọng niệm vậy thôi.
Nhờ đọc trong Kinh rồi chúng ta mới có thêm niềm tin sâu xa vững chắc nơi đường lối tu của mình, không thì chúng ta cứ chạy Ðông chạy Tây rốt cuộc không đi đến đâu hết.

Vậy thì, có vọng Biết có vọng, không vọng Biết không vọng. Cái Biết này là pháp môn gì?

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề EmptyThu Dec 05, 2013 8:39 am

17. Kinh Ngũ Ấm Vô Thường
 

Một hôm Phật ở xứ A Tỳ Ðà (Ayyojjhà) bên cạnh sông Hằng, tôi nghe như vầy:
Khi ấy Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo: Ví như sông Hằng dòng nước chảy mạnh, kết tụ thành hòn bọt, người sáng mắt nhìn kỹ phân biệt, biết nó không thật không bền chắc. Vì cớ sao? Vì các hòn bọt kia bên trong không chắc thật như thế. Tỳ Kheo! Các sắc tướng, hoặc quá khứ, vị lai, hiện tại, trong ngoài, thô tế, tốt xấu, xa gần, Tỳ Kheo xem kỹ, suy xét phân biệt, biết nó không thật, không bền chắc, như bệnh, như nhọt, như đâm, như giết, vô thường, khổ không, phi ngã. Vì cớ sao? Sắc không chắc thật vậy.
Chư Tỳ Kheo! Ví như mưa to bong bóng nước vừa hiện, chợt tan, ngươì sáng mắt nhìn kỹ, suy nghĩ biết nó không thật, không bền chắc. Vì cớ sao? Vì bong bóng nước kia không chắc thật vậy. Như thế Tỳ Kheo! Các thứ thọ, hoặc quá khứ, vị lai, hiện tại, trong ngoài, thô tế, tốt xấu, xa gần, Tỳ Kheo xem kỹ suy xét phân biệt, biết nó không thật, không bền chắc, như bệnh, như nhọt, như đâm, như giết, vô thường, khổ, không, phi ngã. Vì cớ sao? Thọ không chắc vậy.
Chư Tỳ Kheo! Ví như cuối mùa xuân, đầu mùa hạ trời không có mây, không chuyển mưa, khi mặt trời đúng trưa thấy ngựa nắng chập chờn, người sáng mắt nhìn kỹ suy xét phân biệt nó không thật, không bền chắc. Vì cớ sao? Vì những con ngựa nắng kia không chắc thật vậy. Như thế Tỳ Kheo! Các thứ tưởng, hoặc quá khứ, vị lai, hiện tại, trong ngoài, thô tế, tốt xấu, xa gần, Tỳ Kheo xem kỹ suy xét phân biệt, biết nó không thật, không bền chắc, như bệnh, như nhọt, như đâm, như giết, vô thường, khổ, không, phi ngã. Vì cớ sao? Vì Tưởng không chắc vậy.
Chư Tỳ Kheo! Ví như người sáng mắt đi tìm thứ gỗ rắn chắc, vác búa bén vào rừng, thấy cây chuối ngay thẳng, dài lớn, liền chặt gốc trảy ngọn, rồi lột lần từng bẹ một, trọn không thấy gỗ, nhìn kỹ suy xét phân biệt, biết nó không thật, không bền chắc. Vì cớ sao? Vì cây chuối không chắc thật vậy. Như thế Tỳ Kheo! Các thứ hành, hoặc quá khứ, vị lai, hiện tại, trong ngoài, thô tế, tốt xấu, xa gần, Tỳ Kheo nhìn kỹ suy xét phân biệt, biết nó không thật, không bền chắc, như bệnh, như nhọt, như đâm, như giết, vô thường, khổ, không, phi ngã. Vì cớ sao? Vì các thứ Hành kia không chắc vậy.
Chư Tỳ Kheo! Ví như thầy huyễn thuật ở ngã tư đường cái, thuật ra những thứ tượng binh, bộ binh, người có trí sáng mắt, nhìn kỹ suy xét phân biệt, biết nó không thật, không bền chắc. Vì cớ sao? Vì những thứ huyễn thuật kia không chắc thật vậy. Như thế, Tỳ Kheo! Các thứ thức hoặc quá khứ, vị lai, hiện tại, trong ngoài, thô tế, tốt xấu, xa gần, Tỳ Kheo nhìn kỹ, suy xét phân biệt, biết nó không thật, không bền chắc, như bệnh, như nhọt, như đâm, như giết, vô thường, khổ, không, phi ngã. Vì cớ sao? Thức không chắc thật vậy.
Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tu nghĩa này nói bài kệ:
Quán sắc như hòn bọt
Thọ như bong bóng nước
Tưởng như ngựa sóng nắng
Chư hành như cây chuối
Các thức như huyễn hóa
Bậc tôn quí đã nói
Chung quanh suy xét kỹ
Chánh niệm khéo quán sát
Không thật không kiên cố
Không có ngã, ngã sở
Ðối thân khổ ấm này
Ðại trí phân biệt nói
Người lìa ba pháp kia
Thân đã thành vật bỏ
Thọ noãn và các thức
Lìa các thân phần này
Bỏ luôn ngoài nghĩa địa
Như cây không hiểu biết
Thân này hẳn như thế
Dối trá gạt kẻ ngu
Như giết, như trúng thương
Không có sự bền chắc
Tỳ Kheo cần tu tập
Quán sát ấm thân này
Ngày đêm hằng chuyên tinh
Chánh trí buộc niệm trụ
Hành hữu vi thường dứt
Hằng được chỗ thanh lương.

Bấy giờ chư Tỳ Kheo nghe Phật nói hoan hỷ phụng hành.
 
Bình:
Ðây là hình ảnh vô thường của ngũ ấm (hay ngũ uẩn) mà Phật diễn tả rất rỏ ràng:
Trước tiên Phật dạy chúng ta quán sắc ấm như hòn bọt. Ðã là bọt nước thì đâu có lâu bền. Bởi sắc ấm không thật có, do các duyên nhóm hợp tạm có (dụ như trong thân ta, phần cứng thuộc đất, phần lỏng thuộc nước, hơi thở thuộc gió, nhiệt độ thuộc lửa). Bởi do duyên hợp, nên đủ duyên tạm có, thiếu duyên nó tan hoại. Vì vậy Phật dùng hòn bọt để thí dụ cho sắc ấm.
Thứ hai, quán thọ ấm không thật như bong bóng nước. Thọ đâu có thật, do sáu căn tiếp xúc với sáu trần sanh cảm thọ, như thọ vui, thọ khổ, thọ bình thường v.v.Nhưng những cái thọ này đâu có lâu dài, chỉ thoáng qua rồi mất. Dụ như bong bóng nước, một phen động đến liền tan.
Thứ ba là tưởng ấm không thật như sóng nắng giữa trưa, trên mặt đường thẳng tráng nhựa, do ánh nắng phản chiếu, ta thấy sóng nắng chập chờn như ngựa chạy v.v. Sóng nắng do ánh nắng phản chiếu mà có chứ đâu phải thật. Tưởng ấm cũng vậy, do tâm duyên theo cảnh dù cảnh đã qua, nhưng những bóng dáng tiền cảnh còn lưu lại trong tâm thức mỗi khi nghĩ đến thì nó hiện ra. Cái bóng dáng làm sao cho là thật được.
Thứ tư, hành ấm là không thật. Hành là sự sinh diệt của tâm thức. Trong Kinh Phật nói, mỗi sát na (khoảng chớp mắt) có sáu mươi niệm sinh diệt. Nó như dòng thác chảy, thay đổi tiếp nối rất nhanh, không đứng yên một chỗ, nhưng chúng ta chỉ thấy trên giả tướng của hành ấm rồi cho đó là thật có (thí dụ như cây chuối).
Thứ năm, thức ấm là không thật, như huyễn hóa. Ví như nhà ảo thuật kia hóa ra con cọp, nhưng thật ra con cọp đâu có thật, chỉ do thuật mà thôi. Thức là cái phân biệt, sự phân biệt này nó cũng không thật có, tùy chủng tử nghiệp tánh của các loài chúng sanh mà hiện ra khác nhau. Dụ như cái bàn viết này, với ta là cái bàn viết, trái lại với con mọt là thức ăn của chúng v.v. Vậy cái phân biệt nào là đúng. Vì thế Phật nói thức ấm không thật có.
Tóm lại Phật nói thân ngũ ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) là vô thường để phá cái mê lầm chấp ngã ngàn đời của chúng sanh. Khi thấy rõ nó là vô thường, là giả có, là tạm bợ thì lần lần chúng ta sẽ nhẹ tâm si mê chấp ngã (vì nó không thật mà chấp cái gì?). Si mê chấp ngã đã hết thì các phiền não (tham sân si) cũng theo đó mà hết. Ðến đây vòng luân hồi đã dứt, mọi khổ ách tiêu tan. Ðiển hình cho pháp tu này là đức Quán Thế Âm Bồ Tát khi dùng trí Bát Nhã quán sâu năm ấm đều không, liền được xa lìa khổ ách. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề EmptyFri Dec 06, 2013 10:50 am

18. Không yêu ai hơn Tự ngã
 

Mạt Lợi phu nhân và vua Ba Tư Nặc một hôm cùng luận đạo. Vua Ba Tư Nặc hỏi:
-- Chẳng hay ái khanh thương ai nhất trên cõi đời này?
Phu nhân trả lời:
-- Tiện thiếp thương yêu bệ hạ nhất.
Và phu nhân hỏi lại:
-- Chẳng hay bệ hạ thương yêu ai nhất trên cõi đời này?
Nhà vua trả lời:
-- Trẫm yêu thương ái khanh nhất chứ còn ai nữa.
Bà Mạt Lợi lại nói:
-- Nếu bệ hạ cho phép, thần thiếp sẽ nói khác đi một chút.
-- Ðược ái khanh cứ nói đi.
-- Muôn tâu bệ hạ, thật ra trên cõi đời này, thần thiếp chỉ có riêng yêu thương thần thiếp nhất mà thôi.
Vua nghe qua chừng khó hiểu:
-- Vậy là sao? Ái khanh hãy nói rõ hơn.
-- Muôn tâu bệ hạ, chỉ vì thần thiếp thương yêu mình, nên muốn bệ hạ ban bố cho thân này được hạnh phúc. Muốn cho thân mình có được hạnh phúc, thần thiếp phải thương yêu bệ hạ. Có thế bệ hạ mới thương yêu lại thần thiếp và ban bố cho tình thương, thần thiếp được hạnh phúc. Vì thương yêu mình, mà thần thiếp yêu bệ hạ.
Nhà vua nghe qua sự thật của "yêu thương" qua phu nhân sủng ái nhất của mình, nhà vua bàng hoàng. Một sự thật xem chừng quá trớ trêu.
Bà Mạt Lợi nói tiếp:
-- Như bệ hạ, bệ hạ cũng chỉ yêu thương riêng có bệ hạ thôi. Ðể hiểu rõ việc này, như thần thiếp đây, nay lại đi yêu đương với một người khác thì bệ hạ nghĩ sao? Có phải bệ hạ chém đầu thần thiếp không?
Ðến đây nhà vua đã rỏ ý, hiểu được nội vụ vấn đề, Ngài gật đầu:
-- Phải chính thế, ái khanh nói rất đúng lý. Trẫm cũng chỉ yêu thương mình trẫm thôi. Ta chỉ có yêu thương tự ngã thôi.
Rồi sau đó vua Ba Tư Nặc và hoàng hậu Mạt Lợi cùng đưa nhau đến ra mắt đức Phật. Nhà vua muốn cầu Phật xác minh điều Mạt Lợi phu nhân đã nói.
Qua sự trình bày của nhà vua, đức Phật lắng nghe và gật đầu chấp nhận lời bà Mạt Lợi. Nhân đó Phật mới nói lên lời pháp như vầy.
Tâm ta đi cùng khắp
Tất cả mọi phương trời
Cũng không tìm thấy được
Ai thân hơn tự ngã
Tự ngã đối mọi người
Quá thân thiết như vậy
Vậy ai yêu tự ngã
Chớ hại tự ngã người.
 

Bình:
Thật là chí lý! Nếu thành thật nhìn lại tâm mình thì sẽ thấy tâm mình nó là như vậy. Cõi lòng thâm sâu, tiếng nói thâm trầm của con tim mình là như vậy.
Tâm ta đã đi cùng khắp, tất cả mọi phương trời, dạo qua mọi nơi, mọi cảnh, mọi người! Nào tìm thấy ai thân thiết hơn chính ta, thân hơn tự ngã.
Trên đời này không gì thiết tha yêu thương bằng ái tình. Cái tình này nó còn có lúc lướt qua tình phụ mẫu. Trong ái tình, việc đầu ấp tay gối giữa vợ chồng đậm đà như vậy, yêu thương hạnh phúc như vậy. Như vợ chồng bà Mạt lợi, cặp tình nhân này thiên hạ mấy ai hơn? Thật tâm đầu ý hợp. Việc yêu thương đủ cả hai mặt tinh thần và vật chất, xác thịt và tâm hồn, một cuộc tình thật trọn vẹn. Thế mà để lắng sâu hơn vào tiếng lòng, bà Mạt Lợi đã nghe ra tiếng nói trung thực của mình. Tiếng nói ấy đã núp sâu dưới bao nhiêu lời tình gối chăn với nhà vua qua bao nhiêu năm dài chung sống: "Thần thiếp chỉ yêu thương mình thần thiếp thôi!". Ta chỉ yêu thương ta thôi! Một phát giác không kém phần phũ phàng! Sự thật nó là vậy.
Và đến lượt nhà vua cũng thế thôi. Nhà vua nghe được tiếng lòng mình. Từ tiếng lòng đó, nó sẽ thôi thúc nhà vua tàn nhẫn hơn để chém đầu "ái khanh" mình, khi mà đương sự ngoại tình!
Ðó là gì? Cái "tự ngã" mình bị đụng chạm, bị mất mát, thiếu sự vuốt ve, thiếu sự thọ hưởng.
Như vậy sự thật của cái gọi là "yêu thương" trên cõi đời này là gì? Bên dưới, bề trái của tình yêu nó là như vậy, thì hỏi tình yêu là gì? Và mình có yêu được gì không?
Và để nói lên một sự khá chua chát như vậy, có thể nói: Tình yêu là một sự lợi dụng lẫn nhau qua thân xác và tâm hồn, nhằm thỏa mãn tự ngã mà thôi.
Không ai nhìn ra bộ mặt tình yêu. Không ai rờ đụng đến tình yêu. Vì sao? Vì nó không thật có. Mà nó chỉ là sự phóng hiện của tự ngã. Nói yêu người, tức yêu tự ngã, yêu mình.
Như vậy "tự ngã" là cái duy nhất để mình yêu thương. Nói yêu, nói thương, nói gì gì đó, tất cả đều là tiếng nói vì tự ngã. Nên tự ngã thân thiết hơn bất cứ cái gì trên thế gian này.
Hãy suy cùng nghĩ cạn sẽ thấy cái tự ngã đã quá thân thiết với chính mình. Mình đã yêu "tự ngã" muốn giữ gìn "tự ngã" mình, thì phải tôn trọng "tự ngã" người. Vì người cũng yêu "tự ngã" của họ như mình. Vậy thì chớ có tàn hoại tự ngã người. Một người muốn có đời sống cao thượng thánh thiện phải sống như vâỵ.
Tôn trọng "tự ngã" tức tôn trọng sự tự do, bình đẳng. Ðời sống mình và người có được tự do bình đẳng trong nền tảng như vậy thì cuộc đời đáng sống biết chừng nào. Hạnh phúc không cầu mà tự có.
Nếu không như vậy, hạnh phúc trên cõi đời này chỉ là một cái bóng hấp dẫn vậy thôi. Mọi người cùng đổ tìm nó, và rồi chỉ chuốc lấy sự nhọc nhằn ê chề và niềm ngao ngán, bao nhiêu nỗi thống khổ bủa vây.
Ðây là một sự thật khá phủ phàng. Dù không đồng ý, chúng vẫn có mặt.
Cuộc đời vì thế có ra lắm chuyện. Và rồi hỏi ai đã đem lại nỗi khổ cho cuộc đời này? Có ai đâu! Chỉ có "cái ta" (tự ngã) làm khổ mình thôi.
Ðể tạo đời sống tương đối khá dễ chịu cho nhau thì hãy tập sống như lời khuyên này:
Vậy, ai yêu tự ngã
Chớ hại tự ngã người.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề EmptySat Dec 07, 2013 8:22 am

Phần 2
Trích Giảng Kinh Pháp Cú
 
1.Khen Chê Không Thật
Xưa vị lai và nay
Ðâu có sự kiện này
Người hoàn toàn bị chê
Người trọn vẹn được khen.
 

Bình:
Người hoàn toàn bị chê xưa nay và mai sau chưa từng có. Người trọn vẹn được khen xưa nay và mai sau chưa từng có.

  • Như kẻ uống rượu, được bạn rượu khen. Kẻ cướp, được đồng đảng khen.
  • Những kẻ xấu xa như vậy, vẫn có người khen, đâu hẳn đã hoàn toàn bị chê.
  • Rồi hiền như Phật, vẫn bị ngoại đạo chê. Như chúa Jesus rồi cũng bị đóng đinh trên thập tự giá.
Như vậy để thấy rằng việc khen chê ở giữa cuộc đời này không phải là chân lý. Người được khen nở lỗ mũi, người bị chê xụ mặt, là người ngu si, là kẻ khờ. Chớ vì sự khen chê mà lấy đó làm cuộc sống, hãy sống hợp lẽ đạo mà xa lìa khen chê.
Người Phật tử hãy giữ vững lập trường mà đừng lầm lẫn giữa khen và chê. Ðừng để cái khen và chê cũng mặc, hễ biết mình sống hợp đạo lý thì thôi.

Mặc người chê, mặc kẻ gièm
Lấy lửa đốt trời thêm nhọc xác.
(Chứng đạo ca)
  

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề EmptySat Dec 07, 2013 8:24 am

2. Si Mê Là Gốc Ðau Khổ
Ðêm dài với người thức
Ðường dài với kẻ mệt
Luân hồi dài kẻ ngu
Không hiểu chân diệu pháp.
 

Bình:
Với người thức không ngủ được, thấy đêm sao mà dài lê thê.
Với người đi mệt, thấy con đường nó sao mà dài xa xôi diệu vợi.
Với kẻ ngu thì, thấy cuộc luân hồi dài đăng đẳng không có ngày kết thúc. Bao nhiêu nỗi khổ đau đè nặng trên kiếp người. Ở trong cuộc luân hồi không tìm đâu được lối ra. Và khổ thay đã là kẻ ngu thì có biết đâu là cuộc "luân hồi"! và có bao giờ nghĩ đến phải ra và tìm đường thoát ra. Nhưng thực trạng cái khổ đau niềm tủi nhục cứ gắn chặt con người họ, và họ phải tự thấy cuộc đời, cái dòng đời này, thật ê chề, thật ngao ngán. Sự thật đó chẳng khác nào kẻ thức khuya không ngủ trong đêm, thấy đêm dài lê thê, và kẻ lữ hành đang trên đường hãy còn xa thăm thẳm, người mệt, thân nhừ, tất cả việc trước mắt thấy ê chề ngao ngán. Người ngu ở giữa cuộc đời này là như vậy đó!

Tội nghiệp thay! Con người nào hay ngoài nỗi cơ cực của kiếp người, còn có đời sống siêu thoát, đời sống an lành. Ðó là đời sống của người hiểu chân diệu pháp. Không hiểu "chân diệu pháp" con người sẽ khổ đau mãi mãi trong kiếp luân hồi. Chân diệu pháp chính là Phật pháp.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề EmptySat Dec 07, 2013 8:28 am

3. Biết Ðược Lỗi Mình Mới Khó
Dễ thay thấy lỗi người
Lỗi mình biết mới khó
Lỗi người ta phanh tìm
Như tìm thóc trong gạo.
Còn lỗi mình che đậy
Như kẻ gian giấu bài.

Bình:
Dễ thấy lỗi người việc ấy không khó, chỉ cần nhìn sơ qua là mình thấy người đó có lỗi rồi. "Vạch lá tìm sâu, quét nhà ra rác" điều này quá rõ ràng. Thấy lỗi người không khó.
Thấy lỗi mình mới thật là khó. Vì thông thường mình vốn thương mình, thì có bao giờ mình chịu cho mình là xấu (có lỗi thì thành xấu), vậy nên có mấy người chịu trở lại tìm lỗi mình, mặt mình dính lọ thì có bao giờ mình thấy, nếu không có người chỉ, không biết xem gương.
Vậy đó mà với lỗi người thì ta phanh tìm không bỏ sót. Người ta có giấu mình cũng phải tìm bươi móc cho ra. Việc này giống như việc lượm thóc trong gạo. Gầm đầu lượm từng hạt, lượm thật kỹ. Cái tật này gần như muôn đời ở một con người. Ðó là gần như bản chất, một thứ bản chất xấu xa tồi bại. Nó được coi là rất trái với thánh đạo.
Ngược lại, với lỗi mình thì bưng bít, che đậy giống như người cờ gian bạc lận, giấu đi con bài của mình v.v... để phòng thủ thắng kẻ khác. Một sự giấu giếm thật khéo léo thật tinh vi.
Cái tật chúng sanh là như vậy. Mấy ai chịu gan dạ phơi bày lỗi mình.
Ðức Phật đã nói như vậy, là trước chỉ cho con người thấy rõ sự lầm lẫn của mình, thấy rõ ngõ ngách của tâm hồn mình. Thấy rồi để mà khéo chừa đi. Là một Sa Môn, một người tu chớ có thấy lệch lạc như vậy. Mà lúc nào người Sa Môn cũng phải biết rõ lỗi của mình để phát lồ sám hối. Phát lồ tức là phơi bày lỗi lầm, không giấu giếm, mà đưa ra trình lên tước đại chúng, nhận khuyết, nhận lỗi cầu xin sám hối.
Ngài Huệ Năng đã dạy: Thường biết lỗi mình, chớ biết lỗi thế gian.
Tu là cốt để biết rõ mình. Muốn biết rõ mình phải "biết lỗi" mình. Tu mà không biết lỗi mình thì không bao giờ tu tiến được. Những lỗi hiện đời và lỗi từ vô thủy, biết bao lỗi, thế mà không biết, thì sao gọi là tu? Tu là sửa. Sửa là sửa lỗi. Sửa lỗi thành không còn lỗi nữa gọi là tu. Không như vậy, gọi tu là tu làm sao?
Vậy chớ có biết lỗi người. Phải thường biết lỗi mình. Ðược vậy trong tương quan cuộc sống mình không bị thiên hạ ghét. Mình không nói lỗi người thì ai ghét mình. Và trong việc tu hành, ngày càng tiêu được tội lỗi, nghiệp chướng vơi đi, tâm trí ngày càng sáng thêm. Niềm an vui ngày càng rộng mở. Cuộc sống ngay đó được hạnh phúc. Không cầu mà được.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề EmptySat Dec 07, 2013 8:32 am

4. Thắp Sáng Trí Huệ
Như giữa đống rác nhớp
Quăng bỏ ngoài đường lớn
Chỗ ấy nở hoa sen,
Thơm sạch đẹp lòng người.
Cũng vậy giữa quần sanh,
Uế, nhiễm, mù, phàm tục,
Ðệ tử bậc chánh giác
Sáng ngời với trí tuệ.
 

Bình:
Trong chỗ nhơ nhớp mà sanh hoa sen. Hoa nở thơm sạch lòng người.
Ở trong các pháp thế gian: khổ, không, vô thường, vô ngã, bốn điều này người thế tục cho là thường, lạc, ngã, tịnh. Ðó là bốn việc: vô thường không phải thường, vô ngã không phải ngã, khổ không phải lạc, nhớp không phải tịnh. Vậy mà họ thấy thường, lạc, ngã, tịnh, cái thấy như vậy là không đúng sự thật. Như bàn tay trắng mà thấy là bàn tay đen. Thấy như vậy là thấy mù. Một cái thấy hoàn toàn không đúng sự thật.
Với các pháp giữa này, người phàm tục đều thấy như vậy, nên gọi là mù.
Từ cái thấy mù như vậy mà chấp lấy các thứ uế nhiễm của thế gian làm sự sống. Chính vì bằng cái thấy mù tối như vậy, nên các pháp ấy đã trở nên trói buộc, làm thống khổ cho người. Ðã dính mắc vào nó mong gì thoát ra, càng giẫy giụa nó càng khắn chặt. Như những con rắn đã quấn vào mình mà càng vùng vẫy thì nó càng siết cứng và cắn rứt.
Ngược lại đối với bậc đệ tử bậc Chánh giác, hàng Sa Môn, đối với các vật gọi là uế nhiễm: khổ, không, vô thường, vô ngã. Thấy đúng như thật. Cái thấy ấy như đầu đen thấy là đen, bàn tay trắng thấy là trắng. Thấy như vậy là cái thấy của con mắt sáng. Thấy đúng như thật. Cái thấy đó là trí tuệ.
Ở trên tướng uế nhiễm mà thấy đúng như thật, thì ngay đó đã được giác ngộ đúng đắn, tức được chánh giác. Cái thấy đó là sáng ngời trí tuệ, đâu còn lầm lẫn nữa. Vì vậy mà giải thoát được ngay trên nó, giải thoát vươn lên tỏa rộng đời sống thanh tịnh ngay trên nó, có khác gì hoa sen mọc lên nở đẹp gữa nơi nhơ nhớp.

Từ cái thấy này, nếu ở trong pháp Ðại thừa, tức thấy rõ "Phiền não tức bồ đề". Ngay chúng sanh tức Phật. Ngay cảnh giới chúng sanh nhơ xấu, tức là cõi Phật thanh tịnh đủ bốn tánh: Thường, lạc, ngã, tịnh. Và để phân biệt bốn tánh: Thường, lạc, ngã, tịnh của chúng sanh (bốn cái thường không thật) gọi đây là Chơn thường, Chơn lạc, Chơn ngã, Chơn tịnh.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề EmptySat Dec 07, 2013 8:33 am

5. Cội Gốc Luân Hồi
Không có một pháp khác
Quần sanh bị bao phủ
Ngày đêm chạy luân chuyển
Như bao bọc bởi si
Và ai phá được si
Ðâm thủng khối u ám
Chúng không lưu chuyển nữa
Trong chúng, nhân không còn.

Bình:

Tất cả chúng sinh sỡ dĩ bị luân chuyễn trong sáu đường không có ngày cùng, đều bởi không thấy được lẽ thật mà khởi tâm điên đảo chớ không có gì khác. Không thấy được lẽ thật tức gọi là si vậy. Cho nên đầu tiên Phật dạy hàng Tỳ Kheo phải thấy rõ Tứ đế như thật. Tiến lên dùng trí Bát Nhã soi thấy năm uẩn đều không. Cả hai đều khởi đầu bằng trí tuệ, nghĩa là thấy mình đúng như thật, thấy sự vật đúng như thật, thấy sự vật đúng như thật tức phá được si, dứt nhân luân hồi.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề EmptySat Dec 07, 2013 8:45 am

Phần 3
Diễn Giảng
 
1.Ðặt Lại Vấn Ðề Tu Cho Hàng Phật Tử Tại Gia
Tu là gì? Là sửa.
Vậy phật tử có tu chưa?
Phật tử đi chùa cúng Phật để làm gì?
Việc ấy có gọi là tu không?
 
Cúng Phật để xin cầu an hay cầu siêu? Ðó là việc của Phật tử?
Từ việc này hỏi lại Phật tử. Thí dụ: Phật tử có con cái nó về thăm mình, cho tiền cho quà rồi nó đòi hỏi mình phải đáp ứng lại nó việc này, việc nọ... thì hỏi mình có vui mà nhận quà của chúng không? Chúng là con cái mình mà lại đặt điều kiện với mình buộc mình phải thỏa mãn cho chúng khi mình nhận tiền của, lễ vật của chúng?
Con cái như vậy là có tốt với cha mẹ không? Phải là con hiền con thảo không? Một bậc cha mẹ nghiêm chỉnh đúng đắn có chấp nhận yêu sách vô lối như vậy của con cái không?
Ở đây việc cúng kiến của Phật tử cũng vậy. Cúng Phật một số lễ vật, tiền của nào đó rồi mong cầu Phật phải độ cho mình điều này điều nọ. Phật phải giúp cho thân nhân mình siêu, giúp cho mình an, thỏa được những việc muốn của mình trong cuộc sống. Mua may bán đắt, tai qua nạn khỏi, gia đạo yên lành, con cái nên danh nên phận v.v... biết bao nhiêu việc mình đòi hỏi ở đức Phật với một mớ lễ vật như vậy?
Như vậy đó là mình đã tu chưa? Tu là sửa. Ở đây mình có sửa gì không? Mình chỉ có tham thôi, không có sửa gì cả, phải vậy không? Mà tham tức là trái với sự tu rồi. Tu là sửa. Sửa là sửa tham sân si để lần hồi tham sân si không còn nữa. Như vậy mới gọi là tu! Chứ tu gì mà mỗi ngày lòng tham thêm nhiều.
Ðem nải chuối, ốp nhang cúng Phật cầu được việc, mừng quá, sau đem hai nải, hai ốp cầu thêm nữa... như vậy đó là mỗi ngày lòng tham thêm lớn. Và lúc nào việc cầu không còn linh nữa, kiếm chùa khác, Phật khác linh hơn.
Việc cúng kiến đi chùa như vậy ở Phật tử , đó là cái duyên dễ bước vào tà đạo, bước vào mê tín dị đoan. Nghe ở đâu có gì linh thiêng hiển hách, có gì lạ một chút là rủ nhau kéo đến xin xỏ nọ kia v.v... gặp tà ma dẫn dụ là đi vào đạo tà mất nhân chánh giáo.
Ðó là chỗ đáng tiếc cho quí Phật tử. Ðã có tâm tốt mà gieo nhân không chính xác, không cần hiểu Phật pháp ra sao. Thành ra cũng đồng làm một việc mà người hiểu biết thì có kết quả tốt, còn người không hiểu biết thì kết quả chẳng ra gì.
Cũng chỉ một ốp nhang nải chuối mà người hiểu được Phật pháp thì gặt được pháp lành an vui, còn người không hiểu thì chỉ thêm sự rối rắm đau buồn, nếu không nói là hoài công vô ích.
Nói như vậy để Phật tử thấy rỏ chỗ tu chớ không phải nhằm trách cứ gì Phật tử. Thật ra cái lỗi không phải ở Phật tử, mà nếu có nói thì đó là lỗi của những Tăng Ni nào đó. Các vị ấy đã vô tình hay cố ý đưa các Phật tử vào chỗ nhận thức lệch lạc.
Người Phật tử đến chùa xin cúng 100 đồng. Vị trụ trì hay người có trách nhiệm thâu tiền liền hỏi:
-- Phật tử muốn cầu gì? (hỏi và hướng dẫn) Cầu an hay cầu siêu?
Và lắm lúc vị đó còn tâm lý hơn, tìm hiểu về gia đình của Phật tử, biết có chuyện gì đó không ổn thì gợi ý cầu nguyện cho v.v... Phật tử thiếu hiểu Phật pháp liền đó nghe mình được người Thầy chăm sóc cẩn thận, bèn thích ý. Và cứ vậy, nhờ Thầy giúp cho việc này, việc nọ qua cúng kiến, cầu an, cầu siêu...
Tại sao khi Phật tử cầm tiền, dâng lễ vật cúng kiến, nếu người Thầy có hỏi cầu gì? Phật tử lại không trả lời rằng:
-- Con không cầu gì khác, chỉ cầu cho tam bảo trường tồn để độ thoát chúng sanh trầm nịch.
Vì vậy việc Phật tử đi chùa, cúng Phật, lễ Phật phải được đặt lại. Việc tu ở Phật tử phải được đặt lại.
Trước hết Phật tử đến chùa để cúng dường Tam Bảo. Việc cúng dường này có nghĩa là góp một phần tài lực để duy trì ngôi Tam Bảo cho còn mãi mãi ở đời. Mà đại diện ngôi Tam Bảo là Tăng Bảo. Như vậy, cúng dường Tam Bảo có nghĩa là cúng dường cho Tăng Bảo. Khi cúng lòng những mong sao cho ngôi Tăng Bảo có được nguồn sống mà duy trì Phật Bảo, Pháp Bảo. Chư Tăng có sống thì ngôi Tam Bảo mới thường trụ ở thế gian và làm ngọn đèn sáng cho chúng sanh hướng tới để tiêu trừ bao nỗi vô minh hắc ám.
Phải biết việc khai mở đạo mầu là quý báu vô lượng, vì việc ấy mà cúng dường nên phước đức theo đó cũng vô lượng. Cúng dường như vậy là không vì việc riêng mà chung cho cả Tam Bảo, cho cả chúng sanh, nên dù không cầu gì khác mà phước đức vẫn to tát. Việc cúng dường này không phải nhằm chuyển đổi lòng tham, không phải chuyển từ cái tham lệch lạc thành cái tham chính đáng, đã tham thì không cái nào chính đáng. Ở đây nói là nhằm hướng dẫn để xác định về nhận định chính đáng trong việc làm, nhằm xây dựng cho Phật tử có được chánh kiến, có được cái nhìn đúng đắn khi đi vào ngôi nhà Phật pháp.
Như đã nói: Trước là giữ vững ngôi Tam Bảo. Giúp Tăng Bảo được sống còn để tiếp nối ngọn đèn chánh pháp của Phật. Kế đó Phật tử phải chịu khó học hỏi nghe pháp.
Ðến chùa, nếu chỉ một bề lo cúng dường cơm áo (tứ sự) không, chưa đủ. Người Phật tử phải trau giồi thêm Phật pháp với chư Tăng Ni nữa. Có vậy, việc Phật pháp mới sáng ra và việc tu theo đó mới có lối vào, khi hành không sai lạc.
Ðó là việc chính yếu, Phật tử phải chú ý. Tu mà không học là tu mù. Vả lại đó cũng là trợ duyên cho Tăng Ni tự trau giồi để đáp ứng lại chỗ cầu học của Phật tử. Chứ không, không ai hỏi gì hết, khiến Tăng Ni có người cũng lơ là sự tu học Kinh điển. Ðể rồi qua ngày đoạn tháng, chỉ làm một việc cúng kiến lặt vặt có chừng. Như vậy, uổng phí cho cả đời xuất gia học đạo.

Phật tử đến chùa, phải cầu học Phật pháp, và chỉ nên nói về những vấn đề Phật pháp, chớ nên đem việc thế sự lạm bàn. Chỉ mất thời giờ vô ích và làm rối tâm người tu.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề EmptySun Dec 08, 2013 12:40 pm

Phật tử học tu là tu thế nào?
Có ai hỏi: Là Phật tử, sau khi chết đi về đâu? Phật tử sẽ trả lời làm sao?
Nếu mình tu cầu về cõi Phật, mà đạo nghiệp chưa tròn, Phật và Thánh chúng không rước thì mình về đâu?
Mình sẽ ú ớ về điều này! Vì vậy Phật tử chưa nắm vững đường lối tu.
Phải biết trong Phật giáo có chia ra làm ngũ thừa, là năm thừa, năm từng bậc để người tu hướng đến. Năm thừa là: Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh văn thừa, Duyên giác thừa, Bồ Tát thừa.
Với nghiệp nhân cho các thừa cũng phải biết qua. Thí dụ ở Nhân thừa, tu nhân gì sẽ được sanh về cõi người? Muốn sanh về cõi người phải giữ năm giới làm căn bản. Ở Thiên thừa, muốn sanh về cõi trời phải tu Thập thiện v.v... Người Phật tử phải biết qua những điều như vậy để xác định hướng đi của mình, để biết rồi mình sẽ đi về đâu.
Như bây giờ mình không đủ điều kiện sanh về cõi Phật mà bình sinh mình khéo giữ được năm giới, thì biết chắc là sau khi chết mình sẽ sanh lại làm người. Và do tu pháp lành nên thành người có đức hạnh được vào hàng tôn quý, giàu có sang trọng v.v... Biết được vậy, không sanh (tâm) nghi ngờ, an tâm tu tập pháp lành.
Phật tử tu pháp lành của phần mình là tu làm sao?
Ðây là việc tu của người Phật tử tại gia. Phật tử đã thọ quy giới rồi. Giới thứ nhất, không giết hại, Phật tử phải vâng giữ không nên giết người, không nên giết các loài sinh vật bừa bãi. Phải giới hạn tối đa trong hoàn cảnh điều kiện của mình, cố tránh nợ sanh mạng càng nhiều càng tốt.
Giới thứ hai, không trộm cắp, Phật tử đã vâng giữ rồi không nên tái phạm. Không được trộm cắp của người bằng bất cứ hình thức nào, hoặc gián tiếp hay trực tiếp cũng đều không nên.
Giới thứ ba, không tà dâm. Phật tử phải thể hiện đời sống lứa đôi một cách chơn chánh, tránh các trường hợp lang chạ, ngoại tình.
Giới thứ tư, không nói dối, Phật tử phải thành thật, dù trong công việc mua bán đổi chác, không nên lừa lận người. Buôn bán làm ăn thì phải có thịnh có lời, nhưng đồng thời phải nhắm trên công sức, trên mồ hôi trí tuệ mình. Tránh mọi trường hợp nhằm bóc lột tài lực, nhân lực người. Cắt giá ăn tiền, tráo trở mặt hàng, lật lọng giao kèo hợp đồng, bội tín trong công việc làm ăn v.v... Uy tín người Phật tử được xác định phần lớn trên việc này.
Giới thứ năm, không uống rượu, điều này quan trọng đối với người nam. Người Phật tử nam phải khá chinh phục mình về việc này. Trong cuộc sống, không tránh khỏi giao tế, nhưng đối với việc rượu chè, phải khéo linh động làm sao không phải vướng vào. Hay ít ra hoặc vướng vào cũng phải biết đường ra. Uy tín con người nằm trên chỗ tỉnh và say. Phật tử phải khéo chế ngự mình. Ðã thấy rõ tác hại của rượu trên mọi mặt thì nên tránh xa càng tốt. Phật tử lúc nào cũng phải tỉnh sáng. Có tỉnh sáng mới thấy được vấn đề phức tạp khác đang bao quanh cuộc sống của mình. Nhất là màn tối vô minh hãy còn dày đặc, Phật tử hãy thoát ra khỏi mọi sự nghiện ngập!
Là Phật tử, còn tại gia Cư Sĩ không phải tu gì nhiều hơn, nếu có đủ duyên tiến xa hơn càng tốt. Nếu không, chỉ giữ chừng ấy việc là đã quý lắm rồi.
Phật tử ngoài chiều tu tiêu cực (chỉ lo cho mình đừng phạm năm giới) còn phải phát huy trên chiều tích cực. Tức nhằm giúp người, tạo duyên cho người cũng được như mình. Việc này cần phải khéo làm trong tinh thần cởi mở, chân thành vì người, không một ý đồ vụ lợi riêng tư nào. Làm thế nào, nơi nào có bóng dáng Phật tử là nơi đó có cuộc sống tươi mát, có sự ấm êm hạnh phúc. Gia đình có Phật tử thì gia đình hạnh phúc. Láng giềng có Phật tử thì láng giềng thêm vui. Người đời có Phật tử thì có sự ấm áp, có được yên lành.
Phật tử phải là hiện thân Phật pháp sống đi vào cuộc đời. Chớ nhìn Phật pháp trên hình tượng Phật, hãy nhìn Phật pháp ở nơi mình, và ở ngay trong lòng cuộc sống. Phật pháp phải là pháp sống, không thể là pháp chết được.
Phật tử muốn tuyên dương Phật pháp, hãy tự mình sống đúng như Phật pháp. Ðó là sự cúng dường cao tột nhất. Chư Phật sẽ nhất tâm tùy hỷ cho người có trình độ sống như vậy. Và từ đó mọi rối rắm của cuộc sống sẽ lần hồi được giải quyết ổn thỏa. Ðó là đã được pháp lực gia hộ. Một sự gia bị bất khả tư nghì. Ấy cũng từ nơi mình nỗ lực quyết sống vì Phật pháp mà thôi, không có gì huyền hoặc, thần bí.
Phật tử đã có gan sống như Phật pháp, thì không cầu an mà được an. Vì đã là người Phật tử chân chánh thì thấy nguy nào khác gì an. Nguy cũng là tướng, an cũng là tướng. Mà đã là "tướng" tức là hư vọng thì an hay nguy thảy đều hư vọng. Thế nên Phật tử ngay đó mà bình an. Một sự bình an như vậy mới thật là bình an lớn. Và từ niềm bình an ấy, Phật tử có đủ tỉnh táo sáng suốt chuyển nguy thành an theo cái nhìn của cuộc đời. Chuyển được hoàn cảnh xấu thành tốt.
Vô lý, tu hành là chỉ để "cầu an" . Tu là đối kháng lại ma quân thì làm sao an được? Mà hễ không an thì thối lui, đó có phải là người tu chưa? Lui thì ai tiêu trừ ma quân? Ma quân mà còn thì an làm sao an? Dù muốn an có được không?
Vậy nên người tu không thể chấp nhận được sự "cầu an" như vậy. Không thể cầu an bằng cách thối, không chiến đấu với ma quân, bằng cách làm nô lệ ma quân, hay bằng cách bám theo chân đức Phật, núp trong hào quang ẩn quanh cội Bồ đề.
Không! Người đã nghĩ đến chuyện tu không thể như vậy được.
Phải biết, đức Phật cũng đã là người từng chiến đấu với ma quân. Nay Ngài đâu chấp nhận lũ "hậu duệ" chỉ biết núp bóng trốn vây quanh bên Ngài.
Không được, dù muốn dù không cũng phải chiến đấu. Ðã chấp nhận chiến đấu, quyết một mất một còn thì làm sao mà an được. Thế nên dù có cầu an cũng là điều vô ích. Ma quân có chịu cho ta cầu an không? Có thể nó chỉ chịu khi nào nó cảm thấy núng thế trước ta, tức có nghĩa ta phải trên đà thắng chúng mới chịu để ta an, mới chấp nhận sự cầu an.
Hãy chiến đấu! Là đệ tử Ðức Ðiều Ngự thì không có quyền chùn bước. Nguyện đời đời không khiếp nhược để cầu an. Chỉ cầu an khi nào ma quân trở thành nô lệ dưới tay kiếm này.
Là Phật tử, tức là dòng giống của trí tuệ, là dòng kiếm Bát Nhã muôn đời. Người Phật tử hãy đón nhận lưỡi kiếm mầu, cầm vững trong tay linh hoạt tiếp đón lũ ma quân. Sự cầu an trên ánh kiếm lướt qua đầu vạn lũ ma quân. Ðó là sự cầu an đích thực nhất.
Việc tu hành như vậy ở một Phật tử thuần thành, biết tin tưởng Phật pháp đúng lẽ thật, sẽ thấy rõ điều ấy không phải một sớm một chiều mà được. Việc tu như vậy phải trải qua nhiều đời nhiều kiếp. Cả ba đại a tăng kỳ kiếp.
Nói như vậy không phải nhằm gây chán nàn một công trình có vẻ dài lâu. Mà ta thấy rõ một sự thật không phải đơn giản, không phải là một chuyện dễ dàng gì. Một cái nghề nghiệp thông thường ở thế gian thôi, mà muốn đạt trình độ tinh sảo cũng phải đến cả đời người. Huống chi đây là một việc mờ mờ, ảo ảo, khó nghe, khó thấy, khó thực hiện thì hỏi với số thời giờ phù du của ba vạn lẻ ngàn ngày là mấy, sẽ dùng vào đâu được. Thật chẳng có vào đâu, chỉ trong một đời người.
Việc tu hành mà đem thời gian ba vạn sáu ngàn ngày để ấn định thì thật chẳng đáng gì!
Ở nhà Thiền nói: Phải gắng đời này cho xong. Ðây là một lời nêu cao ý chí, khích lệ kẻ trượng phu. Kỳ thực, làm sao xong được chỉ trong một đời. Có được chăng là những bậc đã tu qua nhiều đời, đến đời này một nghe ngàn ngộ, thì gọi là xong. Xong căn cứ đời này mà nói. Hay xong là quyết trong đời này, không còn lầm nữa. Ðối với chân lý đã sáng tỏ rõ ràng. Chứ công hạnh làm sao mà tròn được. Và nếu có được, thì chỉ là xong phần nhân, nhân thành Phật. Ðó là trường hợp Long Nữ trong Kinh Pháp Hoa. Nàng vừa được Ngài Văn Thù điểm hóa, thoát liền thành Phật. Phật ấy mới là Phật nhân thôi. Tuy là nhân quả đây mang tính đồng thời. Ðồng thời là cùng lúc đồng lớn lên cả nhân và quả. Chớ không phải liền đó nẩy nở đúng mức. Cũng như hạt sen và gương sen, đồng có một lượt, cùng nẩy nở, để rồi mới lớn lên; chứ không có nghĩa ngay khi có hạt, gương là liền thành quả lớn trọn vẹn đúng mức.
Vậy, phải hiểu điều này chớ có lầm lẫn. Không vì lâu xa mà nản, không vì mau chóng mà hấp tấp xem thường. Dù thời gian lâu hay mau, cũng không nên xem thường hay nản chí. Mà phải biết đây là một việc đòi hỏi một ý chí phi thường, một sự kiên tâm không bờ mé.
Tuy vậy, đối với người khéo tu thì luôn luôn giữ được sự thảnh thơi trong lúc dụng công. Cho nên dù chưa đạt được quả vị cuối cùng, cũng giữ được tính chất giải thoát an nhàn.
Phật tử khéo tu như vậy, dù chưa tới đâu, nhưng khi nhận đúng pháp, tu đúng đường lối thì việc tu cũng được nhẹ nhàng thư thới. Như nếu thật là ăn cơm, thì vừa ăn là vừa no, vừa khoan khoái. Cứ vậy mà ăn, càng ăn càng no, càng khoan khoái.
Nếu khác vậy thì phải soát lại, xem đường lối mình có đúng như pháp không. Pháp Phật là pháp giải thoát thì từ đầu đến đuôi cũng phải mang tính giải thoát mới được.
Có những Phật tử khi tu không được hướng dẫn đúng pháp, khiến ra công trở nên trì trệ và có nhiều điều đáng tiếc cho cá nhân và người chung quanh. Thay vì tu để có được an vui giải thoát thì lại sanh gắt gỏng vô lý, tạo nhiều nỗi bất an cho mình và cho người, gây xáo trộn cuộc sống vô lối, tạo nhiều ràng buộc, những dính mắc không đâu.
Vậy nên Phật tử phải hiểu rằng tu theo Phật pháp là nhằm tạo cho đời sống giữa mình và người đồng được an vui. Hay ít ra chính mình phải được an vui đúng như pháp.
Làm thế nào khi chưa biết đi chùa thì gia đình lục đục rối loạn. Ðến khi biết đi chùa thì gia đình trở nên êm ấm hạnh phúc. Như vậy mới là một Phật tử tốt.
Người Phật tử như vậy là người khéo học đạo. Biết vận dụng đời sống đạo vào đời sống thế tục. Ðể tóm kết, người Phật tử tại gia cư sĩ phải nhận định rõ ràng về những việc của mình khi đến trong Phật pháp:
1.Cần nhận định đúng đắn về việc cúng dường.
2.Phải xây dựng nhân tu theo nhân quả. (Quả: vô tham. Nhân: phải lìa tham)
3.Tu không phải để cầu an. Tu là chiến đấu với ma quân.
4.Tu không phải một ngày một buổi.

5.Tu là phải thảnh thơi.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





Nhặt Lá Bồ Ðề Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Nhặt Lá Bồ Ðề
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 6 trangChuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6  Next
 Similar topics
-
» Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi
» Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết
» Tôn giáo nào tốt nhất ?
» THẾ NÀO LÀ NHẤT TÂM BẤT LOẠN?
» "MẸO" trị hết đờm nhanh nhất tại nhà

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Căn Bản Phật Pháp-
Chuyển đến