Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Con khỉ tinh khôn hoạt bát Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Con khỉ tinh khôn hoạt bát

Go down 
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Con khỉ tinh khôn hoạt bát Empty
Bài gửiTiêu đề: Con khỉ tinh khôn hoạt bát   Con khỉ tinh khôn hoạt bát EmptySat Aug 31, 2013 3:14 pm

Khỉ xếp thứ 9 trong 12 con giáp, kết hợp với “Thân” trong 12 địa chi: “Số 9” là một con số huyền bí. Người xưa phân chia các con số tự nhiên từ 1 đến 10 ra làm hai loại, số lẻ là dương, số chẵn là âm. “9” là con số lớn nhất của con số dương. “9 - cửu” lại hài âm với “cửu -vĩnh cửu” và nghĩa gốc của “9” là “hình rồng”, cho nên từ xưa những gì liên quan đến vương quyền phần lớn đều dùng 9 hay bội số của 9. Từ đó ta thấy địa vị của con khỉ trong lòng con người quả thật không thể xem thường. Hơn nữa, căn cứ theo học thuyết tiến hóa thì loài người chính là tiến hóa từ loài khỉ
Khỉ là loài động vật linh trưởng, nó có hình dáng cơ thể, tổ chức sinh lý và linh tính đều giống với loài người, nó đi bằng hai chân cũng như con người và có thể biểu diễn tạp kỹ, tay chân đều có thể nắm bắt đồ vật. Vì nó giống với loài người, nên con người cũng có tình cảm với nó, hơn nữa, tính khỉ vốn hoạt bát tinh khôn, nghịch ngợm phá phách, động tác nhanh
nhẹn, gương mặt ngộ nghĩnh, nên được mọi người yêu thích. Ở Trung Quốc đã sớm có loài khỉ, nhưng lúc đầu chưa có chữ khỉ (hầu), mãi đến cuối đời Chu thời kỳ chiến quốc mới xuất hiện chữ “hầu”. “Hầu vốn lấy từ “hầu” với ý xem xét nghe ngóng, vì khi săn khỉ con người thường đặt bẫy, dùng thức ăn để dụ, nhưng khỉ vốn thông minh, nó sợ mắc bẫy, nên thường leo lên cây quan sát một lúc chờ khi con người đi khỏi mới dám đến lấy thức ăn, nên con
người mới đặt cho nó là “hầu” với ý chỉ việc xem xét nghe ngóng, sau này mới thêm bộ “khuyển” thành chữ “Hầu” để phân bệt với chữ “hầu” (người quyền quý).
Từ đó, chúng ta có thể thấy con người đã sớm biết được sự mưu trí nhanh nhẹn của khỉ. Có truyền thuyết kể rằng vào năm Đại Lịch thời Đường Thái Tông, ở cạnh một ngôi làng thuộc huyện Cổ Điền có một khu rừng, trong rừng có vài trăm con khỉ sinh sống, dân làng chuẩn bị chặt hết cây rừng, giết hết lũ khỉ, khi họ chặt hết cây lũ khỉ trở tay không kịp, cả lũ bị dân làng vây chặt lấy, đang lúc nguy cấp, đột nhiên có một con khỉ già cố hết sức đột phá vòng
vây, chạy nhanh đến một ngôi nhà trong làng, lấy lửa đang cháy trong bếp đốt nhà, lúc đó gió đang thổi mạnh, lửa bốc càng lớn, dân làng vội quay về chữa lửa, lũ khỉ vì thế được thoát chết, chúng vội vã chạy tìm nơi ở mới. Từ câu chuyện trên, ta thấy loài khỉ cũng có biết đôi chút về kế sách “Vây Ngụy cứu Triệu”.
Trong quyển “Vạn lịch dã hoạch biên” của Thẩm Đức Phù đời Minh có kể một câu chuyện lạ: Vào năm Gia Tịnh đời Minh, hải tặc Nhật Bản thường xuyên cặp vào bờ biển duyên hải phía đông nam Trung Quốc quấy nhiễu dân lành, Thích Kế Quang được điều đến Chiết Giang nhậm chức Tham tướng, ông cho chỉnh đốn binh mã để chống trả bọn hải tặc, binh sĩ luyện tập thuật dùng súng bắn chim phóng hỏa ở trên núi, đàn khỉ trong núi trông thấy hàng
ngày nên cũng bắt chước làm theo. Một hôm, bọn hải tặc lại cặp bờ quấy phá, Thích Kế Quang thấy lực lượng của mình không đủ để chống trả, liền cho quân sĩ rải mồi lửa dọc theo đường lên núi và dụ địch vào sâu bên trong. Quả nhiên, bọn hải tặc lần theo dấu vết lên núi, không ngờ mồi lửa bị đàn khỉ nhặt được, chúng thấy bọn hải tặc xõa tóc đi chân đất, cho là
khác loài, nên chúng bắt đầu trổ tài bắn chim phóng hỏa mà trước đây đã tự học lỏm được để tấn công kẻ địch, quân mai phục của Thích Kế Quang thừa dịp xông ra, tiêu diệt hết bọn hải tặc.
Từ đó ta thấy được khỉ có khả năng bắt chước rất nhanh, lợi dụng đặc tính này, con người đã huấn luyện chúng thành những diễn viên thú tạp kỹ điêu luyện. Khỉ có thể nhào lộn, đi trên dây cáp, đi xe một bánh, đi chồng chuối và bắt chước cách cúi chào của người.... Những màn biểu diễn đa dạng của loài khỉ đã mang đến cho con người sự thư giãn cùng với những trận cười vui vẻ sảng khoái. Khỉ rất hiểu ý người, hiểu được cách ra hiệu của người, biết bắt
chước người, trí lực hơn hẳn những loài động vật khác. Hiện nay, theo một số nghiên cứu cho thấy, hắc tinh tinh có khả năng tư duy sơ khởi, những con được huấn luyện qua sẽ biết tính toán và biết một số từ tiếng Anh, chúng cũng có khả năng hiểu được ngôn ngữ của con người.
Chính sự thông minh lanh lợi, hay mô phỏng lại nghịch ngợm của khỉ mà khiến nó thường rơi vào bẫy của những chuyên gia săn khỉ. Người đi săn thường chọn những nơi mà khỉ hay lui tới để diễn tập cách tự trói mình lại, sau đó họ giả vờ bỏ lại dây trói và đi khỏi nơi đó nấp vào một chỗ kín chờ đợi. Khỉ sẽ mừng rỡ chạy đến mô phỏng theo những động tác của người lúc nãy, chỉ chờ có thế người đi săn xuất hiện thì khỉ đã bị dây quấn lấy không thoát ra được. Người ta còn dùng rượu ngon để săn khỉ bằng cách để trong rừng (chỗ có khỉ) những vò rượu ngon, cạnh đó đặt đôi giày cỏ đã được xâu lại nhau, khi khỉ uống say, nó thường hay mang giày cỏ vào chân, múa máy tay chân, người đi săn chỉ chờ đến lúc đó tóm lấy nó dễ dàng như không. Có thể nói, khỉ rất thông minh, nhưng lại bị chính sự thông minh đó làm hại bản thân nó.
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Khỉ vượn thiên biến vạn hoá
Khỉ cũng là con vật được thờ theo tín ngưỡng Tôtem của người nguyên thủy. Có học giả cho rằng “Quỉ nhung” hay “Quỉ phương” của dân tộc cổ miền tây Trung Quốc có khả năng là bộ lạc vượn khỉ. Người xưa giải thích chữ “quỉ” là: “Quỉ là một con vật, không khác gì con người” (theo “Luận hành - Đính quỉ” của Vương Sung). Còn theo “Văn thủy” của Chương Thái Viêm thì chữ “điền” ở phần trên của chữ “quỉ” có chữ cổ là “phí” (tên gọi loài khỉ đầu chó) có tóc che trên đầu, giống với người nên gọi là quỉ - quỉ như con quái vật.” Xem ra khỉ và yêu ma
quỉ quái khó tránh khỏi có mối liên quan.
Thời xa xưa, Trung Quốc xem khỉ, vượn là cùng một loài và thống nhất miêu tả chúng là: Chi trước và chi sau đều phát triển, trong bốn chi có ít nhất hai chi có thể nắm bắt đồ vật, gương mặt giống người, vẫn giữ một số đặc trưng của loài thú, ăn tạp, giỏi leo trèo. Dù người xưa cho rằng khỉ và vượn là đồng loại, nhưng cũng đã đưa ra cách để phân biệt. Theo “Nhã tục kê ngôn”: “Vượn giống khỉ nhưng to lớn hơn, con đực hay hú.” Vượn gần với con người hơn, còn khỉ thì gần với loài thú hơn. Chính vì thế mà người xưa thường coi trọng vượn hơn khỉ.
Điều này có liên quan đến sự hiểu biết về tính tình của loài vượn và loài khỉ của người xưa, họ cho rằng tính tình của loài vượn hiền hòa, hiếu từ, yêu bạn, sống sâu trong nơi rừng có phong cách của người quân tử, ẩn sĩ, vì thế mà có câu chuyện quân tử chiến đấu chết giữa sa trường hóa thành viên hạc (con vượn và con chim hạc), còn con khỉ thì tính tình bồng bột nông nổi, ranh ma xảo trá. Chính sự lý giải như thế nên có sự khác nhau trong việc đánh giá giữa vượn và khỉ của người xưa. Vượn thường được miêu tả là động vật có khí tiên, sống trường thọ hàng ngàn năm, vì thích ẩn dật, hay hú, nên được người xưa xem đó như là sự gởi gấm của tình cảm và lý tưởng để mà ca tụng. Còn khỉ hay lưu lạc nơi hè đường góc phố để người trêu chọc đùa cợt và bị các vị quân tử xem như kẻ a dua nịnh nọt, là con vật hoàn toàn không
có cốt cách riêng.
Có nhiều truyền thuyết kể về loài vượn khỉ. Trong “Thuật dị kí” viết: “Vượn 500 tuổi hóa thành mê, 1000 tuổi hóa thành người già.” Có thể thấy sự thiên biến của vượn. Những ông bà lão trong một số truyện thần thoại là do vượn hóa thành. Trong “Ngô Việt xuân thu” có câu chuyện một con vượn trắng hóa thành một ông lão, nhận lời tỉ thí kiếm thuật cùng người, và câu chuyện một con vượn trắng ở núi Mân Sơn hóa thành một ông lão, tay cầm “Ngọc bản” 8
tấc, tinh thông lịch pháp và thuật âm dương. Con vượn trong “Thính kinh viên” tinh thông phật pháp. Con vượn trắng trong “Bổ Giang Tổng Bạch Viên truyện” của Đường Truyền Kỳ không những có sức mạnh vô song, mà còn biết được chuyện quá khứ tương lai, ai cầu xin nó cái gì đều được như ý, hành tung của nó vô định, ngoài ra nó còn có thể đọc hiểu những chữ cổ xa xưa khắc trên những phiến tre.
Đường Truyền Kỳ còn ghi lại câu chuyện con vượn thần trêu đùa Dương Tông Tố: Vào năm thứ nhất Đường Tiêu Tông Càn Nguyên, ở vùng Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang có một gia đình họ Dương, có người cha già bệnh nặng, người con là Dương Tông Tố đi khắp nơi mời các danh y đến trị nhưng họ đều bó tay, sau đó có một đại phu họ Trần nói phải có một quả tim của người còn sống mới có thể trị khỏi bệnh cho người cha. Dương Tông Tố cảm thấy vô cùng khó xử. Một hôm, ông lên chùa trên núi để bố thí cầu nguyện, trên đường gặp một hòa thượng mắt sâu mũi nhọn, mặt đầy nếp nhăn, ông liền nghĩ người này sống một mình nơi hang sâu cùng cốc, chắc hẳn là cao tăng, bèn đến gần hỏi thăm, hòa thượng đó nói ông đang ở đây chờ sói cọp đến ăn thịt. Dương Tông Tố mừng rỡ, trong bụng nghĩ vị hòa thượng này tự nguyện làm mồi cho cọp, chắc là người đại từ đại bi, nên nói rõ cảnh ngộ của mình và cầu xin hòa thượng hãy cứu lấy sinh mạng của cha. Hòa thượng đồng ý và chỉ xin ăn một bữa cơm chay trước. Dương Tông Tố hai tay dâng cơm chay lên cho hòa thượng dùng, sau khi ăn xong, hòa thượng đột nhiên bay lên cây, Dương Tông Tố gọi to: “Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy.”
Hòa thượng trên cây cười đáp: “Trong “Kim cương kinh” có nói: “Trái tim quá khứ không lấy được, trái tim hiện tại không lấy được, trái tim tương lai không lấy được.” Thí chủ muốn lấy tim của tôi thì cũng không thể được ấy mà! ... ...” Nói xong, nó phóng lên biến thành một con vượn và hóa thành một luồn sáng trắng biến mất.
Những con vượn khỉ này trong truyền thuyết đều có khả năng thần thông biến hóa, có lẽ là do tính tình hoạt bát hiếu động, thay đổi bất thường của loài khỉ. Trong số những con vượn khỉ này được mọi người biết đến và yêu thích nhất thành là mỹ hầu vương Tôn Ngộ Không có 72 phép biến hoá, từ thần tiên phật tổ cho đến chim thú sâu bọ, cây cối núi đá, nhà
cửa chùa chiền nó đều biến hóa được cả. Thật quả là thiên biến vạn hóa. Nó còn có đôi mắt có thể phân biệt được thật giả, cây thiết bổng có thể hàng yêu phục ma, nó lộn một vòng có thể bay đi được 10 vạn 8 ngàn dặm, đao thương nước lửa không ai giết được nó và nó trường sinh bất lão, trước xưng Tề thiên đại thánh, sau là đấu phép thắng phật. Bản lĩnh của Tôn Ngộ Không quả thật cả xưa nay chưa từng có, tinh thần phản kháng của nó thể hiện trong việc đại náo thiên cung, phá rối địa phủ, hành động nghĩa hiệp thể hiện ở việc trảm yêu diệt quái, trừ hại cho dân, niềm tin vững chắc không sao lay chuyển và tính cách lạc quan, nghịch ngợm, dũng cảm, nhanh trí của Tôn Ngộ Không đã khiến mọi người ngưỡng mộ và yêu thích.
Trong những truyền thuyết về vượn khỉ cũng có những câu chuyện kể về những cuộc hôn phối giữa người và vượn. Dân tộc Na-xi ở vùng Vĩnh Ninh tỉnh Vân Nam có một truyền thuyết kể về một con khỉ đực cùng cô công chúa thứ ba của Thiên thần, sinh được một chú khỉ con, phu quân của công chúa biết được vô cùng giận dữ, liền cho giết chết con khỉ đực đó và dùng nước sôi luộc khỉ con, khỉ con biến thành người, chỉ còn xót lại lông trên đầu và dưới nách. Vì thế, cho đến nay dân tộc Na-xi còn gọi lông tơ là “lông khỉ”. Người Chi-xi-ma-su của dân tộc Na-xi thì lại kể rằng lông trên mình khỉ con là do công chúa dùng lửa đốt. Con vượn trắng trong “Bổ Giang Tổng Bạch Viên truyện” là con hầu tinh chuyên đi cướp vợ con người khác. Trong “Sưu thần kí” đã có kể câu chuyện về khỉ bắt trộm con gái trong nhân gian về làm vợ. Tất cả những truyền thuyết trên đã ẩn chứa tư duy xa xưa về tín ngưỡng Tôtem thờ khỉ Trong các truyền thuyết có một câu chuyện tình rất cảm động kể lại rằng:
Có một vị Hoàng đế hái thuốc luyện đơn trên núi Hoàng Sơn, sau thành tiên bay lên trời, ngài để lại một con khỉ ma-các ở trên tháp luyện đơn. Con khỉ này đã chung sống với Hoàng đế nhiều năm, hiểu được tính người, nên nó phỏng theo lối sống của con người, hái lá cây về luyện thành thuốc. Một hôm, nó đột nhiên hóa thành một chàng thanh niên khoảng 17, 18 tuổi khôi ngô tuấn tú. Ngày tháng cứ thế trôi đi, con khỉ này vẫn trẻ mãi và nó bắt đầu học lễ tiết thơ văn. Một hôm, nó xuống núi với cái tên Mi Hầu đến huyện Thái Bình, gặp một cô gái đẹp tên Trinh Nương. Trinh Nương là cô gái hái trà giỏi, gặp lúc cô đang than phiền lá trà mọc cao quá không sao hái đi được, Mi Hầu liền đến hái giúp. Kể từ đó họ quen nhau, sau hơn hai năm họ có tình cảm với nhau và được cha mẹ Trinh Nương đồng ý cho họ cưới nhau. Trong đêm động phòng hoa chúc, Mi Hầu uống say quá chén biến lại nguyên hình, Trinh Nương trông thấy hốt hoảng ngất đi, mọi người nghe thấy liền chạy đến xem chuyện gì đã xảy ra, Mi Hầu luống cuống không biết làm sao chỉ còn nước chạy trốn. Kể từ đó, ngày nào con khỉ cũng đến trước cửa sổ Trinh Nương cất lên tiếng hú ai oán. Sau hơn một tháng, nó nghe tin Trinh Nương đã lên ngọn núi Sư Tử tự vẫn, con khỉ vội vàng chạy lên núi thì quả nhiên thấy chỉ còn lại đôi giầy thêu của Trinh Nương, như tiếng sét ngang tai, nó đau buồn quá, nhìn vào cõi xa xăm mà nước mắt như mưa. Trinh Nương có tự vẫn hay không, không ai biết được nhưng con khỉ ma-các đau
đớn tột cùng là chuyện có thật, nó không ăn không ngủ, khóc than suốt ngày. Biển cả nương dâu, thế sự đổi dời, con khỉ bị người ta cho là bồng bột nông nổi ấy lại kiên trinh với một mối tình tuyệt vọng đến thế, cuối cùng nó hóa thành con khỉ đá, đôi giầy thêu của Trinh Nương cũng hóa đá. Đó cũng là một phong cảnh nổi tiếng ở Hoàng Sơn - Con khỉ ngóng ra biển, hay còn gọi là “Khỉ vọng cõi thái bình”.
………………………
“Khỉ” trong cuộc sống của người Trung Quốc
Theo truyền thống của dân tộc Hán, khỉ được xem là con vật cát tường. Do chữ hầu (khỉ) và hầu dùng chung và có âm giống nhau, nên trong nhiều bức tranh có vẽ hình con khỉ là với ngụ ý được phong tước quan hầu. Nếu vẽ một con khỉ trèo lên cây phong treo ấn là ngụ ý “Phong hầu treo ấn”. Nếu là hai con khỉ đang trèo lên cây tùng, khỉ con ngồi trên lưng khỉ mẹ có ý chỉ “Đời đời phong hầu''. Nếu là một con khỉ cưỡi trên lưng ngựa, bên cạnh có một con ong là ngụ ý được “Mã thượng phong hầu” (ngay lập tức được phong hầu). Đó là những đề tài thường thấy ở những bức tranh vẽ trong dân gian. Ngày xưa, trên vách cửa trước nha môn hầu như đều có những bức tranh như thế, nhằm cầu chúc cho vận quan được hanh thông, tránh tà nghinh cát.
Theo truyền thuyết của dân tộc Cao Sơn ở Đài Loan, có tục tế khỉ, đó là một nghi thức cúng tế khi những thiếu niên khoảng 12, 13 tuổi người Ti Nam của dân tộc Cao Sơn gia nhập hội, nhằm tránh tai họa, đón điều tốt lành. Lễ cúng tế thường được tổ chức vào sau vụ thu hoạch tháng 11 và kéo dài 10 ngày. Khi đến ngày thứ 3 thì giết khỉ với ngụ ý đề cao võ dũng,
rèn luyện lòng gan dạ cho thiếu niên, là nghi thức chính của buổi lễ, nên gọi là lễ tế khỉ. Trong thời gian diễn ra lễ tế, cấm nữ giới ra vào nơi hành lễ.
Trong dân gian có câu tục ngữ “Đói năm khỉ năm chó, ăn no đủ năm heo”, đó là vì dân gian cho rằng năm khỉ là năm tai họa, thu hoạch không tốt nên kỵ năm khỉ.
Ngoài việc biểu diễn tạp kỹ nơi hè đường góc phố ra, con khỉ còn nghiễm nhiên bước lên sân khấu Kinh kịch. Trong tất cả các loại tuồng của Kinh kịch có một loại hình chuyên trình diễn những “trò khỉ”, nổi tiếng có những tuồng như “Động Thủy Liêm”, “Náo thiên cung”, “Kim đao trận”, “Mượn quạt”, “Động Vô đáy'' ... ...
Trong võ thuật truyền thống của Trung Quốc, con khỉ đã có đất dụng võ, môn võ hầu quyền đã đưa những động tác của khỉ vào võ thuật một cách sinh động. Cho đến ngày nay, môn võ này vẫn còn tồn tại và được trình diễn vào những dịp đại hội võ thuật. “Thông bối quyền” được sáng tạo từ những đặc điểm của loài vượn khỉ, lấy theo thế của lưng vượn hay cánh tay vượn, nên còn gọi là “Bạch viên thông bối”. Trong dân gian lưu truyền rộng rãi một môn thể dục
để tập luyện thân thể là “Ngũ cầm hí” (ngũ cầm có: hổ, hươu, gấu, vượn, chim) đều có mối duyên với loài khỉ.
Rất nhiều truyền thuyết liên quan đến loài khỉ được đưa vào các tác phẩm văn học, trong đó có một đề tài được ca tụng thiên cổ là tiếng vượn hú. Trong “Nghi Đô Sơn xuyên kí” viết: “Hiệp trung viên minh chí thanh, chư sơn cốc truyền kỳ hưởng, linh linh bất tuyệt, hành giả ca chi viết: Ba đông chi hiệp viên minh sầu, viên minh tam thanh lệ triêm y.” chỉ vài tiếng hú ai oán của con vượn đã gây bao nỗi cảm xúc cho các văn nhân, khiến tiếng hú ấy càng gây xao
xuyến lòng người và mang một ý nghĩa sâu xa. Nhà thơ Tiêu Thuyên thời Nam triều có bài “Phú đắc dạ viên đề”: ''Quế nguyệt ảnh tài thông, viên đề quýnh nhập phong. Cách nham hoàn tiếu lữ, lâm đàm tự hưởng không. Quải đằng nghi dục ẩm, ngâm chi tự tị cung. Biệt hữu tam thanh lệ, triêm thường cảnh bất cùng.” Bài thơ xoay quanh chữ “đề”, mỗi một câu thơ đều nói đến tiếng vượn kêu, khiến người đọc cảm thấy tiếng vượn kêu thê lương, làn gió lạnh bao trùm. Câu Phác Thơ đời Đường có bài thơ “Vịnh Viên”: “Tọa tại Vu Sơn canh hướng tây, bất tri hà sự đáo Ba Khê. Trung tiêu vi ức thu vân bạn, dao cách chu môn hướng nguyệt đề.” Bài thơ viết về nỗi cô đơn của con vượn được nuôi trong cửa son nhà quyền quí, nhìn lên ánh trăng vằng vặc mà nhớ về những đêm thu cùng đùa vui với chúng bạn, cất lên tiếng kêu ai oán, đã thể hiện nỗi khát vọng tình cảm của con vượn. Bài “Vượn” của Từ Dần đời Đường viết”: “Túc hữu kiều lâm ẩm hữu khê, sinh lai tông tích viên trần nề. Bất tri tâm canh sầu hà sự, mỗi hướng thâm sơn dạ dạ đề.” Hai câu đầu nói về con Vượn sống nhàn hạ ẩn dật, xa rời trần thế ô tục, câu thứ ba đột nhiên xuất hiện chữ “sầu” làm câu thơ du dương phút chốc chuyển sang u buồn, vì thế hình ảnh con vượn càng được khắc họa nổi bật hơn, thấm đượm tình người và
tính người qua câu cuối của bài thơ. Bài “Bát trường bình văn viên” của Phạm Thành Đại đời Tống viết: “Thanh viên linh linh minh ngọc tiêu, tam thanh lưỡng thanh cao thụ tiêu. Tử mẫu liên quyền truyền chi khứ, hốt tác ai lệ trường minh hiệu. Thiên hàn lâm thâm sơn thạch ô, hành nhân cử đầu lệ song cát. Tuyết giản cầm tâm vi túc bi, tu tả hiệp trung tràng đoạn thời.” Bài thơ với từ ngữ thanh thoát, âm điệu bay bổng, chỉ một chữ “ai” đã thể hiện hết tình người tiếng vượn. Tiếng vượn kêu không những được miêu tả trong khung cảnh đêm lạnh gió rét, tiếng kêu ai oán bao trùm, mà còn được nhà thơ đời Tống Trần Doãn Bình miêu tả ngược lại qua bài thơ “Ngắm vượn”: “Quải thạch phán vân nhật bán tà, loạn sơn thâm xứ tuyệt yên hà. Hương lâm nguyệt mãn tăng qui khứ, đề lạc xuân phong kỉ thụ hoa.” Bài thơ đã vẽ lên một bức tranh yên tịnh thanh nhã, hoa rơi lả tả trong tiếng vượn kêu êm đềm, nhà thơ đã miêu tả một khung cảnh yên lành mà trước đây chưa có tác phẩm nào diễn tả.

Những câu tục ngữ thành ngữ liên quan đến khỉ cũng có khá nhiều như: “Vượn đội mũ người” ví mặt người dạ thú, chỉ có bề ngoài. “Giết gà dọa khỉ” ví với việc trừng phạt một người để răn đe những người khác. “Tâm viên ý mã” ví lòng dạ thay đổi thất thường. “Cây đổ khỉ tan” ví người cầm đầu một khi bị sụp đổ thì những người đi theo cũng tan rã luôn. “Con khỉ tách ngô, lo đây mất đó”, “Khỉ soi gương, chẳng giống ai”, “Con khỉ họ Tôn hóa miếu Sơn thần, để lộ chân tướng”. “Khỉ chơi đại đao, chém đại”, “Khỉ mọc sừng trâu, để trơi mặt ra” ...
Con khỉ tinh khôn hoạt bát Tuoi-than
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
 
Con khỉ tinh khôn hoạt bát
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ***Khổng Tử***
» Di tinh và nguyên nhân gây ra tình trạng di tinh
» THUẬT XỬ THẾ CỦA NGƯỜI XƯA
» Rò luân nhĩ – mối nguy hiểm khôn lường bạn nên biết
» Phương pháp tổ chức và hoạt động câu lạc bộ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Kiến Thức Tổng Hợp :: Dịch Học, Phong Thủy-
Chuyển đến