Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết

Go down 
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết Empty
Bài gửiTiêu đề: Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết   Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết EmptyMon Aug 05, 2013 1:03 pm

Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết

Khổng Tử là người nước Lỗ thời Xuân Thu, họ Khổng tên Khâu, tự là Trọng Ni, là một nhà tư tưởng, nhà giáo dục vĩ đại của mọi thời đại.
Một lần, Khổng Tử đến nước Tề, trên đường nhìn thấy hai đứa trẻ đang tranh cãi với nhau.

Khổng Tử cảm thấy thú vị, bèn nói với người học trò đi sau mình là Tử Lộ: ''Chúng ta đi đến chỗ hai đứa trẻ kia, xem chúng đang tranh luận về vấn đề gì!''.
Tử Lộ tỏ vẻ ngạc nhiên: ''Hai đứa trẻ miệng còn hơi sữa cãi nhau thì có gì đáng nghe không ạ?''
Khổng Tử trách Tử Lộ: ''Tìm tòi, học hỏi tri thức không nên phân biệt tuổi tác nhiều ít, có nhiều khi, những điều trẻ nhỏ nói ra còn có lí và đáng nghe hơn là những kẻ lớn tuổi nhưng ngu ngốc và tự phụ?''.

Tử Lộ đỏ mặt, không dám nói thêm gì nữa.
Khổng Tử đến gần hai đứa trẻ, ôn tồn nói: ''Ta tên là Khổng Khâu, thấy các cháu tranh luận với nhau rất sôi nổi, nên cũng muốn đến tham gia, ý các cháu thế nào?''
“Chà! Hóa ra ông là Khổng Phu Tử ư? Nghe nói kiến thức của ông rất uyên bác.
Được rồi, xin hỏi ông hai đứa chúng cháu ai nói đúng nhé!”. Hai đứa trẻ nói.

Khổng Tử nói: “Đừng vội, lần lượt từng người nói”.
Đứa trẻ thứ nhất nói: ''Chúng cháu đang tranh luận về vấn đề lúc nào mặt trời ở gần chúng ta nhất. Cháu nói rằng buổi sáng, còn nó nói rằng buổi trưa. Theo ông thì ai đúng ai sai?''


Khổng Tử trầm ngâm một lát, rồi nói: ''Vấn đề này ta chưa từng suy nghĩ đến, cho nên không dám đưa ra ý kiến một cách bừa bãi. Hay là các cháu nói ra lí lẽ của mình trước đi!''

Đứa trẻ thứ nhất vội vàng cướp lời: ''Ông biết đấy, buổi sáng mặt trời vừa tròn lại vừa to, thế nhưng đến trưa mặt trời lại nhỏ đi. Ai cũng biết rằng vật ở gần thì to, ở xa thì nhỏ.''

Đứa trẻ kia tiếp lời: ''Nó nói không đúng chút nào. Ông thấy đấy, buổi sáng thời tiết rất mát mẻ, thế nhưng buổi trưa lại nóng như nước sôi vậy. Điều này chẳng phải vào buổi trưa mặt trời gần chúng ta hơn hay sao?

Nói xong hai đứa trẻ cùng nhìn Khổng Tử và nói: ''Ông hãy nhận xét xem chúng cháu ai nói đúng, ai nói sai đi!''


Việc này quả thực gây khó dễ cho Khổng Tử. Ông suy nghĩ một lúc lâu, nhưng thấy hai đứa trẻ, đứa nào nói cũng có lí, quả thực không biết ai đúng ai sai.

Ông thành thật thừa nhận: “Ta không trả lời được câu hỏi này. Sau này ta sẽ đi hỏi những người có học vấn hơn ta, rồi trả lời cho các cháu nhé!”


Hai đứa trẻ cười lên rất to: ''Ai cũng nói Khổng Phu Tử là bậc thánh nhân. Hóa ra cũng có những câu hỏi mà ông không trả lời được!''. Nói xong chúng bèn đứng dậy bỏ đi.


Tử Lộ bực tức, hỏi: “Tại sao thầy không giảng một điều gì đó cao siêu để hù chúng nó?”.


Khổng Tử nói: ''Không nên làm như vậy. Nếu không thẳng thắn thừa nhận mình không biết, thì làm sao có cơ hội được nghe những điều thú vị như thế. Trong việc học tập, những gì chúng ta biết thì nên nói là biết, những gì không biết thì nên nói là không biết. Có một thái độ cầu thị như thế, thì mới có thể học được những tri thức thực thụ.''


Khổng Tử được tôn sùng là bậc thánh nhân ngoài lý do ông có một vốn kiến thức uyên bác, thì còn phải kể đến ông là người nghiêm khắc đối với bản thân và tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc thành thật. ''Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết''. Thành thật nhìn nhận bản thân, dùng thái độ thành thật đối xử với người khác là một trong những điểm cốt lõi của tư tưởng nho giáo.

Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết Vpbnbq


(góp nhặt để sẻ chia)

 flower 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết Empty
Bài gửiTiêu đề: Người thông minh nhất trên đời là người thành thật nhất   Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết EmptyMon Aug 05, 2013 1:05 pm

Người thông minh nhất trên đời là người thành thật nhất


Án Thù là một nhà văn, nhà chính trị nổi tiếng thời Bắc Tống. Những nhà thơ lớn thời Bắc Tống như Âu Dương Tu, Phạm Trọng Yêm v.v. .. đều là học trò của ông.


Năm mười ba, mười bốn tuổi, Án Thù đã nổi tiếng khắp nơi về sự học rộng, đa tài của mình. Sau đó, ông được quan lại địa phương phong làm thần đồng, tiến cử với triều đình, cho ông đi gặp hoàng thượng.

Thật là trùng hợp! Khi Án Thù đến kinh thành, thì cũng đúng vào kỳ thi đình. Người tham gia cuộc thì này là đều là những ông cống, ông nghè được các địa phương lựa chọn, cử đi thi. 

Án Thù không phải tham gia thi tuyển, mà được tiến cử đến gặp nhà vua. Nhưng Án Thù cho rằng chỉ có thông qua thi cử mới có thể đánh giá mình có tài học thực sự hay không. Vì thế ông chủ động xin được tham dự kỳ thi và được nhà vua ân chuẩn.


Tham gia kỳ thi này có hơn 1000 người. Có nhiều người là học giả cao tuổi đã liên tục ứng thí trong nhiều năm, mái đầu đã điểm bạc. Có nhiều người là thí sinh trẻ tuổi đang tràn đầy sức xuân. Người ít tuổi nhất chính là Án Thù - ông vẫn chưa đủ mười bốn tuổi. Lúc đầu, ông cũng hơi lo lắng, nhưng ngay sau đó ông tự trấn an rằng tuổi của mình còn nhỏ, nếu kết quả thi không cao thì điều này chứng tỏ học vấn của mình vẫn còn nông cạn, vốn kiến thức của mình vẫn chưa đủ, cần phải tiếp tục khắc khổ học tập, có gì phải lo lắng, sợ hãi chứ?

Sau khi nhận đề thi, Án Thù xem rất cẩn thận, và dường như không dám tin vào mắt mình nữa. Đề thi này trước đây ông đã từng làm và được rất nhiều người thầy danh tiếng khen ngợi. Lúc bấy giờ
tâm trạng án Thù rất mâu thuẫn. Quả thực bài văn đó do ông tự viết, bây giờ chỉ cần chép lại, đương nhiên nó cũng phản ánh được trình độ học vấn của bản thân, không thể nói là sao chép được, hơn nữa quan chủ khảo và các thí sinh khác đều không biết. 

Thế nhưng, ông lại nghĩ bài văn đó do mình ngồi ở nhà viết đương nhiên sẽ thuận lợi hơn ngồi viết ở trong phòng thi. Nếu ở phòng thi thì chưa chắc đã viết tốt được như thế. Án Thù nhớ đến lời dạy của thầy: “Nghiên cứu học vấn cần phải trung thực, nếu như buông lỏng bản thân thì chỉ làm hại bản thân mà thôi”.

Nghĩ vậy, nên ông quyết định nói ra sự thật, yêu cầu quan chủ khảo đổi cho ông đề thi khác. Thế nhưng luật lệ trường thi rất nghiêm khắc. Mấy lần Án Thù định lên tiếng đều bị quan
giám thị ngăn lại. Bất đắc dĩ Án Thù phải lấy bài văn đã viết làm cơ sở sau đó tiến hành sửa chữa, thêm thắt Án Thù hoàn thành bài thi một cách nhanh chóng.

Vài ngày sau, khi kết quả công bố, thì Án Thù là một trong số những thí sinh có điểm cao được vào cung điện diện kiến
nhà vua để tiến hành thi thêm lần nữa. Đến lượt Án Thù, nhà vua vui mừng nói: ''Bài thí của nhà ngươi trẫm đã đích thân xem rồi, không ngờ nhà ngươi nhỏ tuổi mà có tài học vấn sâu rộng
như thế?''.

Nghe nhà vua nói thế, Án Thù vội vàng quỳ xuống tâu rằng mình có tội. Rồi ông kể lại cho nhà vua nghe về sự may mắn trong kỳ thi vừa rồi, đồng thời xin nhà vua ra cho mình một đề thi khác để làm ngay trong cung điện.


Sau khi nghe Án Thù nói xong, cung điện bỗng im phăng phắc. Ai cũng ngạc nhiên, nghĩ thầm: Cậu bé này quả là ngốc hết chỗ nói, người khác mong được may mắn như vậy mà không được, thế mà cậu ấy còn muốn đổi đề khác để thi lại. 

Một lát sau, nhà vua cười lên thật to và nói: ''Quả thật trẫm không nhìn nhận ra. Nhà ngươi không những có tài học vấn uyên bác,
mà còn rất thành thật. Được rồi trẫm sẽ cho ngươi được toại nguyện.''.

Ngay lập tức, nhà vua cùng các đại thần bàn bạc với nhau, rồi đưa ra một đề bài có mức độ khó hơn để Án Thù làm ngay trước mặt mọi người. Án Thù cố gắng kiềm chế sự căng thẳng, hồi hộp, tập trung tâm trí.

Mọi người xem xong đều trầm trồ khâm phục. Nhà vua cũng rất vui mừng, khen ngợi Án Thù không ngớt lời và phong ngay cho ông học vị tương đương với tiến sĩ. Đồng thời, nhà vua còn dặn dò các đại thần phong cho Án Thù một chức quan, để ông có điều kiện rèn luyện, hy vọng sau này ông sẽ trở thành rường cột của đất nước.
Án Thù được phong một chức quan nhỏ ở viện hàn lâm; chức vụ nhỏ, bổng lộc ít nên cuộc sống hết sức chật vật.


Lúc bấy giờ, thiên hạ thái bình, trong kinh thành đâu đâu cũng thấy cảnh vui chơi, đàn hát. Các quan trong triều ai cũng ba ngày một tiệc lớn, năm ngày một lần đi du ngoạn. Cuộc sống thật nhàn hạ, thoải mái. Án Thù cũng rất thích uống rượu, làm thơ và mong muốn được giao lưu với các văn nhân khắp thiên hạ. Nhưng hiềm một nỗi không có tiền nên ông không thể thực hiện được ý muốn của mình.

Ngày nào cũng vậy, sau khi làm xong công việc, ông lại trở
về thư phòng đọc sách, hoặc cùng bạn bè bàn luận về văn chương.
Một thời gian sau, triều đình muốn tuyển chọn một viền quan phò giúp thái tử, với điều kiện: học vấn cao, phẩm hạnh tốt. Các đại thần phụ trách việc tuyển chọn rất thận trọng trong lần tuyển người này. Họ tiến hành xem xét, sàng lọc nhiều lần, nhưng vẫn chưa lựa chọn được ai. Nếu chọn lựa người không đảm đương được nhiệm vụ họ sẽ bị nhà vua quở trách.


Một hôm, nhà vua ra chiếu chỉ, yêu cầu các quan phụ trách việc tuyển lựa phải đưa Án Thù vào danh sách các ứng viên.
Rất nhiều đại thần không biết Án Thù là ai. Sau khi dò hỏi, họ mới biết đó là một viên quan nhỏ trong viện hàn lâm. Mọi người đều cảm thấy kì lạ, tại sao nhà vua lại đánh giá Án Thù cao như vậy.

Thì ra, nhà vua nghe nói Án Thù suốt ngày đóng cửa đọc sách, không bao giờ tiệc tùng chơi bời, lại nghĩ đến sự thể hiện của Án Thù trong cung điện, nên ông cho rằng Án Thù không chỉ là người có tài năng mà còn là người chăm chỉ, thật thà. Lựa chọn một người như thế phò tá cho thái tử quả là rất thích hợp. Chính vì thế, nhà vua đích thân đề cử Án Thù.


Trước khi nhận chức vụ mới, theo thông lệ Án Thù phải đến cảm tạ nhà vua. Sau khi căn dặn Án Thù, nhà vua khen ngợi ông: ''Ngày ngày đóng cửa đọc sách, không tiệc tùng rượu chè, quả là một tấm gương sáng cho mọi người học tập''.


Án Thù nghe xong, bèn cúi đầu nói: ''Thần không phải là không muốn rượu chè, vui chơi cùng với văn nhân trong thiên hạ. Nhưng chỉ vì thần nghèo túng, không có tiền nên không thể giao du cùng với họ. Nếu thần có tiền, chắc chắn thần cũng sẽ làm như người khác. Thần cảm thấy hổ thẹn trước lời khen của bệ hạ!''.


Nhà vua nghe xong rất cảm động và nghĩ bụng: Nhất định mình phải trọng dụng những người thành thật như thế này.


Từ đó trở đi, chức quan của Án Thù ngày càng cao, danh tiếng cũng càng ngày bay xa. Nhưng ông luôn giữ được đức tính thành thật và tĩnh thần cần cù chịu khó cho đến tận những ngày cuối cùng của cuộc đời.


Một nhà văn nổi tiếng đã từng nói: ''Có sự thành thật, cuộc sống con người sẽ tràn ngập ánh nắng''. Biểu hiện cụ thể của đức tính thành thật là dám nói lên sự thật, không nói những điều dối trá. Làm việc nghiêm túc, nói năng thật thà, đó là phẩm chất đạo đức mà một người muốn đạt được thành công xuất sắc trong sự nghiệp cần phải có.

Thủ tướng Chu An Lai (Trung Quốc) đã có một câu nói hết sức sâu sắc: ''Những người tự cho mình là thông minh thường không có được những kết cục tốt đẹp. Người thông minh nhất trên thế giới là người thật thà nhất. Bởi vì chỉ có những người thành thật mới vượt qua được sự thử thách của lịch sử và thực tiễn.''

Smile 


(sưu tầm)


 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết Empty
Bài gửiTiêu đề: Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã   Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết EmptyMon Aug 05, 2013 1:07 pm

Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã


Biết thì nhận là biết, không biết thì nhận là không biết. Đó là biết vậy!
“Không tự biết mình non lạng non cân là chẳng biết tự tri sáng suốt, vậy mà vẫn tưởng...''. Người không tự biết thực lực của mình thì nhất định không thành công, ít nhất ta cũng phải biết sáng suốt nhận định về mình để tránh sự mỉa mai của người đời. Phải biết được chỗ non yếu của mình để trước tiên lo bổ sung cho đầy đủ rồi mới khởi sự, có thế mới hy vọng được thăng tiến.

Cầu tri là cùng nhau học hỏi, vì biển học vô bờ, ta chớ nên khoe khoang, điều ta chưa biết quá nhiều, quá rộng và còn có nhiều điều nhân loại chưa thể khám phá được. Vì thế ta dùng cái tâm thuần phác để thâu thái, cần mẫn học tập tựa như múc nước dưới giếng lên vậy, không nôn nóng lo lắng để lòng được thư thái, bình thản.


Bạn hãy xem, bông lúa càng chắc hạt càng trĩu thấp xuống, con người có học thức uyên bác lại càng phải lấy hư tâm để đối đãi với người, những điều vinh dự nhường lại cho bạn bè, còn bản thân mình giữ sự khiêm tốn. Dù đã đạt được một trình độ nhất định, ta cũng nên khiêm nhường, vì còn cần học hỏi ở nhiều người, ta nên lấy sự khiêm tốn đối đãi với mọi người, không nhân sự thua kém của người mà làm tổn hại đến lòng tự trọng của họ. 

Hãy lấy sự chân thành đối đãi với mọi người, không có chút giả tạo, như thế mới là tri đạo.

Ngoài việc “Tự tri chi minh”, ta nên luyện cho mình sự khiêm tốn, tự bồi đắp, tự sung thực, như bông lúa ngày càng no hạt càng trĩu xuống.

“Càng học ta càng thấy mình vô tri”.


(Vi Chính)


 flower 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết   Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hỏi - đáp: virus giang mai sống được bao lâu bạn có biết không?
» Nhân quả nghiệp báo giữa cha mẹ con cái không phải ai cũng biết
» Quan hệ bao lâu thì biết có thai?
» Khi nào cần cắt bao quy đầu - bạn đã biết chưa
» Giọng hát đặc biệt hay!..

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Kiến Thức Tổng Hợp-
Chuyển đến