Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Đạo Giáo Giáo Phái Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Đạo Giáo Giáo Phái

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 294
Reputation : 1
Join date : 27/07/2013

Đạo Giáo Giáo Phái Empty
Bài gửiTiêu đề: Đạo Giáo Giáo Phái   Đạo Giáo Giáo Phái EmptySun Aug 04, 2013 4:04 pm

Tôn giáo

1. Phật giáo

Phật giáo do Thích-ca Mâu-ni (Sakyamuni)[1] ở vương quốc Sakya thuộc Ấn Độ cổ
sáng lập vào khoảng thế kỉ VI đến thế kỉ V TCN. Đến thế kỉ III TCN, Phật giáo Ấn Độ bắt đầu truyền ra bên ngoài theo hai con đường Nam truyền và Bắc truyền. 

Phật giáo Nam truyền đầu tiên được truyền vào Sri Lanka, sau đó dần truyền sang Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonexia và khu vực Tây Song Bản Nạp của tỉnh Vân Nam Trung Quốc. 

Phật giáo Bắc truyền
chia làm hai nhánh, một qua Trung Á vào Trung Quốc, rồi từ Trung Quốc truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, gọi là Hán truyền Phật giáo; một đường khác truyền vào Tây Tạng, sau truyền vào các khu vực Tá Xuyên, Thanh Hải, Vân Nam, Cam Túc, Tân Cương, Nội Mông Cổ...của Trung Quốc, và truyền sang các nước Mông Cổ, Nga, Nepal, Bhutan, gọi là Tạng truyền Phật giáo.

...................
[1] Về năm sinh năm mất của Sakyamuni có nhiều quan điểm khác nhau. Phật giáo Bắc truyền
của Trung Quốc cho rằng, ông sinh năm 565 TCN, mất năm 486 TCN. Phật giáo Nam truyền thì cho rằng ông sinh năm 624 (hoặc năm 623) TCN, mất năm 544 (hoặc năm 543) TCN


(SƯU TẦM)



Đạo Giáo Giáo Phái 66710_146666112202242_161736828_n



Phật giáo truyền vào Trung Quốc

1.1.1. Con đường Phật giáo du nhập vào Trung Quốc
Phật giáo được truyền vào Trung Quốc do các nhà buôn và các nhà sư truyền giáo
người Ấn qua các ngả đường biển và đường bộ. Về đường biển, Phật giáo xuất phát từ các hải cảng vùng nam rồi qua ngả Sri Lanka, Nam Dương để vào hải cảng Quảng Đông.

Về đường bộ, qua con đường tơ lụa nối liền Đông Tây, xuất phát từ miền Đông Bắc Ấn Độ băng qua các sa mạc ở Trung Á Phật giáo đã tới Lạc Dương (thủ đô của nhà Hán).

1.1.2. Thời gian Phật giáo du nhập vào Trung Quốc
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về niên đại Phật giáo du nhập vào Trung
Quốc. Có hai quan điểm đáng tin cậy: 

1) Khẩu truyền Phật giáo của Y Tồn được chép trong sách Ngụy thư Thích Lão Chí. Theo quan điểm này, Phật giáo được biết đến ở Trung Quốc sớm nhất cũng từ năm thứ 2 TCN (niên hiệu Nguyên Thọ năm đầu đời vua Ai Đế[2], nhà Tây Hán);

2) Phật giáo truyền vào Trung Quốc vào niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10 (67) đời vua Hiếu Minh Đế[3] nhà Đông Hán chép trong Hậu Hán Kỷ và sách Phật tổ Thống Kỷ.


Từ hai quan điểm trên có thể thấy Phật giáo được truyền vào Trung Quốc rất sớm, chủ
yếu theo hai con đường Thủy - bộ từ phía Bắc và phía Nam của các nước Tây vực vào những năm đầu thế kỷ.

...........................
[2] Hán Ai Đế(27 - 1 TCN): làm vua từ năm 7 - 1 TCN
[3] Hiếu Minh Đế (28 - 75): làm vua từ năm 57 - 75

(sưu tầm)


Đạo Giáo Giáo Phái 954727_146685728866947_592376583_n

 
Lịch sử phát triển của Phật giáo Trung Quốc

Phật giáo hình thành và được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc dưới triều nhà Hán,
nhưng Phật giáo thời kỳ này vẫn mang màu sắc pha tạp với Nho giáo, các tín ngưỡng dân gian và đặc biệt là Đạo giáo. Từ vua chúa đến người dân đều tin và thờ Phật Thích-ca Mâu-ni và Lão Tử trên cùng một bàn thờ.

Những bản kinh Phật được chuyển dịch ra tiếng Hán đều dùng những từ ngữ của Đạo giáo để giúp cho người dân dễ hiểu. Từ sau triều Hán, Phật giáo mới thực sự hòa nhập vào xã hội Trung Quốc.

Một số nhà nghiên cứu lịch sử phật giáo hiện nay đã theo những nét đặc trưng của quá
trình hoạt động Phật giáo mà phân lịch sử phát triển của Phật giáo Trung Quốc thành 5 thời đại[4]: 
1) Thời đại phiên dịch: từ khi Phật giáo bắt đầu truyền vào Trung Quốc cho đến đầu đời
Đông Tấn. 
2) Thời đại nghiên cứu: từ đầu đời Đông Tấn cho đến thời đại Nam-Bắc triều. 
3)Thời đại kiến thiết: từ đời Tùy đến đời Đường. 
4) Thời đại kế thừa: từ Ngũ Đại đến đời Minh.
5) Thời đại suy vi: từ Thanh trở về sau.


1.2.1. Thời đại phiên dịch
Phật giáo Trung Quốc thời kỳ này thuộc các đời Đông Hán, Tam Quốc và Tây Tấn. Trong giai đoạn này, hoạt động của Phật giáo Trung Quốc chủ yếu là phiên dịch kinh Phật. 
Tuy ở mỗi triều đại mức độ phát triển của Phật giáo có khác nhau, nhưng nhìn chung thành tựu của các công trình phiên dịch đã dần định hình, tạo tiền đề cho các công trình ở thời đại sau. Trong thời đại này đã xuất hiện những danh tăng kiệt xuất với những công trình phiên dịch có giá trị.

.....................................................

[4] Xem thêm trong lịch sử Phật giáo thế giới, tập I (nguyên tác: Thế giới phật giáo thông sử,
tác giả Thích Thánh Nghiêm, Trung tâm Tư liệu Phật học, Phân viện Nghiên cứu Phật học Hà Nội).
Nxb Hà Nội, năm 1995 (Chương VII, tr.450 - 461)

(sưu tầm)

Đạo Giáo Giáo Phái 1013987_146722342196619_1044281204_n
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Đạo Giáo Giáo Phái Empty
Bài gửiTiêu đề: a. Đời Đông Hán (25 - 220)   Đạo Giáo Giáo Phái EmptyFri Aug 16, 2013 2:21 pm

a. Đời Đông Hán (25 - 220)

Ca Diếp Ma Đằng (Kàsyapamỏtanga) và Trúc Pháp Lan (Dharmaraksa) là hai vị cao tăng Ấn Độ đầu tiên đến Trung Quốc vào niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10 (67) thời vua Minh Đế nhà Đông Hán. Trong khi truyền đạo tại miền Bắc Ấn Độ, hai Ngài đã sang Trung Quốc theo lời mời của phái đoàn 18 người do vua Minh Đế cử sang Tây Trúc tìm đạo. 
Khi hai Ngài tới Trung Quốc, vua Minh Đế rất tôn kính, cho dựng chùa Bạch Mã để hai Ngài phiên dịch kinh điển. Tứ thập nhị chương là bộ kinh đầu tiên được hai Ngài dịch tại chùa Bạch Mã.


Sau Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan, được sự ủng hộ của Sở Vương Anh, em khác
mẹ của Hán Minh Đế, nhiều tăng nhân và cư sĩ người Ấn khác cũng tới Trung Quốc và tiếp tục các công trình phiên dịch kinh điển từ tiếng Phạn (chủ yếu là Bắc Phạn, Sanskrit) sang tiếng Hán như Ngài Trúc Phật Sóc (Sangha Buddha), cư sĩ An Huyền người nước An Tức[5], Ngài Đàm Quả (Dharmaphàla) người Tây vực... Nổi bật trong số đó là các Ngài An Thế Cao (Arsakes) và Chi Lâu Ca Sấm (Lokaraksa), đến Trung Quốc vào đời vua Hoàn Đế[6] cuối Đông Hán. Từ đây, Trung Quốc dần được phổ cập trong dân gian.



b. Đời Tam Quốc (220 - 280)
Sau đời Hậu Hán, Trung Quốc chia làm ba nước Ngụy, Thục, Ngô. Phật giáo thời kỳ này
chủ yếu phổ biến ở hai nước Ngụy và Ngô. Cũng như thời kỳ mới du nhập, các hoạt động Phật giáo lúc này chủ yếu vẫn là phiên dịch kinh điển.

Ở nước Ngụy, các Ngài Đàm Ma Ca La (Dharmakola) và Đàm Đế là những cao tăng đầu
tiên có công phiên dịch và quảng bá giới luật. Bộ Tăng kỳ giới bản của Đàm Ma Ca La và bộ Đàm vô đức Yết ma của Đàm Đế là hai bản giới pháp căn bản đầu tiên của người xuất gia.

Tuy vào thời Đông Hán đã có tu sĩ người Hán, nhưng có quan điểm cho rằng Chu Sĩ Hành[7] là người Hán tộc đầu tiên của Trung Quốc được thọ giới luật theo các pháp Yết ma. Chu Sĩ Hành cũng là tăng sĩ đầu tiên của Trung Quốc sang Tây vực cầu pháp. Năm 260, Chu Sĩ Hành xuất phát từ Ung Châu (nay là Trường An, Thiểm Tây), qua hành lang Hà Tây, vượt qua sa mạc tới Vu Điền (nay là Hòa Điền, Tân Cương), trung tâm Phật giáo Tây vực lúc bấy giờ. Tại đây, ông đã tìm được Phóng quang Bát Nhã kinh bản tiếng Phạn, gồm 90 chương. Ông đã mở đường cho các chuyến “nhập Trúc cầu pháp” (sang Tây vực cầu pháp) của các thời đại sau.


Các bậc cao tăng nổi bật của nhà Ngô là Chi Khiêm và Chương Tăng Hội. Chi Khiêm đến nước Ngô vào khoảng năm 222, đã dịch nhiều kinh điển, mặc dù tùng được Tôn Quyền bái làm bác sĩ, mời dạy cho thái tử, nhưng do ông là một Uposaka[8] nên không có ảnh hưởng lớn trong việc truyền bá Phật giáo. Khương Tăng Hội với thân phận là một Sramana[9], lần đầu tiên đã cho xây dựng chùa ở Kiến Nghiệp, đúc tượng hành đạo, thanh thế một thời, từ đó đã mở rộng được phạm vi ảnh hưởng của Phật giáo. 

Trước khi sang Ngô, Khương Tăng Hội là một trong những tăng sĩ Ấn Độ có công đưa Phật giáo vào Việt Nam (thời đó gọi là Giao Chỉ). Tác phẩm kinh điển dịch tiêu biểu của Ngài còn lưu lại đến nay là Lục độ tập kinh. Đây là nguồn sử liệu có giá trị, giúp cho việc xác định niên đại Phật giáo du nhập vào Việt Nam.

.........................................
[4] Xem thêm trong lịch sử Phật giáo thế giới, tập I (nguyên tác: Thế giới phật giáo thông sử,
tác giả Thích Thánh Nghiêm, Trung tâm Tư liệu Phật học, Phân viện Nghiên cứu Phật học Hà Nội).
Nxb Hà Nội, năm 1995 (Chương VII, tr.450 - 461)
[5] An Tức (Pathia): một vương quốc cổ tây Á, nằm vùng cao nguyên Đông Bắc của Iran
[6] Hiếu Hoàn Đế (132 - 167): làm vua từ năm 146 - 167
[7] Chu Sĩ Hành: không rõ năm sinh năm mất, người vùng Di Xuyên (nay thuộc huyện Vũ, tính
Hà Nam), tương truyền xuất gia từ nhỏ
[8] Uposaka: tín đồ tại gia (thường chỉ nam giới)
[9] Sramana: tăng nhân, tăng lữ


(sưu tầm)


Đạo Giáo Giáo Phái 1013153_146855015516685_1874438712_n

_________________________________
Đạo Giáo Giáo Phái Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Đạo Giáo Giáo Phái Empty
Bài gửiTiêu đề: c. Đời Tây Tấn (265 - 317)   Đạo Giáo Giáo Phái EmptyFri Aug 16, 2013 2:25 pm

c. Đời Tây Tấn (265 - 317)

Theo bộ Khai nguyên Thích giáo lục, Phật giáo đời Tây Tấn có nhiều vị Tăng sĩ rất có
công trong việc phiên dịch Tam tạng[10], nhưng nổi bật hơn cả là Ngài Trúc Pháp bộ
(Dharmaraksa).
Sau hơn 3 thế kỷ, Phật giáo đã phổ cập trong dân chúng. Các cơ sở vật chất của Phật
giáo như chùa, tháp được xây dựng, số lượng tăng ni và tín đồ Phật tử tuy chưa nhiều nhưng đã đặt nền móng vững chắc cho Phật giáo trong giai đoạn sau. 

Nét đặc trưng chủ yếu của Phật giáo Trung Quốc thời kỳ này là các công trình phiên dịch kinh điển của các tăng sĩ Ấn Độ và Trung Quốc.
Về phương diện lịch sử, thời đại Phật giáo này nằm trong hai giai đoạn lịch sử, đó là
Đông Tấn và Nam – Bắc triều. 
Trong hai giai đoạn này, Phật giáo Trung Quốc ngoài công tác phiên dịch đã dần bước vào nghiên cứu những giáo nghĩa trong kho tàng kinh luận. Xu hướng nghiên cứu này được bắt đầu từ thời Đông Tấn.
Các bậc cao tăng thời Đông Tấn có rất nhiều, nổi bật có Phật Đồ Trừng(Buddhasimha),
Đạo An, Cưu Ma Ma Thập (Kumarajiva), Đạo Sinh, Tăng Triệu, Tăng Duệ, Đạo Dung... ở phương Bắc. Phương Nam có các Ngài Huệ Viễn, Giới Hiền, Phật Đà Ba La (Buddhabhadra)...

Thời kỳ này có các sự kiện nổi bật sau:

a. Phong trào “nhập Trúc cầu pháp”.
Theo bước chân Chu Sĩ Hành thời Tam Quốc sang Tây vực cầu pháp, thời kỳ này phong
trào du học phát triển khá mạnh, tiêu biểu có các tăng sĩ Pháp Hiển, Trí Nghiêm, Bảo Vân.
Ngoài những kinh sách phiên dịch, tác phẩm Phật quốc ký (còn gọi là Cao tăng Pháp Hiển truyện) là bộ sách Phật giáo sử đầu tiên của Trung Quốc.

b. Các giáo đoàn Phật giáo Trung Quốc hình thành Kể từ khi Chu Sĩ Hành là tăng sĩ thọ giới đầu tiên của Phật giáo Trung Quốc, đến thời Đông Tấn, số lượng tăng sĩ đã phát triển rất nhanh và kéo theo đó là sự gia tăng số lượng các ngôi chùa Phật. 

Các tổ chức tăng đoàn do vậy cũng nhanh chóng được thành lập. Giáo đoàn Phật giáo Trung Quốc được hình thành đầu tiên là tổ chức giáo đoàn của Ngài Phật Đồ Trừng
và sau đó là của Đạo An, Cưu Ma La Thập ở phương Bắc. 

Tại phương Nam, có các giáo đoàn “Bạch Liên xã” của Ngài Huệ Viễn Có thể nói, Trung Quốc là nơi phát triển mạnh mẽ của tư tưởng Phật giáo đại thừa[11].

Các kinh luận thuộc hệ thống Phật giáo đại thừa được biên dịch và trở thành những bộ sách căn bản cho giới nghiên cứu Phật học. Dưới triều Đông Tấn, có 4 bộ kinh quan trọng được dịch là kinh Bát Nhã và kinh Pháp Hoa do Cưu Ma La Thập dịch, kinh Đại Bát Niết Bàn do Đàm Vô Sấm dịch, kinh Hoa Nghiêm do Giác Hiền dịch. 

Các bộ luận liên quan đến Bát Nhã[12] được dịch trong thời gian này là Đại Trí Độ luận, Trung luận, Thập Nhị Môn luận đều do Ngài La Thập dịch. Các bộ kinh luận này cùng với một số kinh luận Đại thừa khác sau khi được dịch đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới giáo nghĩa của các tông phái Phật giáo Trung Quốc thời kỳ sau.

Phật giáo Trung Quốc trong thời Nam Bắc triều tuy trải qua nhiều thăng trầm do hai lần
bị bức hại dưới đời vua Thái Vũ Đế triều Bắc Ngụy[13] (năm 466) và Vũ Đế triều Bắc Chu[14] (năm 574), nhưng nhìn chung vẫn phát triển về mọi phương diện từ tư tưởng, tổ chức giáo đoàn và các loại hình nghệ thuật tôn giáo như kiến trúc, điêu khắc, hội họa...
Các bậc danh tăng của Nam triều có các Ngài Phật Đà Thập (Buddhajiva), Cương Lương
Đa Xá (Kàlayàsas), Câu Na Bạt Ma (Gunavarman), Cầu Na Bạt Đà La (Gunabhadra)... của nhà Tống. 

Tại nước Tề, có các Ngài Tăng Tuệ, Huyền Xướng, Tăng Già Bạt Đa La
(Sanghabhadra)... Đến đời Lương, vua Lương Võ Đế rất tin Phật giáo, do vậy Phật giáo
phương Nam rất thịnh hành trong giai đoạn này. 

Các bậc danh tăng gồm có Trí Tạng, Pháp Vân, Tăng Mẫn, Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma), Tăng Già Bà La (Sanghapāla), Chân Đế (Paramāntha). Điểm đặc biệt là trong thời nhà Lương, nhiều bộ luận quan trọng cũng được dịch, giảng và không khí nghiên cứu học thuật này còn được kéo dài cho tới dời Trần.

Phật giáo ở miền Bắc khá phát triển trong quảng đại quần chúng nhân dân. Do ảnh
hưởng của hai lần “phế phật” trên nên sự phát triển của Phật giáo không có tính ổn định như Phật giáo Nam triều. Tuy vậy, Phật giáo không vì thế mà bị tiêu diệt hoàn toàn. 

Hàng ngàn danh tăng từ Tây vực vẫn đến Trung Quốc. Có thể nói, không khí nghiên cứu học thuật của Phật giáo dưới thời Nam - Bắc triều đã được nâng lên ở mức độ cao hơn và cũng phức tạp hơn. Đặc biệt là sự xuất hiện của Thiền tông do Bồ Đề Đạt Ma sáng lập.

Sự xuất hiện của các tông phái Phật giáo Trung Quốc đã đặt nền móng cho sự thăng hoa của Phật giáo trong Trung Quốc trong các giai đoạn sau.


1.2.3. Thời đại kiến thiết
Cuối thời Nam Bắc triều, Phật giáo do ảnh hưởng của nạn “phế Phật” nên suy yếu trầm
trọng. Bước sang triều Tùy Phật giáo được sự ủng hộ của Tùy Văn Đế và Tùy Dạng Đế nên phục hưng nhanh chóng. Vào thời Tùy Dạng Đế, Thiên Thai tông được hoằng truyền mạnh mẽ.
Các tông phái Phật giáo như Tam Luận tông có từ thời Đông Tấn giờ đây cũng được cách tân thành Tân Tam luận tông.
Các danh tăng thời kỳ này gồm có Ngài Đàm Thiên của Nhiếp Luận tông, Ngài Đàm
Diên, Huệ Viễn của Niết Bàn tông... Các công trình phiên dịch kinh điển vẫn tiếp tục, đặc biệt Phật giáo đời Tùy còn có các công trình chỉnh lý biên soạn những bộ kinh điển đã được phiên dịch từ trước như Chúng kinh mục lục, Lịch đại Tam bảo ký của Pháp Kin, Phi Trưởng Phong, Ngạn Tôn. Đây là những tư liệu rất có giá trị cho việc nghiên cứu lịch sử Phật giáo Trung Quốc.


Từ nền tảng của Phật giáo triều Tùy, Phật giáo đời Đường đã có bước phát triển vượt
bậc. Có thể nói, đây là thời kỳ Phật giáo phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc. Trong khoảng thời gian gần 300 năm (năm 618-907), Phật giáo đã được các vị vua bảo hộ, xuất hiện các tông phái Phật giáo có tổ chức quy củ như Tịnh Độ tông, Luật tông, Pháp Tướng tông, Hoa Nghiêm tông, Thiền tông, Mật tông...

Sự nghiệp phiên dịch kinh điển và các trước tác của Ngài Huyền Trang đã vượt qua khuôn khổ của Phật giáo, trở thành một công trình văn hóa - lịch sử của nhân loại. Tác phẩm Đại Đường Tây vực ký của Ngài là nguồn tư liệu vô cùng quý báu cho các ngành khoa học sau này.

Từ đời Đường trở về sau, Phật giáo Trung Quốc đã thoát khỏi tư tưởng của Phật giáo thời Đông Tấn và Nam Bắc triều và phát triển thành một hệ tư tưởng mới. Tuy nhiên, cuối đời Đường, do chịu nạn “phế Phật” dưới triều Đường Vũ Tông[15] (năm 845) nên Phật giáo không còn rực rỡ như các giai đoạn Sơ Đường và Thịnh Đường nữa.


1.2.4. Thời đại kế thừa
Sau thời kỳ Phật giáo toàn thịnh dưới triều Đường, Phật giáo ở các thời Ngũ Đại (gồm
Hậu Lương, hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu), Tống, Liêu, Kim, Nguyên, Minh vẫn phát triển nhưng không còn rực rỡ như trước. Tư tưởng Phật giáo của các thời kỳ này chủ yếu là kế thừa các thành tựu của Phật giáo đời Đường. Lần thứ tư trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc.

Phật giáo lại gặp nạn “phế Phật” vào đời Thế Tông nhà Hậu Chu[16] (năm 955).
Ngoài ra, xu hướng thoái hóa trong tổ chức giáo đoàn phần nào cũng tác động khiến Phật giáo thời này hầu như không còn những sự thăng hoa tư tưởng nào như thời Đường nữa. Tuy nhiên, Phật giáo từ thời Ngũ Đại đến đời Minh Mẫn kế thừa được tư tưởng cơ bản của Phật giáo giai đoạn Thịnh Đường. Phật giáo trong thời kỳ này có những sự kiện nổi bật như sau:


Sau suốt 200 năm gián đoạn, kể từ đời vua Đường Đức Tông[17], công việc phiên dịch
kinh điển đến đời Tống lại được phục hưng. Dưới các triều Bắc Tống và Nam Tống, đã có bản khắc in Đại tạng kinh[18]. Trong suốt đời Tống, tổng cộng có 5 lần khắc ván ấn hành Đại Tạng kinh.

Về sinh hoạt của các tông phái Phật giáo Trung Quốc, chỉ có Thiền tông vẫn duy trì và
phát triển qua các thời kỳ lịch sử, các tông phái còn lại vẫn tồn tại nhưng không đạt tầm vóc quốc tế như Thiền tông. 


Đến thời Nguyên - Minh, Lạt Ma giáo của Tây Tạng trở thành tông phái chính và có ảnh hưởng khá mạnh trong xã hội. 

Vào đời Minh, Đại Tạng kinh Tây Tạng cũng truyền vào và được chuyển sang chữ Hán. Tuy nhiên, chính do khuynh hướng quá chú trọng các hình thức lễ nghi và biểu tượng hư ảo cộng thêm sự thoái hóa trong tổ chức giáo đoàn khiến cho Phật giáo thời kỳ Nguyên Minh dần thu hẹp sự phát triển và mở đầu cho thời đại suy vi của Trung Quốc trong giai đoạn sau.

.........................................
[10] Tam Tạng (tripitaka): là ba phần cốt túy của kinh sách Phật giáo, gồm: 1) Kinh tạng (sotra-pitaka): tập hợp các bài giảng của chính đức Phật hoặc các đại đệ tử, chia làm 5 bộ:
Trường bộ kinh (dogha- nikoya), Trung bộ kinh (majihima-nikāya), Tương ưng bộ kinh
(samyuna-nikāya), Tăng nhất bộ kinh (anguttara-nikāya); 2) Luật tạng (vinaya-pitaka): chứa đựng lịch sử phát triển của Tăng già (sangha) cũng như các giới luật của người xuất gia, được xem là tạng sách cổ nhất, ra đời chỉ vài mươi năm sau khi Phật nhập Niết Bàn; 3) Luận tạng (abhidharma-pitaka): còn gọi là A-tì-đạt-ma, chứa đựng các quan niệm của đạo Phật về triết học và tâm lí học. Luận tạng được hình thành tương đối muộn, có lẽ là sau khi các trường phái đạo Phật phân tách, vì vậy nó không có tính chất thống nhất, mặc dù sự khác biệt giữa các trường phái là không đáng kể


[11] Đại thừa (mahāyāna) là cỗ xe lớn, tiểu thừa (hīnayāna) là cỗ xe nhở, là hai trường phái lớn của đạo Phật, xuất hiện trong thế kỉ I TCN. Hai trường phái này đều bắt nguồn từ Phật Sakyamuni, nhưng khác nhau ở sự quan tâm về thực hành giáo pháp và tư tưởng. Nếu tiểu thừa quan tâm đến sự giác ngộ của chính mình thì các đại biểu của đại thừa lại mong muốn được giải thoát để cứu độ tất cả chúng sinh. Hình tượng tiêu biểu của đại thừa là Bồ Tát (bodhisattva) với đặc tính vượt trội là lòng từ bi. Bộ kinh được xem là kinh văn đại thừa đầu tiên là Bát Nhã bát thiên tung. Hình ảnh tiêu biểu của tiểu thừa là A-la-hán (arhat), là người dựa vào tự lực để giải thoát. Giới luật của tiểu thừa hoàn toàn dựa vào Luật tạng. Trong A-tì-đạt-ma, tiểu thừa dựa trên Kinh tạng để phân tích và hệ thống hóa giáo lý của Phật

[12] Bát Nhã (prajủā): là danh từ phiên âm có nghĩa là Ân huệ, Huệ, Nhận thức. Bát Nhã là một khái niệm trung tâm của Phật giáo đại thừa, chỉ một thứ trí huệ không phải do suy luận hay kiến thức mà có (Trí), mà là thứ trí huệ chớp nhoáng lúc trực luận tính Không (sūnyatā), là thể tính của vạn sự. Đạt được trí Bát Nhã được xem là đồng nghĩa với giác ngộ và là một trong những yếu tố quan trọng của Phật quả. Bát Nhã là một trong những hạnh Ba-la-mật-đa mà một Bồ Tát phải đạt đến (Thập địa). Một cách hiểu thô thiển của Bát Nhã là linh tính, khả năng trực cảm chính xác không thông qua suy luận logic. Theo quan điểm Phật giáo, mọi người đều có ít nhiều khả năng trực giác này, và nó tăng hoặc giảm dần tùy theo sự tiến bộ hoặc thoái hóa của bản thể. Cá thể có linh tính luôn chính xác vượt qua chiều thời gian và trở thành (nhập vào) thể Phật

[13] Thái Vũ Đế (408 - 452): làm vua từ năm 423 - 452
[14] Vũ Đế (543 - 578): làm vua từ năm 560 - 578
[15] Đường Vũ Tông (814 - 846): làm vua từ năm 840 - 846
[16] Thế Tông (921 - 959): làm vua từ năm 954 - 959
[17] Đường Đức Tông (742 - 805): làm vua từ năm 779 – 805


(sưu tầm)


Đạo Giáo Giáo Phái 1011032_146903278845192_470775388_n

_________________________________
Đạo Giáo Giáo Phái Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Đạo Giáo Giáo Phái Empty
Bài gửiTiêu đề: 1.2.5. Thời đại suy vi   Đạo Giáo Giáo Phái EmptyFri Aug 16, 2013 2:28 pm

1.2.5. Thời đại suy vi

Trong 12 đời vua nhà Thanh, suốt gần 250 năm (1622 - 1911), Phật giáo vẫn được xem là loại hình tôn giáo chính thống. Trong các thời vua Thuận Trị[19], Khang Hy[20], Ung Chính[21], Càn Long[22], phật giáo rất được coi trọng, đặc biệt là Lạt Ma giáo. 

Thiền tông và Tịnh Độ tông là hai tông phái còn có ảnh hưởng trong quần chúng. Phật giáo dưới thời bốn vị vua trên đã có một số thành tựu quan trọng, nổi bật là việc ấn hành và xuất bản Đại tạng kinh.
Vào đời Thanh, có ba bản Đại tạng kinh được khắc in là Tục tạng kinh đời vua Khang Hy, Long tạng kinh bản khắc in kéo dài trong hai đời vua Ung Chính và Càn Long, Mãn Châu văn Đại tạng kinh là bản Đại tạng kinh chữ Hán được chuyển ngữ sang chữ Mãn Châu, cũng hoàn thành trong thời Càn Long. Trong ba bản Đại tạng kinh trên, hai bộ đầu được xem là có nhiều giá trị nghiên cứu.

Tình hình giáo đoàn Phật giáo dưới thời Thanh tuy số lượng tự viện[23] và tăng ni tương đối đông đảo, nhưng về thực chất tổ chức giáo đoàn khá lỏng lẻo, việc độ người xuất gia lại tùy tiện khiến cho Phật giáo hoạt động không thực chất. Giáo lí Phật giáo cũng không có gì mới lạ, chỉ là duy trì các học thuyết của tiền nhân. Trong Phật giáo không xuất hiện nhân tài, tăng ni không có chí hoằng pháp. Thêm vào đó, sau phong trào Thái Bình Thiên Quốc Phật giáo bị tàn

Cách mạng Tân Hợi thành công đã mở ra một thời đại mới cho nhân dân Trung Quốc.
Phật giáo theo đó cũng được phục hưng. Năm 1913, Trung ương Phật giáo Công hội ra đời tại Bắc Kinh. Tuy nhiên mãi đến năm 1924, phong trào hộ pháp mới bắt đầu phát triển do công của các Ngài Thái Hư, Ân Quang, Đế Nhàn, Đạo Giai, Viên Anh, Nhân Sơn, Vương Nhất Đình, Đại Bi... Đến năm 1931, Phật giáo mới chính thức được sự bảo hộ của chính phủ. Kể từ đó, Phật giáo Trung Quốc nhanh chóng được phục hưng về mọi mặt, từ tổ chức giáo đoàn, tông phái đến các công trình xây dựng chùa tượng, xuất bản Đại tạng kinh... Công cuộc vận động phục hưng Phật giáo Trung Quốc không những thành công trong nước mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến Phật giáo thế giới.


................................
[19] Thuận Trị (1638 - 1661): làm vua từ năm 1644 - 1661
[20] Khang Hy (1654 - 1722): làm vua từ năm 1661 - 1722
[20] Khang Hy (1654 - 1722): làm vua từ năm 1661 - 1722
[21] Ung Chính (1678 - 1735): làm vua từ năm 1722 - 1735
[22] Càn Long (1711 - 1799): làm vua từ năm 1736 - 1795
[23] Tự viện: chùa

(sưu tầm)



Đạo Giáo Giáo Phái 971835_146969198838600_746456785_n


_________________________________
Đạo Giáo Giáo Phái Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Đạo Giáo Giáo Phái Empty
Bài gửiTiêu đề: 1.3. Các tông phái Phật giáo Trung Quốc   Đạo Giáo Giáo Phái EmptyFri Aug 16, 2013 2:32 pm

1.3. Các tông phái Phật giáo Trung Quốc

Sự ra đời của các tông phái phật giáo bản thổ Trung Quốc là tiêu chí (quan trọng đánh
dấu Phật giáo đã hoàn toàn được Trung Quốc hóa. Khác với Phật giáo Ấn Độ, quá trình hình thành và phát triển các tông phái Phật giáo Trung Quốc luôn đi liền với công tác phiên dịch kinh điển. 

Theo quá trình phiên dịch, các tông phái Phật giáo Trung Quốc thường y cứ và cổ xướng theo tư tưởng của kinh luận để lập tông. Tuy quá trình phân phái và lập tông đã manh nha từ thời Đông Tấn nhưng hoàn chỉnh việc lập tông thì rõ nét nhất là ở thời Nam Bắc triều.

Tông phái Phật giáo đầu tiên của Trung Quốc là Thiên Thai tông. Thời Tùy có Tam Luận tông. Triều Đường là thời kỳ cực thịnh của các tông phái Phật giáo Trung Quốc, Pháp Tướng tông, Luật tông, Hoa Nghiêm tông, Thiền tông, Mật tông đều xuất hiện vào thời gian này. Ngoài ra còn có Tịnh Độ tông.


1.3.1. Thiên Thai tông
Thiên Thai tông do Trí Khải (538 - 597) sáng lập vào cuối thời Nam Bắc triều tại núi Thiên Thai (nay thuộc huyện Thiên Thai tỉnh Chiết Giang) nên có tên gọi như vậy. Giáo pháp của tông này dựa trên kinh Diệu pháp liên hoa, vì vậy còn có tên gọi là Pháp Hoa tông.
Thiên Thai tông xem Long Thụ (Nāgārjuna)[24] là Sơ tổ, nhưng giới học thuật thì cho
rằng Huệ Văn và Huệ Tư mới là người đặt nền móng lý luận cho tông này. Huệ Văn (505 - 577) là một thiền sư thời Bắc triều, xây dựng nên thiền pháp “nhất tâm tam quán”[25]. phương pháp quán niệm này được đệ tử của ông là Huệ Tư (514 - 577) truyền bá mạnh mẽ. 

Đồng thời Huệ Tư còn đề ra phép tu thiền quán theo tư tưởng “chỉ quán nhất như”[26]. Tuy nhiên, chỉ khi truyền tới Trí Khải thì giáo nghĩa của Thiên Thai tông mới chính thức kiện toàn. Kể từ đó tông này mới được gọi là Thiên Thai tông. Từ phép tu quán “nhất tâm tam quán”, Trí Khải đã đề ra một phép tu quán mới là “nhất niệm tam thiên” (một ý niệm là ba ngàn thế giới)[27]. Trí Khải phân chia kinh sách thành “ngũ thời bát giáo” (năm thời và tám giáo) với mục đích hệ thống hóa Phật giáo theo trình tự thời gian và theo nội dung giáo pháp. 

Sự phân chia đó cũng giúp giải thích các vấn đề siêu hình. Năm thời được phân chia theo trình tự thời gian như sau: 

1) Thời giáo Hoa Nghiêm: kéo dài trong 3 tuần, là giai đoạn giáo hóa của Phật ngay sau khi Ngài đắc đạo. Kinh Hoa Nghiêng chỉ rõ, toàn thể vũ trụ chỉ là biểu hiện của cái tuyệt đối. Thời đó các vị đệ tử của Phật chưa lĩnh hội được điều này. 

2) Thời giáo A-hàm: kéo dài trong 12 năm. Vì nhiều người không lĩnh hội được kinh Hoa Nghiêm nên Phật bắt đầu giảng các kinh Ahàm[28]. Trong giai đoạn này, Phật chưa nói hết tất cả, chỉ thuyết những điều mà đệ tử có thể hiểu nổi. Phật thuyết Tứ diệu đế[29], Bát chính đạo[30] và thuyết Duyên khởi[31]. 

3) Thời giáo Phương đẳng: trong thời giáo này, Phật bắt đầu giảng giai đoạn sơ khởi của Đại thừa. Phật nhắc đến tính ưu việt của một vị Bồ Tát so với một vị A-la-hán và nhấn mạnh đến sự đồng nhất giữa Phật và chúng sinh, giữa tương đối và tuyệt đối. 

4) Thời giáo Bát-nhã-ba-la-mật-đa: kéo dài trong 22 năm, chứa đựng giáo pháp của kinh Bat-nhã-ba-la-mật-đa, tức là nói đến “tính không” của vạn vật và cái ảo tưởng của mọi hiện tượng nhị nguyên; 

5) Thời giáo Diệu pháp liên hoa và Đại-bát-niết-bàn: là thời giáo cuối cùng, bao gồm 8 năm cuối đời của đức Phật. Trong thời giáo này, Phật thuyết về thế tính duy nhất của mọi hiện tượng tưởng chừng rất khác biệt.
Ba thừa là Thanh văn, Độc giác và Bồ Tát thừa[32] chỉ có giá trị tạm thời và nằm chung trong một thừa duy nhất, đó là Nhất thừa hay Phật thừa. Trong thời giáo cuối cùng này, thời giáo của kinh Diệu pháp liên hoa và Đại-bát-niết-bàn, Phật đã nói rõ và trọn vẹn nhất giáo lí của mình.

Tám giáo chính là tám hệ thống của giáo pháp, trong đó bốn hệ thống dựa trên phương pháp và bốn dựa trên tính chất. Bốn hệ thống có tính phương pháp luận là: 

1) Phương pháp đốn ngộ: dành cho hạng đệ tử xuất sắc nhất có khả năng tiếp cận sự thật nhanh chóng. Đó là phương pháp của kinh Hoa Nghiêm; 

2) Phương pháp tiệm ngộ: đi từ giản đơn đến phức tạp, là phương pháp của các kinh A-hàm, Phương đẳng, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Còn kinh Diệu pháp liên hoa lại không thuộc “đốn” hay “tiệm” mà chứa đựng sự thật cuối cùng; 

3) Phương pháp mật giáo: là cách Phật dạy cho một người nhất định và chỉ người đó được lĩnh hội. Phương pháp này có thể được Phật áp dụng trong chốn đông người, nhưng nhờ thần thông của Phật chỉ có người đó hiểu được; 

4) Phương pháp bất định: là phương pháp Phật dùng dạy cho nhiều người, nhưng mỗi người nghe lại hiểu khác nhau. Hai phương pháp 3 và 4 được Phật áp dụng khi người nghe có trình độ không đồng đều.

Bốn hệ thống có tính chất luận là: 

1) Giáo pháp Tiểu thừa: dành cho Thanh Văn và Độc giác Phật; 

2) Giáo pháp tổng quát: bao gồm Tiểu thừa và Đại thừa, dành cho Thanh Văn, Độc
giáo Phật và Bồ Tát cấp thấp; 

4) Giáo pháp viên mãn: tức là giáo pháp trung quán phá bỏ mọi chấp trước. Kinh Hoa Nghiêm đại diện cho giáo pháp 3 và 4. Kinh A-hàm là kinh của Tiểu thừa.
Các kinh hệ Phương đẳng chứa đựng cả 4 giáo pháp. Kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa chứa giáo pháp 2, 3, 4. Cuối cùng thì chỉ có kinh Diệu pháp liên hoa hàm chứa giáo pháp viên mãn.
Phép tu của Thiên Thai tông dựa trên phép thiền “chỉ quán”. “Chỉ” là chú tâm và qua đó thấy rằng mọi pháp đều không, nhờ đó không còn ảo giác xuất hiện. “Quán” giúp hành giả thấy rằng, tuy mọi pháp đều “không”, nhưng chúng có một dạng tồn tại tạm thời, một sự xuất hiện giả tướng và lại có một chức năng nhất định.

Các bộ luận quan trọng của Thiên Thai tông là: Ma-ha chỉ quán, Lục diệu pháp môn và
những bài luận của Trí Khải về kinh Diệu pháp liên hoa.

.............................................
[24] Long Thụ (Nāgārjuna): sống vào khoảng thế kỉ II hoặc thế kỉ III. Ông là triết gia của Phật giáo Ấn Độ cổ được coi là một trong những luận sư vĩ đại nhất trong lịch sử Phật giáo. Ông là một trong những người thiết lập nên hệ thống lý luận của học phái Trung Quán. Người ta xem sự xuất hiện của ông là lần chuyển pháp luân thứ hai của Phật giáo (lần thứ nhất do Phật Thích-ca Mâu-ni, lần thứ ba là sự xuất hiện của giáo pháp Đát-Đặc-La)

[25] “Tam quán”: là “không quán”, “trung quán” và “giả quán”. “Nhất tâm tam quán” nghĩa là trong một tích tắc của ý niệm đều có đầy đủ ba tính chất “không”, “trung” và “giả”

[26] “Chỉ quán nhất như”: chỉ kiêm tu định và huệ

[27] “Nhất niệm tam thiên”: Theo Ngài Trí Khải, mỗi ý niệm mê vọng của con người đều bao hàm toàn thế giới, nói hẹp lại là 10 giới (Tứ thánh và Lục phàm), nói rộng là 3000 pháp, có nghĩa là toàn thế giới. Ba tính “không”, “giả”, “trung” trong mỗi ý tưởng đều có quan hệ mật thiết với nhau, chúng thật ra chỉ là một. Ở đây Ngài Trí Khải nêu lên phương pháp quán niệm trên chủ yếu để người tu tập có nhận thức đúng về bản chất của tâm mình

[28] A-hàm (āgama): dịch ý là Pháp quy, Pháp bản, Pháp tạng, Giáo pháp, Giáo phần, Chủng thủng thuyết, Vô tỉ pháp, Truyền giáo, Tịnh giáo, Thú vô, Giáo, Truyền, Quy, Lai, Tàng. Các học giả hiện đại giải nghĩa thuật ngữ “āgama” từ gốc tiếng Phạn là “đi đến” và dịch là thú quy, Tri thức, Thánh ngôn, Thánh huấn tập hoặc chung là kinh điển, là những gì được mang đến, truyền đến ngày nay. Có bốn bộ A-hàm: Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tạp A-hàm và Tăng nhất A hàm. A-hàm tập hợp các giáo lí cơ bản của Tiểu thừa mà Phật đã từng thuyết giảng như Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Duyên khởi, Nghiệp... Các Bộ kinh thuộc văn hệ Pali của Tiểu thừa phần lớn đều trùng hợp với A-hàm nhưng Bộ kinh thì có thêm phần thứ năm thì được gọi là tiểu bộ kinh

[29] Tứ diệu đế còn gọi là “Tứ thánh đế”, là bốn chân lí cao cả, là gốc cơ bản của Phật giáo. Tứ điệu đế là nội dung của kinh nghiệm giác ngộ của Phật Thích-ca Mâu-ni và cũng là nội dung chính của bài kinh đầu tiên, kinh Chuyển pháp luân. Tứ diệu đế gồm: Khổ đế, Tập khổ đế, Diệu khổ đế và Đạo đế

[30] Bát chính đạo: là con đường tám nhánh để giải thoát khởi Khổ, là chân lí cuối cùng của Tứ diệu đế. Bát chính đạo là một trong 37 Bồ đề phần hay 37 giác chi. Bát chính đạo gồm: Chính kiến, Chính tư duy, Chính nghiệp, Chính mệnh, Chính tịnh tiến, Chính niệm và Chính định

[31] Thuyết duyên khởi: còn gọi là “Nhân duyên sinh” hay “Thập nhị nhân duyên”, là một trong những giáo lí quan trọng nhất của đạo Phật. Thuyết này chỉ rõ là mọi hiện tượng tâm lí và vật lí tạo nên đời sống đều nằm trong một mối liên hệ với nhau, chúng là nguyên nhân của một yếu tố này và là kết quả của một yếu tố khác, làm thành một vòng với mười hai yếu tố. Các yếu tố này làm loài hữu tình cứ vướng mắc trong Luân hồi. Mười hai nhân duyên bao gồm: 1) Vô minh; 2) Vô minh sinh Hành; 3) Hành sinh Thức; 4) Thức sinh Danh sắc; 5) Danh sắc sinh Lục căn; 6) Lục căn bắt đầu tiếp xúc với bên ngoài gọi là Xúc; 7) Xúc sinh Thụ;  Thụ sinh ái; 9) Ái sinh Thủ; 10) Thủ dẫn đến Hữu; 11) Hữu dẫn đến Sinh; 12) Sinh sinh ra Lão Tử

[32] Ba thừa (triyāna): là ba cỗ xe đưa đến Niết Bàn, gồm: 1) Thanh văn thừa (srāvakayāna): còn gọi là Tiểu thừa (hīlayāna), mục đích là đắc quả A-la-hán; 2) Độc giác thừa (pratyekayāna): là Trung thừa (madhyamāvāna) với quả Độc giác Phật; 3) Bồ Tát thừa (bodhisattvayāna): được xem là Đại thừa (mahāyāna) vì nó có thể cứu độ tất cả chúng sinh và hành giả trên xe này có thể đắc quả cao nhất, quả Vô thượng chính đẳng chính giác


(sưu tầm và chỉnh sửa)


Đạo Giáo Giáo Phái 1017557_147148095487377_264928432_n

_________________________________
Đạo Giáo Giáo Phái Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Đạo Giáo Giáo Phái Empty
Bài gửiTiêu đề: 1.3.2. Tam Luận tông (sanron-shū)   Đạo Giáo Giáo Phái EmptyFri Aug 16, 2013 2:33 pm

1.3.2. Tam Luận tông (sanron-shū)

Tam Luận tông là một tông phái Đại thừa của Phật giáo Trung Quốc. Tên gọi này xuất
phát từ ba bộ luận căn bản của tông này là: 

1) Trung Quán luận (Madhyamaka-kārikā); 

2) Thập nhị môn luận (dvādasanikāya-sāstra) của Long Thụ; 3) Bách luận (sata-sāstra) của Thánh Thiên (āryadeva). Các bộ luận trên được Cưu Ma La Thập dịch và chú giải trong thế kỷ V. 
Cưu Ma La Thập sau truyền cho đệ tử là Đạo Sinh, Tăng Triệu, Tăng Duệ và Đạo Dung. Các vị này vạch rõ sự khác nhau giữa tông phái mình với Thành Thật tông và có thể xem là những người sáng lập ra Tam Luận tông. Theo truyền thống, tông này coi Long Thụ là sơ tổ Ấn Độ Cưu Ma La Thập là sơ tổ Trung Quốc.

Trong thế kỷ VI, Tam Luận tông rất thịnh hành, những cao tăng thời kỳ này là Pháp Lãng và đệ tử của ông là Cát Tạng. Trong thế kỷ VII, Tam Luận tông được cao tăng Huệ Quán, đệ tử của Cát Tạng truyền qua Nhật Bản. Tam Luận tông dần mất ảnh hưởng sau khi Pháp Tướng tông ra đời.

Tam Luận tông bắt nguồn từ Trung Quán tông[33] của Ấn Độ, nhưng cũng có những nét đặc thù của Trung Quốc. Tam luận tông cho rằng Phật đã chỉ dạy hai phép tu, đó là Thanh Văn thừa và Bồ Tát thừa, và Tam Luận tông thuộc về Bồ Tát thừa. Tông này cho rằng có ba thời giáo: 

1) Thời giáo kinh Hoa Nghiêm: kinh này chứa đựng những lời khai thị cho Bồ Tát nhưng
các đệ tử Phật thời đó chưa đủ sức lĩnh hội. 

2) Thời giáo thứ hai kéo dài giữa thời kinh Hoa Nghiêm và kinh Diệu pháp liên hoa, trong đó mỗi giáo pháp của Phật bao gồm cả Tiểu thừa và Đại thừa, có giá trị cho Thanh Văn thừa, Độc Giác thừa và Bồ Tát thừa. 

3) Thời giáo thứ ba: là thời kỳ mà mọi đệ tử đã sẵn sàng để nghe kinh Diệu pháp liên hoa, đó là thời Phật thừa, chỉ một pháp duy nhất.
Năm 625, Tam Luận tông Trung Quốc được cao tăng người Triều Tiên Huệ Quán truyền sang Nhật Bản. Huệ Quán có hai đệ tử chính,vì vậy Tam Luận tông Nhật Bản có hai chi phần.
Tuy nhiên, Tam Luận tông không có mấy ảnh hưởng tại Nhật Bản, mặc dù nhiều trường phái khác cũng tham khảo giáo pháp của tông này để hiểu thêm kinh điển Đại thừa.

................................

[33] Trung Quán tông (Mādhyamika): còn được gọi là Trung Luận tông, do Long Thụ và Thánh Thiên thành lập, là một trong hai phái lớn của Phật giáo đại thừa Ấn Độ cổ. Theo quan điểm của học phái này, thế giới khách quan là không có thực, nhưng lại cho rằng “không” tồn tại trong “hữu”, vì vậy chủ trương thống nhất “tục đế” và “chân đế”, “không” và “hữu”; đưa ra quan điểm “giả hữu tính không” không nghiêng hẳn về “không” hay “hữu”, gọi là “trung đạo chính quan”.
Đại biểu xuất sắc của phái này bên cạnh hai người sáng lập còn có Phật Hộ (thế kỉ V), Thanh Biện (thế kỉ VI), Nguyệt Xứng (thế kỉ VIII), Tịch Thiên (thế kỉ VII - VIII), Tịch Hộ (thế kỉ VIII) và Liên Hoa Giới (thế kỉ VIII) Học thuyết này rất thịnh hành ở Ấn Độ lúc bấy giờ và có ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản và Việt Nam

(sưu tầm)



Đạo Giáo Giáo Phái 1014157_147190115483175_1109097331_n


_________________________________
Đạo Giáo Giáo Phái Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Đạo Giáo Giáo Phái Empty
Bài gửiTiêu đề: 1.3.3. Hoa Nghiêm tông (kegon-shū)   Đạo Giáo Giáo Phái EmptyFri Aug 16, 2013 2:37 pm

1.3.3. Hoa Nghiêm tông (kegon-shū)

Hoa Nghiêm tông là một tông phái quan trọng của Phật giáo Trung Quốc, lấy Đại phương quảng Phật hoa nghiêm minh làm giáo lí căn bản. Tông này do Pháp sư Hiền Thủ Pháp Tạng (643 - 712) thành lập. Trước đó, hai vị Đỗ Thuận (557 - 640) và Trí Nghiễm (602 - 668) đã nghiên cứu thành lập tông chỉ nên được xem là Sơ tổ và Nhị tổ của tông này. Về sau có Pháp sư Thanh Lượng Trừng Quán (737 - 820) phát triển mạnh phái này, được xem là một hiện thân của Văn-thù-sư-lợi (Maủjusrī). Tổ thứ năm của Hoa Nghiêm là Tông Mật (780 - 841), một Đại sư kiêm Thiền sư xuất sắc.

Tông chỉ của Hoa Nghiêm là xem mọi vật đều bình đẳng, mọi vật đều liên hệ với nhau.
Giáo pháp này được gọi là “nhất thể”, vì Hoa Nghiêm quan niệm rằng tất cả đều từ Một mà ra và mọi hiện tượng chính là dạng xuất hiện của cái Một đó. Đó là các hiện tượng của Pháp giới (dharmadhātu), chúng cùng xuất hiện đồng thời. Tất cả các pháp đều có 6 đặc điểm (lục tướng) trong ba cặp đối xứng là toàn thể và riêng biệt, giống nhau và khác biệt, hòa nhập và riêng tư.

Dạng tĩnh của Chân như[34] là tính Không[35], tức là Lí, dạng động là Sự. Lí và Sự tương tác qua lại với nhau mà sinh ra vạn vật.
Giáo pháp của Hoa Nghiêm tông xuất phát từ quan niệm cho rằng tất cả đều từ Pháp
thân (Tam thân[36]) mà ra, mọi pháp trong thế gian đều phụ thuộc lẫn nhau, không có pháp nào tồn tại độc lập. Tất cả mọi pháp đều trống rỗng, hai mặt của Không là tĩnh (Lí) và động (Sự) đều cùng lúc tồn tại, xuyên suốt vào nhau; mỗi hiện tượng đều đồng nhất với hiện tượng khác.

Quan điểm này được Pháp Tạng trình bày qua một ẩn dụ nổi tiếng: con sư tử vàng. Sư tử là biểu hiện cho thế giới hiện tượng (Sự). Vàng là lí, vàng không có một dạng riêng tư, phải xuất hiện dưới một dạng nhất định, dạng nào cũng được. Mỗi một bộ phận của con sư tử đều bằng vàng. Trong mỗi bộ phận đều có cái toàn thể và ngược lại, cái toàn thể hiện lên trong mỗi bộ phận. 

Mỗi hiện tượng đều là thể hiện của một cái lí duy nhất hiện lên trong mỗi bộ phận. Mỗi
hiện tượng đều là thể hiện của một cái lí duy nhất và mỗi hiện tượng nói lên tất cả mọi thứ khác. Vàng và sư tử hiện diện đồng thời, phụ thuộc lẫn nhau, bao hàm lẫn nhau. Pháp Tạng cho rằng mọi hiện tượng trong thế gian đều diễn tả cái lí đó.

Hoa Nghiêm tông xem mọi sự vật trong thế gian được bao gồm trong Tứ pháp giới (bốn loại Pháp giới) và Lục tướng (sáu dạng xuất hiện). Tứ pháp giới gồm: 

1) Sự pháp giới: thế giới của mọi hiện tượng thông thường; 

2) U pháp giới: thể chung của nguyên lí, của tự tính tuyệt đối; 

3) Lí sự vô ngại pháp giới: chỉ mối liên hệ giữa hiện tượng và bản thể, sinh thành lẫn nhau, đại diện cho nhau không hề chướng ngại; 

4) Sự sự vô ngại pháp giới: chỉ sự vật tuy thiên hình vạn trạng nhưng ăn khớp lẫn nhau, dựa lên nhau mà có.


Lục tướng là sáu mối liên hệ giữa cái toàn thể và cái riêng lẻ trên ba mặt Thể, Tướng và Dụng, được Pháp Tạng giải thích như sau: 

1) Tổng tướng: toàn bộ các chi tiết làm thành một tướng trạng thống nhất, ở đây được ví như toàn con sư tử; 

2) Biệt tướng: nói về các phần nhỏ của một Tổng tướng, các chi tiết đó đều khác với Tổng tướng, mỗi bộ phận đều có chức năng khác hẳn với Tổng tướng. Hai dạng “Tổng biệt” nói về mối tương quan nguyên lí giữa cái đơn lẻ và cái toàn thể. 

3) Đồng tướng: tuy các bộ phận khác nhau nhưng chúng lại hòa trong một Tổng tướng, liên hệ qua lại chặt chẽ với nhau. 

4) Dị tướng: các bộ phận khác nhau là khác nơi tướng trạng của chúng. Hai dạng “Đồng dị” này nói về mối tương quan tướng trạng giữa bộ phận và toàn thể. 

5) Thành tướng: Sự kết hợp giữa các bộ phận để thành tổng thể. 

6) Hoại tướng: mỗi bộ phận tuy là một phần của tổng thể nhưng lại có thế giới và nơi chốn riêng biệt của mình. Hai dạng “Thành hoại” chỉ rõ mối liên hệ của toàn thể và các đơn lẻ trong hoạt động và tác dụng của chúng.

Tương tự như Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông cũng chia giáo pháp Phật Thích-ca ra
nhiều thời kì, đó là năm thời giáo: 

1) Thời giáo Tiểu thừa: nội dung giáo pháp chứa dựng trong các kinh A-hàm. 

2) Thời giáo đầu của Đại thừa: đó là giáo pháp của Pháp Tướng tông và Tam Luận tông, xem mọi pháp đều trống không vì chúng dựa trên nhau mà có. 

3) Thời giáo Đại thừa đích thật: là giáo pháp của Thiên Thai tông, xem mọi pháp đều là Không, nhưng chấp nhận sự trình hiện của chúng trên mặt tương đối. 

4) Đốn giáo: là giáo pháp đạt được do sự đốn ngộ mà ra, đó là trình độ của Thiền tông. 

5) Viên giáo Đại thừa: là giáo pháp của Hoa Nghiêm tông.

...........................................
[34] Chân như (bhūtatathatā): là một khái niệm quan trọng của Phật giáo đại thừa, chỉ thể tính tuyệt đối cuối cùng của vạn sự. Chân như chỉ thể tính bất động, vĩnh hằng, nằm ngoài mọi lí luận của nhận thức. Chân như nhằm chủ cái ngược lại của thế giới hiện tượng thuộc thân thuộc tâm.
Tri kiến được Chân như tức là Giác ngộ, vượt khói thế giới nhị nguyên, chứng được cái nhất thể của khách thể và chủ thể. Chân như đồng nghĩa với Như Lai tạng, Phật tính và Pháp thân

[35] Tính Không (sūnyatā): nghĩa là “trống rỗng”, “trống không”, là khái niệm trung tâm, quan trọng nhất và cũng trừu tượng nhất của đạo Phật. Trong thời kỳ Phật giáo nguyên thủy, các kinh điển đã nhắc rằng mọi sự vật là giả hợp, hữu vi, trống rỗng, vô thường, vô ngã và khổ. Trong Tiểu thừa, tính Không nhằm nói về thể tính của con người và được sử dụng như một tính từ (sūnya). Đại thừa đi thêm một bước nữa, sử dụng tính Không như một danh từ (sūnyatā), xem Không là vạn sự, tức mọi hiện tượng thân tâm đều không hề có tự tính. Mọi pháp đều chỉ là những dạng trình hiện, chúng xuất phát từ tính Không, là Không. Tính Không vừa chứa tất cả mọi hiện tượng, vừa xuyên suốt các trình tự phát triển của sự vật. Tuy nhiên, cần phải tránh quan điểm hư vô để có khi luận về tính Không. Phải hiểu là sự vật không phải là không có, chúng có,
nhưng chỉ là những dạng xuất hiện, trình hiện của một thể tính. Kể cả tư tưởng cũng là tính hiện của thể tính đó nên không thể dùng tư tưởng để tiếp cận ngược lại nó. Vì vậy tiếp cận tính Không là nội dung của các phép tu học, nhất là Thiền tông: Tính Không được Đại thừa cho là thể tính tuyệt đối, tối thượng, không bị hạn lượng của nhị nguyên. Vì tính chất trừu tượng và chỉ nhờ trực ngộ mà thấy nên tính Không luôn luôn là đối tượng tranh luận trong các tông phái Phật giáo xưa nay. Đại thừa dùng ẩn dụ sau đây để minh họa sự khác biệt trong quan điểm của Tiểu thừa và Đại thừa về tính Không: 

Tiểu thừa xem sự vật như một cái thùng trống rỗng, Đại thừa phủ nhận
luôn sự hiện hữu của cái thùng đó, chủ trương một quan điểm vô ngã tuyệt đối


[36] Tam thân (trikāya): là một thuật ngữ được dùng trong Phật giáo đại thừa, chỉ ba loại thân của một vị Phật. Quan điểm này xuất phát từ tư tưởng cho rằng Phật như một nhân vật đã xuất hiện trên thế gian để hoằng hóa và tiếp độ chúng sinh, chính là biểu hiện của cái Tuyệt đối, của Chân như, và Phật có khi hiện thân thành nhiều hình tượng khác nhau vì lợi ích của chúng sinh. Tam thân gồm: 
1) Pháp thân (darmakya): là thể tính thật sự của Phật, đồng nghĩa với Chân như,
là thể của vũ trụ. Pháp thân là thể mà Phật và chúng sinh đều có chung. Pháp thân cũng chính là Pháp sa, là quy luật vận hành trong vũ trụ, là giáo pháp do đức Phật truyền dạy. Phật xuất hiện trên trái đất với mục đích cứu độ con người: Pháp thân được xem chính là Phật pháp như Phật Thích-ca giảng dạy khi còn tại thế. Sau này người ta mới nói đến hai thân kia. Pháp thân được xem là vĩnh hằng, vô tướng, nhất nguyên, là thể tính chung của các vị Phật, là dạng tồn tại thật sự của chư Phật. Pháp thân có nhiều tên gọi khác nhau, tùy trường hợp sử dụng. Có lúc người ta xem nó là thể tính của mọi sự, là Pháp giới, là Chân như, là tính Không, A-lại-da thức, hay xem nó là Phật, Phật tính, là Như Lai tạng. Trong nhiều trường phái, người ta xem Pháp thân là thể trừu
tượng không có nhân trạng, có trường phái khác lại xem Pháp thân hầu như có nhân trạng. Đạt trí huệ siêu việt đồng nghĩa với trực chứng được Pháp thân. 

2) Báo thân (sambhogakāya): chỉ thân Phật xuất hiện trong các Tịnh độ. Báo thân là thân do thiện nghiệp và sự giác ngộ của các Bồ Tát mà hóa hiện cho thấy, cũng vì vậy mà có lúc được gọi là Thụ dụng thân, là thân hưởng thụ được qua những thiện nghiệp đã tạo. Báo thân thường mang ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp của một vị Phật và chỉ Bồ Tát mới thấy được trong giai đoạn cuối cùng của Thập địa. Người ta hay trình bày Báo thân Phật lúc ngồi thiền định và lúc giảng pháp Đại thừa. Các trường phái thuộc Tịnh Độ tông cũng tin rằng Báo thân Phật thường xuất hiện trong các Tịnh độ.


3) Ứng thân (nirmānakāya): còn được gọi là ứng hóa thân hay Hóa thân, là thân Phật và Bồ Tát hiện diện trên trái đất. Ứng thân do Báo thân chiếu hiện, dựa trên lòng từ bi và có mục đích giáo hóa chúng sinh. Như thân người, Ứng thân chịu mọi đau khổ của già chết bệnh tật, nhưng ứng thân có thần thông như thiên nhãn thông và thiên nhĩ thông. Sau khi chết, ứng thân tự tiêu diệt.


(sưu tầm)


Đạo Giáo Giáo Phái 382547_147199302148923_1480589554_n

_________________________________
Đạo Giáo Giáo Phái Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Đạo Giáo Giáo Phái Empty
Bài gửiTiêu đề: 1.3.4. Thành Thật tông (jōjitsu-shū)   Đạo Giáo Giáo Phái EmptyFri Aug 16, 2013 2:39 pm

1.3.4. Thành Thật tông (jōjitsu-shū)

Thành Thật tông là tông phái Phật giáo Trung Quốc, xuất phát từ giáo pháp của Kinh
lượng bộ (sautrāntika) Ấn Độ. Kinh điển cơ bản của tông phái này là bộ thành thật luận của Halê-bạt-ma (harivarman) trong thế kỷ IV, được Cưu Ma La Thập dịch ra chữ Hán vào thế kỷ V. Đại diện cho tông phái này là Tăng Đạo và Tăng Khải, cả hai đều là đệ tử của Cưu Ma La Thập. Hai vị này đã truyền bá Thành Thật tông ra khắp Trung Quốc, khiến cho tông này trở thành một trong những tông phái Phật giáo mạnh của Trung Quốc đầu thế kỷ VI. 

Tam Luận tông cho rằng luận sư của Thành Thật tông đã hiểu sai ý nghĩa của thuật ngữ tính Không. Các vị luận sư quan trọng của Tam Luận tông như Pháp Lãng và Cát Tạng đã công kích Thành Thật tông mạnh mẽ nên ảnh hưởng của phái này giảm dần.


Thành Thật tông được xem là Tiểu thừa vì họ chỉ chuyên tâm nghiên cứu những lời
giảng của đức Phật trong các Bộ kinh. Quan điểm chính của tông phái này là phủ nhận mọi sự hiện hữu, tâm thức hay vật chất đều không hiện hữu thật sự. 

Theo tông này, có hai loại chân lí:
1) Chân lí “thế gian”: là chân lí có tính chất quy ước; 

2) Chân lí tuyệt đối Dựa trên chân lí thế gian, tông này chấp nhận sự hiện hữu của các pháp, các pháp này hiện hành tùy thuộc lẫn nhau, vô thường và sẽ bị hoại diệt. Trên phương diện tuyệt đối thì mọi pháp đều trống không.
Như thế, Thành Thật tông cũng cho rằng cả ngã lẫn pháp đều không (nhân pháp giai không) nên cũng có khi tông này được xem là Đại thừa. Tuy nhiên, khác với các trường phái Đại thừa khác, Thành Thật tông nhìn nhận tính Không một cách tiêu cực hơn, cho rằng đó chỉ là sự trống rỗng đằng sau các hiện tượng, thấy rõ được qua sự phân tích, phủ nhận, và vì thế tông này cũng có tên là Nhất thiết không tông. Quan điểm về tính Không này còn vướng mắc trong trạng thái phủ định, phủ nhận thế gian, khác hẳn quan điểm tính Không của Tam Luận tông.


Thành Thật tông được Huệ Quán truyền qua Nhật Bản vào năm 625. Kể từ đó Thành
Thật tông được nhiều người nghiên cứu, nhưng không trở thành tông phái hẳn hoi, chỉ được xem là một chi phái của Tam Luận tông.

(sưu tầm)


Đạo Giáo Giáo Phái 1000097_147448062124047_1311249585_n

_________________________________
Đạo Giáo Giáo Phái Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Đạo Giáo Giáo Phái Empty
Bài gửiTiêu đề: 1.3.5. Pháp Tướng tông   Đạo Giáo Giáo Phái EmptyFri Aug 16, 2013 2:40 pm

1.3.5. Pháp Tướng tông

Pháp Tướng tông là một dạng của Duy Thức tông (vijủaptimātravādin) do Huyền Trang
(600-664) và đệ tử của Ngài là Khuy Cơ (632-682) sáng lập.

Duy Thức tông là một trong hai trường phái chính của Phật giáo đại thừa, do hai Đại sư
Vô Trước (asanga, sống vào khoảng thế kỉ IV) và em trai là Thế Thân (vasubandhu, khoảng 316-396) sáng lập. 

Tương truyền, chính ứng thân của Bồ Tát Di-lặc khởi xướng pháp này ở thế kỷ IV. Vào thời Nam Bắc triều, Duy Thức tông đã truyền vào Trung Quốc. Huyền Trang trong thời
gian du học ở Ấn Độ đã theo học Đại sư Giới Hiền (silabhadra) tại đại học Na-lan-đà (nalanda) [37]. Sau khi về nước, Ngài đã truyền dịch hàng loạt các kinh điển của Duy Thức tông, tạo cơ sở lý luận cho Pháp Tướng tông. Trong quá trình dịch kinh, Huyền Trang vừa dịch vừa giảng nghĩa và thu nhận rất nhiều đệ tử. 

Các đệ tử của Ngài đã phát huy lý luận của tông này. Đặc biệt, đệ tử của Ngài là Khuy Cơ đã hệ thống hóa và chính thức thành lập nên Pháp Tướng tông.

Pháp Tướng tông lấy kinh Du-già sư địa luận (yogācārabhūmi-sāstra) làm kinh điển lập
tông. Tác phẩm quan trọng nhất của tông này là Thành duy thức luận của Huyền Trang. 

Tông này mang tên Pháp Tướng vì chuyên nghiên cứu về “Tướng của các Pháp”. Pháp Tướng tông xem toàn bộ thế giới do 100 pháp tạo thành, được chia làm 5 nhóm: 

1) 8 tâm pháp
2) 51 Tâm sở hữu pháp; 
3) 11 sắc pháp; 
4) 24 tâm bất tương úng hành pháp; 
5) 6 vô vi pháp.

Pháp Tướng tông chia đặc tính xuất hiện của các pháp làm ba: 
1) Huyễn giác hay Biến kế sở chấp, hiện tượng xuất hiện theo ý tưởng tưởng của con người. 
2) Y tha khởi: chân lí xuất hiện có tính thời gian, dựa lên nhau mà có. 
3) Cấp Viên thành thật: đây là cấp bậc của Chân như, vượt lên trên mọi điều kiện và mọi tương đối. Tính chất của cấp này là bất nhị, đó là sự thật “như như”, trong đó mọi hiện tượng và tính chất riêng biệt đều được chuyển hóa. 

Đó là Niết Bàn, là trạng thái đích thực của Chân như. Muốn đạt được cấp cuối cùng, hành giả phải vượt qua mọi tiến trình tu dưỡng, phải phát triển tâm, đạo Phật quả.

So với các giáo phái Đại thừa khác, Pháp Tướng tông có chỗ khác biệt là không công
nhận mỗi chúng sinh đều có Phật tính và có thể đắc Phật quả. Từ đời Đường trở về sau, Pháp Tướng tông vì quan điểm này mà dần suy yếu.

........................................
[37] Nalanda: là một trung tâm Phật giáo quan trọng của Ấn Độ, bị hủy hoại vào năm 1197

(sưu tầm)


Đạo Giáo Giáo Phái 1013487_147508255451361_121084814_n

_________________________________
Đạo Giáo Giáo Phái Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Đạo Giáo Giáo Phái Empty
Bài gửiTiêu đề: 1.5.6. Luật tông (titsu-shū)   Đạo Giáo Giáo Phái EmptyFri Aug 16, 2013 2:41 pm

1.5.6. Luật tông (titsu-shū)

Tông này dùng giới luật làm căn cứ nên gọi là Luật tông. Đức Phật khi còn tại thế, tùy
căn cơ, hoàn cảnh mà chế ra nhiều loại giới luật để răn dạy đệ tử hóa độ chúng sinh. Sau khi Ngài nhập Niết Bàn, các đệ tử của Ngài, như Ngài Ưu-ba-li (upli) là vị tinh thông về giới luật đã tụng đọc lại những giới luật mà Đức Phật chế ra. Về sau, Phật giáo nguyên thủy được chia làm nhiều nhánh hay bộ phái. Mỗi bộ phái đều theo một bộ luật riêng. 

Trong số các bộ luật này những bộ được áp dụng nhiều nhất là: Thập tụng, Tứ phần, Tăng kỳ, Ngũ phần.
Những bộ luật trên được truyền sang Trung Quốc và dịch ra Hán văn. Đến đời Đường,
Trí Thủ luật sư đã chú giải các bộ ấy, và đệ tử của Ngài là Đạo Tuyên (596-667) luật sư nhận thấy trong các bộ ấy, bộ luật Tứ phần là thích hợp với người Trung Quốc, nên đã căn cứ vào luật này để lập ra Luật tông. Vì vậy, tông này còn có tên gọi là Tứ phần luật tông.


Giáo pháp của phái này dựa trên Luật tạng[38] của Pháp Tạng bộ[39] chủ trương giữ
giới luật một cách nghiêm ngặt. Những quy định của luật này bao gồm 250 quy định cho tăng giới (Tỉ-khâu giới) và 348 cho ni giới (Tỉ-khâu-ni giới). Mặc dù các bộ Luật xuất phát từ Tiểu thừa, nhưng Đại thừa Trung Quốc cũng tuân thủ nghiêm túc.

Bốn phần giới luật của Luật tông bao gồm: 
1) Giới pháp: giới luật mà Phật chế định ra.
2) Giới thể: là pháp thể mà các đệ tử thọ giới lĩnh hội tại tâm khi thọ giới, có tác dụng ngăn chặn những hành động tội ác và thị phi, khiến cho những người thọ giới khi thọ giới trong tâm nảy sinh ý chí và quyết tâm tuân thủ giới luật. 
3) Giới hành: những hành động tuân thủ theo giới luật. 
4) Giới tướng: nội dung cụ thể của giới luật.
Theo Đạo Tuyên, việc giữ giới luật là một yếu tố quan trọng trong tu học. Sư nhấn mạnh đến tính quan trọng của việc quy y thế phát và ghi rõ các quy định của đời sống xuất gia.

Luật tông này được Giám Chân (688 - 763) Luật sư truyền qua Nhật năm 745. Ngày nay, Luật tông Nhật Bản vẫn còn tồn tại, nhưng không có ảnh hưởng nhiều trong nền phật giáo tại đây.

.......................................

[38] Luật tạng (vinaya-pitaka): là phần thứ ba của Tam tạng, quy định về việc sống tập thể của tăng ni. Luật tạng có nhiều hệ khác nhau, như Luật tạng của Thượng tọa bộ, Pháp Tạng bộ, Thuyết nhất thiết hữu bộ. 
Luật tạng gồm 3 phần: 
1) Các quy định dành cho chư tăng (Tỉ-khâu):
a) Ba-la-di (pārājika): bị trục xuất nếu phạm các tội giết, trộm cắp, hành dâm, nói dối đã đạt Thánh quả; b) Tăng tàn (sanghvaesa): tạm thời trục xuất nếu phạm một trong 13 tội như vu cáo, gây bất bình, tà dâm với phụ nữ...; c) Bất định (aniyata): quy định về các lỗi không được ghi tr trước; d) Xả đọa (naihsargika): 30 lỗi cần phải từ bỏ về quần áo, ăn uống, thuốc men; e) Ba-dật-đề (pātayantika): 90 lỗi nhẹ cần phạt như la lối, không nghe lời, dối trá; f) Hối quá (pratideśanīya): 4 lỗi xung quanh việc ăn uống; g) Chúng học (śiksākaranīya): các quy định về giao tiếp, xử sự; h) Diệt tránh (adhikaranaamatha): các quy định về hòa giải tranh chấp. 2) Quy định dành cho chư ni (Tỉ-khâu-ni)): cũng có các chương như trên nhưng nghiêm khắc hơn. 3) Các quy định về đời sống hàng ngày của tăng ni cũng như trong các ngày đặc biệt trong tháng, trong mùa mưa, hay các quy định khi sống không nhà

[39] Pháp Tạng bộ (dharmaguptaka): một bộ phái của Phật giáo, xuất phát từ Trưởng lão bộ
(Sthavira) và Hóa địa bộ (Mahīśasaka). Bộ phái này do cao tăng Xrilanca là Pháp tạng
(dharmagupta) thành lập và lưu truyền rộng rãi tại Nam Ấn Độ. Luật tạng của phái này được nhiều phái xem như hoàn chỉnh nhất. Bộ này được dịch ra Hán văn vào năm 105, bao gồm 250 giới dành cho tăng và 348 giới dành cho ni

(sưu tầm)



Đạo Giáo Giáo Phái 1002983_147931408742379_705316006_n


_________________________________
Đạo Giáo Giáo Phái Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Đạo Giáo Giáo Phái Empty
Bài gửiTiêu đề: Mật Tông   Đạo Giáo Giáo Phái EmptyFri Aug 16, 2013 2:43 pm

Mật tông

Mật tông còn gọi là Mật giáo, là một nhánh của Phật giáo Tây Tạng. Mật tông cũng chủ
trương sự tự giác ngộ thông qua việc thiền định và niệm thần chú. Mật tông được ba vị cao tăng Ấn Độ là Thiện Vô Úy (subhākarasimha, 637 - 735), Kim Cương Trí (vajrabodhi, 663 - 723) và Bất Không Kim Cương (amoghavajra, 705 - 774) đưa vào Trung Quốc trong thế kỷ VIII. 

Thiện Vô Úy được phong làm Quốc sư, là người dịch Đại Nhật kinh ra tiếng Hán, một bộ kinh căn bản của tông này. Bất Không Kim Cương dịch các Chân ngôn[40] và Đà-la-ni[41] của bộ kinh đó.

Các yếu tố quan trọng của Mật tông là phép niệm Chân ngôn, phép bắt Ấn[42] và sử
dụng Mạn-đồ-la[43] cũng như các lần Quán đỉnh[44]. Mật tông là giáo pháp mà sư phụ truyền cho học trò bằng lời (khẩu quyết) và đó là lí do vì sao Mật tông không được truyền bá rộng rãi.

Sự truyền thừa của Mật tông tại Trung Quốc đơn giản hơn các tông phái khác. Tuy vậy,
tông này rất được các triều vua Đường như Huyền Tông[45], Túc Tông[46] và Đại Tông[47] ủug hộ. 

Ngài Bất Không rất được ba đời vua này trọng đãi. Các công trình phiên dịch kinh điển
Mật tông được tiến hành với quy mô đồ sộ. Theo sử Phật giáo Trung Quốc, Ngài Bất Không cùng với các Ngài Cưu Ma La Thập, Chân Đế và Huyền Trang được coi là “bốn nhà đại phiên dịch” của Phật giáo Trung Quốc. 

Không những trong Phật giáo mà Mật tông còn ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong nền văn hóa truyền thống Trung Quốc như điêu khắc, hội họa... Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của nạn phế Phật cuối đời Đường nên Mật tông Trung Quốc suy yếu nghiêm trọng. 

Sau khi Bất Không mất, Mật tông suy tàn vì không có vị đạo sư nào từ Ấn Độ sang nữa.


Trường phái này được Đại sư Không Hải (774-835) đưa qua Nhật Bản dưới cái tên Chân
ngôn tông, là một trong những tông phái quan trọng của nền Phật giáo Nhật Bản. 

Không Hải là môn đệ của Đại sư Huệ Quả, một môn đệ của Bất Không.

.........................................................

[40] Chân ngôn (mantra): hoặc Chân âm, phiên âm sang tiếng Hán là Mạn-đát-la, dịch ý là Chú, Minh, Thần chú, Mật ngôn, Mật ngữ, Mật hiệu, hoặc có thể đọc thẳng âm tiếng Phạn là Mantra, có nghĩa là “lời nói chân thật”, là biểu hiện của chân như. Chân ngôn có thể là một câu chú, hay một Đà-la-ni ngắn. 

Lời nói huyền nhiệm chứa đựng năng lực đưa đến kết quả siêu nhiên hay thế tục. Vốn xuất phát từ đạo Bà-la-môn của Ấn Độ, Chân ngôn có thể là một âm tiết, một chữ
hoặc câu kệ được tiết lộ cho những vị Thấu nhị trong lúc thiền định. 

Trong Phật giáo, người ta cho rằng Chân ngôn chứa đựng sức mạnh đặc biệt của vũ trụ hoặc biểu hiện của một khía cạnh nào đó của Phật tính. Trong nhiều trường phái, Chân ngôn hay được lặp lại trong các buổi tu tập hành trì đặc biệt trong Kim cương thừa ở Tây Tạng. 

Ở đây, Chân ngôn trở thành phương tiện trợ giúp tâm thức hành giả. Trong ba ải “thân, khẩu, ý” thì chân ngôn thuộc về khẩu và tác động thông qua âm thanh rung động do sự tụng niệm Chân ngôn phát sinh. 

Hành giả thường vừa đọc Chân ngôn vừa quán trưởng một đối tượng và tay giữ một ấn nhất định như các bài thành tựu pháp (sādhana) chỉ dẫn


[41] Đà-la-ni (dhāranī): là câu kinh ngắn mang sức mạnh siêu nhiên. Đà-la-ni có thể là đoạn kết của một bộ kinh, cũng có thể đại diện một trạng thái tâm thức để khi hành giả niệm đến, có thể đạt đến tâm thức đó Thông thường Đà-la-ni dài hơn Man-tra


[42] Ấn (mudrā): là một dấu hiệu thân thể trong Phật giáo và Ấn Độ giáo. Trong tranh tượng, các đức Phật thường được trình bày với một kiểu tay đặc biệt, vừa là một cử chỉ tự nhiên, vừa là một dấu hiệu của Phật tính. 

Trong Đại thừa, các Thủ ấn chỉ các ấn nơi tay, đều tương ứng với các ý nghĩa đặc biệt, đối lập với Khế ấn là những tư thế khác nhau như cầm ngọc, tọa thiền... Đặc
biệt, trong các tông phái như Thiên Thai tông, Kim cương thừa, các ấn này thường đi đôi với Mantra. Ngoài ra, các ấn này giúp hành giả chứng được các cấp tâm thức nội tại, bằng cách giữ vững những vị trí thân thể nhất định và tạo mối liên hệ giữa hành giả với các vị Phật hoặc Đạo sư trong lúc hành trì một Thành tựu pháp


[43] Man-đa-la (mandala): là một khái niệm quan trọng trong Phật giáo Tây Tạng và Kim cương thừa. Đó là biểu tượng của vũ trụ và lực lượng trong vũ trụ diễn tả bằng những tranh vẽ. Người ta sử dụng Man-đa-la để tập trung thiền định, là xuất phát điểm của nhiều phương pháp Quán đỉnh. 

Tại Tây Tạng, người ta hiểu Man-đa-la là “trung tâm và ngoại vi”, là cơ sở để hiện tượng hợp nhất với bản thể. Vì vậy, trong một Man-đa-la, người ta thường thấy vô số cảnh vật, hình tượng khác nhau, nhưng chúng nằm trong một tranh vẽ duy nhất với thứ tự trên dưới rõ rệt.

Trong Kim cương thừa, Man-đa-la không chỉ là đối tượng thiền quán mà còn là bàn thờ để thiền giả bày biện các lễ vật bày pháp khí. Tuy nhiên, muốn làm được như vậy, hành giả phải được một vị đại sư thừa nhận và cho phép thực hiện Nghi quỹ đó. 

Mỗi Man-đa-la đều nhắm đến một vị Phật nhất định và vì thế lễ vật hay pháp khí đều phải phù hợp. 

Kim cương thừa xem mọi thứ đều có thể là Man-đa-la, từ thế giới ngoại cảnh đến chính bản thân hay tâm thức mình. Theo truyền thống, người ta xem Man-đa-la là một lâu đài hình vuông có bốn cửa nhìn ra bốn phía


[44] Quán đỉnh (abhiseka): là một nghi thức tôn giáo trong những buổi lễ long trọng. Trong Kim cương thừa, danh từ Quán đỉnh được dùng chỉ những nghi lễ, trong đó đạo sư cho phép đệ tử tu tập một Tan-tra. Vì vậy, trong Phật giáo tây Tạng người ta hay sử dụng danh từ “Truyền lực”


[45] Đường Huyền Tông (685 - 762): làm vua từ năm 712 - 756

[46] Đường Túc Tông (711 - 762): làm vua từ năm 756 - 762

[47] Đường Đại Tông (726 - 779): làm vua từ năm 762 - 779


(sưu tầm)


Đạo Giáo Giáo Phái 992822_148171528718367_1657434016_n

_________________________________
Đạo Giáo Giáo Phái Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Đạo Giáo Giáo Phái Empty
Bài gửiTiêu đề: Thiền tông (zen-shū)   Đạo Giáo Giáo Phái EmptyFri Aug 16, 2013 2:45 pm

Thiền tông (zen-shū)

Trong các tông phái Phật giáo Trung Quốc, Thiền tông là tông phái có tầm ảnh hưởng
quan trọng thất đối với toàn bộ hệ thống tư tưởng Phật giáo Trung Quốc từ đời Đường trở về sau. 

Đây là nhận định chung của hầu hết các nhà nghiên cứu Phật học hiện nay.
Thiền tông khởi nguồn từ Ấn Độ, ngày nay người ta không còn tư liệu gì cụ thể về lịch
sử các vị Tổ Thiền tông Ấn Độ. 

Theo phổ hệ truyền thừa của Thiền tông Ấn Độ, từ Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đến Ngài Bồ Đề Đạt Ma là đời thứ 28. Ngài là thái tử thứ 3, con vua Kancipura ở miền Nam Ấn Độ. Đầu thế kỷ VI, Bồ Đề Đạt Ma đưa Thiền sang Trung Quốc và được xem là sơ tổ của Thiền tông tại đây. Sáu vị Tổ của Thiền tông Trung Quốc là: 

1) Bồ Đề Đạt Ma (? -
532); 
2) Huệ Khả (487 - 593); 
3) Tăng Xán (? - 606); 
4) Đạo Tín (580 - 651); 
5) Hoằng Nhẫn (601
- 674); 
6) Huệ Năng (638 - 713).

Thiền bắt nguồn từ Ấn Độ nhưng đã trở thành một tông phái độc lập khi được truyền
sang Trung Quốc, đặc biệt là sau thời của Lục tổ Huệ Năng. Đến thời Ngài Huệ Năng, Phật giáo và Lão giáo đã có nhiều trộn lẫn với nhau, nhất là trong phái Thiền của Huệ Năng, phát triển ở miền Nam Trung Quốc. Thiền phái của Huệ Năng được xem là ngọn đuốc chói sáng, nhất là trong khoảng thời gian từ đời Đường đến đầu đời Tống, và sản sinh ra vô số những vị Thiền sư danh tiếng như Mã Tổ Đạo Nhất (709 - 788), Bách Trượng Hoài Hải (720 - 814), Triệu Châu Tòng Thẩm (778 - 897), Lâm Tế Nghĩa Huyền (?-866/867)... và truyền ra các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam. 

Thiền Nam tông chủ trương “đốn ngộ” (giác ngộ ngay, không theo thứ lớp) nên được gọi là “Nam đốn”. Thiền Nam tông được chia thành “Ngũ gia thất tông” (năm nhà bảy tông), gồm: Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn, Quy Ngưỡng, Lâm Tế và hai bộ phái của Lâm Tế là Dương Kì và Hoàng Long. 

Những tông phái này thường chỉ khác nhau về cách giáo hóa, không khác về nội dung đích thực của Thiền. Một phái Thiền khác ở phương Bắc do Thần Tú (605 - 706) truyền bá, chủ trương giáo pháp “tiệm ngộ” (sự bừng sáng của trí tuệ giải thoát có được trong quá trình tu tập theo thứ lớp) nên gọi là “Bắc tiệm”.

Thiền, như các vị Thiền sư nhấn mạnh, là trở về với tự nhiên. Thiền tông quan tâm đến
kinh nghiệm chứng ngộ, đả phá mạnh mẽ mọi nghi thức tôn giáo và mọi lí luận về giáo pháp.

Thiền tông chính là sự tổng hợp độc đáo của hai giáo lí, hai học thuyết nền tảng của Phật giáo đại thừa Ấn Độ, đó là Trung quán và Duy thức. 

Người ta có thể hiểu phần nào những hành động, lời nói, phương pháp hoằng pháp “mâu thuẫn”, “nghịch lí” của các vị Thiền sư nếu nắm được giáo lí của Trung quán và Duy thức. 

Thiền tông có những nét đặc trưng sau: 

1) “Giáo ngoại biệt truyền”: truyền giáo pháp ngoài kinh điển; 
2) “Bất lập văn tự”: Không lập văn tự; 
3) “Trực chỉ nhân tâm”: chỉ thẳng tâm người; 
4) “Kiến tính thành Phật”: thấy tính thành Phật.

Vào các thời Nguyên, Minh, Thanh, trong khi một số tông phái khác dần bị suy thoái do
sự du nhập và phát triển mạnh mẽ của Lạt ma giáo Tây Tạng thì Thiền tông lại trở thành tông phái phổ biến nhất. 

Từ thời Trung Hoa Dân Quốc đến nay, Thiền tông vẫn là một tông phái chủ đạo của Phật giáo Trung Quốc.



(sưu tầm và chỉnh sửa)


Đạo Giáo Giáo Phái 1014169_148368852031968_572063494_n

_________________________________
Đạo Giáo Giáo Phái Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Đạo Giáo Giáo Phái Empty
Bài gửiTiêu đề: Tịnh Độ tông (jōdo-shū)   Đạo Giáo Giáo Phái EmptyFri Aug 16, 2013 2:51 pm

Tịnh Độ tông (jōdo-shū)

Cùng với Thiền tông và Mật tông, Tịnh Độ tông cũng là một tông phái có ảnh hưởng trong Phật giáo Trung Quốc hiện nay. 

Tịnh Độ tông, còn gọi là Liên tông do Ngài Huệ Viễn (334-416) sáng lập. Mục đích của tông này là tu học nhằm được tái sinh tại Tây phương Cực lạc, Tịnh độ[48] của Phật A-di-đà[49].

Đặc tính của tông này là lòng tin nhiệt thành nơi Phật A-di-đà và sức mạnh cứu độ của vị Phật này.

Phép tu của Tịnh Độ tông chủ yếu là niệm danh hiệu Phật A-di-đà và quán tưởng Cực
lạc Phép tu này cũng được nhiều tông phái khác thừa nhận và hành trì. 

Ba bộ kinh quan trọng của Tịnh Độ tông là: Vô Lượng Thọ kinh, A-di-đà kinh và Quán Vô Lượng Thọ kinh.

Huệ Viễn được coi là Sơ tổ của Tịnh Độ tông, sau đó Đàm Loan (476-542) là người phát triển tích cực tông Tịnh Độ. Sư cho rằng, trong thời mạt pháp thì “tự lực” không còn đủ sức để giải thoát. Sự từ chối con đường “gian khổ” của những tông phái khác và chấp nhận giải pháp dựa vào một “tha lực”[50] là đức A-di-dà. 

Sư viết nhiều luận giải về Quán Vô Lượng Thọ kinh.
Trong thời gian này, Tịnh Độ tông được truyền bá rộng rãi, vì so với các tông phái khác tông này dường như “dễ” hơn.


Mục đích của phép niệm danh hiệu A-di-dà là tìm cách chệ ngự tâm. Thông thường,
hành giả tự đặt cho mình một chỉ tiêu niệm bao nhiêu lần. 

Phép quán niệm này được xem là có thể giúp hành giả “thấy” được A-di-dà và hai vị Bồ Tát tả hữu là Quán Thế Âm (Avalokltesvara) và Đại Thế Chí (Mahāsthāmaprāpta) và biết trước được giờ chết của mình. 

Phép niệm này có thể thực hiện bằng cách đọc to hay đọc thầm, không nhất thiết phải có tranh tượng A-di-đà. 

Đó là cách tu thông thường nhất. Ngoài ra, hành giả có thể thực hiện phép thứ 16 trong Vô Lượng Thọ kinh, bằng cách tạo linh ảnh của A-di-đà và thế giới Cực lạc, xem như hiển hiện trước mắt. 

Phép tu cao nhất của tông này là tự xem thể tính của mình chính là A-di-đà. Tất cả hành giả của Tịnh Độ tông đều mong muốn được thấy A-di-đà trong một linh ảnh, đó là bằng chứng chắc chắn nhất sẽ được tái sinh nơi cõi Cực Lạc.

....................................

[48] Tịnh độ: nguyên nghĩa trong Phạn ngữ là Phật độ, cõi Phật, cõi thanh tịnh. Trong Đại thừa, Tịnh độ được hiểu thuộc về một vị Phật, và vì có vô số chư Phật nên có vô số Tịnh độ. Tịnh độ được nhắc đến nhiều nhất là Tịnh độ Cực lạc của Phật A-di-đà. 

Tịnh độ được xem là “hóa thân” của thế giới, là cõi của người tu hành muốn được tái sinh. Muốn đạt được cõi này, hành giả không phải chỉ trau dồi thiện nghiệp mà còn phải nguyện cầu các đức Phật của các cõi đó cứu độ được tái sinh. 

Trong dân gian, người ta thường hiểu Tịnh độ là một nơi có vị trí địa lý nhất định, nhưng thật ra Tịnh độ là một dạng của tâm thức giác ngộ, không bị ô nhiễm. 

Trong đạo Phật, Tịnh độ không phải là mục đích cuối cùng trên con đường tu tập, mà chỉ là được coi là cõi cuối cùng mà hành giả phải tái sinh để đạt tới Niết bàn


[49] A-di-đà: là danh từ phiên âm có gốc từ hai chữ trong tiếng Phạn “amitābba” và “amitāyus”. “Amitābha” dịch nghĩa là “vô lượng quang” (ánh sáng vô lượng); “ amitāyus” có nghĩa là “vô lượng thợ” (thọ mệnh vô lượng). Phật A-di-đà được tôn thờ nhiều nhất trong Đại thừa, tượng trưng cho Từ bi và Ân huệ


[50] Tha lực (tariki): có nghĩa là lực từ bên ngoài, lực của người khác. Nhưng với nghĩa hẹp trong Phật giáo, “Tha lực” là “Phật lực” của Phật A-di-đà (theo 48 đại nguyện của Ngài khi còn là Bồ Tát tên Pháp Tạng). Vào thời Mạt pháp (chúng ta đang sống trong thời kỳ đầu của thời Mạt pháp kéo dài 10.000 năm), căn cơ của chúng sinh yếu kém nên khó lòng theo các phương pháp tu khác để giải thoát khỏi vấn đề sinh tử Hơn nữa, kinh sách Phật dần mất hết trong giai đoạn cuối của thời kỳ này. 

Và thời kỳ này, kinh nói rằng chỉ câu Nam-mô A-di-đà duy nhất cũng đủ sức đưa người tu tập khi lâm chung về cõi Cực Lạc của Phật A-di-đà. 

Đối nghĩa với “Tha lực” là “Tự lực”, chỉ cơ duyên Phật Thích-ca Mâu-ni thiền định mà đạt giác ngộ.


(sưu tầm và chỉnh sửa)


Đạo Giáo Giáo Phái 999653_148753495326837_299902919_n

_________________________________
Đạo Giáo Giáo Phái Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Đạo Giáo Giáo Phái Empty
Bài gửiTiêu đề: Đạo giáo   Đạo Giáo Giáo Phái EmptyFri Aug 16, 2013 2:57 pm

Đạo giáo

Đạo giáo là tôn giáo bản thổ của Trung Quốc, cùng với Nho giáo và Phật giáo trở thành
một trong ba tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất ở Trung Quốc.

Trong giai đoạn đầu manh nha hình thành, tên gọi “Đạo giáo” được sử dụng không giống nhau. Trong chư tử bách gia thời tiên Tần, có nhiều người gọi hệ thống lý u nhuận và phương pháp của mình là “Đạo”. Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Âm Dương gia, thậm chí cả Phật giáo vì những nguyên nhân khác nhau cũng từng tự xưng hoặc bị gọi là “Đạo giáo”. 

Nho gia là phái đầu tiên sử dùng từ “Đạo giáo”, họ gọi cái Đạo của bậc tiên vương và học thuyết của Khổng Tử là “Đạo giáo”. 

Phật giáo giai đoạn đầu mới truyền vào Trung Quốc, Phật Thích-ca Mâu- ni bị coi
là Lão Tử, từ “Bồ Đề” được dịch là “Đạo”. 

Đến cuối thời Đông Hán, Ngũ Đấu Mễ đạo xuất hiện, cũng tự xưng là “Đạo giáo”, các giáo phái nhằm phân biệt mình với các giáo phái khác nên không còn sử dụng từ “Đạo giáo” nữa, từ đó tên gọi “Đạo giáo” là chỉ Ngũ Đấu Mễ Đạo.

Khái niệm Đạo giáo hiện nay chúng ta đang nói tới được hiểu là một loại hình tôn giáo ra đời ở Trung Quốc trên cơ sở các loại hình tín ngưỡng tôn giáo nguyên thủy, kế thừa lí luận và phương pháp tu trì của Phương Tiên đạo, Hoàng Lão đạo, coi Lão Tử là giáo chủ, lấy tác phẩm Đạo Đức kinh của Lão Tử làm kinh điển chính.




(sưu tầm)


Đạo Giáo Giáo Phái 540690_149003881968465_1233112968_n

_________________________________
Đạo Giáo Giáo Phái Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Đạo Giáo Giáo Phái Empty
Bài gửiTiêu đề: Lịch sử phát triển của Đạo giáo   Đạo Giáo Giáo Phái EmptyFri Aug 16, 2013 3:00 pm

Lịch sử phát triển của Đạo giáo

2.1.1. Thời kỳ hình thành
Vào thời vua Thuận Đế[51] nhà Đông Hán, Trương Lăng ở núi Hạc Minh vùng Tứ Xuyên
trên cơ sở hấp thu tín ngưỡng nguyên thủy của các dân tộc thiểu số vùng Ba Thục đã lập ra Ngũ Đấu Mễ Đạo, Tôn Lão Tử làm giáo chủ, lấy Đạo Đức kinh làm kinh điển chính thống. 

Sau khi Trương Lăng chết, con trai là Trương Hoành và cháu là Trương Lỗ tiếp tục truyền bá Ngũ Đấu Mễ Đạo tại các vùng tây bắc Tá Xuyên và Thiểm Nam. Do các giáo đồ Đạo giáo sau này tôn Trương Lăng là Thiên Sư (có quan điểm cho rằng Trương Lăng tự xưng là Thiên Sư), nên Ngũ Đấu Mễ Đạo còn có tên gọi là Thiên Sư Đạo.

Thời vua Linh Đế[52] nhà Hán, Trương Giác lập nên Thái Bình Đạo, tự xưng là Đại Hiền
Lương Sư, lấy Thái Bình Thanh Lĩnh Thư (tức Thái Bình kinh) làm kinh điển chính thống. Giáo đồ của Thái Bình Đạo lên tới hàng trăm nghìn người, niên hiệu Trung Bình nguyên niên (năm 184), Trương Giác lãnh đạo giáo đồ phát động khởi nghĩa chống lại triều đình, do quân khởi nghĩa trên đầu đều đeo khăn vàng nên có tên gọi là “khởi nghĩa Hoàng Cân” (cuộc khởi nghĩa khăn vàng). 

Cùng với Ngũ Đấu Mễ Đạo, Thái Bình Đạo đã trở thành ngọn cờ của các cuộc khởi
nghĩa nông dân lúc bấy giờ. Sau khi khởi nghĩa Hoàng Cân thất bại, Thái Bình Đạo bị triều đình đàn áp dã man, dần đi vào suy thoái. Ngũ Đấu Mễ Đạo và Thái Bình Đạo là hai giáo phái lớn của Đạo giáo thời kỳ đầu.


Hai giáo phái này về cơ bản có giáo nghĩa giống nhau, nguồn gốc tư tưởng và đạo thuật
đều xuất phát từ những tư tưởng dưới đây:

(1) Trương quỷ thần thời cổ đại: trong xã hội cổ đại, người Trung Quốc coi mặt trời, mặt trăng, các vì tinh tú, núi sông, tổ tiên là các vị thần linh, và tiến hành các hoạt động thờ cúng. Đạo giáo đã kế thừa tư tưởng này và đưa các vị thần linh vào trong hệ thống của mình.

(2) Vu thuật và thần tiên phương thuật: người Trung Quốc đời Ân Chu cho rằng, bốc thệ (bói) có thể đoán được điềm cát hung, vu sư có thể giao tiếp với quỷ thần. Phương thức dựa vào vu thuật để cầu phúc tránh nạn này đã được Đạo giáo tiếp thu.

Từ sau thời Chiến Quốc, thần tiên phương thuật dần thịnh hành, tư tưởng thần tiên cũng thường thấy xuất hiện trong các tác phẩm như Trang Tử, Sở Từ. Tiếp đến, tại các nước Yên, Tề, xuất hiện những phương sĩ truyền bá thuật trường sinh thành tiên, lấy học thuyết âm dương ngũ hành để giải thích cho phương thuật của họ. 

Từ đây xuất hiện cái gọi là “thần tiên gia”, đó chính là Phương Tiên đạo.
Sau này, tín ngưỡng thần tiên và phương thuật của Thần Tiên gia đều được Đạo giáo kế thừa, phương thuật thần tiên dần trở thành phương thuật tu luyện của Đạo giáo, phương sĩ trở thành Đạo sĩ.

(3) Sấm vĩ học: tư tưởng âm dương ngũ hành khởi nguồn từ thời tiên Tần. Từ Đổng
Trọng Thư đời Hán bắt đầu dùng tư tưởng này để giải thích kinh thư, dần hình thành nên sấm vĩ học. Sấm vĩ học thịnh hành vào cuối Tây Hán đầu Đông Hán, Đạo giáo dung nạp tư tưởng của sấm vĩ học vào nội dung phương thuật của mình.

(4) Tư tưởng Hoàng Lão: học thuyết Hoàng Lão bắt nguồn từ các Đạo gia thuộc học phái Tắc Hạ thời Chiến Quốc, họ đều tôn Hoàng Đế và Lão Tử là những người sáng lập nên Đạo gia. Tư tưởng Hoàng Lão chứa đựng nhiều yếu tố thần bí, rất nhiều phương sĩ đã kết hợp Hoàng Lão học với thần tiên phương thuật, dựa vào tư tưởng thần tiên trường sinh và học thuyết âm dương ngũ hành để giải thích những yếu tố thần bí này. 

Đến thời Đông Hán, Hoàng Đế và Lão Tử ngày càng trở nên thần bí, học thuyết Hoàng Lão dần trở thành một tôn giáo, gọi là Hoàng Lão Đạo. Hoàng Lão Đạo kết hợp với Phương Tiên Đạo trở thành tiền thân của Đạo giáo thời kỳ đầu, là cơ sở cho sự ra đời của Thái Bình Đạo và Ngũ Đấu Mễ Đạo.


...........................................
[51] Hán Thuận Đế (115 - 144): làm vua từ năm 125 - 144
[52] Hán Linh Đế (156 - 189): làm vua từ năm 168 - 189


(sưu tầm và chỉnh sửa)



Đạo Giáo Giáo Phái 14787_149049628630557_1500096684_n


_________________________________
Đạo Giáo Giáo Phái Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Đạo Giáo Giáo Phái Empty
Bài gửiTiêu đề: Thời kỳ phân hóa   Đạo Giáo Giáo Phái EmptyFri Aug 16, 2013 3:10 pm

Thời kỳ phân hóa

Từ Ngụy Tấn trở về sau, trong nội bộ Đạo giáo xuất hiện sự phân hóa. Một bộ phận giáo đồ Đạo giáo hoạt động trong xã hội thượng tầng. Cát Hồng thời Đông Tấn tổng kết lí luận của phương thuật thần tiên đã đưa ra những phương pháp tu luyện và xây dựng nên hệ thống lí luận của Đạo giáo, có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển của Đạo giáo. 

Ông công kích Đạo giáo dân gian, phê phán những cuộc khởi nghĩa nông dân, chủ trương kết hợp phương thuật thần tiên với tư tưởng cương thường danh giáo của Nho gia. 

Ông cho rằng, giáo đồ Đạo giáo phải lấy tư tưởng trung hiếu, nhân nghĩa, hòa thuận của Nho gia làm gốc, nếu không cho dù có chăm chỉ tu luyện cũng không thể thành tiên. Bên cạnh xã hội thượng tầng, trong dân gian cũng lưu truyền “Đạo giáo thông tục”. Cuối Đông Tấn, Tôn Ân[53] lợi dụng Ngũ Đấu Mễ Đạo trong dân gian để phát động khởi nghĩa nông dân, sau mặc dù bị trấn áp nhưng đã giáng một đòn mạnh vào sự thống trị của vương triều Đông Tấn.


Thời Nam Bắc triều, đạo sĩ Khấu Khiêm Chi (365 - 448) triều Bắc Ngụy được sự ủng hộ
của Thái Vũ Đế, tự xưng phụng chỉ của Thái Thượng Lão Quân, thay Trương Lăng làm Thiên Sư, tiến hành cải cách Ngũ Đấu Mễ Đạo (tức Thiên Sư Đạo) ở phương Bắc, lập nên Bắc Thiên Sư Đạo. Dưới thời Nam triều, đạo sĩ Lục Tu Tĩnh (406 - 477) dựa vào chế độ tông pháp và mô phỏng nghi thức tu trì của Phật giáo, đã định ra những nghi phạm trai giới cho Đạo giáo, tiến hành cải cách Ngũ Đấu Mễ Đạo, lập nên Nam Thiên Sư Đạo. 

Đạo giáo qua hai lần cải cách của Khấu Khiêm Chi và Lục Tu Tĩnh đã từng bước được định hình. Đào Hoằng Cảnh (456 - 536) thời Nam triều hấp thu tư tưởng của Nho, Phật, tiếp tục bổ sung nội dung cho Đạo giáo, tạo nên phổ hệ thần tiên của Đạo giáo, có ảnh hưởng rất lớn đối với Đạo giáo sau này.

.............................................
[53] Tôn Ân (? - 402): một Đạo sĩ thời Đông Tấn, lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa nông dân

(sưu tầm)



Đạo Giáo Giáo Phái 1000286_149918058543714_1648322161_n


_________________________________
Đạo Giáo Giáo Phái Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Đạo Giáo Giáo Phái Empty
Bài gửiTiêu đề: Thời kỳ cực thịnh   Đạo Giáo Giáo Phái EmptyFri Aug 16, 2013 3:14 pm

Thời kỳ cực thịnh

Thời kỳ Tùy Đường Bắc Tống, có rất nhiều vị hoàng đế Trung Quốc tôn sùng Đạo giáo.
Các vị hoàng đế nhà Đường họ Lý nên đã tôn Lão Tử Lý Đam làm tổ của mình, vì vậy đều sùng bái Đạo giáo. Năm 625, Đường Cao Tổ[54] định ra thứ tự của Tam giáo: đứng đầu là Đạo giáo, thứ hai là Nho giáo và cuối cùng là Phật giáo. 

Năm 666, Đường Cao Tông[55] phong Lão Tử làm Thái Thượng Huyền Nguyên hoàng đế, niên hiệu Thiên Bảo[56] nguyên niên (năm 742)
phong Trang Tử làm Nam Hoa chân nhân, Văn Tử làm Thông Huyền chân nhân, Liệt Tử làm Xung Hư chân nhân, Canh Tang Tử làm Động Hư chân nhân, tác phẩm của bốn vị này đều được coi là chân kinh. 



Năm 845, Đường Vũ Tông ra lệnh phế phật giáo, phát triển Đạo giáo.
Giai cấp thống trị triều Bắc Tống phỏng theo triều Đường coi mình là hậu duệ của Lão
Tử. Tống Chân Tông[57] coi Trịnh Huyền Lãng là tổ của dòng tộc mình, phong làm vị tôn thần của Đạo giáo, đồng thời phong Lão Tử là Thái Thượng Lão Quân Hỗn Nguyên Thượng Đức hoàng đế. Tống Huy Tông[58] tự xưng là Giáo Chủ Đạo Quân hoàng đế, đặt chức bác sĩ Đạo Đức kinh, Trang Tử, Liệt Tử ở Thái học, đích thân chú nhiều kinh sách của Đạo giáo; ra lệnh các tăng ni chuyển sang làm đạo sĩ, mặc đạo phục, gia nhập Đạo học.

Các chính sách tôn Đạo của hai triều Đường Tống đã góp phần thúc đẩy Đạo giáo phát
triển. Thời kỳ này, số lượng các đạo sĩ tăng mạnh, quy mô của các đạo quan ngày càng lớn, số lượng kinh thư ngày càng nhiều và được biên thành “tạng” chính thức lưu hành. Những đạo sĩ danh tiếng và học giả nghiên cứu Đạo giáo danh tiếng liên tiếp xuất hiện trong giai đoạn này, thời Tùy Đường có Vương Viễn Tri, Tôn Tư Mặc, Thành Huyền Anh, Tư Mã Thừa Trinh, Ngô Quân, Lã Động Tân; thời Ngũ Đại Thập Quốc có Đỗ Quang Đình, Lư Khâu Phương Viễn, Bành Hiểu, Đàm Tiếu; thời Bắc Tống có Trần Đoàn, Trương Tử Dương, Trần Cảnh Viễn... 

Họ đều đóng một vai trò nhất định đối với sự phát triển của Đạo giáo.
Thời Nam Tống, các tông phái Đạo giáo lần lượt phân phái. Những tông phái Đạo giáo
mới đều muốn đổi mới giáo lí, vì vậy đa số đều chủ trương tam giáo hợp nhất. 

Về phương diện tu luyện, họ chú trọng thuật nội đan và phương pháp tu luyện “tinh”, “khí”, “thần”. Năm 1167, Vương Trùng Dương sáng lập Toàn Chân Đạo dung nạp học thuyết của cả Nho, Đạo, Phật.



Trong giai đoạn hai triều Kim Nguyên, ở vùng Hà Bắc còn xuất hiện Chân Đại Đạo giáo do Lưu Đức Nhân sáng lập, Thái Nhất Đạo do Tiêu bao Trân sáng lập. Nhưng những giáo phái này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, không lâu sau không còn nghe danh tiếng. Chỉ có Toàn Chân Đạo do được Nguyên Thái Tổ[59] ủng hộ nên cực thịnh trong một thời gian dài. 

Bắc Thiên Sư Đạo và Nam Thiên Sư Đạo do tranh giành vị thế với Toàn Chân Đạo nên dần kết hợp với Thượng Thanh phái, Linh Bảo phái, Tịnh Minh Đạo, đến đời Nguyên hợp thành Chính Nhất Đạo. 

Từ đây, Đạo giáo chính thức phân thành hai tông phái lớn là Chính Nhất Đạo và Toàn Chân Đạo.

....................................
[54] Đường Cao Tổ (566 - 635): làm vua từ năm 618 - 626
[55] Đường Cao Tông (628 - 683): làm vua từ năm 649 - 683
[56] Niên hiệu vua Đường Huyền Tông (685 - 762): làm vua từ năm 712 - 756
[57] Tống Chân Tông (968 - 1022): làm vua từ năm 997 - 1022
[58] Tống Huy Tông (1082 - 1135): làm vua từ năm 1101 - 1125
[59] Nguyên Thái Tổ: Thành Cát Tư Hãn (1162 - 1227)



(sưu tầm)


Đạo Giáo Giáo Phái 1000516_150012151867638_1216725959_n

_________________________________
Đạo Giáo Giáo Phái Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Đạo Giáo Giáo Phái Empty
Bài gửiTiêu đề: Thời kỳ suy vi   Đạo Giáo Giáo Phái EmptyFri Aug 16, 2013 3:21 pm

Thời kỳ suy vi

Từ giữa triều Minh trở về sau, Đạo giáo dần đi vào suy thoái. Nhà Thanh thi hành chính
sách “trọng Phật ức Đạo”. Thời vua Càn Long, Chính Nhất chân nhân từ hàm nhị phẩm bị giáng xuống ngũ phẩm. 

Thời vua Đạo Quang, ngừng tất cả các hoạt động lễ bái Đạo giáo. Tuy nhiên,
Đạo giáo chỉ suy thoái trong xã hội thượng tầng, trong dân gian Đạo giáo thông tục vẫn hoạt động mạnh.

2.2. Các tông phái Đạo giáo
Đạo giáo Trung Quốc có nhiều tông phái (giáo phái). Thuật ngữ “tông” và “phái” đồng
nghĩa với nhau và Đạo giáo hay dùng lẫn lộn phái và tông để đặt tên. Trên thực tế, tuy tông và phái đồng nghĩa nhau, nhưng Phật giáo có xu hướng dùng chữ tông và Đạo giáo có xu hướng dùng chữ phái. 

Trong vài chục tông phái của Đạo giáo Trung Quốc, ngoài hai thuật ngữ trên,
thuật ngữ đạo và giáo cũng được dùng. 

Nhưng các thuật ngữ này được dùng không theo quy tắc nào và cũng không hề có sự so sánh về quy mô lớn nhỏ giữa các thuật ngữ ấy. 

Ở đây dùng thuật ngữ “giáo phái” là một thuật ngữ phổ thông có thể dùng cho bất kỳ tôn giáo nào.



(sưu tầm)


Đạo Giáo Giáo Phái 1069377_150649858470534_1256744945_n

_________________________________
Đạo Giáo Giáo Phái Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Đạo Giáo Giáo Phái Empty
Bài gửiTiêu đề: Tên gọi các giáo phái   Đạo Giáo Giáo Phái EmptyFri Aug 16, 2013 3:25 pm

Tên gọi các giáo phái

Số lượng các giáo phái Đạo giáo ở Trung Quốc có rất nhiều, do quá trình hưng-suy phân-hợp, nên chỉ có thể tổng kết ra những giáo phái lớn. Dưới đây là 38 giáo phái, phân biệt theo tên gọi, gồm 14 đạo, 16 phái, 7 tông và 1 giáo.

(1) 14 giáo phái tên gọi có chữ Đạo: Bắc Thiên Sư Đạo, Bạch Gia Đạo, Chân Đại Đạo,
Chính Nhất Đạo, Lâu Quán Đạo, Lý Gia Đạo, Nam Thiên Sư Đạo, Ngoại Đan Đạo, Ngũ Đấu Mễ Đạo, Nội Đan Đạo, Thái Bình Đạo, Thái Nhất Đạo, Toàn Chân Đạo, Tịnh Minh Đạo.

(2) 16 giáo phái tên gọi có chữ Phái: Diên Hồng Phái, Du Sơn Phái, Đan Đỉnh Phái,
Đông Hoa Phái, Kim Sa Phái, Linh Bảo Phái, Long Môn Phái, Nam Vô Phái, Ngộ Tiên Phái, Phù Lục Phái, Thanh Vi Phái, Thần Tiêu Phái, Thiên Tâm Phái, Thượng Thanh Phái, Tử Dương Phái, Tùy Sơn Phái.


(3) 7 giáo phái tên gọi có chữ Tông: Bắc Tông, Các Tạo Tông, Kim Đan Phái Nam Tông, Long Hổ Tông, Mao Sơn Tông, Nam Bắc Tông.

(4) 1 giáo phái tên gọi có chữ giáo: Huyền Giáo. 




(sưu tầm).



Đạo Giáo Giáo Phái 74908_150865995115587_105651808_n


_________________________________
Đạo Giáo Giáo Phái Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Đạo Giáo Giáo Phái Empty
Bài gửiTiêu đề: Đặc điểm của các giáo phái   Đạo Giáo Giáo Phái EmptyFri Aug 16, 2013 3:33 pm

Đặc điểm của các giáo phái

Các giáo phái cho dù có nguồn gốc và tên gọi khác nhau, nhưng đều có chung tín
ngưỡng cơ bản và mục đích tu luyện. Tín ngưỡng cơ bản của họ là Đạo (theo quan điểm của Lão Tử) và mục đích tu luyện là trường sinh bất tử, đắc đạo thành tiên. Từ quan niệm nền tảng là Đạo, các giáo phái đã kế thừa và phát triển để biến nó thành một thứ thế giới quan triết học (hay phương pháp luận) của bản môn, từ đó xây đựng nên một phương pháp tu luyện phù hợp. 

Đó là tính chất chung của các giáo phái (cộng tính), nhưng ngoài ra, mỗi giáo phái cũng có tính chất riêng (cá tính) của mình.

Cái cá tính đó xuất phát từ cách lý giải tín ngưỡng cơ bản và mục tiêu tu luyện, cũng
như các phương pháp thực hành. Ngay giai đoạn phát triển ban đầu của Đạo giáo, các giáo phái đều có chung mục tiêu là trường sinh và thành tiên, nhưng cách thực hành thì khác nhau:

hoặc họ thực hành trai tiêu (tức thể thức cúng tế), hành khí, đạo dẫn, tồn thần, thủ thất... (gọi chung là luyện hình); hoặc tìm cách chế biến đan dược làm thuốc trường sinh và ăn vào để được thành tiên (gọi chung ngoại đan); hoặc vận nội công hấp khí đại tiểu chu thiên (gọi chung là nội đan, nội đan và ngoại đan gọi chung là đan đỉnh), hoặc dùng phù lục, bùa chú, cầu đảo, pháp thuật... (gọi chung là phù lục). 


Dần dần, các thứ ngoại đan phù lục bị xem là tà đạo, chỉ còn chủ trương nội đan luyện dưỡng là được duy trì mà thôi. 


Cho dù phương pháp dị biệt, nhưng quan niệm thành tiên của các giáo phái trong giai đoạn đầu của Đạo giáo là “nhục thể và tinh thần cùng tồn tại”, nhờ đó thân thể bay được lên trời. 


Đến khi Toàn Chân Đạo ra đời vào đầu triều Kim, quan niệm nhục thể bất tử bị xem là ngu xuẩn. Trái lại, bất tử phải hiểu là chân tính hay dương thần bất tử, thoát xác để quay về với Đại Đạo, còn cái thân huyết nhục giống như cái áo, phải cởi bỏ tại thế gian.


Về mặt tín ngưỡng cơ bản, các giáo phái như Ngũ Đấu Mễ Đạo, Thái Bình Đạo, Bạch
Gia Đạo, Lý Gia Đạo... đều sáng lập vào giai đoạn ban đầu của Đạo giáo, giáo nghĩa và giáo quy không hoàn bị, còn thô sơ. 


Các giáo phái này phát sinh từ quần chúng như một phong trào phản kháng giai cấp thống trị, chính là các hình thức khởi nghĩa nông dân, tiêu biểu có khởi nghĩa Hoàng Cân do Trương Giác lãnh đạo. 


Nói chung, trong giai đoạn đầu đa số các giáo phái Đạo giáo đều mang tính chất chống triều đình. 


Đến thời Nam Bắc triều, các đạo sĩ Khấu Khiêm Chi, Lục Tu Tĩnh... đều xuất thân từ giới sĩ tộc. Họ dùng luân lí của Nho gia để cải cách tính chất chống triều đình này, để các Đạo giáo thích ứng với chế độ phong kiến. 

Có lẽ đây là một trong các lí do mà các Thiện Thư (sách khuyến thiện) một mực đề cao luận lí tam giáo, nhất là tư tưởng trung hiếu của Nho giáo.


Các giáo phái một mặt ảnh hưởng qua lại với nhau, mặt khác còn hấp thu những tinh túy của Nho và Phật. 


Kể từ Đường Tống, tư tưởng “tam giáo hợp nhất” là một trào lưu rất thịnh hành. 


Như Tịnh Minh Đạo chịu ảnh hưởng sâu sắc Nho giáo; Toàn Chân Đạo thì ngay từ lúc
lập giáo, lí luận tu luyện đã mang màu sắc của Thiền tông.


Về mặt cơ cấu tổ chức, các giáo phái có cơ cấu hoàn bị và tự trị, nhưng càng về sau thì
chịu sự giám sát và quản lí của triều đình. Ví như khi Trương Lăng mới sáng lập Ngũ Đấu Mễ Đạo, phái này có 24 đơn vị giáo khu gọi là 24 Trị. Sau đó,Trương Lỗ cát cứ và thống trị Hán Trung, cái chế độ chính trị và tôn giáo hợp nhất này ấn định chức Tế Tửu, người đầu lĩnh chính trị kiêm tôn giáo của mỗi Trị. 

Chế độ Tế Tửu này suy tàn khi chính quyền Hán Trung bị tiêu diệt.


Đến cuối Đông Tấn, các phái Thượng Thanh và Minh Bảo thiết lập chế độ Đạo Quán, là nơi quy tụ tín đồ và thực hành lễ nghi cũng như tu tập. Tại mỗi quán dần hình thành chế độ quản lý và giới luật. 


Từ Tùy Đường, các quán nhỏ vẫn gọi là quán, còn các quán lớn thì gọi chung là cung.
Đến Nam Bắc triều, triều đình ấn định chế độ kiểm soát các giáo phái. Đời Nguyên, chế độ kiểm soát càng nghiêm ngặt. Triều đình lập Tập Hiền Viện để quản lí các giáo phái.


Các giáo phái đều tuân theo khu vực hành chính của nhà Nguyên, như ở mỗi Lộ triều đình lập một Đạo Lục Ty, đứng đầu là Đạo Lục hay Đạo Phán. 


Ở mỗi châu thì có Đạo Chính Ty, đứng đầu là Đạo Chính hay Đạo Phán. Ở mỗi huyện thì có Uy Nghi Ty, đứng đầu là Uy Nghi. Người cai quản một cung hay quán gọi là Trụ Trì, hay Đề Cử, Đề Điểm. 


Qua đời Minh, tại Kinh Sư có Đạo Lục Ty tổng quản lý Đạo giáo. 

Ở mỗi phủ có Đạo Kỷ Ty, mỗi châu có Đạo Chính Ty, mỗi huyện có Đạo Hội Ty.



(sưu tầm)


Đạo Giáo Giáo Phái 1012223_151186115083575_362319039_n

_________________________________
Đạo Giáo Giáo Phái Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Đạo Giáo Giáo Phái Empty
Bài gửiTiêu đề: Một số giáo phái Đạo giáo quan trọng   Đạo Giáo Giáo Phái EmptySat Aug 17, 2013 5:22 pm

2.2.3. Một số giáo phái Đạo giáo quan trọng


(1) Ngũ Đấu Mễ Đạo:
Ngũ Đấu Mễ Đạo do Trương Lăng sáng lập vào cuối Đông Hán, giai đoạn đầu của Đạo
giáo. Từ Đông Tấn trở đi, Ngũ Đấu Mễ Đạo được gọi là Thiên Sư Đạo, từ đời Nguyên trở đi gọi
là Chính Nhất Đạo.
Trương Lăng được coi là tổ sư của Ngũ Đấu Mễ Đạo. Vào đời Hán Thuận Đế, Trương Lăng vào Ba Thục, tu đạo ở núi Hạc Minh Sơn, tự xưng là Thái Thượng Lão Quân truyền đạo Chính Nhất Minh Uy, nên xưng là Tam Thiên Pháp Sư Chính Nhất Chân Nhân. Năm 141, ông sáng tác đạo kinh, tôn Lão Tử làm giáo chủ. Ban đầu ông trị bệnh cứu người để thu hút quần chúng và truyền đạo. Khi quy tụ được đông đảo quần chúng, Trương Lăng (bấy giờ bắt đầu gọi là Trương Đạo Lăng hay Trương Thiên Sư) tổ chức 24 điểm truyền đạo gọi là 24 Trị, trong đó có 3 trung tâm lớn là Dương Bình Trị, Lộc Đường Trị và Hạc Minh Trị. Người nhập đạo phải nộp 5 đấu gạo (gọi là tín mễ), do đó đạo này có tên gọi là Ngũ Đấu Mễ Đạo. Ngoài ra, đạo này còn có tên gọi là Mễ Vu, vì chịu ảnh hưởng nặng nề của Vu giáo của các dân tộc thiểu số vùng Ba Thục. Một cách giải thích khác: Ngũ Đấu Mễ là Ngũ Đấu Mẫu, tức Bắc Đẩu Mẫu trong Ngũ
Phương Tinh Đẩu, đứng đầu trong các sao. Hai cách giải thích này đều hợp lý và được sử dụng, có thể Trương Lăng lúc lập giáo đã có chủ ý như vậy.
Khi Trương Lăng mất, con là Trương Hành kế thừa việc truyền đạo. Khi Trương Hành qua đời, con trai là Trương Lỗ kế vị. Cả ba đời ông cháu được người đời gọi là Tam Trương, nhưng trong nội bộ phải gọi là Tam Sư: Trương Lăng là Thiên Sư, Trương hành là Tự Sư và Trương Lỗ là Hệ Sư.
Trương Lỗ cát cứ ở Hán hơn 20 năm, truyền bá Ngũ Đấu Mễ đạo và chủ trương “chính đạo hợp nhất” (chính quyền và Đạo giáo hợp nhất), được người Hán và các dân tộc thiểu số ủng hộ. Năm 215, Trương Lỗ quy hàng Tào Tháo, chính quyền của Trương Lỗ ở Ba Thục và Hán Trung bị Tào Tháo tiêu diệt, Trương Lỗ quy hàng Tào Tháo. Tuy nhiên, Ngũ Đấu Mễ Đạo
không bị diệt mà còn phát triển rộng khắp Trung Quốc. Tín đồ ngoài thành phần bình dân còn có
thành phần hào tộc thế gia.
Giai đoạn phát triển mạnh của Ngũ Đấu Mễ Đạo là thời Lưỡng Tấn. Quá trình phát triển
của Ngũ Đấu Mễ Đạo gợi ra hai vấn đề:
1) Sự xung đột giữa Ngũ Đấu Mễ Đạo với chính quyền phong kiến: Ngũ Đấu Mễ Đạo có nguồn gốc từ dân gian, trước những bất công của xã hội phong kiến, họ phất cờ khởi nghĩa, hy vọng thành lập một xã hội thái bình và lý tưởng.
2) Tổ chức suy thoái: kể từ khi Trương Lỗ hàng Tào Tháo, cơ cấu tổ chức của giáo phái này phát triển về số lượng, lan rộng khắp nơi, vượt ra khỏi phạm vi của Ba Thục và Hán Trung, nhưng về bản chất thì giáo nghĩa và giáo quy đã lỏng lẻo và suy thoái. Các Tế Tửu tự tung tự tác, bừa bãi thu nhận tài sản của tín đồ. Từ các vấn đề này, Ngũ Đấu Mễ Đạo đã trải qua hai cuộc cải cách do các đạo sĩ Khấu Khiêm Chi và Lục Tu Tĩnh tiến hành. Khấu Khiêm Chi cải cách Ngũ Đấu Mễ Đạo ở phương bắc nên nhánh này gọi là Bắc Thiên Sư Đạo, Lục Tu Tĩnh cải cách Ngũ Đấu Mễ Đạo ở phương nam nên nhánh này gọi là Nam Thiên Sư Đạo. Đến đời Tùy, Nam và Bắc Thiên

Sư Đạo hợp nhất làm một. Đến đời Đường sử sách không chép rõ diễn biến của đạo này nữa Sau đời Đường, Trương Thịnh là con thứ 4 của Trương Lỗ tiếp tục truyền giáo tại Long Hổ Sơ ở Giang Tây. Núi này dần trở thành trung tâm truyền bá Thiên Sư Đạo và giáo phái mang tên mới là Long Hổ tông.

_________________________________
Đạo Giáo Giáo Phái Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Đạo Giáo Giáo Phái Empty
Bài gửiTiêu đề: (2) Thái Bình Đạo   Đạo Giáo Giáo Phái EmptySun Aug 18, 2013 4:06 pm

(2) Thái Bình Đạo
Theo truyện Tương Khải trong Hậu Hán Thư, Vu Cát là một phương sĩ ở Lang Nha (nay ở phía bắc Lâm Cân thuộc Sơn Đông) sáng tác một quyển Thần Thư (tức Thái Bình Thanh Lĩnh Kinh, gọi tắt là Thái Bình Kinh, gồm 179 quyền) và một đệ tử của Vu Cát đã dâng sách này cho vua Hán Thuận Đế. Đây được xem là kinh điển quan trọng trong giai đoạn đầu hình thành Đạo giáo, bàn về việc thờ trời đất, thuận theo âm dương ngũ hành, dẹp trừ đại loạn, giúp thiên hạ
thái bình. Ngoài ra, sách còn bàn về sự hưng phế của quốc gia, phương pháp dưỡng sinh, cách tu luyện thành thần tiên, bùa chú... Triều đình cho rằng đây là sách tà đạo nên tịch thu.
Theo Tam Quốc Chí, Vu Cát đến đất Cối và Ngô (nay là huyện Cối Kê thuộc Chiết Giang và huyện Ngô thuộc Giang Tô) lập tịnh xá, đốt hương tụng đọc đạo thư, tế tạo phù lục bùa chú, lấy nước trị bệnh, thu hút đông đảo quần chúng. Tôn Sách cho là tà đạo nên giết Vu Cát. Tuy nhiên, Thái Bình Kinh lại được lưu truyền trong dân gian. Bấy giờ là cuối đời Đông Hán, bọn ngoại thích và hoạn quan lũng đoạn triều chính, cường hào và địa chủ nắm giữ đất đai, lại thêm
bệnh dịch lưu hành, khiến cho cuộc sống của người nông dân vô cùng khốn quẫn, dẫn đến nổi loạn. Nhân dịp này, Trương Giác đã lợi dụng Thái Bình Kinh để lập giáo, lấy tên là Thái Bình Đạo, từ đấy phát động cuộc khởi nghĩa nông dân Hoàng Cân.
Vào năm Kiến Ninh (168 - 172) đời Hán Linh Đế, Trương Giác bắt đầu truyền đạo, tự xưng là Đại Hiền Lương Sư. Giáo pháp chủ yếu dựa vào tư tưởng Hoàng Lão, thuyết âm dương ngũ hành, các loại bùa chú phù lục và kính thờ thần Trung Hoàng Thái Nhất. Số người tin và theo đạo dần gia tăng, sau 10 năm số tín đồ lên tới 10 vạn người, trải khắp 8 châu như: Thanh, Từ, U, Ký, Kinh, Dương, Duyện, Dự.
Năm Quang Hòa (179 - 181), Trương Giác tổ chức tín đồ theo biên chế quân đội. Tín đồ phân làm 36 đơn vị gọi là phương, đại phương có trên 1 vạn người, tiểu phương có 6 hay 7 ngàn người. Người thống lĩnh mỗi phương gọi là cừ soái. Ba anh em Trương Giác theo quan niệm tam tài (thiên-địa-nhân) mà xưng hiệu: Trương Giác là Thiên Công tướng quân, Trương Bảo là Địa Công tướng quân và Trương Lương là Nhân Công tướng quân. Đồng thời, Trương Giác còn lợi dụng sấm ngữ để tuyên truyền cho giáo phái của mình.

Khởi nghĩa Hoàng Cân do Trương Giác lãnh đạo bị triều đình đàn áp dã man cuối cùng đã thất bại. Thái Bình Đạo tan rã, các tín đồ còn lại đành gia nhập Ngũ Đấu Mễ Đạo. Tuy đã suy vong nhưng giáo phái này vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các giáo phái sau này. Những quan niệm về thuật số mà Trương Giác từng dùng, áo vàng mũ vàng của đạo sĩ, cách dùng phù thủy và bùa chú trị bệnh của Thái Bình Đạo đều được các giáo phái về sau kế thừa. Minh Giáo đời Đường Tống đã tôn Trương Giác làm giáo chủ.

_________________________________
Đạo Giáo Giáo Phái Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Đạo Giáo Giáo Phái Empty
Bài gửiTiêu đề: (3) Toàn Chân Đạo   Đạo Giáo Giáo Phái EmptyTue Aug 20, 2013 4:17 pm

(3) Toàn Chân Đạo
 
Toàn Chân Đạo do Vương Trừng Dương (1112 - 1170) sáng lập vào đầu đời Kim. Do Vương Trùng Dương sống tại Toàn Chân Đường ở Ninh Hải Sơn Đông (nay thuộc huyện Mậu Bình tỉnh Sơn Đông), những người nhập đạo gọi là Toàn Chân đạo sĩ, nên giáo phái này có tên gọi là Toàn Chân Đạo. Giáo phái này hấp thu một phần tư tưởng của Nho giáo và Phật giáo, chủ trương tam giáo hợp nhất, lấy Đạo Đức Kinh, Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, Hiếu Kinh làm kinh điển chính.
Toàn Chân Đạo cho rằng, thanh tịnh vô vi mới là cái gốc của việc tu đạo, gạt bỏ dục tình, tâm địa thanh tịnh thì mới có thể trở về với sự thuần khiết trong sáng, mới có thể thức tâm kiến tính. Giáo phái này chú trọng tu luyện “tính mệnh”, chủ trương người tu luyện bắt buộc phải xuất gia, sống khổ hạnh, không được sát sinh, gạt bỏ sắc dục, ăn uống tiết kiệm ngủ ít.
Sau khi Vương Trùng Dương chết, bảy đệ tử của ông tiếp tục truyền đạo và lập nên 7 giáo phái Ngộ Sơn, Nam Vô, Tùy Sơn, Long Môn, Du Sơn, Hoa Sơn và Thanh Tịnh ở Thiểm Tây, Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Đông.
Từ năm 1220 đến năm 1223, Khâu Sở Cơ (1148 - 1227) đến núi Tuyết Sơn ở Tây vực yết kiến Nguyên Thái Tổ, phụng mệnh quản lý Đạo giáo. Ông đã cho xây dựng nhiều cung quán ở khắp nơi trong cả nước, từ đây Toàn Chân Đạo bước vào thời kỳ cực thịnh. Trong quá trình phát triển, do giáo phái này thường xâm chiếm các chùa Phật để hoạt động, tuyên truyền
thuyết “Lão Tử hóa Hồ”, gây nên sự bất mãn trong các tăng nhân, dẫn đến cuộc luận chiến nảy lửa giữa Đạo giáo và Phật giáo vào niên hiệu Nguyên Hiến Tông[60] năm thứ 8 (năm 1258). Kết quả là Toàn Chân Đạo đã thất bại. Hiến Tông hạ chiếu buộc Toàn Chân Đạo phải trả lại hơn 200 ngôi chùa đã xâm chiếm, lệnh cho các đạo sĩ phải cắt tóc, tiêu hủy Lão Tử hóa Hồ kinh và ván khắc bộ kinh này. Nhưng vào niên hiệu Chí Nguyên Nguyên Thế Tổ[61] năm thứ 18 (năm 1281), lại nổ ra cuộc tranh luận giữa Đạo giáo và Phật giáo, Toàn Chân Đạo lại thất bại. Đạo
Đức Kinh và các đạo kinh khác đều bị thiêu hủy, Toàn Chân Đạo bị giáng một đòn chí mạng.
Đến thời Nguyên Thành Tông, lệnh cấm có phần được nới lỏng, Toàn Chân Đạo được khôi phục. Triều đình nhà Minh coi trọng Chính Nhất Đạo, khiến cho thanh thế của Toàn Chân Đạo có phấn yếu đi. Bước vào thời nhà Thanh, Toàn Chân Đạo ngày càng suy thoái.
Hiện nay, những sử liệu về Toàn Chân Giáo thời kỳ đầu còn lưu giữ được tương đối nhiều. Trong Chính thống Đạo tạng có tập hợp các tác phẩm của Vương Trùng Dương và bảy đệ tử của ông; về lịch sử của giáo phái có các tác phẩm Kim Liên chính tông ký của Tần Chí An, Thất Chân niên phổ, Chung Nam Sơn tổ đình tiên chân nội truyền, Cam thủy tiên nguyên lục của Lý Đạo Khiêm... Tuy nhiên các sử liệu về Toàn Chân Đạo thời kỳ cuối không còn nhiều.
 
 Đạo Giáo Giáo Phái LuDongTan
 
………………………..
[60] Nguyên Hiến Tông (1208 - 1259): làm vua từ năm 1251 – 1259

[61] Nguyên Thế Tổ (1215 - 1294): làm vua từ 1260 – 1294
(hết phần 1)

_________________________________
Đạo Giáo Giáo Phái Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Sponsored content





Đạo Giáo Giáo Phái Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đạo Giáo Giáo Phái   Đạo Giáo Giáo Phái Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Đạo Giáo Giáo Phái
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Có phải Phật giáo cũng tin có quỷ, thần mơ hồ hay không?
» THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
» GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
» Tôn giáo nào tốt nhất ?
» Nam Tông Phật Giáo

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Các Đạo Khác-
Chuyển đến