Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Các danh tướng thời Xuân Thu Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Các danh tướng thời Xuân Thu

Go down 
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Các danh tướng thời Xuân Thu Empty
Bài gửiTiêu đề: Các danh tướng thời Xuân Thu   Các danh tướng thời Xuân Thu EmptyFri Oct 04, 2013 7:14 pm

1. Trâu Kỵ mỹ nam nước Tề.

Thời Chiến quốc, Trâu Kỵ là một người đẹp trai rất nổi tiếng của nước Tề. Thân cao (hơn 8 thước), dung mạo đẹp đẽ. Vẻ đẹp của chàng không chỉ là ở ngoại hình, mà chàng còn là người rất có chiều sâu trong tư tưởng. Nhưng cũng chính là do chàng quá trầm tư nghĩ ngợi mà gặp phải bất hạnh, vì những người thường hay nghĩ ngợi sẽ là người đau khổ hơn so với người bình thường.

 
So với ngoại hình, Trâu Kỵ thích người ta chú ý đến con người bên trong của mình hơn, ví dụ như chàng muốn người ta khen ngợi chàng về tài năng thơ ca, văn chương, cách ăn nói vân vân.

Tương truyền đương thời, Trâu Kỵ luôn mơ mộng rằng sẽ có một cô gái xinh đẹp tuyệt trần đến gánh vác nỗi khổ não thay cho chàng. Mỗi sáng sớm, sau khi thức dậy, mỹ nam nước Tề này bèn đứng trước chiếc gương đồng mà thầm hỏi một cách u uất: Hỡi gương thần gương thần, hãy nói cho ta biết, ai là người đàn ông đẹp nhất nước Tề? Gương thần luôn áy náy mà bảo với chàng: Thật là đáng tiếc, hỡi chủ nhân của tôi, cho đến nay thì người vẫn là người đàn ông đẹp nhất nước Tề. Khi gương thần trả lời xong, gương luôn thấy Trâu Kỵ khóc nức lên một cách rất thương tâm, như mưa tháng ba đang lất phất từng hạt. Cho đến một ngày nọ, gương thần đột nhiên nói với Trâu Kỵ rằng: Hỡi chủ nhân của tôi, cuối cùng thì người không còn là người đàn ông đẹp nhất nước Tề. Nay có một người đàn ông tên là Từ Công ở thành phía Bắc, hắn mới là người đàn ông đẹp nhất nơi đây.

Ngày hôm ấy, Trâu Kỵ cảm thấy rất hạnh phúc, nhưng hạnh phúc ấy đến quá đột ngột khiến chàng không tin vào tai mình được. Vì thế nên chàng mới hỏi vợ của mình: Giữa ta và Từ Công ai đẹp hơn?

 
Người vợ đáp: Từ Công sao có thể sánh với chàng được? Thật giống như một quả cà đem sánh với quả anh đào vậy! Trâu Kỵ lại hỏi tiểu thiếp, thiếp trả lời: Từ Công sao có thể sánh với chàng được? Thật giống như một con cun cút đem sánh với con nhạn trên núi vậy! Trâu Kỵ lại hỏi một môn khách, khách đáp: Từ Công sao có thể sánh với chàng được? Thật giống như cỏ đuôi chó đem sánh với cây vân bân vậy! (Vân bân một loại cây có gỗ tốt và đẹp).

Vài ngày sau, Trâu Kỵ trông thấy người đàn ông mà trong mắt mọi người là không thể sánh với mình. Trâu Kỵ suy tư, trầm ngâm phút chốc rồi bắt anh ta đi đến hoàng cung. Trâu Kỵ và Tề Uy vương vừa uống rượu vừa trò chuyện, Trâu Kỵ bèn nói: Đại vương, thần vốn không đẹp bằng Từ Công, nhưng vợ của thần muốn thần mua quả anh đào cho cô ấy; thiếp của thần muốn thần mua thức ăn lạ cho cô ấy; môn khách của thần muốn thần cho hắn ta vài súc gỗ quý để làm nhà, nên tất cả đều bảo Từ Công không đẹp bằng thần. Nhưng thực ra, nếu đem thần ra mà sánh với Từ Công thì thần chẳng khác gì quả cà, con chim cun cút, cỏ đuôi chó vậy, điều này đã chứng minh rằng họ đã che giấu thần. Đại vương, nếu từ việc này mà nói đến đạo trị quốc thì…

Tề Uy vương nghe Trâu bảo thế cũng chìm đắm vào trong suy nghĩ.

Hôm sau, Tề Uy vương triệu Trâu Kỵ vào diện kiến, nói với Trâu Kỵ một cách rất bí mật: “Ái khanh, khanh lại là một người đẹp nhất nước Tề đấy!” Trâu Kỵ không hiểu thế nào, bèn hỏi: “Tại sao thế?” Tề Uy vương cười nói: “Quả nhân đã huỷ dung nhan của tên Từ Công ở thành phía Bắc rồi, bây giờ thì bọn thê thiếp của khanh có khen khanh đẹp trai thì đương nhiên là nói đúng sự thật về khanh rồi!”

Người ta bảo rằng vì chuyện này mà Trâu Kỵ trở nên điên loạn. Tương truyền có người từng gặp chàng, thì thấy chàng đã trở nên ngờ ngệch, chỉ nói đi nói lại một câu: ta chỉ muốn là một người biết suy nghĩ thôi mà!



Các danh tướng thời Xuân Thu 7592965
http://blog.zing.vn/jb/dt/ngotunglam3/7770379

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Các danh tướng thời Xuân Thu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các danh tướng thời Xuân Thu   Các danh tướng thời Xuân Thu EmptyFri Oct 04, 2013 7:27 pm

2. Điền Đan (Điền Đơn) nước Tề:

Thoát nạn khi chạy loạn

Theo Sử ký, Điền Đan là họ hàng xa họ Điền tôn thất nước Tề. Thời Tề Mẫn Vương (319 - 284 TCN), Điền Đan làm người coi chợ ở Lâm Tri, không có danh tiếng gì.
Trước đây, Tề Mẫn Vương nhân nước Yên có loạn Tử Chi [1], năm 315 TCN sai Khuông Chương mang quân sang định diệt Yên. Dù cuối cùng không bị diệt nhưng nước Yên bị tàn phá nặng nề.


Vua Yên mới là Chiêu Vương nuôi chí phục thù. Sau một thời gian dài chuẩn bị lực lượng và liên kết với các chư hầu, năm 285 TCN, Yên Chiêu Vương sai Nhạc Nghị làm đại tướng, liên minh với Tần, Triệu, Nguỵ, Hàn đồng loạt đánh phá nước Tề. Quân Tề không chống nổi liên quân 5 nước, vua Tề Mẫn Vương trốn chạy, rút về giữ thành Cử. Quân Yên thừa thế ruổi dài đuổi đánh, lần lượt đi bình định nước Tề.


Khi đó Điền Đan bỏ chạy vào thành An Bình, ông sai họ hàng cưa tất cả hai đầu trục xe, lấy sắt lắp vào để làm trục để phòng xa khi chạy loạn.


Quân Yên tấn công An Bình. Thành vỡ, người Tề bỏ chạy, tranh nhau đường, đầu trục xe gãy, xe đổ nên bị quân Yên bắt làm tù binh. Chỉ có họ hàng nhà Điền Đan nhờ có đầu trục xe bịt sắt cho nên trốn thoát, đi về hướng Đông giữ đất Tức Mặc. Quân Yên chiêu hàng tất cả 70 thành của nước Tề, chỉ còn Cử và Tức Mặc là chưa bị hạ.

Làm chủ tướng thành Tức Mặc

Quân Yên nghe tin vua Tề ở thành Cử nên dồn tất cả binh lực đánh thành Cử. Tề Mẫn Vương cầu cứu đồng minh là nước Sở. Sở sai tướng Trác Xỉ mang quân cứu Tề, nhưng khi vào được thành Cử, Trác Xỉ lại giết Tề Mẫn Vương để mưu toan cát cứ ở thành Cử.


Trác Xỉ cố giữ thành chống lại quân Yên. Quân Yên đánh một năm không lấy được, bèn đem quân về hướng Đông vây Tức Mặc. Quan đại phu trấn thủ ở Tức Mặc ra giao chiến bị thua và chết. Người trong thành thấy Điền Đan có mẹo chặt trục xe để chạy thoát, biết ông là người mưu trí, bèn cùng nhau tiến cử Điền Đan làm quan giữ thành để chống lại quân Yên.

Đại phá quân Yên

a. Kế ly gián:

Tề Mẫn Vương bị giết, người thành Cử đi tìm người con của Mẫn Vương, bắt gặp công tử Pháp Chương đang làm người tưới vườn ở tại nhà quan thái sử tên là Hiệu, bèn lập làm Tề vương mới, tức là Tề Tương vương.
Người thành Cử theo mệnh lệnh của Pháp Chương đồng lòng đánh vào dinh quân Sở giết chết Trác Xỉ, lại nghe tin Điền Đan đang giữ vững thành Tức Mặc nên kiên trì chống Yên.


Nhạc Nghị vây hai thành cuối cùng của nước Tề lâu ngày không hạ được. Năm 279 TCN, Yên Chiêu Vương chết, con là Huệ Vương lên ngôi.
Yên Huệ vương có hiềm khích với Nhạc Nghị. Điền Đan nghe tin ấy bèn tung phản gián vào nước Yên, phao tin rằng:


“Vua Tề đã chết, nước Tề chỉ còn hai thành nữa không lấy được mà thôi. Nhạc Nghị sợ bị giết nên không dám về, ông ta mượn tiếng đánh Tề, nhưng thực ra là muốn kết hợp binh lực, ngoảnh mặt về hướng Nam làm vua đất Tề. Người Tề chưa theo, vì vậy, ông ta đánh Tức Mặc không ráo riết để cho họ theo mình. Người Tề chỉ sợ viên tướng khác đến thì thành Tức Mặc sẽ bị tiêu diệt mất”.


Vua Yên cho là phải, bèn cách chức Nhạc Nghị, sai Kỵ Kiếp thay làm tướng đánh Tề.
Nhạc Nghị bị đoạt binh quyền không dám trở về Yên, nên đầu hàng nước Triệu. Sĩ tốt nước Yên phẫn uất vì tín nhiệm Nhạc Nghị.

b. Kích động lòng người:

Điền Đan bèn sai người ở trong thành, khi ăn thì phải cúng tổ tiên ở ngoài sân. Chim chóc ở ngoài đều bay vào thành lượn xuống ăn. Nước Yên cho là quái lạ. Nhân đó, Điền Đan lại phao tin rằng:
Có thần đến dạy bảo ta Rồi ông nói với người dân trong thành:
Sẽ có thần nhân làm thầy cho ta.
Có một người lính nói:
Tôi làm thầy có được không?
Nói xong, liền bỏ chạy, Điền Đan đứng dậy kéo anh ta lại, đặt ngồi hướng về Đông, thờ làm thầy. Người lính nói:
Tôi nói dối ông đấy, tôi thật không có tài cán gì!
Điền Đan biết vậy nhưng để kích động tinh thần quân sĩ trong thành, ông nhất định để người lính đó ở vị trí quân sư và thờ ông ta làm thầy, mỗi khi ra hiệu lệnh đều gọi là “thần sư”.
Sau đó, Điền Đan lại phao lên rằng:
Ta chỉ sợ quân Yên xẻo mũi lính Tề, đặt họ ra hàng đầu để cùng ta giao chiến, nếu họ làm thế thì Tức Mặc sẽ bị thua.
Quân Yên nghe vậy làm đúng lời Điền Đan nói. Người trong thành thấy tất cả những người Tề đầu hàng đều bị xẻo mũi nên nổi giận kiên quyết giữ thành, chỉ sợ bị quân Yên tóm được. Điền Đan lại tung bọn phản gián nói:
Ta sợ người Yên đào mồ mả tổ tiên của ta ở ngoài thành làm nhục tổ tiên ta, nếu họ làm thế thì thật đáng sợ.
Quân Yên đào tất cả mồ mả của người Tề lên, thiêu xác chết. Người thành Tức Mặc ở trên thành nhìn ra thấy thế đều khóc, muốn ra đánh, giận gấp mười lần trước.

c. Thả trâu lửa phá địch:

Điền Đan nhiều lần bày mưu phản gián và kích động quân dân, biết quân sĩ đã dùng được, bèn chuẩn bị đánh trận. Ông thân hành mang bai, thuổng, cùng sĩ tốt phân công, biên tên cả vợ và nàng hầu vào quân đội, phân tán tất cả thức ăn thức uống để nuôi quân sĩ.
Điền Đan sai tất cả quân sĩ mang áo giáp nấp một nơi, còn người già yếu, đàn bà con gái đều lên thành cho sứ sang trại quân Yên, giao ước với Kỵ Kiếp sẽ đầu hàng Yên. Kỵ Kiếp mừng rỡ, ngỡ là Tức Mặc sắp hàng nên không lo phòng bị.
Điền Đan lại sai thu vàng của dân được một ngàn dật, bảo những người giàu có ở Tức Mặc đưa cho tướng sĩ Yên mà nói:
Thành Tức Mặc sắp đầu hàng, xin các ông chớ bắt bớ, cướp bóc vợ con của gia đình họ hàng chúng tôi để cho họ được sống yên ổn như trước.
Kỵ Kiếp cả mừng, bằng lòng. Quân Yên vì thế lại càng trễ nải hơn.
Điền Đan bèn thu trong thành được hơn một nghìn con trâu, lấy vải quyến mặc lên mình trâu, vẽ vằn rồng ngũ sắc, buộc mũi nhọn ở đầu sừng, buộc lau vào đuôi đổ mỡ vào đấy rồi đốt những bó lau. Ông lại sai đục mấy mươi hang ở thành, ban đêm tung trâu ra, năm ngàn tráng sĩ tiếp theo sau. Đuôi trâu nóng, trâu nổi giận, xông vào quân Yên, quân Yên đang đêm cả sợ. Đuôi trâu bốc lửa, ánh sáng chói lòa. Quân Yên nhìn vào thì thấy toàn là vằn rồng, trâu húc vào ai thì người ấy đều bị thương và chết.
Điền Đan dẫn 5000 quân theo đó ngậm tăm xông vào đánh, trong thành lại đánh trống reo hò trợ lực, người già cả, yếu đuối đều đánh đồ đồng, tiếng vang động trời đất. Quân Yên hoảng sợ thua chạy. Quân Tề đuổi theo giết tướng Yên là Kỵ Kiếp, quân Yên chạy toán loạn, người Tề đuổi theo quân Yên. Quân Tề đi qua thành ấp nào thì thành ấy đều phản lại nước Yên mà trở về với Tề.


Quân của Điền Đan mỗi ngày một nhiều, thừa thắng đuổi theo. Quân Yên ngày càng thua lớn, bỏ chạy. Cuối cùng, quân Yên rút về trên sông Hoàng Hà, hơn bảy mươi thành của Tề đều trở về nước Tề như cũ. Điền Đan bèn đón Tề Tương Vương ở thành Cử vào thành Lâm Tri để cai trị. Tương Vương phong Điền Đan làm An Bình Quân.
Về sau, Điền Đan trở thành tướng quốc nước Tề. Theo Chiến Quốc Sách, ông còn ra quân đánh quân nước Địch phía bắc, giữ yên bờ cõi nước Tề.

Các danh tướng thời Xuân Thu 7593272

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Các danh tướng thời Xuân Thu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các danh tướng thời Xuân Thu   Các danh tướng thời Xuân Thu EmptyFri Oct 04, 2013 8:00 pm

3. Liêm Pha nước Triệu:
Các danh tướng thời Xuân Thu 7593419

Giữ hậu phương:

Liêm Pha có tài làm tướng. Năm 283 TCN, nước Triệu theo kế hợp tung của nước Yên cùng đánh Tề Mẫn vương kiêu ngạo, Liêm Pha được Triệu Huệ Văn vương cử làm tướng đi đánh Tề dưới quyền tổng chỉ huy của tướng Yên là Nhạc Nghị. Liêm Pha phá tan quân Tề, lấy ấp Dương Tấn về nước Triệu. Nước Tề sau đó bị nước Yên đánh bại.


Liêm Pha được làm thượng khanh, dũng khí của ông nổi tiếng ở các nước chư hầu.
Khi đó Lạn Tương Như vốn xuất thân chỉ là người phục vụ dưới quyền hoạn quan Mục Hiền, nhờ việc đi sứ nước Tần bảo toàn được ngọc bích và uy tín của nước Triệu trước nước Tần hùng mạnh nên được phong làm thượng đại phu. Nước Tần hứa đổi 15 thành lấy ngọc bích họ Hoà của nước Triệu nhưng không thực hiện lời hứa, kết quả nước Triệu cũng không đem ngọc bích cho Tần.


Năm 282 TCN, vua Tần bực nước Triệu không chịu dâng ngọc bèn đánh Triệu, lấy Thạch Thành. Năm sau lại đánh Triệu, giết hai vạn người. Sau đó vua Tần sai sứ giả nói với Triệu Vương muốn họp nhau ở Dẫn Trì, ngoài Tây Hà để giảng hoà. Vua Triệu sợ nước Tần hung hãn, từng bắt giữ Sở Hoài vương khi đến hội họp nên định không đi. Liêm Pha và Lạn Tương Như bàn rằng:


Nhà vua không đi thì tỏ ra nước Triệu yếu và nhát.
Vua Triệu nghe theo, bèn đến hội họp. Lạn Tương Như đi theo phò tá vua Triệu. Liêm Pha tiễn đến biên giới, từ biệt nhà vua nói:
Nhà vua đi, tính đường đi về cùng hội họp, chẳng quá ba mươi ngày, nếu ba mươi ngày không về, xin lập thái tử làm vua để cho Tần hết hy vọng.
Triệu Huệ Văn vương nghe theo.
Trong thời gian Triệu vương và Lạn Tương Như đối đầu với vua quan nước Tần ở Dẫn Trì, Liêm Pha coi giữ nước Triệu, không gặp biến cố nào.

Bị thay ở Trường Bình:

Năm 278 TCN, Liêm Pha làm tướng đem quân về đánh Tề, phá một đạo quân Tề. Năm 276 TCN, Liêm Pha lại đánh thành Kỳ của Tề, lấy được thành. Năm 273 TCN, Liêm Pha lại mang quân đánh đất Phòng Lăng, An Dương của Ngụy, đều lấy được.
Năm 270 TCN, Triệu Huệ Văn Vương chết, con là Hiếu Thành Vương lên ngôi. Năm 263 TCN, Tần Chiêu Tương vương sai Vương Hột mang đại quân đánh Triệu vì Triệu thu nhận đất Thượng Đảng của nước Hàn mà Tần đang vây đánh.
Bấy giờ một tướng giỏi khác là Triệu Xa đã chết, Lạn Tương Như lại mắc bệnh nặng, vua Triệu sai Liêm Pha cầm quân đánh Tần.
Liêm Pha ra trận đụng độ với Vương Hột, quân Tần mạnh mẽ mấy lần đánh bại quân Triệu. Liêm Pha biết thế quân Triệu yếu hơn nên cố thủ giữ thành không đánh. Quân Tần mấy lần khiêu chiến, Liêm Pha vẫn không chịu đánh. Vua Tần Chiêu Tương Vương bèn dùng kế phản gián, phao tin rằng:
Tần chỉ sợ một mình Triệu Quát, con Mã Phục quân Triệu Xa mà thôi
Triệu Hiếu Thành vương nghe thế, nghĩ rằng ông nhút nhát không chịu đối trận với quân Tần và Triệu Quát tài hơn ông, nên định cho Quát ra thay ông. Lạn Tương Như can:
Nhà vua dùng Quát cũng chỉ vì nghe danh ông ta cũng như gắn trục đàn mà gảy đàn thôi. Quát chỉ biết đọc sách của cha để lại, không biết ứng biến đâu.
Mẹ Triệu Quát cũng đưa thư nói rằng Quát không thể nối được cha nhưng vua Triệu không nghe, cho Quát làm tướng, ra mặt trận thay Liêm Pha. Kết quả tới năm 260 TCN, Triệu Quát bị tướng Tần là Bạch Khởi đánh đại bại ở Trường Bình. Quát tử trận, hơn 40 vạn quân Triệu bị chôn sống.
Thừa thắng, năm 259 TCN, quân Tần vây kinh đô Hàm Đan của nước Triệu hơn một năm, nước Triệu nguy cấp vì tổn hại lớn về nhân sự. Nhờ có các nước Sở, Ngụy đến cứu nên mới giải được vây ở Hàm Đan (258 TCN).

Đại phá quân Yên:

Sau khi Liêm Pha không được cầm quân ở Trường Bình phải về, ở vào lúc thất thế, khách khứa đều bỏ đi hết. Sau khi Triệu Quát thảm bại, ông mới được dùng trở lại thì khách khứa lại đến. Liêm Pha giận nói:
- Các vị hãy rút lui cho!
Những người khách nói:
- Ô! Sao ngài thấy việc muộn thế, đạo bạn bè trong thiên hạ, kết bạn với nhau như lối con buôn, trò giao dịch ngoài chợ. Khi ngài có thế thì chúng tôi theo, ngài không có thế thì chúng tôi đi, cái đó là lẽ dĩ nhiên chứ có gì đáng giận!
Năm 253 TCN, thừa tướng Lật Phúc nước Yên xui vua Yên:
Những người trai tráng của Triệu đều chết ở Trường Bình, bọn con mồ côi chưa lớn. Hãy nhân lúc này đánh Triệu.
Vua Yên nghe theo, bèn sai Lật Phúc đem quân đánh Triệu. Triệu Hiếu Thành vương sai Liêm Pha làm tướng ra đánh. Liêm Pha phá tan quân Yên ở Hạo, giết chết Lật Phúc. Sau đó ông thừa thắng kéo quân đang đánh nước Yên, vây kinh thành nước Yên. Vua Yên phải cắt năm thành để cầu hoà.
Liêm Pha rút quân về. Liêm Pha nhờ có công, được vua Triệu lấy đất Úy Văn, phong cho Liêm Pha làm Trú Bình Quân, làm quyền tướng quốc.
Năm 245 TCN, vua Triệu sai Liêm Pha đánh đất Phồn Dương của nước Ngụy. Ông đánh chiếm được Phồn Dương.

Phẫn chí ở Ngụy, Sở:

Năm 244 TCN, Triệu Hiếu Thành Vương mất, con là Điệu Tương Vương lên ngôi. Điệu Tương vương trọng dụng con Nhạc Nghị là Nhạc Thừa, tước quyền của Liêm Pha và Thừa cho thay Liêm Pha. Liêm Pha tức giận, mang quân đánh Nhạc Thừa. Nhạc Thừa bỏ chạy.
Liêm Pha đành chạy sang đất Đại Lương của Ngụy. Liêm Pha ở Đại Lương một thời gian lâu nhưng vua Ngụy Cảnh Mân vương không tin dùng.
Trong khi đó, nước Triệu thường bị khốn về quân Tần, Nhạc Thừa không đủ tài cự quân Tần. Vua Triệu lại nghĩ đến việc dùng Liêm Pha. Bản thân Liêm Pha cũng muốn trở lại đắc dụng ở Triệu. Lúc đó Liêm Pha tuổi đã cao, vua Triệu sợ rằng sức ông đã yếu nên sai sứ giả xem Liêm Pha còn khoẻ mạnh hay không.
Gian thần Quách Khai nước Triệu vốn là kẻ thù của Liêm Pha, cho sứ giả nhiều vàng, bảo sứ giả hãy nói xấu ông với vua Triệu.
Sứ giả của Triệu vương đến Ngụy ra mắt Liêm Pha. Liêm Pha nóng lòng về nước nên ra sức ăn một đấu gạo, mười cân thịt trong một bữa cơm, rồi ông mặc áo giáp lên ngựa chạy mấy vòng để tỏ rằng mình còn khoẻ mạnh. Tuy nhiên sứ giả nước Triệu vì đã ăn của đút của Quách Khai nên trở về báo với Triệu vương:
Liêm tướng quân tuy già, ăn còn khoẻ, nhưng khi cùng thần ngồi trong khoảnh khắc thì ba lần đi đại tiện.
Vua Triệu thất vọng, cho rằng ông đã già và mang bệnh nên không triệu ông về nữa về.
Vua Sở là Khoảnh Tương vương nghe tin Liêm Pha ở Ngụy, cũng ngưỡng mộ ông, bèn ngầm cho sứ đón về. Liêm Pha làm tướng nước Sở nhưng những người dưới quyền không theo nên ông không lập được công lao. Ông buồn bã nói:
Ta ước được dùng người Triệu.
Sau đó Liêm Pha phẫn chí chết ở Thọ Xuân thuộc nước Sở, không rõ năm nào.

Liêm Pha Bi

Liêm Pha vong khứ Võ An[1] tướng
Tứ thập vạn nhân đồng huyệt táng
Nhũ xú tiểu nhi[2] dị ngôn binh
Nhất quốc trường thành[3] đồ tự táng
Ký khổn trọng nhậm tu lão thành
Nội thẩm quốc thế ngoại địch tình
Sở dĩ lâm địch năng chế thắng
Đoan tại quyên cừu tri phụ kinh
Nhất quốc lưỡng hổ[4] bất khả phạm
Nhị thập dư niên thùy dữ tranh
Tướng quân tại thời, Triệu dĩ trọng
Tướng quân khứ thời linh Triệu khinh
Sở hận sàm nhân chức thê phỉ
Hà tu nhất thực tam di thỉ[5]
Bạch đầu khứ hậu bất trùng lai
Hàm Đan[6] chi sự khả tri hĩ
Triệu vong Tần kế tam thiên niên
Tướng quân danh tự chí kim truyền
Ma sa cổ kiệt tam thái tức
Bột bột tráng khí tưởng kiến kỳ sinh tiền
Kim nhân bất thiểu thực đa nhục
Cơ linh gia dưỡng vô di súc
Thanh bình thời tiết vô chiến tranh
Nhất khẩu hùng đàm bất sổ Liêm Pha dữ Lý Mục[7].

Chú thích:

1. Tức Võ An Quân, tức Bạch Khởi, tướng Tần. Đã đánh hơn 70 thành. Đánh bại quân Triệu Quát, chôn sống hơn 40 vạn hàng binh Triệu.

2. Chỉ Triệu Quát. Triệu Quát từ nhỏ học binh pháp, bàn quân sự, cho rằng thiên hạ chẳng có ai địch nổi mình. Quát từng bàn quân sự với cha, Triệu Xa không bắt bẻ, vặn vẹo nổi, nhưng vẫn không cho là phải. Mẹ Quát hỏi lý do, Xa đáp: "Việc binh cực kỳ nguy hiểm, mà Quát lại khinh thường. Nước Triệu không cử Quát làm tướng thì thôi, chứ cử nó thì cái người làm vỡ quân Triệu tất là nó". Quả thực, sau đó, Triệu Quát lên thay Liêm Pha, bao nhiêu chương trình biện pháp cũ thay đổi hết, nhiều quan quân liêu thuộc bị thuyên chuyển. Tướng Tần là Bạch Khởi được tin, bèn dùng chiến thuật bất thường, cho quân mai phục rồi vờ thua chạy, chẹn đường tiếp tế và cắt quân Triệu làm đôi; lòng quân Triệu ly tán. Được hơn bốn mươi ngày thì quân Triệu cạn lương, bị đói. Triệu Quát tung số quân tinh nhuệ nhất ra mặt trận và đích thân điều khiển. Quân Tần bắt chết Triệu Quát. Quân Quát thua cả mấy mươi vạn người đầu hàng và đều bị quân Tần chôn sống hết.

3. Chỉ Liêm Pha, trường thành của cả nước

4. Lạn Tương Như người nước Triệu, là xá nhân của viên thái giám trưởng trong cung. Nhờ trí dũng của Lạn Tương Như mà vua Triệu Huệ Văn Vương không mất viên ngọc Hòa-bích rất quý vào tay vua Tần Chiêu Vương. Khi được thăng làm Thượng khanh, hơn cả đại tướng Liêm Pha, Liêm Pha ganh tị, nhất định tìm cách làm nhục Tương Như. Lạn Tương Tư vẫn nhún nhường, khi ra đường, thấy bóng Liêm Pha, ngoặt xe lẩn tránh. Tương như nói: "Sở dĩ nước Tần hùng cường kia không dám đem quân đánh Triệu, là vì ở đây còn có hai con hổ (chỉ Lạn Tương Như và Liêm Pha). Tương Như tôi nhẫn nhục nhường nhịn, là vì để mối nguy của quốc gia lên trên cái hiềm thù cá nhân đấy". Lời nói này đến tai Liêm Pha, Liêm Pha cởi trần, lưng mang cành có cây gai đến nhà Tương Như tạ tội.

5. Kẻ thù của Liêm Pha là Quách Khai đút nhiều vàng cho sứ giả để sứ giả nói xấu Liêm Pha. Sứ giả gặp Liêm Pha; Liêm Pha ăn một bữa hết một đấu gạo và mười cân thịt, mặc áo giáp lên ngựa, tỏ ra mình vẫn còn dùng được. Sứ giả về báo với Triệu Vương rằng: "Liêm tướng quân tuy già nhưng ăn còn khỏe. Có điều ngồi với tôi một lúc mà bỏ đi đại tiện đến ba lần".

6. Kinh đô nước Triệu.

7. Tướng giỏi ở biên giới phía bắc nước Triệu. Lý Mục đánh Hung Nô, quân Hung Nô mười năm không dám phạm biên giới.

Các danh tướng thời Xuân Thu 7593627

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Các danh tướng thời Xuân Thu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các danh tướng thời Xuân Thu   Các danh tướng thời Xuân Thu EmptyFri Oct 04, 2013 8:06 pm

4. Tây Môn Báo 


Tây Môn Báo là người thế kỷ thứ năm trước công nguyên, bởi ông rất tài giỏi, được quốc vương cử đến Nghiệp Địa làm huyện lệnh. Tây Môn Báo đến địa phương nhậm chức, ông lập tức triệu tập những người già địa phương có danh tiếng, hỏi họ bà con cảm thấy việc gì đau khổ nhất. Người già bảo ông, khổ nhất là hàng năm phải lấy vợ cho thần sông, vì việc này, cả Nghiệp Địa ngày càng nghèo túng. 

Hoá ra, Nghiệp Địa ở sát sông Hoàng Hà, dân gian địa phương có một truyền thuyết nói rằng, trong sông Hoàng Hà có thần sông. Nếu không lấy vợ cho thần sông, thì sông Hoàng Hà sẽ có lũ lụt, làm ngập dân chúng cả huyện, vậy từ xưa đến nay, quan phủ và bà đồng cốt đều rất nhiệt tình làm việc này, và lấy cớ thu thuế quá đáng, để họ bòn rút. 

Người già nói với Tây Môn Báo, hàng năm khi đến thời gian thần ông cưới vợ, bà đồng già thế nào cũng ra phố tuần tra, khi nhìn thấy con gái nhà nghèo có vẻ xinh đẹp thì nói: “cô gái này phải làm vợ cho thần sông”, sau đó do quan phủ ra mặt, ép buộc cô gái đi theo, cho cô ở một mình, may quần áo mới cho cô, cho cô ăn các món ăn ngon, mười mấy ngày sau, đến ngày thần sông đón dâu, chúng trang điểm cho cô gái, lấy một chiếc chiếu làm giường, bảo cô ngồi lên trên, sau đó thả chiếu xuống sông. Ban đầu chiếc chiếu còn nổi trên mặt nước, dần dần chiếu và người chìm xuống. Tiếp theo, các bà đồng tổ chức lễ, cho biết thần sông đã lấy được vợ một cách hài lòng. Tây Môn Báo nghe xong không nói gì cả, các cụ già thấy chả hy vọng gì đối với huyện lệnh mới này. 

Lại đến ngày lấy vợ cho thần sông rồi. Sau khi biết được tin này, Tây Môn Báo dẫn các binh sĩ đến bờ sông trước chờ đợi. Không lâu, người giàu có quyền thế trong huyện, các lính lệ trong quan phủ và cô gái bị lựa chọn làm cô dâu đến nơi, bà đồng già đi theo có vẻ hơn bẩy mươi tuổi. 

Tây Môn Báo nói: “ dẫn vợ thần sông ra đây ta xem cô dâu có đẹp không.” Có người dẫn cô dâu đến, đứng trước mặt Tây Môn Báo. Tây Môn Báo liếc nhìn một cái, rồi ngoảnh đầu nói với mọi người: “ Cô gái này không đẹp, không đủ tư cách làm vợ thần sông. Nhưng thần sông hôm nay nhất định đang đợi đón dâu, xin mời bà đồng đi một chuyến, xuống sông thưa với thần sông, khi tìm được cô gái đẹp, ngày mai chúng ta lại đến.” Nói xong không đợi mọi người hiểu rõ chuyện gì, ông sai binh lính khiêng bà đồng già thả xuống sông.” Một lát sau, Tây Môn Báo nói: “sao bà đồng già này đi lâu thế chưa mang tin gì về, kêu một đồ đệ của bà xuống đôn đốc.” Vậy lại sai binh lính thả một đồ đệ của bà đồng già xuống sông, như vậy trước sau, tổng cộng thả ba đồ đệ xuống sông. 

Những người giàu, người trong quan phủ và mọi người đều rất ngạc nhiên nhìn Tây Môn Báo, thấy ông kính cẩn lễ phép đứng đó vẻ thiện chí, hình như là đang chuyên tâm chờ đợi tin của thần sông. Lại qua một lát, Tây Môn Báo nói: “Xem chừng thần sông rất hiếu khách, giữ lại những sứ giả này không cho về, cho thêm một người đi đôn đốc.” Nói xong, ông nhìn sang đám người giàu và quan chức địa phương sai làm việc này, những người này từ trong kinh hoàng tỉnh dậy, hiểu ra chuyện gì đang chờ đợi mình, đều quỵ xuống đất xin tha, chỉ sợ Tây Môn Báo thả mình xuống sông đi gặp thần sông. 

Tây Môn Báo nâng giọng nói với mọi người: “Thần sông lấy vợ vốn là chuyện lừa người, nếu sau này ai còn làm việc này thì thả xuống sông đi gặp thần sông.” Từ đó, trò hề thần sông lấy vợ ở Nghiệp Địa mất tích, Tây Môn Báo bằng khả năng của mình, cai quản địa phương này rất tốt. 

Các danh tướng thời Xuân Thu 7593866

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





Các danh tướng thời Xuân Thu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các danh tướng thời Xuân Thu   Các danh tướng thời Xuân Thu Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Các danh tướng thời Xuân Thu
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Danh tướng Triệu Tử Long thực ra là một phụ nữ?
» Nhân tướng học: Những người giàu có thường có tướng mũi này
» QUAN NIỆM VÔ VI GIỮA LÃO TỬ VÀ ĐẠO PHẬT.
» Tướng do tâm sinh: Tâm đẹp tướng mạo cũng đẹp
» Lã Thị Xuân Thu

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Các Đạo Khác :: Gương Xưa Tích Cũ-
Chuyển đến