Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Con gà nho nhã sung mãn Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Con gà nho nhã sung mãn

Go down 
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Con gà nho nhã sung mãn Empty
Bài gửiTiêu đề: Con gà nho nhã sung mãn   Con gà nho nhã sung mãn EmptySun Sep 01, 2013 4:26 pm

Con - gà đứng thứ 10 trong 12 con giáp, kết hợp với “Dậu” trong 12 địa chi.
Gà tuy xếp đứng gần cuối trong 2 con giáp, nhưng nó có địa vị đặc biệt độc nhất vô nhị không thể thay thế được trong 12 con giáp nó là con vật thuộc loài chim (cầm) duy nhất được xếp cùng một loài với con rồng và con rắn, còn 9 con khác xếp chung một loài. Cách chia loài như thế là căn cứ theo “Nhĩ nhã”: “Loài có hai chân và có cánh gọi là cầm, bốn chân và có lông
gọi là thú.” Trong giới tự nhiên, loài chim có rất nhiều chủng loại, những sinh linh có cánh bay bổng trên trời này luôn luôn khiến người ta phải suy ngẫm, là đại diện duy nhất của loài chim trong 12 con giáp, con gà dường như gánh vác một sứ mệnh trọng đại hơn so với những con giáp khác.
Vua của loài chim cao quí nhất là chim phượng hoàng, nhưng có lẽ con gà thân thiết với cuộc sống con người hơn, hay có lẽ do gà rừng (chim trĩ) có bộ cánh sang trọng rực rỡ giống như chim phượng hoàng nên được chọn để đại diện cho loài chim. Hình dáng của chim phượng chính là hình dáng cơ bản của gà được tô điểm rực rỡ lên, tuy chim phượng được coi là con chim thần, nhưng bóng dáng hoa mỹ thần thánh của nó thường được thể hiện qua sắc màu của con gà trống hoặc qua con gà rừng. Theo “Hàn thơ ngoại truyện”: “Hình dáng con chim phượng, hồng tiền lân hậu, cổ rắn đuôi cá, cằm yến mỏ gà.” Theo “Sơn hải kinh - Nam thứ tam kinh” nói về phượng hoàng thì cho nó là “Có hình dáng giống gà”, còn theo “Lưu Tử tân luận” nói: “Con phượng hoàng nước Sở chính là con gà rừng”. Trong “Thái bình ngự lãm” ghi lại:
“Vào thời (Hoàng Đế), phượng được coi là gà”. Từ đó có thể thấy phượng và gà không những có bề ngoài giống nhau, mà còn có mối quan hệ rất khăng khít, trong phượng có gà, trong gà có phượng. Phượng hoàng là con chim cát tường, gà cũng thế, chúng có thể tránh tà loại yêu và mang lại cát tường như ý.
Theo phong tục dân gian Trung Quốc, vào ngày mùng một tháng giêng âm lịch, người ta dán lên cửa đi và cửa sổ những vật trang trí hay tranh vẽ hình gà để tránh tà. Trong “Kinh sở tuế thời kí” thời nam triều có ghi lại phong tục ngày mùng một tháng giêng: “Dán tranh vẽ gà trên cửa, treo dây lau sậy lên trên, bên cạnh cắm lá bùa đào, bọn ma quỉ sẽ sợ và lánh xa.”
Trong 12 con giáp, chỉ có con hổ và con gà là hai con giáp có uy lực thần thông trấn tà, được xem là thần giữ cửa. Thần giữ cửa sớm nhất là Thần Đồ, Uất Lũy trên núi Độ Sóc được ghi trong “Sơn hải kinh”. Hai vị thần này quản lý bọn ma quỉ, dùng dây lau sậy trói bọn quỉ dữ để nuôi hổ. Từ đó hình thành phong tục vẽ hổ trên cửa để tránh tà, hổ vì thế đã trở thành thần giữ cửa. Gà tuy đến sau nhưng được dẫn trước, dần dần nó thay thế vị trí thần giữ cửa của hổ.
Quách Phác đời Tấn trong “Huyền trung kí” đã cải biên câu chuyện thần thoại của núi Độ Sóc thành trên núi Đào Đô có cây đại thụ tên gọi Đào Đô, một hôm, thấy gà đồng trên cây, thì ra là Thần Đồ và Uất Lũy hóa thành Long và Đột đứng trên đó. Ở đây, con hổ biến mất đi, được thay thế bằng con gà trời và đã làm nổi bật sự thần dị của con gà trời bằng những lời sau: “Mặt trời mới mọc, ánh mặt trời chiếu rọi vào cây Đào Đô, con gà trời cất lên tiếng gáy, tất cả gà đều
gáy theo.” Vì sao lại chọn gà đứng trong 12 con giáp. Xét theo bề ngoài thì nó có liên quan đến việc gà trống gáy báo thức. Người ta cho rằng gà gáy có thể gọi mặt trời mọc, khi có ánh sáng mặt trời thì lũ quỉ chuyên hoạt động vào ban đêm sẽ chạy trốn hết. Nhưng nếu xét theo ý nghĩa sâu xa thì có mang đậm nét văn hóa liên quan đến tín ngưỡng Tôtem thờ chim của tổ tiên xa xưa, bao hàm tín ngưỡng thờ chim cùng với thờ mặt trời. Bộ lạc Thiếu Hạo chính là bộ lạc thờ chim. Những câu chuyện thần thoại kể về vua Thuấn phần lớn cũng có liên quan đến gà. Theo truyền thuyết, hóa thân của vua Thuần là chim Trọng Minh, có hình dáng như gà, tiếng kêu như
phượng, chim Trọng Minh đánh với hổ lang, diệt trừ ác thú yêu ma. Ngoài ra, con gà có thể mổ bò cạp, côn trùng rắn rít, không sợ nộc độc, những điểm ấy cũng làm tăng thêm nét đặc sắc huyền diệu trừ ma diệt ác của con gà. “Gà là dương tinh”, do đó máu gà cũng thường khiến ma quỉ lánh xa. “Kê” (gà) cũng hài âm với “cát” (tốt lành) trong tiếng Hán.
Ngoài việc dán những bức tranh vẽ gà trên cửa, người ta còn thường hay dán chữ “dậu” trên đó. Theo truyền thuyết, phong tục này có liên quan đến Khương Tử Nha. Khương Tử Nha sinh vào giờ dậu, nên cha mẹ ông đặt tên ông là “Dậu”. Như mọi người đều biết câu chuyện về Khương Tử Nha sau khi ông được phong Chư thần, rất được cả thần lẫn quỉ kính
nể, mọi người đều phải né tránh khi ông đến, có câu “Khương thái công ở đây, chư thần phải nhường chỗ”. Do đó dán chữ “dậu” có nghĩa là “Khương thái công ở đây”, chữ “dậu” có âm tiếng Hán trùng với chữ “hữu” (có), “dậu kê” tức là “hữu cát”. Vì thế dán nơi cửa chữ “dậu” và tranh vẽ gà ngoài ý nghĩa tránh tà còn có ý cầu phúc.
Với những ý nghĩa nêu trên đã khiến con người nảy sinh tình cảm kính yêu chân thật đối với con gà. Gà được gọi là “Đức cầm” (loài chim có đức). Theo “Hàn thơ ngoại truyện” viết:
“Đầu đội mão là văn, chân buộc cựa là võ, dám chiến đấu với kẻ thù trước mặt là dũng, có cái ăn mách bảo đồng loại là nhân, canh gác ban đêm không làm lỡ giờ giấc gà tín.” Trong đó võ, dũng có thể thấy qua những trận chọi gà xưa nay. Con gà trống háo thắng, háo dũng ngoan cường là điều mọi người đều biết. Có cái ăn gọi bạn và giữ đúng giờ ở gà có lẽ là sự trùng hợp về sinh lý, tuy nhiên con người lại cho đó là đức tính chí thiện tốt đẹp. Bởi kính yêu gà nên
con người phú cho nó những đức tính về văn, võ, dũng, nhân, tín, gần như là tốt đẹp hoàn hảo và siêu phàm.
Tóm lại, con gà trong tâm trí người Trung Quốc quả là phong thái nho nhã, thần sắc sung mãn, với những nét thu hút riêng biệt của bản thân, đã hình thành một nền văn hóa gà có ảnh hưởng sâu rộng như câu thơ của nhà thơ đời Đường Từ Dần: “Danh tham thập nhị thuộc, hoa nhập vũ mao thâm.
………………………..
Gà gáy một tiếng, đất trời hừng sáng
Con gà trống được xem như con vật thần thánh có liên quan mật thiết với việc nó biết cất tiếng gáy đúng lúc trời sáng. Có lẽ do mối liên quan giữa hai hiện tượng tự nhiên là gà gáy và mặt trời mọc, nên người ta buộc chặt mặt trời và gà với nhau. Trong truyện thần thoạt cổ, mặt trời có mối quan hệ mật thiết với con chim ba chân.
Trong “Sơn hải kinh” ghi lại một câu chuyện thần thoại cổ rằng: Vào thời xa xưa, trên trời có 10 mặt trời đều là con của Thiên Đế Đế Tuấn và vợ là Hi Hòa, họ trú ngụ trên cây Phù Tang ở phía đông Dương Cốc. Mười mặt trời thay phiên nhau trực nhật, một ông mọc lên chiếu sáng mặt đất, chín ông còn lại nghỉ ngơi nơi cây Phù Tang. Sự đi lại vận hành của họ do con Kim điểu đảm trách công việc chuyên chở. Câu chuyện thần thoại này được truyền tụng mãi về sau. Trong “Sở từ - Thiên vấn” có câu hỏi “Nghệ yên tệ nhật, điểu yên giải vũ”. Trong “Hoài nam tử - Tinh thần huấn” có ghi lại chim ba chân còn gọi là Kim điểu, Dương điểu. Còn trong “Linh hiến” của Trương Hành thì nói thẳng rằng hình tượng của mặt trăng là Thiềm thố, hình tượng của mặt trời là Tam túc điểu (chim ba chân). Những ghi chép về việc lấy hình ảnh
con chim để biểu thị cho mặt trời không những thường thấy xuất hiện trong các điển tích mà còn thấy trong các văn vật thời xưa như những bức tranh vẽ trên đá, những hoa văn trang trí trên gương đồng những bức vẽ trên mộ phần ...... Trong bức vẽ trên đá cuối đời đông Hán được khai quật ở Hợp Xuyên tỉnh Tứ Xuyên, đôi tay của Phục Hi chống lên mặt trời, bên trong mặt trời có con chim đang tung cánh, đó chính là con Kim điểu. Văn hóa Hơ-mu-tu và văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa thời đồ đá mài ở Trung Quốc) đã xuất hiện nhiều đồ mỹ nghệ với chủ đề là mặt trời và chim phượng. Ở di chỉ Hơ-mu-tu khai quật được một đồng tiền làm bằng xương có hình đôi chim vây quanh mặt trời. Còn trong tranh vẽ trên gạch đời Hán ở Tân Tranh tỉnh Hà Nam có hình ba con chim cõng mặt trời đang bay. Thế thì vì sao Kim điểu lại được đặt vào trong mặt trời?
Có một kiến giải cho rằng thần thoại về Kim điểu bắt nguồn từ việc quan sát bóng đen trong mặt trời. Bóng đen lớn đã khơi lên trí tưởng tượng “trong mặt trời có chim” của con người. Trong “Hán thư - Ngũ hành chí” có ghi chép sớm nhất về bóng đen của mặt trời: “Mặt trời mọc có ánh sáng màu vàng, có một bóng đen lớn như đồng tiền ở ngay chính giữa.” Tuy nhiên, như chúng ta đều biết, bóng đen của mặt trời không phải chỉ có kiến giải duy nhất là “trong mặt trời có chim”, nếu ta so sánh cách lý giải trong mặt trăng sao lại có thỏ ngọc ở chương trước thì sẽ dễ dàng phát hiện thấy đó không chỉ liên quan đến việc quan sát bề mặt các thiên thể, mà đồng thời ẩn chứa quan niệm tư duy văn hóa dân tộc thời xa xưa.
Thần thoại về Kim điểu được ăn sâu trong dân gian là do quan niệm văn hóa thời xưa thờ chim thờ mặt trời của con người, nếu đi sâu vào tìm hiểu hiện tượng văn hóa này thì có thể thấy được một thời kỳ thờ thần mặt trời và chim mặt trời huy hoàng thời thượng cổ của Trung Quốc đã bị mai một.
Ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy thời thượng cổ ở Trung Quốc đã từng tồn tại một quan niệm văn hóa hoàn toàn khác với nền văn hóa phương tây, đó là văn hóa Đông Di, đặc trưng nổi bật của nền văn hóa này là thờ thần mặt trời. Thờ thần mặt trời là một hiện tượng văn hóa của thế giới, của cả vùng Thái Bình Dương, từ văn hóa Ma-ya ở Trung Mỹ đến văn hóa In-đi-an ở Bắc Mỹ, từ văn hóa đại hòa ở Á Châu đến văn hóa Cao-cơ-li và Ba-chi, đều còn lưu lại nhưng dấu vết của việc thờ thần mặt trời. Nền văn hóa Trung Quốc cũng không ngoại lệ, dân tộc Đông Di phồn thịnh sống dọc theo bờ biển đã sáng lập ra nền văn hóa huy hoàng thờ thần mặt trời và phát triển dần vào lục địa, dựng nên đế quốc Ân Thương cường thịnh, có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành nền văn minh Trung Hoa. Tuy nhiên, theo đà suy thoái của triều Ân, cùng với việc phân biệt sang hèn giữa Đông Di và Hoa Hạ, trong bối
cảnh lấy tín ngưỡng của dân tộc Chu làm nền văn hóa chính thống, quan niệm văn hóa và tín ngưỡng tôn giáo thờ thần mặt trời của dân tộc Ân Thương gặp phải số phận suy thoái không sao tránh khỏi. Một số dân tộc Ân Thương lui về Giang Nam vẫn còn giữ quan niệm văn hóa Đông Di thờ thần mặt trời đó là nước Sở, quan niệm tín ngưỡng, phong tục tập quán của họ có những nét đặc sắc riêng không giống với văn hóa Trung Nguyên. Sau khi Tần diệt sáu nước,
văn hóa nước Sở cũng hòa nhập vào văn hóa Hoa Hạ, việc thờ thần mặt trời cũng dần bị mai một.
Hình thức thể hiện việc thờ thần mặt trời phổ biến và điển hình nhất là thờ chim mặt trời, tín ngưỡng Tôtem thờ chim mặt trời là đặc trưng quan trọng nhất trong văn hóa Đông Di.
Sự kết hợp giữa mặt trời và chim có lịch sử lâu đời, được liên hệ bởi qui luật “tương quan lẫn nhau” trong tư duy nguyên thủy. Người nguyên thủy thấy mặt trời sáng mọc chiều lặn, còn chim thì sáng bay đi tối về tổ, chúng có qui luật tương tự nhau, đặc biệt là sự vận hành trên không trung của mặt trời cùng với hiện tượng bay lượn trên trời của chim nảy sinh sự tương
quan lẫn nhau trong tư duy nguyên thủy, họ cho rằng mặt trời bay được lên trên trời là do có chim chở đi, từ đó mới có câu chuyện thần thoại “trong mặt trời có chim”. Mặt trời và chim kết hợp lại hình thành sự sùng bái chim mặt trời. Hình thức thể hiện thờ chim mặt trời của dân tộc Đông Di có rất nhiều gồm chim ưng, chim bằng, chim phượng, chim én, chim huyền, chim chí, chim ba chân .... Trong đó chim ba chân và chim phượng có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn
minh Trung Hoa. Như trên đã nêu, chim ba chân còn gọi là Kim điểu, là hình tượng mang tính đại diện nhất, bắt nguồn sớm nhất trong số các hình dáng của chim mặt trời. Chim phượng tuy được xem là vua của các loài chim, nhưng lại là con vật do trí tưởng tượng của con người chứ không tồn tại trong thực tế. Con chim hư ảo này thực chất là sản vật hợp nhất của thần gió và thần mặt trời. Trong quyển “Sự bắt nguồn của các vị thần” của Hà Tân thì cho rằng người xưa đã sớm hiểu biết về kiến thức thiên văn, mặt trời là yếu tố quyết định để phân biệt ngày đêm và bốn mùa. Trong sự thay đổi của bốn mùa, gió và sự thay đổi của hướng gió là một hiện tượng nổi bật nhất và họ xem gió là sứ giả của mặt trời. Chính sự hợp nhất của thần gió và thần mặt trời đã hình thành nên thần thoại về chim phượng. Theo Giáp cốt văn thì hai chữ phong (gió) và phượng có nét tượng hình, phát âm và nghĩa giống nhau nên có thể sử dụng chung, thần gió là thần phượng, chim phượng. Chim phượng là sản vật theo quan niệm của người xưa được liệt vào những con vật tổ, nó cũng đã từng hiển hách một thời, đứng đầu các con vật tổ. Về sau theo đà biến đổi và phát triển của lịch sử cùng với sự giao lưu văn hóa, vị trí thống trị của chim phượng dần được thay thế bằng con rồng, nó hòa vào văn hóa Trung Nguyên để trở thành nhân tố văn hóa mới của cả dân tộc. “Long phụng trình tường” trở thành biểu tượng của dân tộc Trung Hoa.
Ở đây ta cũng nên nói đến vị vua vừa là thần chim vừa giống thần mặt trời - Thiếu Hạo.
Trong “Tả truyện” có ghi: “Ngã Cao Tổ Thiếu Hao chí chi lập dã, phượng điểu thích chí, cố kỷ vu điểu, vi điểu sư nhi điểu danh: Phượng điểu thị, lịch chính dã; huyền điểu thị, tư phân giã dã; bá triệu thị, tư chí giả dã; thanh điểu thị, tư khải giả dã; đan điểu thị, tư bế giả dã. Chúc cưu thị, tư đồ dã; tuy cưu thị, tư mã dã; thi cưu thị, tư không dã; sảng cưu thị, tư khấu dã; cốt cưu thị, tư sự dã. Ngũ cưu, cưu dân giả dã. Ngũ trĩ vi ngũ công chính, lợi khí dụng, chính độ lượng,
di phát giả dã. Cửu hộ vi cửu nông chính, hộ dân vô dâm giả dã.”
Thiếu Hạo được gọi là “Phượng điểu thị”. Phượng là vua của loài chim, Thiếu Hạo lấy tên chim đặt cho các chức quan như là một “vương quốc chim”. “Vương quốc chim” này cũng đã biết chia ra xuân phân, thu phân, hạ chí và đông chí. Có thể tưởng tượng được người nguyên thủy thông qua quan sát sự vận hành của mặt trời để đo chiều dài về thời gian của một năm và biết được các tiết xuân phân, thu phân, hạ chí và đông chí. Nó đã trở thành thời gian
biểu cho việc trồng trọt canh tác của nền nông nghiệp nguyên thủy. Theo người nguyên thủy, đó chính là sự thể hiện của ý chí của thiên thần, do đó họ đáp lại mặt trời bằng lòng kính yêu vô hạn. Sự kính yêu ấy được thể hiện qua hình thức thờ chim. Vì thế các chức quan lớn nhỏ trong “vương quốc chim” ấy đều lấy tên các loài chim để đặt. Từ đó, ta thấy chủ đề của truyền thuyết về Thiếu Hạo chính là thờ chim, thờ mặt trời.
Nói một cách nghiêm túc thì con chim mặt trời như con chim vàng, chim phượng được nói ở trên không phải là con gà vàng, nhưng trong thần thoại, con chim vàng còn có một anh em rất giống nhau là con gà vàng, sau này nó còn có xu thế thay thế con chim vàng, điều này có lẽ là do con chim vàng có hình mạo thần dị, có ba chân, nhưng dù thế nào đi nữa nó cũng không thoát khỏi hình dáng của gà, nó cũng không gần gũi thân thuộc với người như con gà hai
chân hơn nữa hiện tượng tự nhiên khi gà gáy thì mặt trời mọc hàng ngày càng minh chứng cho truyền thuyết trong mặt trời có gà vàng. Chính vì vậy mà gà vàng mang tính đại chúng hóa, dễ đi vào lòng người hơn là chim vàng. Ông Trần Cần Kiến đã viết trong quyển “Văn hóa loài chim của Trung Quốc”: Gà là hóa thân của chim mặt trời trong hiện thực, là chim mặt trời của thế tục.
Gà gáy một tiếng đất trời hừng sáng. Trải bao năm dài tháng rộng, tiếng gà gáy đã làm nảy sinh biết bao truyền thuyết đẹp đã đi vào cuộc sống tinh thần của người Trung Quốc, trở thành biểu tượng khích lệ hàng trăm vạn trái tim người Trung Quốc.
“Mưa gió mịt mù, gà gáy không ngớt.” Câu thơ trong Kinh thi này đã khắc hoạ rõ nét tinh thần tận tâm tận tụy với công việc của những bậc hiền tài chí sĩ mang hoài bão non sông, đã được các văn nhân thi sĩ ca ngợi như bài thơ của Đỗ Phủ: “Kỉ đức danh tiêu ngũ, sơ minh độ tất tam. Thù phương thính hữu dị, thất thứ hiểu vô tàm. Vấn tục nhân tình tự, khắc bào nhĩ
bối kham. Khí giao đình hữu tế, vu hiệp lậu tư nam.” Nhà thơ Lý Tần đời Đường có câu thơ:
“Bất vi phong vũ biến, kê đức nhất hà trinh.” Từ Dần đời Đường cũng có câu: “Thủ tín thôi triệu nhật, năng minh tống hiểu âm.”
Tiếng gà gáy còn khơi dậy lòng yêu nước của Tổ Địch người thời Nam Bắc triều với câu chuyện “Nghe tiếng gà gáy thức dậy luyện võ” và đã trở thành một câu ngạn ngữ cổ nhưng luôn mới mẻ, khích lệ các thế hệ phấn đấu không ngừng, vững bước đi lên.
Đồng thời với những ngợi ca, tiếng gà gáy ở vào một tình huống nào đó sẽ khiến người ta cảm thấy khó chịu. Vì gà không hề nao núng, luôn tận tụy với công việc, khi gà gáy, mặt trời mọc là phút chia tay của các đôi vợ chồng, tình nhân. Vì sợ “Gà gáy đoạn tình” nên sinh lòng oán giận tiếng gà gáy. Lúc này tiếng gà gáy đã trở thành tiếng báo hiệu vô tình của
chia ly.
Nhắc đến “Gà gáy đoạn tình” theo “Khai nguyên thiên bảo di sự” có một điển cố như sau: Vào năm Khai nguyên, ở Trường Xuân có cô kỹ nữ nổi tiếng tên gọi Lưu Quốc Dung cùng với chàng tiến sĩ Quách Chiêu Thuật yêu nhau thắm thiết, về sau, Chiêu Thuật bị điều đi nơi khác nhậm chức, vì lệnh vua khó cưỡng nên chỉ còn biết nghẹn ngào từ biệt Quốc Dung để lên đường lúc trời vừa sáng. Khi đi đến bên cầu Hàm Dương, có một con ngựa đuổi theo, thì ra là
Quốc Dung sai cô hầu mang đến một bức thư, trong thư viết: “Đem tình đang nồng, hận tiếng gà gáy đoạn tình, ân tình chưa nguôi, than bước chân ngựa vô tình. Lòng thiếp đau xót, vì chàng mà mang bệnh, sau này nếu còn gặp lại nhau chỉ mong được sống bên nhau đến đầu bạc răng long. Từ đó “Gà gáy đoạn tình” đã trở thành giai thoại thiên cổ của văn nhân Trung Quốc được lưu truyền mãi, trong những bài tình ca, ca dao dân gian cũng có nhắc đến như bài
“Độc khúc ca” của Nam triều nhạc phủ hát rằng: “Hãy giết con gà gáy mãi, hãy xua con chim hay hót, mong đêm dài mãi trọn năm không bao giờ sáng lấy một ngày.” Còn bài “Điểu thê khúc” của Từ Lăng viết: “Trướng rũ màn the ẩn ánh đèn, đêm dài ngàn năm vẫn không đủ, chỉ giận con gà vô lại ấy, thiên hà chưa lặn đã gáy vang.” Những lời than tiếng oán ấy là những lời trách móc của những đôi trai gái yêu nhau gặp phải tình cảnh không sao giải quyết được. Xét theo một góc độ khác thì gà gáy một tiếng đất trời hừng sáng” đã đi sâu vào lòng người và có ảnh hưởng sâu rộng biết bao.
………………………………
“Gà” trong cuộc sống của người Trung Quốc
Gà có ảnh hưởng rất sâu rộng trong dân gian Trung Quốc.
Vào đời Hán, trong dân gian có tục đeo gà trống đón xuân vào ngày lập xuân, phổ biến ở vùng bắc bộ tỉnh Sơn Tây và một số vùng Sơn Đông. Gà trống đón xuân còn gọi là gà xuân, là đồ trang sức được phụ nữ dùng vải vụn kết trước lúc lập xuân cho trẻ con đeo trên người với ý nghĩa xuân mới cát tường. Vùng Hồ Nam, Hồ Bắc, Chiết Giang xưa gọi ngày mùng 1 tháng giêng âm lịch là “Ngày gà”. Hôm đó, người ta xem thời tiết mưa nắng thế nào để dự đoán sự hưng vượng của ngành nuôi gà năm đó, nếu nắng thì tốt, mưa thì xấu, trong ngày gà kị đánh mắng gà.
Vùng Kim Hoa tỉnh Chiết Giang thịnh hành đeo túi hình tim gà vào ngày tết Đoan ngọ mùng 5 tháng 5, người ta dùng vải đỏ may thành cái túi nhỏ hình quả tim gà, trong đựng gạo, trà, phấn hùng hoàng, đeo ở trước ngực trẻ con để tránh tà tiêu tai. Ngoài ra do âm tiếng Hoa của tim gà và trí nhớ gần giống nhau, nên dân gian cho rằng để trẻ con đeo túi hình tim gà, học sẽ có trí nhớ tốt, sau này sẽ làm nên việc lớn.
Vùng Kim Hoa, Võ Nghĩa tỉnh Chiết Giang vào ngày mùng 7 tháng 7 hàng năm còn có tục “Giết gà”, vì đêm hôm đó Ngưu lang Chức nữ hội ngộ nơi cầu Ô thước, dân gian phải giết gà trống đi để nó không gáy sáng thì Ngưu lang Chức nữ không phải chia tay nhau nữa.
Phong tục truyền thống về tiết thời ở vùng Hoa Bắc, vào ngày mùng 1 tháng 2 là tiết Trung hòa, là ngày cúng tế Thái dương tinh quân. Món ăn đặc sắc của tiết Trung hòa là bánh gà mặt trời, đó là bánh làm bằng bột gạo trên có in hình chim vàng và vầng quang, vầng quang là mặt trời, chim vàng chính là gà vàng, nhưng thường được in trực tiếp hình con gà.
Ở vùng Cam Túc, Thiểm Tây có tục “Cấm bò cạp” vào ngày Cốc vũ. Có một số tranh vẽ chuyên dùng để dán vào dịp trước và sau ngày cốc vũ để tránh côn trùng xâm hại, trong tranh thường vẽ con gà trống đang mổ con sâu, dưới chân còn dẫm lên một con bò cạp lớn.
Phong tục cưới hỏi thời xưa thường hay có gà. Ở vùng Hà Bắc, Sơn Đông lấy gà sống lâu làm sính lễ tượng trưng cho cát tường như ý. Gần đến ngày cưới, nhà trai chuẩn bị một con gà trống đỏ, nhà gái chuẩn bị một con gà mái dầu, gà mái tượng trưng cho cô dâu là “người tốt lành”. Hai con gà này không được giết nên gọi là “gà sống lâu”. Vùng duyên hải đông
nam thời xưa có tục cưới “Gà trống bái”, đây là một nghi thức lấy gà trống thay thế cho chú rể cùng cô dâu bái đường. Vào ngày cưới, nếu chú rể đi biển chưa về kịp, nhà trai sẽ lấy con gà trống thay thế để làm lễ bái đường, sau khi bái đường, lấy dãi vải đỏ tròng vào cổ gà dắt vào động phòng, cho nó ăn uống đầy đủ, chờ khi chú rể về đến mới thả gà ra. Lúc xưa người Đài Loan có một tục cưới đặc biệt gọi là gà dẫn đường, nhà gái chọn sẵn một con gà mái sắp đẻ
và một con gà trống vừa biết gáy, đến ngày cô dâu xuất giá, cha mẹ phải dùng hai sợi dây đỏ dài 9 thước, buộc vào chân hai con gà cho vào một cái giỏ tre giao cho cô phụ dâu mang đến nhà chú rể. Hai con gà này sẽ gọi là “gà phu thê”, nhằm chúc tụng cho đôi vợ chồng mới cưới sống hòa thuận, ân ái đến đầu bạc. Ở vùng tam giác Trường Giang thì có tục cưới “Gà gáy chung”. Khi chú rể đi đón dâu, dùng một con gà trống lớn có buộc lụa đỏ làm lễ vật, chờ khi rước được cô dâu phải mang theo con gà này về nhà chồng.
Thời xưa dân tộc Hán và một số dân tộc thiểu số rất thịnh hành phong tục giao tế uống rượu máu gà. Khi kết nghĩa anh em, họ giết một con gà trống, lấy máu nhỏ vào ly rượu của mỗi người, rồi cùng thề và uống rượu hòa máu gà để tỏ lòng trung thành không đổi dời, có phúc cùng hưởng, hoạn nạn cùng chia Dân tộc Thổ Gia gọi đá cầu là “đá gà”. Vào ngày tết, thanh niên nam nữ cùng chơi “đá gà”, một người đá chiếc cầu lên cao, những người còn lại tranh nhau bắt lấy, người bắt được có thể dùng cỏ để đánh bất cứ người nào, thanh niên nam nữ thường đuổi đánh người mình để ý, trò “đá gà” trở thành kẻ mai mối tình yêu của thanh niên.
“Chọi gà” là môn giải trí truyền trống của dân gian Trung Quốc, thịnh hành ở những vùng của dân tộc Hán và một số vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Vân Nam. Thời gian và hình thức tổ chức ở mỗi nơi mỗi khác. Vùng Khai Phong tỉnh Hà Nam tổ chức lễ hội chọi gà vào ngày 22 tháng giêng âm lịch hàng năm, còn ở La Thành tỉnh Quảng Tây thì tổ chức sau mùa thu hay trong dịp tết. Sự thắng thua trong trò chơi chọi gà có liên quan đến tiền bạc. Trên thực tế nó là
một hình thức cá độ của dân gian Trung Quốc. Chọi gà đã rất được ưa chuộng vào thời Xuân thu, đến đời Đường, không những trong dân gian có trường chọi gà mà cả hoàng thượng cũng yêu thích môn chơi này. Đường Huyền Tông đã cho lập hẳn một “Làng gà ở trong cung, nuôi hàng ngàn còn gà chọi và chọn con trai của 500 thị vệ đảm nhiệm công việc nuôi gà. Chính vì bề trên yêu thích nên kẻ dưới cũng noi theo, từ triều đình cho đến dân gian đâu đâu cũng nghe
bàn đến chuyện chọi gà. Theo ghi chép trong “Đông thành phụ lão truyện” của Trần Hồng: Chủ quản làng gà tên Giả Xương, tuổi tuy mới 13, nhưng là thiên tài chọi gà, chẳng những biết nuôi gà mà còn biết truyền thụ kỹ thuật chọi gà, được Huyền Tông ưu ái, quyền thế hiển hách hơn người. Vì thế, trong dân gian có lưu truyền một bài hát: “Sinh con chẳng cần biết cái chữ, chọi gà hay vẫn hơn học hành, con trai họ Giả tuổi mới 13, phú quí vinh hoa ai sánh bằng.” Để thấy
được sự thịnh hành của chọi gà vào thời đó.
Có không ít những bài thơ miêu tả việc chọi gà của các văn nhân. Đời Ngụy có bài “Chọi gà” của Lưu Trinh đã miêu tả hình ảnh chọi gà sinh động và cụ thể: “Đơn kê bị hoa thái, song cự như phong mang. Nguyệt nhất dương viêm uy, hội chiến thử trung đường. Lợi trảo thám ngọc trừ, sân mục hàm hỏa quang. Trường kiều kinh phong khởi, kình cách chính phu trương. Khinh cử phấn câu huê, điện kích phục hoàn tường.” (Khoác chiếc áo rực rỡ, đôi cựa
sắc như dao, nguyện một phen ra oai, hội chiến tại nơi đây. Cựa bén đã mài sẵn, mắt trừng như nẩy lửa, ngưỡng cổ kinh gió bão, đôi cánh căng sẵn sàng, hăng hái xông mổ địch, chớp nhoáng phân thắng thua). Bài thơ “Đấu kê hành” của Dương Duy Trinh đời Nguyên đã mượn việc chọi gà để phê phán chiến tranh và mong mỏi hòa bình của tác giả: “Lưỡng hùng dũng nhuệ khoa thất địch, lão cự đáng trường lợi như kích, nhũng tuyệt bồi tai vị thích trương, nộ
nao khoái lỗi sân tinh bích, kiếm tâm nhất động toái hoa quán, khẩu huyết tương ô giao thái dực, hà đáng bãi đấu tác đề thanh, đại thượng lê hoa xuân lộ trích.”
Trong thơ văn miêu tả về gà không chỉ có chuyện chọi gà mà thôi, nhà thơ Bạch Cư Dị đời Đường có bài thơ “Thần kê” (con gà ban mai) với lời thơ bình dị đã gởi gấm những tư tưởng sâu sắc: “Mãi đắc thần kê cộng kê ngữ, thường thời bất dụng đẳng nhàn minh. Thâm sơn nguyệt hắc phong hàn dạ, dục cận hiểu thiên đề nhất thanh.” Bài thơ “Phọc kê hành” (trói gà) của Đỗ Phủ viết: “Tiểu nô phọc kê hướng thị mại, kê bị phọc cấp tương huyên tranh. Gia trung yếm kê thực trùng nghĩ, bất tri kê mại hoàn tao phanh. Trùng nghĩ vu nhân hà hậu bạc, ngô sất nô nhân giải kỳ phọc. Kê trùng đắc thất vô liễu thời, chú mục hàn giang ỷ sơn các.” Hai câu cuối là cái hồn của cả bài thơ, từ việc kể về những chuyện nhỏ trong cuộc sống để dẫn ra những suy nghĩ triết lý, nghĩ về cuộc đời con người thăng trầm bất thường cũng chỉ như sự được mất của luật tuần hoàn gà mổ sâu, người trói gà không có hồi kết mà thôi. Ông Ngô Cảnh người đời Tống có bài “Kê” (gà) như sau: “Sở sở y thường lưỡng giáp hồng, quán nhi tà trụy cước nhi cung. Dạ lai tái thượng vô tiêu tức, ngọc cân thâu đàn đối hiểu phong.” Hai câu đầu miêu tả diện mạo con gà, nhưng ngụ ý miêu tả dung mạo mỹ nhân, hai câu cuối tả cảnh thê lương cô đơn với phòng không gối chiếc của người phụ nữ, trông theo ngọn gió ban mai
mà rơi lệ nhớ thương chồng nơi biên ải xa xăm. Đời Đường có Lục Du Tá với bài thơ “Tặng gà già” để nói lên lòng mong muốn giúp đời báo quốc và hoài bão lớn lao của mình không đạt được: “Nga nga xích trách tiên quần bói, ốc ốc trường minh cái tứ giao. Ý khí tuy hùng vô xứ dụng, phong sương tùng ngã lão hành mao.”
Những thành ngữ tục ngữ về gà có rất nhiều “Ngai nhược mộc kê” (ngẩn như gà gỗ) ví người ngây ngẩn ra do kinh hãi ngạc nhiên hay chỉ người ngây đần. “Gà bay trứng chọi” ví chẳng được gì cả. “Tóc hạc da gà” ví người già tóc bạc da nhăn. “Hạc lập kê quần” (hạc giữa đàn gà) ví người tài năng xuất chúng. “Kê mao toán bì” (lông gà vỏ tỏi) và “Kê trùng đắc thất” (gà sâu được mất) để ví những việc vặt vãnh và những thứ đồ không có giá trị. “Kê khuyển bất lưu” (chó gà không tha) ví việc tàn sát diệt tận gốc. “Kê khuyển bất ninh” (chó gà không yên) chỉ bị quấy rối không yên. “Giết gà lấy trứng” ví tham cái lợi nhỏ trước mắt mà tổn hại đến lợi ích lâu
dài. “Giết gà há dùng đến dao mổ trâu” ví việc nhỏ không cần làm lớn chuyện. “Trói gà không chặt” ví thư sinh yếu đuối. “Tẫn kê tư thần” (gà mái nắm giữ ban mai) ví người đàn bà soán quyền loạn chính. “Sơn kê vũ kính” (gà rừng múa trước gương) ví nhìn thân thương phận, ngắm bóng thương mình. “Thà ở nơi miệng gà, không ở nơi mông trâu” ví việc thà ở nơi nhỏ bé mà được tự chủ, còn hơn ở chốn rộng lớn mà bị người ta sai khiến. “Xương lườn gà” ăn thì vô
vị, vứt thì thấy tiếc. Ví với những việc làm vô bổ, không mang lại lợi ích gì. Ngoài ra còn có những câu: “Cầm trong tay lông gà mà ngỡ lệnh tiễn”, “Tìm xương trong trứng gà”, “Trộm gà không đặng mất nấm gạo” (mất cả chì lẫn chài), “Phượng hoàng rơi vào ổ rơm gà”, lấy trứng trọi đá không lượng sức mình”, “Gà đội mũ, như “quan” (âm: mào gà) lại thêm quan (cùng âm với quan lại)”, “Đầu gà có miếng thịt, lớn nhỏ đều là quan (mào gà)”, “Gà trống già đeo kính, quan không lớn mà ra vẻ quan cách lớn”, “Người tuổi gà trống, chỉ biết gáy không biết đẻ

trứng”.
Con gà nho nhã sung mãn TUOIDAU-CONGA

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
 
Con gà nho nhã sung mãn
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ĐỨC SUNG PHÙ
» Da bìu sưng tấy là bị gì
» Nam giới có thể nổ súng bao nhiêu lần
» Chữa bệnh sỏi thận bằng cây sung
» Con chuột thông minh, giàu sang sung túc

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Kiến Thức Tổng Hợp :: Dịch Học, Phong Thủy-
Chuyển đến