Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  CỔ VĂN ( Văn Thơ Thi Kệ Cổ Xưa ) về "NHÂN HỌC" ( Học Làm Người) Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 CỔ VĂN ( Văn Thơ Thi Kệ Cổ Xưa ) về "NHÂN HỌC" ( Học Làm Người)

Go down 
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ VĂN ( Văn Thơ Thi Kệ Cổ Xưa ) về "NHÂN HỌC" ( Học Làm Người) Empty
Bài gửiTiêu đề: CỔ VĂN ( Văn Thơ Thi Kệ Cổ Xưa ) về "NHÂN HỌC" ( Học Làm Người)   CỔ VĂN ( Văn Thơ Thi Kệ Cổ Xưa ) về "NHÂN HỌC" ( Học Làm Người) EmptyTue Sep 10, 2019 10:08 am

"Cổ nhân di Pháp Bảo (Người xưa để lại những điều quí giá , chân bảo chất cao thành ngọn tháp)
Kim Nhân tiếp Tư Lương" (Người nay thừa hưởng chân bảo của người xưa để tu dưỡng thân tâm mình )



Chúng ta (người ngày nay) phải có trách nhiệm tiếp nhận, gìn giữ những gì tốt đẹp của ông cha, của tiền nhân , và rồi thì quảng bá truyền thừa những điều tốt đẹp, quí giá đó cho thế hệ con cháu của mình, cho hậu thế mai sau ... Chính vì vậy, Lynn quyết định mở topic này để lưu giữ và chia sẻ cùng mọi người những lời giáo dục của ông bà xa xưa ... những câu nói ngắn gọn súc tích ghi chép trong văn học cổ, trong thi kệ Phật Giáo , và những câu truyền khẩu trong chốn dân gian ... 

玉不琢,不成器; Ngọc bất trác, bất thành khí;
人不學,不知義。 Nhân bất học, bất tri nghĩa.
為人子,方少時; Vi nhân tử, phương thiếu thời;
親師友,習禮儀。 Thân sư hữu, tập lễ nghi. 

(
三字經 - 王應麟 : Tam Tự Kinh - Vương Ứng Lân )


1) Ngọc không mài giũa đẽo ngọt, không thành đồ vật hữu dụng
2) Người không học, không biết chánh nghĩa đạo lý 
3) Làm con người, lúc còn nhỏ 
4) Thân cận thầy, học tập lễ nghi. 

 
 
 ==> Thiên địa chi đại đức viết sanh
 ==> Thánh nhân chi đại bảo viết vị
 ==> Hà dĩ thủ vị viết nhân.
(
- 伏羲) (Kinh Dịch - Phục Hy)


"Đức lớn của trời đất là sự hiếu sanh
Cái quý giá nhất của thánh nhân là danh vị ( danh dự địa vị = sự tôn kính ) 
Để giữ được danh vị (sự tôn kính) bền lâu ấy là lòng nhân (nhân đạo , nhân nghĩa) "

 
行解相 = HÀNH GIẢI TƯƠNG ƯNG
(Lời Nói Đi Đôi Với Việc Làm)



HỌC TẬP QUÝ Ở THỰC HÀNH

CHÍ HƯỚNG cũng giống như một mục tiêu của một đời người, chúng ta LẬP CHÍ đúng đắn thì ngay đời này mới không luống qua một đời. Vậy thì trong HỌC TẬP, ngoài LẬP CHÍ ra còn có một thái độ rất quan trọng, gọi là “HỌC QUÝ Ở HÀNH”. Chúng ta học tập một câu "Kinh Giáo", thì nhất định phải thực hành một câu, nên gọi là "HÀNH GIẢI TƯƠNG ƯNG" (行解相). Như vậy thì đạo đức, học vấn của chúng ta mới có thể nâng lên cao.

(Hòa Thương Tịnh Không)

 
紫虛元君戒論文 ==> TỬ HƯ NGUYÊN QUÂN GIỚI LUẬN VĂN 
(LUẬN RĂN ĐỜI CỦA TỬ HƯ NGUYÊN QUÂN)
 
Trích Lục từ QUY NGUYÊN TRỰC CHỈ 
do Đại Sư / Thiền Sư TÔNG BỔN (? - 1099) biên soạn 
Nguyễn Minh Tiến và Nguyễn Minh Hiển dịch Hán Việt

 
 


福生於清儉,德生於卑退, ==> Phước sanh ư thanh kiệm, đức sanh ư ty thối, 
道生於安靜, 生於和暢, ==> đạo sanh ư an tịnh, mạng sanh ư hòa sướng, 
患生於多慾,禍生於多貪, ==> hoạn sanh ư đa dục, họa sanh ư đa tham, 
過生於輕 ,罪生於不仁。 ==> quá sanh ư khinh mạn, tội sanh ư bất nhân. 

Phước sinh ra từ sự trong sạch, kiệm ước; đức sinh ra từ sự khiêm nhượng; 
đạo sinh ra từ sự an ổn, vắng lặng; mạng sinh ra từ sự hòa hợp, vui sướng; 
bệnh tật sinh ra vì quá dâm dục; tai vạ sinh ra vì quá tham lam; 
lầm lỗi sinh ra vì kiêu mạn, khinh người; tội ác sinh ra vì thiếu lòng nhân ái. 


戒眼莫視他非。 ==> Giới nhãn mạc thị tha phi. 
戒口莫談他短。 ==> Giới khẩu mạc đàm tha đoản. 
戒心莫恣 貪瞋。 ==> Giới tâm mạc tứ tham sân. 
戒身莫隨惡伴。 ==> Giới thân mạc tùy ác bạn. 

Răn giữ đôi mắt đừng nhìn chỗ sai quấy của người; 
răn giữ lời nói đừng bàn luận chỗ kém khuyết của người; 
răn giữ tâm ý đừng buông thả theo lòng tham và sự nóng giận; 
răn giữ tự thân đừng học theo bạn bè xấu ác. 


無益之言莫妄,不干之事莫妄爲。 ==> Vô ích chi ngôn mạc vọng thuyết. Bất can dĩ sự mạc vọng vi. 
默默默。無限神仙從此得。==> Mặc mặc mặc. Vô hạn thần tiên tùng thử đắc. 
饒饒饒。千災萬禍一齊消。==> Nhiêu nhiêu nhiêu, thiên tai vạn họa nhất tề tiêu. 
忍忍忍。債主寃家從此盡。==> Nhẫn nhẫn nhẫn, trái chủ oan gia tùng thử tận. 
休休休。蓋世功名不自由。==> Hưu hưu hưu, cái thế công danh bất tự do. 

Lời không có ích đừng nói bậy; việc không liên can chớ làm càn. 
Vắng lặng an nhiên, các bậc thần tiên từ đó được. 
Khoan dung tha thứ, bao nhiêu tai họa thảy đều tiêu. 
Kham nhẫn nhận chịu, oán thù muôn kiếp nhờ đó dứt. 
Buông bỏ việc đời, công danh buộc trói có là chi! 


忠君王,孝父母,敬尊長, ==> Trung quân vương, hiếu phụ mẫu, kính tôn trưởng, 
奉有德,別賢愚, 恕無識。==> phụng hữu đức, biệt hiền ngu, thứ vô thức. 

Giữ lòng trung với chủ, hiếu thảo với cha mẹ, tôn kính bậc trưởng thượng, 
cúng dường bậc đức độ, phân biệt hiền ngu, khoan thứ người không biết. 


物順來而勿拒,旣放而勿追。==> Vật thuận lai nhi vật cự, vật ký phóng nhi vật truy. 
身未 遇而勿望,事已過而勿思。==> Thân vị ngô nhi vật vọng, sự dĩ quá nhi vật tư. 

Vật thuận đến thì không chống lại, vật đã rời đi chớ tìm theo. 
Thân chưa gặp thời đừng mong mỏi, việc đã qua rồi chớ nghĩ nhớ. 


聰明多暗昧,算計失便宜。==> Thông minh đa ám muội, toán kế thất tiện nghi. 
損人終自失, 勢禍相隨。 ==> Tổn nhân chung tự thất, ỷ thế họa tương tùy. 

Kẻ thông minh lắm càng mắc phải nhiều tối tăm, mờ mịt; kẻ tính toán nhiều thì mất đi sự thuận lợi dễ dàng; 
gây tổn hại cho người, rốt cùng là tự mình mất mát; dựa vào thế lực, tai họa liền theo ngay. 


戒之在心,守之在志。 ==> Giới chi tại tâm, thủ chi tại chí. 
爲不節而亡 ,因不廉而失位。==> Vị bất tiết nhi vong gia, nhân bất liêm nhi thất vị. 

Răn nhắc tự trong lòng, giữ gìn nơi chí hướng. 
Vì không tiết chế mà tan nát cửa nhà; vì thiếu sự thanh liêm mà mất cả địa vị. 


勸君自警於平生,可嘆,可驚而可畏。 ==> Khuyến quân tự cảnh ư bình sanh. Khả thán, khả kinh nhi khả úy. 
上臨 之以天神,下察之以地祇。 ==> Thượng lâm chi dĩ thiên thần, hạ sát chi dĩ địa kỳ. 
明有王法相繼, 有鬼神相隨。 ==> Minh hữu vương pháp tương kế, ám hữu quỷ thần tương tùy. 
唯正可守,心不可欺。 ==> Duy chánh khả thủ, tâm bất khả khi. 
戒之, 之。 ==> Giới chi, giới chi! 

Khuyên người hãy luôn cảnh tỉnh trong đời sống, có thể đáng khen đó, đáng kinh ngạc đó, mà cũng đáng sợ lắm đó. 
Trên có thiên thần soi xuống, dưới có địa thần xét lên. 
Nơi sáng rõ có phép nước thường nghiêm; chỗ khuất lấp có quỉ thần luôn theo dõi. 
Chỉ nên giữ theo điều chân chánh, lòng không dối trá. 
Nhớ lấy, nhớ lấy!

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/


Được sửa bởi Tri Âm Quán ngày Thu Sep 26, 2019 9:34 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ VĂN ( Văn Thơ Thi Kệ Cổ Xưa ) về "NHÂN HỌC" ( Học Làm Người) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ VĂN ( Văn Thơ Thi Kệ Cổ Xưa ) về "NHÂN HỌC" ( Học Làm Người)   CỔ VĂN ( Văn Thơ Thi Kệ Cổ Xưa ) về "NHÂN HỌC" ( Học Làm Người) EmptyTue Sep 10, 2019 11:01 am

Cổ nhân có câu "Nhân Tâm Sinh Nhất Niệm, Thiên Địa Tận Giai Tri" (Ngay khi tâm người vừa phát sinh 1 ý niệm, thì trời đất đều biết rõ) . Dưới đây là một mẫu chuyện kể là khi tâm tà ác phát khởi thì ngay lúc đó liền có quỷ ma đi theo, ngược lại khi tâm thiện phát khởi thì liền có thánh thần phù trợ ... 


"NHÂN TÂM SINH NHẤT NIỆM, THIÊN ĐỊA TẬN GIAI TRI" 
(Ngay khi tâm người vừa phát sinh 1 ý niệm, thì trời đất đều biết rõ)



Vào cuối những năm triều đại nhà Nguyên (1271-1368 SCN), tại Trung Quốc có một người tên là Nguyên Tự Thực. Nguyên Tự Thực có đại ân với một người tên là Mâu Tài, nhưng Mâu Tài lại trở mặt vu cáo Nguyên Tự Thực, quả là rất có lỗi với Nguyên Tự Thực.

Nguyên Tự Thực càng nghĩ càng thấy căm phẫn bất bình, đang đêm tự dưng bật dậy quyết giết chết Mâu Tài. Trên đường, Nguyên Tự Thực đi qua một Phật am; Vị sư trụ trì tại am tự lúc đó Hiên Viên Ông, đã tu chứng được "Thiên Nhãn Thông". Khi Nguyên Tự Thực rảo bước về phía nhà Mậu Tài, Hiên Viên Ông thấy rõ theo sau Nguyên Tự Thực là cả chục con quỷ hình thù kỳ dị. Thế nhưng khi Nguyên Tự Thực quay trở về nhà, Hiên Viên Ông thấy có cả trăm phúc thần mình mang ngọc bội, đầu đội mũ vàng đi theo ông. Hiên Viên Ông vô cùng kinh ngạc!

Trời vừa hửng sáng, Hiên Viên Ông đã tới nhà Nguyên Tự Thực dò hỏi tình hình tối qua.

Nguyên Tự Thực nói thật với Hiên Viên Ông: “Mâu Tài vong ân bội nghĩa. Tôi hận Mâu Tài quá bạc tình nên mới định giết chết hắn. Vừa đến cửa chính nhà Mâu Tài, tôi lại nghĩ Mâu Tài tuy vong ân bội nghĩa nhưng còn có vợ và mẹ già. Nếu giết chết Mậu Tài, vợ và mẹ già Mậu Tài biết nương tựa vào đâu? Vì thế tôi đã nhẫn chịu và thu cái khẩu khí ấy lại.”

Hiên Viên Ông bèn thuật lại dị tượng mà mình đã thấy, nói với Nguyên Tự Thực: Một niệm ác của ông khiến quỷ dữ đi theo, một niệm thiện của ông khiến phúc thần bảo hộ. Sự việc của ông, thần linh đã sớm biết rõ. Ông tất sẽ có phúc về sau.

Sau đó quả nhiên Nguyên Tự Thực được làm huyện lệnh Lư Sơn, còn Mâu Tài bị giết hại giữa đám loạn quân. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ VĂN ( Văn Thơ Thi Kệ Cổ Xưa ) về "NHÂN HỌC" ( Học Làm Người) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ VĂN ( Văn Thơ Thi Kệ Cổ Xưa ) về "NHÂN HỌC" ( Học Làm Người)   CỔ VĂN ( Văn Thơ Thi Kệ Cổ Xưa ) về "NHÂN HỌC" ( Học Làm Người) EmptyTue Sep 10, 2019 11:08 am

Vài câu cổ ngữ mà mang đậm ý tưởng Phật Giáo lưu truyền trong gian dân khuyên dạy người người tin sâu LÝ NHÂN QUẢ để rồi cương quyết bỏ ác hành thiện ... 

CỔ NGỮ
Quán Nhân
Hữu nhân đa đức, tất hữu hảo ngôn;
Hữu nhân đa ngôn, bất tất hữu đức.
Xét Người
Người có nhiều đạo đức, ắt có lời nói hay;
Người có lời nói hay, chắc gì là có đức


==> Lời nói hay là lời nói chân tình tuy thô sơ nhưng đủ sức cảm hóa người, vì được phát xuất từ tinh thần đạo đức. Nên cảnh giác những lời nói trau chuốc, hoa mỹ, ngọt ngào nhưng chứa đựng đầy cạm bẫy bên trong

Hung Cát
Ác ngôn xuất khẩu, hung thần giáng lâm ; 
Thiện niệm vu tâm, cát thần tự hiện.
Dữ Lành
Lời dữ vừa mới phát ra, Hung thần xuất hiện gần ta xúi mình
Ý lành vừa mới khởi sanh, Thiện thần đã đến hộ trì bên ta.


==> Tâm chúng sanh là một pháp giới có đủ thiện ác và có sức mạnh điều khiển chúng sanh. Dữ lành đều ở trong tâm, gắng tạo sức mạnh tinh thần kềm chế ý dữ chuyển thành ý lành là được hiệu lực trong sự tu tập

Khẩu Hại
Khẩu thị thương nhân phủ
Ngôn vi cát thiệt đao
Bế khẩu thâm tàng thiệt
An thân xứ xứ lao.
Nguy Hại Của Miệng
Miệng là búa chém người
Lời là dao cắt lưỡi
Ngậm miệng dấu kỹ lưỡi
Nơi nơi được thảnh thơi
.
==> Lời nói rất quan trọng. Tan nhà mất nước hoặc an bình thịnh vượng đều do lời nói. Con người có búa bén sẵn trong miệng, khi mở lời nên cân nhắc kỹ.

Nhân Quả
Sanh sự sự sanh quân mạc oán
Hại nhân nhân hại nhữ ưu sân
Lý Nhân Quả
Gây việc việc gây người đừng oán
Hại người người hại chớ căm hờn.

==> Mọi việc ở đời đều có nguyên do, ta hãy nghiệm kỹ nguyên nhân để dừng ngay oan trái vay trả. Phật dạy: 



"Nếu ai lấy oán báo thù
Oan oan tương báo, thiên thu hằng sầu
Từ tâm định luật nhiệm mầu
Lấy ân báo oán, còn đâu oán thù?" (Kinh Pháp Cú)

Nghiệp Báo
Thiện ác đáo đầu chung hữu báo
Cao phi viễn tẩu dã nan toàn.
Nghiệp Báo Ứng
Thiện ác cuối cùng đều có hồi báo
Cao bay xa chạy cũng khó thoát khỏi toàn vẹn


==> Theo lý Nhân Quả Báo Ứng xác định hễ gieo nhân thế nào thì gặt quả đó. 


Dục tri tiền thế Nhân, 
Kim sanh thọ giả thị ; 
Dục tri lai thế Quả, 
Kim sanh tác giả thị

"Muốn biết Nhân đời trước, 
xem thọ báo đời này ; 
Muốn biết Quả đời sau, 
xét việc hiện đang làm"


Trường hợp nếu lỡ gieo Nhân xấu, mà không muốn nhận quả xấu, thì cố gắng tạo Duyên tốt để hoán chuyển quả xấu. Cố thay đổi tâm tánh , bỏ ác hành thiện (Buông dao đồ tể, lập địa thành Phật). Đây là pháp tu chuyển nghiệp mà Phật đã dạy. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ VĂN ( Văn Thơ Thi Kệ Cổ Xưa ) về "NHÂN HỌC" ( Học Làm Người) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ VĂN ( Văn Thơ Thi Kệ Cổ Xưa ) về "NHÂN HỌC" ( Học Làm Người)   CỔ VĂN ( Văn Thơ Thi Kệ Cổ Xưa ) về "NHÂN HỌC" ( Học Làm Người) EmptyTue Sep 10, 2019 11:16 am

道德經 - ( ĐẠO ĐỨC KINH - LÃO TỬ ) 
(BIỆN ĐỨC)

, . ==> Tri nhân giả trí, tự tri giả minh.
, . ==> Thắng nhân giả hữu lực, tự thắng giả cường
, . ==> Tri túc giả phú, cường hành giả hữu chí.
. . ==> Bất thất kỳ sở giả cửu. Tử nhi bất vong giả thọ.

1) Hiểu rõ người là kẻ có trí khôn, có kiến thức rộng (người tri thức); Hiểu rõ chính mình là kẻ có trí tuệ minh mẫn, quang minh, sáng suốt. (người minh triết);
==> Hiểu người không quan trọng bằng biết rõ chính mình, biết rõ ưu điểm , khuyết điểm , năng lực của mình v...v... 

2) Thắng người là kẻ có sức mạnh ; Tự thắng mình là kẻ cương nghị.

==> Phải tự chiến thắng mình, phải kiềm chế được bản thân mình. Người mà vượt thoát được vòng kiềm tỏa của thất tình, lục dục của bản thân thì từ phàm phu trở thành bậc thánh nhân, bậc thầy của trời người . 

3) Biết đủ ("Tri túc") là kẻ giầu có, Biết cố gắng là người có ý chí 

==> Biết đủ là không có "lòng tham vô đáy" nên tự thấy sung túc giầu có, không thấy thiếu hụt; Biết cố gắng vượt mọi khó khăn gian khổ thì là người có ý chí nghị lực. 

4) Không đánh mất điểm tựa sẽ vững bền; Chết mà không hết đó là trường thọ 

==> Đâu là chỗ nương tựa vững chắc cho chính mình để được bền vững ? Phàm cái gì có hình tướng đều theo quy luật vô thường (sinh, lão, bệnh, tử hay Thành,trụ, hoại, không) ... nay còn, mai mất ... nên không thể nào là chỗ dựa nương vững chắc cho mình được. Chỉ có niềm tin và hiểu biết thấu đáo vấn đề thật tường tận mới là điểm tựa vững bền ; Chết mà không hết là ý nói "Lưu danh thiên cổ", người mà lưu truyền những gì tốt đẹp khiến cho hậu thế luôn chân trọng gìn giữ thì là kẻ trường thọ .


道德經 - ( ĐẠO ĐỨC KINH - LÃO TỬ ) 
( DƯỠNG ĐỨC )



, , , .
==> Đạo sinh chi, đức súc chi, vật hình chi, thế thành chi. Thị dĩ vạn vật mạc bất tôn Đạo nhi quí Đức.
, , ,
==> Đạo chi tôn, Đức chi quí, phù mạc chi mệnh, nhi thường tự nhiên.
, , , , , , ,
==> Cố Đạo sinh chi, Đức súc chi, trưởng chi, dục chi, thành chi, thục chi, dưỡng chi, phú chi, 
不有, , , .
==> Sinh nhi bất hữu, vi nhi bất thị, trưởng nhi bất tể, thị vị huyền đức.


1. Vạn vật nhờ Đạo sinh, Đức dưỡng, Vật Chất tạo ra hình thể, Thời Thế hoàn cảnh giúp thành công. Vì thế muôn loài luôn tôn sùng, quý kính Đạo Đức. 

2. Đạo là tôn kính nhất, Đức là cao quý nhất, Sự tôn kính cao quý của Đạo Đức chẳng do đâu ban phát, chẳng phải nhờ muôn loài tôn sùng quý kính mà mới có; Đạo Đức tự nhiên vốn đã có sự Tôn Kính Cao Quý .

3. Cho nên Đạo sinh, Đức dưỡng, làm cho vạn vật lớn lên; dưỡng nuôi vạn vật, tác thành che chở vạn vật. 

 
Diễn giải 1 cách khác tóm lược là: Đạo là nguyên lý siêu việt tạo ra vạn vật; Đức là ứng dụng của Đạo, là sự hiển hiện kết quả / hiệu năng/ ảnh hưởng của Đạo đã nuôi dưỡng đã giúp vạn vật được tăng trưởng đến mức hoàn hảo tốt đẹp mọi phương diện ; 

4. Sinh ra vạn vật mà không nhận là của mình; Làm mà không cậy công cáng ; Làm cho tăng trưởng lớn lên mà không đòi làm chủ tể (kẻ chủ trì, người đứng đầu), thế mới là đậm nét phẩm hạnh cao quý của Đức. 

 

Diễn giải tóm lược là: Người "Thi ân bất cầu báo" thì mới thực sự là người có Đức . 


_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ VĂN ( Văn Thơ Thi Kệ Cổ Xưa ) về "NHÂN HỌC" ( Học Làm Người) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ VĂN ( Văn Thơ Thi Kệ Cổ Xưa ) về "NHÂN HỌC" ( Học Làm Người)   CỔ VĂN ( Văn Thơ Thi Kệ Cổ Xưa ) về "NHÂN HỌC" ( Học Làm Người) EmptyTue Sep 10, 2019 12:40 pm

知足常樂 
TRI TÚC THƯỜNG LẠC 
Việt dịch: Thích Quảng Lâm 


人生原無病不少因自作 
Nhân sinh nguyên vô bệnh bất thiểu nhân tự tác 
Trên đời hiếm người không bệnh tật, tất cả đều do mình tạo nên 

想想疾病苦無病即是福 
Tưởng tưởng tật bệnh khổ vô bệnh tức thị phúc 
Xét nghĩ bệnh tật khổ mà không có bệnh tức là Phúc. 

想想饑寒苦溫飽即是福 
Tưởng tưởng cơ hàn khổ ôn bão tức thị phúc 
Đói rét khổ mà được no ấm tức là Phúc, 

想想生活苦達觀即是福 
Tưởng tưởng sinh hoạt khổ đạt quan tức thị phúc 
Cuộc sống khổ mà không bị hoàn cảnh làm ảnh hưởng tức là Phúc. 

想想世亂苦平安即是福 
Tưởng tưởng thế loạn khổ bình an tức thị phúc 
Trong đời loạn thế khổ, mà được bình an tức là Phúc. 

想想牢獄苦安份即是福 
Tưởng tưởng lao ngục khổ an phận tức thị phúc 
Lao ngục khổ mà được an phận tức là Phúc. 

莫羨人家生活好還有人家比我差 
Mạc tiện nhân gia sinh hoạt hảo hoàn hữu nhân gia bỉ ngã sai 
Chớ nên thèm muốn cuộc sống tốt đẹp của người khác, vì có người còn khổ hơn mình. 

莫嘆自己命運薄還有他人比我惡 
Mạc thán tự kỷ mệnh vận bác hoàn hữu tha nhân bỉ ngã ác 
Không than phiền số phận bạc bẽo, bởi có người còn khốn khó hơn mình. 

為非作歹內疚苦多愁多慮病來 
Vi phi tác đãi nội cứu khổ đa sầu đa lự bệnh lai ma 
Nhiều khi vì làm việc xấu ác nên trong tâm luôn bị sầu não dày vò, tật bệnh hành hạ. 

行善積德福澤多吉人自有天相助 
Hành thiện tích đức phúc trạch đa cát nhân tự hữu thiên tướng trợ 
Người làm thiện tích đức, âm phúc được dồi dào, tất sẽ có trời đất phù hộ. 

為人在世一生中無病無災應知足 
Vi nhân tại thế nhất sinh trung vô bệnh vô tai ứng tri túc 
Vì vậy, sống trên thế gian mà không gặp phải tật bệnh, tai ương thì phải nên biết đủ (tri túc)

煩惱都因想不開憂愁祇為看不破 
Phiền não đô nhân tưởng bất khai ưu sầu kì vi khán bất phá 
Sở dĩ có phiền não, sầu muộn chỉ vì tâm nghĩ không triệt để, nhìn nhận chưa thấu đáo. 

本是長壽人自使命短促 
Bổn thị trường thọ nhân tự sử mệnh đoản xúc 
Do đó bản mệnh vốn trường thọ tự tại trở nên ngắn ngủi. 

奉勸世間人知足便常樂 
Phụng khuyến thế gian nhân tri túc tiện thường lạc 
Nay khuyên mọi người nên tri túc sẽ thường được an lạc. 
 
皇天无亲,惟德是辅; ==> Hoàng thiên vô thân, duy đức thị phụ;
民心无常,惟惠之懷 ==> Dân tâm vô thườngduy huệ chi hoài

Tạm dịch : 

Trời xanh không kể thân thích, chỉ trợ giúp người có Đức;
Lòng người thay đổi vô thường, chỉ ban ân huệ cho người có Thiện Tâm


Ghi Chú: 
= Hoài ==> tâm ý tốt đẹp = Thiện Tâm = Có tấm lòng tốt 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ VĂN ( Văn Thơ Thi Kệ Cổ Xưa ) về "NHÂN HỌC" ( Học Làm Người) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ VĂN ( Văn Thơ Thi Kệ Cổ Xưa ) về "NHÂN HỌC" ( Học Làm Người)   CỔ VĂN ( Văn Thơ Thi Kệ Cổ Xưa ) về "NHÂN HỌC" ( Học Làm Người) EmptyTue Sep 10, 2019 12:49 pm

Từ ngàn xưa, ông bà có lưu lại câu răn dạy con cháu mình là "Đạo cao Long Hổ phục, Đức trọng Quỷ Thần khâm" Để nói là Người sống có Đạo Đức thì ác thú cũng phủ phục không dám làm hại, ngay cả Quỷ Thần Thiên Địa Thánh Thần cũng đều kính trọng và hỗ trợ người Đạo Đức . Ngoài ra , ông bà còn nhắn nhủ là "Để dành tiền bạc cho con cháu không bằng tích Phúc, tích Đức lưu lại cho con cháu" ... Con cháu được thừa hưởng Phúc Đức của ông bà cha mẹ sẽ luôn có cuộc sống an vui sung túc nhiều may mắn, và luôn vượt thoát mọi thiên tai nhân họa ...

Muốn tích phúc đức cho mình và cho con cháu mình thì như Bổn Sư Thích Ca dạy : 


"Đừng thấy việc THIỆN nhỏ mà không làm,
Đừng thấy việc ÁC nhỏ mà làm"

(Kinh Pháp Cú)

 
"THIỆN GIẢ BẤT BIỆN, BIỆN GIẢ BẤT THIỆN"
 
(NGƯỜI LƯƠNG THIỆN KHÔNG TRANH KHÔNG CÃI, 
NGƯỜI TRANH CÃI KHÔNG PHẢI NGƯỜI LƯƠNG THIỆN)



Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên gặp một số người khéo ăn khéo nói, giỏi tranh biện. Nhưng cũng có lúc lại gặp người nhẫn nhịn, không tranh, không biện. Kỳ thực, đó đều là thể hiện của hai loại cảnh giới hoàn toàn khác sau.

Trong ĐẠO ĐỨC KINH, Lão Tử viết rằng: “Đạo của bậc Thành nhân là làm mà không tranh”. Câu nói này khiến nhiều người bừng tỉnh đại ngộ. Suy ngẫm một chút, lời ấy thật đúng! Lời nói ngọt, lời khéo không phải là một loại tài năng chân chính. Nhẫn nhịn không tranh biện mới là cảnh giới tu dưỡng cao nhất của đời người.
Trong ĐẠO ĐỨC KINH, Lão Tử cũng viết: “Thiện giả bất biện, biện giả bất thiện” (Tạm dịch: Người thiện thì không tranh cãi, người tranh cãi thì không phải người thiện

Nguyên văn câu này là: 


“Tín ngôn bất mĩ, mĩ ngôn bất tín. 
Thiện giả bất biện, biện giả bất thiện. 
Tri giả bất bác, bác giả bất tri”


Tạm dịch: Lời chân thành không hoa mỹ. Lời hoa mỹ không chân thành. Người lương thiện không tranh biện, người tranh biện không lương thiện. Người biết không học rộng, người học rộng không biết). Ý tứ rằng, lời nói thật thì không nhất định sẽ êm tai, lời nói êm tai thì không nhất định là lời nói thật. Người tốt trên thế gian sẽ không nhất định “HOA NGÔN XẢO NGỮ” , lời ngon tiếng ngọt. Người giỏi ăn nói, nói lời ngon ngọt lại cũng không nhất định là người tốt. Người thông minh không nhất định là người thông thái học rộng. Người học rộng, thông thái lại cũng không nhất định là người thông minh thật sự.

Việc tu hành (tu rèn thực hành) của đời người quan trọng là ở chỗ làm, không phải ở lời nói, tranh biện. Chân lý không cần mỗi ngày đi tranh biện, tranh luận không ngớt; Cũng không nhất định phải tranh biện hàng ngày để ra chân lý. Hết thảy chân lý và chính đạo, chỉ có chân chính dụng tâm thực tu mới có thể chân chính lĩnh ngộ.

Khổng Tử giảng trong LUẬN NGỮ – LÍ NHÂN: “Quân tử dục nột vu ngôn nhi mẫn vu hành” (Tạm dịch: Bậc quân tử thường chậm trong lời nói nhưng hành động thì nhanh nhạy). Trong “LUẬN NGỮ – HỌC NHI”, Khổng Tử lại giảng: “Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an, mẫn vu sự nhi thận vu ngôn.” (Tạm dịch: Bậc quân tử ăn nhưng không cầu ăn no, ở không cầu an; Nhanh nhẹn, minh mẫn trong việc làm nhưng rất thận trọng về lời nói). 

Từ điều này có thể thấy, con người sống trong nhân gian nên nói ít làm nhiều. Ở điểm này, cả Khổng Tử và Lão Tử đều hoàn toàn nhất chí. Bởi vậy, trong cuộc đời, chúng ta làm bất cứ việc gì cho dù là tu hành hay sinh hoạt cuộc sống đời thường đều nên phải làm đến nơi đến chốn, làm thật chứ không thể chỉ nói lời êm tai, lời hay mà không thực tế hành động.

Nếu suy nghĩ điều này một cách cẩn thận, chúng ta có thể hiểu đạo lý rằng, một người lương thiện, có nhiều khả năng không cần phải đi tranh biện với người khác. Họ sẽ không chỉ dùng lời nói để chứng minh họ đúng. Cho dù là phải đối mặt với lời phỉ báng hay bị người khác công kích, họ cũng có thể dùng hạnh động để chứng minh mình vô tội và trong sạch.

Những người có thể nhẫn nhịn không tranh biện thông thường đều là những người miệt mài làm việc. Họ nhất định là mang trong mình một tâm không tranh với đời. 

 
Trái lại, những người tranh biện hằng ngày thật ra không phải là những người thực sự có năng lực. Mặc dù khi tranh biện với người khác, họ luôn muốn thể hiện năng lực của họ. Nhưng, người chân chính thiện lương sẽ không cần dùng lời hoa mỹ và khôn khéo để được người khác khen ngợi. Người nói suông mà không thật sự hành động thì cũng chỉ là người không làm được tích sự gì.

Trong tu khẩu, điều đầu tiên phải chú trọng chính là tránh không nói những lời khoa trương, khoác lác, không tùy tiện bình phẩm người khác, chân thành đối đãi với mọi người, giúp mọi người làm việc tốt, gặp ma nạn thì nhẫn nhịn không tranh biện. Đây là những điều mà bậc chính nhân quân tử làm.

Mai Trà biên dịch theo Secretchina

 
Kiến thức là từ học tập mà có,
Năng lực từ tôi luyện mà thành,
Phẩm hạnh, nhân phẩm là từ tu dưỡng mà xuất sanh.

Mưa lớn không gột rửa được rễ sâu trong lòng đất;
Đạo pháp rộng lớn cũng chỉ độ được người hữu duyên.
 
"Kẻ Ác lo không hãm hại được người, 
Người Hiền sợ không cứu giúp được ai"
 
 

Nguồn sưu tầm

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





CỔ VĂN ( Văn Thơ Thi Kệ Cổ Xưa ) về "NHÂN HỌC" ( Học Làm Người) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ VĂN ( Văn Thơ Thi Kệ Cổ Xưa ) về "NHÂN HỌC" ( Học Làm Người)   CỔ VĂN ( Văn Thơ Thi Kệ Cổ Xưa ) về "NHÂN HỌC" ( Học Làm Người) Empty

Về Đầu Trang Go down
 
CỔ VĂN ( Văn Thơ Thi Kệ Cổ Xưa ) về "NHÂN HỌC" ( Học Làm Người)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nguyên nhân tiểu đêm ở người trẻ
» Nguyên nhân đau nhức xương khớp ở người trẻ
» Tìm hiểu 5 nguyên nhân gây ngứa khắp người nên gặp bác sĩ
» Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương người lớn
» Đây là 4 điều khiến người quân tử khác biệt so với kẻ tiểu nhân

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Các Đạo Khác :: Gương Xưa Tích Cũ-
Chuyển đến