Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG - Page 2 Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG

Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG   PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG - Page 2 EmptyWed Jan 17, 2018 7:41 am

5
CÚNG SAO GIẢI HẠN

Hằng năm, cứ vào dịp đầu năm Âm Lịch, nhất là tuần lễ thứ hai trong tháng Giêng mà cao điểm là ngày Rằm, người Phật tử Việt Nam và Trung Hoa thường có lệ đi chùa dâng sớ cầu an cúng sao giải hạn.  Vì là ngày Rằm đầu năm nên các chùa ở trong nước cũng như hải ngọai thường tổ chức lễ rất trọng thể nhằm đáp ứng nhu cầu của quần chúng Phật tử.  Hầu như chùa nào cũng có chương trình cầu an đầu năm.  Tuy nhiên vẫn còn một số chùa nhận ghi danh Phật tử cúng sao giải hạn vào ngày Rằm tháng Giêng.
Đến thăm một ngôi chùa khá lớn và nổi tiếng tại Hà Nội vào dịp đầu năm vừa qua, chúng tôi cũng thấy chương trình cầu an đầu năm từ ngày mồng tám đến ngày Rằm, có cúng sao giải hạn.  Lễ Phật xong, chúng tôi vào phòng khách thăm thầy trụ trì.  Trong phòng cũng khá đông Phật tử đến nhờ thầy xem tuổi, xem sao hạn và ghi danh vào danh sách cần cúng sao giải hạn.  Chúng tôi nghe thầy nói với một Phật tử: “Phật tử năm nay sao Thái Bạch, vào hạn khánh tận, thái bạch là sạch cửa nhà, phải dùng tám ngọn đèn hay tám ngọn nến làm lễ hướng Tây, mỗi tháng cúng vào ngày Rằm, khấn đức Thái Bạch Tinh Quân”.  Tới lượt Phật tử khác và cứ như thế, người vào người ra mang trong lòng nỗi buồn vui đầu năm theo những vì sao đã an bài cho đời mình trong năm.
Tôi rời chùa mà lòng như không vui, tự hỏi ai đã đem tập tục cúng sao giải hạn vào nơi già lam, biến chốn thiền môn nghiêm tịnh thành nơi thờ cúng Thần Tiên, cầu hên xui may rủi cho con người và cũng thương thay cho những ai đặt lòng tin không đúng chỗ, trao phận mình cho người khác sử lý qua việc khấn sao xin giải trừ hạn xấu.
Thật ra, lễ Rằm Tháng Giêng, còn gọi là lễ Thượng Nguyên là lễ hội dân gian ở Việt Nam, được du nhập từ nước láng giềng Trung Hoa phương Bắc.  Gọi thượng nguyên là cách phân chia theo Âm lịch: thượng nguyên (Rằm tháng Giêng), trung nguyên (Rằm tháng Bảy) và hạ nguyên (Rằm tháng Mười) của hệ thống lịch tính theo mặt trăng.  Theo một số sách Trung Hoa, như Đường Thư Lịch Chí, quyển 18 thì có chín ngôi sao phát sáng trên trời.  Có sách nói là bảy sao, rồi về sau có sách thêm vào hai sao La Hầu và Kế Đô. Chín vì sao đó là Nhật Diệu, Nguyệt Diệu, Hỏa Diệu, Thủy Diệu, Mộc Diệu, Kim Diệu, Thổ Diệu, La Hầu và Kế Đô. Có sách thêm sao Thái Bạch nữa thành mười sao. Chín vì sao này hay còn gọi là Cửu Diệu là các sao phối trí theo các phương, sắp xếp theo mười hai chi và ngũ hành. Theo sách này cho rằng thì hàng năm mỗi tuổi âm lịch chịu ảnh hưởng của một vì sao gọi nôm na là sao chiếu mạng. Do đó có năm gặp sao tốt, có năm gặp sao xấu. Hai sao La Hầu và Kế Đô là sao xấu, là loại ám hư tinh vì hai sao này chẳng thấy được mặt trời.
Đó là theo tập tục dân gian vốn có từ thời xa xưa mông muội, khi mà con người cảm thấy quá bé nhỏ trước thiên nhiên, bị đủ loại bệnh hoạn mà chưa tìm ra thuốc chữa, cho là vì các vị Thần trừng phạt, nên sợ sệt trước đủ mọi loại Thần mà họ có thể tưởng tượng ra được, từ thần Sấm, thần Sét, thần Cây Đa, cây Đề, thần Hổ, thần Rắn, thần Núi, thần Sông (Hà Bá) v.v…
Nhưng căn cứ vào kinh sách liễu nghĩa của nhà Phật thì chúng tôi thấy không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa và cũng không có một nghi lễ nào gọi là cúng sao giải hạn cho Phật tử cả. Tuy vậy, vẫn có một số ít chùa, ở những vùng địa dư còn chịu nhiều ảnh hưởng truyền thống tín ngưỡng dân gian đa thần, thì các vị tu sĩ Phật giáo cũng đành phải, gọi là tùy duyên hóa độ, tùy theo niềm tin của đa số quần chúng sơ cơ học đạo giải thoát, mà tổ chức các buổi lễ lạc, bên cạnh những nghi thức thuần túy Phật giáo, mục tiêu cũng vẫn là dùng phương tiện để hóa độ chúng sinh, từ từ chuyển tâm họ quay về bờ Giác. Ngoài ra, cũng có một số chùa ở chốn thị thành, mặc dầu biết việc cúng sao giải hạn là không phù hợp với chánh pháp nhưng vẫn duy trì, hoặc do nhu cầu phát triển chùa cần sự trợ giúp của thí chủ, hoặc vì lo ngại Phật tử sẽ đi nơi khác hay theo thầy bùa, thầy cúng mà tội nghiệp cho họ phải xa dần Phật đạo.  
Tại sao chúng tôi nói là không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa và cũng không có một nghi lễ nào gọi là cúng sao giải hạn cho Phật tử cả.  Bởi vì tất cả họa và phước mà con người có được đều là do nhân quả của chính người ấy làm nên.  Bảy ngôi sao, chín ngôi sao hay mười ngôi sao nói ở trên là do chính con người đặt tên và vẽ cho mỗi ngôi sao mang một đặc tính, chứ đức Phật không hề nói về chúng.  Ngài dạy chúng ta về nhân quả.  Ngài dạy rằng không có quả nào từ trên trời rơi xuống, hoặc dưới đất hiện lên, mà đều do các hành động qua thân, khẩu và ý của con người tạo ra.  Con người tạo nhân tốt lành thì quả tốt lành nhất định đến. Thí dụ như chúng ta muốn có cam ngọt thì chúng ta phải chọn giống hay chiết cành từ cây cam ngọt.  Thêm vào đó chúng ta phải chăm sóc, bón phân, tưới nước đúng thời kỳ, thì thế nào chúng ta cũng sẽ hái được cam ngọt.  
Tương tự như vậy,  mọi sự thành công hay thất bại trong đời của mỗi người không phải do ai ban phát cho, mà do những cái nhân chúng ta tạo nên từ trước, khi nhân duyên đầy đủ thì quả thành.  Những nhân duyên xấu do chúng ta tạo tác sẽ trổ quả xấu, những nhân duyên tốt sẽ trổ qủa tốt. Nhà Phật có câu “muốn biết thời quá khứ chúng ta đã gieo nhân gì thì cứ nhìn cái quả mà chúng ta đang lãnh.  Muốn biết tương lai chúng ta ra sao thì cứ nhìn cái nhân chúng ta đang gieo trồng trong hiện tại”; Tuy nhiên, nhân quả không đơn thuần mà rất đa dạng, trùng trùng, chẳng phải chỉ do trực tiếp ở đời hiện tại mà lại có thể do ảnh hưởng từ nhiều đời trong quá khứ, ngoại trừ những người tu hành liễu đạo, tới được trạng thái "Tâm Không" thì: "Liễu tức nghiệp chướng bổn lai không"(Vĩnh Gia Huyền Giác).  
Cầu xin quả tốt lành mà không chịu gieo nhân tốt lành, sợ hãi quả xấu, sợ hãi tai họa xảy đến, mà không dừng tay tạo nhân xấu, sự cầu xin ấy chỉ là việc hoang tưởng. Phật giáo dạy rằng bất luận việc gì xảy đến cho chúng ta, đều do một hay nhiều nguyên nhân, chớ không do ngẫu nhiên, thời vận hên xui hay số mạng an bài.
 
Đối với Phật giáo, không có ngày nào xấu, mà cũng không có ngày nào tốt, mà cũng không có sao hạn xấu tốt. Nếu ta đi coi xăm, bói quẻ, coi sao, coi hạn, thầy nói ngày ấy tốt mà lại đi làm những chuyện không tốt lành, như ăn trộm, gây gổ, đánh nhau, giết người, chắc chắn chúng ta sẽ bị pháp luật trừng trị và ngày tốt do ông thầy nói ấy trở thành ngày xấu ngay. Như vậy ngày tốt, ngày xấu không có cơ sở, chỉ là do con người bày ra mà thôi. Lại thí dụ có hai đạo quân giao tranh, đều chọn ngày tốt và giờ hoàng đạo ra quân, vậy mà chỉ có một bên thắng, và cả hai bên, dù thắng dù thua, cũng đều có tử sĩ và thương binh. Chọn ngày tốt mà làm việc giết người thì quả trổ ra sẽ có chết chóc là vậy.
 
Đối với sự cúng sao giải hạn, nếu chỉ mua sắm lễ vật mang lên chùa để xin thầy cúng sao La Hầu, Kế Đô hay Thái Bạch gì đó để giải hạn xấu giùm thì nghịch lại lý Nhân Qủa.  Nếu vị thầy cầu xin đức Thái Bạch Tinh Quân, đức La Hầu Tinh Quân, … tha tội, giải hạn xấu nổi thì những người giầu có cứ tạo ác rồi sau đó xin thầy cúng sao giải hạn cho tai qua nạn khỏi, cho khỏi bị tù tội, tạo nhân ác mà hưởng được quả thiện, thì toàn bộ nền đạo lý xây dựng trên quan điểm về lý Nhân Quả mà nhà Phật rao giảng phải sụp đổ sao?
 
Có người hỏi rằng, nếu chỉ tin vào quy luật Nhân Quả thì có nên cúng bái Cầu Siêu, Cầu An không?
 
Xin thưa, cúng bái Cầu Siêu, Cầu An khác với cúng Sao giải hạn.
 
Trường hợp Cầu Siêu, đó là một hình thức tưởng niệm người đã qua đời, với tâm thành ước mong thần thức người quá vãng được sanh về nơi tốt đẹp. Chuyện lời cầu có được đáp ứng hay không thì chưa ai chứng minh bằng khoa học được. Nhưng lòng thương nhớ mà thân nhân dành cho người quá vãng nếu được biểu lộ bằng những buổi lễ trang nghiêm, với niềm tin tưởng thành kính, chí tâm cầu nguyện cho người quá vãng, thì nếu như thần thức người quá vãng còn trong trạng thái thân trung ấm, sẽ có thể có cảm ứng tốt mà vơi đi nỗi buồn rầu, lo sợ, sân hận, có thể tạo được cơ hội cho nghiệp lành dẫn dắt mà tái sanh.
 
Ngay như những buổi cúng giỗ, nếu gia đình người quá vãng có thể thiết lễ trên chùa, cùng nhau vì người quá vãng mà tụng một thời kinh, dùng một bữa cơm chay tịnh, thì ngoài việc biểu tượng của lòng hiếu thảo từ con cái hướng lên cha mẹ, hoặc tình thương mến đối với người thân nhân đã qua đời, cũng còn là một duyên lành của những người tham dự với nhà Phật khởi lên từ kỷ niệm đối với người quá vãng.
 
Còn trường hợp lễ Cầu An thì chúng tôi thiết nghĩ, nếu muốn có được kết quả tốt thì chính người bệnh phải cùng với thân nhân và những bạn đồng tu tham dự buổi lễ với tâm niệm chí thành. Người bệnh và tất cả thân nhân đều đồng tâm chí thành tụng niệm, thì ngay trong những giây phút chí thành đó, tâm họ đã thanh tịnh. Còn như chỉ đưa tiền cho vị thầy để nhờ thầy tụng niệm giùm, rồi xoa tay hoan hỉ về nhà chờ kết quả thì trái quy luật nhân quả. Vị thầy tụng niệm thì Tâm của thầy tịnh, người bệnh không được ảnh hưởng, ngoại trừ chút hy vọng.
 
Nhà Phật quan niệm rằng tất cả Thân và Tâm đều vô thường, cho nên khi Tâm chuyển thì nghiệp chuyển, nghiệp chuyển thì bệnh chuyển. Bệnh là do Thân, Khẩu, Ý Nghiệp xấu tạo nên.
 
Có câu: "Tâm được tịnh rồi, tội (nghiệp) liền tiêu".
 
Đức Phật là vị đạo sư, Ngài không làm chuyện bất công là ban phước hoặc giáng họa cho ai, đã dạy chúng ta rằng phải tạo nhân lành để hưởng quả tốt trong Nhân Thừa. Rồi Ngài dạy chúng ta con đường để thăng tiến trong năm Thừa của nhà Phật, từ Nhân Thừa, Thiên Thừa, Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa và Bồ Tát Thừa, rồi đi tới giải thoát khỏi luân hồi sinh tử.
 
Quý vị tu sĩ trong đạo Phật là Trưởng Tử Như Lai, hiển nhiên là phải nối tiếp bước chân của Đức Phật mà soi chiếu Ánh Đạo Vàng cho Phật tử, dạy Phật tử những điều Phật dạy trong kinh. Quý vị tu sĩ Phật giáo không phải là những người môi giới giữa Thần Thánh và tín đồ như tu sĩ của một số tôn giáo khác, tự nhận là có thể cầu xin Thần Thánh ban ơn giáng họa được. Chúng ta cần dùng trí tuệ để hiểu rõ con đường Giải Thoát của nhà Phật.
 
Trong kinh Phật Giáo Nguyên Thuỷ (Kinh Trường Bộ/Kinh số 2 Sa Môn Quả) Đức Phật đã khuyên các thầy Tỳ Kheo, những người đã thọ dụng sự cúng dường của tín thí Phật tử, không nên thực hành những tà hạnh như: “chiêm tinh, chiêm tướng, đoán số mạng, xem địa lý, xem mặt trăng, mặt trời, các sao mọc lặn, sáng mờ, … sắp đặt ngày lành để đưa (rước) dâu hay rể về nhà, lựa ngày giờ tốt để hòa giải, lựa ngày giờ tốt để chia rẽ, lựa ngày giờ tốt để đòi nợ, lựa ngày giờ tốt để cho mượn hay tiêu tiền, dùng bùa chú để giúp người được may mắn, dùng bùa chú để khiến người bị rủi ro, dùng bùa chú để phá thai, dùng bùa chú làm cóng lưỡi, dùng bùa chú khiến quai hàm không cử động, dùng bùa chú khiến người phải bỏ tay xuống, dùng bùa chú khiến tai bị điếc, hỏi gương soi, hỏi phù đồng thiếu nữ, hỏi thiên thần để biết họa phước, …” 
 
Ngoài ra, cũng trong kinh Nguyên Thuỷ (Giải Thoát Kinh), Đức Phật đã dạy về giáo pháp của chư Phật.  Ngài dạy rằng:
 
“Ai hành trì chánh Pháp
 
Là cúng dường Đức Phật
 
Bằng cách cao quí nhất
 
Trong các sự cúng dường…”
 
Pháp mà Ngài dạy có thể tóm lược trong ba điều, đã trở thành quen thuộc với mọi người Phật tử:
 
“Không làm các việc ác
 
Siêng làm các việc lành
 
Tự thanh tịnh tâm ý…”
 

Như vậy, nếu mỗi Phật tử đều hành trì ba điều Đức Phật dạy kể trên thì giờ nào, ngày nào, tháng nào hay năm nào cũng đều là giờ hoàng đạo, là ngày tốt, tháng tốt và năm tốt cả; đâu cần phải đi nhờ thầy cúng sao giải hạn nữa.  Và hành trì như thế mới là cách cúng dường cao quý nhất trong các cách cúng dường Đức Phật.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG   PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG - Page 2 EmptyWed Jan 31, 2018 6:26 pm

6
CẦU NGUYỆN và TỤNG KINH

Đạo Phật trên ý nghĩa thiết yếu là “biện chứng giải thoát” hay là con đường giải thoát. Giải thoát khỏi khổ đau, sinh tử luân hồi. Tuy cùng đi trên một con đường, nhưng vì con người có nhiều tâm tính, trình độ, khả năng và căn cơ khác nhau, lại vì tùy hoàn cảnh, tùy phong tục, tập quán, luật lệ thay đổi theo từng địa phương và tùy thời điểm, cho nên Đức Phật đã đưa ra vô số phương tiện khác nhau, thường được tiêu biểu bằng con số 84 nghìn pháp môn, để hướng dẫn mọi người đạt đến cứu cánh giác ngộ, giải thoát. Cầu nguyện và tụng kinh, tuy không phải là cứu cánh, nhưng cũng là một trong 84 nghìn pháp môn.

CẦU NGUYỆN
Thời Đức Phật tại thế, có chàng trai trẻ đến xin Phật làm lễ cầu siêu cho người cha vừa quá vãng. Biết rằng chàng trai trẻ tràn ngập nỗi đau khổ chắc khó có thể hiểu được những lý lẽ trong lúc này, nên Đức Phật đã phải dùng phương tiện bằng hình ảnh cụ thể với những đặc tính đối lập, một hòn đá và một lon dầu, cả hai được ném xuống hồ, đá nặng chìm xuống và dầu nhẹ nổi lên.  Đức Phật trả lời, như một hòn đá nặng được thả chìm xuống đáy hồ, cho dù với sức cầu nguyện của số đông, hòn đá vẫn không thể nổi lên mặt nước. Qua đó, Đức Phật khẳng định nếu con người tạo nghiệp xấu thì chịu quả báo xấu và tạo nghiệp tốt thì được hưởng quả báo tốt, cầu nguyện không thể làm thay đổi được nghiệp lực, nhất là khi nghiệp đã chín muồi. Rõ ràng, cầu nguyện để mong giải tội, xóa sạch ác nghiệp đã tạo, phó thác hoàn toàn vào tha lực như các Bà la môn hằng tin tưởng là một việc làm vô ích. [01]

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp khác, cũng trong kinh Pali, Đức Phật cho thấy sự cầu nguyện có ảnh hưởng đến người khác và môi trường sống chung quanh.  Điển hình là trường hợp Tỳ kheo Angulimāla (Vô Não), ông vốn là một tay cướp giết người nổi tiếng, nhưng Angulimāla được Phật hoá độ, trở thành Tỳ kheo. Một hôm, Angulimāla đi khất thực, gặp một người đàn bà sắp lâm bồn đang rên siết đau đớn bên đường. Không biết làm thế nào, Angulimāla trở về hỏi Đức Phật. Đức Phật khuyên Angulimāla đem lời sau đây nói với người đàn bà: “Này cô, từ ngày được sanh vào Thánh tộc (nghĩa là từ ngày tôi xuất gia), tôi chưa hề có ý tiêu diệt đời sống của một sinh vật nào. Do lời chân thật này, ước mong cô được vuông tròn và con của cô được bình an vô sự.”[02] Angulimāla học thuộc lòng bài kinh, rồi đi đến nơi, ngồi cách người phụ nữ một bức màn che, đọc lại với lòng chân thật. Người mẹ đau đớn liền sanh được dễ dàng.

Đến nay bài kinh Angulimāla Paritta [03] này vẫn còn được lưu hành ở một số quốc gia Phật giáo Nam Truyền. Điều này cho thấy năng lực nội tại (qua tâm từ và giữ giới) của hành giả có thể có tác dụng đến ngoại giới, đến môi trường chung quanh và ảnh hưởng ấy lại được chuyển tải bởi ngôn ngữ (lời kinh).  Sức mạnh của tâm từ và năng lực trì giới của Tôn gỉa Angulimāla đã chuyển hoá tai họa của sản phụ, khiến cho mẹ con được an lành.

Cũng vào thời Phật, có một số tỳ kheo sống trong rừng sâu bị rắn độc cắn bị thương nhiều có khi gây tổn hại đến sinh mệnh, nên Phật đã dạy các tỳ kheo ấy hãy rải tâm từ đến các loài rắn độc thì sẽ tránh khỏi. Phật dạy bài kệ. Nội dung bài kệ không phải là những câu thần chú bí hiểm, mà chỉ là những lời ước nguyện, mong cho tâm từ của hành giả lan toả đến chúa tể các loài rắn độc, các sinh vật không chân, hai chân và bốn chân; ước nguyện chúng sinh các loại đều được an lành, không làm hại đến tỳ kheo. Văn ước nguyện này được gọi là “hộ chú” (parittam). [04]

Trong thời cận đại, một vị  bác sĩ người Pháp qua Việt Nam làm các việc từ thiện ở những năm đầu thập niên thế kỷ 20 cũng xác nhận rằng nhờ “tâm từ” mà ông đã thoát được nạn rắn độc. Đó là trường hợp bác sĩ Yersin: “Năm 1894 bác sĩ Yersin đi từ cao nguyên Lang Bian đến Darlac rồi từ Darlac đến Attopeu, một bữa nọ bác sĩ đang đi trong rừng, mắt chăm chú nhìn lên các ngọn cây cao, thì bỗng nghe sau lưng có tiếng động. Quay lại thì ngó thấy một con rắn hổ mang to lớn đứng thẳng lên trên đuôi, phùng mang le nọc độc.  Bác sĩ Yersin đứng yên, thái độ hoàn toàn bình thản. Rắn lắc lư chiếc đầu dẹp muốn nhảy đến chụp, nhưng lại trù trừ. Hồi lâu hạ mình xuống vụt phóng vào bụi rậm rồi đi mất. Nghe được câu chuyện, có người đến hỏi bác sĩ có phải nhờ thuật thôi miên mà thoát nạn chăng? Bác sĩ cười đáp: “Rắn độc cũng như thú dữ, cắn người chỉ để tự vệ. Chúng đều có linh tính. Một khi nhận biết rằng mình không có ác tâm, ác ý đối với chúng thì không bao giờ chúng làm hại mình”[05] .


Trên đây là một số trường hợp cầu an cứu hộ có tính cách cá nhân cho mình hoặc cho người, nương nhờ vào năng lực từ tâm và trì giới.  Trong trường hợp số đông chúng sinh như các vùng bị thiên tai, bão lụt làm mất tích và chết nhiều người, dẫn đến các bệnh dịch tàn phá khác. Phật giáo, ngoài những nỗ lực cứu giúp bằng các phương tiện vật chất còn có biện pháp cứu hộ khác bằng năng lực cầu nguyện của số đông với tâm từ bi, với chánh tín và chánh kiến qua việc đọc tụng kinh Châu Báu [06] như tại các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Nam truyền thường áp dụng.

Như thế có thể nói rằng ngoài tự lực, trong Phật giáo còn có tha lực và cầu nguyện. Sự cầu nguyện có thể được giải thích như là một ý lực mạnh mẽ muốn chuyển hóa nghiệp lực đối với tự thân đồng thời hỗ trợ cho tha nhân chuyển hóa nghiệp lực của họ, mà chủ yếu là sức mạnh của tâm từ bi và giữ giới luật. Tuy nhiên, điều chánh yếu là việc cầu nguyện phải phù hợp với lý và pháp. Hòa thượng Tịnh Không, trong một bài giảng có nói rằng việc cầu nguyện sẽ được hiệu nghiệm nhưng phải là “Như lý như pháp mà cầu”. Như lý như pháp là phải vì mục đích hạnh phúc của số đông, của tất cả chúng sinh, không chỉ riêng cho mình.

TỤNG KINH

Tụng kinh là cách hành trì rất phổ biến của cả hai trường phái Phật giáo Nam Truyền và Bắc Truyền.

Kinh có nghĩa là những lời Phật dạy, bao gồm những bài thuyết pháp của Đức Phật từ buổi thuyết pháp đầu tiên tại Ba La Nại cho đến lúc Phật nhập Niết Bàn.

Tụng kinh là để ôn lại những lời Phật dạy và để tự nhắc nhở mình ứng dụng lời của Phật dạy vào cuộc sống hằng ngày là không làm các việc ác, làm các việc lành và tự thanh lọc tâm ý.  Khi tụng kinh, do chú tâm vào lời kinh nên cả ba nghiệp là thân, khẩu và ý không có cơ hội tạo tác.  Do đó xa lìa được các gốc rễ của khổ đau như tham lam, sân hận, si mê, đem lại lợi lạc cho mình và người.

Nhiều bài kinh quan trọng từ giáo lý căn bản của Đức Phật được chọn ra từ các bộ kinh. Tên những bộ kinh nguyên thủy bằng chữ Pali được chọn ra là: Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya), Trung Bộ Kinh(Majjiima Nikaya), Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikaya), Tăng Chi Bộ Kinh, (Anguttara Nikaya) và Tiểu Bộ Kinh (Khuđaka Nikaya).  Các Kinh nguyên thủy bằng chữ Sanskrit gồm có các bộ A Hàm (Agamas) như Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm, và Tạp A Hàm (tương đương với các bộ Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh, Tăng Chi Bộ Kinh, và Tiểu Bộ Kinh thuộc văn hệ Pali). Ngoài ra còn có các kinh thuộc Phật giáo Bắc Truyền như: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Kim Cang, Kinh Đại Bát Nhã, Kinh Đại Bát Niết Bàn, Kinh Đại Bảo Tích, Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Viên Giác, Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, Kinh Duy Ma Cật, Kinh A Di Đà, và còn rất nhiều nữa.

Những kinh mà người Phật tử tụng trong truyền thống Phật giáo Nam Truyền để cầu an là Kinh Châu Báu và Kinh Phật Lực. Cầu siêu là Kinh Vô Ngã Tướng và Kinh Hồi Hướng Vong Linh.  Đối với Phật giáo Bắc truyền kinh Cầu an là Kinh Phổ Môn, Knh Dược Sư và cầu siêu là Kinh A Di Đà và Kinh Địa Tạng.

“Cầu An” có nghĩa là ước nguyện cho chính chúng ta hay cho người khác tránh khỏi các hình thái của ma quỷ, bất hạnh, đau ốm, và ảnh hưởng xấu của những sự thay đổi môi trường sống trong hệ thống hành tinh cũng như để đặt tin tưởng nơi tự tâm bằng chính tâm từ bi, chánh tín, chánh kiến và năng lực giữ giới hạnh của chúng ta. Còn “Cầu Siêu” là nguyện cầu cho những người thân quá cố hoặc bạn bè quen hay không quen của chúng ta, nhưng vì tâm từ, vì họ mà làm những việc từ thiện để hồi hướng cho họ được nương vào phước lành đó mà vượt thoát khỏi ba đường ác.

Việc tránh ác, làm thiện và giữ giới của mỗi cá nhân và của số đông, hợp với sức mạnh gia hộ của thanh tịnh đại hải chúng Bồ Tát, của chư Phật và các vị thiện thần có thể đem lại kết quả, đạt được mục đích cầu an như ý lực mong muốn. Sự gia hộ mà trong kinh sách thường nói đến như là một tha lực, là điều rất khó giải thích, chỉ có thể cảm nhận được bằng kinh nghiệm bản thân.

Chú Thích:
[01] HT. Thích Minh Châu, Kinh Tương Ưng Bộ Tập IV Thiên 6 xứ Ch.8 Đoạn 6:
[02] HT. Narada Maha Thera, Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1998, Đức Phật và Phật Pháp
[03] HT. Thích Minh Châu, Kinh Trung Bộ, Angulimala Sutta, kinh thứ 86.
[04] Suzuki - TT. Thích Tuệ Sỹ, Thiền và Bát Nhã,  Viện CĐPH Hải Đức, 2004.
[05] Quách Tấn, Xứ Trầm hương. Hội Văn học nghệ thuật Khánh Hòa tái bản 2003.
[06] HT. Thích Minh Châu, Kinh Tiểu Bộ Tập I Kinh Tập, (I) Kinh Châu Báu (Ratana Sutta) (Sn 39)

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG   PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG - Page 2 EmptyMon Feb 19, 2018 5:17 pm

7
VẤN ĐỀ CÚNG LỄ NGƯỜI QUÁ VÃNG

Về nghi thức cúng kiếng, cầu nguyện cho người qua đời thì tôn giáo nào cũng có. Không những thế, ngay cả từ thời kỳ mông muội, chưa có tôn giáo, cũng đã có những sự cầu nguyện các đấng mà họ nghĩ là linh thiêng, nhiều quyền phép nào đó, để che chở, cứu vớt người thân đã chết của họ. Họ làm vậy vì trước những tai họa xảy đến, con người cảm thấy quá bé nhỏ trước thiên nhiên, nên nảy sinh nỗi sợ hãi mênh mông đối với bóng tối, sấm chớp, núi cao, sông sâu, dịch bệnh, vân vân, họ tưởng tượng ra nhiều loại thần, nhiều loại ma, và khi người thân chết đi, họ thương xót, thấy là từ nay không còn giúp đỡ, bảo vệ được người thân nữa, họ bèn nghĩ tới các Thánh Thần, đến những nhân vật được tưởng tượng ra từ biết bao nhiêu đời trước mà cho đến nay thì đã được tô đậm thành những hình ảnh huyền bí, đầy quyền năng nơi cõi u linh nào đó chưa ai biết tới, nhưng là nơi mà thân nhân họ có lẽ đang bơ vơ lạc lõng trong đó.

Từ niềm thương xót người thân mà nay mình đã đành chịu bất lực, họ cầu cứu đến các đấng được gọi là khuất mày khuất mặt đầy bí mật, các đấng đã được những kẻ lợi dụng hình ảnh linh thiêng để hù dọa thân nhân người đã chết, khiến cho họ phải biện lễ hậu hĩnh đến xin xỏ Thần Thánh này.

Đạo Phật khi tới các vùng đất mới, thường uyển chuyển hội nhập, gọi là tùy duyên phương tiện, dùng bình của địa phương đựng nước Cam Lồ của nhà Phật, cho nên bên cạnh những nguyên tắc sống Từ Bi Hỉ Xả, tham thiền, nhập định, hành trì tu tập trong khuôn khổ của đạo Giác Ngộ, vẫn tham dự các nghi lễ vốn có từ ngàn xưa của địa phương, chỉ chuyển hóa từ từ. Cho nên, trên con đường Bắc truyền, một số hình thức lễ nghi của những vùng mà đạo Phật đi qua vẫn cùng với đạo Phật chung vai sát cánh ôn hòa.

Một số quốc gia trong trường hợp này vốn sẵn có những nền đạo học rất uyên áo, sâu sắc, thí dụ Khổng giáo, Lão giáo, vân vân. Cúng kiếng là một lễ nghi quan trọng của Khổng giáo, coi như là một nguyên tắc sống của con người. Cúng giỗ là một hình thức báo hiếu. Không có con trai nối dõi tông đường để thờ cúng tổ tiên bị coi như là tội đại bất hiếu. Trong niềm tin ấy, đạo Phật muốn sống hài hòa với đời, tất nhiên là cũng tùy duyên mà áp dụng các nghi thức cúng bái, miễn sao không trở nên quá mê tín, vi phạm vào quy luật nhân quả là niềm tin cốt tủy của Phật tử trong thế giới hiện tượng tương đối mà thôi.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG   PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG - Page 2 EmptyWed Feb 21, 2018 3:50 pm

Vậy đạo Phật quan niệm thế nào về sự cúng kiếng cho người chết?

Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu xem đạo Phật quan niệm thế nào về sự Sinh và Tử, và theo đạo Phật thì có một linh hồn trường tồn sống mãi trong một cõi giới u linh nào đó để hằng năm trở về nhà con cháu ăn một bữa cơm không?

Để trả lời câu hỏi này chúng tôi xin trích dẫn một bài pháp từ cuốn Đức Phật và Phật Pháp do Hòa Thượng Narada biên soạn theo kinh sách nhà Phật và do cư sĩ Phạm Kim Khánh dịch:

(bắt đầu trích)
“Theo triết học Phật Giáo (Vi Diệu Pháp), ba hiện tượng có thể xuất hiện cho con người thấy trong giai đoạn hấp hối là: Nghiệp, Hiện Tượng Của Nghiệp, và Biểu Hiện Lâm Chung.

Nghiệp là vài hành động tốt hay xấu trong đời sống hoặc ngay trước phút lâm chung. Nếu người hấp hối đã phạm một trong năm tội nặng là các tội giết cha, giết mẹ, giết một vị A La Hán, làm tổn thương Đức Phật và chia rẽ Tăng chúng, hoặc người ấy có một thiện nghiệp lớn như đã đắc một trong các tầng Thiền, thì sẽ chứng nghiệm Hiện Tượng của Nghiệp trước khi chết. Những hành động thiện hay bất thiện đặc biệt ấy có năng lực thật mạnh, chen vào, áp đảo tất cả các hành động khác và biểu hiện thật rõ rệt trước mắt người hấp hối.

Nếu không có Nghiệp xấu hoặc tốt mạnh mẽ như vậy thì có thể tiến trình tư tưởng cuối cùng của người ấy sẽ tùy theo cái Nghiệp vừa tạo liền trước khi chết, gọi là Cận Tử Nghiệp. Cận Tử Nghiệp là hành vi cuối cùng hoặc hành vi nào mà luồng tư tưởng cuối cùng bất chợt nhớ ra ngay lúc lâm chung.

Nếu không phải Cận Tử Nghiệp thì có thể là Thường Nghiệp là những việc mà đương sự thường làm hằng ngày, hoặc thường nhớ đến và ưa thích hơn hết. Trong trường hợp này, nếu người hấp hối là một bác sĩ thì thấy đang săn sóc bệnh nhân, một nhà tu thì thấy đang thuyết pháp, một tên trộm thì thấy đang cạy cửa, khoét vách v.v...

Nếu ba trường hợp trên không xảy ra thì Nghiệp Tích Trữ xuất hiện. Nghiệp Tích Trữ gồm tất cả những trường hợp không kể trong ba loại Nghiệp trên, mà là những hành động tốt hoặc xấu thông thường.

Hiện Tượng của Nghiệp là những biểu tượng xuất hiện trong tâm thức của người hấp hối dưới hình thức sắc, thanh, hương, vị, xúc hay pháp, tức là những hình sắc, âm thanh, mùi, vị hay tư tưởng mạnh mẽ, quen thuộc trong nếp sinh hoạt hằng ngày, thí dụ người đồ tể thì thấy con dao hay con thú chết, bác sĩ thì thấy bệnh nhân, người mộ đạo thì thấy các món lễ vật vân vân…

Biểu Hiện Lâm Chung là vài dấu hiệu có liên quan đến cảnh giới mà người hấp hối sắp được tái sanh vào mà do đó, mặt người sắp lâm chung lộ vẻ vui sướng hoặc đau khổ. Khi triệu chứng phát sinh, nếu là xấu thì ta có thể sửa chữa kịp thời bằng cách giảng kinh hay nói pháp để tạo đối tượng tốt đẹp trong tư tưởng người sắp chết. Những Biểu Hiện Lâm Chung thường là lửa, rừng, vùng sơn cước, bào thai người mẹ, thiên cung v.v...

Dầu trong trường hợp bất đắc kỳ tử, tiến trình tư tưởng của người sắp chết vẫn diễn tiến và đối tượng của chập tư tưởng cuối cùng ấy là một trong ba hiện tượng: Nghiệp, Hiện Tượng của Nghiệp và Biểu Hiện Lâm Chung.

Thí dụ một người sắp lâm chung và sẽ tái sanh vào cảnh người thì đối tượng của chập tư tưởng cuối cùng là một vài nghiệp tốt.

Cái chết thật sự đến lúc Tử Tâm tức luồng tâm thức cuối cùng chấm dứt. Kể từ đó tâm và vật thực không còn tạo năng lực vật chất nữa. Chỉ còn một loại năng lực vật chất phát sanh do hơi nóng tiếp tục tồn tại đến khi cơ thể vật chất tan rã.

Sự diệt tắt của tâm trong kiếp vừa qua là cơ hội để cho một tâm mới phát sanh trong kiếp sống kế. Tuy nhiên, không có cái gì vĩnh cửu, nguyên vẹn đơn thuần, không biến đổi, được chuyển từ quá khứ sang hiện tại. Cũng như bánh xe lăn tròn trên đường, mỗi một lúc chỉ có một điểm của bánh xe chạm với đường. Nói một cánh chính xác, chúng ta chỉ sống trong từng chập tư tưởng. Ta chỉ sống trong hiện tại và hiện tại nhất định phải trôi vào dĩ vãng.


Trong tiến trình luôn luôn biến đổi của đời sống, trong một khoảnh khắc, mỗi chập tư tưởng đều trải qua sanh, trụ, rồi diệt, và trong khi diệt, nó chuyển tất cả năng lực và cảm giác đã ghi nhận cho chập tư tưởng kế. Vậy mỗi chập tư tưởng mới gồm những năng lực tiềm tàng của chập trước và thêm vào đó chút gì khác. Đến lúc chết, chập tư tưởng cuối cùng chấm dứt, để nhường chỗ cho chập tư tưởng kế phát sanh trong kiếp sống mới. Vậy, cái Thức mới gồm chứa tất cả những kinh nghiệm trong quá khứ, vì tất cả những cảm giác trong quá khứ đều được ghi nhận trong cái tâm biến đổi, và tất cả tiềm năng đều được chuyển từ kiếp nầy sang kiếp khác, mặc dầu phần vật chất tan rã. Vì lẽ ấy, đôi khi có người còn nhớ được kiếp quá khứ của mình. Nếu trí nhớ chỉ tùy thuộc vào bộ não, tức nhiên không thể có người nhớ được tiền kiếp.

"Chúng sanh mới" là sự biển hiện của luồng nghiệp trong hiện tại, không giống hệt, không phải là một, nhưng cũng không hoàn toàn khác với chúng sanh trước kế đó.

"Những thành phần (ngũ uẩn) tạo nên chúng sanh ấy không giống hệt, không phải là một với thành phần (ngũ uẩn) đã tạo nên chúng sanh trước. Tuy nhiên, cũng không phải hoàn toàn là khác vì cả hai cùng nằm chung trong một luồng nghiệp, mặc dầu biểu hiện dưới hình thức mới, trong thế gian mà ngũ quan ta có thể thâu nhận, và ta cho là có một "chúng sanh mới."

Theo Phật giáo, cái chết là sự chấm dứt của đời sống tâm-vật-lý của cá nhân. Chết là sự diệt tắt của sinh lực, tức là đời sống tâm linh và vật lý, cùng với hơi nóng và thức.

Chết không phải là sự tiêu diệt hoàn toàn của một chúng sanh, mặc dầu kiếp sống chấm dứt. Cái tiềm lực làm sống chúng sanh không bị tiêu diệt.

Cũng như ánh sáng đèn điện là biểu hiện bề ngoài mà ta có thể thấy của luồng điện vô hình, chúng ta là biểu hiện bề ngoài của luồng nghiệp vô hình. Bóng đèn có thể vỡ và ánh sáng có thể tắt, nhưng luồng điện vẫn tồn tại, và ánh sáng có thể phát hiện trở lại nếu ta đặt vào đấy một bóng đèn khác. Cũng như thế, sự tan rã của thể xác không làm xáo trộn luồng nghiệp lực, và sự chấm dứt của thức hiện tại dẫn đến sự phát sanh mới. Tuy nhiên, không có gì trường tồn bất biến, như một thực thể đơn thuần, "chuyển" từ hiện tại sang tương lai.

Trong trường hợp nêu trên, nếu người chết tái sanh trở lại vào cảnh người, chập tư tưởng cuối cùng tất nhiên là một loại tâm thiện. Thức-tái-sanh là từ tâm thiện ấy phát sanh, tự nhiên chuyển đến cái trứng và tinh trùng tương xứng trong cảnh người.

Như thế có nghĩa là cho đến lúc chết, luồng nghiệp lực vẫn luôn luôn trôi chảy, không có một điểm thời gian gián đoạn. Ngay lúc chết những chập tư tưởng vẫn liên tục kế tiếp như trong đời sống.

Hiện tượng chết và tái sanh diễn ra tức khắc, dầu ở bất cứ nơi nào, cũng như làn sóng điện phát ra trong không gian được thâu nhận tức khắc vào bộ máy thâu thanh. Luồng nghiệp lực trực tiếp chuyển từ cái chết ngay đến tái sanh, không trải qua một trạng thái chuyển tiếp nào. Phật giáo thuần túy không chủ trương có linh hồn người chết tạm trú ở một nơi nào, chờ đến khi tìm được một nơi thích hợp để đầu thai.” (hết trích)

Trên đây là quan điểm của Phật giáo Nguyên Thủy, hay còn gọi là Phật giáo Nam Tông Theravada.

Về phía Phật giáo Bắc Tông, hay còn gọi là Phật giáo Đại Thừa, thì quan niệm rằng không hẳn là tất cả mọi người sau khi chết đều tái sinh ngay lập tức. Trường phái này quan niệm rằng những người có nghiệp cực thiện thì ngay sau khi chết sẽ sanh vào các cõi Tịnh, thí dụ cõi Tây Phương Tịnh Độ, Đông Phương Tịnh Độ, vân vân, và những người có nghiệp cực ác thì sau khi chết sẽ sanh ngay vào các cảnh giới ác, như Địa Ngục, Ngạ Quỷ hoặc tái sinh thành các loài súc sinh. Trường hợp đó gọi là chết đây sinh kia. Ngoài hai trường hợp đó, sau khi chết, người ta có thể còn lưu tâm thức lại một thời gian trong trạng thái gọi là Thân Trung Ấm, và mơ màng trong cảnh giới này từ 1 lần 7 ngày, cho tới 7 lần 7 ngày, là 49 ngày. Trong thời gian đó, nhất là 21 ngày đầu, người đã qua đời vẫn còn có ấn tượngmạnh mẽ về kiếp sống vừa qua. Và chính từ niềm tin này, người ta coi trọng sự cầu nguyện để giúp chuyển hóa tâm trạng người chết khiến cho thần thức của họ hòa nhập được vào các cõi an lành.

Như vậy thì cả hai truyền thống Phật giáo, Bắc Tông và Nam Tông đều không nói đến những hình thức cúng kiếng cho người đã chết từ lâu, hàng năm trời, mà chỉ có thể giúp cho người mới chết qua những lời kinh tiếng kệ, qua lòng chí thành thanh tịnh của chư vị chân tu và thân nhân, hy vọng họ chuyển hóa các tâm niệm xấu mà thôi.

Tuy nhiên, theo truyền thống của người Việt Nam, việc cúng giỗ là điều rất tốt, nhưng nên được xem như là ngày tưởng niệm, ngày nhớ tưởng đến người đã khuất, trước là nói lên lòng thành kính tưởng nhớ, sau là nhắc nhở con cháu nên tiếp nối mỹ tục biết cảm ơn các bậc sinh thành, cũng như mỗi quốc gia đều có những ngày kỷ niệm Chiến Sĩ Trận Vong, để nói lên lòng nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ có công với đất nước vậy.

Chúng ta có thể tổ chức cúng giỗ tại nhà, hoặc tại chùa với mục đích tưởng niệm, không thiết lễ cầu siêu dâng sớ và đốt vàng mã theo văn hóa Trung Hoa (vì tin chắc là ông bà hoặc đã lên các cõi Tịnh hay đã tái sanh làm người ngay từ lúc nhắm mắt lìa đời). Nếu đủ phương tiện có thể tổ chức cúng giỗ tại chùa thì tốt hơn. Trước nhất, đây là một duyên lành giữa thân nhân người chết đối với nhà Phật, có dịp cho con cháu, họ hàng tiếp cận với các vị Sư, nhân đó, họ có thể tìm hiểu để học hỏi thêm về Phật pháp. Thứ nữa là thân nhân người chết có thể tạo chút phước qua việc cúng dường Tam Bảo, để nhà chùa có thêm khả năng ấn tống kinh sách, phổ biến Phật pháp rộng rãi, thêm phương tiện để hoàn thành các Phật sự vì chúng sinh và cho chúng sinh. Các vị Sư là những Trưởng Tử Như Lai, là những Đạo Sư, có nhiệm vụ thiêng liêng là hoằng dương Chánh Pháp song song với việc tu tập bản thân để giải thoát luân hồi. Phật tử tại gia cũng vậy, ngoài việc lo cho gia đình, xã hội cũng cần phải tu tập bản thân và giúp phương tiện cho các vị Đạo Sư trong công cuộc hoằng truyền và bảo vệ sự trong sáng của đạo Phật.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG   PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG - Page 2 EmptyWed Mar 21, 2018 7:59 pm

XÉT LẠI CÂU TỤC NGỮ
"ĐỜI CHA ĂN MẶN ĐỜI CON KHÁT NƯỚC"
QUA LĂNG KÍNH ĐẠO PHẬT


Nếu toàn thể nhân loại kể từ đời thượng cổ cho đến ngày nay đều có cùng một thói quen sống "ai sao tôi vậy" hoặc "xưa sao nay vậy" thì giờ này chúng ta vẫn còn phải vác rìu bằng đá để đi săn thú đem về ăn sống nuốt tươi, chứ không thể có được nền văn minh điện toán như ngày nay.

Nền văn minh mà chúng ta đang thừa hưởng này không phải bỗng nhiên từ trên trời rơi xuống, hoặc là từ những bộ óc ù lì, nghị gật "ai sao tôi vậy" mà xây dựng nên. Đó là nhờ công lao của những khối óc quả cảm, đầy sáng kiến, dám thí nghiệm những sáng kiến của mình, dám tranh đấu để những sáng kiến thành hiện thực dù cho đôi khi phải hy sinh tính mạng.

Sự tiến hóa cả về vật chất lẫn tinh thần có được là nhờ ở những con người biết suy nghĩ độc lập, can đảm nhận lãnh trách nhiệm, dám có ý kiến khác đương thời, "ai sao tôi không vậy" mới vùng lên lật đổ được ngoại xâm, không chịu cam tâm làm nô lệ.

Cho nên, là phần tử của đạo Giác Ngộ, chúng ta nên xét lại một số thói quen xấu, như thói quen ỷ lại vào người khác "ai sao tôi vậy".

Những "ai sao tôi vậy" nào mà hợp lý, có lợi cho mọi người thì theo. Cái nào có hại thì nên bỏ và nói người khác bỏ. Không nên mang nỗi sợ truyền kiếp với tiền nhân mà cứ cắm đầu tuân theo những thói quen lạc hậu như sợ "ra ngõ gặp gái thì xui xẻo", "có con mèo lạc vào nhà thì sẽ nghèo", "vợ chồng khắc tuổi thì sẽ sớm bỏ nhau", vân vân và vân vân.

Trong tinh thần đó, chúng ta nên xét lại một số châm ngôn tục ngữ qua lăng kính của đạo Phật, thí dụ như câu "đời cha ăn mặn đời con khát nước".

Quan niệm về cái gọi là "đời cha ăn mặn đời con khát nước" cho rằng có một cái gì vô hình lưu truyền cái nhân xấu do đời cha tạo ra và chuyển giao cái quả xấu do nhân xấu mang lại cho con cái trong dòng họ huyết thống tổ tiên.

Có người cho rằng, đó là do ảnh hưởng huyết thống, mà khoa học ngày nay đã khám phá ra các "gene" di truyền và cũng có người cho rằng quan niệm này bắt nguồn từ thuyết nhân quả luân hồi của đạo Phật, điều này mới nghe ra thì tưởng như đúng vì cũng gieo nhân và cũng hái quả, nhưng hoàn toànkhông đúng.

Thời đức Phật còn tại thế, có người hỏi Ngài:

"Bạch Đức Thế Tôn, vì lý do nào mà trong đời người có người chết yểu và có người sống lâu; có người bệnh hoạn và có người khỏe mạnh; có người xấu và có người đẹp; có người làm gì cũng không có ai làm theo, nói gì cũng không ai nghe theo; có người nghèo khổ và người giầu sang, có người sanh trong gia đình bần tiện và có người sanh trong gia đình cao sang, có người ngu dốt và có người trí tuệ thông minh ?

Đức Phật trả lời như sau:

"Tất cả chúng sinh đều mang theo cái Nghiệp (Karma) của chính mình như một di sản, như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương tựa. Chính vì cái Nghiệp riêng của mỗi người mỗi khác nên mới có cảnh dị đồng giữa chúng sanh".1

Nghiệp (kamma, hay tiếng Sanscrit là karma) là qui luật nhân quả trên bình diện đạo đức. Nói một cách chính xác hơn, Nghiệp là tác ý hay ý muốn. Vì có ý muốn nên mới phát sinh hành động qua thân, khẩu, và ý. Tác ý có thể là thiện hay không thiện, tức lành hay dữ, cũng có thể không lành không dữ. Vì thế hành động là gieo nhân, mà nhân lành sẽ ra quả lành và nhân ác sẽ ra quả ác. Tiến trình hành động và phản hành động, tức tiến trình gieo nhân và gặt quả nối tiếp vô cùng tận. Nhân tạo quả, quả trở thành nhân mới.

Tiến trình của nhân và quả này là qui luật thiên nhiên, luôn luôn biến dịch, không có ai tạo ra nó và hủy diệt nó. Một năng lực ngoại tại hay một đấng thần linh nào đó có quyền ban phước cho những ai ăn hiền ở lành hay trừng phạt những ai làm điều ác, hay có quyền chuyển giao phước báu hoặc hình phạt từ người này qua người khác, hoàn toàn không có chỗ đứng trong Phật giáo. Người cha, dù có thương con cách mấy cũng không thể nào thay thế cho con ở tù khi đứa con phạm trọng tội giết người.

Trong lịch sử Phật Giáo có rất nhiều điển tích nói lên cái nhân quả do mình làm mình chịu, không ai có thể gánh thay cho mình được, như sự tích bà Mục Liên Thanh Đề, thân mẫu ngài Mục Kiền Liên. Bà Thanh Đề khi còn sống đã làm nhiều điều độc ác, tham lam và ích kỷ, không bao giờ làm phước, bố thí hay giúp đỡ người nghèo khổ, nên khi mệnh chung bà phải đọa vào địa ngục A-Tỳ, làm thân ngạ quỷ, đói khát cực khổ.
Ngài Mục Kiền Liên, một vị đại đệ tử thần thông bậc nhất của Phật, sau khi chứng được đạo quả, liền dùng huệ nhãn quan sát sáu nẻo luân hồi, thấy cha đang ở cõi trời hưởng phước báu an vui, còn mẹ là bà Thanh Đề đang sống trong cảnh giới địa ngục thân hình tiều tụy, đói khát khổ sở.

Quá thương xót mẹ, ngài dùng thần thông đem bát cơm dâng mẹ. Bà Thanh Đề, vì đói lâu ngày nên khi thấy bát cơm, thì lòng tham nổi lên sợ các quỷ đói khác dành ăn nên bà lấy tay trái che bát cơm, tay mặt bốc ăn, cơm liền biến thành than hồng. Ngài xót xa rơi lệ, biết mẹ mình nghiệp chướng quá nặng, sức mình không cứu nổi, bèn đi cầu cứu với Phật.

Vâng theo lời Phật dậy, ngài nhờ sức tâm của chư vị A La Hán, là những bậc tu hành đạt đạo, đã thanh lọc tất cả mọi tư tưởng ô nhiễm tham sân si, đã tháo gỡ mọi sự vướng mắc của tâm ý thức, chấm dứt được dòng luân hồi nghiệp báo, tâm thanh tịnh mênh mông như hư không, nên mới chuyển hóa được tâm bủn xỉn của bà Thanh Đề. Chỉ cần một niệm tâm chuyển hóa, ngục tù tâm tạo của bà đã tự tan rã. Cho nên Lục Tổ nói: "Tự tánh khởi một niệm ác, liền diệt vạn kiếp thiện nhân, tự tánh khởi một niệm thiện, liền dứt hằng sa ác nghiệp" (Pháp Bảo Đàn Kinh).

Bao nhiêu đó chứng tỏ rằng người con đắc đạo, thần thông bậc nhất là do tu chứng của chính cá nhân mình không do nơi cha mẹ và bà mẹ cũng vậy, phải gánh chịu cái quả do việc làm của chính mình, ngay cả con bà đến cứu bà cũng không được. Thật là rõ ràng quan niệm phúc ấm truyền đời hay cái gọi là "đời cha ăn mặn đời con khát nước" không có mặt trong đạo Phật.

Theo luật nhân quả, thì quả vui hay quả khổ của người đang thụ hưởng đều do những nhân tốt hay xấu do chính người ấy, chứ không phải do người khác đã gieo trồng, trong kiếp hiện tại hay trong những kiếp quá khứ. Với cái nhận thức và tầm nhìn giới hạn của chúng ta nên chúng ta chỉ thấy trước mặt cái quả đang trổ mà không thấy được tất cả các nguyên nhân vi tế đã sanh quả ấy, vì các nhân ấy không phải chỉ là những nhân đã gieo trồng trong kiếp này mà có thể là đã được gieo trải từ nhiều kiếp trong quá khứ. Nhà Phật gọi là nhân quả ba đời, (có nghĩa là bao gồm nhiều kiếp trong quá khứ, kiếp hiện tại và nhiều kiếp trong tương lai).

Sở dĩ chúng ta phải đem ánh sáng của đạo Giác Ngộ rọi vào những câu châm ngôn tục ngữ như câu "Đời cha ăn mặn đời con khát nước" vì câu này không đúng với luật nhân quả. "Người này ăn mặn mà người khác lại khát nước" !!! Chuyện đời nay rõ ràng, ai cố gắng học hành thì được ghi tên nơi bằng cấp, không có việc chuyển nhượng.

Quan niệm "Đời cha ăn mặn đời con khát nước" cũng có thể là một lời hăm dọa phát nguồn từ thế lực cầm quyền trong xã hội cũ tại Việt Nam. Chế độ phong kiến thời xưa, vì quyền lợi, thường có thói quen tàn ác kéo cả gia đình phạm nhân vào một sự trừng phạt, thí dụ như án "tru di tam tộc", giết cả ba họ kẻ có tội với triều đình, với mục đích khủng bố tinh thần dân chúng, để họ vì nghĩ đến thân nhân, thương xót không muốn thân nhân mắc họa, mà không giám chống đối lại triều đình.

Ở đây thì vì nghĩ đến con mà không giám làm điều gì mang họa cho con. Dọa dẫm mà có kết quả thì cũng có thể bỏ qua được. Nhưng không có nghĩa là lời dọa đó đúng với chánh pháp. Cũng như giết ba họ của phạm nhân để người khác không giám phạm pháp thì chỉ là một sự trả thù tàn nhẫn và vô lý mà thôi.

Cái lợi của sự dọa dẫm này quá nhỏ so với cái hại: (1) Quan niệm "đời cha ăn mặn đời con khát nước" chỉ gây cho con cái, cái tinh thần ỷ lại vào phúc ấm tổ tiên. (2) Đời sống đen tối thì oán trách, đổ thừa cho cha mẹ mà không tự nhận rằng vì cái nhân xấu mình đã gây ra trong quá khứ. (3) Con cái khá giả thì cha mẹ giành công, khoe khoang rằng phúc đức do mình tạo. Nếu trong đám lại có những đứa nghèo khổ thì chúng lại oán hận cha mẹ bất công, chia phúc cho con này không cho con khác. Cha mẹ nhận công như vậy đã gián tiếp không khuyến khích chính con cái làm điều thiện để tạo nhân tốt cho nghiệp quả của bản thân họ. (4) Không giải thích được những trường hợp một gia đình có nhiều anh chị em, trong đó có người giầu sang, kẻ nghèo khó nghiện ngập. Như vậy thì phước đức của tổ tiên cha mẹ đã được chia cho con cái theo công thức nào? (5) Không giải thích được trường hợp cha mẹ hiền đức như vua Ba Tư Nặc và Mạt Lợi phu nhân mà lại sinh ra người con độc ác là vua Lưu Ly, đang tay giết cả dòng họ Thích.

Là Phật tử của đạo Giác Ngộ, chúng ta không tin về cái gọi là “phúc ấm truyền thừa” hay “đời cha ăn mặn đời con khát nước”. Bà Mục Liên Thanh Đề ăn mặn nhưng con của bà đâu có khát nước. Chúng ta phải tin sâu và hiểu thấu định luật nhân quả, phải tin tưởng mãnh liệt nơi chính mình, chính mình tạo nhân cũng chính mình gặt quả, phải tin vào khả năng và sự cố gắng của chính mình trong việc hóa giải những nhân xấu bằng những nhân tốt để cải thiện đời mình và không ngừng làm việc tốt để tạo an lạc cho chúng sinh, làm tốt cho cộng đồng.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG   PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG - Page 2 EmptyWed May 02, 2018 10:23 pm

HÁI LỘC ĐẦU XUÂN
Cũng như người Việt trong nước, cứ vào mỗi dịp tết Nguyên Đán, người Việt hải ngoại, Phật tử cũng như không phải Phật tử thường hay đi chùa lễ Phật và hái lộc vào đêm giao thừa và những ngày đầu năm, để cầu phúc, cầu may, xin Trời Phật, Bồ Tát phù hộ cho bản thân và gia đình năm mới được mọi điều tốt lành, tai qua nạn khỏi, mọi sự hanh thông như ý muốn.
Vì hoàn cảnh nên đa số các chùa tại hải ngoại không có vườn rộng để trồng hoa mầu và các cây ăn trái mà chỉ trồng một số cây cảnh, đủ để làm đẹp cảnh chùa. Do đó, những năm vừa qua, các chùa ở những nơi đông người Việt cư ngụ đã mua hàng nghìn trái cam quít trước tết đề làm quà phát lộc đầu năm cho Phật tử đến chùa lễ Phật, nhằm tránh cho những cây cảnh quanh chùa khỏi bị hư hại.

Nhiều người đi chùa hái lộc đầu năm cứ nghĩ tưởng hễ đầu năm, hái được nhiều lộc thì quanh năm sẽ được hưởng nhiều lợi lộc, được lên lương, thăng quan tiến chức, buôn may bán đắt và trúng số vài chục triệu…. Thế nên vào đêm giao thừa người người đến chùa hái lộc bẻ cành, có người còn mang cả chậu hoa kiểng của chùa về nhà. Thật đáng thương thay!

Đầu năm đi chùa lễ Phật là một tập tục dễ thương của người Việt, là một nét văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nhưng chỉ đi chùa lễ Phật thôi, xin đừng hái lộc, bẻ cành, ngắt hoa, và cầu xin đủ thứ, mà thay vào đó là tích cực gieo nhân trồng phước.

Hễ muốn có lộc thì phải gieo nhân. Một khi nhân đã gieo trồng thì tương lai cảm quả sẽ không sai khác, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. Nhà Phật tin rằng tất cả mọi chuyện chúng ta đang thọ hưởng bây giờ, đều chỉ là hoa trái của những hành động của ta trong quá khứ, và hiện tại ta đang làm gì thì kết quả tương ứng sẽ xảy đến cho ta trong tương lai. Nếu muốn có cuộc sống an lạc hạnh phúc hay muốn được hưởng lộc nhiều, phước nhiều, cần phải gieo nhiều nhân lành. Thay vì hái lộc, thay vì cầu xin Trời Phật, chúng ta nên gieo nhân lành bằng cách nghĩ đến các điều thiện, nói các điều thiện và làm các việc thiện. Thế nào là việc thiện? Chính là những việc tốt, việc lành, những việc làm mang lại an lạc hạnh phúc cho mình, cho người và không làm tổn hại đến những chúng sinh khác. Một vài thí dụ cụ thể là ăn chay, không sát sinh, phóng sinh, giúp nuôi trẻ mồ côi, săn sóc người già, kẻ bệnh hoạn tật nguyền. Nói chung là làm những công tác từ thiện xã hội.
Gieo nhân lành, nhân thiện, không những sẽ được nhiều lộc trong tương lai mà còn được cả phước và thọ, tức là hưởng được nhiều điều may mắn tốt lành và có được mạng sống dài lâu, không bệnh tật.

Con người ta trên thế gian, ai ai cũng mong muốn giầu sang phú quý, mạnh khoẻ sống lâu và may mắn; mà hầu như ít ai để ý đến các loại nhân đã và đang gieo trồng: quả giàu sang phú quý là nhân bố thí, quả mạnh khoẻ sống lâu và may mắn là nhân không sát sanh, nhân phóng sinh và nhân giúp đỡ người khác. Trong kho tàng truyện cổ Phật Giáo có hai câu chuyện ngắn liên quan đến vấn đề gieo nhân hái quả này.

Câu chuyện thứ nhất lên quan đến nhân bố thí và giúp đỡ người khác. Chuyện kể rằng: công chúa Nhật Quang, con của vua Ba Tư Nặc nước Xá Vệ, có vẻ đẹp thuỳ mị, tính tình đoan trang, thông minh và đức hạnh. Tuy sanh trong hoàng tộc, sống cao sang , nhưng lùc nào vẫn giữ thái độ nhã nhặn khiêm tốn, nhất là đối với những kẻ nghèo khổ, tật nguyền, cô luôn luôn tìm cách giúp đỡ. Không những vua cha và hoàng hậu yêu quý mà các quan lớn nhỏ trong triều và dân chúng cũng quý mến công chúa không kém.

Một hôm, trong lúc vui, vua cha nói với công chúa rằng: “cả nước không ai đẹp, dễ thương và hạnh phúc bằng con, đời con được như thế là nhờ sức của cha mẹ vậy…” Công chúa Nhật Quang trả lời vua: “Tâu phụ vương, công ơn sinh thành và dưỡng dục của phụ vương và mẫu hậu con không bao giờ dám quên. Nhưng đời con được hạnh phúc như thế này, con nghĩ cũng bởi ảnh hưởng của cha mẹ một phần nào, nhưng phần lớn là nhờ kiếp trước con đã tu nhân tích đức.”

Vua Ba Tư Nặc bị chạm tự ái và muốn bảo thủ ý của mình là đúng nên nhờ một viên cận thần tìm một người con trai bằng tuổi thật nghèo để gả công chúa cho. Vua nói với công chúa : “hôm kia con đã nói: “hạnh phúc của con hiện tại là phần lớn do con đã tu nhân tích đức ngày trước. Nay ta muốn xem lời ấy ra sao, nên ta đã quyết định gả con cho một chàng thanh niên hành khất, nếu thật như lời con nói con cũng sẽ trở nên giầu có sung sướng. Con hãy sửa soạn ngày mai lên đường với chồng con…”

Sáng ngày hôm sau, công chúa vào lạy tạ cha mẹ và từ biệt mọi người rồi bình tĩnh ra đi với chàng hành khất. Cả nhà và các quan cận thần đều khóc lóc thương xót, nhưng không ai dám cản ngăn ý định của vua.

Rời hoàng cung, hướng về miền quê, không biết đi về phương nào lập nghiệp, công chúa hỏi chàng hành khất quê quán ở đâu và vì sao mà phải đi hành khất. Chàng hành khất nói gia đình ngày xưa cũng khá giả, nhưng vì ham chơi nên khi cha mẹ qua đời phải bán hết cả ruộng vườn nhà cửa, nay chỉ còn một sở vườn hoang, nên phải đi hành khất. Một hôm đi lang thang thì gặp một vị quan hỏi gia thế rồi dẫn vào cung gặp vua. Tôi không biết vì sao vua lại đem công chúa gả cho một kẻ nghèo hèn như tôi.


Nghe xong câu chuyện hai người quyết định về sở vườn hoang còn lại để tạm trú. Họ tìm cách dựng một cái chòi nhỏ nơi đây sinh sống. Không ngờ, đến khi đào đất dựng cột nhà thì bắt gặp ba cái chum lớn niêm khằn cẩn thận. Hai người mở ra thấy toàn là vàng bạc châu báu. Công chúa vui mừng đem bán một số vàng bạc rồi mướn nhân công tạo lập lâu đài vườn tược, trồng tỉa hoa quả. Vốn sẵn có lòng từ, công chúa tiếp tục bố thí tiền cho những người nghèo và giúp đỡ những người khác, nên kẻ ăn người ở trong nhà và dân làng đều yêu mến hai người và chẳng bao lâu sở vườn hoang biến thành lâu đài tráng lệ, mọi người vô ra tấp nập.

Tin đồn công chúa về tới hoàng cung. Vua Ba Tư Nặc nhất mực không tin liền đến tận nơi dò xét thì quả đúng như vậy, nhưng vẫn thắc mắc không biết tiền kiếp công chúa đã gieo những nhân lành gì mà ngày nay lại gặt được nhiều phước báo như vậy. Vua nghĩ ngợi không ra bèn tìm đến đức Phật xin Ngài khai thị.

Sau khi nghe câu chuyện công chúa do vua tường trình, đức Phật bèn kể cho vua nghe câu chuyện từ thời đức Phật Ca Diếp, có cặp vợ chồng thương buôn giầu có, người vợ hay làm các việc bố thí cúng dường, qui y Tam Bảo, luôn giúp đỡ người, nhất là với kẻ tật nguyền, nghèo khó; Nàng cũng luôn luôn khuyên mọi người bỏ ác làm lành, quy y Tam Bảo. Trong khi đó người chồng thì nghịch lại, mỗi khi thấy vợ bố thí thì tỏ ý không vừa lòng, tìm cách can ngăn…Một hôm nhân ngày lễ Tết, người vợ đi chùa lễ Phật cúng dường Tam Bảo và bố thí kẻ nghèo trong ba ngày liên tiếp, người chồng không bằng lòng mà muốn dùng số tiền đó sắm sửa thêm nhà, thêm cửa. Người vợ khuyên chồng nên dùng một số tiền làm các việc phước thiện, giúp các người nghèo bởi vì theo kinh Phật dạy những người nghèo khổ hiện tại đều do đời trước tham lam ích kỷ, không bố thí giúp người…Nghe vợ giải thích, người chồng tỉnh ngộ, từ đó không ngăn cản vợ mà còn rất hăng hái làm việc phước thiện.
Này đại vương, Phật nói -- Người vợ đó chính là công chúa Nhật Quang ngày nay và người chồng công chúa hiện tại cũng chính là người chồng thương buôn giầu có ngày trước. Ngày trước lúc chưa tỉnh ngộ, anh ta bỏn xẻn, ngăn cản việc làm phước thiện của vợ, nên ngày nay phải chịu đói rách một thời. Còn công chúa Nhật Quang, vì đời trước sốt sắng bố thí nên được quả báo giầu sang sung sướng, nhiều người mến phục và thường khuyên mọi người bỏ ác làm lành, quy y Tam Bảo nên ngày nay được quả báo thông minh…

Vua Ba Tư nặc nghe câu chuyện tiền kiếp của công chúa Nhật Quang bèn tỉnh ngộ và hiểu rõ lý nhân quả. Vua lạy tạ Phật và vui vẻ ra về.

Câu chuyện thứ hai liên quan đến nhân không sát sanh và phóng sanh. Chuyện kể rằng tại một ngôi chùa nọ có một chú Sa di được sư phụ cho phép trở về thăm cha mẹ, vì Sư có thần thông nên được biết trong vòng một tháng nữa là thọ mạng của chú sa di sẽ chấm dứt. Trên đường đi về quê, chú Sa di thấy một ổ kiến lớn đang sắp sửa bị trôi theo dòng nước lũ, chú vội vàng tìm cách cứu để ổ kiến khỏi bị chết. Chú về thăm nhà và sau đó trở lại chùa. Nhiều tháng trời trôi qua, chú vẫn tiếp tục tu hành niệm Phật ăn chay bên sư phụ. Sư phụ của chú rất thắc mắc, một hôm hỏi chú chuyện gì đã xảy ra khi chú về thăm cha mẹ. Chú kể rõ tự sự chuyến về thăm quê, kể cả chuyện chú cứu vớt một ổ kiến to. Sư phụ mới hiểu việc kéo dài thọ mạng chính là nhân cứu giúp chúng sinh và nhân không sát sinh. Trong kinh Phật cũng dạy nhân sát sinh có thể đưa đến địa ngục, làm loài bàng sinh, quả báo nhẹ là làm người với tuổi thọ ngắn và hay bệnh hoạn.

Qua hai câu chuyện trên, chúng ta thấy rằng công chúa Nhật Quang được quả báo giầu sang sung sướng là do nhân bố thí đời trước, được quả báo thông minh là do nhân khuyên người khác làm lành tránh ác, quả báo tướng mạo đoan trang đẹp đẽ là do nhân đời trước giúp đỡ kẻ tật nguyền. Còn chú Sa di trong câu chuyện thứ hai, do nhân cứu mạng sống của một ổ kiến to, nhân ăn chay không giết hại chúng sinh nên mạng sống được kéo dài, không bệnh tật.

Hòa thượng Tịnh Không trong thời giảng Kinh Lăng Nghiêm tại Úc Châu cũng giảng rõ “tận tâm tận lực bố thí pháp, bố thí tiền, làm các việc lành là công đức vô lượng”. Ngài khuyên chúng ta nên tu hạnh bố thí, bố thí tài thì được giầu có, không bao giờ thiếu thốn, bố thí pháp được thông minh trí tuệ, trong bất cứ hoàn cảnh nào không thể bị mê hoặc điên đảo, bố thí vô uý, cứu sinh, cứu mạng được mạnh khoẻ sống lâu…

Nhân quả rõ ràng, khi chúng ta làm lợi ích cho tha nhân, chắc chắn về sau chúng ta sẽ thọ hưởng một hay nhiều niềm an lạc hạnh phúc. Một nhân thiện sắp sẵn một quả lành ở tương lai. Càng gieo nhiều nhân thiện thì phước báo càng sâu dày. Phước được ví như tấm ngân phiếu bank check. Tiền deposit ngân hàng càng nhiều thì ngân phiếu càng có giá trị lớn. Do đó đầu năm đi lễ chùa không phải để hái lộc, hái hoa, bẻ cành và cầu xin đủ thứ mà là để gieo nhân tích luỹ phước đức.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG   PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG - Page 2 EmptySun May 20, 2018 4:48 pm

BƠ VÀ NHỮNG VIÊN ĐÁ CUỘI
Một ngày nọ có chàng trai trẻ vừa buồn vừa khóc, tìm đến Đức Phật. Đức Phật hỏi, "Cái gì sai tráiđã làm nhà ngươi khóc?"

"Thưa ngài, cha con chết ngày hôm qua."

"Thì nhà ngươi làm gì được? Ông ấy đã chết rồi, buồn khóc chẳng thể làm ông ấy sống lại."

"Vâng, thưa ngài, con hiểu điều đó; buồn khóc chẳng thể làm cho cha con trở về với con. Nhưng con đến đây cầu xin ngài một điều: xin ngài hoan hỷ làm một điều gì đó cho người cha quá vãng của con!"

"Vậy ta có thể làm gì giúp cho cha con?"

"Thưa ngài, xin ngài làm một cái gì đó. Ngài là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Chánh Giác, là đấng toàn năng, chắc chắn ngài có thể làm được. Ngài hãy xem, các vị Bà La Môn cúng tế, các thầy ấy phát giấy xá tội, đã cử hành những nghi thức cúng lễ cầu siêu giúp người quá cố. Và nghi thức cúng tế cầu siêu nếu được tổ chức sớm ở đây, thì cánh cửa trên thiên giới sẽ được mở ra sớm và người quá cố sẽ được siêu thăng về nơi đó. Họ sẽ nhận được giấy nhập cảnh. Thưa ngài, ngài là đấng toàn năng, ngài có đầy đủ quyền lực! Nếu ngài chủ tế nghi thức cầu siêu cho cha con, cha con không những nhận được giấy nhập cảnh nơi thiên quốc mà ông ấy sẽ được ở thường trú luôn. Thưa ngài, xin ngài hoan hỷ giúp cha con!"

Biết rằng chàng trai trẻ tràn ngập nỗi đau khổ chắc khó có thể hiểu được những lý lẽ phải trái trong lúc này, nên Đức Phật đã phải dùng một phương tiện khác giúp cho chàng ta hiểu. Vì thế Phật nói: "Nhà ngươi hãy ra chợ mua hai cái chậu đất nung." Chàng trẻ tuổi lấy làm sung sướng, nghĩ rằng Đức Phật đã nhận lời làm lễ cầu siêu cho cha hắn và đã tức tốc đi chợ mua hai cái chậu bằng đất nung.

"Được rồi," Phật nói, "đổ vào chậu thứ nhất đầy đá cuội, chậu thứ hai đầy bơ." Chàng trẻ tuổi làm y như lời Phật dạy.

"Bây giờ bịt miệng cả hai chậu lại, xong bỏ xuống hồ nước. Chàng trai trẻ làm xong, hai chậu chìm xuống dưới đáy hồ. "Bây giờ" Phật nói, "đem cái gậy ra đây, chọc bể cả hai chậu." Chàng trai trẻ rất lấy làm sung sướng, nghĩ rằng đức Phật đã cử hành nghi lễ cầu siêu cho cha hắn.

Theo tập quán cổ truyền cổ Ấn Độ, khi người cha chết, người con làm lễ hỏa táng. Vào khoảng giữa thời gian thiêu, người con dùng cây gậy thọc và làm vỡ sọ đầu. Cũng theo niềm tin cổ truyền của họ, cho đến khi sọ đầu được mở ra nơi trần gian này thì cánh cửa thiên giới cũng được mở ra. Vì thế chàng trẻ tuổi tự nghĩ là, "Cha ta đã được thiêu đốt ngày hôm qua. Như là một biểu tượng, đức Phật muốn mình làm vỡ các chậu ngày hôm nay!" Chàng cảm thấy sung sướng nhiều với nghi thức này của Đức Phật.

Chàng trai trẻ đã dùng cây gậy làm bể hai chậu. Lập tức, chậu đựng bơ bị vỡ, bơ nổi lênh láng trên mặt hồ nước. Chậu kia đựng những hòn đá cuội vẫn nằm yên dưới đáy hồ. Rồi Đức Phật nói, "Chàng trai trẻ, đó là những gì ta đã làm. Bây giờ hãy mời các thầy cúng tế và nói với họ hãy tụng kinh và cầu nguyện: "Hỡi các viên đá cuội, hãy nổi lên, hãy nổi lên! Hỡi bơ ơi, hãy chìm xuống, chìm xuống!" Hãy cho chúng ta xem sự kiện xảy ra."

"Thưa ngài, ngài nói đùa với con! Không thể nào như thế được, những viên đá cuội nặng hơn nước, chúng chìm xuống đáy. Chúng chẳng thể bao giờ nổi lên được. Đây là định luật tự nhiên! Và thưa ngài, bơ nhẹ hơn nước, chúng nổi lên mặt nước, chẳng bao giờ có thể chìm xuống được. Đây là định luật tự nhiên."

"Chàng trai trẻ, nhà ngươi biết nhiều về định luật tự nhiên, nhưng nhà ngươi đã không hiểu về định luật tự nhiên này. Nếu trong suốt cuộc đời của cha nhà ngươi mà ông ấy đã làm những điều nặng như những viên đá cuội, [2] cha nhà ngươi sẽ bị đọa, ai có thể giúp cha nhà ngươi siêu thoát lên trên được? Và nếu tất cả việc làm của cha ngươi nhẹ như bơ, [3] ông ấy sẽ được siêu thoát; ai có thể đè ông ta xuống được?"

Nếu chúng ta hiểu định luật tự nhiên [4] và sống theo luật tự nhiên này, chúng ta sẽ vượt thoát khỏi những khổ đau và bất hạnh của cuộc đời.

Lời Người dịch: Đức Phật trả lời, như những viên đá cuội nặng được thả chìm xuống đáy hồ, cho dù với sức cầu nguyện của số đông, những viên đá đó vẫn không thể nổi lên mặt nước. Qua đó, Đức Phật dạy rằng nếu con người tạo nghiệp xấu thì chịu quả báo xấu và tạo nghiệp tốt thì được hưởng quả báo tốt, cầu nguyện không thể làm thay đổi được nghiệp lực, nhất là khi nghiệp đã chín muồi. Rõ ràng, cầu nguyện để mong giải tội, xóa sạch ác nghiệp đã tạo, phó thác hoàn toàn vào tha lực như các Bà la môn hằng tin tưởng là một việc làm vô ích.

Tâm Diệu trích dịch từ:
[1] "The Art Of Living, Vipassana Meditation, As Taught By S.N. Goenka" của William Hart do nhà xuất bản Harper San Francisco phát hành năm 1987 trang 55-56. Cuối bản viết tác giả có ghi chú là "Based on S. XLII. viii. 6, Asibandhakaputta Sutta. [Ghi chú thêm: Tác gỉa dựa theo tinh thần bản kinh số 6 mang tên Asibandhakaputta Sutta - một phẩm trong Tương Ưng Bộ Kinh, Tập IV hệ Pali (Samyutta Nikaya, IV), Thiên Sáu Xứ, [42] chương VIII, Tương ưng thôn trưởng (Asibandhakaputta), kinh số 6 - H.T Thích Minh Châu dịch].
[2] Những điều nặng như viên đá, được hiểu là trong cuộc đời đã tạo những nghiệp xấu, nghiệp ác. Theo bản dịch tiếng Anh của Bhikkhu Bodhi là, "a person here who destroys life, takes what is not given, engages in sexual misconduct, speaks falsely, speaks divisively, speaks harshly, chatters idly, one who is covetous, full of ill will, and holds wrong view".("người nào sát sanh, lấy của không cho, sống theo tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham lam, sân hận, theo tà kiến").
[3] Những điều nhẹ như bơ, được hiểu là trong cuộc đời đã tạo những nghiệp tốt lành. Theo bản dịch Anh ngữ của Bhikkhu Bodhi là, "there is a person here who abstains from the destruction of life, from taking what is not given, from sexual misconduct, from false speech, from divisive speech, from harsh speech, from idle chatter, one who is not covetous, without ill will, who holds right view." ("từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ sống tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không có tham, không có sân, theo chánh tri kiến").
[4] Định luật tự nhiên (the law of nature). Luật nhân quả (kamma) là một trong năm định luật tự nhiên của vũ trụ vạn vật. "Định luật nhân quả cho rằng nhơn gieo thì quả trổ. Nhơn lành đem lại quả tốt. Nhơn ác đem lại quả xấu. Đó là định luật tự nhiên, phải trổ sanh như vậy chớ không phải là một hình thức thưởng hay phạt..." (Đức Phật và Phật Pháp, trang 313, HT. Narada Thera, Phạm Kim Khánh Việt dịch).

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG   PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG - Page 2 EmptyWed May 30, 2018 4:42 pm

11
HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH

Đa số tiểu bang của Hoa Kỳ, hôn nhân vẫn được định nghĩa theo hiến pháp qui định là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Tính cho đến tháng 5 năm 2012, chỉ có sáu tiểu bang (Connecticut, Iowa, Massachusetts, Vermont, New York và New Hampshire), và thủ đô Washington DC, đã chấp thuận hôn nhânđồng tính (giữa một người nam với một người nam hoặc giữa một người nữ với một người nữ).
Bao nhiêu năm nay, hôn nhân giữa hai người đồng tính vẫn là một trong những vấn đề chính trị nhạy cảm ở Hoa Kỳ, nhưng nay Tổng Thống Barack Obama đã công khai ủng hộ việc hai người nữ hay hai người nam có thể kết hôn với nhau. Ông là vị Tổng Thống Hoa Kỳ đầu tiên ủng hộ việc hôn nhân đồng tính. Để giải thích việc này, ông cho rằng tư duy của ông đã “tiến hóa” và quan điểm (của ông) đã mở rộng theo thời gian.


Trước sự kiện quan trọng này, Đức Hồng y Timothy Dolan, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã ra tuyên bố chỉ trích lập trường của Tổng thống Barack Obama về hôn nhân đồng tính.


Tuy nhiên, theo Catholic World News, ba nhà thần học hàng đầu của nước Mỹ, Paul Lakeland của trường đại học Fairfield University, Daniel Maguire của trường đại học Marquette University tại, và Frank Parella của Đại học Santa Clara - đã lên án quan điểm về “hôn nhân đồng tính” của Đức Hồng Y Dolan và Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (tức đồng thuận với quan điểm của Tổng Thống Obama). [1]

Daniel Maguire, một cựu linh mục Dòng Tên, đã xuất tu để lập gia đình nói: "Hầu hết các nhà thần học Công giáo chấp nhận hôn nhân đồng tính và người Công giáo nói chung không có quan điểm khác biệt với những người khác về vấn đề này". Trong khi đó, nhà thần học Parella cho biết ông thấy "không tìm thấy gì trong các sách Tin Mừng" là cơ sở hướng dẫn Giáo Hội phản đối “hôn nhân đồng tính”. Và nhà thần học Lakeland nói rằng “chẳng có cơ sở thần học nào biện minh cho lập trường của các giám mục Hoa Kỳ phản đối hôn nhân đồng tính”.

Tưởng cũng nên biết, theo các tài liệu chính thức của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ thì hôn nhân không xuất phát từ Giáo Hội hay nhà nước, nhưng từ Thiên Chúa. Do đó, cả Giáo Hội lẫn nhà nước đều không có quyền thay đổi ý nghĩa và cấu trúc cơ bản của hôn nhân, “Hôn nhân đã được thiết lập bởi Thiên Chúa, là một sự kết hiệp trung tín, độc quyền và suốt đời giữa một người nam và một người nữ được kết hiệp trong một cộng đoàn mật thiết của đời sống và tình yêu.” [2] Trong Cựu ước, Thượng đế nhấn mạnh đến một ước muốn sáng tạo của Ngài rằng: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều…” [3] Theo Thánh kinh Cựu ước, việc truyền giống tạo ra kẻ nối dõi là việc làm có giá trị, cần được đề cao. Duy trì tình trạng không vợ chồng là điều đáng xấu hổ.

Như thế, đối với đạo Thiên Chúa giáo La Mã, giới thẩm quyền giáo hội Hoa Kỳ đã chính thức lên án hôn nhân đồng tính. Riêng ba nhà thần học nổi tiếng đều cho rằng, “chẳng có cơ sở thần học nào biện minh cho lập trường của các giám mục Hoa Kỳ phản đối ‘hôn nhân đồng tính”.

Vậy còn Phật giáo đối với vấn đề này như thế nào? Phật giáo lên án hôn nhân đồng tính? Hoàn toàn không. Đối với Phật Giáo, đạo Phật là đạo từ bi cứu khổ, bình đẳng và không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, mầu da và giới tính. Với nguyên tắc thương yêu tất cả mọi loài chúng sinh, Phật giáo không chủ trương xét xử, không chống đối hay chỉ trích (lên án) người khác, đơn thuần chỉ dựa trên tính chất của người đó, vì điều này được xem như là một sự phê phán thiên vị và không công bằng. Thật hết sức bất công khi thấy trường hợp những người đồng tính luyến ái bị xã hội loại trừ, hoặc bị trừng phạt, hoặc bị đuổi khỏi sở làm hay bị kỳ thị đối xử. Vì thế, xuyên qua những lời giảng dạy của Đức Phật, chúng ta không thấy Ngài phê phán hay lên án những người đồng tính về phương diện đạo đức.

Trong đạo Phật, có hai giới Phật Tử, Phật tử tại gia và Phật tử xuất gia.

Đối với hàng Phật Tử tại gia, hôn nhân và sinh con được xem là tích cực, nhằm xây dựng một đời sống hạnh phúc gia đình của đời này và đời sau, nhưng không có nghĩa là bắt buộc. Trong giới luật áp dụng cho hàng cư sĩ tại gia, không có điều luật hay lời khuyên nhủ nào về vấn đề kết hôn giữa những người cùng giới tính.

Đối với hàng Phật tử xuất gia, những người đã từ bỏ nếp sống gia đình, phát nguyện sống đời sống độc thân, quyết chí tu hành giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, nên bị ràng buộc trong tổ chức Tăng đoàn qua bộ luật Tỳ Kheo. Theo bộ luật này, Dâm Dục là giới cấm đầu tiên trong bốn giới “Ba La Di” mà bất cứ vị Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni nào phạm phải giới này đều bị trục xuất hay bị khai trừ vĩnh viễn ra khỏi cộng đồng Tăng đoàn. Dâm Dục được định nghĩa là bất cứ loại hoạt động tình dục nào, cho dù đó là cùng giới tính hay khác giới tính, kể cả với loài vật.

Có thể do nguy cơ gây xáo trộn đời sống thanh tịnh của Tăng đoàn, làm cản trở tiến trình tu tập của các thành viên, nên những người đồng tính luyến ái, trong đó bao gồm cả người ái nam ái nữ và cả loại người mà kinh điển Pali gọi là Pandakas, không được thọ giới Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni, tức là không cho vào hàng ngũ Tăng đoàn.

Tuy nhiên, Đức Dalai Lama chỉ ra rằng, những giới cấm của Phật ứng dụng tùy vào thời gian, nền văn hóa và xã hội mà con người ở đó tuân hành. Chẳng hạn, các vị Tỳ kheo mặc áo hoại sắc bởi vì vào thời điểm đó, nó phù hợp với người nghèo Ấn Độ.

Về vấn đề này Ngài kiến nghị: “Nếu đồng tính luyến ái là một phần trong các tiêu chuẩn được cộng đồng thừa nhận, thì điều đó cũng có thể được chấp nhận. Thế nhưng, không một cá nhân hay vị thầy nào có thể tự thay đổi giới luật. Tôi cũng không đủ thẩm quyền tái định nghĩa những giới điều đó bởi vì không ai có thể quyết định hay ban hành sắc lệnh”.

Ngài kết luận: “Việc xác định lại như thế chỉ được quyết định trong một hội nghị Tăng già với sự có mặt của tất cả các trường phái Phật giáo. Điều này không phải chưa từng có trong lịch sử Phật giáo khi muốn xác định lại một vấn đề, nhưng nó phải được thực hiện ở cấp độ tập thể”. Ngài nói thêm, điều đó thật hữu ích để nghiên cứu sâu hơn nguồn gốc của giới luật về đề tài tính dục. [4]
LỜI GHI THÊM
Đối với quần chúng Hoa Kỳ, lần đầu tiên trong các cuộc thăm dò dư luận của viện Gallup [5] về vấn đề hôn nhân đồng tính cho biết đa số người Mỹ (53%) vào tháng 5 năm 2011 tin rằng hôn nhân đồng tính được luật pháp công nhận là hợp lệ, với các quyền giống như cuộc hôn nhân truyền thống. Hai phần ba người Mỹ đã phản đối hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào năm 1996, với 27% ủng hộ. Điều này cho thấy quan điểm của người dân Hoa Kỳ đã mở rộng theo thời gian.
Riêng đối với Phật Giáo, những người tu theo đạo Phật tin rằng, mọi sự mọi vật trên thế gian là vô thường, cuộc sống nhân sinh cũng chuyển dịch biến hoá không ngừng và tuỳ theo nghiệp của mỗi chúng sinh, giới tính có thể thay đổi từ giới này sang giới khác như người nam trở thành người nữ hay ngược lại và chuyển dịch từ đời này sang đời khác.[6] Ngay cả hiện tại cũng đã có nhiều người hoặc tự mình thay đổi với sự trợ giúp của y khoa hay tự nhiên thay đổi giới tính. Dù thế nào cũng không ra ngoài nhân quả. Mỗi người đều mang trong mình cái nghiệp, nghiệp lành nghiệp dữ mình làm mình chịu, có gieo nhân tất có quả. Theo lý này, nếu một người thương yêu một người nào đó, dù cùng giới tính hay khác giới tính đều là có nhân duyên nợ nần với người đó ở quá khứ. Chính nhân duyên và nợ nần quá khứ thúc đẩy người ta tìm đến nhau và thương yêu trong hiện tại. Đó là quan hệ nhân quả bình thường. Nếu chúng ta tin tưởng vào nhân quả nghiệp báo thì chúng ta có thể chuyển đổi được nghiệp quả của mình từ xấu thành tốt, kể cả từ giới tính này sang giới tính khác bằng cách tu tập những điều mà giáo lý nhà Phật chỉ bảo, như “Làm tất cả việc lành, không làm các điều ác và tự thanh tịnh hoá tâm”.
Chú Thích:
[1]http://www.catholicculture.org/news/headlines/index.cfm?storyid=14278
[2] Sách Giáo Lý Công Giáo – số 1602-1605
[3] Sáng thế ký 1.22
[4] Damien Keown - Gia Quốc dịch
[5] http://www.gallup.com/poll/147662/first-time-majority-americans-favor-legal-gay-marriage.aspx
[6] Trong kinh Phật có kể lại mẫu chuyện ông Soreyya từ nam biến thành nữ và từ nữ biến thành nam, mỗi lần như vậy đều có gia đình và có con, sau đó xuất gia chứng đắc đạo quả. http://old.thuvienhoasen.org/u-noitam-04.htm hay http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-119_4-16158_5-50_6-1_17-27_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG   PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG - Page 2 EmptyMon Sep 10, 2018 9:01 am

12
THẤY TU, THẦY CHÙA,
HAY THẦY CÚNG


Thuở còn nhỏ ở làng quê đất Bắc, chúng tôi không biết rõ là thầy ăn chay hay ăn mặn, có vợ, có con hay sống một mình. Chỉ biết thầy trông nom ngôi chùa và thỉnh thoảng chúng tôi thấy thầy đến nhà người dân cúng kiếng, tụng kinh gõ mõ. Lũ trẻ trong làng thường gọi thầy là Thầy Chùa vì thấy thầy ở trong chùa và trông coi ngôi chùa của làng, thấy thầy thỉnh thoảng đi cúng đám, nên có đứa gọi thầy là Thầy Cúng. Cho đến nay nhiều người vẫn lẫn lộn ba vị, Thầy Tu, Thầy Chùa và Thầy Cúng như chúng tôi hồi còn nhỏ không biết phân biệt, cứ nghĩ ba người cũng như một. Nay được biết thêm các từ Đại Đức, Thượng Tọa, Hòa Thượng, Đạo Sư và Thiền Sư nữa.Vậy những chức danh này có gì khác nhau? Nếu muốn nói đến các vị sư ở chùa thì nên dùng từ nào cho chính xác?

1. Thầy tu có nghĩa là một người sống nghiêm túc theo những giáo lý và luật lệ quy định của một tôn giáo (nào đó) như đạo Phật chẳng hạn. Họ sống và tu hành ở chùa hay trong tu viện hoặc thiền viện, chuyên tâm vào việc học và hành để đạt mục đích giác ngộ giải thoát, ra khỏi sinh tử luân hồi. Còn từ ngữ“thầy chùa” thì đó là tiếng gọi của giới bình dân. Từ ngữ này đã không chính xác lại thiếu tính cách tôn trọng bậc tu hành. Người Phật Tử không nên dùng từ ngữ này. Người chuyên dạy các pháp môn tu luyện tâm gọi là Thiền Sư, còn người chuyên dạy giáo lý Phật gọi là Sư (Phật tử Nam Tông) hay là Thầy (Phật tử Bắc tông).

2. Riêng từ “Thầy Cúng” Tự Điển Việt Nam của soạn giả Lê Ngọc Trụ giải thích là “tiếng gọi một cách mỉa mai những thầy chùa chuyên làm đám ăn tiền chứ không thiết gì đến kinh kệ, giáo lý nhà Phật”. Trong Phật giáo không hề có danh từ “Thầy Cúng”, nhưng do trong quá trình du nhập vào một vùng mới, vì tính từ bi, dung hoà, giản dị và nhất là vì “tùy duyên phương tiện độ chúng sinh”, và dù đạo Phật không chủ trương cúng bái, cầu xin; Phật giáo đã dễ dàng chấp nhận những hình thức cúng bái hình tượng và phong tục thờ cúng địa phương, vì thế những loại hình cúng bái do nhu cầu xã hội bắt đầu bén rễ.

Từ đó thầy cúng đội lốt hình thức một tín ngưỡng bản địa, hay của một tôn giáo khác, trong đó có Phật giáo. Các thầy cúng này từ xưa đến nay làm ăn khấm khá do nhu cầu của quần chúng, do đầu óc mê tín của người dân và càng ngày càng phát triển gây tác hại cho xã hội và làm mất uy tín cho đạo Phật. Không riêng gì Việt Nam mà ngay cả các nước khác như Trung Hoa, Hàn Quốc, Hồng Kông hay Singapore cũng có thầy cúng. Trong số thầy cúng ở nước ngoài này có người mặc những trang phục đắt tiền như lụa là gấm vóc, trụ trì chùa to, sở hữu chủ động sản và bất động sản nhiều triệu Mỹ Kim. Không khéo Việt Nam mai sau này cũng có một bộ phận trá hình Phật Giáo chuyên làm thầy cúng tạo nên giới tư bản riêng, có cơ sở, có sức mạnh về tiền bạc và dĩ nhiên biết đâu có quyền lực trong xã hội.

Theo báo chí cho biết sự lạm dụng hình thức cũng như các hoạt động của thầy cúng hiện đã lên cao. Việc đi cúng được họ gọi là làm Phật sự hay Pháp sự và họ cho đó là một pháp hành trong muôn pháp của đạo Phật. Họ lợi dụng kinh điển của Phật giáo là “Phật sự siêu độ người chết”. Tuy nhiên họ không biết những việc siêu độ vong linh này không phải của Phật Giáo mà được du nhập từ Trung Quốc. Hòa thượng Tịnh Không, một vị cao tăng nổi tiếng đương thời, trong một buổi thuyết giảng tại Đài Bắc đã nói rõ Phật sự không phải là đi độ đám mà là giúp đỡ dậy dỗ tất cả chúng sinh phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui. Ngài cũng cho biết những việc siêu độ vong linh người chết ở trong Phật giáo xuất hiện rất trễ. Thời xưa (Phật Giáo) ở Ấn Độ không có. Khi Phật giáo được truyền đến Trung quốc, lúc ban đầu cũng chẳng có.

3. Còn các danh từ Đại đức, Thượng tọa và Hòa thượng đều là những từ tôn xưng, do người khác nêu lên để tỏ sự kính trọng đối với một vị tu sĩ Phật giáo, chứ không phải là những từ dùng để tự xưng. Ngày nay, theo hiến chương giáo hội: (1) Đại đức: có tuổi đạo 4 năm và tuổi đời trên 20 tuổi, (2) Thượng tọa: Vị Đại đức có tuổi đạo ít nhất là 25 năm và tuổi đời trên 45 tuổi. (3) Hòa thượng: vị Thượng tọa có tuổi đạo ít nhất là 40 năm và tuổi đời trên 60 tuổi.

4. Đối với danh xưng Đạo Sư trong Phật Giáo thường ám chỉ vị trí của đức Phật. Ngài là một vị ‘Đạo sư’ hay là một vị ‘Lương y’. Trách nhiệm của bậc Đạo sư chỉ cho chúng ta con đường nào là con đường đi đến giác ngộ giải thoát và con đường nào là con đường dẫn đến khổ đau. Ngày nay danh từ Đạo Sư bị lạm dụng, có tình trạng nhiều vị tự xưng là đạo sư hay vô thượng sư, tự xưng là người đã chứng ngộ này nọ. Thời Phật còn tại thế, Ngài cấm đệ tử tuyên bố cho công chúng biết những gì mà mình đã chứng ngộ được. Đức Phật muốn đệ tử của Ngài khiêm tốn và chân thành.

Nói tóm lại danh từ thầy tu là để chỉ chung những vị tu hành chân chính. Trong đạo Phật chúng ta có thể gọi những vị này là Thầy hay Sư, nếu là Thầy hay Sư chuyên dạy pháp hành Thiền thì gọi là Thiền Sư. Không nên gọi là thầy chùa. Nếu như biết rõ phẩm vị của vị Thầy trong tổ chức giáo hội thì nên gọi bằng chính phẩm vị của vị thầy đó, như Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức…Còn danh từ Đạo Sư, thiết tưởng không nên dùng vì cao to quá. Người viết được biết hiện nay Phật Giáo Việt Nam chưa có ai được tôn là Đạo Sư và Phật Giáo thế giới cũng vậy, kể cả Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cũng chưa có ai tôn ngài là Đạo Sư và chính ngài cũng không tự nhận mình là Đạo Sư. Ngài khiêm tốn và chân thành chỉ nói ngài là một thầy tu đơn giản.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG   PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG - Page 2 EmptyThu Sep 20, 2018 6:59 pm

BÀI PHÁP RẤT NGẮN
CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
DÀNH CHO PHẬT TỬ VIỆT NAM TRÊN ĐỈNH DHARAMSALA


Thật là một hạnh phúc lớn lao và một duyên lành đặc biệt cho đoàn hành hương chiêm bái các thánh tích Phật Giáo được vinh dự gặp đức Đạt Lai Lạt Ma và được ngài ban cho một bài pháp vô cùng tuyệt diệu. Hạnh phúc vì được nghe những lời pháp nhũ và có được duyên lành vì đoàn không hẹn trước mà lại được gặp ngài trong lúc ngài vô cùng bận rộn Phật sự lẫn chính sự.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngoài cương vị lãnh đạo tinh thần nhân dânTây Tạng, ngài còn là quốc trưởng của một nước, nên muốn được vào tư dinh gặp ngài, khách phải trải qua thủ tục khám xét an ninh rất gắt gao của cảnh sát liên bang Cộng Hòa Ấn Độ và mất rất nhiều thời giờ chờ đợi. Mặc dầu vậy, quý thầy cô áo vàng và cư sĩ Phật tử áo lam chúng tôi cũng rất hoan hỷ sắp hàng một để từng người bước qua các thủ tục an ninh, khám xét thân thể và các vật dụng tùy thân như khi vào dinh nguyên thủ các quốc gia khác hay như đi qua các phi trường quốc tế ở Hoa Kỳ.

Khoảng 12 giờ trưa, ngài ra trước dinh đón gặp và tự tay trao tặng cho từng người, mỗi người một bức hình tôn tượng đức Phật thờ tại Đại tháp Bồ Đề Đạo Tràng. Sau đó chụp hình chung lưu niệm với từng nhóm trong đoàn do đoàn quá đông, và cuối cùng ngài nói một bài pháp ngắn khoảng năm phút.

Sau lời chào mừng ngắn gọn với đoàn Phật tử Việt Nam, ngài nói ngay rằng:

“Đức Phật không phải là đấng tạo hóa (Creator). Ngài là một con người bình thường, đã tu hành và đã giác ngộ viên mãn, và đối với đạo Phật, mọi sự mọi vật đều do nhân duyên sinh khởi, do tác động của định luật nhân quả: “Law of Cause and Effect.”

Sau đó ngài nói tiếp “muốn đạt được hạnh phúc chân thật thì cần phải có một tinh thần an lạc, và muốn có tinh thần an lạc, cần phải có tình thương và lòng từ bi (love and compassion).
Ngài ngừng một lát và hỏi các Phật tử: “làm sao để chúng ta phát triển được tình thương và lòng từ?

Chỉ nghĩ đến cũng chưa đủ, chúng ta cần phải làm sao để chuyển hóa tâm niệm và hành động của mình trong đời sống hàng ngày. Chúng ta phải gieo hạt giống từ bi bằng thân khẩu ý. Chìa khóa cho một thế giới hòa bình,hạnh phúc và an lạc bản thân chính là phát triển tình thương và lòng từ bi.”

Ngài cũng nhắc nhở “mỗi người chúng ta đều có Phật tánh và cần nỗ lực thực hành để trờ thành vị giác ngộ như Phật đã thành”. Ngài cũng không quên nhắc nhở Phật tử Việt Nam “nên đọc và thực hành kinh Đại Bát Nhã, nhất là những phẩm nói về Từ Bi, Trí Tuệ, Ba La Mật Đa (paramitas) và Tánh Không (emptiness)…”

Người viết đã nhiều lần được nghe trực tiếp các buổi thuyết giảng dành cho Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ, bao giờ ngài cũng mở đầu bằng cách khuyên nhủ Phật tử Việt Nam hãy giữ truyền thống tu tập sẵn có của mình mà không nên chạy theo một truyền thống khác, nhưng đặc biệt lần này ngài không nói như vậy mà ngài đã lập lại đến hai lần trong một bài pháp ngắn rằng: “Đức Phật không phải là một đấng tạo hóa (đấng thần linh, thần quyền)”. Có lẽ đây là một thông điệp quan trọng và ngài chỉ muốn nhắc nhở Phật tử Việt Nam đừng xem ông Phật như một đấng thần quyền đầy quyền năng sáng tạo, có quyền ban phước giá họa cho muôn loài. Đừng cầu xin van lạy Ngài (Đức Phật) mà phải nỗ lực tinh tấn tự thân tu tập.

Không biết Đức Đạt Lai Lạt Ma có tha tâm thông không mà hình như ngài biết rõ tâm tư của người Phật tử Việt Nam, đa số đều đặt nặng lòng tin, sùng kính lễ lạy và bái sám cầu nguyện. Trong một bài pháp ngắn không soạn trước mà ngài đã lập lại ít nhất là hai lần về mỗi từ “Tạo Hóa”, từ “Nhân Quả”, từ “Thực Hành” và nhiều lần về từ “Từ Bi”, lại nhắc nhở Phật tử Việt Nam nên đọc và thực hành hạnh từ bi, trí tuệ, ba la mật đa và Tánh Không trong kinh Đại Bát Nhã.

Đức Đạt Lai Lạt Ma không nói chi tiết nhưng qua nội dung bài pháp, dường như ngài muốn nhắc nhở người Phật tử Việt Nam ba điều: (1) Đừng xem Đức Phật như là một đấng tạo hóa, có quyền năng ban phước giá họa. (2) Hãy tin sâu, tin bền và tin chắc về Phật tính, về mỗi người đều có giác tính, đều có khả năng thành Phật và về nhân quả. Chỉ có tinh tấn tu tập tự thân mới có thể chuyển hóa được nghiệp quả. (3) Nỗ lực thực hành Phật Pháp trong đời sống hàng ngày qua việc phát triển tình thương và lòng từ bi, qua việc thực hành Ba La Mật.

Chỉ với năm phút ngắn mà ngài đã phác họa một lộ đồ tu tập (road map) cho người Phật tử, nhất là cho người Phật tử Việt Nam vốn đặt nặng lòng tin, sùng kính lễ bái và cầu nguyện.

Sau khi dứt lời, ngài bắt tay từ giã một số Phật tử đứng gần ngài. Các cận vệ của ngài đưa ngài vào tư dinh, để lại cho đoàn một nuối tiếc. Chúng tôi, những người cuối cùng đi sau đoàn, lững thững bước từng bước trên con đường dốc soai soải ra cổng. Đồng hồ tay tôi chỉ 12 giờ 30 phút trưa ngày 11-3-2011. Đi một đoạn dường dài 500 cây số từ Delhi đến đây và mất hơn 4 tiếng đồng hồ chờ đợi chỉ để gặp ngài và nghe ngài nói trong năm phút quả là đặc biệt, khó có thể tưởng tượng nổi với một người bình thường. Nếu không thực hành hàng ngày những lời dạy của Ngài mà xem như cơn gió thoảng thì tiếc lắm thay.

Hai bên dốc, hoa vàng, hoa đỏ đang đua sắc báo hiệu mùa Xuân đang trở về trên đỉnh Dharamsala. Mùa Xuân lặng lẽ trở về cùng với lễ hội Losar đón mừng năm mới của người Tây Tạng, trở về cùng với ngày kỷ niệm 52 năm xa xứ. Happy Losar những người bà con, những người anh em đang sống tha hương, đang mong chờ một ngày quy cố hương.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG   PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG - Page 2 EmptyTue Oct 09, 2018 8:49 am

14
QUAN NIỆM GIẢI THOÁT
TRONG PHẬT GIÁO VÀ BÀ LA MÔN GIÁO

Có một số Phật tử cho rằng khi con người đạt tới giải thoát là lúc họ trở về với bản thể chân tâm tuyệt đối, hoà đồng vào bản thể của vũ trụ vô biên trong một trạng thái hằng hữu vĩnh cửu.

Nhận định trên đã được dẫn xuất từ nguồn tư tưởng Bà La Môn và từ những nhận xét sai lầm về Phật giáo. Cho nên, để có một cái nhìn rõ ràng hơn về đạo giải thoát của đức Phật, chúng tôi viết bài tiểu luận này nhằm nêu lên sự khác biệt giữa quan niệm giải thoát của Phật giáo và của Bà La Môn giáo. Bài viết được dựa phần lớn vào những tư liệu hiện có, vào kinh điển của Phật giáo và Bà La Môn giáo đang lưu truyền.

Chúng tôi cũng xin minh xác là bài tiểu luận này không nhằm mục tiêu so sánh giáo lý nhà Phật và tư tưởng Bà La Môn để phân định đúng, sai, hay, dở. Chúng ta không thể nào so sánh, hay nói khác đi, lấy một nền giáo lý làm chuẩn để phê bình một giáo lý khác, vì từ nội dung giáo lý cho tới đường lối tu tập, tức các phương pháp thực hành, mỗi tôn giáo đều có những điểm cá biệt. Chúng tôi chỉ nêu ra sự khác nhau căn bản về mục tiêu của hai nền đạo học, Phật giáo và Bà La Môn giáo mà thôi.

Nhìn chung, cả hai nguồn tư tưởng đều cho rằng cuộc đời này là giả tạm và chúng sinh cứ phải sống trong đau khổ vì lòng tham dục vô bờ bến. Dục có nghĩa là thèm khát, ham muốn và đam mê, bắt nguồn từ vô minh, khiến con người tự mình trói buộc với những xung đột và khổ đau do không bao giờ thoả mãn, nên phải luân hồi triền miên trong vòng sinh tử. Nếu muốn, con người có thể tu tập để đi đến chỗ giải thoát khỏi vòng luân hồi nghiệp báo, mà vào một nơi nào đó không sinh không diệt, đời đời không có đau khổ mà chỉ có an lạc. Nơi đó, Bà La Môn giáo gọi là Brahman tức là Đại Ngã. Phật giáo tạm gọi là Niết Bàn, Chân Như.

Trước khi bàn về quan niệm giải thoát của Bà La Môn giáo và của Phật Giáo, thiết tưởng chúng ta cũng nên tìm hiểu sơ qua về Bà La Môn giáo.

Tư tưởng Bà La Môn bắt nguồn từ kinh Vedas (Vệ Đà) và Upanishad (Áo Nghĩa Thư), mà chủ yếu là sự đồng nhất giữa linh hồn cá nhân Atman với linh hồn tối cao vũ trụ Brahman, tức quan niệm “vạn vật đồng nhất thể” hay còn gọi là Bất Nhị, tức là không có hai, có nghĩa là Tiểu Ngã (Atman) hay linh hồncủa mỗi chúng sinh đều cùng chung một bản thể đồng nhất với linh hồn Đại Ngã (Brahman) hay linh hồn vũ trụ.

Brahman là linh hồn vũ trụ, là Bản Ngã tối cao, là thực thể tuyệt đối, duy nhất, đầu tiên và bất diệt, sáng tạo và chi phối vạn vật, tức là “cái bản chất sâu xa của mọi sự tồn tại, là nguồn gốc sinh ra mọi cái và mọi cái nhập vào, hoà vào khi chấm dứt sự tồn tại ở thế giới này.” [1]

Còn Atman (Tiểu Ngã hay Tự Ngã) là một thực thể nội tại, là linh hồn trong mỗi cá nhân. Hơi thở con người là nguồn sống vật chất thì Atman là linh hồn, là nguồn sống tâm linh. Atman là thực thể làm cho con nguời vượt lên trên vạn vật. Có thể nói Atman là thành phần của Brahman trong con người. Brahman là cái ngã vũ trụ đại đồng, còn Atman là cái ngã cá nhân.

Để giải thoát cho linh hồn, khiến nó khỏi phải chịu sự đầu thai hết kiếp này đến kiếp khác ở thế giới này, con người, theo tư tưởng Bà La Môn, cần phải dốc lòng tu luyện, suy tư, thiền định Yoga và thực hành tế lễ để đưa linh hồn trở về với bản thể vũ trụ tuyệt đối, hoà nhập với “Linh hồn vũ trụ tối cao” Brahman.

Đối với Phật Giáo, con người có thể giải thoát khỏi khổ đau, sinh tử luân hồi bằng các nỗ lực tu tập tự thân: làm lành, tránh ác và tự thanh tịnh hoá tâm ý. Bốn chân lý nền tảng của Phật giáo cho rằng mọi khổ đau (Khổ đế) của chúng sinh đều có một hay nhiều nguyên nhân (Tập đế) gây nên, chúng có thể bị giải trừ (Diệt đế) và có con đường để giải trừ khổ đau đó (Đạo đế). Con đường đó chính là con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo trong giáo lý căn bản của nhà Phật. Giáo lý này được qui thành ba bộ môn: Giới, Định và Tuệ. Thực hành Giới và Định là đưa tới trí Tuệ, là giải thoát khỏi sự mê muội, lòng ích kỷ và khổ đau, là đạt tới cảnh giới Niết Bàn.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG   PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG - Page 2 EmptySun Dec 30, 2018 1:33 pm

ĐỨC PHẬT CÓ THUYẾT PHÁP
HAY KHÔNG THUYẾT PHÁP

Trong các thuật ngữ của đạo Phật, có lẽ không có từ ngữ nào mà người học Phật cần phải hiểu và cần phải phân biệt rõ ràng, nếu như muốn hiểu giáo lý thâm diệu của đạo Phật như hai thuật ngữ "Chân Đế" và "Tục Đế".
 
Thật vậy, Đức Phật, vì muốn độ chúng sinh thoát khỏi sinh tử luân hồi nên mới nương vào thế giới Tục đế mà nói pháp, nhằm chỉ bày cho chúng sinh thấy được cái bản chất chân thật tự nhiên của Tâm vốn sẵn có, để chúng sinh, tự nỗ lực tu hành giải thoát khỏi khổ đau sinh tử, lìa khỏi thế giới Tục đế, đến thế giới Chân đế.
 
Cũng vì thế mà Ngài Long Thọ Bồ tát nói rằng: "... Các Đức Phật vì chúng sinh, y vào Nhị đế mà nói pháp, thứ nhất là Thế tục đế và thứ hai là Đệ nhất nghĩa đế. Nếu người nào không nhận thức được hai chân lý này, thì đối với Phật pháp sâu xa, không thể hiểu được chân nghĩa. Nếu không nương tựa vào tục đế, thì không thể thấy được chân lý; nếu không thấy được chân lý, thì không thể ngộ được Niết bàn..." [1]
 
Tục đế là một hợp từ: "tục" nghĩa là thế tục, thế gian hay phàm tục, "đế" nghĩa là chân lý. Tục đế có nghĩa là những cái gì mà người thế tục đồng ý với nhau, gọi là chân lý quy ước hay còn gọi là chân lý tương đối, hoặc còn gọi là chân lý thế tục hoặc thực tại tương đối. Nó là tất cả những hiện tượng do duyên khởi tức là pháp sinh diệt trong thế gian nầy.
 
Còn Chân đế, cũng là một hợp từ, có nghĩa là chân lý chân thật không hư vọng, là chân lý tuyệt đối, là chân lý tối thượng, cũng còn gọi là Đệ nhất nghĩa đế, là chân tâm, là giác tánh, là chân như...
 
Chân lý tuyệt đối là gì? Không ai biết được ngoại trừ chính chư Phật và chư Tổ đã giác ngộ. Các Ngài cũng không thể nói cho chúng ta biết được. Toàn bộ giáo điển của chư Phật là pháp phương tiện, Ngài "dùng pháp thế gian, (tức thế tục đế) để giảng nói cho chúng sinh" [2], cốt để chúng sinh ngộ được cái chân lý tuyệt đối như Ngài vì Ngài thấy Tâm Phật và Tâm chúng sinh vốn không khác, vốn tự đầy đủ mênh mông khắp không gian và thời gian.
 
Thật vậy, xuyên qua lời dạy của Phật và chư Tổ, sở dĩ có sự sai khác là vì tâm chúng sinh bị mê mờ ô nhiễm. Cái Tâm bị bao vây bởi tham sân si, bởi vọng tưởng điên đảo, bởi tham nhiễm các pháp có không. Ngài Sogyal Rinpoche, một đại sư Tây tạng, ví Tâm chúng ta bị vây kín trong một cái bình mà "khoảng không trong bình cũng giống như khoảng không bên ngoài. Khi chúng ta giác ngộ, thì cũng như cái bình vỡ tan thành mảnh vụn... Ngay lúc đó và tại chỗ đó, chúng ta trực nhận được rằng chúng chưa từng bao giờ có sự ngăn cách hay sai khác..." [3]
 
Vì tâm sinh diệt của chúng sinh luôn luôn dính mắc vào các pháp "có không" nơi thế giới hiện tượng tức thế giới tục đế, nên Đức Phật thấy thật là khó nói về cái mà Ngài đã chứng ngộ, chẳng hạn như nói về Phật tánh, chân tâm, vốn không hình tướng, không số lượng. Nếu nói chúng sinh có Phật tánh là chấp trước, nói không có Phật tánh là hư vọng, nói Phật tánh cũng có cũng không là nói trái ngược nhau, nói Phật tánh chẳng có chẳng không là hý luận. Nên Phật mới dùng các pháp thế gian phương tiện, "giả lập kệ pháp, giả lập danh tự, vốn chẳng phải Phật, nói với họ là Phật, vốn chẳng phải Bồ Đề, Niết Bàn, giải thoát, nói với họ là Bồ Đề, Niết Bàn, giải thoát, ... Biết họ gánh trăm tạ chẳng nổi, tạm cho họ gánh một lon, một chén, biết họ khó tin giáo liễu nghĩa, tạm nói với họ giáo bất liễu nghĩa, tạm được pháp lành lưu hành còn hơn là pháp ác..." [4].
 
Cũng chính vì chân lý tuyệt đối này rất khó hiểu, khó nhận, khó nói nên đôi khi Ngài phải dùng những thí dụ bằng lời nói, như trong Kinh Pháp Hoa, Phật dùng bảy thí dụ, trong đó có hai thí dụ là cái nhà lửa và câu chuyện đứa con cùng tử mà ai cũng biết. Ngoài ra còn nhiều kinh khác như Bách Dụ Kinh, Tạp Thí Dụ Kinh, Bồ Tát Bổn Sanh Kinh, ... Các thí dụ Ngài nói trong kinh thường dùng phương thức ngụ ngôn, hàm chứa những ý nghĩa thâm thúy, ám thị lý tuyệt đối mà chân lý tuyệt đối này không thể dùng lời trực tiếp mà giảng giải vì lời chỉ là khí cụ diễn đạt cái tư tưởng tương đối, cái có hình, có tướng trong thế giới nhị nguyên.
 
Chư Tổ chứng ngộ cũng vậy, không thể nói cho chúng ta biết được chân lý tuyệt đối là gì, mà quý Ngài chỉ dùng những câu chuyện ngụ ngôn, như câu chuyện con rùa và con cá để làm thí dụ mà thôi. Rằng con rùa từ dưới nước bò lên mặt đất, đi một vòng rồi trở về nước, bơi cạnh con cá, kể chuyện đất liền cho nó nghe. Nhưng con cá, vì chưa bao giờ rời khỏi nước, không thể tưởng tượng nổi lại có một môi trường có thể sống được mà không có nước, không bơi lội. Cho nên con rùa đành chịu mang tiếng là nói chuyện viển vông hoang đường, không có trong thực tế. [5]
 
Cảnh giới tuyệt đối, chân tâm, giác tánh, chân như, mà Phật đã giác ngộ không thể nói cho người chưa chứng ngộ biết được. Vì lẽ đó mà người đời đôi khi cũng phê bình: "Đạo Phật cao siêu quá, không có trong thực tế". Nhưng chính đó mới là cốt tủy của Phật Giáo.
 
Kinh Kim Cang là kinh liễu nghĩa, nói về cốt tủy của đạo Phật, về chân lý tuyệt đối, cho nên không có pháp gì để nói. Những lời Phật dạy trong kinh chỉ giúp chúng sinh phá bỏ những hiểu biết tương đối, phá bỏ những kiến chấp sai lầm cố hữu, những vướng mắc lâu đời vốn là nhân kiên cố của vòng xích luân hồi, đã lôi kéo chúng sinh vào vòng trầm luân muôn vạn kiếp. Ngài phá bỏ không còn một kiến chấp nào và Ngài cũng tuyên bố luôn là Ngài không thuyết pháp:
 
"- Tu Bồ Đề! Ông chớ cho Như Lai có nghĩ rằng: "Ta có nói pháp". Ông chớ nghĩ như vậy. Bởi vì sao?
- Vì nếu người nào nói rằng: Như Lai có nói pháp, tức là chê Phật, không hiểu được lời của ta nói.
- Tu Bồ Đề! Nói pháp, là không có pháp gì nói được, ấy gọi là nói pháp." (6)
 
Có nghĩa là Phật không nói về cái chân lý tuyệt đối, về cái chân tâm, Phật tánh, Chân Như, vì chân lý tuyệt đối vốn chẳng thể dùng ngôn ngữ tương đối thế tục để biểu thị. Ngài chỉ dùng ngôn ngữ thế gian tức chân lý thế tục để chỉ bảo chúng sinh, mà ngôn ngữ thế tục, là pháp tương đối thì không có tự tánh, chỉ do nhân duyên hòa hợp, và do nhân duyên hòa hợp nên không có thật.
 
Đức Phật khi giảng pháp, Ngài luôn luôn nói sự thật. Có khi Ngài nói về sự thật tương đối và có khi Ngài nói về sự thật tuyệt đốị Nếu không hiểu điều đó, chúng ta thấy nhiều điều Ngài nói trái ngược nhau và sẽ làm cho chúng ta bối rối, hiểu mập mờ, hỗn độn (confuse). Thí dụ như trong kinh Đại Bát Niết Bàn đức Phật nói:
 
Chư hành vô thường,
Thị sinh diệt pháp.
Sinh diệt diệt dĩ,
Tịch diệt vi lạc.
 
Tạm dịch là:
 
Các hành vô thường
Là pháp sinh diệt
Sinh diệt hết rồi
Tịch diệt là vui.
 
Hai câu đầu có nghĩa là tất cả các pháp trong thế giới hiện tượng đều vô thường, chúng đều là những pháp sinh diệt. Hai câu sau có nghĩa là khi sinh và diệt không còn sinh diệt nữa thì còn là niềm an lạc. Trong thế giới này, tức thế giới tương đối có sinh và có diệt, còn thế giới kia tức thế giới tuyệt đối thì không sinh không diệt. Nếu chúng ta không hiểu rõ tục đế và chân đế thì cho rằng đức Phật nói trái ngược nhau. Sự thật Ngài luôn luôn nói đúng sự thật. Hai câu đầu là tục đế tức thuộc thế giới hiện tượng tương đối, có sanh và có tử. Hai câu sau thuộc lãnh vực tuyệt đối tức chân đế, không có sinh và không có diệt, là thế giới của pháp tánh hay thế giới của bản thể.
 
Đến đây, chúng ta trở lại bài kệ của Bồ Tát Long Thọ đã nêu trên phần mở đầu. Bồ Tát dạy chúng ta rằng nếu chúng ta không phân biệt được chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối, tức thế tục đế và chân đế, thì chúng ta không thể hiểu được đạo Phật. Do sự không hiểu và không phân biệt rõ này, chúng ta lại nhập nhằng đem lời Đức Phật nói "Không thể nói pháp Tuyệt Đối", mà cho là Đức Phật nói "Không nói pháp Tương Đối" là chúng ta vô tình vướng mắc vào sự hủy báng kinh, chứa đựng những lời tâm huyết của Đức Phật. Ngài đã dùng ngôn ngữ và chân lý thế tục để dạy người thế tục biết cách mà tiến dần trên con đường từ bỏ thế tục, trở về bản thể tuyệt đối. Nếu chúng ta không hiểu được điều đó, mà tưởng rằng Đức Phật không nói pháp, thì chúng ta sẽ mất niềm tin nơi kinh, sẽ mất cơ hội có bản đồ chính xác để tìm đường trở lại bản thể chân tâm tuyệt đối.
 
 
Ghi Chú
 
 
 
(1).Thích Tâm Thiện, Lịch Sử Tư Tưởng và Triết Học Tánh Không, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1999.
 
(2). Kinh Đại Bát Nhã, Cuốn 2, Trang 275
 
(3). Sogyal Rinpoche -Thích Nữ Trí Hải dịch, Tinh Chất Cam Lồ, , TP HCM Việt Nam 1969
 
(4). Bá Trượng Ngữ Lục, Thích Duy Lực, Từ ân Thiền Đường xuất bản, 1999 trang 29-30
 
(5). Narada Maha Thera, Đức Phật và Phật Pháp, Phạm Kim Khánh Việt dịch, Đại Nam xuất bản 1987, trang 458-459
 

(6). Thích Huệ Hưng dịch, Kinh Kim Cang Giảng Lục, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản 1983, trang 82.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG   PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG - Page 2 EmptyFri Mar 01, 2019 10:33 am

TÂM CHÂN NHƯ
VÀ TÂM SINH DIỆT
 
Chữ Tâm trong nhà Phật gồm hai phần là “Tâm Chân Như” và “Tâm Sinh Diệt”.  Tâm Chân Như còn được gọi là Chân TâmPhật TánhGiác Tánh, Giác Tri KiếnTri Kiến PhậtTrí Tuệ Bát NhãTánh KhôngNiết Bàn, hay Bản Thể Tuyệt Đối.  Trong tiếng Anh Chân Tâm gọi là Buddha Nature, Buddha Mind, True Mind, The Truth. Còn Tâm Sinh Diệt được gọi là vọng tâmvọng niệmvọng thứcnghĩ tưởng, niệm tưởng, suy nghĩsuy tưởngtư tưởng, nhớ nghĩ, tưởng nhớ, tâm ngôn, tức là tất cả những gì chúng ta đã làm, đã sống qua thân khẩu ý đều được thu nhận và lưu trữví như máy video ghi lại hình ảnh và âm thanh rồi lưu trữ vào bộ nhớ trong máy vi tính. Nói một cách khác tâm thức là một kho tàng chứa tất cả những kiếp sống của ta, trong Tâm Lý Học, mà thuật ngữ nhà Phật gọi là Duy thức Học gọi là Tàng thức (là cái kho) hay A lại Da thức
 
Nhà Phật quan niệm rằng tất cả các hiện tượng trên thế gian đều do Tâm Thức biến hiện mà thành, cho nên gọi là Duy Thức. Muốn thấu triệt quan điểm này thì phải nghiên cứu sâu vào Duy Thức Học. Ở đây, chúng tôi chỉ có thể giới thiệu khái quát. Cũng như chúng tôi chỉ có thể giới thiệu với những người chưa bao giờ biết bánh chưng là gì, rằng: “Dùng lá dong hay lá chuối, gói gạo nếp, đậu xanh lại rồi bỏ vào nồi nước luộc kỹ, khi chín sẽ thành bánh chưng”. Có khái niệm tổng quát rồi, ai muốn nấu sẽ phải nghiên cứu vào chi tiết, mới có thể thực hiện được.
 
Theo kinh Viên Giác của nhà Phật, thì “Tất cả chúng sinh vốn là Phật” cũng như vàng vốn sẵn là vàng ròng, nhưng là vàng quặng, pha lẫn tạp chất, nên phải gạn lọc, xả bỏ tạp chất cho sạch để trở về bản chất vàng, chứ không phải dùng chất khác mà làm thành vàng được. Tu hành cũng vậy, chỉ là xả bỏ chất độc hại là Tham Sân Sichấm dứt vọng tâm điên đảothanh tịnh hóa Tâm, là trở về Bản Thể Phật Tánh, mà Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma dùng chữ của thế gian cho dễ hiểu, gọi là “Kiến Tánh thành Phật”.
 
Kinh Lăng Nghiêm dạy rằng dòng sinh mệnh khởi đi do một niệm vô minh bất giác, bỗng nổi lên từ Biển Tâm mênh mông, cũng như người đang thức, chớp mắt đã lạc vào giấc ngủ. Trong mơ, thấy đủ thứ hiện ra, bị đánh cũng thấy đau, khóc cũng có nước mắt, sợ hãi cũng chạy trốnvân vân ... Nhưng thời gian của giấc ngủ bình thường chỉ lâu có một đêm, sáng dậy bèn biết ngay rằng chuyện xảy ra trong đêm là ngủ mơ, không thật. Dòng sinh tử của con người kéo dài triền miên, như một giấc mơ dài từ cái niệm vô minh bất giác đó khởi đi, hết đời này tới kiếp khác, tạo nghiệp thiện, hoặc ác, tất cả đều chứa trong Tàng Thức làm nhân cho những kiếp sautiếp tục trôi lăn trong mê vọng của sinh tử luân hồi, mãi đến khi nào thức tỉnhtrở lại được trạng thái Tâm Thanh Tịnh, thì mới hội nhập lại với Bản Thể Chân Tâm được, đó là Kiến Tánh thành Phật.
 
Phật có nghĩa là người giác ngộ, không phải thần linh. Vì vô minh khởi đi từ vô thủyhiện hành Thức Tâm sinh diệt, vốn không có thật, nên nhà Phật không quan niệm rằng có một linh hồn trường tồn bất biến, kéo dài từ kiếp này qua kiếp khác đến vô tận, mà chỉ coi dòng đời hiện ra do sự chi phối của nghiệp nhân thiện, hoặc ác, trong Tàng Thức, khi Tâm trở lại trạng thái thanh tịnh, không còn nghiệp nhân làm chủng tử gây nên đời sau, thì dòng đời sẽ chấm dứt, hội nhập Bản Thể Chân Tâm.
 
Do quan niệm rằng cõi đời này là thế giới tương đối, là hư vọng, không phải là tuyệt đối chân thật, cho nên nếu có người khi tái sinh không nhớ được kiếp sống cũ, trong khi có người khác lại nhớ được, thì cũng là chuyện nằm trong quy luật tương đốiTuy nhiên, nếu muốn có được khả năng nhớ lại tiền kiếp thì phải tu tập thiền định đến tầng mức thật sâu, hoặc ngày nay với phương pháp thôi miên (hypnotisme) người ta có thể trở lui về quá khứ hoặc kiếp này, hoặc nhiều lắm là một vài kiếp trước như trường hợp của ông Edgar Cayce, một người đã có khả năng thần giao cách cảm, trong khi nhắm mắt ở trạng thái bị thôi miên, ông có thể thấy và chẩn bệnh, điều trị cho những bệnh nhân ở bất cứ nơi đâu, dù cách xa hàng trăm dặm và dù ông không phải là y sĩ.
 
Câu chuyện về Edgar Cayce là một trong những đề tài khó hiểu đối với giới khoa học kỹ thuật. Nhưng sự thực hiển nhiên được phơi bày rõ ràng, đã tạo cảm hứng cho những nhà khoa học có tâm hồn khai phóng, bắt đầu nhìn thêm nhiều khía cạnh khác, về những hiện tượng trong đời sống tương đối này. Cũng vì vậy, đối với vấn đề Tâm Linh, càng ngày giới khoa học gia càng để tâm nghiên cứu. Theo bác sĩ Peter Fenwick giáo sư về tâm lý thần kinh học thì vào năm 1995, chỉ có ba lớp Tâm Linh Học được giảng dạy trong các trường Đại Học Y Khoa Hoa Kỳ, qua năm 1998, tăng lên thành 40 lớp, và tăng nhanh lên tới 100 lớp vào năm 2001.
 

Để chứng tỏ sự quan tâm của các tầng lớp vốn ảnh hưởng nặng về khoa học kỹ thuật, nay đem công sức nghiên cứu về các hiện tượng tâm linhchúng tôi xin chép lại đây bài viết “Câu chuyện tái sinh của Jenny”, kể về một bà mẹ đi tìm những người con trong kiếp trước, do cư sĩ Tâm Diệu thuật lại theo tài liệu của chương trình 20/20, đài ABC, phát hình vào lúc 10 giờ đêm Thứ Sáu ngày 10 tháng 6 năm 1994 tại Hoa Kỳ, như sau:

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG   PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG - Page 2 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG
Về Đầu Trang 
Trang 2 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2
 Similar topics
-
» Phát biểu "lội ngược dòng" gây sốt của nữ bác sĩ 3 con: "Đừng sống vì con, hãy sống vì mình"
» Phật dạy 8 cách để sống an lạc
» 66 lời Phật dạy về cuộc sống
» Giáo dục thế hệ trẻ sống theo lời Phật dạy
» TINH THẦN VÔ NGÃ TRONG ĐẠO PHẬT

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Căn Bản Phật Pháp-
Chuyển đến