Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Tu Thiền tông là … tu Thiền tông đó! Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Tu Thiền tông là … tu Thiền tông đó!

Go down 
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Tu Thiền tông là … tu Thiền tông đó! Empty
Bài gửiTiêu đề: Tu Thiền tông là … tu Thiền tông đó!   Tu Thiền tông là … tu Thiền tông đó! EmptySun Apr 02, 2017 8:31 pm

Tu Thiền tông là … tu Thiền tông đó!
 
Thầy T.N.Q. là đệ tử của 1 vị thầy có tên tuổi, 3 vị thầy nữa và 2 phật tử, cùng đi xe 7 chỗ đứng lên hỏi Trưởng ban mấy câu rất thú vị như sau:
– Chùa Thầy để bảng tu Thiền tông, vậy tu Thiền tông là tu làm sao?
Trưởng ban trả lời:
– Tu Thiền tông là tu Thiền tông đó.
Thầy T.N.Q. gằn giọng nói:
–  Trả  lời  trớt  quớt  mà  cũng  bày  đặt  trương  bảng  tu Thiền tông.
Trưởng ban lễ phép hỏi thầy T.N.Q.:
– Vậy thầy tu theo đạo Phật là tu làm sao cho ra khỏi sanh tử luân hồi?
Thầy T.N.Q. tằng hắng lên giọng nói:
– Tu Phật là tu Tâm, tu Tánh và tu Thân.
Trưởng  ban  cũng  lễ  phép  hỏi  thầy  T.N.Q.  4  câu như sau:
1- Vậy, thầy có biết cấu tạo của một vị Phật?
2- Cấu tạo Thân của một con người?
3- Cấu tạo Tâm của con người?
4- Cấu tạo Tánh của một con người?
Thầy T.N.Q. trầm ngâm suy nghĩ một hồi lâu mà không đáp nên Trưởng ban cũng lễ phép nói với Thầy T.N.Q.:
– Thầy ngồi đó mà suy nghĩ, khi suy nghĩ được để trả lời cho chúng tôi là cái suy nghĩ của phàm phu, đem cái suy nghĩ đó đưa vô quan tài mà chôn đi!
Thầy T.N.Q. bị Trưởng ban hỏi bí, nên xuống giọng nói với Trưởng ban:
– Chúng tôi đến đây, đem cái dạy của thầy chúng tôi định “bứng” Trưởng ban ra khỏi chánh điện Thiền tông này, không ngờ có 4 câu hỏi bình thường của Trưởng ban mà chúng tôi không trả lời được thật là hổ thẹn!
Nghe thầy T.N.Q. có lời hối lỗi nên Trưởng ban nói một loạt 4 cái mà thầy T.N. Q. đòi đem ra tu như sau:
– Thầy bảo, thầy của thầy dạy tu Phật, vậy Đức Phật bị “hư” chỗ nào mà đem ra “tu”, đem ra sửa?
– Thân của thầy bị hư chỗ nào mà đem ra “tu”, đem ra sửa?
– Tâm của thầy cấu tạo bằng gì, hình thể ra sao mà thầy đòi đem ra “tu” đòi sửa?
– Tánh của thầy, cấu tạo bằng gì và hình tướng ra sao mà thầy đòi đem ra “tu” và sửa!
Trưởng ban nói và hỏi thầy T.N.Q. một loạt 4 câu “tu Phật, tu Thân, tu Tâm và tu Tánh”. Thầy T.N.Q. thốt lên:
– Chao ơi! Từ trước đến nay tôi như người mù mà lại đi dạy người khác tu, còn đến đây lên giọng “thầy đời” hỏi khó Trưởng ban nữa. Một loạt câu nói của Trưởng ban tôi giống như người nhắm mắt mà chạy thật nhanh vậy. Khi đụng vật cản, bị lỗ đầu chảy máu mới chịu mở mắt ra. Chúng tôi xin thật tình hối lỗi với Trưởng ban. Thầy T.N.Q. nói mà muốn khóc.
Trích quyển: “Những câu hỏi về Thiền tông quyển 2” – soạn giả Nguyễn Nhân.
 
Nguồn: http://thientong.com/thientong/tu-thien-tong-la-tu-thien-tong-do/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Tu Thiền tông là … tu Thiền tông đó! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tu Thiền tông là … tu Thiền tông đó!   Tu Thiền tông là … tu Thiền tông đó! EmptyTue Apr 04, 2017 6:56 pm

Yếu chỉ Thiền tông, Bí mật Thiền tông là sao?

Người đạt “Yếu chỉ Thiền tông” là người hiểu được pháp môn Thiền Tông là pháp môn không dụng công tu hay sử dụng bất cứ thứ gì nơi vật lý này để tu cả. Mà chỉ cần hay ra mình có Phật Tánh và sống với Tánh Phật ấy là đủ. Hay nói cách khác là đã vào được “sân thiền” rồi vậy.
Người đạt được “Bí mật thiền tông” là người đã mở được “cửa thiền” và có những cấp bậc như sau:
– Cảm nhận được sự thanh tịnh nơi chính mình, không suy nghĩ mà tự nhiên phát ra những vần kệ hoặc thơ.
– Cảm nhận được làn nước mát dịu như sương hoặc trông thấy một màn trong suốt chắn ngang.
– Người thanh tịnh, nhẹ nhàng. Khi đi, chân như không chạm đất, khi nằm người như không chạm giường …
– Rơi vào khoảng không mênh mông vô tận. Thấy và nghe được trong suốt, trùm khắp và mênh mông …
(Trích trong quyển “Tu theo pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ” – tác giả Nguyễn Nhân)
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Tu Thiền tông là … tu Thiền tông đó! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tu Thiền tông là … tu Thiền tông đó!   Tu Thiền tông là … tu Thiền tông đó! EmptyTue Apr 04, 2017 11:01 pm

Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền
 
Vị Tổ sư Thiền Tông đời thứ 28, ở Nam Ấn được mọi người biết đến với bốn câu nổi tiếng: “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến Tánh thành Phật”. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Nguyên nhân là do nhiều người dịch hiện nay, dịch sai một vài chữ nên làm cho người tu “lầm lẫn” giữa Tâm và Tánh. Tuy nhiên, ý nghĩa bốn câu mà Ngài Đạt Ma Tổ sư muốn truyền như sau: “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ Tánh người, biết được Tánh người, mới thành Phật được”. Trên đây là những câu bí yếu trong pháp môn Thiền tông học mà chưa ai giải thích đúng cả. Đức Phật có dạy trong Huyền ký: Vị nào giác ngộ được “Bí mật Thiền tông”, thì mới chỉ giải mã được 50% thôi, đồng nghĩa, vị đó đã mở cửa được cửa “Bí mật Nhà thiền”, vị nào mở được cửa “Bí mật Thiền tông” rồi, tự vị đó biết chứ chúng tôi không dám nói trắng ra phần này. Tuy nhiên, để giúp quí vị biết một phần nhỏ, chúng tôi xin tạm dịch như sau:
   Bất lập văn tự:
 – Muốn đạt đến chỗ chân thật của pháp  môn Thiền tông học này, không  thể nào sử dụng văn tự của thế giới này được.
    Vì sao vậy?
     – Vì văn tự của thế giới này là văn tự nhân duyên của vật lý, khi có kết quả, là kết quả của vật lý. Vì chỗ đó, mà Đức Phật và Chư Tổ không cho sử dụng ngôn từ của nhân duyên để viết đến chỗ chân thật này.
      Giáo ngoại biệt truyền:
     – Vì không lập văn tự, nên pháp môn Thiền tông học này, không truyền theo kinh điển của Đức Phật dạy thông thường.
     Tại sao vậy?
     – Vì kinh điển của Đức Phật dạy, là do ông A Nan Đà và những vị kiết tập kinh điển viết ra bằng chữ viết của nhân duyên. Do đó, nếu pháp môn Thiền tông học này mà dùng ngôn từ của vật lý, thì nó bắt buộc phải có kết quả theo chiều vật lý, nên người tu không giải thoát được!
   Trực chỉ tánh người:
    Ai biết được tánh người, thì người đó mới tu theo pháp môn Thiền tông học này được
    Hiện nay, không ai biết được tánh người là gì, nên rất nhiều người tu theo đạo giải thoát của Đức Phật dạy, một thời gian rất dài như vậy, chưa có ai giác ngộ, thì làm sao giải thoát được!
    Có nhiều đạo tràng tập trung đông người đến nghe hay học, vị Thầy giảng hay dạy, vị ấy cũng chưa biết được tánh người của mình, thì người nghe hay học làm sao biết được.
      Biết được tánh người:
     Câu này, nếu vị nào có duyên đọc được Huyền ký của Đức Phật thì mới biết được tánh người, còn không có duyên, sưu tầm rồi tưởng tượng ra để dạy thì làm sao đúng?
     Vì chỗ tưởng tượng đó nên có nhiều vị Thầy giảng kiến tánh là nhận định, giảng như vậy là không phải. Nếu nói kiến tánh là nhận định, nhận định là “sản phẩm của cái tâm vọng tưởng của vật lý này!” Chỗ này, Đức Lục Tổ dạy, ai dạy như vậy giống như tưởng tượng ra con rùa có lông, còn con thỏ có sừng vậy!
    Còn những vị chỉ mới giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông” thôi,  họ nói: “Nếu ai nói như  trên, chẳng khác nào vị ấy, dạy người đi tìm lửa dưới sông băng hay dưới đáy hồ sâu vậy!
    Mới thành Phật được:
    Câu này thì đơn giản, nếu ai tu theo Thiền tông mà đã nắm thật vững Phật tánh của chính mình rồi, từ chỗ nắm vững đó, mới trở về “Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh” của mình được.
     Phần này, trong kinh Thủ Lăng Nghiêm Đức Phật có dạy: “Muốn có vàng ròng để sử dụng, thì người đó phải biết quặng nào là quặng vàng; còn không biết, cho quặng sắt  là quặng vàng hay quặng thiếc là quặng vàng, người này đãi quặng cả đời cũng không tìm thấy chút vàng nào!
(Trích từ quyển “Tu theo pháp môn nào của đạo Phật dễ Giác ngộ” của tác giả Nguyễn Nhân.)
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





Tu Thiền tông là … tu Thiền tông đó! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tu Thiền tông là … tu Thiền tông đó!   Tu Thiền tông là … tu Thiền tông đó! Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Tu Thiền tông là … tu Thiền tông đó!
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Đạo Giáo Giáo Phái
» TINH HOA CỦA ĐẠO PHẬT LÀ PHÁP MÔN THIỀN TÔNG
» Tinh Hoa Trí Tuệ
» Cách dịch: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” – liệu có đúng?
» Chuyện nhỏ ở vườn thiền. 15 ở Tuệ Tâm Thiền thư quán

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Căn Bản Phật Pháp :: Pháp Âm Thường Chuyển-
Chuyển đến