Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Triết Lý Trang Tử - Page 4 Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Triết Lý Trang Tử

Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5  Next
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử - Page 4 EmptyTue Aug 23, 2016 3:03 pm

76.Chí nhân chi dụng tâm nhược kính, bất tương bất nghênh, ứng nhi bất tàng, cố năng thắng vật nhi bất thường
 
 
                                                                                       Ứng đế vương
 
Tâm của bậc chí nhân như mặt gương, mặc sự đi đến của sự vật mà không nghênh không tiễn, phản ánh đúng sự thật không có gì ẩn giấu, cho nên có thể chiến thắng được ngoại vật mà không bị ngoại vật làm tổn thương.
Có một người bơi thuyền trên sông, chợt một chiếc thuyền khác đụng phải, anh ta đang định mắng chửi không tiếc lời nhưng phát hiện đó là chiếc thuyền rỗng, cơn giận liền tiêu
tan đi. Không lâu sau, lại một chiếc thuyền khác va vào, anh ta hét lên mấy tiếng, người trên thuyền lại phản ứng vô lý, khiến anh ta tức giận mắng té tát.
Tại sao cùng một sự việc nhưng tình cảm con người có thể có sự khác biệt như thế?
Đó là vì người ta có sự ''cố ý''. Lấy ''thuyền'' để so sánh với ''người'', đem ''người trên thuyền'' so sánh với ''suy nghĩ cá nhân cố chấp chủ quan trong lòng người''. Người trong lòng đầy rẫy những ý nghĩ cá nhân, trong xã hội người cạnh tranh với người, đến đâu cũng đều có thể xung
đột với người khác dẫn đến tai họa. Nếu có thể bỏ đi sự cố chấp, để bạn như một con thuyền rỗng, như vậy cho dù bạn có gặp chuyện bất ngờ cũng sẽ không bị tổn thương.
Do vậy, Trang Tử chỉ cho chúng ta cách gợi mở trí tuệ ''để tâm như gương''. Khi chúng ta đối diện với chốn nhân gian rồng rắn lẫn lộn, tâm hồn phải giống như một tấm gương, rồng quy về rồng, rắn quy về rắn.
Đừng vẽ trước bức tranh tốt, xấu trong lòng, gặp rồng thì tôn sùng, kính bái; gặp rắn thì ganh ghét, thậm chí cầm gậy muốn đập chết nó. Với rồng thì sùng bái, nịnh nọt, chưa chắc có thể đạt được điều tốt, nhưng ghét rắn, muốn làm hại nó, nó tất nhiên sẽ quay lại làm hại bạn.
Trong xã hội ngày nay, chúng ta có thể không có năng lực làm đến trình độ không cần người khác, chỉ cần cầu mong ở mình. Nhưng có trí tuệ ''để tâm sáng như gương, không
nghênh không tiễn'', ít ra có thể không dẫn đến phiền toái cho bản thân, mà còn có thể không bị tổn thương.
Triết lý phương Tây

Kahlil Gibran: Nhất định không để bát canh nóng của kẻ khác làm phỏng đầu lưỡi của bạn.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử - Page 4 EmptyMon Aug 29, 2016 4:13 pm

77.Vật nhi bất vật, cố năng vật vật
 
 
                                                                                                  Tại hựu
 
Chi phối ngoại vật mà không bị ngoại vật nô dịch, sai khiến, con người mới có thể thật sự là chúa tể của ngoại vật. Thời xưa, nước Tề có một người ham tiền đến mức phát bệnh điên, suốt ngày nằm mộng giữa ban ngày, ảo tưởng mình được một khoản tiền. Một hôm anh ta đi đến chợ, trước mắt đột nhiên xuất hiện một đồng tiền sáng chói, loé hào quang rực rỡ, anh ta nhất thời mê mẩn tâm hồn, không thèm phân bua, tiến lên phía trước cướp lấy tiền rồi bỏ chạy. Sau đó anh ta bị quan bắt. Mọi người hỏi anh ta: ''Giữa ban ngày ban mặt, sao ngươi dám ngang nhiên cướp bóc?''. Anh ta đáp: ''Khi cướp tiền, trong mắt chỉ thấy tiền vàng lấp lánh, đâu nhìn thấy người đâu''. Người thích tiền, trước đồng tiền sẽ là kẻ mềm yếu; người thích danh lợi trước danh lợi sẽ là kẻ mềm yếu; người thích quyền lực, trước quyền lực cũng trở thành kẻ mềm
yếu. Con người chỉ cần bị ngoại vật nô dịch, sai khiến thì nhất định sẽ lạc mất tâm tính, đánh mất lý trí, không khác gì rơi vào cái lồng của chính mình.
Nhưng con người là một sinh vật đặc biệt, muốn con người vứt bỏ vật dục là không thể. Điều quan trọng là cuộc sống con người không thể bị vật dục khống chế, liên lụy, ràng buộc. Nhà triết học cổ Hy Lạp Socrates có một đoạn đối thoại nổi tiếng về dục vọng đối với cuộc sống. Có người dục vọng vô độ hỏi ông: ''Ngài lẽ nào không có dục vọng?''. Socrates đáp:
''Có chứ, nhưng ta là chủ của dục vọng, còn ngươi bất quá là nô lệ cho dục vọng''. 


Triết lý phương Tây
Sarah Brightman: Người không có dục vọng là người mãi mãi được tự do.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử - Page 4 EmptyThu Sep 01, 2016 3:49 pm

78.Phu đắc giả khống khả dĩ vi đắc hồ? Tắc Cưu Hào, chi tại vu lung dã, diệc khả dĩ vi đắc hĩ
 
 
                                                                                                 Thiên địa
 
Tuy được đồ vật nhưng lại bị vây hãm, thì có xem là được không? Nếu xem là được thì con chim bị nhốt trong lồng cũng phải xem là được.
Một cây cổ thụ trăm năm bị người ta đốn xuống, phần khá tốt thì làm ly rượu thờ cúng, khắc hoa văn, sơn màu sắc; phần cong queo không dùng thì vứt vào trong hang núi.
Cây được dùng làm ly rượu, hoặc bị vứt vào hang núi, dường như thể hiện sự khác nhau giữa ''tốt'' và ''xấu”, thực ra, về tính tự nhiên gây hại nó hoàn toàn như nhau.
Con người ở đời không hiểu rõ lẽ ấy, dùng mũ da, quần dài, dây nịt to bó mình lại, dùng tri thức, âm thanh, màu sắc, sự hấp dẫn để ngăn cách nội tâm của mình, khiến tâm hồn giống như có hàng rào ngăn cách. Nếu nói tâm trí và hình dáng như vậy là hữu dụng và có thể dương dương tự đắc, vậy phạm nhân bị giam trong nhà lao, hổ báo bị nhốt trong cũi sắt, con chim bị nhốt trong lồng, chúng cũng đều có thể lấy nhà lao, củi sắt hay chiếc lồng để dương dương tự đắc.
Câu chuyện này của Trang Tử, không khỏi khiến người ta suy ngẫm: Cây cổ thụ trăm năm kia lớn lên ở ngoài đồng, chịu mưa sa gió táp tốt hơn hay bị người đốn xuống làm ly rượu tốt hơn? Một con chim bị nhốt trong lồng sạch sẽ, có thức ăn dinh dưỡng ngon miệng tốt hơn hay là vùng thoát khỏi chiếc lồng, không bị sự câu thúc, ràng buộc vào rừng sâu tìm mồi là tốt hơn? Khi chúng ta đứng trước tất cả các sự vật, sự việc nên nhìn ở một mặt hay hai mặt?
Cụ thể là nhìn thấy cái lâu dài hay là chỉ nhìn cái được mất trước mắt? Trong cuộc sống hiện tại, quả thật tất cả các sự vật không thể tránh khỏi việc có được ắt có mất, trong lựa
chọn của một người nên lấy cái gì, bỏ cái gì, dường như không có tiêu chuẩn, đáp án chính xác. Có người chọn giang sơn bỏ mỹ nhân, chúng ta nói ông ta sáng suốt. Nhưng, khi có người chọn mỹ nhân bỏ giang sơn chúng ta cũng không ngần ngại ca ngợi ông ta là chung tình. Trong cuộc sống không có thứ ''được'' thì mãi mãi sẽ không có thứ ''mất''.
Con người nên hiểu được sự phóng túng, quên lãng, nhìn ra và vượt qua, không nên hoạch định hạn chế bản thân, mới có thể làm chủ mà không phải là nô lệ của sinh mạng.
Triết lý phương Tây

Franz Kafka: Một chiếc lồng đang tìm một con gà.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử - Page 4 EmptySun Sep 04, 2016 9:40 am

79.Phác tố nhi thiên hạ mạc năng dữ chi tranh mĩ
 
 
                                                                                         Thiên đạo
 
Con người nếu có tính thành thực, chất phác, tự nhiên thì trên đời này sẽ không gì có thể tranh vẻ đẹp với nó được
Trong chợ, có một người nhìn thấy Socrates đang vô cùng vui vẻ nhìn những xa xỉ phẩm có vẻ đẹp tầm thường, anh ta không hiểu bèn đến hỏi: ''Ngài cũng cảm thấy hứng thú với những đồ này sao?''. Socrates đáp: ''Đúng vậy, điều ta thấy hứng thú là ở chợ này có nhiều đồ vật mà ta không cần dùng đến''.
Đúng vậy, cuộc sống trong sáng, giản đơn, chất phác là vĩ đại, người sống cuộc sống như vậy sẽ cởi mở, xuất sắc vượt trội, không bị sự câu thúc ràng buộc của bất kỳ chuyện vặt vãnh phức tạp và vạch lông tìm vết nào. Do vậy có thể đem cuộc sống đưa vào trong một quy luật tiết tấu thanh thoát. Cho nên, Trang Tử nói: ''Chất phác mộc mạc, thiên hạ không ai có thể tranh cái đẹp với nó''.
Trong xã hội hiện đại, cho dù là quan hệ giao tiếp, quan hệ xã hội, hay quan hệ gia đình, đều có xu thế phức tạp hoá. Trong xã hội này, nếu cầm lấy đồ vật nào đó mà nhớ mãi
không quên, sẽ khiến mình bị cuốn vào càng nhiều xiềng xích và cũng không cách nào vùng thoát ra được. Nhưng một khi đã thực hiện theo chuẩn mực của sự ''chất phác, mộc mạc'' thì sẽ không làm cho tâm hồn bị vẩn đục, vướng bận lòng tham.
Để cuộc sống chúng ta giản dị từ bên ngoài, hãy học cách chấp nhận với sự bình thường và đạm bạc, giữ lại trong tâm hồn chúng ta một khoảng không gian tự nhiên, khoáng
đạt.
Triết lý phương Tây

Cuộc sống con người vì sự phức tạp của muôn ngàn đầu mối mà hao tốn vô cùng. Phải giản đơn, trong sáng.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử - Page 4 EmptyTue Sep 06, 2016 3:31 pm

80.Bá khang mị mục, tắc thiên hạ tứ phương dịch vị hĩ
 
 
                                                                                              Thiên vận
 
Tung hạt cám vào mắt, nhìn trời đất bốn phương đều đảo lộn cả.
Ở đây Trang Tử muốn cảnh giác mọi người: ''Chớ để những nhận thức sai lầm lạc vào trong đôi mắt của trí tuệ''.
Trong cuộc sống hàng ngày, những quan điểm sai lầm hay thành kiến thường như hạt cám lạc vào đôi mắt sáng của chúng ta. Ví dụ: ''Lần sau đừng tái phạm nữa'' là một trong
những câu cửa miệng khi nói đến sai lầm của một ai đó, chúng ta cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Người xưa từng nói: ''Chớ lấy cái ghét nhỏ mà làm''. Nghĩa là những sai lầm nhỏ nhặt trong cuộc sống có lẽ chẳng đáng gì để ''ghét'', nhưng nếu những sai lầm này cứ liên tục lặp đi lặp lại, thì nói đến sự chán ghét cũng không phải là sớm. Sở dĩ tục ngữ có câu: ''Lỗ nhỏ không vá, lỗ lớn sẽ vất vả'', đó là vì lỗ nhỏ trên quần áo không vá sẽ rơi kim rớt chỉ, cho nên miệng lỗ càng ngày càng lớn, cuối cùng không thể vá lại hoặc vá được thì cũng khó. Cũng giống như vậy, sai lầm nhỏ về mặt phẩm chất, nếu không được khắc phục, thì sẽ dẫn đến sai lầm rất lớn về mặt đạo đức; thành kiến nhỏ về tư tưởng nếu không chỉnh sửa lại, cũng sẽ dẫn đến sự sai lệch về hành vi.
Nếu có những kiến giải mới nhưng không hiểu nó, thì không nên nhìn nhận nó một cách sai lệch, mà hãy quan sát nó cẩn thận, nếu nó sai lầm thì phải loại bỏ, nếu là sự chân thật thì nên vui vẻ đón nhận.
Triết lý phương Tây

Edward: Người không chịu thay đổi kiến giải thì mãi mãi không biết chỉnh sửa những sai lầm của anh ta, đồng thời cũng không thấy được cái hay cái mới của thời đại.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử - Page 4 EmptySun Sep 11, 2016 5:43 pm

81.Nhược phu bất khắc ý nhi cao, vô nhân nghĩa nhi tu, vô công danh nhi trị, vô giang hải nhi nhàn
 
 
                                                                                                 Khắc ý
 
Người đạo đức, không dồn hết tâm sức đi tìm sự cao thượng, thì có thể đạt đến ranh giới của sự cao thượng, không dồn hết tâm trí tìm kiếm nhân nghĩa mà có thể tu thân dưỡng tính, không dồn hết tâm trí đi tìm công danh mà có thể trị người trị mình; không dồn hết tâm trí sống nơi sông hồ, mà có thể được thong dong nhàn nhã trong cảnh sắc núi hồ.
Trang Tử cho rằng, đối với cuộc sống mà dồn hết tâm trí tìm kiếm, ngược lại sẽ có rất nhiều thất bại và không hài lòng. Nói cách khác, đối diện với bất cứ việc gì, chúng ta cũng nên lấy ''tâm bình thường'' để đón nhận.
Thật ra, tâm bình thường, vốn là một dạng công phu rèn luyện, do Thiền tông Trung Quốc đề xướng. Triệu Châu hỏi thiền sư Nam Tuyền: ''Thế nào là đạo?'' Thiền sư đáp: ''Tâm bình thường là đạo''. Có thể thấy, tâm bình thường nghe bình thường nhưng không bình thường, nó và ''đạo'' cao ngang nhau.
Có một tăng nhân hỏi thiền sư Chiêu Hiền: ''Thế nào là tâm bình thường''. Chiêu Hiền đáp: ''Muốn ngủ thì ngủ, muốn ngồi thì ngồi''. Tăng nhân thẳng thắn thỉnh giáo đại sư: ''Tôi học không được?''. Chiêu Hiền lại nói với anh ta: ''Nóng thì chọn lấy cái mát, rét thì hướng đến ngọn lửa''. Tâm bình thường không nhanh không chậm, không kiêu ngạo không ganh tỵ, không hà khắc không đòi hỏi, không cố tình ra vẻ, không miễn cưỡng, mà thuận theo tự nhiên là được.
Bất cứ việc gì không dồn hết tâm trí không hẳn là sự không tích cực; giữ tâm bình thường, không có nghĩa là xem thường bản thân mình; từ đó ý nghĩa của việc ''không ở chốn sông hồ nhưng nhàn nhã'' rất đáng để chúng ta suy ngẫm.
Triết lý phương Tây

John Milton: Tìm được vương quyền không bằng mất đi vương quyền.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử - Page 4 EmptyMon Sep 12, 2016 10:02 am

82.Tri cùng chi hữu mệnh, tri thông chi hữu thời, lâm đại nạn nhi bất cụ giả, thánh nhân chi dũng dã
 
 
                                                                                             Thu thủy
 
Biết khốn cùng là do mệnh trời, thông đạt là do thời vận, tuy gặp đại nạn mà không sợ hãi, đấy là cái dũng của thánh nhân.
Vùng đất Khuông của nước Vệ có một vị Thái Bảo tên là Dương Hổ, diện mạo của Khổng Tử giống với Dương Hổ như đúc. Một hôm, khi Khổng Tử chu du đến đất Khuông,
người đất Khuông vây lấy ông, Khổng Tử lại đàn hát ngâm nga như cũ. Tử Lộ hỏi Khổng Tử: ''Sao thầy chẳng hề lo sợ chút nào vậy?''.
Khổng Tử nói: ''Đi dưới nước mà không tránh thuồng luồng là cái dũng của người đánh cá. Đi trong rừng mà không sợ hổ dữ là cái dũng của người đi săn. Trên chiến trường không sợ đao kiếm là cái dũng của người liệt sĩ. Biết vận mệnh có tận cùng, có thông suốt, sắp gặp đại
nạn mà không sợ hãi, đấy là dũng khí của thánh nhân''.
Trong bốn dũng khí này, người đánh cá và người thợ săn vì mưu sinh đã chọn nghề này, chỉ có tập luyện thân thể và kỹ thuật, như vậy khi gặp thuồng luồng hay cọp dữ, thì vẫn có thể có mẹo để chiến thắng. Đến như cái dũng của người liệt sĩ, thứ phải đối diện là cái chết, phải có khí thế mà vạn kẻ không địch lại, đồng thời xem cái chết như một sự quay về. Vậy còn cái dũng của thánh nhân thì sao?
Thánh nhân là người không những có đức tính toàn mỹ mà còn có thể biết được vận mệnh của đời người, không bị ảnh hưởng lớn về mặt tình cảm. Khi gặp khốn khó không nghi ngờ, không lo lắng, không sợ hãi, luôn bình tâm ứng phó với sự thay đổi, đấy gọi là ''cái dũng của thánh nhân''. Lấy Khổng Tử làm ví dụ. Ông biết rõ tình huống nguy cấp, nhưng vẫn giữ sự bình tĩnh và vui vẻ. Quả nhiên, không lâu sau có một võ sĩ đến, nói với Khổng Tử: ''Chúng tôi thành thật xin lỗi. Chúng tôi nhầm ngài là Dương Hổ, nên mới bao vây ngài lại. Nay biết ngài
không phải, chúng tôi đã lui quân, mời ngài lên đường''. Cuộc sống con người gần như hết cách, trong biển cả mênh mông của đời người lúc chìm lúc nổi, tùy theo con thuyền vận mệnh đưa đẩy đến phương nào chưa biết, nhưng chúng ta phải nhớ rằng, tay lái từ đầu đến cuối là
do chúng ta điều khiển, dù không cách nào làm tiêu tan mưa gió, thì chí ít cũng có thể để con người hướng đến nơi sóng yên gió lặng. Điều quan trọng là: Phải dũng cảm đối diện với thực tại.
Triết lý phương Tây

Helen Adams Keller: Phải dũng cảm, phải tập chịu đựng gian khổ. Tất cả những điều dũng cảm bạn có thể làm được trong cuộc sống này đó là không nóng nảy cũng không trách móc, đều có thể giúp bạn có những buổi sáng tràn đầy niềm vui trong cuộc sống.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử - Page 4 EmptyWed Sep 14, 2016 9:48 am

84.Ninh vu học phúc
 
 
                                                                                              Thu Thủy
 
Đối với họa hoạn hay hạnh phúc trong lòng phải yên tĩnh
Họa, phúc trong đời người là điều khó mà đoán được, đối với hạnh phúc hay tai họa đột nhiên đến làm sao chờ đợi nó, nhưng lại là vấn đề rất quan trọng của một đời người. Trang Tử cho chúng ta đáp án rằng, hãy lấy cái tâm yên tĩnh, hư không mà đối diện với tất cả.
Hạnh phúc là điều con người luôn cầu mong, có được hạnh phúc đương nhiên rất đáng vui mừng. Nhưng, nếu chúng ta chỉ chìm đắm trong hạnh phúc đã có mà không nghĩ đến chuyện tiến thủ, như vậy, loại hạnh phúc này chỉ có thể là mây khói thoáng qua mà thôi.
Trong truyện Marie Curie có một câu chuyện thế này:
Một hôm, bạn của Marie Curie đến nhà chơi, nhìn thấy đứa con gái của bà đang chơi tấm huân chương vàng do Hiệp hội Hoàng gia Anh vừa mới trao cho bà, không khỏi ngạc nhiên, vội hỏi: ''Huân chương của Hiệp hội Hoàng gia Anh này là niềm vinh dự rất lớn, sao bà lại để trẻ con chơi đùa?''. Marie Curie mỉm cười đáp: ''Tôi muốn để trẻ con từ sớm biết được rằng, vinh dự là đồ chơi, chỉ có thể chơi đùa mà thôi, tuyệt đối không thể giữ mãi được, nếu
không thì một việc cũng chẳng thành''.
Là một nhà khoa học có thể đạt được huân chương vinh dự cao nhất, đó là niềm hạnh phúc rất lớn trong đời người, Marie Curie đã lấy tâm bình tĩnh để đón nhận điều đó, không vì nó mà say sưa, chính vì thế bà đã trở thành người phụ nữ duy nhất hai lần được giải thưởng Nobel trong lịch sử khoa học từ trước đến nay.
Nhưng cuộc đời thường là những chuyện khó lường trước, cho nên với tai họa chúng ta nên bình thản đối diện, không nên vì hoảng sợ mà lẩn tránh nó, như vậy sẽ càng lún sâu
thêm, không thể nào thoát ra được.
Đại sư Không Hải có nói: ''Không nên ngăn gió lại, hãy bằng lòng đem thân này biến thành gió; không nên ngăn mưa, hãy bằng lòng đem thân này hóa thành mưa''. Nếu con người lĩnh hội được điều này, thì cho dù trải qua bao nhiêu thống khổ, dằn vặt trong lòng, cũng đều có thể vượt qua được.
Con đường phía trước hoặc là u ám, phiêu diêu, hoặc là một vùng tươi sáng, nhưng chúng ta hãy luôn nhớ đến lời khuyên của Trang Tử, để khi đắc ý sẽ không phóng túng, còn khi không hài lòng cũng không mất ý chí và luôn dũng cảm tiến lên phía trước.
Triết lý phương Tây

Bertrand Arthur William Russell: Hạnh phúc là vận may rất lớn của đời người, đồng thời cũng là thử thách rất lớn của cuộc đời. Nhưng, bất hạnh còn là thử thách lớn hơn nữa và người dũng cảm có thể từ trong vùng bi ai thoát ra tìm kiếm ốc đảo mới của cuộc đời.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử - Page 4 EmptyMon Sep 19, 2016 11:28 am

85.Dư Tử chi học hành vu Hàm Đan, vị đắc quốc năng, hựu thất kỳ cố hành hĩ
 
 
                                                                                             Thu Thủy
 
Dư Tử đến đô thành Hàm Đan của nước Triệu để học cách đi của người Hàm Đan, nhưng không những không học được cách đi của người Hàm Đan, mà cách đi cũ của
mình cũng quên mất.
Dư Tử lớn lên ở làng Thọ Lăng, một lần đến thành Hàm Đan của nước Triệu chơi, cảm thấy Hàm Đan rất mới lạ, đầy hứng thú, ngay cả dáng người đi đường cũng tao nhã hơn với người ở quê nhiều. Anh ta liền cố gắng bắt chước học theo. Ai ngờ học mãi vẫn không được dáng đi ấy. Khi anh ta muốn đi lại dáng đi cũ thì bỗng quên mất không biết phải đi như thế nào, cuối cùng anh ta đành bò về quê.
Nếu con người ta không hiểu được bản thân mình, không chịu tiếp nhận mình, mà một mực theo đuổi để biến mình thành hình mẫu của kẻ khác, thì sẽ giống như Dư Tử đất Thụ Lăng vậy.
Có một câu tục ngữ: ''Trên đầu mỗi người đều có một mảng trời''.
Chính vì trời xanh nên chỗ nào cũng giống nhau, dù bạn đứng ở góc độ nào ngẩng lên nhìn cũng vậy, cho nên, chớ ngưỡng mộ khoảng trời trong xanh, tươi đẹp của kẻ khác, điều quan trọng là hãy cố gắng tạo cho mình một khoảng trời riêng. Suy cho cùng, con người xuất hiện trên đời cũng chỉ là để thể hiện bản thân mình, cho dù thất bại, cũng không có gì đáng đau buồn. Nhà hiền triết nói, thành công của con người vốn là một xâu chuỗi tích luỹ, người đem thất bại làm điều tất yếu, thành công làm lẽ ngẫu nhiên, sẽ dễ dàng nhận được hương vị ngọt ngào của sự thành công.
Đời người vốn như một vở kịch, còn mỗi người lại giống như một vai diễn, điều quan trọng là không nên so sánh với người khác, mà là làm thế nào để diễn tốt vai diễn của mình.
Chỉ cần bạn có thể luôn vượt qua chính mình, bạn chính là vai diễn xuất sắc nhất trong cuộc đời rồi.
Triết lý phương Tây

Ceasar: Nếu bạn muốn vượt lên trên mọi người, ai có thể ngăn được bạn. Nhưng nếu bạn nghi ngờ bản thân mình thì tin tưởng vào vận mệnh liệu có ích gì?

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử - Page 4 EmptyMon Sep 26, 2016 11:06 am

86.Kim tử dục dĩ tử chi Lương quốc nhi hạ ngã da?
 
 
                                                                                               Thu Thủy
 
Ngài muốn lấy chức tể tướng nước Lương để dọa nạt ta ư?
Huệ Thi là bạn thân của Trang Tử. Trang Tử không màng danh lợi còn Huệ Thi thì ngược lại. Quan điểm của họ tuy nhiều lúc không giống nhau, nhưng lại thường bàn luận cùng nhau. Nhưng sự khác nhau ấy không ngăn được tình bạn giữa họ. Do sự nỗ lực của Huệ Thi, không lâu sau ông trở thành quan tể tướng rất tin cẩn của Lương Huệ Vương.
Một hôm, Trang Tử đến nước Lương ngao du. Có người biết được tin này, liền chạy đi báo với Huệ Thi: “Nghe nói người bạn thân của ngài là Trang Chu đã đến thành nước Lương rồi, tài năng của ông ta so với ngài không tương xứng, Lương Huệ Vương có thể sẽ trọng dụng ông ta, lúc ấy, chức tể tướng của ngài sẽ không bảo đảm nữa''.
Huệ Thi vừa nghe, càng nghĩ càng thấy có lý, thật sự không yên lòng, lập tức sai người truy tìm tung tích của Trang Tử trong thành. Sau này Trang Tử biết được, bèn chủ động đến nhà hỏi thăm Huệ Thi. Sau khi gặp mặt, Trang Tử thở dài mà rằng: ''Này người bạn già, có lẽ ngài đã nghe nói một loại chim gọi là chim phượng hoàng chứ? Nó sinh ra ở Nam Hải, mục tiêu bay đến là Bắc Hải xa xôi, trong đường bay phải qua núi cao dốc đứng, đồng bằng khe suối. Nó có thói quen rất đặc biệt, không phải cây ngô đồng thì không đỗ lại, không phải hạt trúc thì không ăn, khát nước nếu không tìm thấy suối nước trong lành thì không uống.
Ai ngờ, có một con cú mèo miệng đang ngậm một con chuột chết, kẻ săn mồi đang giữ lấy mồi dương dương đắc ý, ngẩng đầu lên chợt thấy chim phượng hoàng bay qua, cho là phượng hoàng muốn đến để cướp của cải của nó, bất giác vội vàng kêu lên một tiếng lớn:
''Hừ!''.
Huệ Thi nghe đến đây, đỏ rần mặt lên.
Xem thường danh lợi và tìm kiếm lợi danh về cơ bản không có sự phân chia tốt, xấu, chỉ là nhân sinh quan không giống nhau mà thôi, điều quan trọng là nguyên nhân vì sao. Có người không màng danh lợi, dục vọng, cảm thấy tâm hồn tự do tự tại; có người thì ngược lại nên cảm thấy đại trượng phu phải như vậy.
Chỉ cần không tỏ ra ưu phiền, phẫn nộ, mà khéo léo xuất chúng, thì có thể có một cuộc sống tốt.
Trang Tử không thích tìm kiếm trong chốn danh lợi, Huệ Thi không muốn tiêu dao chốn điền viên, đây là sự khác biệt về tính tình của họ, rất khó nói ai đúng ai sai. Bất kỳ một sự lựa chọn nào, chỉ cần có thể tiếp cận với tài năng, tính cách của mình, cảm giác tủi thân ít, tăng cường thể nghiệm nhiều, thì đều tốt cả. Cũng như giữa danh lợi và đạm bạc, chúng ta vẫn có thể điều hòa, thích nghi.
Triết lý phương Tây

Orvalds: Hãy để con chó cắn sủa hết mình đi, vì Thượng Đế tạo ra nó như thế, hãy để con gấu và sư tử gầm thét tranh đấu đi, vì đấy cũng là thiên tính của chúng.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử - Page 4 EmptyThu Sep 29, 2016 2:23 pm

87.Kê tuy hữu minh giả, dĩ vô biến hĩ vọng chi tự mộc kê hĩ, kỳ đức toàn Hĩ
 
 
                                                                                              Đạt sinh
 
Con gà khác tuy gáy, nhưng không động, xem ra giống như một con gà gỗ, nhưng tinh thần nó tập trung, đức hạnh trong lòng đã đủ đầy rồi.
Kỷ Tỉnh Tử là một chuyên gia về thuần phục gà, chịu trách nhiệm dạy gà của Chu Tuyên Vương. Mười ngày trôi qua, Tuyên Vương hỏi: ''Gà nuôi tốt chưa? Có thể đá nhau được chưa'''. Kỷ Tỉnh đáp: ''Không được, những con gà này chỉ là khoa trương thanh thế, hoàn toàn dựa vào tính khí''. Lại qua mười ngày nữa, Tuyên Vương lại đến hỏi: Kỷ Tỉnh Tử nói: ''Vẫn chưa được, chỉ cần bên cạnh có một chút tiếng động, gà sẽ phân tâm nhìn trái nhìn phải, ý chí
không tập trung”.
Lại qua mười ngày nữa, Tuyên Vương không chịu được lại đến hỏi, Kỷ Tỉnh Tử đáp:
''Đại vương chớ vội, vẫn chưa đến thời điểm đâu! Con gà đó chỉ cần nhìn thấy đối thủ đến gần là lập tức tức giận, mắt trợn trừng lên mà nhìn, tâm tính không ổn định thì làm sao ứng chiến được?''.
Cuối cùng qua bốn mươi ngày, Tuyên Vương lại đưa việc đấu gà ra, Kỷ Tỉnh Tử cười mỉm mà rằng; ''Được rồi, bây giờ nếu có một đàn gà thật lớn đứng bên cạnh làm náo loạn, con gà nọ cũng không bị ảnh hưởng tí gì, nó sẽ giống như con gà gỗ vậy. Nó đã có khí thế bình thản, tinh thần tập trung, thì có thể đủ để ứng chiến rồi''.
Quả nhiên, những con gà khác vừa nhìn thấy con gà đấu của Kỷ Tỉnh Tử, chưa chính thức giao đấu đã bỏ chạy tán loạn.
Việc đá gà trong câu chuyện trên, chúng ta có thể ví dụ ở người lớn. Một người nếu tính tình nông nổi, sao có thể ứng phó với những sự việc chốn trần gian phức tạp? Huống chi, ''cuộc đời như bãi chiến trường'', nếu chúng ta không có học thức đầy đủ, nhân sinh quan rộng lớn, thì trong sự cạnh tranh sẽ rất dễ nản lòng thoái chí, sẽ bị xã hội đào thải.
Nhìn từ góc độ khác, ''ngây ra như con gà gỗ'' chính là ''đại trí như ngu'' trong tư tưởng của Trang Tử. Chúng ta nghĩ xem, những người thật sự có trí thông minh, sáng suốt thường ẩn giấu không lộ ra, còn những người khoe khoang tài vặt, thường chỉ là sự lặp lại của người khác, chứ thực ra trong đầu họ trống rỗng, không có gì cả.
Triết lý phương Tây

Shakespeare: Trí tuệ càng che đậy thì càng sáng tỏ giống như vẻ đẹp của bạn vì che phủ lên sự huyền bí mà động lòng người gấp bội.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử - Page 4 EmptySun Oct 02, 2016 10:57 am

88.Vật cố tương lụy, nhị vật tương triệu
 
 
                                                                                                 Sơn mộc
 
Giữa vật và vật thường có sự liên lụy đến nhau, giữa hai người dẫn đến lợi hại cho nhau.
Một hôm Trang Tử đến vườn dẻ của Điêu Lăng chơi, đột nhiên, một con chim khách rất kỳ lạ bay từ phương Nam đến. Cánh của con chim khách dài bảy thước (một thước bằng l13m), mắt rất lớn, nó đụng nhẹ vào đầu Trang Tử rồi mới đậu lên cây dẻ.
Trang Tử cảm thấy rất kỳ lạ, nghĩ thầm: ''Đây là con chim gì? Sao cánh to như vậy mà bay lại không xa, mắt to như vậy mà lại không thấy người ta sao?''.
Thế là ông nâng đồ lên, lấy cung tên, chuẩn bị bắn hạ con chim ngu ngốc kia. Lúc này, ông nhìn thấy một con ve đang nấp dưới bóng cây chỉ lo hóng mát, không nhìn thấy phía sau lưng có một con bọ ngựa nấp giữa kẽ nhánh cây, chuẩn bị bắt nó. Nhưng, con bọ ngựa chỉ lo bắt ve, cũng không biết được rằng con chim khách này nấp sau lưng nó, đang chuẩn bị ăn thịt nó!
Nhìn thấy cảnh này, Trang Tử bỗng bừng tỉnh, nghĩ thầm: Không hay rồi, bỏ chạy là thượng sách! Thế là, ông vứt bỏ cung tên quay người bỏ chạy. Quả nhiên, người giữ vườn dẻ nhìn thấy và cho là Trang Tử đến ăn cắp hạt dẻ, ông ta đuổi theo phía sau Trang Tử mắng chửi.
Đây chính là xuất xứ của điển cố ''Bọ ngựa bắt ve, chim sẻ sau lưng'' mà chúng ta thường nói. Không chỉ là động vật, chính con người chúng ta cũng thường mê mẩn trong việc
theo đuổi cái lợi, mà quên đi bản tính chất phát vốn có của mình. Bọ ngựa bắt ve, chim khách muốn bắt bọ ngựa, Trang Tử định bắn chim, người giữ vườn muốn truy đuổi Trang Tử... một dục vọng nối tiếp một dục vọng khác, khiến con người ta quên đi nguy hiểm ở chỗ bản thân
mình. Lợi ích đang ở trước mắt, sau lưng thường ẩn tàng nguy cơ, nếu mình không thể cảm nhận được, điều ấy đáng sợ biết bao!
Chúng ta nên nhớ lấy trí tuệ sống ẩn chứa trong điển cố này, không nên chỉ nhìn thấy cái “lợi'' trước mắt mà quên đi cái ''hại'' ở phía sau. Phải tỉnh táo trong việc giữ mạng sống của mình ở mọi lúc mọi nơi, như vậy, thì trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng có thể thật sự ung dung tự tại.
Triết lý phương Tây

Shakespeare: Ham muốn tùy tiện là một kẻ tham ăn không biết thỏa mãn, sau khi nó nuốt chửng tất cả, kết quả tất nhiên sẽ chết dưới sự tham lam của chính mình.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử - Page 4 EmptySun Oct 02, 2016 3:25 pm

89.Ai mạc đại vu tâm tử, nhi nhân tử diệc thứ chi
 
 
                                                                                      Điền tử phương
 
Người chết không đáng sợ bằng tâm chết
Đau buồn không gì lớn bằng tâm hồn đã chết'', nguyên nhân của điều này là do đâu?
Đó có thể là do đã đánh mất tình yêu, là thất bại trong quá khứ, cũng có thể là bạn bè bội tín, công việc không như ý, hay bị tổn thương bởi lời nói của người khác... Tóm lại, tất cả đều là những tình tiết bi kịch, mà những suy nghĩ không hay này hoàn toàn sẽ bóp chết linh hồn của con người.
Nhưng, tại sao bạn luôn giữ trong lòng những ý nghĩ không hay như vậy? Tại sao bạn phải để những tình cảm bi ai này phiền nhiễu quấn lấy trong lòng, đến nỗi không cách nào mở rộng lòng mình đón nhận niềm vui?
Có lẽ khái niệm ''lập tức thành Phật'' của Phật gia có thể ứng dụng vào đây, cho dù quá khứ bạn có đau buồn như thế nào đi nữa, chỉ cần quên đi những suy nghĩ tiêu cực, bất cứ việc gì cũng hướng đến sự lạc quan, yêu đời, luôn tạo ra những niềm vui nho nhỏ... sẽ làm cho bạn trở nên thanh thản, vui tươi, quên đi ưu sầu.
Để lòng mình thoát khỏi sự buồn đau, tăng mức độ cảm nhận niềm vui, nỗ lực nuôi dưỡng thái độ suy nghĩ tích cực, dần dà cách suy nghĩ này sẽ trở thành động tác phản xạ, cho dù hiện tượng bên ngoài có thay đổi thế nào, bạn vẫn có thái độ sống tích cực, vui vẻ, sẵn sàng đối diện với mọi thử thách trong cuộc sống.
Triết lý phương Tây

Mountain: Đầu tư vào đau khổ, buồn phiền là nhu nhược, hèn yếu, nuôi dưỡng đau khổ, buồn phiền là ngu xuẩn.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử - Page 4 EmptyMon Oct 03, 2016 10:40 am

90.Bá Lý Hề tước lộc bất nhập vu tâm, cố phạn ngưu nhi ngưu phì, sử Tần Mục Công vong kỳ tiện dữ chi chính dã
 
 
                                                                                   Điền tử phương
 
Bá Lý Hề không để tâm đến tước vị, cho nên một lòng một dạ nuôi tốt trâu, trâu được mập mạp, mới làm cho Tần Mục Công quên địa vị thấp hèn của ông ta, đem chính
quyền đất nước giao cho ông.
Bá Lý Hề là quan đại phu nước Ngu, đất nước bị tàn phá nên ông lưu lạc đến nước Tần làm nô lệ. Tần Mục Công sai ông chăn trâu, ông liền một lòng chăn trâu. Những kẻ nô lệ khác muốn được thăng quan tiến chức, nhưng Bá Lý Hề thì không, cho nên trâu của ông nuôi con nào cũng béo tốt. Tần Mục Công biết được phẩm chất, đạo đức cao thượng của ông, liền tiến cử ông lên làm lão tướng của triều đình, quên đi ông từng là nô lệ, thân phận chỉ đáng năm miếng da dê.
Có người hỏi ba người thợ hồ: các anh làm nghề gì?'' Người thợ thứ nhất đáp: “thợ hồ''. Người thứ hai đáp: ''Tôi đang làm công việc mỗi giờ kiếm được năm trăm quan tiền''.
Người thợ thứ ba đáp: ''Anh hỏi tôi à. Tôi đang xây ngôi nhà thờ vĩ đại nhất thế giới''. Kết quả, những năm tháng sau này, hai người thợ đầu vẫn là thợ hồ, còn người thứ ba đã trở thành một kiến trúc sư.
Công việc giống nhau, nhưng thái độ làm việc khác nhau. Câu chuyện của Bá Lý Hề và những người thợ hồ nói với chúng ta rằng, dù làm công việc gì, đều phải chăm chú cẩn thận và xem trọng, như vậy mới có thể không ngừng tiến lên phía trước và được thăng tiến.
Napoleon Bonaparte có một câu nói nổi tiếng: ''Quân sĩ không muốn làm tướng là binh sĩ giỏi''. Nghĩa là, làm một người lính bình thường, dù có tài của kẻ làm tướng mà lại có chí làm tướng quân, trước tiên cũng vẫn muốn làm một tên lính giỏi. Vì thái độ làm việc của một người sẽ khiến người khác sinh ra những ảnh hưởng rất lớn với quan điểm của anh ta. Giống như Tần Mục Công sở dĩ xem trọng Bá Lý Hề, chình vì Bá Lý Hề có tinh thần làm việc đến nơi
đến chốn.
Xem trọng công việc của bạn, làm ra làm, mãi mãi sẽ là khởi điểm vững chắc để hướng đến thành công trong đời người.
Triết lý phương Tây

Napoleon Bonaparte: Người lính không muốn làm tướng là người lính giỏi.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử - Page 4 EmptyWed Oct 05, 2016 10:17 am

91.Bác chi bất tất tri
 
 
                                                                                              Tri bắc du
 
Người học vấn rộng không nhất thiết phải có tri thức thật sự. Theo quan niệm truyền thống, từ rất lâu rồi, mọi người đều cho rằng ''vạn thuyền đều là phẩm chất thấp, duy chỉ có đọc sách là cao''. Sự thực thì có như vậy không? Tại sao Trang Tử lại nói là ''người học rộng chưa chắc là có trí''?
Thực ra, chỗ lợi lớn nhất của việc đọc sách là có thể biết rõ phải trái, phân biệt được điều thiện, điều ác, đồng thời có thể đem những cái mình học được phục vụ cho xã hội, làm giàu cho mọi người. Nếu không phải vì mục đích này, vậy chỗ tốt của việc đọc sách có thể mang lại cho chúng ta rất hạn chế, nhiều nhất chỉ có thể làm phong phú đời sống tinh thần của cá nhân mà thôi: Giống như hoa không nhiều thì hương thơm sẽ phải gắt; sách không phải ai cũng đọc được khắp trong thiên hạ, đặc biệt là trong xã hội hiện nay, có người tuy đọc sách không nhiều, nhưng có thể toàn tâm toàn ý nghiên cứu được một lý thuyết hay một kỹ thuật
độc đáo của riêng mình. Ngược lại, có thể xã hội sẽ tạo cơ hội cho bạn phát huy năng lực của mình.
Thêm nữa, có nhiều người chỉ vì công danh, lợi lộc mà đọc sách, những cái mà họ nhấn mạnh là phải học để ứng dụng thành tựu thì tất sẽ có lợi, có thể tính toán được, quan
niệm này quá ư sai lệch. Ngược lại, quan niệm của những người ở các nước Âu Mỹ và Trang Tử tương đối giống nhau, họ tuyệt đối không lấy học vấn làm công cụ để mưu sinh, mà sử dụng nó để mở mang kiến thức của mình, đồng thời áp dụng nó vào thực tiễn để có được một cuộc sống tốt đẹp. Cho nên trong đời sống xã hội đem cái học của chúng ta phục vụ cho đời sống, còn chúng ta thì đem cái học của mình dùng vào nghề nghiệp, kiếm tiền, mà sai khác là ở chỗ này. Một người nếu tư tưởng công danh, lợi lộc quá nặng, vô hình trung tất nhiên sẽ mạt sát hoặc hạ thấp giá trị của bản thân mình, vậy đọc sách nhiều cũng uổng phí mà thôi.
Mỗi người đều phải đối diện với sinh lão bệnh tử, vui buồn sướng khổ, chuyện hợp tan, thị phi tốt xấu, thành bại được mất... nảy sinh trong cuộc sống. Học cách vận dụng những
tri thức mà mình đã học được, bồi dưỡng năng lực phán đoán để giải quyết ổn thoả, mới là người thật sự sáng suốt.
Triết lý phương Tây

Francis Bacon: Người lanh lẹ xem thường học vấn, người nông cạn thì nể sợ học vấn, còn người thông minh lại có thể lợi dụng học vấn.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử - Page 4 EmptyFri Oct 07, 2016 1:01 pm

92.Thần tắc thường năng chước chi. Tuy nhiên, thần chi chất tử cửu hĩ!
 
 
                                                                                           Từ Vô Quỷ
 
Thần trước đây từng có thể làm như thế, nhưng người bạn ung dung, thoải mái của thần đã chết từ lâu rồi.
Người bạn thân của Trang Tử là Huệ Thi mất, Trang Tử dẫn học trò của mình đưa tang.
Đến nơi an táng Huệ Thi, nhìn thấy bốn bề hoang vắng, mênh mông, bạch dương xào xạc, Trang Tử cảm thương hai người từ đây sinh tử hai đường khác nhau, bèn kể cho học trò nghe câu chuyện sau:
Ngày xưa, có một người thợ nề sống ở Hồ Bắc, sống bằng nghề quét vôi tường nhà người khác. Một lần, do không cẩn thận, vôi trắng văng tung toé trên mũi một lớp mỏng giống như cánh ruồi xanh. Lúc này, một người bạn đồng hành làm nghề thợ đá với ông ta cũng đang làm việc gần đấy, người thợ nề gọi ông ta đến cười hi ha rồi nói: ''Cậu hãy chặt bỏ điểm trắng trên mũi tôi xem thế nào?''. Người bạn thợ đá lập tức hiểu ý đồng ý đáp: ''Được thôi! Cậu phải đứng thẳng không động đậy đấy nhé!''
Chỉ thấy đầu rìu đưa vụt qua, một tiếng hự thì miếng màu trắng xám trên mũi đã bị gọt văng, không những không để lại dấu vết gì, chẳng tổn hại đến sợi lông, mà nhìn thần sắc của người thợ nề cũng rất ung dung, tự tại. Hai người không nhịn được nhìn nhau cười vang.
Vua Tống Nguyên biết được việc này, rất lấy làm kinh ngạc, kỳ lạ, bèn sai người cho gọi người thợ đá đó đến, nói với ông ta: ''Tuyệt chiêu này của ngươi có thể nào diễn lại một lần nữa cho ta xem được không?''
Người thợ đá vừa nghe, rất lo sợ, hoảng hốt, vội quỳ xuống từ chối: ''Xin nhà vua tha tội. Tuyệt kỹ này trước đây tôi có thể làm được, nhưng tiếc là sau khi người bạn thong dong của tôi qua đời, tôi không cách nào diễn lại được nữa''.
Tâm tình trong tiếng đàn cầm Chung Tử Kỳ gởi vào non cao nước chảy chỉ có người bạn thân Bá Nha mới có thể hiểu được. Sau khi Bá Nha mất, Chung Tử Kỳ phá vỡ cây đàn tạ ''tri âm''. Huệ Thi mất đi, Trang Tử cảm xúc sâu sắc, cảm thấy sẽ không có lại được một đối thủ thực sự đáng để tranh luận, bèn mượn câu chuyện của người thợ đá và người thợ nề để bày tỏ nỗi nhớ người bạn thân. Có thể thấy, nguồn gốc của sự kết ngầm giữa tín nhiệm và tình
cảm đã diễn ra biết bao tình bằng hữu đáng quý trên thế gian này.
Triết lý phương Tây

Darwin: Nói đến sự nổi tiếng, vinh quang, hưởng lạc, phú quý..., nếu so sánh với sự nhiệt tình của tình bàng hữu thì tất cả những cái này chẳng qua đều là những hạt bụi mà thôi.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử - Page 4 EmptyThu Oct 20, 2016 12:02 pm

93.Trí hữu sở khốn. Thần hữu sở bất cập dã
 
 
                                                                                               Ngoại vật
 
Mưu trí có lúc khốn cùng, thần linh cũng có chỗ bất cập
Một con thần quy báo mộng cho vua Tống Nguyên, nói mình bị người đánh cá tên là Dư Thả bắt được, cầu xin vua Tống Nguyên cứu giúp. Hôm sau, vua Tống Nguyên cho gọi người đánh cá Dư Thả đến, biết được quả anh ta có bắt được một con rùa trắng rất lớn, Dư Thả đành phải dâng nó lên vua. Vua Tống Nguyên nhìn thấy con thần quy to lớn như thế không nỡ thả nó đi, muốn lấy mai của nó để bói quẻ, lại nghĩ ngợi có chút không nhẫn tâm, đành mời
người đến bói quẻ để quyết định, kết quả là: ''Giết rùa để bói, tốt''. Thế là, vua Tống Nguyên bèn giết con thần quy dùng mai của nó để bói quẻ bảy mươi hai lần, mỗi lần đều linh nghiệm vô cùng.
Câu chuyện này châm biếm để mọi người cảm nhận được sự bi ai, trí thông minh của thần quy đủ để báo mộng nhưng không thể trốn khỏi lưới của người đánh cá. Mai của mình có thể linh nghiệm đoán biết được chuyện lành dữ của người khác như vậy, nhưng không nhìn thấy tai họa giết chết chính mình. Khổng Tử vì vậy cảm thán mà rằng: ''Thông minh cũng có lúc khốn, thần linh cũng có lúc bất cập''.
Mạng sống chỉ có khi có sự đối chiếu qua lại thật sự với nhau, mới có thể trong sạch.
Phải thật sự hiểu rõ người khác, không phải để tiêu diệt đối phương mà ngược lại để soi sáng chính mình.
Triết lý phương Tây

Goethe: Chúng ta luôn đem cái người khác nhìn được để so sánh với tình huống thực tế của họ nên nguy hiểm nhiều hơn.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử - Page 4 EmptyMon Oct 31, 2016 10:03 am

94.Sức tiểu thuyết dĩ thiên huyện lệnh, kỳ vu đại đạt diệc viễn hĩ
 
 
                                                                                           Ngoại vật
 
Tô son trát phấn vào kiến thức nông cạn, lời vụn vặt để tìm danh tiếng cao sang, thì khoảng cách cách biệt với sự sáng suốt, thông đạt sẽ xa xăm.
Thời Xuân Thu, có một công tử nước Tống đi về phía Nam nước Việt, đến Cối Kê tìm người làm kỹ thuật, tạo ra một cái cần câu rất lớn nặng cả vạn cân, đầu móc lớn nhất, dây thừng dài cả trăm dặm. Hỏi để làm gì thì Nhậm công tử đáp: ''Câu cá''. Cả thành nhốn nháo, nghi ngờ ông ta có phải là kẻ đại ngu của nước Tống?
Vật dụng câu cá đã làm xong, Nhậm công tử mua năm mươi con trâu béo làm mồi câu cá, dùng một chiếc xe tời làm cần câu, ngồi trên đỉnh núi Cối Kê, thả cần xuống biển Đông, ông ta cứ câu như thế mỗi ngày, câu cả năm trời, nhưng chẳng được gì. Những người vây quanh người đại ngốc mỗi ngày một ít, ngành du lịch ở Cối Kê thịnh vượng rồi lại suy sụp.
Cuối cùng có một con cá to cắn mồi. Cắn thử mấy cái, thấy mùi vị tuyệt vời, liền kéo lê cần câu, nuốt chửng đi, nhưng đầu lưỡi câu có ngạnh, nó muốn nhả nhưng nhả không ra. Con cá vùng vẫy, phóng lên mặt biển, lưng vẩy phơi ra, sóng trắng xóa cuộn lên như núi, nước biển
chấn động cuồn cuộn. Nghe chừng tiếng biển gào thét, quái dị như quỷ biển, gào rít giận dữ như thần biển, tiếng sóng vang xa bán kính ngàn dặm, uy hiếp những sinh linh hiện có. Nhậm công tử chuyển động chiếc xe tới, chậm rãi thu dây thừng lại, mượn sức đẩy của thủy triều cuộn lên đưa cá vào bờ. Đám đông cắt nhỏ cá ra, dùng muối biển ướp cá, chất thành một núi thịt. Từ lưu vực sông Triết Giang đến Lĩnh Nam, nhà nhà người người ăn no nê cá, cuộc sống được cải thiện, trăm họ muốn ca ngợi công đức của Nhậm công tử. Ông nói: ''Ta ngồi trên đỉnh núi chẳng có gì làm, đâu có công đức gì? Không việc làm, kết quả không phải không làm, lại hà tất phải cảm ơn?''.
Những người thích truyền thuyết đó, nghe câu chuyện của Nhậm công tử, không thể không truyền lại cho nhau và nó trở thành một chuyện lạ. Nhưng họ chỉ nhìn thấy con cá to mà không thấy đại đạo, có thể kinh ngạc mà không thể lĩnh hội được. Những người này cầm cần câu chạy đến hồ nước ngồi câu cá chép cá diếc, đã thỏa mãn rồi, nhưng dùng cần trúc dây nhợ muốn câu cá Đông Hải, quả là cũng khó.
Trang Tử cố ý biên soạn lại chuyện Nhậm công tử câu cá để thức tỉnh người đời dùng chí gánh vác chuyện lớn, không nên bị đạo lý nhỏ bé làm sai lầm. Chỉ có lập được đại chí mới có thể thành công lớn, nhược bằng chỉ nghiên cứu ở những kiến thức nhỏ hẹp, tiểu ngôn, mà mong được danh cao, gần như là không thể được. Chỉ có người thông đạt, sáng suốt tư tưởng sâu sắc, mới có thể có được thành tựu.
Triết lý phương Tây

Victor Hugo: Để lòng chúng ta tiềm ẩn một con rồng lớn, vừa là một khố hình, cũng là một điều hứng thú.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử - Page 4 EmptyWed Nov 09, 2016 10:39 am

95.Đại bạch nhược nhục, thịnh đức nhược bất túc
 
 
                                                                                                                                       Ngụ ngôn
 
Người thật sự nuôi dưỡng cao thượng, hành vi trong sáng, luôn cảm thấy mình không trong sạch, người thật sự đạo đức, phẩm chất tốt luôn cảm thấy mình còn thiếu nhiều.
Dương Chu muốn cùng Lão Tử học đạo. Dương Chu nhìn thấy Lão Tử ở ngoại ô nước Lương. Lão Tử vừa nhìn thấy Dương Chu liền thở dài mà nói: ''Người như ngươi thật không thể nào kiếm thuốc được''. Dương Chu nghe xong, không dám nói gì.
Sau khi đến nhà trọ, Dương Chu cung kính lạy Lão Tử chuẩn bị khăn lông, chậu nước rửa mặt, sau khi hầu Lão Tử rồi, mới phục xuống đất mà xin xá tội. Lão Tử nói: ''Trong mắt ngươi chẳng có người khác à! Dáng điệu bướng bỉnh như thế, ai có thể sống tự do được với
ngươi? Người thật sự tu tâm dưỡng tính, có hành vi trong sáng, lại luôn cảm thấy là mình không trong sạch; người thật sự có đạo đức, phẩm chất tốt, lại luôn cảm thấy mình không ra gì, tự mình có nhiều điều không đủ, từ đầu đến cuối giữ lấy diện mạo vốn có dù sẽ không cảm thấy mình tốt''.
Nghe những lời của Lão Tử, Dương Chu bỗng cảm thấy mặt mũi đỏ bừng, liền vội vàng nói với Lão Tử: “Con nhất định sẽ nghe theo lời của thầy dạy''.
Dương Chu từ phòng của Lão Tử bước ra, hết sức trách mắng mình, không những trách móc, mà lập tức thay đổi thái độ kiêu ngạo, thấy người thì chủ động chào hỏi, hay chủ động giúp đỡ làm những việc tạp vụ Dương Chu lúc này, nhớ đến mấy ngày trước, mình đều nghênh ngang bước vào phòng khách của nhà trọ, những lữ khách nhìn thấy liền xôn xao nhường chỗ tránh ra. Lúc ấy, Dương Chu vẫn thích chí, cho rằng đám đông tôn trọng người có
học nên làm như thế, từ đầu đến cuối không nghĩ rằng đó chính là do vẻ kiêu ngạo tác quái tạo nên! Ông ta nghe những lời phê bình của Lão Tử, thay đổi tính tình, nét mặt nhún nhường chờ đợi người khác, lại đến phòng khách loay hoay, nhìn ngó, quả nhiên những du khách không
cho ông là học giả nữa, không những rất nhiệt tình với ông, thậm chí còn giành chỗ ngồi với ông nữa.
Trang Tử mượn đoạn thoại này giữa Lão Tử và Dương Chu để nói với người đời về nguyên tắc xử thế của hành vi và sự tu dưỡng: ''Thật sự trong sạch dường như khuất phục; đạo đức cao dày dường như không đủ''. Làm người nhất định phải giữ nhân phẩm của mình, nhất thiết không được dựa vào tài cao mà kiêu ngạo, không được ỷ thế lấn át người khác, càng không được làm ra vẻ ta đây, mà phải có một phẩm chất đạo đức tốt ''nén sự tài trí, giấu
sự sắc sảo” thì mới có thể thật sự nhận được sự tôn kính, để lại tiếng thơm.
Triết lý phương Tây

Rousseau: Người vĩ đại tuyệt đối sẽ không lạm dụng những ưu điểm của anh ta, họ nhìn thấy chỗ vượt trội hơn người khác của họ và ý thức được điểm này, nhưng tuyệt nhiên không vì vậy mà không khiêm nhường. Chỗ vượt hẳn người khác của họ càng nhiều, thì họ càng nhận thức sự chưa đủ của mình.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử - Page 4 EmptySun Nov 27, 2016 7:02 pm

96.Nhân hữu bát tỳ, sự hữu tứ loạn, bất khả bất sát dã
 
 
                                                                                               Ngư phủ
 
Con người ta có 8 cái tật, 4 cái nạn
Không thể không nắm rõ
Khổng Tử đến một khu rừng rậm dạo chơi, gặp một người đánh cá trí tuệ, bèn hỏi ông ta về ''đạo''. Ngư phủ nói: ''Ngài thật là hiếu học!''. Khổng Tử bái lễ, nói: ''Tôi từ nhỏ rất hiếu học, năm nay đã 60 tuổi rồi nhưng vẫn chưa tìm thấy chân lý ở đâu, tôi dám không hết lòng nghe lấy sự giúp đỡ sao?''.
Ngư phủ đáp: ''Con người có tám loại bệnh, việc có bốn cái nạn, không thể không nắm rõ''.
Khổng Tử hỏi: ''Trước tiên xin hỏi ngài về tám thứ bệnh là bệnh gì?''.
Ngư phủ nói: ''Làm những việc không nên làm, đây gọi là ''tổng gộp''; người ta không tin lời mình nói, luôn luôn nói không dứt, đây gọi là ''bướng bỉnh''; dò đoán thuận theo ý của người khác, nói những lời mà người ta thích nghe, đây gọi là ''nịnh nọt''; không hỏi phải trái, chỉ biết phụ họa theo lời người khác, đây gọi là ''a dua''; thích nói đến chỗ yếu của người khác, đây gọi là ''gièm pha''; chia rẽ tình cảm giữa mọi người, đây gọi là ''tà gian''; người ca ngợi xảo trá,
người bài xích, ích kỷ, ganh ghét, đây gọi là ''gian ác''; không phân biệt thiện ác, lấy lòng hai bên, khiến người ta vui vẻ, đây gọi là ''nguy hiểm''. Tám loại bệnh này, ngoài thì nhũng nhiễu rối loạn kẻ khác, trong thì làm hại chính mình, đây là những thứ mà người có trí thông minh sẽ
không dám đến gần''.
Khổng Tử chăm chú lắng nghe, rồi lại hỏi: ''Vậy cái gì là bốn cái nạn?''.
Ngư phủ đáp: ''Thích làm việc lớn để mưu cầu danh lợi'' giả thông minh, tự làm việc theo ý mình, không xâm phạm đến người khác, đây gọi là ''tham''; nhìn thấy cái sai của mình mà không sửa, hay nghe lời can gián của người khác ngược lại còn tiếp tục phạm sai lầm, đây gọi là “tàn nhẫn''; cùng ý kiến với mình thì cho là đúng, không cùng ý kiến với mình, tuy tốt cũng nói là không tốt, đây gọi là ''kiêu căng''. Một người có bốn lo lắng này, sẽ khó mà nói chuyện đại đạo với anh ta''. Khổng Tử nghe xong, tư lự biến sắc, bái lạy hai ba cái rồi đi.
Ở đây, Trang Tử muốn mượn lời của người ngư phủ để khuyên con người tu dưỡng trí tuệ, không nên phạm vào tám loại bệnh: Tổng gộp, nịnh bợ, a dua, gièm pha, gian tà, gian ác, nguy hiểm. Không nên phạm vào bốn điều lo nghĩ: Ham danh lợi, tham lam, tàn nhẫn, kiêu căng. Tám thứ bệnh, bốn thứ lo nghĩ này là sai lầm thường gặp nhất của người đời. Thật ra, muốn tránh bỏ chúng, chẳng phải là dễ nhưng chúng ta vẫn có thể lấy đó để cảnh giác.
Triết lý phương Tây

Ralph Waldo Emerson: Sự tôn trọng lớn nhất của chúng ta với những khả năng tận cùng của chân lý là sử dụng nó.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử - Page 4 EmptySun Dec 04, 2016 9:36 am

97.Chân giả, tinh thành chi chí dãi Bất tinh bất thành, bất năng động


                                                                                       Nhân gian thế
Thành thực trong đức tính con người là biểu hiện cao nhất của lòng thành, không có tấm lòng thành, thì không thể lay động lòng người.
Một lần Khổng Tử cùng đệ tử du ngoạn vùng ngoại ô đến khu rừng tên là Tri Duy, ngồi dưới gốc cây hạnh đàn ca ngâm vịnh, gặp một ông lão đánh cá, hai người bắt chuyện với nhau. Khổng Tử nghe rất nhiều ý kiến mà ông chưa từng được nghe, cảm nhận sâu sắc người đánh cá không phải là người bình thường, thật sự có cảm giác gặp gỡ quá muộn, thế là thỉnh giáo ông ta cái gọi là “chân tính''.
Ngư phủ nói: ''Đóa hoa tính người, thì đóa tinh khiết nhất, thành thực nhất là chân tính; không thanh khiết, không thành thực, không thể động lòng người. Cho nên, người khóc dối có vẻ mặt bi thương nhưng không có tiếng đau xót, người giận dữ giả có vẻ nghiêm trang nhưng không có thái độ uy nghi, người yêu thương giả thì có vẻ mặt tươi cười nhưng không có hòa khí. Thật sự bi thương cho dù không ra tiếng cũng đau xót, thật sự tức giận cho dù không lộ ra cũng uy nghiêm, thật sự yêu thương cho dù chưa cười cũng hòa khí. Trong lòng thanh khiết, thành thực, bên ngoài chiếu rọi ra thì có thể khiến người ta động lòng, đây là chỗ đáng quý của chân tính''.
Người đánh cá sau khi giảng xong, hơi dừng câu chuyện lại, rồi tiếp lời: “Đem chân tính thể hiện vào trong quan hệ giao tiếp với mọi người, phụng dưỡng cha mẹ sẽ càng thuận thảo, trợ giúp cho nhà vua sẽ càng trung thành, uống rượu sẽ càng vui vẻ, chịu tang sẽ càng đau xót. Phụng dưỡng mẹ cha lấy sự khoan khoái là chính, trợ giúp nhà vua lấy công lao là chính, uống rượu lấy niềm vui là chính, chịu tang lấy đau thương là chính. Phụng dưỡng cha
mẹ trong lòng thấy thoải mái là tốt, không phải ở tiền nhiều tiền ít; phụ tá cho nhà vua lấy công lao và sự chu đáo là tốt, không phải ở chức quan to quan nhỏ; uống rượu vui vẻ là tốt rồi, không ở quy cách cao thấp; chịu tang đau thương là tốt, không ở nghi lễ phức tạp hay rườm rà. Lễ nghĩa là con người làm ra, nhiều thay đổi; chân tính là trời phú, tự nhiên hình thành mà không thay đổi. Sở dĩ thánh nhân noi theo tự nhiên, tôn trọng chân tính, mà không thích sự câu thúc của thói đời; ngược lại người ngu xuẩn, không noi theo tự nhiên, mà chiều theo trào lưu xã hội, không tôn trọng chân lý mà thay đổi tới lui với nghi lễ ở đời, mệt mỏi rã rời, cuối cùng trong đầu chỉ là sự trống rỗng''.
Tuy Trang Tử mượn lời của ngư phủ để phê phán tư tưởng Nho gia, trình bày ''nắm giữ sự chân thật của nó'' của ông ta, vẫn là chủ trương quay về với tự nhiên, nhưng ''người
chân thật, thì chân thành vô cùng; không chân thành thì không thể làm động lòng người'' của ông ta thật sự là câu nói nổi tiếng chí lý, làm cho chúng ta phải suy ngẫm.
''Chân'' có thể lý giải là chân thật, không ngông cuồng, chân tâm thành ý, giữ chữ tín, thành thực không lừa dối, trong giao tiếp xã hội, một người lấy “chân thành'' để đối đãi với người khác, cho dù anh ta có bao nhiêu khuyết điểm, người khác khi tiếp xúc với anh ta, tinh thần vẫn cảm thấy thoải mái. Người giống như thế nhất định có thể tìm thấy hạnh phúc, trong sự nghiệp cũng sẽ có thành tựu, đây là vì lấy sự thành thật đối xử với người khác, người khác cũng sẽ lấy sự chân thành đối lại. 


Triết lý phương Tây
Geoffrey Chaueer: Chân thành mới là đạo đức tốt cao nhất trong cuộc đời.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử - Page 4 EmptyThu Dec 08, 2016 8:03 pm

98.Phu thiên kim chi châu, tất tại cửu trùng chi uyển nhi ly long hạ. Tử năng đắc châu giả, tất tao kỳ thùy dã.
 
 
                                                                                           Liệt ngữ khấu
 
Viên ngọc châu trị giá ngàn vàng ấy, nhất định giấu dưới cằm của con rồng đen trong vực sâu, bạn có thể dễ dàng có được viên bảo ngọc này, nhất định là lúc rồng đen đang ngủ.
Trang Tử đạm bạc, hiếu đạo, bình thường không màng vinh hoa, lợi lộc. Ông có một người bạn học mưu cầu danh lợi, lấy hết lời lẽ thuyết phục Tống vương, cuối cùng nhận được sự vui vẻ của Tống vương, thưởng cho ông ta mười xe ngựa. Người đó đắc ý đến trước cửa nhà Trang Tử khoe khoang với Trang Tử.
Trang Tử hiểu được ý, cười nói: ''Anh bạn già đã thăng quan tiến chức, xin nghe tôi kể câu chuyện này''.
Người đó hiên ngang lắng nghe. Trang Tử tiếp tục: ''Trước nhà tôi có một người nghèo, bình thường sống bằng nghề dệt chiếu. Một hôm, con trai ông ta đi chơi đến Hà Trung, lặn xuống dưới đáy một vực sâu mười trượng, nhặt được một viên minh châu, hết sức vui mừng mang về cho người cha xem. Người cha chau mày bảo anh ta, hãy mau lấy đá đập vỡ viên minh châu đó''.
“Sao vậy cha?'', người con trai ngạc nhiên hỏi.
''Đây là viên minh châu hiếm có, nhất định là ở dưới vực sâu chín tầng, nơi ẩn hiện của con rồng đen. Con có thể có được viên ngọc ấy, nhất định là do lúc con rồng đen đang ngủ, nếu không con đã bị nó ăn thịt mất rồi''.
Trang Tử dừng lại một lát, rồi lại nói: ''Cung điện của nước Tống hiện nay giống như vực sâu chín tầng, sự hung mãnh của Tống vương giống như con rồng đen, nhờ tài trí của ngài mà có thể đạt được sự khen thường của Tống vương, nhất định là đúng lúc nhà vua đang ngủ nếu Tống vương đang thức, thì ngài đã tan xương nát thịt từ lâu''.
Trang Tử còn kể một câu chuyện ngụ ngôn khác. Nước Tống có một người tên là Tào Thương, đi sứ nước Tần cho Tống vương, mà được một trăm xe, kiêu ngạo với Trang Tử.
Trang Tử lấy một câu ví dụ để châm biếm Tào Thương. Ông nói Tần vương bị bệnh cho gọi thầy thuốc đến, người trị khỏi mụn nhọt, phù thũng thì thưởng một chiếc xe, người liếm mụn nhọt thì thưởng 5 chiếc xe, ''cách trị càng thấp hèn thì càng được nhiều xe. Tào Thương là do liếm mụn nhọt cho Tần vương nếu không, sao có thể được nhiều xe đến vậy?
Trang Tử lấy câu chuyện này để cảnh báo chúng ta: ''Người đời không nên bị tiền tài, sự kiêu căng xa xỉ làm mê loạn trái tim, vì ngoại vật quý hiếm mà quên đi sự nguy hiểm của tính mạng, há chẳng phải là chẳng đáng hay sao?''.
Triết lý phương Tây

Ralph Waldo Emerson: Nếu bạn đặc biệt muốn ngắm trăng, nó sẽ trở thành thứ đẹp đẽ nhưng không có giá trị.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử - Page 4 EmptySat Dec 17, 2016 11:09 am

99.Cố thánh nhân chi dụng binh dã, vong quốc nhi bất thất nhân tâm
 
 
                                                                                          Đại tông sư
 
Cách thánh nhân dụng binh, tuy tiêu diệt nước kẻ khác nhưng cũng không mất lòng người nước đó
Trang Tử trong câu này nói rõ lòng người quan trọng bao nhiêu, vì lòng người ủng hộ hay phản đối là then chốt của thắng bại trong chiến tranh, công thành đoạt đất, hành binh đánh giặc như vậy, trong việc quản lý con người cũng như thế. Vì vậy, trong xí nghiệp làm sao giành nhân tâm, có được nhân tâm, là bài học mà mỗi người quản lý đều phải xem trọng.
Cao Hán Tổ Lưu Bang chính là một bậc minh quân hiểu được cách lấy lòng người, giỏi về mưu lấy nhân tâm. Một lần, Lưu Bang mở tiệc rượu ở cung phía Nam thành Lạc Dương, Cao Tổ nói: ''Các tướng lĩnh chư hầu không nên che giấu ta, mà nên nói ra quan điểm chân thật của mình. Ta có được thiên hạ, nguyên nhân là gì? Hạng Vũ mất thiên hạ, nguyên nhân là gì?''.
Cao Khởi, Vương Lăng đáp: ''Bệ hạ tuy tính tình tùy tiện, hay sỉ nhục người khác, Hạng Vũ tuy nhân từ, bảo vệ người, nhưng bệ hạ khiến người công chiếm thành trì đoạt lấy đất đai, thành trì đất đai hạ được thì cấp cho người có công, cùng thiên hạ chung hưởng lợi ích; còn Hạng Vũ ganh tỵ người tài, có công lao thì giết hại họ, người có tài năng thì nghi ngờ họ, đánh thắng trận nhưng không ghi công cho người khác, đoạt được đất đai lại không cấp cho
họ chỗ tốt, đấy chính là nguyên nhân của việc ông ta mất thiên hạ''.
Cao Tổ nói: ''Hai khanh chỉ biết một mà không biết hai. Vận dụng mưu kế, sách lược, quyết định thắng lợi của cuộc chiến, ta không bằng Trương Lương; trấn giữ quốc gia, làm yên lòng trăm họ, cung cấp lương thực tiền lương, không bị gián đoạn đường lương thực, ta không bằng Tiêu Hả; tổ chức chỉ huy đại quân trăm ngàn người, đánh tất thắng, công phá tất hạ được, ta không bằng Hàn Tín. Ba vị đều là hào kiệt trong dân, ta giỏi dùng họ, đấy chính là
nguyên nhân ta được thiên hạ. Hạng Vũ có một Phạm Tăng hết mực trung thành, lại không thể tín nhiệm ông ta, đấy là nguyên nhân thất bại của ông ta.
Do vậy, chúng ta nên nhìn thấy nhân tài là cái gốc của sự nghiệp hưng thịnh, ai nhận biết được điểm này, gắng sức làm theo, thì người ấy có thể đi trên con đường thành công.
Triết lý phương Tây

Miller: Thân mật là sợi dây không nhìn thấy được giữa tổ chức, người quản lý và nhân viên. Có được cảm giác thân mật, mới có thể có sự tín nhiệm, lòng hy sinh và sự trung thành.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử - Page 4 EmptySun Dec 18, 2016 10:27 am

100.Minh vương chi trị, công cái thiên hạ nhi tự bất tự kỷ, hóa thải vạn vật nhi dân phất thị; hữu mạc cử danh, sử vật tự hỉ; lập hồ bất trắc, nhi du vu vô hữu giã dã
 
 
                                                                                          Ứng đế vương
 
Một vị vua anh minh trị đời, cai quản thiên hạ mà không quy về mình, dạy dỗ vạn vật, trăm họ cho rằng là từ tự nhiên. Minh vương trị đời thành công, thực ra không sao có thể dùng lời để hình dung, chỉ có thể nhìn thấy vạn vật sinh trưởng tự nhiên, mỗi người mỗi việc. Cách cai quản của minh vương là đứng ở sự thay đổi bất trắc, mà lòng ngao du là đạo hư vô.
Ứng đế vương'' là lý luận chính trị của Trang Tử, về căn bản nó là tư tưởng chính trị ''vô vi nhi trị'' (không làm để trị) của Lão Tử. Đây là đoạn nói chuyện giữa Lão Đam và Dương Tử Cư. Trang Tử từng giảng một bài ngụ ngôn rất thú vị, nội dung thế này:
Hoàng đế đợi bảy vị thánh muốn đi núi Cụ Tý xem Đại Ngỗi (hình tượng bậc chí nhân thời xưa), thỉnh giáo ông thuật trị thiên hạ. Nhưng đến ngoại ô Tương Dương thì bảy vị thánh nhân thông minh tuyệt đỉnh này đi lạc, ngay đến người hỏi thăm đường cũng không tìm thấy.
Bảy vị thánh đang loay hoay, không biết làm thế nào, thì gặp một đứa bé chăn ngựa, liền chạy đến hỏi đường.
Hoàng đế hỏi đứa bé có biết ngọn núi Cụ Tý, trong núi có Đại Ngỗi hay không, đứa tiểu đồng đều biết cả. Hoàng đế nhìn thấy đứa trẻ thông minh như thế, đoán nó tuyệt đối không phải là người thường, bèn thỉnh giáo nó thuật trị thiên hạ. Đứa tiểu đồng không chút do dự liền đáp:
Trị thiên hạ rất dễ, chỉ vậy thôi, không phải làm gì cả. Nó lúc du ngoạn thế gian, bị bệnh choáng váng xây xẩm, có một lão già nói với nó rằng: ''Mặc thời gian trôi qua, hãy đến nơi hoang vắng Dương thành để du ngoạn''. Bệnh của nó dần dần đỡ hẳn, lại muốn đến thế gian du ngoạn. Đạo
lý trị thiên hạ rất giản đơn, chỉ cần giống anh ta tùy tiện, tự do tự tại rong chơi là được. Đứa trẻ giảng giải tỉ mỉ như vậy hoàng đế lại không thể nào nắm được nội dung chính. Ông kiên trì muốn tiểu đồng nói rõ ràng, nếu không ông sẽ không đi. Tiểu đồng đành so sánh cách nói: Trị thiên hạ giống như chăn ngựa vậy, chỉ cần bỏ con ngựa hại ra là đủ. Hoàng đế nghe xong, bỗng tỉnh ngộ ra bái tạ tiểu đồng, tôn là ''thiên sư''.
Lần thứ nhất đứa trẻ chăn ngựa giảng cho hoàng đế thuật trị thiên hạ, nhấn mạnh một chữ ''du” (rong chơi), ý lời nó là trị thiên hạ không phải lo nghĩ chuyện gì cả, việc gì cũng không phải làm, tất cả mọi việc đều dựa theo sự tự do của nó mà phát triển, người dân muốn làm gì thì làm, vốn không muốn can thiệp. Lần thứ hai giảng ''bỏ con ngựa hại'', điều chỉ đến là người lấy nhân nghĩa lễ nhạc... để trị người, họ tàn phá linh hồn, thể xác người dân, là ''con ngựa hại'' trong đám người, trước đây tất bật vì thiên hạ, thực tế là hại thiên hạ, lĩnh ngộ được ''vô vi'' mà mình làm được thì thiên hạ đã đại trị rồi.
Triết lý phương Tây

Goethe: Chính phủ tốt nhất vẫn là dạy chúng ta tự mình cai trị mình.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử - Page 4 EmptyThu Dec 22, 2016 11:26 am

101.Thượng tất vô vi nhi dụng thiên hạ, hạ tất hữu vi vi thiên hạ dụng, thử bất dị chi đạo dã
 
 
                                                                                                Thiên đạo
 
Bậc đế vương phải vô vi mới có thể sai khiến, dùng được thiên hạ, bề tôi phải hữu vi mới có thể có ích cho thiên hạ, đây là đường trời nghĩa đất (đạo lý trời đất), quy luật
không thể tùy tiện sửa đổi.
Trang Tử chủ trương ''vô vi nhi trị'' (không làm để trị) nhưng ''vô vi'' hoàn toàn không phải là tiêu chuẩn hành vi sở hữu của con người, ''vô vi'' chỉ là tiêu chuẩn hành vi của ''người trên'', ''người chủ'', tiêu chuẩn hành vi của ''người dưới'', ''kẻ bề tôi'' phải là ''hữu vi'' đối lập với ''vô vi''.
Chỉ có sự kết hợp, thống nhất giữa ''hữu vi'' của bề tôi và ''vô vi'' của nhà vua, quốc gia mới có thể cai trị có hiệu quả. Trang Tử không chỉ lặp lại nhiều lần việc trình bày, phân tích tư tưởng ''vô vi nhi trị'' trên cơ sở lý luận mà còn kể một câu chuyện lịch sử chứng minh chính xác chủ
trương của mình.
Đây là đoạn đối thoại giữa Nghiêu và Thuấn. Nghiêu hỏi Thuấn dụng tâm thế nào, Thuấn bảo ông bản thân không ngạo mạn, rất lễ độ đối xử với những người khốn khổ không nơi bày tỏ, không bỏ rơi bất kỳ người nghèo nào, thương xót người chết, thích trẻ con, đối với phụ nữ cũng rất quan tâm. Tóm lại, ông quan tâm đến những người yếu đuối cô đơn, bé nhỏ, khốn khổ.
Thuấn nghe những lời Nghiêu nói, cảm thấy Nghiêu có thể làm chính trị nhưng lòng dạ không thể rộng rãi hơn thêm. Nghiêu rất kinh ngạc, hỏi lại: ''Vậy phải làm thế nào mới có thể rộng rãi hơn, sâu xa hơn?''.
Thuấn nói: ''Trời dựa vào đức của mình để vận hành, trái đất hiện ra một vùng đất bình yên. Mặt trời chiếu sáng, bốn mùa thay đổi, ngày đêm thay nhau, mây trôi nổi, mưa rơi, tất cả đều dựa vào quy luật biến hóa của mình”
Nghiêu sau khi lĩnh hội được những lời của Thuấn, với dụng tâm của mình với thế giới trong quá khứ, vì những việc vặt mà bị liên luỵ mà tự kiểm điểm lại, liền nói: ''Chúng ta vướng mắc không rõ ràng, hợp thành một người ư? Ngài và thiên đạo tương hợp, thuận với tự nhiên; tôi với dân chúng tương hợp, nhịp nhàng tìm kiếm nhân sự''.
Giống Lão Tử, Trang Tử đem tất cả những hiện tượng bất hợp lý trong xã hội, đều quy tội vào sự ''hữu vi'' của cấp thống trị. Ví dụ, người thống trị vơ vét cướp bóc bằng sưu cao thuế nặng, dân đen rơi vào cảnh khốn khó, người thống trị tham lam của cải, người dân sẽ đi trộm cắp; người thống trị hiếu chiến, sẽ mang lại bất hạnh cho người dân. Tóm lại, bất kỳ sự ''hữu vi'' nào của người thống trị cũng đều là tai họa cho người dân.
Vì vậy bậc đế vương thống trị thiên hạ, làm sao có được sự thành công? Nói đơn giản, chính là ''Đế vương vô vi, bề tôi hữu vi''.
Triết lý phương Tây

Henry Albert: Làm cho cấp dưới có tài năng có được cảm giác có công việc, sứ mạng là một trong những đặc tính đáng quý của người lãnh đạo.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





Triết Lý Trang Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử - Page 4 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Triết Lý Trang Tử
Về Đầu Trang 
Trang 4 trong tổng số 5 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5  Next
 Similar topics
-
» Triệt sản nam tạm thời
» Bảy Đại Triết Gia Trung Quốc Đời Chu - Tần
» Phương pháp triệt sản tạm thời
» Chết Hỗn Độn – Trang Tử
» ***Trang Tử***

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Các Đạo Khác-
Chuyển đến