Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Go down 
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật Empty
Bài gửiTiêu đề: Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật   Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật EmptySat Apr 25, 2015 10:22 am

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
 
Kính thưa các bậc cao tăng trưởng lão, thiện hữu tri thức, anh chị em bạn bè thân hữu xa gần..thưa toàn thể quý vị!..
 
Vừa qua bà ngoại của TAQ do căn bệnh trái gió giở giờ, mặc dù đã được các bác sĩ, gia đình con cháu  tận tình cứu chữa..nhưng do tuổi cao sức yếu ngoại tôi đã đột ngột qua đời vào hồi 5h 40 ngày 20/4 tức ngày mùng 2 tháng 3 Ất Mùi 2015. hưởng thọ 75 tuổi.
 
Kính thưa quý vị!
Ngoại tôi hoàn toàn mạnh khỏe bình thường..chỉ sau một giấc ngủ..mà đã thanh thản qua bên kia cõi tịnh.
 
Phần chung theo thế tục..mẹ tôi ra đi một cách đột ngột như vậy khiến cho người thân gia đình, bà con lối xóm, anh em bạn thân hữu rất bất ngờ và thương cảm.
 
Nhưng nếu dùng tuệ nhãn của đạo Phật thì hoàn toàn khác . Tại sao tôi lại nói như vậy?
 
Thưa quý vị!
Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni thọ 80 tuổi ngài vào NẾT BÀN.
Phước đức của đức Phật là vô cùng rộng lớn..nếu như phước đức của Phật có hình có tướng thì PHƯỚC của Ngài đã đầy khắp cả hư không này rồi, là vô biên vô tận Phước...Nhưng Ngài vẫn giải thoát cái thân tứ đại làm bằng Đất nước gió lửa này mà trở về CHÂN NHƯ. Hoàn toàn thoát khỏi luân hồi không còn phải trói buộc bởi cái sinh già bệnh chết nữa. Ai cũng biết tuổi già mắt mờ tai điếc, đau xương nhức mỏi..có chăm sóc cái thân người này đến thế nào đi nữa , rồi thì nó vẫn cứ phải chịu cái luật SINH TỬ. Nghĩa là đã có sinh là có tử. Sự thật thì cái chết là điều chắc chắn cho tất cả những ai sinh ra..cái chết có thể đến bất kỳ lúc nào..như một cái trượt chân té ngã, một cú nhồi máu cơ tim, máu não, một cú va chạm xe cộ , một cơn gió độc, hay tai bay vạ gió..một cái chuyển động, chuyển mình của trời đất...thì cũng đã mất thân mạng rồi.
Sự thật chúng ta phải nhớ kỹ rằng mỗi một ngày qua đi, một tháng qua đi, một năm qua đi..là tuổi thọ của chúng ta đã giảm dần. và thần chết đã đuổi kịp gần chúng ta. Thật ra sự sống chỉ trong một hơi thở thôi. Như ta hít vào thở ra. hít vào thở ra... mà thở ra không hít vào được nữa , như thế là đã chết. Rõ ràng sự sống chỉ trong một hơi thở.
Cái thân người của ta đây hoàn toàn vay mượn của tứ đại là ĐẤT NƯỚC GIÓ LỬA
da thit, xương cốt, tóc tai này là mượn của đất..khi chết rồi nó lại tan hoại trả lại cho đất.
Máu huyết, đờm dãi, mồ hôi, nước mắt, nước mũi..ta mượn của nước. Khi chết nó sình thối tan hoại trả lại cho NƯỚC. Hơi thở của ta mượn của gió (khí trời) khi thở ra mà không hít vào được nữa thì ta đã chết,. và gió lại trả về gió. Hơi ấm của ta là thuộc về lửa khi người chết thì đều lạnh cứng hơi ấm này lại trả hết về cho Mặt Trời (lửa) rõ ràng cái thân người này hoàn toàn là giả tạm, chẳng có gì là của ta cả. Nếu là của ta thì nó phải chịu sự sai xử của ta..Vậy tại sao ta muốn khỏe mạnh mà nó lại cứ ốm yếu, sổ suýt. Lúc ta không muốn đi tiểu thì nó cứ đòi phải đi tiểu, không phải lúc mà nó cứ ùn ra, không nhịn được nữa thì ra cả quần khai thối không thể chịu được. Nó bắt ta phải trả nợ cho ĐẤT NƯỚC GIÓ LỬA đó thôi.
 
Chính vì đức Phật thương chúng sinh nên ngài thấy cảnh sinh già bệnh chết..tuổi già mắt mờ tại điếc, thân thể xương gân đau dật mà Ngài chán cái nhà đã mục này..cái nhà tù dài hạn này nó giam hãm cái CHÂN NHƯ  cái vỏ, tường nhà này được vay mượn bởi Đất nước gió lửa nó được xoa chát, ngụy trang bằng, làn da, xương cốt, máu huyết tanh hôi..phải chịu cái nóng, cái lạnh, đói, khát, cái đau bệnh..thật là vô vàn khổ sở..nên Ngài chán cái cảnh già mà Ngài nhập NẾT BÀN năm 80 tuổi. Để thành Phật, Như Lai không còn sinh diệt đến đi gì nữa.
 
Bà Ngoại của TAQ năm nay cũng đã 75 tuổi cũng gần bằng tuổi của Phật mà ra đi một cách than thản nhẹ tợ lông hồng, không một chút luyến tiếc gi cái thế giới ta bà khổ này, mà sau một giấc ngủ bà đã đến với cõi Phật. Hoàn toàn rũ bỏ giải thoát khỏi cái nhà tù giam hãm bằng cái thân người này. Nếu lấy CHÁNH NIỆM mà nhìn thì bà Ngoại thật là có phước..xin chúc mừng  Ngoại mới phải. Thật sự có người muốn chết cũng chẳng được muốn sống cũng chẳng xong.
 
Qúy vị hãy nhìn ra xung quanh xem có những người già sống hơn tuổi Phật, thế tục chúng ta thường tham sống sợ chết nên cho là thượng thọ, là quý..
Nhưng chúng ta trực tâm mà soi rọi xem sao.
Người tuổi trẻ khí huyết còn sung mãn, ăn khỏe, ngủ khỏe, uống khỏe,..tỳ vị..còn mạnh nên ăn thấy ngon miệng cơ thể hấp thụ tốt..để tiếp tục phát triển thành tráng niên...
Nhưng với tuổi già thì sao?
Mắt mờ răng rụng, ăn uống cũng không còn thấy ngon miệng..với các gia đình giàu có tẩm bổ cho các cụ thật nhiều thì  cơ thể của người già cũng đâu có hấp thụ được như cánh con trẻ nữa..không khéo lại sinh bệnh.
Có câu bệnh tòng khẩu nhập họa tòng khẩu xuất. Nghĩa là bệnh cũng do ta ăn uống vào, mà sinh bệnh, họa cũng từ cái miệng của mình hay nói láo chửi bệnh mà ăn đòn là vậy đó.
Nói thật có những cụ ông, cụ bà cao tuổi tâm trí lẫn lắm rồi.. nếu không cẩn thận nâng giấc để các cụ ngã ra đấy thì thật là khổ. Thiên hạ sẽ chửi cho là đồ con cháu bất hiếu.//.vì vậy mà thậm chí có nhà còn  xây dành riêng hẳn cho các cụ một cái phòng riêng biệt..sáng ra bưng nước vào, tới bữa bưng cơm bón vô cho các cụ, chậu khăn rửa chân rửa mặt cắt tóc, móng tay, móng chân cho các cụ. Vệ sinh đủ thứ đều trông nhờ vào con cháu... các cụ ăn hoàn toàn theo bản năng sinh tồn đâu còn thấy cái thích thú về ăn uống như tuổi trẻ nữa..con cháu đến nhiều cụ đã lẫn chẳng còn nhận ra con cháu người thân nữa.
Khi các cụ hết duyên chán bỏ cái thân thể vay mượn này thì có rất nhiều trường hợp người thân con cháu gào khóc ngất, ngất nên, ngất xuống. không ít những trường hợp đưa tang cha mẹ con cháu khóc ngất cứ phải bế cấp cứu, hết người con này lại đến cháu khác...có người còn nhảy bổ cả theo xuống huyệt đòi chết theo người dưới huyệt. Thật là vô minh mê muội, đau khổ làm sao.
 
Nếu khóc, ngất như vậy mà người chết ông bà cha mẹ  sống lại được thì hãng gào hẵng khóc..làm như vậy là quá mê muội quá là luyến ái, luyến ái quá lớn chính là nguyên nhân người mất không chịu siêu thoát, phải chịu đọa đầy ở những cảnh giới thấp, phải làm ma đói, ma khát đó quý vị..luyến ái, níu kéo như vậy hương linh người mất làm sao mà siêu thoát.
Sự thật thì các cụ đã thoát khỏi cái nhà tù bằng thân người này rồi. Đâu còn mắc nợ như những kẻ còn ở cõi trần gian này nữa..cái Tánh Linh vốn đã đầy đủ từ vô thỉ vô chung đến giờ, đâu có sinh, đâu có diệt.. các cụ đã hoàn toàn thoát xác, không còn phải chịu cái cảnh sinh già bệnh chết nữa. Vậy ta phải chúc mừng các cụ mới phải chứ sướng quá rồi, các cụ đã hết duyên hết nợ đời này.Phước đức cho các cụ quá rồi còn gì nữa.
 
 
 
 
Kính thưa quý vị!
Trong Phật Pháp,  chư Phật chư tổ thường dạy: Lý sự phải viên dung, nghĩa ấy thế nào?
Chúng ta là người ở thế tục. Đều hiểu rằng không ai thương con hơn cha mẹ. Con cháu đều phải phụng dưỡng cha mẹ lúc về già. chứ con người chúng ta không phải là gỗ đá. Nên những lúc cha mẹ già yếu đều phải thuốc thang chăm sóc cho các cụ..anh em con cháu trong nhà phải đoàn kết bảo ban ,hòa thuận giúp đỡ lẫn nhau. Khi ông bà cha mẹ về già, hết duyên quy tiên rồi thì chúng ta phải lo mọi việc cho chu toàn để cho các cụ được mồ yên mả đẹp thanh thản mà ra đi. Như ta nương dựa vào Phật Pháp, làm nhiều việc thiện, phóng sinh các loài vật, cùng dường Phật sự đến chư Tăng, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, người nghèo cô đơn tật nguyền, thiên tai bão lũ..tất cả những việc làm đó nương nhờ chư Phật hồi hướng trợ duyên cho hương linh người mất được siêu thoát.
 
Đáng tiếc rất nhiều người lại mê muội nghe theo số đông mờ mịt..xin thưa với các bạn ngay cả người được gọi là Phật tử không ngoại trừ cả người xuất ra cũng chưa hẳn là hành đã đúng theo chánh pháp lợi lạc cho người mất và người còn đâu.
 
Khi các cụ đã qua đời rồi, thì mổ lợn mổ gà, cắt cổ vịt đập đầu chó..mời thầy làm đủ các thủ tục rườm rà , gửi vong, nhốt vong..toàn thứ tà vạy..
 
Hôm vừa rồi có cụ già cũng là Phật tử đến hỏi thăm và chia buồn cùng với gia đình tôi, cụ có hỏi:
 
Bà nghe nói người mất ở đường, ở chợ, ở bệnh viện..thì phải nhờ một ông thầy tới nơi đó để gọi vong về nhập mộ việc này thế nào hả cháu?
 
Cảm ơn bà đã tới chia buồn với gia đình và có câu hỏi thật là hay lắm, giờ cháu xin được chia sẻ với bà:
 
-Trước tiên việc đó đúng và cũng không đúng.
Nghĩa ấy là thế nào?
 
Vì chúng ta nghĩ như vậy , nên chúng ta mời thầy đến gọi vong về nhập mộ, vong linh người mất vốn đầy đủ tánh thấy biết, nhưng lại không được khai thị giác ngộ nên quyến luyến nghe theo lời thầy ,thương con thương cháu..rồi được thầy gia đình mời về cúng kiếng đầy đủ..không biết rằng mình đã chết rồi, âm dương cách biệt. Vẫn nghĩ mình còn sống mà nhớ nhà, nhớ con nhớ cháu không chịu rời đi,  không chịu nhận  cái Tánh linh nhiệm mầu, bất sanh bất diệt hoàn toàn đã thoát khỏi cái thân người giả tạm này rồi mà than thản nhẹ nhàng siêu thoát.
 
Đã vậy. Đến ngày dỗ chạp chúng nó mới cúng cơm cho mình, thế còn 365 ngày khác trong năm thì chúng nó không mời, không cúng thành ra hương linh phải chịu cảnh đói khát..rồi sân hận không  siêu sanh được ..vô hình chung cái gọi là ông thầy đó đã cùng với gia đình con cháu tự biến hương linh của các cụ, người thân của mình thành ma, thành quỷ đói, khổ sở vô cùng. đó là đúng và không đúng.
 
 
 
 
Chắc bà là Phật tử thì cũng đã được nghe kinh, pháp, các thầy dạy nhiều rồi câu: "vạn pháp do tâm tạo" .
Đức Phật dạy rằng "tất cả các chúng sinh đều có Phật tánh", khi cái tánh giác cái nhân Bồ Đề này đã rời bỏ cái thân giả tạm rồi thì đâu còn chịu sự sai xử của đói khát nóng lạnh nữa..và trong kinh bát nhã chắc cũng được nghe{ sắc bất dị không, không bất dị sắc...bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm...Thưa cụ cái Bồ đề chân như này nó đã hoàn toàn đầy đủ cả rồi..không còn chịu trói nhốt trong cái nhà tù bằng thân người nữa.
 
Như chúng ta còn sống đây, có việc muốn đi Hà Nội thì phải bắt xe đi tới hà nôi. còn cái tánh linh giác này, khi đã chút bỏ cái thân vay mượn, giả tạm rồi. thì nó vốn đầy đủ thần thông, diệu dụng...muốn tới hà nội thì khảy móng tay là đến, kể cả nửa bên kia địa cầu.
Với Tâm Bồ Đề Chân Như với người thực hành theo chánh Pháp. Thì chỉ cần đến họ tên người mất, đại hạn ngày tháng năm... hưởng thọ bao nhiêu..phần mộ đang được an táng ở đâu. Bằng nguyện lực của các chư tăng và oai đức của Chư Phật mười phương hồi hướng tới hương linh người mất là vong linh sẽ nhận được đầy đủ phước duyên để siêu sanh tới nơi nhàn cảnh, thật là nhẹ nhàng và diệu dụng làm sao. Trong Phật pháp thường có câu "Phật Pháp là bất khả tư nghì" nghĩa là đừng có mang cái hý luận của thế tục mà so đo với Phật Pháp là thế đó.
 
Và đó cũng là câu trả lời của cháu với câu hỏi của bà là cũng đúng cũng không đúng là vậy.
 
Trong giờ phút sinh ly tử biệt TAQ có làm mấy câu phúng điếu để tiễn đưa bà ngoại thanh thản về với Phật như sau:
 
Thế gian tất cả đều vô thường
Ngoại đã quy tiên Rể khóc thương
Vô Lượng Như Lai đồng tiếp độ
Ta Bà đã chán mẹ về Tây Phương.
 
...Thế gian tất cả đều vô thường, nghĩa là muôn vật, muôn sự ở thế gian này đều chịu chung định luật của vô thường.
Ví như trước kia khu đất này là cái ao..giờ đây thì người ta đã đổ đất xây dựng thành nhà cao tầng, phố chợ rồi, trước kia khu đất này là quả đồi núi.. thì giờ đây người ta đã xẻ núi san đường thành một khu đô thị mới rồi..Cái xe, cái bàn, cái máy.. giờ nó han rỉ hư hỏng thành đống sắt vụn cả rồi , thì đừng nói gì là con người nữa...người vừa trông thấy hôm qua thì giờ đây đã trở về cái hư không...
 
Ngoại đã quy tiên Rể khóc thương
...nghĩa là con người ta chứ không phải gỗ đá, người mẹ đã vì mình mà vất vả khổ sở vô cùng chăm chút cho con bú mớm, dạy dỗ cho mình bao nhiêu là thứ đau khổ vất vả cũng vì mình công lao không thể đếm kể..là con người ai là không thương cảm những lúc sinh tử, tử sinh như thế này cơ chứ.
 
Vô Lượng Như Lai đồng tiếp độ
..nghĩa là với nguyện lực từ bi của chư Phật mà có vô lượng như lai, vô lượng bồ tát..đồng hành siêu độ cho hương linh của Ngoại.
 
Ta Bà đã chán mẹ về Tây Phương.
...Nghĩa là: 75 tuổi mẹ đã âm thầm đắng cay, vất vả khổ sở, nuôi dạy con trách nhiệm với gia đình và xã hội...ngược xuôi đây đó vì gia đình xã hội. mà bản chất của thế giới ta bà này là đảo điên, cái cõi tạm này hoàn toàn như mộng huyễn bào ảnh giả tạo không có gì là vĩnh viễn, miên trường cả..mà nó luôn quay đảo bốn mùa đắp đổi quay cuồng...nên ngoại đã chán, ra đi không một chút gì luyến tiếc cái thế giới ta bà khổ đau này nữa. Ngoại về Tây Phương..cõi đó có vô lượng thọ quang Phật không còn tham sân si đắm nhiễm một chút gì cả vui cùng chư Phật mãi mãi bất sinh bất diệt. mãi mãi không còn phải sinh phải tử nữa, mãi mãi là Chân Như nhiệm mầu An Lạc .
 
 
Có lẽ TAQ cũng đã lan man dài rồi.
Một lần nữa chân thành cảm tạ anh em huynh đệ, các thiện hữu tri thức đã tới phúng viếng và gửi lời chia buồn chúc nguyện, trợ duyên cho bà ngoại, mẹ của TAQ sớm được siêu thoát.
Trong khi lan man chia sẻ nói lời cảm ơn này, chắc không tránh khỏi được sai sót thì rất mong các vị Cao tăng trưởng lão, thiện hữu tri thức từ bi niệm tình tha thứ cho.
Nếu có gì không hợp với chánh pháp thì con xin được dập đầu sám hối. Còn như có tích tập được chút ít phước đức nào thì con xin được hồi hướng đến hương linh của ngoại sớm siêu thoát tới nơi NHÀN CẢNH AN vui!
 
Cảm ơn quý vị đã ưu ái rõi thoi.
Chúc toàn thể quý vị có thật nhiều sức khỏe gia đình an vui Hạnh phúc thành tựu những nguyện ước tốt lành của mình.
 
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Kim Cang Đạo Sư
Nam Mô Phật Nam Mô Pháp Nam Mô Tăng!
 
Konchog Tharpa
Thiện Hùng
Quốc Cường
Tri Âm Quán

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật   Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật EmptySun Apr 26, 2015 12:14 pm

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật PHUNGDIEUBANGOAI


_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật   Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật EmptySat May 02, 2015 1:03 pm

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính thưa toàn thể quý vị!
 
Tôi may mắn gặp được các bậc thầy cao Tăng Phật giáo, trong nước và ngoài nước từ bi chỉ dạy những điều cốt tủy của giáo lý Đạo Phật..Hôm nay với tâm vô ngại tôi xin được chia sẻ những kiến thức.. cho người cần đến những điều tôi sẽ nói ngay sau đây.
 
Đây cũng chính là Pháp môn lắng nghe để giải thoát..nó được nằm trong hệ thống giáo lý của TỬ THƯ TÂY TẠNG thuộc hệ phái của KIM CƯƠNG THỪA MẬT TÔNG PHẬT GIÁO .
 
Trong đời người SINH TỬ LÀ VIỆC LỚN nếu gia đình nào có người mới qua đời, trong vòng 49,50 chỉ cần đọc lớn tiếng bên cạnh người mới mất hoặc mở bằng băng, đĩa cả những ngày tiếp theo ở tại nơi phòng ngủ hay ngôi nhà mà người mất khi còn sống đã ở là được. Đây cũng chính là LUẬN VÃNG SINH, pháp môn LẮNG NGHE ĐỂ GIẢI THOÁT của hệ phái của KIM CƯƠNG THỪA PHẬT GIÁO MẬT TÔNG TÂY TẠNG.
Người Chết Đi Về Đâu
Lạt Ma Kazi Dawa Samdup
Bardo Thodol của Tây Tạng
Nguyên Châu
Nguyễn Minh Tiến
Biên dịch
 
Trước khi nghe những lời khai thị này
Nếu có thể thì gia đình nên làm lễ cúng dường Tam Bảo.
 
LUẬN VÃNG SINH
 
Nam mô thập phương Thường trụ Tam Bảo
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát
Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát.
 
Luận Vãng Sinh này gồm ba phần: phần dẫn nhập, phần chính văn và phần kết luận.
 
Trong phần dẫn nhập, luận này sẽ đưa ra những lời Khai Thị thần-thức thượng căn sẽ được giải thoát. Với những ai không được giải thoát luận này sẽ dạy cách từ bỏ ý-thức giúp các thần-thức trung căn giải thoát ngay trước khi chết, với những ai vẫn chưa được giải thoát, thần-thức cần lắng nghe những lời khai thị tiếp tục để được giải thoát trong giai đoạn còn trong Pháp thân thường trụ.
 
Thần thức cần theo dõi diễn biến của cái chết. Ngay sau khi chấm dứt mọi liên hệ với thế giới vật chất, thần thức cần nhớ tới "bản chất của thức là không" và từ bỏ các thức, lập tức giải thoát. Nếu không thực hiện được người sống cần đọc luận này một cách rõ ràng bên cạnh người chết.
 
Nếu vì một lý do nào đó, thi thể người chết ở một nơi xa, chủ lễ có thể ngồi ở bên cạnh giường ngủ hằng ngày của người chết, dùng nguyện lực tưởng nhớ tới người chết mà đọc luận này. xem như người chết đang ngồi bên cạnh. Lúc này không nên kể lể than khóc, những người thân không kiềm chế được sự than khóc thì không nên có mặt. Nên cầu nguyện bên cạnh người sắp chết. Chủ lễ nên đọc luận này giữa lúc chấm dứt hơi thở và chấm dứt nhịp tim.
 
Nếu có phương tiện, nên cúng dường Tam Bảo. Nếu không cần dùng nguyện lực để cúng dường. Niệm danh hiệu Phật và Bồ Tát cầu cứu độ bảy hoặc ba lần, niệm bài kệ vãng sinh cho thân Trung ấm, rồi niệm bài kệ Vô thường sau đó tụng luận vãng sinh này bảy lần hoặc ba lần.
 
Luận này có ba ý chính, Hướng dẫn thần thức trong haò quang của Chân Tâm, ngay trước khi chết, lưu ý thần thức trong giai đoạn chuyển tiếp của Pháp Thân, và nhắc nhở thần thức tránh nhập mẫu thai trong cõi ta bà.
 
HƯỚNG DẪN THẦN THỨC NGAY TRƯỚC KHI CHẾT
 
Trước hết cần khai thị cho thần thức trong lúc thấy hào quang của Chân Tâm ngay trước khi chết. Được khai thị như thế, phần lớn những người bình thường đã từng nghe pháp nhưng chưa chứng ngộ, hoặc ít tu tập, đều thể nhập và an trú trong Chân Tâm, đạt được cõi vô sinh vô tử.
 
a. THỜI GIAN KHAI THỊ
 
Hơi thở vừa ngưng, trí Bát Nhã thể nhập, thần thức sẽ thấy một luồng hào quang rực rỡ. Nếu trí bát nhã rời bỏ thần thức, thần thức sẽ rơi vào giai đoạn thân trung ấm, vì vậy cần tụng luận này trước khi trí bát nhã rời bỏ thần thức, thông thường từ lúc tắt hơi tới lúc bộ tuần hoàn ngưng hoặt động hẳn, kéo dài bằng khoảng thời gian một bữa ăn.
 
b.PHƯƠNG PHÁP KHAI THỊ
 
Chủ lễ tốt nhất là thầy của người chết, nếu không cũng là bạn đồng môn hoặc bạn hữu cùng một kiến giải. Nếu không được như thế chủ lễ cần là người tụng đọc luận này rõ ràng nhiều lần, nhắc nhở lại những gì đã nghe từ thầy, bạn. Như thế thần thức sẽ thể nhập vào hào quang của Chân Tâm. Không còn nghi ngờ gì nữa.
 
Trước khi tắt hơi thở, cần làm cho thần thức thấy rõ tính vô thường của vạn pháp, bằng cách nói những lời sau đây.
 
"Này thiện nam, hoặc tín nữ..nói rõ tên người chết" đây là lúc mà người (hương linh) đi tìm một con đường mới. Khi hơi thở vừa tắt, hương linh sẽ thấy một luồng hào quang rực rỡ chính là điều hương linh đã từng học biết, Đây chính là Chân Tâm thường tịch, vắng lặng, trống rỗng như không gian, là thức vô biên xứ. Hãy nhận ra điều này và lưu trú trong chánh niệm đó. ta khai thị cho người (hương linh).
 
Câu khai thị trên được nhắc đi nhắc lại  nhiều lần trong lúc người chết chưa tắt hơi. khi hơi thở sắp dứt, nên lật xác nằm nghiêng bên mặt theo thế nằm như sư tử ngủ, và bấm mạnh các mạch máu cho tới lúc mạch chấm dứt lưu thông. Làm như thế khí bát nhã đã nhập vào khí lực của người chết sẽ lưu lại thêm một thời gian và sau đó chỉ thoát ra ngoài bằng đỉnh đầu.
 
Trong giai đoạn này thần thức trông thấy hào quang của Pháp thân thường trụ sáng rực rỡ. Đối với người sống thì chỉ thấy người chết đang mê man bất tỉnh vì khí bát nhã càng lúc càng giảm. Đó là giai đoạn giữa lúc tắt thở và hệ tuần hoàn ngưng hoạt động. Giai đoạn này dài ngắn không đều, tùy thuộc năng lực tâm linh và trình độ chứng đạo của người chết. Nó đặc biệt kéo dài với những người đã tu tập thiền định hết sức bén nhạy. Đối với những người này, cần khai thị bằng cách tụng đọc nhiều lần cho đến khi một thứ khí mầu vàng nhạt tuôn ra thất khiếu (2 lỗ mũi, 2 mắt, miệng, đường đại tiểu tiện). Đối với người có nhiều ác nghiệp, giai đoạn này rất ngắn ngủi, chỉ như búng ngón tay. Đối với người thông thường thì sẽ kéo dài bằng khoảng thời gian một bữa ăn. Đối với người tu tập mật tông và thiền định bặc cao như Sutra, Tantra thì giai đoạn này có thể kéo dài đến bốn ngày rưỡi. Chủ lễ cần tiếp tục khai thị để giúp thần thức thể nhập vào chân tâm.
 
Nếu người sắp chết đã từng tụng đọc luận này, chủ lễ chỉ cần nhắc lại. Nếu không, chủ lễ cần chỉ rõ tiến trình của cái chết như sau:
 
(Này thiện nam (hay tín nữ nói rõ họ tên..) đây là dấu hiệu của đất đang hoại diệt trong nước, nước đang hoại diệt trong lửa, lửa đang hoại diệt trong gió, gió đang hoại diệt trong thức...(Này thiện nam (hay tín nữ nói rõ họ tên..) đừng để tâm thức lưu lạc.) Nói câu này vào bên tai người chết rồi đọc tiếp như sau:
 
(Này thiện nam (hay tín nữ nói rõ họ tên..) cái gọi là sự chết đã tới, người cần tự nhủ như thế này: Thời điểm tử vong của ta đã tới, nhưng cái chết có thể giúp ta đạt được tâm thức giác ngộ. Trong tinh thần từ bi hỷ xả, ta sẽ đạt được giác ngộ, cứu độ mọi chúng sinh, ta sẽ thể nhập chân tâm, đạt được tri kiến của Phật. Nếu không thể nhập được bây giờ, ta cũng sẽ thể nhập trong cõi tịnh độ trong thân trung ấm, tất cả đều là vì chúng sinh trong vô lượng thế giới. Nhất tâm chính niệm trong tư tưởng đó, người cần nhớ lại pháp môn thiền quán đã từng tu tập.)
 
vị chủ lễ cần đọc rõ tên người sắp chết, nhắc nhở tập trung vào thiền định, không để buông lỏng một phút nào. Rồi khi hơi thở vừa tắt, vị chủ lễ ấn mạnh vào các huyệt đạo. Nếu người chết là một vị thượng căn, chủ lễ nói:
 
(Thưa ngài, pháp thân đang bắt đầu chiếu sáng, xin ngài hãy thể nhập vào và lưu trú trong đó.)
 
Đối với người bình thường, vị chủ lễ khai thị như sau:
 
(Này thiện nam (hay tín nữ nói rõ họ tên..), giờ đây pháp thân đang chiếu sáng rực rỡ trước mắt người, hãy nhận biết rõ. Giờ đây thức của người đang trở về bản tánh chân như, rỗng không vắng lặng, vô ngã, vô tướng, không mầu sắc, không âm thanh. Nhưng tâm thức này không phải là sự rỗng không của cái không. Nó tự tại, diệu dụng, biến hóa không cùng. Hai mặt này của chân như chính là từ bi và trí huệ, thể của nó là không. Nó chính là pháp thân bất hoại. Sắc và Không không rời nhau, trong rạng hào quang rực rỡ , vô sanh vô tử. Đó cũng là Phật tính. Hãy nhận rõ điều này. Đó là điều quan trọng duy nhất. Nếu người nhận rõ tâm thức tịch tịnh của người bây giờ chính là tâm Phật, thì người đã thể nhập cõi Phật cõi Tịnh độ.)
 
Chủ lễ cần nhắc lại ba lần hoặc bảy lần đoạn văn trên. Thần thức sẽ nhớ lại những gì đã tu học, đồng thời nhận ra rằng tâm thức của mình chính là hào quang đang chiếu sáng rực kia, và nhận ra rằng mình với Pháp thân là một không khác. Thần thức sẽ giác ngộ .
 
Có những trường hợp thần thức nhận ra ánh sáng của Pháp thân không phải ngay trong lần đầu mà là lần thứ hai, thời gian có kéo dài hơn đôi chút. Nhưng nghiệp lực nặng nề có thể làm cho thần thức không thể nhập được.
 
Khi khí Bát-nhã bắt đầu rời bỏ khí lực của người chết, khi thì bên trái, khi thì bên mặt, tâm thức người chết lại như thức dậy. Như trên đã nói, giai đoạn từ lúc tắt hơi tới lúc này dài ngắn không đều, thông thường là như thời gian một bữa ăn. Thần thức thức dậy, phân vân không rõ mình đã chết hay chưa, và nhìn thấy rõ bà con quyến thuộc đang buồn rầu khóc lóc.
 
Trong giai đoạn này, khi nghiệp lực chưa gây tác dụng và ma vương chưa ám ảnh, chủ lễ cần tiếp tục khai thị. Tùy theo trình độ tu tập của người chết, nếu trước đây không quen nương vào vị Phật hay Bồ tát nào thì chủ lễ gọi tên ba lần rồi nhắc lại câu khai thị như trên . Nếu người chết trước đây thường hay quán tưởng đến một vị Phật hay Bồ tát nào đó thì chủ lễ nhắc nhở như sau:
 
 
(Này thiện nam (hay tín nữ nói rõ họ tên..), hãy nhất tâm quán tưởng tới đức Phật...(hoặc Bồ tát, nêu rõ danh xưng của vị ấy, chẳng hạn như Phật A Di Đà, bồ tát Quan thế âm...). Hãy hình dung Ngài đang xuất hiện, không có thực thể, như bóng trăng trong nước, đừng hình dung Ngài có sắc thể.)
 
Với đa số những người bình thường, có thể khai thị như sau:
 
(Hãy quán tưởng đức Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát.)
 
Với cách khai thị này, nếu trong giai đoạn trước không thể nhập được pháp thân, thì giờ đây thần thức có thể nhận rõ ràng được cõi Phật và thể nhập vào.
 
Nhưng cũng có những người chưa từng tu tập thiền quán, hoặc đã từng có chánh kiến về pháp môn Tịnh Độ, nhưng trước khi chết lại bị rơi vào những ý tưởng sai lầm, vì thế phải chịu đọa sanh nơi ác đạo.
 
Đối với thần thức , tốt nhất là giác ngộ chân tâm, thể nhập pháp thân ngay sau khi ánh sáng đầu tiên xuất hiện. Không được như thế, thì nếu thần thức thấu hiểu được ánh sáng Pháp thân khi xuất hiện lần thứ hai, thần thức cũng được giải thoát. Như đã nói, Trong lần này tâm thức bắt đầu tỉnh dậy và tự hỏi mình còn sống hay đã chết. Nếu ở giai đoạn này, thần thức ngộ được Pháp thân thì giác ngộ được Chân tâm, sẽ không bị nghiệp lực xoay chuyển. như ánh sáng xóa tan đêm tối, nghiệp lực sẽ bị ánh sáng Pháp thân xóa sạch thần thức liễu ngộ. Ánh sáng Pháp thân xuất hiện lần thứ hai chính là xuất phát từ thức sáng suốt rỗng rang vô ngại. Thần thức vào lúc đó có khả năng nghe biết như lúc còn sống. Nếu lời khai thị có kết quả, vô minh của nghiệp lực không còn, thần thức sẽ có đủ thần thông để tùy ý biến hiện khắp nơi.
 
Phương thức này có thể giúp thần thức liễu ngộ trong giai đoạn xuất hiện lần thứ hai của Chân tâm. Tuy nhiên, nếu dến đây vẫn không giác ngộ, thần thức sẽ rơi vào thân trung ấm, có thể xem là giai đoạn thứ ba của tiến trình sau khi chết.
 
Vì hạn chế về thời gian tôi xin được tạm dừng tại đây.
Mời các bạn quan tâm xin đón xem và nghe ở những phần tiếp theo...
 
Trong lúc trình bày có điều gì sai sót thì con xin được dập đầu sám hối
Còn nếu có tích tập được chút ít phước đức nào, thì con xin được hồi hướng tới hương linh của bà ngoại và khắp pháp giới chúng sinh đồng trọn thành Phật đạo.
 
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Kim Cang Đạo Sư, Nam Mô Phật Nam Mô Pháp Nam Mô Tăng.
----------------------------------------------------------------------------------------------

Chào các bạn!
Hôm nay tôi sẽ tiếp tực trình bày Luận Vãng sanh tiếp theo...Đây cũng chính là pháp môn lắng nghe để giải thoát, nếu như gia đình nào có người đang trong giai đoạn cận tử nghiệp (đang lúc hấp hối) hay mới mất, trong vòng 49,50 ngày có thể đọc hoặc mở băng trong phòng nhà, ban thờ người mất càng nhiều càng tốt..sẽ vô cùng lợi lạc cho người đi người ở.



2.PHƯƠNG THỨC KHAI THỊ CHO THÂN TRUNG ẤM
Đây là giai đoạn mà nghiệp lực sẽ có tác động đến thần thức, cũng được xem là (giai đoạn chuyển tiếp của pháp thân). Vị chủ lễ cần kiên trì tiếp tục việc khai thị.



A. NGÀY THỨ NHẤT MANG THÂN TRUNG ẤM
Vào lúc này, thần thức nhìn thấy rõ bà con quyến thuộc buồn rầu than khóc. Thần thức không còn thọ hưởng thức ăn. Thần thức nhìn thấy người ta thay áo quần cho mình, nhìn thấy giường ngủ của mình bị tháo rỡ đi. Thần thức nhìn thấy những người sống, nhưng họ không nhìn thấy thần thức. Thần thức nghe được họ gọi tên mình, nhưng họ không nghe được thần thức trả lời. Thần thức cảm nhận một sự bất lực và do đó đau khổ tột độ. Ba yếu tố sau đây trở thành thế giới của thần thức..âm thanh, ánh sáng nhiều mầu sắc và những luồng sáng rực rỡ. Thần thức vừa sợ hãy vừa hoang mang.
Vị chủ lễ cần khai thị trong giai đoạn thân trung ấm này bằng cách đọc lên thật rõ ràng như sau:
(Này thiện nam (hoạc tín nữ, nói rõ tên...), hãy lắng nghe ta và đừng bị lung lạc. Có sáu giai đoạn chuyển tiếp cơ bản trong đời sống..giai đoạn sanh ra, giai đoạn trong giác mộng, giai đoạn đại định trong thiền quán, giai đoạn ngay trước khi chết, giai đoạn thân trung ấm và giai đoạn thác sanh.
(Này thiện nam (hoạc tín nữ, nói rõ tên...), người đang trải qua ba giai đoạn: Giai đoạn ngay trước khi chết, giai đoạn thân trung ấm và giai đoạn thác sanh. Trong giai đoạn trước hết, ánh sáng pháp thân đã rạng chiếu cho đến ngày hôm qua mà người vẫn chưa thể nhập được, cho nên người còn trầm luân nơi đây. Bây giờ người đang ở hai giai đoạn tiếp theo. Hãy nhất tâm nghe lời khai thị của ta:
(Này thiện nam (hoạc tín nữ, nói rõ tên...), cái gọi là sự chết đã tới. Không phải chỉ một người rời bỏ thế giới, mà ai cũng đều phải chết. Vì vậy, đừng luyến tiếc sự sống này nữa. Dù cho người có tham ái sự sống, Người cũng không thể ở lại. Nhưng như thế chỉ khiến cho người chỉ lưu lạc trong cõi Ta bà mà thôi. Vì thế, đừng tham ái, đừng luyến tiếc, hãy quán tưởng Tam Bảo.
(Này thiện nam (hoạc tín nữ, nói rõ tên...), dù có những cảnh tượng ghê gớm xảy ra trong lúc người mang thân trung ấm, đừng quên những lời này. Hãy nhớ nghĩ đến ý nghĩa của bài kệ này:
(Ta đang mang thân trung ấm
Mong sao không sợ sệt.
Cần nhận biết rằng,
Tất cả đều từ Chân tâm biến hiện.
Và biết rằng,
Đó là cảnh tượng của thân trung ấm.
Đã tới cảnh này rồi,
Ta sẽ không sợ sệt gì cả,
Thiện thần cũng như ác thần.

(Người hãy đọc bài kệ này và hiểu thấu ý nghĩa của nó. Nhất là đừng quên rằng, với tâm vững chắc, tất cả những gì hiện ra dù đáng sợ tới đâu cũng chỉ là tâm thức của người biến hiện ra đó thôi.
(Này thiện nam (hoạc tín nữ, nói rõ tên...), khi thức rời bỏ thân, đó là pháp thân hiện ra, thanh tịnh, sáng suốt. Nhưng cũng khó biết là pháp thân, sáng rực rỡ, sáng đến độ người sẽ sợ hãy, sáng đẹp như một ngày mùa xuân. Người đừng sợ sệt và đùng bị lung lạc. Đó chính là ánh sáng của Phật tánh trong ngươi, hãy nhận rõ.
(Trong hào quang đó sẽ tuôn ra tiếng ồn ào như sấm dậy. Đó là âm thanh tự nhiên của Pháp thân, đừng sợ sệt, đừng bị lung lạc. Người không còn sắc thân bằng xương bằng thịt nữa, Người chỉ có thức, nên dù âm thanh, ánh sáng gì cũng không đụng được tới người, người không thể chết. Chỉ cần nhận rõ rằng, đó chính là tâm thức của người biến hiện ra. Cần biết rằng, người đang ở trong thân trung ấm.
(Này thiện nam (hoạc tín nữ, nói rõ tên...), nếu ngươi không nhận ra rằng đó chỉ là phản chiếu của tâm thức người, thì dù người thiền định đã bao đời, dù người đã học giỏi những pháp môn gì, người cũng sẽ sanh tâm sợ hãi đối với mầu sắc, âm thanh, ánh sáng này, người lại sẽ trầm luân trong cõi Ta bà.

(Này thiện nam (hoạc tín nữ, nói rõ tên...), sau bốn ngày rưỡi mê man, người không biết bây giờ mình đang ở đâu. Hãy biết rằng người đang mang thân trung ấm. Trong thời điểm này, cõi Ta bà xuất hiện trong dạng Niết bàn, tất cả đều là ánh sáng và hình ảnh.
(Toàn thể không gian có sắc xanh và Phật đại Nhật xuất hiện ở trung tâm Ngài phát ra hào quang mầu trắng, ngồi trên sư tử chúa, tay cầm bánh xe tám nhánh. Người sẽ thấy sắc xanh thuần tịnh của thức uẩn, của Tri kiến đúng đắn, thanh tịnh sáng suốt từ thân của Phật Đại Nhật phát ra như xuyên thủng tim người. Nghệp ác của người sẽ làm cho người sợ sệt hào quang sắc xanh đó, làm cho người muốn trốn chạy, và nghiêng về ánh sánh mầu trắng nhạt của cõi trời.
(Trong lúc này, đừng sợ sệt trước hào quang sắc xanh. Đó là hào quang trí huệ, hào quang của Pháp thân thường trụ. Hãy quy y Phật Đại Nhật, phát nguyện rằng:( đây là hào quang, trí huệ sáng suốt của Phật Đại Nhật, con xin quy y.) đó chính là đức Phật Đại Nhật từ bi đang tới tiếp dẫn người, không để cho người rơi vào lục đạo.
(Ngươi đừng tha thiết gì tới ánh sáng trắng nhạt của cõi trời, đừng để ánh sáng đó thu hút, đừng nhớ tưởng gì đến. Nếu ngươi đi đến đó, người sẽ lưu lạc trong cõi luân hồi, sẽ chịu khổ sanh tử. Cõi đó sẽ ngăn không cho người vào Tịnh độ. Vì thế, ngươi nên hướng về hào quang sắc xanh và cùng ta đọc bài kệ tán thán Phật Đại Nhật.
(Vì vô minh con lạc vào cõi Ta bà,
Trong hào quang chánh tri kiến của Pháp thân,
Phật Đại Nhật hiện đến tiếp dẫn,
Xin cứu độ con.
Xin tiếp dẫn con về cõi Tịnh độ.)

Đọc xong bài kệ đó với lòng thành kính, thần thức sẽ được hóa sanh trong cõi Phật Đại Nhật.
Vì hạn chế về thời gian tôi xin được tạm dừng tại đây.
Mời các bạn quan tâm xin đón xem và nghe ở những phần tiếp theo...

Trong lúc trình bày có điều gì sai sót thì con xin được dập đầu sám hối
Còn nếu có tích tập được chút ít phước đức nào, thì con xin được hồi hướng tới hương linh của bà ngoại và khắp pháp giới chúng sinh đồng trọn thành Phật đạo.


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Kim Cang Đạo Sư, Nam Mô Phật Nam Mô Pháp Nam Mô Tăng.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật   Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật EmptyMon May 11, 2015 11:05 am

Người chết đi về đâu (Phần 1) 


_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật   Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Lão Tử, Khổng Tử và Phật Thích Ca Mâu Ni
» Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Buông bỏ
» KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK Phật lịch 2568 Dương Lịch 2019.
»  Gặp gỡ đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ
» Vấn đề quy y lại (Thích Trí Siêu)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Căn Bản Phật Pháp :: Pháp Âm Thường Chuyển-
Chuyển đến