Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  NHỮNG BÀI PHÁP THOẠI  CẦN SUY NGHĨ Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 NHỮNG BÀI PHÁP THOẠI CẦN SUY NGHĨ

Go down 
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

NHỮNG BÀI PHÁP THOẠI  CẦN SUY NGHĨ Empty
Bài gửiTiêu đề: NHỮNG BÀI PHÁP THOẠI CẦN SUY NGHĨ   NHỮNG BÀI PHÁP THOẠI  CẦN SUY NGHĨ EmptyWed Oct 22, 2014 2:13 pm

深思的法話

(Thâm tư đích pháp thoại)



釋 光 宗  禪師    著

正源  居士        越譯



Tác giả:-  Thiền sư THÍCH QUANG TÔNG

Dịch giả :- Cư sĩ CHÁNH  NGUYÊN





NHỮNG BÀI PHÁP THOẠI  CẦN SUY NGHĨ




-----------------------
Điều Nghịch Lý Của Ngày Nay


***


Điều nghịch lý của thời đại ngày nay là chúng ta có những toà nhà bin-đing cao hơn nhưng sự kiên nhẫn của mình lại ngắn hơn, ta có những đại lộ rộng lớn hơn, nhưng cái nhìn của mình lại nhỏ hẹp hơn. Chúng ta tiêu xài nhiều hơn, nhưng có được ít hơn, mua sắm thêm hơn, nhưng thưởng thức lại kém hơn. Ta có căn nhà to rộng hơn, nhưng gia đình nhỏ bé hơn, có nhiều tiện nghi hơn nhưng thời giờ ít ỏi hơn. Chúng ta có nhiều bằng cấp hơn nhưng hiểu biết lại giảm đi, ta dư thừa kiến thức, nhưng lại thiếu sự xét suy, ta có thêm nhiều nhà chuyên môn và cũng thêm bao nhiêu là những vấn đề, có thêm thuốc men nhưng sự lành mạnh lại càng sụt giảm.

Thời đại ngày nay chúng ta uống rượu và hút thuốc quá nhiều, tiêu pha không tiếc nuối, thiếu vắng tiếng cười, lái xe quá nhanh, nóng giận rất dễ, thức rất khuya, đọc sách rất ít, xem ti vi quá nhiều, và hiếm khi nào ta biết ngồi lại trong tĩnh lặng! Tài sản của ta tăng lên gấp bội phần, nhưng giá trị chúng cũng sụt giảm theo. Chúng ta nói quá nhiều, thương yêu quá ít, và thù ghét thì lại quá thường.



Chúng ta biết cách kiếm sống, nhưng không mấy ai biết sống. Một đời người được kéo dài hơn, nhưng chỉ là cộng thêm những năm tháng mà thôi. Chúng ta đã lên đến mặt trăng và trở về lại trái đất, nhưng rất khó bước qua bên kia đường để chào người hàng xóm mới. Ta chinh phục được thế giới bên ngoài, nhưng không biết gì về thế giới bên trong. Chúng ta đã làm được rất nhiều những việc rất lớn lao, nhưng rất ít việc tốt lành.


Không khí chung quanh ta được trong sạch hơn, nhưng tâm hồn ta lại càng thêm ô nhiểm. Chúng ta chia cắt được một hạt nguyên tử, nhưng chưa phá được thành kiến của chính mình. Chúng ta viết nhiều hơn, nhưng học được ít hơn. Chúng ta có nhiều dự án hơn, nhưng hoàn tất lại ít hơn. Chúng ta biết cách làm việc thật nhanh chóng, nhưng không biết cách để đợi chờ. Chúng ta thiết kế nhiều máy điện toán, chứa thật nhiều dữ kiện, in ra bao nhiêu tài liệu, nhưng sự truyền thông giữa con người lại càng sút kém đi.


Ngày nay là thời đại của mì ăn liền, tiêu hoá chậm, con người to lớn nhưng chí khí rất nhỏ, lợi nhuận thì rất sâu mà tình người thì rất cạn. Đây là thời đại của hai đầu lương nhưng trăm ngàn ly dị, nhà cửa khang trang nhưng đổ vở trong gia đình. Đây là thời đại của những mặt hàng trưng bày ngoài cửa tiệm thì rất nhiều, nhưng trong nhà kho lại không có một đồ vật nào. Đây là thời đại mà kỹ thuật có thể mang lá thư này đến thẳng với bạn, và bạn cũng hoàn toàn có tự do để chọn đọc nó hay xoá bỏ đi...

Nhưng xin bạn hãy nhớ bỏ thì giờ của mình ra với người thương, vì họ sẽ không có mặt với ta mãi mãi. Hãy nhớ chọn những lời dễ thương với những ai đang ngước nhìn bạn nhiều ngưỡng phục, vì cô hay cậu bé đó rồi cũng sẽ lớn lên và rời xa ta. Hãy nhớ ôm chặt người gần bên, vì đó là một món quà vô giá mà ta có thể ban tặng cho người khác, khi nó được xuất phát từ đáy tim mình. Hãy nhớ nắm tay nhau và trân quý phút giây này, vì biết rằng thời gian sẽ không ở với ta mãi mãi. Hãy có thì giờ để thương nhau, để lắng nghe nhau, và nhất là hãy chia sẻ với nhau những ý tưởng đẹp nhất trong tâm mình.


Và nhất là bạn hãy luôn nhớ rằng, cuộc sống không phải được đo lường bằng con số hơi thở của mình, mà bằng những giây phút kỳ diệu trong cuộc đời đã mang hơi thở ấy bay cao.           

-------------------------
http://hocthuatphuongdong.vn/index.php

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

NHỮNG BÀI PHÁP THOẠI  CẦN SUY NGHĨ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG BÀI PHÁP THOẠI CẦN SUY NGHĨ   NHỮNG BÀI PHÁP THOẠI  CẦN SUY NGHĨ EmptyWed Oct 22, 2014 2:15 pm

Tận cùng của khoa học phải chăng là tâm thức
 
***

Tâm thức và khoa học là hai phạm trù nghe có vẻ dường như phủ định nhau, nhưng sự phát triển của khoa học không làm mất đi sức ảnh hưởng của tâm thức đến con người, mà hơn thế nữa sự tận cùng của khoa học có lẻ lại chính là tâm thức.

 
*Sự phát triển của phương tiện liên lạc:-


1.-Thư từ liên lạc
   

2.-Điện thoại bàn  sản xuất năm 1968
   

3.-Điện thoại di động thông thường
   

4.-Điện thoại cảm ứng
   

5.-Điện thoại Zumbafone điều khiển bằng giọng nói

Tâm thức, đôi khi được gọi tắt là tâm, là từ chỉ chung cho các khía cạnh của trí tuệ (intellect) và ý thức (consciousness), thể hiện trong các kết hợp của tư duy, tri giác, trí nhớ, cảm xúc, ý muốn, và trí tưởng tượng; tâm thức là dòng ý thức (Bách khoa toàn thư mở). Những điều mà căn cứ vào tâm thức để lý giải thì người ta gọi là duy tâm

Khoa học (trong tiếng Latin scientia, có nghĩa là "kiến thức" hoặc "hiểu biết") là các nỗ lực thực hiện phát minh, và tăng lượng tri thức hiểu biết của con người về cách thức hoạt động của thế giới vật chất xung quanh. (Bách khoa toàn thư mở). Những giải thích dựa vào thành quả khoa học người ta cho là duy vật.

Quan niệm duy vật luôn cho vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau và vật chất quyết định ý thức. Còn quan niệm của Phật giáo thì cho rằng tâm thức sẽ tạo ra thế giới vạn vật, tức là: ₡tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức hay ₡nhất thiết duy tâm sở tạo, tất cả đều nói lên một ý rằng cả thế giới chúng ta đang sống đều do tâm thức của con người biến hiện ra. (Duy thức luận)

Chúng ta không đi sâu vào việc chứng minh quan niệm đó là đúng hay sai, mà bằng những quan sát quá trình phát triển của khoa học, trên cơ sở đó mở rộng sự suy luận thông qua mô phỏng, và tìm ra những giả định về về những điều có khả năng xảy ra trong tương lai.

Trước đây, khi khoa học chưa phát triển, loài người vẫn luôn tìm cách để chế tạo ra những dụng cụ hay phương tiện tốt nhất để phục vụ cho họ. Tìm tòi, khám phá, phát minh vốn dĩ là bản chất của con người. Rồi chính từ thế giới vật chất đó, con người trãi nghiệm nó và không ngừng tìm đến một giá trị cao hơn. Điển hình là thí dụ về cách thức liên lạc của con người. Ngày xưa để thông tin liên lạc nhau, người ta nghĩ tới việc dùng ngựa, hay chim để đưa thư nhằm rút ngắn khoảng cách về mặt thời gian.

Khi khoa học ngày càng phát triển. Thế giới đã chứng kiến và không khỏi ngạc nhiên trước những sản phẩm của các công trình phát minh, sáng chế của khoa học như điện thoại bàn, xe cơ giới, các toà cao ốc… và khoa học đã chính thức trở thành một phương tiện hữu hiệu phục vụ cho những đòi hỏi cao độ của con người. Và rõ ràng điện thoại bàn đã giúp con người rất nhiều trong liên lạc giao tiếp, giảm lãng phí về thời gian và công sức.

Sự mong muốn của con người ngày càng phức tạp hơn khi mức sống được đòi hỏi cao hơn. Sự tiện lợi, nhanh chóng và dễ dàng là những tiêu chí mà con người mong muốn đạt tới. Theo đó thì chiếc điện thoại bàn có thể sẽ không phù hợp khi người ta muốn sử dụng nó một cách linh hoạt ở ngoài. Đáp lại với những yêu cầu đó, điện thoại di động đã ra đời và là một giải pháp hữu hiệu trong truyền thông liên lạc. Và cứ thế những dòng điện thoại có công năng phức tạp hơn lại ra đời theo yêu cầu khắc khe của con người như điện thoại cảm ứng, điện thoại điều khiển bằng giọng nói...

Thế nhưng, nhu cầu con người có dừng lại chăng? Hay con người vẫn chấp nhận và bằng lòng với cái hiện tại? Quả thật như thế thì không xứng danh là con người. Chắc chắn con người sẽ không bao giờ dừng lại với những tham vọng và ước muốn tầm thường, con người phải chứng minh được tính phi thường tìm ẩn trong thế giới của họ. Để rồi cái mới sẽ được sản sinh ra theo sự kế thừa của tri thức khoa học tiếp diễn. Đến giai đoạn, con người sẽ không cần sử dụng đến những vật dụng nào đó vốn dĩ làm vướng bận họ, mà làm sao và bằng cách nào họ có thể liên lạc với nhau một cách nhanh chóng, dễ dàng mà không cần phải cầm chiếc điện thoại.

Làm sao và làm sao? Có lẻ người ta sẽ nghĩ tới giải pháp cấy những con chíp vào trong con người để khi nào cần liên lạc con người chỉ cần nghĩ tới thì sẽ kích hoạt hệ thống hoạt động. Cho là giải pháp đó thành công, nhưng liệu con người có bằng lòng với việc cấy một vật thể lạ vào cơ thể của họ không hay bằng cách nào không phải là con chíp mà vẫn có thể liên lạc với nhau. Quả thật là một bài toán khó.

Có thể sẽ có một giải pháp vẹn toàn khác khi khoa học phát hiện ra rằng cơ thể con người cũng là một linh kiện đặc biệt trong thế giới vật chất này (nhờ vào sự phát triển của y học). Vậy nếu con người có thể kích hoạt được nó hoạt động như một chiếc điện thoại thì chắc có thể con người sẽ liên lạc được với nhau. Bằng cách nào? Bằng những tầng sóng não thông qua sự tập trung tinh thần của một người sẽ phát ra một tầng sóng trong không gian, và người bên kia sẽ bắt được tín hiệu và tiến hành trao đổi từ sự hợp nhất của tầng sóng tư duy của não.

Trong tôn giáo người ta gọi đó là tâm linh tương thông. Tôn giáo đã ra đời từ khi con người có mặt trên quả đất này, thế giới duy tâm công nhận sự liên lạc của con người thông qua sự tương thông hoặc sử dụng thức thứ sáu. Liệu đó có phải là những trường hợp vốn mang tính khoa học mà những nhà khoa học chưa đủ công năng nghiên cứu tới. Như thế có thể kết luận rằng: tâm thức con người có thể điều khiển và tạo ra thế giới vật chất theo phương thức mới.

Kết luận này có đúng hay không thì phải chờ vào sự phát triển của khoa học trong tương lai. Nếu đúng như thế thì những vấn đề huyền bí mà khoa học đang bế tắt sẽ có lời giải đáp thích đáng, như là kim tự tháp Ai Cập xây dựng như thế nào? Làm sao duy chuyển những tảng đá nặng 2 tấn từ một nơi rất xa đến để xây dựng cổ mộ? Những thầy phù thuỷ trong truyền thuyết phải chăng là những nhà khoa học lỗi lạc? và còn nhiều điều bí ẩn khác nữa.

 Cuối cùng, có thể sự sai lầm của khoa học ở chỗ cho rằng xã hội loài người thời xưa là kém văn minh và phát triển, và rất có thể sẽ mắc phải sai lầm tiếp tục khi chúng ta phủ định thế giới của tâm thức. Vậy những bí ẩn của ngày xưa để lại sẽ mãi là bí ẩn được xếp vào khoa học huyền bí. Và khoa học huyền bí mà con người gán ghép cho nó chẳng qua là sự nguỵ biện cho sự bế tắc của nền khoa học hiện tại. Nhưng cho dù kết luận thế nào đi chăng nữa, thì bài toán vẫn nằm ở sự giải đáp của thế hệ mai sau. Hi vọng rằng họ sẽ không bất ngờ khi kết quả chứng minh rằng thế giới tâm thức là sự tận cùng của những khám phá khoa học, vì khoa học gia nổi tiếng nhất trong Thế Kỷ 20, Albert Einstein, từng nói: “Nếu có một tôn giáo nào có thể đương đầu được với những nhu cầu hiện đại của khoa học thì đó là Phật Giáo.“

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

NHỮNG BÀI PHÁP THOẠI  CẦN SUY NGHĨ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG BÀI PHÁP THOẠI CẦN SUY NGHĨ   NHỮNG BÀI PHÁP THOẠI  CẦN SUY NGHĨ EmptyWed Oct 22, 2014 2:15 pm

THÀNH ĐẠO theo tinh thần
THIỀN TÔNG
***

Sau khi vượt thành xuất gia, Sa môn Cù Đàm trải qua 5 năm lặn lội học đạo và 6 năm khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sinh tử. Ngài đã thọ giáo nơi các Tiên nhân nổi tiếng như Kalama, Ramaputta, đã đạt đến trình độ tâm linh như các vị ấy. Tuy nhiên, Ngài biết rằng ngay ở cõi Trời cao nhất là Phi tưởng Phi phi tưởng, cũng chưa phải là cứu cánh giải thoát vì còn trong Tam giới.. Cuối cùng Ngài nhận ra rằng, chỉ nên tìm học ở ngay chính mình chứ không tìm cầu bên ngoài mà được. Miệt mài thiền định dưới cội Tất bát la, Ngài chứng quả vị tối thượng vào đêm thứ 49, khi sao Mai vừa mọc. Từ đó, Sa môn Cù Đàm trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và đêm lịch sử ấy được gọi là Đêm Thành Đạo.

Vậy thế nào là “Thành Đạo”?

Theo nghĩa thông thường, đạo là con đường, như “độc đạo” là con đường duy nhất. Đạo cũng có nghĩa là “đường lối, nguyên tắc mà con người có bổn phận giữ gìn và tuân theo trong cuộc sống xã hội”(*). Trong tôn giáo, Đạo vừa là một tổ chức quản lý, vừa là nội dung học thuyết của tôn giáo ấy, như Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa, Đạo Hồi... có tổ chức Giáo Hội và hệ thống giáo lý hướng dẫn môn đồ tu hành. Bài pháp đầu tiên Đức Phật dạy cho năm anh em Kiều Trần Như là Tứ Diệu Đế, trong đó chi phần sau cùng là Đạo đế. Đó là phương pháp chân chính, có hiệu quả chắc chắn đưa hành giả đến cảnh giới an lạc, giải thoát sinh tử.

Với những ý nghĩa trên, đạo bị lệ thuộc bởi ý thức nên vẫn còn trong vòng đối đãi: Ví dụ Đạo làm người thay đổi theo tập quán của từng vùng miền, theo từng thời kỳ, từng xu hướng xã hội. Ở các nước phương Tây, con đến tuổi thành niên thường ra ngoài sống tự lập, cha mẹ già bị đưa vào Viện Dưỡng Lão; nhưng người Đông phương thì quan niệm “Tam tứ đại đồng đường” (Ba bốn đời ở chung một nhà) là phước đức của gia đình. Ngày xưa, phụ nữ theo lễ giáo tam tùng tứ đức, chỉ biết việc nội trợ hầu hạ chồng con; nhưng ngày nay, phụ nữ tham gia việc chính trị, kinh tế, khoa học cũng thành công không kém nam giới. Trong giai đoạn đầu hoằng pháp, Đức Phật dạy về Ngũ thừa(**), tựu trung là tránh ác làm thiện, bỏ phiền não cầu an lạc, giải thoát sinh tử tu chứng Niết bàn. Như thế, còn phân biệt việc xấu dỡ phải tránh, điều thiện lành phải làm, sinh tử là điều đáng chán và Niết bàn là cảnh giới thanh tịnh đáng hướng về.

Riêng đối với nhà Thiền, Đạo có thêm một ý nghĩa khác, một chân trời khác. Trong hội Linh Sơn, khi Đức Phật cầm cành sen xanh giơ lên, dùng đôi mắt màu sen xanh nhìn quanh đại chúng, tất cả đều ngơ ngác, chỉ riêng Tôn giả Ca Diếp mỉm cười. Đức Phật ấn chứng cho Tôn giả trở thành Sơ Tổ Thiền tông từ lúc ấy. Thiền sinh Nghĩa Huyền trong pháp hội Tổ Hoàng Bá, một hôm hỏi Tổ “Thế nào là đại ý Phật pháp?”. Tổ không trả lời mà đập cho một gậy. Ba lần thưa hỏi, ba lần đều bị đánh. Đến khi ngộ đạo qua Hòa thượng Đại Ngu, Ngài Nghĩa Huyền trình kiến giải bằng.... một cái thoi vào hông người khai thị! Và tông Lâm Tế do Ngài khai sáng truyền mãi không dứt cho đến ngày nay. Có phải chăng, Đạo trong nhà Thiền biểu hiện bằng một cành hoa, bằng những cái đánh, bằng lời nói thoạt nghe không có nghĩa lý gì? Và có phải chăng, “Thành đạo” là có một cái Đạo để thành tựu; trước khi tu ta không có, khi tu đến mực độ chín muồi thì Đạo sẽ hiện ra? Lúc chưa thành đạo, ta là kẻ phàm phu; khi thành đạo rồi, ta biến thành con người khác hẳn với hình tướng thoát tục, hào quang sáng ngời? Hẳn nhiên, không thể hiểu theo sự tưởng tượng bay bổng như thế.

Phật dạy, tất cả chúng sanh đều có tánh giác, tức bản tâm chân thật vượt mọi đối đãi. Tánh giác bình đẳng ở muôn loài, hiển lộ qua sáu căn. Khi mắt thấy sắc, tai nghe tiếng... mà không khởi niệm phân biệt đẹp xấu hay dỡ, thì tánh giác hiện tiền, không phải tìm cầu đâu xa. Chạm mắt tức Bồ đề là như thế. Phàm phu chúng ta luôn chạy theo ngoại trần, tạo nghiệp thiện ác rồi quanh quẩn trong sáu đường sinh tử, nhà Phật gọi là phan duyên. Ngược lại, Nhị thừa sợ ngoại trần lôi kéo nên tìm mọi cách tránh duyên, đè nén vọng tưởng. Bồ tát không sa vào hai cực đoan ấy. Các Ngài biết rõ các duyên không thật có, nên vì chúng sanh mà thị hiện vào các cõi, trục loại tùy hình, tùy duyên hóa độ. Các Ngài không phan duyên, không tránh duyên mà liễu tri các duyên, đồng thời nhận ra cái chân thật hằng hữu, bình đẳng tuyệt đối, nơi Thánh không thêm nơi phàm chẳng bớt. Cái chân thật ấy không có hình tướng nên không thể nắm bắt, không phải sản phẩm của ý thức nên không thể tưởng tượng hay diễn tả, không thể tìm trong sách vở Kinh lục hay giải quyết bằng cách tranh biện luận đàm. Nó chính là mình nên không tìm thấy bên ngoài mà chỉ nhận ra bằng trực giác, khi tâm thanh tịnh mà hằng tri. Tùy theo tính chất, diệu dụng và cảm nhận của người thực chứng mà gán cho một tên gọi (Phật tánh, Chân tâm, Ông chủ, Bản lai diện mục...), thật sự nó không có tên. Và ở đây, chúng ta gọi đó là ĐẠO.

Ngày xưa, Thiền sư Văn Hỷ tìm Bồ tát Văn Thù trên Ngũ Đài Sơn, nhưng gặp mặt Bồ tát mà không biết. Đến khi ngộ đạo, thấy Bồ tát hiện ra trên nồi cháo đang sôi, Ngài lấy dầm đập chứ không đãnh lễ. Bởi vì, khi đã thấy Phật tâm của chính mình thì không cầu Phật bên ngoài nữa. Người tu chúng ta cũng thế, lúc đầu phải sửa chữa tâm mình từ hư dở trở thành hiền thiện, nhưng mục đích cuối cùng là nhận được Phật tâm hằng hữu ấy. Đạo của nhà Thiền chỉ có ở trong tâm, nhận ra và sống trọn vẹn với bản tâm là Thành Đạo. Cho nên, tu đạo là tu tâm, ngộ đạo là ngộ tâm, chứng đạo là chứng tâm, và thành đạo cũng là thành tại tâm chứ không đâu khác. Từ trước đến sau cũng chỉ một người ấy, không thay đổi gì về hình tướng, chẳng ngồi tòa sen phát hào quang, nhưng tâm lại có một biến đổi diệu thường. Đó là “rắn hóa rồng không đổi vảy”.

Phật dạy, “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. Lời dạy ấy là đứng trên Phật quả. Nhưng theo tinh thần kinh Lăng già thì “Chúng sanh đã là Phật”, tức nhắm trên Phật nhân. Đã là Phật, vì chúng sanh nào cũng có trí tuệ đức tướng Như Lai. Như kẻ ăn mày trong kinh Pháp Hoa không biết mình có hạt châu trong chéo áo, cứ phải sống đời lang thang cơ nhỡ. Đến lúc được bạn nhắc nhở, lấy ra dùng thì trở nên giàu sang phú quý. Hạt châu có sẵn như Đạo sẵn đủ tại tâm, chỉ vì ta quên nên mê, còn nhớ ra là ngộ Đạo.

Đức Phật thành đạo nơi cội Tất bát la cách đây gần 26 thế kỷ, nhưng câu chuyện tìm đạo của Ngài vẫn luôn là bài học lớn cho hàng đệ tử Phật chúng ta. Khi mới phát tâm tu, chúng ta cần có thầy hướng dẫn đường lối đúng đắn để khỏi lạc lầm. Đang trong giai đoạn dụng công, ta cũng cần thầy bạn sách tấn và sửa chữa những sai sót, để khỏi sa vào những cám dỗ của ngoại ma. Nhưng vấn đề ngộ đạo lại khác, tự thân hành giả nỗ lực công phu, phải tự nhận ra Phật tâm nơi chính mình chứ không ai làm thay cho ai được.

Hiểu và tin mình có khả năng thành Phật, chúng ta có sự vững vàng trên đường tu. Ta không tìm cầu Phật bên ngoài, không tin có một quyền năng ban phước giáng họa, mà chỉ tin chính tâm mình có chánh nhân thành Phật, ta cứ một lòng một dạ tiến bước trong chánh pháp mà không khởi ý niệm mong cầu, thì khi đủ thời tiết nhân duyên, tất nhiên trổ ra chánh quả. Đến lúc ấy, ta mới thấm thía và biết ơn vô cùng lời - dạy - vô - ngôn của Đức Bổn Sư khi cầm cành sen xanh, hay gậy Tổ Hoàng Bá khi đập cho đệ tử xuất cách Nghĩa Huyền ba gậy.

Vậy thì rốt cuộc, thành đạo là nhận ra và hằng sống với con người chân thật chính mình. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

NHỮNG BÀI PHÁP THOẠI  CẦN SUY NGHĨ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG BÀI PHÁP THOẠI CẦN SUY NGHĨ   NHỮNG BÀI PHÁP THOẠI  CẦN SUY NGHĨ EmptyWed Oct 22, 2014 2:16 pm

Làm thế nào để trừ tai nạn



***

  Cuộc sống lắm nhiều những tai nạn bất ngờ không thể lường trước được, phước họa mỗi người không giống nhau, thế giới tự nhiên tai nạn cũng không ít, làm cho con người bệnh tật đau đớn, muốn tìm một nơi không có tai nạn ở đời này quả thật không dể. Tôi đi qua rất nhiều nơi và nhiều quốc gia trên thế giới, tôi cảm thấy Malaysia là nước tương đối tốt cây cối xanh mượt, khí hậu trong lành, nhân dân đều là người lương thiện, nếu như bảo tôi chọn một nơi tương đối bình an trên thế giới thì tôi sẽ chọn Malaysia.

 Hiện nay thời đại khoa học kỹ thuật phát triển đem đến cho chúng ta rất nhiều thuận lợi nhưng đồng thời mang lại cho chúng ta không ít phiền não, rất nhiều việc không tốt phát sanh, thiên tai nhân họa, muốn tránh bớt những tai nạn này thì tự mỗi người phải có phương pháp, tôi đề cử một vài ý kiến để mọi người tham khảo:

  Chúng ta tích lũy công đức có thể giúp chúng ta tránh khỏi tai nạn. Khiêm tốn nhận sai cũng có thể triệt tiêu được tai nạn. Ví như trong nhà có đứa trẻ phạm lỗi, lúc bị đánh, nó “kêu lên ba mẹ ơi con biết lỗi rồi” và ba mẹ sẽ không đành lòng đánh nữa. Có rất nhiều thứ con người chúng ta nên học, học nhận sai, học khiêm tốn, học cúi đầu mới có thể tiến bộ. Sám hối có thể rữa sạch tội lỗi và tiêu tai tai nạn. Ví như bỏ một nắm muối vào một chén nước thì nước đó rất mặn không thể uống được;Ngược lại, nếu cùng nắm muối đó mà bỏ vào một thùng nước lớn thì không có gì là mặn lắm. Ý nói là, nếu chúng ta phát tâm rộng lớn, từ bi nhân nghĩa giúp đỡ yêu thương mọi người giống như đem nước trong sạch để vào nước muối vậy ( để có thể uống được).

Rộng kết thiện duyên cũng có thể tiêu tai miễn nạn, tạo duyên tốt với người khác cũng gặp được rất nhiều điều lành. Đọc sách nhiều, có trí tuệ và khéo léo, làm việc nếu trước nên biết một vài điều này cũng có thể dự phòng và tránh được tai nạn. Người có lòng từ, luôn giúp đỡ người khác thì gặp dữ cũng dể hóa lành.

  Tai nạn từ đâu mà đến? Tuy tai họa từ bên ngoaì đến nhưng nếu không có nghiệp chướng thì sẽ không chiêu cảm. Cho nên chúng ta nên thanh tịnh ba nghiệp: thân làm việc tốt, miệng nói lời hay, trong lòng luôn có ý nghĩ tốt, thực hành được ba việc tốt như vậy cũng có thể tiêu trừ tai nạn.

  Biết sợ nhân quả cũng có thể tránh được tai nạn. Tai nạn có mối quan hệ nhân quả. Chúng ta thường nghe “Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”. Chúng sanh lúc làm việc ác (nhân) như tham sân tật đố, trộm cắp, lừa dối,...thì không sợ ,đợi đến khi ác quả đến thì mới kinh hãi khiếp sợ. Vì thế chúng ta nên học như Bồ tát phải “sợ nhân” hoàn tòan không làm việc xấu (tạo nhân ác).

 Nói đến nhân quả, mọi người thường không chú ý điều này, nhưng sự thật thì trên thế gian chỉ có nhân quả mới không lừa dối chúng ta. Ở đời chúng ta thường thấy người làm ác mà được giàu sang, người làm thiện mà nghèo khổ nên cho rằng không có nhân quả. Thật sự, chúng ta không nhìn thấy được nhân duyên quả báo thông suốt ba đời. Làm việc thiện mà không được quả báo tốt là vì phải trả nhân duyên đời trước, cũng như tiên bạc bạn gửi ở ngân hàng không vì bạn làm việc không tốt mà không trả cho bạn, trừ khi bạn đã dùng hết rồi “ muốn biết nhân đời trước thì xem quả (cuộc sống) đời này, muốn biết quả đời sau thì xem nhân (việc làm) hiện tại”.

 Không phải bạn tin Phật Bồ tát là Phật Bồ tát cho bạn phát tài. Mọi việc như :sức khỏe, sự nghiệp, tín ngưỡng đạo đức đều có nhân quả của nó. Thân thể có vận động thì mới khỏe mạnh, bởi thế khỏe mạnh cũng có nhân quả của khỏe mạnh. Kể bạn nghe một câu chuyện vui: “có một người bạn trẻ đến ngôi miếu lễ bái Quan Thánh Đế Quân (Quan Nhị Ca) , mong rằng xin Quan Nhị Ca  cho anh ta phát tài, anh ta lái chiếc xe 250 phân khối, nhưng chạy quá nhanh và xảy ra tai nạn, kết quả người thì chết và xe nát tan. Cha anh ta cho rằng con ông vì đi lạy Quan Công mà xảy ra tai nạn, nếu như không đi thì không có việc gì. Và muốn đến ngôi miếu đó đập phá cho hả giận. Thần miếu hiện lên nói: Ông không nên trách tôi, tôi cũng rất muốn cứu nó, nhưng nó chạy xe quá nhanh, bạch mã của tôi chạy không kịp nó, nên mới xãy ra tai nạn”. Nên nhanh thì có nhân quả của nhanh, bạn làm ngược lại luật nhân quả, xãy ra tai nạn thì chớ có trách người. Như trên xã hội ngày nay có rất nhiều những trộm cướp, sát sanh, làm tổn hại người khác để mang lợi về mình,... bạn nghĩ là không có nhân quả sao?

  Chúng ta nên tiêu tai tránh nạn, biết đúng thấy đúng, thâm tín nhân quả thanh tịnh thân tâm, và thực hành những ý kiến như Tôi nêu ra ở trên, như vậy thì mới hy vọng quốc thái dân an, kiết tường như ý!

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

NHỮNG BÀI PHÁP THOẠI  CẦN SUY NGHĨ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG BÀI PHÁP THOẠI CẦN SUY NGHĨ   NHỮNG BÀI PHÁP THOẠI  CẦN SUY NGHĨ EmptyWed Oct 22, 2014 2:16 pm

Vì tánh linh của vạn vật mà cảm động


***

(Vì tánh linh của vạn vật mà cảm động, vì cái khổ của lục đạo chúng sanh mà khóc, thế giới Ta Bà hữu tình phi tình đều có Phật tính.)

Vì sao mà cảm động?

 Có một Phật tử trẻ kể rằng:-

    "Tôi đã từng chứng kiến một cảnh chết rất bi tráng. Cái chết đó làm rung động cỏi lòng sâu thẳm của tôi. Từ đó tôi nguyện suốt đời không làm tổn hại bất cứ một sanh mạng cho dù là bé nhỏ…

 Một lần nọ đi săn Linh dương, chúng tôi được chứng kiến đời sống và bản chất của chúng. Linh dương có hình dạng giống sơn dương nhưng có khiếu nhảy rất giỏi, mỗi con trưởng thành nặng khoảng 30 kg, tính tình thuần hậu, là loại động vật mà bọn thợ săn thích nhất. 

 Lúc đó đội săn bắn chúng tôi bí mật bao vây khắp vùng nơi một đàn linh dương đang cư trú, áp hơn 60 con linh dương vào mõm đá trên vách núi cao, nghĩ rằng như thế sẽ làm cho chúng rơi hết xuống mà chết cho đở lãng phí cung tên.

 
   Nhưng không ngờ, khoảng 30 phút sau, một con linh dương đực đột nhiên kêu lên một tiếng. Tất cả linh dương lập tức phân thành hai nhóm: môt nhóm già và một nhóm trẻ.Tôi nhìn rất rõ nhưng không hiểu vì sao chúng lại phân theo già trẻ như vậy. Lúc đó, một con linh dương đực từ trong nhóm già đi ra, con này lông dài xuống ngực, trên mặt có nhiều nếp nhăn ngang dọc, hai cái sừng bị mòn đi. Vừa nhìn tôi đã biết con linh dương này già lắm rồi. Nó đi ra đứng phía trước, nhìn về hướng nhóm trẻ kêu một tiếng “be”. Một con linh dương trẻ liền bước ra. Một già một trẻ của hai nhóm đi đến vách núi đoạn mệnh. Sau đó lui lại vài bước, đột nhiên con linh dương trẻ hướng về trước chạy như bay, liên tiếp linh dương già cũng chạy theo. Con trẻ chạy đến ranh giới của vách đá, rùng mình một cái, hướng về phía khe suối đối diện mà nhảy. Con già liền kế theo sau cũng từ vách núi đá mà nhảy. Cứ một trẻ một già thời gian nhảy có trước sau một chút, tư thế nhảy cũng có khác. Con già nhảy thấp hơn, có nghĩa là có trước có sau, có cao có thấp.Tôi rất kinh ngạc, lẽ nào chết cũng phải từng đôi sao? Tôi nghĩ những con linh dương này trừ khi có ráp cánh mới nhảy qua được vách núi bên kia. Đúng vậy, con trẻ vừa nhảy được khoảng 5, 6 mét thì rớt xuống ,trên không trung vẽ ra một đường cong rất đáng sợ. Tôi nghĩ nhiều nhất là vài giây nó sẽ rơi vào trong sâu thẳm. Đột nhiên một việc lạ xuất hiện. Con linh dương già nhờ vào kỷ thuật thành thạo của mình, tại chỗ con trẻ từ điểm cao nhất trong nháy mắt nhảy xuống và toàn thân xuất hiện ở dưới móng của con trẻ, những con linh dương trong nhóm già nắm thời gian rất chính xác, ngay lúc mà toàn thân xuất hiện ở dưới móng của con trẻ thì cũng đúng lúc thời điểm cao nhất của đường cong nhảy, giống như hai chiếc tàu vũ trụ ở trên không trung hoàn thành nhiệm vụ tiếp nhận, bốn móng chân của nhóm trẻ đạp mạnh trên lưng của những con già, giống như nhờ vào cái cầu để nhảy qua vậy, nó ở trên không trung lại nhún một lần nữa và rơi xuống đất lại một lần nữa vồng lên cao. Mà các con linh dương trong nhóm già giống như xác phế của tên lửa đã di chuyển hết chất đốt sau đó tự động rời khỏi tàu vũ trụ, thậm chí nó càng bi thảm hơn xác phế tên lửa,sức mạnh của những con linh dương trẻ đạp nhún xuống giống như đôi cánh của con chim bị gãy ngang rớt thẳng xuống đất. Nhưng sức của những con trẻ nhảy lần thứ hai không xa như lần thứ nhất Độ cao cũng chỉ bằng nữa lần trước nhưng cũng đủ để vượt qua khoảng cách hai mét cuối cùng.Trong nháy mắt chỉ thấy những con linh dương trẻ rơi xuống ngọn núi đối diện thích thú kêu lên một tiếng “be” quay qua tảng đá đằng sau khuất dạng, cú nhảy đã thành công.


Lúc gấp gáp từng đôi từng đôi từ trên cao vòi vọi nhảy xuống, vùng cao trên khe suối như vẽ ra những đường cong làm người ta rối tung, thì từng con linh dương già đã rơi xuống thịt nát xương tan.

 
Tôi không ngờ đến giờ phút đồng loại sắp tuyệt diệt thì đàn linh dương đã nghĩ ra biện pháp hy sinh một nữa để giành lại một nữa cơ hội sanh tồn cho đồng loại.Tôi càng không nghĩ đến những con linh dương già sao mà ung dung khoan hồng chọn lấy cái chết, cam tâm tình nguyện, bỏ thân mệnh mình mở ra một con đường sống còn cho đời sau. Tôi vì thế mà cảm động nên từ đó về sau thề không sát hại. Do tận mắt nhìn thấy một cảnh chết vô cùng bi tráng làm rung động lòng tôi. Tôi cảm thấy rất xấu hổ. Từ đó về sau, nguyện không sát hại bất cứ một sanh mạng nào dù là rất nhỏ."

*Một Phật tử khác kể chuyện rất cảm động:- 


Vạn vật đều có tánh linh

Một buổi tối cuối thế kỷ 20, lúc ở trường đại học Hồ Nam khi xem một màn ảnh làm cảm động trời đất, tôi không cầm lòng được khóc ré lên!

Tỉnh Thanh Hải có một vùng sa mạc thiếu nước trầm trọng, mỗi người một ngày chỉ dùng 2 lít nước do đội quân đóng quân ở rất xa vận chuyển lại. Hai lít nước không chỉ dùng để uống, mà còn vo gạo, rữa rau… còn phải cho gia súc kéo uống, gia súc kéo thiếu nước không thể được, khát à!

 

Có một ngày, bổng ở đâu hiện ra một con bò già, mà được mọi người cho là nó rất trung thành và thật thà. Nó quá khát giẫy giụa tuột ra khỏi dây cương mạnh mẽ xông vào con đường trong sa mạc mà đoàn xe chuyển nước đi qua, đợi một hồi đợi đoàn xe chuyển nước đến, nó chạy nhanh đến đứng sững giữa đường. Các chiến sĩ chuyển nước trước đây cũng đã gặp qua tình hình chặn đường của những con gia súc như vậy nhưng những con động vật trước không bất khuất kiên cường như con bò này.
Đoàn vận chuyển nước có quy định. Xe chuyển nước giữa đường không để mất đi một giọt, càng không thể tuỳ tiện cho nước. Những quy định này xem ra cũng thật khắt khe nhưng vì bất đắc dĩ. Từng giọt nước này đều là khẩu phần của mỗi người rồ
Trong sa mạc người và vật đều như vậy, nó đứng đó một hồi lâu như vậy , thậm chí làm tắt đường, các tài xế phía sau bắt đầu chưởi rũa. Có vài tài xế tính tình nóng nảy dùng dầu châm đốt con bò tội nghiệp đó nhưng nó vẫn không động đậy, kiên cố như núi Thái, không chịu dùn bước. Đến khi chủ nó tìm đến, ông ta rất hổ thẹn nắm một cây roi dài quất lên trên thân yếu ớt của nó. Toàn thân như nát nhừ, không thể đi được, cây roi cũng nhuốm đỏ màu máu, nhuốm đỏ thân nó, nhuốm đỏ cả một vùng cát vàng sa mạc và nhuốm đỏ cả một buổi chiều tà. Nó kêu lên một tiếng thảm thiết hoà với tiếng gió tàn khốc u ám lạnh lẽo của sa mạc hiện ra cảnh tượng sao mà bi tráng. Người chủ bò đứng kế bên bật khóc, người tài xế bị cản xe cũng oà lên khóc. Cuối cùng, người tài xế nói: “Thôi, để tôi vi phạm luật lệ vậy. Tôi chấp nhận xử phạt”. Anh ta cầm bát của mình lấy khoảng 2 lít nước trong xe để trước mặt con bò, nhưng nó không uống bát nước trước mặt mà nó đã cực khổ có được, nó ngước mặt lên trời rống lên một tiếng dài, dường như nó đang kêu gọi.Trong ráng chiều, không xa từ phía sau đống cát chạy ra một con bò con. Con bò mẹ bị thương nặng nhìn con bò con tham lam uống sạch bát nước, le lưỡi ra liếm liếm đôi mắt đáng thương của bò con. Con nghé cũng liếm mắt mẹ. Mọi người lẳng lặng nhìn. Những giọt nước mắt chảy dài của tình mẫu tử lăn xuống .


Tia nắng cuối ngày đã tắt, hai mẹ con không đợi chủ gọi, lặng lẽ cùng chúng tôi đi về. Một buổi tối của cuối thế kỷ 20, khi tôi xem cảnh này trên ti vi, tôi hiểu ra cái khổ của mẫu thân. Tôi và vô số những người đang ngồi trước ti vi đã bật khóc, những giọt nước mắt nóng hổi cuồn cuộn trào ra.

Vì thế, tôi thành kính khẩn cầu quý vị xem xong mẫu chuyện này nên đối xử tốt với tất cả những sanh mệnh dù lớn hay nhỏ xung quanh ta bởi vì chúng đều có tính linh, đều có cha mẹ, con cháu, gia đình của chúng. Chúng cũng như con người chúng ta, đều có khát vọng được vui vẽ, hạnh phúc. Chúng ta thế nào đành lòng làm tổn hại chúng ư? Lại cầu mong bạn hãy đối xử tốt với mẹ, bởi vì đối với chúng ta, mỗi người mẹ đều có tình thương đậm đà và thắm thiết hơn con bò mẹ kia rất nhiều!…Xin thành tâm, thành tâm khẩn cầu tất cả đều biết yêu thương và tôn trọng mạng sống lẫn nhau để có một cuộc sống thật bình yên. Xin kính chúc tất cả quý vị đều hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc của cuộc sống.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

NHỮNG BÀI PHÁP THOẠI  CẦN SUY NGHĨ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG BÀI PHÁP THOẠI CẦN SUY NGHĨ   NHỮNG BÀI PHÁP THOẠI  CẦN SUY NGHĨ EmptyWed Oct 22, 2014 2:17 pm

Hạnh Phúc


***

Hạnh phúc luôn có mặt 

          Ta đã có hạnh phúc chưa hay vẫn đang đi tìm với hai bàn tay trắng? Có phải ta nghĩ hạnh phúc là một cái gì đó rất lớn lao và đang ở rất xa trong tương lai, hay có thể nằm ở cuối con đường mà ta đang từng bước đi tới. Coi chừng ta lầm rồi đấy. Hạnh phúc rất giản dị và luôn có mặt trong giây phút hiện tại, ngay bây giờ và ở đây. Vấn đề là ta có biết nó đang có mặt như thế nào và biết cách tiếp nhận hay không thôi.

 

          Ta đã từng quan niệm hạnh phúc là gì? Có phải là được sống trong những điều kiện tiện nghi như ăn uống đầy đủ, tiêu xài thoải mái, nhà cửa khang trang, công việc thuận lợi, thương yêu chiều chuộng, con cái ngoan hiền, bạn bè thân thiện… Những tiện nghi đó đem lại cho ta một cảm giác thoải mái, dễ chịu, thích thú, sung sướng nên ta nghĩ rằng mình có hạnh phúc. Định nghĩa này hầu hết mọi người công nhận. Cái cảm giác mà ta vừa diễn đạt là hạnh phúc có tên gọi riêng là lạc thọ.

 

          Nhưng có khi ta đang sống trong những điều kiện rất thuận lợi, không có vấn đề gì phải bận lòng sầu khổ, hoặc chỉ  có chút đỉnh khó khăn thôi thì lẽ ra ta phải có hạnh phúc chứ, sao vẫn than van số phận hay kêu ca cuộc đời hoài vậy? Cho nên phải có ý thức về những gì ta đang có chính là điều kiện của hạnh phúc thì ta mới có hạnh phúc được.

 

          Cũng như nhìn những đứa bé đang nô đùa rất hồn nhiên, không tiếc nuối quá khứ cũng không lo lắng chuyện tương lai, ta nghĩ chắc các em đó đang hạnh phúc lắm. Nhưng liệu các em có biết điều đó không, hay chỉ khi nào lớn lên và đánh mất cái thiên đường đó rồi các em mới nhận ra mình đã từng sống trong hạnh phúc?

 

          Ta có đang ở trong thiên đường không? Thiên đường của ta là gì? Thiên đường hạnh phúc, cái cảm giác ngọt ngào và êm dịu ấy thì ai cũng có cả. Đó là một sự thật rất rõ ràng, chỉ cần một chút ý thức là ta có thể tiếp xúc ngay. Nhớ lại những lần bị đau bao tử, không ăn uống được hay không làm việc gì được đã đành, mà cảm giác đau thắt ấy thật khó chịu. Lúc ấy ta quả quyết rằng không có cái khổ nào bằng đau bao tử.

 

          Nhưng trước đó vài giờ ta có biết mình rất hạnh phúc vì không bị chứng đau bao tử hành hạ không? Rõ ràng là không hề có, vì ta phải lo bao nhiêu chuyện to tát trên đời, hơi sức đâu mà nghĩ tới những cái cỏn con như vậy. Song chính những cái cỏn con ấy đã khiến ta phải khổ sở và gác lại bao điều to tát. Và khi trải qua từng giờ phúc trong cơn vật vã ấy ta mới nghiệm ra rằng không đau bao tử cũng là một điều kiện hạnh phúc.

 

          Hãy thử suy ngẫm về những điều kiện hạnh phúc mà ta đang có, phải chăng nhiều hơn ta tưởng tượng không? Chỉ cần liên tưởng tới hình ảnh của những em bé mồ côi, những em bé chết đói hay tật nguyền đang có mặt khắp nơi trên thế giới thì ta đã thấy mình hạnh phúc tới chừng nào rồi. Những em bé đó phải đi bằng đôi tay hay lấy thức ăn bằng đôi chân, hoặc chưa từng nhìn thấy bầu trời xanh hay tiếng chim hót, hoặc cũng chưa một lần nào được chăm sóc ân cần từ bàn tay của những người thân trong gia đình hay bạn bè.

 

          Còn ta, ta đang sở hữu quá nhiều thứ. Ta có đôi mắt sáng ngời, đôi chân vững chắc, đôi tay tháo vát, giọng nói trong trẻo, trái tim khỏe mạnh, năng lượng sống tuôn tràn, tương lai rực rỡ chào đón… Ta không bị vướng vào chứng bệnh nan y nào về thể chất, cũng không lâm vào tình trạng khủng hoảng điên cuồng vì thiên tai hay tai nạn do con người gây ra. Ta đang có cơ ngơi ổn định, công việc thuận lợi, tài năng phát triển. Ta cũng đang đầm ấm với gia đình, được người thương quan tâm chìu chuộng.

 

          Những điều đơn cử ra đây chỉ là một phần rất nhỏ so với những điều kiện hạnh phúc quá lớn mà ta đang sở hữu. Nếu không được nhắc nhở, ta cũng không ngờ mình giàu có như vậy, một gia tài hạnh phúc đã từng được ta nâng niu và cũng đã từng bị ta ném vào bóng tối lãng quên để tiếp tục đuổi theo những đối tượng hấp dẫn khác trong tương lai.

        
Hạnh phúc bị lãng quên

          Có thế diễn đạt hành trình đi tìm hạnh phúc của chúng ta bằng cái trục ngang với rất nhiều điểm đến. Ta hãy chọn khởi điểm là A và điểm đến là B. B có thể là nguyện vọng lấy được chứng chỉ master. Nhưng đến B rồi cũng thấy thường thôi, chưa phải là hạnh phúc nên ta sốt ruột muốn đến thử C, lấy được người mình thương mới thật sự là hạnh phúc. Nhưng sau đó không lâu ta bỗng phát hiện hình như còn thiếu một vài điều kiện quan trọng nữa mới nắm được hạnh phúc, phải có một đứa con xinh xắn mới gọi là mái ấm gia đình, nên ta đã hy vọng ở D.
          Rồi ta vẫn chưa an tâm, tiếp tục đặt ra những điều kiện hạnh phúc mà mình cần phải đạt cho bằng được như là sở hữu một căn nhà khang trang rộng lớn, một chiếc xe hơi đời mới nhất, một trương mục khá nhiều tiền, một địa vị có nhiều quyền lực mà bạn bè đều kính nể… thì mới bảo đảm cho hạnh phúc bền vững.
          Cứ thế ta tiếp tục lao như điên đi về E, F, G… và ở mỗi điểm ta chỉ cảm nhận được giá trị hạnh phúc rất ngắn ngủi. Chừng vài tuần hoặc vài tháng sau ta lại khát khao đến những điều kiện hạnh phúc khác. Đôi khi ta còn nghĩ biết đâu hạnh phúc thật sự chỉ nằm ở cuối trục ngang này không chừng.
          Cuối trục ngang này là cuối cuộc đời ta rồi đây. Ai dám bảo đến đoạn cuối đời ta mới có thể chạm tay tới cái giá trị thiêng liêng của hạnh phúc kia chứ. Nhưng nếu quả thật như vậy thì uổng phí cho cả kiếp người không ngừng phấn đấu và tân tụy với cuộc sống mà chỉ hưởng hạnh phúc trong khoảnh khắc ngắn ngủi thế thôi sao?     

 

          Thật ra hạnh phúc đều có mặt ở A, B, C hay D, E, F cho đến X, Y, Z nữa, và giá trị hạnh phúc ở mọi nơi mọi lúc đều giống như nhau về phương diện bản chất, nghĩa là A=B=C…=Z. Nhưng làm sao ta biết được điều này khi động cơ bỏ hình bắt bóng luôn thúc đẩy ta lao tới trước như một thói quen truyền kiếp rất con người?

          Chính vì kẹt vào những ước mơ chưa đạt được nên ta không thể thừa hưởng những hạnh phúc lớn lao mà ta đang có. Liệu ta có chắc khi những ước mơ kia thực hiện xong là ta sẽ hoàn toàn hạnh phúc không? Ta chỉ tiên đoán thôi, vì một năm nay hay hai năm về trước chẳng phải ta cũng đã từng có những điều ước, và hầu hết những điều ước ấy đều đã thành tựu sao ta vẫn không có hạnh phúc? Thế mà ta vẫn tiếp tục ước mơ, tiếp tục hy vọng như chưa từng biết gì về hạnh phúc.
          Nếu ta không biết cái gì làm cho ta hạnh phúc trong hiện tại, thì làm sao ta có thể biết được cái gì làm cho ta hạnh phúc trong tương lai?
          Vậy ta có cần ước thêm nữa hay không hay nên quay về tiếp nhận những gì mình đang có và bằng lòng với nó, như thế may ra ta mới biết được hương vị thật sự của hạnh phúc. Khi nhận ra được giá trị hạnh phúc của mình đã sẵn có thì ta sẽ biết mình nên làm gì và không nên làm gì để hết lòng giữ gìn, không vì chút cảm xúc nhất thời đam mê mà đánh đổi giá trị hạnh phúc.
          Chỉ khi nào nắm được hạnh phúc thật sự trong tầm tay, ta mới có thể làm cho người khác hạnh phúc một cách chín chắn được. Hãy thử lấy ra một tờ giấy để ghi xuống những điều kiện hạnh phúc mà ta đang sở hữu. Chắn chắn một tờ giấy sẽ không đủ, vì càng nhìn lại thì ta càng phát hiện có tới trăm ngàn thứ quý giá trong ta mà từ lâu ta đã bỏ quên. Hạnh phúc có sẵn mà không cảm nhận được là một loại cảm xúc trung tính, một trạng thái bình thường hóa những phẩm chất cảm xúc khi thiếu đi sự mạnh mẽ của nhận thức. Ta thường gọi nó là xả thọ.

 

          Chính cái cảm xúc bị bão hòa ấy khiến cho ta mau nhàm chán những gì mình đang có, đánh mất niềm tin những thứ có thể mang lại hạnh phúc như nó đã từng thể hiện trong quá khứ. Ta lại tiếp tục giẫm đạp lên hạnh phúc để đi tìm hạnh phúc. Tuy bị bỏ rơi những  khả năng linh động của những điều kiện hạnh phúc vẫn còn đó, chỉ cần trở về tiếp xúc và nuôi dưỡng thì nó sẽ bừng dậy và tràn lan trên tâm hồn ta.

        Do lãng quên mà ta đã để cho “lạc thọ” biến thành “xả thọ”, nhưng nhờ ánh sáng tỉnh thức đã khiến cho chúng phục hồi trở lại chức năng “lạc thọ” của mình. Và khi phát hiện ra những điều kiện hạnh phúc của ta thật quá nhiều và quá gần gũi, thế nào ta cũng ngỡ ngàng thốt lên: Trời ơi, tôi là kẻ hạnh phúc nhất trên đời!

          Nhưng trong chúng ta có mấy kẻ thốt lên được câu nói đó, hầu hết mọi người chỉ biết mình hạnh phúc sau một cơn nguy biến, một tai nạn chạm mặt với tử thần, hay một cuộc phân kỳ tưởng chừng không bao giờ gặp lại, còn không, họ vẫn miệt mài rong ruổi đi tìm hạnh phúc như chú ngựa hoang phi nước đại hướng về dãy đồi hấp dẫn xa tít tận chân trời.

          Để đến khi mỏi vó chùn chân, ngựa hoang đang dừng lại trên thảm cỏ xanh non và dòng suối mát trong, chợt nghe lòng dâng lên một cảm giác bình an và ấm áp quen thuộc. Ngựa hoang giật mình nhận ra hương vị của hạnh phúc chính là đây, sao mình khờ dại giẫm đạp lên nó mỗi ngày để đi tìm trong viễn cảnh?

       Nhưng ngựa hoang sẽ dừng bước giang hồ để chấp nhận sống sâu sắc trong hiện tại, hay sẽ ngậm ngùi tiếc nuối khi nhìn lại đoạn đường hoang phí đã qua, hoặc sẽ tiếp tục hăng hái lao tới tương lai để đi tìm hạnh phúc sau khi đã hồi phục?

          Ý thức được điều kiện hạnh phúc chỉ có trong giây phút hiện tại nên không còn chạy ngược chạy xuôi tìm kiếm đã là một bước đi đáng kể, nhưng giữ vững ý thức đó không để cho mãnh lực hấp dẫn phía trước lôi kéo thì không phải dễ, phải có khả năng và phương pháp nuôi dưỡng cụ thể, chứ chỉ có mỗi ý chí thôi thì không đủ.

          Cho nên không phải bất kỳ ai đến đoạn cuối cuộc đời cũng chưa hề biết được bộ mặt của hạnh phúc. Có thể họ đã từng sống trong hạnh phúc, nhưng không giữ nó được bao lâu. Tại vì họ bất lực trước bản năng đón nhận hạnh phúc bằng cảm xúc hời hợt của mình. Cái bản năng mau chóng bình thường hóa mọi thứ dù là những hạnh phúc lớn lao nhất, cái mà người ta vẫn thường nghi ngờ và cho rằng đó là sự trêu đùa của số phận.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

NHỮNG BÀI PHÁP THOẠI  CẦN SUY NGHĨ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG BÀI PHÁP THOẠI CẦN SUY NGHĨ   NHỮNG BÀI PHÁP THOẠI  CẦN SUY NGHĨ EmptyWed Oct 22, 2014 2:17 pm

Hạnh phúc tương đối 

          Khi sống trong những điều kiện thuận lợi như thưởng thức món ăn khoái khẩu trong một nhà hàng danh tiếng, mua được chiếc xe mơ ước bấy lâu, vừa ký một hợp đồng rất béo bở, du lịch đến một xứ sở cảnh đẹp như cõi thần tiên, được nghe những lời khen tặng hết lòng của người thương, chia sẻ những ước mơ thầm kín với người mình tin tưởng… thì phần lớn ai cũng có cảm giác sung sướng, dễ chịu và kết luận là mình đang có hạnh phúc.

          Trong khi những người sống trong hoàn cảnh rất khó khăn như phải làm việc quần quật để lấy tiền nuôi con ăn học, hay dầm mình trong mưa bão để kịp thời cứu hộ người thân đang mắc kẹt trong tai nạn, hay chịu những đòn tra tấn để giữ bí mật quân sự và tinh thần bất khuất của dân tộc… Tuy không có được những cảm giác sung sướng, dễ chịu trên bề mặt cảm xúc, nhưng tận sâu kín trong tâm hồn vẫn có sự hài lòng, thỏa mãn vì đã thực hiện được ước mơ, nguyện vọng hay lý tưởng của mình. Trong trường hợp này, ý chí và tình thương đã làm nên hạnh phúc.

         Như vậy có hai loại hạnh phúc, một loại hạnh phúc vì được thỏa mãn cảm xúc và một loại hạnh phúc vì được thỏa mãn ý chí. Loại hạnh phúc thứ nhất thiên về sự hưởng thụ bằng các giác quan, mặc dù phải thông qua sự chọn lựa yêu thích của ý thức. Loại hạnh phúc thứ hai không cần thông qua sự hưởng thụ, thậm chí chấp nhận luôn những cảm xúc xấu, chỉ cần thực hiện được nguyện vọng sâu sắc của mình.

          Nếu nhìn kỹ ta sẽ thấy hạnh phúc thứ hai là loại hạnh phúc lớn hơn và bền vững hơn. Những người trải nghiệm trong cuộc đời thường giảm bớt hoặc lẩn tránh những loại hạnh phúc được xây dựng trên cảm xúc vì bản chất của nó tan biến rất nhanh và để lại hậu quả là sự xuống cấp thân tâm và cả sự nghiện ngập.

          Họ chấp nhận một đời sống tri túc, ít hưởng thụ, nhưng ngược lại tâm hồn lúc nào cũng thanh thản và bình an. Tại vì họ đã ý thức được rằng cái lạc phải luôn gắn liền với cái an, an lạc mới là thứ hạnh phúc lâu bền.

          Tiền bạc, quyền lực, danh dự, sắc dục… cũng chỉ đem lại một cảm xúc thỏa mãn, nhưng để có được một cảm xúc thỏa mãn, nhưng để có được nó ta phải nếm trải qua rất nhiều cảm xúc xấu như hồi hộp, lo lắng, sợ hãi, bực tức, hờn ghen hay phải kích động và tập dợt cho những hạt giống xấu trong tâm hồn như gian dối, nghi ngờ, cố chấp, lợi dụng, thù hận. Rốt cuộc để mưu cầu hạnh phúc thì ta lại gieo rắc cho chính mình những mầm mống khổ đau.

          Khi ta có đủ bản lĩnh vượt qua bản năng hưởng thụ rất con người của mình thì ta sẽ tìm thấy thứ hạnh phúc được nuôi dưỡng bằng ý chí và tình thương đó mới thật sự là hạnh phúc cao đẹp và xứng đáng để ta bỏ công sức đi tìm. Một tách trà nóng, một bữa cơm đơn sơ, một rừng thu là chín, một chiếc thuyền nhẹ trôi… sẽ là thiên đường cho những khách phong trần muốn tìm lại chính mình sau những ngày tháng sống trong phiêu lãng.

Hạnh phúc chân thật

          Ta như đứa trẻ được sinh ra trong gia đình tỷ phú mà lại lang thang vất vưởng đi tìm một tương lai. Một đứa trẻ bỏ nhà đi hoang theo tiếng gọi cháy bỏng của con tim thì không dễ gì chịu quay về khi chưa thấy được sự phũ phàng sau những khát khao cuồng dại. Trong một may mắn tình cờ được một người tốt bụng chỉ điểm và nâng đỡ, đứa trẻ giác ngộ và chấp nhận quay về để chính thức tiếp nhận gia tài mà bấy lâu không hề nhớ tới.

          Còn hạnh phúc nào hơn khi một kẻ khốn cùng bỗng dưng được sở hữu một gia tài đồ sộ của một tỉ phú. Nhưng nỗi mừng này sẽ tồn tại bao lâu khi những thói hư tật xấu mà đứa bé đã tích lũy trong những lần đánh mất  bản thân để mưu cầu hạnh phúc cứ không ngừng lên tiếng, những hạt giống đi hoang năm xưa vẫn luôn thúc giục bên lòng.

          Làm một chuyến đi hoang nữa thì khiếp lắm vì ta đã quá thấm thía sự bạc bẽo của tình đời, phía sau những hào quang hạnh phúc mong manh kia luôn giăng đầy những cạm bẫy. Vậy ta nên lờ đi những phiền não đang chế ngự trong lòng để cố hết sức tiếp xúc với những điều kiện hạnh phúc tương đối mà mình đang có, hay phải cố gắng giải phóng triệt để những năng lượng độc hại ấy thì ta mới thật sự là kẻ có hạnh phúc chân thật?

          Tách trà thơm, bữa cơm ngon, hơi thở dịu êm, bước chân thong thả, nụ cười tươi mát…đều là những giá trị của hạnh phúc. Nhưng khi những hạt giống xấu trong chiều sâu tâm hồn như sân hận, thèm khát, hận thù, tuyệt vọng… biến thành những nguồn năng lượng hắc ám cả thâm thắc thì ta đâu còn khả năng để tiếp xúc với những giá trị mầu nhiệm của hạnh phúc trong hiện tại được nữa. Cái khổ đau bây giờ đã lấn át cái hạnh phúc.

          Cũng may là tâm thức của ta có khả năng tiếp nhận và biểu hiện nguồn năng lượng nào mạnh nhất, nghĩa là nếu ta dồn hết sức để phát huy những năng lượng tích cực có tính chất nuôi dưỡng giá trị hạnh phúc thì nó sẽ lấn áp trở lại những phiền não khổ đau. Cũng giống truyền hình có nhiều kênh, nếu chương trình của kênh này có nhiều bạo động nặng nề thì ta có thể mở sang kênh khác thoải mái và nhẹ nhàng hơn.
          Điều này ta cũng đã từng áp dụng. Mỗi khi bị căng thẳng hay có nỗi buồn xâm chiếm thì ta lập tức tìm nguồn vui khác để thay thế như gọi điện thoại, lên internet, nghe nhạc, đi shopping hay tìm đến những cuộc vui. Những cách đó cũng đem lại kết quả nhanh chóng, nhưng khi cuộc vui tan biến thì khổ đau lại tiếp tục trổi dậy như cũ.

          Người hiểu biết hơn thì không tìm những điều kiện bên ngoài, họ dùng ngay những chất liệu nơi chính bản thân để chế phục phiền não. Phương pháp mà những nhà luyện tâm thường dùng đó là theo dõi hơi thở. Chỉ cần đem hết tâm ý chuyên chú vào hơi thở và quan sát phẩm chất của chúng khoảng chừng năm mười phút là phiền não tan biến ngay.

         Thật ra phiền não không bao giờ biến mất, nó chỉ có thể chuyển từ dạng năng lượng như một cơn giận trở về dạng hạt giống như hạt giống giận. Phương pháp nương tựa hơi thở tuy rất hữu hiệu để giúp ta trở về an trú trong giây phúc hiện tại và lấy lại sự tỉnh táo sáng suốt, nhưng đó cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Rất tiếc, ta không phải là cái truyền hình có thể giữ mãi một kênh nào theo ý mình muốn.

          Dù cách gì đi nữa, nếu ta cứ tránh né phiền não hoài thì muôn đời ta sẽ không bao giờ hiểu biết về chính mình cả. Chỉ khi nào ta hiểu được những gốc rễ, ngõ ngách và năng lực tàn phá của phiền não, hiểu được sự vận hành và mối liên kết sâu xa của phiền não với bản ngã rất kiểu cách và luôn che đậy trong chính ta, thì ta mới tìm ra được cách thoát khỏi sự thao túc và hành hạ nó.
          Bởi hạnh phúc chân thật không bao giờ bị điều kiện hóa, nó không cần kèm theo điều kiện phải được thỏa mãn cảm xúc hay ý chí thì nó mới biểu hiện. Nó là trạng thái vượt ra khỏi sự giam hãm tù đày của những phiên não sâu kín trong tâm hồn, và cả sự vay mượn hạnh phúc tạm thời từ những thứ khác. Nó là một nguồn ánh sáng tinh anh kỳ diệu xưa nay vẫn tồn tại trong trái tim thuần khiết của mỗi con người. Đặc tính của nó là tự do, an ổn, bình đẳng và đầy tình thương.

          Lẽ dĩ nhiên tùy vào nhu yết và trình độ của mỗi người mà hạnh phúc sẽ có nhiều cung bậc khác nhau, dù vậy, ta cũng đừng quên rằng càng bớt đi những điều kiện bên ngoài thì hạnh phúc trong ta sẽ càng lớn. Nghĩa là hoàn cảnh như ý không phải là thứ hạnh phúc mà ta đang đi tìm, mà chính nó là kẻ dung dưỡng cho sự yếu đuối và hèn nhát của con người, không dám tự khơi dậy hạnh phúc chân thật từ nơi chính mình

          Ta phải cho phép mình đối đầu với hoàn cảnh khổ đau, đối đầu với những khó khăn trở ngại lớn nhất trong tâm hồn, vì chỉ có như thế ta mới tìm được toàn bộ con người chân thật của mình mà bấy lâu nay bản ngã yếu hèn đã cố tình che đậy bằng những hạnh phúc mong manh giả tạm. Hạnh phúc có từ nơi ấy là hạnh phúc của kẻ giàu sang bậc nhất trên đời, không có bất cứ trở lực nào có thể phá nổi.


Này kẻ giàu bậc nhất

Đừng chịu kiếp van nài

Hãy quay về tiếp nhận

Bảo vật trong tầm tay.



--------------------------

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

NHỮNG BÀI PHÁP THOẠI  CẦN SUY NGHĨ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG BÀI PHÁP THOẠI CẦN SUY NGHĨ   NHỮNG BÀI PHÁP THOẠI  CẦN SUY NGHĨ EmptyWed Oct 22, 2014 2:27 pm

Phụ lục:-


Vấn đề học Phật

Trước hết tôi xin phép được nói quan niệm của tôi về vấn đề học Phật. Trong giới Phật tử, ai cũng biết rằng đạo Phật không phải là từ trên trời rơi xuống mà chính lại là được phát hiện trong lòng sự sống của nhân loại. Đạo Phật xuất hiện trong nhu cầu của nhân loại, tồn tại vì nhân loại, để phụng sự cho nhân loại. Bởi vậy cho nên chúng ta đừng quan niệm rằng đạo Phật là một kho tàng tri thức và lý thuyết cứng đọng. Đạo Phật ra đời vì sự sống của nhân loại nên cũng linh động như sự sống của nhân loại. Ta không thể tách rời đạo Phật ra khỏi sự sống, bởi chính đạo Phật là sự sống. Nếu ta quan niệm đạo Phật như một kho tàng tri thức và lý thuyết cứng đọng thì tức là ta đã xem đạo Phật như những chén bát cổ trưng bày ở tàng cổ viện. Những chén bát cổ ấy biểu hiện một vài khía cạnh sinh hoạt của con người cổ, nhưng không có tác dụng gì trên sinh hoạt của con người ngày hôm nay. Chúng ta hãy nhìn đạo Phật trong lịch sử văn hóa nhân loại, hãy nhìn nhận sự có mặt của đạo Phật trong suốt cuộc sống nhân loại, cũng như hãy nhìn nhận sự hiện diện của đạo Phật trong sự sống của nhân loại hôm nay. Đạo Phật là tất cả những sinh hoạt của nó, những biểu hiện trên suốt lịch sử nhân loại, chứ không phải chỉ là một ít sinh hoạt biểu hiện trên một bối cảnh kinh tế, xã hội, chính trị của một khoảng thời gian mấy chục năm hồi đức Phật còn tại thế.

Học Phật không phải là đi thăm những đồ cổ trong tàng cổ viện để rồi ra khoe với mọi người rằng những đồ cổ ấy đẹp như thế này, quý như thế kia. Học Phật là tìm biết vai trò của đạo Phật trong suốt lịch sử của sự sống nhân loại, những đóng góp của đạo Phật trong văn hóa nhân loại, những luồng sinh khí mà đạo Phật đã thổi vào trong đà tiến hóa của nhân loại. Khi có được một nhận định có tính cách sử quan như thế rồi, chúng ta mới có thể tiếp nhận được sức sống rào rạt mà đức Phật đã trao truyền cho chúng ta qua hai mươi lăm thế kỷ sinh hoạt linh động. Tiếp nhận được sự sống ấy, ta mới ý thức được sứ mạng của chúng ta, sứ mạng của người Phật tử trong xã hội ngày nay, mới tiếp nối được dòng sinh hoạt Phật giáo.

Tôi đã từng gặp nhiều người học Phật lâu năm. Họ có thể thuộc lòng bộ Phật giáo Bách khoa Tự điển. Họ có thể giải thích cho ta về bất cứ một câu một chữ nào trong Tam tạng. Họ chất chứa trong óc họ những cái biết rất bác học. Nhưng họ không hiểu gì cả. Họ không hiểu đạo Phật là gì cả. Lý do là tôi không thấy những kiến thức của họ về đạo Phật có dính líu gì đến sự sống của chính bản thân họ, và của đoàn thể họ. Họ không tiếp nhận được đạo Phật, không tiếp nhận được sinh khí của đạo Phật : họ chỉ mân mê trong tay của họ những cái xác cũ của đạo Phật mà thôi. Họ chỉ ưa đi xem đồ cổ trong tàng cổ viện. Cái học của họ giống như cái học khảo cổ nhưng còn tệ hơn cái học khảo cổ ở chỗ cái học của họ không có một triển vọng nào khác hơn là để... nói và nói. Cái học đó vô ích.

Cho nên ta không ngạc nhiên lắm khi thấy có người khi nói thì chỉ nói những điều rất "siêu" mà khi làm thì lại hành động như một kẻ chưa bao giờ biết đến đạo Phật là gì. Học theo kiểu ấy, tôi tưởng tốn công, tốn thì giờ mà vô ích quá. Hậu quả của cái học ấy là sự "nói dóc" - tôi xin lỗi vì đã dùng chữ này, vì không kiếm được chữ nào nhã hơn - một hậu quả chẳng có gì là đẹp đẽ cho tương lai đạo Phật. Vì vậy, tôi nghĩ rằng ta phải học Phật với tâm trạng của một con người thao thức đi tìm lẽ sống, với tâm trạng một nhà mỹ thuật đi tìm cái đẹp, với tâm trạng của một bệnh nhân đi tìm lương y. Với những tâm trạng ấy, ta chắc chắn sẽ đạt tới nhiều khám phá mới lạ.

Người đọc nhiều, người nghe nhiều cho nên người viết và người giảng cũng nhiều. Nhưng chúng tôi nhận thấy mỗi người có một ý hướng, một mục đích và một phương pháp khác nhau. Chưa có một nhận định hợp lý về mục đích và về phương pháp khả dĩ để cho chúng ta thu hoạch được những ích lợi trực tiếp và toàn vẹn về phong trào học Phật của chúng ta. Bởi vậy, chúng tôi nghĩ rằng bây giờ chính là lúc chúng ta nên xét lại mục đích và phương pháp học Phật để cho cái học của chúng ta có thể phục vụ được cho sự sống và cho lý tưởng chúng ta một cách thực tiễn.

Hãy đặt lại những câu hỏi thật giản dị. Học Phật để làm gì ? Người Phật tử trả lời : để biết chủ trương và phương pháp của đạo Phật mà hành trì, tự độ, độ tha. Chúng tôi đồng ý. Bởi vì câu trả lời ẩn chứa ý thức muốn hiểu, muốn thấy và muốn làm. Nhưng đã có bao nhiêu người trả lời như thế mà không đạt được mục đích như thế. Bởi vì họ đã trả lời để mà trả lời, chứ không phải đã trả lời với một tâm trạng thao thức, thành khẩn. Tôi thấy có người (kể cả một số ít các vị Tăng sĩ) học là để học, học vì nhận thấy bổn phận của mình phải học. Tâm trạng mà như thế thì kết quả sẽ ra sao ? Có những người đi qua rừng trầm hương mà không thấy được một cây trầm. Những vị kia đã (sẽ) đi qua khu rừng chân lý, dẫm đạp lên châu ngọc chân lý mà không thấy chân lý. Hoặc giả bọc trong vạt áo những châu ngọc mà mình không biết là châu ngọc, không một chút thiết tha về những châu ngọc này. Trong trường hợp đó, người học không thành công.

Lại có những người học Phật để đạt đến mục đích rất giản dị là... trở thành một nhà Phật học. Người ta đã nghe nói nhiều về triết học cao siêu của đạo Phật, rất ưa nghe về nền triết học cao siêu đó. Họ muốn nghe và cố nhiên họ sẽ tỏ ý thán phục những người nào nói được cho họ nghe, và nhất là nói hay. Tôi đã thấy những người đi xa về nhà nói dốc (ấy, tôi cứ quen dùng cái chữ này mãi) và rất thích khi thấy làng xóm há mồm nghe mình tán hưu tán vượn về những điều mình đã thấy ở xứ người. Nói là một khoái cảm. Được người ta nghe là một khoái cảm. Cho nên có nhiều người chỉ học Phật với mục đích là để nói lại cho người khác nghe. Như chúng ta đã biết, chính bản thân của người nói đã không tiếp nhận được sinh khí của đạo Phật thì những người nghe kia làm sao mà thừa hưởng được một chút gì của sinh khí đạo pháp cho được. Trong trường hợp này, người học cũng không thành công.

Có hai trường hợp khác mà chúng ta không cần bàn luận đến nhiều là trường hợp cái học từ chương và cái học với mục đích để xuyên tạc và kích bác. Cái học từ chương chẳng làm nên trò trống gì, điều đó mọi người đều biết. Cả một nền Nho giáo suy diệt vì cái học từ chương. Trước kia thì không nói, chứ bây giờ cái học Phật theo lề lối từ chương là một cái học vô ích trông thấy. Còn cái học để mà xuyên tạc kích bác thì thời nào và ở đâu mà chẳng có. Bởi sẵn mang một tâm niệm xấu xa như thế người học làm sao tiếp nhận được cái hay của đạo Phật ? Thành kiến mê vọng đã khiến cho người ta, sau một thời nghiên cứu sách Phật bằng tiếng Tàu, tiếng Tây kết luận rằng đạo Phật phủ nhận sự sống, đạo Phật không có từ bi, khi một em bé mười tuổi đã có thể thấy được sức sống rào rạt của đạo Từ bi trong chính gia đình em, xã hội em và ngay cả trong tâm niệm của chính em nữa.

Ta biết nói làm sao ? Chỉ một thái độ, một tâm trạng thôi cũng đủ để quyết định sự thành công hay không thành công của người học Phật. Đạo Phật là một thực tại linh hoạt chứ không phải là một xác ướp như chúng ta đã biết. Muốn hiểu được đạo Phật ta phải xúc tiếp với thực tại ấy, nghĩa là phải thể nhập thực tại ấy, phải học Phật bằng những phương pháp của chính Phật học.

Như thế nghĩa là thế nào ? Chân lý Phật học có tính cách thực nghiệm tâm linh, linh động, vô tướng. Nó cũng giả tỉ như cái khả năng viết chữ của bàn tay chúng ta. Nếu cắt bàn tay và mổ xẻ bàn tay ấy một cách khoa học đến thế nào đi nữa thì ta cũng không thấy được cái khả năng mầu nhiệm kia mà còn làm mất nó nữa là khác. Ta sẽ thất vọng vì trước mắt ta chỉ có cái xác Phật học. 

Tôi là người tu hành theo đạo Phật, xuất gia từ hồi còn trẻ. May mắn tôi cũng được học qua về các tông giáo, nhưng tôi không bao giờ dám có ý tưởng rằng mình có thể nói không sai lầm về một tông giáo khác như Thiên Chúa giáo chẳng hạn. Bởi vì tôi suy nghĩ ngay vào trường hợp của chính tôi. Càng đi sâu vào sự thực nghiệm tâm linh - thiền quán - bao nhiêu, tôi càng hiểu về đạo Phật một cách thâm thúy bấy nhiêu. Tôi thấy lý luận hình thức, căn cứ trên danh ngôn và văn tự, không đưa tôi đến sự thấu hiểu sâu xa được. Thỉnh thoảng nếu có những tổ chức văn hóa mời nói, tôi cũng chỉ nhận nói về đạo Phật tức là nói về phần mà tôi tự cho là có sở đắc vững vàng hơn hết. Nhưng nếu có nói thì tôi cũng rất ít lý luận. Tôi chỉ trình bày sinh hoạt tâm linh của tôi, trình bày đạo Phật qua sinh hoạt tâm linh tôi. Nhờ lối trình bày ấy mà tôi đã thành công một vài lần trong sự trao truyền một chút ít sinh khí đạo pháp cho người nghe. Lý luận bao nhiêu, tôi làm chết đạo pháp bấy nhiêu. Đến như khi tôi viết mấy trang này đây, tôi cũng có cảm tưởng rằng tôi đang phơi bày tâm hồn tôi, chớ không phải là tôi đang lý luận để chinh phục quí vị độc giả.

Vậy thì, thưa quí vị, tôi có thể kết luận rằng theo thiển ý, muốn đạt đến kết quả của sự học Phật, ta phải thành khẩn, không có tư ý, không thiên lệch, không hình thức, và cốt nhất là phải học Phật theo những phương pháp của chính Phật học. Phải làm sao tiếp xúc với thực tại linh hoạt của đạo Phật, phải tiếp nhận cho được luồng sinh khí tiếp nối từ đức Phật qua hai mươi lăm thế kỷ truyền thừa, tức là phải thực hành cho có kết quả công phu tu tập, đến chỗ "nhất tâm bất loạn"  và "tâm thể vô niệm",  chứ không phải chỉ là lượm lặt, chất đống và phân tích những cái xác Phật học không hồn kết cấu bằng danh từ, bằng tài liệu.



HẾT

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





NHỮNG BÀI PHÁP THOẠI  CẦN SUY NGHĨ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG BÀI PHÁP THOẠI CẦN SUY NGHĨ   NHỮNG BÀI PHÁP THOẠI  CẦN SUY NGHĨ Empty

Về Đầu Trang Go down
 
NHỮNG BÀI PHÁP THOẠI CẦN SUY NGHĨ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» THỜI MẠT PHÁP, PHÁP CÓ MẠT? (Hay,dễ hiểu)
» Thích Thanh Từ - Pháp Thoại
» Phương pháp điều trị thoái hóa khớp cổ tay
» Những tác hại của việc sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh
» Những biện pháp phòng ngừa Herpes sinh dục tái đi tái lại

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Căn Bản Phật Pháp :: Góp Nhặt Các Bài Pháp-
Chuyển đến