Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  THẬP MỤC NGƯU ĐỒ – TRANH CHĂN TRÂU Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 THẬP MỤC NGƯU ĐỒ – TRANH CHĂN TRÂU

Go down 
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

THẬP MỤC NGƯU ĐỒ – TRANH CHĂN TRÂU Empty
Bài gửiTiêu đề: THẬP MỤC NGƯU ĐỒ – TRANH CHĂN TRÂU   THẬP MỤC NGƯU ĐỒ – TRANH CHĂN TRÂU EmptySat Jun 28, 2014 3:21 pm

THẬP MỤC NGƯU ĐỒ – TRANH CHĂN TRÂU
THẬP MỤC NGƯU ĐỒ
TRANH CHĂN TRÂU
Thiền Sư Thích Thanh Từ dịch và giảng
* * *
Tranh chăn trâu, hiện có ở các chùa thuộc hệ Bắc Tông thường có treo. Song, đa số người tu nhìn thấy mà không biết ý nghĩa tượng trưng qua tranh như thế nào. Vậy chúng ta nên tìm hiểu cho thấu đáo.
Ðây là bài tựa của Trúc Thiên nói về xuất xứ cuả mười mục chăn trâu, tương đối khá đầy đủ.
Mục Ngưu Ðồ là TRANH CHĂN TRÂU. Tranh ra đời từ triều đại nào, dưới ngọn bút lông nào, khó mà tra cứu cho đích xác được. Ðiều chắc chắn là tranh có từ xa xưa lắm, ban đầu chỉ có sáu bức, sau thất lạc luôn. Mãi đến đời Tống, thế kỷ thứ 12, nhiều bộ tranh mới bắt đầu xuất hiện từ các Tòng lâm, Thiền Viện, phản ảnh nhiều khuynh hướng khác nhau trong sự tu tập. Như vậy là không chỉ có một bộ mà có nhiều bộ Mục Ngưu Ðồ khác nhau, tất cả đều đượm nhuần tinh thần Phật giáo Bắc Tông.
Trong số ấy hiện nay được truyền tụng nhất là tranh của hai họa sĩ áo nâu THANH CƯ và QUÁCH AM.
Tuy có nhiều bộ tranh, nhưng bộ nào cũng như bộ nào, đều có mười bức, mỗi bức có một bài tụng bằng thơ tứ tuyệt, và một bài chú giải bằng văn xuôi. Ðó là về phần hình thức. Còn về tinh thần thì tranh tuy có nhiều, nhưng có thể xếp thành hai loại: Loại tranh theo khuynh hướng Ðại Thừa và loại tranh theo khuynh hướng Thiền Tông. Trong hai loại, tranh vẽ sai khác nhau hết nhưng bài tụng và bài chú riêng cho mỗi loại vẫn không thay đổi.
TRANH THIỀN TÔNG
Tựa của Quách Am
Chơn nguyên của chư Phật chúng sanh cũng sằn có, nhơn mê trầm luân tam giới, nhơn ngộ chóng thoát sanh tự Do đó, có Phật để thành, có chúng sanh để tạo. 
Thế nên các bậc Tiên Hiền rộng nói các đường. Lý có thiên viên, giáo chia đốn tiệm. Từ thô đến tế, từ cạn đến sâu, rốt sau chỉ trong chớp mắt, Ngài Ca Diếp thấy hoa miệng cười chúm chím. Từ đây Chánh Pháp Nhãn Tạng được lưu thông trên Trời, cõi người, nơi nầy chốn khác. Người đạt lý thì siêu Tông việt cách, như đường chim không để dấu vết. Người nhận nơi sự thì kẹt câu như rùa linh lê đuôi. 
Khoản này có Thiền Sư Thanh Cư xem nơi căn cơ chúng sanh hợp bịnh cho thuốc, làm bản đồ mười mục chăn trâu theo cơ nói giáo. Ban đầu đen dần dần trắng nói lên sức mạnh chưa đủ. Kế đến thuần chơn tiêu biểu căn cơ từ từ soi sáng. Sau rốt người trâu chẳng thấy, tượng trưng tâm pháp cả hai đều hết, lý ấy đã tột cội nguồn, Pháp kia vẫn còn che đậy, khiến kẻ căn cơ bậc trung hạ nghi ngờ phân vân, rơi vào không ngơ hoặc kẹt vào thường kiến. 
Nay Thiền Sư Tắc Công nghĩ đến mô phạm của bậc Tiên Hiền, phát xuất từ đáy lòng mình làm những bài tụng hay, khiến ánh sáng xen nhau, ban đầu từ chỗ mất trâu rốt đến hoàn nguyên, khéo ứng hợp quần cơ như cứu người đói khát. 
Rồi Từ Viễn nương đây sưu tầm diệu nghĩa, lượm lặt chỗ huyền vi, như con thủy mẫu muốn đi ăn phải nương con tôm làm mắt dẫn đường. Ban đầu từ tìm trâu, đến rốt sau buông thõng tay vào chợ. 

Ðó là gắng làm dậy sóng ngang sanh đầu sừng, còn không tâm có thể tìm nào có trâu để có thể kiếm, đến buông tay vào chợ ma muội làm sao; huống là cha ông chẳng rõ, họa đến cháu con, chẳng ngại hoang đường thử làm đề xướng. 
THẬP MỤC NGƯU ĐỒ – TRANH CHĂN TRÂU Chan1


THẬP MỤC NGƯU ĐỒ – TRANH CHĂN TRÂU Chan2


THẬP MỤC NGƯU ĐỒ – TRANH CHĂN TRÂU Chan3


THẬP MỤC NGƯU ĐỒ – TRANH CHĂN TRÂU Chan4


THẬP MỤC NGƯU ĐỒ – TRANH CHĂN TRÂU Chan5


THẬP MỤC NGƯU ĐỒ – TRANH CHĂN TRÂU Chan6


THẬP MỤC NGƯU ĐỒ – TRANH CHĂN TRÂU Chan7


THẬP MỤC NGƯU ĐỒ – TRANH CHĂN TRÂU Chan8


THẬP MỤC NGƯU ĐỒ – TRANH CHĂN TRÂU Chan9


THẬP MỤC NGƯU ĐỒ – TRANH CHĂN TRÂU Chan10


Giảng Giải
Hòa thượng Quách Am có nói: Nguồn chơn của chư Phật, chúng sanh ai ai cũng có sẵn, Phật có nguồn chơn ấy, chúng sanh cũng có nguồn chơn ấy. Vì chúng sanh quên (mê) nguồn chơn nên trầm luân trong tam giới. Nếu ngộ, nhận được nguồn chơn sẵn có nơi mình thì chóng thoát sanh tử. Do đó, mới có Chư Phật nhận được nguồn chơn mà thành Phật và chúng sanh còn tạo nghiệp nên đi trong tam giới.
Bởi vậy các bậc tiền hiền thương sót chúng sanh mới rộng nói các phương tiện. Những phương tiện đó, lý thì có thiên lệch hay tròn đủ, giáo thì có chia ra đốn tiệm, để khiến cho chúng sanh tu từ thô lần đến tế, từ cạn tới sâu. Chủ yếu rốt sau là chỗ: “Ðức Phật ở trong hội Linh Sơn đưa cành hoa lên, trong chớp mắt, Ngài Ca Diếp thấy hoa sen cười chúm chím”. Chính vì ngài Ca Diếp cười chúm chím nên Ðức Phật mới nói: “Ta có Chánh Pháp Nhãn Tạng Niết Bàn Diệu Tâm, Pháp môn mầu nhiệm, chẳng lập văn tự, ngoài giáo lý truyền riêng, nay giao phó cho ngươi, ngươi khéo gìn giữ Chánh Pháp này, truyền trao mãi đừng cho dứt, đến sau sẽ truyền cho A Nan”. Bởi sự truyền trao ấy nên ngài Quách Am nói: “Kể từ đó thiền mới được lưu thông, truyền đi từ nơi này đến nơi khác, từ cõi người đến cõi Trời. Người đạt lý Thiền thì siêu vượt cả hình thức tôn giáo, vượt cả tư cách thông thường của con người, giống như chim bay trong hư không, qua rồi không để lại dấu vết. Còn người chấp sự thì kẹt câu lầm lời, như rùa bò kéo lê cái đuôi. Ví dụ có người hỏi Tổ Lâm Tế: ” Thế nào là Phật?”. Ngài đáp: “Cục cứt khô”. Qua lời đáp này, đối với người thông thì biết Tổ dùng lời để phá chấp danh từ ngôn ngữ của người mê, nên không kẹt. Nhưng đối với người không thông thì chấp lời văn, cho rằng Tổ thô lỗ, bất kính Phật. Cũng giống như rùa bò ở chỗ đất sình đuôi nó kéo lết dưới đất, đi tới đâu cũng kéo một lằn, không thoát khỏi dấu vết.
Lúc bấy giờ, thiền sư Thanh Cư xem căn cơ của chúng sanh mới tùy theo bệnh mà cho thuốc, Ngài vẽ ra tranh chăn trâu, ban đầu là trâu đen rồi trắng dần dần để nói lên sức huân tu còn yếu chưa mạnh. Kế đến trâu trắng đã thuần chơn là tiêu biểu cho căn cơ từ từ đã soi sáng. Và sau rốt chỉ là: “Một vòng trắng” tượng trưng cho tâm và pháp cả hai đều hết, pháp là dụ cho trâu, tâm là dụ người chăn. Trâu và chăn không còn nữa, đó là tột chỗ cội nguồn rồi. Nhưng mà, còn cái che đậy là thấy chỗ không còn người, không còn trâu, thì người đời sẽ đặt câu hỏi: “Tu đến chỗ rốt ráo không còn gì hết, rơi vào không ngơ sao? Hoặc mãi mãi là không thì rơi vào thường kiến?. Ngài Thanh Cư chỉ vẽ tới “Vòng Tròn Trắng” không còn trâu, không còn người chăn. Các bậc Hiền Trí sợ hàng hạ căn, trung căn sanh nghi ngờ nên Thiền Sư Tắc Công họa mục chín là: “Phản bổn hoàn nguyên”, tranh vẽ lá rụng về cội, chim bay về tổ và làm tụng. “Phản bổn hoàn nguyên” là trở về nguồn cội sẵn có của mình, nói lên ý nghĩa người tu đã vào được cảnh giới của Phật, để giải nghi cho người.
Sau, ngài Từ Viễn diễn đạt thấu suốt được lý Thiền: Người tu thiền là người sẵn sàng lao mình để cứu độ chúng sanh, chớ không phải vào cảnh giới Phật để an nghỉ, nên đã họa ra mục thứ mười là “Buông thõng tay vào chợ” để tiêu biểu công hạnh giáo hóa chúng sanh của người viên mãn.
Tranh chăn trâu từ mục thứ nhứt “Tìm trâu” tới mục thứ tám “Không còn trâu, không còn người chăn” là do thiền sư Thanh Cư họa. Kế đó, ngài Tắc Công họa thêm mục thứ chín “Phản bổn hoàn nguyên” và làm tụng. Sau cùng, ngài Từ Viễn họa tiếp mục thú mười “Buông thõng tay vào chợ”.
Ngài Quách Am bình: Chỗ rốt ráo không hình tuớng vốn thanh tịnh sẵn vậy, mà gắng tạo ra hình tướng, đó làm cho dậy sóng. Tâm vốn thanh tịnh bỗng dưng vẽ ra hình tướng, giống như đầu sừng mọc ra không manh mối, làm sao có thể tìm được, huống nữa là có trâu để tìm kiếm? Cho tới “Buông thõng tay vào chợ”, đó là việc làm rất ma muội, gạt người.
Ngài nói họa ra hình tướng con trâu, thằng chăn, là việc làm ma muội gạt người. Nhưng ngài lại khen các bậc tiền bối, vì quá từ bi tạo ra phương tiện, để cho người sau dễ thấy thứ tự mà tu hành. Song người sau không hiểu, nhơn đó mà chấp hình tướng, nên nói: “Ông cha không rõ họa đến cháu con”. Ngài nói họa ra tranh ảnh là chuyện hoang đường, nhưng ngài không ngại nên làm đề xướng. Trong nhà Thiền thường dùng câu: “Ông cha chẳng rõ họa đến cháu con” để khen ngợi Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma. Vì ngài đã đem tâm tư, sức lực để làm lợi cho chúng sanh. Ngài dám liều chết vượt biển cả, đi từ Ấn Ðộ sang Trung Hoa để truyền Thiền cho tổ Huệ Khả, lần đến Lục Tổ Huệ Năng… Ngài là người từ bi đáo để, vì đạo vì chúng sanh, không ngại gian khổ hiểm nguy, đây nói là “Ông cha không rõ”, khen Tổ mà nói như thế đó ! Nhờ ngài truyền Thiền nên bây giờ chúng ta mới biết để tu mà nói: “Họa đến cháu con”. Ðó là ngôn ngữ đặc biệt của nhà Thiền, nếu nghe mà chấp thì không hiểu gì hết.

Thiền Sư Thích Thanh Từ dịch và giảng
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
 
THẬP MỤC NGƯU ĐỒ – TRANH CHĂN TRÂU
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Con trâu miệt mài cần mẫn
» Tinh Hoa Trí Tuệ
» Trị bệnh trĩ tại nhà với lá trầu không
» THUẬT XỬ THẾ CỦA NGƯỜI XƯA
» Lá trầu không có chữa được bệnh trĩ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Căn Bản Phật Pháp :: Góp Nhặt Các Bài Pháp-
Chuyển đến