Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Đạo Học : Nguồn Hạnh Phúc Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Đạo Học : Nguồn Hạnh Phúc

Go down 
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Đạo Học : Nguồn Hạnh Phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Đạo Học : Nguồn Hạnh Phúc   Đạo Học : Nguồn Hạnh Phúc EmptyFri Apr 25, 2014 6:29 pm

Nguyễn Ngọc Hiếu
Đạo Học : Nguồn Hạnh Phúc
Lời tác giả
Trong tập “Góp nhặt cát đá” của thiền sư Muju có câu chuyện “Thế à?”.
“ Thiền sư Hakuin được những người chung quanh ca tụng là người sống một cuộc đời trong sạch. Một gia đình người Nhật có một tiệm bán thực phẩm gần nơi Hakuin ở, có một cô con gái đẹp. Bất ngờ, một hôm cha mẹ cô gái khám phá ra cô có thai.
Cha mẹ cô gái nổi giận, cô gái không chịu thú nhận người đàn ông cô chung đụng là ai, nhưng sau bao nhiêu phiền phức, cuối cùng lại là tên Hakuin.
Phẫn nộ vô cùng, cha mẹ cô gái đến ngay vị thầy này. Hakuin chỉ thốt lên vỏn vẹn hai tiếng: “Thế à?” rồi thôi.
Sau khi đứa bé sinh ra, nó được mang tới trao cho Hakuin. Lúc đó Hakuin đã mất hết danh dự, nhưng không buồn. Hakuin săn sóc đứa bé rất tử tế, xin sữa của những người hàng xóm và những đồ dùng cần thiết cho đứa bé.
Một năm sau cô gái không chịu đựng nổi nữa. Nàng nói sự thật với cha mẹ nàng rằng người cha thật sự của đứa bé không phải là Hakuin mà là một thanh niên bán cá ngoài chợ.
Lập tức cha mẹ cô gái đến ngay Hakuin xin tha lỗi, chuyện xin lỗi dài dòng, và xin đem đứa bé về. Hakuin trao đứa bé và cũng thốt hai tiếng : “Thế à?” “
Thiền sư đã đắc đạo thì sống nhân bản như vậy. Họ thấy cái họa cũng như cái phúc đều là cái không nên trong lòng không bao giờ buồn phiền. Họ luôn hạnh phúc. Phật mà vĩ đại là chính vì vậy, cũng là một cái không. Các đạo sĩ đã đắc đạo của nền Đạo học Lão - Trang cũng sống trong cõi giới tương tự như vậy, rất gần với Phật giáo, cũng luôn hạnh phúc, cũng hoàn toàn đủ trình độ “dĩ đức báo oán”, chứ không buồn rầu, phẫn uất khi bị họa, bị vu oan, rồi lấy oán báo oán như thường nhân. Đạo học, vì thế là một triết học, một nhân sinh quan, thế giới quan rất có giá trị, và từ bao đời nay nằm trong dòng chảy tư tưởng Việt Nam.
Tư tưởng Việt Nam xưa là tam giáo Nho, Phật, Lão. Nho với ngũ thường “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”, tứ đức “công, dung, ngôn, hạnh” , v.v... nhiều người biết, và phần lớn người Việt, cho dù hiện nay cũng thực hành. Với đa số người Việt, nói họ bất nhân, bất nghĩa, tất họ không chịu, tức họ chịu ảnh hưởng của Nho. Phật thì cũng phổ biến. Nhưng đối với Lão học thì chúng tôi ít thấy người bàn đến. Sách vở Lão học cũng ít. Người viết tuy đắc đạo Lão nhưng đọc quá lắm là 5 cuốn về Lão-Trang mà thôi. Nay thấy tình trạng hiếm hoi về sách Đạo học (tức Lão học, tức đạo Lão-Trang, học thuyết Lão-Trang), chúng tôi đem những kinh nghiệm, những kiến thức, những sở đắc của chúng tôi ra để phô diễn chân lý mà chúng tôi đã đi qua. Người đắc đạo, tức người thấy chân lý là người luôn hạnh phúc, không phụ thuộc vào ngoại cảnh, dù giàu hay nghèo, sang hay hèn, tác dụng thực tế rất mạnh.
Trong tập sách này chúng tôi nói gì thì nói, chỉ diễn lại học thuyết Lão-Trang theo cách hiện đại, với những câu chuyện, lập luận dễ thấy trong đời sống hằng ngày để độc giả nay không thấy học thuyết này là cái gì đó xa xôi, khó hiểu như đọc cổ văn của Lão tử và Trang tử. Mục đích của chúng tôi là truyền cái Không cho đời, như Lão, Trang, như Phật. Thấy được cái Không, tức đắc Đạo, quý vị sẽ không bao giờ đau khổ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào và trở thành người rất vị tha một cách tự nhiên, không cần cố gắng, vì thế tâm hồn luôn thảnh thơi. Tâm hồn luôn thảnh thơi, không buồn phiền như vậy thì học được nhiều và nhanh. Đây cũng là một kiểu học tắt.
Trong sách, có vấn đề gì không hiểu, quý vị hãy liên lạc với chúng tôi. Chúng tôi vì chân lý, luôn sẵn lòng giải đáp những thắc mắc của quý vị.
 
Email liên lạc, xin gửi về daosi05@yahoo.com hay hieucanbmt@dng.vnn.vn

Kính bút.
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Đạo Học : Nguồn Hạnh Phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đạo Học : Nguồn Hạnh Phúc   Đạo Học : Nguồn Hạnh Phúc EmptySat Apr 26, 2014 1:16 pm

Nguyễn Ngọc Hiếu
Đạo Học : Nguồn Hạnh Phúc
Chương 1
VẤN ĐỀ THIỆN , ÁC; HỌA , PHÚC; TỐT, XẤU
Thiện, ác; họa, phúc; tốt, xấu là vấn đề luôn gây tranh cãi cho nhân loại, trong các triết thuyết, trên báo chí cũng như trong đời sống hàng ngày. Không ai tránh được vấn đề này. “ Làm thế này là phải, làm thế kia là trái “, nói vậy là bàn tới thiện, ác rồi. Song với nhà Đạo học thì họ đặt vấn đề “Có thật thiện là tốt chăng? “, “Có thật ác là xấu chăng? “, “Có cái thiện nào tận thiện chăng ? “, “Có cái ác nào tận ác chăng? “, “Bản chất của cái thiện là gì ?” , “Bản chất của cái ác là gì ? “
Quy luật sơ đẳng , cơ bản của Đạo học là: Ác là thiện và thiện là ác; họa là phúc, phúc là họa; tốt là xấu, xấu là tốt.
Nghe có vẻ nghịch lý. Nhưng cái thiện có được là do cái ác. Nếu ai cũng thiện hết thì ta không làm sao phân biệt được đâu là thiện đâu là ác. Nhân thấy hàng xóm ăn ở bất nhân (tức ác) mà ta dạy con cái ăn ở có nhân (tức thiện). Nhân thấy chiến tranh tàn bạo (ác) mà ta cổ vũ cho hòa bình (thiện). Vậy nói không có ác thì cái thiện cũng biến mất luôn. Học sử Việt, ta thấy không có sự tàn ác của quân Nguyên thì làm gì có cái vĩ đại (tức thiện) của Trần Hưng Đạo ? Nếu Trần Hưng Đạo mà sinh vào thời khác, thời hòa bình thì làm gì có giặc cho ông đánh, tức không có vấn đề lớn cho ông giải quyết, do đó ông sẽ không vĩ đại (tức không thiện). Cái yếu kém thời bao cấp ở Việt Nam làm nảy sinh thời kinh tế mở cửa hiện nay làm dân chúng giàu hơn xưa. Bạn cứ đi làm việc ác đi, tỉ như trộm cắp, lừa đảo thì bạn thấy cái thiện hiện ra ngay: cảnh sát bắt bạn, và người ta sẽ yêu mến những ông cảnh sát đó, thêm nữa, những nạn nhân của bạn sẽ biết đề phòng hơn, bản lĩnh cao hơn. Vậy thiện do ác sinh ra, tức ác là thiện.
Tôi đọc báo Công An Thành Phố Hồ Chí Minh và gặp mẫu chuyện này xin hầu bạn:
Ngô Văn Linh, 41, sống ở Đà nẵng, chạy xe thồ với chiếc 81 cũ. Trưa ngày 17-12-2004, anh đang ăn cơm trong nhà. Chiếc xe để ngoài hè, không khóa. Một tên trộm tới, khởi động chiếc xe rồi bỏ chạy.Cả nhà thấy vậy, la lên rồi chạy theo tên trộm. Nhưng anh Linh vẫn tỉnh bơ, phớt lờ và nói: "Chạy sau nó từ từ thôi. Đừng chạy nhanh mà mệt. Nó không thể lấy chiếc xe đó đâu!" Quả vậy, chiếc xe chạy một quãng đường rồi dừng. Tên trộm sợ hãi, bỏ chiếc xe rồi chạy bán mạng. Mọi người xung quanh ngạc nhiên, hỏi anh Linh có thiết bị gì thần kỳ bí ẩn vậy. Anh cười ruồi, đáp: "Ồ, chiếc xe cà tàng này có nhiều bệnh lắm. Ai không quen với nó không thể cưỡi nó đâu."
Như vậy, một chiếc xe tồi thì khó hay không thể bị mất cắp. Cái xấu là cái tốt.
Ta cũng cần phải cân nhắc điều này khi gặp khó khăn, tai họa trong đời: khó khăn là phần thưởng cho người bản lĩnh cao. Cái khó, cái ác chỉ khó, chỉ ác đối với hạng bản lĩnh kém. Chẳng hạn, võ sĩ quyền Anh hạng nặng Mỹ nổi tiếng Mike Tyson đang ngồi trong một bar rượu, hai gã say chân nam đá chân chiêu xuất hiện, nói:”Mày có quả đấm, tụi tao có súng.” Mike Tyson nổi giận đánh hai gã. Hai gã để cho đánh rồi kiện Mike Tyson ra tòa. Ở đó, Mike Tyson phải bồi thường. Những người nổi tiếng dễ gặp những cảnh khiêu khích như vậy. Họ bị xem là những con bò sữa cho người khác vắt. Đọc tin trên ta thấy Mike Tyson không thâm trầm, bản lĩnh nông cạn. Nhưng với hạng bản lĩnh cao thì cái khó, cái ác như vậy chỉ chứng minh họ giỏi mà thôi. Chẳng hạn, sự xâm lược của bọn phong kiến phương Bắc, như trong đời Nguyễn Trãi chẳng hạn, tuy là đại họa đối với cả một dân tộc nhưng việc đó chỉ làm cho dân ta, Lê Lợi, Nguyễn Trãi thêm vĩ đại, chứ không diệt được dân tộc ta, không diệt được Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Ngược lại nếu sinh ra trong thời bình thì Nguyễn Trãi chỉ là viên quan văn chết già nơi xó cửa mà thôi. Cái phúc được sống trong thời bình, xét về mặt nào đó, lại là cái họa vì Nguyễn Trãi không có dịp thi thố thiên tài của mình. Những khó khăn hiện nay mà loài người chưa giải quyết được như AIDS, ung thư là những giải thưởng Nobel y học cho các thế hệ tương lai. Không có cái khó nào , cái ác nào khó luôn luôn, ác luôn luôn, ác mãi mãi, tuyệt khó, tuyệt ác. Trong cái khó, ẩn cái dễ; trong cái họa có cái phúc. Khó là dễ, ác là thiện.
Chiều ngược lại, thiện là ác, xin kể quý vị vài câu chuyện chứng minh.
Chuyện thứ nhất, mục “Sau lũy tre làng”, báo Tiền Phong số ra ngày 20-7-2004, xin tóm tắt như sau: “ Oanh vừa lạ, vừa tươi như hoa, dịu như lá. Oanh đi thăm anh. Vùng anh cô ở có nhiều chàng trai tới tán tỉnh. Cô không chọn Tùng con ông chủ tịch xã, cũng chẳng phải Hưng nhà có cây xăng dầu và cửa hàng phân bón, không phải Chúng, ông chủ trẻ kiêm tài xế xe tải Bắc -Nam sành sõi tình trường mà chọn Tích hiền lành , siêng năng. Ai cũng mừng cho Tích, vậy mà ông Ba Lê bố đẻ chị dâu Tích lo lắng đến đứng ngồi không yên : Con bé Oanh xinh thế, khôn ngoan thế thì con gái ông “toi” mất. Con ông tuy là dâu trưởng nhưng khờ dại, vụng về đủ đường. Càng nghĩ, ông càng thấy nguy. Phần Oanh, tuy kiên quyết, tỉnh táo nhưng Tích nài nỉ quá nên đã để Tích lấn sân. Mùng 4 Tết, Oanh vượt cả ngàn cây số báo cho Tích biết mình có bầu. Nghe tin, mừng như mở cờ, Ba Lê chia rẻ, nói với Tích : “Mày trẻ người non dạ. Người ta mắn con thì cũng phải cả năm mới có, đằng này nó mới một lần.” Mặc kệ, Tích bàn bố mẹ cưới gấp. Ba Lê thỏ thẹt mẹ Tích với tư cách đại diện họ nhà trai: “Oanh có bầu, không làm lễ gia tiên mà chỉ cho đi cửa sau ra mắt hai họ.” Đêm trước ngày cưới, Ba Lê ra đòn quyết định. Dù không ai gọi, ông ta cũng chở tới một ông thầy cúng để xả xui. Vừa thấy Tích, thầy phán: “Cậu là người đàn ông nhân hậu, nhưng đã yêu thì yêu cho trót, sau này phải coi cháu như con đẻ của mình ... “
Dù rất tin Oanh, tức mức này, Tích không khỏi nghi ngờ, lập tức phóng xe tới nhà Oanh tra gạn ... Hôm sau chờ mãi không thấy nhà gái tới, hỏi ra thì do lòng tự trọng tổn thương quá nặng vừa nghĩ con gái khó yên ổn, cha mẹ đưa Oanh về từ sớm. Tích đau khổ muốn điên. Cả nhà Tích không biết ăn nói sao với xóm làng. Chỉ có ông sui Ba Lê cười thầm đắc chí.”
Cái hay, cái tốt, cái đẹp của Oanh là cái họa cho con gái ông Ba Lê. Vì thế Ba Lê phản ứng mà làm cho đôi bạn trẻ phải bị chia rẻ. Cái thiện , cái đẹp của Oanh lại đi gây ác cho cô. Công, dung, ngôn, hạnh trong trường hợp này là cái ác. Có thể một vài độc giả cho là chỉ có ở nông thôn mới có chuyện như vậy. Chưa chắc ! Ở thành thị thì cũng lắm trò ma kiểu thành thị để “chơi” nhau, một khi bạn tài hơn, giỏi hơn, tốt hơn, chiếm thế thượng phong hơn người khác. Ở thành phố thì cũng có lắm Ba Lê kiểu thành phố. Ở nơi nào đó, tứ đức là thiện nhưng ở đây, tứ đức là ác.
Một cô bạn của tôi, xinh đẹp, quảng giao, đi học tại chức khoa Quản Trị Kinh Doanh. Cô có thi rớt một môn. Thầy hẹn với cô đi uống cà phê nói chuyện rồi giúp cho. Trong khi uống cà phê, chân thầy cứ đá chân cô. Cô hiểu là thầy muốn chuyện trai gái. Cô rất bực mình vì cô có chồng rồi, sau đó cô hẹn thầy uống cà phê một dịp khác, rồi “nói thầy không ra gì luôn”. Thất vọng cho môi trường sư phạm, cô lập tức bỏ học. Công đèn sách, tiền trường trước đó bỏ sông bỏ bể hết.
Tôi nghe chuyện không lấy gì làm lạ. Cô đẹp thì thu hút đàn ông, lại thi rớt là dịp để được người khác giúp mà cũng tỏ tình. Lỗi của cô là quá kỳ vọng vào đại học, cứ nghĩ nó là tốt. Phải hiểu trong cái tốt ấy có cái xấu là mới đúng. Mà tôi cũng đoán ra là trong tương lai cô gặp nhiều chuyện bực mình vậy nữa, vì cô đi đâu, làm gì thì trong bọn đàn ông, có kẻ mê tít, bọn ấy ắt lại buông những lời “khiếm nhã”. Đẹp là một cái tội mà cô không biết, cứ nghĩ mình là người bình thường. Đẹp là xấu.
Tôi không làm tình làm tội gì các người đẹp cả, nhưng tôi hay gặp những chuyện như vậy quá. Một cô gái khác, cũng trẻ đẹp, khá thân quen với tôi, đi xin việc. Thử việc tốt rồi, đến khi nhận vào làm, giám đốc đề nghị “cho ngủ hai đêm”. Hãi quá, cô bỏ việc. Chuyện tham nhũng tình dục như vậy không phải là hiếm. Người đẹp thì có cái khổ của người đẹp. Đẹp là cái mầm của tai họa, tai họa cho người khác và cho chính mình.
Cái mạnh cũng là cái yếu nữa. Nếu bạn là một tay thiện xạ, tôi tặng bạn khẩu súng, bạn thích tôi ngay. Thích tôi thì tôi sẽ khai thác được bạn. Làm vua mà trăm trận trăm thắng là tai họa. Trong sách Lã Thị Xuân Thu, có lần Ngụy Văn Hầu hỏi đại thần Lý Khắc:”Nguyên nhân nước Ngô bị diệt vong là gì?” Lý Khắc lập tức trả lời:”Trăm lần đánh, trăm lần thắng.” Ngụy Văn Hầu phân vân không hiểu, Lý Khắc liền giải thích: “Trăm lần đánh, nhân dân sẽ mệt mỏi. Trăm lần thắng, nhà vua sinh kiệu. Lấy ông vua kiêu ngạo trị nhân dân mệt mỏi tất bại vong.” Mạnh chuyển thành yếu. Trong lịch sử Châu Âu, vào thời Napoleon, khi Châu Âu chưa đoàn kết, còn liên minh với nước Pháp thì Napoleon là vô địch, là hoàng đế Châu âu. Song, sau đó người Châu Âu nhận ra rằng không thể nghĩ đến một gã Napoleon mà không gây chiến, thế là họ đoàn kết lại, không liên minh với nước Pháp nữa, thế là Napoleon thất bại. Ông thất bại vì ông thắng luôn, thắng oanh liệt và ông hiếu chiến quá. Dù là thiên tài quân sự cũng thất bại.Theo Binh pháp Tôn Tử thì mạnh cái nào cũng đồng thời yếu về cái đó. Khi dàn trận, nếu mạnh ở phía trước thì yếu về phía sau. Mạnh phía sau thì yếu phía trước. Mạnh phía sau và phía trước thì yếu hai bên hông. Mạnh hai bên hông thì yếu phía sau và phía trước. Nếu mạnh cả bốn bên thì yếu cả bốn bên. Mạnh là yếu và thắng là bại.
Câu chuyện khác.
Nguyễn Trãi, mưu sĩ thiên tài của Lê Lợi, từ khi ông về Lam Sơn, ông làm cho khởi nghĩa Lam Sơn đi hết từ thắng lợi này tới thắng lợi khác, thắng lợi sau to lớn hơn thắng lợi trước. Ông là nhân vật lịch sử vĩ đại, mấy thế kỷ sau, Việt Nam cũng không có được một con người như vậy. Ông “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”, từng tha, cho về nước 10 vạn quân Minh bị vây hãm thành Đông Quan làm cho người Minh cảm kích ân nghĩa sâu xa. Vậy mà cuối cùng thì ông bị tru di tam tộc. Vì sao vậy ?
Vua Lê Thái Tôn yêu quý 3 người phi tần là Dương Thị Bí, Nguyễn Thị Anh và Ngô Thị Ngọc Giao. Yêu 3 người như vậy thì chọn con của ai làm thái tử nối ngôi vua? Vì thế có cuộc tranh chấp quyết liệt. Dương Thị Bí và thái tử Nghi Dân bị đánh đổ, hoàng tử Bang Cơ con của Nguyễn Thị Anh được lập làm thái tử, cùng lúc Ngô Thị Ngọc Dao có mang. Nguyễn Thị Anh dèm pha, Thái Tôn nghe lời, quyết định đày Ngô Thị Ngọc Dao ra châu xa. Nguyễn Trãi trước bất công đối với Ngô Thị Ngọc Dao không làm ngơ, ông cứu đứa trẻ trong bụng mẹ và người đàn bà vô tội, ông cùng vợ ông là bà Nguyễn Thị Lộ đề nghị vua xét lại vì không có lý do chính đáng. Bà Nguyễn Thị Lộ xin cho Ngô Thị Ngọc Dao được an trí tại chùa Huy Văn, phía nam Thăng Long. Có lẽ trước khi về Côn Sơn, ông bàn với bà Lộ bí mật đưa Ngọc Dao về Thái Bình ngày nay sinh nở. Ngọc Dao sinh con trai, Thái Tôn vui mừng, đặt tên con là Tư Thành nhưng Nguyễn Thị Anh rất lo sợ và căm thù Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ, rắp tâm trả thù và tìm cách trừ hậu họa cho con mình.
Ít lâu sau, vua về Lệ Chi Viên (Trại Vải), tới đêm lên cơn sốt rét nặng. Trong việc chăm sóc vua có cả Nguyễn Thị Lộ. Vua chết. Lê Thái Tôn cùng đi với Nguyễn Trãi tới Côn Sơn, đi khỏi Côn Sơn thì chết, và Nguyễn Thị Lộ có mặt khi Thái Tôn chết. Nguyễn Thị Anh cùng các hoạn quan vu cáo, buộc tội Nguyễn Trãi đầu mưu cho Nguyễn Thị Lộ giết vua. Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc.
Suốt một đời lo cho dân cho nước như Nguyễn Trãi, công lớn nhất đương thời mà cũng không cậy mình là công thần, chỉ một lòng lo cho dân cho nước, thế mà chết thảm. Cái nhân nghĩa của ông đem lại cái ác cho ông. Thiện là ác. Có thể đổ lỗi cho chế độ phong kiến hủ bại, quyền lực, của cải tập trung vào vua mà đâm ra các bà phi tranh giành nhưng thưa quý vị, thời đại nào là hoàng kim ? Khi quý vị là một đệ nhất công dân, một VIP như chủ tịch nước, tổng thống, bộ trưởng cũng chưa “ngon” đâu. Lâu lâu ta lại thấy một tổng thống bị ám sát, bị xì căng đan, bị lật đổ như Kennedy, Nixon bên Mỹ hay Saddam Hussein bên I-rắc.
Quan sát cuộc sống hàng ngày ta thấy, lấy ví dụ trong một công sở, trong một phòng của nó, để chọn người làm trưởng phòng, ta chọn ai ? Chọn người có năng lực , tức có tài, và khiêm tốn, nhân ái, thăng bằng, tức có đức làm trưởng phòng. Vậy ai có tài, có đức là làm trưởng phòng, phải không ? E hèm, chợ đời không như trò chơi con nít vậy đâu. Trong nhóm nhân viên đó, ai cũng muốn làm vua trong nghề của mình. Trong đó có người sẽ quan sát, thấy ai là tài đức, có uy tín, sẽ được đề bạt thì anh ta sẽ mặc sức thi triển các công phu “thể thao trí tuệ” như ném đá giấu tay, thọc gậy bánh xe, cản mũi kỳ đà, xịt chó vô gai, gắp lửa bỏ tay người, vân vân và vân vân ... để người uy tín cao rớt mà anh ta được bầu lên. Nhân nghĩa trong trường hợp này ích gì ? Chức cao hơn thì tiền và quyền cao hơn, rồi thì họ e ngại với nhau rằng lên được chức trưởng phòng rồi còn sẽ tiến xa mà lên được chức phó giám đốc, thế là đâm ra rất nhiều chiếc ghế đều là một màn đấu đá bè phái ngấm ngầm hay công khai không khoan nhượng. Không phải tất cả đều như vậy, có những cơ quan đoàn kết tốt nhưng kịch bản trên thì hay xảy ra lắm, ở mọi nơi, mọi quốc gia, mọi cấp, kể cả cấp bộ trưởng hay nguyên thủ quốc gia, đọc sử thấy ngay, dễ lắm. Con người yêu quyền lực là tự nhiên mà.
Đọc Luận Ngữ của Khổng Tử do cư sĩ (người tu tại gia) Đoàn Trung Còn chú giải thì ta thấy lặp đi lặp lại lời “người có đức thì người khác theo về”. Đọc sách của Nguyễn Hiến Lê, ta cũng gặp ông viết rằng người có tư cách cao thì người khác giúp đỡ. Người viết không đồng ý với hai ông được. Đoàn Trung Còn là một Phật gia nữa, mà Phật thì gần Lão, chúng tôi không phản đối nhưng ý kiến của ông về Nho và của các Nho gia, dưới con mắt Đạo học, hãy còn hở sườn, còn khuyết điểm, tức còn cái mà theo đó ta thất bại. Nói như vậy vừa đúng vừa sai. Quả thật là có đức, có tài thì người khác giúp đỡ, điều này đúng, trong thực tế ta cũng thấy, nhưng qua đời Nguyễn Trãi và qua kịch bản văn phòng trên thì ta thấy càng có đức, càng có tài thì càng bị đả kích, bị tru diệt. Làm dâu mà có tứ đức công, dung, ngôn, hạnh (tức giỏi việc, xinh đẹp, ăn nói lễ phép, đức hạnh) như cô Oanh ở trên thì là mang mầm họa cho chính mình và cho người khác rồi vậy. Giỏi việc thì cha mẹ nhà chồng giao cửa hàng cho (chứ giao cho dâu dở thì phá sản à?), rồi lại xinh đẹp, bán hàng chạy, ăn nói được lòng người, lại không gian tham thì bao nhiêu của cải nhà chồng về tay người có tứ đức hết, như thế thì “ăn” hết phần các bà dâu khác, vì vậy hạng phụ huynh vốn từng trải sẽ “chơi”, hoặc là các bà dâu khác sẽ ghét, tức là gây ra một cái ác, cái xấu. Không phải luôn luôn tứ đức gây bất hạnh, không phải vậy, trong trường hợp khác tứ đức là hạnh phúc. Chúng tôi, trong gia đình, khi con, em, cháu còn nhỏ cũng dạy chúng tứ đức nhưng tứ đức không hoàn hảo như trong Gia Huấn Ca tương truyền là của Nguyễn Trãi đã viết là “Công, dung, ngôn, hạnh là tiên phàm trần “ đâu. Bà phi Ngọc Dao ở trên đẹp và vô tội đó chứ nhưng cứ bị căm thù. Những bản giá trị của Nho Giáo như ngũ thường “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” cho đàn ông, cho người quân tử và tứ đức cho phụ nữ (ngày nay hãy còn giá trị) chúng không hoàn hảo, theo chúng không mang lại hạnh phúc trong mọi trường hợp được. Ngược lại nữa là khác, trong nhiều trường hợp, chúng rất khiếm khuyết và Đạo sĩ (những người đã đắc đạo Lão-Trang) luôn phản đối Nho. Với chúng tôi thì các bản giá trị của Nho chỉ dùng để dạy người dưới 21 tuổi mà thôi. Chúng tôi khi còn trẻ thì cũng yêu Khổng Tử, mê Luận ngữ, Mạnh Tử, tứ thư lắm, mê thật, yêu thật và coi Khổng, Mạnh như thần tượng, ước làm như họ dù đau khổ. Nhưng khi đắc đạo rồi thì thấy nhân sinh quan Nho Giáo khiếm khuyết quá, không thể theo được. Khi bọn trẻ có tính cách vững vàng rồi thì chúng tôi tháo dần ra bằng các câu chuyện đang kể cho quý vị nghe đây để chúng biết lý giải các thất bại của chúng dù chúng “thẳng” , “ngay”, “đoan chính”, “quân tử”, “phải lẽ”, “hợp đạo lý”, vân vân và vân vân. Phải để những giá trị trên trong dấu ngoặc là vì chúng chỉ là những giá trị tương đối. Cái ngay thẳng của Nguyễn Trãi, của cô Oanh là cái ác đối với người khác, ví dụ vậy.
Chúng tôi còn có nhiều những mẫu chuyện khác hầu quý vị, minh chứng cho luận điểm “thiện là ác”. Nhân vật thiện trong câu 2 câu chuyện sau lại chính là thánh tổ Nho giáo Khổng Tử. Truyện trích từ Sử ký Tư Mã Thiên.
“Lỗ Định Công cho Khổng Tử làm quan cai trị thành Trung Đô. Được một năm, cả bốn phương đều noi theo xem là mẫu mực. Từ chức quan cai trị thành Trung Đô, Khổng Tử được thăng làm tư không (coi việc xây dựng), rồi được làm đại tư khấu (coi về pháp luật).
Mùa xuân năm thứ mười đời Lỗ Định Công(500), Lỗ giảng hòa với Tề. Mùa hạ, quan đại phu nước Tề là Lê Sừ nói với Tề Cảnh Công:
Nước Lỗ dùng Khẩu Khâu thế nào cũng nguy hại cho nước Tề.
......
Khổng Tử làm tướng quốc (như thủ tướng ngày nay), giết quan đại phu nước Lỗ làm rối loạn chính sự là Thiếu Chính Mão. Sau khi tham dự chính quyền trong nước ba tháng, những người bán cừu, bán lợn không dám bán thách, con trai con gái ở trên đường đi theo hai phía khác nhau, trên đường không nhặt của rơi. Những người khách ở bốn phương đến thành ấp không cần phải nhờ đến các quan, bởi vì người ta đều xem họ như người ở trong nhà.
Người Tề nghe vậy sợ hãi nói:
Khổng Tử cầm đầu chính sự thì thế nào cũng làm bá chủ chư hầu. Nếu Lỗ làm bá thì đất nước ta ở gần sẽ đầu tiên bị thôn tính. Tại sao ta không đem đất nộp cho Lỗ ?
Lê Sừ nói:
Trước tiên hãy tìm cách cản trở, nếu chưa được thì nộp đất cũng chưa muộn.
Vua Tề bèn sai chọn tám mươi người con gái đẹp ở trong nước Tề, đều cho mặc quần áo đẹp, tập múa điểu “khang nhạc” và ba mươi cỗ ngựa, mỗi cỗ bốn con rất đẹp. Vua Tề sai bày bọn con gái và những con ngựa đẹp ở ngoài cửa cao phía nam kinh đô nước Lỗ. Quý Hoàn Tử ăn mặc thường dân đến xem hai ba lần, toan thu nhận và nói với vua Lỗ đi một vòng để đến xem. Vua Lỗ đến chơi xem đến trọn ngày. Vua Lỗ bỏ việc chính sự. Tử Lộ nói:
Thầy nên đi thôi.
Khổng Tử nói:
Vua Lỗ sắp đi làm lễ tế giao, nếu nhà vua đem thịt tế đến cho các quan đại phu thì ta còn có thể ở lại.
Cuối cùng Quý Hoàn Tử của Tề, ba ngày không nghe việc chính sự. Khi làm lễ tế giao cũng không đem thịt tới cho các quan đại phu. Khổng Tử bèn ra đi. “
Cái thiện của Khổng Tử là cái ác của nước Tề. Người Tề coi Khổng Tử như cừu địch, tìm mọi cách gạt ông ra. Không chỉ một lần, Khổng Tử còn bị thất sủng, bị xa lánh ở Sở nữa:
“Chiêu Vương nước Sở định phong cho Khổng Tử miếng đất trong sổ sách có 700 lý (1 lý là nhóm gia đình 25 nhà). Quan lệnh doãn (như thủ tướng ngày nay) nước Sở là Tử Tây hỏi:
Trong số các sứ giả nhà vua phái đến các nước chư hầu có ai bằng Tử Cống không ?
Không.
Trong số những người giúp đỡ nhà vua có ai bằng Nhan Hồi không ?
Không.
Trong số các tướng của nhà vua, có ai bằng Tử Lộ không ?
Không.
Trong số các quan của nhà vua, có ai bằng Tể Dư không ?
Không.
Không những thế, tổ tiên nước Sở cũng chỉ được nhà Chu phong vời cái tước hiệu là “tử” và năm mươi dặm đất (Ý nói Sở trước kia chỉ nhỏ 50 dặm và chỉ có tước “tử” , nay lớn mạnh). Nay Khổng Khâu theo phép tắc của Tam Vương, làm sáng cả cơ nghiệp của Chu Công, Thiệu Công. Nếu dùng ông ta thì nước Sở làm thế nào mà được đời đời đường hoàng có đất vuông ngàn dặm ? Văn Vương ở đất Phong, Vũ Vương ở đất Cảo đều chỉ là những ông vua có trăm dặm đất, thế mà rốt cuộc lại làm vương thiên hạ. Nay Khổng Khâu có được miếng đất làm cơ sở, lại có bọn học trò giỏi giúp đỡ thì đó không phải là phúc của nước Sở.
Chiêu Vương bèn thôi.
Một người cuồng nước Sở tên là Tiếp Dư đi qua trước mặt Khổng Tử hát:
Phượng ơi, chim phượng kia ơi
Đạo đức suy đồi còn biết tính sao?
Việc qua can chẳng được nào.
Việc sau họa biết cách nào lần xoay
Thôi, thôi chim hãy về ngay.
Con đường chính trị rắc đầy chông gai.
Khổng Tử xuống xe muốn nói chuyện, nhưng Tiếp Dư đã rảo bước đi mất, không sao nói chuyện được. Khổng Tử bèn rời nước Sở về nước Vệ. Năm ấy Khổng Tử sáu mươi ba tuổi.”
Tiếp Dư là một ẩn sĩ. Ông chỉ cuồng chứ không điên. Cuồng quá đi chứ. Đời theo nhân nghĩa, ta không theo nhân nghĩa, đi ngược lại xã hội, là cuồng. Lời nói, hành vi của ông Sở Cuồng nghe như cái không, có như không, không như có, có đó rồi đi mất, làm ta không biết ông Sở Cuồng này ra sao, ngoài việc ông nổi tiếng vì đã can Khổng Tử. Ông phủ nhận việc mình đã làm, như Tôn Tử vậy, giúp vua Ngô đánh thắng Sở rồi bỏ đi biệt tích. Đời là cái không, chứ không như Khổng, đời là cái có, cái hữu, cái sắc, suốt đời trung quân ái quốc. Vậy mà vị đại đại chính nhân quân tử này lại luôn bị thất sủng, vì ông mà có được một nước nhỏ, tất hết cả các nước chư hầu theo về, các nước có tham vọng làm bá chủ - nước nào mà không muốn mình “vĩ đại” nhỉ - vì thế sẽ bị khuynh loát. Ông nguy hiểm quá. Có tư cách cao là nguy hiểm, là ác rồi vậy.
Ở phương Đông ta có chuyện “Tái ông thất mã”.
Một ông già ở miền biên tái mất ngựa, hàng xóm qua chia buồn. Ông nói:”Biết đâu đó lại là cái phúc.” Ít lâu sau con ngựa cái quay về, đem theo một con ngựa đực. Hàng xóm sang chúc mừng, ông nói:”Biết đâu đó là cái họa to.” Con trai ông cưỡi ngựa đi chơi, té, què chân. Hàng xóm sang chia buồn, ông nói:”Biết đâu đó là cái phúc lớn.” Xảy ra một cuộc chiến tranh, trai làng đi lính, chết và bị thương nhiều, con ông tàn tật không phải đi lính mà sống.
Họa là phúc mà phúc là họa mà ta không biết đâu là đầu mối, vượt ra ngoài ý chí ta. Tưởng là hay mà hóa dở, tưởng dở lại hay. Cũng vậy, thiện là ác mà ác là thiện, ta không sao phân biệt được.
Phương Tây, thời La Mã cổ đại có Maximus (396-455) thắng đó rồi thua đó, leo lên đỉnh cao quyền lực rồi bị giết, dù ý chí và âm mưu thật đáng ghê sợ.
Maximus xuất thân vọng tộc, là nguyên lão nổi tiếng và là cự phú La Mã. Trước tiên, ông ta hãm hại một danh tướng La Mã là Aetius vào năm 454. Aetius là một thống soái và là nhà chính trị lỗi lạc của đế quốc La Mã. Ông theo vua Velentinianl suốt 30 năm và lần lượt chỉ huy quân đội La Mã đánh bại người Frank, người Burgundi, người Goth. Đồng thời, trong cuộc “Đại chiến bách tộc” (451) ông đã chỉ huy bộ đội gồm nhiều dân tộc chặn đứng cuộc tấn công của vua Hung Nô là Attila, tạo được chiến công hiển hách, tên tuổi vang lừng, nên đã trở thành đối tượng cần tiêu diệt của người đầy tham vọng Maximus. Maximus mua chuột được các cận thần của hoàng đế, vu cáo Aetius định cướp ngôi vua. Nhà vua u mê bất tài không phân biệt được trắng đen, tin lời vu cáo là thực. Thế là một cái bẫy được bày ra. Một hôm Aetius nhận được lệnh vua vào ra mắt, ông chưa kịp mở miệng nói lời nào thì bổng nhà vua nhảy tung lên, la to là có người muốn hành thích và nhanh nhẹn tuốt gươm ra. Những đao phủ mai phục sẵn nghe động liền ào tới. Chỉ trong chớp mắt, một tướng tài của La Mã liền bị giết chết. Sau có người trách vua: "Ngài đã dùng cánh tay trái chặt đứt cánh tay phải của ngài rồi. Từ nay làm sao có đủ tướng tài năng chống đối người Vandal bảo vệ đất Ý ? "
Việc thứ hai là Maximus âm mưu thí vua(455). Sau khi giết Aetius, Maximus dùng kế li gián, mượn tay người khác giết vua. Có hai thân binh người Germans nguyên là người thân tín của Aetius, thường phục vụ sát bên vua, cả hai đều chất phác và rất trung thành với chủ tướng. Maximus vờ đau xót nói với họ: tướng quân theo nhà vua mấy mươi năm, vào sinh ra tử, lúc nào cũng trung thành, thế mà bị giết oan, vậy các anh phải trả thù cho chủ tướng. Hai thân binh nghe qua, tức giận, bèn theo kế hoạch Maximus, thừa dịp vua Valentinianl đi ra ngoài, chúng đã giết vua tại Campus Martius.
Sau khi giết vua, hai thân binh trên đã lột lấy y phục vua trao cho Maximus. Thế là ông ta lên ngôi hoàng đế, rồi cưỡng bức hoàng hậu lấy ông ta. Có lẽ bà này quá căm tức và nóng lòng muốn trả thù nên đã cầu cứu lãnh tụ Burgundy. Người Burgundy được tin hết sức vui mừng, lập tức kéo quân lên phía Bắc, đánh cướp thành La Mã (455). Trong chiến loạn, Maximus định bỏ trốn nhưng bị nhân dân trong thành đang phẫn nộ bắt được và giết chết. Maximus lên ngôi vua được hai tháng rưỡi (17-3-455 đến 31-5-455).
Cái thiện của dân La Mã là tướng Aetius là cái ác với người khác. Ông tài hoa lỗi lạc, vinh hoa phú quý, quyền lực của đế quốc lọt vào tay ông hết. Nhưng nhiều người khác, không chỉ Maximus cũng cò tham vọng chứ, cũng muốn leo cao chứ, thế là gây ra cái ác. Có thể đổ lỗi là vua Valentinianl bất tài, không nhìn ra người ngay kẻ gian, chỉ có chế độ phong kiến mới xảy ra những bi kịch như vậy. Song có chắc vậy không? Ở thời đại dân chủ hiện nay của chúng ta thì bọn tham vọng như Maximus lại dùng ngón đòn của thời hiện đại, cũng rất dã man, tàn bạo. Tổng thống Mỹ Kennedy rất được lòng dân, ông được dân chúng hậu thuẫn mạnh mẽ đó chứ, còn gì bằng nữa ? Đã là tổng thống, lại được lòng dân kia mà, vậy sao ông cứ bị ám sát ?

Vậy ta kết luận: làm ác thì không được rồi. Song làm thiện cũng không xong. Vậy ta theo chân lý nào ? Và chân lý là cái gi ?
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Đạo Học : Nguồn Hạnh Phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đạo Học : Nguồn Hạnh Phúc   Đạo Học : Nguồn Hạnh Phúc EmptySun Apr 27, 2014 11:00 am

Nguyễn Ngọc Hiếu
Đạo Học : Nguồn Hạnh Phúc
Chương 2
ÂM, DƯƠNG , ĐẠO VÀ ĐỨC
Thiện là ác và ác là thiện, như chúng ta đã biết chương trên. Ác là âm, thiện là dương. Nói chung các giá trị tiêu cực là âm, các giá trị tích cực là dương. Tiểu nhân , xấu, yếu kém, phía sau, mềm yếu, thiếu ánh sáng, phụ nữ, nhục, thất bại,sai ... là âm. Quân tử, tốt, phía trước, cứng rắn, sáng sủa, đàn ông, vinh, chiến thắng,đúng ... là dương. Quy luật của đạo học là “âm là dương, dương là âm”.
Nói vậy có một số độc giả cho là khó hiểu. Ví dụ: nếu quy luật âm là dương, dương là âm thì đàn bà là đàn ông, đàn ông là đàn bà ? Đúng vậy. Trong cơ thể người phụ nữ nào cũng có mầm mống một bé trai và trong người cha nào cũng có mầm mống một bé gái. Thuốc độc có giá trị âm, nhưng dùng để đầu độc kẻ ác thì tốt, tức khi đó thuốc độc có giá trị dương. Chúng ta ăn cơm hàng ngày, cơm là tốt, là dương, nhưng chỉ ăn vài chén một bữa mà thôi. Nếu ăn gấp năm, gấp bảy lần lên thì bội thực, rồi còn chết nữa. Cơm trong trường hợp này là xấu, là âm. Trong năm 1945, dân ta phá kho thóc, nhiều người đói, thèm cơm quá, ăn cho đã rồi bị chết. Cách ăn đúng là sau khi nhịn cơm lâu ngày, phải ăn cháo đã, rồi mới dần dần ăn cơm. Cơm trong nạn đói 1945 có khi là cái xấu. Cái nhà chúng ta ở, chúng ta yêu nó, là dương, nhưng nó cũng là cái xấu nữa, vì nó gây con cái tranh giành, mất tình anh em. Việc này thì thường thấy. Bại chính là thắng. Người Nhật, Đức thất bại trong thế chiến nhưng nay họ là các cường quốc kinh tế. Đầu thế kỷ 20, Trung Quốc là con mồi cho các quốc gia khác xâu xé, số đông quần chúng khổ sở, nhưng nay họ cũng là một cường quốc.
Quy luật khác là không có cái gì thoát khỏi âm dương. Đây là phép biện chứng của triết học. Vật gì, hiện tượng gì, người gì cũng là sự đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập, tức âm và dương. Trong một cơ thể, nếu cho đồng hóa là tích cực, tức dương, thì cơ thể đó cũng có dị hóa là tiêu cực, tức âm. Tiêu hóa là dương, bài tiết là âm. Trong một chiếc xe, có những bộ phận chuyển động, là dương và những bộ phận đứng yên là âm, những bộ phận cứng rắn là dương và những phần mềm như lốp xe, yên xe là âm. Nguyên tử có hạt nhân đứng yên là âm và những điện tử quay quanh là dương.
Âm và dương có tính tương đối. Không có cái gì tuyệt âm và không có cái gì tuyệt dương. Chẳng hạn, cái bàn gỗ là là âm hay dương ? Bàn gỗ là dương so với mặt đất, vì nó cao hơn, “tích cực” hơn, nhưng so với mái nhà thì nó là âm, vì nó thấp hơn. Nhưng cái bàn so với chén cơm thì nó lại là âm, vì “tiêu cực” hơn, nó không nuôi được con người. Nhưng chiếc bàn gỗ đó đối với con mối là dương, vì mối tiêu hóa được gỗ. Xét về mặt loại chất độc ra khỏi cơ thể thì bài tiết là dương mà tiêu hóa là âm. Nhưng về mặt nuôi dưỡng cơ thể thi tiêu hóa là dương mà bài tiết là âm.
Vậy cái gì tạo ra âm, dương ? Đó là cái một. Cái một là gì ? Cái một là một khái niệm quen thuộc trong triết học phương Đông. Tốt luôn đi với xấu, do đó tốt và xấu là một, như hai mặt của một tờ giấy. Thiện luôn đi với ác, do đó, thiện với ác là một. Tương tự, trước với sau là một; trên với dưới là một; trong với ngoài là một; họa với phúc là một; vinh và nhục là một ... Tất cả đều là cái một, không có cái gì thoát khỏi nó cả. Cái một này chính là Đạo, là chân lý. Đắc đạo là thấy được cái một. Cái một, hay Đạo, là cái thống nhất, hỗn độn tất cả. Tóm lại, Đạo là thể thống nhất giữa âm và dương, âm và dương là hai mặt của Đạo. Đạo phân hóa tạo ra âm, dương. Kinh Dịch nói :”Thái cực sinh lưỡng nghi”. Thái cực chính là cái một, là Đạo. Lưỡng nghi là âm và dương. Nhưng Đạo học thì khác Kinh Dịch. Dịch nói:” Lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh vô cùng”, còn Đạo học thì nói âm, dương vừa mâu thuẫn vừa thống nhất mà sinh tất cả.Vì thế mà ta cũng nói cái gì cũng là Đạo, người nào cũng là Đạo, là cái hỗn độn âm dương, không có bản tính nào cả.
Nói trong và ngoài là một có vẻ khó hiểu. Hãy cho trong là nội tâm ta và ngoài là xã hội thì nột tâm ta và xã hội là một. Lo việc cho ta, giải quyết hạnh phúc cho ta là giải quyết hạnh phúc xã hội, và ngược lại, nước nổi thuyền nổi, khi xã hội phát triển thì ta cũng khá lên. Tương tự, Phật nói Phật và chúng sinh là một :”Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật chưa thành.” Ở những đứa bé bị bỏ rơi , được thú nuôi, tức sống tách khỏi xã hội người mà sống trong xã hội thú thì khi đem về lại xã hội loài người, chúng cũng không còn nhân tính, không mặc được quần áo, luôn xé mọi thứ, không hiểu và không nói tiếng người, ăn như thú. Đứa bé đó chỉ phản ánh xã hội thú, chứ không phản ánh xã hội người. Nội tâm ta là sự phản ánh xã hội, tùy ở mỗi người mà sự phản ánh đó gần với chân lý hay không. Do đó ta và xã hội là một. Tâm và vật là một. Đạo thì không duy tâm, mà cũng không duy vật, không có cái “duy” nào cả.
Trước và sau cũng là một, trên và dưới cũng là một. Từ sao Hỏa nhìn về Trái đất thì đâu là trước, đâu là sau ? Lúc đó sẽ thấy trước là sau, mà sau cũng là trước; trên cũng là dưới mà dưới cũng là trên. Cái trên của người này là cái dưới của người kia. Thật ra, đối với hạng người đã đắc đạo thì người ấy thấy thời gian và không gian biến mất. Điều này cũng đúng đối với vật lý học hiện đại, theo thuyết tương đối của Albert Einstein. Không gian là ba chiều tuyệt đối và thời gian là một chiều tuyệt đối từ quá khứ tới tương lai chỉ có trong bức tranh vật lý thế giới của Newton, còn trong vật lý học hiện đại thì khác. Các đo đạc thiên văn cho thấy các tia sáng đi ngang qua gần mặt trời bị bẻ cong đi. Ánh sáng luôn truyền theo đường thẳng, thế mà đi qua gần mặt trời bị cong đi thì đó là do không gian bị uốn cong do tác dụng của lực hấp dẫn của mặt trời. Không gian có thể bị bẻ cong, chứ không phải là khoảng không ba chiều dọc, ngang, thẳng đứng tuyệt đối như ta thấy.Với người đắc đạo, họ sống trong không gian, thời gian nhưng thời gian và không gian không sống trong họ. Trước sau, trên dưới đều là tương đối, không phải là bất biến, không thực.
Đạo thì như thế nào ? Xin trích dẫn lời Trang Tử nói về Đạo.
Đạo thì có tình, có tính, vô vi, vô hình ; có thể trao cho mà không thể thụ lãnh ; có thể hiểu được không thể thấy được. Đạo thì tự bản tự căn. Hồi chưa có trời đất, Đạo đã có rồi. Đạo sinh ra quỷ, sinh ra Đế; sinh ra Trời, sinh ra Đất. Ở trước Thái cực mà chẳng gọi là cao ; ở dưới lục cực mà không gọi là sâu ; sinh ra trước Trời Đất, mà chẳng gọi là lâu; dài hơn thượng cổ mà chẳng gọi là già.” (Theo Trang Tử - Nam Hoa Kinh, NXB Hà Nội 1992, trang 352).
Đạo thì “tự bản tự căn” cho nên tự mình sinh ra mình, tự mình là gốc của mình, chứ không do cái gì sinh ra cả. Đạo học là triết thuyết khác với các tôn giáo khác, cho vũ trụ, vạn vật, loài người do Thượng Đế sinh ra, tức do một ý chí tốt và vạn năng sinh ra như Chúa trong Thiên Chúa Giáo, hay Ngọc Hoàng trong Đạo Giáo chẵng hạn. Đạo là cái hỗn độn giữa cái có ý chí lẫn cái không có ý chí nào cả, như khoáng vật chẳng hạn. Nếu nói sinh vật do khoáng vật, do các hợp chất mà ra thì chẳng lẽ ta dùng cái thấp giải thích cho cái cao sao? Điều này cũng có nghĩa là dùng cái không sống giải thích cho cái sống sao? Vậy ngay từ đầu đã có sẵn mầm sống trong Đạo. Cũng tương tự như vậy, ngay từ đầu, trong Đạo đã có ý thức, lẫn lộn với cái không ý thức. Và cái này tồn tại trước trời đất, trước ta, nên Đạo có tính chất tiên nghiệm (có trước kinh nghiệm). Đạo thì “vô thủy vô chung”, tức không có đầu, không có cuối và “thường tồn bất biến” nghĩa là bất cứ đâu cũng có Đạo, bất cứ cái gì cũng có Đạo, bất cứ khi nào cũng có Đạo và Đạo chỉ là một, duy nhất. Tuy là “chí nhất “, chỉ có một, nhưng cũng là “chí đa” vì sự vật hiện tượng nhiều tới đâu cũng không thoát khỏi Đạo. Đạo chỉ là cái tên gượng mà gọi vì nó không có một hình thức nào cả. Nói và viết phải có một hình thức nào đó, tức phải có âm nào đó, chữ nào đó. Có hình thức thì bị giới hạn, làm sao diễn tả được cái “vô thủy vô chung” , cái không giới hạn, cái vô cùng tinh tế mà cũng vô cùng vĩ đại ? Bởi vậy dù nói và viết hay làm bất cứ cách nào cũng không diễn tả được Đạo.
Do chỗ Đạo rất huyền dịu, khó nói rõ danh trạng, bởi vậy Lão Tử lại dẫn một khái niệm khác là vô để thể hiện. Vạn vật trong thiên hạ đều sinh từ hữu, hữu sinh từ vô (thiên hạ vạn vật sinh ư hữu, hữu sinh ư vô). Hữu hay còn gọi là cái có, cái sắc, tiếng Anh là existence, hay being. Vô hay còn gọi là cái không, tiếng Anh là non-being, non-existence. Hữu và vô là hai mặt của Đạo. Nhưng người chưa đắc Đạo thì chỉ thấy cái hữu. Người đắc Đạo và chỉ có ngưới đắc Đạo thấy cả hai mặt hữu và vô. Thấy được cái vô của vạn vật nên người đắc Đạo khác hẳn người thường.
Nghe rất trừu tượng, tựa như không có phải không quý độc giả? Nhưng Đạo là cái có thật, cái vô là cái có thật. Bạn hỏi các tu sĩ Phật Giáo thì tất cả họ đều nói cuộc đời này, những cái nhà cửa, xe cộ, phố xá, làng mạc này đều là cái vô. Có cái nào tồn tại bất biến không ? Không. Cứ cái nào tồn tại, có hình dạng cũng như những tư tưởng, tình cảm, ý chí con người thì đều biến mất đi, đều trở về cái không, cái vô. Nhưng thế giới vật chất này luôn tồn tại, không biến mất đi, vậy nó từ cái vô sinh ra cái hữu, cái sắc, cái có nữa. Và cái vô này không phải là cái không có gì. Từ cái không có gì làm sao sinh ra cái hữu được. Cái vô này như nước vậy, không có hình dạng nào mà có tất cả các hình dạng. Cái không còn là điều kiện tồn tại của cái có nữa, tức có cái vô mới có cái hữu. Hữu và vô là hai mặt của Đạo, như mặt phải và mặt trái tờ giấy vậy. Nhà Phật cũng nói tương tự : sắc là không, không là sắc.
Mỗi mỗi chúng ta cũng là một cái vô. Ví như nói bạn là cái lợi có được không ? Nếu bạn là cái lợi thì bạn ban phát cái lợi ấy cho người khác hoài hoài, bạn trở thành thánh. Không phải. Khổng Tử mà còn là cái hại, chứ đừng nói người khác. Vậy bạn và tôi đều không phải cái lợi, cái tốt. Nhưng nếu nói bạn là cái hại được không ? Cũng không được. Nếu bạn là cái hại thì bạn bị xã hội ruồng bỏ, bị nhốt tù ? Vậy bạn là cái gì ? Không phải cái lợi, cũng không phải cái hại thì bạn là cái vô, không có bản tính nào cả, lúc này thì lợi (bạn làm việc, tức cống hiến cho xã hội một sản phẩm, một dịch vụ), lúc khác thì hại (vì bạn có thể bị tai nạn bất thường, bị bệnh, hay mắc sai lầm). Bạn có thể cố gắng, chăm chỉ học hành tấn tới, rồi làm việc tích cực, chia nhỏ việc khó ra, hoàn thành từng bộ phận, tiến tới hoàn thành toàn bộ mà thành công. Bạn thấy đời bạn chỉ là một chuỗi những quyết định phải thực hiện, bạn thực hiện được và thành công rồi cho là đời chỉ là những cái có, không có cái không nào cả, cái không là sự tự huyễn hoặc, tự dối mình. Một người bạn nối khố của tôi cũng nghĩ như vậy, không bao giờ chịu nghe tôi. Nhưng cái đó cũng chỉ minh chứng cho cái không mà thôi. Có ai thành công như Khổng Tử, Nguyễn Trãi đâu ? Khổng Tử ngay khi còn sống đã được xem là thánh. Nhưng ông cũng thất bại, không tham chính được. Nguyễn Trãi thì bị giết thê thảm. Ngoài ra không thiếu gì người tài đức đầy đủ nhưng suốt đời không thành công. Anh hùng mà thất thế là bình thường phải không bạn ? Cứ đọc sử là thấy, bất cứ quyển sử nào, của dân tộc nào. Và lâu lâu ta lại thấy một ông bộ trưởng, một ông thủ tướng, hay một ông tỉ phú ngã ngựa. Họ có tiền bạc, quyền lực, có ý chí thành công mạnh, có tất cả, nhưng sao cứ thất bại vậy ? Đó, theo nguyên lý vũ trụ này là cái không thì ta biết ngay có khi có điều kiện, có ý chí thì thành công nhưng cũng có khi thất bại. Cuộc sống này không theo một hướng nào cả, vì nó là cái hỗn độn âm dương, là Đạo, chứ không phải chỉ là dương không thôi, chỉ là tốt không thôi mà bạn có thể đạt giá trị dương hoài, tức tốt hoài, tức thành công hoài. Từ hồi có sử tới nay, chưa bao giờ loài người có được một hoàng kim thời đại.
Nhà văn Lâm Ngữ Đường của Trung Quốc có kể một câu chuyện trong tập “The importance of Living” (Sự quan trọng của Đời sống), Nguyễn Hiến Lê dịch là Sống Đẹp: “Một người bị giam ở Địa ngục, sắp được đầu thai, tâu với Diêm Vương: “ Như quả Đại Vương muốn cho tôi trở về dương gian, thì tôi xin được vài điều kiện”. Diêm Vương hỏi: “Điều kiện nào?” Người đó đáp:”Tôi xin được làm con một vị tể tướng, làm cha một vị Trạng nguyên ; tôi xin được một ngôi nhà ở giữa khu đất vạn mẫu, có ao thả cá, có đủ các loại cây trái ; lại xin có một người vợ rất đẹp và nhiều tì thiếp diễm lệ, hết thảy đều ngoan ngoãn chiều chuộng tôi, lại xin châu báu chất đầy phòng, lúa thóc chất đầy lẫm, tiền bạc chất đầy rương, mà tôi thì được làm công khanh, một đời vinh hoa phú quý, sống lâu trăm tuổi.” Diêm Vương đáp:”Trên dương gian mà có được con người như vậy thì ta đây đã đầu thai thay ngươi rồi !”
Thời đại nào cũng vậy, xã hội nào , con người nào cũng vậy, đều là khối hỗn độn tốt xấu. Ca dao xưa viết:
Đời vua Thái Tổ , Thái Tông
Lúa mọc đầy đồng trâu chẳng buồn ăn.
Thái bình thịnh trị thật đó, nhưng sau đó lại đến thời hỗn loạn, vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn. Vậy nói thời thịnh trị ấy là nguồn gốc của thời loạn sau. Trong thời thịnh trị ấy chứa sẵn mầm loạn, trong cái tốt chứa cái xấu, chứ không tốt suông, hay xấu suông, tức không có bản tính nào cả, tức là cái không.
Có người lại nói rằng loài người có phát triển chứ. Từ chỗ ăn lông ở lỗ thời tiền sử, nay tiến lên ăn ở văn minh. Nhưng các phát minh tiến bộ của loài người có thật là tiến bộ không, tức là cái lợi không ? Cũng không phải. Chẳng hạn internet là một phát minh vĩ đại, nhưng thông tin tốt thì kéo theo ngoại tình cũng tốt, dễ hẹn hò nhau hơn. Rồi nạn lừa đảo qua net, nạn ăn cắp mật khẩu, ăn cắp tài khoản, và do đó là ăn cắp tiền, rồi virus phá hoại máy tính, các websites đồi trụy, các websites dạy cách tự tử , cách chế tạo bom, rồi bọn khủng bố cũng thông qua net mà quyên tiền, tuyển mộ, huấn luyện đắc lực, v.v... Internet vì vậy còn là cái hại nữa, chứ không phải cái lợi suông. Lợi hại lẫn lộn, không bản tính nào cả, nên net cũng là một cái không. Một tiến bộ khác của loài người là vệ tinh nhân tạo cũng vậy. Để chế tạo thành công thì loài người đã thất bại biết bao lần, tốn bao nhiêu là công phu, trí tuệ, tiền bạc của bao nhiêu người, tức vệ tinh nhân tạo là hại. Rồi, khi đưa vào sử dụng thì vệ tinh của Mỹ lại được dùng để do thám Trung Quốc, do đó đối với Trung Quốc, vệ tinh của Mỹ là cái hại. Trên khắp thế giới, ở đâu có động binh lớn, qua vệ tinh, người ta chụp hình được ngay, biết ngay. Vệ tinh nhân tạo là công cụ do thám lợi hại như vậy, nên nó cũng là cái hại đối với những nước nào đó. “Tiến bộ” như vậy thì cũng chỉ là cái vô mà thôi, chứ không phải cái lợi. Phát minh cái lợi là phát minh luôn cái hại. Cổ ngữ nói “Sinh sự thì sự sinh” là vậy, chưa bao giờ sai chạy.
Ta biết Đạo, cái hỗn độn âm dương là bản thể của thế giới. Nhưng vì sao sự vật lại muôn màu muôn vẻ vậy ? Ấy là do Đức. Đức không phải là khái niệm luân lý. Trong Đạo học, Đức chỉ bản tính của Đạo. Chẳng hạn, lửa là Đạo, Đức của nó là nóng và sáng. Mỗi người cũng có bản tính riêng, có Đức riêng, tức có cái thiên phú, cái bẩm sinh, cái tài năng, thiên tư , khuynh hướng, sở thích riêng. Đức là cái không vậy không được của sự vật, hiện tượng, con người. Đức là cái mà vật nhận được mà sống, là chỗ “tự đắc” của con người, tức là tự mình đã được của Tự nhiên, tức của Đạo. Nói cách khác, Đức là cái Đạo biểu hiện nơi mỗi người , mỗi vật. Đạo và Đức tuy danh từ gọi khác nhau, nhưng vẫn là cái Một. Vì vậy, thế giới là một chứ không phải nhiều. Sự vật, hiện tượng, con người tuy nhiều, muôn màu muôn vẻ nhưng có Đạo hết cả. Trong cái vô thường , cái nhiều có cái “thường”, cái một vĩnh cửu, bất biến.
Trên cơ sở trên, hành vi của Đạo sĩ thì như thế nào ? Như đã nói trên, làm xấu thì không được, bị xã hội trừng phạt, nhưng làm tốt cũng không được, vì làm tốt chính là làm xấu. Đạo học đưa ra Vô Vi.
Vô Vi có bốn nghĩa:
Mỗi vật, mỗi người đều có Đức, có tính tự nhiên , không cần ta can thiệp giúp. Bản tính của loài người là om xòm hay can thiệp vào việc người khác. Thánh nhân mà trị nước thì để cho thiên hạ vui theo tính tự nhiên của mọi vật mà không nhúng tay vào sửa dạy.
Thuận theo tự nhiên của mình mà làm, là làm mà không phải mình làm, không khiên cưỡng. Điềm tĩnh không để cho ngoại vật động đến lòng mình, sống theo cái sống đầy đủ nơi mình mà không đèo bồng những cái ngoài mình. Được như thế rồi thì thuận theo lẽ tự nhiên để mọi vật được điềm tĩnh như mình, nghĩa là để sự vật, con người sống theo bản tính của nó, không ép buộc ai theo ý riêng của mình cả. Đó là đạo “Vô Vi nhi trị”(vô vi mà trị), “Vô Vi nhi vô bất vi” (không làm mà không có gì không làm) thuận theo tính tự nhiên của vạn vật mà hóa, nên tuy làm mà theo tự nhiên như không làm gì cả. Cái làm ấy không đuợc gọi là của mình làm.
Nếu trị thiên hạ mà làm như trên thì tuy có làm nhưng dân không hay mình làm, như mặt trời soi sáng tất cả, giúp vạn vật sống cái sống của mình mà không hề biết đến công ơn của mình vì không thể không làm như vậy cho được.
Ba nghĩa trên là Vô Vi theo nghĩa tiêu cực. Vô Vi theo nghĩa tích cực là phá hoại tất cả những gì trở ngại cho sự tự do bình đẳng của nhân loại.
Tuy vậy, Vô Vi lại khó thực hiện đối với người thường. Người thường ai cũng theo thiện ghét ác, hay ngược lại, làm ác mà bỏ thiện. Đối với hạng đã đắc Đạo, anh ta thực hiện Vô Vi một cách tự nhiên, không khiên cưỡng gì cả, vì anh ta thấy cái ác cũng như cái thiện đều là cái không, vì thế anh ta không can thiệp. Anh ta không phải là cái tốt, cho nên không diệt cái xấu. Anh ta cũng không phải là cái xấu, nên không làm việc ác. Vô Vi không phải là không làm gì mà là làm theo Đạo, tức theo tự nhiên, theo quy luật thế giới, quy luật cái gì cũng là cái không.

Thế cõi giới Đạo sĩ ra sao ?
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Đạo Học : Nguồn Hạnh Phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đạo Học : Nguồn Hạnh Phúc   Đạo Học : Nguồn Hạnh Phúc EmptyMon Apr 28, 2014 10:48 am

Nguyễn Ngọc Hiếu
Đạo Học : Nguồn Hạnh Phúc
Chương 3
THẾ NÀO LÀ MỘT ĐẠO SĨ ?
Trang Tử gọi Đạo sĩ là Chân Nhân (Người chân thật). Ta hãy xem ông viết về Chân Nhân trong thiên Đại Tông Sư trong Trang Tử Nam Hoa Kinh.
“ Thế nào là bậc Chân nhân ?
Bậc Chân nhân ngày xưa không nghịch với ai, dù là thiểu số, không cầu công, không cầu danh. Người như vậy, mất không tiếc, được không mừng ; lên cao không biết sợ, xuống nước không bị ướt, vào lửa không bị cháy là vì sự biết của họ đã lên đến Đạo rồi !
°
Bậc Chân nhân ngày xưa ngủ không mộng mị, thức chẳng lo âu, ăn không cầu ngon, thở hít thì thâm sâu. Hơi thở của Chân nhân thì thấm đến gót chân, còn hơi thở người thường thì dừng nơi cổ họng; kẻ muốn khuất phục người (ham biện bác) thì lời nghẹn nơi cuống họng. Lòng tham dục mà càng sâu thì cái máy trời nơi ta càng nông.
°
Bậc Chân nhân ngày xưa không ưa sống không ghét chết ; lúc ra không hăm hở ; lúc vào không do dự ; thản nhiên mà đến, thản nhiên mà đi ; không quên lúc bắt đầu, không cầu lúc sau chót. Nhận lãnh thì vui với đó, mà quên đi khi phải trở về. Đó gọi là không lấy cái tình người mà chống với lẽ Đạo nơi mình, không lấy cái “người” nơi mình mà làm trở ngại lẽ “trời” nơi mình. Thế gọi là Chân nhân. Nhờ được thế mà lòng họ luôn luôn vững vàng, cử chỉ điềm đạm, gương mặt bình thản ; lạnh như mùa thu , mà ấm như mùa xuân : mừng giận luân chuyển như bốn mùa, nên cùng vạn vật hợp nhau, không biết đến đâu là cùng. Bởi vậy, bậc Chân nhân dụng binh, làm mất nước mà không làm mất lòng người ; làm lợi và ban bố ân trạch đến muôn đời mà không phải vì yêu người.
Nên chi, kẻ nào còn vui thích trong việc cầu thân và thông cảm với người đời, kẻ ấy chẳng phải là bậc Thánh ; kẻ nào còn người thân, chẳng phải là bậc Nhân ; kẻ nào còn tính toán đến thời cơ, chẳng phải là bậc Hiền ; kẻ nào không thông suốt được điều lợi hại, chẳng phải là người quân tử ; kẻ nào làm theo danh mà bỏ mất mình chẳng phải là kẻ sĩ ; kẻ nào làm mất mạng, không rõ cái lẽ chân thật nơi mình, cũng chẳng phải là kẻ để sai khiến được người vậy. ...
°
Bậc Chân nhân ngày xưa , thấy như người có nghĩa mà không bè đảng ; thấy như không đủ mà không thọ lãnh bên ngoài. Họ khuôn thước mà không cứng rắn, lòng họ thì rộng rãi hư không mà không thích việc phù hoa. Họ hớn hở như có vẻ vui sướng, nhưng bình tĩnh. Hành động thì tự nhiên, gây được lòng cảm mến bằng sắc mặt hiền hòa, và làm cho người người kính nể vì cái đức của họ. Bề ngoài thì có vẻ hòa nhã với mọi người, mà kỳ thực , lòng họ cách xa với thế nhân. Họ thích sống một mình, không nói gì với ai, như quên cả lời nói. Hình phạt theo họ là cần, nhưng họ áp dụng hình phạt một cách khoan hậu. Lễ, theo họ là phụ thuộc, chỉ dùng để đừng đụng chạm với đời thôi. Họ thuận theo thời, theo việc. Đối với họ, ưa ghét là một, nghĩa là họ không yêu mà cũng không ghét ai ; họ xem cả thảy là một, như Trời, nhưng cũng phân biệt những gì phân chia giả tạo như Người. Và như vậy Trời và Người (nơi họ) không nghịch nhau. Bởi vậy mới gọi họ là Chân nhân. “
Điểm khác biệt của Đạo sĩ và người thường là Đạo sĩ thấy mình là Đạo, là cái hỗn độn âm dương, không có gì phân biệt, không có bản tính gì cả. Cái không bản tính này dĩ nhiên có mặt không, mặt không là mặt trái của mặt có, cho nên Đạo sĩ thấy mình là cái không. Đây là điểm suy ra tất cả. Biết một suy ra biết tất cả là đây. So với người thường thì người thường cho là, hy vọng là mình là cái tốt, hay có mặc cảm tự ti, mặc cảm tội lỗi mình là cái xấu. Đây chính là sự khác biệt của Đạo sĩ đối với tất cả. Vì Đạo sĩ thấy mình là cái không nên không yêu mình, nhưng cũng không ghét bản thân. Vì thấy ai cũng là Đạo, là cái hỗn độn tốt xấu nên Đạo sĩ không ghét ai, dù là thiểu số. Vì làm tốt là làm xấu nên Đạo sĩ không thèm cầu lợi, danh. Đại khái cũng làm việc, kiếm tiền để sống, nhưng làm việc om xòm để được nổi tiếng thì Đạo sĩ không thèm. Tham nhũng, ăn cắp, lãng phí, v.v... những tội lỗi ấy Đạo sĩ lấy làm xa lạ. Đạo sĩ không phải là cái tốt cho nên lấy làm xa lạ khi người khác cung phụng mình theo kiểu tham nhũng. Cũng vì thấy tiền là Đạo, là cái hỗn độn tốt xấu nên Đạo sĩ không yêu mà cũng không ghét tiền. Không yêu tiền thì không thèm ăn cắp, ăn hối lộ gì cả mà là năng lực làm tới đâu thì hưởng tới đó, không bao giờ thèm báo cáo láo ăn chênh lệch. Vì thế Đạo sĩ là hạng thật thà. Nhân vì thấy tiền không phải là cái tốt, không yêu tiền cho nên “mất không tiếc, được không mừng”. Ở hoàn cảnh nào Đạo sĩ cũng ung dung, an nhiên, tự do, bình thản. Ví như đang đi trên thuyền giữa biển mênh mông mà thuyền lủng thì Đạo sĩ cũng không sợ chết. Chết thì thôi chứ không sợ. Có sống thì có chết , sống và chết là một. Đạo là cái hỗn độn giữa sống và chết, con người nào cũng mang sẵn mầm bệnh, cũng chứa sẵn cái chết bên trong, Đạo sĩ đã thấy trước, cho nên luôn bình thản. Vì thế mà Trang Tử viết “lên cao không biết sợ, xuống nước không bị ướt, vào lửa không bị cháy là vì sự biết của họ đã lên đến Đạo rồi ! “ Đạo sĩ vào nước thì cũng ướt, vào lửa thì cũng cháy như ai. Họ là những người bình thường, vẫn tuân theo các quy luật vật lý nhưng giá như đe dọa họ nhấn vào nước cho chết, đốt lửa cho chết thì họ không sợ. Bằng chứng cho việc này là Trang Tử nghèo túng quá phải đi vay lúa, cũng bị đói như ai, chứ không đến mức thần thánh vào lửa không cháy. Trang Tử là người bình thường, chứ không phải là “Nam Hoa Lão Tiên” như Đạo Giáo thần hóa.
Câu “ngủ không mộng mị, thức chẳng lo âu “ rất thật. Đạo sĩ không yêu mình ngay cả trong giấc mơ cho nên dù thấy ác mộng, như gặp thú dữ chẳng hạn thì cũng thản nhiên. Không yêu mình thì không sợ chết ngay cả trong tiềm thức. Không sợ chết thì không sợ cái dữ , cái ác, cho nên suốt đời không bao giờ gặp ác mộng. Thức chẳng lo âu vì cái xấu nào cũng là cái tốt hết, cái xấu nào cũng là cái không cả, chẳng việc gì phải đau lòng. Câu “thở hít thâm sâu” , có lẽ khi tọa vong, tương tự như thiền trong Phật Giáo, các Đạo sĩ cũng tập dưỡng sinh luôn chăng ? Như người viết thì không, ăn uống, hít thở như một người bình thường, chả có gì lạ cả. Khác người ở chỗ trong tâm trí thấy cái gì cũng là một mớ hỗn độn tốt xấu, lợi hại, vinh nhục, được mất, đúng sai, không phân biệt gì cả, không có bản tính gì cả, cho nên cũng gọi là thấy cái không. Vì lòng mình là không, rất thật, cho nên thấy mọi người xung quanh hăm hở với cái gì đó, yêu cái gì đó, yêu ai đó và do đó ghét một cái gì đó, ghét ai đó, ghét thì dẫn tới đau khổ thì thấy rằng người đó không thông thiên lý. Tỉ như là người Việt thì yêu nước Việt, được không ? Sai. Nước Việt không yêu được, nó là mớ hỗn độn, anh hùng lẫn với quái vật trong đó. Nước Việt chưa có thời nào là thời hoàng kim cả, làm sao mà yêu được? Bởi thế mà quốc gia và dân tộc, Đạo sĩ thủ tiêu từ lâu. Còn yêu dân Việt thì tất còn ghét, còn căm thù khi Việt Nam bị xâm phạm. Làm sao trong thế giới này Việt Nam tránh bị xâm hại nhỉ ? Hạng còn ghét người ấy sao gọi là Chân Nhân ? Vì thế Đạo sĩ coi mọi dân tộc như nhau, không ghét dân tộc nào, không yêu dân tộc nào. Chính vì không thân với dân tộc nào, cho nên không sơ với bất cứ dân tộc nào, coi ai cũng như mình. Coi ai cũng như mình thì đúng là “làm mất nước mà không mất lòng người”. Chẳng hạn, đối đầu với một cuộc xâm lược thì Đạo sĩ dù có người thân bị mất vì quân thù thì anh ta cũng không buồn, lòng dạ trống không, vì thế không căm thù kẻ thù. Không căm thù kẻ thù thì anh ta sẽ dùng ân báo oán để tác động tới đối phương. Không gây oán, lại ra ơn thì quân thù sẽ cảm phục mà rút đi, ví dụ như trong truyện “Tưới dưa cho người” trong tập Cổ Học Tinh Hoa:
“Tống Tựu làm quan Doãn một huyện gần biên thùy nước Lương, chỗ giáp với nước Sở.
Người đình trưởng ở biên thùy nước Lương cùng người đình trưởng biên thùy nước Sở, hai người cùng trồng dưa. Người bên nước Lương chăm làm và tưới luôn nên dưa tốt. Người bên nước Sở biếng làm và tưới ít nên dưa xấu.
Quan Doãn ở ngay huyện biên thùy nước Sở, thấy bên Lương tốt, bên mình xấu, lấy làm tức giận lắm.
Người đình trưởng nước Sở thấy dưa bên Lương tốt hơn dưa mình, cũng sinh ra ghen ghét, đêm đêm cứ lẻn sang cào vò dưa của bên Lương, đến nỗi dưa bên ấy phải héo chết mất một ít.
Sau người đình trưởng nước Lương biết mới nói với người trưởng trong huyện, ý cũng muốn cào vò dưa bên Sở.
Người đình trưởng lại đem việc ấy nói với Tống Tựu.
Tống Tựu bảo:
Ôi ! Sao lại thế ! Thế là chỉ gây thù oán, chuốc tai vạ thôi. Này ta bảo ngươi, chớ sang cào dưa của người ta, cứ đêm lẻn sang tưới dưa cho người ta mà đừng để người ta biết.
Người đình trưởng cứ theo thế mà làm.
Sau dưa bên Sở mỗi ngày một tốt. Người đình trưởng nước Sở lấy làm lạ, xét mãi ra mới biết người đình trưởng nước Lương sang làm giúp.
Quan Doãn nước Sở biết rõ việc ấy, lấy làm vui lòng, tâu lên vua Sở.
Vua Sở biết chuyện, buồn và có ý thẹn, nghĩ rằng: Ngoài cái tội đi cào dưa của người ta, chắc còn có nhiều việc khác đáng tội với người ta nữa.
Vua bèn lấy nhiều của đưa sang tạ tội vua Lương và xin giao hiếu. Vua Lương cũng tin lòng. Thành ra hai nước giao hảo với nhau được lâu.
Cổ ngữ có câu: “Chuyển bại nhi vi công, nhân họa nhi vi phúc” nghĩa là xoay cái bại làm nên cái công, nhân cái họa mà làm cái phúc. Lão Tử có nói :”Báo oán dĩ đức”, nghĩa là đem đức để báo oán. Hai câu ấy tức như truyện này
Ôi ! Người ta đã làm không phải, sao ta lại bắt chước người ta !”
Nhưng Đạo sĩ làm ơn như vậy không phải vì yêu người, khác Nho sĩ luôn “Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”. Lòng dạ Đạo sĩ luôn trống không. Trang Tử mô tả tâm trạng đó một cách tuyệt dịu trong truyện Chiếc thuyền đụng chiếc đò:
“ Một chiếc đò sang sông. Có chiếc thuyền không có người, đâu trôi đến, đâm phải. Người lái đò tuy hẹp bụng đến đâu cũng không lấy làm giận. Giả sử trên thuyền có người ngồi, thì người lái đò tất phùng mang, trợn mắt, chu chéo, một lần không nghe tiếng, tất chu chéo đến hai lần, hai lần không nghe tiếng, tất chu chéo đến ba bốn lần, rồi đến buông lời chửi rủa thậm tệ nữa.
Một việc xảy ra cũng giống nhau, mà như lúc trước thì không giận, như lúc sau lại giận là tại làm sao ?
Tại lúc trước chiếc thuyền không có người mà lúc sau chiếc thuyền có người.
Người ta mà cứ thản nhiên, không chút tư ý gì thì ở đời còn có ai hại mình nữa?
Nhưng không chỉ là người luôn luôn làm ơn , luôn lấy ân báo oán đâu. Có những cái xấu phải làm để lấy lại thế quân bình. Khi dùng ân báo oán mà kẻ thù vẫn không hiểu ra thì Đạo sĩ dùng oán báo oán. Dùng ân báo oán cũng có, dùng oán báo oán cũng có, không nhất định phải theo một chiều nào cả, vì Đạo không theo chiều nào cả. Trong chiến tranh Việt Nam, không có trận đánh nào giống trận đánh nào. Nhưng Đạo sĩ khác người thường là khả năng dùng ân báo oán thường trực, lòng dạ anh ta không thù ghét ai cả, kể cả kẻ thù.
Điểm đặc biệt khác của Đạo sĩ là anh ta không khiêm tốn. Khiêm tốn là tốt mà kiêu ngạo là xấu. Đạo sĩ không theo cái tốt nên không khiêm tốn. Khiêm tốn là thái độ dương, là cái có, cái sắc, trong khi Đạo sĩ là cái không. Đạo sĩ là hạng thấy thế nào nói thế đó không khiêm tốn, tức làm được việc lớn mà nói ít đi. Khi anh ta khiêm tốn thì anh ta theo “lễ”, để khỏi va chạm với đời, để khỏi bị hiểu lầm là kiêu căng, là tự nói tốt cho mình. Thực ra khiêm tốn rất xấu. Binh pháp nói làm tướng mà kiêu ngạo, mà tự cậy công mình, không vinh danh binh sĩ dưới quyền thì người dưới ít chịu lập công. Đã làm tuớng thì nên khiêm tốn, khen ngợi công lao thuộc quyền. Nhưng tướng tài, tức tướng khiêm tốn thì sao ? Thì cũng không hẳn được phúc. Đọc Sử Ký Tư Mã Thiên ta luôn thấy các gương đó. Hạng như Ngô Khởi, tài năng xấp xỉ thánh binh Tôn Tử, cuối cùng bị bắn tên tới chết. Tôn Tẫn tài cao, bị bạn học là Bàng Quyên ghen tài, sợ hơn mình, cầm quân giúp một vị vua nào đó làm bá chủ thiên hạ nên bị chặt chân. Tín Lăng Quân cầm quân chư hầu, đánh Tần, nước mạnh nhất đương thời, khiêu chiến mà quân Tần không dám ứng chiến, cuối đời bị Tần tung vàng bạc mua chuộc người trong nước nói xấu, làm vua e sợ là Tín Lăng Quân có ý muốn dòm ngó ngôi vua, thế là vua không dùng, cuối cùng chỉ còn biết ăn chơi về đường tửu sắc cho đến chết, vô dụng. Rồi như Khổng Tử khiêm tốn tới mức vô ngã, đâu làm chính trị được, vì luôn nguy hiểm cho thiên hạ. Hạng nêu cao chính nghĩa như Nguyễn Trãi cho binh sĩ hết lòng lập công thì rồi cũng bị tru di tam tộc mà thôi. Khiêm tốn là cái ác. Vì hiểu rõ, thấy rõ như vậy nên Đạo sĩ không khiêm tốn. Khi anh ta khiêm tốn, đó chỉ là cái bề ngoài, theo lễ là cái phụ thuộc, không phải cái chính, tức Đạo, cho khỏi va chạm với đời mà thôi. Cái chính là anh ta vô vi một cách tự nhiên. Khiêm tốn là còn muốn người khác theo về với mình, muốn thu phục lòng người, thu phục lòng người tức là còn can thiệp vào việc đời, còn áp đặt một ý chí vào việc đời. Nhưng cuộc đời là một khối hỗn độn âm dương, không theo một ý chí nào hết cả, cho nên ý chí nào, dù tốt hay xấu rồi cũng bị tan đi , mất đi, hủy hoại đi. Đại khối không tuân theo một ý chí nào hết thì cá nhân ta làm sao áp đặt ý chí mình lên được. Tất yếu ý chí ấy bị bẽ gãy. Ý chí khiêm tốn rồi cũng sẽ bị bẽ gãy.
Không khiêm tốn, cũng chẳng tự cao, vậy sự tự nhận mình đắc Đạo có phải là tự cao không ? Không. Đắc Đạo là thấy cái không mà thôi. Tôi có gặp một số tu sĩ Phật giáo. Họ nói tôi tự nhận là đắc là tự cao. Nói vậy là chưa đắc Đạo rồi. Thấy mình là cái Không thì nhận vậy, nhận là cái Không, chứ có phải cái tốt đâu. Không phải cái tốt thì làm sao mà xem là tự cao được? Hạng Đạo sĩ là hạng thấy sao nói vậy, sao bảo mình tự nhận mình là cái sắc, tức còn sa vào một trong hai thái độ là khiêm tốn hay tự cao cho được ?
Đạo sĩ cũng không bao giờ cảm thấy cô đơn. Tôi nói thật là tôi nhìn quanh không thấy ai là Đạo sĩ cả. Tôi tìm trên internet cũng không ra ai là Đạo sĩ để tôi trao đổi học thuật. Ấy vậy mà tôi luôn thấy vững vàng, luôn thấy yên tĩnh trong lòng, dù cho bất cứ cái gì xảy ra, vì trong lòng tôi là khối hỗn độn âm dương, chứ không phải là cảm giác buồn vì không ai thực sự là tri kỷ với tôi cả. Không bao giờ tôi còn cảm giác buồn nữa. Có muốn buồn cũng không được. Lúc nào cũng vui, lúc nào cũng hạnh phúc, không phụ thuộc vào ngoại cảnh, không phụ thuộc vào bất cứ cái gì, và rất mạnh, rất thực tế. Tôi có một anh bạn học thân, qua Mỹ định cư từ 1994, hay trao đổi thông tin với tôi qua internet. Tôi đắc Đạo rồi, tôi báo cho anh ta biết và còn diễn tả chân lý ấy ra sao trong một diễn đàn bạn bè trên internet. Anh ta nói tôi tự kiêu, và còn lộn xộn giữa các học thuyết. Tôi không vội tranh luận mà để bài viết anh ta nằm trên diễn đàn hơn nửa tháng cho ai cũng biết người khác nhận xét bất lợi về tôi như vậy. Xong, tôi phản bác rằng để bài viết ở trên net hơn 20 ngày là để chứng tỏ Đạo không có hình thức nào cả, vì không có hình thức nào cả thì nó kiên nhẫn. Rồi tôi cá độ với bạn tôi. Tôi viết :”Mày gửi về nước 50 đô la Mỹ (rẻ mà), thuê cave đẹp nhất, nhốt chung phòng với tao, trong phòng chiếu video sex. Cô cave xinh đẹp mặc gì cũng được, áo dài cũng được, bikini cũng được. Tao xem phim sex, mắt mở trừng trừng, nhưng tao không thèm rờ tới cô cave. Việc này làm có bạn bè chứng kiến, rồi điện thoại báo cho mày biết. Mày test tao bao nhiêu lần cũng được, bất cứ khi nào cũng được. Việc thứ hai là test về tiền bạc, nhỏ thôi. Mày biết từ lâu tao “mê” net (Đạo sĩ không bị ghiền bất cứ cái gì, nên không có mê thật, mà phải đặt chữ mê trong dấu ngoặt) và “mê” máy tính. Mày mua một cái laptop (máy tính xáy tay) Pentium III second hand trên net, giá 400 đô la Mỹ, gửi về Việt Nam cho tao. Tao “thích” laptop là vì tao xem phim, nghe nhạc, đọc sách điện tử bất cứ đâu, bất cứ khi nào tao muốn, rất tiện lợi. Học mệt rồi lôi laptop lên giường, nằm dài ra mà học tiếp, rất đã. Nhưng dù vậy, có gửi cái laptop đó về chỉ đổi lấy câu nói “thằng Hiếu không thấy cái không” mày chỉ thất bại. Tao sở dĩ không nói được như vậy vì nó không diễn tả được lòng tao.” Bạn tôi bị tôi buộc phải nhận rằng tôi đắc Đạo thật, không phải là sự tự dối mình, tự huyễn hoặc mình. Không cần gái đẹp, Đạo sĩ cũng luôn hạnh phúc rồi. Tôi mà có sống giữa một nhóm kiều nữ, khỏa thân xung quanh, tôi cũng thản nhiên, chứ không cuồng lên dù tôi có đời sống tình dục bình thường, khỏe mạnh, tức là sung mãn. Hành vì tình dục của tôi chỉ diễn ra khi nào tôi muốn, vì thế mà tôi vẫn có thể cưới vợ được, nhưng không có bất cứ người phụ nữ xinh đẹp, hấp dẫn nào, cỡ như Britney Spears, hay hoa hậu thế giới, hoa hậu Việt Nam, ... có thể làm tôi chao đảo được. Vì thế mà Đạo sĩ không bao giờ mắc vào tội gian dâm, không bao giờ bị mắc mỹ nhân kế, hay mua bán dâm gì đó. Sống giữa một nhóm phụ nữ xinh đẹp khỏa thân xung quanh, tôi cũng thấy mình đã “hạnh phúc” rồi, rất thật, có hay không có những phụ nữ đó đều không quan trọng. Mà những phụ nữ xinh đẹp đó tôi cũng thấy là cái hỗn độn âm dương, hỗn độn tốt xấu, lợi hại, vinh nhục, không có bản tính nào hết, tức là những cái không. Không làm sao mà yêu được, mà chết cho một người đẹp được. Vì vậy Romeo và Juliet là những người sai lầm. Shakespeare bị phủ nhận. Ông không bao giờ là thiên tài của tôi. Cả Nguyễn Du cũng vậy. Nguyễn Du viết ra, tôi phì cười. “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, ơ kìa, hạng Đạo sĩ như tôi thì có buồn bao giờ ? Tôi nhìn cảnh nào, dù là rằng núi âm u, hay là mặt trong của ngục tối, tôi đều thấy như nhau, đều “vui”. Liệt Tử, Đạo gia Trung Quốc cổ đại, có viết về tâm trạng của Đạo sĩ qua chuyện “Nhiều cách du lãm”:
“Trước đây, Liệt Tử rất thích đi du lãm ra ngoài. Hồ Khâu Tử hỏi
Ông thích đi du lãm, thế du lãm có gì đáng thích ?
Liệt Tử đáp:
Cái sung sướng của du lãm là được nhìn thấy những cái trước đây chưa hề thấy. Người khác du lãm, chỉ thưởng thức cái vẻ ngoài của sự vật, còn tôi du lãm là để thưởng thức cái biến hóa bên trong của sự vật. Ồ du lãm ! Không có ai phân biệt được hai loại du lãm ấy đâu.
Hồ Khâu Tử nói:
Sự du lãm của ông giống với người khác, sao lại nói không giống người khác ? Phàm hễ thưởng thức được vẻ ngoài của sự vật thì thường cũng thưởng thức được cái biến hóa bên trong của sự vật. Ông chỉ biết thưởng thức sự biến hóa của ngoại vật mà không biết sự biến hóa tự thân của mình. Chỉ thích du lãm ngoại vật mà không hề quan sát tự thân. Du lãm ngoại vật, cầu được chỉ là được cái hoàn bị của ngoại vật, quan sát tự thân mới là đạt được sự hoàn thiện tự thân. Đạt được sự hoàn thiện tự thân mới là cuộc du lãm hoàn mỹ nhất, còn cầu được sự hoàn bị của ngoại vật chỉ là cuộc du lãm không hoàn mỹ.
Sau khi nghe những lời ấy, suốt đời Liệt Tử không đi ra ngoài du lãm nữa, tự cho mình không hiểu cái gì là chân chính du lãm. Hồ Khâu Tử lại nói:
Đó mới là cuộc du lãm hoàn mỹ đấy ! Du lãm hoàn mỹ nhất là không biết đi đến đâu, thưởng thức hoàn mỹ nhất là không biết thưởng thức cái gì. Có như vậy, bất cứ vật gì đều du lãm được, bất cứ sự vật gì đều thưởng thức được. Đó là cuộc du lãm mà ta muốn nói tới. Do vậy nói, đó là cuộc du lãm hoàn mỹ nhất và đó cũng là cuộc du lãm lý tưởng nhất ! “
Cõi giới này rất kỳ diệu. Giá như tôi ở giữa bốn bức tường của nhà tù thì tôi cũng thấy bốn bức tường ấy là cái không, chứ không phải cái xấu mà đâm ra tôi không buồn. Rồi sao? Rồi giảng lẽ ấy cho bạn tù cho họ cũng giống như tôi. Không buồn ! Ở tù không phải là buồn, không chịu được cảnh tù đày mới là buồn. Tù đày là lửa thử vàng. Vàng thật không sợ lửa, như Đạo sĩ thật thì không buồn trong bất cứ hoàn cảnh nào mà ở đâu anh ta cũng cất tiếng nói giải thích về cái không cho người khác. Giải thích về cái không, làm người khác thấy được cái không, tức giác ngộ người khác thì vui. Tù đày đâu phải là cái xấu suông, nó còn là cái tốt nữa: nó cải tạo những người xấu trong xã hội để họ biết sống mà không phạm tội, nó cách ly người xấu khỏi xã hội nữa. Vì thế tù đày là chốn hỗn độn tốt xấu, không có bản tính. Cái không có bản tính thì không sao ghét được.
Thái độ đối với tiền bạc cũng vậy. Đây là vấn đề được bàn tới nhiều nhất. Đạo sĩ thấy tiền là mớ hỗn độn âm dương, hỗn độn lợi hại, và vì mình lúc nào cũng “hạnh phúc” từ bên trong rất mạnh rồi, nên tiền có hay không cũng không tác động tới tôi được. Tôi biết là cần tiền để mua máy vi tính, để trả tiền internet, tiền điện để viết sách, đọc sách, dịch thuật, và học, là những việc tôi làm hằng ngày, vì thế mà tôi phải làm việc, phải kiếm tiền để sống, nhưng vì một lý do nào đó mà không có tiền để có những thứ trên, hay thậm chí bị cướp mất hết tiền thì tôi cũng vẫn “hạnh phúc”. “Hạnh phúc” này thấy thẳng trực tiếp trong tâm trí, không cần suy luận , nghĩ ngợi gì cả.
Đạo sĩ mà gặp Đạo sĩ hay gặp người tương tự mình là các tu sĩ Phật Giáo thì sao ? Tôi có gặp một cư sĩ Phật Giáo. Anh này tên Độ, đắc Đạo và là người hướng dẫn tôi thiền. Nhưng chỉ mới hỏi có 7, 8 câu trong 3 tháng thì tôi ngộ Đạo, mà Đạo Lão, chứ không phải Phật. Trước đó, tôi dự tính là học Phật để giải thoát trước đã, nhưng do hai nhà gần nhau, mà tôi lại sành Lão, nên bất giác tôi ngộ Đạo mà không ngờ. Gặp anh này thì không phải tôi - nhà Lão , và anh - nhà Phật kính trọng nhau như Phật Thích Ca và Lão Tử trong phim Tây Du Ký đâu mà là “phang” nhau “chí chết”. Vốn biết anh không bao giờ buồn nên tôi “phang” anh thẳng tay. Anh, ngược lại, cũng chọc cho tôi chết. Thế nhưng vì cả hai đều là hai cái không, nên không bao giờ buồn, và luôn chơi thân. Tuy nhiên, tôi vẫn lấy làm “buồn” là không có ai như tôi để tôi nói cái gì ra cũng hiểu được nhỉ. Khi muốn tìm hiểu Phật, tôi tìm tới anh, vậy thôi, chứ hai bên không hiểu nhau 100% dù cõi giới hai bên đạt được tương tự nhau. Đạo sĩ mà gặp tu sĩ Phật Giáo mà đắc Đạo thì chả cần thiết phải kính trọng gì cả, như trong truyện “Không có gì hiện hữu” trong tập “Góp nhặt cát đá”:
“ Yamaoka Tesshu lúc còn nhỏ đi học Thiền, viếng hết thầy này đến thầy khác. Yamaoka đến viếng Dokuon ở Shokoku.
Muốn tỏ sở đắc của mình, Yamaoka nói:
“Tâm, Phật, loài hữu tình, rốt ráo chẳng có, bổn tính chân thật của mọi hiện tượng là cái không. Không có cái có, không có huyền ảo, không có thánh, không có phàm. Không có cho và không có gì để thọ nhận.”
Dokuon ngồi im lặng hút thuốc, không nói gì. Thình lình đập Yamaoka một điếu tre, làm chàng thanh niên này phát xùng. Dokuon hỏi:
“Nếu không có gì có, thế thì cái giận của anh từ đâu đến? “ “
Một chuyện khác: Tô Đông Pha tự hào là mình đã đắc Đạo Phật, ông nói các vị Kim Cương trong Phật Giáo không làm gì được ông. Phật Ấn, bạn thân của ông, cũng là người đắc Đạo, nghe vậy, nói: “Tô Đông Pha chẳng hơn một cú địt của ta.” Tô nghe vậy, chèo thuyền qua sông, gặp Phật Ấn, hỏi:”Tại sao anh nói tôi không hơn một cú địt của anh ?” Phật Ấn mỉm cười, nói:”Tô Đông Pha đắc Đạo rồi, vĩ đại quá cho nên một cú địt nhỏ nhoi cũng khiến Tô Đông Pha bay từ bên này sông qua tuốt bên kia sông.”
Khi gặp hạng bản lĩnh cao thật thì test nhau, chứ chẳng nể nang gì cả, để xem có đắc Đạo thật hay không. Và test thì đại khái giống như trên, là tìm mọi cách thông minh nhất, bất ngờ nhất để chọc tức.
Đạo sĩ cũng là hạng không tôn sùng bất cứ ai. Những vĩ nhân của nhân loại như Phật, Chúa Jesus, Lão Tử, Khổng Tử, Shakespeare, v.v... họ đều không tôn làm thần tượng, do tất cả những gì họ thấy là cái một, chứ không thấy yêu, không thấy kính, không thấy tốt gì cả.Trong gia đình tôi theo Phật Giáo đã bao nhiêu đời. Khi còn nhỏ và lúc trẻ, tôi cũng lên chùa, cũng lạy Phật, nhưng nay thì không. Phật chỉ là một người bình thường, không có phép màu. Với tôi, Phật vĩ đại là vì Phật là cái không, là người đầu tiên thấy cái không, vô ngã nên không còn vị kỷ, thế thôi, chứ Phật không phải là thần để mà ta phải cúng bái. Mà hạng đắc Đạo ấy có yêu thích gì sự sùng bái. Phật không bao giờ mong muốn sự sùng bái. Phật vượt qua điều ấy từ lâu. Phật không tầm thường tới nỗi đi yêu danh vọng. Với tôi, Phật không phải là cái tượng trên bàn thờ mà Phật là làm cách nào đó tìm thấy cái không đã có trong người mình. Với các tín ngưỡng khác cũng vậy. Gia đình tôi làm kinh doanh, thờ Thần Tài, Ông Địa cho may mắn, nhưng với tôi, trong lòng chỉ thấy cái hỗn độn âm dương, tôi không thấy linh hồn nào cả, nên tôi tuyệt không bao giờ cúng, không bao giờ thắp nhang mấy “ông” này. Ông Táo cũng vậy, cũng không được cúng kiến gì cả. Thế đối với ông bà thì sao ? Thì tôi cũng thắp nhang, nhưng chỉ để nhớ mà thôi, chứ tôi không cho là có linh hồn trong cõi đời này. Không phải là “không cho”, không phải là tôi quan niệm vậy, tức là tôi áp đặt một tín ngưỡng lên người khác mà là tôi thấy trực tiếp, không suy luận gì cả rằng vũ trụ này không tồn tại cái gọi là linh hồn. Cuối năm âm lịch, tôi cũng về quê dãy mã ông bà, cũng thắp nhang, nhưng tôi không cầu mong gì ông bà mình sẽ phù hộ mình.
Má tôi ghi danh tôi quy y trên chùa. Khi cúng cho ba tôi, má tôi bắt anh em tôi lạy. Lạy một cái thứ nhất, xong đứng lên, tới cái thứ nhì thì tôi phì cười, không lạy được nữa. Muốn lạy thì trong lòng phải tôn kính, mà với Phật thì tôi không còn kính, mà cũng không coi thường. Có Phật tới nhà thì tôi cũng tiếp như ông hàng xóm mà thôi, không thấy sự tôn trọng của người đời mà mê hoặc tôi được. Trong lòng không tôn kính mà cúi lạy thì chỉ có … ba xạo. Má tôi thấy tôi không lạy thì đuổi tôi về. Đuổi thì đuổi chứ tôi không làm trái lòng mình được. Từ đó trở đi tôi không lạy bất cứ “ông thần” nào hết. Lão nói một câu rất nổi tiếng :” Let’s govern a country like we cook a small fish” (Hãy cai trị một quốc gia như ta nấu một con cá nhỏ), tức lớn là nhỏ. Nói ngược lại cũng đúng, tức cái nhỏ họp lại tạo thành cái lớn, nhỏ là lớn. Kỹ sư tàu con thoi vũ trụ Mỹ cũng phải học từ chữ A trở đi. Điều này cắt nghĩa vì sao Đạo sĩ coi mấy ông to bà lớn , kể cả ông Phật, ông Lão, ông thủ tướng, ông tỉ phú, cô hoa hậu, … như ông hàng xóm, như một người bạn bình thường mà thôi. Nếu có lạy thì tôi lạy ông bà, cha mẹ, anh chị, chú thím… ruột thịt tôi, vì sinh ra tôi, nuôi tôi lớn, dạy tôi, mà có lạy thì cũng chỉ để nhớ, chứ thế giới này không có linh hồn. Tôi chả sợ bất cứ linh hồn nào làm hại tôi, làm tôi mắc bệnh gì cả.
Trong tập Phương pháp biện luận thuật hùng biện của Triệu Truyền Đống (Trung Quốc), nhà xuất bản Giáo dục 1999 có một số câu chuyện chứng minh thế giới này là vô thần. Xin kể ra đây cho quý độc giả:
Mi-ken-lăng là một họa sĩ tài danh người Ý thời Phục Hưng. Ông đã nhận lời tòa thánh La Mã vẽ một bức tranh sơn dầu A-đam và Ê-va, và ông nêu câu hỏi:
“A-đam có rốn không ? “
Theo Thánh kinh thì Chúa Trời nặn ra A-đam theo hình dáng của mình và lại rút của A-đam một cái xương sườn để tạo ra Ê-va. Từ đôi nam nữ đầu tiên này đã sinh ra chúng sinh đông đúc ngày nay. A-đam là con người có sớm nhất và hoàn mỹ nhất. Chúng ta ai cũng có rốn, vậy A-đam cũng phải có. Nhưng A-đam lại là hình dáng của Chúa Trời. A-đam có rốn, vậy Chúa Trời cũng phải có rốn. Chúa Trời là đấng sáng tạo tối cao, lẽ nào ông ta lại còn bị một cái gì đó sáng tạo và thai nghén ? Nếu Chúa Trời không có rốn mà A-đam có rốn thì Chúa đã không nặn A-đam giống như mình. Điều này đi ngược với Thánh Kinh. Nếu cái rốn của A-đam là một sai lầm của Chúa trong sáng tạo thì điều này đi ngược với giáo nghĩa. Giáo nghĩa cho rằng Chúa không bao giờ mắc sai lầm. Nếu A-đam không có rốn thì chúng ta ai cũng có mà A-đam lại không. Vậy là sáng tạo của Chúa cũng chẳng phải hoàn thiện, và A-đam cũng không phải là con người hoàn mỹ. Tóm lại, dù A-đam có rốn hay không đều khiến cho Giáo hội rơi vào mâu thuẫn khó bề thoát ra.
Một hôm nọ, một giáo đồ đến giáo đường. Ông ta nói: “Thưa cha, con tin ở Đạo. Thế những không biết Chúa Trời có giúp đỡ được gì cho con không?”
Linh mục bình tĩnh trả lời: “Chúa là đấng vạn năng. Chúa có thể giúp con mọi điều con hằng mong. Chỉ cần con cầu nguyện.”
Giáo đồ nọ buồn lo, nói: “Hàng xóm của con cũng tin ở Đạo. Và nếu con cầu xin Chúa cho mưa thì ông ta sẽ lại cầu xin Chúa cho tạnh. Thế thì Chúa sẽ quyết định sao đây ? “
Linh mục: “...”
Các nhà triết học kinh viện Châu Âu vẫn nói rằng Thượng Đế là toàn năng, và thế giới chúng ta là do Thượng Đế sáng tạo ra. Về điểm này, Cao Ni Lô đã hỏi
“Vậy Thượng Đế có thể tạo ra tảng đá mà ông ta không nhất nổi không ? “ Với câu hỏi này, các nhà triết học kinh viện đã chịu thua. Bởi vì nếu trả lời là Thượng Đế có thể tạo ra tảng đá mà ông ta không thể nhấc nổi thì sẽ có một tảng đá mà ông ta không thể nhấc nổi. Và như vậy Thượng Đế không phải là toàn năng. Nếu trả lời rằng Thượng Đế không thể tạo ra tảng đá mà mình không nhấc nổi thì cũng sẽ có một tảng đá mà Thượng Đế không tạo ra được. Và như vậy Thượng Đế cũng không phải là toàn năng. Và dù thế nào đi nữa, Thượng Đế cũng không phải là đấng toàn năng. Gần ngàn năm qua, câu hỏi này vẫn còn xoáy sâu vào tâm trí các nhà thần học, và họ vẫn chưa có cách gì trả lời cho đặng.
Đạo là cái hỗn độn giữa ý thức và không ý thức. Cái sống và không sống lẫn lộn trong Đạo, không tách rời, cho nên trong thế giới này không có ý thức đứng tách riêng ra được, tức không có linh hồn, không có ma quỷ, không có thần. Khổng Tử nói “Quỷ thần kính nhi viễn chi” - quỷ thần thì kính nhưng đứng xa ra- là, dưới mắt tôi, câu nói bậy. Khổng không phải là Thánh nhân của tôi, mà ngược lại tôi thấy ông dạy học, lập thuyết, nhiều người tin là Thánh, rồi đi theo. Có người thành công thật nhưng lắm kẻ cũng thất bại.Lối suy nghĩ yêu cái tốt gây ra bi kịch như vậy. Thời thế, xu hướng, bản tính của Khổng Tử khác, mà những người theo sau ông khác, thế mà cứ đòi lặp lại cái nhân nghĩa như Khổng Tử thì thất bại là bình thường. Vì không thấy được Đạo, thấy cái không của tự nhiên mà đâm ra tin lung tung như vậy.Thế giới này không tồn tại các vị thần, các linh hồn, dưới bất cứ dạng nào.
Luôn thấy mọi thứ là hỗn độn, là Đạo thì đời sống hôn nhân của Đạo sĩ ra sao ? Trang Tử cũng có vợ, cho nên Đạo sĩ cũng có vợ. Đối với vợ con thì lý trí, dục vọng của Đạo sĩ yêu mà thôi , chứ cái tâm không yêu. Cái tâm điều khiển trí và dục vọng nên nói chung Đạo sĩ không yêu vợ mà nhìn thấy vợ con là những cái không, không bản tính. Tuy vậy, Đạo là tự nhiên, là vô vi, mà hành vi tình dục là thuận theo tự nhiên, loài người sinh con là tự nhiên nên Đạo sĩ có vợ con , có “tình yêu”. Họ không yêu cái hại nên cũng chăm sóc vợ con bình thường như bao người khác, cũng quan tâm tới con cái đầy đủ chứ không bỏ mặc như bao người bình thường khác. Đạo sĩ cũng thấy người này đẹp, người kia xấu. Con mắt mà không phân biệt đẹp xấu là con mắt hư rồi vậy. Đạo sĩ cũng chọn vợ là người hợp với mình, và nếu vợ không giác ngộ thì cũng sống bình thường, chấp nhận cái xấu của người đó. Có ai hoàn hảo đâu nhỉ? Biết yêu là biết chấp nhận toàn bộ tính cách người ấy và chỉ có công an và nhà tù là sửa đổi tính cách người ta thôi. Nhân vì biết chấp nhận cái xấu của “bà nhà”, và thấy nó là cái không, cho nên đời sống hôn nhân của Đạo sĩ suôn sẻ, không gây ra những đỗ vỡ ghê gớm. Và họ tha thứ cho vợ con rất dễ dàng.
Đạo sĩ có mắc lỗi không? Có chứ. Họ cũng tính toán sai chứ, như bao người khác vậy thôi. Nhưng với lỗi lầm của mình thì Đạo sĩ cũng thấy là cái không, cho nên không buồn, không xấu hổ, không hối hận, nhưng vì là cái không, tức Đạo, tức có khi là cái tốt cho nên lỗi lầm là dịp để anh ta nhìn lại mình mà sửa đi, để không lặp lại sai lầm cũ nữa. Tôi có nghe một đài hải ngoại giảng rằng những lỗi lầm của ta như vết sẹo trong tâm hồn ta, không làm sao mà tẩy xóa được, vì vậy ta phải cầu xin Chúa tha tội cho ta! Nghe tới đó tôi bật cười. Có ai vấp té một chỗ hai lần không ? Không. Vì thế, mắc lỗi rồi thì người ta sửa lỗi mà trở thành tốt lên. Cái xấu là nguyên nhân của cái tốt. “Ai nên khôn không khốn một lần”, bình thường như vậy, có sai mới có đúng, việc gì phải phóng đại lên mà phải đi cầu xin một nguyên lý tối cao nào đó tha lỗi cho ta ? Ân hận vì lỗi của mình hoài, mang mặc cảm tự ti mình là cái xấu chả hóa ra ta làm hèn ta đi sao ? Kinh Thánh viết ta yêu kẻ thù ta, vậy thì ta cũng yêu ta luôn đi mà quên lỗi của ta đi, cần gì đến Chúa nhỉ ?

Tóm lại, Đạo sĩ vì thấy mình là cái hỗn độn âm dương không có bản tính nào cả mà đâm ra vô ngã. Và vì thấy ai cũng là Đạo, nên thấy ai cũng như mình, không thân và không sơ với bất kỳ ai. Họ không sùng bái ai cả, không sợ thần thánh, không sợ ma quỷ.Họ đối xử với mọi dân tộc như nhau, như đối xử với mình. Họ không theo bảng giá trị nào cả mà cũng không có bảng giá trị nào cả. “What is fixed is dead” - Cái gì mà cố định là cái đã chết. Cứ nhất mực làm tốt thôi thì chết, mà phải biết tùy thời. Có cái xấu phải làm. Giá như Kiều phá hoại nhan sắc mình đi thì được yên thân ngay, không còn gì để mà đau khổ cả. Đạo sĩ không bị nô lệ cho bất cứ cái gì, bất cứ ai, là hạng được giải thoát hoàn toàn. Song sự giải thoát này hoàn toàn cá nhân thôi. Đạo mà đắc được thì cha dạy con, anh dạy em, chồng dạy vợ ... mà thế gian nở hoa thành thiên đường hết rồi. Bạc tỉ có thể có những Đạo không thể đắc. Tùy theo căn cơ mà có người đắc Đạo chỉ ở tuổi hai mươi, nhưng người khác thì tu tập cả đời cũng không biết cái không là gì. Khi tôi nói chuyện với anh Độ theo cái lối những người đắc Đạo, tức theo lối Phật Ấn và Tô Đông Pha thì con anh nghe không hiểu, cứ tưởng là tôi phỉ báng cha anh ta. Anh Độ vì là người giải quyết được tất tần tật mọi sự trên đời bằng con đường Phật học nên anh cho là anh đã hiểu Đạo Lão. Tôi dồn anh vô góc bằng cách hỏi “Đạo là gì” thì anh trả lời “Đạo là tính sáng mình thấy ở mọi nơi.” Tôi lấy làm lạ vì với tôi, Đạo nó tù mù, hỗn độn, không phân biệt gì cả(về sau tôi mới biết kinh nghiệm Phật gia khác kinh nghiệm Đạo sĩ, ông nào đắc Phật thì thấy vậy), thế là tôi công kích thẳng tay, gọi anh là “láo nháo”, không hiểu Đạo. Con anh, trạc tuổi tôi, ngồi nghe như vậy, tưởng tôi mất dạy, đòi sửa tôi một bài học. Anh Độ cũng chẳng can thiệp. Anh có bản lĩnh cao nhưng chẳng thể dạy cho con anh được. Mà tôi, dù muốn cũng chẳng giảng Đạo cho anh em tôi được giải thoát được, vì anh em tôi không yêu triết Phương Đông như tôi. Ấy vậy mà dù không hề muốn, anh Độ lại là người giúp giác ngộ cho tôi được, mà lại là thứ giác ngộ Lão Giáo anh không hề biết tới. Tôi viết sách này ra cũng mong làm việc như vậy, là giúp cho những cá nhân nào đó trong xã hội, trước tiên có lòng yêu những cái sâu sắc của triết nói chung và của Đạo học nói riêng, rồi đọc nhiều, nghiền ngẫm nhiều, rồi thiền để tiến tới quên được cái mình yêu đi để được giải thoát tuyệt đối.
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Đạo Học : Nguồn Hạnh Phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đạo Học : Nguồn Hạnh Phúc   Đạo Học : Nguồn Hạnh Phúc EmptyTue Apr 29, 2014 11:26 am

Nguyễn Ngọc Hiếu
Đạo Học : Nguồn Hạnh Phúc
Chương 4
THỰC HÀNH
Thực hành ở đây là hành thiền. Thiền không chỉ có trong Phật Giáo. Thiền là sự nhìn vào bên trong tâm trí mình để đạt tới sự sáng suốt, sự giác ngộ. Thiền có thể thực hành mọi lúc, mọi nơi. Vì là sự nhìn vào tâm trí bạn để đạt tới sự sáng suốt, không còn vướng mắc vào bất cứ cái gì, do đó không còn yêu ghét cái gì. Không yêu ghét cái gì thì không có cái gì gây họa cho bạn được. Muốn thế phải tự hỏi ta yêu cái gì, ta ghét cái gì và tại sao. Nói tóm lại là tìm hiểu chính tư tưởng bạn, và nhìn cho ra tất cả các ý nghĩ trong đầu bạn không có bản tính nào cả.
Tưởng là dễ, ấy vậy mà khó. Nếu bạn biết bạn yêu cái gì thì bạn sẽ dễ giỏi cái đó, do đó bạn đã đi hướng đó rồi, không đi lung tung mà đâm ra không thành công. Như bản thân tôi chẳng hạn, để biết tôi yêu cái gì thì mãi đến 30 tuổi mới biết, và chỉ một năm sau, tới 31 tuổi thì đắc Đạo. Vậy có thể nói những người không thành công là những người không biết mình yêu cái gì. Đại kiện tướng cờ vua khác với kiện tướng cờ vua điểm nào bạn biết không ? Đại kiện tướng cờ vua thông minh hơn ư ? Không phải đâu, mà là vì đại kiện tướng yêu cờ hơn kiện tướng. Vậy bạn phải tìm ra cho được cái bạn yêu là gì, và tương tự cái bạn ghét là gì. Như tôi chẳng hạn, ngay khi chưa ngộ Đạo cũng vậy, cho tôi sống trong biệt thự đẹp, có bể bơi, có vườn hoa, có gara, có xe hơi, sáng chơi tennis, v.v... nghĩa là lối sống thượng lưu , nhàn hạ nhưng không được đọc sách triết thì tôi không thèm. Ngược lại, sống giữa những tủ sách triết học, dù ăn rau, tôi cũng vui lòng. Nhưng phải đến 30 tuổi, tôi mới phát hiện ra chính tôi như vậy. Khó, biết mình yêu cái gì là khó.
Tương tự như vậy, nếu tôi hỏi bạn tư tưởng của bạn là gì, thì chắc bạn không dễ dàng trả lời được. Cái ngay trong đầu nhưng không dễ dàng trả lời được. Nhưng phải tìm cho ra, vì mục đích của ta là đạt tới sự sáng suốt, sự thông suốt trong tư tưởng mà. Muốn thế phải trả lời câu hỏi “tư tưởng của ta là gì? “ Đó là cái mà nó phân biệt bạn với người khác, cái mà nó lái cuộc đời bạn đi. Tư tưởng bạn thế nào thì đời bạn thế ấy. Tư tưởng của bạn thì không thoát khỏi tư tưởng Việt Nam được. Tư tưởng Việt Nam là Nho, Phật, Lão, Thiên Chúa Giáo và Chủ Nghĩa Mác. Đây là những nhánh chính, còn những nhánh nhỏ thì không đáng kể, chẳng hạn, Phật Giáo Hòa Hảo, hay Cao Đài. Hai tôn giáo sau thì chỉ có cả thảy chừng 4 triệu tín đồ trong tổng số 80 triệu người Việt Nam mà thôi mà Phật Giáo Hòa Hảo thì cũng từ Phật Giáo mà ra. Phật Giáo Hòa Hảo và Cao Đài không thể đại diện cho tư tưởng Việt Nam, ảnh hưởng của hai tôn giáo này nhỏ, có tính khu vực ở miền Nam mà thôi. Đạo Cao Đài có truyền ra miền Bắc nhưng không có tính đại diện cao như Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo được. Bạn nói gì thì nói, làm gì thì làm, không thoát khỏi tư tưởng Việt Nam được, trừ phi bạn điên khùng. Bạn thương yêu người khác ư ? Nho Giáo , Thiên Chúa Giáo dạy bạn cái đó từ xưa. Nói bạn bất nhân, bất nghĩa tất bạn không chịu, phải không ? Đó, nhân nghĩa, bạn chịu ảnh hưởng của Nho rồi. Bạn cầu tiến, bao giờ cũng cố gắng hết mình trong công việc, trong giao thiệp với người, lại thích làm việc nghĩa ư ? Ấy, tư tưởng của bạn cũng không thoát khỏi Nho Giáo, vì Nho dạy ta như vậy từ xưa lắm rồi. Tư tưởng của bạn như vậy là không có gì mới lạ cả, bình thường thôi, và có thể nói là cũ mèm nữa, vì nó không vượt qua nổi ông Khổng. Bạn bị ông Khổng chặn lại, bạn không vượt qua ông Khổng được. V.v... có thể nếu ra vô số ví dụ như vậy, bất cứ cái gì bạn làm, bạn nghĩ cũng không thoát khỏi 5 luồng tư tưởng trên được.
Vậy 5 luồng tư tưởng trên có đáng học không ? Đáng chứ. Bạn học chúng để xác định tư tưởng bạn ở đâu trong 5 luồng đó, và tư tưởng bạn từ đâu ra. Cái này ít được quan tâm, vậy mới kỳ lạ. Tôi đã chứng kiến nhiều. Bạn có khi gặp một tay khoa bảng, cỡ như thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) chẳng hạn, bạn hỏi cắc cớ: tư tưởng Việt Nam là gì, thì chắc rằng đa số không trả lời được. Nếu nói được tư tưởng Việt Nam là 5 luồng trên thì bạn hỏi tiếp “Nho là gì ? “, “ Phật là gì? “, “Lão là gì ? “ , “Chúa là gi ? “ , “Chủ nghĩa Mác là gì ? “ thì chắc tay khoa bảng nọ trả lời không rành mạch. Tư tưởng Việt Nam mà không biết thì chúng ta suy nghĩ theo kiểu gì ? Theo một kiểu không phải Việt Nam chăng ? Dù là kiểu không phải Việt Nam thì cũng phải chỉ ra cho được nó là cái gì. Sự không thông tư tưởng chính mình tôi gặp rất nhiều trong thực tế, kể cả những người có học vị cao. Bạn dùng 5 luồng tư tưởng trên làm những cột mốc chính để xác định tư tưởng bạn từ đâu mà ra.
Để trả lời được câu hỏi “tư tưởng của ta là gì ?” thì trước hết bạn tìm cho được đâu là các bài học quan trọng nhất trong cuộc đời bạn. Tìm được các bài học quan trọng nhất rồi, bạn tìm tiếp chúng từ đâu ra, thuộc hệ tư tưởng nào ? Như hiện nay thì bài học quan trọng nhất trong đời tôi là Đạo. Trước đó, thì tư tưởng tôi phần nhiều thuộc về Nho Giáo. Không muốn vậy cũng không được, vì tôi muốn làm việc thiện, việc nhân nghĩa, việc tốt, chống cái xấu, cái ác, mà không đủ trình độ để quên chúng đi. Có quên sự làm việc thiện thì mới sống trong cõi giới “Vô” mà đủ trình độ “dĩ ân báo oán” rất cao của nhà Lão. Trước khi đắc Đạo thì tôi không đủ trình độ dĩ ân báo oán. Có lẽ cũng cần kể lại quá trình nhận thức của tôi trước khi đi vào hành thiền. Kể ra để bạn làm theo một cách tương tự mà thôi, không phải là sự phô diễn cái tôi: tôi mà muốn tốt thì hóa ra là xấu vì cái tốt là cái xấu.
Bài học thứ nhất , trích ngay truyện đầu tiên trong tập Góp Nhặt Cát Đá, có tên là Một Tách Trà.
Nan-in, một thiền sư Nhật sống vào thời Minh Trị (1868-1912), tiếp một giáo sư đại học đến hỏi về Thiền.
Nan-in mời trà. Ông đã rót đầy tách của khách nhưng vẫn tiếp tục rót thêm.
Vị giáo sư ngồi nhìn nước trong tách tràn ra cho đến khi không kiềm mình được nữa: “Đầy quá rồi. Xin đừng rót nữa.”
“Giống như cái tách này,” Nan-in nói, “ông cũng đầy ắp những quan niệm, những tư tưởng của ông. Làm sao tôi có thể bày tỏ Thiền cho ông được, trừ phi ông cạn cái tách của ông trước ? “
Bài học này làm tôi có tính khiêm tốn một cách nguyên tắc. Khiêm tốn là đức tính đầu tiên cần có để học hỏi được nhiều. Trước khi đắc Đạo thì học nhiều, học mọi người xung quanh, học trong sách vở, trong thư viện, học ở nhà trường. Do bài học này mà ngay cả khi nghe một quan điểm trái ngược, tôi cũng để tâm tìm hiểu nguyên nhân tại sao, và tìm ra liệu quan điểm đó có phù hợp thực tế không, chứ không vội chỉ trích. Song, khiêm tốn là cái từ xã hội, từ bên ngoài đưa lại, bạn bắt bạn phải tuân theo, chứ nó không tự nhiên từ trong tâm trí bạn phát ra. Vì thế mà thoảng hoặc, bạn có thể quên, và vì muốn phô diễn cái hay của bạn, tức cái tôi mà bạn trở nên tự kiêu.
Bài học thứ nhì là thấy cái gì cũng hỏi “Tại sao? “. Cái gì cũng có nguyên nhân cả. Chính vì thế mà ta cũng hỏi “Tư tưởng của ta là gì và tại sao ta có tư tưởng đó ? “
Bài học thứ ba là luôn quan sát sự vật, hiện tượng, con người từ nhiều khía cạnh, nếu không nói là từ tất cả các khía cạnh. Aristotle, nhà triết học cổ Hy Lạp đã dạy ta như vậy và cũng đã dùng cách đó. Chẳng hạn bạn tán gái, thì cần tìm hiểu hết những người thân của cô gái đó, tìm hiểu quá khứ, việc làm, sở thích , thói quen, yêu ghét. v.v... của cô gái đó. Nếu cô gái thích thơ thì bạn bình thơ, học làm thơ mà “tấn công”, hẳn cô gái sẽ thích bạn. Khi tìm hiểu nhiều chiều cô gái, thông qua bạn bè, người thân, hàng xóm cô gái như vậy mà bạn mới xác định được là cô gái có công, dung, ngôn, hạnh hay không để mà tiến tới tiếp. Nho Giáo cũng nói “trí tri tại cách vật”. “Cách vật” người Mỹ dịch là “investigate things”, là điều tra sự vật. Điều tra thì cũng phải nhìn từ nhiều chiều như vậy. Tôi cũng có thời gian làm gia sư, dạy môn Anh Văn. Khi dạy, chỉ một lớp, tôi dùng nhiều sách khác nhau của các tác giả khác nhau, đâm ra bài học có bề sâu và phong phú. Học trò làm bài tập nhiều thì cũng tiến bộ hơn. Đến một hôm, qua một em học sinh hàng xóm thì tôi biết rằng cô giáo cũ của em dạy Anh Văn cho em chỉ dùng có duy nhất một cuốn sách. Vì thế mà em cho rằng tôi dạy hay. Tôi biết người khác dạy như vậy, không khỏi bật cười. Ôi trời, kiến văn mỏng, thiếu kiến thức triết học như vậy thì “chết”. Dạy mà chỉ biết có một tác giả thì như người chột vậy. Phải nhìn vào đối tượng, vào môn học từ nhiều chiều, tức học theo nhiều tác giả khác nhau chứ. Chính vì cái lối luôn nhìn sự vật, hiện tượng từ nhiều khía cạnh mà ta đọc sách báo, nghe radio, thu lượm thông tin từ internet, tiếp xúc với người giỏi , v.v... nhiều. Tóm lại, làm bất cứ việc gì cũng phải tìm hiểu sự vật từ nhiều khía cạnh.
Không chỉ nhìn theo nhiều chiều như vậy mà theo Mạnh Tử, ta cũng cần kiên nhẫn nữa, như trong bài tôi gọi là “Ba câu phản tỉnh của Mạnh Tử” trích trong sách Cổ học Tinh hoa. Trong sách này bài viết ấy có tên gọi là “Tự xét lại mình”:
“ Người quân tử sở dĩ khác người là vì lúc nào cũng để tâm tới việc “nhân”, để tâm tới việc “lễ”.
Đã là người có nhân, thì yêu người, đã là người có lễ thì kính người. Mà theo nhẽ thường, yêu nguời thì người tất yêu lại, kính người thì người tất kính lại.
Người quân tử ăn ở như vậy, mà gián hoặc còn có kẻ đem thói ngang ngược đối đãi lại thì tất nhiên tự xét ngay mình lại, chắc mình còn bất nhân, chắc mình còn vô lễ, thì họ mới xử với mình như thế, chứ tự dưng thì có khi nào họ ngang ngược với mình được.
Người quân tử xét lại thật mình có nhân, thật mình có lễ, mà người ta đối đãi với mình vẫn ngang ngược như trước thì, thì tất lại xem xét lại mình ta nhân, ta lễ thật, nhưng ta chưa được hết lòng chăng?
Nếu người quân tử xét rằng thật đã hết lòng mà thói người ngang ngược vẫn như trước, thì bấy giờ người quân tử nói:
“Hạng này thật là càn dỡ. Người mà đến như vậy thì khác gì loài vật. Đối với loài vật thì ta còn so kể làm chi ! “ “
Bài học này ích lợi trong việc giao tiếp. Nó làm ta khảo sát đi khảo sát lại một con người nhiều lần trước khi kết luận một người là tốt hay xấu. Biết người khó lắm. Vì thế mà không vội vàng, không nghe tin đồn, sự phán đoán của ta về con người ít sai sót. Ít chứ không phải hết, vì có khi phản tỉnh tới 3 lần rồi nhưng có thể ta vẫn lầm bản chất con người.
Mạnh Tử còn dạy tôi bài học sau: Những tật xấu của ta ngăn cản ta trên đường thành công mà ta không biết. Ta hãy xem danh nhân như Benjamin Franklin, ông ghi lại các tật xấu của ông, rồi ông diệt chúng mà thành một người rất dễ thương. Hơn nữa, còn là một người minh triết.
Đọc Nho Giáo của Trần Trọng Kim thì tôi biết bài học sau: Vương Dương Minh ở Trung Quốc là một đại thần, một triết gia. Có lần ông phải đi đánh giặc cướp. Đánh gian nan mới tóm được tên tướng cướp. Hỏi vì sao mà tài vậy, tên cướp đáp: “Nghe nói có ai là người tài trong vùng thì tìm mọi cách kết giao bằng được.”
Ấy, việc kết giao với người giỏi quan trọng như vậy. Có kết giao với người tài thì mới đa mưu túc trí được. Truyền thống của Nho Giáo là “thượng hiền” (tiến cử người hiền tài). Cứ thấy ai là người giỏi thì tôi không xu nịnh, nhưng tôn trọng, đánh giá cao khả năng của họ và làm bạn.
Và nếu tôi làm công nhân viên chức thì áp dụng bài học sau của Khổng Tử, trích trong Luận Ngữ:
“ Ông Tử Trương trong khi đi học có ý muốn làm quan hưởng lộc. Biết rõ mục đích của ông, Khổng Tử dạy rằng: “Nên nghe cho nhiều. Những điều chi mình nghe chẳng tỏ, hãy còn hồ nghi thì dẹp lại một bên, đừng có nói. Còn những điều chi mình nghe được minh bạch, mình nên nói một cách dè dặt. Như vậy, ít có dịp người ta quở trách mình. Nên thấy cho nhiều. Những điều chi mình thấy chẳng rõ, có thể nguy hại thì dẹp lại một bên, đừng có làm. Còn những điều chi mình xét chẳng có hại, mình nên làm một cách dè dặt. Như vậy, ít có dịp mà mình ăn năn. Nói mà ít bị quở, làm mà ít ăn năn, bổng lộc tự nhiên ở đó rồi.”
Ở công sở, nghe nhiều, thấy nhiều tức là học nhiều từ nhiều khía cạnh, nếu không nói là tất cả các khía cạnh, rồi việc gì biết chắc đúng thì mới nói, mới làm. Việc gì còn lờ mờ thì không nói, không làm. Như vậy ít mắc lỗi.
Khổng Tử còn dạy tôi bài học rất quan trọng này: “Đương nhân bất nhượng sư”, nghĩa là làm điều nhân thì không cần nhường thầy. Nói rộng ra, làm điều phải, làm chân lý thì không nhường thầy. Ta vì chân lý chứ không vì thầy, vì thế, khi còn là sinh viên, tôi tranh luận với các thầy giáo, dù là tiến sĩ, dù là giáo sư, v.v… rất hăng. Tôi dùng hết sức lực, hết khả năng hiểu biết của tôi để dồn các thầy tôi vào góc như tranh luận với bạn bè ngang ngửa vậy. Tôi chưa bao giờ là kẻ tiếp thu kiến thức thụ động mà luôn phê phán các kiến thức đó trước khi cho nó nhập vào mình.Thầy giỏi là thầy đào tạo được học trò tốt tới nỗi học trò vượt cả thầy. Và mục tiêu của giáo dục là đào tạo cho thế hệ sau giải quyết những vấn đề thế hệ trước chưa làm được. Chẳng hạn thế hệ sau ta giải quyết vấn đề đưa người lên sao Hỏa, trị được bệnh ung thư chứ không phải lặp lại cái thế hệ hiện nay đang làm là chế tạo bộ xử lý máy tính Pentium IV. Vì vậy, trò giỏi hơn thầy là bình thường, như vậy mới có phát kiến mới.
Một bài học khác học từ Chúa Jesus là đi sau và phục vụ người khác, chứ không kiêu ngạo đứng trước người khác. Theo Kinh Thánh thì Chúa luôn đi sau và phục vụ các tín đồ của mình. Lão Tử cũng nói như vậy.
Sau hết và cơ bản nhất là làm phải nhân ái. Bài học này tôi không học một cách có ấn tượng từ Nho Giáo mà học từ Binh Pháp Tôn Tử và Nguyễn Trãi. Theo Tôn Tử thì làm tướng phải nhân hậu. Còn Nguyễn Trãi thì viết “Đạo làm tướng, nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm cành.” Làm người cũng như làm tướng, phải ứng xử với bao nhiêu người xung quanh như một viên tướng ứng xử với bao người xung quanh. Đạo làm tướng mà nhân ái thì đạo làm người cũng nhân ái.
Sau khi tìm ra các bài học quan trọng trong đời ta, những bài học quyết định tính cách ta và nguồn gốc của chúng rồi thì ta phê bình gắt gao các bài học đó. Chẳng hạn, bài học “Ba câu phản tỉnh” có thể lầm, vì người xấu có thể làm việc tốt và người tốt có thể mắc lỗi, có thể làm việc xấu. Bài học của Khổng Tử về chốn quan trường cũng có thể mang họa, vì làm tốt thì thăng tiến, mà thăng tiến có nghĩa là cản mũi, vượt qua mặt nhân viên khác mà bị vu oan, bị đặt điều. Nhân ái lại là cái ác. Người ác có thể có một cuộc đời an lành, vui vẻ trong khi người thiện thì cứ bị khổ sở. Ấy, chợ đời này như vậy, chứ không phải câu tục ngữ ngây thơ “Ở hiền gặp lành” luôn luôn đúng. Luôn khiêm tốn đi sau phục vụ người khác thì cũng bị oán đấy, một khi bạn phục vụ cơ quan bạn, gia đình bạn tốt. Một viên chức tốt, khiêm tốn là cái cản trở ghê gớm cho sự tiến thân của viên chức khác. Sau khi phê phán các tư tưởng của ta rồi thì thiền.
Thiền là sự nhìn vào tâm trí mình tìm ra các tư tưởng của mình từ đâu đến và chúng có bản tính gì không. Như đã nói trên, các tư tưởng trước khi đắc Đạo của tôi chắc bạn dễ dàng nhận ra chúng không có bản tính gì. Người có những tư tưởng đó có thể thành công mà cũng có thể thất bại. Khi nào bạn nhìn ra rằng cái tốt và cái xấu của những tư tưởng đó nhập lại làm một thì đó chính là cái một của Đạo, hay nói cách khác, bạn đắc Đạo.
Trực tiếp hơn thì bạn đem những mâu thuẫn nội tâm của bạn ra mà thiền. Khi những ý nghĩ đó tới, bạn cứ mặc nó tới, như những đám mây bay trên trời, bay tới một vùng trời rồi bay đi, chứ không ở hoài một chỗ. Chỉ khi bạn bị tâm thần phân liệt thì ý nghĩ mới dừng lại một chỗ. Khi những ý nghĩ của mâu thuẫn nội tâm đến thì bạn tự hỏi chúng từ đâu đến, bản chất của chúng là gì. Bạn có thể nghĩ như vậy khi lên giường ngủ, khi đang trên đường đi làm, khi đang tắm, khi đang sửa một cái ghế, v.v... Vì thế mà tôi nói có thể thiền ở mọi nơi, mọi lúc. Và ở Đạo học thì bạn không cần phải ngồi theo tư thế nào cả, khác Phật học. Cứ tư thế nào thoải mái nhất cho bạn thì bạn trầm tư. Đừng có mong muốn trở thành một Chân Nhân, một Trang Tử thứ nhì. Ngay cả muốn trở thành một cái không cũng không. “Còn muốn thành Phật thì không bao giờ thành Phật.” Đã là Đạo sĩ thì không muốn gì cả. Khi thiền bạn cũng không muốn gì cả, cứ mặc cho các ý nghĩ nó đưa đến, rồi bạn suy luận, phân tích để thấy các mặt tốt xấu, lợi hại của chúng để thấy chúng hỗn độn, hay nói cách khác, chúng không có một tính chất gì thuần nhất, tuyệt đối cả.
Tôi chỉ giải quyết một mâu thuẫn nội tâm mà đắc Đạo. Tôi có mua một CD-ROM học tiếng Anh của một gã hàng xóm. Về nhà, cài vô máy tính không được. Tôi đưa cho một tay kỹ thuật cài vô máy anh ta để test, cũng không được. Thế là tôi mang lại cho gã hàng xóm để xem. Anh ta cài được. Cài xong, chạy ổn thỏa rồi, anh ta đưa lại cho tôi, buộc phải lấy. Chuyện đó đối với tôi là tất nhiên, tôi nào phàn nàn gì. Song, gã nói là khi mua, tôi bố láo, và khi đem trả, tôi cũng bố láo. Tôi không biết tôi bố láo gì. Gã đòi đánh tôi. Tôi tức ghê lắm. Cố nhịn. Tôi về hỏi thiền sư Độ:”Vì sao em còn tức thằng đó? “ Thiền sư trả lời: “Vì mày còn coi mày quan trọng hơn nó.” Tối đó, khi lên giường, tôi nằm tay chân co quắp, không theo tư thế nào cả, và nghĩ :”Ừ đúng. Mình coi mình quan trọng hơn nó. Thật ra mình với nó là một.” Tới đó, tất cả các mâu thuẫn nội tâm của tôi không còn nữa. Tôi thấy tôi và gã nhập thành một. Trong chừng hai phút, tôi thấy có một cái gì đó vỡ ra trong tôi. Trở dậy, tôi đi lại, và bỗng thấy mình không yêu tiền nữa khi nghĩ tới nó, và cũng không ghét những thứ đáng ghét, như ghét rác chẳng hạn. Tôi thấy cái gì cũng hỗn độn, không bản tính. Sáng ra, tôi tuyên bố với anh em, với hàng xóm là tôi thiền được rồi, đã được giải thoát rồi. Nhưng mọi người xung quanh tôi chưa ai hiểu tôi cho rốt ráo hết cả. Dù vậy, tôi vẫn nhìn thấy mọi người xung quanh có một phần của tôi, chỉ khác là họ không nhận ra mình là cái không mà thôi.

Khác Phật giáo, khi thiền không được vọng tưởng. Vọng tưởng, chẳng hạn bạn thấy một phụ nữ đẹp, đâm ra bạn có đam mê với cô ta, rồi mơ mộng được nắm tay cô ta, được hôn cô ta. Thấy người có nhà đẹp, bạn mơ mộng được sống trong căn nhà đẹp như vậy. Thiền trong Phật giáo là làm việc gì thì khuôn tâm mình trong một việc đó thôi. Với Đạo học, qua ba nhà Lão Tử, Trang Tử, Liệt Tử tôi không thấy bàn về điểm này. Và ngay cả bản thân tôi, dù nhận ra mình là cái không rồi, có khi tôi cũng vọng tưởng. Tôi cho việc này không quan trọng. Vọng với thực là một. Bạn vọng tưởng một cô gái đẹp là vợ bạn thì bạn mới yêu cô ấy, rồi cưới cô ấy. Đạo học không có pháp quy, tôi cho là điểm chính là bạn dùng lý luận của Đạo học của ba nhà nói trên, và phần Đạo và Đức mà tôi trình bày trên để phân loại tất cả các ý nghĩ bạn có trong đầu là tốt hay xấu, lợi hay hại, vinh hay nhục, v.v… rồi suy luận để thấy rằng cái tốt là cái xấu, cái xấu dẫn tới cái tốt mà thấy rằng tất cả các vướng mắc trong tư tưởng bạn đều không có bản tính gì cả. Khi bạn không còn vướng mắc gì thì bạn thông suốt mọi lẽ, bạn nhận ra bạn là cái không, trở nên hạnh phúc.
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Đạo Học : Nguồn Hạnh Phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đạo Học : Nguồn Hạnh Phúc   Đạo Học : Nguồn Hạnh Phúc EmptyWed Apr 30, 2014 11:06 am

Nguyễn Ngọc Hiếu
Đạo Học : Nguồn Hạnh Phúc
THAY LỜI KẾT
ĐỐI THOẠI GIỮA MỘT ĐỘC GIẢ VÀ ĐẠO SĨ
Độc giả (ĐG) : Tôi đã đọc hết sách của Đạo sĩ. Điều tôi còn băn khoăn là cái không có thủ tiêu đấu tranh không ? Đấu tranh là động lực của phát triển.
Đạo sĩ (ĐS): Khi bạn nói đến phát triển là bạn buộc thế giới đi theo một chiều, đó là chiều tiến bộ, chiều dương. Cái đó mới chỉ là một nửa của chân lý hay của Đạo. Nữa còn lại là sự “thoái bộ”, hay chiều âm. Thế giới không đi theo một hướng nào cả, hay nói cách khác, thế giới không có mục đích, nó là cái hỗn độn âm dương mà. Cái gọi là tiến bộ chỉ là cái không lặp lại những sai lầm mà thế giới đã đi qua. Chẳng hạn, người ta biết cái sai lầm hay cái hại của chủ nghĩa phát xít nên người ta ngăn ngừa nó, để khỏi xảy ra chiến tranh và nghĩ rằng như vậy là tiến bộ. Song, không có gì lấy làm chắc rằng nhân loại sẽ không có chiến tranh. Thực tế thì chiến tranh hết xảy ra nơi này lại xảy ra nơi khác. Có hòa bình là có chiến tranh. Khi thực hiện những chính sách mới, những chủ trương mới, những chủ nghĩa mới, một phần của nhân loại sẽ lại mắc sai lầm. Mắc sai lầm là bản chất của con người, cứ mãi như vậy. Tôi không thấy có sự tiến bộ nào cả, chỉ thấy có sự khác biệt, thấy cái mới. Ngày hôm qua khác ngày hôm, và ngày mai khác ngày hôm nay. Ta cứ xem phát minh của loài người là rõ. Ví dụ, máy tính là sự “tiến bộ” nhưng nó phục vụ cho kẻ khủng bố cũng đắc lực như phục vụ cho một nhân viên văn phòng cần mẫn. Khoa học và công nghệ càng phát triển thì vũ khí càng phát triển và sự giết người cũng xảy ra nhanh hơn, nhiều hơn, tinh vi hơn, khoa học hơn. Chiến tranh thời trung cổ làm sao mà có sự chết chóc khủng khiếp như Thế chiến thứ hai được? Trong kháng chiến chống Mỹ, chỉ thoáng chốc, cả phố Khâm Thiên bị bom tàn phá, nhiều người chết chỉ trong chốc lát. Vũ khí tiến bộ hơn thì người chết nhiều hơn làm ta phải nhận rằng chúng ta nay dã man hơn người xưa. Ngày xưa đi bộ, đi xe ngựa thì hiếm có tai nạn giao thông. Nay, giao thông “tiến bộ” hơn xưa nhiều thì cũng có rất nhiều người chết và bị thương mỗi năm ở Việt Nam. Bạn cho rằng ngày xưa sản xuất được ít của cải vật chất, ngày nay của cải vật chất nhiều hơn xưa nhiều là tiến bộ. Nhưng hỡi ơi, phương thức sản xuất tiến bộ kiểu phát xít Đức phục vụ rất đắc lực cho chiến tranh! Kiểu sản xuất hàng loạt “tiến bộ” của người Mỹ giúp cho việc ném bom lên đầu người Việt Nam cũng “tiến bộ”, cũng nhiều trong thời chiến. Của cải vật chất càng nhiều, càng rẻ, càng tốt thì càng hại.Bất cứ sự “tiến bộ” nào cũng có cái hại kèm theo cả và sự “tiến bộ” của thời đại này là cái lạc hậu thời đại khác, hay nói cách khác, sự tiến bộ nó “mòn” đi và trở về cái không, tức mất đi, không còn tác dụng nũa, chứ không phải tiến bộ luôn, tốt luôn. Lấy ví dụ là một siêu cường hiện nay là Mỹ, là sen đầm quốc tế, là mạnh nhất, nhưng liệu nó có thể bắt thế giới đi theo ý chí nó được không ? Không, dù nó rất tham vọng như vậy. Nó can thiệp vào Triều Tiên, bị Trung Quốc cản lại. Can thiệp vào Việt Nam thì thất bại. Đánh chính quy không được thì có những kẻ liều chết đánh nó kiểu khủng bố, rất hỗn độn. Mỹ mạnh nhất nhưng không phải vô địch. 200, 300 năm sau, liệu Mỹ có còn là cường quốc số một hay không cũng chưa biết được. Lịch sử cho thấy nước Anh thế kỷ 19 là mạnh nhất, nhưng qua thế chiến II thì nó yếu đi, nó bị thay thế bởi Mỹ trong thế kỷ 20. Tương lai thế giới và tương lai nước Mỹ ra sao, chưa ai biết trước được. Nước mạnh nhất còn chưa bắt được kẻ khác phải theo quỹ đạo mình, vậy phải nói thế giới không đi theo quỹ đạo nào cả, không đi theo chiều nào cả, tức không có chiều dương, chiều tiến bộ. Có mâu thuẫn, nhưng giải quyết mâu thuẫn rồi thì không phải là tiến bộ. Đạo học nhìn thấy mọi mâu thuẫn đều là cái không, và cái không này có thật, thấy được cái không thì hạnh phúc tức khắc.
ĐG: Nhưng Đạo sĩ là hạng tu hành ẩn dật và không mê tiền bạc, vậy làm sao làm giàu được ? Chúng ta cần làm giàu và có tiền mới sống được chứ. Vật chất quyết định ý thức, có thực mới vực được Đạo mà. Cứ chú tâm vào thiền, vậy Đạo sĩ là phi thực tế. Tôi sống thực tế, yêu gái đẹp, thích tiền, thích rượu ngon, thích thành công còn Đạo sĩ thì không hề màng đến những cái đó, làm sao mà hạnh phúc được nhỉ ? Cứ có tiền, có bạn gái xinh đẹp, có rượu Tây, sáng chơi tennis, tối đi vũ trường, và thành đạt trong cuộc sống là hạnh phúc, cần gì phải tìm tới cái không nào !
ĐS: Sao lại chán đời được vậy ? Đạo sĩ cũng vẫn có gia đình, cũng làm việc, cũng vui chơi, nhậu nhẹt như bao người khác vậy thôi. Họ cũng làm ra tiền, làm ra sản phẩm và dịch vụ cho xã hội chứ. Làm giàu ư ? Đạo sĩ cũng có thể làm giàu chứ, sao không ? Đạo sĩ cũng như bao người khác, phải tuân theo quy luật của cái không, nghĩa là anh ta không có bản tính, có thể giàu cũng như có thể nghèo.Còn tu hành ư ? Tôi có thấy tôi tu hành gì đâu! Tôi đọc Trang Tử Nam Hoa Kinh do Thu Giang Nguyễn Duy Cần dịch và chú giải từ 1993, vì tôi biết ông là người văn học hoàn toàn, văn còn hay hơn cả thiên tài Tư Mã Thiên nữa.Ấy vậy mà từ đó tôi không cãi lại đại sư này được. Đến 1995 thì đọc Lão Tử cũng do Nguyễn Duy Cần dịch và chú giải. Thế là từ đó tất tần tật hay được tôi giải thích theo con mắt Đạo. Tôi thiền mà không biết là tôi thiền. Đến 2004, tôi hỏi một thiền sư chừng 7, 8 câu để giải quyết một mâu thuẫn nội tâm, giải quyết được theo kiểu thiền, tôi nhận ra tôi là cái không. Vậy thôi, không tu hành gì cả. Còn chuyện lập nghiệp, không ai được sinh ra và được lập trình sẵn để thành một phú ông hay một gã ăn mày. Một người giàu có thể nghèo đi và một người nghèo có thể giàu lên, ta không sao biết trước được. Điểm khác biệt Đạo sĩ không bị những cái đó tác động một tí nào cả. Khi làm cái lợi thì anh ta nghĩ ngay tới cái hại, và đối với đồng loại thì anh ta bất tranh một cách tự nhiên không cần cố gắng. Thực tế của bạn là thực tế nào ? Chẳng hạn, vấn đề gái đẹp, Khổng Tử ngồi chung xe với một phụ nữ đẹp nhưng dâm đãng thì bị học trò lên tiếng ngay, ông phải thế thì học trò mới bỏ qua cho. Đó là điểm yếu của đàn ông. Lịch sử cho thấy bao nhiêu gương mỹ nhân kế rồi đấy. Tai họa của biết bao đàn ông là do yêu mỹ nhân gây ra. Trong khi hạng Đạo sĩ thì anh ta như vị quân tử Liễu Hạ Huệ vậy, trời mưa, ôm một người con gái vào lòng để che mưa, anh ta sẽ làm được mà không sợ mang tiếng tà dâm. Đó là thực tế phi thường của Đạo sĩ đó chứ. Vấn đề tiền bạc ư ? Bạn có dám chắc là tiền bạn luôn được sử dụng một cách đúng đắn không hay là có khi dùng nó để làm việc sai ? Rồi bạn đầu tư, đầu tư thì có rủi ro làm cho tiền bạc của bạn đội nón ra đi. “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.” Có người giàu nghèo đi, dù rất cố gắng, và có người nghèo giàu lên. Bạn cũng vậy, có khi bạn rất cố gắng, cố gắng cả đời cũng không giàu nổi. Làm sao mà bắt buộc một người sinh ra là phải giàu có cho được nhỉ? Luôn có những cái bất ngờ đưa tới mà ta không sao biết được. Còn sự thành công thì nó là sự vượt lên những người khác, cũng vậy, có khi bạn làm được, nhưng có khi bị người khác ném đá giấu tay mà thất bại. Rồi nạn bè phái chi phối. Một ông giám đốc, một thủ trưởng mới lên thì ê kíp cũ phải ra đi, dù bạn có tài đức thì cũng vậy. Một điều rất dễ hiểu là không ai, kể cả bạn, có thể bảo đảm sự thành công cho bạn hết cả. Sau hết, mục đích của chúng ta là hạnh phúc, thế mà đạt tới cái không thì bạn hạnh phúc tức thì, hạnh phúc vô điều kiện. Bạn sẽ trở thành người có thể tha thứ cho kẻ thù mọi lúc, mọi nơi, là điều mà ta thường nghe Thánh Kinh nói mà bạn không cần phải cố gắng, không thấy đau lòng gì cả. Đó là một thứ của quý. Chính bản thân bạn là một thứ của quý không tìm đâu xa cả. Cái mà Chúa gọi là Thiên Đường, Phật gọi là Niết Bàn thì đối với tôi, đó chính là cuộc đời này. Tôi gọi vậy vì tôi không bao giờ biết buồn rầu là gì cả, người lúc nào cũng yên tĩnh, cũng nhìn người hay vật ở nhiều chiều nhưng tôi không làm sao mà mô tả tâm trạng tôi cho được. Bút mực hay lời nói không diễn tả “hạnh phúc” của tôi được. Nếu bạn theo Chúa Jesus mà tha thứ cho kẻ thù thì bạn thấy khó và phải hy sinh nhiều.
ĐG: Nhưng ĐS không làm việc thiện, không làm việc tốt, không làm việc đẹp. Như vậy liệu có thú vị gì ? Anh ta nhàn nhạt ấy.
ĐS: Những cái nhân vi có đẹp khi so sánh với tự nhiên không ? Đạo sĩ theo tự nhiên, tức vô vi. Tự nhiên đẹp lắm chứ. Nó làm mà như không làm gì vậy. Sống trái tự nhiên, bị thiên nhiên trừng phạt, loài người rồi cũng phải quay lại với thiên nhiên thôi. Chẳng hạn, nhân loại dùng nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ nhiều, làm khí hậu ấm lên, trái tự nhiên. Và phá rừng. Những việc như vậy làm thay đồi khí hậu, nơi này thì lũ lụt do mất rừng, nơi kia thì hạn hán. Có một câu chuyện trong Xung Hư Chân Kinh của Liệt tử so sánh cái nhân tạo và tự nhiên, chuyện tên là Không dùng trí xảo :
“Nước Tống có người dùng một phiến ngọc chạm trổ thành một cái lá mất hết công phu ba năm mới hoàn thành. Cái lá được khắc chạm xong, cuống lá, sống lá tinh tế y như lá thật, có cả những sợi lông tơ của lá mềm mại, dù cho để lẫn lộn trong đám lá thật cũng khó mà nhận ra được đâu là lá thật, đâu là lá giả. Người thợ khắc ấy nhờ kỹ xảo khéo léo của mình mà được bổng lộc của nước Tống.
Liệt Tử nghe chuyện ấy, bảo:
Nếu giả sử như đại tự nhiên sinh ra vạn vật cũng phải mất ba năm dài mới tạo được một cái lá thì cây cối chắc phải là ít lá lắm ! Vì vậy thánh nhân dựa theo quy luật tự nhiên để sinh hóa vạn vật chứ không dựa vào trí mưu và kỹ xảo.”
Chính cái nhân vi tạo ra sự khan hiếm hàng hóa (tiền) mà nảy sinh tình trạng xem “tiền là tiên, là Phật. Tiền là sức bật của lò xo. Tiền là thước đo của lòng người...” Đạo sĩ trả tiền lại giá trị vốn có của nó: không coi trọng nhưng cũng không coi khinh. Vì không coi trọng cho nên không dùng trí xảo để có nhiều tiền hơn. Đó là vô vi, là tự nhiên. Như vậy không đẹp sao ? Nói đúng hơn, như vậy là đúng Đạo. Đẹp chỉ là một cách diễn tả, trong Đạo đẹp, xấu hỗn độn, không diễn tả bằng lời được.
Nhưng tôi cho rằng Đạo sĩ hiện đại thì không làm như Lão Tử được, chủ trương dứt bỏ trí xảo, tức dứt bỏ kiến thức, dân lợi gấp trăm. Đạo sĩ hiện đại thì cũng dùng những phương tiện hiện đại, cũng đọc nhiều, học nhiều, nghe nhiều, cũng làm việc nhiều để kiếm sống, nhưng tất cả những hoạt động đó cũng chỉ chứng minh cho cái không. Chẳng hạn, tôi phải đi trên con đường nhựa nhanh chóng chứ không đi trên đường đá, đường đất với xe ngựa như cổ nhân được, nhưng vì thế mà tôi cũng phải chịu tính gây tai nạn cao hơn xưa rất nhiều của đường nhựa so với đường rải đá, đường đất. Tôi cũng phải dùng internet hàng ngày để biết tin tức khắp thế giới và email nhanh, rẻ và chịu luôn nạn virus tin học, nạn phần mềm gián điệp. Nhưng khác với người thường là khi hưởng những lợi ích của internet, Đạo sĩ không hề yêu thích gì cả, chỉ thấy nó là cái không và ngược lại, khi phần mềm, phần cứng máy tính bị hư, anh ta khắc phục một cách điềm tĩnh, vì cũng thấy những việc ấy là cái không, chứ không bực mình gì cả. Như vậy không “đẹp” sao ? Nếu bạn yêu những cái đẹp, những cái mới, những phương tiện hiện đại thì bạn sẽ bị lắm cái phiền toái do chúng gây ra. Đó là điều chắc chắn. Vậy liệu bạn có thể nói cõi giới Đạo sĩ là “nhàn nhạt”, vô vi là “nhàn nhạt” không ? Khi tôi đang viết những dòng này thì đài Quốc tế Pháp cho biết Việt nam là đồng minh chiến lược tiềm năng của Mỹ ở Châu Á. Một tin thú vị. Kẻ thù cũ lại là bạn đồng minh, mà lại là có thể là đồng minh chiến lược nữa. Như vậy cả Việt Nam lẫn Mỹ đúng là không có bản tính nào cả. Vài chục năm trước thì đả đảo kịch liệt, ngày nay thì hoan hô. Cái thế giới chúng ta đang sống không có một bản tính nào cả thì làm sao mà bạn có thể giữ một thái độ hoài được. Kẻ thù chính là bạn thân và ngược lại cho nên không có cái nào là bạn – đẹp và thù – xấu mãi cả. Và vì thế giới có tính không, sao bạn không tỏ rõ sự lớn lao của bạn một lần bằng cách nhìn ra cái không đó ? Chỉ là một dấu chấm không thôi thì làm sao tỏ rõ sự lớn lao của ta được? Phải là hai đầu mút và chiếm hết đoạn giữa hai điểm đó nữa chứ. Hãy thử thiền xem sao, theo Phật cũng được, theo Lão cũng được, để xem cái không nó như thế nào.
ĐG: Như vậy ĐS muốn chứng tỏ rằng việc theo cái không là một sự bắt buộc, là chân lý ?
ĐS: Về điểm này thì tôi rất rõ ràng. Đạo là chân lý tuyệt đối. Và không ai thoát khỏi trở về với Đạo, tức trở thành một cái không cả. Song vì Đạo là hỗn độn nên thế giới hỗn độn chứ không phải tất cả nhìn ra mình trở thành cái không. Vì hỗn độn nên có người yêu như Thiên Chúa Giáo chẳng hạn, và có người ghét, như những tay khủng bố chẳng hạn. Chẳng làm cách nào giác ngộ được. Tôi không bắt buộc ai theo tôi cả, kể cả những người thân nhất của tôi. Phải nói thế nào đây ? Chỉ là những người có căn cơ, theo chính kinh nghiệm tôi, là người luôn luôn thắc mắc phía sau những hoạt động xã hội, phía sau tiền bạc và quyền lực là gì, hay nói cách khác, chân lý là gì, câu hỏi đó luôn luôn ám ảnh thì mới tìm ra được chân lý tức Đạo. Và phải là người sâu sắc, là người mà thường tiên đoán được sự phát triển của sự việc, của con người xung quanh như một nhà phê bình chỉ vài câu là tiên đoán được số phận văn chương của một nhà thơ, người như vậy mới chọc thủng được bức màn vô minh, vượt trên cái có để nhìn thấy cái không. Và nữa, trước khi đắc Đạo thì anh ta yêu kiến thức, ưa tranh luận, như thế mới có cái nhìn nhiều chiều về thế giới để có thể giải thích rất nhiều hay giải thích tất cả bằng lý luận Đạo học, rồi mới đắc Đạo được. Đạo thì ở sẵn trong mọi người, nhưng người thông minh, sâu sắc, có căn cơ thì không nhiều. Vì số người có thể đắc Đạo là không phải dễ thấy như vậy thì Đạo sĩ không làm sao mà truyền Đạo tùy tiện được, trừ phi anh ta xuyên tạc, tôn giáo hóa Đạo học cho nó đi vào quần chúng dễ dàng như Đạo Giáo chẳng hạn. Nhưng với tôi thì đó là sự vu oan cổ nhân, vu oan Lão và Trang. Vì không phải ai ai cũng hiểu, cũng yêu Đạo học cho nên việc theo Đạo không bao giờ là bắt buộc cả. Đạo sĩ không phải là hạng mọi người phải theo. Người xưa nói : bậc thượng trí nghe Đạo thì chăm chú thực hiện, trung trí nghe Đạo thì bâng khuâng, hạ trí nghe Đạo thì cười phá lên. Tôi không phân chia như vậy vì có kẻ cả học lực lẫn tư duy đều không cao nhưng lại thành đạt và ngược lại, kẻ thông minh học cao thì lại thất bại. Nhưng có khi tôi nói chuyện Đạo học thì có kẻ cười phá lên thật. Họ chỉ tin những cái họ thấy, và suốt đời theo đuổi sự thành công, tiền bạc, rồi hiện sinh. Hạng “cá tính mạnh” ấy. Người như vậy thì nhiều, làm sao mà Đạo học có thể giúp ích gì cho họ được? Họ thấy cái không là cái vớ vẩn. Vũ trụ này không có cái không. Đó, thế giới này nhiều loại người hỗn độn như vậy cho nên tuyệt nhiên Đạo sĩ không là một cái “must” (bắt buộc) nào cả. Hơn vậy nữa, vì không yêu danh, không theo chiều dương, tức chiều đẹp, chiều tốt nên Đạo sĩ không có được cái rạng rỡ của “anh hùng”, của “gương mặt tiêu biểu”, của “người tốt việc tốt” để thu hút quần chúng. Lại thêm Đạo là cái không nên Đạo học không có giáo quy, nên cũng không lập môn phái, không có tổ chức nào cả cho nên không bao giờ bắt buộc ai theo mình. Ai đọc sách Đạo học mà thấy không phản bác được rồi thì Đạo sĩ giải đáp mọi thắc mắc cho anh ta thông suốt mọi mâu thuẫn mà đắc Đạo.
ĐG: Đạo sĩ còn làm cho phụ nữ yêu để cưới vợ là Đạo sĩ dỏm.
ĐS: Thiền sư Suzuki người viết cuốn Thiền luận nổi tiếng ở Việt Nam trước 1975 là người có vợ bạn ạ. Đạo sĩ thì không chấp chứ phải không ? Không chấp thì cứ nghe tiếng lòng mình ấy, tùy theo bản chất của mỗi người mà có thể cưới vợ cũng như không thể cưới vợ. Bên cạnh đó, vợ cũng là Đạo, con cũng là Đạo, chứ không phải cái tốt hay cái xấu gì để bạn vướng mắc vào hay xa lánh ra. Vợ và con cũng cùng một gốc như bạn mà thôi, như vậy cưới vợ được chứ ? Khác với Phật học, Đạo học cho cưới vợ sinh con là hợp quy luật tự nhiên, tức vô vi. Báo mạng tintuconline.com.vn ngày 22/7/2005 có tin một tu sĩ ngoài 50, được người nhà mang đến bệnh viện trong cơn đau đớn vật vã. Vậy nhưng trong cơn đau, ông ta vẫn cố thanh minh là bổ củi bị tai nạn làm đứt “của quý”. Mãi sau khi điều trị xong, ông ta mới thú nhận là chính mình làm đứt “của quý” để kiềm chế ham muốn đàn ông. Hm, tham vọng thành La Hán, thành Bồ tát để rồi hành hạ mình thành thương tật như vậy! Kẻ nào muốn thành Thánh thì hóa thành quỷ sứ. Đó là hành vi cực hữu vi, trái quy luật tự nhiên.
Tôi có biết chuyện một võ sư nọ, học chữ Nhẫn thâm hậu. Một hôm mặc bộ đồ lớn đẹp ngồi quán cà phê. Cô tiếp viên bưng ly lỡ tay làm đổ cà phê vào áo ông. Ông hỏi “Tay em có làm sao không? “ chứ không bực tức, nổi giận. Bạn võ sư cùng đi phục ông võ sư nọ răm rắp. Một chuyện khác cũng trên tintuconline.com.vn 22/7/2005, kể chuyện ông Khoa, Việt kiều Úc, về Việt Nam phải lòng một cô gái làng. Hay tin chồng mình có bồ ở quê nhà, bà vợ ở Úc lồng lên, tức tốc bay về Việt Nam. Chẳng cần nói nhiều, gặp ông, bà lôi tuột về nhà ngay rồi giải quyết cái “của nợ” bằng một nhát dao mỏng, sắc lạnh. Xong, bà khoan thai bay về bên kia để mặc ông chồng đau đớn, oán thán … Với Đạo sĩ thì anh ta “nhẫn” như ông võ sư trên vậy và anh ta hoàn toàn không ghen tuông, mà thấy tình địch như mình, không gây những tai họa ghê gớm. Vì thấy tình địch như mình nên anh ta để mặc cô gái lựa chọn. Như vậy ĐS yêu theo vô vi, chứ không hữu vi kiểu Romeo phải chết vì Juliet, nghĩa là hợp Đạo. ĐS yêu kiểu như vậy dễ dàng, tự nhiên, bất tranh, không vậy không được.
ĐG: Đạo sĩ còn suy nghĩ và trình bày suy nghĩ mình ra dưới dạng sách này , vậy Đạo sĩ còn suy nghĩ nhị nguyên!
ĐS: Khi đắc Đạo rồi thì cái tâm của ĐS trống không. Trống mà đầy. Cái này không truyền cho bất cứ ai được mà chỉ gợi ra cho người khác tìm thấy nơi chính mình. Tâm của ĐS không truyền được. ĐS thì cũng như Phật vậy, đi thuyết giảng, viết sách bao nhiêu năm rồi khi cuối đời lại tuyên bố “chưa giảng cái gì” vì cái không không sao truyền được. Nhưng ĐS còn cái trí. Anh ta ráng hết sức mình, dùng trí để giảng giải cái không cho người khác giác ngộ.
 

Buôn Ma Thuột, ngày 9 tháng 9 năm 2005.
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





Đạo Học : Nguồn Hạnh Phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đạo Học : Nguồn Hạnh Phúc   Đạo Học : Nguồn Hạnh Phúc Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Đạo Học : Nguồn Hạnh Phúc
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bức thư của Diêm vương
» Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu: Nỗ lực vì sức khỏe và hạnh phúc của bệnh nhân
» Nguồn pháp sưu tầm
» Tìm hiểu về bệnh vảy nến: nguồn gốc, triệu chứng, tác hại và phương pháp điều trị
» Cần chú ý đến bản chất của hành vi

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Các Đạo Khác :: Gương Xưa Tích Cũ-
Chuyển đến