Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa

Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 10 ... 16, 17, 18  Next
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa   KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 EmptyWed Dec 21, 2016 9:47 am

Tư Tưởng Của Bồ Tát
 
Vì sao đại chúng khen ngợi ông Thuần Ðà? Bởi vì ông làm việc chân thật, chứ không tránh việc để cầu an. Bất luận làm việc gì, ông đều thật lòng làm, không dối gạt người. Do bởi ông làm việc gì cũng đều viên mãn và chu đáo, cho nên mọi người mới tán thán ông.
Cư sĩ Thuần Ðà là người làm công, đến đâu ông cũng làm công cho người. Người ta mướn ông làm giá một đồng, nhưng công ông làm bằng gấp đôi tiền họ mướn. Như thế gọi là viên mãn. Ví như đa số công nhân đến sở làm việc lúc tám giờ sáng, còn ông thì sáu giờ sáng đã đến nơi làm việc. Vậy là ông làm việc nhiều hơn người ta hai giờ. Năm giờ chiều thì ngừng làm việc, nhưng bảy giờ ông mới rời xưởng, tức là ông lại làm trội thêm hai giờ nữa. Tôi tin rằng tình hình làm việc của ông là giống như thế, nếu chẳng phải vậy thì ông làm sao mà được người ta khen tụng?
Thuần Ðà là người làm công thật thà, ông chỉ sợ mình có lỗi với người, chứ không sợ người ta chẳng biết điều với mình. Ông luôn luôn hồi quang phản chiếu, tự trách mình và tìm khuyết điểm của bản thân chứ không quay ra oán trời trách người. Bao giờ ông cũng nghĩ người ta là đúng, còn mình là không đúng. Vì có tư tưởng như vậy nên ông mới được người ta tuyên dương.
Vì sao ông Thuần Ðà thanh tịnh? Bởi ông không có ba độc tham, sân, si, cho nên lâu dần ông trở nên hoàn toàn thanh tịnh. Hơn nữa, chuyên cần tu Giới, Ðịnh, Huệ và ngừng dứt tham sân si, cũng chính là bí quyết của người tu hành. Trong mỗi chúng ta ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm, vậy chúng ta nên lấy cái ưu điểm để bổ túc cho chỗ khuyết điểm của mình. Có thế mới hợp với trung đạo.
Cư sĩ Thuần Ðà nhất định là đã hết lòng tận lực làm việc cho người, đúng như câu nói “vì dân phục vụ.” Thái độ phục vụ của ông rất tốt, rất hăng hái và không giả dối. Ông làm việc gì cũng mau lẹ, lại tính tiền công với giá rẻ, khiến cho mọi người đều vừa ý. Nếu lúc đó trong tâm ông có dụng ý không chánh đáng, thì ông đâu được thanh tịnh. Nói cách khác, hễ có ý đồ, có tham lam tức là không thanh tịnh.
Riêng ông Thuần Ðà thì không có những thứ tư tưởng như thế. Ông luôn tận lòng làm nghĩa vụ, tình nguyện phục vụ cho người mà không cần ai biết đến. Ðó là tư tưởng của Bồ Tát. Vì Bồ Tát cũng có khi thị hiện trong giai cấp công nhân như thế. Ông Thuần Ðà có công đức vì ông không để người khác biết, không để người ta thấy những việc ông làm, do vậy ông mới được thanh tịnh một cách viên mãn. Mọi người hãy suy ngẫm lại một chút đi. Nếu đúng thì quý vị nên ghi chép và lưu giữ làm tài liệu tham khảo, còn không thì hãy bỏ qua, xem như không có chuyện đó vậy. 



Giảng ngày 15 tháng 11 năm 1985

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa   KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 EmptyThu Dec 29, 2016 3:19 pm

Nhận Giả Mà Không Nhận Thật
 
Người thế gian nói lời giả dối thì nhiều, nói lời chân thật thì ít. Cũng như có nhiều người nói dối, và ít có người nói thật. Quý vị thử nghiên cứu xem, tại sao lại có tình trạng như vậy? Tại sao người ta học tánh không thật thà? Tại sao ở đâu họ cũng muốn nói dối? Tại sao người ta thích nói láo, mà không thích nói thật? Bởi trên đời nầy, ít người chân thật, lại nhiều kẻ giả dối; kẻ đạo đức giả thì nhiều, người thành thật thì rất ít. Nếu quý vị thuận theo thế thái nhân tình nói lời tốt đẹp thì ai nấy cũng đều ưa thích, còn nếu quý vị nói câu chân thật thì không ai ưa. Tại sao vậy? Bởi người đời thường thích giả dối chứ không thích chân thật. Cho nên gọi là: Nhận giả bất nhận chân. Ðó là tâm lý của một số người, tuy biết rõ là giả dối nhưng họ vẫn tham luyến không chịu buông bỏ.
Cư sĩ Thuần Ðà là người thật thà. Tuy gia cảnh rất nghèo khổ, nhưng ông luôn nói lời chân thật. Ông không giống như ma vương Ba-tuần, chuyên nói lời tốt đẹp và bảo rằng thần chú của mình có thể cứu sống người. Ðó là những lời đường mật, hồ đồ, khiến người nghe toàn thân muốn phát lãnh nổi da gà. Ông Thuần Ðà rất là thành thật. Ông không khoe khoang là mình đã cúng dường thực phẩm với đầy đủ hương sắc vật liệu phong phú như thế nào, hay mùi vị ra sao. Lời nói của ông rất khiêm tốn như: “Nguyện Thế Tôn từ bi, thương nhận cho lần cúng dường cuối cùng của chúng con!” Giống như người Trung Hoa đãi khách, tuy rượu chè và thức ăn đầy bàn, nhưng họ vẫn khiêm tốn nói với khách: “Hôm nay xin đãi sơ sài, chẳng có món chi đặc sắc!”
Nói đến đây, tôi lại nhớ tới một câu chuyện. Ngày xưa có vị phú ông, vì sanh được con trai nên ông bèn mở đại tiệc ăn mừng. Ông mời rất đông khách, thành thử bạn bè cao sang đầy bàn, khách quý đông đảo như mây hội.”  Ông lại thỉnh ba vị Hòa Thượng đến tụng thần chú kiết tường và nói vài lời kiết tường để ca tụng chúc mừng vậy. Có người trong đám khách nói: “Con trai của ông nhất định sẽ được vinh hoa phú quý, sống trường thọ đến trăm tuổi.” Người khác lại nói: “Cháu bé sẽ có phước, có lộc, có thọ và nó sẽ ít bệnh, ít tai, ít họa.” Chủ nhân nghe những lời kiết tường nầy thì mặt mày hớn hở, thích thú không thể tả, bèn dâng rượu mời khách.
Còn về phía ba vị Hòa Thượng, có vị tụng chú kiết tường, có vị nói lời kiết tường, nhưng trong đó lại có vị nói lên lời chân thật rằng: “Trong tương lai con trai của ông nhất định sẽ phải chết.” Chủ nhân vừa nghe liền nổi trận lôi đình. - Không thể nào! Sao Thầy lại trù nó chết hả? Thế là ông đem Hòa Thượng ra đánh cho một trận. Vị Hòa Thượng đã dày công tu nhẫn nhục, thành thử lòng không oán giận. Trái lại, nét mặt ông vẫn hòa nhã mà nói với chủ nhân: “Cư sĩ! Ông đã không nhận ra chân lý, mà lại còn ưa thích nịnh hót. Thật ra, họ có thật biết tương lai con của ông là sẽ được giàu có, hay trường thọ không? Ðó chẳng qua chỉ là những từ ngữ tán thán, khen tặng mà thôi. Nay ta nói tương lai con ông sẽ chết, đó là lời chân thật. Không những chỉ có con ông sẽ chết, mà tất cả con người trên thế giới nầy, ai ai cũng đều phải chết. Có ai là không chết đâu? Tự ông đã không giác ngộ chân lý nầy, mà lại còn đánh ta, ông quả là người quá ngu si!”
Vị chủ nhân sau khi nghe xong, ông cảm thấy có đạo lý và sanh tâm sám hối. Từ đó về sau, ông kính tin Tam Bảo và ủng hộ đạo tràng. Nếu vị Hòa Thượng đó cũng nói những lời tốt lành giống như bao người khác, thì không có cách gì khiến cho phú ông cảm động mà tin nơi Phật, và tin vào đạo lý cho được.
Chúng ta chớ có thích nghe những lời tán tụng, và cũng đừng mãn nguyện say đắm về tự ngã, hay tự khoe khoang, khoác lác về mình. Chúng ta nhất định phải nên khiêm tốn và hòa ái. Ðối với người, ta không kiêu ngạo, không ngã mạn và cần có tinh thần từ bi hỉ xả, phổ độ chúng sanh. Quý vị thử nhìn xem! Tại sao Ấn Ðộ có bốn loại giai cấp? Bởi có hạng người vì lúc xa xưa đã khinh khi kẻ bần cùng, cho nên kiếp nầy họ mới sanh làm người hạ tiện. Ðó chính là tiền nhân hậu quả, thật không sai sót!
Chúng ta nên hiểu rõ về nhân quả, và tin cái đạo lý - nhân nào thời quả đó. Và dù có ở đâu đi nữa chúng ta cũng phải chân thật làm việc, không thể giả dối chút nào. Vì nếu chỉ dối trá một chút thôi, chúng ta cũng phải lãnh chịu quả báo. Cho nên nói: “Nhân địa bất chân, quả chiêu vu khúc,” tức là nhân không ngay thì quả cong quẹo.
Quý vị! Trồng đậu được đậu, trồng dưa được dưa, trồng lúa có lúa, gieo nếp được nếp. Ðạo lý nầy quyết không sai chạy một mảy may. Quý vị mà làm những chuyện điên điên đảo đảo, rốt cuộc cũng là tự mình gạt mình, chứ không gạt được mọi người đâu.

Giảng ngày 20 tháng 11 năm 1985

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa   KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 EmptyTue Jan 10, 2017 12:52 pm

Từ Bi Hỉ Xả Ðối Trị Tam Ðộc
 
Tâm độc con người là do ba nghiệp thân, khẩu, ý tạo thành. Ðó là vì người ta không có tâm từ bi hỷ xả. Cho nên con người bị đọa lạc đời nầy sang đời khác và tạo nghiệp ác ngày càng nhiều thêm. Các nghiệp đó tích tập lại từ ít thành nhiều, vì thế độc tố trên thân thể người ta mỗi ngày một thêm sâu đậm. Loại độc nầy không có thuốc chữa trị, rồi lâu dần sẽ biến thành rắn, rết, bò cạp v.v... Những loài động vật nầy: miệng có độc, đuôi có độc, chân có độc, thân cũng có độc. Tóm lại, có các loại độc hại như vậy, hễ nhẹ thì làm người hôn mê, còn nặng sẽ khiến cho người ta mất mạng. Quả thật đáng sợ vô cùng.
Con người nên có lòng từ bi. Ðối với người hay đối với sự việc gì, chúng ta cũng nên chung sống trong cảnh hòa bình và đối đãi với nhau bằng tấm lòng chân thật. Tất cả đều là nghĩ đến người khác, chúng ta không được dùng thủ đoạn cay độc để áp bức người. Người học Phật không được bác bỏ nhân quả, mà phải hết sức chú ý đối với chuyện nhân quả báo ứng! Giả như có người công kích quý vị một cách vô lý, hoặc họ dùng lời lẽ phỉ báng, hoặc dùng hành động hãm hại quý vị, quý vị nên xử lý với họ bằng thái độ điềm tĩnh, không chống đối. Quý vị nên dùng tâm từ bi mà cảm hóa người, gọi là: “Lấy đức báo oán,”  khiến họ hồi tâm chuyển ý, biết ăn năn sám hối. Chúng ta nên học theo tinh thần của Bồ Tát Di Lặc, tức là Nhẫn! Nhẫn! Nhẫn! Như vậy thì đao thương tự nhiên sẽ biến thành gấm vóc; mưa sẽ tạnh, trời lại trong, sóng cũng yên, gió cũng lặng. Bằng không, nếu mình không có đủ định lực, không có tánh điềm đạm, chuyện nhỏ thì chửi bới, chuyện lớn thì đánh nhau. Kết quả là hai bên đều bị tổn thương, để rồi cũng như con trai, con cò tranh nhau, rốt cuộc ông câu được lợi, và bọn chúng lại trở thành sản phẩm hy sinh.
Lúc xưa có vị Phật Sống của chùa Kim Sơn vì có định lực nên chẳng sợ bất cứ loại độc hại nào. Bởi Ngài dùng lòng đại bi cảm hóa tất cả những loài động vật có độc, cho nên chúng trở thành bạn thân và tuyệt đối không phá hại Ngài. Trong phẩm Phổ Môn có nói: “Phàm hễ ai niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát thì có thể cảm hóa", khiến loài vật có độc cải ác hướng thiện và sẽ không nhiễu hại con người. Khi nghiên cứu Phật Pháp, chúng ta nên thông suốt các ý nghĩa và hiểu rõ lý lẽ bên trong, có vậy mới được xem là người chân chánh học tập Phật Pháp.
Nhiều người có tư tưởng ham thích những chuyện cao xa, những cái kỳ lạ, diệu huyền. Họ chuyên dụng công vào mấy thứ cảnh giới như thế. Ðó là có tư tưởng sai lầm! Chúng ta nên ở tại nơi Từ, Bi, Hỷ, Xả mà dụng công phu. Vậy dụng công phu như thế nào? Trước hết là chúng ta nên dụng công ở chỗ không tranh, không cầu, không tham, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ. Ðạo lý nầy tuy nông cạn, nhưng trước tiên chúng ta phải nắm chắc chỗ nông cạn đó, vì từ gần sẽ đến xa và từ cạn mới đến sâu. Chúng ta không nên bàn tán đến những chuyện huyền diệu xâu xa, hay lý luận tràng giang đại hải, để rồi không ai hiểu nỗi, vậy chẳng ích lợi chút nào.
Cho nên nói: “Nên quán tánh pháp giới, tất cả do tâm tạo.” Tâm có thể tạo thiên đường, tâm có thể tạo địa ngục. Mười Pháp Giới không ra ngoài một tâm niệm, do đây chúng ta có thể biết rằng: Tâm niệm nhất động, nghiệp ảnh tùy chi, tức là tâm niệm vừa khởi, bóng nghiệp liền theo. Người xưa có nói:
Ba chấm như chùm sao
Lưỡi câu như trăng khuyết
Mang lông từ đây ra
Thành Phật cũng từ đấy.

Ðó là diễn tả về cách cấu tạo của chữ TÂM , do vậy chúng ta có thể hiểu rõ được tâm tánh của mình. Nếu đã hiểu rõ được tâm mình rồi, thì giận hờn gì cũng không còn nữa. Tất cả những tranh giành, tham lam, tìm cầu, nhất nhất sẽ không có nữa. Lúc bấy giờ chúng ta mới tự tại thật sự, mới giải thoát thật sự, mới hiểu rõ thật sự về ý nghĩa làm người.
Con người vốn sẵn có Phật tánh, mỗi mỗi chúng ta đều có đầy đủ hết. Tuy nhiên, chúng ta lại vứt đi Phật tánh của mình, bỏ cái gần để tìm cái xa và bám níu vào cái bên ngoài. Chúng ta tìm kiếm những thứ rác rưởi, rồi cho là vật quý giá và xem như bảo bối. Ðó thật là vừa tức cười, lại vừa đáng thương hại thay! Tôi hy vọng mọi người đều biết nhận thức ra điều nầy mà hạ thủ công phu, giữ lòng trong sạch, bớt ham muốn và đừng cạnh tranh với đời.
Có người nói: “Tất cả những gì trên thế giới, từ sơn hà đại địa, phòng xá nhà cửa, cho đến cây gai cỏ độc và đất, cây, cát, đá đều là do tâm tạo thành.” Nếu đã biết tất cả đều do tâm tạo, vậy tại sao chúng ta không quét sạch hết rác rến trong tâm để trang nghiêm cho thế giới ở vị lai? Thế giới Cực Lạc của Phật A Di Ðà được tạo thành, là do lúc xa xưa Ngài vì muốn cho chúng sanh thoát khổ được vui. Do Ngài đã siêng năng tu Lục Ðộ Vạn Hạnh, và hồi hướng công đức mà tạo ra thế giới Cực Lạc.
Chúng ta cũng nên tạo cho được một thế giới Cực Lạc. Vậy phải tạo như thế nào? Trước hết là chúng ta phải không có thất tình. Thất tình là gì? Ðó là hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục; tức là vui, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, ham muốn. Khi chúng ta điều phục được bảy thứ tình cảm đó, thì chúng sẽ không thể nào tạo phản dấy loạn nữa. Lúc bấy giờ tâm chúng ta sẽ thái bình vô sự, chuyện khổ sở gì cũng không còn. Vì sao có khổ sở? Vì tâm không được bình yên. Và nếu không có những chuyện khổ, chỉ toàn thọ hưởng các điều vui, như vậy là thế giới Cực Lạc của nhân gian rồi.
Một khi chưa hàng phục được thất tình, đó có thể vì chúng mạnh mẽ thái quá hay là yếu ớt bất cập, không phù hợp với trung đạo, cho nên chúng ta mới điên điên, đảo đảo. Nếu chúng ta hiểu rõ thất tình và có thể hàng phục được chúng, khiến chúng đừng gây sóng gió, tức là chúng ta đã hàng phục được tâm. Bởi thất tình từ trong tâm sanh ra, cho nên khi trong lòng hoan hỷ hay bực tức, đó đều là vì tâm đang bị xoay chuyển theo cảnh giới. Bây giờ chúng ta đã tìm ra căn gốc, vậy chúng ta sẽ không còn mê hoặc và cũng sẽ làm cho bọn thiên ma ngoại đạo phải hàng phục. Tại sao thiên ma ngoại đạo đến quấy nhiễu tâm mình? Bởi chúng ta đã dùng tâm tình cảm của mình một cách quá độ. Một khi hướng cầu bên ngoài, tâm chúng ta sẽ không an tĩnh. Do đó chúng ta đã dẫn dắt ma mị vào trong tâm mình để làm chủ nhân ông. Nếu chúng ta nghe theo mệnh lệnh và chịu sự chỉ huy của nó, vậy là chúng ta không còn quyền tự chủ và sẽ làm nô lệ cho nó thôi.
Giảng ngày 29 tháng 11 năm 1985

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa   KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 EmptyFri Feb 03, 2017 12:29 pm

Tu Ðạo Thì Không Cầu Bên Ngoài
 
Ai có thể hàng phục được mười tám giới: sáu căn, sáu trần, và sáu thức, khiến chúng đừng tạo phản thì người đó chính là Bồ Tát. Ai có thể dọn sạch tình cảm của mình để không còn lôi thôi nữa thì người đó chính là Bồ Tát. Bồ Tát thì không cười, cũng không khóc. Dù bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, Bồ Tát cũng đều tự tại, không câu thúc, không quái ngại, không phiền không não, không sanh không diệt, không cấu không tịnh, không tăng không giảm. Người học Phật nên phải dụng công phu ngay tại chỗ nầy.
Thiền Tông không lấy văn tự làm tông chỉ. Tại vì sao? Vì sợ rằng người sơ học chấp trước vào thể tướng của văn tự, rồi sanh ra pháp chấp. Phàm hễ có ngã chấp, pháp chấp thì đều không thể đạt đến tự tại. Con người vì bị phiền não, vọng tưởng áp bức thân tâm, cho nên phải nổi trôi trong dòng sanh tử, trồi lên hụp xuống trong bể khổ, vĩnh viễn không bao giờ ngưng dứt.
Quý vị nên tỉnh táo để hiểu rằng, đời người vô thường, quỷ vô thường sẽ đến tìm ta bất cứ lúc nào. Ðến lúc bấy giờ thì “Vạn bang đái bất khứ, chỉ hữu nghiệp tùy hình,” tất cả đem không được, chỉ có nghiệp theo mình. Chúng ta nên biết rằng đức Phật Thích Ca cũng phải nhập Niết Bàn, chớ đâu phải là Ngài ở đời vĩnh viễn. Huống chi phàm phu tục tử như chúng ta, lại càng phải đề cao cảnh giác! Thời gian không còn nhiều nữa, chúng ta nên mau mau nỗ lực tinh tấn, học tập Phật Pháp, như thế mới có thể thoát khỏi vòng sanh tử. Nếu như chúng ta không cố gắng dụng công, vậy chờ đến đại kiếp nào mới được thành tựu đây?
Mình nên hiểu được chút nào thì làm chút đó, đừng ham làm những chuyện xa rời thực tế. Chúng ta phải biết rằng: bánh vẽ không thể làm cho đỡ đói. Chúng ta hãy trở về bổn địa để chăm sóc ngôi nhà, kho báu vốn có của mình. Hà tất gì phải tìm kiếm ở bên ngoài? Tất cả đều là ở trong tự tánh. Nếu không phải là mất nó, thì là được nó! Không được không mất tức là tự tại. Không tăng không giảm, không đến không đi, ngay đây chính là nó. Bởi vậy chúng ta không cần phải tìm cầu ở đâu xa. Như Ðại sư Vĩnh Gia đã nói trong Chứng Ðạo Ca:
Tổn pháp tài, diệt công đức
Mạc bất do tư tâm ý thức
Thị dĩ thiền môn liễu khước tâm
Ðốn nhập vô sanh tri kiến lực.

Nghĩa là:
Tốn pháp tài, dứt công đức
Không gì hơn chỉ vì vọng thức
Do vậy pháp thiền không dùng tâm
Thoắt chứng vô sanh sáng trí huệ.

Khi chúng ta không dùng tâm ý thức, tức là chúng ta đã hòa hợp với đạo thành một. Vậy còn cái gì để mà phiền phức, hãy còn vấn đề gì nữa đây!
Giảng ngày 1 tháng 12 năm 1985

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa   KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 EmptyWed Feb 08, 2017 9:07 am

Tốt hay Xấu - Không Ðộng Tâm
 
Người học Phật chớ nên vừa nghe người ta khen mình một câu thì liền vui sướng quá mức, còn hễ nghe ai nói một câu không tốt về mình thì bèn phiền não đến cực độ. Qua sự biểu hiện đó, chứng tỏ là mình không có định lực. Nếu có công phu về định lực, thời mình sẽ không bị các cảnh giới của bát phong làm lay động. Nói mình tốt thì cũng vậy, nói mình không tốt thì cũng thế thôi. Bất kể là tốt hay không tốt, tất cả cũng đều giống như nhau. Thế thì mình không phải là ngu ngốc hay sao? Không phải đâu! Chẳng qua là vì mình không phân biệt nó là tốt hay không tốt, cũng không phân biệt thị phi, phải trái. Có người nói: “Vậy đó không phải là hồ đồ hay sao?” Thế thì quý vị không có hồ đồ, vậy quý vị thật đã hiểu rõ chăng? Cũng chưa chắc đâu! Nếu quý vị có thể đem cái bất biến ứng phó với cái vạn biến, lấy cái bất động đối phó với cái muôn động, lúc nào hay ở đâu cũng đều ở trong định, như thế quý vị mới thật là đã hiểu rõ.
Người thật sự có công phu sẽ không sợ bất cứ gì. Thậm chí có người đến giết mình, mình cũng không sợ. Ta dùng cái tâm quang minh chánh đại để làm công việc chung, không sợ kẻ bàng quan phê phán là mình không đúng. Cho nên nói: “Vàng thật không sợ lửa, tâm chánh không sợ bóng nghiêng” là vậy. Hiện nay có số người thích xía vào chuyện của người khác, chứ chẳng chịu lo chuyện nhà mình. Những hành vi nầy thật không thể chấp nhận được. Quý vị hãy tự xét lại, coi mình có những thứ tư tưởng như thế không?

Giảng ngày 5 tháng 12 năm 1985

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa   KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 EmptyFri Feb 10, 2017 3:09 pm

Thật Thà Niệm Phật
 
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp,
Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ.
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì,
Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa.

“Trong thời đại Mạt Pháp, ức người tu hành, hiếm lắm mới có một người đắc đạo, duy chỉ nhờ niệm Phật mà được độ.” Trong thời đại Mạt Pháp, dù có trăm triệu người tu hành cũng chưa chắc có được một người đắc đạo. May nhờ có pháp môn Niệm Phật, mà chúng ta có thể thoát khỏi vòng sanh tử, ly khổ đắc lạc và vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc. Chúng ta bất hạnh sanh vào thời ma cường pháp nhược, nhằm vào thời Mạt Pháp xa cách Phật quá lâu. Tuy nhiên, trong cảnh bất hạnh, chúng ta lại may mắn gặp được pháp môn Niệm Phật. Pháp môn Niệm Phật là vừa tiết kiệm tiền, lại không tổn phí tinh thần, vừa dễ dàng, lại còn thuận tiện. Nhân vì niệm Phật, chúng ta sẽ thành Phật.
Vì sao niệm Phật sẽ thành Phật? Bởi từ vô lượng kiếp trước, đức Phật A Di Ðà đã phát bốn mươi tám đại nguyện. Và trong bốn mươi tám nguyện đó, có một nguyện bảo rằng: “Nếu có chúng sanh nào niệm danh hiệu ta, mà không sanh về cõi Cực Lạc, ta thề sẽ không thành Chánh Giác.” Ðức Phật A Di Ðà phát ra những nguyện lực nầy, nguyện nguyện đều là nhiếp thọ chúng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc, nhưng chỉ với điều kiện là chúng sanh phải có lòng tin. Tin là thật có đức Phật A Di Ðà đang ngự tại cõi Tây phương Cực Lạc, mà phát nguyện sẽ sanh về cõi Cực Lạc để làm đệ tử của Ngài, và thật lòng tha thiết xưng niệm danh hiệu A Di Ðà Phật. Chúng ta phải có tín, nguyện và hành, một khi đầy đủ ba thứ tư lương nầy, tất sẽ sanh về Tây Phương.
Thế giới Cực Lạc không có các sự khổ, chỉ hưởng những điều vui và không có ba đường ác: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Mặc dù nơi đó có bạch hạc, khổng tước, anh vũ, xá lợi, ca lăng tần già, chim cộng mạng; nhưng những giống chim đó đều do đức A Di Ðà vì muốn làm cho tiếng pháp được tuyên lưu mà biến hóa ra. Ðây là do cảnh giới biến hóa ra, chứ không phải thật có súc sanh. Cực Lạc thế giới không có vạn khổ nung nấu, cùng muôn điều ác, ngập tràn phiền não như cõi Ta-bà.
Cõi Cực Lạc ngày đêm sáu thời đều diễn thuyết diệu pháp, niệm Phật niệm Pháp niệm Tăng. Nhưng nếu muốn sanh về cõi Cực Lạc thì chúng ta phải niệm Phật một cách thành thật. Chúng ta không thể không thật thà niệm. Thật thà niệm là mình nhất tâm niệm Phật, và không màng đến chuyện mình sẽ thành Phật hay không thành Phật, cũng không màng về việc mình sẽ vãng sanh hay không vãng sanh, mà chỉ dụng công niệm Phật ngay tại lúc nầy. Niệm Phật, niệm cho được chuyên nhất thành thục và nhất tâm bất loạn. Ðến lúc sắp lâm chung, Phật A Di Ðà nhất định sẽ tiếp dẫn chúng ta về cõi Ngài.
Tại sao đức Phật Di Ðà lại đến tiếp đón những người bình thường như chúng ta? Ðiều nầy rất là khó tin. Không sai! Ðây chính là pháp khó tin. Cho nên không người thưa hỏi mà đức Phật Thích Ca lại tự nói ra Kinh A Di Ðà. Bởi vì không ai biết, cũng không ai tin pháp nầy, cho nên đức Phật Thích Ca với tấm lòng từ bi, tha thiết đã nói cho chúng sanh thời Mạt pháp chúng ta biết tu hành theo con đường tắt ở thời Mạt pháp đây.
Thật thà niệm Phật là miệng niệm Phật, tâm cũng niệm Phật. Ði, đứng, nằm, ngồi chúng ta cũng đều niệm A Di Ðà Phật. Khẩu niệm danh hiệu Phật A Di Ðà, thân hành trì theo hạnh của Phật A Di Ðà. Sao gọi là hạnh? Giống như hiện nay chúng ta đang dự Phật Thất. Bất luận là bận như thế nào, chúng ta cũng phải buông bỏ để tham gia Phật Thất, và phải niệm cho được nhất tâm bất loạn. Nhất tâm bất loạn tức là niệm nầy tiếp theo niệm kia, niệm niệm tương tục. Không phải là mình niệm được một lúc rồi thấy mệt mỏi, lại muốn bỏ đi nghỉ. Người mà lười biếng như thế thì không thể nào đắc được Niệm Phật Tam Muội. Ðó gọi là không thật thà niệm Phật.
Thật thà niệm Phật tức là nhất tâm, nhất ý niệm Phật. Lúc niệm Phật, những chuyện như ăn uống, mặc áo, đi ngủ mình đều quên hết. Ăn cơm, mặc áo, ngủ nghỉ vốn là chuyện thường tình, đời sống con người không thể rời bỏ được; mỗi con người ngày ngày đều không thể thiếu những điều đó. Nhưng khi niệm Phật mà có thể quên được ba chuyện đó, thế thì chúng ta không biết là mình ăn uống, mặc áo hay ngủ nghỉ gì cả, đó mới chính là thật thà niệm Phật. Nếu chúng ta biết lúc nào mình phải đi ăn cơm, đó không phải là thật thà niệm Phật. Hoặc biết là mình muốn mặc thêm áo khi trời lạnh, đó không phải là thật thà niệm Phật. Hoặc khi ngủ không đủ giấc thì mình muốn đi nghỉ, đó không phải là thật thà niệm Phật.
Thật thà niệm Phật là bất luận đi đứng nằm ngồi gì, mình cũng chỉ biết có sáu chữ hồng danh “Nam Mô A Di Ðà Phật.” Quý vị niệm thành một chuỗi liên miên không đứt đoạn; cho đến tiếng nước chảy cũng là niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật,” tiếng gió thổi cũng là niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật”, tiếng chim kêu cũng là niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật.” Phải niệm cho đến khi Nam Mô A Di Ðà Phật và tự chính mình không thể tách rời nhau. Niệm cho đến ngoài “Nam Mô A Di Ðà Phật” không còn cái tôi, ngoài cái tôi lại cũng không còn “Nam Mô A Di Ðà Phật”. Tiếng niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật” của tôi và tôi hợp thành một. Bấy giờ, gió thổi cũng không thấu qua, mưa rơi cũng không lọt vào, thế là chúng ta đạt được Niệm Phật Tam Muội. Nước chảy, gió động đều là diễn thuyết diệu pháp, niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật,” đó chính là Thật Thà Niệm Phật.
Giả như nước chảy biết là nước chảy, gió động biết là gió động, hoặc nhìn ngang ngó dọc, xem các nơi có động tĩnh gì, đó tức là mình không thật thà niệm Phật. Nếu vừa niệm Phật, vừa nhìn trước ngó sau như muốn ăn trộm đồ, đó chính là mình không thật thà niệm Phật.
Thật thà niệm Phật là niệm nào đều biết niệm đó, niệm tư tại tư, không có vọng tưởng gì, cũng không nghĩ ngợi gì đến ăn ngon hoặc uống trà, chuyện gì cũng quên hết. Ðây không có bí quyết gì, chỉ cần quản chế tâm mình trụ lại và đừng vọng tưởng thì đó là thật thà niệm Phật. Nếu quý vị không khống chế được tâm mà cứ lo vọng tưởng, thế thì không phải là thật thà niệm Phật. Khi quý vị đề khởi chánh niệm, đó tức là thật thà niệm Phật. Nếu quý vị cứ nghĩ ngợi lung tung và khởi tà niệm, thế là không thật thà niệm Phật.
Cho nên niệm Phật một cách thật thà là điều vi diệu không thể nói. Nếu quý vị thật biết niệm Phật thời sẽ đạt được đại Tự Tại, không người, không ta, không chúng sanh, không thọ giả, và chỉ có tiếng Nam Mô A Di Ðà Phật mà thôi!
Nói là Pháp, hành là Ðạo. Chỉ nói mà không hành là như đếm tiền của người, mình không được lợi ích chút nào. Hôm nay tôi nói đạo lý nầy, nếu quý vị hiểu rõ rồi thì phải thật thà niệm Phật, thật thà dự Phật Thất. Ðây là thời gian quý báu nhất trong cuộc đời chúng ta, vậy đừng để nó trôi qua một cách luống uổng. Tôi hy vọng quý vị sẽ nỗ lực niệm Phật, đem cả ba tâm: kiên trì, chí thành, và thường hằng của mình ra để niệm Phật và dự Phật Thất.

Giảng ngày 16 tháng 12 năm 1985

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa   KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 EmptyMon Feb 13, 2017 3:41 pm

Sanh Tử Như: Ngủ, Thức – Nhưng Vẫn Niệm A Di Ðà
 
Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng ta sanh ra rồi tử, tử rồi lại sanh, giống như con người thức rồi lại ngủ, ngủ rồi lại thức. Tối đến đi ngủ thì giống như người chết. Ðến sáng thức dậy, giống như người mới sanh ra. Chẳng qua chuyện sanh tử nầy thì ngắn ngủi, còn cuộc đời thọ mạng của chúng ta, so ra thì dài hơn một chút.
Song, sanh tử thì cũng giống như chuyện ngủ, thức mà thôi. Vì sao? Bởi chúng ta có lúc hồ đồ mê muội, có lúc minh bạch sáng suốt. Minh bạch tức là sanh, hồ đồ tức là tử. Cho nên, nếu chúng ta có một niệm sáng suốt, và với niệm đó là mình đang sống; hễ có một niệm mê muội, với niệm đó là mình như đã chết. Ðó là thời gian ngắn ngủi tạm bợ của cuộc sanh tử. Bất luận thời gian sanh tử dù ngắn thì cũng vậy, dài cũng vậy, cũng đều là luân chuyển trong vòng sanh tử luân hồi, nổi trôi chìm hụp chẳng yên. Có lúc chúng ta được sanh vào nhà giàu sang phú quý, có lúc lại sanh vào nhà nghèo hèn bần tiện. Có lúc chúng ta sanh làm trâu, làm ngựa, làm súc sanh, có lúc làm ngạ quỷ, hoặc xuống địa ngục. Ðây đều là những kiếp luân hồi, nổi trôi bất định trong biển khổ sanh tử, vì sự sanh tử tuần hoàn nầy không chấm dứt, không khi nào hết được.
Ðức Phật Thích Ca vì quá tội nghiệp chúng sanh, cho nên Ngài chờ không nổi nữa mà “bất vấn tự thuyết,” không ai hỏi mà Ngài tự nói ra Pháp Môn Tịnh Ðộ nầy. Pháp Môn Tịnh Ðộ là pháp môn phương tiện rất dễ dụng công. Ðường đi rất ngay thẳng, chỉ cần chúng ta niệm Nam Mô A Di Ðà Phật với lòng tin, lòng phát nguyện và tâm thực hành là đủ rồi.
Cho nên tín, nguyện, hành là ba món tư lương, là ba thứ lộ phí cần thiết để chúng ta vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. 
Thứ nhất, chúng ta phải tin Ðức Phật A Di Ðà, tin Thế Giới Cực Lạc, tin pháp môn niệm Phật có thể đưa chúng ta đến cõi Cực Lạc để diện kiến đức Phật A Di Ðà. Chúng ta phải có lòng tin. Chớ nên nói: Tôi chưa thấy điều đó, mà cũng không có chứng cớ gì nên tôi không thể nào tin được. Chúng ta chỉ cần có lòng tin, còn ngoài ra không cần gì khác cả. Kế đến là sự phát nguyện gặp đức Phật A Di Ðà, nguyện sanh về thế giới Cực Lạc, nguyện tu pháp môn niệm Phật. Sau khi đã phát nguyện, chúng ta phải y chiếu theo pháp môn Tịnh độ, niệm Phật mà tu hành. Chúng ta phải lão thật niệm Phật, tức là phải niệm Phật một cách thật thà. Niệm thật nhiều rồi, chúng ta mới có thể trở thành một khối, nhất tâm bất loạn và đạt được Niệm Phật Tam Muội. Như thế chúng ta nhất định sẽ được sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc. Thế giới Ta Bà là cõi muôn cảnh khổ nung nấu vây quanh, đầy dẫy vạn điều dữ ác, cùng những mưu tính hãm hại lẫn nhau, không có lúc nào bình an. Ở cõi Tây Phương Cực Lạc thì chẳng hề xảy ra những chuyện phiền não hay có vấn đề gì. Bởi vậy chúng ta phải mong cầu được sanh về cõi Cực Lạc, được diện kiến đức Phật A Di Ðà, được hóa sanh từ liên hoa và đạt được quả vị bất thoái chuyển. Bất thoái chuyển là: vị bất thoái, niệm bất thoái và hành bất thoái. Vị bất thoái là chứng được quả vị không thoái đọa. Niệm bất thoái chuyển là tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, thời khắc nào tâm cũng không thoái chuyển. Hành bất thoái tức tu hành theo pháp môn nầy mình cũng không thoái chuyển.
Khi quý vị chứng đắc được tam bất thối nầy, tương lai nhất định sẽ thành Phật. Một khi chúng ta có được ba món tư lương: tín, nguyện, hành rồi, thời rất dễ cho ta đi trên con đường diện kiến đức Phật A Di Ðà ở cõi Cực Lạc, bởi vì đó là nguyện lực của đức Phật A Di Ðà. Trong mười phương thế giới, nếu có chúng sanh nào thành tâm niệm danh hiệu Nam Mô A Di Ðà Phật, thời người đó lúc lâm chung sẽ được đức Phật A Di Ðà đến tiếp dẫn về cõi Phật.
Khi niệm Phật cũng như là mình đánh điện tín đến Thế Giới Cực Lạc vậy. Chúng ta niệm Phật một câu là đánh một cái điện tín, niệm Phật hai câu là đánh hai cái điện tín. Mỗi ngày chúng ta đều đánh điện đến đức Phật A Di Ðà, đức Phật A Di Ðà ở cõi Cực Lạc cũng có ra-đa, cũng có máy nhận điện tín. Vậy máy ra-đa, máy nhận điện tín là cái gì? Thì là ao sen thất bảo đó. Quý vị niệm Phật một câu, hoa sen lớn lên một chút. Nếu quý vị niệm niệm đều là A Di Ðà Phật, như vậy hoa sen sẽ to lớn dần như bánh xe. Chờ đến lúc quý vị sanh về cõi Cực Lạc, nhất linh Phật tánh của quý vị và nhất linh chân tánh của quý vị sẽ đến hoa sen nầy mà hóa sanh. Khi hoa sen nở, Phật tánh của quý vị cũng sẽ xuất hiện. Cho nên nói:
Nguyện sanh Tây Phương Tịnh độ trung,
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu,
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh,
Bất thoái Bồ Tát vi bạn lữ.

Chúng ta mong muốn sẽ được hoa sen thượng phẩm thượng sanh làm cha mẹ. Khi hoa sen nở là chúng ta thấy được đức Phật A Di Ðà và ngộ nhập được vô sanh pháp nhẫn. Lúc bấy giờ chúng ta chứng được bất sanh bất diệt, thoát khỏi sanh tử, được cùng làm bạn với chư vị Bồ Tát bất thoái. Khi chúng ta đến Thế Giới Cực Lạc, bằng hữu và quyến thuộc của chúng ta đều là bạn với các vị Ðại Bồ Tát. Cho nên chúng ta ngày ngày cùng nhau giảng kinh thuyết pháp, đều cùng hướng về phía trước mà tiến tới.

Giảng ngày 17 tháng 12 năm 1985

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa   KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 EmptyThu Feb 23, 2017 12:47 pm

Thất Tình Lục Dục và Ðộng Ðất
 
Kinh Phật thường giảng đến các trận đại địa chấn động, tức là động đất. Vậy động đất là từ đâu đến? Ðộng đất cũng có thể nói là động người, bởi vì nhân và địa chấn có sự tương thông. Người động thì đất cũng động, người không động thời đất cũng không động. Khi Phật nhập Niết Bàn, vì sao có sáu loại chấn động? Vì lòng người khủng hoảng quá ư sợ hãi, nên thất tình lục dục đều phun ra, đó là động đất. Cho nên, quý vị hoan hỷ là động đất, quý vị nổi nóng, bực dọc cũng là động đất. Quý vị buồn rầu bi ai, sợ sệt cũng là động đất. Quý vị sanh lòng yêu thương cũng là động đất. Quý vị sanh tâm chán ghét thì cũng vẫn là động đất. Quý vị sanh dục niệm ham muốn, thì lại càng gây ra trận động đất lớn.
Bởi vì thất tình lục dục trong tâm sôi động, cho nên đất sẽ chấn động. Tại sao thế giới có động đất? Bởi hằng ngày người người đều tạo ra động đất, chỉ là tự mình không biết mà thôi. Ðặc biệt là tình tình ái ái, thời lại càng tạo ra động đất lớn hơn. Khi ai nấy, mỗi mỗi đều không được bình an, đấy chính là đang phát động trận động đất lớn. Núi rừng, cây cối, sông biển là bản thân của chúng ta. Ðầu tóc là núi rừng; mắt, lông mày, râu ria là cây cối; sông biển là các dục niệm mà ta không thể khống chế được. Bởi vậy mà gây ra động đất lớn.
Lúc Phật sắp nhập Niết Bàn, mọi người đều chấn động. Lúc bình thời không khóc, giờ cũng phải khóc. Ðất hữu hình chấn động, đất vô hình cũng chấn động. Vì bên trong chấn nên bên ngoài mới chấn và bên trong động nên bên ngoài mới động. Bên trong có cái gì, thì bên ngoài có cái ấy. Cho nên trong ngoài gắn bó tương thông, liên quan mật thiết với nhau.
Con người chúng ta ngày ngày tình tình ái ái, cho nên ngày ngày tạo ra động đất. Ðây là điều rất nguy hiểm, là vấn đề của sự sanh tử, nhưng người ta vẫn cứ tạo ra động đất mà nào có biết. Phải chờ đến khi thật sự có trận động đất hữu hình xảy ra, lúc đó họ mới biết sợ. Trong giai đoạn vô hình, đang chế tạo động đất thì họ chẳng sợ. Một khi đã gieo nhân động đất tức sẽ có quả động đất. Người ta lúc gieo nhân không biết sợ, nhưng đến lúc kết thành quả rồi mới sợ điếng người. 
Hôm nay tôi nói điều nầy, chắc quý vị không ai tin đâu!
Giảng ngày 3 tháng 6 năm 1986

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa   KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 EmptyFri Mar 03, 2017 2:51 pm

Vạn Sóng Nổi Lên Muốn Ðoạt Hồn
 
Lúc trẻ tôi chuyên môn trị bệnh cho người ta. Hễ có người bệnh là tôi nhất định phải trị cho lành mạnh, hầu giải quyết nổi đau đớn của họ. Bởi vậy tôi đã đắc tội với rất nhiều thiên ma ngoại đạo và ngưu quỷ xà thần. Bọn chúng đều có đại thần thông và đợi chờ cơ hội tấn công, hễ quý vị mở cửa là chúng xông vào công kích ngay, gọi là: “Khai môn” tức là tự mở cửa để yêu ma hay phi tinh nhập vào người mình – (Kinh Lăng Nghiêm, đoạn nói về Ngũ Ấm Ma). Hoặc giả là chúng xông vào đoạt khiếu, đuổi linh hồn quý vị đi mất, rồi bám trụ vào thân thể quý vị để nói những chuyện lếu láo, xằng bậy. Lúc bấy giờ, tôi đã đắc tội với rất nhiều yêu ma quỷ quái, vì tôi đã thâu nhận một chú đệ tử nhỏ. Pháp danh của chú là Quả Quốc, ý nói quả vị của chú nhất định là sẽ sanh về Cực Lạc Quốc. Chú bé nầy theo tôi xuất gia là cũng có nhân duyên.
Vào một ngày kia, trong lúc ngồi thiền, tôi biết sẽ có một đứa bé muốn đến xuất gia. Ðứa bé nầy bụ bẫm, mập mạp, trông có vẻ rất kháu khỉnh. Sáng sớm hôm sau, tôi bảo chú đệ tử lớn: “Con hãy để ý, hôm nay sẽ có một chú bé đến xin xuất gia đấy. Khi nó đến, con phải báo cho ta biết ngay!” Ðến khoảng một giờ trưa, chú đệ tử lớn của tôi vừa thở hổn hển, vừa nói với giọng Sơn Ðông rằng; “Thưa Sư Phụ, hồi sáng Sư Phụ nói là có chú bé đến xin xuất gia, quả thật là bây giờ nó đã tới.”
- Thật đã đến rồi à! Ở đâu?
- Nó đang ở phía trước nhà bếp.

Tôi bước ra xem. Ðó là đứa bé ăn mặc rách rưới, đang thụt cổ, trố mắt nhìn tôi. Về sau nó xuất gia với tôi, thường ngày nó cầm cây quạt trông giống như Hòa Thượng Tế Công vậy. Chú bé nầy lúc lên năm tuổi đã có thể trị bệnh cho người. Ai giúp nó làm được như thế? Thì là hồ ly tinh và xà tinh. Kiếp trước thằng bé là thầy đồng cốt trị bệnh (ở miền bắc Trung Hoa gọi là Khiêu Thần, Ðài Loan gọi là Chiêm Ðồng). Các loại ngưu quỷ xà thần nầy đã tìm đến lúc thằng bé năm tuổi, chúng khiến cho nó có được bản lãnh trị bệnh. Có những bệnh thằng bé trị lành, song có những bệnh, nó trị không khỏi. Có một số người gọi nó là “Tiểu Ma Chướng,” bởi vì trong người nó có khí ma, chứ chẳng có một chút phép tắc chữa bệnh gì.
Khi lên mười hai, mười ba tuổi, chính nó cũng bị bệnh. Bệnh gì vậy? Bệnh bao tử, nhưng tự nó cũng không trị được bệnh nầy. Một ngày kia, nó nằm mộng thấy một vị Hòa Thượng mập đến nhà và nói với nó: “Nếu con muốn hết bệnh thì phải đến chùa Tam Duyên, ở Hợp Nhĩ Tân, xin xuất gia và bái Pháp sư An Từ làm thầy. Như vậy con sẽ hết bệnh ngay.” Nằm mộng liên tiếp ba lần đều giống y như thế, thành thử chú bé mới tin. Chú bé ở cách xa chùa tôi hơn cả ngàn dặm. Lúc bấy giờ, Nhật Bản vừa mới đầu hàng, vậy mà một mình chú đi đến Hợp Nhĩ Tân. Trên đường đi, chú thấy có một số vũ khí của quân Nhật sau khi đầu hàng vẫn còn bỏ lại trong kho nhà binh. Chú bèn đến đó nhặt lấy hai quả lựu đạn, rồi vừa đi vừa nghịch ngợm lựu đạn. Ðến tối, chú ngủ ngoài trời. Lúc đó có cả chục con chó sói đến bao vây chú và tấn công bốn phía. Chú bé chẳng hề sợ hải mà bảo chúng: “Các bạn thân! Các bạn đã đến rồi, vậy để ta cho các bạn ăn đỡ vài quả trứng nhé!” Ðám chó sói đâu có muốn ăn trứng (lựu đạn), thế là chúng bỏ chạy mất.
Thấy chú bé như thế, tôi bèn hỏi: “Tại sao con đến đây?”
Nó đáp: “Con đến để xin xuất gia.”
- Tại sao?
- Có một ông Hòa Thượng mập, tức là vị ngồi trong đền thờ tại cổng tam quan, ông ta báo mộng bảo con đến đây tìm Pháp sư An Từ để xin xuất gia, như vậy con mới lành bệnh.
- Con không có cơm ăn, không áo mặc, không nhà ở mới đến đây xin xuất gia, phải không?
- Không phải vậy! Bởi vì ông Hòa Thượng mập đã ba lần chỉ dạy con, cho nên con mới đến đây.

Lúc bấy giờ trong tay tôi có cái bánh bao. Tôi bèn cắn một miếng và nhai nhừ rồi phun ra cả bánh lẫn nước miếng xuống đất nói:
- Muốn xuất gia, trước là con phải ăn hết những đồ nầy đi!
Nó ngóng cổ nhìn tôi, rồi nằm sấp xuống đất mà lượm lên ăn. Tôi thấy thằng bé còn có thể đào tạo được, cho nên cho nó ở lại. Quả nhiên, sau khi xuất gia, nó cũng hết bệnh. 
Trải qua hơn nửa năm, chú bé thật đắc được ngũ nhãn lục thông, thật là cái gì nó cũng thấy được. Thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mạng thông, thần túc thông chú đều có cả. Tôi đưa chú đi khắp nơi để chữa bệnh cho người. Lúc trị bệnh, người ta dựa vào chú bé nầy để tìm hiểu nguồn gốc tôi. Họ hỏi: Bây giờ Thầy có được đại bản lãnh như vầy, chúng tôi đã nghe qua khá lâu, nhưng không biết Sư Phụ của Thầy có thần thông hay không? Mọi người đều biết là ổng tu hành, nhưng không biết là ổng có được thần thông như Thầy không? Chú chớp chớp mắt, rồi nói trong không trung: Ðại khái là không có! Lạ quá, khi nói xong câu đó, thần thông của chú cũng không còn. Không còn thần thông nữa thì cũng chẳng sao, nhưng bọn quyến thuộc của ngưu quỷ xà thần lại nhập vào, khiến chú trở thành ma dựa ma khí như trước. Thấy thế nên tôi nghĩ: “Há có chuyện như vậy à! Chú bé đã theo tôi xuất gia, bọn quỷ bây còn dám đến đây quấy rầy ư!” Thế là tôi và chúng nó đấu pháp. Ðấu đến hai mươi mốt ngày, trong thời gian nầy, tôi không ăn, cũng không ngủ. Ðấu đến cuối cùng, tôi hàng phục được bọn yêu ma đó. Hàng phục chúng rồi, tôi nghĩ là sẽ không có chuyện gì xảy ra nữa.
Sau đó tôi đến Ðông Tỉnh, làng nầy bốn bề là núi, trong làng chỉ có một cái giếng duy nhất. Căn nhà mà tôi dừng chân tạm trú, bên ngoài chỉ là bờ rào bằng cây rừng, thành thử nó không cản nổi gió, cũng không ngăn được nước mưa, cái gì nó cũng không ngăn cản nổi. Ngày nọ, tôi dắt theo bốn chú đệ tử nhỏ đến đó trú ngụ, mọi người trong nhà đó đều quy y tôi. Bởi vì khi ở Ðông Bắc, tức Mãn Châu, tôi thường lo công việc chùa chiền nên phải bôn ba đây đó. Khi trú ngụ ở đấy, các quái vật dưới nước bèn tìm cơ hội nhận chìm tôi. Trên trời thì mưa xuống, dưới thì nước giếng tự dâng cao lên ba trượng. Như thế tức là thượng hạ đánh giáp công. Ở phương bắc, Mãn Châu, người ta ngủ trên giường lò gạch, tức là nằm trên nắp lò sưởi. Khi nước dâng lên quá nhanh, người ta không cách nào chạy thoát; có người đứng trên giường lò gạch cũng bị dìm chết. Lần đó có hơn ba mươi người chết chìm, và hơn tám trăm căn nhà bị cuốn trôi. Nhưng ngôi nhà bằng bờ rào, phên tre mà tôi đang trú ngụ, tuy nó không ngăn nổi gió mưa, nhưng trong sân nước chỉ cao một hai trượng, trong khi bên ngoài thì nước cao mười trượng, Tôi cũng nói thật với quý vị là bốn chú đệ tử nhỏ của tôi đều có ngũ nhãn lục thông, cho nên khi thấy mưa lớn như thế, chúng tôi bèn “kiết giới,” vì vậy nước lũ không vào được. Tình trạng đó so với cảnh nước ngập ở chùa Kim Sơn cũng không khác nhau mấy. Ðó là lần đầu tôi bị ngập nước qua, nhưng không có cảnh chết chìm. Lần thứ hai kinh nghiệm về nước ngập, là khi tôi từ Thiên Tân đáp thuyền đến Thượng Hải. Thời gian cho chuyến hải trình bình thường thì khoảng bốn hay năm ngày, nhưng lần đó, chiếc thuyền cứ quay vòng vòng một chỗ trên vùng biển đen kịnh, không lui tới gì được. Bởi vậy thuyền phải dừng lại ở đó hơn mười ngày.
Trên thuyền có mười bốn vị xuất gia mà gạo, mì đều bị ăn hết sạch nên mọi người gần như chết đói. Lúc ấy tôi cũng không niệm chú gì. Những gì trong bụng, thậm chí đến nước mật vàng, tôi cũng mửa ra hết. Tôi nằm dài trên boong tàu thầm nghĩ: “Con sanh ra là muốn hiến thân cho Phật giáo, nếu như Phật giáo không cần con, vậy một mình con sẽ nhảy xuống biển, chứ đừng liên lụy đến những người nầy. Nếu như Phật giáo hãy còn cần dùng đến con, con hy vọng đức Bồ Tát Quán Âm hiển linh, khiến thuyền nầy bình yên đến Thượng Hải.” Tôi nghĩ nếu sau năm phút, như quả gió không dừng thì tôi sẽ nhảy xuống biển. Tôi vừa nói xong, gió liền lặng, mưa cũng dừng, cuối cùng thuyền đến Thượng Hải bình an.
Mười mấy người trên thuyền cũng khỏi làm mồi cho cá mập, khỏi biến thành ma da. Ðó là tai họa mà tôi đã gây ra, cho nên sau khi đến Hồng Kông, tôi cũng không dám xen vào những chuyện của người khác. Nhưng nếu tình cờ ngẫu nhiên gặp phải, tôi cũng còn xen vào chút chút.
Ðến Hoa Kỳ thì tôi treo bảng miễn chiến. Thiên ma ngoại đạo mà có đến khiêu chiến, tôi cũng khấu đầu đảnh lễ và sám hối. Chúng thấy bây giờ tôi đã không còn chút bản lãnh gì và tôi cũng chuẩn bị cho chúng đến lấy mạng mình bất cứ lúc nào. Tôi ở Vạn Phật Thánh Thành đã mười năm, nay thoái vị về hưu, nếu chúng lại muốn đến tìm tôi thì cũng không sao. Hơn nữa tôi cũng chẳng có chuyện gì để làm!
Giảng ngày 1 tháng 7 năm 1986

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa   KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 EmptyMon Mar 13, 2017 4:10 pm

Pháp Môn Long Tượng Ðại Trượng Phu - Quyết Giữ Ba Đại Tông Chỉ
 
Các vị Thiện tri thức! Ngày mai là ngày 4 tháng 7, là ngày Quốc Khánh của nước Hoa Kỳ và cũng là ngày thầy Phương Trượng thực tập lên nhậm chức. Vị tân Phương Trượng nầy rất nghiêm khắc, chưa nhậm chức mà đã muốn giết vài người để tế Pháp rồi. Giết ai vậy? Giết giặc! Những kẻ trước đây từng làm giặc, hoặc sẽ làm kẻ giặc trong tương lai, đồng loạt đều phải bị chặt đầu đem bêu trước công chúng. Khi thầy tân Phương Trượng nhậm chức, thì thầy muốn định đặt phép tắc.
Tại sao từ trước đến nay, tôi không đặt ra phép tắc gì cả? Bởi tôi là kẻ nô lệ của Pháp, cho nên đối với tôi thì “everything is OK, no problem!” (mọi chuyện đều OK, chẳng có vấn đề gì). Nhưng vị Phương Trượng mới nầy chuyên chế hơn, vì vậy ông ta muốn giết giặc, giết càng nhiều càng tốt, đó gọi là: “Trảm hết bọn giặc trong Phật Giáo, chỉ để lại Ðại Ðức Cao Tăng.” A La Hán cũng được dịch là kẻ “giết giặc.” Cho nên nói: “Trừ bạo khả dĩ an lương,” nghĩa là trừ kẻ ác cho lương dân được an lành.
Các vị cư sĩ hãy chú ý! Ðừng nghĩ rằng nịnh hót ông tân Phương Trượng là người hộ pháp tốt. Kỳ thật, đó là quý vị cản trở, gây chướng ngại cho sự phát triển của Phật pháp. Vị Phương Trượng cũng không được tùy tiện khen, chê người khác, và cũng đừng bị dao động trước sự khen tặng hoặc phỉ báng. Nếu muốn có người khen mình, vậy nhất định sẽ có người chê mình. Ðó là đạo lý tự nhiên thôi.  
Lúc trước chuyện gì tôi cũng cho qua hết, như có người mắng tôi thì tôi cũng bỏ qua, có người khen tôi, tôi cũng quên nốt. Vì vậy bây giờ quý vị tập làm Phương Trượng, tức là quý vị phải bảo trì tông chỉ không khen, không chê. Nếu quý vị không muốn người ta khen mình, thì quý vị không nên khen người ta trước; quý vị không muốn người ta chê mình, thì trước tiên quý vị không nên chê người ta, đó gọi là: “Việc gì mình không muốn, chớ đùn đẩy cho người khác.” Hãy nhớ đấy, đừng gieo những hạt giống không trong sạch!
Các cư sĩ tại gia thấy thầy Phương Trượng mới, bèn muốn cúng dường thầy những thực phẩm đặc biệt—thật ra, đó là hành vi làm bại hoại Phật Pháp Nếu không muốn làm cho Phật Pháp suy sụp thì họ sẽ không “thêu hoa trên gấm,” bày vẽ nầy nọ. Ông Phương Trượng sẽ không chết đói đâu! Dù ông ta có chết đói thì cũng không sao, ai bảo ông ta không lo tu hành? Vả lại, nếu có thể vì Phật Pháp mà chết đói, thì thật vinh hạnh và là một công thần trong Phật Giáo. Cho nên tông chỉ nhất quán của chúng ta là:  
Lạnh chết, không phan duyên.
Ðói chết, không hóa duyên.
Nghèo chết, không cầu duyên.
Tùy duyên nhưng không đổi;
Không đổi mà tùy duyên.
Giữ vững ba đại tông chỉ của chúng ta.

Xả mạng vì Phật sự.
Tạo mạng là bổn phận.
Sửa mình là việc Tăng.
Gặp sự gì thấu lý ấy,
Hiểu lý gì hành sự ấy.
Tiếp nốì nhất mạch tâm truyền của Tổ Sư.

[Nói với vị tân Phương Trượng:] Ai muốn đơn độc cúng dường riêng cho ông, đó là phan duyên với ông để được ông chú ý, ông có biết điều này không? Nhất là ông còn trẻ, nên đối với điểm nầy, ông cần phải nhận thức hết sức rõ ràng. Tôi đã già rồi, như người ta thường nói “lão nhi vô năng,” già cả thì vô dụng. Nhưng những người trẻ đừng để mấy thứ bẩn thỉu vây bám quanh mình. Hãy nên: “Dù chết cóng vẫn đứng nghênh đầu gió, dù chết đói vẫn ưỡn ngực mà đi.” Hãy làm ngọn đuốc sáng trong cơn gió mạnh, là vàng ròng trong lò lửa lớn, cái gì cũng không sợ cả!
“Lạnh chết, không phan duyên.” Ðây là sự diễn tả về cuộc đời của tôi. Khi tôi ở Mãn Châu, mùa đông cũng như mùa hạ tôi đều mặc ba lớp áo vải như nhau - một lớp áo vải mặc bên trong và ngoài thì khoác một lớp áo  với những mảnh vá, từng miếng, từng miếng vá đắp lên trên. Bấy giờ tôi có thấy lạnh không? Lạnh chứ! Thế sao tôi phải kiên trì chịu đựng như thế? Bởi vì tôi muốn “lạnh chết, không phan duyên” đấy!  
“Ðói chết, không hóa duyên.” Khi tôi ở trong động Quán Âm, trên núi Phù Dung tại Hồng Kông, cả hai tuần lễ liền tôi không có lương thực. Tôi bèn tọa thiền trong động để chờ chết. Lúc bấy giờ, dưới núi có vị cư sĩ tên là Lao Khoan Thánh, biệt hiệu là “Pháp Sư Bổn Ðịa” của vùng đó. Và ông được Bồ Tát Vi Ðà báo mộng liên tiếp ba lần rằng: “Trong động Quán Âm có vị Pháp sư tên An Từ, ông nên lên đó cúng dường cho ông ta.” Thế là ngày hôm sau, vị cư sĩ nầy vác hơn ba mươi cân gạo và mang theo hơn 70 đồng đến hang động cúng dường tôi. Ba bốn tháng trước khi chuyện nầy xảy ra, ông cư sĩ này bị chó cắn ở chân. Các bác sĩ đông y và tây y chữa trị cho ông cả mấy tháng, nhưng trị không khỏi; họ đành bó tay chịu thua. Bồ Tát Vi Ðà thích lo chuyện của người khác nên mới bảo ông: “Ông đi cúng dường cho vị Pháp sư ở động Quán Âm thì chân sẽ lành ngay.”  
Thế là ông ta tin tưởng mà đem gạo và tiền đến cúng dường. Lúc bấy giờ trong động, tôi chuẩn bị chờ chết đói, song xưa nay tôi chưa hề nói với bất cứ người nào rằng: “Xin ông thương xót tôi, đã qua nhiều ngày rồi mà tôi không có gì ăn hết!” Ðó gọi là “đói chết, không hóa duyên.”  
“Nghèo chết, không cầu duyên.”  Lúc tôi mới đến chùa Nam Hoa ở Quảng Ðông, được thân cận Ðại Lão Hòa Thượng Hư Vân, trên mình tôi chẳng có một đồng một chữ. Cả đến tiền gởi thơ tôi cũng không có, nhưng tôi chưa từng đến các vị cư sĩ để hóa duyên. Bởi vậy ba đại tông chỉ nầy của tôi đều có căn nguyên, chứ không phải vô căn cứ đâu. Bây giờ thầy tân Phương Trượng lên nhậm chức, mọi người chớ nên đơn độc kết giao cảm tình với thầy, muốn thầy có thiện cảm đặc biệt với mình. Nếu quý vị có lòng cúng dường thì hãy cúng dường cho đại chúng, đừng nên cúng dường riêng lẻ cho một ai; bằng không thì chỉ là hại người và phá hoại sự hòa hợp trong Phật Giáo mà thội!  
Người xuất gia chớ nên nhụt chí mà hãy nên giữ vững ba tông chỉ trên. Chúng ta nên làm vị thầy tiêu biểu cho trời và người, và chiến đấu với bọn ma quân ở mười phương.  
Có người thắc mắc: “Không phải là thầy dạy đồ đệ nên dùng lòng từ bi hỷ xả hay sao? Vậy, tại sao thầy lại dạy họ đấu tranh? Như thế phải chăng là đừng sửa đổi lòng sân hận của mình? Nếu vậy thì làm sao làm vị thầy tiêu biểu cho trời, người được?” Thì bởi muốn làm vị thầy tiêu biểu cho trời và người, thành thử chúng ta mới phải giáo hóa bọn ma quân!  

Giảng ngày 3 tháng 7 năm 1986

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa   KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 EmptyWed Mar 15, 2017 6:23 pm

Chân Ðế Của Sanh Mạng
Sanh mạng không phải là tiền mà là báu vật vô giá. Chúng ta cũng không thể dùng tiền để mua bán sanh mạng. Thế nhưng đã có nhiều người bán rẻ sanh mạng đời mình. Vì tiền mà họ cam tâm hy sinh cả tánh mạng. Trong xã hội: tam giáo cửu lưu, ngũ hành bát tác, đủ loại ngành nghề, không ai là không vì tiền mà đành bán cả linh hồn, bán đứt sanh mạng mình.
Ðức Khổng Tử nói: “Thiên mạng gọi là Tánh, tuân theo Tánh gọi là Ðạo, tu Ðạo là vì Giáo và không thể xa rời, dù trong tích tắc.” Nếu đạo có thể xa rời thì không phải là Ðạo. Theo khuynh hướng của thời đại hiện nay, chúng ta có thể sửa lại như thế nầy: “Thiên mạng gọi là Tiền, tuân theo Tiền gọi là Ðạo, tu Ðạo là vì Tiền. Tiền thì không thể xa rời, dù trong tích tắc.” Cho nên “mở rộng cửa sau, nhưng đóng kín cửa trước” là thế đấy.
Hiện nay học sinh và thầy giáo đều vì tiền. Giáo sư nếu cảm thấy tiền lương không đủ, họ bèn đình công không dạy. Ðiều nầy đầu độc học sinh, khiến chúng cũng y rập theo khuôn tư tưởng như vậy, đến nỗi làm cho xã hội đi đến chỗ bại hoại luôn. Xã hội bại hoại là trách nhiệm của giáo viên và giáo sư! Hiện nay có nhiều trường rất hoang đàng, quái gở, như khuyến khích học sinh hút xách, tánh tình phóng đảng và tạo biết bao nhiêu chuyện phi pháp. Thời đại nầy so với thời Xuân Thu Chiến Quốc ở Trung Hoa còn bại hoại hơn nhiều. Thật vậy, phong cách nề nếp đời nay mỗi ngày một suy đồi, lòng người chẳng còn như xưa nữa. Giới giáo sư lại công nhiên phê bình: Vị Thánh nhân nầy không đúng, vị anh hùng nọ không tốt, ông tể tướng đó cũng không phải. Tóm lại, mọi người đều không đúng, duy chỉ có mình họ là đúng thôi. Vì sao như thế? Còn không phải là vì tiền ư! Giả như là họ đúng, thế thì bao nhiêu tiền tài cũng đều nên quy nạp về cho họ.
Người đời đều mê tài, mê sắc, mê danh, mê ăn, mê ngủ mà không biết đó là năm căn gốc đọa lạc của địa ngục. 
Thứ nhất là tham tài, xem của cải như mạng sống. Ðiều nầy chúng ta vừa mới nói qua rồi.
Thứ nhì là háo sắc. Trong nhiều gia đình, ông chồng có nhiều bạn gái, bà vợ cũng kết giao với nhiều bạn trai. Kết quả là họ náo loạn cả lên mà ly dị, rồi bỏ bê con cái, khiến chúng trở thành trẻ cô nhi. Con cái thấy cha mẹ bại hoại như thế, chúng bèn học y theo, rồi hậu quả lại càng không thể tưởng tượng nổi.
Thứ ba là háo danh. Có số người cảm thấy danh phận mình chưa có đủ tiếng tăm, bèn cố ý tạo cho tên tuổi mình được lừng lẫy. Nhưng đến khi làm cho tên tuổi mình vẻ vang xong, thoáng một cái là đã chết. Kể ra như Mao Trạch Ðông chẳng hạn, tên tuổi ông ta vang dội một thời. Quyền lực của ông so ra còn hơn cả thánh thần. Toàn dân Trung Hoa đều vơ vẫy cuốn sách Tiểu Hồng Sắc của ông. Ngay cả bùa chú của ngài Ðạt Lai Lạt Ma cũng không bằng như ông. Ðức Ðạt Lai Lạt Ma tuy biết niệm chú, nhưng so với Mao Trạch Ðông thì chú nầy cũng chẳng linh nghiệm được.
Ham muốn thứ tư là ăn uống. Lắm người tốn phí rất nhiều công phu nhằm để hưởng thụ cao lương mỹ vị hoặc thực phẩm béo bổ, dinh dưỡng. Như buổi tiệc thời Mãn Hán có cả 108 món, thật quá phí phạm của trời, quả là tổn phước, tổn thọ. Các vị nên cẩn thận và phải hiểu rằng: “Quân tử mưu đạo, bất mưu thực” nghĩa là người quân tử cầu Ðạo, không mưu cầu ăn uống. 
Ham muốn thứ năm là ngủ. Có số người không ham tài sắc danh lợi hay ăn uống, nhưng họ lại thích ngủ, ngủ bao nhiêu cũng chẳng thấy đủ.
Bởi vậy năm thứ ngũ dục nầy làm cho nhân tánh con người trở nên hồ đồ, linh hồn cũng như đã mất, rồi mê mê, mờ mờ mà chạy xuống địa ngục.

Giảng ngày 4 tháng 7 năm 1986

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa   KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 EmptyWed Mar 22, 2017 6:40 pm

Ngậm Ðắng Nuốt Cay - Sen Hồng Trong Lửa

Hởi các vị Thiện tri thức, thấm thoát Vạn Phật Thánh Thành đã trải qua mười năm rồi. Trong thời gian mười năm đó, chúng ta đã từng đối diện với biết bao là gian nan khốn khổ, trùng trùng vô tận, nhưng tôi đã không đi các nơi để phan duyên hay cầu cạnh. Tôi cũng không tìm mọi thủ đoạn để kết giao với xã hội, hoặc xã giao với các nhà quan chức, hoặc lấy lòng những người quyền quý. Có người giới thiệu tôi tới diện kiến thống đốc tiểu bang California và Tổng Thống Hoa kỳ, nhưng tôi đều từ chối. Không biết quý vị còn nhớ chăng?

Vào năm 1979, lúc Vạn Phật Thánh Thành làm lễ khai mạc, có hơn mấy trăm người từ Mã Lai đến. Ngoài ra, lại còn có các vị thiện nam, tín nữ từ các nơi như: Hồng Kông, Ðài Loan, San Francisco, Los Angeles cũng đến dự Pháp hội, tổng cộng cũng có tới vài ngàn người. Ngày hôm đó, câu gì mà tôi nói trước nhất với mọi người, tôi vẫn còn nhớ rất rõ. Tôi nói: “Cả đời tôi, tôi rất coi thường những người có tiền. Vì sao vậy? Bởi vì các vị có bao nhiêu tiền, thời các vị có bấy nhiêu nghiệp tội theo sau.” Nghe tôi nói như thế, có hơn cả trăm người đến từ Mã Lai bèn muốn tranh cãi với tôi. Họ nói: “Chúng tôi đến đây để ủng hộ Thầy, vậy mà Thầy còn mắng chúng tôi nữa. Chúng tôi đều là người có tiền, nếu nói vậy là không đúng rồi!” Họ muốn nói đạo lý với tôi, nhưng lại không dám công khai. Họ bèn đi thỉnh giáo vị đoàn trưởng kiêm cố vấn của họ là Pháp Sư Ðạt Ma Nan Ðà. Pháp Sư Ðạt Ma Nan Ðà sau khi nghe chuyện, Pháp Sư bèn quở trách họ: “Quý vị đã sống đến bảy, tám mươi tuổi rồi, nhưng đối với sự việc như vầy mà cũng vẫn không phân biệt được đúng sai. Lúc bấy giờ tôi ngồi bên cạnh Pháp Sư Tuyên Hóa, tôi cũng đã nghe mỗi một câu ngài nói đều là chánh pháp. Nếu quý vị muốn tranh cãi với Pháp sư Tuyên Hóa, vậy tôi không thể ở chung trong nhóm quý vị nữa. Hoặc là quý vị đi, hoặc là tôi đi!” Thấy vị cố vấn của họ phản ứng như thế, họ mới không đến tranh cãi với tôi. Pháp sư Ðạt Ma Nan Ðà đến dự Pháp hội lần đó là để nhận bằng Tiến Sĩ Danh Dự của Ðại Học Pháp Giới.
Phàm hễ ai đến Vạn Phật Thánh Thành, thì nên đem ra một phần công sức của mình để đảm nhận một số trách nhiệm. Tôi vốn hai bàn tay trắng, nghèo xác nghèo xơ. Tôi đã trải qua không biết bao nhiêu gian nan khốn khổ mới sáng lập được Vạn Phật Thành, nhưng tôi không bao giờ than khó khăn hoặc cầu xin người tiếp viện, mà cũng không đi hóa duyên kêu gọi quyên góp. Bây giờ tôi đã thoái vị về hưu, thầy Phương Trượng mới lên nhậm chức, về sau ông ta làm gì thì làm, tôi không quản đến, bởi vì “bất kỳ tại vị, bất mưu kỳ chánh,” không còn tại chức thì khỏi lo việc chánh quyền.
Các vị cư sĩ khi đã đến Vạn Phật Thành rồi, chớ nên tìm tiện nghi hay lợi dụng cảnh nhà chùa. Hoặc mình có lòng tham so ra còn nhiều hơn người xuất gia, cả ngày cứ niệm chú “tham” và chú “tranh,” rồi bảo là Vạn Phật Thành đối với quý vị không có từ bi. Quý vị đến Vạn Phật Thành mà để tham, để tranh, vậy là quý vị đã tìm lầm đối tượng rồi.
Phàm người nào quy y tôi, nên tự nghĩ rằng: “Vạn Phật Thành sẽ cho mình bao nhiêu? Còn mình sẽ cống hiến cho Vạn Phật Thành bao nhiêu?” Ðừng đến đây để chỉ trích rằng Vạn Phật Thành đối xử tệ với quý vị. Vậy rốt cuộc là quý vị cống hiến cho Vạn Phật Thành được bao nhiêu rồi? Một khi quý vị hiểu rõ được điều nầy thì trong lòng quý vị mới được yên.

Giảng ngày 5 tháng 7 năm 1986

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa   KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 EmptyThu Mar 23, 2017 10:35 am

Muôn Chết, Ngàn Sống, Trăm Mài Luyện
 
“Vạn tử thiên sanh bách ma luyện” nghĩa là: Muôn chết ngàn sống trăm mài luyện, đây là câu đối liễn nói về cuộc đời tôi. Tôi đã trải qua trăm ngàn cay đắng mới có được Vạn Phật Thánh Thành, cho nên quý vị đừng phá hủy nó. 
Ðến năm mười lăm tuổi tôi mới đi học, và học cách viết đối liễn. Tôi rất ưa thích môn đối liễn nầy. Ngay từ ban đầu tôi đã cảm thấy thân thiết với nó rồi. Lúc bấy giờ toàn ban trong lớp tôi có trên ba mươi học sinh. Khi họ làm câu đối không ra, họ đều tìm tôi giúp đỡ. Tôi bèn bắt chước theo nét chữ của họ mà làm câu đối dùm họ. Việc làm nầy không những đã huấn luyện lối suy nghĩ của tôi, mà tâm tư tôi cũng được mở rộng thêm ra. Tôi đi học được nửa năm lúc mười lăm tuổi, rồi đến mười sáu, mười bảy tuổi, tôi học được hai năm liền. Tôi học Tứ Thư, Ngũ Kinh tại trường tư thục. Năm mười tám tuổi là tôi bắt đầu dạy học. Một mình tôi dạy hơn 30 học sinh và tôi chia sẻ hết cho họ những gì tôi đã học. Học sinh đều là con em của những gia đình nghèo khó, cho nên tôi có nghĩa vụ dạy họ.
Một ngày kia, trong nhóm hơn ba mươi học sinh nầy, bỗng nhiên có khoảng hai mươi em phát bệnh dương mao đinh tức là mụt nhọt lông dê. Nói tới loại bệnh nầy là ai nấy cũng đều sợ khiếp vía. Vì nếu không trị bệnh kịp thời, nhất định trong ba ngày sẽ chết; còn nếu biết trị, bệnh sẽ khỏi ngay tức khắc. Bệnh nầy lúc vừa mới phát thì đầu đau rất khó chịu. Hồi đó tôi biết trị bệnh nầy. Tôi dùng một que diêm ấn ngay vào miệng của mụt nhọt trên ngực, nếu nó lõm xuống mà không phình trở lại, thì biết đó là bệnh nhọt lông dê. Và phải lập tức dùng dùi đâm vào thịt và khều ra phía trước, rồi dùng dao cắt bỏ miếng thịt đó. Chúng ta sẽ thấy trong miếng thịt đó có rất nhiều lông, còn chỗ bị mổ chỉ rịn ra chút ít máu thôi. Nhất định là phải chữa trị theo phương pháp đó; nhọt phía trước ngực thì khều ra bảy lần, mụt phía sau lưng thì khều ra tám lần. Quý vị sẽ hỏi là tại sao phải làm như thế? Ðừng hỏi tôi. Tôi ham học, nhưng tôi không cầu hiểu sâu xa. Tôi cũng không biết vì duyên cớ gì, nhưng hễ khều ra như thế rồi thì bệnh sẽ lành hẳn.
Tôi có một chú học sinh rất dễ thương, chú chẳng những biết giữ đúng quy củ, mà còn chăm học, thông minh lại biết chuyện. Tôi chọn chú làm trưởng lớp và cũng lo nuôi dưỡng dạy dỗ nó. Chú bé cũng mắc bệnh lông dê nầy. Có câu nói rằng: “Quan tâm tắc loạn,” khi lo lắng quá, ắt sanh rối loạn. Vì quá quan tâm cho tình trạng của nó mà tôi trở nên sốt ruột. Rồi chiều hôm đó, sau khi tan học, chính tôi cũng mắc bệnh nầy! Bệnh nầy cũng có quỷ, có vi trùng truyền nhiễm. Người ở vùng núi non mà mắc bệnh nầy thì chết rất mau.
Người khác bị bệnh thì tôi có thể mổ xẻ, nhưng tôi không thể tự cầm dao để cắt thịt mình. Tôi có thể tự mổ mụt nhọt phía trước, nhưng không thể làm được ở phía sau lưng mình. Bây giờ biết làm sao đây? Ðầu tôi đau nhức như sắp nổ tung ra, tôi tự nghĩ: “Mình muốn hiến thân cho Phật Giáo, nhưng bây giờ lại mắc bệnh như thế nầy, nhất định là phải chết thôi.” Bởi vậy tôi bắt đầu nói lời ma quỷ, mà cũng có thể nói những lời thần thánh hoặc lời Bồ Tát. Quý vị nghĩ sao thì nghĩ, vì cũng có thể là tôi nói lời hồ đồ hay lời đàm tiếu vậy. Tôi thầm nghĩ trong lòng: “Mình hiến thân cho Phật Giáo, nếu Phật không dùng thì mình chết đi cũng cam; còn nếu có thể dùng mình, thì dù cho mình không thể khều mụt nhọt ra được, nhưng bệnh nầy cũng sẽ lành lặn mà.” Nghĩ thế rồi tôi miễn cưỡng ngủ thiếp đi. Ngủ một lúc, tôi giật mình tỉnh dậy vì như bị nghẹt thở. Tôi ngủ mà cảm thấy đầu óc mình to lớn ra, lại khó thở như có gì vương vướng trong cuống họng. Tôi ráng sức ho và khạc ra một cục lông. Sau đó, bệnh mụt lông dê của tôi không cần mổ xẻ mà cũng khỏi. Ðó là lần thập tử nhất sanh khiến tôi xém chết.
Hôm nay tôi nói với quý vị nghe về duyên khởi của câu đối liễn “muôn chết, ngàn sống, trăm mài luyện” như trên. Bây giờ tôi đã về hưu, nếu nhớ được chút nào thì tôi kể lại cho quý vị nghe chút nấy vậy.

Giảng ngày 6 tháng 7 năm 1986

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa   KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 EmptyWed Mar 29, 2017 6:51 pm

Học Giới Luật Như Thế Nào?
Hỏi: Chúng con hy vọng Sư Phụ sẽ chỉ dạy chúng con làm thế nào để Chánh Pháp được trụ thế lâu dài.
Đáp: Nếu quý vị có thể không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ vậy là làm cho Chánh Pháp trụ thế đó.
Hỏi: Chúng con không biết phải học giới luật như thế nào?
Đáp: Lục Đại Tông Chỉ của Vạn Phật Thánh Thành là giới luật đấy. Tức là:
Không tranh thì không phạm giới sát. Vì sao phải sát sanh? Bởi vì muốn tranh. Anh tranh tôi đoạt thì sanh ra hành vi giết người, phóng hỏa. Không tranh thì không sát, như vậy là giữ được giới không sát sanh.
Không tham thì không phạm giới trộm cắp. Tại sao muốn trộm cắp? Thì đều bởi vì tham. Tham muốn vật của người làm của mình. Nếu không tham thì có thể giữ được giới không trộm cắp.
Không cầu thì không phạm giới dâm. Người nam truy tìm người nữ, đó là cầu; người nữ truy tìm người nam cũng là cầu. Cầu không được thì thần hồn điên đảo, thậm chí trong giấc mộng vẫn còn truy cầu, thân tâm không yên.
Không ích kỷ tự tư thì không phạm giới vọng ngữ. Tại sao phải vọng ngữ? Bởi vì muốn bảo vệ lợi ích riêng tư của mình, cho nên đi đến đâu thì gạt người và nói dối đến đó. Nếu mình không ích kỷ, dù ở đâu mình cũng có thể nói lời chân thật và không có chút hành vi lừa dối nào.
Không tự lợi thì không phạm đến giới rượu. Người uống rượu cho rằng uống rượu có thể làm cho máu huyết lưu thông, có lợi cho thân thể, nhất định sẽ được mạnh khoẻ. Như người say cảm thấy nhẹ nhàng lâng lâng như đã thành thần, thành tiên. Đó đều là vọng tưởng của người uống rượu. Họ đang bị sự tự lợi tác quái đấy.
Không vọng ngữ, trong năm điều kể trên đã bao hàm luôn cả vọng ngữ rồi. Tuy nhiên, vì để mọi người đề cao cảnh giác, tôi đặc biệt nhấn mạnh đến chỗ xấu xa của vọng ngữ. Bởi vậy tôi mới nhắc nhở thêm mục nầy. 
Nếu như ai nấy đều thật sự không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ, thì xã hội nhất định sẽ được an ninh, gia đình nhất định sẽ được hạnh phúc.
Nếu người người trên thế gian chịu nghiêm chỉnh giữ gìn năm giới, không có những hành vi như: sát sanh, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ, và nghiện rượu thì họ sẽ không có phiền não, không có lo nghĩ, ưu sầu. Cho nên nói Lục Đại Tông Chỉ nầy là pháp môn tối diệu, lại cũng có thể nói là:
“Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp.
Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ.
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì.
Nguyện giải tố nhân chân thật nghĩa.”

Tức là Pháp vi diệu rất sâu vô thượng. Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp. Nay con thấy nghe được thọ trì. Nguyện hiểu chân nghĩa cách làm người.

Tôi xin nói thêm một câu nữa, như thân làm Phật tử, mức độ thấp nhất là phải nghiêm giữ năm đại giới cơ bản nầy và thực hành theo một cách triệt để, như vậy chúng ta mới được an lạc và tự tại. Giả như năm giới nầy mà không giữ được, thế thời 250 giới của Tỳ Kheo, 348 giới của Tỳ Kheo Ni lại càng khó giữ hơn. Cho nên tại rừng Ta-la song thọ, lúc Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni sắp nhập Niết Bàn, Ngài đã nói với Tôn giả A Nan rằng: “Lấy giới luật làm thầy.” Do đó, chúng ta biết rằng giới luật thật là trọng yếu biết bao!


Giảng ngày 7 tháng 7 năm 1986

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa   KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 EmptyMon Apr 10, 2017 11:31 am

Vận Chuyển Càn Khôn - Thủ Trì Giới Luật 
Dù hiện nay đang là thời kỳ Mạt pháp, nhưng các Phật tử nên phát khởi tinh thần và lập chí nguyện Kim Cang bất hoại của mình, ngõ hầu chuyển Mạt pháp thành Chánh pháp. Chúng ta nên làm một người Phật tử chân chánh. Nếu mọi người đều chân thật làm theo, tức sẽ chuyển được Mạt pháp thành Chánh pháp. Còn nếu tín đồ Phật Giáo không biết nhận thức, không thật tâm hành trì Phật Pháp, thế thì ngay cả Chánh pháp cũng sẽ chuyển thành Mạt pháp. Vì sao vậy? Vì hễ người chánh thì pháp sẽ chánh, người nghiêng lệch thì pháp cũng sẽ nghiêng lệch. Người nghiêng lệch là người không đi theo con đường chánh lộ. Họ không giữ giới luật, nhưng lại đi tìm chỗ sơ hở của giới luật. Cũng giống như pháp luật là để duy trì an ninh cho xã hội, nhưng có một số người chuyên tìm kẻ hở của luật pháp để làm những việc phạm pháp. Như vậy ngay cả pháp luật cũng không còn tồn tại, cho nên thế giới mới bị ảnh hưởng mà bại hoại.
Thân là Phật tử, nếu chúng ta không thật lòng vì Phật giáo mà nỗ lực công tác và hy sinh, thế thì Phật giáo làm sao phát dương quảng đại cho được? Chúng ta muốn phát dương Phật giáo, chứ không phải muốn học mấy bài chú, học có được thần thông, học Mật Tông, hoặc học những thứ kỳ quái lạ lùng, hoặc học quỷ nhập thân, lên đồng, hoặc học vẽ bùa, vẽ ngải. Cho nên điều trọng yếu nhất là phải học giới luật của Phật đã lưu lại. Nếu chúng ta có thể y theo giáo điều mà tu hành, vậy là Chánh pháp sẽ trụ thế. Nếu ai nấy cũng không giữ giới luật của Phật thì đó là Mạt pháp. Vì “Nhất thiết duy tâm tạo,” tất cả đều do tâm tạo ra, cho nên pháp là ở ngay trong tâm con người. Tại sao con người lại đi đến thời kỳ Mạt pháp? Bởi vì nhiều người phạm giới, ít kẻ giữ giới; người biết giới luật thì nhiều, nhưng kẻ hiểu rõ giới luật thì ít, nên khiến người ta mơ hồ lẫn lộn. Quý vị bảo là người đó hiểu rõ, nhưng ông ta lại không hoàn toàn hiểu rõ. Nếu quý vị nói ông ta không hiểu rõ, nhưng ổng lại biết chút ít ở bề ngoài, chỉ hiểu lơ mơ một phần nào đó thôi.
Giới luật là gì? Là “chỉ ác phòng phi,” tức là dừng ác ngăn lỗi, là giúp chúng ta không làm mọi điều ác, và ngăn ngừa tất cả lỗi lầm. Cũng tức là “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành,” không làm các việc ác, mà làm tất cả việc lành.
Mọi người đều hiểu Năm giới của Phật dạy là trọng yếu. Vả lại giới luật cũng có mối quan hệ thân thiết với mỗi cá nhân chúng ta. Nếu quý vị giữ quy củ, không phóng dật, buông lung tức là tự tánh của quý vị đang gia tăng thêm trí huệ. Giữ giới luật thì có thể phát sanh định, một khi sanh định tức là có trí huệ. Nếu không giữ giới thời không có định, mà hễ không định thì sẽ không có trí huệ. Giữ giới ví như bầu trời quang đãng, vạn dặm không gợn mây. Nếu không giữ giới: Sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, uống rượu, làm bậy nói càn, đó cũng ví như trên không trung đang trong sáng lại xuất hiện đám mây đen. Hễ một khi mây đen xuất hiện thì nó sẽ che khuất mặt trời, vậy là quý vị sẽ không thấy được ánh sáng. Không thấy được ánh sáng quang minh, đó chính là đen tối hắc ám; mà hắc ám chính là ngu si vô minh. Đến nỗi mất cả thân người, rồi chui vào bụng heo làm heo, vào bụng trâu làm trâu, vào bụng ngựa làm ngựa. Đó đều là do những thành tựu khoa học, những thành quả của sự thí nghiệm trong công xưởng hóa học của tự tánh con người.
Người giữ giới là người thanh tịnh được tự tánh và quét sạch hết cái đen tối trong tự tánh. Người không giữ giới thời sẽ có trùng trùng vô tận những đám mây đen. Một ngày không giữ giới, là một ngày sanh thêm nhiều mây đen.
Người không giữ giới, bởi tự tánh của họ đang sanh mây đen ô nhiễm. Nếu quý vị không giữ giới luật thì đâu phải là người khác bị thương, mà chính tự tánh của quý vị bị thương tổn đấy. Cho nên quý vị nhất định phải nghiêm trì giới luật. 
Quý vị có thể giữ giới được thì là Chánh pháp, còn không giữ giới tức là Mạt pháp.
Giảng ngày 9 tháng 7 năm 1986

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa   KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 EmptySat Apr 15, 2017 11:35 am

Không Được Lấy Công Để Báo Thù Riêng
 
Trong giáo lý nhà Phật, đối với người hoặc đối với sự việc, chúng ta đều nên dựa vào Tứ Vô Lượng Tâm: Từ Bi Hỷ Xả để làm căn bản. Khi xử lý việc gì, chúng ta có thể dùng hai cách: chiết và nhiếp. Ví như một vị Tỳ Kheo có tánh xấu ác thì mọi người có thể chiết tẩn, bỏ mặc ông ta, chẳng màng để ý đến ông ta nữa. Đó là đối với vị Tỳ Kheo cực kỳ khó giáo hóa. Nếu có số Tỳ Kheo vì cố ý hay vô tâm phá giới và hũy hoại giáo pháp, lúc đó các vị Tỳ kheo trì giới nên đem tấm lòng vô lượng từ, bi, hỷ, xả mà giúp đỡ họ. Nhưng có lúc lại dùng phương pháp “khu khiển” đuổi đi, như đổi chỗ cho người phạm tội ở riêng, hầu để sám hối, sửa lỗi thành người mới. Cũng có khi dùng pháp “ha trách,” tức là la mắng, khiển trách một cách nghiêm khắc. Nhưng chúng ta không được lấy chuyện công để báo thù riêng. Chúng ta không thể vì có mối bất hòa với người, rồi bèn bới lông tìm vết, cố ý tìm lỗi họ. Chúng ta nhất định phải dùng lòng ngay thẳng, không ân oán, và cũng không đem tâm thiên lệch riêng tư để chủ trì, xử sự chuyện công. Nếu lấy chuyện công để báo thù riêng, ví như vừa thấy mặt ông ta là quý vị phản đối ngay, đó là một lỗi lầm lớn, hết sức sai trái. Tỷ dụ như quý vị thấy người nào đó không hợp nhãn, bèn chém hắn bên phải, búa hắn bên trái, thiếu chút nữa là bổ cho hắn chết, để trả thù rửa hận! Đó là đại sai lầm! Chúng ta nghiên cứu kinh Phật thì phải đại công vô tư. Chúng ta hoàn toàn vì giúp người, mà vận dụng hai phương cách “chiết, nhiếp,” hoặc là nghiêm khắc la trách, hoặc dùng lời lẽ mềm dịu để khai đạo dẫn đường cho họ. Đó cũng đều là những phương pháp giúp người.
Nhất là khi đến đâu, chúng ta chớ nên nói người nầy làm như vậy không đúng, người kia làm như thế lại cũng không đúng, Nếu nói vậy là mình đã phạm lỗi nhân quả rồi. Chúng ta nên vận dụng lòng đại công vô tư, từ bi hỷ xả của mình. Nếu biết vận dụng hai cách chiết nhiếp thì ta là thiện tri thức. Nếu ai không biết dùng thì là ác tri thức.
Sai một ly thì trật đi ngàn dặm đấy! Không làm sai là hợp pháp, còn làm sai là bất hợp pháp rồi. Mà hễ bất hợp pháp, tức là tạo nghiệp tội, càng tạo tội thì nghiệp càng thâm sâu. Tội nghiệp càng thâm sâu, oán hận càng tăng gia. Đối với Phật Giáo, một khi đã kết oán thì tương lai sẽ không thoát khỏi. Tóm lại là bị nghiệp buộc chặt vào thân. Quý vị có muốn tu hành, nhưng ma chướng lại tìm đến. Vì sao? Bởi quý vị không công bằng. Nếu mình công bằng thời tất cả đều tốt lành, đều như ý. Nếu mình không công bằng thời phiền phức sẽ xuất hiện.


Giảng ngày 20 tháng 7 năm 1986

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa   KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 EmptyTue Apr 25, 2017 10:49 am

Lòng Ích Kỷ Là Tảng Đá Vướng Chân Người Tu Đạo
 
Người tu đạo như chúng ta dễ phát tâm dũng mãnh, nhưng khó mà lập chí cho vĩnh cửu lâu dài. Đó cũng là nói, phát tâm nhất thời, ai cũng có thể làm được đến nơi đến chốn. Nhưng nếu ngày ngày mà năng chiếu soi chí nguyện và tông chỉ của mình để làm theo, tức là điều không dễ làm.
Bởi vì con người không thể giữ tâm được thường hằng bất biến. Dẫu biết rõ tu hành vốn là việc tốt, nhưng sau một thời gian lâu thì chúng ta lại giải đãi lười biếng. Chúng ta quên mất tâm đạo, rồi để lòng tự tư ích kỷ của mình nắm hết quyền hành. Người tu đạo nếu dứt trừ được lòng ích kỷ, thì sẽ không có vấn đề gì và phiền phức gì cũng không còn. Nếu quý vị không có tâm ích kỷ, quý vị cũng sẽ không tranh, sẽ không tham, và sẽ không có mong cầu. Quý vị cũng sẽ không có cái ngã to lớn, cũng sẽ không nghĩ đến lợi lạc cho riêng mình và càng sẽ không vọng ngữ.
Vì sao chúng ta có quá nhiều tật xấu như thế? Là bởi cái tâm tự tư ích kỷ tác quái đó. Kẻ thù của người tu đạo là ai? Thật ra, kẻ thù thật sự không phải là Ma Vương, mà là tâm tự tư ích kỷ. Tâm ích kỷ của mình chính là ác tri thức của ta. Nó khiến cho chúng ta quên mất tâm đạo. Một khi lòng ích kỷ riêng tư nổi lên, nhất cử, nhất động, từng lời nói, từng việc làm của mình cũng đều là ích kỷ. Bởi vậy mình làm việc gì cũng không thành công, làm chuyện gì cũng bị hư hại. Mà nếu có thành công thì cũng là hư vọng, bởi sự thành công đó không phải là mình đạt được từ trí tuệ, công đức chân thật.
Con người vì sao không có trí tuệ chân chánh? Cũng bởi có lòng tự tư ích kỷ, cho nên từ thủy tới chung, người ta không thể đạt được trí tuệ chân chánh. Thời gian lâu dần, người tu hành bị thối lui tâm đạo, rồi quên mất chí nguyện phát tâm ban đầu của họ. Cho nên họ cứ trì kéo, dây dưa không dứt khoát hẳn hoi. Đó chính là đại chướng ngại của người tu đạo. Đại chướng ngại đó từ đâu mà sanh ra? Là từ lòng ích kỷ phát sanh. Nếu quý vị có thể giác ngộ được những câu nói trên và đuổi mấy con trùng lười biếng giải đãi chạy hết, như thế quý vị sẽ đạt được mối thu hoạch to lớn.


Giảng ngày 28 tháng 7 năm 1986

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa   KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 EmptyWed Apr 26, 2017 11:02 am

Bản Sắc Người Phật Tử - Cương Trực Không A Dua

Tại Vạn Phật Thánh Thành, ai ai cũng không được nịnh hót, nói những lời tâng bốc người khác. Trong quá khứ, tại sao có một số người đã hoàn tục? Bởi vì họ thích được nịnh hót cho " đội mũ cao" đến đấy, đó là một hành vi xấu xa nhất. Tông chỉ của tôi vốn là không tán thán khen người, mà cũng không cố ý phỉ báng chê ai. Những lời tôi nói đều là sự thât, không thêm, cũng không bớt. Bởi vậy, tại Vạn Phật Thành đâu có ai nói hai tiếng "cám ơn", gọi là "Trực tâm thị đạo tràng", tâm ngay thẳng chính là nhà chùa đó!

Tại Vạn Phật Thành, chúng ta không nói một chút nhân tình gì. Chúng ta hoàn toàn chỉ nói về Phật Pháp, chứ không đem Phật Pháp ra để tống tặng theo lối thế thái nhân tình, tức là để lấy lòng người. Tôi cũng không cho phép đệ tử quy y tôi đến đâu là nịnh nọt, cho người "đội mũ cao". Lúc tôi mới mua Vạn Phật Thánh Thành, những đệ tử quy y tôi đều sợ đến gần tôi. Họ sợ tôi lôi thôi muốn quyên góp tiền của. Họ bảo là: "Chỗ đó sao mà lớn quá! Coi bộ trong vòng một năm, nhất định là ổng sẽ đóng cửa phá sản cho coi!". Song, tôi vẫn một mực ấp ủ ba đại tông chỉ:
"Rét chết không phan duyên,
Đói chết không hóa duyên,
Nghèo chết không cầu duyên."

 
Tôi cũng không đê đầu, khúm núm với ai hết. Tôi nói với quý vị một cách thật thà rằng: Tôi chẳng những không đê đầu với người, mà khi đảnh lễ Phật, Bồ Tát, tôi cũng không bao giờ nói: "Bồ Tát ơi! Xin Ngài giúp con! Lần nầy con không xong rồi..." Kể như là vừa khổ, lại vừa gian nan, nhưng tôi cũng tự mình gánh vác vượt qua, chứ không để người ta biết. Bộ tôi muốn xin sự thương hại của người ta à! --- người xuất gia gì mà như vậy ư! Bởi nhờ vào tinh thần nầy tôi mới dám nói: "Không cho phép San Francisco động đất."

Giảng ngày 29 tháng 7 năm 1986

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa   KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 EmptyFri May 26, 2017 12:37 pm

Chủ Quan Trí Năng Thúc Đẩy Động Lực 
Động lực thúc đẩy trí năng chủ quan, phương pháp giảng kinh nầy trước đây chưa hề có, nhưng không thể nói là sau nầy sẽ tuyệt hậu, không còn nữa. Theo phương pháp nầy, mỗi cá nhân đều có thể phát huy kiến giải của riêng mình, để nói ra tiếng nói của lòng mình và biểu hiện trí tuệ của chính mình. Tôi đã nghe quý vị nói pháp nhiều lắm rồi, tuy không thể nói là tôi gặt hái được nhiều điều hay, nhưng tôi được ích lợi cũng không phải nhỏ.
Hơn mười năm qua, mỗi ngày tôi đã làm thầy giảng kinh thuyết Pháp cho quý vị. Vậy bây giờ tôi là học sinh vỡ lòng theo quý vị học tập. Điều nầy thật là không thể nghĩ bàn! Làm thầy rồi lại làm trò. Nhưng nếu tôi đóng vai làm thầy giáo thì tôi sẽ không thể làm được vậy. Quý vị cần nên chú ý về điểm nầy!
Nếu quý vị không ra giảng Pháp, vậy tôi xin khấu đầu, đảnh lễ quý vị. Còn nếu quý vị vẫn không chịu đi ra thì tôi quỳ. Bây giờ có nhiều người tranh nhau lên giảng kinh trước. Công phu nầy không phải một sớm một chiều mà có được. Nghe quý vị giảng Pháp, tôi như được pháp vị cam lồ và pháp hỷ sung mãn. Những bài giảng của quý vị hôm nay, mỗi người đều có chỗ ưu điểm (sở trường) và khuyết điểm (sở đoản) của mình. Quý vị nên cùng nhau hỗ tương ngắt dài bù ngắn, đem cái hay của người để bù đắp cho cái dở của mình, đó là dùng theo biện pháp “chiết trung.” Nếu cảm thấy mình nói có đạo lý thời càng nên tự khích lệ mình thêm lên. Còn nếu mình giảng không bằng như người ta, vậy thì đừng ngại gì mà không lấy cái hay sở trường của người mà bổ túc cho cái dở sở đoản của mình. Đó là tinh thần học tập để mình ngày càng thêm phát triển.
Nhất là đừng tự mãn, tự khoe khoang, sanh tâm tự kiêu ngạo, bằng không thì đó sẽ trở thành những nhân duyên chướng đạo mình đấy. Cho nên mọi người càng nên tập trung, lấy trí huệ của mọi người làm trí huệ mình, lấy kiến giải của mọi người làm kiến giải mình. Mỗi cá nhân có thể nghe được nhiều người khác phát huy trí tuệ vốn có riêng biệt nhau. Phương pháp nầy xưa nay chưa có, nhưng tương lai về sau thì nào ai biết được.
Lại nữa, về cách thức thỉnh Pháp, trên căn bản, dù chúng ta giảng Pháp ở đâu thì cũng nên có người thỉnh Pháp. Nhưng hiện nay có một số người chỉ biết giảng Pháp, mà không biết xin thỉnh Pháp. Bây giờ Vạn Phật Thành dùng phương cách thỉnh Pháp nầy để trùng tân khiến hưng thịnh trở lại, ngõ hầu khôi phục lại những quy chế của Phật đã đặt ra.
Nghiên cứu Phật Pháp là chúng ta nên “tinh ích cầu tinh,” đã tinh thông còn muốn tinh thông hơn, mỗi ngày nên cầu tiến bộ hơn. Đừng thấy khó rồi rút lui, vì nếu vậy chúng ta vĩnh viễn sẽ không thể nào hiểu rõ được Phật Pháp. Cho nên mỗi người đều có cơ hội để giảng kinh, mỗi người đều có dịp nói lên những lời công đạo hợp lý. Nói lời công đạo, tức là chúng ta không cần phải tâng bốc, thổi phồng nhau, hoặc đề cao, nịnh bợ lẫn nhau. Nếu không, chúng ta sẽ không thể nào hiểu rõ được ý nghĩa chân thật của Phật Pháp. Ở đây chúng ta nên thật thà, nên nói lời chân thật và nói về chân lý. Chúng ta nên nói tóm tắt, đừng nói vòng vo tam quốc, thêu hoa dệt lá. Chỉ cần chúng ta giảng giải chân nghĩa của kinh điển cho rõ ràng, vậy là được rồi.
Khi nghe người giảng kinh xong, thính chúng nam nữ mỗi bên nên cử ra một người để tóm tắt phê bình. Phê bình đây không phải là với ác ý, mà là thiện ý và bình luận có tánh cách xây dựng. Nếu ai giảng không đúng, quý vị cũng có thể nêu ra để sửa đổi cho đúng. Đó là mài dũa, trau dồi, để cùng nhau sửa chữa những kiến giải không đúng. Bởi vì người trong cuộc thường mê muội, còn kẻ bàng quan thì thường tỉnh táo hơn. Nhưng không được nịnh hót, cho người ta “đội mũ cao”.
Quý vị phải “đơn đao trực nhập,” nói ra một cách thẳng thừng và “khai môn kiến sơn,” đi ngay vào vấn đề. Nếu cảm thấy chỗ phê bình không hợp lý, quý vị cũng vẫn có thể nói lên. Đây không phải là biện luận, mà nên như “nhất châm kiến huyết” là nói ngắn gọn, đúng ngay điểm quan trọng để nêu ra chỗ không đúng. Thế mới có thể như là rèn luyện trong lò lửa lớn để được vàng tinh chất. Cũng như tại chùa Thiếu Lâm, hành giả phải vượt qua đám người gỗ, nơi đám người gỗ nầy mà rèn luyện để được công phu chân thật. Nếu không thể vượt ra trận đánh, tức là họ phải luyện lại từ đầu. Nếu đánh thoát ra được, tức là họ có thể ở thế gian cưỡi mây đạp sóng để hoằng dương Phật Pháp. Đây là biện pháp tốt có thể phá trừ được tướng ngã. Đừng nên cho rằng vì người ta phê bình mình, rồi mình cảm thấy xấu hổ, hoặc là mình nêu ra khuyết điểm của người khác, nhưng lại sợ họ không chịu nỗi. Đây là chân cũng lại là chân, thật cũng lại là thật, thật thật thà thà, không được có một chút tạo tác tạp nhạp, bất tịnh nào.
Tôi tin rằng từ cổ chí kim, chưa có ai giảng kinh theo cách thức như vầy. Nhưng tại Hoa Kỳ thì đặc biệt khai mở theo phong cách khuôn phạm nầy. Hoa Kỳ là một quốc gia dân chủ, cho nên mọi người nên nói lời chân thật với cả tấm lòng chân thành của mình. Chúng ta hoằng dương Phật Pháp tại Hoa Kỳ, đi đến đâu cũng nên nói lời chân thật, thành thử chúng ta vào nước không bị chìm, vào lửa không bị đốt và không bị đao thương xâm phạm. Đừng giảng lời hư ngụy giả dối, không nói tốt để lấy lòng người, để khiến người ta có thiện cảm với mình. Tôi nói lời chân thật, dù cho quý vị giết tôi cũng không sao, chẳng hề chi. Chúng ta nên có tinh thần như thế để nói lời chân thật, dù mình có chết cũng là chết có ý nghĩa. Chúng ta nên có tinh thần bình luận như thế, chớ có lo trước ngó sau, nhút nhát rụt rè. Nếu không, chúng ta chẳng thể nào hiểu được Phật Pháp.
“Tổn pháp tài, diệt công đức,
Mạc bất do tư tâm ý thức.”
(Chứng Đạo Ca)

Làm hại Pháp, hủy diệt công đức,
Không đâu là không do tâm, ý, thức.

Tức là do tâm, ý và thức của mình sẽ hại chết mình. “Thị dữ thiền môn liễu khước tâm,” qua pháp thiền mà từ bỏ tâm. Cho nên người tham thiền không dùng tâm, ý, thức. Cái gì họ cũng không nghĩ, cũng không suy tưởng tới, nhưng lại thường tham thiền với câu “Ai là người niệm Phật?” Đây là họ đi ngược dòng trở về nguồn cội, tìm cho ra bổn lai nguồn gốc, mình vốn là thế nào? Đây gọi là: “Chuyên nhất tắc linh,” chuyên nhất tới cực điểm thì hoát nhiên thông suốt, khai ngộ và đạt được đại trí tuệ. Hiện nay có một số người giả mạo khai ngộ, hoặc tìm người chứng minh rằng mình đã khai ngộ rồi. Đó là vì ai nấy đều cho rằng khai ngộ là việc tốt, và người tu hành thì vẫn chưa quên được cái danh từ tốt nầy. Nếu bảo rằng người khai ngộ sau nầy sẽ biến thành chó, chắc người ta sẽ không nói là mình khai ngộ đâu! Tự xưng mình đã khai ngộ, vậy cũng như là người vô tri đến cực điểm rồi. Vì sao lại muốn tự quảng cáo để nói cho người khác biết. Như thế là có ý gì? Đó cũng vẫn là để phan duyên, tự mình khua chiêng đánh trống. Nếu thật sự hiểu biết thì mình sẽ không tìm cầu danh lợi, mình cũng không ích kỷ, tự lợi đâu. Mỗi người nên làm việc với tinh thần vì Phật Giáo, chứ không phải cái nầy cũng sợ, cái kia cũng sợ, sợ luôn cả lá cây rơi xuống sẽ làm vỡ đầu, bể óc mình.
Người giảng kinh nên nói tóm tắt vào chỗ trọng yếu, đừng nhây nhưa, rắc rối. Những lời quý vị giảng thì nhất định phải có liên hệ đến ý kinh. Quý vị không được mang giấy ghi sẵn tài liệu lên bục giảng. Khi rút thăm (thẻ tre có ghi danh), rút đến tên ai thì người đó nhất định phải lên giảng. Quý vị không được thoái thác, vì như thế là trái với pháp lệnh, là không tôn trọng pháp. Đây là một thiên mệnh, rút đúng tên ai thời người đó phải lên giảng. Nếu không lên giảng tức vị đó đã làm trái với pháp công cộng. Dù là vị nào đi chăng nữa, cũng không được nói rằng:
- Hôm nay tôi không nói đâu.
Ai có hành vi như thế, dù có giảng hay bao nhiêu, người đó cũng không được điểm nào hết. Nếu như không có chuẩn bị, nhưng quý vị lại thường lên giảng thì mới tính. Còn như quý vị có chuẩn bị để lên giảng thì không tính. Nếu quý vị lên giảng mà mang theo giấy tờ cũng không được điểm nào. Tại sao? Vì không hợp quy củ! Cầm giấy lên đọc, đó là lừa dối mọi người, chỉ thêm sự quấy rầy thôi. Bởi quý vị không chú ý nghe giảng nên mới đem giấy tờ bài bản theo. Ở đây chúng ta không phải là “Open Book Test” thi được mở sách.
Khi thuyết giảng: Nếu biết thì nói chỗ mình biết, không biết thời không được nói mình biết, đừng giả bộ. Nếu vốn không biết câu chuyện là thế nào, vậy ta đàm huyền thuyết diệu để làm chi? Đó cũng như là nuốt trửng cả sách vở chớ mình có biết gì, vậy nói ra đâu có giá trị chân chánh gì? Cho nên muốn có cái trí chân thật và kiến giải rõ ràng, thời đừng vẽ rắn thêm chân, làm chuyện dư thừa. 
Với phương pháp giảng kinh nầy, mỗi người sẽ tự phát huy trí huệ vốn có của mình. Lúc có người bên phía nam đang giảng trên bục, người kế tiếp nên ngồi dưới bục để chờ đến phiên mình. Bên phía nữ cũng vậy. Như vậy mọi người sẽ không vọng tưởng nghĩ ngợi rằng: “Kế tiếp sẽ đến phiên ai đây?” Nếu có người lên trước chờ thì sẽ khiến cho mọi người được yên tâm, còn tự người đó cũng có thể nhân cơ hội nầy mà an tĩnh chốc lát để chuẩn bị thuyết Pháp. Tuy nhiên, không phải ai ai cũng suy đoán: “Kế tiếp nữa sẽ đến phiên ai?” nhưng trong đại chúng cũng có người rất là sốt ruột, chẳng yên.
Thiên hạ bổn vô sự, dung nhân tự nhiễu chi.” Thế gian vốn không có chuyện gì, nhưng người ngu lại muốn tìm chút chuyện để làm. Bởi vậy, gặp tình cảnh nào họ cũng đều chấp trước hết. Phương pháp giảng kinh nầy vốn rất tự nhiên, người trí thấy trí, người nhân từ thấy nhân từ, người sâu sắc sẽ thấy sâu sắc, người nông cạn thì thấy nông cạn. Mỗi mỗi đều có sở trường riêng, đạo lý giảng thuyết của mỗi người cũng không giống nhau. Nay chúng ta sẽ thâu lấy hết các thứ khác biệt đó, rồi bỏ chung vào một lò để cùng luyện đúc, hầu tập hợp trí tuệ của chúng sanh để kết tập thành những suy tư hữu ích và sâu rộng. Như thế thì người không có trí huệ cũng biến thành người có trí huệ. Tại sao? Bởi chúng ta có nhiều cơ hội học tập và trí huệ sẽ dần dần phát sanh. Đấy là lúc mọi người lấy dài bù ngắn, căn cứ vào luận lý lôgíc và chân lý, chúng ta sẽ rất mau thâm nhập được kinh tạng, trí huệ như hải. Một khi đã có trí huệ như hải, dù gặp chuyện gì đi chăng nữa, chúng ta cũng có thể giải quyết dễ dàng như chẻ tre. Cũng như tấm gương chiếu rõ mọi vật, lúc việc đến thời đối ứng, việc qua rồi thời tĩnh lặng. Điều nầy đối với việc nghiên cứu Phật Pháp rất là trọng yếu vậy.
Còn một điểm nữa, lúc lên đài tập giảng, nếu quý vị có những lối nói theo kiểu quen miệng quen mồm, hoặc giả có chút cử chỉ gì không đàng hoàng thì cũng nên bỏ đi. Ở đây một mặt là học tập giảng kinh văn, một mặt là học tập cách diễn giảng trước đại chúng. Tôi thấy mọi người mỗi ngày một thêm tiến bộ, từ từ đi trên con đường chánh đáng. Lại nữa, người không biết tiếng Hoa, nhất định phải nói tiếng Hoa, và người không biết tiếng Anh, nhất định phải nói tiếng Anh.
Ở đây có rất nhiều người Tây phương, hồi trước họ cũng đâu có biết nói tiếng Hoa, nhưng vì bị bắt buộc học mà nay họ cũng biết được rồi. Tôi có một đệ tử rất thích ăn kẹo, nhưng cậu ta thà rằng không ăn kẹo chứ không muốn bỏ học nói tiếng Hoa. Bây giờ cậu ta đã nói được rồi đó. Ở đây người Tây phương nên nói tiếng Hoa, người Hoa thì nên nói tiếng Anh để cho ngôn ngữ đông tây cùng nhau giao lưu thành một khối. Mức độ tối thiểu là quý vị nên biết hai ngôn ngữ. Nếu quý vị có thể tiếp tục học thêm một chút nữa như tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý..., như vậy trong tương lai sẽ rất tiện lợi đối với việc đi ra ngoài hoằng dương Phật Pháp. Xin quý vị đừng bỏ sót điểm nầy.
Tôi rất là hổ thẹn vì tôi đã không biết các ngôn ngữ khác. Như mới gần đây, khi đi Indonesia, bởi không biết tiếng Nam Dương nên tôi như người điếc vậy. Quý vị là những người còn trẻ, bây giờ quý vị có cơ hội để luyện tập, tương lai quý vị sẽ làm trụ cột của Phật Giáo. Đó là kỳ vọng mà tôi đặt hết vào quý vị đấy.

Giảng ngày 6 tháng 8 năm 1986

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa   KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 EmptyThu Jul 13, 2017 6:59 pm

Trì Giới Có Khả Năng Đào Luyện Tự Tánh
 
Khi thọ giới rồi thì chúng ta cần phải giữ giới. Giới tức là: Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, nghĩa là: Không làm các việc xấu và làm tất cả việc lành. Giới cũng là: Chỉ ác phòng phi, nghĩa là: đình chỉ, ngưng làm các việc ác và phòng tránh phạm lầm lỗi. Sau khi thọ giới rồi, chúng ta phải dựa trên căn bản: “Chỉ ác phòng phi, chư ác mạc tác và chúng thiện phụng hành” mà làm theo, đó chính là chúng ta đang giữ giới. Từ trong tư tưởng cho đến hành động, chúng ta đều nên cố gắng tận lực để ngưng làm các điều xấu ác, và cũng đem hết sức mình làm các việc tốt lành để giúp đỡ mọi người. Trong mỗi thời mỗi khắc, nên tự đề phòng những tư tưởng, hành vi không hợp lý, không hợp pháp của mình. Đó là ý nghĩa của giới đấy. Phật tử giữ giới hãy nên chú ý điểm nầy. Như vậy quý vị có thể làm theo được không?
Sau khi quy y Tam Bảo rồi, quý vị lúc nào cũng nên giữ lòng cung kính đối với Phật, Pháp, Tăng. Bởi vì tất cả do tâm tạo, nếu tâm thường cung kính Tam Bảo, lâu dần tự nhiên nó sẽ hợp nhất cùng Tam Bảo thành Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo và Giới Bảo. Quý vị đã quy y Phật, khi gặp tượng Phật thì đều nên cung kính, lễ bái. Kinh Phật cũng nên được để phía trên các sách vở thế tục và đặt ở nơi chốn tôn nghiêm. Tốt nhất là những kinh Phật nên được để ngay ngắn một cách tôn trọng, đừng bỏ trên cầu thang, nơi lối người qua lại, mà nên để ở chỗ sạch sẽ. Giờ khắc nào chúng ta cũng nên tôn kính Phật, Pháp, Tăng và Giới, nhất là trong tâm cũng không nên có chút khinh mạn, xem thường.
Trì giới tức là thanh tịnh tự tánh của mình, là quét sạch hết tất cả những đám mây đen hắc ám trong tự tánh đi; không giữ giới tức là mây đen trùng trùng vô tận. Nếu chúng ta càng không giữ giới, mây đen sẽ càng nhiều thêm, giống hệt như mây đen trên bầu trời vậy. Người không giữ giới, tức là trong tự tánh đang sanh sản đám mây đen ô nhiễm. Mình không giữ giới, thế thì không phải là người khác bị thương, mà chính là tự mình thọ thương, tự tánh của chính mình bị tổn thương thôi. Cho nên chúng ta cần phải nghiêm giữ giới luật. Trì giới là Chánh pháp, không trì giới là Mạt pháp. 
Khi nghe giảng Phật Pháp, chúng ta không cần phải tham nghe cho nhiều. Điều trọng yếu chỉ là dừng việc ác, ngừa tội lỗi, năng biết và năng hành. “Không làm các việc ác, nên làm các điều lành,” là đủ rồi.
Lúc đức Phật sắp nhập Niết Bàn, Tôn giả A Nan đã hỏi Phật bốn vấn đề. Trong đó có một việc mà ông đã hỏi như: Khi Phật còn tại thế thì chúng con lễ bái Phật làm thầy, nhưng Phật nhập Niết Bàn rồi, chúng con nên lấy ai làm thầy? Lúc bấy giờ, Phật đã nói một cách trịnh trọng với chúng đệ tử xuất gia và tại gia rằng: “Lấy giới luật làm thầy.” Cho nên khi chúng ta niệm quy y, đó cũng là niệm quy y giới, tức là lấy giới làm thầy.
Quý vị muốn chân chánh học Phật Pháp thời phải lấy giới làm thầy, chứ không phải nói giới, giới, giới trên miệng lưỡi, mà giới phải ở ngay trong tâm. Người không phạm năm giới thì trong tâm sẽ quang minh xán lạn. Đối với người phạm giới, quý vị nghe họ nói chuyện là biết họ đang có quỷ ở bên trong, khiến họ không thể dương mặt dương mày để nói năng hùng hồn, đúng với lý lẽ. Sau lưng họ chắc có sợi dây để kéo, giống như quỷ đang giựt đuôi họ, làm cho họ e sợ đấy thôi!
Bất luận tôi đi đến đâu, không hiểu tại sao, dù tôi không có đeo súng đạn hay vũ khí gì trên thân, vậy mà những người tà lý, tà khí hễ thấy tôi là họ sợ sệt. Thậm chí họ sợ đến nỗi run rẩy, nơm nớp, ngay cả nói chuyện cũng không dám nói, nhìn cũng không dám nhìn mặt tôi. Hôm nay tôi nói cho quý vị biết là tại sao thế! Bởi vì họ không giữ giới, cả ngày cứ ở trong đám mây đen, ẩn trốn trong chỗ hắc ám tối đen, cho nên mới không thấy được ánh sáng. Không giữ giới là biểu hiện của Mạt pháp. Quý vị muốn hộ trì Chánh Pháp thì phải giữ giới. Giữ giới không phải là bảo người ta giữ, mà tự mình phải giữ. Không giữ giới thì tự tánh bị thương, mà hễ tự tánh bị thương tức là nhiễm ô, đen tối, giống như tấm gương bị rất nhiều bụi bặm che phủ, cho nên nó không thể soi chiếu ai được.
Tự tánh của chúng ta giống như tấm gương trong sáng vậy. Bổn nguyên của chúng ta đều có Đại Viên Kính Trí, Thành Sở Tác Trí, Diệu Quan Sát Trí và Bình Đẳng Tánh Trí. Tự tánh là quang minh vô lượng, sáng tỏ không lường, nhưng vì không giữ giới, thành thử ánh sáng quang minh không xuất hiện được. Cho nên ký ức của chúng ta cũng không tốt, cái gì cũng không tốt cả. Tại sao con người ngu si? Bởi vì không giữ giới. Hiện nay lại còn có những đứa bé tâm trí suy nhược, năng lực thấp kém, đó cũng bởi kiếp trước chúng không giữ giới cho nên mới ngu si như ngựa, như trâu, tuy có thân người nhưng không có trí người, chẳng những ngu si mà còn điên đảo nữa.
Cũng như hôm nay, có người đến hỏi tôi rằng: ông ta là Bồ Tát thuộc cấp địa thứ mấy? Vốn ngay đến bờ rìa của Bồ Tát, ông ta còn chưa rờ tới được, vậy mà lại còn hỏi mình là Bồ Tát cấp địa thứ mấy? Quý vị nói là có đáng thương hay không chớ? Loại người như vậy cũng đều là không giữ giới, cho nên thần kinh mới phát cuồng.
Phật là bậc đại trí tuệ, ai có đại trí tuệ thì sẽ giống y hệt như Phật. Nếu mình không thể thành Phật được tức là vì mình không giữ giới. Đời đời, kiếp kiếp Phật đều giữ giới, giới nhỏ như tơ hào Ngài cũng không phạm. Bởi vậy mà Ngài chứng đắc được thân Phật, có Ba Thân, Bốn Trí, Ngũ Nhãn, Lục Thông. Nếu mỗi người đều có thể “không làm các việc ác, vâng làm tất cả việc lành,” thời đó tức là giữ giới.

Giảng ngày 3 tháng 9 năm 1986


HT: Tuyên Hóa

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa   KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 EmptyTue Jul 18, 2017 4:49 pm

Nên Bình Luận Công Bình
 
“Trong các loại bố thí, bố thí Pháp là tốt nhất.” Đó là loại bố thí lớn nhất, vì nó có thể thành tựu được Pháp Thân Huệ Mạng cho con người, giống như thắp lên ngọn đèn sáng trước mặt người ta vậy. Do đó, đức Phật trong suốt cuộc đời, Ngài đã không làm việc gì khác, mà chỉ lo giảng Kinh, thuyết Pháp thôi. Chúng ta là đệ tử Phật, nếu không học giảng Kinh thuyết Pháp, không học nói lời chân thật, thế thì rốt cuộc chúng ta theo Phật để học cái gì?
Bây giờ mỗi buổi tối giảng kinh đều là do mọi người thay phiên nhau lên giảng, sau rốt lại còn có người bình luận tổng quát. Như vậy thì đây càng hơn là bố thí Pháp trong những cách bố thí Pháp. Những ai chưa đi vào con đường chánh lộ, quý vị cũng nên từ từ dìu dắt, giúp họ trở lại con đường chánh. Bởi vậy, bình luận như thế nầy là quý vị đang thực hành một phần nào theo Bồ Tát đạo.
Quý vị chân chánh muốn giúp đỡ kẻ khác, chân chánh muốn cho người ta được thành tựu mà thực hành bố thí Pháp thì đừng nên thờ ơ, chẳng chịu quan tâm đến ai; nếu không, thì không phải là người tu hành chân chánh. Nhớ lại lúc ban đầu, quý vị không ai muốn lên giảng, nhưng hiện nay thì biết nhận thức hết rồi. Khi quý vị lên giảng thì đừng sợ sệt, vì không có ai đánh hay giết hại quý vị đâu. Kể như đến lúc mình phê bình thì cũng là có thiện ý, chứ đâu phải có ác ý. Như: “Tôi cảm thấy người đó không đúng nên tôi phải áp đảo y.” Ngược lại, mình nên nâng đỡ họ, bởi mình không nỡ để họ ngã quỵ xuống. Quý vị cũng đừng có giống như: anh nhìn tôi, tôi nhìn anh, để rồi ai cũng sợ đi lên bình luận, phê phán. Kể như là quý vị bình luận không đúng đi, nhưng mọi người vẫn có thể nghe thấy cách nhìn, và quan điểm của quý vị. Chúng ta nên “tinh ích cầu tinh,” nghĩa là đã tinh thuần rồi mà vẫn muốn tinh thuần hơn nữa, để không còn một mảy cặn bã nào, giống như luyện vàng tinh trong lò lửa lớn, nó phải thuần nhất chứ không được lẫn lộn với các chất tạp nhạp khác.
Hiện nay quý vị cảm thấy việc nầy không trọng yếu, nhưng tương lai khi quý vị ra ngoài hoằng Pháp, lúc đó quý vị mới biết tánh cách trọng yếu của nó. Quý vị giảng sai một chút là có thể khiến cho người ta thối thất tâm Bồ Đề rồi. Còn nếu giảng đúng, là quý vị làm cho người ta phát Bồ Đề tâm. Vì vậy, bây giờ chúng ta nên luyện tập một cách thật thà. Chúng ta không nên thêu dệt vòng vo, hoặc nói tràng giang đại hải như là viết văn chương, chỉ cần mình giảng ra được cái nghĩa lý trọng yếu của kinh văn là được rồi.

Giảng ngày 28 tháng 9 năm 1986 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa   KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 EmptySat Jul 22, 2017 3:16 pm

Rèn Luyện Trí Tuệ

Trong Pháp hội giảng kinh nầy đây, ai ai cũng đều có cơ hội lên thuyết giảng, cho nên trí tuệ của mỗi người cũng được xuất lộ ra, mà cái ngu si của mỗi người cũng bày lộ ra luôn. Người mà thật sự có trí tuệ, dù họ muốn giấu, giấu cũng không lâu đâu. Ban đầu họ có thể ẩn giấu khoảng năm ba ngày, song lâu dần thì họ cũng đâu có giấu được. Và ngược lại, người ngu si vốn muốn giả vờ rằng mình thông minh, rồi làm ra vẻ thông minh. Nhưng dù họ cố gắng học tới học lui gì thì cũng đâu có được tự nhiên. Đây mới là cuộc khảo sát thật sự! Bây giờ chúng ta lại tăng thêm mục bình luận sau chót nữa. Nếu quý vị nói hưu nói vượn gì thì vẫn còn có người phê bình quý vị. Nhưng người bình luận không được lôi thôi, nói dài hơn cả người giảng Pháp.

Chúng ta hãy nhìn xem, những bậc cổ nhân bình luận văn chương như là “họa long điểm tinh” tức vẽ rồng điểm mắt, họ chỉ dùng vài chữ đơn giản mà đầy đủ, bao la vạn hữu. Vậy thì chúng ta không cần phải “họa xà thiêm túc” tức vẽ rắn thêm chân, hoặc giả “vẻ người còn vẻ cả ruột gan” nữa.
Mọi người hãy nên xem xét kỹ, rằng: người đó lên phê bình có chính xác không? Ý kiến của người đó là thật, hay là giả. Người đó có đúng như là người chỉ đường không? Mà y chỉ đúng hay là không đúng?
Chúng ta ngày ngày rèn luyện trong lò lửa hồng, thành thử một chút cặn bã, chút tơ hào nhơ bẩn gì cũng không còn. Nếu mình chuyên tâm học Phật, bất luận là người khác có nói đúng hay không đúng, mình cũng phải chăm chú lắng nghe. Người nào không chú ý tất sẽ ngủ gà ngủ gật. Đây là sự khảo nghiệm, thử thách, thật hay giả gì cũng đều rèn luyện cho tỏ lộ ra hết.

Giảng ngày 5 tháng 10 năm 1986

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa   KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 EmptyFri Jul 28, 2017 3:00 pm

Thái Độ Người Học Phật 


Đạo Phật là giáo pháp xuất thế, cho nên chúng ta không phê bình tốt xấu về chuyện chánh trị, hay đảng phái nầy nọ, bởi vì Pháp là như vậy, xu hướng của thế giới là như thế. Tất cả vạn sự, vạn vật đều là đang nói Pháp. Chúng ta có thể nói rằng: Tất cả đều là “tiền nhân hậu quả” đó thôi. Từ vô lượng kiếp đến nay, nhân nầy đã được gieo xuống rồi, cho nên phải kết cái quả đó, gọi là: "như thị nhân, nhân thị quả” tức gieo nhân nào sẽ gặt quả nấy là vậy, và không có một chút gì sai nhầm đâu. Nhưng theo kiến giải của phàm phu thì có cái phân biệt là đúng, hoặc là không đúng. Chúng ta đừng nên để ý đến chuyện “đúng hay không đúng,” vì đó là do con người tự sanh ra sự phân biệt thôi. Do đó, chúng ta nghiên cứu Phật Pháp hoàn toàn là vì muốn nghiên cứu đạo lý của Khổng Tử, Lão Tử và Phật Giáo. Chúng ta không bàn luận về hành động của bất cứ một đảng phái chánh trị nào, bởi vì chúng ta đâu có làm chánh trị. Chúng ta cũng không mượn Phật Pháp để phát ra những cái bất bình của mình.
Học Phật Pháp, trước hết là chúng ta phải bình lặng những cái bất bình của mình. Chúng ta không thiên tả, mà cũng không thiên hữu. Đó là tông chỉ của chúng ta khi giảng Pháp đấy.
Còn nữa, tôi không thích được người bợ đỡ, cũng không muốn ai khen tặng tôi. Tôi rất vui khi người ta phỉ báng tôi, nhưng chán ngán nhất là khi có người tán thán khen tôi trước mặt. Tôi không muốn tự thần thánh hóa mình, tôi vốn như là hư không, không hình, không tướng, không tượng, không đông tây nam bắc, không nhân, không ngã, không chúng sanh, không thọ giả. Thế thời sao lại có cái “ngã”?
Nếu có cái “ngã” tôi sẽ không đến Hoa Kỳ. Tôi đến đây không phải là để đào vàng. Ở San Francisco tuy được gọi là Cựu Kim Sơn, (núi vàng cũ) nhưng ngay cả bột vàng tôi cũng chẳng muốn. Tôi lại không biết nói tiếng Anh, một chữ a, b, c cũng không hiểu. Thế thì tôi đến đây để làm gì? Bởi tôi muốn khai khẩn vùng đất mới ở đây, ngõ hầu đem Phật Giáo truyền bá đến toàn khắp thế giới. Đó là nguyện lực của tôi.
Dù bất cứ ở đâu, tôi không muốn tự đề cao địa vị mình, tôi cũng không muốn được nổi bật. Tôi không cảm thấy rằng mình cao hơn người, giỏi hơn người, có trí tuệ hơn người. Nếu tôi nghĩ như vậy, tức là tự mãn, coi như tôi đã tiêu rồi. Bởi người tự mãn, nhất định sẽ không thành tựu được cái gì. Con người nên giống như “có cũng như không, thật cũng như hư.” Người có đạo đức nhưng giống như người không có đạo đức, có trí tuệ nhưng tợ như người không có trí tuệ, nhất là không nên tự mãn.
Một khi con người tự mãn thời sẽ tự đại, mà tự đại thì trở thành như chữ “xú” tức là hôi thúi (chữ “xú” là tiếng Hán gồm có chữ “tự” và chữ “đại” nghĩa là hôi thúi). Cho nên chúng ta ai nấy đều nên tận lực học Lục Đại Tông Chỉ: Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ. Chúng ta phải hết sức mình làm theo sáu nguyên tắc nầy. Nếu không thể thực hành Lục Đại Tông Chỉ nầy, dù cho quý vị có tài hoa gì đi nữa, quý vị cũng chẳng có trí huệ chân thật. Thậm chí miệng lưỡi quý vị có lưu loát như nước chảy, biện tài vô ngại, tôi cũng không có hứng thú gì đâu. Tôi là kẻ chỉ biết người thật thà, chứ không biết đến kẻ xảo trá. Về sau, bất luận là người nào cũng đều phải thật thà, đừng nghĩ rằng mình có cái gì nổi bật. Hoặc kể như là quý vị phi thường, nổi bật đi, quý vị cũng đâu cần phải phô trương, lộ bày rằng mình là nhất hạng không ai sánh kịp. Loại người như thế sẽ không thể tồn tại trong Phật Giáo, sớm tối gì cũng bị thất bại thôi. Cho nên tôi thường nói với quý vị, trong Phật Giáo muốn tạo lập công đức, nhất định là phải học tập thái độ của các vị cổ nhân đức lớn xưa nay: không tranh, không cầu, không tham, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ, như thế mới đúng với tư cách của người chân chánh học tập Phật Pháp.
Nếu không, dù quý vị có giảng hay đến mấy đi nữa, cũng không được chút ích lợi nào. Quý vị dối người chỉ có thể dối được một lúc nào đó, chứ không thể dối gạt lâu dài được. Cho nên nói: Đường dài biết sức ngựa, lâu ngày biết lòng người. Tu đạo là tu cái gì? Thì là chú trọng về đức hạnh của chính mình đó.

Giảng ngày 18 tháng 10 năm 1986 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa   KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 EmptyTue Aug 01, 2017 4:43 pm

Đệ Nhất Niệm Là Gì?


Đệ tử hỏi: - Thưa cái gì là niệm thứ nhất?
Hòa Thượng đáp: - Tức là một niệm bản lai, không cần suy nghĩ, không dùng đến tâm, ý, thức mà hiểu rõ ràng. Phàm những cái suy tưởng đều là của nhân tâm con người, chứ không phải là Đạo tâm. Đệ nhất niệm là đệ nhất nghĩa đế, chứ không rơi vào đệ nhị hay đệ tam.
Đệ tử hỏi: - Bình thường hễ chúng ta thấy món ăn ngon, niệm thứ nhất là nghĩ đến ăn nó; hoặc thấy đồ vật đẹp, chúng ta lập tức nghĩ đến muốn có nó. Chẳng lẽ đó cũng là đệ nhất nghĩa đế sao?
Hòa Thượng đáp: - Không phải! Quý vị chớ có sai lầm, gọi là Niệm thứ nhất vì đó là khai bổn kiến tri, là từ cái chân tâm của chúng ta bộc lộ ra, là Bổn Lai Diện Mục. Còn ý niệm tham ăn, ham đẹp thuộc về vọng tâm, tham tâm, chứ không phải là chân tâm. Ví như chúng ta ở đây nghiên cứu chân lý, phương diện đó thuộc về dương. Còn tâm tham ăn, ham đẹp là phương diện thuộc về âm, cho nên không thể xưng là đệ nhất nghĩa đế. Tâm cần phải theo chiều hướng chân lý, quang minh, vậy mới tính kể. Then chốt là ở chỗ thượng đạt thăng tiến hay hạ lưu suy đồi. Nên biết rằng con người đọa lạc xuống địa ngục cũng bởi cái niệm ban đầu trước nhất, nhưng niệm đó là thuộc về tà, thuộc về âm, thuộc về hạ lưu, do đó nó mới có thể dần dần đẩy ta từng bước xuống địa ngục. Bởi vậy chúng ta phải phân biệt rõ ràng về những vấn đề cơ bản, chớ đâu thể nào bàn luận một cách hỗn độn chung chung.
Đệ tử hỏi: - Đã có người hỏi rằng: “Đạo Phật bảo là: Thân người khó được, một khi mất thân người, muôn kiếp chẳng phục hồi.” Vậy tại sao hiện nay nhân số trên thế giới lại gia tăng một cách mạnh mẽ? Rõ ràng là số người sinh ra nhiều hơn so với số người tử vong, vậy đạo Phật giải thích thế nào về điều nầy?
Hòa Thượng đáp: - Hiện nay tỷ lệ nhân khẩu sinh sôi nẩy nở tuy cao, nhưng quý vị làm sao biết được số tử vong của chúng sanh là không nhiều hơn số người sanh tồn? Tổng số nầy không cách gì đếm chính xác cho được, mà cũng không thể lấy khoa học để chứng minh. Điều đó chỉ có thể lấy thí dụ mà nói thôi. Lúc Phật tại thế, có lần Ngài hốt nắm đất rồi nói: Được thân người như đất trong bàn tay, mất thân người như đất ở đại địa nầy. Số người sanh tồn trên thế gian nầy tựa hồ như vô lượng vô biên, nhưng quý vị làm sao biết được số mất thân người không vượt hơn gấp bội số được sanh ra.
Đệ tử hỏi: - Hiện nay, một quả bom nguyên tử bộc nổ là có thể làm chết hàng muôn vạn người. Vậy rốt cuộc thì có cách nào để thống kê được số người chết là bao nhiêu không?
Hòa Thượng đáp: - Trước đây số người tử vong cũng không nhiều như ngày nay. Bây giờ chết về tai nạn gió lửa, tai nạn xe cộ, phi cơ, chiến tranh và bom đạn cũng không cách gì thống kê cho được. Hơn nữa, những người chết đó, sau khi mất thân người rồi, rất có thể là họ sẽ không làm người trở lại. Hoặc giả là họ tái sanh làm kiến, muỗi, hay làm những con thú dữ. Số lượng nầy khoa học làm sao đưa ra để làm chứng cớ? Cha mẹ sanh con ra, nhưng bỗng nhiên sao đứa bé liền có tri giác? Đây là vấn đề tối căn bản, nhưng người phàm lại sơ ý bỏ qua, không hề nghiên cứu đến. Tuy nói rằng nhân số hiện nay gia tăng dữ dội, nhưng so ra số chúng sanh mất thân người thì nhiều hơn lúc trước. Ngày xưa đâu có nhiều kiến, muỗi và những loại trùng độc hại như vầy. Làm sao quý vị biết những chúng sanh thuộc loài thấp sanh, hóa sanh hoặc noãn sanh đã không phải là từ người mà biến dạng thành như thế?
Sau khi con người đã mất thân thì tánh linh sẽ tiêu tán. Linh hồn của một người có thể hóa thành biết bao loài động vật, thậm chí là hóa thành tám vạn bốn ngàn con muỗi. Bởi vì trí huệ của người đó đã bị phân tán đi, cho nên mới biến thành ngu si đần độn. Nếu muốn khôi phục trở lại thân người, tức là chúng phải được hóa luyện lại trong “công xưởng hóa học,” như vậy chắc có lẽ cần phải trải qua một thời gian dài đăng đẳng.
Lại còn một điểm nữa, người kết hôn nhiều lần, sau khi chết linh hồn họ bị phân cắt thành nhiều mảnh. Ví dụ như một người nữ kết hôn bao nhiêu lần với người nam, đến khi chết sẽ có cưa điện cắt linh hồn cô ấy thành bấy nhiêu mảnh, để chia cho bấy nhiêu người đàn ông đó. Một người con trai nếu kết hôn với nhiều cô gái, quả báo cũng giống như thế. Ngoài ra còn một vấn đề lớn nữa là phá thai. Phá thai là làm mất đi một thân người. Hiện nay số tử vong chết về phá thai so với người sống còn nhiều hơn. Còn như chúng sanh vô tình thì có thể khôi phục linh tánh được không? Có thể chứ! Nếu họ gặp người thuyết pháp cho họ một cách thích đáng như:
“Sanh công thuyết pháp,
Ngoan thạch điểm đầu,”

Nghĩa là Hòa Thượng Sanh thuyết pháp, sỏi đá cũng gật đầu. Tức là họ cũng có thể hồi phục lại linh tánh, nhưng phải gặp được Thánh nhân hay La-hán mới có cơ duyên như thế.


Giảng ngày 10 tháng 11 năm 1986

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa   KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 EmptyWed Aug 02, 2017 1:34 pm

Mục Đích Thành Lập Trường Học

Trường học tại Vạn Phật Thánh Thành có ba cấp là: Tiểu học Dục Lương, Trung học Bồi đức và Đại học Pháp giới.

Trường Tiểu Học Dục Lương: - Là giáo dục học sinh thành những nhân tài rường cột xuất thế của xã hội, thành những người dân lương thiện xuất thế của quốc gia, mà cũng là giáo dục các em trở thành bậc ưu tú xuất thế của nhân loại, cho nên gọi là “Dục Lương.”
Trường Trung Học Bồi Đức: - Bởi vì đức tánh bản lai của con người chúng ta không thể nói là chẳng có, nhưng không nhất định là chúng ta có nó đầy đủ. Cho nên chúng ta cần phải tu phước, tu huệ và bồi dưỡng đức hạnh. Như có câu nói: “Bách hạnh hiếu vi tiên,” trong muôn hạnh, hạnh hiếu thảo là trên hết. Bởi vậy Tiểu học Dục Lương thì đề xướng hiếu thuận với cha mẹ, bậc Trung học thì đề cập đến tận trung với quốc gia. Chúng ta dạy các em trước tiên là phải hết lòng hiếu thảo đối với gia đình, tiến bộ thêm một bước nữa là nên quan tâm ái hộ, bảo vệ quốc gia, ngõ hầu các em biết chuẩn bị để phục vụ cho quốc gia sau nầy. Cho nên bây giờ các em cần phải tạo lập phẩm hạnh để trở thành con người có nhân cách tốt. Vì vậy mà gọi là Trung Học “Bồi Đức.”
Đại Học Phật Giáo Pháp Giới: - Khi đức hạnh đã được vun bồi đầy đủ rồi, sau đó học sinh mới vào đại học, và được giáo dục ở trường Đại Học Pháp Giới. Chỉ e rằng quý vị không có bản lãnh thôi. Như nếu có tài ba, có năng lực thời quý vị có thể hướng về toàn nhân loại trên thế giới mà dang tay cứu giúp và làm lợi ích cho cả nhân dân. Đó là tông chỉ thành lập trường học của chúng ta.

Giảng ngày 15 tháng 1 năm 1987

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa   KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa - Page 17 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa
Về Đầu Trang 
Trang 17 trong tổng số 18 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 10 ... 16, 17, 18  Next
 Similar topics
-
» Nên mặc đồ ngủ như thế nào để quyến rũ chồng
» Nên mặc đồ ngủ như thế nào để quyến rũ chồng
» Văn khấn lễ động thổ
» Giống nhau-Công khai
» Kỳ Pháp Thập Bát Cục Triển Trạch Thông Thiên Khiếu CƯỚI GẢ HÔN LỄ NÊN CHỌN

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Căn Bản Phật Pháp-
Chuyển đến