Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy. | |
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt!
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang. |
|
| Tổng Hợp Các Bài Giảng | |
| |
Mời bạn bầu chọn | Bài đăng hữu ích | | 0% | [ 0 ] | Bài đăng không hữu ích | | 0% | [ 0 ] |
| Tổng số bầu chọn : 0 | | |
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Admin Admin
Tổng số bài gửi : 293 Reputation : 1 Join date : 27/07/2013
| Tiêu đề: Tổng Hợp Các Bài Giảng Sun Aug 04, 2013 3:45 pm | |
| Cảnh Giới ThiềnHòa Thượng Tuyên Hóa Ngồi Thiền, ngồi tới lúc trong không có thân tâm, ngoài không có thế giới, xa gần đều trống rỗng thì mới đạt đến chỗ không có ngã-tướng, không có nhân-tướng, không có chúng-sinh-tướng, không có thọ-giả-tướng; cũng là lúc "tâm quá khứ không có, tâm hiện tại không có, tâm vị lai cũng không có." Ðạt tới cảnh giới này chưa phải là đắc được công phu thật sự, cũng chẳng có gì đặc biệt đâu. Dù quý vị ngồi được một giờ, hay ngồi được mười giờ, nhẫn đến ngồi suốt một tháng, mười tháng, đó chẳng qua là công phu của quý vị có được chút ít tương ưng, chỉ mới được chút ít cảnh giới khinh an mà thôi. Trải qua cảnh giới nhẹ nhàng khinh an, cứ tiếp tục tham Thiền thì quý vị sẽ nhập cảnh giới Sơ-Thiền. Sơ-Thiền-Thiên gọi là "Ly Sanh Hỷ Lạc Ðịa," tức là cảnh giới xa rời những lạc thú của chúng sanh. Tại cảnh giới "Ly Sinh Hỷ Lạc Ðịa, quý vị rất mau nhập Ðịnh. Trong lúc nhập Ðịnh, hơi thở sẽ ngừng hẳn-không ra không vào, không đi không đến-giống như con rùa tới mùa đông thì rụt đầu vào mu, đình chỉ sự hô hấp bên ngoài, song sự hô hấp ở bên trong vẫn tiếp tục. Ðó là hiện tượng "đông miên." Người tham Thiền, khi nhập Ðịnh thì ngừng thở, nhưng khi xuất Ðịnh thì vẫn hít thở như thường. Quý vị hãy chú ý! Tới cảnh giới này quý vị chớ khởi vọng niệm: "A! Ngừng thở rồi!" Khi vọng niệm ấy nảy sinh thì hô hấp sẽ tiếp nối ngay. Do đó không thể thiếu cảnh giác, bằng không quý vị sẽ lỡ mất cơ hội và phải làm lại từ đầu. Từ Sơ-Thiền, nếu quý vị tinh tấn tu tập thì sẽ nhập Nhị-Thiền. Nhị-Thiền-Thiên gọi là "Ðịnh Sanh Hỷ Lạc Ðịa," tức là trong cảnh giới Ðịnh, niềm hỷ lạc sanh khởi. Nên có câu: - Trích dẫn :
-
- Trích dẫn :
Thiền duyệt vi thực, Pháp hỷ sung mãn. (Thiền vị là thức ăn, sung mãn niềm vui Pháp.) Nhập cảnh giới này, chẳng những ngừng thở, mà tim cũng ngừng đập. Mạch tim chỉ ngừng chớ không phải dứt hẳn, nên khi xuất Ðịnh sẽ trở lại bình thường. Từ Nhị-Thiền, nếu quý vị tiến tu thì nhập Tam-Thiền. Tam-Thiền-Thiên gọi là "Ly Hỷ Diệu Lạc Ðịa," nghĩa là xa rời mọi sự hoan lạc thô thiển, chỉ còn niềm vui vi tế, vô cùng vi diệu. Nhập cảnh giới Ly Hỷ Diệu Lạc Ðịa, thì không những hơi thở ngừng, tim hết đập, mà ý niệm cũng dứt hẳn, hệt như một người chết vậy. Lúc ý niệm dứt thì mọi vọng tưởng mông lung cũng dứt. Khi hơi thở ngừng lại máu huyết hết dưỡng khí nên sự tuần hoàn cũng đình chỉ, do đó tim cũng không đập, không còn có mạch nữa. Lúc ấy tạp niệm chẳng còn. Giả sử hơi thở là gió, mạch là sóng, mà ý niệm là nước-nếu gió im thì sóng lặng, nước tự nhiên yên tịnh. Ðó chính là đạo lý "giớ ngừng, sóng lặng" vậy. Ðây là tác dụng tạm thời lúc nhập Ðịnh chứ không phải là dứt hẳn như khi chết. Lúc nào muốn phục hồi hơi thở hay mạch đập thì chúng lại hoạt động bình thường. Từ Tam-Thiền mà tinh tấn tu Thiền-định thì nhập cảnh giới Tứ-Thiền. Tứ-Thiền-Thiên gọi là "Xả Niệm Thanh Tịnh Ðịa," nghĩa là xả bỏ niềm vui vi diệu của Tam-Thiền, tâm niệm thanh tịnh. Hơi thở ngừng, huyết mạch ngừng, ý niệm ngừng; song cảnh giới ấy cũng phải xả bỏ luôn thì lúc đó bản tánh Chân-như thanh tịnh mới hiện tiền. Cảnh giới này, quý vị chớ nghĩ lầm là xuất sắc hay đặc biệt, bất quá chỉ là ở cõi Tứ-Thiền mà thôi, chưa phải là cảnh giới chứng đắc Ðạo-quả. Ðây vẫn còn là địa vị phàm phu, bởi vì dục vọng chưa đoạn tuyệt. Từ cảnh giới này, nếu quý vị tu phép Tà-định của ngoại đạo thì sẽ nhập Vô Tưởng Thiên, thọ hưởng cảnh giới vô cùng an lạc. Nhưng nếu quý vị tu phép Chánh-định thì sẽ nhập Ngũ Bất Hoàn Thiên, tức là cảnh giới của bậc chứng quả. Nếu chứng được Sơ-quả A-la-hán, tức là quả vị Tu-đà-hoàn, thì không những khi nhập Ðịnh không còn vọng niệm, mà khi đi đứng nằm ngồi đều chẳng có vọng tưởng, chẳng có chấp trước. Ðạt được Sơ-quả thì chỉ mới đoạn được tám mươi tám phẩm kiến-hoặc (sự mê mờ do cái thấy) trong Tam-giới mà thôi. Hãy còn bảy vòng sinh tử nữa, chứ chẳng phải chứng Sơ-quả là nhập Niết-bàn được đâu. Lúc chứng được Sơ-quả, bất luận là gặp cảnh giới gì cũng không bị dao động, "đối cảnh vô tâm" (gặp cảnh, không khởi tâm tưởng), duy chỉ có Ðạo-tâm, chuyên nhất tu Thiền. Giả như cảnh giới bên ngoài có trang nghiêm, đẹp đẽ ra sao, như là gái đẹp, trai bảnh, cũng không thể làm cho tâm quý vị dao động. Lúc bấy giờ quý vị cũng chẳng tham tiền, tham sắc, tham danh, tham ăn, hay tham ngủ nữa. Mọi thứ đều không tham thì mới có thể gọi là chứng quả. A-la-hán Sơ-quả đi không gây ra tiếng động bởi vì chân họ cách xa mặt đất ba phân. Vì sao vậy? Vì thánh-nhân đắc quả có lòng từ bi, sợ rằng sẽ đạp chết các côn trùng nhỏ, nên mới đi trong hư không. Quý vị hãy chú ý! Không được tự xưng là đã chứng ngộ khi chưa chứng ngộ, hay là đã đắc quả khi chưa đắc quả. Như thế là phạm giới vọng ngữ, tương lai phải đọa địa ngục kéo lưỡi. Tôi phải nói trước cho quý vị rõ, còn tin hay không là tùy ở quý vị. Trong số Phật tử có kẻ chưa khai ngộ mà cứ tự rêu rao là đã khai ngộ, đó là hành vi không thể chấp nhận được. Dù thật quý vị đã khai ngộ, quý vị cũng không nên khoe khoang: "Tôi khai ngộ rồi! Tôi có Ngũ-Nhãn Lục-Thông rồi nè!" Quý vị chớ tự tuyên truyền, tự mình quảng cáo cho mình; vì như thế thật chẳng có ý nghĩa gì cả. Ngay cả Phật và Bồ-tát, các Ngài cũng không tự tuyên truyền, tự quảng cáo. Nếu có ai biết vị này là Bồ-tát hay vị kia là Phật hóa thân thị hiện ở thế gian, thì các Ngài liền biến mất. Ðời Ðường có hai vị Ðại-sư, một vị là Hàn Sơn, một vị là Thập Ðắc. Hàn Sơn là hóa thân của Ðức Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát, còn Thập Ðắc là hóa thân của Ðức Phổ Hiền Bồ-tát. Cả hai ngài Hàn Sơn và Thập Ðắc vốn là quý vị đồng tu rất thân với nhau. Ngài Thập Ðắc khi còn thơ ấu được Phương-trượng Phong Can đem về Chùa Quốc Thanh nuôi nấng và dạy bảo. Ngài Thập Ðắc chuyên việc nấu nước trong nhà trù và mỗi ngày góp nhặt đồ ăn thừa cho vào ống trúc đem cúng dường ngài Hàn Sơn. Ngài Hàn Sơn thì ngụ ở động Nguyệt-quang trên núi Thiên-thai, mỗi ngày tới Chùa Quốc Thanh nhận đồ thừa để ăn. Hai ngài tâm đồng ý hiệp, thường cười đùa bỡn cợt với nhau, nên cả chùa ai cũng cho các ngài là hai người điên, chẳng ai đếm xỉa gì đến họ cả. Không ai biết rằng hai ngài là Bồ-tát hóa thân, du hý ở nhân gian để cứu độ những chúng sanh cần được độ. Một hôm, quan Thái-thú Lã Khưu Yên tới gặp Hòa-thượng Phong Can và hỏi rằng: "Thưa Thiền-sư, trong quá khứ chư Phật và Bồ-tát thường hóa thân tới thế giới này, vậy thời nay chư Phật và Bồ-tát có còn hóa thân tới cõi này nữa hay không?" Ngài Phong Can đáp: "Có chớ! Bất quá ngài không nhận ra mà thôi. Bây giờ tại Chùa Quốc Thanh núi Thiên-thai, vị Thầy chuyên nấu nước ở nhà trù chính là Phổ Hiền Bồ-tát đấy. Thầy có một người bạn là Hàn Sơn, tức là Văn Thù Bồ-tát. Sao ngài nói chẳng có ai?" Lã Thái Thú nghe xong rất vui mừng, bèn đi gấp đến Chùa Quốc Thanh để đảnh lễ hai vị Bồ-tát Hàn Sơn và Thập Ðắc. Thầy Tri-khách Chùa Quốc Thanh thấy quan Thái-thú đến viếng thì ân cần tiếp đãi. Nhưng khi nghe vị quan này muốn gặp Hàn Sơn và Thập Ðắc thì ngạc nhiên vô cùng, chẳng biết vì sao ông ta lại muốn gặp hai người điên này. Tuy không hiểu được lý do, Thầy cũng dẫn quan Thái-thú tới nhà trù. Bấy giờ đúng lúc hai ngài Hàn Sơn và Thập Ðắc đang cười nói bô bô như hai kẻ điên khùng khiến ai cũng nực cười. Nhưng Lã Thái Thú vô cùng cung kính đảnh lễ hai Ngài, rồi cũng hết sức cung kính thưa: "Ðệ tử là Lã Khưu Yên xin thỉnh cầu quý Ðại Bồ-tát từ bi dạy bảo cho kẻ mê muội này!" Ngài Thập Ðắc hỏi: "Ông làm gì thế?" Thái-thú đáp: "Con nghe Hòa-thượng Phong Can dạy rằng hai Ngài là hóa thân của Ðức Văn Thù và Ðức Phổ Hiền. Bởi vậy con đặc biệt tới đây để xin đảnh lễ và khẩn cầu quý Ngài khai thị cho con." Ngài Thập Ðắc nghe xong thì vừa thụt lùi vừa nói: "Ngài Phong Can nói nhảm! Ngài Phong Can nói nhảm! Ngài Phong Can là hóa thân của Ðức A Di Ðà, sao không lạy Ngài mà lại tới đây quấy rầy chúng tôi?" Nói xong thì chạy ra khỏi chùa, lên tới động Nguyệt-quang núi Thiên-thai rồi, cả hai ngài nhập vào vách đá. Thái-thú thấy vậy vô cùng thất vọng bởi vì hai vị Bồ-tát đã ẩn mình trong vách đá, không ra nữa. Ông ta nghĩ thầm: "Thôi hãy về lạy Ðức Di Ðà vậy!"; nhưng khi y về tới chùa thì mới hay Ngài Phong Can cũng đã viên tịch. Ðúng là "đang diện thác quá" (vuột mất cơ hội trước mắt). Cho nên có câu rằng: - Trích dẫn :
"Ðối diện với Ðức Quán Thế Âm mà chẳng nhận ra được Ngài." Trong Thiền-đường này cũng có Quán Thế Âm Bồ-tát, song tôi không thể tiết lộ cho quý vị biết được, để Ngài khỏi bị quý vị đuổi chạy mất! (Thiền thất 12/1980) | |
| | | Quốc Cường Thành Viên Tích Cực
Tổng số bài gửi : 1043 Reputation : 15 Join date : 27/07/2013 Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ
| Tiêu đề: Phương Pháp Hàng Ma Mon Aug 12, 2013 10:59 pm | |
| Hòa Thượng Thích Ấn Thuận giảngTỳ kheo Thích Pháp Chánh dịchĐức Phật Thích Ca Mâu Ni, lúc chưa thành đạo, do vì biết rằng sự khổ hạnh không phải là con đường đưa đến giải thoát, cho nên đã đến gốc cây Bò Đề, tư duy quán sát, hàng phục ma quân, qua bốn mươi chín ngày, đến đêm mùng tám tháng hai (âm lịch), ngồi nhìn ánh sao sáng mà thành bậc Đẳng Chánh Giác.
Trong mấy ngày đó, chính là lúc đức Thích Tôn tu đạo, hàng ma, cho nên [hôm nay] đặc biệt đem đề tài "Phương pháp hàng ma" ra giảng cho quí vị thính giả.Trong Phật pháp,
Ma, có nghĩa là lực lượng quái ác. Bất cứ những lực lượng nào làm chướng ngại chúng ta trong những nỗ lực "hướng thượng hướng thiện", thì được gọi là ma. Phàm, là người, thì phải "tu hành thiện pháp", " phụng sự đạo đức". Đây là con đường chánh. Nếu như chúng ta gặp phải những kẻ nào, hoặc tổ chức nào, dẫn dụ chúng ta làm điều phi pháp, đi ngược đạo đức, thì đây gọi là chúng ta đã gặp ma.
Ma có rất nhiều loại. Chẳng hạn như, những niệm ác, phiền não trong tâm chúng ta là ma, hoặc những kẻ quấy nhiễu sự an vui của gia đình, cùng sự an ninh, hòa lạc của xã hội, làm cho mọi người sa vào hố sâu của thống khổ, thì bọn họ cũng chính là ma.
Chẳng hạn như Hitler, , v.v... Bọn họ là chướng ngại của nền hòa bình và tự do của thế giới, làm cho nhân loại không thể thực hiện sự chung sống trong hài hòa, mà lại khơi dậy những sự thù hận, đấu tranh, làm cho thế giới bị chìm đắm trong sự thống khổ của chiến tranh tai tóc, cho nên mọi người đều gọi bọn họ là ma Hitler, v.v...
Trong Phật pháp cũng có nói đến ma vương, ý nghĩa cũng tương tự như Satantrong các tôn giáo khác. Ma vương là kẻ thống trị của lực lượng quái ác, không cho loài người vượt thoát phạm vi thế lực của chúng.
Phàm bất cứ kẻ nào cầu mong "hướng thượng, hướng thiện". đều là có tâm niệm mong vượt khỏi phạm vi thế lực của ma vương. Lúc đó ma sẽ đem tất cả tài năng, cùng tất cả phương pháp của chúng, đến nhiễu loạn, chướng ngại hành giả.
Chúng ta những kẻ học đạo, đối với những ma chướng này, phải biết nhận thức một cách rõ ràng, như thế mới có thể hàng phục được sự quấy nhiễu của ma, hầu mong đạt đến mục tiêu của sự hướng thượng hướng thiện của chính mình. Thí như, một kẻ đang tinh tiến tu đạo, hốt nhiên bị lâm trọng bệnh, hoặc gặp phải sự chướng ngại của hoàn cảnh hoặc nhân sự, thì rất dễ khởi phiền não, lui sụt đạo tâm, đây tức là ma lực.
Noí chung, ma tức là đại biểu của lực lượng lớn nhất của sinh tử trên thế gian. Nếu như bạn không nghĩ đến việc thoát khỏi phạm vi của ma, vĩnh viễn an phận trong phạm vi của chúng, thì bọn chúng đối với bạn rất là "lịch sự". Thế nhưng, nếu một mai bạn nghĩ đến việc thoát ra khỏi tam giới, vượt ra ngoài phạm vi thế lực của ma, thì bọn chúng sẽ dến quấy nhiễu, gây rắc rối cho bạn.
Thông thường nói, ma chính là sự chướng ngại cho sự hướng thượng hướng thiện của chúng ta. Sự thực, lúc ma đến quấy nhiễu, bọn chúng có rất nhiều phương pháp. Thí như, đang lúc bọn chúng dùng đủ biện pháp chướng ngại làm cho bạn thoái tâm, bạn lại có đủ bản lãnh, không hề nao núng, thì lúc đó bọn chúng sẽ thay đổi chiến thuật. Bọn chúng sẽ nói năng rất mềm dị, tỏ ra rất quan tâm, rất đồng tình với bạn trong mọi sự việc, hầu mong được toại nguyện âm mưu của chúng.
Chẳng hạn, bạn phát tâm cầu xuất ly, muốn đoạn trừ phiền não, thoát lý sinh tử, ma vương sẽ đến nói với bạn:" Này bạn, muốn thoát khỏi sinh tử không phải là dễ dàng đâu ! Chẳng bằng sống đời tại gia, không phải lo lắng vấn đề ăn mặc, có thể hưởng thọ ngũ dục, lại có thể đem tiền tài bố thí, tu thiện tu phước, sau khi chết sẽ được sinh lên cõi trời". Điều này, mới nghe qua, có vẻ rất hợp lý, thế nhưng, nếu nhìn sâu thì đây là điều sai lầm, vì nó dẫn dụ bạn đi vào đường tham luyến thế gian, không chịu cầu giải thoát. Đây quyết xác chính là ma !
Lại nữa, như các bạn hâm mộ Đại thừa, muốn phát tâm Bồ đề (cầu thành Phật độ chúng sinh), ma lại có phương pháp khác. Như nói: "Tu hạnh Bồ tát rất khó. Nếu không khéo tu tập hành môn của Bồ tát, vẫn không khỏi bị đọa lạc sinh tử, tốt hơn nên tu pháp môn [Tiểu thừa] cầu mau ra khỏi luân hồi.
Nói chung, phàm chúng ta muốn leo lên một bước, thì ma tìm cách kéo chúng ta thụt lùi một bước. Giả như chí hướng của chúng ta vững chắc, ma không thể chướng ngại chúng ta phát tâm Bồ đề, đợi đến lúc chúng ta tu hạnh Bồ tát, ma lại tìm đến, tìm cách tán tỉnh, khen ngợi chúng ta: "Bạn rất là siêu tuyệt ! Nào là tu bố thí , trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí huệ. Phúc báo thật không thể nghĩ bàn ! Người bố thí, người nhận, cùng vật bố thí đều là có thật, không phải là tự tính không. " Điều ca ngợi pháp tương tự Bát nhã ba la mật. Đương nhiên cũng là ma !
Từ những điều nói trên, chúng ta có thể thấy ma chướng ngại chúng ta trong việc hướng thượng hướng thiện, từ hai phương diện: một là chướng ngại sự tu thiện của chúng ta, một loại là luôn luôn tìm cách kéo chúng ta thụt lùi. Từ bề mặt mà nói, những điều mà ma nói là lời tốt, việc tốt, thực ra lại là sự chướng ngại cho sự tiến bộ của chúng ta trên con đường hướng thượng.
Nói đơn giản, phàm chúng ta muốn tiến lên mà lại kéo chúng ta thụt lùi, không nhận là lời nói có ngọt ngào dễ thương bao nhiêu, cũng đều là ma quái hiện tiền cả. Những người học Phật, trên phương diện này, phải luôn luôn đề cao cảnh giác, nỗ lực tiến tới. Nếu như nghe lời quyến dụ của ma mà thoái lui một bước, tức là bước vào bẫy của ma.
Thế nên, chúng ta không những hàng phục những ác ma trong tâm của mình như nhút nhát, buông lung, mà đối với lời dạy dỗ, cùng an uý của thầy học, bạn học,v.v...cũng phải cẩn thận lưu ý.
Phàm những gì dắt dẫn, khuyến khích chúng ta tiến bộ trong việc hướng thượng, thì đó là thiện tri thức; còn như dẫn dắt chúng ta thoái lui, thì đó là ác tri thức, cũng tức là ma. Nếu nói về ma, thì nhiều vô kể, như thân tâm của chính chúng ta, hoặc là gia đình, xã hội, v.v..., đâu đâu cũng có ma. Bởi thế, chúng ta phải thường thường lưu ý, dùng nghị lực kiên cường để khắc phục những sự chướng ngại của ma. Chỉ có thể điều này mới có thể đưa chúng đến mục đích rốt ráo của chính mình là thành Phật; nếu không, chúng ta sẽ bị rơi vào lưới ma, hết phương vùng vẫy.
Đến đây, chúng ta đã biết ma là gì rồi. Thế nhưng, phải dùng phương pháp nào để hàng phục chúng ?
Phương pháp hàng ma thì rất nhiều. Tuy thế, ở đây sẽ tạm đưa ra ba phương pháp.
Phương pháp hàng ma thứ nhất. Ở đây sẽ đưa ra một chứng cớ thực sự để thuyết minh. Sau khi Phật diệt độ, truyền thừa năm đời, đền Tôn giả Ưu Bà Cúc Đa. Ngài độ rất nhiều người, và rất đắc lực trong sự hoằng dương Chánh pháp. Những người nghe Ngài nói pháp đều bị cảm hóa. Ma vương thường đến quấy nhiễu Ngài, mục đích muốn làm chướng ngại sự hoằng pháp. Tôn giả nghĩ ra một kế hàng phục ma vương. Ngài bèn đi tìm một rắn chết, dùng thần thông biến xác rắn thành một vòng hoa lộng lẫy. Đợi đến khi ma vương đến trước mặt, định dỡ món trò cũ quấy phá, tôn giả bèn đem vòng hoa, do xác rắc biến thành, đưa tặng cho ma vương. Ma vương thấy vậy rất cao hứng, cho rằng tôn giả xưa nay chưa bao giời đối đãi mình "lịch sự", thế mà hôm nay ngài lại đem hoa ra tặng, thật là quá sức mong ước, bèn rất vui mừng lấy hoa đội lên đầu. Chẳng dè, vừa đội lên đầư, thì vòng hoa lại hiện nguyên hình rắn chết, vừa bầy nhầy vừa hôi thối. Ma vương làm đủ mọi cách cũng không thể nào gỡ ra, bèn vội bay về ma cung, thì xác rắn cũng đeo theo về trên cung điện , thối không thể chịu được, mà tháo ra cũng không được. Ma vương chỉ còn nước quay lại chỗ tôn giả, thỉnh ngài làm ơn tháo dùm xác rắn chết bầy nhầy hôi thối đó. Bấy giờ, tôn giả mới nói với ma vương rằng: " Ông sợ cái vật hôi thối này sao ? Tại sao ông lại dám đem pháp ác bất thiện đến não loạn người tu hành ?" Ma vương khẩn hoãn: " Thưa tôn giả! Thỉnh cầu trừ dùm cái xác rắn hôi thối này dùm cho tôi. Từ nay trở đi, tôi nguyện sẽ không dám đến quấy nhiễu tôn giả nữa".
Phương pháp hàng ma này, cũng giống như cho Tôn Ngộ Không đội vòng Kim cô trong truyện Tây Du Ký vậy. Đề phòng đối phương phá phách; nếu phá phách thì sẽ trừng phạt. Bởi vì những kẻ làm ác, bổn thân lại sợ việc ác vạ lây đến thân mình; kẻ làm hại người khác, lại sợ kẻ khác hại mình. Phương pháp hàng ma của tôn giả Ưu Bà Cúc Đa, là cho ma chịu đựng một ít khổ sở, để làm cho gã hồi tâm chuyển ý. không còn dám làm ác nữa.
Phương pháp này, Phật không bao giời dùng đến, bởi vì công đức của Phật vĩ đại, vì thế Ngài có những phương pháp thỏa đáng hơn để hàng phục ma vương. Hơn nữa, muốn dùng phương pháp này, phải tự tin là mình lực lượng siêu việt ma, mới có thể hàng phục ma được. Nếu không, biến mình thành đánh nhau với ma, đánh qua đánh lại, vĩnh viễn không bao giờ ngừng nghỉ.
Nói đến phương pháp hàng ma thứ hai, ở đây cũng đem một sự thực ra nói rõ cho quí vị nghe. Lúc Phật còn tại thế, Ngài thường giảng Pháp cho đại chúng. Mọi người trong thành thường đến nghe Phật thuyết pháp. Ma vương cảm thấy vô cùng sợ hãi, nghĩ rằng cứ theo điệu này, mọi người sẽ theo Phật hết, và bà con quyến thuộc của ma sẽ càng lúc càng giảm bớt. Bởi vậy, ma vương bèn ra lệnh cho bộ hạ của mình, tại những con đường chính trong thành, tổ chức ca hát, nhảy múa, diễn kịch, v.v...., dẫn dụ mọi người qua đường đến xem. Bởi vì ca hát, v.v..., là những tập tục cổ truyền quen thuộc, cho nên mọi người đều ưa thích tham dự. Vì thế số người đi đến nghe Phật thuyết pháp giảm dần. Phật bèn nói với các đệ tử: " Dạo này, số người đến nghe pháp càng lúc càng ít. Ma lại dẫn dụ mọi người vào vòng mê hoặc rồi. " Tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên dùng thần thông quán sát, biết là ma vương đang tác quái, bèn chuẩn bị cùng ma vương đấu một trận. Mục Kiền Liên đến cửa thành tìm, bèn gặp ma vương. Ma vương nói với Ngài: "Tôn giả ! Mời ngài đến tham dự đoàn ca vũ nhạc kịch của chúng tôi". Mục Liên trả lời không chút ngần ngại: " Được ! Tôi sẽ cùng các ông nhảy múa, ca hát." Mục Liên trong lúc nhảy múa ca hát, bèn diễn thuyết Phật pháp cho khán giả nghe, khuyên mọi người làm lành lánh dữ, phát tâm xuất ly. Những người đến xem, đều vui vẻ hưởng ứng lời kêu gọi của ngài.
Phương pháp hàng ma này: bạn nhảy múa tôi cũng nhảy múa, bạn ca hát tôi cũng ca hát; thế nhưng, sự ca nhảy của bạn đều là tham sân si, còn sự ca nhảy của tôi là làm Phật sự. Như thế, tiêu trừ được những thủ đoạn phá hoại của ma vương. Sau này Phật pháp Đại thừa, cũng đề xướng ca tụng, nghệ thuật, âm nhạc, v.v..., tức là muốn thỏa mãn tâm lý của quần chúng, lợi dụng phương pháp này để đưa mọi người vào Phật Pháp. Đây là phương pháp hàng ma của Đại thừa. Phương pháp hàng ma thứ ba, sự thực xuất từ kinh Duy Ma Cật. Phương pháp nhiễu loạn của ma vương, không ngoài mấy thứ như, uy hiếp, lợi dụ, cùng dâm dục. Trong kinh, câu chuyện là ma vương đem một vạn hai ngàn thiên nữ đến chỗ của ngài Bồ Tát Trì Thế, khuyến dụ ngài thâu nhận nhóm thiên nữ này vào làm những kẻ phục dịch. Ngài Trì Thế từ khước không nhận. Duy Ma Cật biết ý của ma vương là muốn quấy nhiễu Bồ tát, bèn yêu cầu ma vương đem nhóm thiên nữ ấy giao cho mình. Ma vương bất đắc dĩ phải đem nhóm thiên nữ giao cho Duy Ma Cật. Duy Ma Cật bèn dạy cho bọn họ phát tâm Bồ đề, lấy pháp lạc làm nguồn vui. Một lúc sau, Ma vương yều cầu các thiên nữ trở về ma cung với mình, các thiên nữ bèn nói: " Chúng tôi cùng với cư sĩ [Duy Ma Cật] đang hưởng pháp lạc. Chúng tôi rất vui, không còn muốn trở về cõi trời để hưởng sự vui ngũ dục nữa". Bởi vì thế giới của ma là nơi đưa người đến chỗ thoát sụt, chỗ ác đạo, chỗ đen tối, đây là điều không thể được. Bởi thế bọn họ không muốn cùng ma vương trở về ma cung. Thế nhưng Duy Ma Cật lại khuyên bọn họ trở về thiên cung, hy vọng bọn họ đem chỗ biết Phật pháp của mình, giảng dạy cho những kẻ trong ma cung nghe, làm cho những kẻ đó cũng từ từ tăng tiến trên con đường hướng thượng hướng thiện.
Ví như một ngọn đèn, mồi sáng ngàn ngọn đèn khác, ánh sáng vĩnh viễn sẽ không bao giờ cùng tận. Đây gọi là pháp môn Vô tận đăng.
Tự mình học được Phật pháp, thì phải nên đem những điều mình hiểu biết về Phật pháp giảng nói cho người khác biết. Còn nếu như mình hiểu rõ Phật pháp, mà thoát ly khỏi xã hội [để tự hưởng pháp lạc, không muốn chia sẻ cho người khác], thì đây là điều sai lầm. Đi vào ma cung để giáo hóa, phương pháp hàng ma này, không phải những kẻ bình thường có thể làm nỗi.
Phương pháp hàng ma thứ hai và thứ ba, không thể là ai cũng có thể làm được. Như Mục Liên dùng sự nhảy múa ca hát để cảm hóa người khác để học Phật. Điều này trước tiên phải biết chắc là mình có đủ bản lãnh, mới có thể cảm hóa kẻ khác, mà không bị hoàn cảnh chuyển đổi mình. Nếu như tự mình không có bản lãnh, rốt cuộc không những không cảm hóa được người khác, mà ngược lại bị người khác cảm hóa. Điều này vô cùng nguy hiểm. Còn việc đi vào ma cung để giáo hóa ma, lại càng cần chúng ta phải có một lực lượng siêu việt mới được. Nếu không, chưa vô cung ma mà đã biến thành ma rồi, còn nói gì đến việc giaó hóa ma ? Chỉ có Phật, Bồ tát, A La Hán, những bực có lực lượng siêu việt ma, có thể vào cung ma để dạy dỗ bọn chúng, mới có thể chọn phương pháp hàng ma này.
Phần trên nói đến ba phương pháp hàng ma, chỉ là giới thiệu cho quí vị biết rõ phương thức hàng ma mà thôi, không phải là biện pháp thực tế để hàng ma. Muốn phương pháp hàng ma thực tế, căn bản, vẫn phải đem đức Thế Tôn làm thí dụ điển hình để học hỏi. Chúng ta hồi tưởng lại sự việc đức Thế Tôn, lúc tại gốc cây Bồ đề, hàng phục ma quân. Phương pháp mà ngài sử dụng là làm cho ma không còn chỗ để thi thố tài năng. Trên căn bản, làm cho ma hết còn biện pháp, như thế mới là phương pháp hàng ma chân chính.
Lúc đức Phật còn ở gốc cây Bồ đề ma vương dùng mọi phương pháp để quấy nhiễu Phật. Khởi đầu ma vương ra lệnh cho bộ hạ, đem đao, thương, cung, kích, dùng thủ đoạn này đến khủng bố uy hiếp. Lúc ấy đức Phật ngồi an nhiên bất động, như núi Tu Di, không để cho bọn ma quấy động, mà cũng chẳng đếm xỉa đến bọn chúng. Bọn binh tướng của ma thấy vậy bèn tự rút lui. Ma vương thấy dùng thủ đoạn uy hiếp không xong, không thể làm cho Phật nao núng, kế đó bèn dùng phương pháp lợi dụ. ma đến nói với Phật: " Nếu Ngài trở về làm vua, có thể thống lãnh bốn châu thiên hạ, ngũ dục tự tại, đầy đủ thất bảo, toàn quốc ủng hộ. Cần gì phải bỏ vinh hoa thế tục, tự làm khổ thân?" Thế Tôn vẫn an nhiên bất động, không hề đếm xỉa, không để ma vương dụ hoặc. Ma vương thấy phương pháp uy hiếp và lợi dụ không xong, không thể làm lay chuyển chí hướng của Ngài, bèn phái bọn ma nữ, dùng những khoái lạc âm thanh, nữ sắc, đến dụ dỗ Ngài. Thế Tôn vẫn an nhiên, dùng phương pháp không đếm xỉa để đối trị bọn họ. Như thế, ma vương dùng tất cả mọi phương pháp, thủ đoạn, hao phí tâm lực, rốt cuộc vẫn không thâu được kết quả nào, bèn tiu nghĩu, hạ cờ dẹp trống, cúi đầu lặng lẻ rút lui về ma cung.
Điều này giống như người xưa thường nói: "Bần hàn không làm nao núng, phú quí không làm say mê, vũ lực không làm khuất phục [Hán: Bần tiện bất năng di, phú quí bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất]". Uy hiếp, lợi dụ, tham sắc, dục lạc, là những điều mà người bình thường khó có thể làm ngơ. Đến như đạt đến trình độ "không đếm xỉa", thì đây quả thực khó làm được. Nếu chân chánh muốn đạt đến trình độ này, thì với những vinh hoa dục lạc của thế gian, phải triệt để buông xả, nếu không thể buông xả triệt để, mà chỉ nói "không đếm xỉa", thì cũng không có lợi ích gì cả, bởi vì lực lượng của ma thì rất đáng sợ. Thái độ "không đếm xỉa" của đức Phật, tức là trong tâm ngài có một ý chí kiên định không thể di dịch, chứ không phải là phương pháp "không đếm xỉa" bằng cách nhắm mắt lại không nhìn, bịt tai lại không nghe (1).
Nên biết rằng, đức Phật có hai sức mạnh: đại từ bi và đại tinh tiến. Do hai sức mạnh này nên Ngài có thể phá trừ tất cả ma quân. Đức Phật đã chứng ngộ được chân lý của vũ trụ nhân sinh, vĩnh viễn đoạn trừ ngũ dục phiền não, cùng hai loại sinh tử (phần đoạn và biến dịch); xem tất cả chúng sinh như đứa con độc nhất của mình, cho nên dưới đôi mắt của Ngài, tất cả sự uy hiếp, lợi dụ, tài sắc, dục lạc của ma vương, không những không thấy đáng sợ hãi, đáng vui sướng, đáng mê say, mà chỉ cảm thấy ma vương thật là đáng thương, đáng xót. Giống như một bà mẹ hiền, đối với đứa con còn ấu trĩ của bà, đem đến viên kẹo cho bà ăn, bà chỉ cảm thấy vui vẻ, quyết chắc là không vì đó mà làm tâm mình dao động (vì sự dụ dỗ). Cũng thế, nếu đứa con ấu trĩ đó, lại đem mấy món vũ khí giả (đồ chơi) đến đánh đập bà, bà cũng chỉ buồn cười thương hại, và quyết chắc không do đây mà nổi lên sự giận dữ.
Những người bình thường, vì không có đủ sức mạnh từ bi, cho nên ở chỗ không đáng tham đắm, mà lại tham đắm, ở chỗ không đáng si mê, mà lại si mê. Do đó mà lưu chuyển trong sinh tử, không thể nào thoát ra khỏi lưới ma. Đức Phật có đủ sức mạnh từ bi, có nhận thức thâm sâu đối với mọi sự mọi vật, cho nên có thể đạt đến trình độ "Bần hàn không làm nao núng, phú quí không làm say mê, vũ lực không làm khuất phục" một cách dễ dàng.
Trong tất cả sức mạnh, chỉ có sức mạnh của từ bi lớn nhất. Có từ bi, mới có thể nhận thọ tất cả sự khổ nạn, mới có thể khắc phục tất cả sự dụ dỗ của ma. Chúng ta nếu muốn hàng ma, trước tiên phải nên học "sức mạnh đại từ bi" của đức Thế Tôn.
Phật còn có sức mạnh tinh tiến. Nhân vì có sức mạnh đại tinh tiến này, mà có thể dũng cảm tiến tới trước, xa rời pháp ác, tu học pháp lành, hướng về mục đích tối cao mà thẳng tiến. Như trong kinh có nói: Ma vương đã khuyên Phật trở về cung để làm chuyển luân thánh vương. Đức Phật trả lời rằng: "Làm chuyển luân thánh vương để làm gì ? Chi bằng làm Pháp vương trong ba cõi, chẳng phải là vĩ đại hơn sao?".
Cần phải có tinh thần nhất hướng thẳng tiến, không khuất phục, mới có thể không bị tất cả ác pháp phá hoại, như vậy mới có thể không bỏ cuộc nửa đường. Chỉ có những kẻ có đầy dủ sức mạnh đại tinh tiến, mới có đủ năng lực đem đại pháp giáo hóa kẻ khác. Nếu không, khó mà tránh khỏi trường hợp bị ác pháp làm dao động. Chúng ta thường nghe: Hàng ma ! Hàng ma ! Thế nhưng chẳng biết dùng phương pháp nào để hàng ma. Nên biết rằng, phương pháp hàng ma căn bản nhất, thoả đáng nhất của Phật pháp tức là phải có đầy đủ những điều vừa nói ở trên: sức mạnh của đại từ bi và đại tinh tiến. Nếu không đầy đủ hai lực lượng này, thì khó mà nói đến chuyện hàng ma.
Hơn nữa, quí vị không nên cho rằng đợi đến lúc thành Phật rồi mới hàng ma, mà nên biết rằng, ma lúc nào, khi nào cũng đang theo sát bên quí vị. Chúng ta phải ngày ngày, giờ giờ, khắc khắc, lúc nào cũng phải hàng ma, như thế mới có thể tăng tiến thiện pháp. Nếu không tùy thời tùy xứ, phá trừ sự chướng nạn do ma taọ ra, thì khó mà có sự tiến bộ trong sự học Phật. Học Phật tức là một quá trình hàng ma một cách liên tục. Nếu lý giải điều này một cách sâu sắc, thì đối với hai phương pháp hàng ma: sức mạnh đại từ bi và đại tinh tiến, quí vị sẽ liên tục bồi dưỡng không ngừng; và như vậy, quí vị mới có thể không bị thất bại [trong việc học Phật]. Đợi đến lúc bồi dưỡng hai sức mạnh này hoàn toàn viên mãn, thì bạn tự nhiên sẽ có thể: Bạn nhảy múa tôi cũng nhảy múa, bạn hát ca tôi cũng hát ca; hoặc là đi thẳng vào ma cung để giáo hóa ma.Hy vọng quí vị sẽ hàng ma một cách liên tục, tất cả sẽ tiến bộ trên con đường hướng thượng hướng thiện. -o0o-
(1) Thông thường, người đời nói "mặc kệ", thế nhưng đây chỉ là một phản ứng khác của phiền não trong tâm, chứ không phải như sự "không đếm xỉa" của đức Phật,. Là từ trí tuệ, nhìn thấy chân tướng sự vật chỉ là huyền ảo, cho nên không còn đắm nhiễm.
| |
| | | Quốc Cường Thành Viên Tích Cực
Tổng số bài gửi : 1043 Reputation : 15 Join date : 27/07/2013 Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ
| Tiêu đề: Tích chuyện Trưởng-lão Xá-lợi-phất bị vu-cáo. Fri Aug 16, 2013 11:17 am | |
| Tích chuyện Trưởng-lão Xá-lợi-phất bị vu-cáo.
Vào một thời kia, Đức Phật ngụ tại chùa Kỳ-viên, nước Xá-vệ, trong một kỳ giảng-pháp có đề-cập đến việc Trưởng-lão Xá-lợi-phất bị vu-cáo.
Thuở ấy, vào cuối mùa an-cư, Trưởng-lão Xá-lợi-phất sắp-sửa lên đường đi xa, cùng với một số tỳ-kheo. Có một tăng-nhơn trẻ tuổi vì bị Trưởng-lão nghiêm-khắc chỉ-dạy lỗi-lầm, nên sanh lòng oán-giận, đến thưa trình với Đức Phật rằng, mình bị Trưởng-lão Xá-lợi-phất mắng-nhiếc và đánh-đập. Đức Phật cho mời Trưởng-lão đến để hỏi sự thật ra sao. Trưởng-lão Xá-lợi-phất thưa: "Bạch Thế-tôn, có thể nào một tỳ-kheo thường quán-niệm thân-tâm, trước khi lên đường đi xa lại chẳng sám-hối lỗi-lầm của mình với người bạn đồng-tu? Con đây cũng như đất kia, chẳng thấy thoả-thich khi được hoa đẹp cắm lên, cũng chẳng thấy buồn-phiền khi bị phân hay rác-rưới vung-vãi lên. Con cũng như tấm thảm để chà chơn, như người ăn-mày, như con trâu đã gãy sừng. Con lại cảm thấy nhàm-chán, chẳng hề kuyến-ái đến tấm thân bất-tịnh nầy."
Khi nghe Trưởng-lão thốt lên những lời như thế, vị tăng-nhơn trẻ tuổi cảm thấy hổ-thẹn quá đỗi, bật lên khóc và xin thú tội đã nói dối vu-oan cho Trưởng-lão. Đức Phật khuyên Trưởng-lão nên vì lòng từ-bi mà chấp-nhận lời sám-hối của vị tăng-nhơn, kẻo y bị trừng-phạt nặng-nề. Trưởng-lão Xá-lợi-phất chẳng những chấp-nhận lời sám-hối của vị tăng-nhơn mà còn xin lỗi lại với vị nầy, nếu trước đây Trưởng-lão có làm điều chi xúc-phạm đến.
Lúc bấy giờ, chư Tăng thấy thái-độ đáng kính của Trưởng-lão nên hết lời khen ngợi. Đức Phật nói: "Nầy chư tỳ-kheo, Xá-lợi-phất chẳng còn chút sân-hận và ác-ý trong tâm nữa. Cũng như đất kia, Xá-lợi-phất rất nhẫn-nhục; cũng như trụ đồng kia, Xá-lợi-phất rất vững-chắc; cũng như nước hồ kia lắng sạch bùn-sình, tâm Xá-lợi-phất luôn luôn thanh-tịnh."
Rồi Đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
Trơ như đất, tâm không hiềm-hận; Vững như trụ đồng, mặc cảnh nhục vinh, Trong như hồ nước lắng sạch bùn sình, Bực La-hán dứt Luân-hồi lận-đận.
Ý-nghĩa của Tích chuyện:
Tích chuyện đề-cao thái-độ của Trưởng-lão Xá-lợi-phất: chẳng tìm cách tự bào-chữa mình khi bị vu-oan, chẳng oán-giận người vu-cáo mình. Thái-độ nầy rất khó cho ta tập-luyện được, vì thường-nhơn hay phản-ứng, ăn miếng trả miếng. Trong sáu pháp Ba-la-mật của Bồ-tát-đạo: bố-thí, trì-giới, nhẫn-nhục, tinh-tấn, thiền-định và Bát-nhã, hạnh nhẫn-nhục là hạnh khó tập-luyện nhứt, vì phải biết quên cái Ta. | |
| | | Quốc Cường Thành Viên Tích Cực
Tổng số bài gửi : 1043 Reputation : 15 Join date : 27/07/2013 Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ
| Tiêu đề: Phật dạy: Fri Aug 16, 2013 12:04 pm | |
| Phật dạy:
Người tạo nghiệp bất thiện, Làm xong sanh ăn năn, Mắt đẫm lệ than rằng, Phải chịu quả cay đắng.
Người tạo được thiện nghiệp, Làm xong không ăn năn, Hoan hỷ, lòng phơi phới, Hái quả phúc thường hằng.
Hãy gấp rút làm lành, Ðừng để tâm ác sanh, Ai chậm làm việc thiện, Ác nghiệp sẽ lộng hành.
Ðã làm được việc thiện, Nên tiếp tục làm thêm, Hãy vui làm việc thiện, Tích thiện, sống êm đềm.
Chớ khinh thường điều ác, Cho rằng "chưa đến ta". Như nước nhỏ từng giọt, Từ từ bình tràn ra, Kẻ ngu đầy tội ác, Do chất chứa dần dà.
Ðừng khinh thường việc thiện, Cho rằng: "Chưa đến ta." Như nước nhỏ từng giọt, Từ từ bình tràn ra, Người trí được toàn thiện, Do tích lũy dần dà.
Bao lâu xa cố hương, Ngày về được an khương, Bà con và bạn hữu, Mừng đón người thân thương.
Người làm phước cũng vậy, Ðược thiện nghiệp đón chào, Ðời này và đời sau, Như bà con thân thuộc. | |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Tổng Hợp Các Bài Giảng | |
| |
| | | | Tổng Hợp Các Bài Giảng | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |
|