Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 CỔ HỌC TINH HOA

Go down 
3 posters
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next
Tác giảThông điệp
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 EmptySat Nov 02, 2013 10:39 am

75. HỌC TRÒ BIẾT HỌC


Công Minh Tuyên đến học thầy Tăng Tử. Ở nhà thầy đã ba năm mà không mấy khi đọc sách.
 
Thầy Tăng Tử hỏi:
Ngươi đến đây học đã ba năm nay, ta xem ý người không mấy khi học tập sách vở như các anh em, là tại làm sao?
 
Công Minh Tuyên nói:
Thưa thầy, con vẫn học. Còn thầy: thầy ở trong nhà, trước mặt song thân, lúc nào cũng hiều thuận, hòa nhã, cho đến giống vật như chó, mèo, thầy cũng không quở mắng bao giờ. Thầy ứng tiếp bạn bè cung kính ung dung, rất có lẽ độ, kẻ dở người hay, ai nấy đều thiếp phục. Thầy ở triều đình, đối với kẻ bề ngoài rất là nghiêm trọng mà trong bụng rất là nhân từ, không có ý hại ai bao giờ cả. Ba điều ấy con lấy làm vui lòng mà mãi làm chưa được. Con đâu dám không học mà cứ ở cửa nhà thầy.
Thầy Tăng Tử nghe đoạn, tạ Công Minh Tuyên và nói rằng:
Ta nay không bằng nhà ngươi.
 
Thuyết Uyển
 
GIẢI NGHĨA
 Công Minh Tuyên: người nước Lỗ về đời Xuân Thu, học trò thầy Tăng Tử.
 
LỜI BÀN:

 Học trò như Công Minh Tuyên, thầy dạy như Tăng Tử, mới thực là học trò biết học, ông thầy biết dạy, xứng đáng thầy trò vậy. Làm ông thầy, không những lấy tri thức mà truyền thụ, lại cần lấy đức tính mà làm gương giáo hóa cho kẻ đi học nữa. Sách có câu: “Dĩ ngôn vi giáo, dĩ thân vi giáo”, cũng là lấy nghĩa ấy. Làm học trò nhưng không những bo bo ở việc học tập văn bài, lại phải học cả động, tĩnh, ngữ, mặc, thái độ hình dung của thầy để bắt chước cho được  thầy nữa. Học như thế mới là học được cái tinh hoa. Công Minh Tuyên chỉ học trong ba điều kể trong bài này, mà tức là học được đủ bồn phận của người đối với gia tộc và xã hội vậy. Đây là học ở trường học thường mà biết học còn hay như thế, huống chi học trường tự nhiên là trường thế giới mà biết học thì hay còn biết chừng nào.

_________________________________
CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 EmptySun Nov 03, 2013 12:54 pm

 
76.PHÚC ĐẤY HỌA ĐẤY


Một người nhà quê rải cỏ phơi ở chân giậu. Hôm sau ra vơ cỏ, nghe thấy tiếng kêu “tích tích” lật lên xem, thì bắt ngay được một con trĩ.
 
Anh ta thấy thế, lại cứ để cỏ đấy, có ý mong ngày mai lại được con trĩ nữa. Mai ra, lắng tai nghe lại thấy tiếng kêu “tích tích” như hôm trước, trong bụng mừng thầm. Nhưng vừa bới cỏ lên, thì ra một con rắn, nó cắn ngay vào tay, anh ta bị thương rồi chết.
 
Úc Ly Tử nói rằng:
“Một việc nhỏ ấy đủ làm gương cho ta. Trong thiên hạ có cái phúc không tưởng được thế, mà may được thế cũng có cái họa không ngờ đến thế, mà xảy ra thế!”
 
Úc Ly Tử
 
LỜI BÀN:

Sự may, sự rủi người ta không thể lường trước được. Trong cái may, biết đâu mà chẳng có cái không may, trong cái chẳng may, biết đâu mà chẳng không có cái may? Cũng một việc, bận trước là chẳng may, bận sau lại may, như người trước gặp trĩ có lợi, sau gặp rắn bị chết, nói trong chuyện này! Chúng ta nên nhớ rằng: tham thì thâm, đã đắc ý một lần, không nên lại đến lần nữa. Đến không những không được như lần trước mà lại còn bị khinh bỉ khổ nhục nữa.

_________________________________
CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 EmptyMon Nov 04, 2013 4:47 pm

77. HỌA PHÚC KHÔN LƯỜNG


Một ông lão ở gần cửa ải có con ngựa tự nhiên đi sang nước Hồ mất. Người quen kẻ thuộc đều đến hỏi thăm.
Ông lão nói:
Mất ngựa thế mà phúc cho tôi đấy biết đâu.
 
Cách mấy tháng con ngựa về lại quyến thêm được một con ngựa hay nữa. Người quen kẻ thuộc đều đến mừng rỡ.
Ông lão nói:
Được ngựa thế mà họa cho tôi biết đâu.
Từ khi được ngựa hay, con ông lão thích cưỡi, chẳng may ngã què chân. Người quen kẻ thuộc đều đến hỏi thăm.
Ông lão nói:
Con què thế mà phúc cho tôi đấy biết đâu.
 
Cách một năm, có giặc Hồ. Nhà vua bắt lính đi đánh giặc. Quân lính mười người chết đến chín. Chỉ con ông lão, vì què không phải đi lính, mà cha con vẫn có nhau.
 
Hoài Nam Tử
 
GIẢI NGHĨA
Hồ : tức là Hung nô ở phía bắc nước Tàu hay vào nhiễu loạn nước Tàu Hoài Nam Tử: tên là Lưu An, tôn thất nhà Tây Hán, tức Hoài Nam Vương, làm sách nói về đạo đức.
 
LỜI BÀN:

 họa phúc xoay vần, khó lòng biết được. Trong cái phúc thường có cái họa nấp sẵn ở đấy, trong cái họa thường khi lại có cái phúc nấp sẵn ở đây. Cho nên, đối với sự họa phúc, ta không nên vội lấy việc chỉ có một thời mà quyết định cho là hay mãi hay dở mãi được. Ta chỉ nên, khi gặp phúc, thì thao thủ cẩn thận, đừng có kiêu xa phóng túng, may mà giữ được phúc lâu dài, khi gặp họa, thì tu tỉnh lấy thân, đừng có ngã lòng, đừng có oán trách, may mà qua được họa lại gặp phúc chăng.

_________________________________
CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 EmptyMon Nov 04, 2013 4:49 pm

78.VẼ GÌ KHÓ  


Có người thợ vẽ, vẽ cho vua nước Tề mấy bức tranh.
Vua hỏi:
 -Vẽ cái gì khó ?
Thưa :
-Vẽ chó, vẽ ngựa khó.
-Vẽ gì dễ?
-Vẽ ma vẽ quỷ dễ.
-Sao lại thế?
-Chó ngựa ai cũng trông thấy, vẽ mà không giống, thì người ta chê cười, cho nên khó vẽ. Ma quỷ là giống vô hình, không ai trông thấy, tùy ý muốn vẽ thế nào cũng được, không sợ ai bẻ, cho nên dễ vẽ.
 

Người nào bỏ những công việc nhật dụng thường hành, chỉ chăm làm những việc kì dị quái gở để lòe thiên hạ, thì cũng chẳng khác nào như người thợ chỉ vẽ ma, vẽ quỷ, nghĩa là tránh cái khó mà làm cái dễ vậy.

_________________________________
CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 EmptyMon Nov 04, 2013 4:51 pm

79. CÁCH ĐÂM HỔ


Hai con hổ đang ăn thịt một con trâu. Biện Trang muốn ra đâm hổ. Có thằng trẻ con bảo rằng:
Hãy lượm đã ông ạ. Hổ là giống tàn bạo, trâu là mồi ngon ngọt. Bây giờ hai con hổ đang cùng ăn một con trâu, thấy thịt trâu ngon, tất tranh nhau, đánh nhau. Đánh nhau, thì hổ nhỏ chết mất mà hổ lớn cũng bị thương. Ông đợi đến bấy giờ hãy ra, thì không phải chỉ đâm được một con, mà rồi được cả hai con không? Như thế, thì chẳng phải là công dùng ít mà lợi được nhiều ư?
 
Biện Trang cho lời nói ấy là phải, làm theo y như thế, quả nhiên bắt được cả hai con hổ.
 
GIẢI NGHĨA:
Biện Trang : Người nước Lỗ, thời Xuân Thu, làm quan Đại phu ở ấp Biện, là người khỏe có tiếng, thường hay đâm được hổ.
 
LỜI BÀN:

Bài này cốt ý dạy ta làm việc gì biết thừa cơ mà làm, thì ít khó nhọc, mà lại dễ thành công. Như Biện Trang đây, bắt hai con hổ ngay, công phu nhiều mà chưa chắc đã được. Đợi nó đánh nhau, một con chết một con bị thương, thì ra chỉ mất công bắt một con hổ yếu (vì mới bị thương) mà rồi được cả hai con hổ vậy. Ý bài này cũng giống câu nói của Mạnh Tử: “Tuy hữu trí tuệ, bất thừa thời thế; tuy hữu ti cơ, bất như đãi thời”. Nghĩa là tuy có khôn ngoan sáng suốt, chẳng bằng thừa được cái thế, lại dễ làm hơn, tuy có điền khí sẵn sàng, chẳng bằng đợi đến thời đáng làm mới làm thì lại được việc.

_________________________________
CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 EmptyMon Nov 04, 2013 4:55 pm

80. ÂM NHẠC


 Âm là tự lòng người ta mà sinh ra. Lòng người có cảm giác, mới phát động ra âm. Âm tuy thành ở ngoài miệng mà thực phát ra tự trong lòng.
 
Cho nên nghe âm thanh mà biết được phong tục, xét phong tục mà biết được chí hướng. xem chí hướng mà biết được đạo đức, thịnh, suy, khôn, dại, hay dở đều hện ra âm nhạc không giấu được ai. Bởi vậy cứ lấy âm nhạc mà nghiệm được một nước ra thế nào.
 
Đất xấu thì cây cối khẳng khiu, nước nông thì tôm cá gầy còm. Đời suy thì lễ nghĩa phiền mà âm nhạc dâm. Những âm dâm đãng, tà khúc, những âm trên bộc trong dâu mà dưới dân gian lấy làm thích là nước loạn, mà trên vua chúa lấy làm vui là đức suy.
 
Âm nhạc đã không có tiết tấu, không được trang nghiêm, thuần một màu dâm đãng đã xuất ra thời chỉ cảm được cái lòng dâm đãng tà khúc mà rồi sinh ra bao nhiêu việc tà khúc gian nguy vậy.
 
Cho nên người quân tử để tâm vào đạo mà sửa lấy đức, chỉnh lại đức để làm âm nhạc, hòa nhạc để cho thành thuận, mà nhạc có hòa, thì mới chỉnh đốn được mọi việc.
 
Tuân tử
 
LỜI BÀN

Nếu xem âm nhạc một nước mà biết được nước ấy là thế nào, thì đủ biết âm nhạc có một cái quan hệ mật thiết với sự tồn vong, thịnh suy của một nước. Ôi! Âm nhạc của nước ta hiện nay thế nào! Có nhiều người nếu không chê rằng là ai oán chi âm, Trịnh Vệ chi thanh, thì cũng không cho được rằng có vẻ hùng dũng, cái khí cao xa ở trong ấy. Tiếc rằng người đánh đàn, kẻ kéo nhị thì nhiều, nhưng quanh đi quẩn lại chỉ có lưu thủy với nam ai, còn người thực am hiểu âm luật, có thể cải lương được âm nhạc chưa có mấy. Ước gì những bậc có tài nghệ âm nhạc hằng lưu tâm đến, làm cho cái âm nhạc sầu não, ẻo lả kia được chỉnh đốn mà phấn chấn lên, thì thực là bậc “cứu quốc” có công to với cả nước vậy.

_________________________________
CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 EmptyTue Nov 05, 2013 2:39 pm

81. TRÍ VÀ NHÂN


Thầy Tử Lộ yết kiến đức Khổng Tử.
Đức Khổng Tử hỏi: Thế nào là người trí? Thế nào là người nhân? Thầy Tử Lộ thưa:Người trí là người làm thế nào để cho người ta biết mình; người nhân là người làm thế nào để cho người ta yêu mình.
Đức Khổng Tử bảo: Nhà ngươi nói vậy cũng khá gọi là người có học vấn.
 
Thầy Tử Lộ ra, thầy Tử Cống vào, đức Khổng Tử lại hỏi người trí, người nhân là thế nào?
 Thầy Tử Cống thưa:
 Người trí là người biết người; người nhân là người yêu người.
Đức Khổng Tử bảo: Nhà ngươi nói vậy cũng khá gọi là người có học vấn
 
Thầy Tử Cống ra, thầy Nhan Hồi vào, đức Khổng Tử lại đem trí, nhân ra hỏi. Thầy Nhan Hồi thưa: Người trí là người tự biết mình; người nhân là người tự yêu mình.
Đức Khổng Tử bảo: Nhà ngươi nói như vậy đáng gọi là bậc sĩ quân tử.
 
Gia Ngữ
 
GIẢI NGHĨA
Tử Lộ: học trò giỏi của đức Khổng Tử, có tiếng về khoa chánh sự Tử Cống: học trò giỏi của đức Khổng Tử, có tiếng về khoa ngôn ngữ Nhan Hồi: học trò giỏi nhất của đức Khổng Tử, có tiếng về khoa đức hạnh Sĩ quân tử: bậc người thượng lưu trong xã hội, có đức hạnh, có học vấn, có kiến thức
 
LỜI BÀN

Cũng một chữ Trí, một chữ Nhân mà ba người đáp mỗi người một khác. Không phải là trí với nhân có lắm nghĩa, thay đổi khác nhau, đó là tùy theo cái trình độ học vấn, kiến thức của mỗi người, mà tư tưởng thuyết minh có phần hơn kém nhau. Thầy Tử Lộ đáp như thế là người vụ ngoại, chỉ cần cho người ta biết mình, yêu mình mà thôi. Thầy Tử Cống dám như thế là người quên mình, chỉ biết người, yêu người mà thôi. So với thầy Tử Lộ thì cao hơn một bậc. Song chưa bằng thầy Nhan Hồi, học như thế mới là học vị kỷ; nghĩa là học để tự biết mình, yêu mình trước, rồi suy rộng ra đến biết người, yêu người. Biết mình, yêu mình không phải là có lòng tự kỷ hẹp hòi. Có biết mình thì mới tu tỉnh được tâm thân, cải quá thiên thiện mà nên người hay, người khá, cũng như câu: “Connais toi toi même” của người Tô Lạp Thị. Có yêu mình, thì mới biết trọng tư cách của mình, quí phẩm giá của mình rồi mới đến thân nhân dân, ái vật, tức cũng như câu tục ngữ Pháp: “Charité bien ordonée commence par soimêe”.

_________________________________
CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 EmptyWed Nov 06, 2013 10:57 am

82. HẾT LÒNG VÌ NƯỚC


Vua Bình Vương nước Sở nghe lời gièm pha, giết chết đại tướng là Ngũ Xa, Ngũ Thượng là con cả Ngũ Xa cũng bị hại. Người con thứ ba là Ngũ Viên bèn bỏ nước Sở, sang làm tướng nước Ngô. Trước khi đi, có đến từ giã một người bạn đang làm quan đại phu tên là Thân Bao Tư mà bảo rằng:
“Ba năm nữa nước Sở không mất, thời tôi không trông thấy bác nữa.” Thân Bao Tư nói: “Bác làm mất nước Sở, thì tôi tất phải giữ cho nước Sở còn.”
 
Ba năm sau, Ngũ Viên đem quân Ngô về đánh Sở, vua Chiêu Vương nối ngôi cho Bình Vương thua chạy, phải trốn vào trong núi.
Thân Bao Tư đang ở trong núi, nghe nói Ngũ Viên cường bạo bèn sang cầu cứu nước Tần, tâu cùng vua rằng:
“Nước Ngô vô đạo, quân khỏe người nhiều, sắp đánh cả thiên hạ, bây giờ mới đánh một nước Sở thôi trước. Vua nước tôi phải chạy trốn, hiện đang ở Vân Mộng, sai tôi đến cấp báo với thượng quốc.”
Vua nước Tần là Ai Công bảo: Ừ! Để rồi ta liệu. Nhà ngươi hãy ra nghỉ ngoài sứ quán.
Thân Bao Tư nói: “Vua nước tôi bây giờ đang khốn đốn, phận làm bầy tôi đâu giám ăn nằm yên một chỗ”.
Nói đoạn cứ đứng giữa sân khóc lóc thảm thiết suốt bảy ngày đêm. Ai Công thấy vậy, nói rằng: “Một nước có người bầy tôi như thế, ta không cứu cũng không đành”. Rồi đem quân sang cứu nước Sở.
Quân Ngô nghe thấy tin, vội phải rút quân về. Nước Sở nhờ thế mà không mất, vua Chiêu Vương lại lên ngôi, tìm Thân Bao Tư để thưởng công thì không thấy đâu cả. Thân Bao Tư đã lánh lâu rồi.
 
Trước khi đi lánh, Thân Bao Tư có nói rằng:
“Mượn quân, yêu nước không phải là vị thân, cứu cấp, trừ hại không phải là vị danh. Bây giờ nước đã định rồi, thì ta còn cầu gì nữa?”
 
Thuyết Uyển
 
GIẢI NGHĨA
Sở: xem truyện số 9
Đại tướng: một chức quan to nhất
Ngũ Xa: người nước Sở thời Xuân Thu, thờ vua Bình Vương vì can vua mà phải giết
Ngũ Thượng: con cả Ngũ Xa, cha bị nạn, đi theo cha rồi cũng bị hại Ngũ Viên: tức là Ngũ Tử Tư, con thứ Ngũ Xa, trốn sang Ngô để mưu phục thù cho cha
Thân Bao Tư: người thời Xuân Thu làm quan đại phu thờ vua Bình Vương nước Sở và chơi thân với Ngũ Viên.
 
 
LỜI BÀN

Ngũ Viên vì cha bị giết oan mà quyết chỉ muốn haị vua, làm cho vua mất nước là trọng chữ Hiếu hơn chữ Trung, có phần đáng khen cũng có phần nên chê. Thân Bao Tư muốn cứu nước chỉ lấy nước mắt, tiếng khóc mà nên công, thực là người quá nhẫn nhục trong lúc kế cùng lực kiệt, để chuyển được người không có ý giúp cũng phải giúp, thế là có bụng rất trung, yêu vua, cứu nước vậy. Việc nghĩa làm là làm cho cả nước, làm được là hả, là sướng, chớ có cầu cạnh gì riêng cho thân mình?

_________________________________
CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 EmptyWed Nov 06, 2013 11:00 am

83. BỌ NGỰA CHỐNG XE


Một hôm Trang Công nước Tề xa giá đi săn. Xe ra khỏi thành, đi trên đường cái, có con bọ ngựa cứ đứng giữ đường, giương càng chực chống lại cái xe. Tả hữu thấy thế, kêu lên rằng: “Chết! Chết!”. Trang Công nghe tiếng tưởng sự gì nguy hiểm, vội vàng bắt dừng xe lại hỏi. Tả hữu thưa:
“Có con bọ ngựa thấy xe sắp đến, không tránh lại giơ càng lên muốn chống lại. Giống bọ ngựa quái lạ, chỉ biết tiến lên chứ không lùi, không chịu lượng sức mình khỏe hay yếu, hễ gặp cừu địch thì xem thường xem khinh, cứ lập tức xông vào đánh. Xin cứ để cho xe đi, xem bọ ngựa sống hay chết thế nào”.
 
Trang Công nói: “Hãy khoan. Giống bọ ngựa thế mà đáng kính. Giả sử bây giờ có một người bị kẻ tàn bạo hà hiếp không ngại gian nan, không sợ nguy hiểm, nhất quyết chỉ tiến lên chọi với cường địch, chết cũng không thoát  thì chẳng nên đáng tôn kính lắm ư!”
Nói đoạn, Trang Công bảo tránh xe đi sang một bên.
 
Từ hôm đó, bọn tướng sĩ Trang Công nghe thấy câu chuyện, khi phải đi đánh giặc đâu là liều chết tiến lên, chớ không chịu không bằng con bọ ngựa.
 
Hàn Thi Ngoại Truyện
 
LỜI BÀN

Có kẻ cừu địch trước mặt, không biết lượng sức người ta yếu hay khỏe thế nào, cứ liều xông vào chọi, có khi như trứng chọi đá, nồi đất chọi với nồi đồng, thì cũng là khờ dại đáng tiếc. Tuy vậy có kẻ hà hiếp mình thậm tệ. mà mình còn đủ chí khí chống lại, thế là mình hiểu được cái lẽ tự vệ, chết cũng không chịu nhục. Nhất là mình lại quả quyết, phấn chấn tiến lên, không chịu nhẫn nhục lùi lại, thế là có ý chí đáng khen. Ôi! Giống bọ ngựa là giống sâu bọ còn biết thế, huống chi là giống người ta là bậc tinh anh lại chịu kém bọ ngựa hay sao! Trang Công thật là khéo biết dạy, mà tướng sĩ Trang Công thực là biết nghe vậy.

_________________________________
CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 EmptyThu Nov 07, 2013 12:17 pm

84. ỨNG ĐỐI LINH LỢI


Thiệu là con vua Nguyên Đế nhà Tần, lúc nhỏ đã cực kỳ thông tuệ.
 
Một hôm có sứ thần ở Trường An lại, vua Nguyên Đế hỏi thử rằng: “Trường An gần hay mặt trời gần hơn?”
 
Thiệu đáp: Trường An gần hơn.
- Tại làm sao?
 - Tôi chỉ thấy nói có người ở Trường An lại, chứ chưa từng thấy nói có người ở mặt trời lại đây bao giờ.
Vua nghe câu nói lấy làm lạ.
Cách mấy hôm, vua đem câu chuyện kể lại cho quần thần nghe. Nhân Thiệu đứng hầu bên lại hỏi đùa rằng:
- Trường An gần hay mặt trời gần hơn?
Thiệu đáp: Mặt trời gần hơn.
Vua ngạc nhiên hỏi: Sao hôm nay lại trả lời khác hôm nọ như thế?
- Tôi ngửng đầu lên, tôi trông thấy ngay mặt trời, chớ không trông thấy Trường An đâu cả.
Vua nghe lại càng lấy làm lạ.
 
Tấn Sử
 
 
GIẢI NGHĨA
Tấn: tên một nước triều đại bên Tàu (265-419)
Thiệu: sau nối ngôi Nguyên Đế, gọi là vua Minh Đế

Trường An: tên một thành cũ bên Tàu, tức là bắc huyện Trường An, tỉnh Thiểm Tây bây giờ

_________________________________
CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 EmptyThu Nov 07, 2013 12:19 pm

85. THỬA GIÀY


Nước Trịnh có kẻ định thửa giày, đo chân làm no rồi để cái no bên chỗ ngồi. Lúc đi chợ quên không cầm no đi. Đến hàng giày mới sực nhớ ra nói rằng: “Thôi quên! Không cầm no đi rồi!”. Rồi, mãi vội chạy về nhà lấy no. Khi trở lại thì chợ đã tan, không thửa được giày nữa. Có người thấy thế bảo rằng: “Sao không đưa chân ra người ta đo có được không?”
 
Anh ta cãi: “Tôi chỉ tin cái no thôi, chớ tôi không tin chân tôi được.”
 
Ôi! Thửa giày cốt chỉ đi vừa chân là được mà không tin chân, chỉ tin cái no đo chân, chẳng là câu nệ quá lắm ư! Ở đời kẻ làm công việc cứ bo bo giữ lề lối cổ hủ, không biết thế nào là hợp thời thích nghi thì có khác gì người đi thử giày chỉ tin no đo chân, mà không tin chính chân mình hay chăng?
 
Hàn Phi Tử
 
GIẢI NGHĨA
Trịnh: xem truyện số 34

No: các mẫu đo cá, chiều dài, ngắn của đồ vật gì

_________________________________
CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 EmptyThu Nov 07, 2013 12:20 pm

86. CỨU NGƯỜI LÚC NGUY CẤP


Trang Chu nghèo túng sang hỏi vay thóc Ngụy Văn Hầu. Ngụy Văn Hầu nói: “Tôi có cái ấp, người ta sắp nộp tiền thóc, tôi sẽ cho ông vay ba trăm lạng, ông có bằng lòng không?”
Trang Chu giận nói: “Khi Chu đến đây, đi giữa đường nghe có tiếng gọi, ngoảnh lại thấy một con cá đang ngắc ngải trong cái vết bánh xe. Chu này hỏi: Cá ở đây làm gì thế? -Cá đáp: Tôi là thủy thần ở bên bể Đông mắc nạn tại đây, ông có thể cho tôi bát nước để cứu tôi lúc nguy cấp này không? -Chu này bảo: Để tôi qua chơi nước Ngô, nước Việt rồi lấy nước sông Tây Giang về đón ngươi, ngươi có bằng lòng không? Cá giận nói: Tôi đang cần đến nước, ông chỉ cho tôi được một ít là tôi sống. Nay ông nói như thế; đợi đến lúc ông về, thì có khi ông đến chỗ hàng cá khô đã thấy tôi đấy rồi.”
 
Thuyết Uyển
 
GIẢI NGHĨA

Ngụy Văn Hầu: Văn Hầu nước Ngụy, cứ theo sách Trang Tử tuyết thi là Giám Hà Hầu

_________________________________
CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 EmptyFri Nov 08, 2013 9:44 am

87. NGHÈO MÀ KHÔNG OÁN


Tử Dư làm bạn với Tử Tang. Tử Tang rất nghèo. 

Gặp khi trời mưa luôn mười hôm, Tử Dư nhớ đến bạn nghĩ bụng rằng: “Tử Tang đến khốn mất!”. Mới bọc gạo đem lại cho.
 
Lúc đến trước cửa, thấy Tử Tang đang đánh đàn, nửa như khóc, nửa như hát, tiếng không ra hơi, giọng thì liu nhíu, lắng tai nghe như có câu rằng: “Cha ư! Mẹ ư! Người ư!”
 
Tử Dư bước vào hỏi: “Bác đàn hát như thế là làm sao vậy?”
 
Tử Tang nói: “Tôi nghĩ mãi mà không biết tự đâu đến nông nỗi cùng cực như thế này? Nào có phải cha mẹ tôi muốn cho tôi nghèo khổ đâu! Nào có phải trời đất để cho tôi nghèo riêng một mình đâu? Trời không riêng che đất không riêng chở một ai…Thực tôi muốn tìm cho biết tự đâu tôi phải chịu cùng cực như thế này, mà không ra. Vậy thì chẳng phải là cái mệnh nó xui khiến ra như thế ư!”
 
Trang Tử Tuyết
 
GIẢI NGHĨA
Tử Dư, Tử Tang: hai người đời Xuân Thu tính khoáng đạt, chơi thân với nhau.
 
LỜI BÀN

Tử Tang nghèo mà cho là số mệnh thì ý giống câu ngạn ngữ của ta: “Số giàu của đến dửng dưng, số nghèo con mắt cháo chưng vẫn nghèo”. 


Phàm yên phận nghèo, hay không lo nghèo, hay quên cả cảnh nghèo, đó là nết cao quý của hiền triết,


 không để cho cảnh làm lụy được tâm, làm tổn được chí. 


Nhưng chúng ta chớ quên rằng những bậc hiền triết thường cần lao, hoặc cầy ruộng hay câu cá, hoặc kiếm củi hay chăn nuôi cho có đủ sống, rồi các ngài mới sống cho ra sống. 


Cần lao để mưu sinh, đó là sự thường, chúng ta phải có trước đã, để cho thoát khỏi nhục ký sinh, cái hại cơ hàn thiết thân bất cố liêm sỉ. Khi chúng ta tự lập được, đã biết trọng liêm sỉ, thì chúng ta mới có thể trở nên người không lo nghèo được.

_________________________________
CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 EmptySat Nov 09, 2013 9:57 am

88. THÂN TRỌNG HƠN LÀM VUA


Người nước Việt giết ba đời vua. Con vua đời thứ ba tên là Sưu lo sợ, phải trốn vào ở trong hang.
 
Nước Việt thành ra không có vua. Người Việt đi tìm con vua mãi không thấy. Đến lúc tìm thấy ở trong hang thì con vua không chịu ra. Người Việt một mặt lấy lá ngải hun vào hang, một mặt đem xe đón. Con vua bất đắc dĩ phải ra. Lúc lên xe, ngửa mặt lên trời kêu to rằng:
 “Ôi làm vua! Ôi làm vua! Ta không muốn làm vua cũng không được hay sao!”
 
Con vua lo như thế không phải là ghét làm vua, ghét là ghét cái họa làm vua. Không muốn làm vua, tức là không chịu lấy một nước mà phiền lụy đến thân mình. Thân mình không muốn phiền lụy, thì khi làm vua, tất không nỡ làm phiền lụy khổ hại ai. Mà chỉ bởi cái lẽ ấy, người Việt mới cố tôn lên làm vua cho được.
 
Trang Tử
 
LỜI BÀN

Làm vua thường tình ai chả muốn. Thế mà có người đến làm vua cũng không muốn! Không phải ghét gì làm vua, nhưng ghét rằng làm vua thường có khi không giữ được toàn tính mệnh. Bài này cốt ý cảnh tỉnh những kẻ ham danh, ham lợi để hại đến thân. Cứ theo ý tác giả thì chỉ những người nào không có chút gì phiền lụy đến tấm thân, mới là không “thương sinh” nghĩa là hại đến đời mình, mà giữ được “toàn sinh” nghĩa là giữ được đời mình cho trọn vẹn. Còn như đây không muốn làm vua mà cứ bị tôn lên làm vua, là vì rằng ông thông minh nhân hậu, lại có đức độ cùng biết người và thương dân thì dân chúng nào chả muốn tôn lên làm quân trưởng.

_________________________________
CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 EmptySun Nov 10, 2013 8:18 pm

89. THÂN TRỌNG HƠN THIÊN HẠ



Nước Hàn, nước Ngụy muốn lấn đất của nhau, Tử Hoa Tử đến ra mắt vua Chiêu Nghi nước Ngụy, thấy vua có dáng lo buồn mới hỏi rằng:
 
“Giá bây giờ cả bao nhiêu nước họp nhau, đính ước một câu và khắc câu ấy trước mặt vua rằng: “Tay trái lấy thiên hạ thì hỏng mất tay phải; tay phải lấy thiên hạ thì hỏng mất tay trái”. Hỏng mất một tay mới lấy được thiên hạ, thế thì nhà vua có bằng lòng lấy thiên hạ không?”
 
Vua Chiêu Hi nói: “Thế thì ta chẳng lấy thiên hạ làm gì”.
Tử Hoa Tử thưa: “Nhà vua nói phải lắm. Cứ xem như thế thì hai cánh tay trọng hơn cả thiên hạ, thì cái thân ta trọng hơn hai cánh tay ta lại đáng trọng hơn biết là bao! Nước Hàn so với cả thiên hạ bé nhỏ thấm vào đâu! Miếng đất tranh nhau so với cả nước Hàn bé nhỏ thấm vào đâu! Thế mà sao chỉ vì lo không tranh được miếng đất nhỏ ấy, mà nhà vua đến nỗi ủ dột, buồn rầu, mất ăn, mất ngủ, thương sinh quá như vậy?”
 
Vua Chiêu Hi nói: “Phải lắm. Người dạy bảo quả nhân cũng nhiều, nhưng chưa từng thấy ai dạy bảo quả nhân được những lời như thế.”
Tử Hoa Tử bàn như thế mới thực là người biết điều khinh, điều trọng ở đời vậy.
 
GIẢI NGHĨA
Hàn: một nước lớn trong bảy nước thời Chiến Quốc ở vào trung bộ Hà Nam bây giờ.
 
Ngụy: cũng là một nước lớn về thời đại ấy, ở vào bắc bộ Hà Nam và phía nam Sơn Tây bây giờ.
 
Tử Hoa Tử: một nhà học thuyết giỏi nước Ngụy đời vua Chiêu Hi.
 
LỜI BÀN
Mất một cánh tay mà được cả thiên hạ còn không muốn, huống chi hại cả cái thân mà được một miếng đất cỏn con lại còn muốn hay sao! Thế mới hay, tất cả mọi người, trên tự vua chúa dưới đến thường dân ai ai cũng biết trọng cái thân mình, quí thân mình hơn cả ngoại vật, nhưng tiếc thay những kẻ có quyền thế trong tay thường chỉ biết mến một cái thân mình, còn cái thân của người, của bao nhiêu người lại nỡ đem ra sát hại để thỏa chút lòng tham muốn, cầu lợi rất đáng khinh bỉ. Nếu ai cũng biết thương sinh là hại, sát sinh là bất nghĩa, thì còn đâu là những sự chiến tranh hại kể có đến muôn, triệu tính mệnh sinh linh!

_________________________________
CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 EmptyMon Nov 11, 2013 6:31 pm

90. CHÚC MỪNG



Vua Nghiêu đến chơi đất Hoa. Viên quan giữ cõi đất Hoa chúc rằng: - Xin chúc nhà vua sống lâu.
Vua Nghiêu nói: Đừng chúc thế.
 
Viên quan lại chúc: Xin chúc nhà vua giàu có. Vua Nghiêu nói: Đừng chúc thế.
 
Viên quan lại chúc: Xin chúc nhà vua lắm con trai. Vua Nghiêu nói: Đừng chúc thế.
 
Viên quan lấy làm lạ, hỏi: Sống lâu, giàu có, lắm con trai, người ta ai cũng muốn, một mình nhà vua không muốn là cớ làm sao?
 
Vua Nghiêu nói: Lắm con trai thì sợ nhiều; giàu có thì công việc nhiều; sống lâu thì nhục nhã nhiều. Ba điều ấy không phải là những điều gây nên đức hay cho mình nên ta từ chối.
 
Viên quan nói: Nhà vua như thế thực là một bậc quân tử. Nhưng trời sinh ra người, mỗi đứa cho làm một việc thì có lo sợ gì. Giàu có mà biết đem chia của với người ta thì còn công việc gì? Ăn uống có chừng, ngủ có độ, trong bụng lúc nào cũng thư thái tự nhiên, thiên hạ hay ra, thì cũng hay với thiên hạ, thiên hạ mà dở thì làm cho thiên hạ hay, trăm tuổi thì nhắm mắt về cõi rất vui, một đời không có tai họa gì, thì còn nhục nhã làm sao được.
 
Viên quan nói xong lùi ngay. Vua Nghiêu còn muốn nói nữa thì cho theo không kịp.
 
GIẢI NGHĨA
Nghiêu: vua đời Đường (357 – 289 tr.Th.Ch) .
Hoa: chỗ vua Nghiêu đóng kinh đô.

_________________________________
CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 EmptyTue Nov 12, 2013 11:03 am

91. NGƯỜI BÁN THỊT DÊ



Vua Chiêu Vương nước Sở mất nước, phải bỏ chạy. Có người hàng thịt dê tên là Duyệt, cũng chạy theo vua.
 
Sau vua Chiêu Vương lại trở về, lấy lại được nước. Vua bèn thưởng những người chạy theo khi trước, có cả anh hàng thịt dê nữa. Ai ai cũng nhận thưởng, chỉ có anh hàng thịt dê từ chối, nói rằng:
Trước nhà vua mất nước, tôi mất nghề bán thịt dê, nay nhà vua còn nước, tôi còn nghề bán thịt dê. Thế là tôi giữ được nghiệp cũ đủ ăn rồi, còn đâu dám mong thưởng gì nữa.
 
Vua cố ép. Người hàng thịt dê thưa rằng:
Nhà vua mất nước không phải tội tôi, nên tôi không dám liều chết; nhà vua lấy lại được nước không phải công tôi, nên tôi không dám lĩnh thưởng.
Vua bảo để rồi ra đến nhà ngươi chơi vậy. Người hàng thịt dê nói: Theo phép nước Sở, phàm người nào có công to được trọng thưởng thì vua mới đến nhà. Nay tôi xét tôi trí mưu không đủ giữ được nước, dũng cảm không đủ giết được giặc. Quân giặc vào trong nước, tôi lánh nạn, phải theo nhà vua chớ có phải là cốt ý theo nhà vua đâu! Nay nhà vua lại muốn bỏ phép nước mà đến chơi nhà tôi, tôi e thiên hạ lại chê cười chăng.
 
Chiêu Vương thấy nói, ngoảnh lại bảo Tư Mã Sử Ký rằng: Người hàng thịt dê này tuy làm nghề vi tiện mà giãi bày nghĩa lý rất cao xa. Nhà ngươi làm thế nào mời được người ấy ra giữ chức tam công cho ta.
 
Người hàng thịt dê nói: tôi biết chức tam công là quí hơn cửa hàng bán thịt dê, bổng lộc nghìn vạn, giàu hơn tiền lãi bán thịt dê. Nhưng tôi đâu dám tham tước lộc mà để nhà vua mang tiếng là gia ơn không phải nghĩa. Tôi thực không dám nhận. Xin cho về giữ lấy nghề bán thịt dê.
 
Nói đoạn lui ra ngay.
 
Trang Tử
 
GIẢI NGHĨA
Tam công: ba chức quan to, đời nhà Chu thì là Thái Sư, Thái Phó, Thái Bảo, đời nhà Tây Hán thì là Đại Tư Mã, Đại Tư Đề, Đại Tư Không, đời nhà Đông Hán thì là Thái Úy, Tư Đồ, Tư Không.
 
LỜI BÀN
Vua Chiêu Vương muốn thưởng là lấy cái ý khi mình gặp bước lưu vong mà người ta đi theo mình, là người ta có lòng trung thành với mình. Người hàng thịt dê không nhận thưởng là lấy cái nghĩa không đáng nhận vì không có công cán gì. Nếu ai cũng biết an phận thủ thường, quí trọng nghề nghiệp như người bán thịt dê, thì còn ai là kẻ ham mê phú quí, quyền thế và sự thưởng phạt ở đời chẳng là công minh lắm ư! Thực đáng làm gương cho những kẻ không biết liêm sỉ, tài năng công đức chẳng có gì, mà cũng cố cày cục, chạy chọt lấy chút phẩm hàm chức vị để lòe đời vậy.

_________________________________
CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 EmptyWed Nov 13, 2013 6:46 am

92. THÀNH THỰC



Vợ thầy Tăng Tử đi chợ. Con khóc đòi đi theo. Mẹ bảo:   Con ở nhà rồi mẹ về mẹ làm thịt con lợn cho ăn.
 
Lúc vợ về thầy Tăng Tử bắt lợn đi làm thịt.
Vợ nói:   Tôi nói đùa nó đấy mà.
 
Thầy Tăng Tử bảo:   Nói đùa là thế nào? Đứng khinh trẻ thơ là không biết gì. Cha mẹ làm gì nó thường hay bắt trước. Nay mình nói dối nó, chẳng là mình dạy nó nói dối ư! Tăng Tử nói xong, làm thịt lợn cho con ăn thực.
 
Lời bàn:
 “Ấu tử thương thi vô cuồng”; câu kinh Lễ đã dạy, ta không nên nói dối trẻ. Thầy Tăng Tử nhà nghèo, phải giết lợn, mẹ thầy Mạnh Tử cũng có mua miếng thịt lợn nhà láng giềng cho con ăn, đều là đã trót nói đùa vời trẻ cho ăn thịt lợn, thì không muốn dối trá nó, để giữ lấy lòng thực. Phàm cha mẹ ai là không muốn cho con thành thực. Nhưng muốn như vậy, tất phải giữ gìn, chớ có nói dối nó bao giờ. Lục Chí có câu nói rằng: “ Nều mình không hết lòng thành mà mong người ta hết lòng thành, chắc người ta chán mình mà không theo mình nữa. Lần này mình không có lòng thành mà bảo lần sau rồi có lòng thành, chắc người ta ngờ vực mà không tin nữa”. Cũng một ý với thầy Tăng Tử dạy con vậy.

_________________________________
CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 EmptyWed Nov 13, 2013 6:50 am

93.MẸ HIỀN DẠY CON



Thầy Mạnh Tử, thuở nhỏ nhà gần nghĩa địa, thấy người ta đào, chôn, lăn khóc, về nhà cũng bắt trước đào, chôn lăn khóc.
Bà mẹ thấy thế nói:   Chỗ này không phải chỗ con ta ở được
 
Rồi dọn nhà ra gần chợ. Thầy Mạnh Tử ở gần chợ, thấy người buôn bán điên đảo, về nhà cũng bắt chước người ta buôn bán điên đảo.
 
Bà mẹ thấy thế lại nói:  
Chỗ này cũng không phải là chỗ con ta ở được.
 
Bèn dọn nhà đến ở cạnh trường học. Thầy Mạnh Tử ở gần trường học, thầy trẻ đua nhau học tập lễ phép, cắp sách vở, về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở.
 
Bấy giờ bà mẹ mới vui lòng nói:  
Chỗ này là chỗ con ta ở được đây.
 
Một hôm, thầy Mạnh Tử thấy nhà hàng xóm giết lợn, về hỏi mẹ:   Người ta giết lợn làm gì thế?
 
Bà mẹ nói đùa:   Để cho con ăn đấy.
 
Nói xong, bà nghĩ lại hối rằng:  
Ta nói lỡ mồm rồi. Con ta thơ ấu, trí thức mới mở mang mà ta nói dối nó, thì chẳng ra ta dạy nó nói dối hay sao?
 
Rồi bà đi mua thịt lợn về cho con ăn thật.
 
Lại một hôm thầy Mạnh Tử đang đi học, bỏ học về nhà chơi. Bà mẹ đang ngồi dệt cửi, trông thấy, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung, mà nói rằng:
Con đi học mà bỏ học thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy.
 
Từ hôm đó thầy Mạnh Tử học tập rất chuyên cần rồi về sau thành một bậc đại hiền. Thế chẳng nhờ có cái công giáo dục quý báu của bà mẹ hay sao?
 
Liệt Nữ Truyện
 
LỜI BÀN:
mẹ thầy Mạnh Từ thực là biết dạy con. Mấy lần dọn nhà, thế là hiểu cái lẽ gần mực thì đen gần đen thì rạng. Nói lỡ lời phải mua thịt cho con ăn, thế là hiểu cái lẽ chớ nên nói dối trẻ. Thấy nó bỏ học mà cầm dao cắt đứt tấm vải làm thí dụ, thế là hiểu cái lẽ học hành cốt phải chuyên cần. Người ta đã nói: người mẹ là thầy giáo thứ nhất của trẻ, nên người mẹ phải biết cách dạy trẻ mới được. Dạy con từ thuở còn thơ, cái buổi đầu là cái buổi khó, mà cái buổi ấy là ở trong tay người *** người mẹ tức là người có trách nhiệm gia đình giáo dục rất to, không kém gì người cha, mà có lẽ hơn.

CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 MeHien

_________________________________
CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 EmptyThu Nov 14, 2013 11:52 am

94. NGỌC BÍCH HỌ HÒA



Nước Sở có người họ Hòa, được một hòn ngọc ở trong núi, đem dâng vua Lê Vương. Vua sai thợ ngọc xem. Thợ ngọc nói: “Đá không phải ngọc”. Vua cho người họ Hòa là nói dối, sai chặt chân trái.
 
Đến khi vua Vũ Vương nối ngôi, người họ Hòa lại đem ngọc đến dâng. Vua sai thợ ngọc xem. Thợ ngọc nói: “Đá không phải ngọc”
 
Đến khi vua Văn Vương lên ngôi, người họ Hòa ôm hòn ngọc, khóc ở chân núi Sở Sơn suốt ba ngày ba đêm đến chảy máu mắt ra. Vua thấy thế, sai người đến hỏi. Người họ Hòa thưa: “ Tôi khóc không phải là thương hại chân tôi bị chặt, chỉ thương về nỗi ngọc mà cho là đá, nói thật mà cho là nói dối”. Vua bèn sai người xem lại cho rõ kỹ, thì quả nhiên là ngọc thật, mới đặt tên gọi là “ngọc bích họ Hòa”.
 
 
 Hàn Phi Tử
 
GIẢI NGHĨA:
Sở: xem bài 9 Lê Vương, Vũ Vương, Văn Vương: ba vua kế tiếp nước Sở Ngọc bích: thứ ngọc rất đẹp, rất quý hiếm
 
LỜI BÀN:
Người ta ở đời thường mờ mịt của thật cho là của giả, sự phải ngờ là sự trái. Hoặc có ai biết lẽ phải, muốn đem ra bày tỏ, mà thiên hạ không biết cho, lại còn mỉa mai, thì thực là khổ tâm. Người họ Hòa không đau vì nỗi hai chân bị chặt chỉ vì đau vì nỗi ngọc mà cho là đá, nói thực cho là nói dối, quả là một người vì yêu cái thực, cái phải, cố làm cho sự thực, sự phải phá đổ đực sự u mê của người đời.

_________________________________
CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 EmptyFri Nov 15, 2013 10:21 am

95.NUÔI GÀ CHỌI



Vua Tuyên Vương sai Kỷ Sảnh nuôi một con gà chọi.
Được mười hôm, vua hỏi:
Gà đã đem chọi được chưa?
 
Kỷ Sảnh thưa:
Chưa được, gà hăng lắm, chưa thấy gà khác đã muốn chọi rồi.
 
Cách mười hôm, vua hỏi:
Gà đã đem chọi được chưa?
 
Kỷ Sảnh thưa:
Chưa được, gà còn hăng, mới thấy bóng gà khác đã muốn chọi rồi.
 
Cách mười hôm, vua lại hỏi:
Gà đã chọi được chưa?
 
Kỷ Sảnh thưa:
Chưa được, gà còn hơi hăng, trông thấy gà khác đã muốn chọi rồi.
 
Mười hôm sau, vua lại hỏi:
Gà đã đem chọi được chưa?
 
Kỷ Sảnh thưa:
Được rồi, gà bây giờ cho nghe thấy tiếng gà khác cũng không cho vào đâu. Trông thì tựa như gà gỗ, mà thực thì đủ các ngón hay. Gà khác coi cũng đủ sợ, phải lùi chạy.
 
Trang Tử
 
GIẢI NGHĨA:
Tuyên Vương: đây là Tuyên Vương nước Tề Gà gỗ: chữ là Mộc Kê. Các nhà làm văn hay dùng hai chữ ấy để khen những bậc học tập, tu dưỡng được hoàn toàn, không có gì bộc lộ ra ngoài.
 
LỜI BÀN:
 1. Chưa trông thấy gà khác đã muốn chọi thế tức khĩ hão chớ vì tất chọi mà đã được.
2. Trông thấy bóng gà khác đã muốn chọi thế là cậy khỏe chớ vị tất chọi mà đã được.
3. Trông thực thấy gà khác đã muốn chọi thế là còn hiều thắng chớ vị tất chọi mà đã được.
 
Chỉ đến lúc mất hết tất cả tức khí, cậy khỏe, hiếu thắng, luyện đã được hình toàn thần toàn đủ hết cả ngón hay, mà trông bề ngoài trơ ra như gỗ, là lúc ấy mới chọi được, có khi không phải đợi chọi, gà khác ngó thấy cũng đủ sợ mà trốn chạy rồi.
Thế mới hay những bậc thánh hiền chỉ thu cái tài vào khuôn phép nén cái khí vào tâm thần, chỉ cốt trong mình cho đầy đủ, không có ý gì tranh cạnh với ai, mà thiên hạ hồ dễ ai cạnh tranh nổi. Chớ những kẻ chỉ vụ bề ngoài, chăm chăm danh lợi, có tranh giành mới lấy làm vui lòng, có tham lam mới lấy làm mãn nguyện, còn là những hạng tầm thường, có khi hại đến thân mà vẫn tự đắc cho là phải.

_________________________________
CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 EmptySat Nov 16, 2013 10:26 am

96. DÙNG CHÓ BẮT CHUỘT
 
Nước Tề có người xem tướng chó giỏi. Nhà láng giềng nhờ mua một con chó hay bắt chuột. Một năm trời anh ta mới mua được, bảo nhà láng giếng: “Con chó này tốt đấy”
 
Nhà láng giềng nuôi chó mấy năm mà không thấy nó bắt chuột, mới nói chuyện với anh ta. Anh ta bảo: “Con chó tốt lắm đấy. Nhưng cái chí nó chăm bắt hươu nai, cầy, cáo chớ không muốn bắt chuột. Bây giờ muốn nó bắt chuột thì phải cùm chân nó lại.”
 
Nhà láng giềng làm theo như thế, quả sau con chó hay bắt chuột.
 
Lã Thị Xuân Thu
 
LỜI BÀN:
con chó trước không bắt chuột, là vì nó có tài bắt những hươu nai, không thèm bắt chuột. Sau nó bắt chuột, là vì người ta đã cùm chân, hãm cái tài nó lại, không cho chạy nhanh quá.

– Cốt ý bài ngụ ngôn này nói kẻ có đại tài mà đem dùng vào việc nhỏ thì không được việc. Muốn cho được việc, thì người dùng tất phải biết chế hạn cái tài ấy lại. Nên người có tài mà làm được việc hay không làm được việc là cốt ở người biết dùng hay không biết dùng mà thôi. Nhưng muốn cho người có cái tài to làm việc nhỏ thì phải làm cho mất cái tài to đi đã, thì chẳng đáng tiếc cho người có tài mà chẳng gặp được tri kỷ lắm ru !

CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 9411-bu-sua-meo-cho-thanh-ngoi-sao-diet-chuot

_________________________________
CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 EmptySat Nov 16, 2013 5:08 pm

97. LỜI NGƯỜI BÁN CAM



Ở Hàng Châu có người bán các thứ quả, khéo để dành cam, lâu mà không úng, vỏ vẫn đỏ hồng, trông đẹp như vàng, như ngọc, đem ra chợ bán giá đắt, mà người ta tranh nhau mua. Ta cũng mua một quả. Đem về, bóc ra, hơi xông lên mũi, múi xác như bông nát. Ta liền đem ra chợ hỏi người bán cam:
Anh bán cam cho người ta để làm của cúng lễ, đãi tân khách hay là chỉ làm cho choáng bề ngoài để đánh lừa người ta? Tệ thật! Anh giả dối lắm!
 
Người bán cam cười nói:
Tôi làm nghề này đã lâu năm để kiếm tiền nuôi thân. Tôi bán, người ta mua, chẳng ai nói gì, chỉ có ông là kêu ca. Thiên hạ giả dối nhiều, chẳng phải gì một mình tôi? Ông thật không chịu nghĩ đến nơi.. Này thử xem, người đeo hổ phù, ngồi da hổ, hùng dũng trông ra dáng quan võ lắm kỳ thực không biết có giỏi được như Tôn Tẫn, Ngô Khởi hay không? Người đội mũ cao, đóng đai dải, đường hoàng trông ra dáng quan văn lắm, kỳ thực không biết có giỏi như Y Doãn, Cao Dao không? Giặc nổi không biết dẹp, dân khổ không biết cứu, quan lại tham nhũng không biết trừng trị, pháp độ hỏng nát không biết sửa đổi, ngồi không ăn lương, không biết xấu hổ. Thế mà lúc ngồi công đường, đi xe ngựa, uống rượu ngon, ăn của qúy, oai vệ, hách dịch vô cung!.. Đó bề ngoài chẳng như vàng, như ngọc, mà bên trong chẳng như bông nát là gì? Ông không chịu xét những hạng người ấy mà đi xét quả cam của tôi!
 
Ta nghe nói thế, nín lặng, không trả lời được ra làm sao. Ta nghĩ người ấy ghét kẻ gian tà, giận phường thế tục mới thác ra chuyện bán cam để dạy người đời chăng?
 
 
Lưu Cơ
 
GIẢI NGHĨA
Hàng Châu: tên một phủ tức tỉnh lỵ Chiết Giang bây giờ
Tôn Tẩn, Ngô Khải : hai người làm tướng võ giỏi thời Chiến quốc Y Doãn tướng giỏi đời vua Thang nhà Thương Cao Dao tướng giỏi thời vua Nghiêu vua Thuấn
 
LỜI BÀN:
Người bán cam đây chẳng qua chính là tác giả. Mà cốt ý của tác giả là muốn lấy quả cam đẹp vỏ, thối ruột mà bóc cả cái hách dịch oai vệ bề ngoài của những bậc quan lớn một đời suy đốn, để phơi bày cái thực tình bất tài, bất tri, bất dũng ở bên trong. Nói rộng ra, bài này có ý dạy ta không nên tin bề ngoài, cũng như những bài ngụ ngôn nói: cái thùng không, bông lúa lép hay những câu ca dao:
 
Trông em, anh ngỡ sao mai, biết rằng trong có như ngoài hay không. Nhác trông ngỡ tượng tô vàng, nhìn ra mời biết chẫu chàng ngày mưa Thật là có ý vị.

_________________________________
CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 EmptySun Nov 17, 2013 11:04 am

98. VỢ CHỒNG NGƯỜI NƯỚC TỀ



Người nước Tề có hai vợ, vợ cả và vợ lẽ. Ngày ngày, chồng cứ sáng ra đi, tối đến mới về, mà hôm nào về cũng no say phè phỡn. Hai vợ thường hỏi: “Đi ăn với ai mà đi luôn thế?”
Anh ta nói: “Ta đi ăn với toàn những bậc giàu có, sang trọng cả”.
 
Một hôm, vợ cả bảo vợ bé: “Chồng ta chơi bời toàn những bậc giàu sang , mà sao không thấy một người nào giàu sang đến chơi nhà nhỉ? Ta thử dò xem chồng ta đi những đâu và chơi với những ai”.
 
Hôm sau, vợ cả dậy sớm, lẻn đi theo chồng. Đi cùng làng này, xóm khác, chẳng thấy một người nào dừng lại nói chuyện với chồng mình cả. Khi đi đến phía đông ngoại thành, thấy có đám cất mả, người ta đang tế lễ, ăn uống, đã thấy chồng lật đật lại đấy, xin những cơm thừa canh cặn, ăn lấy ăn để. Ăn xong, lại ngong ngóng đi chỗ khác.
 
Bấy giờ chị ta mỡi rõ cái cách chồng ngày ngày ăn uống no say là thế, tủi thẹn vô cùng, ngậm ngùi trở về; kể chuyện cho vợ bé nghe, rồi than rằng: “Chồng là người trông cậy suốt đời, ai ngờ chị em ta lại gặp phải một người chồng đê mạt quá đến như thế!”. Nói đoạn, hai người ngồi trông nhau giữa sân sụt sùi khóc. Ngay lúc đấy anh chồng ngất ngưởng ở đâu về, vẫn ra bộ làm kiêu với hai vợ như những hôm trước.
 
Ôi! Đem con mắt tinh đời mà coi, thì ngày nay những kẻ cầu công danh phú quí hồ dễ không mấy kẻ mà ở nhà vợ cả vợ lẽ không thẹn không tủi, không ngấm ngầm khóc với nhau như hai vợ người nước Tề này!
 
Mạnh Tử
 
GIẢI NGHĨA
Mạnh Tử: tên là Kha, lúc nhỏ được mẹ hiền dạy bảo, lúc lớn theo học thầy Tử Tư, lúc học hành, đi du lịch các nước Chư hầu. Về sau biết đạo thông hành, cùng làm sách với học trò là Nhạc Chính Khắc, Công Tôn Sửu, Vạn Chương. Đời sau nhặt những câu Mạnh Tử đối đáp với học trò và vua các nước Chư hầu làm quyển Mạnh Tử, bảy thiên.
 
LỜI BÀN
Lấy đức, lấy tài, lấy học thức đường đường chính chính mà được công danh phú quí thì còn gì bằng. Nhưng nịnh nọt, luồn cúi, làm những việc đê hạ, mất cả phẩm giá con người, để chen chúc vào đám công danh để cầu lấy chút phú quí, thì tưởng không còn gì đáng khinh hơn nữa! Thế mà đến lúc được công danh phú quí, lại còn vác mặt làm cao, ra dáng hách dịch, thiên hạ người ta biết ta, thì còn ai cho vào đâu nữa! Tưởng rằng khuất một người để đẻ muôn nghìn người, nhưng người ta có e lệ bề ngoài, trong bụng người ta cũng không sao trọng được. Thầy Mạnh Tử đặt ra câu chuyện người nước Tề này thật là phơi bày được cái xấu xa của những kẻ quen thói cầu công danh phú quí “hôn dạ khất ai, kiêu nhân bạch nhật” (đêm khuya van lạy, ban ngày vênh váo khinh người) vào những thời buổi mạc tục vậy.

CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 285411_342835525817388_1588457790_n

_________________________________
CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 EmptyMon Nov 18, 2013 11:18 am

99. ĐẦY THÌ ĐỔ



Đức Khổng Tử vào xem miếu Hoàn Công nước Lỗ, có một cái lọ dựng nghiêng. Ngài hỏi người coi miếu. Người này nói rằng:
“Đó là một vật quí của nhà vua thường để bên chỗ ngồi chơi để làm gương.” Đức Khổng Tử nói: “Ta nghe nói nhà vua có vật quí để làm gương, vật đó bỏ không thì đứng nghiêng, đổ nước vừa vặn thì đứng ngay, mà đầy quá thì lại đổ, có lẽ vật này chăng.”
 
Ngài bèn sai học trò đổ nước vào. Quả nhiên nước đổ vừa thì lọ đứng ngay; nước đổ đầy thì lọ đổ; bỏ không thì lọ lại đứng nghiêng. Ngài chép miệng than rằng: Hỡi ôi! Ở đời chẳng có cái gì đầy mà không đổ!
 
Thầy Tăng Tử nói: Dám hỏi có cách gì giữ cho đầy mà không đổ không? Ngài nói: Thông minh thánh trí nên giữ bằng cách ngu độn, công lao to lớn thiên hạ nên giữ bằng cách khiêm cung; sức khỏe hơn đời nên giữ bằng tính nhút nhát; giàu có bốn bể nên giữ bằng thói nhún nhường. Đó là cách đổ bớt đi để giữ cho khỏi quá đầy mà đổ.
 
Tuân Tử
 
LỜI BÀN
Mặt trời đứng bóng rồi xế, mặt trăng tròn rồi lại khuyết; nhân sự cũng vậy, thăng rồi trầm, thịnh rồi suy, đó là luật tự nhiên khó mà tránh khỏi. Tuy vậy cứ theo lời dạy của Khổng Tử đây thì cũng có cách giữ được lâu dài mà không suy đổ. Cách ấy là “Hữu nhược vô, thực nhược hư” nghĩa là có mà như không, đầy đặc mà như trống rỗng.

_________________________________
CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Sponsored content





CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 4 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
CỔ HỌC TINH HOA
Về Đầu Trang 
Trang 4 trong tổng số 10 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next
 Similar topics
-
» Di tinh và nguyên nhân gây ra tình trạng di tinh
» Tình trạng giãn tĩnh mạch chân - Đa khoa Hoàn Cầu
» Đi sâu Bioflavoniud khắc tinh suy giãn tĩnh mạch chân
» Các dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp tình trạng xuất tinh sớm
» Tình trạng teo tinh hoàn ở nam giới

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Các Đạo Khác :: Gương Xưa Tích Cũ-
Chuyển đến