Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO

Go down 
3 posters
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5 ... 11, 12, 13  Next
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 EmptyWed Jan 08, 2014 12:02 pm

37.-THẬP HẠNH LÀ GÌ?

Người phát tâm tu tập đã trải qua được giai đoạn đầu và tiến lên xa hơn nữa trong pháp sáu độ (bố-thí, trì-giới, nhẫn-nhục, tinh-tấn, thiền-định, trí-tuệ) và vạn hạnh tức là tu các hạnh khác nhau, trong đó có 10 hạnh như dưới đây : 
1- Hoan-hỷ-hạnh : Vui vẽ tự nhiên không có gì vướng bận tâm. 
2- Nhiêu-ích-hạnh : Làm cho nhiều người được lợi ích. 
3- Vô-nhuế-hạnh : Không để cho tâm vẩn đục, não loạn. 
4- Vô-tận-hạnh : Không cùng tận, tức không ranh giới, chướng ngại. 
5- Ly-si-loạn-hạnh : Lìa xa sự si mê ám chướng. 
6- Thiện-hiện-hạnh : Nghĩ và làm các việc thiện. 
7- Vô-trước-hạnh : Không tham trước mọi vật hay không đắm nhiễm. 
8- Tôn-trọng-hạnh : Tự tôn trọng mình và kính nhường người khác. 
9- Thiện-pháp-hạnh : Các pháp lành đều đầy đủ để trợ lực cho hành giả. 
10- Chơn-thật-hạnh : Lòng ngay thẳng, tánh cương trực. 
Bậc Bồ-Tát tu theo phép vạn hạnh để hoàn thành đạo nghiệp và đặc biệt chú trọng tới 10 hạnh căn bản trên đây mà đạt đến chân lý. Trong 10 hạnh có thể chia ra thành 2 bậc : Thấp và cao. Từ hạnh hoan hỷ tới hạnh thiện hiện, do nơi tự tâm hành giả phát sanh và chỉ cần sự gia công tu tập là có thể đạt được ; trong khi đó các hạnh không tham đắm trước mọi vật, lòng tôn kính, thực hiện các pháp lành và tánh ngay thật cần đòi hỏi cả một trời công phu ! Đây là một bước quan trọng trong suốt hành trình tiến và đường đạo rất khó khăn trở ngại, nếu không thật thận trọng rất dễ bị thối chí nản lòng nên nó đòi hỏi phải có sự cương quyết và dũng mãnh để chiến thắng được những cạm bẩy từ bên trong tâm thức cho tới bên ngoài cảnh vật. 

Khi thực hành trọn đủ 10 hạnh như vậy, bậc Bồ-Tát đã có một tâm niệm không thối chuyển để tiến lên được xa hơn trong các bậc thang kế tiếp của đạo giải thoát. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 EmptySat Jan 11, 2014 5:55 pm

38.-THẬP HỒI HƯỚNG LÀ GÌ?

Thập-hồi-hướng là 10 việc lợi lành hướng về tất cả muôn loài để chia sớt bớt phước báo và cùng nhau hướng tới Phật quả. 
Mười công đức để hồi hướng là : 
1- Cứu hộ chúng sanh ly chúng sanh tướng hồi hướng : Ra ân giúp đỡ cho chúng sanh, nhưng không vì đó mà chấp trước việc cứu giúp. 
2- Bất hoại hồi hướng : Không có một thế lực hay sức mạnh nào phá nổi để thoát lui việc giúp đỡ chúng sanh của hành giả. 
3- Đẳng chư Phật hồi hướng : Do lòng từ bi rộng lớn như chư Phật xin nguyện cứu giúp tất cả chúng sanh. 
4- Chí nhứt thiết xứ hồi hướng : Hoàn tất trong việc cứu giúp muôn loài. 
5- Vô tận công đức tạng hồi hướng : Có ngần nào công đức xin đem san sẻ ra cho tất cả chúng sanh. 
6- Tùy thuận nhất thiết kiên cố thiện căn hồi hướng : Tất cả những căn lành vững bền có được, tùy theo đó mà cứu giúp chúng sanh. 
7- Đẳng tâm tùy thuận chúng sanh nhứt thiết hồi hướng : Đem tâm bình đẳng để hòa nhập vào trong tất cả chúng sanh. 
8- Như tướng hồi hướng : Quay về với tánh thật của mình. 
9- Vô trước vô phược giải thoát tâm hồi hướng : Không chấp trước, không ràng buộc, tâm được giải thoát tự tại. 
10- Pháp giới vô lượng hồi hướng : Hướng về pháp giới chúng sanh để cầu cho trọn thành Phật đạo. 
Trong 10 chỗ trụ tâm, 10 hạnh an lạc và 10 việc lợi lành hồi hướng gọi là tam hiền. Trong 3 bậc nầy hành giả đều nhất tâm hướng về đạo Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác. Do tu tập các công đức lợi lành mầu nhiệm ấy như là rường cột của việc tu nên gọi là tư lương vị hay là món ăn tinh thần cao khiết. 

Từ chỗ sơ tâm tiến lên tới cấp bậc nầy hành giả đã trải qua bao nhiêu việc thực hành khó khăn trong suốt một đại a-tăng-kỳ kiếp. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 EmptySun Jan 12, 2014 10:31 am

39.-THẤT PHẬT LÀ NHỮNG VỊ PHẬT NÀO?

Thất Phật là bảy đức Phật trong quá khứ tính cho đến Phật Thích-Ca, giáo chủ cõi Ta-Bà, Đản-sanh năm 624, Tịch-diệt năm 544 trước kỷ nguyên Tây-lịch. 
Quá-khứ Trang-Nghiêm kiếp có ba đức Phật : 
- Phật Tỳ-Bà-Thi, Phật Thi-Khí, Phật Tỳ-Xá-Phù 
Hiền-kiếp quá-khứ có bốn đức Phật : 
- Phật Câu-Lưu-Tôn, Phật Câu-Na-Hàm Mâu-Ni, Phật Ca-Diếp, Phật Thích-Ca-Văn. 
- Phật Tỳ-Bà-Thi hay Phật Di-Vệ. 
- Phật Thi-Khí cũng đọc là Thức-Khí 
- Phật Tỳ-Xá-Phù dịch là Biến-Nhất-Thiết Tự-Tại. Ba vị Phật này ở vào kiếp chót của kiếp Trang-Nghiêm đời quá-khứ. 
- Phật Câu-Lưu-Tôn dịch là Sở-Ưng-Đoạn, ra đời đầu tiên trong 1000 đức Phật. 
Lúc đó thọ mạng con người là 6 vạn tuổi, trong tiểu kiếp thứ chín thuộc Hiền Kiếp hiện tại. 
- Phật Câu-Na-Hàm Mâu-Ni dịch là Kim-Tịch, ra đời lúc con người sống bốn vạn tuổi. 
- Phật Ca-Diếp dịch là Ẩm-Quang, ra đời lúc con người sống hai vạn tuổi. 
- Phật Thích-Ca Mâu-Ni dịch là Năng-Nhân Tịch-Mặc, ra đời lúc con người sống 100 tuổi. 
Phật Thích-Ca ra đời thuyết giáo chia thành ba thời kỳ : Chánh-pháp ; khoảng 500 năm sau đức Phật nhập diệt, Tượng-pháp từ khoảng sau 500 năm đến 2000 năm, và cuối cùng là thời kỳ Mạt-pháp, sau Phật nhập diệt khoảng 2000 năm. Chúng ta đang ở trong đời Mạt-pháp, tuổi thọ mạng giảm dần từ 100 xuống 80 như hiện tại. 

Bảy đức Phật ra đời cứu độ chúng sanh, và kế tiếp đức Phật Di-Lặc xuất thế đem an vui cho nhân loại chúng sanh trong pháp giới. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 EmptyTue Jan 14, 2014 1:26 pm

40.-  THẾ GIỚI THEO QUAN NIỆM CỦA PHẬT GIÁO RA SAO ?  
Thế giới là nơi có loài người và muôn vật sinh tồn nên còn gọi là Thế-gian. Do đó chữ thế gian được chia ra làm 2 loại : Hữu tình thế gian và môi sinh của các loài chúng sanh. 
Thế nào là hữu tình và môi sinh thế gian ? 
Loài hữu tình có thân hình, có cảm giác, còn môi sinh như sông ngòi, núi rừng, biển, cơm ăn, áo mặc và những tiện nghi vật chất cống hiến cho loài động vật sanh tồn. Do chánh-báo, tức tạo nhân gì chúng sanh sẽ cảm thọ nên nghiệp ấy mà thành hình hài và phải nương vào y-báo (các tiện ích) để hiện hữu. 
Theo quan niệm của Phật giáo, trong vũ trụ có những thế giới khác nhau, hợp nhau 1000 thế giới thành một Tiểu-thiên thế-giới, gồm chung 1000 Tiểu-thiên thế-giới lại là một Trung-thiên thế-giới, gồm chung 1000 Trung-thiên thế-giới lại thành Đại-thiên thế-giới. Đó là Tam-thiên Đại-thiên thế-giới, tức là bao dung cả Tiểu, Trung và Đại mà thành hình 3 ngàn cõi khác nhau. 
Theo các nhà khoa học ngày nay, ngoài thế giới chúng ta đang sống còn có vô số thế giới nhỏ li ti như hạt bụi ở khắp các cõi trong mười phương. 
Thế giới ngày nay nơi mà chúng ta đang tồn tại đây gọi là thế giới Ta-Bà. Chữ Ta-Bà vốn nghĩa là kham nhẫn, tức có ý nói rằng loài chúng sanh ở đó phải chịu đựng tất cả những điều thống khổ. 
Muốn thoát được sự thống khổ ở thế gian, chúng ta phải biết tu nhân lành và tạo điều phước đức mới cảm thọ được chánh báo an lạc.    
 

--- o0o ---

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 EmptyWed Jan 15, 2014 9:30 am

CHƯƠNG 3
GIỚI LUẬT
1.-HÌNH TƯỚNG CỦA NGŨ GIỚI VÀ AI CÓ THỂ THỌ TRÌ ĐƯỢC?
Ngũ giới là năm giới hay năm điều răn cấm căn bản mà người Phật tử khi đã quy y Tam-Bảo đều phải giữ gìn. 
Trong năm giới có chia ra làm 2 phần là trọng và khinh như các tội sát sanh, trộm cắp, tà dâm thuộc về trọng và nói dối, uống rượu thuộc về tội nhẹ hơn có thể sửa đổi được. Về hình tướng của năm giới có thể nói một cách cụ thể hơn như sau : 
- Giới thứ nhất : Không sát sanh, tất cả mọi sanh vật dù lớn hay bé đều không được giết hại. Vì tôn trọng sự sống của mọi loài, cho nên trong ý nghĩ sát sanh có phân ra làm 2 trường hợp khác nhau : cố ý sát, vui theo hay đồng lõa khi thấy sinh vật bị giết đều phạm tội cả. 
- Giới thứ hai : Không được trộm cắp, vật sở hữu của kẻ khác chính là mồ hôi nước mắt của họ mới tạo ra được. Từ những vật lớn cho đến một cây kim, sợi chỉ, nếu không được sự đồng ý của chủ nhân thì không được lấy hay tìm cách chiếm đoạt dưới mọi hình thức thuộc về tội trộm cắp cả. Chẳng hạn như lén khi người ta không hay biết mà lấy vật gọi là đánh cắp, dùng hình thức thô bạo đánh đập hay xử dụng súng đạn để uy hiếp của gọi là đánh cướp, rình rập chờ lúc người ta ngủ hoặc sơ ý để tìm cách lấy đồ gọi là ăn trộm. Những cách dùng mánh khóe tráo trở đồ xấu để lấy vật tốt hoặc cân non, đo thiếu v.v... cũng đều thuộc về hành động gian manh trộm cắp cả. Ngay cả việc đi làm trễ giờ, lên xe, tàu không mua vé, khai gian tên họ lãnh trợ cấp, sai hẹn cũng là một hình thức trộm cắp. 
- Giới thứ ba : Không tà dâm, đối với người Phật tử tại gia, khi đến tuổi trưởng thành được tự do lập gia đình. Ngoài vợ chồng chính thức ra không được lang chạ tình ý với người khác. Bởi vì, người có hành động như thế là làm hư hại hạnh phúc gia đình và còn gây ra cho người khác sự khổ đau, ân hận, nên người Phật tử cần phải tránh việc tà dâm. 
- Giới thứ tư : Không được nói dối, việc nói dối có 4 hình thức khác nhau : 
a) Nói lưỡi đòn xóc nhọn hai đầu để làm cho cả đôi bên có sự nghi ngờ, hiềm khích lẫn nhau. 
b) Nói thêm bớt như chuyện có nói không, chuyện không nói có hay cố bôi son trét phấn cho việc nhỏ trở thành chuyện lớn. 
c) Lời nói độc ác hung hăng như chưởi rủa, mắng nhiếc, trù ẻo, hăm dọa ... 
d) Nói lời hoa mỹ trau chuốt cốt để làm mê hoặc lòng người. Tất cả các hình thức trên đây đều thuộc về loại nói dối cả. 
Người nói dối không bao giờ được người khác tin tưởng để có thể giao phó cho bất cứ một công việc gì. 
- Giới thứ năm : Không được uống rượu, rượu có chất men dễ làm say người. Khi uống nhiều ta đâm ra mất thăng bằng, có thể mù quáng gây ra nhiều tội lỗi. Ví dụ : Người say lái xe dễ gây ra tai nạn. Người say ưa đập đồ đạc trong nhà và hay gây gỗ, ẩu đả với người chung quanh. Vì thế, người thực hành Phật giáo muốn cho tâm được thanh tịnh nên Phật cấm uống rượu. 
Tuy nhiên, có trường hợp được dùng tới rượu và coi đó như là một thứ thuốc hay trong lúc mắc bịnh, y sĩ bảo cần có rượu để pha với thuốc uống thì được tạm dùng, nhưng trước khi uống phải cho chư Tăng biết thì không phạm. Đến khi bịnh lành phải chấm dứt ngay việc uống rượu. 

Người Phật tử giữ được năm giới của Phật cấm một cách trọn vẹn sẽ tạo được hạnh phúc cho chính mình và đem lại được niềm an lạc cho mọi người. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 EmptyThu Jan 16, 2014 10:58 am

2.-THẾ NÀO GỌI LÀ LUẬT TỨ PHẦN? ĐÓ LÀ NHỮNG PHẦN GÌ?


Luật Tứ Phần là bộ luật trong đó thuyết minh 4 phần về giới tướng của Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni. Đây là phần giải thích rõ các tội phạm khinh trọng của đoàn thể xuất gia lấy giới luật làm khuôn thước trong việc tu hành. 
Bộ Luật Tứ Phần rút ra từ bộ luật tạng "Đàm Vô Đức" và do ngài Sa-môn Thích-Hoằng-Tán, đời Minh (thế kỷ 14) dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán. Luật Tứ Phần chia ra làm 4 mục như sau : 
Phần đầu : Giới luật của thầy Tỳ-kheo. 
Phần hai : Giới luật của Tỳ-kheo-ni và cách thức thọ giới, cách nói giới. 
Phần ba : Bàn rõ về điều kiện an-cư và phép tự-tứ. 
Phần bốn : Nghị định cách tổ chức, tạo lập phòng xá cho Tăng chúng trong Tự Viện. 
Luật Tứ Phần chỉ dành riêng cho giới xuất gia thực hành nên ít có vị cư sĩ tại gia nào biết tới. Nhưng giả sử có đọc qua Luật nầy, người không chuyên cũng không biết cách hành trì và Thể - Tánh - Dụng của phần giới tướng ra sao. Trong thời gian gần đây có một số ít vị cư sĩ hằng lưu tâm tới nền Phật giáo trong tính cách muốn tìm hiểu để nghiên cứu cũng tìm đọc tới Luật Tứ Phần đã được dịch sang tiếng Việt, và còn một số quý vị khác không phải để nghiên cứu cũng đọc qua Luật Tứ Phần vì muốn thỏa mãn tính tò mò. Việc nầy không có gì phương hại cả nhưng không cần thiết vì nó vượt ngoài phạm vi và cách thức thọ trì của những người tu học Phật còn vướng bận nhiều việc gia đình. 
Điều cần và thực tế nhất là chúng ta làm thế nào đọc và nhớ cho được Luật Tứ Phần gồm những gì và để cho ai thọ lãnh. Nghĩ và làm được như thế là tỏ ra xứng đáng người Phật tử chân chánh đang thực hành Phật giáo dù bất cứ là người xuất gia hay tại gia. 

Tóm lại, giới Luật Phật chế không phải chỉ có Luật Tứ Phần nhưng đây là bộ Luật tiêu biểu cho giới xuất gia nên được xem là phần cốt cán trong tạng Luật Phật giáo. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 EmptyFri Jan 17, 2014 1:36 pm

3.- Bát Quan Trai Được Áp Dụng Lúc Nào ?  
Bát-Quan-Trai giới là 8 giới cấm của người Phật tử giữ gìn trong vòng 24 giờ, tức là 1 ngày 1 đêm ở tại chùa để tập sống theo đời sống của người xuất gia. 
Tại sao gọi là Bát-Quan-Trai ? 
Bát là tám, quan là cửa ngỏ, trai là ăn chay, tức là ngoài việc giữ 8 giới ra người phát nguyện tu hành còn phải ăn chay trong suốt thời gian 24 giờ tại chùa.  Tám giới gồm có : 
1/- Không sát sanh. 2/- Không trộm cắp. 3/- Không dâm dục. 4/- Không nói dối. 5/- Không uống rượu. 6/- Không dùng hương phấn và dầu thơm. 7/- Không nằm giường cao tốt rộng lớn, vì sợ móng tâm buông lung bậy bạ. 8/- Không ăn uống trái giờ giấc.
Tám giới hay tám cửa ngỏ nầy giúp ta khép chặc hay đóng cửa phiền não không xen tạp vào tâm trí cho lòng được thanh tịnh, an ổn. Khóa tu ngắn hạn nầy thường được tổ chức vào ngày rằm và mồng một trong tháng. Tuy nhiên, việc nầy cũng còn tùy thuộc vào thì giờ và cách sắp xếp của mỗi chùa để cho phù hợp với mỗi người. Vì người Phật tử muốn đạt đến giải thoát cần phải thực hành cách tu tập của người xuất gia, mà phương pháp tu Bát-Quan-Trai rất dễ thực hành và có nhiều lợi ích thiết thực. Ngoài ra, Bát-Quan-Trai giới cũng được xem như là gạch nối giữa đời sống của người xuất gia với đời sống của người cư sĩ tại gia. 
Sự ảnh hưởng của pháp tu nầy là mang lại cho người thực hành có được tâm thức vắng lặng, an vui. Những tạp niệm như cải cọ, nói năng thô tháo đều được dẹp bỏ. 

Từ chỗ bắt đầu tu một ngày đêm trong tám pháp trai giới nầy làm nhân cho việc giải thoát ở kiếp sau vậy. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 EmptyTue Jan 21, 2014 11:04 pm

4.-TẠI SAO PHẬT TỬ PHẢI GIỮ GIỚI CHO MẤT TỰ DO?

Giới cấm của người Phật tử tại gia chỉ có 5 điều. Đây là 5 cấp bậc làm nền tảng cho bậc thang của các quả Thánh ở sau nầy. 
Người Phật tử không phân biệt tại gia hay xuất gia, khi đã thọ giới cần phải giữ giới, nhất là những điều cấm tự mình đã phát nguyện trước thầy tổ và trước ngôi Tam-Bảo lúc quy y. 
Năm giới của người Phật tử tại gia là : Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Người nào giữ trọn vẹn được cả 5 giới như thế gọi là toàn phần, người chỉ giữ được 3 giới trong số 5 giới gọi là bán phần. Khi nào lở phạm giới cần phải tự sám hối để chừa bỏ lỗi lầm và phát nguyện sửa đổi. Người tu hành chân chính là kẻ biết nghiêm chính giữ gìn giới luật không trái phạm. 
Sa-di có 10 giới, Tỳ-kheo có 250 giới, Tỳ-kheo-ni có 348 giới. 
Giới như dây cương ràng buộc con ngựa không đi sai đường, người tu hành cũng nhờ giữ giới mà phát sanh trí tuệ. Giữ giới để tạo một đời sống quân bình và xây dựng xã hội loài người thêm vững mạnh và an lạc. 

Người Phật tử biết giữ giới đúng đắn sẽ có ảnh hưởng tốt đến gia đình, đoàn thể, tôn giáo và rộng hơn nữa, tạo cho thế giới hòa bình và trật tự. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 EmptyThu Jan 23, 2014 7:09 pm

5.-ƯU BÀ DI DÀNH CHỈ CHO AI?

Người Phật tử tu tại gia có hai phái : Nam và nữ. Người nữ hay nữ giới Phật tử gọi là cận-sự-nữ, tức là người đàn bà thân cận với Phật Pháp.  Nói một cách khác là tín-nữ hay Ưu-bà-di. 
Ưu-bà-di tiếng Phạn là Upasika có nghĩa là người nữ gần gũi để thực hành và hộ trì Phật giáo. Nhưng trong trường hợp chỉ mới tin hoặc có cảm tình với Phật giáo mà chưa quy y Tam-Bảo, người đó chưa gọi được là Ưu-bà-di. Như vậy, Ưu-bà-di chính là người biết áp dụng Phật giáo vào đời sống hằng ngày từ hành động, lời nói và ý nghĩ đều thấm nhuần tính chất từ bi của đạo Phật. Ưu-bà-di còn có nghĩa là người nữ ưu tú trong hàng ngũ Phật tử, vì họ đã dày công với đạo như góp phần vào việc tu tạo chùa chiền, phát tâm làm việc tu phước, cũng như tham gia vào các hội từ thiện khác, giúp đỡ kẻ nghèo và ra tay làm việc nghĩa để an ủi tha nhân, không từ nan bất cứ một công việc Phật sự nào, miễn có lợi cho người khác thì sẵn sàng xả thân thực hiện ngay. 
Riêng đối với giới luật, người Phật tử Ưu-bà-di cũng chỉ giữ năm giới căn bản của người tín đồ tại gia như nam giới, tức Ưu-bà-tắc mà thôi. Tuy nhiên, về tuổi tác, những em bé nữ Phật tử chưa gọi được là Ưu-bà-di, vì ở vào lớp tuổi còn nhỏ, các em chưa làm được việc gì lợi ích thiết thực cho đạo và đời. 
Người Phật tử Ưu-bà-di còn biết phát nguyện tụng kinh, ăn chay, niệm Phật để thể hiện được tâm từ bi. Có nhiều trường hợp và tùy theo hoàn cảnh mà phát tâm tu niệm, nếu gia đình thuận tiện, người nữ Phật tử nên dành nhiều thì giờ vào việc tụng kinh, niệm Phật. Vì mỗi tâm niệm thiện của chúng ta có thể đem lại lợi ích cho mọi người chung quanh và có khi còn cứu sống được cả các giống sinh vật khác nữa. 
Người nữ vì nặng nghiệp hơn người nam, nên ở trong đời phải chịu nhiều điều khổ cực hơn, ngay trong gia đình là một ví dụ dễ hiểu hơn cả. 

Người nữ Phật tử đã quy y nên cố gắng thực hành Phật giáo và cũng để xứng đáng là Phật tử chân chánh. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 294
Reputation : 1
Join date : 27/07/2013

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 EmptyFri Jan 24, 2014 10:12 am

6.- Ưu Bà Tắc Là Gì Và Chỉ Cho Ai ?  
Trong giới luật của Phật giáo có chia làm hai phần : Giới luật của người xuất gia và giới luật của người Phật tử tại gia. 
Kinh Ưu-bà-tắc giới còn phân biệt : Người nữ Phật tử đã thọ 5 giới và quy y Tam-Bảo gọi là Ưu-bà-di, còn người nam gọi là Ưu-bà-tắc. Ưu-bà-tắc là người Phật tử phái nam hay còn gọi là thiện-nam-tử, tức chỉ cho người trai lành gần gũi Phật Pháp để tu học theo các pháp lành. Cũng theo kinh Ưu-bà-tắc giới thì người tu tại gia còn chia ra làm ba hạng, tùy theo cách giữ giới ít hay nhiều mà thành như : 
- Thiểu phần Ưu-bà-tắc, để chỉ cho người nam Phật tử nào chỉ có khả năng lãnh thọ và thực hành 1 hay 2 trong 5 giới. 
- Đa phần Ưu-bà-tắc là những người giữ từ ba giới trở lên. 
- Toàn phần Ưu-bà-tắc : Người vâng giữ được trọn vẹn cả 5 giới. 
Tùy theo lời phát nguyện lúc quy y để giữ giới, theo đó mà người thực hành Phật giáo được phân chia ra như trên. Nếu một Phật tử biết lễ lạy cúng Phật, và thường hay đi chùa, nhưng chưa quy y thì chưa gọi được là Ưu-bà-tắc hay Ưu-bà-di. Chữ Ưu-bà-tắc lấy từ tiếng Phạn ra là Upasak, để chỉ cho người phái nam có sức khỏe, gọn gàng, gánh vác được công việc Phật Pháp. 

Người Phật tử tại gia biết giự gìn giới luật không những có lợi cho mình mà còn tăng phần hữu ích cho mọi người chung quanh nữa. 

_________________________________
Tri Âm Quán
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 EmptySat Jan 25, 2014 12:52 pm

7.- Sa Di Có Mấy Hạng Và Điều Kiện Ra Sao ?  
Bước đầu tiên của người xuất gia là làm Sa-di hay gọi theo danh từ thông thường tức chú tiểu hoặc điệu. Thật ra, điệu hay chú tiểu để chỉ cho các em bé mới xuất gia đầu còn để chỏm tóc ở phía trước ; còn Sa-di phải tiến xa hơn lên một bậc. 
Sa-di dịch là "tức từ" nghĩa là ngưng ác làm lành hay "cần sách" là siêng năng tinh tiến hoặc còn một nghĩa nữa là "cầu tịch" tức tìm tới đời sống an tịnh. Tuổi thích hợp cho Sa-di là từ 14 đến 19 tuổi. Những vị lớn tuổi mới xuất gia cũng phải trải qua thời kỳ làm Sa-di. 
Sa-di có 4 nghĩa : 
- Sa-di đuổi quạ (khu-ô Sa-di) : Các em bé dưới 14 tuổi tập sự sống theo quy tắc của chùa và tuổi còn quá nhỏ nên chưa làm được việc gì khác ngoài đuổi quạ để chúng đừng làm náo động các khu vực chư tăng đang tọa thiền. 
- Sa-di danh-tự (danh-tự Sa-di) : Những người đã quá 20 tuổi mà không có đủ điều kiện thọ giới Tỳ-kheo. 
- Sa-di hình-đồng : Người có tướng mạo và cốt cách trông giống như Sa-di, nhưng không đủ tư cách thọ lãnh giới pháp như bị căn tật, cơ thể không tròn đủ v.v... 
- Sa-di hợp-pháp (ứng-pháp Sa-di) : Người tuổi từ 14 đến 19 và tỏ ra cố gắng trong việc tu học và có tác phong đạo đức. 
Sa-di chưa phải lãnh một công việc nào nặng nhọc trong chùa cả, ngoài việc tu học và công phu bái sám ra, chỉ cần tập theo lối tham thiền của các vị Đại-Đức Tỳ-kheo lớn tuổi. Về sinh hoạt, Sa-di phải đảm đương việc cơm nước, bếp núc, chợ búa, củi than ... (nếu chùa không có người giúp việc) và hầu thầy để giúp đỡ các vị Tỳ-kheo đang bận tâm vào việc tọa thiền hay nghiên cứu. Sa-di chỉ cần giữ 10 giới luật, trong khi vị Tỳ-kheo phải thọ 250 giới. Sa-di phải chứng tỏ khả năng đầy đủ mới theo giới Tỳ-kheo được. Tuổi sớm nhất và hợp lý để thọ giới Tỳ-kheo là 20 tuổi, có những chú tiểu ở chùa từ nhỏ và có khả năng nhưng tuổi còn nhỏ, cũng không được phép thọ giới Tỳ-kheo. 

Sa-di là thời kỳ dễ thực hành và đẹp nhất trong đời tu học của một người xuất gia học Phật. 

_________________________________
KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 EmptySun Jan 26, 2014 10:36 am

8.- 10 Giới Của Sa Di Có Hình Tướng Ra Sao ?  
Giới luật của Sa-di có 10 điều và chính những phần căn bản nầy làm thềm thang tiến lên giới Tỳ-kheo trong tương lai. Mười giới Sa-di là : 
1- Không sát sanh 
2- Không trộm cắp 
3- Không dâm dục 
4- Không nói dối, thêu dệt, lưỡi hai chiều và không chưởi mắng. 
5- Không uống rượu 
6- Không được dùng nước hoa và những cách trang điểm lòe loẹt khác 
7- Không được nằm giường nệm cao sang, vì sự đắm tâm ưa thích 
8- Không được khiêu vũ, hát xướng 
9- Không được xử dụng vàng bạc phi pháp 
10- Không được ăn ngoài giờ ăn (ăn uống không độ lượng sái giờ giấc) 
Về giới thứ 5 có thể không phạm, trong trường hợp bịnh nặng, y sĩ bảo cần phải dùng rượu hòa với thuốc để trị lành bệnh thì được tạm dùng, nhưng trước khi uống rượu phải thưa hỏi và cho chư Tăng biết rồi mới được dùng. 
Giới không ăn phi thời thứ 10, có nghĩa là ngoài bửa ăn chính thức ra, không được phép ăn lặt vặt. Chư Tăng ăn đúng giờ ngọ buổi trưa, còn bửa ăn chiều chỉ phụ thôi, vì buổi tối là giờ ăn của loài ngạ quỉ, buổi sáng giờ ăn của các cõi trời ; chánh ngọ : Giờ ăn của chư Phật. Người tu học Phật, ngoài giờ ăn chính ra cần phải giữ cho hoàn toàn được thanh tịnh. Loài quỷ đói một khi nghe tiếng khua động chén bát bèn nổi lên lòng thèm khát muốn ăn không tốt, do đó người giữ giới phải nghiêm chỉnh không cho trái phạm điều nầy. 
10 giới Sa-di là bậc thang đầu tiên bước lên giới Tỳ-kheo. Sa-di không thực hành đúng và đầy đủ phần giới tướng thì khó có thể tiến xa lên được trên đường tu tập để hoàn thiện tác phong đạo đức của người tăng sĩ xuất gia. Người nữ thọ 10 giới trên gọi là Sa-di-ni. 


Giới luật có tinh chuyên thì trí tuệ, đạo nghiệp mới phát triển được.  Người tu hành không thể nào lơ là trong khi giữ giới luật. 

_________________________________
KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 EmptyMon Jan 27, 2014 9:58 am

9.- Thức Xoa Ma Na Là Gì, Và Cách Phân Biệt Ra Sao ?  
Những người nữ tu sĩ Phật giáo khi đến tuổi 18 dù đã thọ giới Sa- di-ni hay chưa cũng phải thọ giới Thức-xoa-ma-na trong 2 năm trước khi được thọ giới Tỳ-kheo-ni. 
Giới Thức-xoa-ma-na là những giới điều cơ bản chuẩn bị cho giới Tỳ-kheo-ni và gồm có 6 giới khinh, trọng như sau : 
1- Không dâm dục 
2- Không trộm cướp 
3- Không sát sanh 
4- Không nói dối 
5- Không uống rượu 
6- Không ăn ngoài giờ ăn (giờ ăn chính thức của người tu sĩ vào đúng giờ ngọ buổi trưa, ngoài ra không nên ăn uống một cách tạp nhạp). 
Sáu giới Thức-xoa-ma-na đều có trong 10 giới của Sa-di-ni, tại sao có sự trùng lặp giới luật như thế ? Theo Luật-tông, đây không phải đã bỏ bớt 4 giới để chỉ còn 6 giới cho nhẹ bớt phần hành trì mà trong thời gian thọ giới Thức-xoa-ma-na, Sa-di-ni tập giữ giới luật của Tỳ-kheo-ni. Sự giữ giới Thức-xoa-ma-na kéo dài trong thời gian 2 năm. Nhưng ai chưa thọ giới Sa-di-ni mà đã đến tuổi 18 cũng có quyền xin thọ giới Thức-xoa-ma-na và sau thời gian hành trì đủ 2 năm cũng đủ tư cách để thọ giới Tỳ-kheo-ni vậy. Ngoài ra, những thiếu phụ trước kia đã lập gia đình hay sống độc thân (đã ly hôn hay chồng chết), nếu muốn thọ giới Thức-xoa-ma-na phải đợi 10 năm sau ngày ly hôn hay ngày chồng chết mới thọ được giới pháp của người nữ tu. (*) 
Nữ giới có phần nghiệp chướng nặng nề hơn, cho nên người nào tìm tới ánh sáng của đạo và ly khai gia đình để học hạnh của người xuất gia là đã làm một cuộc cách mạng lớn trong đời sống. Người đàn bà đầu tiên xuất gia thọ Sa-di giới trong Phật giáo khi đức Phật còn tại thế là bà Da-Du-Đà-La. 


(*) Theo Việt-Nam Phật-Giáo Sử Luận của Nguyễn-Lang, nhà xuất bản Lá Bối in tại Paris năm 1978. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 EmptyTue Jan 28, 2014 1:13 pm

10.-TỲ KHEO LÀ TIẾNG ĐỂ DÙNG CHỈ CHO AI?
Người tăng sĩ xuất gia tu theo Phật giáo đã thọ đủ 250 giới (giới cụ túc) chia ra hai giới là Tỳ-kheo-tăng và Tỳ-kheo-ni. 
Tỳ-kheo có nghĩa là khất sĩ. Khất là cầu xin, sĩ là người : Như vậy thầy Tỳ-kheo cầu xin những gì ? Thầy Tỳ-kheo về mặt nội tâm lo tu đức thanh nhã, còn mặt ngoài xa lìa những nhận lãnh và hưởng thọ vật chất một cách quá đáng, ngược lại phải làm việc lành lợi ích cho mọi người, mọi vật cốt để giúp mình thành tựu được đạo nghiệp và giữ tròn hạnh nguyện của người xuất gia. Khất còn có nghĩa là trừ đói khát, tức có ý nói người xuất gia giữ tròn giới hạnh làm ruộng phước mà nơi đó có thể sanh ra vật lành để người đời đặt trọn tin tưởng vào nơi thầy Tỳ-kheo quy y và cúng dường mong gieo trồng phước đức. Ví dụ : ruộng có bón phân tạo cho đất mầu mới sanh ra được lúa tốt nhờ đó trừ được nạn đói thiếu cho người gieo mạ, cấy lúa. 
Tỳ-kheo có 8 hạng như dưới đây : 
1- Danh-tự Tỳ-kheo (hình tướng giống vị Tỳ-kheo nhưng không thọ 250 giới) 
2- Tương-tợ Tỳ-kheo 
3- Tự-xưng Tỳ-kheo : Mạo danh nghĩa cốt để người đời cung kính. 
4- Thiện-lai Tỳ-kheo : Người tốt gần gủi Phật Pháp giữ giới tu hành. 
5- Khất-cầu Tỳ-kheo : Trên cầu Phật Pháp, dưới xin cơm ăn để làm việc đạo. 
6- Cát-tuyệt-y Tỳ-kheo : Dứt đường tình ái, phát túc siêu phương, khác người đời. 
7- Phá-kiết-sử Tỳ-kheo : Đoạn diệt phiền não, nghiệp chướng ràng buộc. 
8- Thọ-đại-giới bạch 4 lần Yết-ma như pháp thành tựu đắc xứ sở Tỳ-kheo. 
Như trên, cho có 5 hạng Tỳ-kheo đúng nghĩa theo như hạnh nguyện người tăng sĩ, còn hạng 1, 2, 3 là những trường hợp không được giới luật thừa nhận và họ là phần tử giả trang thiền tướng để cầu được tiếng khen. 
Tỳ-kheo đúng nghĩa là Bhikhu, chỉ cho người hành trì và truyền bá giáo pháp nhiệu mầu của chư Phật, chư Tổ cho chúng sanh được thấm nhuần lợi lạc. Thầy Tỳ-kheo khi thọ giới cụ túc thường thọ luôn giới Bồ-Tát. Vì giới Tỳ-kheo rất nghiêm khắc nên người giữ giới không thể ra tay cứu độ người bị nạn khác phái trong lúc khẩn cấp. Trong khi đó, giới Bồ-Tát khai mở cho để người thọ trì có thể rộng đường thực hành Bồ-Tát hạnh một cách trọn vẹn và cởi mở mà không sợ phạm giới. 
Thầy Tỳ-kheo vừa làm hạnh Bồ-Tát như thế là tự bảo toàn được thanh đức cho mình và làm lợi cho người. 
Phụ : Vị Tỳ-kheo có 4 chỗ nương tựa tu hành : 
- Nương tựa vào 3 pháp y 
- Nương tựa vào chiếc bình bát 
- Nương tựa tự viện hay gốc cây 
- Nương tựa tăng đoàn hay tăng thân 
Và theo bốn phép xử sự như sau : 
- Bị người đánh không đánh lại 
- Bị mắng không mắng lại 
- Bị sỉ nhục không sỉ nhục lại 


- Bị giết không giết lại. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 EmptyWed Jan 29, 2014 6:11 pm

1,-TỲ KHƯU NI CÓ NHỮNG ĐIỂM GIỚI CẤM NÀO?

Khác với tăng sĩ ở cách thọ giới và hình thức của giới Tỳ-kheo-ni cũng nhiều hơn. 
Trước khi muốn thọ giới Tỳ-kheo-ni, Ni chúng phải thọ giới Thức-xoa- ma-na trước đó 2 năm mới hợp cách. 
Về phần giới tướng của Tỳ-kheo-ni cũng có phần khác biệt với bên tăng. Như những giới trọng của thầy Tỳ-kheo là không sát sanh, trộm đạo, không dâm dục ... còn giới trọng của Tỳ-kheo-ni là không dâm dục, không trộm cắp, không sát sanh ... Về lượng số, giới của Tỳ-kheo-ni gồm 348 giới, trong khi đó Tỳ-kheo chỉ giữ 250 giới. 
Ngoài ra, khi đã cầu thầy bên Ni chúng truyền Tỳ-kheo-ni giới cho rồi, Giới-Tử nội trong ngày ấy, chớ không được để qua đêm, phải đến nhờ Tăng truyền trao giới tướng cho mới gọi được là thọ giới Tỳ-kheo-ni đúng pháp. 
Khi xin thọ giới tướng với Tỳ-kheo-tăng, Giới-tử phải báo trước cho bên Tăng biết. Thầy truyền Tỳ-kheo-ni giới phải báo cho Giới-tử lễ lạy sám hối trước một tháng hoặc 2 tuần để cho 3 nghiệp thân, miệng, ý được thanh tịnh. 
Những thiếu phụ lớn tuổi mới xuất gia, dù đã quá tuổi qui định cho việc thọ giới (20 tuổi), Tỳ-kheo-ni cũng vẫn phải theo tập sự từ bước đầu trong việc tu hành. Sau đó một thời gian chịu sự huấn luyện ở trong tự viện, người ấy đủ lý giải được Phật Pháp, thầy Bổn-Sư mới cho thọ giới. 

Ni-cô đã thọ giới Tỳ-kheo-ni một thời gian có đủ tư cách mở giới đàn truyền giới, thu nhận đệ tử và phát triển đạo theo khả năng. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 EmptyThu Jan 30, 2014 12:06 pm

12.- Bố Tát Và Bồ Tát Khác Hay Giống Nhau ?  
Bố-Tát là tập họp tăng chúng lại một nơi như điện Phật hay giảng đường để đọc tụng giới luật mỗi tháng hai lần vào ngày rằm và mồng một và chỉ ra những điều lầm lỗi để sửa đổi. 
Bố-Tát theo định nghĩa như trên, ta không nên lầm lẫn với Bồ-Tát được. Bồ-Tát là quả vị tu chứng của hàng Đại-thừa, là những bậc căn trí thông đạt không còn câu chấp vào sự tướng. 
Nơi nào chư Tăng, Ni cùng nhau lo tu học, thường lệ mỗi tháng sau khi sám hối xong, vào ngày hôm sau, tất cả tăng chúng nhóm họp lại và đề cử người đọc lại giới luật Phật dạy. 
Việc sám hối vào tối 14 và tối 30 hay 29 (nếu tháng thiếu) thì lễ Bố-Tát vào sáng ngày mùng một và ngày rằm. Khi làm lễ Bố-Tát, các thầy Tỳ-kheo đọc từng giới Tỳ-kheo. Trong khi đó, Sa-di chỉ được phép nghe tụng 10 giới và 24 oai nghi của Sa-di mà thôi. Sa-di không được phép nghe các thầy Tỳ-kheo tụng giới, cũng như các chú tiểu không được dự vào lễ Bố-Tát của các thầy Sa-di. 
Khi vào chánh điện lễ Phật xong, thầy Yết-Ma đọc phần giới tướng căn bản cho Sa-di. Sau đó, chúng Sa-di phải lui ra khỏi chánh điện để về lại hậu Tổ tụng lại một lần nữa giới của Sa-di. Trong khi đó, các thầy Tỳ-kheo tự kiểm và chỉ lỗi cho nhau, nếu được thầy Tỳ-kheo khác thấy lỗi lầm bèn chỉ cho người phạm lỗi phát nguyện sám hối trước ngôi Tam-Bảo. 
Lễ Bố-Tát là một hình thức hết sức dân chủ và có ý nghĩa rất sâu xa, nhưng không rõ do ai sáng kiến sắp đặt ra lễ nầy. Có lẽ sau khi đức Phật nhập diệt, các hàng đệ tử của Ngài muốn duy trì giới luật trong việc tu hành nên nghĩ ra cách tụng giới nầy. Mặt khác, các vị Tổ sư như ngài Quy-Sơn (người làm ra Văn Cảnh-Sách gồm 24 thiên oai nghi cho thầy Sa-di trong mỗi động tác như việc đi, đứng, nằm, ngồi phải giữ cho đúng phép của người xuất gia). Tổ Bách-Trượng (Trung-Hoa) đặt ra quy tắc bất tác, bất thực (không làm việc thì không ăn uống) để duy trì quy luật Thiền môn cho được chặc chẽ, hẳn là những nhà luật sư mô phạm trong Phật giáo ! 


Tóm lại, Bố-Tát chỉ thành tựu được khi có từ 4 vị Tăng trở lên mới đủ tư cách của một đoàn thể tăng hòa hợp. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 EmptySat Feb 01, 2014 11:07 pm

13.- Nngười Phật Tử Tại Gia Đã Có Pháp Danh, Khi Xuất Gia Thọ Giới Có Cần Thay Đổi Gì Không ?  
Người Phật tử đã thọ 5 giới và quy y Tam-Bảo đều có pháp danh. Một trong những nghi vấn cần được giải đáp là khi đã có pháp danh rồi mới vào chùa tu, lúc thọ giới xuất gia có cần lấy thêm pháp danh nữa không ? 
Có hai trường hợp như sau : 
- Người xuất gia chọn cùng một thầy với lúc chưa đi tu, thì pháp danh có thể giữ nguyên như trước. 
- Lúc xuất gia và khi còn tại gia có hai thầy khác nhau, trong trường hợp nầy pháp danh phải thay đổi. Vì người xuất gia chỉ lấy pháp danh sau khi đã thọ giới Sa-di. Chữ đầu của pháp danh được dùng chung cho cả Phật tử tại gia và xuất gia, căn cứ theo bài kệ truyền pháp của Tổ lưu truyền lại. 
Ví dụ : Dòng kệ pháp Lâm-Tế do ngài Minh-Hải truyền như sau : 
Minh thiệt pháp toàn chương, 
Ấn chơn như thi đồng, 
Chúc thánh thọ thiên cữu, 
Kỳ quốc tô địa trường ... 
Thầy Bổn-Sư có pháp danh là Minh-Tánh thì cho pháp danh xuống đệ tử là Thiệt Diệu, Thiệt Hòa ... Thầy mang pháp danh là Đồng Chơn, người đệ tử phải có pháp danh mang chữ Chúc như Chúc Hải, Chúc Quang. 
Pháp danh, vì thế phải chọn đúng dòng kệ truyền pháp, cũng như ở đời phải có tên do cha mẹ đặt từ lúc còn nhỏ. Nhưng cái tên đạo rất quan trọng, vì nó đánh dấu giai đoạn mới trong đời sống tinh thần. Kể từ lúc cạo tóc xuất gia, cái tên do cha mẹ đặt ít khi được dùng tới nữa. 


Pháp danh ghi dấu một gian đoạn như một kỷ niệm trong đời tu học lúc còn sơ cơ, cho nên có người giữ nó như một bảo vật trong đời sống tại tự viện. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 EmptyMon Feb 03, 2014 3:59 pm

14  Tự Tứ Là Gì ?  
Sau ba tháng Kiết-hạ An-cư (từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy) của chư Tăng đã mãn, trong lễ mãn hạ nầy gọi là lễ Tự-tứ, tức lễ nhận tội và chỉ lỗi cho nhau khi hai vị Tăng đối diện làm lễ, vào ngày rằm tháng 7 âm lịch. 
Tự-tứ có nghĩa là thỉnh cầu một vị Tăng khác chỉ cho mình biết những khuyết điểm đã lỡ trái phạm trong việc giữ gìn giới luật suốt trong thời gian ba tháng Kiết-hạ để mình biết lỗi mà sám hối. Trong lễ Tự-tứ, chư Tăng theo như pháp Yết-Ma, đề cử ra 2 vị gọi là nhận lãnh Tự-tứ (thọ Tự-tứ). Hai vị nầy ra trước chánh điện và chư Tăng để lạy nhau rồi quỳ xuống đối diện nhau, một vị làm phép Tự-tứ trước bằng cách nói với người kia : 
Bạch Đại-Đức, hôm nay là ngày chư Tăng Tự-tứ, tôi là Tỳ-kheo ... cũng xin Tự-tứ với Đại-Đức, nếu Đại-Đức thấy hoặc nghe hay nghi tôi có những khuyết điểm lỗi lầm nào về giới luật thì xin thương xót chỉ bảo cho tôi. Nếu tôi nhận được lỗi lầm, tôi sẽ theo đúng như pháp mà sám hối (đọc ba lần). 
Nếu thấy vị kia không có khuyết điểm nào, vị Tăng đóng vai Tự-tứ đối diện đáp : 
Rất tốt (thiện). 
Vị Tăng tự tứ liền đáp : 
Cám ơn Đại-Đức (nhĩ). 
Và lạy xuống một lạy. 
Lạy xong thì quỳ lên để đóng vai nhận lãnh Tự-tứ cho vị kia làm lễ Tự-tứ. Khi hai người đã Tự-tứ xong, đại chúng chia ra làm hai toán. Mỗi vị nhận lãnh Tự-tứ đi về phía một toán, các vị Tăng trong toán bắt đầu thay phiên nhau tới quỳ trước vị nhận lãnh Tự-tứ. Vị nầy thấy vị kia tới quỳ trước mình cũng tự quỳ xuống để Tự-tứ. Tất cả chư Tăng trong chánh điện đều làm y như vậy cho đến khi mọi người trong đại chúng đều Tự-tứ xong. 
Phép Tự-tứ để chư Tăng chỉ lỗi cho nhau thấy và tự nhận lỗi lầm để sửa đổi hầu tấn tu đạo hạnh là một hình thức rất công bằng và dân chủ. Chư Tăng đã cùng nhau tu học trong cùng một hoàn cảnh và cùng thọ nhận pháp kính nhường trong tinh thần hòa hợp. 


Lễ Tự-tứ được tổ chức sau 3 tháng tu tập, cũng có nghĩa là mỗi người đã để tâm thanh tịnh và muốn tu sửa những hành vi bất thiện nhỏ mà chính mình không tự hay biết nên cần người khác chỉ lỗi cho để tu niệm. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 EmptyTue Feb 04, 2014 6:15 pm

15.- Nói Rõ Về Ý Nghĩa Của Kiết Hạ An Cư  
Kiết-hạ An-cư là mùa chư Tăng an định ở một nơi để chuyên tâm vào việc tu học, nhất là việc giữ gìn giới luật cho chu đáo trong phạm vi đã qui định. 
Mùa An-cư mỗi năm có 3 tháng, tính từ rằm tháng 4 âm lịch cho đến rằm tháng 7. Trong khoảng thời gian đó, các Đại-Đức, Tỳ-kheo tập hợp lại để thực hành pháp Yết-Ma kiết giới, tức là qui định ranh giới cho việt cư trú trong suốt mùa An-cư. Lấy ngôi chùa làm trung tâm và đánh dấu các góc Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc để giới hạn sự đi lại của chư Tăng trong bốn nơi đã làm phép kiết giới ấy. Khi Yết-Ma kiết giới đã được thực hiện, không một vị Tăng nào có quyền đi ra khỏi ranh giới ấy nữa. Tuy nhiên, trong trường hợp bất khả kháng, vị Tăng có thể chỉ được phép ra khỏi phạm vi đã ấn định, nếu có làm phép Yết-Ma giải giới trong vòng 24 tiếng đồng hồ hay 48 tiếng tùy theo công việc giải quyết mau hoặc chậm của vị ấy. 
Đến hết mùa An-cư Kiết-hạ, chư Tăng một lần nữa thực hiện phép Yết-Ma giải giới và làm lễ đối đầu tỏ bày lỗi lầm của nhau trong thời gian ba tháng vừa qua. Lễ nầy gọi là lễ Tự-tứ vậy. 
Tại sao chư Tăng phải làm lễ Kiết-hạ An-cư ? 
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài cùng với các thầy Tỳ-kheo đi khất thực và bố giáo trong khắp xứ Ấn-Độ cũng như các vùng phụ cận, nhưng vào giữa tháng tư cho tới giữa tháng bảy là mùa mưa, đồng thời cũng là mùa sanh nở của các loài côn trùng. Để tránh sự dẫm đạp lên sanh mạng của những sinh vật nhỏ ấy, vì lòng từ bi, Phật chế ra phép Kiết-hạ An-cư để sách tấn chư Tăng cùng nhau tu học các pháp lành, hồi hướng các công đức lành ấy về cho khắp pháp giới chúng sanh cùng được lợi nhuần ơn đức. 


Việc Kiết-hạ An-cư là phương pháp tu kiến hiệu nhất, một thầy Tỳ-kheo đã thọ 250 giới, nếu chưa theo các khóa tu tập ngắn hạn nầy mỗi năm thì chưa đủ tư cách của người xuất gia vậy. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 EmptyWed Feb 05, 2014 12:48 pm

16.-PHÁP LỤC HÒA VÀ NHỮNG AI THỰC HÀNH?


Lục-hòa là 6 phương thức sống hòa kính của người tăng sĩ ở trong cùng một tự viện hay ở tại các chùa và bất cứ nơi nào có đoàn thể xuất gia cùng ở chung nhau tu học. 
Sáu pháp hòa kính như sau : 
- Thân hòa đồng trụ : Cùng trong một hoàn cảnh và giống nhau ở trong một môi trường sinh hoạt, chư Tăng sống hòa mình với nhau để nhắc nhở nhau tu học. 
- Giới hòa đồng tu : Trong phạm vi của một tự viện, chư Tăng cùng giữ một số giới luật giống nhau. Ngoài ra, còn có bản nội quy riêng của tự viện để việc chấp hành giới luật được đúng đắn, nhờ đó nhắc nhủ nhau tu tập để cố tránh điều lầm lỗi. 
- Khẩu hòa vô tranh : Cùng hợp lực và xa lánh việc dùng lời lẽ thiếu nhã nhặn cố gây ra sự bất hòa để tránh sự xung đột và giữ được niềm hòa khí với nhau. 
- Kiến hòa đồng giải : Những ý kiến bất đồng, những sự hiểu lầm tai hại phải được đem ra mổ xẻ và phải trao đổi sự hiểu biết, cùng chia xẻ những kiến thức và quan niệm của nhau trong một thái độ thật cởi mở và khiêm tốn. 
- Ý hòa đồng duyệt : Cùng nhau kết hợp mọi ý kiến dị đồng để tạo nên sự hòa hợp vui vẽ trong đại chúng, hầu giữ được một nếp sống đạo hạnh trong sạch và một lòng tin yêu lẫn nhau. 
- Lợi hòa đồng quân : Mọi điều kiện vật chất đều phải có sự phân chia đồng đều, vì tất cả của cải vật chất đều được xem như của chung cho mọi người. 
Trong tinh thần tự giác ấy, người tăng sĩ phát tâm xuất gia là đã phát nguyện từ bỏ tất cả của cải vật chất ở đời, kể cả vợ đẹp con ngoan, để hòa mình vào nếp sống đại chúng. Theo tinh thần đó, sáu phép hòa kính chỉ là trợ duyên cho việc tu tập mà thôi. Nếu ý thức được như thế, người tăng sĩ rất dễ dàng học hỏi và tiến xa hơn trong mọi trường hợp và hoàn cảnh. 


Từ hai vị tăng trở lên sống chung nhau mà biết áp dụng đúng theo sáu pháp hòa kính trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau nầy thì đoàn thể xuất gia trở nên có uy tín và gây được ảnh hưởng tốt. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 EmptyThu Feb 06, 2014 11:40 am

17.-  Bất Tác Bất Thực Là Nghĩa Thế Nào ?
Câu "bất tác bất thực" đã trở thành Thiền-ngữ lưu hành trong Phật giáo, nhất là Phật giáo phái Thiền-tông. 
Bất tác bất thực nghĩa là không làm thì không ăn hay là nhứt nhựt bất tác bất thực, tức là một ngày không làm việc thì không có sanh lợi nên không chi tiêu, được áp dụng đúng theo tiêu chuẩn kinh tế và lợi tức, theo như tinh thần tự lực cánh sinh vậy. 
Thiền-sư Bách-Trượng (749-814) thuộc phái Thiền Lâm-Tế Trung-Quốc, khởi xướng ra câu tiêu ngữ trên đã được Thiền-sư Vô-Ngôn-Thông đem áp dụng tại Việt-Nam vào đầu thế kỷ thứ 9. Sau đó lại có thêm danh từ "chấp lao phục dịch" (làm việc phục vụ theo sức lực) cũng xuất hiện trong giới Thiền-môn. Tinh thần làm việc lao động như trồng cây, cuốc đất, tưới hoa, làm vườn ... vừa tu tập vừa tìm ra thêm được món lợi cho chùa để góp phần vào việc chi phí hàng ngày. Sự xen lẫn việc công tác vào công phu tu Thiền tạo cho thiền sinh có một tinh thần khai phóng, cũng như tạo sự lành mạnh cho cơ thể và đạt sự hiệu quả trong việc tu tập, ngoài ra, còn bảo đảm được một phần nào về đời sống kinh tế cho tự viện. 
Như vậy, ngược dòng lịch sử hơn 1000 năm về trước, không riêng gì xã hội Trung-Quốc mà ngay như hoàn cảnh nghèo nàn của Việt-Nam, lại còn không phải ở ngoài đời sống thế tục mà ngay trong giới thiền môn đã biết tận dụng triệt để tinh thần tự lập đúng theo "cung cầu" của luật kinh tế và tạo được thế quân bình giữa vật chất với tinh thần song song nhau để phát triển và tồn tại. Những Thiền-sư là người nghĩ và làm đúng theo tinh thần đó, nên câu nói trên đã được lưu lại qua nhiều thế hệ cho tới ngày nay. 
Mỗi một thiền sinh trong bước đầu tu tập thiền định là một nhà khám phá và chinh phục. Khám phá những điều mới lạ nơi tâm thức và chinh phục những phiền não tự thân tâm. Vì thế, ngoài giờ tu thiền ra, thiền sinh còn phải phân phiên làm một số những công tác khác để cho cơ thể hoạt động có sự đồng đều, và đồng thời cũng để cho hành giả tìm thấy sự thoải mái tâm hồn trong lúc làm việc. 


Công tác và thiền định là hai việc song hành giúp cho người tu chóng đạt được mục đích của việc tu tập và cũng để nhiếp tâm trong chánh niệm, không nghĩ ngợi buông lung. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 EmptyFri Feb 07, 2014 5:19 pm

18.-  Tam Sư Thất Chứng Là Gì ?  
Hội đồng truyền giới Tỳ-kheo phải có ít nhất là 10 vị trưởng lão gọi là Thập-sư. Trong số đó, 3 vị quan trọng nhất là Hòa-Thượng, Yết-Ma và Giáo-Thọ, còn 7 vị kia thuộc hàng Tôn-chứng nên gọi là thất chứng. 
Giáo-Thọ là vị Thượng-Tọa chỉ dẫn và trao truyền giới pháp cho người xin thọ giới. Trong trường hợp số người thọ giới đông thì phải cần hai vị Giáo-Thọ. Các vị Giáo-Thọ dạy cho giới tử tất cả những điều cần biết, cần hiểu, cần làm và cần nói trong lễ thọ giới. Còn 7 vị Tôn-chứng là những người được mời chứng minh cho việc truyền giới và có phận sự quyết định sự thành tựu của việc làm phép Yết-Ma. Địa điểm và lễ truyền giới được gọi là Giới-đàn hay Đàn-tràng. Giới-tử khi đi làm lễ cầu thỉnh Hòa-Thượng, Yết-Ma, Giáo-Thọ và Tôn-chứng phải được hướng dẫn bởi một số tăng sĩ gọi là các thầy dẫn thỉnh. Các vị dẫn thỉnh có nhiệm vụ hướng dẫn và giới thiệu người thọ giới với các vị được thỉnh cầu vào Hội-đồng truyền giới tức là Tam sư Thất chứng. 
Các Giới-tử có thành tựu được đạo nghiệp hay không một phần quyết định quan trọng đều do nơi Giới-đàn truyền Tỳ-kheo-giới và nó cũng còn tùy thuộc vào các bậc thầy chứng minh nữa. Như vậy, cuộc đời tu hành và huệ mạng của Giới-tử đều do từ đạo hạnh của các vị tôn chứng mà thành tựu được công đức tu hành vậy. 
Do đó, trước khi tổ chức thọ giới Tỳ-kheo, ban điều hành cuộc lễ phải cân nhắc cẩn thận và mời những vị thiền đức xứng đáng có tác phong đạo đức gương mẫu mới đưa lại cho lễ truyền giới được trang nghiêm, thanh tịnh và nhờ đó mới có thể thu đạt được kết quả viên mãn. Trong những Giới-đàn tổ chức thu hẹp không có đủ 10 vị cao đức tăng chứng minh, nhưng tối thiểu phải có 4 vị để được gọi là chúng. 


Tóm lại, các bậc tu hành cao đức đáng được tôn kính, quy thuận ở trong Hội-đồng truyền giới là những bông hoa tỏa ngát hương thơm đến hàng Giới-tử, nếu trái lại như thế, lễ truyền giới sẽ không được nhiều lợi lạc. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 EmptySat Feb 08, 2014 1:11 pm

19.-PHÉP YẾT MA LÀ GÌ? VÀ Ở ĐÂU LÀM PHÉP YẾT MA?


Trong tự viện, nơi chúng tăng ở tu học, mỗi tháng hai lần tập họp nhau lại để thuyết giới, nghĩa là ôn nhắc lại những giới luật và kiểm điểm ưu khuyết của việc hành trì giới cấm trong nữa tháng trước. 
Những hành động phát lồ ăn năn như tự thú tội, sám hối hay bị xử trị cũng như các lễ thọ giới, lễ kiết-hạ an-cư đều được thực hiện trong nguyên tắc pháp Yết-ma. Yết-ma là "tác pháp biện sự" để chỉ cho tính cách hợp pháp của những giải quyết căn cứ theo một nghi thức tuyên cáo đọc và quyết nghị trong tăng chúng. Bất cứ một quyết định hay một hành động nào liên hệ đến đời sống giới luật của chư tăng đều phải do sự thực hành phép Yết-ma mới hợp pháp. Muốn thực hiện phép Yết-ma, phải hội đủ hai điều kiện : 
1/. Số người tối thiểu phải đủ. Ví dụ, việc xử tội một tăng sĩ, hội đồng nhóm họp ít nhất phải có 20 vị đã thọ giới Tỳ-kheo. Trường hợp tối thiểu phải đủ 4 vị Tỳ-kheo chứng kiến thì việc xử phạt mới thành. Khi làm lễ tác bạch theo phép Yết-ma như sau : 
Thầy Yết-ma : Xin chư Đại-Đức nghe đây : Các vị có tên .... xin thọ giới cụ túc với ngài .... làm trách vụ Hòa-Thượng. Lời tác bạch như thế có đúng pháp không ? Các thầy tôn chứng chấp tay trả lời : Đúng pháp. 
2/. Quyết nghị phải được thực hiện trong sự hòa hợp hoàn toàn. Nếu thiếu sự hòa hợp tức là còn có ý kiến chống đối thì phép Yết-ma không có hiệu lực. Người có trách vụ tuyên cáo Yết-ma gọi là thầy Yết-ma do chư Tăng đề cử hoặc thỉnh mời. Như trong trường hợp thọ giới Tỳ-kheo, thầy Yết-ma được các Giới-tử (người sắp thọ giới) cung thỉnh vào vai trò nầy. Các vị Tăng thọ giới phải tới trước vị tăng mà họ muốn cung thỉnh làm thầy Yết-ma làm lễ, quỳ đọc 3 lần : 
Nay chúng con xin thỉnh Đại-Đức làm thầy Yết-Ma, xin Đại-Đức vì chúng con mà nhận trách vụ, chúng con sẽ nhờ Đại-Đức mà được thọ giới Tỳ-kheo. 
Sau đó, thầy Yết-Ma để cho thành tựu theo đúng nguyên tắc sẽ hỏi đại chúng : 
- Chư Tăng đã nhóm họp lại chưa ? 
Vị chủ lễ đáp : Chư Tăng đã nhóm họp xong. 
Thầy Yết-Ma : Có sự hòa hợp không ? 
Thầy chủ lễ : Có sự hòa hợp. 
Thầy Yết-Ma : Chư Tăng tập hợp hôm nay để làm gì ? 
Thầy chủ lễ : Để thực hiện Yết-Ma truyền giới Tỳ-kheo. 


Phép Yết-ma có sự dân chủ và rành mạch như thế mỗi khi chư Tăng cần thưa thỉnh việc gì có liên hệ tới sự tu hành cũng như giới luật. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 EmptyTue Feb 11, 2014 3:31 pm

20.-  Lễ Thế Phát Là Gì ?  
Thế phát là cạo tóc râu hay chất bẩn bám vào thân thể. Lễ thế phát là lễ cạo tóc cho người xuất gia tu học theo đoàn thể tăng già. 
Người mới phát tâm tu học phải y chỉ vào một vị sư và liền sau đó được thầy làm lễ cạo tóc cho mới chánh thức trở thành là một tăng sĩ. Lễ nầy tuy đơn giản, nhưng rất quan trọng và thiêng liêng. Vì đây là giờ phút quyết định cho cuộc hành trình của hành giả trên bước đường tu tập. Người phát tâm tu hành tự phát nguyện trước Bổn-Sư và Phật tổ bằng cách hướng về bốn hướng để lễ lạy mỗi phương một lạy gọi là tạ ơn. Ý nghĩa của các hướng như sau : 
- Hướng về phương Nam, lễ một lạy để tạ ơn cha mẹ đã dày công nuôi dưỡng cho ta khôn lớn nên người và có được thân mạng ngày nay. 
- Hướng về phương Bắc lễ một lạy để đền ơn quốc gia, thủy thổ đã cho ta có được một đời sống bình an, khỏe mạnh. 
- Hướng về phương Đông lễ một lạy đền đáp công ơn thầy học, bạn bè đã giúp đỡ dẫn dắt ta nên người. 
- Hướng về phương Tây lễ một lạy để tạ ơn Tam-Bảo, các vị tổ sư tiền bối đã hy sinh pháp thân huệ mạng để bồi đắp cho ngôi nhà Phật giáo được tồn tại lâu bền trong đời. 
Bằng thành tâm trong chí nguyện, người xuất gia trong lễ cạo tóc cảm thấy tâm hồn nhẹ lâng lâng như cảm thông được với các đấng thiêng liêng để bắt đầu bước vào ngôi nhà của đại gia đình Phật giáo. 
Bài kệ khi làm lễ xuống tóc là : 
Thế trừ tu phát 
Đương nguyện chúng sanh 
Viễn ly phiền não 
Cứu cánh tịch diệt. 
(Nghĩa là : Cạo bỏ râu tóc, nguyện cho chúng sanh xa lìa phiền não để đạt đến chỗ rốt ráo vắng lặng, tức giải thoát) 
Lễ cạo tóc có thể không xảy ra đúng theo nghi thức trên, tùy theo mỗi vị thầy hướng dẫn. Tuy nhiên, nếu các bậc tôn túc am tường về giới luật phải tổ chức lễ cạo tóc cho đệ tử thật trọng thể và trang nghiêm, nhờ đó nhắc nhở họ dễ dàng trong việc tu niệm. 

Người mới xuất gia, cái ấn tượng đầu tiên khi thầy đặt con dao lên đầu và đọc thần chú cũng như lời phát nguyện khắc sâu vào tâm tư một hình ảnh đẹp và khó quên trong đời tu học về sau. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 EmptyWed Feb 12, 2014 12:47 pm

21.-XUẤT GIA PHẢI CẦN NHỮNG ĐIỀU KIỆN GÌ?

Xuất gia theo nghĩa gần nhất là ra khỏi nhà, nhưng theo lối giải thích đó không được ổn thỏa lắm, vì người tu theo Phật giáo muốn trở thành một Tăng-sĩ hay Ni-cô chân chánh phải có sự nhiếp tâm giữ giới luật để diệt được giặc nội tâm và ngoại cảnh. 
Chữ xuất gia bao gồm trong 3 ý nghĩa như sau đây : 1) Xuất thế tục gia, xuất tam giới gia và xuất phiền não gia, nghĩa là ra khỏi nhà thế tục, tức là hành giả từ bỏ cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc và ngay cả vợ con (nếu có) để dấn thân vào con đường tu học, hầu sửa mình và trau dồi đức hạnh để trở thành một người gương mẫu dẫn dắt những kẻ sơ cơ học đạo. 2) Cầu mong ra khỏi nhà của 3 cõi : Dục-giới, Sắc-giới và Vô-sắc-giới, là một tâm niệm thật cao thượng của người tu muốn hướng trọn đời mình phục vụ cho tha nhân. 3) Mong khỏi bị vướng mắc vào trong những sự phiền não, các việc vui khoái lạc ở trong vòng ô nhiễm của kẻ phàm tục mà cố nhiếp tâm trong chánh niệm để thắng trận sau cùng là giặc phiền não nơi tự tâm. Đó là thoát ra được khỏi mọi ràng buộc của đời sống phức tạp và đa diện để cầu mong đạt được đạo quả giải thoát. 
Với ý nghĩa đó, người tu theo Phật giáo muốn đạt đến giác ngộ được mọi mặt cần phải gạn lọc hay thanh trừng cho hết sạch những chướng ngại bên trong lẫn bên ngoài để thành tựu đạo quả Vô-thượng Bồ-đề. Hiểu đúng mức ý nghĩa xuất gia cũng như thực hành nghiêm chỉnh giới luật, người tăng sĩ mới xứng đáng là trưởng tử của đức Phật, kẻ rao giảng chánh pháp của Như-Lai cho nhân sinh. 
Xuất gia vì thế rất khó thực hành, người nào suốt đời không thối chí trong việc tu tập là tự dâng hiến trọn đời mình cho đạo pháp để phục vụ tha nhân. Người xuất gia cần các điều kiện : Thân thể vẹn toàn tức là 6 căn : Mắt, tai, mũi, lưỡi, chân tay và ý thức minh mẫn. Ngoài ra không phải vì trốn lánh xã hội, không mắc nợ người, không thất tình, không phạm pháp ... mà xuất gia thì mới được thừa nhận là người tu hành ở trong hàng ngũ tăng già. 

Người xuất gia mang một sứ mạng cao cả là hoằng pháp lợi sanh và lấy trí huệ làm sự nghiệp, nếu không hội đủ một số điều kiện như trên thì khó mong thành tựu được ý nguyện tu hành đúng nghĩa. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 4 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO
Về Đầu Trang 
Trang 4 trong tổng số 13 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5 ... 11, 12, 13  Next
 Similar topics
-
» THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
» Truyện Phật Giáo (hay) Sưu Tầm
» Nam Tông Phật Giáo
» Giáo dục thế hệ trẻ sống theo lời Phật dạy
» Phật Giáo Có Đường Lối Riêng

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Căn Bản Phật Pháp-
Chuyển đến