Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO

Go down 
3 posters
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3 ... 6, 7, 8 ... 11, 12, 13  Next
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 EmptyFri Apr 11, 2014 12:14 pm

32.- Vận Thủy Có Phải Là Bộ Thủy Cục Không ? Dùng Trong Trường Hợp Nào Và Ở Đâu ?  
Ngày xưa trong những ngôi chùa phần nhiều đều không có hệ thống dẫn nước như bây giờ. Mỗi ngày chư tăng phân phiên nhau đi lấy nước về để dùng trong việc ăn uống. Phụ trách việc nầy là vai trò của ban vận thủy. 
Vận thủy là chuyên chở nước hay mang, gánh nước từ xa lại cung cấp cho chùa. Ở các ngôi chùa trên núi, nước là một vấn đề khó giải quyết, tăng sinh phải xuống tận dưới đất liền lấy nước đem về chùa xài trong giờ công tác vào buổi sáng. Việc chuyên chở nước vì thế, chỉ có trong phạm vi của một tự viện, trong khi đó thủy cục là chỉ chung cho cả một hệ thống chuyên chở nước của cơ quan nhà nước cung cấp cho mọi gia đình. Tuy cả hai danh từ đều có liên hệ tới việc chuyển nước, nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Chùa có đông tăng chúng thường chia ra thành nhiều ban để lo mọi việc như nấu nướng, củi than, nước uống ... Mỗi ban phải lo tròn bổn phận của mình trong một ngày để phục vụ đại chúng. 
Ban lấy nước quan trọng hơn cả. Đây là một việc nặng nề, cần đòi hỏi nơi những người có sức lực khỏe mạnh mới đủ khả năng đem nước lại đủ cho toàn viện dùng suốt trong ngày. Việc xây hồ lộ thiên (Xitặc) trên núi để chứa nước mưa là điều hiển nhiên như ta thường thấy nới các ngôi chùa cổ tại miền Trung và một vài nơi ở miền Nam. 
Khi nào hệ thống dẫn nước đầy đủ, mới tránh được nạn chuyên chở khó khăn do sức người, như đã từng xảy ra trong các chùa ở xa thành phố và ở trên núi đồi hẽo lánh. 
Nước là một nhu cầu cần thiết không thể thiếu được, cũng như thức ăn, nên chùa tìm ra nhiều cách để ngăn chặn không cho nạn khan hiếm nước xảy ra, nhất là chùa có đông tăng chúng.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 EmptySun Apr 13, 2014 12:00 pm

33.- Ban Sài Là Gì ?  
Ban sài, tiếng mới nghe qua ta lấy làm khó hiểu, vì ngày nay hầu như không ai còn dùng tới nữa. 
Ở các ngôi chùa lớn ngày xưa, nhứt là chùa trên núi hay ở miền quê làm gì có hệ thống bếp gas, lò điện như ngày nay. Do đó, chùa thường đun bếp bằng củi và chư Tăng phải lặn lội vào trong núi sâu để đẵn cây, cưa ra từng đoạn ngắn phơi khô, rồi chở về chất lại thành đống để dùng vào việc nấu nướng. Ban sài chính là người giữ vai trò bửa củi vậy. Bửa củi, đốn cây làm chất đốt trong việc cơm nước chỉ có tại các chùa thuộc về xã hội nông nghiệp kém mở mang. Hầu hết các chùa hoặc nhà xa thành phố đều phải vất vả trong vấn đề nhiên liệu bằng chân tay nầy. Việc bửa củi vì thế cần người có sức khỏe cho thật lực lưỡng mới kham nổi được việc. 
Ban phụ trách việc củi than cho chùa tối thiểu phải từ 3 người trở lên mới lo chu toàn được công việc. 
Ở trong các xã hội văn minh, khi nghe nói tới việc bửa củi, gánh nước người ta lấy làm khó hiểu, nhưng đó lại là một công việc thật. Chính tác giả khi còn là một chú tiểu cũng đã từng giữ các vai trò như gánh nước, bửa củi, đi chợ, nấu ăn khi xưa tu ở chùa trên núi Non-Nước. Sau nầy vào Nam, việc làm quen thuộc nầy vẫn còn được tái diễn như ăn cơm bửa. 
Đây là cái thú vui mà các thiền sư thường lấy đó làm đề tài trong việc khai tâm cho người đệ tử. 
Theo thiển nghĩ, ngày nay ngôi chùa còn giữ cho tăng chúng làm việc bửa củi là thể hiện đúng theo tinh thần của Phật giáo cổ truyền vậy.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 EmptyMon Apr 14, 2014 3:21 pm

34.- Có Thể Giải Thích Rõ Trị Nhật Hay Trực Nhựt Là Gì ? 
Ở một tự viện quá đông chư Tăng cư trú, việc cơm nước không thể giao cho một vài người lo liệu được, do đó chư Tăng phải cắt đặt người phụ lực vào việc nấu ăn, là vai trò của trị nhật. 
Trị có nghĩa là điều khiển, trông coi chu đáo, nhật là ngày, tức là trong một ngày, những viên có bổn phận làm việc bếp nước phải làm cho đầy đủ để phục vụ cho đại chúng. Còn chữ trực có nghĩa là thường xuyên có mặt suốt trong một ngày để lo việc cơm cháo cho chư Tăng trong tự viện. Ban-trị-nhật, ngoài việc làm phận sự hỏa đầu quân ra, còn phải đi chợ mua sắm các thứ cần thiết để cung cấp đủ cho một ngày. Trường hợp gặp phải những ngày bận học, ban phụ trách cơm nước trong ngày phải lo sắp đặt trước như nhờ người khác phụ giúp thế vai trò cho họ. Trị nhật có bổn phận phải lo đầy đủ các bửa ăn cơm trong ngày như việc đúng giờ và khéo tay cũng là điều kiện cần thiết để làm đẹp lòng đại chúng. Sau khi nấu nướng các thức ăn xong, đồ ăn phải được cho vào bát đĩa, sắp ra ngay hàng và chờ cho đúng giờ, ban-trị-nhật có phận sự báo hiệu bằng 3 tiếng bảng để cho ban hành đường (dọn cơm) đến bưng sắp đồ ăn ra bàn. Ngoài việc nấu nướng ra, ban-trị-nhật còn phải dọn dẹp, rửa ráy sạch sẽ nồi chảo chén bát sau bửa ăn. Khi đâu vào đó xong, ban-trị-nhật mới xử dụng thì giờ còn lại trong ngày cho sinh hoạt cá nhân. Đây là một việc làm luân phiên có tính cách công bằng và hợp lý. 
Những tăng sinh xuất gia buổi đầu phải nhờ những người đi trước có kinh nghiệm hướng dẫn cho công việc trị nhật. Tăng sinh nào ở trong các tự viện đông người ra mà không biết nấu ăn, cũng chứng tỏ chưa thấm nhuần được tương chao của tu viện. 
Nhờ được huấn luyện như kiểu quân sự, các tăng sĩ trẻ phần nhiều không còn cảm thấy ngỡ ngàng hay vụng về trong việc bếp núc nữa.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 EmptyTue Apr 15, 2014 11:03 am

35.- Hãy Giải Thích Tri Viên ? 
Những ngôi chùa có đất rộng, nhất là sân vườn chùa dùng vào việc trồng cây kiểng để làm tăng thêm vẽ đẹp cho cảnh trí chốn thiền môn. 
Tri-viên là người coi sóc vườn cây và hoa cảnh của chùa. Ở các ngôi chùa cổ hay tại các thiền viện, thường trước sân có trồng nhiều loại hoa đủ mầu sắc hay các loại cây cảnh như cau, dừa, trúc, ngọc lan ... Việc săn sóc cây như nhổ cỏ, bón phân, bắt sâu, tỉa lá cho hoa kiểng xanh tươi là nhiệm vụ của người trông coi vườn chùa vậy. Người được cắt đặt phụ trách việc nầy phải biết rành về lối sinh trưởng của từng loại cây, cũng như phải khéo tay trong việc cắt tỉa, tưới bón để cho cây đâm chồi, kết hoa đúng theo thời tiết trong năm. 
Khách viếng chùa, đầu tiên là ngắm cảnh trí toàn diện mà vườn hoa lại đập vào nhãn quang trước nhất. Ngôi chùa có vườn hoa đẹp, cũng có nghĩa là nếp sống đạo hạnh của tăng chúng nơi tự viện cũng được đàng hoàng. Vì thế, khách chỉ cần nhìn thoáng qua cách chơi hoa kiểng là có thể đoán được phần nào cách tổ chức bên trong của một ngôi chùa. Vườn hoa còn là trợ duyên cho các thiền sinh trong việc tu tập thiền định. Ngoài giờ tham thiền ra, hành giả có thể đi dạo quanh vườn để vừa niệm Phật, vừa quán tưởng lý vô thường như những cành hoa rơi trước cơn gió thoảng và cuộc đời cũng chỉ tồn tại trong mấy chốc rồi tàn dần theo tuổi tác với thời gian. 
Tri-viên là một công việc tuy đơn giản, nhưng phải cần đòi hỏi người có đầu óc biết tổ chức, nhiều thiện chí và khéo tay mới đảm trách được công việc có tính cách nghệ thuật hòa hợp giữa lý - tình - cảnh nầy.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 EmptyWed Apr 16, 2014 5:03 pm

36.- Tri Liêu Phụ Trách Công Việc Gì ?  
Mỗi một ngôi chùa có một số những công việc được chia ra cho mỗi người phụ trách một phần. Tri-liêu cũng cùng trong ý nghĩa đó. Vậy Tri-liêu là gì ? 
Tri-liêu là người phụ trách việc chi thu hàng ngày như việc chợ, gạo thóc của chùa. Chữ liêu vốn có nghĩa là nhà chứa đồ lặt vặt đặt ở kế bếp. Như vậy tri liêu là người lo về thủ quỷ, nhất là việc hết còn cho ngân khoản của chùa để báo cáo cho thầy trụ trì hay thầy giám đốc biết. Nhiều ngôi chùa lớn, người giữ việc biên chép sổ sách tài chánh, làm việc do thầy tri sự chỉ định (người coi sóc tổng quát việc chùa). Người tính toán với kế hoạch khéo làm cho tăng chúng trong chùa hoan hỷ, nhất là trong các bửa cơm hàng ngày, phải được thay đổi do người phụ việc bếp núc một phần, nhưng còn phải tùy thuộc vào vật liệu nữa, để được đầy đủ dinh dưỡng. Ngoài ra, liêu cũng còn có nghĩa là cái phòng nhỏ dùng cho một người ở, gồm có sách vở và vật dụng cần thiết khác. Danh từ tri liêu không mấy thông dụng. Ngày nay ta có thể gọi bằng mấy tiếng đồng nghĩa như quản lý, thủ quỷ, tài chánh ... đều chỉ người lo việc chi, thu. Còn một số mấy từ ngữ thường dùng khác như đồng liêu, để chỉ người cùng làm một nơi hay học chung trường, trà liêu chỉ nơi các bạn bè, thân hữu hay lui tới để uống trà và mạn đàm, khách liêu là phòng dùng để đó tiếp  khách. 
Những tên gọi thuộc về sự tướng mà chùa xưa thường hay dùng, nếu không phải là người đã từng kinh nghiệm trong thiền môn thì ít có người biết rành được. 
Sách vở Phật giáo cũng không ghi chép về các sinh hoạt chùa rành mạch, người tín đồ nhiều lúc tới chùa như đi vào trong khu rừng mờ mịt qua một lô danh từ tiếng Hán.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 EmptyThu Apr 17, 2014 11:05 am

37.- Hành Đường Là Thế Nào ? 
Ở những ngôi chùa lớn hay tại các Phật-học-đường có đông chư Tăng cư trú mới có sự luân phiên trong việc hành đường. 
Hành đường là làm việc dọn cơm, pha nước trong bửa ăn cho chư tăng, từ lúc bắt đầu cho tới lúc mãn giờ ăn. Khi tới giờ cơm ban hành đường vào ngay trong nhà bếp bưng cơm canh ra sắp đặt trên bàn ăn tại trai đường, đâu đó xong xuôi rồi mới cử một hồi và cử ba tiếng kiểng để tập trung chúng tăng lại. Trong tự viện, trừ vị Thượng-Tọa và các vị Tỳ-kheo lớn tuổi ra, tăng chúng ai cũng phải làm việc phân công đều đặn liên tục và kéo dài. Trong trường hợp của một tu viện có 50 tăng sinh đang tu học thì việc hành đường chia thành bốn hoặc năm ban. Mỗi ban ba hay bốn người tùy theo sự sắp xếp trong chư Tăng. Ban hành đường làm việc trong suốt một ngày trong các bửa cơm. Công việc nầy được tiếp tục luân phiên mãi như thế. Sau khi nghe kiểng báo hiệu, tăng chúng y áo chỉnh tề hướng về phía nhà tổ, nơi có trai đường, để dùng cơm. Trong lúc chư Tăng ăn cơm, ban hành đường có bổn phận phải coi xem việc thiếu đủ ra sao để tiếp tế thêm thức ăn tới hay mang bớt chỗ thừa tới bàn đang cần cơm, canh, tương, rau ... Sau khi mọi người đã dùng bửa xong, ban hành đường phải đến từng người để pha nước. Tiếp đó lo dọn dẹp chén bát, trong lúc chư Tăng tụng kinh hồi hướng. Hành đường cũng còn có nghĩa là đi chung quanh phòng ăn của chúng tăng để coi sóc và dọn dẹp cho gọn gàng và chu đáo. Ban hành đường luôn luôn phải ăn sau giờ ăn của đại chúng. 
Việc luân phiên nhau dọn cơm cho chư Tăng trong tự viện ngoài tinh thần bình đẳng ra, còn giữ gìn các oai nghi trong bửa ăn được thanh tịnh trang nghiêm.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 EmptyMon Apr 21, 2014 12:32 pm

38.- Tri Khố Có Nghĩa LÀ Gì ?  
Chùa có đất ruộng nên tới mùa lại thâu hoa lợi về chứa vào kho, nhất là kho dùng để dựng lúa, bắp, đậu v.v... Người chịu trách nhiệm trông coi việc xuất nhập nầy gọi là Tri-khố. 
Những ngôi chùa lớn có từ 5 đến 10 mẫu ruộng thường cho người khác canh tác, tới mùa thu hoạch hoa mầu về chứa vào kho để chi dụng hàng ngày trong tự viện. Muốn cho việc hết còn được phân minh chùa phải cắt đặt sẵn một người trông coi về việc nầy. Người ấy có bổn phận báo cáo cho thầy trụ trì biết rõ sổ sách việc xuất kho, tồn kho để dự tính ngân sách sắp tới. Người biết tính toán sổ sách và rành về tiền bạc có thể phụ trách việc nầy. Ngoài ra, Tri-khố còn là người giữ tài chánh cho chùa nữa. Như mỗi ngày phải chi bao nhiêu và trong một tháng số tiền chi, thu phải được ghi vào sổ sách rành mạch để dễ dàng quyết định được khả năng kinh tế cho chùa. Trong trường hợp, có những việc bất thường trong tự viện như việc tu bổ phòng xá, đám tiệc cũng do viên Tri-khố biết tính toán khéo là mọi việc có thể chạy đều. 
Tri-khố ngoài việc giữ sổ sách và chi, thu ra, còn có bổn phận phát triển cho ngân quỷ của chùa để có được một vị thế kinh tế quân bình và hợp lý cho tự viện. Trong một tu viện có từ 10 tăng sĩ trở lên là vai trò của Tri-khố phải có để lo về việc tiền bạc. Theo danh từ phổ thông ngày nay, Tri-khố chính là thủ quỷ, tức là người giữ tài chánh trong việc thu, xuất mỗi ngày của chùa. Chùa có tổ chức kinh tế tự túc, tức là vai trò của người trông coi về tài chánh rất nặng nề và quan trọng. Tuy nhiên, cho tới nay chúng ta vẫn chưa có được một nền kinh tế tự lập hoàn toàn cho chùa mà phải còn nhờ vào sự hão tâm đóng góp của người tín đồ để nuôi dưỡng tăng chúng, là một hình thức không tiến bộ cần phải được cải đổi. Tại Nhật-Bản, các ngôi chùa có nền kinh tế tự túc thật dồi dào và việc chi thu ở các ngôi chùa trung bình có thầy trụ trì quyết định, còn ở các trung tâm Phật giáo lớn hơn có thủ quỷ phụ trách việc tài chánh. 
Phật giáo Việt-Nam cho đến khi nào có ngân quỷ tự trị hoàn toàn về phương diện tài chánh mới mong phát triển tổ chức giáo hội đúng mức được.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 EmptyTue Apr 22, 2014 11:17 am

39.- Cho Biết Tri Tạng Là Gì ?  
Để cung ứng cho nhu cầu tri thức, tại các chùa lớn thường có thiết lập một hệ thống thư viện, nơi tàng trữ những kinh sách giá trị. 
Tri-tạng là người trông coi về thư viện. Chữ Tạng có nghĩa là kho tàng dùng để chỉ cho kinh, luật, luận của Phật giáo. Như thế, chùa có nhiều kinh điển giá trị cần phải có người coi sóc. Người được đề cử trông coi việc nầy gọi là Tri-tạng, nếu gọi theo danh từ ngày nay là viên quản thủ thư viện. Kinh sách phải xếp đặt theo thứ tự để dễ tìm mỗi khi có người muốn tìm đọc tới loại nào, cũng như để xem chừng sâu mọt nhấm gậm tới các quyển kinh sách quí, phải có người chịu trách nhiệm trông coi tủ sách của tự viện. 
Tri-tạng hay người quản thủ thư viện có nhiệm trao đổi sách quí, thay đổi vị trí sách trong tủ vào làm dồi dào tủ sách cho độc giả có sách mới để đọc là việc làm rất cần thiết và hữu ích vậy. Tri-tạng ngoài việc trao đổi bằng kinh nghiệm để duy trì và phát triển tủ sách của chùa ra, còn phải nghiên cứu xem loại kinh điển, sách báo nào phù hợp với trình độ tri thức của chư Tăng trong tự viện, bằng mọi cách phải vận động mua thêm sách mới về làm phong phú cho kiến thức của đại chúng là điều thật lợi ích vô cùng. 
Trong mỗi một ngôi chùa đều cần phải có một tủ sách để làm món ăn tinh thần là điều cần thiết. Kinh sách càng nhiều, vai trò của người coi sóc càng lớn, nhất là việc sắp xếp thứ loại theo mục lục để được dễ dàng trong việc tra cứu. 
Việc phụ trách một thư viện như vậy, không cần đòi hỏi người có kiến thức cao mà cần nơi khả năng chuyên môn cũng như người nhiều thiện chí đảm trách.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 EmptyWed Apr 23, 2014 9:22 am

40.- Vai Trò Của Tri Khách Trong Tự Viện Như Thế Nào ? 
Vai trò của Tri-khách rất quan trọng đối với một ngôi chùa, đó là bộ mặt đối ngoại, cũng như trong một quốc gia là bộ Ngoại giao vậy. 
Tri-khách là người đại diện cho chùa tiếp đãi, hướng dẫn, giải thích các nghi vấn trong mọi trường hợp, mỗi khi khách cần. Ở trong các tổng bổn sơn (tổ đình) của chùa Nhật thường có ít nhất là hai người Tri-khách, ngoài ra còn có một ban tiếp tân phụ lực, cũng giống như các tổ chức đám tiệc quan trọng khác. Viên Tri-khách có thể giải thích, tường trình rõ ràng mọi sinh hoạt của tự viện, để khách nhờ đó có một khái niệm chính xác về cách tổ chức là việc cần thiết. 
Người phụ trách việc tiếp đãi khách của chùa phải cho thật khéo léo và niềm nỡ từ lời nói cho tới thái độ tiếp đón mời mọc khách, nếu không tế nhị trong việc nầy khó mà gây được cảm mến của người viếng thăm. Tại các ngôi chùa nhỏ, việc tiếp khách thường do vị trụ trì đảm trách luôn. 
Một ngôi chùa có phát triển lớn mạnh hay không, một phần đều do thái độ ngoại giao khéo của người tri khách, nhất là việc giao tế cần thiết. Ngôi chùa chỉ có một hay hai vị tăng sĩ và do một ban quản trị điều hành mọi việc thì vai trò của tri khách không còn cần thiết nữa, trong trường hợp nầy do một ủy viên giao tế hoặc ban ngoại giao trông coi. Viên tri khách của chùa phải biết qua lịch sử tạo lập chùa, các vị Tổ sư kế thừa tông phái, các di tích lịch sử có liên hệ v.v.., cũng như những bút tích, thi kệ của các vị Tổ để lại (nếu có) phải tìm hiểu cho thật tường tận để khỏi phải lúng túng khi bị chất vấn. 
Theo một tinh thần mới, chúng ta lần lần phải tìm cách thoát xác khỏi những danh từ chữ Hán, nhưng vẫn giữ nguyên được ý nghĩa của tiếng khó hiểu trong phạm vi của Phật giáo như tri khách có nhiều người biết, còn như thư trạng, tri tạng v.v... cần phải thay đổi cho được thích hợp và dễ hiểu. 
Muốn được nhiều người biết đến ngôi chùa cho được chính xác cần cắt đặt người tiếp đãi khách thật nồng hậu, vì đó là bộ mặt nổi của tự viện.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 EmptyFri Apr 25, 2014 6:58 pm

41.- Thị Giả Có Phải Là Dùng Một Người Hầu Như Nô Lệ Cho Mấy Nhà Tu ?  
    
Ở trong các chùa ngày nay hầu như danh từ thị giả không còn dùng nữa. Đây là tiếng Hán cổ cho nên chúng ta cần phaỉ biết qua ý nghĩa. 
Các Hòa-Thượng, Thượng-Tọa, Đại-Đức lớn tuổi thường tu nhập thất có khi 10 ngày, 2 tuần lễ. Mọi việc tiếp xúc với bên ngoài đều cắt đứt, do đó phải có người giúp đưa cơm nước, giặt giũ quần áo và mỗi khi các thầy cần điều gì. Người phụ trách, lo công việc nầy gọi là thị giả. Người hầu thầy thường là một chú tiểu lanh lẹ và đàng hoàng, để giúp các Thượng-Tọa đang cần nhiều thì giờ cho việc viết sách, trì kinh, tọa thiền v.v... trong các việc lặt vặt, nhờ đó người đệ tử tạo thêm phước đức. 
Ngay ở những ngôi chùa trong phố mà không phải tọa lạc trên núi non xa xôi hẽo lánh, các thầy lớn tuổi đều phải có người giúp đỡ. Hình thức hầu thầy không có nghĩa kẻ được sai nhờ là nô lệ mà là kẻ mong làm việc thiện để giúp cho đạo hạnh tròn đầy, vì người mới xuất gia lúc nào cũng phải nương theo thầy để học hỏi. Việc đi sát gần thầy để săn sóc, người đệ tử có cơ hội tốt học được nhiều điều bổ ích cho mình. 
Việc hầu thầy là bổn phận của người đệ tử mới tập sự xuất gia, để nhờ đó học được những kinh nghiệm trong việc tu hành rất có lợi.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 EmptySun Apr 27, 2014 11:07 am

42.- Cho Biết Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Hương Đăng Là Gì ? 
Hương-đăng là người được đề cử để lo việc hương đèn, hoa quả nơi chánh điện thờ Phật cho được tươm tất, trang nghiêm. 
Thường mỗi ngày vào buổi sáng và buổi chiều, người phụ trách đèn nhang lo việc quét dọn chánh điện thờ Phật, thay đổi, sắp xếp, trang hoàng bàn thờ Phật, bàn thờ tổ, bàn kinh có ngăn nắp gọn gàng. Người lo việc hương đèn phải coi sóc, báo cáo để người giữ tài chánh mua sắm những thứ cần dùng cho chùa. Nhiệm vụ hay vai trò của Hương-đăng vì thế không có gì nặng nhọc cả. Tuy nhiên, về mặt hình thức của ngôi chánh điện rất quan trọng cho việc bài trí, người phụ trách hương đèn ít nhất có cặp mắt thẩm mỹ hay nghệ thuật là điều rất cần thiết. Ở trong các ngôi chùa nhỏ, nhiệm vụ nầy là của thầy trụ trì, hay chùa ít người thì việc cắt đặt riêng một người giữ việc hương đèn không cần thiết. Việc sắp xếp bàn thờ Phật cho đẹp cũng làm tăng thêm giá trị tinh thần để mọi người trong chánh điện phấn khởi, tinh tấn tu hành.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 EmptyMon Apr 28, 2014 12:48 pm

43.- Hãy Nói Rõ Danh Từ Thư Trạng Và Cách Xử Dụng Ra Sao ?  
Thư-trạng là người lo việc giấy tờ hay sổ sách ở trong một ngôi chùa. Danh từ nầy đồng nghĩa với thư ký ngày nay. 
Trước đây trên các công văn, sớ giấy của chùa chỉ có ấn dấu, không ký tên. Đây là một hình thức khác hẳn với bây giờ. Nói khác hơn, Thư-trạng là người chuyên giữ việc hành chánh cho công việc điều hành của chùa. Người lãnh nhiệm vụ nầy cần có khả năng về nhiều mặt, nhất là có khả năng biết tổ chức. Trước đây, trong thời kỳ các chùa còn xử dụng chữ Hán, Thư-trạng là người phải cần được chọn lựa kỹ lưỡng mới làm việc được. Viên thư ký làm việc dưới sự điều hành của thầy trụ trì. Tuy nhiên, thư ký có quyền thay thầy điều hành mọi giấy tờ cần thiết khi thầy vắng mặt. Thư ký của chùa hay của bất cứ một tổ chức nào cũng đều quan trọng cả, nhất là về mặt điều hành tổ chức, một phần lớn công việc làm đều có ảnh hưởng sâu rộng tới quần chúng. Thường các chùa lớn có đông tín đồ nên việc cúng kiến như cầu an, cầu siêu, cưới xin ... rất bận rộn, do đó một người lo việc giấy tờ không kịp nên phải có thêm một người phụ tá để giúp việc. 
Những danh từ khó hiểu trong các kinh sách của Phật giáo dần dần được dịch sang tiếng Việt. Đây là một điều mà mọi Phật tử đều mong muốn.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 EmptyTue Apr 29, 2014 12:04 pm

44.- Duy Na Là Người Phụ Trách Việc Gì ?    
Duy-na là người thủ chuông trong thời khóa tụng ở chùa hay nơi nào có thờ Phật.
Ở hai bên tả hữu của chánh điện thờ Phật có hai người, một bên chuông và một bên mõ ngay trước bàn kinh. Khi nào có người chủ lễ đứng giữa thì người thủ chuông khỏi phải xướng lễ. Trong trường hợp thiếu chủ lễ, bên thủ chuông kiêm luôn chủ lễ. Việc gõ chuông cũng phải đúng với nhịp dứt của mỗi đoạn kinh. Duy-na chỉ điểm tiếng chuông khi nào biết là ý của đoạn trên dứt và sang một đoạn khác, nhờ đó mọi người theo đúng nhịp mõ đễ tụng. Lời kinh, tiếng kệ khi lên bỗng lúc xuống trầm theo tiếng ngân cũng do người thủ chuông một phần. Chúng ta cần phải luyện tập cho nhiều mới gõ chuông rành được. Một người có nhiều kinh nghiệm trong việc tụng kinh khi điểm tiếng chuông khiến người nghe thanh thoát nhẹ nhàng, ngược lại, chúng ta sẽ cảm nghe như âm thanh làm chát tai, mệt óc lúc tụng kinh. 
Một sự tướng tuy rất nhỏ trong chùa như việc thỉnh chuông cũng rất tế nhị như vậy, vì mọi người lúc vào chánh điện hay nơi thờ Phật đều lắng lòng chăm chú vào bài kinh đang đọc. 
Âm thanh của tiếng chuông nhẹ lâng đưa lời hòa âm của người tụng vào trong không gian tĩnh lặng như lời cầu nguyện cho chúng sanh đều được gội nhuần công đức.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 EmptyWed Apr 30, 2014 11:22 am

45.- Duyệt Chúng Nghĩa Là Gì ?   
Người đứng phụ trách việc gõ mõ cho mọi người tụng kinh theo một nhịp điều hòa gọi là Duyệt-chúng, tức làm mọi người hòa vui. 
Thường bên mõ ở về phía tay trái của chánh điện, phía ngoài ngó vào. Tiếng mõ phải hòa theo lời kinh của mọi người, có nghĩa là lúc giọng lớn, phải nâng tiếng mõ lên cao, còn khi giọng của mọi người xuống thấp, tiếng mõ cũng nhỏ lại. Việc gõ mõ tuy không khó, nhưng có người cầm tới dùi mõ là khiến mọi người đọc muốn đứt hơi, mệt mỏi. Duyệt-chúng có nghĩa là làm cho tâm lý mọi người phơi phới vui vẽ. Như vậy, một người thủ mõ giỏi là biết giữ thật điều hòa hơi lên xuống của mọi người với tiếng mõ để có sự hòa nhịp từ tâm cho tới cảnh bên ngoài. Tiếng chuông lúc thỉnh lên, ta còn nhận ra được tâm của người gõ, thì nhịp mõ lại là thước đo đúng nhất về người giữ việc làm phấn khởi tâm lý mọi người trong giờ phút trang nghiêm của buổi lễ. 
Ngày xưa các chùa quan niệm rằng, chùa nào giữ tiếng mõ cho thường xuyên, cũng có nghĩa là vấn đề tài chánh khỏi phải lo lắng, có ý nói rằng, tăng chúng của chùa biết lo tinh tấn tu hành. 
Mỗi tôn giáo có một hình thức riêng về các nghi thức. Giữ nhịp mõ cho khoan thai trong nghi lễ Phật giáo, cũng là một cách cảm hóa người nghe như tiếng pháp âm vi diệu ...

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 EmptyThu May 01, 2014 10:59 am

46.- Tọa Cụ : Hình Thức Và Công Dụng Ra Sao ?   
Tọa-cụ là tấm vải dùng để ngồi thiền hay lạy Phật của tăng sĩ Phật giáo, nhất là Phật giáo phái thiền. Mỗi khi trải tấm vải để ngồi thiền, phải đọc bài kệ như sau : 
Tọa cụ ni sư đàn 
Trưởng dưỡng tâm miêu tánh 
Triển khai đăng thánh địa 
Phụng trì Như-Lai mạng 
Án đàn ba, đàn ba tóa ha. 
Dịch nghĩa : Tấm tọa cụ bằng một thứ vải bền chắc nuôi dưỡng tâm niệm thiện, ngõ hầu bước lên thềm thang của bậc Thánh, nhờ đó vâng giữ giáo pháp của Phật. 
Khi thọ giới Tỳ-kheo, người thọ giới phải sắm đủ các pháp cụ cần thiết như : Y hậu, bình bát, một tấm tọa cụ và một đảy lọc nước. Nếu thiếu một trong các thứ cần dùng nêu trên, thầy Sa-di không thể thọ được giới Tỳ-kheo. 
Tấm vải nầy thường vuông vức bằng 1m x 1m, xếp gọn lại và bỏ trong xách tay hay cặp táp. Thầy Tỳ-kheo khi đi đâu cũng không rời y hậu và tọa cụ, vì lúc lễ Phật đều phải cần tới các thứ ấy. 
Ngày nay, chúng ta ít thấy tăng sĩ Việt dùng tới miếng vải lót trải khi ngồi thiền hay vào chánh điện lạy Phật tụng kinh, phải chăng họ đã đi xa rời với hình thức của Phật giáo cổ truyền ? Tấm vải nầy về mầu sắc thường là mầu đà hay vàng lợt da cam. 
Duy trì nếp sống và hình thức cố hữu trong Phật giáo, cũng có nghĩa là giữ gìn được mạng mạch của Phật pháp, vì cái gì hễ "phi cổ bất thành kim" vậy.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 EmptyFri May 02, 2014 10:12 am

47.- Kiết Già Và Bán Già Khác Nhau Thế Nào ?    
Người tu thiền trong tư thế ngồi có hai cách : Ngồi kiết già hay bán già. 
Thế nào là kiết già và thế nào là bán già ? 
Những ai có thể ngồi thiền theo lối kiết già và những người nào ngồi theo lối bán già hay cả hai đều thực hành được ? 
Thế ngồi bán già tức là ngồi vắt bàn chân trái để lên trên đùi bên chân phải. Thế ngồi nầy dễ đối với người mới tập sự tu Thiền, vì ít mỏi hơn so với thế ngồi kiết già. Người mới bắt đầu học theo phép tu Thiền định có thể ngồi theo lối bán già, rồi dần dần để cho việc ngồi được thục luyện, sau đó mới tập ngồi theo lối kiết già được. Kiết già là thế ngồi vắt bàn chân trái để lên trên đùi của chân bên phải và bàn chân phải để lên đùi của chân trái, ngồi hướng thẳng người đúng 90 độ, rồi bắt đầu tập trung tư tưởng. 
Người nào chưa từng tập luyện bao giờ mà bắt đầu bằng thế ngồi nầy đều cảm thấy nhức mỏi khó chịu và chỉ cố gắng chịu đựng được trong vòng 10 hay 15 phút. Sau đó chân bị tê cóng và bước đi khập khểnh loáng choáng, vấp ngã. Những Thiền-sư chuyên tâm vào việc tọa thiền thường chú tâm ngồi thiền định suốt trong 5 đến 10 tiếng đồng hồ vẫn không biết mỏi. Một người trung bình có thể ngồi theo thế kiết già trong vòng một hoặc hai tiếng đồng hồ cũng không thấy có gì thay đổi cả. 
Chúng ta có thể ngồi thiền theo lối kiết già và bán già cùng một thời gian thiền định đều được cả, nghĩa là lúc đầu ta ngồi theo cách kiết già, sau đó độ 20 phút hoặc nữa tiếng, tự cảm thấy mỏi và khó chịu thì đổi sang cách bán già cũng không có gì trở ngại cả. 
Việc ngồi kiết già hay bán già không quan trọng mà điều cần thiết hơn cả là trong lúc ngồi như vậy, ta có tập trung được tư tưởng hay không mới đáng đề cập tới mà thôi.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 EmptySat May 03, 2014 11:46 am

48.- Du Tăng Khất Thực Và Hành Khất Khác Nhau Ở Điểm Nào ?
Du tăng khất thực là người tăng sĩ sống đúng theo hạnh của Phật, ngày ăn một bửa, tối ngủ dưới gốc cây, không nhà cửa, chùa, thất mà cứ đi ta bà như thế suốt quanh năm để xin ăn và truyền bá Phật Pháp. 
Chữ du trong du tăng có nghĩa là đi chu du hay vòng quanh tới nhiều nơi chốn khác nhau để xin của cúng. Do đó, bài thơ diễn tả ý nầy, có đoạn như sau : 
Gót đạo sĩ bốn phương trời rải bước, 
Cõi Ta-bà đâu chẳng phải nhà ta. 
Một mình đi với bình bát, cà sa, 
Đói xin ăn, nơi gốc cây nằm ngủ. 
Mùi phú quí mặc ai người hưởng thú, 
Bả vinh hoa ta nào có sá gì. 
Chỉ một lòng tu niệm đạo từ bi, 
Diệt phiền não cõi lòng thường thanh tịnh... 
Đó cũng là hạnh nguyện của người tăng sĩ khất thực, thực hành đúng theo như Phật lúc còn tại thế. Phái Phật giáo quấn y vàng không chủ trương lập chùa, thiền viện, cơ sở ... mà chỉ có một tấm lòng hiến dâng cho đạo trong hạnh đi du phương cầu thực và lấy việc lợi sanh làm sự nghiệp. Họ biết bỏ cái "ngã" làm kẻ ăn xin, khiến cho người phát tâm đem lòng kính phục. Nếu có dịp chứng kiến thái độ kiên nhẫn của các sư khất thực nơi các khu phố, chợ có đông người để xin đồ, chúng ta mới thấy được là một việc rất khó thực hành đối với kẻ tầm thường. 
Tuy nhiên, việc tu hành và truyền bá đạo Phật như thế, không thể nào gây được ảnh hưởng lớn được, vì thiếu cơ sở, thiếu tổ chức cũng như ít người hậu thuẩn, thì việc phát triển đạo Phật cũng bị thu hẹp và chậm chạp. 
Chữ khất thực có nghĩa là khất cầu Phật Pháp để đổi lại thức ăn nuôi lấy pháp thân huệ mạng, do nơi phát tâm cao thượng của người thực hành mà có, trong khi đó, hành khất có nghĩa là xin ăn theo một ý nghĩa xấu hoàn toàn, nhằm gán cho kẻ tồi trong xã hội. 
Trong hiện tại, ta ít thấy các nhà sư tu theo hạnh khất thực, có lẽ một phần vì tập quán các nơi có khác, một phần vì người tu theo hạnh du phương đã ít, và một số các nước theo truyền thống nguyên thủy Phật giáo lại nằm trong vùng kiểm soát của Cộng-sản.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 EmptySun May 04, 2014 2:39 pm

49.- Tham Thiền, Thiền Định Và Tọa Thiền Khác Nhau Thế Nào ?  
Phật giáo phái Thiền-tông chủ trương tu thiền hay thiền quán, tức là ngồi định tâm để tập trung tư tưởng vào một điểm cố định theo ý muốn của hành giả. 
Việc tu thiền có nhiều căn cơ và trình độ khác nhau, tùy theo công phu tu tập của người thực hành nhiều hay ít mà có chỗ đạt ngộ cao thấp không đồng nhau. Những danh từ tham thiền, thiền định và tọa thiền đều có nghĩa là tu theo phép quán tưởng để tập trung tư tưởng cả, tuy nhiên ý nghĩa có sự khác nhau, ta cần phân biệt : 
Tọa thiền mà Phật giáo phái thiền Nhật-Bản gọi là Zazen, dùng để chỉ chung cho mọi trình độ cao thấp khác nhau về việc thực hành, kể cả người mới bắt đầu tu cũng đều gọi là tọa thiền được vậy. 
Thiền định chỉ cho một người có trình độ tu tập cao và đã đạt được đến giai đoạn thuần thục, trong việc tập trung tư tưởng rất dễ dàng, như đức Phật Thích-Ca ngồi thiền định (nhập định) suốt 49 ngày dưới cây Bồ-đề cho tới khi giác ngộ tức là chứng quả thành Phật. 
Tham thiền hàm chứa 2 ý nghĩa khác nhau : 
1.- Đại tham là một cuộc tập họp đại chúng rộng rãi do vị Thượng- Tọa Thiền-sư chủ xướng để mọi thiền sinh có cơ hội tham cứu về lý thuyết lẫn thực hành việc tu thiền. Tuy nhiên, trong trường hợp có mặt đông đảo các thiền sinh nầy, những người nào có căn cơ khá vững chắc về thiền mới dám đặt câu hỏi. Vì vị thiền sư thường hay lật ngược các câu hỏi để khám phá ra trình độ tu chứng của người hỏi. 
2.- Tiểu tham là việc tham cứu về thiền một cách bán chính thức. Trong những giờ rãnh rỗi, vài ba người gặp vị Thượng-Tọa Thiền-sư nơi sân cỏ hoặc ngoài vườn hoa đều có thể lợi dụng cơ hội tốt để hỏi thêm về những cách thức tu tập. Những người mới bắt đầu học tu thiền nên theo lối tham cứu nầy rất lợi ích vậy. 
Môn thiền ngày nay rất thịnh hành ở Âu Mỹ, vì con người sống trong các xã hội văn minh cơ khí nên đầu óc luôn luôn bận rộn, họ cần có thì giờ để tập trung tư tưởng mà thiền Phật giáo là pháp môn hữu hiệu nhất.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 EmptyMon May 05, 2014 2:10 pm

50.- Tự Viện Có Khác Với Chùa Không ?  
Tự viện là tiếng gọi chung cho ngôi chùa, nơi ấy tăng chúng tu học và sống trong tinh thần lục hòa (xem bài 6 phép lục hòa) của Phật giáo. 
Tự viện nói cho đủ là chùa và Phật-học-viện hay Phật-học-đường gồm có một số đông tăng sĩ cùng nhau chung sống để học hỏi và thực hành Phật giáo dưới sự chăm sóc và điều hành của một Giám-viện hay Ban-giám-đốc. Danh từ tự viện còn được dùng theo lối kính ngữ, như trong trường hợp người đối diện với ta là trụ trì của một ngôi chùa. Khi muốn hỏi thăm về cách sinh hoạt của ngôi chùa ấy chẳng hạn, ta dùng tiếng "quý tự" hay "quý viện" rất đẹp vô cùng. 
Cũng cần phân biệt giữa "tự" và "viện". Tự thường nhỏ hơn viện, trừ những ngôi cổ tự (chùa cổ) còn hầu hết các ngôi chùa kiến trúc theo lối tân đều có cả trường học, có sân rộng, vườn hoa ... Như vậy, nơi nào có đông tăng chúng ở tu học, với một ban giảng huấn điều hành việc giảng dạy được gọi là Phật-học-viện, còn ngược lại, thiếu hai yếu tố trên gọi là chùa hay tự. 
Hiện tại ở hải ngoại, chùa và viện Phật học lần lượt được thiết lập tại nhiều nơi như Hoa-Kỳ, Pháp, Đức, Canada, Úc-Đại-Lợi. Đây là công tác Phật sự quan trọng của cộng đồng người Việt từ sau năm 1975, vì ở trong nước các ngôi chùa, các Phật-học-viện đã bị đóng cửa vĩnh viễn, tăng sĩ phải hoàn tục hay đi vùng kinh tế mới. Hiện tại các Phật-học-viện cho mở lại dưới kế hoạch của nhà nước. 
Nhiều chùa và Phật-học-viện càng được xây thêm, càng chứng tỏ rằng tiếng pháp âm của Phật giáo còn được tiếp tục duy trì và phát triển ở nhiều nơi trên thế giới.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 EmptyWed May 07, 2014 11:04 pm

CHƯƠNG 5
CÁCH XƯNG HÔ
 2.- Hòa Thượng Là Gì ? Ai Được Tôn Xưng Danh Hiệu Nầy?  
Hòa-Thượng (the most venerable) dịch là "lực sanh" nghĩa là nhờ đời sống tâm linh thanh tịnh của vị đó khiến cho đạo lực của giới tử (người theo học) được phát sanh. 
Hòa-Thượng còn có nghĩa là "thân giáo sư" tức là thầy gần gũi nhất của mình để học hỏi, vì thế cũng có nghĩa là "y học" tức là người mình nương tựa để học đạo. Hòa-Thượng còn là người chứng minh tối cao trong hội đồng truyền giới Tỳ-kheo, Bồ-Tát... 
Những Tăng sĩ nào mới được tôn xưng là Hòa-Thượng ? 
Trong Phật giáo vốn không có giai cấp, tuy nhiên, trong khi truyền giới để làm tăng sự trang nghiêm cho buổi lễ cũng như gây được cho người thọ giới một ấn tượng tốt và đặc biệt khó quên trong đời tu học nên phải cung thỉnh một vị Hòa-Thượng lớn tuổi chứng minh. Hòa-Thượng phải là người đã thọ giới Tỳ-kheo và có an cư kiết hạ từ 20 năm trở lên. Những tăng sĩ tuy đã thọ giới Tỳ-kheo, nhưng không sống theo tăng đoàn tu học mỗi năm 3 tháng vào mùa mưa để tinh chuyên giới hạnh thì không đủ tư cách để tôn xưng Hòa-Thượng. Hòa-Thượng khác với Thượng-Tọa ở tuổi đạo và tuổi đời, vì nhiều kinh nghiệm tu hành và giới đức tinh nghiêm hơn. 
Ở trong một xã hội vô trật tự thì giới nhà tu cũng nảy sinh ra một hiện tượng mới là những Hòa-Thượng trông có vẽ luộm thuộm thiếu tư cách, thiếu tác phong đạo đức như phá giới và tự xưng là bậc thánh có thể làm được phép nầy phép nọ để làm thay đổi được hoàn cảnh hay các hiện tượng thiên nhiên. Người tăng sĩ chân chánh tu hành không cần đề cao về mình như thế. Giá trị đạo đức và tư cách sống là thước đo đúng đắn nhất về một người. Kẻ giả danh đạo đức và cao ngạo, tự tỏ ra khinh khi mọi người để lừa bịp sự dễ tin của quần chúng, sẽ bị gán cho nhiều danh từ không mấy tốt đẹp. 
Người Phật tử chân chánh phải phân biệt rõ ràng để khỏi nhầm lẫn khi xưng hô các thầy lãnh đạo tinh thần một cách quá đáng.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 EmptyFri May 09, 2014 9:42 am

3.- Đại Đức Phải Đủ Những Đức Tánh Gì ?  
Đại-Đức (Reverend, Reverand) là người xuất gia tu hành đã thọ đủ 250 giới Tỳ-kheo và tuổi từ 20 trở lên. Ở trong đạo, vị ấy là người đã thông suốt được kinh luật, có khả năng ứng dụng Phật Pháp trong quần chúng một cách linh động. 
Như vậy, danh từ Đại-Đức chỉ người có cả phước lẫn huệ dầy đủ, xứng đáng nhận lãnh vai trò lãnh đạo tinh thần cho hàng Phật tử tại gia. 
Khi Phật còn tại thế, các Tỳ-kheo cũng xưng Phật là Đại-Đức Thế-Tôn hay bạch Đại-Đức ... mỗi khi có việc cần thưa thỉnh. Vì danh từ Đại-Đức Thế-Tôn dùng để gọi chung cho các đức Phật về đời quá khứ, nên cũng còn có nghĩa là mẫu người đáng kính và đáng tôn trọng. Đại-Đức dùng để tôn xưng các giáo sĩ, các nữ tu thuộc các tôn giáo khác mà không riêng gì Phật giáo. Ví dụ : La Reverende Mère superieure : Đức Mẹ bề trên. 
Với ý nghĩa cao đẹp đó, nếu những tu sĩ tuổi đời tuy cao, nhưng khi vào đạo chưa thọ giới Tỳ-kheo cũng như chưa có khả năng thâm hiểu về đạo Phật thì chưa đủ tư cách Đại-Đức được. Tuy nhiên, việc tôn xưng còn tùy thói quen ở mỗi nơi như ở một số những ngôi chùa không mấy đông Tăng chúng, thầy Bổn-Sư thu nhận đệ tử xuất gia có khả năng về trình độ học thức ngoài đời, đã lớn tuổi có tác phong đứng đắn cũng được bổn đạo chùa tôn kính vào hàng Đại-Đức. 
Thật ra cách xưng hô trong Phật giáo không mang tính cách chức vị, quyền uy như các phẩm trật ngoài đời. Trong Phật giáo còn một tính cách hết sức dân chủ là chúng Tỳ-kheo tự tôn trọng nhau về tuổi đạo hơn tuổi đời, như trường hợp vị lớn tuổi hơn nhưng thọ giới Tỳ-kheo sau người nhỏ tuổi cũng phải kính vị nhỏ tuổi kia như người đi trước, bậc đàn anh. 
Khi dùng cách xưng hô đối với nhà lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, chúng ta phải thật thận trọng để khỏi phải hạ mình cách quá đáng và nhiều khi tạo cho người đối tượng một vách ngăn cách biệt !

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 EmptyMon May 12, 2014 4:05 pm

4.- Hãy Phân Biệt Chú Tiểu, Điệu Hoặc Ông Đạo ? 
Chú tiểu, điệu hay ông đạo là những danh từ mà người tín đồ Phật tử thường dùng để gọi những Tăng sinh mới xuất gia ở trong giai đoạn bắt đầu thực hành Phật giáo. 
Miền Bắc Trung Nam có một số từ khác biệt nhau, dĩ nhiên chỉ có người trong cùng một miền mới biết rành mà thôi. Chú tiểu là danh từ người miền Bắc hay dùng để gọi các chú bé mới xuất gia vào chùa tu, đầu đã cạo tóc nhưng còn chừa lại một chỏm tóc dài ở phía trước, còn điệu là tiếng của người miền Trung để gọi chú bé vừa mới tập sự học Phật. Trong khi đó, ông đạo là tiếng được dùng ở miền Nam cũng chỉ cho người mới xuất gia vào ở chùa. Chú tiểu là thời kỳ chưa phải làm việc gì nặng nhọc cả, ngay cả giới luật cũng chỉ có mới thọ 5 giới như người tu tại gia mà thôi. Trường hợp các em bé ở chùa lâu năm, cho tới khi thọ giới Sa-di, tín đồ bổn đạo vẫn gọi là điệu hoặc chú tiểu như thường, vì quen miệng và thân thiết chăng ! Ở miền Bắc còn có danh từ "Sư Bác" để gọi các tăng sinh đã thọ giới Sa-di và đã lớn tuổi. Thay vì gọi Đại-Đức hay Thầy, còn danh từ ông Đạo của người miền Nam gọi trong thời kỳ mà thầy tăng còn tuổi nhỏ, mới thọ 10 giới Sa-di thật đàng hoàng và đúng nghĩa. 
Một vài khác biệt về cách xưng hô đối với người tăng sĩ trẻ tuổi là như vậy, trên thực tế ngày nay mọi người đều hiểu được ý nghĩa và cả cách dùng nữa. 
Biết được thói quen của mỗi nơi, chúng ta mới dùng đúng cách và chính xác được những danh từ trong Phật giáo rất phổ thông nầy. 
Cả ba cách xưng hô trên cũng đều nằm trong cùng một ý nghĩa, do thói quen của mỗi nơi mà tên gọi có khác.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 EmptyTue May 13, 2014 5:02 pm

5.- Đệ Tử Là Gì ?  
Đệ tử là người học trò, người nhỏ tuổi hơn tự xưng với người lớn tuổi và những bậc thầy dẫn đạo có đủ tư cách chỉ dẫn cho mọi việc để học hỏi. 
Trong Phật giáo, danh từ đệ tử được dùng chỉ tất cả mọi người theo học hỏi giáo lý giải thoát và tôn xưng đức Phật là bậc thầy sáng suốt, kẻ chỉ đạo đúng đắn để nương theo. Ở các bài Sám Nguyện thường hay mở đầu bằng tiếng đệ tử như : 
Đệ tử chúng con từ vô thỉ 
Gây bao tội ác bởi lầm mê. 
Đắng trong sanh tử đã bao lần, 
Nay đến trước đài vô thượng giác ... 
Hoặc : Đệ tử hôm nay gặp ngày Khánh-Đản, hay : Đệ tử kính lạy đức Phật Thích-Ca v.v... 
Như thế, chữ đệ tử mang một ý nghĩa bao quát và có hàm ý rằng y như pháp mà thành tựu được việc tu hành của kẻ khao khát muốn tìm về chân lý của Đức Phật. Đức Phật có đủ mọi đức tính : Từ bi, bình đẳng, bao dung ... đáng để cho chúng ta nương theo học hỏi, cũng như người học trò quý mến thầy và tự nhận mình là đệ tử. Không những trong phạm vi Phật giáo tiếng đệ tử được dùng mà ngay trong các lãnh vực sinh hoặt ngoài đời cũng vẫn áp dụng nói một cách tự nhiên. 
Các nhà mô phạm, những bậc thánh nhân, các giáo chủ của tôn giáo là thước đo giá trị đạo đức cho đời sống tinh thần đúng đắn nhất mà người theo học là kẻ đến sau, như là học trò vậy.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 EmptyThu May 15, 2014 11:20 am

6.- Nam Mô Có Nghĩa Là Gì ? Và Tại Sao Trước Danh Hiệu Phật VÀ Bồ Tát Đều Có Tiếng Nầy ?  
Nam-mô vốn là tiếng Phạn đã quen dùng trong giới Phật tử và trở nên phổ thông nên ít có ai để ý tìm hiểu ý nghĩa. Mỗi khi chúng ta niệm chữ Nam-mô, thiết tưởng nên biết rõ để việc làm nầy thêm phần lợi ích thiết thực. 
Nam-mô tiếng Trung-Hoa dịch ra thành sáu nghĩa như : Cứu ngã, độ ngã, quy mạng, đảnh lễ, sám hối, độ thoát ; tức là chúng ta đang sa ngã vào cõi đời trần tục phải cầu chư Phật, Bồ-Tát cứu độ ra khỏi cảnh khổ, sự mê lầm để nhờ đó ta nương về với các đấng giác ngộ, học theo hạnh từ bi và nguyện với lòng thành lễ lạy cầu được phước đức cho chính ta và những người liên hệ. Vì tin tưởng vào sự nhiệm mầu ấy, chúng ta thành kính, nguyện đem lòng thành hướng về với chư Phật, Bồ-Tát để học hỏi, nương tựa theo những lời giáo huấn sáng suốt làm kim chỉ nam cho việc tu hành hầu xây dựng một đời sống tốt đẹp. Do đó, khi đi đường, lúc vào chùa gặp một vị Tăng Ni, chúng ta thường chắp tay niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật. Người đối diện cũng đáp lễ lại bằng câu niệm ấy. Cách chào hỏi của người Phật tử, thay vì bắt tay như người Tây-phương mỗi khi gặp nhau, lại dùng câu niệm Phật, thật đầy đủ ý nghĩa. 
Nói khác hơn, Nam-mô là tiếng xưng hô dùng cho Phật, Bồ-Tát và các bậc tu hành đã giác ngộ để tỏ ra cung kính, tán dương mà người học Phật luôn luôn có tâm niệm muốn noi dấu chân Phật.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 EmptyFri May 16, 2014 11:13 am

7.- Cho Biết Tứ Hoằng Thệ Nguyện Là Gì ?  
Tứ hoằng thệ nguyện là bốn lời phát nguyện rộng lớn của người Phật tử để cầu cho tất cả chúng sanh đạt đến đạo Vô-thượng Bồ-đề. 
Bốn điều thệ nguyện đó như sau : 
- Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ : Chúng sanh có muôn loài, xin thề nguyện cứu độ tất cả. 
- Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn : Phiền não không cùng tận xin nguyện đều dứt sạch. 
- Pháp môn vô lượng thệ nguyện học : Các pháp môn có nhiều và sâu rộng như biển cả mênh mông nhưng người tu học nguyện học hỏi để đạt tình thấu lý. 
- Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành : Cầu mong tu hành đạt đến giác ngộ, giải thoát an vui. 
Đây là phần tụng trước khi hồi hướng (trong các khóa lễ kỳ an hay kỳ siêu) và người hành trì nguyện đem tất cả phước lành đã tạo được, hướng về tất cả nhân loại chúng sanh, mong cho đều được hạnh phúc, an vui. Xin gợi ý, bốn lời phát nguyện nên dịch sang vần để dễ dàng thuộc và nhớn lúc tụng đọc : 
Chúng sanh độ khắp xa gần 
Não phiền rũ sạch lòng trần nhẹ lâng 
Pháp mầu số lượng chuyên tâm 
Đạo Phật vô thượng thậm thâm nguyện thành. 
Kinh điển của Phật giáo rất nhiều không kể xiết, mỗi lời, mỗi câu đều mang một ý nghĩa rất sâu sắc. Khi đã hiểu được trọng vẹn mạch ý của cả bài, lúc tụng đọc chúng ta mới thấy được lý thú.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 7 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO
Về Đầu Trang 
Trang 7 trong tổng số 13 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3 ... 6, 7, 8 ... 11, 12, 13  Next
 Similar topics
-
» THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
» Truyện Phật Giáo (hay) Sưu Tầm
» Nam Tông Phật Giáo
» Giáo dục thế hệ trẻ sống theo lời Phật dạy
» Phật Giáo Có Đường Lối Riêng

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Căn Bản Phật Pháp-
Chuyển đến