Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Lã Thị Xuân Thu Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Lã Thị Xuân Thu

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Lã Thị Xuân Thu Empty
Bài gửiTiêu đề: Lã Thị Xuân Thu   Lã Thị Xuân Thu EmptyMon Oct 07, 2013 5:15 pm

Lã Thị Xuân Thu


I.
Vua Thành Thang nhà Thương hỏi ông Y Doãn :" Muốn lấy thiên hạ thì phải làm thế nào?".
Y Doãn thưa rằng : " Muốn lấy thiên hạ phải sửa mình trước".
Phàm cái gốc của mọi việc, trước hết phải sửa mình đã. Dùng cái mới bỏ cái cũ thì các mạch trong cơ thể được thông suốt. Tinh khí đổi mới hàng ngày, tà khí được trừ bỏ cho hết thì có thể đạt đến được số thọ trời cho.
Như vậy gọi là Bậc chân nhân.
Thánh nhân xưa hoàn thiện được mình nên hoàn thiện được vương đạo. Trị được bản thân mình mà khiến thiên hạ bình trị. Bởi thế người khéo điều khiển âm thanh không chú ý vào tiếng vang vọng lại mà chú ý sửa cái tiếng phát ra. Người khéo điều khiển cái bóng không chú ý vào cái bóng mà chú ý sửa cái hình. Người cai trị thiên hạ không trọng sửa thiên hạ mà trọng sửa bản thân mình. Kinh thi có câu : " Bậc hiền nhân quân tử dáng uy nghi đứng đắn không sai". Hễ uy nghi đứng đắn không sai thì có thể sửa trị các nước chư hầu. Cho nên soi vào đạo mà sửa mình thì thân mình hoàn thiện. Làm điều nghĩa thì mọi người thân nhau.
Hiểu được đạo làm vua thì bách quan được sửa trị. Ba điều ấy thành được đều ở Vô vi. Đạo Vô vi là thuận theo ý trời, làm lợi cho người cũng là lợi cho mình. Đạo làm vua không mưu lợi cho riêng mình. Không mưu lợi cho riêng mình thì tai nghe không thiên lệch, bình tĩnh ứng thuận với tính trời. Ứng thuận với tính trời thì tai thông mắt sáng, sống lâu trường thọ. Bình tĩnh thì sự nghiệp tiến ích mà vui vẻ giáo hóa dân chúng.
Tai nghe không thiên lệch thì bịt lối kẻ gian tà. Cho nên làm vua mà lỗi đạo thì biên cương bị giặc xâm nhiễu, bên trong không thi hành được chính lệnh, mà bên ngoài thanh danh sa sút, lân bang coi thường.
Bởi vậy nói rằng, cây tùng cao trăm nhận mà bị tổn thương dưới gốc thì trên cao ngọn cành khô héo. Nước của nhà Thương, nhà Chu trong thì mất hết mưu lược, ngoài thì chính lệnh ban ra trăm họ chẳng phục tùng.
Cho nên được cái Tâm thì tai nghe mới được. Tai nghe được thì việc mới thành. Việc có thành thì công danh mới tỏ rạng. Ngũ đế trước lo đạo rồi sau lo đức nên đức thịnh không ai hơn. Tam vương trước thi hành giáo hóa sau mới thi hành sát phạt, cho nên mọi sự đều thành công. Ngũ bá trước thi hành lễ nghĩa rồi sau mới dụng binh, cho nên binh cường không ai bằng. Còn thời nay, trí xảo thực hành song song với mưu lược, dối trá với mưu mẹo liên tiếp bày ra, chiến tranh chinh phạt liên miên không dứt, những việc mất nước nhục vua ngày càng nhiều, ấy là bởi người ta không lo cái gốc mà chỉ biết cái ngọn vậy.
Hạ Hầu Tương đánh nhau với Hữu Hỗ ở Cam Trạch mà không thắng được. Lục Khanh xin cho đánh nữa. Hạ Hầu Tương bảo :
-" Không được! Đất của ta không hẹp, dân của ta không ít, vậy mà đánh không thắng, ấy là bởi đức của ta mỏng và giáo hóa của ta không tốt".
Thế rồi chăm lo sửa đức, ngồi thì không trải chiếu đôi, ăn thì không dùng hai món, con trai con gái không chau chuốt trang điểm, thương yêu người thân, tôn kính bậc trưởng, trọng bậc hiền lương, dùng người tài giỏi. Chỉ một năm sau thì họ Hữu Hỗ đã quy phục.

Bởi thế mới nói rằng : " Muốn thắng người trước phải thắng mình. Muốn xét người trước phải xét mình. Muốn biết người trước phải biết mình"
Lã Thị Xuân Thu _fill_300_33785

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Lã Thị Xuân Thu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lã Thị Xuân Thu   Lã Thị Xuân Thu EmptyMon Oct 07, 2013 5:25 pm

Lã Thị Xuân Thu
II.


Kẻ thoạt tiên sinh ra vạn vật là trời; kẻ dưỡng thành vạn vật là trời; Có thể thuận dưỡng vạn vật do trời sinh ra mà không đi ngược lại chúng - là Thiên Tử. Thiên tử hành động để bảo toàn nguyên tắc của sự sống và thiên tính. Chính vì vậy mà đặt ra quan lại. Đặt ra quan lại là để bảo toàn sự sống và thiên tính. Những tên vua ngu tối đời nay đặt ra nhiều quan
lại nhưng lại làm nguy hại tới sự sống và thiên tính. Như thế là đã đánh mất ý nghĩa của việc đặt ra quan lại. Như việc huấn luyện quân đội cốt để phòng ngừa giặc ngoại xâm, nhưng nay huấn luyện quân đội lại để tự mình đánh nhau, như thế là đã đánh mất ý nghĩa của việc huấn luyện quân đội rồi.
Bản tính của nước là trong, nhưng do đất làm cho nó đục, nên nước không được trong. Thiên tính của người ta là có thể trường thọ. Nhưng do vật dục quấy nhiễu cho nên người ta không được trường thọ. Vật vốn dùng để dưỡng sinh dưỡng tính, chứ đâu phải dùng tính để dưỡng vật.
Người đời nay không hiểu biết sự lý, phần nhiều hy sinh thiên tính của mình để đuổi theo vật dục, đó là không hiểu được lẽ bên nào khinh bên nào trọng. Không biết lẽ khinh trọng, cho nên đã xem khinh tính mệnh mà xem trọng vật chất, lấy khinh làm trọng, lấy trọng làm khinh vậy. Như vậy thì hễ làm việc gì cũng thất bại. Làm Vua với nhận thức như vậy, thì sẽ càn rỡ. Làm bề tôi với nhận thức như vậy, thì sẽ phạm thượng tác loạn. Làm con với nhận thức như vậy, thì sẽ ngông cuồng rồ dại. Ba tình trang đó, trong nước nếu như mắc phải một thì cũng đủ để tất yếu diệt
vong, không gì cứu vãn nổi.
Bây giờ có tiếng nhạc nơi đây, tai nghe tiếng ấy tất vui, nhưng nếu nghe rồi mà tai bị điếc, thì nhất định đừng nghe. Có sắc đẹp nơi đây, mắt nhìn sắc ấy tất vui, nhưng nếu nhìn xong mà mắt bị mù, thì nhất định đừng nhìn. Có vị ngon nơi đây, ăn vào tất thích miệng, nhưng nếu ăn xong mà miệng thành câm, thì nhất định đừng ăn. Bởi thế thánh nhân đối với
thanh - sắc - mùi - vị bao giờ cũng theo nguyên tắc phàm có lợi cho sự sống thì giữ, có hại cho sự sống thì bỏ. Đó chính là cái đạo bảo toàn tính mệnh vậy. Những kẻ phú quý đời nay phần nhiều nhận thức hồ đồ với thanh - sắc - mùi - vị, ngày đêm theo đuổi những thứ ấy, nếu may mắn với được thì khó tự kiềm chế. Khó tự kiềm chế thì sinh mệnh và thiên tính sao có thể khỏi tổn thương được?
Muôn vật tốt đẹp cùng dụ dỗ con người, nếu như dùng nó để làm tổn hại sinh mệnh và thiên tính thì sinh mênh và thiên tính thể nào cũng tổn thương. Còn nếu như dùng nó để làm tiện lợi cho sinh mệnh và thiên tính thì sinh mệnh và thiên tính chẳng thể nào không trường cửu.
Cho nên bậc thánh nhân lợi dụng vạn vật để bảo toàn sinh mệnh và thiên tính của mình. Mà sinh mệnh và thiên tính được bảo toàn thì tinh thần được điều hòa, mắt được sáng, tai được tinh, mũi được nhanh, mồm
được nhạy, 36 khớp xương đều linh hoạt thông suốt. Những người được như vậy thì dù không nói cũng được người ta tin dùng, dù không mưu tính cũng được đâu vào đấy, dù không nghĩ cũng đạt được kết quả, tinh thần thông đạt khắp trời đất, bao trùm cả vũ trụ, nên cũng như trời và đất, chẳng sự vật nào là không bao chứa dung nạp. Ở ngôi trên thì làm Thiên tử mà không kiêu căng. Ở địa vị thấp là kẻ thất phu mà không phiền muộn. Đó chính gọi là con người toàn đức Giàu sang mà không hiểu được đạo lý, giàu sang ấy lại thành ra mối họa.

Ra cửa thì đi xe to, về nhà thì đi xe nhỏ. Dựa vào xe to xe nhỏ cốt để thân mình được nhàn dật, đâu biết nó là nguyên nhân khiến cẳng chân tê liệt. Thịt béo rượu nồng , nhan sắc mỹ miều, răng trắng nõn nà, cùng âm thanh réo rắt cốt để có được lạc thú; song thật ra phải gọi nó là thứ hại tính mệnh. Hai vật tai hại đó đều do phú quý đem lại, luận thuyết này không thể không xem xét kỹ

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 294
Reputation : 1
Join date : 27/07/2013

Lã Thị Xuân Thu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lã Thị Xuân Thu   Lã Thị Xuân Thu EmptyMon Oct 07, 2013 11:26 pm

Lã Thị Xuân Thu
III.


Người thợ tên Thùy của vua Nghiêu là người khéo tay nhất thiên hạ. Ấy vậy mà người ta không quý ngón tay của Thùy mà chỉ yêu quý ngón tay của mình. Bởi vì ngón tay của mình do mình sử dụng và làm lợi cho mình. Người ta không yêu quý Mĩ ngọc ở Côn Sơn và Dạ Minh Châu ở Giang Hán, mà chỉ yêu viên ngọc tầm thường và hạt châu méo mó của mình. Bởi vì chúng do mình sử dụng và làm lợi cho mình.
Giờ đây, cuộc đời ta do ta sở hữu mà làm lợi cho ta rất lớn.

Bàn về sang -hèn thì dẫu được phong làm thiên tử cũng chẳng so được với sinh mệnh của ta. Bàn về nặng - nhẹ dẫu cho ta giàu có nhất thiên hạ cũng chẳng so được với tính mệnh của ta.
Bàn về an - nguy thì một khi đánh mất, sinh mệnh chẳng bao giờ có lại được nữa. Với 3 điều đó, người hữu đạo luôn cẩn thận. Cũng có trường hợp cẩn thận với 3 điều đó mà trái lại vẫn bị tổn hại, là bởi vì chưa thực sự thông đạt cái chân tình thực trạng của sinh mệnh. Không thông đạt cái chân tình thực trạng thì cẩn thận cũng phỏng ích gì?
Như vậy có khi còn nghiêm trọng hơn không biết cẩn
thận.
Người không biết cẩn thận thì chẳng phân biệt được sống - chết, mất - còn. Điều người ấy coi là đúng, chưa chắc đã đúng. Điều người ấy coi là sai, chưa chắc đã sai. Khẳng định điều người ấy coi là sai, phủ nhận điều người ấy coi là đúng, đó là điều lầm lẫn lớn. Người như vậy sẽ bị trời giáng họa. Cứ như vậy mà xử lý việc của mình thì nhất định gặp tai ương. Cứ như vậy mà xử lý việc nước thì nhất định nước bị tán phá, diệt vong. Tai ương, chết chóc, tàn phá, diệt vong đâu phải tự đến, mà chính là do hồ đồ, nhầm lẫn chuốc lấy. Cho nên người hữu đạo chẳng chú
trọng khảo sát xem kết quả ra sao, mà chú trọng xem xét cái nguyên nhân dẫn đến kết quả ấy. Kết quả ấy xảy đến chẳng phải điều tất yếu,
điều này không thể không đi sâu để biết rõ.
Các bậc Nhân chủ và Quý nhân trên đời, kẻ Hiền tài hay Kém cỏi, chẳng có ai là không muốn trường sinh bất lão. Nhưng lại ngày này sang ngày khác làm trái ngược với đạo trường sinh, dẫu muốn trường sinh lắm, nhưng muốn thì phỏng có ích gì?
Phàm người sinh mệnh trường cửu đều là người sống thuận theo thiên tính của mình.
Bắt sinh mệnh của mình không thuận theo thiên tính, đó chính là tình dục. Cho nên thánh nhân nhất định khống chế tình dục của mình cho vừa phải.

Nhà to thì mát mẻ nhiều bóng râm. Đài cao thì nắng dọi nhiều. Bị cớm nắng nhiều thì tê mỏi, dọi nắng nhiều thì héo khô, chân cẳng đều sinh bệnh tật. Bởi thế nên, các bậc tiên vương không ở nhà to, không xây đài cao, không ăn nhiều sơn hào hải vị, không mặc áo quá dày quá ấm.

Mặc dày mặc ấm quá thì mạch lý không thông. Mạch lý không thông thì khí
huyết ngưng trệ. Sơn hào hải vị ăn quá nhiều thì dạ dày sẽ quá đầy, bụng trướng, khí mạch ung bế. Cứ như vậy thì làm sao có thể trường sinh được?
Thánh nhân ngày trước kiến tạo vườn thượng uyển, đủ để vui chơi hành động mà thôi. Kiến tạo cung thất đài tạ, miễn sao tránh được khô và không bị ướt là đủ. Làm ra xe cộ miễn sao cho thân thể thoải mái.
Ngày trước thức ăn và rượu miễn sao khẩu vị thích hợp là được. Âm nhạc và Nữ sắc cũng miễn sao khiến tính thình thoải mái vui vẻ là đủ rồi.
5 trường hợp đó đều là cách thánh nhân dùng để dưỡng tính, chứ không phải bở vì tiết kiệm mà ghét sự lãng phí. Thích hợp với tính tình mà thôi chứ không cầu quá độ.

_________________________________
Tri Âm Quán
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Lã Thị Xuân Thu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lã Thị Xuân Thu   Lã Thị Xuân Thu EmptyTue Oct 08, 2013 7:15 pm

Lã Thị Xuân Thu
III.
 
Người thợ tên Thùy của vua Nghiêu là người khéo tay nhất thiên hạ. Ấy vậy mà người ta không quý ngón tay của Thùy mà chỉ yêu quý ngón tay của mình. Bởi vì ngón tay của mình do mình sử dụng và làm lợi cho mình. Người ta không yêu quý Mĩ ngọc ở Côn Sơn và Dạ Minh Châu ở Giang Hán, mà chỉ yêu viên ngọc tầm thường và hạt châu méo mó của mình. Bởi vì chúng do mình sử dụng và làm lợi cho mình.
Giờ đây, cuộc đời ta do ta sở hữu mà làm lợi cho ta rất lớn.
 
Bàn về sang -hèn thì dẫu được phong làm thiên tử cũng chẳng so được với sinh mệnh của ta. Bàn về nặng - nhẹ dẫu cho ta giàu có nhất thiên hạ cũng chẳng so được với tính mệnh của ta.
Bàn về an - nguy thì một khi đánh mất, sinh mệnh chẳng bao giờ có lại được nữa. Với 3 điều đó, người hữu đạo luôn cẩn thận. Cũng có trường hợp cẩn thận với 3 điều đó mà trái lại vẫn bị tổn hại, là bởi vì chưa thực sự thông đạt cái chân tình thực trạng của sinh mệnh. Không thông đạt cái chân tình thực trạng thì cẩn thận cũng phỏng ích gì?
Như vậy có khi còn nghiêm trọng hơn không biết cẩn
thận.
Người không biết cẩn thận thì chẳng phân biệt được sống - chết, mất - còn. Điều người ấy coi là đúng, chưa chắc đã đúng. Điều người ấy coi là sai, chưa chắc đã sai. Khẳng định điều người ấy coi là sai, phủ nhận điều người ấy coi là đúng, đó là điều lầm lẫn lớn. Người như vậy sẽ bị trời giáng họa. Cứ như vậy mà xử lý việc của mình thì nhất định gặp tai ương. Cứ như vậy mà xử lý việc nước thì nhất định nước bị tán phá, diệt vong. Tai ương, chết chóc, tàn phá, diệt vong đâu phải tự đến, mà chính là do hồ đồ, nhầm lẫn chuốc lấy. Cho nên người hữu đạo chẳng chú
trọng khảo sát xem kết quả ra sao, mà chú trọng xem xét cái nguyên nhân dẫn đến kết quả ấy. Kết quả ấy xảy đến chẳng phải điều tất yếu,
điều này không thể không đi sâu để biết rõ.
Các bậc Nhân chủ và Quý nhân trên đời, kẻ Hiền tài hay Kém cỏi, chẳng có ai là không muốn trường sinh bất lão. Nhưng lại ngày này sang ngày khác làm trái ngược với đạo trường sinh, dẫu muốn trường sinh lắm, nhưng muốn thì phỏng có ích gì?
Phàm người sinh mệnh trường cửu đều là người sống thuận theo thiên tính của mình.
Bắt sinh mệnh của mình không thuận theo thiên tính, đó chính là tình dục. Cho nên thánh nhân nhất định khống chế tình dục của mình cho vừa phải.
 
Nhà to thì mát mẻ nhiều bóng râm. Đài cao thì nắng dọi nhiều. Bị cớm nắng nhiều thì tê mỏi, dọi nắng nhiều thì héo khô, chân cẳng đều sinh bệnh tật. Bởi thế nên, các bậc tiên vương không ở nhà to, không xây đài cao, không ăn nhiều sơn hào hải vị, không mặc áo quá dày quá ấm.
 
Mặc dày mặc ấm quá thì mạch lý không thông. Mạch lý không thông thì khí
huyết ngưng trệ. Sơn hào hải vị ăn quá nhiều thì dạ dày sẽ quá đầy, bụng trướng, khí mạch ung bế. Cứ như vậy thì làm sao có thể trường sinh được?
Thánh nhân ngày trước kiến tạo vườn thượng uyển, đủ để vui chơi hành động mà thôi. Kiến tạo cung thất đài tạ, miễn sao tránh được khô và không bị ướt là đủ. Làm ra xe cộ miễn sao cho thân thể thoải mái.
Ngày trước thức ăn và rượu miễn sao khẩu vị thích hợp là được. Âm nhạc và Nữ sắc cũng miễn sao khiến tính thình thoải mái vui vẻ là đủ rồi.
5 trường hợp đó đều là cách thánh nhân dùng để dưỡng tính, chứ không  phải bở vì tiết kiệm mà ghét sự lãng phí. Thích hợp với tính tình mà thôi chứ không cầu quá độ.
.................................
Lã Thị Xuân Thu
IV.
Thánh nhân trị vì thiên hạ, nhất định phải đặt chữ "công" lên trước. Công tâm thì thiên hạ ắt được thái bình. Thái bình là do công tâm mà có. Đã từng tìm đọc những điều ghi chép thời thượng cổ, rất nhiều người đã thu được cả thiên hạ, họ có được thiên hạ đều ở chữ Công tâm.
Còn để mất thiên hạ thường do lòng thiên tư. Cho nên thiên ""Hồng Phạm" nói rằng:"Không thiên tư, không bè cánh, đạo làm vua mở rộng thênh thang !".
Thiên hạ chẳng phải thiên hạ của một người nào, mà là thiên hạ của mọi người trong thiên hạ. Âm dương tương hòa thì không chỉ sinh trưởng một loài, mưa đúng lúc, chẳng thiên tư riêng một vật, đấng nhân chủ của muôn dân thì chẳng yêu riêng một người nào.
Trước khi ra đi, Bá Cẩm hỏi Chu Công :"Làm thế nào để trị vì nước Lỗ?". Chu Công trả lời : "Một
lòng mưu lợi cho trăm họ !". Trời đất lớn lao sinh ra muôn vật mà chẳng coi đó là con của mình, làm nên muôn vật mà chẳng coi muôn vật là tư hữu của mình. Muôn vật đều mang ân trạch của trời đất, đều được
hưởng lợi ích của trời đất, mà chẳng ai biết lợi ích đó từ đâu tới. Đó là đạo đức cũng Tam Vương, Ngũ Đế vậy.
 
Ngày xưa, Tề Hoàn Công chín lần hội họp chư hầu, một lần cứu được cả thiên hạ, làm người đứng đầu
trong Ngũ bá. Quản Trọng giúp ông ta. Về già, Quản Trọng không thể làm việc được nữa, nghỉ ngơi ở nhà. Hoàn Công tới thăm và hỏi :"Trọng Phụ có bệnh, nếu không may việc này không khỏi thì chính sự nên trao
cho ai? ". Quản Trọng đáp :" Thần đã già rồi, không thể hỏi được nữa.
Nhưng thần nghe nói : Biết bề tôi không ai bằng vua, biết con không ai bằng cha! Bệ hạ hãy thử quyết định theo bụng mình xem !". Hoàn Công nói :"Bào Thúc Nha thế nào?". Quản Trọng đáp :"Không được. Bào Thúc Nha là người cứng rắn, lại bướng bỉnh. Cứng rắn thì làm điều mạnh mẽ xúc phạm tới dân, bướng bỉnh thì không được lòng dân, ngang ngạnh thì dân không chịu theo và họ không phục. Đó không phải là người giúp cho bậc Bá Vương !".
 
Hoàn Công hỏi :"Vậy thì Thụ Điêu là người như thế nào?". Quản Trọng đáp :"Không được. Phàm tình cảm con người không ai không thương yêu thân mình. Bệ hạ hay ghen và ưa đàn bà, Thụ Điêu tự cung mình để vào cai quản hậu cung. Đến cái thân mình còn không thương thì làm sao có thể thương yêu nhà vua được!".
 
Hoàn Công hỏi :"Thế công tử nước Vệ là Khai Phương thế nào?". Quản Trọng đáp:"Không được. Nước Tề và nước Vệ cách nhau chẳng quá 10 ngày
đường. Khai Phương thờ đại vương trên 15 năm mà không về thăm cha mẹ. Cha mẹ ông ta mà ông ta không thân thì làm sao thân với đại vương được?".
 
Hoàn Công hỏi :"Vậy Dịch Nha thế nào?". Quản Trọng đáp:"Không được. Dịch Nha coi việc ăn uống cho đại vương. Đại vương chỉ còn chưa nếm thịt người mà thôi. Tình cảm con người thì không ai
không yêu thương con mình. Nay hắn nấu đầu con mình chế thành thức ăn dâng lên đại vương. Con hắn hắn còn không thương thì làm sao thương đại vương được?".
 
Hoàn Công lại hỏi :"Thế ai đươc?". Quản Trọng đáp: "Thấp Bằng được. Ông ta là người bên trong thì vững chắc mà bên ngoài thì Liêm, ít ham muốn mà được nhiều người tin. Phàm con người bên trong vững chắc thì đủ để làm gương mẫu. Bên ngoài Liêm thì
có thể đảm đương nhiệm vụ to lớn. Ít ham muốn thì có thể cai trị nhân dân. Được nhiều người tin thì có thể thân thiện với các nước láng giềng.
Xin đại vương dùng ông ta!". Hoàn Công bảo :"Được!".
 
Được hơn một năm sau, Quản Trọng qua đời. Hoàn Công lại dùng Thị Điêu. Thụ Điêu nắm quyền 3 năm, nhân dịp Hoàn Công đi chơi ở phía nam Đường Phụ,
Thụ Điêu cầm đầu bọn Dịch Nha, công tử nước Vệ Khai Phương làm loạn. Hoàn Công đói khát mà chết tại phòng ngủ ở Nam Môn, chết đã 3 tháng mà không được chôn, dòi bò ra tận cửa.
 
 
Bàn : Thừa tướng là chức quan to, làm quan to không nên xét hết mọi việc nhỏ nhặt, không nên ham những điều khôn vặt. Cho nên nói rằng: Người thợ cả không tự mình cầm rìu đẽo gọt, người đầu bếp giỏi không tự mình bày mâm sắp đũa, quân đội của bậc Vương giả không làm hại dân. Tề Hoàn Công thực hành chữ Công mà bỏ qua tư oán, biết dùng Quản Trọng mà trở thành người đứng đầu trong Ngũ Bá. Tề Hoàn Công thực hành chữ Tư, bênh cho người mình sủng ái, dùng kẻ xiểm nịnh mà đến nỗi, dòi bò ra cửa vẫn chưa được chôn. Người ta lúc còn trẻ thơ thì ngu dại, lớn lên thì có trí khôn. Có trí khôn mà lại hành động theo tình riêng thì lại chẳng bằng ngu dại. Ngày ngày say bét mà muốn trang phục chỉnh tề, lòng ham tư

lợi mà muốn giữ được công tâm, tham lam tàn ác mà muốn làm nên nghiệp Bá vương thì đến Đế, Thuấn cũng không làm nổi, nữa là người thường.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Lã Thị Xuân Thu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lã Thị Xuân Thu   Lã Thị Xuân Thu EmptyWed Oct 09, 2013 12:35 pm

Lã Thị Xuân Thu
V.


Trời chẳng vì lợi riêng mà che muôn vật. Đất chẳng vì lợi riêng mà chở trăm loài. Nhật Nguyệt chẳng vì lợi riêng mà tỏa sáng. Bốn mùa chẳng vì lợi riêng mà vận hành. Trời - đất - nhật nguyệt - bốn mùa đều vận hành theo cái Đức của mình mà khiến muôn vật, muôn loài được sinh trưởng.
Hoàng Đế nói rằng :"Thanh âm cấm không được quá nặng. Nữ sắc cấm không được quá độ. Y phục cấm không được vượt Lễ. Mùi cấm không được quá nồng. Vị cấm không được quá mạnh. Cung thất cấm không
được quá xa xỉ ".
Nghiêu có 10 người con trai, mà Nghiêu không truyền ngôi cho con lại truyền ngôi cho Thuấn. Thuấn có 9 người con trai mà thuấn không truyền ngôi cho con lại truyền ngôi cho Vũ. Đó là chí công
vậy !
Kì Hoàng Dương ốm. Tấn Bình Công lại thăm, hỏi : - "Nam Dương khuyết chức huyện lệnh, ai có thể giữ chức đó để trị dân được?".
Kì Hoàng Dương thưa rằng: "Giải Hồ có thể giữ chức đó !".
Tấn Bình Công lại hỏi :" Giải Hồ chẳng phải kẻ thù địch của khanh sao?".
Kì Hoàng Dương thưa:"Chúa công chỉ hỏi ai có thể giữ chức huyện lệnh Nam Dương, chứ có hỏi đến kẻ thù của hạ thần đâu?".
Tấn Bình Công bảo :"Được !". Rồi dùng Giải Hồ . Mọi người trong nước đều khen phải.
Một thời gian sau, bệnh Kì Hoàng Dương càng nặng. Tấn Bình Công lại thăm bệnh. Đoạn hỏi :
-"Quốc gia đang khuyết chức đô úy, ai có thể đảm
đương chức ấy?". Kì Hoàng Dương thưa rằng:"Ngọ có thể đảm đương chức ấy !. Tấn Bình Công lại hỏi : "Ngọ chẳng phải con khanh đó sao?".
Kì Hoàng Dương thưa: "Chúa công hỏi ai có thể đảm đương được chức đô úy, chứ có hỏi ai là con trai hạ thần đâu?".
Tấn Bình Công bảo :" Được !". Rồi dùng Ngọ làm chức đô úy. Người trong nước đều khen là phải.
 
Không Tử nghe chuyện đó, bảo :
-" Rất phải đó - Kì Hoàng Dương.
Tiến cử nhân tài, chẳng vì người ấy là kẻ thù mà dìm đi. Cũng chẳng vì người ấy là con trai mình mà ngại không tiến !".

Bậc quân chủ xưng vương xưng bá cũng thế ! Không vì người mình ghét mà phạt. Không vì người mình yêu mà thưởng.

Điều thánh nhân suy nghĩ sâu xa về thiên hạ, không có gì quý hơn sự sống. Tai, mắt, mũi, miệng đều để phục dịch cho sự sống.
Tai mặc dù muốn nghe mọi thanh, mắt mặc dù muốn xem mọi sắc, mũi mặc dù muốn ngửi mọi mùi thơm, miệng mặc dù muốn nếm mọi vị ngon. Nhưng nếu có hại cho sự sống thì chúng sẽ đều thôi. Bốn khi quan ấy dẫu không muốn, nhưng hễ có lợi cho sự sống, ắt làm. Xem đó thì biết, tai mắt mũi họng chẳng thể tự tiện hành động theo ý riêng, mà nhất định có sự chế ước. Khác nào quan chức, chẳng thể hành động theo ý riêng của mình mà phải chịu sự chế định của quân vương. Đó chính là cái thuật quý trọng sự sống vậy.
 
Cho nên nói rằng: Chân lí của đạo là để giữ mình. Cái thừa lại thì dùng để cai trị quốc gia, còn lại mảy may mới dùng để trị vì thiên hạ.
Từ đó có thể thấy rằng, cơ nghiệp của đế vương chỉ là cái thừa lại sau khi đã làm nên nhân cách của thánh nhân. Người quân tử thế tục ngày nay chạy
theo vật dục mà để sự sống của mình bị đe dọa, thì hỏi anh ta sao có thể làm nên trò trống gì?
Phàm tác động của thánh nhân, nhất định phải thẩm xét kỹ càng mục đích của việc làm là gì? Thủ đoạn áp dụng như thế nào?
Tử Hoa Tử nói: " Bảo toàn sự sống là trên hết, để cho sự sống bị hao tổn là kém hơn một bậc, chết mà giữ được chí kém hơn một bậc nữa, còn sống một cách hèn hạ, nhục nhã là thấp nhất".
 
Làm sao biết được như vậy? Tai nghe thấy điều mình ghét thì chẳng bằng không nghe. Mắt thấy điều mình ghét thì chẳng bằng không nhìn thấy. Thích ăn thịt không có nghĩa là thích ăn cả thịt chết thối rữa. Thích uống rượu không có nghĩa là thích uống cả rượu mất mùi, biến chất.
 
Quý trọng sự sống không có nghĩa là quý cả cái sống trong bức bách, nhục nhã !

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Lã Thị Xuân Thu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lã Thị Xuân Thu   Lã Thị Xuân Thu EmptyWed Oct 09, 2013 4:53 pm

Lã Thị Xuân Thu
VI.
Trời sinh ra con người, cho nó có lòng tham, có dục vọng. Có dục vọng thì có tình dục. Có tình dục thì nên có tiết chế. Thánh nhân dùng tiết chế để khống chế dục vọng, chứ không thực hiện tình dục vượt quá hạn độ.
Dục vọng của tai là được nghe ngũ âm. Dục vọng của mắt là được nhìn thấy ngũ sắc. Dục vọng của miệng là được nếm ngũ vị, đó là lẽ thường tình. Ba thứ đó, bất luận là người cao quý hay kẻ thấp hèn, người thông minh hay kẻ ngu muội, bậc hiền nhân hay kẻ bất tiếu đều giống nhau. Dẫu là Thần Nông, Hoàng Đế thì về điều đó cũng chẳng khác gì vua Kiệt nhà Hạ, vua Trụ nhà Thương cả.
 
Thánh nhân sở dĩ khác với người thường, chính là ở chỗ thánh nhân không vượt quá hạn độ được tiết chế.
Đại phàm kẻ quân vương tầm thường, hễ cái gì không có được thì coi là quý báu, hễ cái gì không thỏa mãn được thì coi là bảo bối để cố mà săn đuổi, rõ ràng là đánh mất cái gốc của sự sống. Người dân oán giận và sàm báng thì coi là kẻ đại cừu thù. Tâm khí hay biến đổi thất thường, ỷ thế kiêu căng, ham điều trí xảo, bụng chứa đầy những điều gian trá lừa
lọc, đạo đức nhân nghĩa thì coi là việc nhẹ, lợi lộc gian tà thì coi là cấp thiết, đến khi lâm vào cảnh khốn cùng, dẫu về sau có hối hận thì sao còn kịp?
 
Thân cận kẻ xảo nịnh, xa lánh người đoan trực, đó là mối nguy lớn của quốc gia. Nghe đến sự nguy vong thì hoang mang sợ hãi, mà chẳng biết nguồn gốc do đâu. Bách bệnh nộ phát, tai họa nguy loạn xảy ra liên

tiếp. Làm vua như thế thật là mối lo lớn!

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Lã Thị Xuân Thu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lã Thị Xuân Thu   Lã Thị Xuân Thu EmptyWed Oct 09, 2013 5:03 pm

Lã Thị Xuân Thu
VII.
 
Mặc Tử nhìn thấy người ta nhuộm tơ mà than rằng: " Nhuộm vào nước xanh thì thành xanh, nhuộm vào nước vàng thì thành vàng, thay màu nước nhuộm thì màu tơ sẽ đổi. Nhuộm 5 lần nước khác nhau thì thành 5 màu khác nhau. Bởi vậy nhuộm màu chẳng thể không thận trọng".
Chẳng riêng gì nhuộm tơ, mà cả quốc qia cũng có chuyện nhuộm.
Thuấn nhuộm bởi Hứa Do và Bá Dương. Vũ nhuộm bởi Cao Dao và Bá Ích. Thang nhuộm bởi Y Doãn và Trọng Hủy. Võ Vương nhuộm bởi Thái Công Vọng và Chu Công Đán. Bốn vị vua ấy được nhuộm màu thích đáng, tốt đẹp, nên mới làm vương thiên hạ, lập làm Thiên tử, công danh tỏa trùm khắp trời đất.
 
Những bậc nhân nghĩa hiển hách toàn thiên hạ hết thảy đều ca ngợi đức tốt của bốn vị vua ấy.
Còn Hạ Kiệt nhuộm bởi Canh Tân và Kỳ Chủng Nhung. Ân Trụ nhuộm bởi Ác Lai và Sùng Hầu. Chu Lệ Vương nhuộm bởi Quắc Công Trường Phủ và Vinh Di Chung. Chu U Vương nhuộm bởi Quắc Công Cổ và Tế Công Đôn. Bốn vị vua này nhuộm không tốt nên quốc phá thân vong, bị người thiên hạ sỉ nhục. Những kẻ nhục nhã bất nghĩa khắp thiên hạ, tất gọi bằng tên bốn vị vua này.
Bởi thế các vị quân vương giỏi đạo làm vua ngày xưa, hao tâm khổ tứ trong việc đánh giá kén chọn con người mà nhàn dật trong việc trị nước, xử lí công vụ.
 
VIII.
Người khéo câu được con cá từ dưới vực sâu 10 nhẫn, ấy là nhờ có mồi thơm. Người thiện xạ bắn rơi con chim bay cao 100 nhẫn, ấy là bởi có cung tốt. Người giỏi đạo làm vua khiến man di bốn phía dẫu khác nhau thói tục, giọng lưỡi líu lo cũng đều quy phục, ấy là nhờ có đức dày.
 
Suối nước sâu thì tôm cá ba ba theo về, rừng rậm rạp thì chim chóc đến ở, cỏ cây tươi tốt thì cầm thú tụ lại, bậc quân chủ hiền minh thì hào kiệt bốn phương quy thuận. Bởi thế các bậc thánh vương chẳng vụ kẻ quy thuận mà vụ ở cái đức khiến mọi người quy thuận theo mình.
 
Cưỡng bức người ta cười thì cười không vui. Cưỡng bức người ta khóc thì khóc không bi. Cưỡng bức người ta làm việc phải đạo thì chỉ có thể làm được việc đạo đức nhỏ chứ không thành được việc đạo đức lớn.
Giấm đựng trong chậu sành lên váng mốc vàng, thì giờ bọ nhung nhúc, ấy là vì trên lớp váng vàng có chất chua, nếu chỉ có mốc không thì không tụ được giòi bọ. Dùng con Li Miêu mà nhử Chuột, dùng Băng để nhử Nhặng Xanh thì dẫu khéo nhử đến đâu cũng không sao nhử được.
Cầm con cá thối mà xua đuổi Nhặng Xanh thì Nhặng Xanh bu đến càng đông.
Ấy là bởi ta dùng phương pháp và mồi nhử không thích hợp.
 

Kiệt Trụ vẫy gọi dân bằng chính trị bạo ngược, hình pháp rất nặng, nhưng phỏng có ích gì !

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Lã Thị Xuân Thu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lã Thị Xuân Thu   Lã Thị Xuân Thu EmptyWed Oct 09, 2013 5:14 pm

Lã Thị Xuân Thu
IX.
 
Âm dương, nóng lạnh, khô ẩm là do trời sinh. Muôn vật biến đổi, chẳng có gì không nhờ nó mà được lợi, cũng chẳng có gì không vì nó mà bị hại.
Thánh nhân xét kỹ sự vừa mức của âm dương, nhận rõ cái lợi của muôn vật của sinh tồn, bởi thế tuổi thọ được dài lâu. Trường thọ đâu phải là sự tiếp tục của đoản mệnh, mà chính là không chết yểu, hưởng hết cái số của mình.
 
Muốn hưởng hết cái số của mình, thì điều quan trọng cốt yếu là loại trừ những gì gây hại cho tuổi thọ. Thế nào là trừ bỏ những điều có hại?
Ngọt, chua, đắng, cay, mặn - 5 vị ấy mà tràn đầy quá nơi thân thể thì sẽ có hại cho sự sống. Mừng, giận, lo, sợ, buồn - 5 tình ấy ảnh hưởng quá mức đến tinh thần thì sẽ có hại cho sự sống. Lạnh, nóng, khô, ướt, gió,
mưa, mù - 7 khí hậu ấy ảnh hưởng quá mức đến tính khí thì sẽ có hại cho sự sống. Cho nên phàm người dưỡng sinh không có gì bằng biết rõ cái căn bản. Biết rõ cái căn bản thì bệnh tật chẳng thế nào mà xảy đến
được.
Tinh khí nhất định phải hội tụ trong vật thể. Hội tụ nơi con chim thì cùng con chim bay lên. Hội tụ nơi con thú thì cùng con thú chạy nhảy. Hội tụ nơi châu ngọc thì cùng châu ngọc lấp lánh. Hội tụ nơi cỏ cây thì cùng cỏ cây tươi tốt. Hội tụ nơi thánh nhân thì cùng thánh nhân sáng suốt.
Nước chảy thì không thối ! Cái trục cửa không bị mọt đục, ấy là nhờ vận động. Hình thể và tinh khí cũng vậy. Hình thể không vận động thì tinh khí không lưu thông. Tinh khí không lưu thông thì khí uất. Khí uất ở đầu thì mắc chứng Thũng và đau Phong, ở tai thì khiến tai ù rồi điếc, ở mắt thì khiến mắt có mủ rồi mù, ở mũi thì khiến mũi bị ngạt, ở bụng thì khiến bụng trướng đầy hơi, ở chân thì khiến chân tê rồi Liệt.
Nước nhẹ quá nhiều thì khiến người ta đầu trọc, họng rát. Nước nặng quá nhiều thì khiến người ta chân phù, gối liệt. Nước ngọt thường khiến người ta đẹp đẽ, phúc hậu. Nước cay khiến người ta mọc mụn, đau gân, đau cốt. Nước đắng nhiều khiến người ta dô ngực, phù lưng.
Phàm thức ăn đừng dùng thứ quá mạnh, gia vị đừng dùng rượu quá nặng, ớt quá cay. Những thứ đó là khởi đầu của bệnh tật.
 
Ăn uống có giờ giấc thì thân thể khỏi tai ương. Phàm cái đạo của việc ăn uống là đừng ăn quá đói, quá no. Khi uống uống từng ngụm nhỏ, tư thế ngay ngắn,
không trái với thần khí.
 
Thời nay chuộng bói toán cầu đảo, cho nên bệnh tật càng nhiều. Cũng ví như bắn cung, bắn không trúng, không biết tại thân mình, tại cung mà cứ lo đi sửa cái bia, phỏng có ích gì?
 

Thêm nước nóng vào nồi nước sôi, thì nước vẫn cứ sôi, dập lửa đi khác hết sôi. Bởi thế nhờ thuốc của thầy thuốc mà trị bệnh, người xưa vốn đã coi thường, vì đó là bỏ gốc lấy ngọn vậy.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Lã Thị Xuân Thu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lã Thị Xuân Thu   Lã Thị Xuân Thu EmptyWed Oct 09, 2013 5:28 pm

Lã Thị Xuân Thu
Nông tôn Tất Chư làm thầy; Hoàng Đế tôn Đại Nao làm thầy; Đế Chuyên Húc tôn Bá Di Phủ làm thầy; Đế Cốc tôn Bá Chiêu làm thầy; Đế Nghiêu tôn Tử
Châu Chi Phủ làm thầy; Đế Thuấn tôn Hứa Do làm thầy; Vũ tôn Đại Thành Chấp làm thầy; Thang tôn Tiểu Thần làm thầy; Văn Vương và Võ Vương tôn Lã Vọng và Chu Công Đán làm thầy; Tề Hoàn Công tôn Quản Di Ngô làm thầy; Tấn Văn Công tôn Cửu Phạm và Tùy Hội làm thầy; Tần Mục Công tôn Bách Lí Hề và Công Tôn Chi làm thầy; Sở Trang Vương tôn Tôn Thúc Ngao và Thẩm Doãn làm thầy; Ngô Vương Hạp Lư tôn Ngũ Tử Tư và Văn Chi Nghi làm thầy;
Việt Vương Câu Tiễn tôn Phạm Lãi và Đại Phu Văn Chủng làm thầy.
Mười bậc thánh nhân, sáu bậc hiền giả ấy chẳng ai không tôn trọng thầy. Con người ngày nay, ngôi cao chẳng đến đế vương, trí tuệ chẳng bằng thánh nhân mà lại không muốn tôn trọng thầy, thì làm sao mà đạt tới ngôi vua, trở thành thánh nhân được?
 
Huống chi trời sinh ra người ta hai lỗ tai có thể nghe, nếu không học thì sức nghe chẳng bằng người điếc. Cho người ta hai con mắt để nhìn, nếu không học thì sức nhìn chẳng bằng người mù. Cho người ta cái miệng để nói, nếu không học thì tài nói chẳng bằng người câm. Trời cho người ta bộ óc có thể hiểu mọi việc, nếu không học thì trí lực chẳng bằng người
điên. Bởi thế phàm là học, không chỉ có ích, mà còn để đạt tới thiên tính.
Phàm là học ắt phải cầu tiến bộ trong nghiệp học. Chăm chú lắng nghe lời thầy dạy bảo, khéo chọn lúc thầy vui vẻ mà thỉnh giáo, khiến thầy cảm thấy vừa mắt xuôi tai, về nhà ngẫm nghĩ những điều thầy giảng, thấu hiểu ý nghĩa những điều thầy nói, không nói năng tùy tiện, phải hợp với phép tắc, có thu hoạch mà không kiêu căng.
Thầy còn sống phải cung cẩn phụng dưỡng, thầy chết đi thì cung kính tế tự. Trông nom vườn quả cho thầy thì ra sức tưới trồng, ra đồng thì gắng sức cày bừa. Trông nom ngựa xe thì thắng ngựa đánh xe cẩn thận. Lo cho thầy quần áo thích hợp, phải vừa nhẹ vừa ấm. Chăm lo bữa ăn thức uống cho thầy thì phải sạch sẽ, điều hoa gia vị cho khéo để thầy ăn uống ngon miệng, phải hết lòng cung kính, sắc mặt hòa vui, nói năng thận trọng, trước mặt thầy phải lễ phép đi nhanh, đối với thầy phải nghiêm túc.
 
Đó là những cách tôn sư.
Đạo của người quân tử khi bàn luận nhân nghĩa ắt nhân danh thầy để bàn đạo lý, nghe lời thầy mà ra sức làm cho được để sáng tỏ đạo thầy.
Nghe lời thầy nói mà không hết sức làm theo, như vậy gọi là Bội.
 
Luận thuyết chủ trương mà không xưng danh thầy, như vậy gọi là phản. Kẻ bội phản thì chúa hiền không dung nạp ở triều, người chính trực không kết giao làm bạn.
Những kẻ không xứng làm thầy:
Những người mà chí khi mềm cứng không điều hòa, yêu ghét thường hay thay đổi, không có được hằng tâm, khác nào mưa nắng vô định thất thường. Nói năng thường hay tùy tiện, bừa bãi. Lỗi lầm ở mình không chịu tự mình chỉ trích. Sai trái ở mình không biết nghe lời khuyên mà sửa đổi. Đối với những kẻ quyền thế, phú quý, bất kể tài năng ra sao, không
xét nhân phẩm thế nào, đã vội hùa theo lối nịnh bợ, dường như sợ rằng không kịp.
Những học trò nghe nhiều biết rộng, tiếp thu nhanh, trình độ thành thục mà lại ghìm nén họ, cố tình làm khó dễ, đố kỵ, ghen ghét họ.
Những trường hợp không thể học được là:
Theo thầy thì ngại khổ mà muốn thành công. Học hành qua loa hời hợt mà muốn học vấn tinh thâm. Đối với thầy không đứng đắn, tâm trí không chuyên vào việc học. Thích thú học vấn không sâu sắc, biện luận không thận trọng, đem lời thầy dạy dạy lại người khác không chính xác, oán trách thầy, xuôi theo thế tục, kiêu căng vì quyền thế, thích làm những

việc quá phận mình. Lạm dụng trí xảo, say mê điều lợi nhỏ, bị mê hoặc bởi ham muốn quá độ, nêu vấn đề để hỏi thì việc trước việc sau mâu thuẫn rối rắm.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Lã Thị Xuân Thu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lã Thị Xuân Thu   Lã Thị Xuân Thu EmptyWed Oct 09, 2013 5:35 pm

Lã Thị Xuân Thu
XI.
 
Người đời tu tạo phần mộ cao to như gò núi, trồng cây như rừng, xây cung khuyết đỉnh đài, dựng cung thất, đắp bậc thềm giống như đô thành.
Dùng nó để khoe giàu hợm của thì được, nhưng để an bài cho người chết thì chẳng được. Với cái chết thì coi cuộc đời muôn tuổi cũng khác nào cái chớp mắt !
 
Tuổi thọ người ta - dù là trường thọ - cũng không quá
trăm năm, trung thọ - thì chỉ 60 năm. Đem cái thời gian hữu hạn 100 năm hay 60 năm mà tính với thời gian vô hạn của cái chết, há chẳng nhầm lẫn sao? Nếu nghĩ cho người chết bằng thời gian vô hạn của cái chết, thì mới phải.
Nếu như có người ở đây, làm tấm bia đặt trên mộ ghi rằng :
-" Những thứ dưới đây rất nhiều châu báu - ngọc ngà - của cải quý giá, chẳng thể không đào, đào lên ắt sẽ giàu to, đời đời đi xe ăn thịt".
Người đời nhất định sẽ chê cười anh ta. Thế nhưng sự hậu táng - chôn cất trọng hậu - của người đời thật ra cũng tương tự như vậy.
Từ xưa tới nay chẳng nước nào không mất. Cứ như tai nghe mắt thấy thì Tề Ngụy Sở Yên đều đã từng mất. Tống, Trung Sơn đã mất. Triệu Hàn nước loạn
thế suy, nước dẫu như còn, thực đã diệt vong. Từ đây đếm ngược lên, số quốc gia diệt vong khó mà đếm xuể.
 
Cho nên nói rằng : " Mả càng lớn nguy cơ bị đào trộm càng cao". Vậy mà người đời vẫn thi nhau xây mả thật to, há chẳng đáng buồn lắm sao?
Những thần dân không nghe lệnh vua, những đứa con bất hiếu với cha mẹ, những đứa em không vâng theo anh, bị dân làng đuổi đi. Những kẻ ấy sợ nỗi vất vả của việc làm ruộng hái củi, không chịu làm việc mà lại muốn cầu mong khoái lạc, ăn ngon mặc đẹp, bèn tụ tập nhau vào chốn núi sâu đầm lớn, rừng cây rậm rạp làm nghề cướp bóc. Xem chỗ nào có mả thật to, lân la tìm đến, đào hầm khoét đường. Lợi thu được chia nhau.
Mình có người yêu quý mà bị những kẻ gian tà, đạo tặc tàn hại nhục nhã, chẳng đáng buồn sao?
Vả lại, người chết càng lâu thì quan hệ của người sống càng xa. Quan hệ của người sống càng xa thì việc canh giữ mồ mả càng lơ là lỏng lẻo.
Càng lơ là lỏng lẻo thì nguy cơ bị đào trộm càng cao.
Nghiêu táng ở Cốc Lâm nay đã trồng cây. Thuấn táng ở Kỉ Thị nay đã thành chợ. Các bậc tiên vương đều tiết kiệm trong tiết táng, chẳng phải vì tiếc của, chẳng phải sợ vất vả mà là lo tính xa vậy.
Điều các tiên vương tối kỵ đó là để cho người chết phải chịu nỗi ô nhục.
Bởi thế, nước Tống chưa mất mà ngôi mộ Đông Trủng của Văn Công đã bị đào trộm. Nước Tề chưa mất mà ngôi mộ Trung Công đã bị quật. Quốc gia an ninh còn như thế, huống nữa trăm đời sau khi nước đã mất.
Họ Quý Tôn nước Lỗ có việc tang, Khổng Tử đi phúng viếng vào cửa từ phía tả - theo tư cách khách. Chủ nhân đem ngọc Dư và ngọc Phiên - 2 thứ ngọc quý của nước Lỗ - thu niệm vào trong quan tài. Khổng Tử vội xuyên ngang qua thềm bước vội lên mà nói :
-" Đem niệm ngọc quý vào áo quan thì có khác nào đem xương phơi ra giữa đồng !".

Xuyên ngang qua thềm dẫu không hợp Lễ, song đó là cốt để cứu vớt khỏi sai lầm vậy

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





Lã Thị Xuân Thu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lã Thị Xuân Thu   Lã Thị Xuân Thu Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Lã Thị Xuân Thu
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Giọng Hát: Xuân Thưởng
» Các danh tướng thời Xuân Thu
» MỪNG XUÂN DI LẶC 2019
» Mùa xuân trong đạo Phật
» DU XUÂN NHÂM DẦN 8/2/2022

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Các Đạo Khác :: Gương Xưa Tích Cũ-
Chuyển đến