Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính    Luận Giảng KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA Diệu Đức Phương Tiện Lực Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

  Luận Giảng KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA Diệu Đức Phương Tiện Lực

Go down 
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

  Luận Giảng KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA Diệu Đức Phương Tiện Lực Empty
Bài gửiTiêu đề: Luận Giảng KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA Diệu Đức Phương Tiện Lực     Luận Giảng KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA Diệu Đức Phương Tiện Lực EmptyTue Oct 01, 2013 11:06 am




GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Tỳ Kheo Thích Huệ Đăng
  Luận Giảng
KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA
Diệu Đức Phương Tiện Lực
TẬP MỘT
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo
  Luận Giảng KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA Diệu Đức Phương Tiện Lực Phohienbotat1

Tổ đình long thiền,ngày 30-3-98
          Hoà thượng thầy gửi Đệ tử Huệ Đăng tịnh thất Đà Lạt.
 
Thầy rất hoan hỷ nhận được thư của đệ tử từ nơi tịnh thất gửi về Tổ đình thăm viếng thầy và trình bày một phần kiến giải trong khi tu tập pháp môn Đà la ni của tông mà Đức Đại Nhật Như Lai khai giải độ thoát trên đường giải thoát của hành giả.
Hoà thượng thầy ,nhận thấy rằng phần kiến giải đệ tử trình bày qua rất sáng tỏ và đầy đủ nguyên tắc tu tập mà các vị thiền sư đạt đạo đã đi qua .
Trong vấn đề Định,Huệ mà người hành đạo cần phải đạt được trong các giai đoạn mà đệ tử đã trình qua .
1-Điều thân
2-Điều tâm
3-Điều tức
Người tu thiền phải kiên trì trong các giai đoạn tuy dễ mà cũng rất khó khăn nhờ Thần lực của Đà la ni hỗ trợ mà hành giả sẽ đạt được mục đích tu tập của mình.Về vấn đề cốt lõi của người xuất gia giải thoát là chuyển mê khai ngộ bội trần hiệp giác,tiền Phật hậu Tổ đều đi qua như vậy và thực hành như vậy -Và bây giờ chúng ta cũng y chỉ mà tu tập để chuyển thức thành trí ,tức là chuyển bát thức thành tứ trí , từ trí thứ nhất cho đến trí thứ tư từng phần Giác ngộ -Giai đoạn sau cùng đạt Đạo là Đại Viên Cảnh Trí .
Hoà thượng thầy rất mừng là đệ tử đã đi từng bước rất vững chắc nhất là dựa vào lòng từ bi rộng lớn của Phật Tổ là tự giác,giác tha và đạt hoài bão cao cả của người tu là Giác Hạnh Viên Mãn.
Vậy Hoà thượng thầy có ít lời khen ngợi sự tinh tấn tu tập của đệ tử và đầu tháng 4 âm lịch ở nơi Tổ đình chuẩn bị khai Hạ tập chúng tu học để làm sứ mệnh của mình là đào tạo Tăng tài hoằng dương Chánh Pháp ,báo Phật Tổ Chi Hồng Ân.
Chúc đệ tử thân tâm thường an lạc,tinh tấn càng tinh tấn hơn hầu đạt được mục đích và ý nguyện của mình .
Hoà thượng thầy
Thượng Toạ Thích Huệ Hiền    
 
Luận Giảng Kinh Đại Nhật
KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA
Diệu Đức Phương Tiện Lực
---------------------------------

Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

  Luận Giảng KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA Diệu Đức Phương Tiện Lực Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Luận Giảng KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA Diệu Đức Phương Tiện Lực     Luận Giảng KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA Diệu Đức Phương Tiện Lực EmptyTue Oct 01, 2013 11:11 am


Vạn vật trên thế gian phát triển và trường thành là nhờ mặt trời toả sáng khắp nơi,mang lại năng lượng ánh sáng và sức sống cho vạn loài hữu tình và vô tình .


Cũng vậy,nếu thế gian không có Chư Phật ra đời đem lại ánh sáng chân lý giải thoát bằng trí tuệ chơn thật tự chứng của chính mình ,thì chúng sanh sẽ mãi đắm chìm trong sanh tử khổ đau không biết lối thoát ly ,mãi lạc trong đêm dài vô minh tăm tối ,nương tựa bên ngoài ,không khai mở được trí Giác vô biên sáng suốt của chính mình .



Trong suốt 49 năm thuyết pháp ,Đức Thế Tôn đó đây hoằng đạo ,giáo hoá tất cả chúng sanh,từ Chư thiên cho đến loài người và các chúng sanh trong ba cõi ,khi có đủ duyên lành .Hơn ba trăm hội đàm kinh làm ánh sáng chơn lý toả khắp nơi nơi ,vô số trời người được lợi lạc .


Sau khi Ngài vào Niết Bàn ,chúng đệ tử mới trùng tuyên lại kinh giáo ,hơn 300 năm sau mới bắt đầu có kinh điển Đại Thừa ,kinh điển Đại Thừa xuất hiện khoảng 400 năm sau Đức Phật nhập Niết Bàn .


Kinh Đại Nhật là một bộ kinh Đại Thừa thuộc hệ Mật Tông ,truyền thừa do Bồ Tát Long Thọ,được Bồ Tát Kim Cang Thủ đích thân truyền thọ cùng với kinh Kim Cang Đảnh trong Tháp sắt tại Nam Ấn Độ .

Đây là bộ kinh cốt lõi của Mật Giáo hay bí mật pháp của Kim Cang Thừa ,bày rõ con đường nhất thân thành Phật. 


Như tên gọi của Kinh ,thì Đại Nhật là mặt trời chánh Pháp lớn ,chiếu soi trùm khắp tất cả pháp giới, hàm nhiếp tất cả pháp.


Trí Chứng Đại Sư trong tập "Đại Tỳ Lô Gía Na Kinh Thức ".Ngài đã nói :"Trong Giáo Pháp Đại Thừa ,Kinh Đại Nhật chính là Vua trong các Kinh,trong Mật Tông ,nó là khai triển các pháp bí mật; ngay cả kinh Pháp Hoa cũng không thể đạt đến độ cao siêu ấy .


Có thể nói ,kinh Đại Nhật chính là bộ kinh tổng hợp tất cả giáo lý diệu pháp tinh hoa của Đại Thừa ,bày rõ diệu dụng vi diệu của nguồn tâm cho người tu rõ biết ,nhờ đó sớm viên thành diệu trí vô thượng như chư Phật".


Cốt lõi của kinh Đại Nhật cũng là 
"Niết Bàn Diệu Tâmhay "Chơn Không Diệu Hữunhư bao kinh khác hay là "Khai Thị Ngộ Nhập Tri Kiến Phật" cho chúng sanh rõ biết như kinh Pháp Hoa .Thế nhưng ! Nếu các kinh Bát Nhã hay Pháp Hoa nói rộng về hướng dẫn chúng sanh ngộ nhập nguồn tâm ,thì kinh Đại Nhật chỉ thẳng nguồn tâm và cách thức dùng Chơn Ngôn (chú) hoặc các tướng pháp để ngộ nhập, ứng dụng tâm, bày rõ diệu trí Chư Phật rõ ràng cho mọi người thấy .

Kinh Đại Nhật gọi đủ là Kinh
 "Đại Tỳ Lô Gía Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì" hay là Kinh "Đại Tỳ Lô Gía Na Diệu Đức Phương Tiện Lực" đây là bộ Kinh căn bản thiết yếu của giáo nghĩa Mật Tông , bày rõ sự ẩn mật vô biên của nguồn tâm cho người tu hành rõ biết và ứng dụng . 

Đại Nhật cũng gọi là Tỳ Nô Gía La , Phổ Quang Minh Trí ,Biến Nhất Thiết Xứ, Biến Chiếu Tôn .Đứng trên sự tướng là đức hiệu của vị Phật Bổn Tôn Tối Thượng trong Mật Giáo .

Với chúng hội nghe pháp phần lớn là Kim Cang Mật Tích và hàng Đại Bồ Tát ,Đức Phật Tỳ Lô Giá Na lại ở trong pháp giới Kim Cang nói ,kinh Đại Nhật đã khẳng định cho chúng ta biết ,ai muốn nghe ,hiểu và thực hành được pháp này ,phải có Kim Cang Tâm hay trở về được nguồn tâm của chính mình, mới có thể tu hành đại pháp bí mật này được .

Mật Giáo có hai pháp giới là Kim Cang Giới và Thai Tạng Giới , hay thế giới Hiện Tượng và thế giới Tâm Thức, nói cáh khác ,Thai Tạng Giới là thai bào hay mầm sanh ra Phật Trí .Đây là pháp giới được kinh Đại Nhật trình bày rõ ràng qua tên gọi Thai Tạng Đại Bi .Kim Cang Giới là diễn tả và chỉ bày ứng dụng pháp giới tự chứng của Chơn Tâm ,vào đời làm lợi lạc chúng sanh được kinh Kim Cang Đảnh nói đến .

Tư tưỏng của Kinh Đại Nhật nói lên cho chúng ta hai phần Lý và Sự .Phẩm đầu nêu lên đường lối tu hành ,từ phẩm hai trở về sau ,nêu lên sự tướng và nói về giáo lý ẩn mật. Thế nhưng ! Chúng ta đừng vội vì thế mà cho là kinh này đi về thần quyền pháp tướng hay thần thông mê hoặc mọi người .

Điểm tinh hoa của kinh Đại Nhật là lấy pháp tướng để tu, mục đích hiển bày lý vô tướng , chớ không kẹt trong các pháp tướng kể cả luôn thần thông .Tất cả các pháp tướng : Đàn Tràng , Mạn Đà La , Ấn Khế , Chơn Ngôn , Tất Địa , mục đích cuối cùng là diệu dụng phương tiện , để đưa người quay về Vô Tướng là Chơn Tâm ứng dụng được nguồn tâm ẩn mật ,trên tinh thần Đức Phật dạy ; "Pháp lìa nơi phân biệt và tất cả vọng tưởng , nếu tịnh hoá được để cứu cánh như Hư không , bởi chúng ta chẳng biết ,nên vọng chấp cảnh giới : Thời , Phương , Tướng và các thứ ham muốn ,vô minh che mờ ,vì muốn độ thoát họ , Đức Phật tuỳ thuận nói phương tiện để giáo hoá chúng sanh trong đời vị lai ,bởi họ bị si ái và vô minh che mờ Trí tuệ , mà chấp đoạn , thường , các tướng thiện , bất thiện ,chẳng hiểu biết chơn lý Đạo Phật , nên Như Lai tuỳ thuận nói pháp ,nhưng thật không thời phương , không làm , không tác giả , không tất cả các pháp , chỉ trụ nơi thật tướng các pháp ".

Người tu nếu nhận rõ được mật ý này ,thì dùng tất cả pháp tướng để làm phương tiện quay về tâm thanh tịnh chính mình , nương Chơn Ngôn trụ tâm ,nhập được
 'Mật Tạng Đà La Ni"nhập Mạn Đà La để nhận được bổn tâm ,hiện Trí tuệ vào pháp giới diệu dụng làm an lạc chúng sanh .

Mật Giáo lấy Đức Đại Nhật hay Tỳ Lô Gía Na làm Bổn Tôn ,cũng như Thiền Tông lấy Đức Thích Ca Mâu Ni làm Bổn Tôn ,hay Tịnh Độ Tông lấy Đức A Di Đà làm Bổn Tôn . 

Kinh Đại Nhật ở Việt Nam ít có lưu hành . Vì thế ! Chúng tôi giảng bộ luận kinh này, mong muốn những hành giả tu Mật Tông hay Chơn Ngôn Tông hiểu rõ về mật ý hay yếu chỉ của Mật Thừa ,để cho những hành giả tu Bí Mật Pháp ,rõ biết yếu chỉ của bộ Kinh này mà tu hành . Ngõ hầu mau ngộ nhập Phật Đạo ,sớm viên thành Phật quả trong một đời . 

Theo Lý Tánh 
Đại Nhật là Chơn Tâm, Phật Tánh hay Trí Giác Bồ Đề xưa nay sáng suốt không gì so sánh được , ví như mặt trời lớn chiếu soi khắp tất cả sự vật thế gian chưa từng có sanh diệt. Hai chữ Đại Nhật có ba nghĩa :

Chiếu Soi Cùng Khắp : Ánh sáng Trí Tuệ của Như Lai hay Chơn Tâm ai cũng sẵn có ,chiếu khắp tất cả mọi nơi , không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.Chơn Tâm hoặc Căn bản trí ,đều có Sai biệt trí diệu dụng ra trùm khắp tất cả các pháp .

Vì vậy ! Mới nói là mặt trời lớn chiếu soi khắp tất cả .Nhưng đây chỉ là sự so sánh tương đối chứ ánh sáng mặt trời cũng còn nằm trong hạn hữu , không thể so sánh được với Trí Căn Bản trong Chơn Tâm ,xưa nay hằng thanh tịnh chiếu soi tất cả pháp giới .Trí này ai cũng có từ Phàm đến Thánh , từ chúng sanh đến Phật ,vì Trí này từ bản thể thanh tịnh hiện ra ,không bị thời gian, không gian làm ngăn ngại .Người nào hiểu và ứng dụng được Chơn tâm thì có Trí tuệ này trùm khắp ,là Sự Sự Vô Ngại Pháp Giới .


Thành Tựu Mọi Việc : Chơn trí Như Lai hay Chơn Tâm chiếu khắp pháp giới ,pháp giới là cảnh giới tự Tâm sanh ,người rõ được nguồn Tâm, quay cái biết về Tâm , thì hiểu được thật tướng của các pháp , hiểu được tất cả sự vận hành các pháp , biết được Tâm hành của chúng sanh ,vì vạn pháp từ Tâm sanh khởi . Khi Tâm thanh tịnh thì biết khắp tất cả pháp , rõ tất cả Tâm hành của chúng sanh và sự sanh diệt của vạn pháp .

Người tu khi ứng dụng được Chơn Tâm ,phát sanh diệu dụng có năng lực khai phát thiện căn cho vô lượng chúng sanh bình đẳng không phân biệt , cho đến thành tựu tất cả sự việc thù thắng của thế gian . Muốn có Trí này ! Theo kinh Đại Nhật ,người tu chúng ta phải có ba điều kiện :


Tâm Bồ Đề Là Nhân , Đại Bi Là Căn Bản , Phương Tiện Là Cứu Cánh .

Đủ ba yếu tố này thì thiện căn vô lượng , nên hành dụng vô lượng ,sanh công đức thù thắng vô lượng nên tuy các hành nghiệp cản trở có gặp bằng sự tướng , nhưng Chơn Tâm chúng ta không tăng ,không giảm ,không thêm ,không bớt ,nên không thể chướng ngại ngăn trở được đạo giải thoát của hành giả .Vì nghiệp là danh tướng như huyễn , không thể ngăn cản được Chơn Tâm vô tướng .

Vậy Chư Phật ba đời , Chư Đại Bồ Tất có nghiệp không ? Trên sự tướng thì có tướng thọ nghiệp , nhưng trên bản thể thì không có nghiệp , vì tự tánh Chơn Tâm vắng lặng thanh tịnh . Nhìn bên ngoài thì có vô lượng phiền não nghiệp chướng khổ đau bao vây . Khi người tu gặp hoàn cảnh này nên quay trở về Tâm chính mình , căn cứ nơi Chơn Tâm , nội quán xả bỏ , ngay nơi đây là căn bản thiết yếu của người tu hành . Vì vậy , mới nói là khai phát được thiện căn bình đẳng của chúng sanh ,nên thành tựu được vô lượng công đức thù thắng của thế gian . Khi vào thế gian tu Bồ Tát Đạo và hành Bồ Tát Hạnh , thì có vô vàn cảnh thuận nghịch mà chúng ta quay được về nguồn Tâm thanh tịnh , thì thuận nghịch toàn chơn .

Vì sao ? Vì tất cả đều là phương tiện rèn Tâm trên tinh thần :
 "Gío sương bên đường để hiểu tâm ,Tình đời nóng lạnh để rèn tâm " hay  ngạn ngữ có câu "Dao bén nhờ mài trên đá ,Người trí nhờ đời rèn luyện mà thành " 
để viên thành Trí Đức . Ở đây, Bồ Tát dùng vô lượng phương tiện thiện xảo để vào đời hành đạo ,dù tướng có sai thù :Thương ghét ,thuận nghịch nhưng tự tánh vô tướng thì bình đẳng tất cả . Trong bộ kinh Đại Nhật, Đức Phật dạy người tu hành thấy rõ diệu dụng vô biên của Chơn Tâm trùm khắp tất cả , Chơn Tâm vốn vô tướng ,còn tướng trạng của tất cả các pháp thì có thiên sai vạn biệt , nhưng vốn không thật , nhưng không tác động nhau ,không chướng ngại nhau , mà lại dung thông nhau , nếu ứng dụng được bằng Chơn Tâm , thì đây là cảnh giới dung thông của Sự Sự Vô Ngại Pháp Giới của kinh Hoa Nghiêm nói .

Xưa Nay Không Dời Đổi : Trong Chơn Tâm Phật Tánh của tất cả chúng sanh và Chư Phật, Chư Tổ đều vốn bình đẳng , ai cũng sẵn có , không có thêm bớt , tuy bị vô minh che lấp . Tâm này ở Thánh không thêm , ở Phàm không giảm , như mặt trời xưa nay tự chiếu soi . Chỉ vì mây mù và bóng tối ngăn che , nên mắt trí thức không thấy , chứ bản thân chân tánh hằng như thật, không dời đổi .

Chơn Tâm thanh tịnh vắng lặng , nhưng khi bất Giác thì phiền não vô minh che mờ, vọng thức sanh diệt đau khổ hiện , khi tỉnh Giác thì Chơn trí hằng hữu hiệu, nó không thêm không bớt .

Ví như ánh trăng đêm mười sáu đang sáng tỏ, nhưng bỗng một đám mây che khuất không ảnh hiển . Trăng xưa nay hằng sáng tỏ , không có tròn khuyết , không bị ảnh hưởng bởi không gian và thời gian ,do bóng trái đất che khuất nên không ảnh hiện , chứ không phải tự thân ánh trăng có tròn khuyết . Cũng vậy , Chơn Tâm xưa nay hằng thanh tịnh ,chỉ do phiền não ngăn che nên Chơn trí không hiện . Nếu chúng ta biết phiền não đau khổ tự tánh là không , buông được ra , thì Chơn trí hiện bày .


 Do chúng ta chạy theo danh tướng , nên vô minh che lấp , chịu khổ đau trong vọng . Khi phiền não đau khổ đến , mình tịnh hoá được, thì trí thanh tịnh hiện tiền .

Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

  Luận Giảng KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA Diệu Đức Phương Tiện Lực Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Luận Giảng KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA Diệu Đức Phương Tiện Lực     Luận Giảng KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA Diệu Đức Phương Tiện Lực EmptyTue Oct 01, 2013 11:12 am

Theo lịch sử truyền bá Mật Tông thì kinh Đại Nhật được Ngài Long Thọ truyền bá ở Ấn Độ . Nhưng không biết đã xiển dương như thế nào , nhưng chúng ta căn cứ vào sự phát triển Mật Tông tại hai trung tâm : Tịnh Xá Nalanda và Tịnh xá Vikramasila. Kinh này được truyền bá rộng rãi tại đây , nhờ đó mà Ngài Vô Hành mới thỉnh về Trung Hoa , tuy được dịch ra Hán ngữ , nhưng chỉ xiển dương được vào thời Ngài Thiệu Vô Úy .Sau đó gặp nạn Đường Võ Tông phế Phật, Mật Giáo Trung Hoa suy tàn , kinh này không được truyền bá .
 
Tại Tây Tạng tuy có truyền thừa , nhưng ít được xiển dương rộng. Chỉ có ở Nhật Bản , hai phái Chơn Ngôn Tông và Thiên Thai Tông , coi kinh này là căn bản thiết yếu để giảng dạy , và có lẽ đất nước Nhật Bản thích hợp nhất với sự truyền bá giáo lý bí mật thù thắng này , nên nó được trân trọng quý giá và phát triển ẩn mật ở hai tông phái lớn , được lưu truyền đến ngày nay . Ở Việt Nam chưa có tài liệu nào, cho biết có sự truyền bá giảng giải kinh này .
 
Vì muốn cho những hành giả tu Mật Thừa rõ yếu chỉ huyền diệu bí mật và diệu trí của Chư Phật chính xác , không lạc vào mê tín thần quyền , ứng dụng được trí phương tiện vào đời làm lợi lạc tha nhân, trong thế kỷ văn minh hiện đại. Nên chúng tôi nương theo Bộ Đại Nhật Thích Nghĩa của Ngài Nhất Hành Thiền Sư Thuật Ký , để luận giảng , để trình trước độc giả , mong sao mỗi người tu chúng ta tự phát huy Phật trí vô biên của mình, dấn thân hành Bồ Tát Đạo, biến cảnh Ta Bà thành thế giới Hoa Tạng trang nghiêm thanh tịnh của chính mình , biến khổ đau , khó khăn, và ngũ trược thành Pháp, Báu ,Hoá ba thân viên mãn, đồng viên thành Phật đạo .
 
Đà lạt tiết Mạnh Xuân năm Ất Dậu 2005


TK: Thích Huệ Đăng
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

  Luận Giảng KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA Diệu Đức Phương Tiện Lực Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Luận Giảng KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA Diệu Đức Phương Tiện Lực     Luận Giảng KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA Diệu Đức Phương Tiện Lực EmptyTue Oct 01, 2013 11:12 am

DẪN-NHẬP
 
Bộ kinh “ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA THÀNH PHẬT THẦN BIẾN GIA TRÌ” là bộ Kinh do Đức Đại Nhật Như Lai trực tiếp giảng dạy tại cung “Kim Cang Pháp Giới” hay pháp giới của Tâm . Người ứng dụng được Chơn Tâm trùm khắp pháp giới, Diệu Tâm vô biên, đó là pháp giới thanh tịnh của Tâm . Do Ngài Chấp Kim Cang Thủ Bí Mật Chủ phụng trì giữ gìn Chánh Pháp .
 
Vì sao gọi là Chấp Kim Cang Thủ ? Chấp là cầm nắm , gìn giữ Mật Ấn của Tỳ Lô Gía Na ẩn mật không hiện ra là biểu hiện cho Chơn Tâm Phật Tánh vô tướng ẩn nơi thân chúng sanh, vì nó tuy có , nhưng lại Vô tướng không thấy được , cũng như Chơn Tâm tuy có nhưng Vô tướng không thấy và khó nhận được .Vậy cái gì là Vô tướng , nhưng hàm chứa đầy đủ muôn pháp , đó là Chơn Không mà Diệu Hữu chỉ có ở nơi Tâm thanh tịnh của chúng ta . Người giữ gìn Chánh Pháp là người Xiển Dương Giáo Nghĩa để khai thị Chơn Tâm cho mọi người tu tập, được hiển bày Thánh trí Giải Thoát . Tất cả Hiền Thánh y nơi đây tu hành thành Giác Ngộ , đó là nhân hạnh bí mật của người hành Bồ Tát Đạo. Ngài Chấp Kim Cang Thủ , là người nắm vững và gìn giữ Trí Tuệ Kim Cang , bày rõ pháp hành ngộ nhập nguồn Tâm , từ Tướng vào Vô Tướng hay Tự Tánh, từ Thức trở thành Trí, y theo Đà La Ni và Mạn Đà Na tu hành. Đà La Ni là lực dụng từ Tâm hiện . Mạn Đà Na là Pháp Giới của Chơn Tâm . Tất cả các pháp đều từ Tâm sanh ,tất cả pháp giới đều do Tâm hiện .Tu hành từ Tướng vào Tánh trên tinh thần Niết Bàn Diệu Tâm hay Thanh Tịnh Tâm .
 
Mục đích kinh Đại Nhật là trở về Chơn Tâm , ứng dụng được Diệu Tâm ,hành tất cả phương tiện làm lợi lạc muôn loài bằng Tâm Đại Từ Bi. Thành Phật là trở về Chơn Tâm , Thần Biến là ứng dụng hay diệu dụng lực của Tâm . Nếu người mê không rõ lầm chấp thì lạc nẻo tà . “Tỳ Lô Gía Na Thành Phật”là đã vào được Pháp Thân .Thần Biến là diệu dụng lực của Chơn Tâm ra .Mật Tông cốt yếu cũng đưa người tu hành về Niết Bàn Diệu Tâm .
 
Đạo Phật lấy Chơn Tâm hay Căn Bản Trí làm căn bản ,tu mà lìa tâm này thì lạc vào hữu tướng hay ngoại đạo .Người giảng pháp bí mật nếu không rõ được nguồn Tâm Thanh Tịnh chính mình, thì vô tình thuyết giảng lạc vào danh tướng mà không tự biết  .Khi đi sâu vào Bộ Kinh này, Đức Phật bày ra Ấn Khế ,Mạn Đà Na, Chơn Ngôn…nếu người tu chấp vào các phương tiện này và thần thông , pháp tướng thì chướng ngại con đường giải thoát Giác Ngộ .Tất cả các bộ kinh Đại Thừa đều y cứ vào ba căn bản :
 
1-Chơn Tâm hay Căn bản trí .
 
2-Diệu Tâm hay Sai biệt trí .
 
3-Tâm Đại Từ Bi an trụ trên thể thanh tịnh vắng lặng làm nền tảng .
 
Còn nhiều...
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





  Luận Giảng KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA Diệu Đức Phương Tiện Lực Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Luận Giảng KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA Diệu Đức Phương Tiện Lực     Luận Giảng KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA Diệu Đức Phương Tiện Lực Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Luận Giảng KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA Diệu Đức Phương Tiện Lực
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh
» Chế độ ăn của phụ nữ tiền mãn kinh
» Đau vú tiền kinh nguyệt là bị gì
» Tiền mãn kinh có thai không
» Phương pháp điều trị giang mai tại nhà

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Căn Bản Phật Pháp-
Chuyển đến