Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Hàn Phi Tử - Page 4 Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Hàn Phi Tử

Go down 
3 posters
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4
Tác giảThông điệp
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Hàn Phi Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hàn Phi Tử   Hàn Phi Tử - Page 4 EmptyFri Oct 18, 2013 5:40 pm

Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi
Hàn Phi Tử
THIÊN XXXVI
NẠN NHẤT (Trích)

(BIỆN NẠN - I)
Nạn là những điều khó khăn hoặc khó hiểu. Trong thiên này và ba thiên sau, Hàn Phi bác bẻ (biện) những hành động của cổ nhân ông cho là không hợp lí (nạn), chủ ý cũng là để làm sáng tỏ thêm một số thuật trị nước của ông.
Thiên gồm chín tiết. Mỗi tiết gồm hai phần: bắt đầu từ hai chữ “hoặc viết” (có kẻ bảo) là lời bác bẻ của Hàn Phi. Chúng tôi đánh số mỗi tiết, lại đặt một tiêu đề (tóm tắt đại ý) cho mỗi tiết.
*
1- Trong chiến tranh phải lừa gạt quân địch.
 
Tấn Văn công sắp khai chiến với Sở, vời cậu Phạm (1) lại hỏi:
- Ta sắp khai chiến với Sở, họ đông, ta ít, làm sao bây giờ?
Cậu Phạm đáp:
- Thần nghe nói người quân tử trọng lễ thì cực lực giữ sự trung tín; (nhưng) trong lúc chiến tranh không ngại trá ngụy, nhà vua cứ dùng mưu mô mà lừa gạt.
Văn công từ biệt Cậu Phạm rồi, vời Ung Quí vô mà hỏi:
- Ta sắp khai chiến với Sở, họ đông, ta ít, làm sao bây giờ?
Ung Quí đáp:
- Đốt rừng để săn bắn thì bắt được nhiều thú, nhưng sau sẽ không còn con nào nữa. Dối trá với dân thì thu lợi được một lần thôi, sau không gạt được lần nữa.
Văn công khen phải. Từ biệt Ung Quí rồi, ông dùng mưu của Cậu Phạm đánh thắng được Sở. Lúc khải hoàn, ông ban tước để thưởng người có công, đặt Ung Quí ở trên Cậu Phạm. Quần thần hỏi: “Trận đánh Thành Bộc là nhờ mưu của Cậu Phạm, dùng lời của cậu ấy mà thưởng công lại đặt cậu ấy ở sau, như vậy có nên chăng?” Văn công đáp:
- Lẽ ấy các ông không biết được. Lời Cậu Phạm chỉ là lời quyền biến dùng tạm một thời, còn lời của Ung Quí là cái lợi muôn đời.
Trọng Ni nghe chuyên đó bảo: “Văn Công làm bá chủ chẳng cũng đáng ư? Đã biết lẽ quyền biến một thời, lại hiểu cái lợi vạn đại”.
*
Có người bảo: Ung Quí không trả lời đúng câu hỏi của Văn công. Trả lời một câu hỏi thì phải tùy vấn đề lớn hay nhỏ, hoãn hay gấp mà đáp. Vấn đề cao lớn mà mình đáp như thể nó nhỏ và hẹp thì bậc minh chủ không nghe. Văn công hỏi về cách lấy ít chống đông, mà đáp rằng: “Sau không gạt được lần nữa”, như vậy là đáp không đúng.
 
Lại thêm Văn công không biết cái lẽ quyền biến một thời, cũng không biết cái lợi muôn đời.
 
Đánh mà thắng thì nước và thân mình đều được yên; binh mạnh và uy thế vững, sau có chiến tranh nữa cũng không thể lớn hơn vậy, thế thì sao lại lo không có cái lợi muôn đời? Còn như đánh mà không thắng thì nước mất, binh yếu, thân chết, danh mất, lo tránh được cái chết trước mắt còn không kịp, đâu còn rảnh để đợi cái lợi muôn đời? Cái lợi muôn đời ở trong cái thắng lợi ngày nay, mà cái thắng lợi ngày nay ở chỗ gạt kẻ địch. Cho nên bảo Ung Quí không đáp đúng câu hỏi của Văn công.
 
Vả lại, Văn công không hiểu lời của Cậu Phạm. Cậu Phạm bảo “Không ngại trá ngụy” không phải là bảo lừa gạt dân của mình mà bảo là lừa gạt địch. Địch là nước mình đánh, sau dù không lừa gạt được lần nữa thì có hại gì đâu? Văn công sở dĩ đặt Ung Quí lên trên Cậu Phạm, là vì ông ấy có công chăng? Nhưng thắng được quân Sở là do mưu của Cậu Phạm, vậy lời của Cậu mới đúng? Ung Quí chỉ nói “sau không gạt được lần nữa”, lời không có gì là hay cả. Mà Cậu Phạm thì đã có đủ cả công lẫn lời nói hay. Cậu bảo: “Người quân tử trọng lễ thì cực lực giữ sự trung tín”; trung là để yêu kẻ dưới, tín là để không gạt dân, còn lời nào hay hơn lời đó nữa? Nhưng Cậu lại nói trá ngụy phải là mưu kế hành quân. Vậy Cậu Phạm trước đã nói được lời hay, sau lai có công chiến thắng, thế là có hai công mà lại bị để ra sau, còn Ung Quí không có công nào lại được thưởng trước. “Văn công làm bá chủ, chẳng cũng đáng ư?” Trọng Ni nói vậy là không biết thưởng đúng.
 
2 - Trị dân không phải là đem thân mình ra làm gương để cảm hoá dân mà là dùng cái thế để trừng trị dân, sửa đổi họ.
 
Nông phu ở Lịch sơn lấn ruộng nhau, ông Thuấn lại đó cày ruộng được một năm thì bờ ruộng đều chỉnh tề cả. Dân chài ở bờ sông (Hoàng Hà) tranh nhau các bãi trên sông, ông Thuấn đến đó đánh cá, được một năm thì người trẻ nhường những bãi đó cho người lớn tuổi. Đồ gốm thợ Đông Di làm đều xấu dễ vỡ, ông Thuấn lại đó làm lò gốm, được một năm, các đồ gốm đều tốt, chắc chắn. Trọng Ni khen: “Làm ruộng, đánh cá, làm đồ gốm không phải là chức vụ của ông Thuấn, mà ông đích thân tới làm tại chỗ, là muốn sửa khuyết điểm cho dân. Ông quả thực là bậc nhân đức. Ông chịu khó nhọc mà dân chịu theo ông, cho nên bảo: “Thánh nhân dùng đức mà cảm hóa người”.
*
Có người bảo (…)
Ông Thuấn sửa khuyết điểm (cho dân), một năm mới sửa được một tật, ba năm được ba tật. Tuổi thọ của ông có hạn mà tật của dân thì vô cùng: lấy cái hữu hạn để trừ cái vô cùng, thì trừ được bao nhiêu đâu. Nếu dùng sự thưởng phạt bắt dân thi hành, mà ra lệnh rằng: “Hễ làm đúng phép thì được thưởng, trái phép thì bị phạt” thì sáng ban lệnh, chiều sự tình đã thay đổi rồi, chiều ban lệnh, sáng hôm sau đã thay đổi, chỉ trong mười ngày là khắp nước thay đổi cả, đâu phải đợi tới một năm? Ông Thuấn không biết khuyên vua Nghiêu bắt dân theo lệnh của ông, mà lại đích thân chịu lao khổ, chẳng phải là không biết thuật trị dân ư? Vả lại nếu phải đích thân chịu lao khổ rồi mới cảm hoá được dân, thì ngay Nghiêu, Thuấn cũng khó làm được, còn dùng (quyền) thế mà uốn nắn kẻ dưới thì vị chúa tầm thường nào cũng cho là dễ. Muốn trị thiên hạ mà lại bỏ cái cách một vị chúa tầm thường cũng dễ dàng làm được, để theo cái cách mà Nghiêu, Thuấn cũng cho là khó làm, thì kẻ đó chưa có thể cho làm chính trị được.
 
3 - Thuật dùng bề tôi: không cho một người kiêm nhiệm nhiều chức, không để cho bọn tả hữu ngăn cách vua với quần thần.
 
Quản Trọng không biết giảng điều đó cho Hoàn công.
Quản Trọng đau. Tề Hoàn công lại thăm, hỏi: “Trọng phụ đau, nếu bất hạnh mà tận số thì có khuyên quả nhân điều gì không?” Quản Trọng đáp:
- Nhà vua không hỏi thì thần cũng đã tính tâu với vua. Thần xin nhà vua đuổi Thụ Điêu, trừ Dịch Nha và xa công tử Khai Phương nước Vệ. Dịch Nha lo việc ăn uống cho nhà vua, biết chỉ có thịt người là nhà vua chưa được nếm, bèn luộc đầu con mình để dâng lên. Tình người là không ai không yêu con, nay con mình mà không yêu thì làm sao yêu vua được? Nhà vua hay ghen mà thích các cung tần, Thụ Điêu bèn tự thiến để được cai quản các cung tần. Nhân tình không ai không yêu bản thân, nay bản thân mà mình không yêu thì làm sao yêu vua được? Khai Phương thờ nhà vua mười lăm năm, Tề cách Vệ chỉ vài ngày đường, mà Khai Phương bỏ mẹ đi làm quan lâu như vậy không về thăm, mẹ mà còn không yêu thì làm sao yêu vua được? Thần nghe nói cố giả dối (giả đạo đức) thì không được lâu, che sự hư nguỵ thì không được bền. Xin nhà vua đuổi ba người đó đi.
Quản Trọng chết rồi, Hoàn công không làm theo lời khuyên đó, đến khi chết, giòi trong thây bò ra tới cửa (2) mà chưa chôn.
*
Có người bảo:
Lời Quản Trọng khuyên Hoàn công đó không phải là lời của một người biết pháp độ. Ông ta muốn đuổi Thụ Điêu, Dịch Nha là cho rằng họ không yêu thân họ để làm thoả ý muốn của vua. “Bản thân mà mình không yêu thì làm sao yêu vua được?” Nếu vậy thì có bề tôi nào tận lực tới chết để thờ vua, Quản Trọng tất sẽ không dùng, mà bảo: “Họ không yêu cái sức của họ mà làm cho tới chết thì làm sao yêu vua được?” Như thế là muốn vua đuổi hết các trung thần đi. Vả lại, nếu lấy lẽ họ không yêu thân họ mà suy đoán rằng họ không yêu vua, thì cũng có thể lấy lẽ Quản Trọng không chết vì công tử Củ để suy đoán rằng ông sẽ không chết cho Hoàn công, vậy thì ông cũng thuộc hạng bề tôi phải đuổi đi.
 
Đạo của bậc minh chủ không phải vậy. Lập ra cái mà dân muốn để họ làm việc cho mình, vì vậy mà đặt ra tước lộc để khuyến khích họ; lập ra cái mà dân ghét để ngăn cấm sự gian tà, vì vậy mà đặt ra hình phạt để ra oai với họ. Khen thưởng mà xác thực, hình phạt mà cương quyết thì bề tôi có công được cất nhắc mà kẻ gian tà không được dùng, như vậy dù có Thụ Điêu, hắn cũng không làm gì được vua; mà bề tôi sẽ tận lực thờ vua, vua ban tước lộc để báo đáp bề tôi. Vua tôi đối với nhau không có cái tình cha con, đều là tính toán với nhau cả; hễ vua có đạo (tức thuật) thì bề tôi tận lực mà việc gian tà không phát sinh, vua vô đạo thì bề tôi trên che lấp cái sáng của vua, dưới thực hành tư dục của mình. Quản Trọng không làm cho Hoàn công hiểu rõ pháp độ đó (chỉ khuyên đuổi Thụ Điêu), giả sử đuổi Thụ Điêu rồi thì một Thụ Điêu khác lại đến, đó không phải là cách tận diệt được sự gian tà.
 
Hoàn công sở dĩ chết, giòi bò ra tới cửa mà không được chôn, là vì bề tôi thế lực mạnh quá, thế lực mạnh quá thì nắm hết quyền của vua; bề tôi nắm hết quyền của vua thì lệnh của vua không đạt tới cấp dưới mà tình thực của bề tôi không thông lên vua được. Sức của một người có thể ngăn cách được vua tôi với nhau, khiến vua không biết được thiện và ác, không thấy được hoạ và phúc, do đó mà có cái hoạ chết không được chôn. Cái đạo của bậc minh chủ là một bề tôi không được kiêm nhiều chức, một chức không kiêm nhiều việc; kẻ hèn thấp không phải nhờ kẻ tôn quí mới được tiến dụng, đại thần không phải nhờ kẻ tả hữu của vua mới được yết kiến vua; bách quan đều được trình ý kiến lên vua, quần thần cùng nhau lo việc công; vua có thấy công bề tôi rồi mới thưởng, biết tội bề tôi rồi mới phạt; sự thấy, biết đó phải đúng, mà sự thưởng phạt không lầm, như vậy thì làm sao có cái hoạ chết không được chôn? Quản Trọng không giảng rõ lẽ đó cho Hoàn công hiểu, chỉ xin đuổi ba người. Vì vậy mà tôi bảo Quản Trọng không có pháp độ.
 
4- Không có công thì không thưởng, không có tội thì không phạt (lược bỏ)
5- Vua phải giữ đạo vua, bề tôi phải giữ lễ bề tôi.
 
Tóm tắt: Tấn Bình công giữa đám bề tôi, bảo không gì sướng bằng làm vua vì nói ra, không ai dám cãi. Sư Khoáng, một nhạc sư đui có tư cách, ngồi ở bên, làm bộ không biết rằng chính vua đã nói câu đó, cầm cây đàn đập, Bình công đỡ được, hỏi Sư Khoáng, Sư Khoáng thưa: “Có kẻ tiểu nhân nào nói đó nên thần đánh nó”. Bình công nhận chính mình nói. Sư Khoáng không tạ tội, chỉ đáp: “Bậc vua chúa không nên nói như vậy” Bình công đã không trừng trị mà còn khen.
Hàn Phi chê Bình công không giữ đạo vua, Sư Khoáng không giữ lẽ bề tôi.
*
6- Bề tôi mà khinh vua thì là loạn.
 
Tóm tắt: Hàn Phi chê thái độ Tề Hoàn công trọng một ẩn sĩ là Tiểu Thần Tắc tới nỗi hạ mình năm lần đến tìm Tiểu Thần Tắc rồi mới được gặp, và bảo: “Nếu Thần Tắc có tài mà giấu tài (không chịu thờ vua) thì đáng bị tội; nếu không có tài mà kiêu căng với vua như vậy thì đáng giết”.
 
7 – Không tha kẻ có tội. (lược bỏ)
8 - Bề tôi phải trọng vua, làm sáng tỏ pháp luật, không được đòi vua tăng tước lộc cho mình.
 
(Truyện 5b thiên Ngoại trừ thuyết tả hạ, Hàn Phi đã chép lại việc Quản Trọng xin Hoàn công ban cho mình nhà Tam qui, cho mình ở trên họ Cao, họ Quốc, lại được vào hàng công tộc, để khuyên các vua chúa nên tiết độ trong việc ban tước lộc, nếu không sẽ bị đại thần áp bức.
Ở đây ông nhắc lại truyện đó để bác ý kiến của một số người đã bênh Quản Trọng. Chúng tôi bỏ đoạn đầu chép những yêu sách của Quản Trọng).
 
(…) Tiêu Lược (không rõ là ai) bảo:
- Quản Trọng cho rằng hèn thì không trị được người sang nên xin được ở trên họ Cao, họ Quốc; nghèo thì không trị được người giàu, nên xin được có nhà Tam Qui; sơ thì không trị được người thân, nên xin được gọi là Trọng phụ. Xin như vậy không phải vì tham mà để cho tiện việc trị nước.
*
Có người bảo: Sai một kẻ tôi tớ đem mệnh lệnh của vua đến các quan khanh tướng thì không ai dám không nghe, không phải vì khanh tướng là hèn mà tôi tớ là sang mà vì lệnh vua ban xuống, không ai dám không theo. Nếu Quản Trọng trị nước mà không có lệnh của Hoàn Công thì là nước không có vua; nước không có vua thì không thể trị được. Còn như dựa vào uy của Hoàn Công để ban phát lệnh của Hoàn Công thì dù kẻ đó là tôi tớ, mọi người cũng phải tin (mà thi hành) chứ không phải đợi được ở trên họ Cao, họ Quốc, được vua tôn là Trọng phụ, rồi lệnh mới được thi hành! Các viên hành sự, đô thừa (quan chức rất nhỏ) ngày nay khi phụng mệnh vua đi trưng thu đâu có né tránh các bậc tôn quí mà chỉ tới các kẻ nghèo hèn? Cho nên hành sự mà hợp pháp thì dù (ti tiện như) hoạn quan cũng được khanh, tướng phục, hành sự mà phi pháp thì dù là quan lớn cũng phải thua một tên dân thường. Quản Trọng không lo tôn vua, làm sáng tỏ pháp độ, mà chỉ nghĩ đến việc được vua thêm sủng ái, thêm chức tước, thì nếu không ham giàu sang cũng là mờ ám, không biết thuật. Cho nên tôi bảo rằng Quản Trọng là bậy mà Tiêu Lược đã ca tụng ông ta thái quá.
*
9 – Có thuật thì dùng hai cận thần cũng không sao; không có thuật mà dùng họ thì họ sẽ tranh quyền nhau mà kết giao với nước ngoài, nếu chỉ dùng một thì người đó sẽ chuyên quyền giết mình.
 
Hàn Tuyên vương hỏi Cù (3) Lưu:
- Ta muốn dùng cả hai ông Công Trọng và Công Thúc, nên chăng?
Cù Lưu đáp:
- Xưa nước Ngụy dùng cả hai ông Lâu và Địch (4) mà mất đất Tây Hà. Sở dùng cả hai ông Chiêu và Cảnh mà mất đất Yên và đất Dĩnh, nay nhà vua dùng cả Công Trọng và Công Thúc thì họ tranh quyền nhau, mà kết giao với nước ngoài, sẽ là mối lo cho nước.
*
Có người bảo: Xưa Tề Hoàn công dùng cả hai ông Quản Trọng và Bão Thúc; Thành Thang dùng cả hai ông Y Doãn và Trọng Huỷ. Nếu dùng cả hai người mà là mối lo của nước thì Hoàn Công đã không làm nên nghiệp bá, Thành Thang không làm nên nghiệp vương, (Tề) Mân vương chỉ dùng một mình Náo Xỉ mà bị (Náo Xỉ) giết ở miếu Đông, (Triệu) Chủ phụ chỉ dùng một mình Lí Đoái mà bị (Lí Đoái) bỏ đói tới chết. Vậy nếu vua quả có thuật thì dùng hai người không phải là mối lo; không có thuật mà dùng hai người thì họ tranh quyền nhau, mà kết giao với nước ngoài, dùng một người thì họ sẽ chuyên quyền mà giết mình. Cù Lưu không có phép thuật để làm qui tắc cho vua, khuyên vua đừng dùng hai người mà dùng một thôi, như vậy nếu tránh được cái lo mất Tây Hà, Yên, Dĩnh thì tất mắc cái nạn bị giết hoặc bị bỏ đói tới chết (…) (5).


 
(1) Tức Hồ Yển, cậu của Tấn Văn Công, có công giúp Văn công dựng nghiệp bá.
(2) Có bản chép là giòi từ thây () bò ra. Sửa là từ cửa () bò ra thì đúng hơn vì Hoàn Công chết mấy tuần rồi chưa được chôn.
(3) Ta quen đọc là cù, chính ra phải đọc là cu hoặc cưu.
(4) Có sách bảo là Lâu Hoãn và Địch Hoàng; có sách bảo là Lâu Tị và Địch Cường.
(5) Bỏ câu cuối: Thi Cù Lưu vi hữu thiện dĩ tri ngôn dã, mà bản Trần Khải Thiên giảng là: thế là Cù Lưu chưa làm điều thiện (hữu = vị) mà biết nói (dĩ: nhị). Thật lúng túng, khó hiểu.

_________________________________
Hàn Phi Tử - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Hàn Phi Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hàn Phi Tử   Hàn Phi Tử - Page 4 EmptyFri Oct 18, 2013 9:53 pm

Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi
Hàn Phi Tử
THIÊN XXXVII
NẠN NHỊ (Trích)
(BIỆN NẠN - II)
1 – Hình phạt cần phải thích đáng, nhiều ít không thành vấn đề.
 
(Tề) Cảnh công qua nhà Án tử (Án Anh), bảo:
- Nhà ông nhỏ mà lại gần chợ, xin ông dời qua ở vườn Dự Chương.
Án tử vái hai lần, từ tạ:
- Anh tôi nghèo, sáng chiều đều phải đi chợ, nên không tiện dời đi xa.
Cảnh công cười, hỏi:
- Nhà ông thường đi chợ, vậy có biết hàng hoá mắc hay rẻ không?
Hồi đó Cảnh công dùng nhiều hình phạt quá, nên Án Anh đáp:
- (Mọi vật giá đều) nhảy vọt lên[1], duy có giày là rẻ.
- Sao vậy?
- Vì hình phạt (chặt chân) nhiều quá.
Cảnh công kinh ngạc, biến sắc, bảo: “Quả nhân tàn bạo lắm ư?” rồi bớt bỏ đi năm hình phạt.
*
Có người bảo: Án tử bảo giá nhảy vọt lên, không phải là nói thực, chỉ muốn mượn lời đó khuyên vua đừng dùng nhiều hình phạt nữa. Đó là cái hại không biết thuật trị nước. Hình phạt mà thích đáng, thì nhiều cũng vô hại, nếu không thích đáng thì tuy ít cũng là hại. Án tử không giảng cho vua lẽ thích đáng của hình phạt, mà chỉ chê là nhiều quá, đó là cái hại vô thuật. Phạt quân thua trận thì đến số ngàn số trăm vẫn chưa ngăn được sự bại tẩu; vậy thì dùng hình phạt để dẹp loạn, chỉ sợ không xuể mà kẻ gian hãy còn. Án tử không xét là thích đáng hay không mà chỉ cho là nhiều quá chẳng là bậy ư? Tiếc cỏ tranh thì làm cho hại lúa má, nhân từ với đạo tặc là làm hại cho lương dân. Nay làm nhẹ hình phạt mà khoan dung tức là làm lợi cho kẻ gian, hại cho người.
 
2- Không có công thì không thưởng mà có tội thì phải phạt:
 
Hàn Phi chê Tề Hoàn công phát của kho, tha tội nhẹ cho dân khi ông ta ân hận vì mắc một lỗi nhỏ (uống rượu say đánh rớt mão).
 
3 - Muốn tránh hoạ thì đừng làm, đừng cho thấy:
 
Xưa, Văn Vương xâm lấn nước Vu, đánh nước Cử, chiếm nước Phong, ba lần dùng binh như vậy nên bị vua Trụ ghét. Văn Vương sợ, dâng đất Lạc Tây, một miền đất nhỏ (phì nhiêu)[2]rộng một ngàn dặm vuông để xin bỏ hình bào lạc,[3] thiên hạ đều mừng. Trọng Ni nghe chuyện đó bảo: "Văn Vương thật là nhân từ coi nhẹ một nước ngàn dặm mà xin bỏ hình bào lạc! Văn Vương thật là minh trí, bỏ đất ngàn dặm để được lòng thiên hạ!"
*
Có người bảo:
Trọng Ni khen Văn Vương là minh trí, chẳng là lầm ư? Bậc minh trí biết chỗ tai họa mà tránh, cho nên thân (không?) bị hại. Nếu Văn Vương bị vua Trụ ghét vì ông không được lòng dân, mà ông tìm cách được lòng dân để vua Trụ không ghét nữa, như vậy là phải. Nay vua Trụ đã ghét ông vì ông rất được lòng dân, mà ông lại coi rẻ đất đai để thu phục lòng dân thì cảng thêm bị vua Trụ nghi, nên mới bị xiềng xích trong ngục Dữu Lí đấy. Các ông già nước Trịnh có câu: “Hiểu đạo lý thì nên đừng làm gì, đừng cho thấy.” Lời đó thật thích hợp với Văn Vương để cho người khác khỏi nghi ông, Trọng Ni khen Văn Vương minh trí là chưa hiểu lời nói đó![4]
 
4- Ngũ Bá (Tề Hoàn công, Tống Tương công, Tấn Văn công, Tần Mục công, Sở Trang công) sở dĩ thành công là nhờ sức của các vua lẫn bề tôi, chứ không phải của riêng bề tôi, hoặc của riêng vua.
 
Hàn Phi đưa ra chứng cứ: “Xưa Cung Chi Kì ở nước Ngu, Hi Phụ Kì ở nước Tào, đều là những bề tôi minh trí, đoán trúng việc, làm nên công, mà hai nước đó đều bị diệt vong là vì có bề tôi tốt mà không có vua hiền. Lại như Kiển Thúc giúp nước Ngu mà Ngu bị diệt vong, giúp nước Tần thì Tần thành bá chủ, như vậy đâu phải là ở nước Ngu thì tối tăm, ở Tần thì sáng suốt, chỉ do gặp được vua giỏi hay không”. (….)
 
5-Trị nước không phải là việc dễ, nhàn, vì dù lựa được bề tôi giỏi rồi, cũng phải có thuật sai khiến họ, xét họ, đối phó với họ.
 
6- Cần xét kĩ lí do rồi mới kết luận được.
Lí Khắc[5] trị nước Trung Sơn. Quan lệnh ấp Khổ Hình trình bản kế toán, số thu quá nhiều, Lí Khắc bảo: “Lời nói khéo léo, nghe thì thích, nhưng không hợp tình lí, như vậy gọi là "điệu ngôn" (lời không thực, hư ngôn). Không có mối lợi về núi, rừng, chằm hang mà số thu được nhiều, như vậy gọi là “điệu hóa” (hóa vật không có thực, hư vật). Người quân tử không nghe “điệu ngôn”, không nhận “điệu hóa”; ông nên từ chức đi.
*
Có người bảo:
Lí tử lập thuyết: “Lời nói khéo léo, nghe thì thích nhưng không hợp tình lí, như vậy gọi là “điệu ngôn”. Khéo nói là làm cho người nghe thích, cái đó tùy người nghe. Người nói đã không phải là người nghe thì sự khéo nói cũng không phải là sự thích[6]. Cái mà Lí tử bảo không hợp tình lí không tùy thuộc người nghe mà tùy thuộc lời người đó nghe được. Người nghe nếu không phải là tiểu nhân (vô học) thì là quân tử. Tiểu nhân không hiểu tình lí, vậy không thể xét lời nói xem có hợp tình lí hay không; quân tử biết xét lời nói xem có hợp tình lí hay không thì tất không thể thích được (vì lời nói khéo không hợp tình lí). Vậy bảo “Lời nói khéo nghe thì thích nhưng không hợp tình lí” là nói sai”.
- Thu được nhiều mà cho là “điệu hóa”, lời đó chưa phải là luôn luôn đúng[7]. Lí tử không sớm cấm điều gian, để cho viên lệnh làm kế toán như vậy, là có lỗi rồi. Ông không có thuật nào để biết là gian, mà cứ thấy ghi thu được nhiều là nói láo, thì mới làm sao đây khi số thu bất thường[8]? Thu được nhiều (có thể) là nhờ được mùa. Làm lụng mà chú trọng đến sự hòa hợp của âm dương, trồng trọt mà hợp với bốn mùa, không mất mát vì muộn quá, sớm quá, không bị các họa lạnh quá hay nóng quá thì thu hoạch được nhiều. Tìm hiểu kỹ thuật nuôi súc vật, nghiên cứu đất xem phù hợp với loại cây nào thì lục súc sinh sản nhiều, ngũ cốc tươi tốt mà thu được nhiều. Hiểu rõ việc cân, lường, kế toán, xét rõ địa hình, biết dùng cái tiện lợi của xe thuyền, máy móc, thì dùng sức ít, kết quả lớn mà thu được nhiều. Làm cho sự đi lại các chợ, búa, cửa ải và cầu được tiện lợi để đem hàng hóa từ chỗ dư tới chỗ thiếu, khách mua bán qui lại, ngoại hóa tụ lại, rồi tiết kiệm trong việc tiêu xài, ăn uống, xây cất cung thất, chế tạo khí giới, có đủ vật thường dùng mà không phung phí vào những vui chơi xa xỉ, thì thu được nhiều. Những sự thu được nhiều đó đều do sức người; nếu lại thêm mưa thuận gió hòa, nóng lạnh thích hợp thì dù đất không tăng, gặp năm được mùa, số thu cũng nhiều. Sức người và thời tiết, hai cái đó đều làm cho thu vào nhiều, không phải là mối lợi của rừng núi, chằm hang. Vậy gọi là “điệu hóa” chỉ vì không có mối lợi rừng núi, chằm hang mà thu được nhiều, là lời nói của kẻ không biết thuật trị nước.
*
7- Vua không cần xông pha tên đạn mà cần biết cách thưởng phạt.
Tóm tắt: Triệu Giản tử vây một thành của Vệ, đứng phía sau đánh trống thúc quân mà quân không tiến. Nghe lời khuyên của Chúc Quá ông xông tới trước, đứng chỗ tên đạn mà thúc quân, lúc đó quân mới theo ông xông lên, mà đại thắng. Hàn Phi chê là không cần như vậy, cứ thưởng công cho xứng, phạt tội cho nghiêm thì quân sĩ sẽ tử chiến vì mình.


 
[1] Nguyên văn, dũng quí 踴蕢có sách giảng (tức là) tả một đồ dùng để chôn cất (vì nhiều người chết chém mà đồ đó đắt giá). Có sách lại giảng “dũng” là giày cho người cụt chân (vì tội mà bị chặt chân) hoặc chân giả cho người cụt chân dùng.
[2] Nguyên văn là xích nhưỡng, có sách cho là tên đất, tên nước.
[3] Coi chú thích ở Thiên XL Nạn thế.
[4] Tư tưởng trong đoạn này giống Đạo gia, nên có học giả còn ngờ.
[5] Lí Khắc, hoặc Lí Đoái, Lí Khôi - coi phần I.
[6] Nguyên văn: Ngôn phi thích giả dã, tắc biện phi duyệt giả dã. Câu này có sách không chép, đại ý là: Không phải có người thích mà là khéo nói.
[7] Nguyên văn: vị khả viễn hạnh giả Trần Khải Thiên cho viễn = cửu (lâu). Chúng tôi đoán ý mà dịch như trên.
[8] Nguyên văn là (bội) (chữ tiếng Trung này trong sách viết sai thành chữ (vị : vị trí) bản Trần Khải Thiên bảo chữ bội (nghĩa là gấp đôi) đó xưa dùng như chữ (bội = trái đạo ngược lí)

_________________________________
Hàn Phi Tử - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Hàn Phi Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hàn Phi Tử   Hàn Phi Tử - Page 4 EmptyFri Oct 18, 2013 10:14 pm

Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi
Hàn Phi Tử
THIÊN XXXVIII
NẠN TAM (TRÍCH)
(BIỆN NẠN-III)
 
1-Phải trọng dụng kẻ cáo gian (tố cáo kẻ gian)
Lỗ Mục công hỏi Tử Tư (cháu nội của Khổng Tử):
- Ta nghe nói con của họ Bàng Giản[1] bất hiếu. Hạnh kiểm nó ra sao?
Tử Tư đáp:
- Người quân tử tôn hiền, trọng đức, nêu điều tốt ra để khuyên người, còn những hạnh kiểm lầm lẫn là để cho tiểu nhân nhớ, thần không biết tới.
Tử Tư lui ra, Tử Phục Lệ Bá (một đại phu nước Lỗ) vô, Mục công hỏi về con họ Bàng Giản. Tử Phục Lệ Bá đáp:
- Nó có ba cái lỗi mà nhà vua chưa được nghe.
Từ đó, Mục Công quý Tử Tư mà coi thường Lệ Bá.
*
Có người bảo:
Công Thất[2] nước Lỗ ba đời bị họ Quí lấn áp, cũng là đáng! Bậc minh quân tìm người tốt để thưởng, kẻ gian để phạt, hai việc đó đều chung một nghĩa. Cho nên kẻ báo cáo người tốt là để cùng với vua mà mừng, kẻ báo cáo đứa gian là để cùng với vua mà ghét, và cả hai người báo cáo đó đều đáng khen thưởng. Không báo cáo với vua là không đồng lòng với vua mà kẻ dưới sẽ đứng về phe gian, thái độ đó đáng chê phạt. Tử Tư không báo cáo lỗi (của con họ Bàng Giản) mà Mục Công quí, Lệ Bá báo cáo mà Mục Công coi rẻ. Nhân tình ai cũng thích được quí mà ghét bị coi rẻ, vì vậy họ Quí làm loạn mà không biết, và vua Lỗ mới bị lấn áp. Đó là cái thói của các ông vua mất nước, dân nước Trâu và nước Lỗ[3] cho thói đó là đẹp, và riêng Mục Công lại quí, chẳng là trái lẽ ư?
*
2- Không nên nghe lời tô điểm (giả dối, tự biện hộ) của bề tôi.
 
(Hàn Phi ghét hạng bề tôi khi vua mình bị địch giết, vội đầu hàng địch và hứa sẽ thờ vua địch như thờ vua cũ của mình).
 
3- Không để cho kẻ dưới lấn người trên, địa vị trên dưới phải phân minh:
 
Có người đố Tề Hoàn công: “Cái khó thứ nhất, cái khó thứ nhì, cái khó thứ ba là cái gì?” Hoàn Công không giải đáp được, hỏi Quản Trọng, Quản Trọng đáp: “Cái khó[4] thứ nhất là gần bọn kép hát mà xa kẻ sĩ, cái khó thứ nhì là rời quốc đô để thường ra biển chơi, cái khó thứ ba là vua đã già mà chậm lập thái tử”. Hoàn Công khen phải rồi không đợi lựa ngày mà làm lễ lập thái tử ở thái miếu.
*
Có người bảo:
Quản Trọng giải câu đố đó không đúng. Việc dùng kẻ sĩ không ở chỗ xa hay gần (xa họ vẫn có thể dùng được); còn bọn kép hát và hề lùn giải muộn cho vua lúc nhàn, cho nên vua gần bọn họ mà xa kẻ sĩ, nước vẫn trị được, không phải là điều khó. Có được (quyền) thế mà không biết dùng, chỉ cố giữ lấy quốc đô, không rời nó, tức là lấy sức một người (tức vua) mà cấm cả một nước (chiếm quốc đô); lấy sức một người mà cấm cả một nước, ít ai thành công được. Sáng suốt thì có thể soi thấu được việc gian ở xa, thấy được chỗ kín đáo nhỏ nhặt, hễ ra lệnh tất được thi hành, thì dù có đi chơi xa ở biển, trong nước cũng không có biến loạn, vậy có bỏ quốc đô, ra chơi ở biển mà không bị cướp ngôi, bị giết, không phải là điều khó (….) Không chia hai địa vị và quyền thế, để cho con thứ ở địa vị thấp (không lấn được thái tử), không cho ái thiếp mượn quyền thế của mình, thì dù già mà chậm lập thái tử cũng không sao; vậy thì lập thái tử trễ mà con thứ không làm loạn, cũng không phải là điều khó. Những cái này mới khó: để cho người ta lập được thế mạnh rồi mà giữ cho người ta không lấn hại mình, đó có thể gọi là cái khó thứ nhất; quí ái thiếp mà giữ sao cho khỏi có hai hoàng hậu (ái thiếp quyền ngang với hoàng hậu), đó là cái khó thứ nhì; yêu con thứ mà giữ sao cho con đích (con dòng lớn, tức thái tử) khỏi bị nguy; chuyên nghe một bề tôi mà giữ sao cho họ không đối địch với mình, đó có thể gọi là cái khó thứ ba.
*
4- Làm cho dân vui, chọn người hiền và tiết kiệm, ba việc đó không cần bằng biết rõ bề tôi.
 
Nhiếp[5] công (một đại phu nước Sở) tự là Tử Cao hỏi Trọng Ni về chính trị, Trọng Ni đáp: “Việc chính trị cốt làm cho kẻ ở gần vui mà kẻ ở xa tìm đến.”
Lỗ Ai Công hỏi về chính trị, Trọng Ni đáp: “Chính trị cốt ở chỗ lựa người hiền”.
Tề Cảnh công hỏi về chính trị, Trọng Ni đáp: “Việc chính trị cốt ở việc tiết kiệm tài sản”.
Ba ông đó ra, Tử Cống (một đệ tử của Trọng Ni) hỏi: “Ba ông đó cùng hỏi một câu về chính trị mà thầy đáp mỗi ông một khác là tại sao?” Trọng Ni đáp: “Nước Nhiếp kinh đô lớn mà đất đai nhỏ, dân có lòng phản bội, cho nên việc cai trị cốt làm cho kẻ ở gần vui mà kẻ ở xa tìm đến. Lỗ Ai Công có ba vị đại thần, họ ngoài thì ngăn cản kẻ sĩ các nước chư hầu bốn bên, trong thì kết bè đảng để gạt vua; khiến cho tôn miếu không được quét dọn, nền xã tắc (nơi thờ Thần Đất và Thần Nông) không được cúng tế, tất là tại ba đại thần đó cả, vì vậy mà thầy bảo việc chính trị cốt ở chỗ lựa người hiền. Tề Cảnh Công xây cửa Ung (cửa thành) và đài Lộ Tẩm, (nhân vui mà) trong một buổi sáng cho ba đại phu một thái ấp ba trăm cỗ xe[6]bởi vậy thầy bảo việc chính trị cốt ở chỗ tiết kiệm tài sản”.
*
Có người bảo:
Câu trả lời của Trọng Ni là lời nói làm cho mất nước. Dân nước Nhiếp đã có lòng phản bội mà còn khuyên Nhiếp Công làm cho người ở gần vui, người ở xa tìm đến, như vậy là dạy cho dân chờ mong ân huệ. Dùng chính sách gia ân đó thì kẻ không có công được thưởng, kẻ có tội được tha, mà pháp độ sẽ bại hoại. Pháp độ bại hoại thì chính trị loạn, dùng chính trị loạn để trị dân bại hoại, là việc chưa từng thấy thành công. Vả lại dân có lòng phản bội là vì sự sáng suốt của vua có chỗ không thấu đáo. Không chỉ cho Nhiếp Công thêm sáng suốt mà lại khuyên làm cho kẻ ở gần vui, kẻ ở xa tìm đến, đó là không dùng quyền thế của mình để cấm mà cùng với bề tôi tranh dân bằng ân huệ, như vậy làm sao giữ được quyền thế của mình (….)
 
Ai Công có bề tôi, ngoài thì ngăn cản (người nước khác đến), trong thì lập bè đảng mê hoặc vua; vậy mà Trọng Ni lại khuyên ông lựa người hiền không phải theo cách xét công nghiệp của người, chỉ chọn người lòng mình cho là hiền thôi. Nếu Ai Công biết rằng ba đại thần của mình (tức Mạnh Tôn, Thúc Tôn, Quí Tôn) ngoài thì ngăn cản kẻ sĩ các nước chư hầu, trong thì kết bè đảng, thì ba người đó không đứng được một ngày nữa; chính vì Ai Công không biết lựa người hiền, chỉ lựa người mà lòng ông cho là hiền, nên họ mới được giao cho việc nước. Tử Khoái nước Yên cho Tử Chi là hiền mà chê Tôn Khanh[7] cho nên phải chết nhục. Phù Sai cho thái tử Phỉ là có trí, Tử Tư[8] là ngu cho nên bị nước Việt diệt. Vua Lỗ nhất định không biết ai là hiền, mà lại khuyên ông lựa người hiền, tức là khiến ông bị cái họa của Phù Sai và Tử Khoái nước Yên. Bậc minh quân không tự đề cử bề tôi mà để cho bề tôi tự tiến thân (bằng cách lập công), không tự cho ai là hiền mà xét ai tùy theo công nghiệp của người đó; bổ nhiệm họ để xét họ, giao cho công việc để thử tài rồi phán đoán tùy theo kết quả, cho nên quần thần ngay thẳng, không mưu lợi riêng, không giấu người hiền, không tiến cử kẻ bất tiếu, như vậy vua đâu có khó nhọc về việc chọn người hiền?
Cảnh Công ban 100 cỗ xe cho bề tôi mà Trọng Ni khuyên ông phải tiết kiệm tài sản, là không có thuật để phân biệt xa xỉ và tiết kiệm; vả lại riêng vua phải kiệm ước thì đâu đủ tránh được sự nghèo. Ví dụ có ông vua lấy lộc ngàn dặm để nuôi miệng mình thì dù Kiệt, Trụ cũng không xa xỉ bằng; hoặc nước Tề rộng ba ngàn dặm mà Hoàn Công lấy lộc một nửa nước để tự cung dưỡng thì là xa xỉ hơn Kiệt, Trụ. Nhưng Hoàn Công đứng đầu ngũ bá chính là nhờ khi nào nên xa xỉ, khi nào nên tiết kiệm (…) Bậc minh quân khiến cho bề tôi không lo việc riêng, cấm họ nhờ gian trá mà sống; bề tôi nào tận lực làm việc thì tất biết, biết thì tất thưởng; bề tôi nào tham ô làm việc riêng tư thì tất biết, biết thì tất phạt. Như vậy bề tôi trung sẽ hết lòng với việc công, dân và kẻ sĩ hết sức với việc nhà, bách quan sẽ thanh liêm, tự kiềm chế mình để phục vụ vua, và trong việc thưởng vua có xa xỉ gấp hai Cảnh công cũng không hại gì cho nước. Vậy lời khuyên tiết kiệm tài sản không phải là điều cần gấp cho Cảnh Công. Trọng Ni chỉ trả lời ba ông Nhiếp công, Ai công, Cảnh công một câu này thôi là họ không lo gì nữa cả: “Phải biết kẻ dưới”. Biết rõ người dưới thì cấm ngay từ khi ý gian mới hiện, cấm như vậy thì sự gian không tích lũy, thì không có lòng làm phản. Biết rõ người dưới thì thấy một cách tường tận, thấy tường tận thì sáng suốt trong việc thưởng phạt, sáng suốt trong việc thưởng phạt thì nước không nghèo. Cho nên tôi bảo rằng chỉ trả lời ba ông ấy một câu: “Phải biết kẻ dưới” là họ không còn lo gì nữa.
*
5- Trị dân thì đừng cậy ở trí khôn của mình mà cứ theo pháp luật- Phải lấy vật trị vật, lấy người trị người.
 
Tử Sản nước Trịnh sáng sớm ra đi, qua cửa phường Đông Tượng[9] nghe tiếng một người đàn bà khóc, bèn vỗ vào tay người đánh xe, (bảo ngừng lại), lắng tai nghe một lát rồi sai người thuộc hạ bắt người đàn bà đó, lại tra hỏi thì ra mụ ta đã tự tay thắt cổ chồng. Hôm khác, người đánh xe hỏi ông: “Ngài làm sao biết được?” Ông đáp: “Vì thấy tiếng khóc mụ đó run sợ. Thường tình hễ người thân của mình mới đau thì mình lo lắng, khi sắp chết thì mình run sợ, khi chết rồi thì mình đau xót. Mụ đó khóc chồng chết, không đau xót mà run sợ, vì vậy mà biết có tình ý gian”.
*
Có người bảo:
Tử Sản trị dân cách đó cũng chẳng rắc rối ư? Phải đợi trông thấy, nghe thấy rồi mới biết được là gian thì nước Trịnh bắt được ít kẻ gian lắm. Không dùng bọn lại coi về ngục tụng, không dùng chính sách khảo sát nhiều mặt, không làm sáng tỏ phép đo lường, mà cậy vào sự tận dụng trí thông minh, sự suy tư mệt trí của mình mới biết được kẻ gian, chẳng là thiếu thuật quá ư? Vả lại sự việc thì nhiều mà trí lực thì ít, ít không thắng được nhiều, cho nên phải lấy vật mà trị vật; kẻ dưới thì nhiều mà người trên thì ít, ít không thắng được nhiều, cho nên phải dùng người mà trị người; như vậy không lao lực mà được việc, không dùng nhiều trí lực mà bắt được kẻ gian. Người Tống có câu: “Nếu Nghệ (người bắn giỏi) bảo con chim sẻ nào bay qua cũng bắn được thì là Nghệ nói khoác. Nếu lấy thiên hạ làm cái lưới thì không một con chim sẻ nào sẽ thoát được.” Muốn biết kẻ gian thì cũng phải có cái lưới lớn mới không để thoát một kẻ nào cả. Không sửa cái lưới[10] mà cứ lấy lòng (trí khôn) mình làm cung tên thì dù Tử Sản cũng là khoác lác. Lão tử bảo: “Lấy trí khôn trị nước, tức là giặc (cái họa) của nước”[11] lời đó áp dụng vào Tử Sản được.
*
6- Trị nước chỉ nên dựa vào cái thế của mình thôi. (Lược bỏ)
7-Thưởng phạt mà chỉ căn cứ vào bề ngoài thì bề tôi gian dối sẽ gạt mình được (Lược bỏ).
8- Pháp (luật) thì phải cho mọi người biết, thuật thì phải giấu mọi người.
 
Quản Tử (Quản Trọng) nói: “Lời nói ở nhà riêng thì phải đầy nhà riêng (nghĩa là ai cũng nghe thấy, không giấu ai cả), lời nói ở công đường thì phải đầy công đường, như vậy gọi là làm vua thiên hạ”.
*
Có người bảo:
Quản Trọng bảo “Lời nói ở nhà riêng phải đầy nhà riêng, lời nói ở công đường thì phải đầy công đường” không phải chỉ riêng trỏ những việc du hí, ăn uống, mà tất còn trỏ những việc lớn[12] nữa. Những việc lớn của bậc vua chúa nếu không phải là pháp luật thì là thuật. Pháp luật là cái chép trong sách vở, bày ở công sở và công bố cho toàn dân. Thuật là cái giấu trong lòng để so sánh mọi việc mà ngầm chế ngự quần thần. Cho nên pháp luật không gì bằng phải bày ra cho mọi người biết, mà thuật thì không muốn người khác thấy. Bậc minh chủ nói đến pháp luật thì hết thảy những kẻ ti tiện trong nước đều được nghe biết, chớ nào phải đầy nhà riêng mà thôi; còn như dùng thuật thì những kẻ yêu mến, thân cận cũng không được nghe, làm sao có thể đầy nhà riêng được? Vậy lời nói của Quản Tử không phải là lời nói đúng với pháp thuật.


[1] Bộ mễ bên chữ gian  Tự điển không có – Các nhà chú thích cho là chữ (giản).
[2] Họ vua một nước chư hầu.
[3] Trâu và Lỗ là nơi phát nguyên của đạo Nho, nên dân hai nước đó được sự giáo hóa của Nho gia, có thói quen khen đức hạnh và giấu tội lỗi của người khác.
[4] Khó giữ cho nước khỏi loạn, ngôi vua khỏi mất.
[5] Chữ diệp là lá, đây đọc là Nhiếp, tên đất và tên họ.
[6] Thời đó thái ấp của đại phu là 100 cỗ xe, mỗi cỗ bằng sáu dặm vuông. Coi chú thích thiên XXXIII Ngoại trừ thuyết tả hạ.
[7] Tức Tuân Khanh, sư phụ của Hàn Phi. Hàn chỉ nhắc tới thầy ở mỗi đoạn này, mà không ai biết việc đó ra sao. Tử Khoái là vua nước Yên, xem chú thích thiên VII Nhị Bính.
[8] Phù Sai là vua nước Ngô không nghe lời Tử Tư, sau bị Câu Tiễn, vua Việt diệt.
[9] Có sách giảng là xóm thợ phía đông.
[10] Có sách chép là “bất tu kì lí” và giảng là không học cái lẽ đó.
[11] Đạo đức kinh – Chương LXV 2. Dĩ trí trị quốc, quốc chi tặc (dã).
[12] Nguyên văn: đại vật (vật lớn), có người giảng là lễ pháp.

_________________________________
Hàn Phi Tử - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Hàn Phi Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hàn Phi Tử   Hàn Phi Tử - Page 4 EmptySat Oct 19, 2013 4:21 pm

Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi
Hàn Phi Tử
THIÊN XXXIX
NẠN TỨ (Trích)
(BIỆN NẠN – IV)
Thiên này gồm bốn tiết và khác với ba thiên trên ở chỗ sau lời phê bình lại dẫn thêm một lời phê bình lời phê bình đó - đều của Hàn Phi - để bác ý kiến trên hoặc xét thêm một khía cạnh nữa của vấn đề.
*
1 - Bề tôi và vua nên giữ phận mình. Lược bỏ.
2 - Vua nên sáng và nghiêm.
 
Dương Hổ nước Lỗ muốn đánh Tam Hoàn (ba đại phu trong công thất Lỗ, con của Lỗ Hoàn Công: Mạnh tôn, Thúc tôn và Quí tôn) không được, phải trốn qua Tề, Tề Cảnh Công lấy lễ tiếp đãi. Bão Văn tử can: “Không nên, Dương Hổ được họ Quí yêu mà lại đánh Quí tôn, là vì ham sự giàu có của họ ấy. Nhà vua giàu có hơn Quí tôn và nước Tề lớn hơn nước Lỗ, Dương Hổ sẽ còn hết sức gian trá nữa”. Cảnh Công bèn bỏ tù Dương Hổ.[1]
*
Có người bảo:
Nhà có ngàn vàng thì con cái bất nhân, vì họ quá gấp mưu lợi. (Tề) Cảnh Công đứng đầu trong ngũ bá, (mới đầu) tranh nước mà giết anh là vì cái lợi lớn quá. Giữa vua tôi không có tình anh em ruột thịt. Trong việc cướp quyền giết vua, chế ngự một nước vạn cỗ xe để hưởng cái lợi lớn thì bề tôi nào chẳng là Dương Hổ. Việc làm hễ tinh tế, khéo léo thì thành, sơ suất, vụng về thì thất bại. Bề tôi chưa khởi loạn là vì dự bị chưa đủ. Nhưng bề tôi nào cũng có cái lòng (cướp ngôi) như Dương Hổ mà vua không biết, là vì việc làm của họ tinh tế, khéo léo. Dương Hổ vì tham muốn đánh bề trên, mà để cho thiên hạ biết được là do hắn sơ suất, vụng về. (Không khuyên Cảnh Công trừng phạt bọn bề tôi gian xảo của Tề[2] mà khuyên ông trừng phạt tên Dương Hổ vụng về, đó là chỗ sai trong lời khuyên của Bão Văn tử. Bề tôi trung tín hay gian trá là tuỳ hành động của vua: vua sáng suốt và ngiêm khắc thì họ trung tín, vua nhu nhược và hôn ám thì họ gian trá. Sáng suốt là biết được cái tinh tế, nghiêm khắc là không tha tội. Không biết ai là bề tôi gian xảo của Tề[3] mà trị loạn thần của Lỗ, chẳng cũng bậy ư?
*
(Lại) có người bảo:
(…) Vua sáng và nghiêm thì bề tôi trung tín. Dương Hổ làm loạn ở Lỗ, việc không thành, chạy qua Tề, Tề không trừng trị, tức là để cho Hổ lại làm loạn ở Tề. Vua sáng suốt thì biết rằng việc trừng trị Dương Hổ có thể cứu loạn được cho Tề, như vậy là tinh tế thấy được tình thế (khi loạn chưa phát). Lời xưa có câu: “Chư hầu lấy nước làm tình thân”. Vua nghiêm khắc thì tội của Dương Hổ không thể bỏ qua, đó là phép “không tha tội”. Vậy giết Dương Hổ là để cho bề tôi phải trung tín. Chưa biết được bọn bề tôi của Tề kẻ nào gian xảo, mà bỏ sự trừng phạt một kẻ đã hiển nhiên làm phản, thế là trách kẻ chưa hẳn đã làm bậy mà không trừng trị cái tội rành rành, hành động đó bậy. Trừng phạt một kẻ làm loan ở Lỗ để thị oai với bọn bề tôi có lòng gian (ở Tề) mà lại được tình thân ái của Quí tôn, Mạnh tôn, Thúc tôn, lời khuyên của Bão Văn có gì là trái đâu.
*
3 – Chưa đáng giận thì đừng tỏ sắc giận ra, chưa đáng phạt thì đừng tỏ ý muốn phạt ra.
(Lược bỏ)
*
4 – Dùng người thì tránh đừng dùng kẻ mình yêu mà không thực hiền.
 
(Hàn Phi chép lại ở đây cố sự một người hầu bàn (đúng ra là hề lùn) đem giấc mộng thấy bếp để khuyên Vệ Linh Công đừng để cho một sủng thần là Di Tử Hà “che khuất”. Cố sự đó ông đã kể trong truyện là thiên Nội trừ thuyết thượng. Cuối truyện Hàn Phi thêm câu này:
“Vệ Linh công khen phải rồi đuổi Ung Tư, không dùng Di Tử Hà nữa mà dùng Tư không Cẩn”, rồi ông phê bình như sau:
Có người bảo:
Người hề lùn đó khéo đặt sự chuyện nằm mộng để bày tỏ cái đạo làm vua, nhưng Linh công không hiểu hết lời của anh ta. Đuổi Ung Tư, không dùng Di Tử Hà mà dùng Tư không Cẩn là bỏ người mình yêu mà dùng người hiền. Nhưng Tử Đô nước Trịnh cho Khánh Kiến là hiền mà bị Khánh Kiến che lấp. Tử Khoái nước Yên cho Tử Chi là hiền[4] mà bị Tử Chi che lấp. Bỏ người mình yêu mà dùng người mình cho là hiền, chưa chắc đã khỏi bị một người đứng phía trước mà che mình. Kẻ bất tiếu đứng phía trước của chúa, không nhất định là làm hại sự sáng suốt của chúa. Nếu không thấy sự sáng suốt cho mình mà để cho người (mình cho là) hiền đứng phía trước thì đất bị nguy.
*
(Lại) có người bảo:
Khuất Đào (một ông quan đời Xuân Thu) thích củ ấu, vua Văn vương thích dưa xương bồ. Hai món đó không phải là món ngon mà hai bậc hiền đó đều chuộng, vậy hợp khẩu vị chưa nhất định là ngon. Tấn Linh hầu ưa Tham Vô Tuất,[5] Tử Khoái nước Yên cho Tử Chi là hiền, hai người bề tôi đó không phải là kẻ sĩ chính trực mà được hai ông tôn trọng, vậy người mình cho là hiền vị tất đã hiền. Dùng người mình cho là hiền mà thực ra không hiền thì cũng như dùng người mình yêu, không khác gì. Dùng người thực sự hiền với dùng người mình yêu, hai cái khác nhau. Vì vậy Sở Trang vương dùng Tôn Thúc (Ngao) (một hiền thần) mà làm bá chủ, còn Thương Tân (tức vua Trụ nhà Thương) dùng Phí Trọng (một nịnh thần) mà bị diệt, hai ông vua đó đều dùng người mình cho là hiền mà kết quả trái ngược nhau. Tử Khoái nước Yên tuy đề cử người ông cho là hiền mà chỉ như dùng người ông yêu thôi. Trường hợp Vệ Linh Công có khác gì vậy? Người hề lùn đó chưa nhận ra được điều ấy. Vua Vệ bị che lấp mà không biết mình bị che lấp, sau khi anh ta nói, vua mới biết rằng mình bị che lấp, cho nên đuổi bọn bề tôi che lấp mình đi, như vậy là thêm sự sáng suốt cho mình rồi. Bảo: “Không thêm sự sáng suốt cho mình, mà để cho người (mình cho là) hiền đứng phía trước che mình thì tất bị nguy” (lời đó đúng); nhưng nay vua Vệ đã thêm sự sáng suốt cho mình rồi, thì dù bị (người mới dùng) che lấp mình, tất không bị nguy nữa.


 
[1] Sau Dương Hổ qua Triệu, được Triệu Giản chủ trọng dủng. Coi truyện 2c, thiên XXXIII,Ngoại trừ thuyết tả hạ.
[2] [3] Các nhà hiệu chú đều cho rằng phải thêm như vậy mới đủ nghĩa. Coi [3] sẽ thấy.
[4] Coi chú thích thiên VII Nhị kinh – chưa rõ truyện Tử Đô và Khánh Kiến.
[5] Chưa rõ là ai.

_________________________________
Hàn Phi Tử - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Hàn Phi Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hàn Phi Tử   Hàn Phi Tử - Page 4 EmptySat Oct 19, 2013 4:49 pm

Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi
Hàn Phi Tử
THIÊN XXII
THUYẾT LÂM THƯỢNG (Trích)
(RỪNG MƯU MÔ - PHẦN TRÊN)
 
Thuyết lâm có thể hiểu là rừng truyện, rừng cố sự; chúng tôi dịch là Rừng mưu mô vì thiên này cũng như thiên sau, (Thuyết lâm hạ), (mà mọi học giả đều nhận là của Hàn Phi) chép toàn những mưu mô của người trước, đa số là chính trị gia, một số ít là người thường. Hàn Phi nhớ đâu chép đấy, không sắp đặt, phân loại, cũng không nhằm mục đích chứng minh học thuyết của ông mà cơ hồ chỉ để tặng các nhà cầm quyền và độc giả của ông một cái “túi thuật” của cổ nhân thôi.
Thiên này gồm 34 truyện, thiên sau gồm 37 truyện, tổng cộng là 71 truyện.[1]
Có một số truyện chép cả,
+ Trong Chiến Quốc sách, như:
Truyện XXII.8 tức truyện Ngụy sách 1.1 (Chiến Quốc sách, Lá Bối 1972)
- XXII 10 - Tống sách -1 nt.
- XXII 13 - Đông Chu sách 10 nt.
- XXII 17 - Sở sách IV 8 nt.
- XXII 22 - Ngụy sách 122 nt.
- XXII 28 – 8 - Ngụy sách 11.13 nt.
- XXII 34 - Tề sách 1.3 nt.
+ Hoặc trong Liệt tử, như: Truyện XXII.31 tức truyện Liệt tử II 16 (Liệt tử - Dương tử - Lá Bối 1972)
- XXII.9 - Liệt tử VIII 24 nt.
Những truyện trùng nhau đó chép gần y hệt nhau, chỉ khác nhau ít chữ, không rõ sách nào chép của sách nào.
Chúng tôi bỏ không dịch lại những truyện đó, trừ truyện XXII.10, và chỉ trích trong thiên này 8 truyện để giới thiệu với độc giả, vì cho cả hai thiên đều không quan trọng, chỉ đáng coi là phần phụ lục thôi. Chúng tôi đánh số từng truyện cho dễ kiếm.
*
1. Thang đã diệt nhà Hạ (vua Kiệt), sợ mang tiếng là tham nên (làm bộ) đem thiên hạ nhường cho (một ẩn sĩ là) Vụ Quang, nhưng sợ Vụ Quang nhận, lại sai người thuyết Vụ Quang: “Thang giết vua mà muốn gieo tiếng xấu cho ông đấy”. Do đó, Vụ Quang nhảy xuống sông tự tử[2].
 
2. Tần Vô vương bảo Cam Mậu tự lựa lấy cho mình một trong hai chức: “bộc” (một chức hầu cận) hay “hành” (sứ thần). Mạnh Mão khuyên Cam Mậu[3]:
- Ông nên xin làm quan “bộc”. Sở trường của ông là đi sứ. Tuy ông giữ chức “bộc”, nhà vua cũng sẽ sai ông đi sứ; mà ông vừa cầm ấn quan “bộc” vừa làm việc của quan “hành”, như vậy là kiêm cả hai chức.
 
5. Nước Tấn đánh nước Hình, Tề Hoàn Công muốn cứu; Bão Thúc tâu:[4]
- Còn sớm quá! Nước Hình không mất thì nước Tấn không mệt, Tấn không mệt thì Tề không được trọng. Vả lại cái công cứu một nước nguy không lớn bằng cái đức phục hưng một nước đã mất. Tốt hơn, đại vương nên chậm cứu nước Hình để làm cho nước Tấn mệt, đợi cho Hình mất rồi, phục hưng lại cho; như vậy xét về “thực” là có lợi mà xét về “danh” lại càng tốt.
Hoàn Công không cứu Hình nữa.
10. Tề đánh Tống. Tống sai Tang Tôn tử xuống phía Nam cầu cứu với nước Kinh (Sở). Vua Kinh rất mừng, hứa sẽ tận lực giúp. Tang Tôn tử lo lắng ra về, người đánh xe thấy vậy hỏi:
- Việc cầu cứu có kết quả mà sao ngài lại có vẻ lo lắng?
Tang Tôn tử đáp:
- Tống nhỏ mà Tề lớn. Cứu nước Tống nhỏ mà để cho nước Tề lớn ghét, điều đó ai cũng lấy làm lo mà vua Kinh lại mừng, chắc ông ta (hứa hão) để chúng ta kiên tâm chống cự. Chúng ta kiên tâm chống cự, (Tề?) sẽ mệt; đó là điều có lợi cho Kinh.
Tang Tôn tử về nước. (Quả nhiên) Tề chiếm năm thành của Tống rồi mà Kinh vẫn chưa đem quân cứu.
16. Quản Trọng và Thấp Bằng[5] theo Tề Hoàn Công đi đánh nước Cô Trúc. Mùa xuân đi, mùa Đông về, quên đường lạc lối. Quản Trọng bảo:
- Có thể dùng trí nhớ của con ngựa già được.
Họ bèn thả con ngựa già đi trước rồi theo nó mà tìm được đường về. Tới một chỗ trong núi, thiếu nước, Thấp Bằng bảo:
- Loài kiến, mùa đông ở phía nam của núi (vì có ánh nắng, ấm áp), mùa hè ở phía Bắc của núi (vì có bóng mát). Chỗ nào ổ kiến cao một tấc, đào xuống một nhẫn (8 thước thời đó) thì có nước.
Họ cho đào và được nước.
Quản Trọng là bậc thánh, Thấp Bằng là bậc trí, mà có điều không biết cũng không ngại học con ngựa già và loài kiến. Ngày nay, người ta không biết rằng mình ngu để học cái sáng suốt của thánh nhân, chẳng là lầm lẫn ư?
26. Vua Trụ uống rượu suốt đêm[6], vui say[7] không biết ngày nào nữa, hỏi kẻ tả hữu, không kẻ nào biết, bèn sai người hỏi Cơ tử[8]. Cơ tử nói với môn đồ:
- Làm chúa thiên hạ mà tới nỗi cả nước không ai biết ngày, như vậy thiên hạ nguy rồi. Cả nước không ai biết mà ta biết thì ta cũng nguy rồi.
Rồi ông lấy cớ là say cũng không biết ngày.
30. Thấp Tư Di (một vị quan nước Tề) lại thăm Điền Thành tử[9], Điền Thành tử cùng ông ta lên lầu ngắm cảnh bốn phía. Ba phía đều trống, duy có phía Nam là bị cây nhà Thấp tử che khuất. Điền Thành tử không nói gì. Thấp tử sai người đốn cây đó, mới chặt được vài nhát thì ông ta bảo thôi. Người quản gia hỏi sao đổi ý như vậy. Ông ta đáp:
- Người xưa có ngạn ngữ này: “Biết cá trong vực sâu là điều bất tường”. Họ Điền đương mưu tính đại sự[10] mà tôi tỏ cho ông ta thấy rằng tôi hiểu được ẩn ý của ông thì tôi tất nguy. Không đốn cây này, chưa phải là có tội, mà biết được điều người ta không nói ra mới là tội lớn.
Bèn thôi không đốn cây nữa.
32. Một người nước Vệ gả con gái, dạy nó: “Con phải góp nhặt của riêng, nghen. Làm vợ người ta mà bị đuổi về là chuyện thường; sống với nhau tới già mới là chuyện hiếm có”. Người con nghe lời, gom góp của riêng, mẹ chồng cho là quá lo việc riêng tư, đuổi cô ta về. Lúc về nhà tiền của cô ta gấp bội lúc về nhà chồng. Người cha không tự nhận rằng mình dạy con sai mà còn tự đắc rằng mình khôn, đã làm giàu thêm được. Ngày nay bọn bề tôi làm việc quan đều một loại như vậy.


 
[1] Vài truyện là ngụ ngôn hoặc danh ngôn.
[2] Truyền thuyết truyền ngôi này không chắc có thực, và được nhiều sách nhắc tới; nhưng chỉ Hàn Phi là cho rằng Thang không thực tâm, chỉ làm bộ nhường thôi và dùng “thuật” đó.
[3] Cam Mậu là tả thừa tướng của Tần Võ Vương, Mạnh Mão làm xá nhân, thuộc quyền Cam Mậu.
[4] Hình là một nước nhỏ ở tỉnh Trực Lệ ngày nay. Bão Thúc là bạn thân của Quản Trọng (Coi tiểu sử Quản Trọng trong phần nhất).
[5] Một bề tôi giỏi của Hoàn Công.
[6] Tương truyền vua Trụ ở trong cung, đóng cửa, đốt đước để dâm lạc, “lấy 120 ngày làm một đêm”, vì vậy mà quên ngày.
[7] Có bản chép là cu (sợ). Chữ cu với chữ hoan (vui) hơi giống nhau.
[8] Cơ tử là chú vua Trụ, can Trụ không được, giả điên, làm tên nô lệ. Chu Võ Vương diệt Trụ rồi, phong ông làm vua Triều Tiên.
[9] Điền Thành tử hay Điền Thành, Điền Thường, Điền Hằng, hay Trần Hằng ở đời Xuân Thu, làm đại phu triều Tề Giản công, giết Giản Công để lập Bình Công. Sau con cháu ông ta cướp ngôi nước Tề.
[10] Ám chỉ việc Điền Thành tử mưu giết Giản Công. Coi thêm chú thích thiên XXXIV,Ngoại trừ thuyết hữu thượng.

_________________________________
Hàn Phi Tử - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Hàn Phi Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hàn Phi Tử   Hàn Phi Tử - Page 4 EmptySat Oct 19, 2013 5:50 pm

Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi
Hàn Phi Tử
THIÊN XXIII
THUYẾT LÂM HẠ (Trích)
(RỪNG MƯU MÔ - PHẦN DƯỚI)
1. Bá Lạc dạy hai người coi tướng những con ngựa hay đá, dắt họ lại chuồng ngựa của Triệu Giản tử. Một người lựa một con ngựa hay đá đưa ra, còn người kia đi theo sau ba lần vỗ vào chỗ xương cụt ở mông của con ngựa, nhưng nó không đá; người lựa ngựa tự cho rằng mình coi tướng ngựa sai. Người kia bảo: “Anh coi không sai đâu, nó hay đá đấy nhưng vai ngắn mà đầu gối sưng. Ngựa khi đá thì cất chân sau lên mà chân trước phải chịu tất cả sức nặng; đầu gối nó sưng thì làm sao chịu được, cho nên chân sau không cất lên được. Anh giỏi coi tướng ngựa nhưng dở coi đầu gối sưng”. Việc gì cũng có lí do, mà chỉ bậc trí giả mới biết rằng đầu gối sưng thì không chịu được sức nặng. Huệ tử[1] bảo: “Nhốt con vượn vào cũi thì nó không khác gì con heo”. Hễ cái thế bất lợi thì không tỏ được khả năng của mình.
2. Hoàn Hách[2] nói: “Phép tạc tượng thì mũi nên cho lớn, mắt cho nhỏ vì mũi lớn thì có thể đục lại cho nhỏ, chứ đã nhỏ thì không làm cho lớn lên được; còn mắt nhỏ thì có thể đục lại cho lớn, chứ đã lớn thì không thể làm cho nhỏ lại được”. Làm việc gì khác cũng vậy, hễ việc làm rồi, sau sửa lại được thì ít khi thất bại.
8. Quan thái tể nước Tống quyền lớn mà chuyên chính. Quí tử[3] sắp yết kiến vua Tống. Lương tử[4] hay tin bảo Quí tử: “Trong khi hầu chuyện vua, tất phải có quan thái tể cùng ngồi nghe chứ? Nếu không thì ông khó tránh được họa đấy”. Quí tử bèn khuyên vua Tống nên trọng sức khoẻ, đừng quan tâm quá đến việc nước.
16. Ba con bọ chét (sống bám vào con heo) sắp đi kiện nhau. Một con khác đi ngang qua, hỏi: “Kiện nhau về việc gì vậy?” Ba con kia đáp: “Vì tranh nhau chỗ béo bở”. Con thứ tư bảo: “Các anh không lo ngày tế chạp[5] tới, người ta đốt cỏ mao thui con heo ư? Mà còn tranh nhau nữa?” Ba con kia nghe vậy bèn xúm nhau hút máu con heo (cho thật nhiều); con heo gầy đi, khỏi bị giết.
24. Chu Táo hỏi Cung Tha[6]:
- Xin ông vì tôi mà tâu với vua Tề rằng nếu vua Tề giúp tôi làm quan ở Ngụy thì tôi xin làm cho Ngụy sẽ phải thờ Tề.
Cung Tha bảo:
- Không được. Như vậy tỏ rằng ông không có thế lực gì ở Ngụy, vua Tề tất không giúp một người không có thế lực gì ở Ngụy để kết oán với một người khác đã có thế lực ở Ngụy. Tốt hơn ông nên nói: “Nhà vua muốn thì thần xin thuyết nước Ngụy thờ nhà vua”. Như vậy vua Tề cho rằng ông đã có thế lực ở Ngụy, tất ưng ông. Rốt cuộc ông có thế lực ở Tề, rồi nhờ Tề mà có thế lực ở Ngụy nữa.
27. Vua nước Kinh (Sở) đánh nước Ngô. Vua Ngô sai bắt Tư Vệ Quệ Dung[7] khao quân Kinh. Tướng nước Kinh bảo: “Bắt trói hắn lấy máu thoa trống”. (Khi bắt rồi) ông ta hỏi (Tư Vệ Quệ Dung): “Người có bói rồi mới đi không?”
Đáp
- Có
- Quẻ tốt không?
- Tốt
Người nước Kinh hỏi
- Nay Tướng nước Kinh sắp lấy máu chú thoa trống, quẻ tốt ở chỗ nào?
Đáp:
- Chính vì vậy mà quẻ tốt đấy. Nước Ngô sai người qua đây xem tướng Kinh có giận hay không. Nếu tướng quân giận thì nước Ngô sẽ đào hào cho sâu thêm, đắp lũy cho cao thêm; nếu không giận thì nước Ngô sẽ thủng thẳng. Nay tướng quân giết tôi thì nước Ngô sẽ phòng thủ gắt. Và quẻ đó bói cho cả nước, không phải cho một bề tôi. Giết một bề tôi còn cả nước được bảo tồn, thì sao không gọi là tốt được? Lại thêm, nếu kẻ chết rồi không biết gì nữa thì lấy máu tôi bôi trống có ích gì đâu; nếu chết rồi mà còn biết thì trong khi lâm chiến, tôi sẽ làm cho trống không kêu.
Người Kinh nghe vậy thôi không giết ông ta.
32. Tề đánh Lỗ, đòi cái đỉnh đất Sàm. Lỗ đưa một cái đỉnh giả qua. Người Tề bảo: “Đỉnh đó giả”. Người Lỗ cãi: “Đỉnh đó thật”. Người Tề bảo: “Mời ông Nhạc Chính Tử Xuân[8]sang đây, chúng tôi sẽ tin lời ông ấy”. Vua Lỗ cho mời Nhạc Chính Tử Xuân, ông hỏi: “Sao không dám đưa cái đỉnh thật qua?” Nhà vua bảo: “Ta quí cái đó”. Ông đáp: “Thần cũng quí cái tín nghĩa của thần vậy”.
37. Người nước Trịnh có một cậu con sắp đi xa[9]. Trước khi đi, cậu ta dặn người nhà: “Phải sửa bức tường hư để kẻ bất lương khỏi vô trộm.” Một người hàng xóm cũng nói vậy. Chưa kịp sửa tường thì quả nhiên bị trộm rồi. Người nước Trịnh đó cho con mình là khôn mà ngờ hàng xóm là kẻ trộm.


 
[1] Tức Huệ Thi, một triết gia đồng thời với Trang tử, làm tướng quốc cho Lương Huệ Vương.
[2] [3] [4] Ba nhân vật: Hoàn Hách, Quí tử, Lương tử này không rõ là ai.
[5] Một ngày tế lễ chư thần trong tiết đông chí.
[6] Chu Táo: chỉ biết là một người nước Ngụy - Cung Tha là một mưu thần nước Tề.
[7] Chỉ biết là bề tôi nước Ngô.
[8] Người nước Lỗ, học trò ông Tăng tử nổi tiếng là hiền sĩ.
[9] Nguyên văn là hoạn. Có sách giảng là đi làm quan, hoặc đi du học. Truyện này trong thiên Thuế nạn chép là người nước Tống.

_________________________________
Hàn Phi Tử - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Hàn Phi Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hàn Phi Tử   Hàn Phi Tử - Page 4 EmptySat Oct 19, 2013 10:52 pm

Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi
Hàn Phi Tử
THIÊN XLI
VẤN BIỆN.

(HỎI VỀ SỰ TRANH BIỆN)
Có người hỏi:
- Do đâu mà có sự tranh biện?
Đáp:
- Do bề trên (vua chúa) không sáng suốt.
Lại hỏi:
- Tại sao bề trên không sáng suốt mà lại sinh ra tranh biện?
Đáp:
- Trong nước của một vị minh quân thì lệnh là lời nói rất quí, pháp luật là rất thích đáng. Lời không thể có hai cùng quí[1], pháp luật không thể có hai cùng thích đáng. Cho nên lời nói và việc làm mà không theo pháp lệnh thì phải cấm. Nếu có người nào (bảo) không theo pháp lệnh mà có thể đối phó với sự gian trá, thích ứng với sự biến động, mưu lợi, dò đoán được sự tình thì bậc vua chúa nên thu nạp lời người đó mà xét xem có thực tế không. Lời nói của họ mà thích đáng thì thưởng lớn,[2] không thích đáng thì phạt nặng. Như vậy người ngu sợ tội mà không dám nói (bậy), người thông minh không cãi lí, do đó mà không có sự tranh biện. Đời loạn thì không vậy. Vua ban lệnh mà dân lấy văn học để chê bai, công sở có pháp luật mà dân lấy hành động riêng để sửa pháp luật theo ý mình; vua làm loạn pháp lệnh mà trọng trí lược, hành vi của bọn học giả, vì vậy mới có nhiều văn học. Phàm lời nói và hành vi phải lấy công dụng làm tiêu chuẩn. Mài mũi tên cho thật bén rồi lấy bắn càn thì thế nào mũi tên cũng trúng một sợi lông mùa thu (lông tơ), nhưng như vậy không thể bảo là bắn giỏi được, vì không có cái đích nhất định. Đặt một cái đích rộng năm tấc, đứng cách xa trăm bước thì nếu không phải là Nghệ và Phùng Mông[3] tất bắn không trúng được, vì phải nhắm một cái đích nhất định. Cho nên nhắm đích nhất định, thì đích rộng tới năm tấc mà bắn được như Nghệ và Phùng Mông đã là khéo rồi; không có đích nhất định mà bắn càn thì dù trúng mười cái lông mùa thu cũng là vụng. Nay nghe lời nói, xét hành vi (của ai) mà không lấy công dụng làm tiêu chuẩn thì lời tuy rất tinh thâm, hành vi tuy rất kiên cường, cũng chỉ là lời nói càn (việc làm càn) thôi. Cho nên thời loạn thì người ta cho lời khó hiểu là tinh thâm, cho sự uyên bác là hùng biện; xét hành vi thì người ta cho sự xa rời quần chúng là hiền minh, cho sự phạm thượng là cao ngạo. Bậc vua chúa thích lời tinh thâm, hùng biện, trọng hành vi hiền minh, cao ngạo, cho nên tuy có người lập ra pháp luật, định hành vi nào nên giữ nên bỏ, phân biệt lời nào phải lời nào trái, (tới chỗ này chắc sắp chữ thiếu?) nên kẻ mặc áo nhà Nho và bọn đeo kiếm (hiệp khách) mới đông, nông phu và chiến sĩ mới ít, lời luận về “chắc, trắng”, “không có chiều dầy"[4] mới nổi lên mạnh, mà pháp lệnh của quốc gia không còn. Vì vậy mà tôi bảo rằng bề trên không sáng suốt thì sinh ra tranh biện.


 
[1] Nghĩa là về một việc đã ra lệnh thì phải theo, chứ không thể vừa theo lệnh đó vừa theo một mệnh lệnh ngược hoặc khác hẳn.
[2] Nguyên văn: hữu đại lợi = có lợi lớn (cho người nói), tức là người đó sẽ được thưởng.
[3] Hai người bắn giỏi thời xưa – Phùng Mông là học trò của Nghệ. Nhiều người đọc là Bàng Mông hoặc Bồng Mông, nhưng lối đọc này bị các học giả Nhân Sư Cổ và Nguyễn Nguyên bác.
[4] ) Công Tôn Long tách rời cái cứng và cái trắng (li kiên bạch) Như phiến đá trắng, lúc thì ta thấy nó trắng mà không thấy nó chắc, lúc thì thấy nó chắc mà không thấy nó trắng, thấy cái nọ, không thấy cái kia, như vậy là cái nọ lìa cái kia, không chứa cái kia.
Huệ Thi bảo: cái không có chiều dày thì không chồng chất lên được, vậy mà nó lớn tới ngàn dặm (vô hậu, bất khả tích dã, kì đại thiên lí).
Coi thiên Thiên hạ trong Trang tử. Không rõ Huệ Thi (một nhà ngụy biện cũng như Công Tôn Long) muốn nói gì. Có người không chấm câu sau chữ hậu và giảng là: không có cái gì có chiều dày mà không chồng chất lên được, chất hoài nó sẽ lớn tới ngàn dặm.

_________________________________
Hàn Phi Tử - Page 4 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Sponsored content





Hàn Phi Tử - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hàn Phi Tử   Hàn Phi Tử - Page 4 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Hàn Phi Tử
Về Đầu Trang 
Trang 4 trong tổng số 4 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Kiến Thức Tổng Hợp-
Chuyển đến