Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 3 Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc

Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 3 EmptyThu Oct 03, 2013 8:06 pm

Táng tâm bệnh cuồng
 
Câu thành ngữ này có ý chỉ người mất hết lý trí, ngôn luận sai loạn, như bị điên dại, thường dùng để ví về người tàn nhẫn, độc ác đến cùng cực.
 
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Tống Sử-Truyện Phạm Như Khuê".
Tần Cối nguyên là đại thần triều Bắc Tống, đã theo hai nhà vua là Tống Huy Tông và Khâm Tông đến làm tù binh ở phương bắc, nương nhờ vào người Kim. Về sau, hắn bị người Kim thả về Nam Tống làm nội gián. Trong triều đình, hắn đã nêu ra chủ trương bán nước là nghị hòa với người Kim và nam bắc phân để trị. Tống Cao Tông là người luôn có ý định giảng hòa với người Kim, nên rất tán thưởng chủ trương này của Tần Cối, liền nâng hắn lên làm tể tướng, phàm có việc gì đều ngấm ngầm bàn riêng với hắn, không cho phép các đại thần tham gia.
 
Tần Cối một mặt tỏ ra ân cần, khúm núm đối với Tống Cao Tông, mặt khác không ngừng chiêu nạp các quan chức chủ trương đầu hàng, bức hại những quan viên chủ chiến, nên hắn thường bị các đại thần trong triều khiển trách, dân chúng cũng rất căm giận.
 
Một hôm, triều nhà Kim cử sứ giả đến Nam Tống bàn về điều kiện giảng hòa. Vị sứ giả này dựa vào lực lượng quân sự lớn mạnh của triều nhà Kim, thái độ vô cùng ngạo mạn, hắn nêu ra những điều kiện rất khắt khe, nên bị các quan viên chủ chiến phản đối, riêng chỉ có Tần Cối bày tỏ tiếp nhận. Phạm Như Khuê lúc bấy giờ là Hiệu Thư Lang, kiêm chức Sử Quán Hiệu Thám chủ trương từ chối nghị hòa với người Kim. Ông chuẩn bị cùng một số đồng liêu liên danh viết thư cho Tống Cao Tông, phản đối sự cầu hòa nhục nhã này. Sau khi viết xong tấu chương, những người kia sợ bị Tần Cối báo thù, nên đều co rụt lại cả. Phạm Như Khuê thấy vậy liền viết một bức thư cho Tần Cối, để chỉ trích hành vi bán nước của hắn. Trong thư có đoạn viết: "Tần Cối ông nếu không phải là người mất hết lý trí, lời nói và hành vi sai loạn như người điên rồ, thì làm sao lại có thể làm nên những sự việc nhục nước hại dân như vậy? Ông làm như thế tất bị người đời chê trách và thối tha nghìn năm, mãi mãi bị các đời con cháu phỉ nhổ ".
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 3 EmptyThu Oct 03, 2013 8:11 pm

Tam cố mao lư
 
 
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Xuất sư biểu" của Gia Cát Lượng thời Tam Quốc.
Cuối thời Đông Hán, Lưu Bị bị Tào Tháo đánh bại, phải chạy sang Kinh Châu với Lưu Biểu. Nhằm gây dựng nghiệp lớn, Lưu Bị đã đi khắp nơi tìm kiếm nhân tài, chiêu mộ hiền sĩ. Sau danh sĩ Kinh Châu Tư Mã Huy đã tiến cử với ông "Ngọa Long tiên sinh" Gia Cát Lượng.
 
Gia Cát Lượng sống ẩn cư ở Long Trung cách phía tây thành Tương Dương 20 dặm, dưới mái nhà tranh vách nứa và làm nghề đồng áng̣. Ông học thức uyên bác, tinh thông sử sách, là một nhân tài kiệt xuất. Lưu Bị được biết bèn đến Long Trung thăm viếng. Ông trước sau đến Long Trung ba lần, hai lần trước Gia Cát Lượng đều tránh không gặp, đến lần thứ ba mới chịu ra tiếp đón. Gia Cát Lượng đã cùng Lưu Bị phân tích tình hình thời cuộc, thảo luận việc giành chính quyền ra sao, và kế sách thống nhất thiên hạ, khiến Lưu Bị vô cùng khâm phục, nguyện tôn Gia Cát Lượng làm quân sư, gây dựng lại Hán thất. Gia Cát Lượng cảm động trước tấm lòng chân thành của Lưu Bị đã ba lần đến lều tranh mời mình, liền ưng thuận ra giúp Lưu Bị tranh đoạt thiên hạ.
 
Từ đó Gia Cát Lượng trở thành trợ thủ đắc lực của Lưu Bị, phía đông liên minh với Tôn Quyền, phía bắc đánh Tào Tháo, lần lượt chiếm được Kinh Châu và Ích Châu, lập nên chính quyền Thục Hán, hình thành ba nước thế chân vạc Ngụy, Thục, Ngô.
 
Trước khi qua đời, Gia Cát Lượng đã viết cho hậu chủ Lưu Thiền tờ "Xuất sư biểu" trong có đoạn viết: "Tiên đế đã không chê thần là kẻ thấp hèn, đã ba lần đến lều tranh mời thần v v". Qua đó đã biểu lộ được sự hoài niệm sâu sắc của Gia Cát Lượng đối với ân chi ngộ của Lưu Bị, tình cảm hết sức chân thành và rung động lòng người.
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 3 EmptyFri Oct 04, 2013 4:34 pm

  Như thích trọng phụ
 
 
Chữ "Thích" ở đây là chỉ trút bỏ, còn chữ "Phụ" là chỉ gánh nặng.
Câu thành ngữ này có ý là trút bỏ gánh nặng. Thường dùng để ví về người cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái sau khi đã trút bỏ gánh nặng.
 
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Truyện Cốc Lương-Chiêu Công nhị thập cửu niên.
Năm 542 trước công nguyên, Lỗ Tương Công lâm bệnh rồi mất, công tử Trù lên nối ngôi, tức Lỗ Chiêu Công. Nhưng Lỗ Chiêu Công chỉ là bù nhìn, mọi quyền hành đều nằm trong tay Quý Tôn Túc, Thúc Tôn Báo và Mạnh Tôn. Lâu ngày rồi Lỗ Chiêu Công mới phát hiện quyền lực của ba người này mỗi ngày một lớn mạnh, đã tạo thành mối uy hiếp to lớn đối với mình, bèn ngấm ngầm liên lạc các đại thần, tìm cơ hội diệt trừ ba người này.
 
 Sau khi Quý Tôn Túc mất, Quý Tôn Ý Như tiếp tục chấp chính. Hai vị đại phu là Hậu Tôn và Tạng Tôn có mâu thuẫn với Quý Tôn Ý Như, vốn định diệt trừ dòng họ Quý Thị. Điều này chính hợp với ý của Lỗ Chiêu Công. Mùa thu năm đó, Thúc Tôn Báo có việc rời khỏi đô thành, mọi việc trong phủ đều giao cho quản gia coi giữ.
 
 Lỗ Chiêu Công thấy cơ hội đã đến, cho rằng sẽ không có ai ủng hộ dòng họ Quý Tôn, bèn ra lệnh cho Hậu Tôn và Tạng Tôn dẫn quân bao vây phủ đệ của dòng họ Quý Tôn, giết chết Quý Tôn Ý Như. Người quản gia của Thúc Tôn Báo biết được việc này, cho rằng Lỗ Chiêu Công sau khi diệt xong dòng họ Quý Tôn, thì tất chĩa mũi nhọn vào dòng họ Thúc Tôn, tức thì bèn triệu tập binh mã kéo sang cứu giúp dòng họ Quý Tôn.
 
Quân lính của Lỗ Chiêu Công cơ bản không có sức chiến đấu, khi thấy quân của dòng họ Thúc Tôn kéo đến, liền bỏ chạy tán loạn. Bấy giờ, Mạnh Tôn cũng cử quân sang ứng cứu, trên đường vừa vặn gặp Hậu Tôn đang chạy trốn, liền bắt lấy rồi giết chết. Lỗ Chiêu Công buộc phải cùng Tạng Tôn bỏ chạy sang nước Tề.
 
Do Lỗ Chiêu Công đã làm mất lòng dân, nên không được dân ủng hộ, ngược lại đã giảm được gánh nặng cho dân.
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 3 EmptyFri Oct 04, 2013 4:35 pm

Nhân ngôn khả úy
 
 
Ý của câu thành ngữ này là chỉ lời gièm pha của thiên hạ thật đáng sợ.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Kinh Thi -Trịnh Phong-Tướng Trọng Tử".
Thời xưa, có một chàng trai tên là Trọng Tử, chàng say mê một cô gái và muốn tìm cách hẹn hò với nàng, nhưng khốn nỗi cuộc tình duyên này không được cha mẹ nàng đồng ý, vì lo bị cha mẹ mắng nhiếc, nên nàng khuyên người yêu chớ nên làm như vậy. Tức thì nàng hát rằng: "Này chàng Trọng Tử ơi, em xin chàng chớ có leo lên cửa lầu nhà em, chớ có leo gẫy cành Kỷ Tử em trồng. Đây chẳng phải vì em không nỡ, cũng chỉ lo cha mẹ nói mãi không thôi. Kỳ thực em cũng rất nhớ chàng, cũng chỉ vì sợ cha mẹ mắng nhiếc mà thôi. "
 
Cô nàng lại lo mọi người biết việc này sẽ bới móc mình, lại hát rằng: "Này chàng Trọng Tử ơi, em xin chàng chớ có leo lên tường vây nhà em, chớ leo gẫy cành dâu em trồng. Đây chẳng phải vì em không nỡ, cũng chỉ vì miệng đời khó lấp. Kỳ thực em cũng rất nhớ chàng, cũng chỉ sợ người đời lắm kẻ gièm pha. "
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 3 EmptyFri Oct 04, 2013 4:38 pm

Quần sách quần lực
 
 
Câu thành ngữ này có nghĩa là mọi người cùng nghĩ cách, cùng gắng sức.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Pháp Ngôn-Trọng Lê".
Dương Hùng là nhà văn và nhà triết học nổi tiếng thời Tây Hán, ông giỏi về văn chương, nhất là về mặt từ vựng, được tất cả mọi người khen ngợi. Về sau, ông chuyển sang nghiên cứu triết học, cũng đạt được thành tích xuất sắc. ông đã mô phỏng hình thức "Luận ngữ" của Khổng Tử, viết ra quyển "Pháp Ngôn". Trong đó bài " Pháp Ngôn- Trọng Lê" đã thuật lại đoạn lịch sử nổi tiếng về cuộc giành giật giữa Hán vương Lưu Bang và Tây Sở bá vương Hạng Vũ.
 
Trong cuộc chiến tranh giữa Sở Hán, Tây Sở bá vương Hạng Vũ có binh lực tương đối hùng mạnh, nhưng lại bị Hán vương Lưu Bang có thực lực tương đối yếu bao vây tại Các Hạ. Hạng Vũ liều chết thoát khỏi vòng vây, khi chạy tới bờ sông Ô Giang, thì bên mình chỉ còn lại có 28 kỵ binh, mà phía sau là hàng nghìn hàng vạn quân Hán đang đuổi sát đến nơi.
 
Hạng Vũ biết mình không thể nào chạy thoát, liền ngửa mặt than rằng: "Đây là ông trời muốn diệt ta", rồi rút kiếm tự sát.
Dương Hùng phản đối Hạng Vũ lấy nguyên nhân thất bại của mình đổ tội cho ông trời. Trong "Pháp Ngôn-Trọng Lê", ông đã bày tỏ quan điểm của mình như sau:
 
"Hán vương Lưu Bang rất giỏi tiếp thu sách lược của mọi người, chính những sách lược này đã khiến lực lượng của ông thêm lớn mạnh. Còn Hạng vũ thì sao, ông ta không chịu tiếp thu ý kiến của người khác, chỉ biết dựa vào sự dũng mãnh thô mãnh của mình. Ai giỏi tiếp thu kế sách của mọi người thì tất thắng lợi, còn nếu chỉ dựa vào sự dũng mãnh của cá nhân thôi thì tất bị thất bại. Đây không liên quan gì tới ông trời cả. Sự cảm thán của Hạng Vũ kỳ thực là một điều sai lầm".
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 3 EmptyFri Oct 04, 2013 4:40 pm

Khuyển nha giao thố
 
 
Nguyên ý là chỉ răng chó mọc cao thấp không đều nhau. Nay thường dùng để ví về sự việc rắc rối, đan xen phức tạp.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Hán Thư-Truyện Trung Sơn Tĩnh Vương".
Sau khi Hán cao tổ Lưu Bang thành lập chính quyền Tây Hán, nhằm củng cố ách thống trị của gia tộc họ Lưu, Lưu Bang đã phong rất nhiều con cái họ Lưu làm Vương.
 
Nhưng đến thời Hán Cảnh Đế, thì thế lực của các Vương họ Lưu mới dần dần lớn mạnh. Họ mỗi người cát cứ một phương, giữ thế ngang hàng với triều đình. Trong đó có 7 vương chư hầu cùng liên hợp lại, mượn danh "Thanh Quân Tắc", phát động vũ trang phiến loạn, may mà Hán Cảnh Đế kịp thời điều binh trấn áp, mới dẹp yên được cuộc phiến loạn này.
 
Nhưng Hán Cảnh Đế không rút được bài học của "Thất vương chi loạn", lại phong cho 13 con trai của mình làm vương chư hầu. Đến thời Hán Võ Đế thì thế lực của các vương chư hầu càng thêm bành trướng. Hán Võ Đế bèn quyết định tiêu giảm quyền lực của họ.
 
Các vương được tin liền vội vàng đến xin với Hán Võ Đế rằng "Tân hoàng thượng, chúng tôi và Hoàng Thượng đều là anh em ruột thịt. Tiên đế đã chia phong nhiều ruộng đất cho chúng tôi, những ruộng đất này khác nào răng chó đan xen mắc cài nhau, liền thành một dải. Tiên đế những mong qua đó để anh em chúng tôi cùng giúp đỡ và chế ước lẫn nhau, giữ gìn giang sơn bền vững của nhà họ Lưu. Nếu hoàng thượng thu lại đất đã phong cho chúng tôi, như vậy há chẳng phải đi ngược với ý nguyện của tiên đế sao?".
 
Hán Võ Đế nghe xong, nét mặt chỉ lộ vẻ khoan dung, nhưng sau đó vẫn lệnh cho các vương chư hầu chia đất cho các đệ tử của mình. Do đó, những nước chư hầu lớn đã bị chia thành nhiều nước nhỏ, quyền lực bị phân chia, không còn là mối đe dọa đối với tập đoàn thống trị của chính quyền trung ương nữa.
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 3 EmptyFri Oct 04, 2013 4:45 pm

Cầu chi bất đắc
 
 
Ý của câu thành ngữ này là chỉ niềm mong muốn, nhưng không sao đạt được. cũng có khi dùng để ví về có nguyện vọng như thế, rồi cuối cùng được thực hiện.
 
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Kinh Thi-Quốc Phong-Quan Tuy".
Trong "Kinh Thi " có một truyện kể như sau: Có một thiếu nữ xinh đẹp đang hái rau hình bên bờ suối. Một chàng trai trẻ đi qua nhìn thấy nàng bỗng nảy sinh lòng ái mộ. Nét mặt thanh tú và vóc người thon thả của nàng luôn luôn xuất hiện trong giấc mơ của chàng. Nhưng đến khi theo đuổi nàng thì gặp điều trắc trở, chàng trai vô cùng đau khổ, ăn không ngon, ngủ không yên, ngày đêm chỉ tơ tưởng tới cảnh tượng tốt đẹp sau khi cưới được nàng.
 
Bài thơ "Quan Tuy" đã miêu tả về cuộc tình duyên này: Con Cuốc kêu cuốc cuốc, bên bờ suối có một cô nàng rất xinh đẹp, nàng là người bạn đời lý tưởng trong lòng chàng trai. Rau hình mọc cao thấp trên mặt nước, cô nàng thuận theo dòng nước thoăn thoắt hái rau. Ơi người thiếu nữ bóng hình tha thướt, chàng không quản ngày đêm nhớ nhung nàng. Đeo đuổi nàng không kết quả gì, chàng nhắm mắt mở mắt đều nhớ đến nàng. Đêm dài dằng dặc, tương tư không dứt, trăn trở trên giường không sao chợp mắt. Rau hình mọc cao thấp trên mặt nước, cô nàng thuận theo dòng nước thoăn thoắt hái rau. Ơi cô nàng bóng hình tha thướt, anh sẽ gẩy đàn đánh trống rước nàng về thành đôi lứa.

Khiết nhi bất xá
 
 
Chữ "Khiết" ở đây là chỉ dùng dao khắc. Còn chữ "Xá" là chỉ ngừng lại.
Câu thành ngữ này có ý chỉ dùng dao khắc mãi không thôi.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Tuân Tử-Khuyến học".
Tuân Tử còn gọi là Tuân Huống, người nước Triệu cuối thời Chiến Quốc, là nhà triết học và nhà giáo dục nổi tiếng thời cổ TQ.
 
Về mặt tư tưởng triết học, ông cho rằng phát triển tự nhiên có quy luật khách quan của nó; Phản đối mệnh trời, không mê tín quỷ thần, con người nhất định thắng trời; Ông còn chủ trương tùy nơi và tùy lúc thích hợp, phát huy đầy đủ tài năng của con người, xúc tiến vạn vật phát triển. Còn về mặt giáo dục, ông đã viết một bài văn rất nổi tiếng tiêu đề "Khuyến Học", trong đó đã trình bày rõ ràng tư tưởng giáo dục của mình.
 
Trong "Khuyến Học" đã ký thuật lại rất nhiều lý luận về mặt giáo dục và học tập của ông, có ảnh hưởng rất sâu sắc đối với người đời sau. Ông cho rằng, tiếp thụ giáo dục và cố gắng học tập là điều tất yếu, học sinh vượt trội hơn thầy, người đời sau giỏi hơn người đời trước, học tập kiến thức là cả một quá trình tích ít thành nhiều, góp nhặt ngày tháng, học thức yuên bác là sự tích lũy từng ly từng tí. Đó chính là "Bất tích khui bộ, vô dĩ trí thiên lý. Bất tích tiểu lưu, vô dĩ thành giang hải". Đây có nghĩa là không tích từng bước đi, thì khó mà đi được ngàn dặm, không tích từng dòng chảy nhỏ, thì không thể nào trở thành sông biển.
 
Trong "Khuyến Học" của ông có đoạn viết: "Nếu không kiên trì học tập, thì ngay đến gỗ mục cũng khoét không nổi. Bằng như kiên trì khoét xuống thì có là hòn đá cũng sẽ khoét thủng. Do đó, khi mọi người học tập phải nhất định kiên trì không mệt mỏi, như vậy tất sẽ thành công"
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 3 EmptyFri Oct 04, 2013 5:02 pm

Thiên biến vạn hóa
 
 
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Liệt Tử-Thang Vấn".
Khi Chu Mục Vương đi thị sát ở miền tây gặp một người thợ rất tài ba tên là Yển Sư. Nhà vua hỏi ông ta rằng: "Ta nghe nói ông rất khéo tay, vậy ông biết làm những gì?" Yển Sư đáp: "Bệ hạ muốn tôi làm gì thì tôi làm việc ấy. Nay tôi đã làm được một vật, ngày mai xin đưa đến cho bệ hạ xem".
Ngày hôm sau, Yển Sư dẫn một người đến ra mắt nhà vua, nhà vua hỏi người đó là ai? Yển Sư đáp rằng: "Đây là người có tài ca múa do tôi chế tạo ra". Nhà vua nghe vậy vô cùng kinh ngạc, vì nhìn mãi mà cũng chẳng nhận ra đó là người giả, bèn lệnh cho Yển Sư diễn giải xem sao. Yển Sư liền đến gần ấn vào cằm người nộm một cái, tức thì nó hát lên lời ca nghe thật du dương trầm bổng, Yển Sư lại ấn vào cánh tay nó một cái, thì nó liền nhảy múa nhịp nhàng theo lời hát, trông thật đẹp mắt. Sau khi biểu diễn kết thúc, Chu Mục Vương liền bảo Yển Sư tháo người nộm ra xem. Khi tháo ra thì thấy bên trong có bì, nhựa cây, sơn , và các cơ quan nội tạng được làm bằng nguyên liệu màu như: gan, mật, tim, phổi, thận, vị, ruột v v. Có đầy đủ gân mạch, xương, tóc, da, răng. Sau đó, Yển Sư lại lắp ghép lại, nó lại trở thành " người" có thể cử động được theo ý muốn.
Chu Mục Công lệnh cho Yển Sư tháo bỏ tim, thì nó không nói năng được. Tháo bỏ gan thì nó không còn nhìn thấy gì nữa. Tháo bỏ thận thì nó không đi lại được. Chu Mục Vương thấy vậy sửng sốt thốt lên rằng: "Ôi, con người quả thật là khéo léo, hầu như có thể sánh với thiên đế đã sáng tạo ra muôn vật, thực là thiên biến vạn hóa". Câu nói "Thiên biến vạn hóa" từ đó được lưu chuyền lại, dùng để ví về sự vật biến hóa khôn lường.
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 3 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc
Về Đầu Trang 
Trang 3 trong tổng số 3 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3
 Similar topics
-
» Trung Hoa Phan Hồng Trung Trung Hoa Kim Cổ Kỳ Nhân
» Tinh Hoa Trí Tuệ
» Bảy Đại Triết Gia Trung Quốc Đời Chu - Tần
» Mạn đàm về giáo dục thời cổ đại của Trung quốc
» Đạo Giáo Giáo Phái

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Các Đạo Khác :: Gương Xưa Tích Cũ-
Chuyển đến