Tuổi dậy thì mang lại những thay đổi gì? Các bé gái bắt đầu lớn lên và phát triển ở độ tuổi từ 8 đến 13, với sự thay đổi như sẽ bắt đầu mọc lông nách, lông mu, mụn trứng cá và rõ ràng là cơ thể sẽ cao lớn nhanh chóng, ngực phát triển. Và sự bắt đầu của chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sẽ đánh dấu tuổi dậy thì.
Thực tế thì ở nước ta chưa có thống kê cụ thể về độ tuổi dậy thì, nhưng theo ông bà xưa để lại “"nữ thập tam, nam thập lục" tức là tuổi dậy thì của các bé gái bắt đầu từ 13 tuổi và của bé trai là 16 tuổi.
Dậy thì sớm được hiểu đơn giản là khi cơ thể trẻ bắt đầu chuyển đổi thành người lớn (dậy thì). Tuổi dậy thì bắt đầu trước 8 tuổi ở bé gái và 9 tuổi ở bé trai thì được coi là dậy thì sớm. Nhưng nếu các bé gái dậy thì trước 13 tuổi thì phụ huynh cũng nên cẩn thận đưa trẻ đến gặp bác sĩ kiểm tra.
NGUYÊN NHÂN KHIẾN CÁC BÉ GÁI DẬY THÌ SỚM PHỔ BIẾN
Dậy thì sớm là tình trạng phát triển các đặc tính sinh dục, khả năng sinh sản sớm hơn so bình thường. Nguyên nhân có thể được chia thành 3 nhóm chính sau đây:
Dậy thì sớm trung ương
Do trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục được kích hoạt sớm và quá trình tiết gonadotropin tăng mạnh. Nguyên nhân dậy thì sớm nhóm này đa số là vô căn, tức là không có nguyên nhân thực thể gây ra.
Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, dậy thì sớm trung ương có thể xuất phát từ các nguyên nhân như: có khối u trong não hoặc tủy sống, tràn dịch não (tích tụ chất lỏng dư thừa), tổn thương hoặc bức xạ đến não hoặc tủy sống; tăng sản thượng thận bẩm sinh, suy giáp (tuyến giáp không sản xuất đủ hormone)
Dậy thì sớm ngoại vi
Theo thống kê thì dậy thì sớm ngoại vi ít phổ biến hơn so với dậy thì sớm trung ương. Thường xảy ra do các nguyên nhân khác ngoài não như tăng sản tuyến thượng thận, u tuyến thượng thận, u buồng trứng sản xuất hormone tuyến sinh dục và gây phát dục…
Bên cạnh đó, sự tiếp xúc với các nguồn estrogen bên ngoài như uống nhầm thuốc tránh thai; tiếp xúc các loại kem hoặc thuốc mỡ cũng có thể là nguyên nhân gây dậy thì sớm ngoại biên.
Ảnh hưởng lối sống – sinh hoạt
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng dậy thì sớm có thể liên quan đến việc tiếp xúc với chất hóa độc hại hoặc lối sống, sinh hoạt tiêu cực thường gặp trong xã hội hiện đại. Các yếu tố tăng nguy cơ bao gồm:
- Tiếp xúc lâu dài với hóa chất: Hóa chất có mặt khắp nơi trong xã hội hiện đại. Nếu tiếp xúc với nhiều loại hóa chất khác nhau với liều lượng thấp và trong thời gian dài… cũng có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố và gây ra nhiều bệnh, trong đó có dậy thì sớm.
- Chế độ dinh dưỡng: Với sự tiến bộ của xã hội, mức sống được cải thiện và chế độ dinh dưỡng trở nên phong phú hơn. Việc ăn nhiều thực phẩm "ít dinh dưỡng, nhiều calo" như đồ uống có ga, thịt chế biến sẵn, thức ăn nhanh và các sản phẩm từ sữa.... Tất cả những điều này có thể làm thay đổi tốc độ phát triển và dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ.
- Tác động của môi trường: Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ cũng rất lớn. Ví dụ, sự phát triển nhanh chóng của truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông… có liên quan chặt chẽ đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em.
- Tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng tăng: Mỡ thừa trong cơ thể ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách mà chúng ta không thể thấy được, nó làm thay đổi nồng độ các loại hormone trong cơ thể như insulin, leptin, estrogen và những loại hormone này có thể liên quan đến thời điểm trẻ bước vào tuổi dậy thì.
Nguồn ** https://dakhoahoancautphcm.vn/can-biet-nguyen-nhan-khien-cac-be-gai-day-thi-som.html
Thông tin liên hệ: Phòng khám đa khoa hoàn cầu