Người bị Herpes miệng do virus thường lây qua tiếp xúc trực tiếp như quan hệ tình dục bằng miệng, hôn… Hoặc cũng có thể do tiếp xúc gián tiếp khi ăn, uống chung hoặc dùng chung mỹ phẩm và vật dụng cá nhân. Đặc biệt virus này thường gây tái phát nếu gặp những yếu tố thuận lợi đó là:
++ Khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời mà đặc biệt đó là khu vực ở vùng môi.
++ Khi mà hệ miễn dịch cơ thể kém, bị dị ứng thực phẩm hay bệnh suy giảm miễn dịch giai đoạn mang thai, do thay đổi hormone chu kỳ kinh.
++ Do tổn thương vùng môi, nướu hoặc bị bệnh lý vùng răng miệng.
++ Do cơ thể mệt mỏi, xuất hiện tình trạng căng thẳng.
++ Thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ ở vùng môi và mặt gây ra ảnh hưởng khả năng miễn dịch đối với vùng da này.
Lưu ý quan hệ tình dục không an toàn không chỉ gây ra việc lây nhiễm virus Herpes mà đồng thời còn lây truyền thêm nhiều virus gây bệnh nguy hiểm như giang mai, lậu, HIV, mụn cóc sinh dục…
ĐIỀU TRỊ, PHÒNG NGỪA MỤN HERPES Ở MIỆNG BẰNG CÁCH NÀO?
Có thể thấy rằng Herpes miệng mặc dù không gây ra nguy hiểm cho tính mạng. Thế nhưng hoàn toàn có thể gây những biến chứng về da hay hệ miễn dịch nếu như không được điều trị tốt.
1. Phương pháp điều trị mụn Herpes ở miệng
Mặc dù chưa có cách giúp điều trị hoàn toàn Herpes miệng, nhưng chăm sóc, điều trị tại nhà tích cực và đúng cách sẽ là giải pháp giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng tốt. Dưới đây sẽ là một số cách điều trị hay được áp dụng:
++ Dùng kem bôi, thuốc mỡ
Mụn rộp ở môi thường sẽ gây ra đau đớn hay ngứa rát khiến người bệnh thấy rất khó chịu. Nên để kiểm soát được cơn đau và ngứa do Herpes miệng, thúc đẩy tự làm lành tổn thương chúng ta nên dùng thuốc mỡ hoặc là kem bôi kháng virus rất hiệu quả. Thuốc thường sử dụng chính là Acyclovir và được dùng khi mà mụn Herpes môi vừa khởi phát và triệu chứng bệnh cũng được kiểm soát một cách nhanh chóng.
++ Dùng thuốc kháng virus
Bệnh Herpes xảy ra do virus nên dùng thuốc kháng virus chính là giải pháp để triệu chứng bệnh được giảm nhanh. Thuốc hay được dùng đó là acyclovir. Những loại thuốc này mang đến công dụng nhanh với Herpes môi nhưng có thể gây tác dụng phụ nên bệnh nhân cần hết sức chú ý. Bởi vì nếu không điều trị tốt, bệnh có thể kéo dài dai dẳng và gây ra biến chứng, bệnh nhân cần điều trị cùng thuốc với liều lượng cao hơn.
2. Chăm sóc khi bị mụn Herpes ở miệng
Song song đó người bị mụn Herpes ở miệng cũng cần lưu ý áp dụng một số phương pháp chăm sóc điều trị để giảm nhẹ triệu chứng như:
++ Chườm lạnh
Dùng nước đá lạnh hay đá bọc bên trong vải rồi chườm lên vùng mụn loét khoảng 20 phút mỗi lần, dùng mỗi ngày 2 đến 3 lần. Triệu chứng đau xảy ra do Herpes miệng được giảm nhẹ.
++ Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt không kê đơn
Chú ý cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng những loại thuốc không kê đơn này mà đặc biệt là với trẻ nhỏ bởi có thể gây ra một số tác dụng phụ. Thuốc có thể dùng tại nhà đó là acetaminophen hoặc ibuprofen.
++ Hạn chế thực phẩm chua
Vì mụn Herpes môi gây đau đớn và khó hồi phục nếu tiếp xúc acid từ thực phẩm. Đặc biệt là đối với cam, chanh, quýt… Do vậy bạn có thể uống để tăng miễn dịch nhưng chỉ nên dùng ống hút, tránh chạm với vùng da bị nhiễm virus.
++ Dưỡng ẩm
Có thể dưỡng ẩm vùng da bị bệnh thông qua gel lô hội hay son dưỡng lô hội. Bởi vì bên trong tinh chất có tác dụng làm mát cũng như làm dịu tổn thương da.
++ Uống nhiều nước
Vì Herpes môi có thể gây ra nhiều mụn rộp dẫn đến đau đớn bên trong miệng. Do đó nên uống nhiều nước lọc, nước hoa quả cũng như các loại nước để tránh mất nước. Cũng như giảm đau đớn và giúp tốc độ phục hồi nhanh hơn.
Nguồn ** https://dakhoahoancautphcm.vn/thong-tin-mun-herpes-o-mieng-va-giai-phap-dieu-tri.html
Thông tin liên hệ: Phòng khám đa khoa hoàn cầu