Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Con dê dịu dàng hiền lành Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Con dê dịu dàng hiền lành

Go down 
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Con dê dịu dàng hiền lành Empty
Bài gửiTiêu đề: Con dê dịu dàng hiền lành   Con dê dịu dàng hiền lành EmptyFri Aug 30, 2013 12:51 pm

Con dê xếp thứ 8 trong 12 con giáp, kết hợp với “Mùi” trong 12 địa chi.
Con người luôn có cảm tình với con dê. Dê là đại diện cho hòa bình, cát tường, hiền lành, tốt đẹp, trí nhân, trí nghĩa, trí lễ. Vào thời xưa chữ “dương” (dê) với “tường” (điều may mắn, tốt lành) được dùng là một, ý nghĩa của chữ “thiện” và “mỹ” đều có liên quan đến dê, dê cũng có mối quan hệ mật thiết với mắt trời. Sự tao nhã lịch lãm của dê ví như vị thân sĩ, sự dịu dàng thuần phục của dê ví như người con gái, sự trong sáng của dê là tượng trưng cho đức hạnh cao thượng và tình yêu trong sáng. Trong “Xuân thu phồn lộ - Chấp chí” của Đổng Trọng Thư đời Hán có một đoạn viết ca ngợi con dê: “Dê có sừng nhưng không sử dụng bừa bãi, chỉ để phòng thân, như kẻ hiếu nhân. Khi bị bắt không kêu la, bị giết không gào khóc, như kẻ chết vì nghĩa. Khi bú mẹ nó luôn quì xuống như người còn hiếu lễ. Vì thế dê (dương) được xem như là tường (cát tường)”. Con dê được con người phú cho những đức tính tốt đẹp: nhân, nghĩa,
lễ, mỹ, thiện, và chỉ có dê là động vật thể hiện được những đức tính tốt đẹp ấy của con người.
Vào thời kỳ sống bằng trồng trọt, du mục, săn bắt, con người đã có tình cảm sâu sắc với con dê. Với màu lông trắng tinh, tính tình dịu dàng, con dê đã trở thành biểu tượng cho cuộc sống hòa bình và an cư lạc nghiệp của con người. Ông Tào Đường người đời Đường có bài thơ “Tiểu du tiên”: “Cộng ái Sơ Bình chú cửu hạ, phần hương bất xuất bế kim hoa. Bạch
dương thành đội nan thu thập, ngật tận khê đầu cự thắng hoa.” Sơ Bình tức Hoàng Sơ Bình là đạo sĩ đời Tấn, tương truyền lúc thiếu thời ông đi chăn dê, gặp một tiên ông dẫn vào một hang đá trong núi Kim Hoa, sau này ông đắc đạo thành tiên. Mở đầu bài thơ miêu tả cảnh tiên, sau đó mới nói đến đàn dê, nhằm nêu bật cảnh thái bình tiên cảnh, từ đó nói lên lòng mong mỏi hướng đến cuộc sống an bình trong khung cảnh thiên nhiên êm đềm của nhà thơ.
Dê là con vật được người xưa thờ cúng phổ biến. Bộ tộc Khương là bộ tộc nguyên thủy lâu đời nhất miền tây Trung Quốc cũng lấy dê làm con vật tổ. Hứa Thận đã chú giải chữ “Khương” trong “Thuyết văn” rằng: “Khương, người chăn dê vùng Tây Nhung, chữ viết có bộ nhân và bộ dương.” Người Khương mang theo văn hóa Tôtem thờ dê di cư đến phía đông, hòa
nhập vào văn hoá Hoa Hạ, hình thành nền văn hóa dân tộc Trung Hoa. Dê là con vật được sùng bái rộng rãi, là tế phẩm rất quan trọng trong, các cuộc tế lễ mang ý nghĩa cầu phúc. Trong “Thuyết văn” viết “Dương, tường dã.” (dê, là điều tốt lành). Việc lấy dê để cúng tế là công việc cúng tế thần thánh, cầu thần linh ban phước. Chữ “dương” và chữ “thị” kết hợp lại thành chữ “tường” trong “cát tường”. Quan niệm “dương - tường” đã đi sâu vào lòng người, trở thành biểu tượng cho “cát tường”. Theo “Thuyết văn giải tự” ghi: “Mỹ, cam dã. Có bộ dương và bộ đại.
Dương (dê) trong lục súc chủ yếu là cung cấp thức ăn cho con người. Mỹ và thiện mang ý nghĩa giống nhau.” Nghĩa gốc của chữ “mỹ” là gì? Có 3 cách giải thích như sau:
Cách thứ nhất như trên đã nói, “dương” và “đại” tức con dê to thì ngon, từ vị ngon của thịt dê đưa đến quan niệm về cái đẹp (mỹ).
Cách thứ hai, chữ “dương” và chữ nhân” hợp lại là chữ “mỹ”, tổ tiên ta đội sừng dê khi nhảy múa hay trong các nghi thức, dùng sừng dê làm đồ trang sức, cách giải thích này căn cứ vào giáp cốt văn và những bức vẽ động vật trên đồ đồng thau, đồ làm bằng xương động vật được khai quật.
Cách thứ ba cho rằng thời xưa người ta coi dê là tượng trưng cho phái nữ. Sự sùng bái khả năng sinh sản của phái nữ đã khiến người xưa nảy sinh ý nghĩ về cái đẹp. Cách giải thích này có cơ sở từ những bức vẽ trên các vách đá. Tuy quan điểm có khác nhau nhưng cả ba cách giải thích trên đều nói đến quan hệ giữa dương (dê) và nhân (người) và đều cho rằng cái đẹp (mỹ) có liên quan đến dê.
Ba cách đều có cơ sở hợp lý, mỗi cách khảo cứu theo một khía cạnh của quan hệ giữa dê và người. Tổng hợp các thuyết trên, chúng ta mới có thể hiểu rõ hơn sự thâm thúy về văn hóa dê Bản tính con dê vốn hiền hòa, giao hảo với con người, cho dù đang đứng trước giờ phút bị giết cũng không hề kêu la, ung dung bình tĩnh, dáng vẻ như sẵn sàng chết vì nghĩa cả.
Đời Tống có ông Hoàng Đích Kiên viết bài thơ “Hí đáp Trương Bí giám quý dương thi”: “Tế lặc nhu mao bão ngọa sa, phiền công khiển kỵ tống hàn gia. Nhẫn lệch vô tội sung bào tể, lưu dữ nhi đồng giá tiểu sa.” Nhà thơ tỏ ra thương tiếc con dê ngoan hiền, muốn giết nó nhưng lại không nỡ, còn trả nó trở về thì lại sợ bạn buồn lòng, thôi thì để lại cho trẻ con cưỡi chơi vậy.
Bài thơ đã bộc lộ tấm lòng yêu thương loài vật và con cái của nhà thơ. Từ đó ta thấy được lòng yêu thương con dê hiền lành ngoan ngoãn của con người.
Thời xưa chữ dương (dê) và chữ dương (mặt trời) giống nhau, giữa dê và mặt trời có mối liên hệ về văn hóa nhất định. Sự sùng bái dê và sùng bái mặt trời hợp lại thành một. Có thuyết cho rằng Thần dê chính là Thần mặt trời. Theo “Chu dịch” gọi tháng giêng là quẻ Thái.
Tam dương sinh tại hạ. Người đời sau lấy “tam dương (mặt trời) khai thái” để ca ngợi đầu năm mới với ngụ ý cát tường, bình an. Còn trong dân gian thường lấy “tam dương (dê) khai thái” lấy hình ảnh ba con dê để tỏ nguyện vọng quốc thái dân an. Ngoài thần mặt trời ra, dê còn được coi như những vị thần khác. Dê thích ăn các loại bông, lúa, mạch, vỏ cây, rễ cỏ nên người xưa đã liên hệ dê và các loài ngũ cốc, cây cối và cho rằng dê chính là thần ngũ cốc, thần cây cối.
Trong “Khổng Tử gia ngôn - Biện chính” có một con chim cát tường tên gọi Thương Dương, nó có thể dự báo mưa, cũng có người nói Thương Dương chính là thần mưa. Ngoài ra, do người xưa sùng bái núi, đất, đá, mà dê thì đi lại dễ dàng nơi vách núi hiểm trở như đi trên đất bằng, nên có thuyết cho rằng dê là thần núi, thần đất, thần đá. Tóm lại, tất cả những sùng bái về dê đều thể hiện ước vọng trừ tà ma, mong cho gia súc đầy đàn, cuộc sống con người hạnh phúc.
Nói chung, con dê hiền lành dịu dàng là tập hợp của những đức tính tốt đẹp.
………………………….
Gió đưa ngọn cỏ lao xao, thấp thoáng bóng dê ẩn hiện đó đây
 
Con dê là loài động vật bị con người săn bắt đầu tiên nhất và cũng là một trong những loài động vật được con người thuần phục đầu tiên nhất. Trong những loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm nhất của loài người - tranh khắc trên vách núi - thì con dê chiếm tỉ lệ tương đối lớn trong số những động vật được khắc. Người ta tìm thấy những tranh khắc trên vách núi Đại
Hưng An, Âm Sơn ở Nội Mông, núi Hạ Lan ở Ninh Hà, Hắc Sơn ở Cam Túc ... Khi chúng ta
đối mặt với những con dê, đàn dê ấy, sẽ cảm nhận dược mối quan hệ khăng khít giữa tổ tiên ta với con dê. Những bức tranh khắc trên vách núi ấy trải qua hàng ngàn hàng vạn năm vẫn sừng sững chống chọi với nắng mưa như muốn kể lại cho đời sau những câu chuyện xa xưa của tổ tiên ta, khắc họa những dấu vết phát triển của người nguyên thủy từ thời săn bắt đến chăn nuôi, trồng trọt, chúng đã bộc lộ tình cảm sâu kín của tổ tiên ta qua những giai đoạn phát triển đó.
Từ những bức tranh đó, chúng ta biết được cách thức săn bắt của người xưa, từ một người, hai người đến nhiều người, thấy được tinh thần hợp tác lẫn nhau của người nguyên thủy, những công cụ săn bắt thô sơ như đá được cải tiến dần đến bẫy thú, cung tên, tất cả
đều thể hiện sức chinh phục tự nhiên ngày càng mạnh của người xưa và sự đấu tranh sinh tồn của họ cũng rất gian nan vất vả. Dê là nguồn cung cấp cái ăn, cái mặc chủ yếu của họ, khi miếng thịt dê thơm ngon làm no bụng họ, tấm da dê làm ấm lòng họ thì mối quan hệ giữa họ và dê càng khăng khít hơn.
Người nguyên thủy trải qua một thời gian dài sống bằng săn bắt hái lượm. Họ bắt đầu biết thuần hoá các loài động vật hoang dã. Cách đây khoảng một vạn năm trước, loài người đã thuần hóa được loài dê rừng, 9000 năm trước đã thuần hóa được loài cừu, những bức tranh vách đá đã phản ảnh sinh động cuộc sống chăn nuôi dê sớm nhất của loài người. Từng bức tranh như từng trang sử lật cho chúng ta thấy phương thức chăn nuôi theo đàn được xếp thành hàng dài, có khi lại tản ra, tự do đi ăn cỏ, còn người đi chăn khi đi bộ khi cưỡi ngựa, khi một người, khi nhiều người. Chúng ta có thể cảm nhận được cảnh bao la của gió đưa ngọn cỏ lao xao, thấp thoáng bóng dê ẩn hiện đó đây, đồng thời cũng cảm nhận được sự êm ả của “Mặt trời sắp lặn, đàn dê lũ lượt xuống núi”. Ngoài ra, còn cảm thông cho cảnh cùng cực cay
đắng của người đi chăn gặp phải sói dữ, họ phải bó tay nhìn đàn dê bị sói tha đi.
Căn cứ theo tài liệu khảo cổ, từ đời Hạ, người ta đã biết nuôi dê, đến đời Thương, lục súc (ngựa, dê, bò, heo, chó, gà) đã được nuôi phổ biến. Vào đời Chu đã có chức quan “Mục nhân” chuyên coi việc chăn nuôi lục súc. Theo “Chu lễ - Địa quan” ghi lại: “Mục nhân, người chuyên cai quản việc chăn nuôi lục súc, nhằm để cho sản vật được sinh sôi, nảy nở.” Qua câu
“Ai bảo rằng anh chẳng có con dê nào, anh có cả đàn 300 con” ở trong “Thi - Tiểu nhã – Vô dương” có thể thấy được đàn dê thả chăn lúc bấy giờ lớn biết bao.
Đến thời kỳ Xuân thu chiến quốc, người chăn nuôi gia súc ngày càng nhiều, hầu như nhà nhà đều nuôi. Theo “Trang Tử - Đạt sinh thiên” ghi: “Người chăn nuôi giỏi là người chăn dê, người sau noi theo người trước mà học hỏi.” Có thể thấy nghề nuôi dê trong dân gian đã rất phổ biến và được phát triển đến đời Tần Hán thì được xem như là người và súc vật đều hưng vượng, ngành chăn nuôi trở nên rất phát đạt, có nhà nuôi bò dê lên đến hàng ngàn con. Đến đời Hán xuất hiện nhiều tay nuôi dê giỏi. Vào thời Hán Vũ Đế có người tên gọi Bốc Thức, từng một mình đi vào trong núi sâu chăn dê hơn 10 năm, đàn dê của ông lên đến hàng ngàn con.
Sau này được chăn dê cho Thiên tử, đàn dê ông nuôi con nào cũng to béo mạnh khỏe, tỉ lệ sinh sản cao, là người nuôi dê rất thành công. Thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều, do chiến tranh liên miên, ngành chăn nuôi bị tổn thất lớn, nhưng ở Bắc ngụy vẫn có những phát triển đáng kể.
Có một bài dân ca “Sắc Lặc ca” thời Bắc triều đã miêu tả cảnh tượng thịnh vượng của ngành chăn nuôi lúc đó: “Sông Sắc Lặc, dưới Âm sơn, bầu trời bao la, bao trùm vạn vật. Trời mênh mông, đất mênh mông, gió đưa ngọn cỏ lao xao, thấp thoáng bóng dê ẩn hiện đó đây.” Ông Giả Tư Hiệp người nước Đông Ngụy đã viết quyển “Tề dân yếu thuật” trong đó có “Thiên nuôi dê'' đã ghi lại kinh nghiệm chăn dê của ông.
Vào thời Tùy Đường, đất nước thái bình, nhân dân an cư lạc nghiệp, số lượng và giống dê cũng gia tăng mạnh, dê được đưa từ ngoài vào giao phối với dê trong nước, lai tạo nhiều giống dê tốt như giống dê Hà Tây, Hà Đông, Sa Uyển, Khang Cư ... Ngành chăn nuôi thời kỳ này có thể miêu tả như sau “Nhìn khắp ấp lộ, bò dê khắp chốn.”
Mô hình sản xuất của đời Tống là “Nam nông bắc mục”, ngành chăn nuôi phía bắc, nhất là khu vực dân tộc thiểu số chiếm vị trí quan trọng. Khi Tô Tụng đi sứ Khiết Đan đã thuật lại tình hình lúc đó như sau: “Một đàn dê có hàng ngàn vạn con, súc vật cực thịnh”. Thời ấy hầu như ai ai cũng biết qua kỹ thuật nuôi dê. Lục Du từng viết bài: “Mục dương ca” nói về cách chăn nuôi dê như sau: “Thả dê kỵ quá sớm, quá sớm dê sẽ bị thương tổn. Một con bệnh chẳng sao, cả đàn ngã bệnh thì khốn. Mặt trời lên, sương phủ đồng cỏ xanh, đàn dê rãi khắp núi đồi, mục đồng tay cầm thanh tre nhỏ, vịnh mấy vần thơ trốn thảo mục.”
Vào thời Nguyên, Minh, Thanh, ngành nuôi dê không những phát triển ở vùng phía bắc Trung Nguyên mà cả vùng tây nam cũng rất phát triển. Trong “Điền hải ngu hành chí” ghi: “Dê nuôi ở Điền Trung rất nhiều, mỗi ngày đưa đến giao dịch ở tỉnh thành có đến vài trăm con, quanh năm cứ thế, đôi lúc cũng có giống dê đuôi to đến từ Di Tây.”
Dê và người thường sống bên nhau như thế, cuộc sống chăn dê cũng trở thành một bức tranh cuộc sống độc đáo, chứa đựng những niềm vui nỗi buồn riêng. Quanh năm chăn dắt trên thảo nguyên, chịu bao nhiêu mưa nắng dãi dầu, sương hàn giá lạnh, là nỗi khổ cực chỉ người trong cuộc mới thấu hiểu. Tuy nhiên, “Bảo kiếm mài dũa nên sắc bén, trải đông hàn mai thêm sắc hương.” Cuộc sống chăn nuôi du mục đã tôi luyện thêm tinh thần và ý chí con người.
Các nhân vật lịch sử như đại tướng quân Vệ Thanh chống quân Hung Nô vào đời Hán, tác giả quyển “Sử ký” Tư Mã Thiên, tác giả “Bác vật chí” Trương Hoa đời Tấn, tác giả “Tề dân yêu thuật” Giả Tư Hiệp đời Đông Ngụy đều đã từng trải qua cuộc sống chăn dê, quả đúng với câu “Gian nan rèn luyện mới thành công”. Cuộc sống chăn nuôi của một số nhân vật lịch sử mang một ý nghĩa đặc thù riêng đã trở thành những điển tích được truyền tụng mãi sau này
Ông Văn Thiên Tường đời Tống có bài thơ “Vịnh dê” rằng: “Trường nhiêm chủ bộ hữu giai danh, phần thủ nhu mao tự tuyết minh. Khiên dẫn gia mã như Vệ Giới, sất giáo khởi thạch tiễn Sơ Bình. Xuất đô bất thất thành quân nghĩa, quỵ nhũ năng tri báo mẫu tình. Thiên tái Hung Nô đa mục dưỡng, kiên trì khổ tiết Hán Tô Khanh”. “Trường nhiêm chủ bộ” là tên riêng của một loài dê, vì dưới cằm của con sơn dương có râu, nó thường hay ngước đầu nhìn về phía trước,
dáng vẻ như một thư sinh nho nhã, học thức uyên thâm, nên ông Thôi Báo người đời Tấn đã gọi dê như thế trong bài “Cổ kim chú”. Nhân vật “Vệ Giới” được nói đến trong bài thơ là người Tấn, có dáng người thanh tú, nên người ta hay gọi ông là người ngọc, ông hay đi lạc trong thành Lạc Dương bằng một cỗ xe bạch dương. Còn “Sơ Bình” là chỉ Hoàng Sơ Bình, theo “Thần tiên truyện” của Cát Hồng: “Hoàng Sơ Bình chăn dê ở trên núi Kim Hoa hơn 40 năm vẫn chưa lần nào về thăm nhà, anh của ông tìm đến chẳng thấy dê đâu, bèn hỏi ông dê đâu sao không thấy, Sơ Bình liền quát: “Dương khởi” tức thì đá trắng đều biến thành mấy vạn con dê, “Hoàng Sơ Bình quát đá hóa dê” đã trở thành điển tích mang hàm ý qui ẩn thoát tục để thành tiên. Nhiều nhà thơ đã gọi Hoàng Sơ Bình là “tiên”. Bài thơ “Tiên khách” của Tiên Cương viết:
“Xuyên trì thính long trường, sất thạch đãi dương qui”. Lý Bạch ở bài thứ 17 trong của “Cổ phong” có câu: “Kim hoa mục dương nhi, nãi thị tử yên khách.” tử yên chỉ khí tiên. Ngày nay ở một số nơi như Hồng Kông, Ma Cao người ta tin rằng Hoàng Sơ Bình có khả năng “Quát đá hóa dê” nên truyền tụng thành vị “Hoàng Đại Tiên” có khả năng trỏ đá thành vàng, cầu gì được nấy. Cuối bài thơ nói đến “Hán Tô Khanh” chính là ông Tô Vũ chăn dê 19 năm ở Bắc Hải. Ông là người Đỗ Lăng đời Tây Hán, giữ chức Trung Lang tướng đi sứ sang Hung Nô, không ngờ bị
vua Hung Nô Đơn Y uy hiếp ép buộc đầu hàng, Tô Vũ không nghe, bị lưu đày đến Bắc Hải chăn dê suốt 19 năm, trong suốt thời gian bị lưu đày, Tô Vũ vẫn một mực giữ khí tiết của một vị quan nhà Hán, khát uống tuyết, đói ăn cỏ, cho đến khi Chiêu Đế cùng Hung Nô giao hảo ông mới được tha về nước. Tấm lòng luôn hướng về tổ quốc của Tô Vũ thật khiến ta cảm động biết bao. Văn nhân thi sĩ đời sau có nhiều bài ngợi ca tấm lòng yêu nước của ông và câu chuyện
chăn dê của Tô Vũ đã trở thành tiêu biểu cho tinh thần yêu nước bất khuất.
Trung Quốc đã có lịch sử chăn dê, nuôi dê lâu đời. Hình ảnh thảo nguyên bát ngát, tiếng hát du mục du dương đã vẽ nên một bức tranh văn hóa đặc sắc. Trong “Kinh thi - Vương phong - Quân tử vu dịch” có những câu thơ đã làm xúc động lòng người như “Nhật tri tịch hĩ, dương ngưu hạ lai. Quần tử vu dịch, như tri hà vật tư?” (Mặt trời đã xuống núi, đàn dê đàn bò đã về chuồng mà sao người thân biền biệt nơi xa vẫn chưa thấy trở về). Bài thơ đã khắc họa lên nỗi lòng mong ngóng của người đi kẻ ở, khiến những ai đang trong tình cảnh ấy đều thấy chột dạ nhớ nhung da diết và có sự đồng cảm với tác giả. Bức tranh mặt trời lặn, người chăn nuôi lùa đàn gia súc về chuồng đã gởi gấm nỗi lòng mong nhớ người thân đang phiêu bạt đâu đó của kẻ ở và nỗi nhớ quê mong ngày trở về của người đi. Bức tranh ấy đã mãi mãi in đậm
trong lòng người dân Trung Quốc
……………………..
“Dê” trong cuộc sống của người Trung Quốc
 
Có nhiều phong tục tập quán trong dân gian mang đậm nét văn hóa dê. Ở Hồ Bắc, Hồ Nam, Chiết Giang, Hà Bắc lấy ngày mùng 4 tháng giêng âm lịch là ngày của dê. Vào ngày đó, người ta xem thời tiết ra sao để dự đoán sự thịnh suy của ngành nuôi dê năm đó, nếu trời nắng tốt thì thịnh, trời âm u thì suy, cho nên người ta đều mong ngày đó trời quang mây tạnh, đồng thời, ngày đó người ta kiên kỵ giết mổ, la mắng hay đánh đập dê.
Trong dân gian dân tộc Hán ở vùng Hồ Bắc có tục cưới xin “Gùi rượu dê”. Họ nhà trai dùng bò, heo làm sính lễ, xếp giò dê, rượu thịt vào một giỏ gùi đến nhà gái, chia cho bà con bạn bè bên nhà gái. Dân tộc Thổ ở Thanh Hải có tục vào ngày tổ chức lễ cưới khi nhà trai đến nhà gái rước dâu phải tặng cho nhà gái một con dê cái màu trắng, con dê này coi như vật thế
thân của cô dâu, nó sẽ ở lại nhà gái để sinh sản và mang lại điềm tốt lành cho hai họ. Dân tộc Hán sống ở vùng tam giác Trường Giang có tục cưới xin “Gấm quấn dê”, chú rể dùng dãi lụa gấm màu đỏ quấn lấy con cừu non để làm sính lễ, màu đỏ là màu của hỉ khánh, cừu non tượng trưng cho cát tường. Dân tộc Tích Bá có tục cưới “Tranh xương dê”, họ đặt một khúc xương đùi dê ở giữa cô dâu chú rể, sau đó đôi tân lang tân nương cùng uống rượu mừng, đến ly thứ ba, anh chị em hai họ bắt đầu tranh nhau khúc xương dê đó, nếu nhà trai tranh được thì chú rể sẽ là người cần mẫn giỏi giang, biết lo cho vợ con, gia đình luôn hạnh phúc, còn nếu nhà gái tranh được thì cô dâu sẽ là người đảm đang khéo thu vén cho gia đình hòa thuận hưng vượng.
Dân tộc Bạch có tục tế hồn dê vào ngày 28 tháng 6 hàng năm, buổi tế lễ đó sẽ do người chăn dê cao tuổi nhất chủ trì. Khi tế, họ lấy tấm chăn lông cừu treo ở ngọn cây bên đàn tế để cầu mong cho đàn dê không bị những con thú khác xâm hại.
Món “Toàn dương” là món ăn truyền thống của dân tộc Mông Cổ và dân tộc Ca-dắc.
Khi món ăn mang lên bàn tiệc, thịt dê được xếp vào mâm từng miếng lớn thanh hình con dê, đầu dê được dùng để đãi khách. Còn ở những vùng phía bắc, vào mùa đông có món “Chần thịt dê” còn gọi là “Lẩu dê” nổi tiếng, món này có lịch sử lâu dài, hương vị rất tuyệt. Cũng có món nướng thịt dê xâu được bán dạo bên lề phố, nó vốn là món ăn vặt của miền Tân Cương, sau được truyền vào nội địa.
Dê và văn hóa phục sức của con người cũng có mối liên quan mật thiết. Từ xưa đến nay, áo lông cừu là loại áo rất quí và đắt tiền. Ngày nay, những sản phẩm làm từ lông cừu rất được ưa chuộng trên thế giới, lông cừu được mệnh danh là “Vàng mềm”.
Dê cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống tinh thần của người dân Trung Quốc.
Trong các tác phẩm văn học, dê được nói đến cũng khá nhiều. Đời Tống có bài “Con cừu” của Nhạc Kha: “Nhục mao xuy sóc tuyết, tế lặc ngọa tinh sa. Hiểu mục vĩ dao phiến, xuân du hạng dẫn xa. Chúng lưu tiện trục thảo, lạc nhị chính nhu trà. Nhật tịch qui thê xứ, nhân phong tưởng tắc già.” Bài thơ như lời nói thay cho con dê phải xa rời nơi thảo nguyên có gió tuyết lạnh giá nhưng tự do tự tại, để đến chốn cung đình làm thân trâu ngựa, đến khi mặt trời lặn mới được về nơi nghỉ ngơi, nên khi nghe thấy tiếng gió vi vu nó nhớ thương về tiếng đàn hồ quen thuộc
nơi biên thùy. Nỗi bi ai thương nhớ của con dê thể hiện rõ trong từng lời thơ, có lẽ đó cũng là nỗi lòng của nhà thơ, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương có bài thơ “Mục dương nhi thổ cổ”:
“Quần dương triêu mục biến sơn pha, tùng hạ thường ngâm lạc đạo ca. Thổ cổ phù thời sơn quỉ thính, thạch truyền trạc xứ giản âu hòa. Kim hoa thùy thức tiên cơ mật, lan chử hà tri đạo thuật đa. Tuế cửu thị trung chung đắc tín, sất dương động khẩu bạch vân quá.” Bốn câu đầu miêu tả cảnh chăn dê nơi đồng vắng, rất tiêu diêu tự tại thời bé, bốn câu sau miêu tả bản sắc nam nhi khi đã trưởng thành giúp đời. Điều này đúng với truyền thống đạo nho của giới văn sĩ
Trung Quốc “Đạt tắc kiêm tế thiên hạ, cùng tắc độc thiện kỳ thân.” Đó cũng đã khắc họa chân thật cuộc sống cùng khổ và hoài bão lớn lao của Chu Nguyên Chương thời trai trẻ.
Văn hóa dê cũng ảnh hưởng sâu đậm đến lĩnh vực ngôn ngữ Trung Quốc. Từ những kinh nghiệm đúc kết trong việc chăn dê, nuôi dê lâu dài, con người đã liên tưởng đến việc trị nước trị dân, coi việc trị dân trị nước như là công việc chăn dê, vì thế, những chức quan ở các châu quận thời xưa được gọi là Mục phu, Mục bá, Mục thủ, Mục tể .... Đạo Cơ Đốc gọi người
chủ trì trong các nghi thức tôn giáo, quản lý công việc giáo hội là “Mục sư” chính là do nguyên nhân này. Trong Kinh Thánh ví chúng dân là những con cừu non bị lạc lối, còn đức chúa Giê-su là người chăn dắt tận tụy. Ngoài ra, có rất nhiều thành ngữ liên quan đến dê, phản ánh sự ảnh hưởng của văn hóa dê đối với ngôn ngữ như: “Linh dương treo sừng” ví đạt đến lĩnh vực nghệ thuật hàm súc cao siêu. “Lối nhỏ ruột dê” ví con đường nhỏ hẹp uốn khúc. “Mất dê mới lo làm chuồng” (mất bò mới lo làm chuồng) ví với việc bị tổn thất rồi mới lo việc đề phòng để tránh tổn thất về sau. “Kì lộ vong dương” (mất cừu nơi lối rẽ) ví với do tình hình phức tạp mà mất phương

hướng. “Dương chất hổ bì” (da hổ ruột dê) ví việc chỉ có bề ngoài. “Thập dương cửu mục” ví quan nhiều dân ít. “Treo đầu dê bán thịt chó” chỉ việc dương chiêu bài tốt để làm việc xấu. “Lông cừu cũng chỉ lấy nơi mình cừu” chỉ tiêu xài ở đâu cũng vẫn lấy từ nơi đó mà thôi. “Trăm năm chẳng qua như xương dê luộc chín” chỉ thời gian thấm thoát, trăm năm chẳng qua thoáng nhanh như thời gian nấu chín xương bả vai của dê mà thôi.
Con dê dịu dàng hiền lành 2Q==

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
 
Con dê dịu dàng hiền lành
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» تنسيق حدائق الكويت .. تصميم حدائق في الكويت .. أفضل مصمم حدا
» Kỳ Pháp Thập Bát Cục Triển Trạch Thông Thiên Khiếu CƯỚI GẢ HÔN LỄ NÊN CHỌN
» Con Thỏ (Mão) nhu mì lanh lợi
» Tác dụng phụ của testosterone dạng bôi
» Văn khấn lễ động thổ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Kiến Thức Tổng Hợp :: Dịch Học, Phong Thủy-
Chuyển đến