Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Con rắn bí hiểm Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Con rắn bí hiểm

Go down 
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Con rắn bí hiểm Empty
Bài gửiTiêu đề: Con rắn bí hiểm   Con rắn bí hiểm EmptyWed Aug 28, 2013 3:53 pm

Nhắc đến rắn, người ta hay liên tưởng đến những con trăn to cuộn tròn trong rừng sâu núi thẳm, những con rắn độc ẩn mình nơi hoang dã, với màu sắc hoa văn đẹp đẽ, đôi mắt hung ác nham hiểm, cái lưỡi thè ra dữ tợn và cả tiếng trườn đi xột xoạt của nó, cảm thảy sợ hãi ghét bỏ nó. Trong tâm trí con người, rắn dường như là một trong những động vật bí hiểm,
dường như chưa có động vật nào mang đến cho con người nhiều nghi hoặc đến thế. Tình cảm con người đối với rắn cũng đầy phức tạp mâu thuẫn, còn rắn đối với con người thì mang màu sắc đa dạng nhưng lại lộ vẻ hung hiểm tà ác, nó là vật dẫn của trí tuệ nhưng lại là hóa thân của âm mưu. Tóm lại, rắn có một sức thu hút mãnh liệt, có thể khiến con người đi đến hạnh phúc mà cũng có thể rơi vào vực thẳm.
Bản thân rắn dường như đã là một con vật mâu thuẫn kỳ dị. Trong mắt người xưa, những thói quen cuộc sống của nó mang đầy trí tuệ và bí ẩn khó hiểu, nó không có chân nhưng lại đi nhanh như chớp, thân nó mềm, có thể co giãn uốn lượn tùy ý. Những con rắn độc có thân hình tuy bé nhưng có thể giết chết một con vật to khỏe trong nháy mắt. Những sinh hoạt
của nó có thể dự báo sự thay đổi của thời tiết, mưa nắng hay bão tuyết, nó có thể không ăn trong một thời gian dài, nhưng lại có cái dạ dày kinh người. Những đốt xương nối từ đầu đến vòm họng rắn có những sợi dây chằng nối liền nhau nên nó có thể vận động thoải mái, miệng có thể há rộng sang hai bên, nên nó có thể nuốt chửng những thức ăn lớn hơn đầu nó. Cứ cách 2, 3 tháng rắn lột xác một lần, sau khi lột xác, thân hình nó dài ra như được tái sinh và luôn luôn trẻ mãi. Vào mùa đông rắn ẩn sâu trong hang với giấc ngủ đông dài. Rắn sinh sản rất mạnh và có sức sống dẻo dai. Có những con rắn bị thuần hóa có thể múa theo điệu nhạc ...Tất cả những cái đó trong mắt người xưa đều là khó có thể tưởng tượng nổi, nó như là ma thuật, đã có thể lướt nhanh như chớp thì có thể là con vật linh nối giữa người và thần, đã có thể dự báo được thời tiết thì có thể dự đoán cát hung trên đời, đã có thể lột xác tái sinh thì là ngụ ý của sự trường sinh bất lão. Hành tung bí hiểm, mang nọc độc trong mình, có thể có mối quan hệ đến quỉ quái yêu ma và thậm chí đến những con vật phi tự nhiên .... Chính vì thế mà con rắn trở thành con vật mang nét yêu thuật, dần dần có những con rắn linh, rắn thần, rắn dị xuất hiện như:
“Ba xà” tức rắn tu. Trong “Sơn Hải kinh - Hải nội nam kinh” nói: “Ba xà nuốt voi, ba năm mới nhả xương ra”. Thời Chiến quốc, Khuất Nguyên viết trong “Thiên vấn”: “Một rắn nuốt voi, đủ thấy nó to cỡ nào?” Con rắn này chính là Ba xà. Từ việc nó nuốt được con voi cũng đủ để tưởng tượng nó to cỡ nào.
“ Minh xà”: Theo “Sơn Hải kinh - Trung thứ nhị kinh”: “Tiển sơn nhiều vàng ngọc, không có cây cỏ. Tiển thủy chảy theo hướng bắc, gặp Y thủy, nơi đó có nhiều minh xà, có hình dáng như rắn nhưng có 4 cánh, tiếng vang như khánh, hễ nó xuất hiện thì nơi đó sẽ bị hạn lớn.”
“Phi xà”: Theo “Sơn Hải kinh - Trung thứ thập nhị kinh”: “Ngọn núi Sài Tang phủ một màu bạc phía trên, một màu xanh phía dưới thú … rừng có nhiều mi lộc và bạch xà phi xà.”
Quách Phác chú giải: “Phi xà, tức Đằng xà, là con rắn cưỡi mây mà bay.
“Rắn móc”: “Tục bác vật chí” ghi: “Trên núi Tiền Đề có rắn móc dài 7, 8 trượng, đuôi có nhánh, sống ở nơi khe suối, dùng đuôi móc người và trâu bò ở trên bờ xuống suối để ăn.
Chướng khí bao trùm cạnh bờ sông, trong làn khí đó có con vật không thấy hình dáng, nhưng nghe thấy tiếng nó chuyển động, nó va vào cây, cây sẽ gãy, trúng vào người, người sẽ chết, tên nó là “Quỉ đạn”.
“Rắn người”: “Cách chí kính nguyên” quyển thứ 99 dẫn lời Trần Đỉnh trong “Xà phổ”:
“Rắn người, dài 7 thước, có màu đen như mực, có đầu, đuôi và mình là rắn, đuôi dài chừng thước hơn, còn tay chân là người, dài 3 thước, đi bằng 2 chân theo từng đàn, gặp người thì cười vui, sau đó liền quay sang nuốt chửng người, nó đi rất chậm. Hễ nghe thấy tiếng cười của nó thì phải chạy trốn nhanh mới mong thoát chết.”
“Rắn 2 đầu”: Trong “Dậu dương tạp trở” ghi: “Tục truyền nếu gặp rắn 2 đầu là điềm không lành, Tôn Thúc Ngao người nước Sở thấy rắn 2 đầu, tự biết mình phải chết, nhưng để cứu người khác, ông đã giết nó và đem chôn, cuối cùng ông cũng thoát được cái chết.”
“Rắn gọi người”: Du Việt người đời Thanh trong “Trà hương thất tùng sao” quyển 23 dẫn lời của Trần Đỉnh trong “Xà phổ”: “Rắn gọi người dài hơn trượng đến vài nhẫn (đơn vị đo lường thời xưa bằng 8 thước hay 7 thước), sống ở trong núi Chỉ, ngoại ô tỉnh Quảng Tây, nó ẩn mình trong bụi rậm, hễ thấy người đi qua nó liền hỏi: “Ở đâu đến? Đi về đâu?” chỉ sáu chữ thế thôi, tiếng rất rõ ràng với âm giọng vùng Trung Châu, người đi đường không biết mà trả lời
nó thì dù đã đi xa vài mươi dặm nhưng nó vẫn đuổi theo được, khi nó đuổi đến hơi tanh vây quanh và nuốt chửng lấy người trả lời lúc nãy khiến người đó không kịp chống cự.”
“Rắn đo người”: Lương Thiệu Nhâm người đời Thanh có ghi trong “Lưỡng ban thu vũ am tùy bút” quyển 4: “Tại Kinh Châu tỉnh Quảng Đông có loại rắn đo người dài 6, 7 thước, khi gặp người nó liền dựng đứng thẳng lên để đo người cao thấp, sau đó nó nuốt chửng lấy người đó. Thổ nhân cho biết loài rắn này khi đo người nó sẽ kêu lên “tôi cao”, nếu người cũng trả lời “tôi cao”, tức thì nó rơi xuống chết ngay.” “Suất nhiên”: Trong “Thần dị kinh - Tây hoang kinh” có ghi: “Trong núi hướng tây có rắn,
đầu đuôi chênh lệch nhau rất lớn, có ngũ sắc, nếu có người hay vật chạm vào đầu nó thì đuôi nó sẽ đến, chạm vào hông nó thì đầu đuôi nó sẽ đến cùng lúc, tên nó gọi là Suất nhiên.” “Rắn to”: Lỗ Tấn trong “Cổ tiểu thuyết Câu trầm” tập “Huyền trung ký” có viết: “Phía tây bắc Côn Lôn có dãy núi có chu vi 3 vạn dặm, con rắn to cuộn lấy dãy núi được 3 vòng, con rắn ấy dài 9 vạn dặm, sống ở núi này.”
Tất cả những truyền thuyết ly kỳ nêu trên đã phản ánh trong thâm tâm người Trung Quốc vừa sợ hãi vừa sùng kính đối với con rắn đầy bí hiểm. Rắn ở các nước phương tây bị coi là con vật xấu. Theo sự ghi chép trong “Cựu ước toàn thư” thì chính rắn đã dụ dỗ A-đam và Eva ăn trộm trái cấm để từ đó thủy tổ loài người bị trục xuất khỏi vườn Ê-đen. Còn ở Trung Quốc, rắn tuy khiến người ta chán ghét và sợ hãi nhưng nó lại là tượng trưng cho vận may và thịnh vượng. Vì thế con vật không được người ta yêu thích này dần dần xây dựng nên mối quan hệ mật thiết với con người và nó trở thành một trong 12 con giáp, xếp thứ 6, kết hợp với “tị” trong 12 địa chi. Điều này có liên quan mật thiết với quá trình diễn biến và phát triển của con rắn trong những câu chuyện thần thoại và nó đã bước lên bục tế đàn
……………………..
Cưỡi mây đạp gió rắn bay lên tế đàn
“Hàn Phi Tử - Ngũ đố” có ghi: “Vào thời thượng cổ, người ít thú đông, con người không thắng nổi cầm thú rắn rết, có vị thánh nhân dạy loài người làm tổ trên cây để tránh thú dữ, con người mừng vui tôn vị thánh nhân đó làm của thiên hạ, hiệu là: “Hữu Sào Thị”.
Từ nền văn hiến này có thể thấy được vào thời thượng cổ con người chưa có nơi cư trú, rắn đã từng là kẻ thù quan trọng uy hiếp đến sự sinh tồn của con người. Từ những lời hỏi thăm nhau của tổ tiên ta có thể thấy được tác hại của rắn. Ông Hứa Thận người thời Đông Hán đã ghi lại trong “Thuyết văn giải tự”: “Nó (tha) là giống côn trùng, sinh ra từ loài sâu bọ, có hình dáng dài và uốn khúc. Thời thượng cổ, con người sống trong hang động nên rất sợ rắn, mỗi khi gặp nhau thường hỏi thăm: “Có nó không?” những gì liên quan đến nó đều lấy bộ “tha”, rắn (xà), có bộ trùng.” Thời thượng cổ, người ta gặp nhau thường hỏi thăm nhau bằng câu: “Có rắn không?” cũng như ngày nay người ta thường hỏi thăm nhau bằng câu: “Đã ăn chưa?” Chứng tỏ người xưa rất sợ rắn.
Rắn và nước cũng có quan hệ mật thiết nhau. Khi nước lũ ngập cả đồng bằng, rắn sẽ bò lên đồi cao hay trên cây để tránh nước và chúng gặp con người cũng leo lên đây để tránh lũ, lúc đó, giữa con người và rắn không khỏi xảy ra cuộc chiến, vì thế, thời đó cũng có thuyết cho rằng rắn là tượng trưng của lũ lụt.
Tâm lý sợ hãi rắn của tổ tiên ta dần dần chuyển biến thành sự sùng bái rắn. Việc sùng bái này cũng thể hiện tâm lý tránh tà ma tai ương của người Trung Quốc, nó giống với tâm lý sợ chuột thờ chuột. Song, con rắn được đưa lên bục tế đàn không chỉ do tâm lý sợ rắn của con người mà nó còn có nguyên nhân sâu xa hơn.
Người ta phát hiện sự hoạt động của rắn có liên quan đến mưa. Trước khi mưa, con rắn thường bò ra khỏi hang, đây là điềm báo mưa, mà mưa có liên quan đến sự tưới tiêu trong nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến thu hoạch. Ngoài ra, mưa to còn gây lũ lụt, nên nó nhắc nhở con người chú ý tránh lũ. Đối với nông nghiệp thời nguyên thủy, mưa thuận gió hòa là điều tối quan trọng, nên con rắn dự báo mưa này đã trở thành thần bí trong lòng con người, từ đó con người nảy sinh sự sùng kính rắn.
Rắn còn là kẻ thù không đội trời chung của chuột. Đối với con người đang bất lực với họa chuột mà nói thì, rắn đã giúp họ rất nhiều. Người xưa đã biết rắn bắt chuột có lợi cho nông nghiệp, vì thế, trong ý thức thờ rắn lại có thêm một nội dung mới.
Rắn lột xác cũng được người xưa cho rằng là tượng trưng cho việc trẻ mãi không già và trường sinh bất tử, rắn có sức sống mãnh liệt, đứt rồi lại mọc, sinh sản rất nhanh.
Chính vì thế ước mong có con cái đông đúc của con người cũng có liên quan đến việc thờ rắn và xem rắn như thần sinh sản để thờ cúng.
Từ tâm lý sợ hãi và sùng kính cùng với sự hiểu biết về rắn của người xưa như đã nêu ở trên đã xuất hiện những câu chuyện thần thoại giữa người và rắn.
Trong chuyện thần thoại Trung Quốc, Bàn Cổ là vị thần khai thiên lập địa. Theo “Quảng bá vật chí” quyển 9 dẫn trong “Ngũ vận lịch niên kỷ” của Từ Chỉnh thời Tam Quốc: “Bàn Cổ có đầu rồng mình rắn.” Trong “Thiên vấn”, Khuất Nguyên đã nói đến một vị thần nổi tiếng: “Hình thể Nữ Oa là do ai nắn tạo thế?” Vương Dật trong “Thiên vấn tạp chí” có viết: “Nữ Oa có đầu người mình rắn, một ngày biến hóa 70 lần.” Trong chuyện thần thoại Trung Quốc, vị thần tạo ra loài người là Nữ Oa. Từ sau đời Hán, công trạng của Bà càng ngày càng nhiều, Bà dạy cho con người biết kết hôn sinh con, nên được tôn là vị thần mai mối, lại thêm công đức vá trời nên vị thần mình rắn này càng có vị trí hiển hách trên đàn thờ. Trên những bức tranh vẽ nơi mộ đá đời Hán, có thể thấy được hình đầu người mình rắn của Nữ Oa. Vị nữ thần này thường hay đứng chung với một vị thần cũng đầu người mình rắn đó là Phục Hy, phần đuôi của họ quấn vào nhau rất thân mật. Trên những bức phù điêu chạm trổ bằng đá trong Vũ Lương Tự ở Sơn Đông và những đồ dệt từ tơ tằm trong những ngôi mộ cổ đời Hán ở Mã Vương Đôi Trường Sa đều có hình hai người dính liền với nhau. Trong truyền thuyết, Phục Hy và Nữ Oa là anh em và cũng là vợ chồng, là “nhân tổ” sớm nhất của người Trung Quốc.
Phục Hy cũng là vị hoàng đế thứ nhất trong “Tam hoàng ngũ đế” có quyền lực tối cao nhất trong truyền thuyết, ông cũng là vị “Xuân thần”, phát minh ra cầm sắc và bát quái, dạy con người dệt lưới và dùng lửa để nấu chín thức ăn và sưởi ấm.
Vị hoàng đế thứ hai, trong “Tam hoàng” là Viêm Vương, được xem như là vị Thần Nông trong “Thế bản - Đế hệ thiên”. Tương truyền vị thần này có đầu trâu mình rắn hay đầu rồng mình rắn, là vị thần mặt trời, quản lý sự sinh trưởng của cây cối, đã phát minh ra xe ngựa và các loại nông cụ, dạy con người biết canh tác trồng trọt.
“Hoàng đế” là vị thứ ba trong “ Tam hoàng”, ông là thủ lĩnh của Hiên Viên Thị và cũng là lãnh tụ sớm nhất của cả tập đoàn Hoa Hạ. “Sơn Hải kinh - Hải ngoại tây kinh” ghi: “Ở nước Hiên Viên ….. mặt người mình rắn, đuôi quấn lên đầu” theo “Sử ký - Thiên quan thư” thì: “Hiên Viên, mình rồng vàng”. Ông là một vị vua quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, đã dẹp được loạn Si Vưu và phát minh ra la bàn.
Ba vị thống trị có quyền lực tối thượng trên cũng giống như Bàn Cổ và Nữ Oa đều có mình rắn. Những nhân vật người rắn này trong truyện thần thoại đã phản ánh địa vị rất được tôn trọng của rắn vào thời kỳ thượng cổ. Phục Hy và Nữ Oa là biến thể của tín ngưỡng Tôtem của người nguyên thủy và là bộ lạc thờ rắn.
Vào thời xa xưa Trung Quốc có nhiều thị tộc, bộ lạc và tập đoàn, chủ yếu có các tập đoàn Hoa Hạ, Đông Di, Miêu Man, Bắc Địch, Khương Nhung. Trong các tập đoàn bộ lạc, các thị tộc cũng có con vật tổ riêng của mình như rồng, rắn (tập đoàn Hoa Hạ), chim, mặt trời (tập đoàn Đông Di), trâu, bò, dê, hổ (tập đoàn Bắc Địch, Khương Nhung), nhưng trong cả thể hệ
Tôtem của các tập đoàn đều bao gồm con vật tổ là rắn và rắn chiếm một vị trí quan trọng trong đó. Bởi vì dù ở hướng nào đông, tây, nam, bắc, rắn đều tồn tại, các đặc trưng của rắn đều có lợi cho con người gởi gấm tín ngưỡng nguyên thủy của họ.
Khi nói đến tín ngưỡng thờ rắn, chúng ta phải nói đến một con vật thần linh có liên quan đến rắn, đó chính là con rồng. Vào thời thượng cổ, các bộ lạc thị tộc thờ cúng những con vật khác nhau, trải qua thời gian dài các bộ lạc thị tộc xâm chiếm lẫn nhau, hòa nhập lẫn nhau, một con vật có thể đứng đầu các con vật tổ, có bản lĩnh thăng thiên nhập hải, biến hóa thần
thông đã được hư cấu ra trở thành trọng tâm của thể hệ Tôtem cổ đại của xã hội Trung Quốc và nó tượng trưng cho dân tộc Trung Hoa, đó chính là con rồng. Về hình dáng con rồng, tuy có nhiều giả thuyết khác nhau, nhưng có một điểm chung là mình của con rồng là rắn. Từ tài liệu khảo cổ của xã hội nguyên thủy đến đời Thương Chu cho thấy về hình dáng con rồng và con rắn rất gần nhau, Hoàng Đế từ “mặt người mình rắn” chuyển hóa đến “mình rồng vàng” là bằng chứng của việc con người từ thờ rắn chuyển sang thờ rồng.
Trong nền văn hiến cổ đại, rồng rắn thường được gọi chung. Theo “Hậu Hán thư -Trương Khải truyện” viết: “Rồng có thể biến hóa, rắn cũng là thần.” Còn theo “Quản Tử - Khu Ngôn”: “Một rồng một rắn, một ngày biến hóa 5 lần gọi là một vòng.” Theo “Luận Hành - Giảng Thụy thiên”: “Rồng có lúc giống rắn, rắn có khi giống rồng.”
Vì quyền uy của rồng rất lớn, nên rắn thường ở dưới rồng. Quân vương được ví là rồng, còn các thần tử được ví là rắn. Thánh nhân được ví là rồng, quân tử được ví là rắn. Theo “Sử ký - Tấn thế gia” có ghi: “Rồng muốn lên trời, có 5 con rắn theo phò.” Rồng ở đây chỉ Tấn Văn Công, 5 con rắn chỉ Hồ Yển, Triệu Suy, Ngụy Võ Tử, Tư Không Quí Tử, Giới Tử Tư 5 vị đại thần. Cho đến ngày nay, rắn vẫn còn có tên gọi “Tiểu long” ngoài ra những câu thành ngữ “Long
xà hỗn tạp”, “Bút tẩu long xà” .... cũng thể hiện mối quan hệ họ hàng giữa rồng và rắn.
Theo “Hàn Phi Tử - Nan thế” có “Phi long thừa vân, đằng xà du vụ.” Ông cho rằng rồng rắn có thể cưỡi mây về gió, nhưng một khi mất đi mây gió làm nền tảng sẽ chỉ như con giun, con kiến mà thôi. Do đó ông nhấn mạnh cái thế (chính quyến) là rất quan trọng. Ông Quách Phác người đời Tấn có bài “Phi xà tán”: “Đằng xà phối long, nhân vụ nhi dược. Tuy dục đăng thiên, vân bãi lục mạc. Tài phi sở nhậm, nan dĩ cửu thác.” Nói về con rắn tuy có chí lên trời nhưng bản chất và năng lực không đủ, một khi mây tan thì sẽ rơi xuống ngay, người ta lấy đó để ví con người.
Phi long tuy thần thông quảng đại, uy phong lẫm liệt hơn đằng xà, nhưng trong thế giới thần thoại, phong tục dân gian và mê tín ma thuật sau này nó đã không được nổi bật, riêng rắn với sức thu hút đặc biệt vẫn giữ được vị trí riêng biệt của mình và đã có câu “Rồng mạnh không ép rắn thổ địa”. Rồng và rắn oai phong hàng ngàn năm nay như hình với bóng, mỗi con đã chiếm một chỗ đứng trong 12 con giáp, được người đời thờ phụng mãi mãi.
……………………
“Rắn” trong cuộc sống của người Trung Quốc
Rắn có tác dụng quan trọng trong cuộc sống của người Trung Quốc nó được thể hiện qua các mặt của cuộc sống vật chất lẫn tinh thần.
Ở vùng phía nam tỉnh Giang Tô, Chiết Giang và Phúc Kiến thuộc vùng văn hóa Ngô Việt thời cổ đại đều có tục thờ rắn. Ở Giang Tô, Chiết Giang người ta chia rắn làm hai loại là rắn hoang và rắn nhà, lưu truyền rằng rắn nhà là cát lợi không được giết và cấm kỵ gọi thẳng rắn mà phải gọi là thương long, thiên long, đại tiên, man gia ... Có người cho rằng rắn nhà có thể chuyển gạo của nhà giàu đến nhà người nghèo, gạo đó gọi là gạo xà bàng. Cũng có người cho rằng rắn nhà ở cạnh bồ gạo có thể làm cho bồ luôn luôn đầy gạo. Ở vùng Nghi Hưng có tục tế rắn nhà vào tết Nguyên tiêu, mùng 2 tháng 2, lễ Thanh minh, Trung thu, Trùng dương, Đông chí, Trừ tịch. Nghi thức cúng tế này gọi là thỉnh man gia. Trong miếu xà vương ở Tô Châu có thờ tượng Xà tướng quân, tương truyền vào ngày 12 tháng 4 âm lịch là ngày sinh nhật của xà vương người đến dâng hương vào ngày hôm đó rất đông.
Tỉnh Phúc Kiến xưa còn có tên gọi là “Mân”. Theo “Thuyết văn giải tự”: “Mân là vùng đất phía đông nam của nước Việt, là nơi sinh ra các loài rắn có bộ trùng, âm môn”. Con vật tổ của người Mân thời xưa là rắn, ở thị trấn Chương Hồ thành phố Nam Bình tỉnh Phúc Kiến hiện nay vẫn còn giữ lại phong tục thờ rắn tương đối hoàn chỉnh. Thị trấn Chương Hồ có xây miếu Xà vương, lễ hội thờ rắn vào trước và sau tết Nguyên tiêu hàng năm có rước đèn rắn, mùng 7
tháng 7 âm lịch “Lễ Khất xảo” có tổ chức lễ hội đua rắn thần để tế thu.
Người dân vùng Giáng Châu tỉnh Sơn Tây có tục làm bánh hấp hình rắn cuộn tròn vào lễ Thanh minh để mang lên mộ tế tổ, sau đó cho trẻ con cắn lấy đầu rắn trên bánh, gọi là “Diệt đầu độc, tránh tai ương”. Dân vùng Ngũ Đài tỉnh Sơn Tây thì xem rắn như thần tài, họ nắn hình rắn con đặt trên bánh táo để “Chiêu tài tiến bảo.”
Khi chọn khu mộ cho người mất, một số người phương bắc tin vào “Đất chôn rắn cuộn thỏ” đó là nơi đất ấm áp tượng trưng cho tiền tài, có thể làm giàu cho đời sau.
Người xưa cho rằng nằm mơ thấy rắn là điềm tốt lành. Nếu mơ thấy rắn cản đường là đại cát, mơ thấy rắn và rùa nhìn nhau sẽ có tiền tài, mơ thấy ăn thịt rắn sẽ là vận may, mơ thấy rắn kêu là điềm tốt lành. Theo “Kinh thi - Tiểu nhã - Tư can” cho rằng mơ thấy rắn là điềm sinh con gái, vì rắn sống ở nơi âm u, thân mềm mại nên là điềm báo sinh con gái.
Rắn không những có thể dùng làm thuốc chữa bệnh, thịt rắn còn rất ngon, nấu chung với thịt mèo là món ăn “Long hổ đấu” nổi tiếng, nấu chung với thịt gà là món “Long phụng phối”.
Ở đây rắn bị xem như con vật thay thế cho thần long kiến thủ bất kiến vĩ.
Ngoài việc có ảnh hưởng sâu rộng trong các phong tục dân gian, rắn còn được trừu tượng hóa và nghệ thuật hóa trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc để bước lê vị trí “Thánh nhân chi đạo”. Chư Tử thời tiên Tần cũng từng mượn khái niệm về rắn để diễn đạt tư tưởng triết lý của mình, có lẽ là do rắn được ví như thánh nhân tinh thông thần linh và là con
vật tồn tại thật sự để con người biết và chấp nhận nó.
Rắn cũng đóng vai trò quan trọng trong văn học Trung Quốc. Con rắn cưỡi mây bay lên đàn thờ đã nảy sinh nhiều câu chuyện thần thoại ly kỳ về nó, trong đó cũng có những truyền thuyết phản ánh cuộc đấu tranh giữa người và rắn. Trong “Sưu thần ký” của Tấn Can Bảo có câu chuyện “Lý Kí trảm xà” kể về vùng đất Mân ở phía đông nước Việt có con rắn to làm hại dân lành, cứ tháng 8 hàng năm, dân trong vùng phải cống nộp một bé gái cho nó. Năm đó, cô
gái Lý Kí tình nguyện xin đi cống nộp cho rắn, cô lấy cơm nếp dụ rắn ra khỏi hang, rồi thả chó cắn rắn, còn cô dùng gươm chém rắn cho đến chết. Câu chuyện về cô gái mưu trí dũng cảm này được dân gian truyền tụng rộng rãi. Ngoài ra còn nhiều câu chuyện về bắn rắn, chém rắn như Hậu Nghệ, Tưởng Vũ bắn rắn ... Trong những câu chuyện này, rắn xuất hiện với bộ mặt xấu xa gian ác, con người chiến đấu với nó và cuối cùng đã giành được thắng lợi.
Cũng có những truyền thuyết phản ánh quan hệ thân thiện giữa người và rắn. “Thủy kinh chú - Trọc Chương thủy” có câu chuyện kể rằng: “Có một người đi trên đường gặp một con rắn con, người đó mang về nhà nuôi, đặt tên chữ nó là Đảm Sinh. Khi Đảm Sinh lớn lên, nó nuốt dân trong làng, quan phủ cho bắt người nuôi nhốt vào trong lao, Đảm Sinh hóa phép cứu chủ nhân chạy trốn, biến cả tòa nhà quan phủ thành một cái hồ lớn, quan phủ và sai nha đều biến thành cá. Trong “Sưu thần ký” còn một câu chuyện kể về một bà lão hiền lành có nuôi một con rắn có sừng, khi rắn lớn lên nó nuốt mất ngựa của quan phủ, quan phủ tức giận cho giết chết bà lão, con rắn căm phẫn vô cùng, nó hô mây gọi gió khiến cả vùng chu vi 40 dặm đều biến thành hồ lớn, chỉ còn ngôi nhà của bà lão không hề hấn gì. Hai con rắn trong hai câu chuyện trên con thì cứu chủ, con phục thù, đều là những con rắn biết đền ơn đáp nghĩa và thần thông quảng đại.
Trong “Liêu trại chí dị” có câu chuyện “Xà nhân” kể về hai con rắn rất có nhân tính: có một người chuyên làm nghề nuôi dạy rắn, người này đã nuôi dạy được 2 con rắn xanh, con lớn tên gọi Đại Thanh, con nhỏ là Nhị Thanh. Nhị Thanh trên trán có một đốm đỏ, rất dễ thuần hóa, những động tác uốn lượn của nó đều rất hợp ý người dạy rắn nên rất được người dạy rắn
yêu thích. Một năm sau, Đại Thanh chết, người dạy rắn chưa kịp nuôi dạy con khác để thay thế. Một hôm, người dạy rắn phát hiện Nhị Thanh đi đâu mất, tìm mãi vẫn không thấy, ông đau buồn tuyệt vọng muốn tìm đến cái chết, khi đang thất thểu đi bỗng ông nghe thấy có tiếng sột soạt trong đám cỏ um tùm bên đường, thì ra là Nhị Thanh bò đến, ông mừng rỡ, lại trông thấy phía sau Nhị Thanh có một con rắn con, hóa ra Nhị Thanh đã đi tìm giúp ông một bạn rắn khác.
Con rắn này cũng rất dễ thuần hóa, người dạy rắn đặt tên cho nó là Tiểu Thanh, ông mang theo chúng đi biểu diễn khắp nơi và thu lợi rất nhiều. Về sau, khi Nhị Thanh dài hơn 3 thước không tiện biểu diễn nữa, người dạy rắn nén đau thả cho nó đi, nhưng Nhị Thanh đi rồi lại về, nó uốn lượn ngoài lồng tre, người dạy rắn nói với nó: “Hãy đi đi, trên đời này không có những buổi tiệc trăm năm không tàn cả.” Nghe thấy thế, nó bò đi. Một chốc sau, nó lại quay lại, xua mãi nó cũng không đi nữa và nó cứ húc đầu vào lồng tre đang nhốt Tiểu Thanh. Tiểu Thanh nằm trong lồng cũng chuyển động không yên, người dạy rắn nghĩ có lẽ chúng muốn từ biệt nhau nên mở nắp lồng ra, Tiểu Thanh bò ra và nó chụm đầu thè lưỡi với Nhị Thanh như đang nói chuyện, sau đó chúng quấn lấy nhau cùng bỏ đi. Người dạy rắn những tưởng Tiểu Thanh sẽ không trở lại nữa, nhưng một lúc sau Tiểu Thanh trở về một mình và lẳng lặng bò vào lồng tre. Vài năm sau, Nhị Thanh lại dài ra thêm vài thước và mình cũng to ra, nó từ trong núi bò ra rượt đuổi
người đi đường, dần dần người ta không ai dám đến gần nơi nó ở. Một hôm, người dạy rắn đi ngang qua đây, đột nhiên có một con rắn xông ra khiến ông hốt hoàng bỏ chạy, càng chạy rắn càng đuổi theo, khi ông quay đầu lại thì nó đã đuổi kịp ông, ông bỗng nhìn thấy trên đầu nó có một đốm đỏ mới biết nó chính là Nhị Thanh, liền gọi “Nhị Thanh, Nhị Thanh!” Con rắn liền dừng lại, ngước đầu lên nhìn một lúc lâu sau đó phóng đến quấn lấy người dạy rắn như đang biểu diễn trước đây, nhưng người dạy rắn không thể chịu nổi sức quấn của nó, ngã xuống đất và kêu lên, nó liền buông ông ra và lấy đầu va vào lồng tre, người dạy rắn mở nắp lồng cho Tiểu Thanh bò ra, hai con rắn gặp nhau chúng quấn lấy nhau thật lâu rồi mới rời ra, người dạy rắn nói với Tiểu Thanh: “Ta cũng đã có ý chia tay với ngươi, nay đã có bạn ngươi đến đón rồi.” Rồi quay sang nói với Nhị Thanh: “Tiểu Thanh là do ngươi dẫn đến, nay ngươi có thể dẫn nó đi rồi.
Ta căn dặn ngươi, trong núi không thiếu thức ăn, ngươi đừng quấy phá người đi đường, nếu không sau này sẽ bị trời phạt đấy.” Hai con rắn cúi đầu dường như hiểu được lời nói của người dạy rắn, rồi con lớn đi trước, con nhỏ theo sau bò đi, người dạy rắn dõi theo chúng đi xa khuất dần. Kể từ đó, người đi đường được bình an vô sự, người ta cũng không biết Nhị Thanh và Tiểu Thanh đã đi đâu.
Hai con rắn trong câu chuyện tuy không phải là rắn thần, nhưng tình cảm lưu luyến người xưa và sự thông minh khác thường của chúng khiến ta cảm động sâu sắc và có ấn tượng khó quên.
Những câu chuyện về chàng rắn và nàng rắn cũng được lưu truyền rất rộng rãi trong dân gian. Người Ti Nam và người Lỗ Khảo ở Đài Đông có câu chuyền kể về chàng rắn rất sinh động. Trong “Tuyển tập văn học truyền khẩu của người dân tộc Ti Nam, Đài Đông” có câu chuyện “Chàng rắn” kể rằng: “Ở thôn Đại Nam có một cô gái xinh đẹp, rất nhiều chàng trai của các đầu mục đến cầu hôn nàng đều bị nàng khước từ, vì nàng đã yêu một con rắn. Con rắn đó
đến xin phép cha mẹ cô gái được cưới nàng và đưa nàng về nhà ở cạnh một cái hồ trong núi thẩm, họ sinh được rất nhiều động vật như chim chóc, rắn, vì thế mà trên thế giới mới có các loài động vật quí hiếm.” Còn chuyện “Chàng rắn” của người Lỗ Khải cũng tương tự, chỉ khác ở đoạn kết kể rằng con cháu của cô gái và con rắn sau này trở thành tổ tiên của chúng ta và được người đời sau cúng tế hàng năm vào mùa thu hoạch. Qua những câu chuyện trên có thể thấy được dấu tích tín ngưỡng Tôtem thờ rắn của người xưa, nó thể hiện rõ nét sự tôn sùng vua rắn của con người. Những chàng rắn trong truyện đều là những chàng trai trẻ đẹp, hiền lành, thần thông quảng đại và lý tưởng trong truyện thần thoại.
Trong “Liêu trai chí dị” có những câu chuyện kể về nàng rắn như “Thanh thành phụ”, “Hải công tử”, nhưng vì cốt chuyện không được đẹp nên không được lưu truyền rộng rãi. Trong dân gian có một câu chuyện về nàng rắn gây xúc động lòng người và hầu như ai ai đều biết đến đó là “Bạch xà truyện”. Lối kể phổ biến nhất là: Vào năm Thiệu Hưng đời Nam Tống, ở Hàn Châu có một chàng thanh niên tên Hứa Tiên đi tảo mộ vào tiết Thanh minh, trên đường về gặp mưa, Hứa Tiên đã hội ngộ nàng Bạch nương tử xinh đẹp cùng cô nàng hầu Tiểu Thanh bên bờ Tây Hồ, họ đi cùng trên một chiếc thuyền để trú mưa, Hứa Tiên và Bạch nương tử đã nảy sinh tình cảm, sau đó 2 người kết thành lương duyên. Một hôm, trưởng lão Pháp Hải trụ trì Kim Sơn tự ở Trấn Giang vân du ngang qua, bảo với Hứa Tiên cô gái áo trắng đó không phải người mà là xà tinh biến thành người và dạy cho Hứa Tiên phép để yêu tinh hiện nguyên hình, Hứa Tiên làm theo. Khi thấy nguyên hình người vợ, do kinh hãi quá độ nên bệnh nặng nguy đến tính mạng. Để cứu tính mạng của chồng, Bạch nương tử mạo hiểm đi hái trộm tiên thảo, tấm lòng
của nàng đến các tiên trên trời động lòng đã giúp nàng cứu sống chồng. Sau đó, Hứa Tiên bị Pháp Hải bắt lên Kim Sơn tự. Để giành lại chồng, Bạch nương tử cùng với Tiểu Thanh hoá phép cho nước dâng ngập Kim Sơn, khi gặp Hứa Tiên đang chạy thoát thân tại chiếc cầu gãy, Tiểu Thanh vung gươm định giết kẻ bạc tình, nhưng Bạch nương tử ngăn lại, vì nàng vẫn còn nặng tình với chàng … Cuối cùng Bạch nương tử phải chịu giam cầm dưới ngôi tháp Lôi Phong bên cạnh Tây Hồ.
Qua câu chuyện này ta thấy, Bạch nương tử là một cô gái xinh đẹp, dịu dàng hiền thục, nghĩa khí hơn người, chí tình chí nghĩa, hiền lành dũng cảm, theo đuổi mối tình vô vọng đối với Hứa Tiên một cách tuyệt vọng. Xét trên một khía cạnh nào đó thì nàng đại diện cho số phận đau khổ của những người phụ nữ, họ chỉ mong ước có được một cuộc sống hạnh phúc, từ đó đã khơi lên sự thương cảm sâu sắc của con người. Trải qua hàng trăm năm, câu chuyện Bạch nương tử đã thu hút hàng trăm vạn người đọc, hình ảnh thanh xà bạch xà luôn được mọi người yêu thích.
Có rất nhiều thơ từ ca phú viết về rắn. Nhà thơ Đỗ Phủ có bài thơ “Cùng Chư công lên tháp Từ Ân”: “Ngưỡng xuyên long xà quật, thủy xuất chi xanh ưu”. Tô Thức có bài từ “Tây Giang nguyệt - Bình sơn đường”: “Mười năm chẳng thấy lão tiên ông, rồng rắn cùng múa lượn trên vách.” Mã Chí Viễn có bài ca khúc “Song điệu dạ hành thuyền - Thu tư”: “Dọc hoang mồ, ngang đoãn bia, bất phân rồng rắn.”
Trong những câu nói thông thường của Hán ngữ hiện đại cũng có nhiều thành ngữ tục ngữ có liên quan đến rắn. “Vẽ rắn thêm chân” ví với làm một việc thừa, không thỏa đáng. “Bôi cung xà ảnh” (nhìn bóng cây cung trong chén rượu tưởng là con rắn) ví sợ bóng sợ gió, lo âu quá mức. “Đả thảo kinh xà” (cắt cỏ làm động tới rắn) ví như rút dây động rừng. “Đầu hổ đuôi
rắn” ví làm việc có đầu không đuôi. “Giết rắn không chết sẽ trả thù” chỉ diệt ác phải diệt tận gốc.
Đánh rắn đánh vào ba tấc” chỉ đánh địch phải đánh vào điểm yếu. “Một lần bị rắn cắn, ba năm sợ dây thừng” chỉ một lần bị thất bại trong lòng cứ nơm nớp lo sợ trong một thời gian dài.

Rắn không đầu không được việc” chỉ một tập thể phải có người lãnh đạo mới nên việc...

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
 
Con rắn bí hiểm
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» (Hỏi - Đáp) Ngủ gối cao bị đầu đau và các hiểm họa rất lớn
» Sự nguy hiểm khi bị dị ứng da
» Mức độ nguy hiểm của viêm mũi
» Hóc xương cá nguy hiểm như vậy nào?
» Ngủ gối cao bị đau đầu có nguy hiểm không

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Kiến Thức Tổng Hợp :: Dịch Học, Phong Thủy-
Chuyển đến