Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Con cọp uy dũng Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Con cọp uy dũng

Go down 
Tác giảThông điệp
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Con cọp uy dũng Empty
Bài gửiTiêu đề: Con cọp uy dũng   Con cọp uy dũng EmptySat Aug 24, 2013 1:10 pm

Con cọp uy dũng
Cọp đứng thứ 3 trong 12 con giáp, ghép với “dần” trong 12 địa chi. Chữ “dần” trong chữ tượng hình tiếng Hoa có hình dáng như con mãnh hổ đang xông tới, uy phong lẫm liệt, đôi mắt trừng trừng. Chữ “dần” trong Giáp cốt văn đầu tiên nhất có hình như mũi tên. Theo “Thuyết văn”, chữ “dần” biểu thị cho xuân sắp đến, dương khí đang lên, tuy trên có đất lạnh, nhưng dương khí nhất định sẽ phá đi lớp đất băng giá đó. “Dần” đi với cọp chứng tỏ khí thế của cọp uy phong vô cùng.
Cọp là chúa tể muôn loài, hùng dũng vô song, hung dữ khác thường, khi nó gầm lên, núi rừng đều nghe tiếng, lúc nó lao đi như trận cuồng phong, trong nó quả có khí thế của vua chúa. Càng thú vị hơn khi quan sát các hoa văn trên trán cọp có hình như chữ “vương”, dường như ý trời đã định cọp là vua trăm loài, vì thế không còn nghi ngờ gì về quyền uy của cọp.
Và thời xa xưa, người nguyên thủy đã trải qua những cuộc chiến đấu lâu dài một mất một còn với cọp trong giới tự nhiên và đã nhận biết cọp có một sức mạnh khó mà chiến thắng được.
Từ chỗ vừa sợ hãi vừa kính phục dẫn đến sùng bái, mong ước mình là cọp hay là hậu duệ của cọp, để được cọp che chở, vì thế cọp trở thành một trong những vật tổ Tô-tem của người dân thời cổ, uy danh và hình tượng của cọp có sức áp đảo cực mạnh, khiến con người sợ hãi, nhưng cũng bị con người lợi dụng, chính vì thế mà cọp thường là tượng trưng cho quyền thế, nó cũng thường được xuất hiện ở nơi chiến trường máu lửa.
“Quản Tử - Hình thế giải” có ghi: “Hổ báo là những con vật hung bạo trong muôn loài, chúng ở nơi hang sâu rừng rậm, con người sợ uy của nó mà tôn sùng nó. Người đứng đầu thiên hạ là người có quyền thế, thiên hạ ít khi được thấy mặt nên càng sợ quyền thế của họ.
Khi con người hiểu được nếp sinh hoạt của hổ báo, liền lợi dụng danh tiếng của nó để ra oai, áp bức người dân, người dân khinh họ và cười nhạo quyền thế của họ là núp dưới bóng hổ báo để ra oai, hù dọa thiên hạ. Có rất nhiều sự vật có liên quan đến quyền thế đã lấy hổ để đặt tên như thi vệ của vua gọi là “hổ bôn” (võ sĩ), tướng sĩ dũng mãnh là “hổ tướng”, “hổ sĩ”, nơi bàn chuyện quân sự là “bạch hổ đường”, phòng giam tử tội là “hổ lao”, công cụ để hành hình tử tội là “hổ đầu đao”, quan lại đi tuần dùng hổ cờ, hổ đầu bài đi trước để mở đường, ngay chính giữa công đường vẽ con mãnh hổ, trong công đường dùng hổ đầu bài để tỏ sự uy nghiêm của quan phủ ... Mối liên hệ giữa hổ và chiến tranh được biểu hiện ở nhiều mặt như: Tín vật vua ban thuộc về mặt binh quyền và điều động quân đội gọi là “hổ phù” có hình con hổ. Khi hành quân, cánh quân bên trái cầm cờ rồng xanh, cánh quân bên phải cầm cờ bạch hổ, tiền quân cầm cờ chim tước đỏ, hậu quân cầm cờ huyền vũ, để mong có được chim bay, rắn độc, rồng lượn, hổ mãnh để trăm trận trăm thắng. Khi chỉ huy cuộc chiến dùng cờ bạch hổ, vì bạch hổ tượng trưng cho sự uy dũng xông trận giết giặc, khi thu quân dùng cờ ngựa Ngu, vì ngựa Ngu là con thú nhân hậu. Tướng sĩ trên chiến trường tay cầm lá chắn có vân hổ, đầu đội mũ đồng đầu hổ. Doanh trại của tướng lĩnh gọi là hổ trướng, vũ khí chiến đấu có rìu đầu hổ, nỏ gót hổ,
pháo gót hổ. Ngoài ra, có nhiều quan ải được lấy hổ để đặt tên như Hổ Lao quan, Hổ bắc khẩu, Hổ đầu quan… Hổ xuất hiện rất nhiều ở trên chiến trường là vì con người muốn lấy sự oai phong dũng mãnh của hổ để trấn áp kẻ địch, giành lấy thắng lợi.
Chính vì sự khỏe mạnh dũng mãnh của hổ, nên dân gian xem hổ tượng trưng của dương cương. Con người cho rằng hổ đại diện cho sức mạnh thuần dương để cản trở tiêu diệt ma quỉ, giừ gìn sự an lành. Vì vậy trong dân gian hay dùng hổ để làm thần cửa để trấn tà hoặc thần bảo hộ để trấn giữ nhà cửa. Ngoài ra, còn lấy nó để làm Thần thú bảo vệ mộ phần.
Trong nhiều ngôi mộ cổ đời Hán, có những bức tranh con hổ chạy hoặc hai con hổ tranh nhau viên ngọc được khắc trên những phiến đá, viên gạch, còn trên áo quan thì khắc đầu hổ hoặc miệng hùm nuốt người. Dân gian còn cho rằng uống canh nấu từ da cọp có thể tránh được ma quái đeo đuổi, đeo móng cọp có thể tránh tà, còn những bộ phận khác trên mình cọp có thể làm bùa hộ mệnh phòng tránh bệnh tật, lấy rượu Hùng Hoàng (rượu uống vào ngày tết Đoan Ngọ) vẽ lên trán trẻ con chữ “Vương” có thể mượn uy hổ tránh tà ác, phù hộ bình an. Tất cả những
phong tục dân gian này trên thực tế xuất xứ từ việc sùng bái thần hổ thời xa xưa. Trong “Sơn Hải kinh” có ghi:
“Trong mênh mang trời đất, có dãy núi Độ Sóc, trên núi có cây đào to, uốn lượn đến ba ngàn dặm, chính giữa cành phía đông bắc gọi là quỉ môn, là nơi bọn ma quỉ hay ra vào, phía trên có hai vị thần là Thần Đồ và Uất Lũy thống lĩnh bọn ma quỉ, còn bọn quỉ dữ lại là mồi của hổ”.
Trong truyện thần thoại trên, hổ là thần thú chuyên ăn quỉ dữ và cũng là con vật uy dũng trấn giữ quỉ môn đồng thời trấn áp bọn quỉ. Trong “Sơn Hải kinh” cũng có nhiều vị thần tương tự như hổ: Con vật trấn giữ đất Côn Luân có 9 cái đầu, mặt người, mình to như hổ.
Vị thần quản lý cung điện của tiên đế có mình hổ, 9 cái đuôi, mặt người, móng hổ. Vị thần quản lý vườn hoa của tiền đế có mặt người, mình ngựa có vân hổ, cánh chim, trông như con hổ có cánh. Văn hóa hổ trong phong tục dân gian tiềm ẩn ý nghĩa sâu xa của tín ngưỡng Tôtem vật tổ con hổ thời thượng cổ.
Hổ còn có mặt hùng bạo, tàn sát sinh linh. Trong những sách cổ xưa có những từ ngữ như “Hổ họa”, “Hổ hại”. Từ ta xưa đến nay, quan hệ giữa con người và con hổ thường ở vào tình thế căng thẳng cao độ và đã để lại nhiều câu chuyện bi tráng về cuộc chiến đấu giữa người và hổ, đồng thời cũng xuất hiện không ít những vị anh hùng đả hổ. Trong “Hán thư” có câu
chuyện “Lý Quảng xạ hổ” kể rằng. Trong quận Lý Quảng ở, nghe đồn có hổ, nên Lý Quảng thường tự luyện tập bắn tên, đến khi dời nhà về ở Hữu Bắc Bình, Lý Quảng đi bắn hổ, hổ vồ Lý Quảng bị thương, nhưng cuối cùng thì Lý Quảng cũng bắn trúng và giết được con hổ.” Câu chuyện đả hổ mà mọi người thích thú nhất là vị anh hùng đả hổ Võ Tòng trong “Thủy Hử truyện”: Trên đường về quê thăm anh, Võ Tòng phải đi ngang qua núi Cảnh Dương, lúc ở dưới chân núi, Võ Tòng đã uống 18 chén rượu, ban đêm đi lên núi Cảnh Dương, Võ Tòng đã tay không giết được con hổ dữ trừ hại cho dân lành.
Trong “Thủy Hử truyện” còn có câu chuyện “Lý Quỳ giết hổ”: Lý Quỳ về quê để đưa mẹ già lên núi Lương Sơn, khi đi đến một ngọn núi, mẹ già thấy khát, Lý Quỳ để mẹ trong một ngôi miếu Sơn thần, rồi đi đến khe núi lấy nước, khi quay về không thấy mẹ đâu cả, chỉ thấy dưới nền đất đầy vết máu, Lý Quỳ liền lần theo vết máu tìm đến một hang cọp thì phát hiện có
3 con cọp con đang cắn xé xác mẹ, Lý Quỳ liền vung búa chém chết chúng, sau đó ẩn mình trong hang chờ cọp mẹ về đến chém chết luôn, sau đó ra khỏi hang nấp vào chỗ kín chờ cọp cha về chém chết nốt. Một lúc giết chết 5 con cọp trả mối thù giết mẹ. Những câu chuyện như thế còn có rất nhiều, không thể kể hết được.
Vào thời xa xưa, hổ mạnh người yếu, con người muốn trừ hại bảo vệ chính mình đã cố hết sức để chiến đấu với hổ quả là một hành động anh hùng. Ngày nay thì ngược lại, con người chiếm ưu thế hơn hổ. Con người vì mưu cầu lợi lộc hoặc tìm thú vui, đã dùng đủ mọi cách để săn giết hổ, đến nỗi khoảng một thế kỷ gần đây, gia tộc hổ từng oai phong một thời đã dần đi vào con đường tuyệt chủng. Theo ghi nhận, đã có 3 giống hổ Châu Á bị tuyệt chủng là

hổ Ba-li (bị tuyệt chủng vào năm 1937), hổ Cao-ca-xô (1956), hổ Ka-oa (1974), những loài hổ khác cũng đang lâm vào tình cảnh đáng phải lo âu. Theo thống kê của Quỹ bảo tồn động vật hoang dã thế giới, thì khoảng 100 năm trở về trước, số lượng hổ hoang dã toàn cầu đã bị giảm đi 95%, từ khoảng 100.000 con đầu thế kỷ 20 giảm xuống còn khoảng 5.000 ~ 7.000 con như hiện nay. Giờ đây, trong 300 thảo cầm viên trên thế giới cũng chỉ có khoảng 1.160 con hổ, trong đó hổ Tây Bá Lợi Á là 490 con, hổ Băng-la-đét 333 con, hổ Xu-ma-tra 235 con, hổ Đông Dương 61 con, hổ Hoa Nam 48 con. Theo dự báo đến năm 2010, có khả năng sẽ không tìm thấy hổ hoang dã trong thế giới tự nhiên nữa. Nếu một mai con hổ tượng trưng cho khí thế uy dũng và tinh thần dương cương không còn tồn tại trong thế giới tự nhiên thì con người chỉ còn tìm thấy và chiêm ngưỡng sự oai phong của chúa tể rừng xanh trong những truyền thuyết, sách vở, tranh vẽ thì đó quả thật là một điều đáng buồn thay.
Sự giải thích về “Long hổ đấu” trong dân tộc học
 
Hình tượng con hổ trong truyền thống văn hóa Trung Quốc chiếm một vị trí quan trọng, nó chỉ đứng sau con rồng. Trong “Chu dịch - Càn quái văn” ghi: “Mây từ rồng, gió từ hổ”. Rồng bay trên trời, hổ đi dưới đất, rồng hổ kết hợp thành biểu tượng của sự cát tường thịnh vượng và quyền uy, là nét đặc sắc của văn hóa phong tục dân tộc mang sức sống mãnh liệt. Từ xưa con người hay dùng “Long đằng hổ dược” hoặc “Sinh long hoạt hổ” để thể hiện tinh thần và khí
thế hào hùng của dân tộc Trung Hoa. Văn hoá Long Hổ đã thấm sâu vào các mặt chính trị, quân sự, y học, nghệ thuật của Trung Quốc. Trong “Chu dịch” ví Long Hổ là càn khôn, thiên địa, âm dương, nam nữ. Trong Binh thư “Lục thao” có “Long thao”, “Hổ thao”. Người hùng tranh tài gọi là Long hổ đấu, đông y có cách châm cứu gọi là Long hổ châm, thư pháp có “Long hổ triện”, trong khoa cử thời xưa có “Long hổ bảng”, trong ngôn ngữ, long hổ thường được ví là hai mặt của một sự vật. “Chu dịch” viết “Kiến long tại điền, thiên hạ văn minh”, lấy rồng và hổ làm biểu
tượng cho sự văn minh. Đời Hán có bài “Thái Sơn kính minh” viết: “Cưỡi Giao long, bay theo mây, bạch hổ dẫn đường thẳng lên trời xanh, được hưởng trường thọ sống lâu mãi mãi”, rồng hổ ở đây đã trở thành sứ giả dẫn đường đi lên cõi tiên. Trong tranh khắc đá đời Hán ở Sơn Đông có khắc: “'Thượng hữu long hổ hàm lợi lai, bách điểu cộng trì chí tiền tài”, rồng hổ ở đây lại trở thành thần tài… Có thể nói, rồng hổ là thần hộ mệnh và là con vật cát tường quan trọng nhất vào thời cổ Trung Quốc, rồng hổ là quan niệm văn hóa tương trợ tương thành, cương nhu
tương tế, âm dương điều hòa, nó ảnh hưởng sâu rộng đến các mặt sinh hoạt sản xuất của dân tộc Trung Hoa, dần dần trở thành một thể hệ văn hóa long hổ hoàn chỉnh.
Những từ ngữ có long hổ đi chung cũng có rất nhiều như: Hổ cứ long bàng, ngọa hổ tàng long, long đàm hổ huyệt, long tranh hổ đấu... dường như những từ ngữ này đang truyền lại cho chúng ta quan niệm cổ xưa về quan hệ mật thiết không phân trên dưới giữa con rồng và con hổ.
Con rồng và con hổ là con vật tổ của những dân tộc khác nhau. Hổ nguyên là con vật tổ theo tín ngưỡng Tôtem của dân tộc miền tây Trung Quốc thời xa xưa, nó có xuất xứ từ rất lâu đời, nhiều học giả đã nghiên cứu vũ trụ quan về hổ của dân tộc miền tây qua nhiều tài liệu văn hiến, lịch sử, dân tộc học, văn hóa nhân loại học, và kết luận của họ đã cho ta thấy vùng đất
Sở Hùng, Xuyên, Điền ở Vân Nam Trung Quốc được mệnh danh là “Cái nôi của người Châu Á” từ xưa đã thịnh hành tín ngưỡng Tôtem thờ vật tổ là con hổ, là nơi tập trung tín ngưỡng thờ hổ của Trung Quốc. Dân tộc ở những vùng này phần lớn là hậu duệ của người Nhung Địch cổ (người Phương cổ) như: Di tộc, Bạch tộc, Thổ gia tộc, Na-xi tộc, La-hu tộc, Li-su tộc, hiện họ vẫn còn giữ lại tín ngưỡng và tập tục thờ hổ. Vào thời hoang sơ cổ, người Phương cổ thờ hổ ở vùng Thanh Hải, Cam Túc, Thiểm Tây sống bằng chăn nuôi du mục là chính, chỗ ở không ổn định, họ thường tìm những nơi có nước và cây cỏ phong phú tươi tốt để di cư, khi vào đến Trung Nguyên, bộ tộc hổ của vùng Hoa Bắc đã chung sống với các bộ tộc thờ rồng, thờ chim tại đây trong một thời gian khá dài, sau đó, do tranh giành đất sống nên đã xảy ra những cuộc chiến tranh xung đột giữa các bộ tộc, kẻ chiến bại rút về phía nam hoặc hòa nhập theo bộ tộc
của kẻ chiến thắng, từ đó xuất hiện nhiều quần thể dân tộc hòa nhập chung, hình thành dân tộc “Hoa Hạ” lớn mạnh. Hổ nguyên là tín ngưỡng của dân tộc miền tây, theo từng bước chân di cư, hòa hợp dân tộc, dần dần lan truyền đến phương đông, cuối cùng hòa nhập vào văn hóa Trung Nguyên và đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển văn hóa Hoa Hạ.
Theo sách sử, người Khương có đất được phong tại Trung Nguyên không phải là ít. Trong quyển “Đê và
Khương” của Mã Trường Thọ có nói đến: Vào thời Ngu Hạ, khi Đại Vũ trị thủy, một số dân Thường do có công giúp Vũ trị thủy nên được ở lại phía nam sông Hoàng Hà, được phong đất lập thành nhiều nước mang họ Khương. Đến đời Ân Chu, những nước họ Khương này lại chia tách ra thành nhiều nước nữa, như nước Thân chia tách ra thêm nước Tăng (thời chiến quốc) nằm ở Phương Thành tỉnh Hà Nam, nước Lữ lại chia tách ra thêm nước Tề nằm ở Lâm Tri tỉnh Sơn Đông, sau đó lại chia tách ra thêm nước Kỷ ở phía nam Thọ Quang tỉnh Sơn Đông.
Trong đó nước Lữ là đất phong của Khương Thái Công đã có công giúp Chu Vũ Vương diệt Thương Trụ. “Lộ Sử - Quốc danh kỷ” có ghi: Vào thời Thương Chu, Hổ tộc là một tộc lớn, họ phân bố ở khắp vùng Giang Hoài, Hồ Nam, Tứ Xuyên. Nước Hổ Phương lúc đó là nước Từ phương, nay là vùng giao hội giữa Giang, Hoài, Tô, Hoản ở phía nam Từ Châu, đó là người Từ
- vùng đất chủ yếu của Hổ tộc thời xưa. Những chạm trổ chủ yếu trên đồ đồng thời kỳ Thương chu là đầu hổ và mặt thú, còn phần vân rồng và phụng phần lớn chủ là trang trí cho đầu hổ để hình thành bố cục hổ nổi rồng ẩn của tranh, điều này có lẽ liên quan đến tín ngưỡng thờ hổ chiếm ưu thế vào thời bấy giờ.
Xét theo gốc độ dân tộc học, “Long tranh hổ đấu”, cũng ẩn chứa sự xung đột và giao hội giữa các dân tộc khác nhau. Dân tộc Trung Hoa được hình thành từ nhiều dân tộc, các bộ lạc nguyên thủy khác nhau có những đối tượng sùng bái khác nhau, những bộ lạc thờ rồng thờ hổ khi chiếm được ưu thế liền phổ biến tín ngưỡng đến các bộ lạc khác, cuối cùng đi đến
cả nước thống nhất thờ rồng thờ hổ, cho dù còn một số dân tộc ngoài rồng hổ ra, họ còn giữ lại vật tổ riêng của dân tộc mình, nhưng xét theo phương diện tổng thể, thờ rồng thờ hổ vẫn chiếm vị trí chủ đạo. Thờ rồng thờ hổ dần dần trở thành ý thức thẩm mỹ của dân tộc Trung Hoa.
Văn hoá rồng hổ của dân tộc Trung Hoa có lịch sử bắt nguồn từ rất lâu đời. Năm 1987, tại di chỉ văn hóa Ngưỡng Thiều (Văn hóa thời đồ đá mới của Trung Quốc) ở Tây Thủy Ba, Bộc Dương tỉnh Hà Nam đã khai quật được bộ xương của một người đàn ông trong ngôi mộ số 45, hai bên bộ xương có một đôi rồng hổ ghép bằng vỏ trai, đây là đôi rồng hổ thứ nhất của Trung Quốc được khai quật sớm nhất, chúng được chôn cách đây 6000 năm. Điều này chứng tỏ rằng, vào thời xa xưa rồng hổ đã từng là anh em thân thiết và có mối quan hệ bình đẳng nhau. Qua nghiên cứu của các nhà khoa học, ngôi mộ này chôn vật tổ rồng hổ chính là tượng trưng của tinh tượng trên trời. Hình rồng hổ và hướng bắc phía trên từ xương chân người xếp thành tinh tượng bắc đẩu tương ứng nhau, đã phản ánh quan niệm thiên văn và tín ngưỡng tôn giáo thời đó. Chúng ta thường quan niệm thể hệ “Tứ tượng” của thiên văn Trung Quốc là đông phương Thương long, tây phương Bạch hổ, nam phương Chu tước, bắc phương Huyền vũ được hình thành đồng thời, nhưng theo nghiên cứu về ngôi mộ này thì trước khi hình thành “Tứ tượng”, hiện tượng thiên văn được kết hợp với 28 tinh tú thực tế tồn tại chỉ có đông cung Thương long và tây cung Bạch hổ, “Tứ tượng” được phát triển dần đến mức hoàn thiện từ nhị tượng là Thương long và bạch hổ, hai cung đông tây được xác định sớm nhất, nó trực tiếp thích hợp với yêu cầu của người xưa khi quan sát hiện tượng thiên văn thời tiết. Từ đó, chúng ta càng hiểu sâu sắc hơn về hiện tượng rồng hổ đi đôi trong văn hóa Trung Quốc.
Nguyên là tín ngưỡng Tôtem thờ vật tổ con hổ của dân tộc phía tây, trải qua sự giao lưu văn hóa dân tộc và lan truyền hòa nhập vào văn hóa Hoa Hạ, kết hợp với đông phương Thương long trở thành
Thần tây phương Bạch hổ trong thể hệ của hiện tượng thiên văn, rồi lại diễn biến thành Thu thần Nhục thu, vị thần của vạn vật tiêu điều, đối lập với Xuân thần Câu mang. Thương long, Bạch hổ nhị tượng được xác lập trước tứ tượng cũng là cơ sở để chứng minh thời thượng cổ
đã từng có lịch chia một năm thành hai mùa xuân và mùa thu. Người xưa lấy hai ngôi sao là Sao Thìn và Sao Sâm làm sao chuẩn để xác lập hai mùa xuân và mùa thu. Sao Đại Thìn là Sao Long, sao Sâm Tú là Sao Hổ, hổ vị thần này chia thời tiết một năm thành hai mùa khác nhau, hình thành nhị tú đối lập, xuân thu đối lập.
Người xưa coi sao bắc cực là nơi ở của Thiên Đế, long hổ tinh tượng là thần bảo hộ của Thiên Đế, quan niệm này bị tầng lớp đế vương trên nhân gian thừa cơ lợi dụng. Trong “Sử ký - Hạng Vũ bản kỷ” có ghi: Phạm Tăng cùng Hạng Vũ nghị luận về Lựu Bang nói: “Tôi sai người xem tướng ông ta, thấy là tướng rồng hổ, thành ngũ sắc, đấy là tướng làm thiên tử”.
Trong “Nam sử - Lương Vũ Đế bản kỷ” ghi: Có một cụ già nói với Tiêu Diễn rằng: “Bệ hạ như rồng bước hổ đi, tướng không nói lên điều gì, thiên hạ nay loạn lạc, yêu dân là do ở bệ hạ cả thôi”. Những nội dung trên chứng tỏ vua chúa đều lấy rồng hổ làm hộ vệ. Tương truyền đạo gia khi luyện long hổ đại đơn, phải có rồng hổ ngồi giữ ở bên cạnh “Long hổ giao cấu, nhi đại đơn thành yên”. Cho đến ngày nay, long hổ vẫn là thần hộ pháp của đạo giáo, khi rồng hổ làm thần hộ pháp, địa vị của chúng không phân biệt cao thấp.
Địa vị giữa rồng vả hổ theo đà phát triển của lịch sử mà có sự thay đổi. Hổ là con vật có thật trên đời, con người sợ chính nó hơn là sự thần bí của nó, còn đối với con rồng huyền bí, vì con người không thể biết về nó nên càng thấy kính nể nó hơn, thậm chí những hiện tượng tự nhiên không thể giải thích được như sấm, sét, giông, bão ... đều qui kết là do sức mạnh
thần uy của con rồng. Cũng vì rồng bay trên trời, cưỡi mây đạp gió càng thấy địa vị nó thiêng liêng, uy lực nó vô cùng. Vua chúa các đời đã mượn thần uy của rồng để làm tăng thêm uy lực thiêng liêng tối cao của mình, chính vì thế mà các bậc thống trị của các đời đã kết mối duyên họ tộc với con rồng trên trời nhằm tỏ ra mình là thừa mệnh trời, có quyền uy tối cao.
Từ sau Tần Thủy Hoàng, vua chúa đều tự cho mình là “trân long thiên tử”, con cháu thì là “long tử long
tôn''. Ấn ngọc của vua thời Tần có tay cầm hình long hổ, đến thời Hán đổi thành tay cầm hình rồng. Thần bảo vệ trên cửa cung điện có hình long hổ, đến sau đời Đường dần được chuyển thành song long. Vua đăng cơ gọi là “Long phi”, chúng thần quì lạy vua gọi là “Hổ bái”. Những sự việc trên đã chứng tỏ con rồng đã dần được đưa vào hoàng tộc để tượng trưng cho quyền lực của hoàng gia, và đã có khoảng cách xa dần với con hổ để đứng trên con hổ, đồng thời con
rồng đã dần dà được dân gian coi là con vật cát tường.
Trải qua mấy ngàn năm sáng tạo, hình tượng con hổ dần dần được lột bỏ mặt hung bạo để thay bằng bộ mặt hoạt bát dễ thương, tràn đầy sinh khí, trở thành người bạn tốt của con người. Trong nhiều hình thức nghệ thuật dân gian như điêu khắc, hội hoạ, thêu thùa, in ấn, dệt nhuộm, phục sức, cắt giấy, đồ chơi, con người đã sáng tạo hình tượng con hổ khá phong

phú đa dạng và được lưu truyền đến nay. Chính vì điều kiện sáng tạo tự do thoải mái, nghệ thuật dân gian về con hổ được phát huy cao độ nên hình tượng con hổ luôn thay đổi và tràn đầy sức sống.
“Cọp” trong cuộc sống của người Trung Quốc
 
Hàng ngàn năm nay, hình tượng con hổ có ảnh hưởng rất sâu sắc đến cuộc sống của người dân Trung Quốc trong các phong tục dân gian, tác phẩm văn học cũng như ngôn ngữ thông thường, đều thấy xuất hiện bóng dáng của hổ và tiềm ẩn yếu tố văn hóa hổ.
Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch là ngày tết Đoan Ngọ của Trung Quốc. Vào ngày này người ta ăn bánh chưng, bánh tét, đua thuyền, có nhiều nơi còn thịnh hành đeo “Ngải hổ” (lấy lá ngải làm đồ trang sức có hình con hổ) để tránh tà ma tai ương như vùng Sơn Đông, Chiết Giang, Giang Tô, Phúc Kiến đều có tập tục này. Còn vùng Hoa Bắc, Hoa Đông, Trung Nam thì vào ngày này, phụ nữ dùng vải lụa màu làm thành đầu hổ, trên đầu hổ có kết tỏi, lá bùa bát quái và bánh tét nhỏ, rồi buộc vào lưng trẻ con. Cũng có những vùng như Hoài Bắc tỉnh An Huy, người ta dùng vải vàng làm yếm và giày trên có thêu đầu hổ và ngũ độc (rắn, bò cạp, rết, thằn lằn, ong) gọi là “Ngải hổ trấn ngũ độc” để cho trẻ con mang vào có thể trừ tà, tục gọi tập tục này là “Đoan Ngọ Cảnh”. Còn ở Bắc Kinh, vào ngày này trong dân gian thường dán giấy đỏ cắt thành hồ lô cát tường lên cửa, treo bùa tranh Chu Sa, cắm ngải hổ và rồng được kết từ cành lá
hương bồ. Nội thành Bắc Kinh có người chuyên làm “Ngải hổ trấn ngũ độc” bằng vải nhung đỏ làm đồ trang sức trên tóc phụ nữ. Những vùng phía bắc còn cho trẻ con đeo dây ngũ sắc trên tay và túi thơm ngải hổ, lấy rượu Hùng Hoàng vẽ chữ “Vương” trên trán trẻ con, gọi là “Hổ đầu vân”, nhà nhà đều dán trên cửa tranh cắt giấy “Ngải hổ trấn ngũ độc”, “Hổ hồ lô” để trừ tà.
Ngải hổ có nhiều loại, nó chẳng những có tác dụng trừ tà tránh tai ương, phù hộ cho trẻ con, mà còn là đồ trang sức của phụ nữ. Ngoài ra, do chữ “ngải” và chữ “ái” trong tiếng Hoa có phát âm giống nhau, nên ngải hổ đã trở thành “ái hổ”, trải qua quá trình phát triển lâu dài trong phong tục dân gian, dần dần nó đã trở thành ngày lễ yêu cuộc sống, yêu cuộc đời, phản ảnh tâm lý tôn thờ cái đẹp của dương cương và bênh vực lẽ phải, căm ghét tà gian. Còn có một số nơi vào
ngày Đoan Ngọ người ta đeo “Kén hổ” được làm bằng kén tằm mới màu vàng, rồi dùng bút màu vẽ hoặc giấy màu và lá ngải cắt dán thành hình con hổ với đầy đủ đầu, đuôi, vân, mi, đeo vào người có thể trừ tà độc. Ở vùng Bồng Lai, Hoàng huyện tỉnh Sơn Đông còn chế tạo ra đồ chơi ngải hổ, bẻ chiếc ngải làm đôi rồi đặt 2 viên đất vào, sau đó ghép lại, 2 đầu của chiếc ngải làm thành hình đầu hổ, đặt ở nơi dốc cho nó lăn xuống. Món đồ chơi này được trẻ con yêu
thích. Phong tục này cũng có ý nghĩa là bảo vệ cho trẻ được bình an.
Vào thời xưa, trong dân gian có tục dán tranh hổ vào ngày tết. Vào đêm trừ tịch, người ta treo bùa đào trên cửa, bùa này được làm bằng gỗ đào khắc hình tiểu nhân hoặc vẽ đầu hổ trên tấm gỗ đào dùng để trừ tà, chiếc bùa này được coi là thần trấn giữ các loài ác quỉ xâm phạm. Ở các tỉnh Hoa Bắc, vào đêm trừ tịch, người ta treo bức tranh Thần hổ ở gia sảnh để cầu thần hổ phù hộ, trừ tà diệt quỉ và giữ lấy của cải trong nhà. Trong những bức tranh tết ở Chương Châu tỉnh Phúc Kiến có bức “Ngũ hổ” vẽ 5 con mãnh hổ ngồi quanh chậu châu báu với ý nghĩa lấy theo hài âm trong tiếng Hoa “Hổ” (có phát âm “hùa”) và “Phúc” (có phát âm “Fủa”) hầu để cầu mong trời ban phúc. Dân gian cũng ví con hổ là “Thần Phúc”, gọi con chim hỉ thước (chim khách) là chim báo hỉ, mãnh hổ và hỉ thước đi đôi với ngụ ý phúc đến hỉ đáo. Đời Nam Tấn có bài ca dao Tiết thanh minh với lời hát rằng: “Lá liễu xanh, hấp bánh hổ, cúi đầu khấn lạy
mồ tổ tiên, bánh bao lúa mạch mời anh xơi rằm tháng 7 anh đến chơi, hấp cái bánh táo gởi anh tôi.” Bài ca dao đã cho thấy tập tục dùng bánh bao hổ cúng tế tổ tiên vào ngày thanh minh được lưu truyền rộng rãi ở một số vùng Thiểm Tây, Sơn Tây.
Dân tộc Thổ Gia phổ biến thờ thần bạch hổ, họ xây nhiều ngôi miếu thờ bạch hổ ở khu vực họ sinh sống. Tập tục thờ hổ này gọi là “Lễ tạ thần” nhằm tạ tế tổ tiên, cầu xin được tai qua nạn khỏi.
Dân tộc Di tự cho là con cháu của hổ, dân tộc của hổ, họ lấy hổ đặt tên đất, tên người, họ cho trẻ con đeo thú bông hổ, đội mũ đầu hổ, mang giày đầu hổ, mỗi khi có ma chay cưới hỏi còn có tục đùa chơi tượng hổ. Một số nơi ở của dân tộc Di còn có “Lễ hổ” được bắt đầu từ lúc mặt trời lặn ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch hàng năm và kết thúc trước khi mặt trời mọc ngày rằm tháng giêng. Ngày lễ hổ có các hoạt động như thỉnh thần hổ, múa hổ, ăn thịt hổ (thực ra là thịt heo). Ngày rằm tháng giêng là ngày “Tiễn hổ về trời đông” được bắt đầu từ giờ dậu, con hổ đại diện cho lão thần núi đi đến từng nhà chúc tết, miệng đọc những câu chúc tốt lành, dân tộc Di cho rằng chỉ có làm lễ hổ, con người mới sinh sôi phát triển, lục súc mới đầy đàn, ruộng vườn mới bội thu.
Hổ cũng có liên quan đến những phong tục nuôi con của dân tộc Hán như dùng nước hổ cốt tắm cho trẻ mới sinh có thể bảo vệ trẻ suốt đời không bị bệnh tật, mang giày đầu hổ để mong trẻ được mạnh khỏe hạnh phúc, bách niên trường thọ. Ở vùng Tây Phủ tỉnh Thiểm Tây có tục tặng thú bông hổ. Khi trẻ đầy tháng, người cậu phải tặng một con hổ con làm bằng vải vàng cho trẻ để cầu chúc đứa trẻ sau này được mạnh khỏe uy vũ như hổ. Khi bước vào nhà, phải cắt đứt một đoạn đuôi con thú bông hổ vứt ra ngoài cửa để cầu chúc đứa trẻ không gặp tai nạn trong quá trình trưởng thành. Vùng Sơn Tây thì lại có phong tục tặng gối hổ. Mỗi khi đến ngày sinh nhật trẻ, người cậu phải tặng cháu một chiếc hay một cặp gối hổ, vừa có thể dùng để gối đầu nằm, lại vừa làm đồ chơi và bày tỏ lời chúc tốt lành.
Như chúng ta đều biết, quan hệ căng thẳng giữa người và hổ thường được phản ánh trong những tác phẩm văn học, có nhiều câu chuyện nói về cuộc chiến đấu giữa người và hổ.
Con hổ trong truyền thuyết không phải lúc nào cũng hung bạo. Chữ “tiếu” trong “Hổ tiếu” (hổ gầm) có âm tiếng Hoa trùng với âm “hiếu”, do đó dân gian đã diễn dịch ra nhiều câu chuyện về “Hiếu hổ”.
 
Trong “Thành trai tạp ký” của Lâm Khôn Soạn người đời Nguyên có một câu chuyện kể về con hổ không ăn thịt người con hiếu thảo: Dương Uy vốn mồ côi cha từ thuở thiếu thời, rất hiếu kính với mẹ. Một lần, cùng mẹ lên núi kiếm củi, gặp phải hổ, tự biết không thể nào thoát khỏi hổ, Dương Uy bèn ôm chặt lấy mẹ vừa khóc vừa bước thụt lùi, hổ thấy tình cảnh ấy, cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của Dương Uy, nó quay đầu bỏ đi.
 
Trong “Sưu thần ký” của Can Bảo người đời Tấn có câu chuyện về một người hiếu thảo được hổ ngấm ngầm cứu giúp: Hành Nông là người Đông Bình tỉnh Sơn Đông, mất mẹ từ tấm bé, rất hiếu kính với kế
mẫu. Một hôm, Hành Nông trú tạm ở nhà người quen, giữa đêm, trời nổi gió gào sấm vang, Hành Nông nằm mơ thấy một con hổ cắn chân mình, liền giật mình tỉnh giấc và gọi vợ dậy cùng đi ra sân khấn lạy 3 lạy, vừa đúng lúc đó căn nhà đột nhiên đổ sụp xuống và đã làm chết hơn 30 người, riêng hai vợ chồng Hành Nông được thoát chết. Trượng nghĩa tri ân cũng là một mặt khác ngoài bản tính hung bạo của hổ, những câu chuyện kể về hổ báo ân có khá nhiều, đây chỉ nêu câu chuyện hổ báo ân nhổ gai trong “Hổ Uyển” của Lưu Vũ Tích người đời Đường.
 
Trong đó Lưu Vũ Tích có kể: Ngày xưa có một bà lão đi lên núi gặp phải một con hổ, trên bàn chân
có dẫm phải gai cỏ chè vè, bà lão bèn lấy gai ra giúp nó. Khi bà lão về đến nhà, con hổ ném vào nhà nào thỏ rừng, cáo,... từ đó, ngày nào nó cũng làm thế. Nhưng một hôm nọ, con hổ đột nhiên ném vào nhà bà lão một xác chết, người trong làng giải bà lão lên quan phủ với tội giết người, bà lão bèn thuật rõ đầu đuôi câu chuyện và được tha về. Sau khi về đến nhà, bà lão nói với hổ rằng: “Ta hiểu ngươi cảm ơn ta, nhưng xin đừng ném xác chết vào nhà ta nữa.” Trong “Thái Bình Quảng ký” có bài “Thân Đồ Trừng” kể về chuyện một người lấy vợ hổ.
Thân Đồ Trừng là một thư sinh, trên đường đi nhậm chức huyện úy ở huyện Thập Bân tại Bộc Châu bỗng gặp trận bão tuyết lớn, bèn ghé và ngôi nhà lá bên đường xin sưởi ấm, trong nhà có một đôi vợ chồng già cùng một cô gái chừng 14, 15 tuổi, Thân Đồ Trừng thấy cô gái thông minh xinh đẹp nên đem lòng thương và xin cầu hôn cô, được cô gái ưng thuận, họ thành hôn ngay trong đêm đó. Đến ngày thứ 3, cô dâu mới từ biệt ông bà lão theo Thân Đồ Trừng lên đường đến Bộc Châu nhậm chức. Cô tề gia nội trợ, thu xếp trong ngoài rất chu đáo, được mọi người
khen ngợi hết lời, tình cảm vợ chồng họ càng thêm sâu đậm, họ sinh được một trai một gái chúng đều thông minh lanh lợi. Khi Thân Đồ Trừng mãn nhiệm kỳ về quê ở Thiểm Tây, lúc đi ngang qua sông Gia Lăng, họ dừng lại để nghỉ ngơi, người vợ bỗng nhiên thương cảm ngâm lên một bài thơ rằng: “Cầm sắc tình tuy trọng, sơn lâm chí tự thâm, thường ưu thời tiết biến, cô phụ bách niên tâm.'' Thân Đồ Trừng tưởng vợ nhớ thương cha mẹ già, nên an ủi nàng rằng
đã sắp về đến nhà rồi, không cần phải lo âu nữa. Khi đến nhà vợ căn nhà lá vẫn còn đó nhưng lại vắng bóng người, người vợ nhớ thương cha mẹ nên khóc suốt. Hôm sau, cô bỗng phát hiện nơi góc nhà có tấm da hổ nằm dưới đống quần áo cũ, liền nín khóc và mỉm cười lấy tấm da hổ khoác lên người, lập tức cô biến thành một con hổ và phóng thẳng ra cửa biến mất vào trong rừng. Thân Đồ Trừng dẫn con lần theo đường mòn đi tìm vợ nhưng không thấy tăm tích đâu cả, họ đứng nhìn trông theo núi rừng khóc suốt mấy ngày trời.
Câu chuyện này đã gán cho hổ đức tính dịu dàng hiền thục, có thể sánh với nét đẹp của Chức nữ, Bạch xà. Song, nhân gian tuy tốt đẹp, còn chí của hổ ở nơi núi rừng, kết thúc của câu chuyện không khỏi khiến người ta bồi hồi xúc động như câu chuyện Ngưu lang Chức nữ, Bạch xà truyện, người tiên kẻ phàm, người phàm kẻ thú cách chia, từ đó bộc lộ nỗi cô đơn của con người hiện đại, con người chỉ có thể ôn lại tình cảm thân thiết giữa tiên và người, người và thú qua nhưng câu chuyện thần thoại mà thôi.
Có rất nhiều nhà thơ thời xưa đã miêu tả hình dáng con hổ, ca tụng sự uy dũng cao quí của hổ hoặc lấy hổ để vạch trần sự suy thoái tàn bạo của chính quyền đương thời.
Nhà thơ Trữ Quang Hy người đời Đường có bài: “Mãnh hổ từ” viết: “Hàn diệc bất ưu tuyết, cơ diệc bất thực nhân. Nhân nhục khỉ bất cam, sở ác thương minh thần. Thái thất vi ngã trạch, Mạnh môn vi ngã lân. Bách thú vi ngã thiện, ngũ long vi ngã tân. Mông mã nhất hà uy, phù giang nhất dĩ nhân. Thể bút diệu triều nhật, trảo nha hùng vũ thần. Cao vân trục khí phù, hậu địa tùy thanh chấn. Quân năng giả dư dũng, nhật tịch trường tương thân.” Bài thơ miêu tả sự dũng mãnh oai phong cao thượng của hổ, tuy đói nhưng không ăn thịt người. Nhà thơ Đỗ Phủ đời Đường có
bài: “Khiển hưng” viết: “Mãnh hổ phùng kỳ uy, vọng vọng tao cấp phọc. Lôi hống đồ bào hao, chi xanh dĩ tại cước. Hốt khán bì tẩm sở, vô phục quang thiểm thước. Nhân hữu thậm vu tư, túc dĩ khuyến nguyên ác.” Ở đây con hổ dữ bị trói chặt tứ chi, chỉ còn biết gầm thét, không còn làm được gì cả. Nhà thơ mượn hình ảnh đó để răn người đời chớ nên làm điều ác.
 
Nhà thơ Trương Tịch đời Đường có bài “Mãnh hổ hành” viết: “Nam sơn bắc sơn thụ minh minh, mãnh
hổ bạch nhật nhiễu lâm hành. Hướng vãn nhất thân đáng đạo thực, sơn trung mi lộc tận vô thanh. Niên niên dưỡng tử tại không cốc, thư hùng thượng sơn bất tương trục. Cốc trung cận quật hữu sơn lâm, trường hướng thôn gia thủ hoàng độc. Ngũ lăng niên thiếu bất cảm xạ, không lai lâm hạ khán hành tích.” Bài thơ miêu tả sự hung tợn của hổ, con người chẳng dám bắn nó, thể hiện ý phúng dụ sâu sắc. Nhà thơ Vi Trang thời Ngũ Đại có bài “Hổ tích”: “Bạch ngạch tần tần dạ đáo môn, thủy biên tông tích tiệm thành quần. Ngã kim tị thế thê nham huyệt, nham huyệt như hà hựu kiến quân.” Hai câu thơ đầu viết về con hổ ngang tàng chẳng sợ ai cả, hai câu thơ sau viết về nhà thơ lánh xa trần thế, sống cô độc một mình nhưng cũng vẫn gặp dấu tích của hổ quấy nhiễu. Nhà thơ mượn hình ảnh hổ lang để phúng dụ xã hội hiện thực đương thời.
Vu Nhữ Ngọc đời Nguyên có bài thơ “Hổ”: “Ban dần doanh đắc hiệu tướng quân, nguyệt hắc thâm sơn tinh mục phân. Trường tiếu nhất thanh phong quát địa, hùng khiêu tam lệ thú bôn quần. Bất khám dương chất phị văn bính, vô nại hồ hành giả diệu huân. Chí độc do lai nhân cộng nhiếp, khỉ tri canh hữu mãnh vu quân.” 6 câu đầu miêu tả sự hung tợn oai phong của hổ, 2 câu cuối mới là ý chính của bài thơ, nói lên sự hà khắc tàn bạo hơn hổ của chính quyền đương thời. Trong “Cổ kim đồ thủ tập thành - Hổ bộ - tạp lục” có một bài thơ của Trương Ngu Sơn đã mượn hổ để vạch trần sự tham lam, tàn bạo của kẻ thống trị: “Tích nhật hán sở quân, hóa hổ phương thực nhân. Kim nhật sở quân giả, quan thường nhi ngật nhân.” Lại rằng:
''Tích nhật hổ sở quân, hô chi tức tàm chỉ. Kim nhật hổ sở quân, hô chi động nha xỉ.” Lại rằng:
“Tích nhật hổ phục thảo, kim nhật hổ tọa nha. Đại tắc thôn nhân súc, tiểu bất dì ngư hà.” Bài thơ so sánh quan lại Châu Quận ngày trước và ngày nay, nhằm vạch trần bộ mặt của bọn quan lại ngày nay ngang nhiên cướp bóc dân lành mà không cần có sự ngụy trang như trước kia, chúng càng tham lam vô độ, càng công khai hà hiếp nhân dân hơn trước.
Những câu thành ngữ tục ngữ có liên quan đến hổ có: “Thả hổ về rừng” ví với việc để lại hậu hoạn. “Cáo mượn oai hùm” ví với việc dựa vào uy thế người khác để hù dọa kẻ yếu.
“Mình hổ thân gấu” ví người cao to khỏe mạnh. “Long bàng hổ cứ” ví với địa thế hiểm trở, khí
thế hùng vĩ. “Mắt trừng như hổ” ví cái nhìn trừng trừng như hổ. “Đầu hổ đuôi rắn” ví với việc làm
có đầu không đuôi. “Sói ăn hùm nuốt” ví cách ăn vừa nhanh vừa gấp như hùm như sói. “Lưỡng hổ tương đấu” diễn tả hai kẻ mạnh tranh đấu nhau. “Cưỡi trên lưng hổ” ví việc làm gặp khó khăn, nhưng nếu dừng lại giữa chừng thì sẽ bị tổn thất lớn, buộc phải tiếp tục theo đuổi tới cùng. “Như hổ thêm cánh” ví kẻ mạnh càng được thế càng mạnh hơn. “Nói hổ biến sắc” ví với việc nói đến chuyện đáng sợ là mặt biến sắc ngay. “Làm ma giúp hổ” ví với kẻ đồng loã làm
việc xấu xa. “Bảo hổ cho da” bảo hổ cho lột da, ví việc bàn với kẻ ác hy sinh lợi ích của họ là việc làm không thể được. “Trông mèo vẽ hổ” ví với việc mô phỏng theo hình dáng bên ngoài, thực tế hoàn toàn không hiểu về nó. “Vẽ hổ giống chó” ví cười nhạo người hay mơ ước viễn vông. “Nhổ răng cọp” ví việc làm vô cùng nguy hiểm. “Hà chính mãnh ư hổ” chỉ nền chính trị hà khắc. “Tọa sơn quan hổ đấu” ví việc ngồi xem người khác tranh giành nhau, chờ khi cả hai đều thất bại hay bị thương mới ra tay chiếm ưu thế. “Phía trước sợ sói, đằng sau sợ hổ” ví việc lo
lắng thái quá, chần chừ không dám tiến tới. “Đuổi hổ cửa trước, cửa sau sói vào” ví việc vừa đối phó xong kẻ địch này thì kẻ địch khác lại xuất hiện từ một hướng khác. “Không vào hang hùm, sao bắt được hùm con” ví việc không mạo hiểm, không trải qua gian nan thì sao có thể đạt được thành tựu lớn. “Nhà tướng sinh hổ tử”, “Hổ độc không ăn con”, “Hổ phụ vô khuyển tử”, “Hổ gầy nhưng gan hùm”, “Hầu cạnh chúa như sống cạnh hổ”, “Nghé con mới sinh không

sợ hổ”, “Hổ xuống đồng bằng bị chó khinh”, “Một hổ khó địch đàn sói”, “Mông hổ không sờ được”, “Hổ cũng có lúc ngủ gật”, “Dẫu biết núi có hở, vẫn cứ lên núi hổ”, “Người không có ý sát thương hổ, hổ thì có ý ăn thịt người”, “Lên núi bắt hổ dễ, mở miệng xin người khó”, “Hổ dán bằng giấy, đụng vào sẽ rách”, “Hổ kéo xe, ai dám đuổi”..
Con cọp uy dũng Tuoi-dan

_________________________________
Con cọp uy dũng Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
 
Con cọp uy dũng
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TanaMisolblue: Công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng
» [Giải đáp] Viên đặt phụ khoa Gynoflor: công dụng và cách sử dụng
» [Tìm hiểu] Cách dùng và công dụng của viên đặt phụ khoa Gynoflor
» Cách dùng và liều dùng thuốc Buscopan
» Tác dụng phụ khi dùng thuốc đau bụng kinh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Kiến Thức Tổng Hợp :: Dịch Học, Phong Thủy-
Chuyển đến