Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Những câu chuyện về lòng khoan dung Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Những câu chuyện về lòng khoan dung

Go down 
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Những câu chuyện về lòng khoan dung Empty
Bài gửiTiêu đề: Những câu chuyện về lòng khoan dung   Những câu chuyện về lòng khoan dung EmptyTue Feb 21, 2017 12:54 pm

Những câu chuyện về lòng khoan dung trong thời Xuân Thu Chiến Quốc
Tác giả: Tịnh Viễn | Dịch giả: Serena D
20 Tháng Sáu , 2015 


Cổ ngữ Trung Quốc có câu: “Cổ chi quân tử, kì trách kỉ dã trọng dĩ chu, kì đãi nhân dã khinh dĩ ước”, có ý là quân tử thời xưa yêu cầu bản thân rất nghiêm ngặt về mọi phương diện, như vậy mới có thể kịp thời sửa đổi, không ngừng tiến lên, đối với người khác khoan dung bình dị, làm người khác vui là thiện. Khoan dung chính là một loại trí huệ, là bao dung trong khi kiên trì giữ vững đạo nghĩa, là quan tâm yêu mến và có trách nhiệm với người khác, cần phải có tấm lòng phóng khoáng và tâm thiện với người khác.

Tử Cống, một học trò của Khổng Tử từng hỏi Khổng Tử rằng: “Có chữ nào có thể trở thành nguyên tắc được tôn thờ cả đời không? ”. Khổng Tử nói: “Đó đại khái là chữ “Thứ” (tha thứ). “Thứ” có nghĩa là khoan dung. Cổ nhân chú trọng tu thân, luôn luôn xem xét, cảnh tỉnh bản thân, có thể dùng lòng khoan dung bao dung những thiếu sót của người khác, không chỉ giúp bản thân tích đức, mà còn có thể cảm hóa, khiến người khác hướng thiện. Dưới đây là một vài câu chuyện được ghi chép lại trong sách cổ.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Những câu chuyện về lòng khoan dung Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện về lòng khoan dung   Những câu chuyện về lòng khoan dung EmptyTue Feb 21, 2017 12:57 pm

Tống Tựu lấy đức báo oán

Thời Xuân Thu, nước Lương có vị đại phu tên gọi Tống Tựu, từng làm Huyện lệnh một huyện vùng biên giới. Huyện này giáp ranh với nước Sở. Hai nước Lương, Sở dựng lên một trạm gác biên giới. Nhân viên trạm gác biên giới trồng một vườn dưa. Người nước Lương vô cùng cần mẫn chịu khó, nhiều lần sang tưới cho ruộng dưa, loại dưa họ trồng lên rất tốt. Người nước Sở lười biếng, ít khi tưới nước, dưa họ trồng lên không tốt lắm.
Người nước Sở sinh lòng đố kị, nhân lúc nửa đêm tới dẫm đạp và kéo đứt thân cây. Sau khi người nước Lương phát hiện ra liền báo lại cho huyện lệnh Tống Tựu, cho rằng phải trả thù họ, bèn chuẩn bị qua dẫm nát ruộng dưa nước Sở. Tống Tựu nghe vậy lắc đầu mà rằng: “Sao lại làm như vậy? Kết oán với người ta là con đường chuốc họa vào thân mình. Dù người ta đối xử không tốt với mình, chúng ta cũng phải đối tốt với người ta, sao lại hẹp hòi vậy! Ta bảo các ngươi cách này, mỗi tối cử một người âm thầm sang tưới nước cho ruộng dưa nước Sở, nhớ đừng để họ biết”.

Sáng sớm, người nước Sở ra đến ruộng đã thấy nước tưới xong rồi. Cứ như vậy, nhờ người nước Lương giúp đỡ, ruộng dưa bên nước Sở ngày một tươi tốt. Người nước Sở cảm thấy rất kỳ lạ, bèn âm thầm quan sát, dò hỏi, biết rằng hóa ra đều là người nước Lương làm. Họ cảm thấy vô cùng kinh động, bèn báo cáo lại chuyện này cho triều đình nước Sở. Quốc vương nước Sở sau khi biết chuyện, thấy rất khó xử, bèn mang lễ hậu tới tạ lỗi cùng người trạm gác nước Lương và muốn kết giao với quốc vương nước Lương. Quốc vương nước Sở sau đó nhiều lần ca ngợi quốc Vương nước Lương giữ lễ nghĩa. Vậy mới nói quan hệ hữu hảo giữa hai nước Lương – Sở bắt nguồn từ cách giải quyết thỏa đáng câu chuyện ruộng dưa trạm gác nơi biên giới. Cổ ngữ nói “Chuyển bại thành công, phúc sinh từ họa”, Lão Tử nói “Lấy đức báo oán” chính là nói đến những chuyện như vậy” (Trích từ “Tân Tự”).

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Những câu chuyện về lòng khoan dung Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện về lòng khoan dung   Những câu chuyện về lòng khoan dung EmptyTue Feb 21, 2017 1:10 pm

Tướng Tương Hòa

Vào thời Chiến Quốc, quan văn nước Triệu, Lận Tương Như đi sứ sang nước Tần không hổ thẹn với sứ mệnh “Đem ngọc trả lại cho vua Triệu”, lập được công lao hiển hách và được phong làm Thượng Khanh, đứng trên cả tướng võ Liêm Pha. Liêm Pha rất không phục, lộng ngôn mà rằng: “Ta là đại tướng quân nước Triệu, có công lớn đánh thành, dã chiến. Còn Lận Tương Như chỉ lập công dựa vào tấc lưỡi, nhưng chức vị của ông ta lại trên cả ta. Ta cảm thấy bị sỉ nhục, chỉ cần nhìn thấy ông ta, ta nhất định phải hạ nhục ông ta”. Sau khi Lận Tương Như biết chuyện bèn hết sức tránh gặp mặt, nhẫn nhịn, không chịu gặp mặt ông ta. Một lần lên xe xuất hành, nhìn thấy đoàn xe của Liêm Pha, ông lập tức bảo phu xe đánh xe vào hẻm nhỏ cắt ngang đường, đợi xe của Liêm Pha qua rồi mới đi ra, tránh cho đôi bên nảy sinh xung đột.
Môn khách của Lận Tương Như cho rằng ông sợ Liêm Pha, nhất tề mà rằng: “Chúng tôi về đầu quân cho ngài vì ngưỡng mộ đạo đức phẩm giá, lễ nghĩa cao thượng của ngài. Bây giờ chức vị của ngài tương đương với Liêm Pha, ngài lại trốn tránh ông ta, sợ ông ta. Dù là người thường gặp phải chuyện này cũng cảm thấy bị sỉ nhục, huống hồ là tướng quân! Chúng tôi tài hèn, xin cho chúng tôi được cáo từ!”.
Lận Tương Như kiên quyết lưu giữ họ lại, mà rằng: “Các ông thấy Liêm tướng quân so với Tần Vương ai giỏi hơn?”. Môn khách trả lời nói: “Liêm tướng quân không giỏi bằng Tần Vương”. Lận Tương Như nói: “Với uy thế của Tần Vương như vậy, tôi Lận Tương Như còn dám nói lý, quát mắng ông ta trước triều thần nước Tần. Dẫu cho Tương Như tài hèn, lẽ nào lại sợ Liêm Pha? Ta nghĩ rằng, nước Tần lớn mạnh sở dĩ không dám xâm lược nước Triệu chúng ta, chỉ vì có hai người chúng ta! Hiện giờ nếu hai hổ đấu nhau, tất không thể cùng sinh tồn. Ta nhẫn nhịn Liêm tướng quân, là vì luôn nghĩ tới sự an nguy quốc gia làm đầu!”. Sau khi Liêm Pha nghe được những lời này, bèn mình trần vác roi dẫn đến cửa nhà Lận Tương Như xin tạ lỗi, mà rằng: “Tôi là kẻ phàm phu ti tiện, không ngờ ông lại bao dung ta đến mức này!”. Từ đó hai người giải tỏa hết hiềm khích, cùng nhau gánh vác đại sự, trở thành đôi bạn cùng sinh tử. Đây cũng là nguồn gốc điển cố “Phụ kinh thỉnh tội (vác roi nhận tội)”.

Từ xưa đến nay, biết sai mà sửa đã là một phẩm giá, tướng quân Liêm Pha có thể nhanh chóng tỉnh ngộ, còn “vác roi nhận tội”, càng thể hiện sự chân thành và được người đời ca ngợi; còn Lận Tương Như trong suốt thời gian xung đột với Liêm Pha đã chọn sự nhẫn nhịn, lựa chọn điểm tương đồng, lấy lợi ích quốc gia làm trọng, xem nhẹ vinh nhục cá nhân, giữ gìn đạo nghĩa, mang phong thái tối cao của người quân tử, càng là tấm gương cho hậu thế sau này (Trích “Sử ký”).

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





Những câu chuyện về lòng khoan dung Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện về lòng khoan dung   Những câu chuyện về lòng khoan dung Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Những câu chuyện về lòng khoan dung
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ***Khổng Tử***
» Những mẩu chuyện cực ngắn cực hay
» Những câu chuyện ngụ ngôn
» Bí ẩn những đứa trẻ nhớ chuyện kiếp trước
» Câu chuyện dũng sĩ Yêu Ly đáng đời sau học tậ p và suy gẫm

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Các Đạo Khác :: Gương Xưa Tích Cũ-
Chuyển đến