Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Đạo cao một thước, Ma cao một trượng (Ngũ Khảo) Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Đạo cao một thước, Ma cao một trượng (Ngũ Khảo)

Go down 
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Đạo cao một thước, Ma cao một trượng (Ngũ Khảo) Empty
Bài gửiTiêu đề: Đạo cao một thước, Ma cao một trượng (Ngũ Khảo)   Đạo cao một thước, Ma cao một trượng (Ngũ Khảo) EmptyMon Oct 24, 2016 9:19 am

Đo cao nht xích, ma cao nht trượng:


  • 道高一尺, 魔高一丈


Đạo: tôn giáo. Cao: trên cao. Nhứt: một. Xích: thước. Ma: ma quỉ. Trượng: một trượng dài bằng 10 thước.
 
Đạo cao nhứt xích, ma cao nhứt trượng,
Đạo cao nhứt trượng, ma thượng đầu nhơn.

Nghĩa là:
Đạo cao 1 thước thì ma cao 10 thước,
Đạo cao 1 trượng thì ma cao khỏi đầu người.
(Ở đây, xích và trượng là đồ dùng để đo bề dài của người Tàu thời xưa, 1 xích bằng khoảng 2 tấc tây)
Hai câu trên ý nói: Người tu hành sẽ bị ma khảo dữ dội lắm, chớ không phải Quỉ Ma có tài phép cao hơn Tiên Phật.
Nếu tinh thần của người tu không đủ vững chắc, tâm tu không đủ trung kiên, thì khi bị ma khảo sẽ bị ngã nhào; còn nếu vượt qua được tức là thắng được các cuộc khảo duợt cám dỗ của quỉ ma thì quỉ ma mới chịu phục tùng và người tu đắc đạo đạt phẩm vị cao trọng.
Ma quỉ là giám khảo của người tu vì Đức Chí Tôn đã cho chúng nó cái quyền khảo duợt ấy, và đó cũng là việc cần thiết để đánh giá trị tinh thần và tâm đức của người tu.
 
[Lm] Ma Giới - Đạo cao một thướcMa cao một trượng
 
 
Ðạo


            Hòa Thượng Pháp Sư Thích Giác Nhiên                                                                                                         



PHÀM người tu hành, ai ai cũng bị ngũ-phần khảo này; như kẻ thượng căn đại-trí thì lướt khỏi qua, bằng kẻ nào thiểu-căn độn-trí ắt là rớt té ngã trở lại.
Vậy người tu cần phải thẩm xét về điểm này: "Tu mà ma nghiệp không khảo não; là quả đạo còn rất xa, còn tu mà nghiệp lực dồn dập khảo não, là đạo-quả rất gần". Nên trong kinh có nói: "Vô ma khảo bất-thành Phật đạo, Thập ma, Thập nạn thành Tiên-Tử, bất ma bất nạn bất thành nhân". Nghĩa là: "Không ma khảo chẳng thành Phật đạo. Mười ma khảo đão, mười nghiệp dập-dồn, mà cố chí lướt qua cho được, thì tiên-tử mới thành. Bằng chẳng ma khão-đão, chẳng tai nân chi, thì cũng chẳng trở nên người minh-đức". Ta nên biết rằng: "Các bậc Phật, Tiên, Thánh, Hiền, Minh-Triết từ thuở xa xưa đều có sự thử thách và khảo đão trải qua. Các Ngài đạo quả càng cao bấy nhiêu là sự khảo đão càng nhiều bấy nhiêu... Khi mà khảo đão hết sức rồi: thì bọn chúng ma quân mới hàng đầu qui phục. Trong kinh cũng có nói: "Đạo cao nhứt xích, ma cao nhứt trượng, đạo cao nhứt trượng, ma quá đầu thượng, đạo quá đầu thượng, ma nhượng đầu sư . . ." Nghĩa là: "Đạo cao một thước, ma cao một trượng, đạo cao một trượng, ma cao hơn một trượng, đạo cao hơn một trượng nữa, ma nhượng qui hàng . . ." (Chừng ấy chúng ma mới qui đầu kính phục đạo làm thầy).
Đây xin tóm lược đại cương ngũ phần khảo:
I. - MINH - KHẢO
II. - ÁM - KHẢO
III. - TRỪNG - KHẢO
IV. - THUẬN - KHẢO
V. - NGHỊCH - KHẢO
1) MINH-KHẢO: Nghĩa là khảo đão bằng cách sáng-suốt minh-bạch trước mặt, mà mình không hay biết, lại lầm cho là mình, phước trọng, đức lớn, tài hay, cao thượng hơn người, vì vậy mà dễ bề té ngã, rơi rớt trở lại.
- Vì như người tán thán ca tụng khen ngợi . . . những việc làm của mình, vừa ngụ-ý thúc giục đưa mình vào hố sâu của tật đố, cống-cao, ngã-mạn, ỷ lại mình hay . . .  ! Hoặc đứa đến cho mình bằng danh cao, lộc cả, lợi nhiều, sắc xinh đủ thứ, muốn gì được nấy làm cho mình sanh tâm ái-nhiễm mà không hay biết, lại cho việc làm của mình là phải đúng. Ấy gọi là: MINH-KHẢO vậy.
2) ÁM-KHẢO: Nghĩa là sự khảo đão bằng cách nầy, rất kín đáo ẩn vi khó tìm biết được, làm cho mình lu mờ tâm trí, nhận giả làm chân, nó ám thị mình bằng một cách hết sức khéo léo, để phủ nhòa qua các điều chánh đáng, chôn mất tánh linh, chẳng còn tự chủ, xu hướng, mê tín dị đoan, ỷ lại thần quyền . . . ấy cũng gọi là màn lưới của vô-minh, hay mây bất-giác, che mờ tâm trí, khuất mất huệ tâm, nhận lầm đường lối, nghiệp tội càng sanh, gây nhiều quả báo, đó gọi là bị ÁM - KHẢO.
3) TRỪNG-KHẢO: Nghĩa là sự khão đão nầy, bằng cường quyền áp bức, thế lực lấn tranh, hành-phạt, khảo tra, vu khống, cáo oan, hiếp đáp, bắt buộc ép phải chịu dưới một định luật nào đó, bằng không, thì bị tù tội, phạt vạ, giết hại ..v.v.. Ấy gọi là TRỪNG-KHẢO.
4) THUẬN-KHẢO: Nghĩa là khảo cách nầy khó ai tìm hiểu được . . .(phần nhiều các bậc chơn tu rơi rớt là bởi vì thuận khảo nầy). Bởi nó khảo đão cách nầy còn khéo léo hơn trước kia nữa. Mỗi mỗi đều thuận hạp theo ý muốn của ta, nó lại còn dễ bề kéo lôi quyến-rũ ta hơn cách nào hết. Bởi chữ : "THUẬN" là xuôi thuận, êm thuận, hòa-thuận, thuận nạp, thuận chiều..v.v.. Cái chi cũng xuôi, êm, hòa, hạp, chiều theo ý muốn, muốn chi có nấy, hoặc muốn một có đến năm ba, ấy là duyên ngăn đạo (người tu-hành rất sợ sự khảo nầy). - Ví như người tu giải-thoát chơn không nhẹ-nhàng thư-thái, tự tại thung-dung. . .bấy giờ thuận khảo đưa đến: "Người niệm tưởng muốn có cây viết tốt, đôi giầy xinh, đồng hồ đẹp... liền có người đem viết thật tốt, giầy thật sang, đồng hồ thật quí đến dâng cho. Kế nữa người niệm tưởng muốn có máy nhiếp ảnh, Radio, Magnétophone, lần lần muốn có xe cộ, tàu bè, nhà lầu dinh-thự..v.v.. mỗi mỗi tưởng muốn điều chi được như ý định, (thấp khảo theo thấp, cao khảo theo cao). Đó phải chăng thuận theo mình muốn, để dễ bề lôi cuốn đưa mình xa dần cửa đạo, khi đến chỗ buộc ràng sanh tâm ái-nhiễm, thì nó hất-hủi làm ngã té ra đi. Ấy gọi là THUẬN - KHẢO.
5) NGHỊCH-KHẢO: Là khảo đão nầy bằng cách trái ngược, theo ý định việc phải của mình; Ví như việc làm như vầy là phải mà làm không được, việc làm như vầy không phải, mà hoàn cảnh bắt buộc phải làm ... Chỗ tu được, mà không an, chỗ ở được, mà ở không tiện. Như ăn chay người ta cảng đảng không cho, mình tu hiền, người ta quyết định không chịu, mình trì giới, người ta tìm cách phá hoại, mình nhẫn-nhục, người ta tìm cách khinh chê..v.v..
Tóm lại: bao nhiêu cảnh trái tai, gay mắt, nghịch-ý, phiền lòng mà nó cứ dồn dập cho mình, làm cho mình quá đau khổ, bỏ tu và sa ngã . .. ấy gọi là nghịch-khảo.
Vậy 5 phần khảo trên đây chỉ nói sơ lược đại cương, bằng giải rộng còn rất nhiều phương-pháp khác ... Nhưng không ngoài sự khảo đão để quyến rũ kéo lôi, bằng nhiều hình thức, cách nầy, cách khác, chung qui là làm cho con người đi sái đường lạc lối, lầm nẻo vạy tà ... quên mất chơn-tâm, xa lìa bổn tánh, mà phải chịu sanh tử luân hồi đau khổ.
Nay ta muốn siêu-sanh liễu-tử dứt khổ não luân-hồi, thì cần phải thật hành theo pháp-môn "giới, định, huệ" làm một đường lối căn-bản cho bước đường tu-tiến và giải-thoát của mình vậy.
 
NGƯỜI tu hành, khi vào "Pháp-Môn Tọa-Thiền" thì sẽ lần đến cửa giải-thoát, rốt-ráo hoàn -toàn... Nhưng từ vô lượng kiếp đến nay, ta đã gieo tạo biết bao là oan nghiệp và tội lỗi, thì những chủ nợ của ta vay tính ra cũng lắm nhiều ... nay ta định dở nhà đi nơi khác (xuất ly tam giới của các bậc chứng thánh quả) lẽ dĩ nhiên chủ nợ cũ phải đến hỏi đòi bắt buộc đền trả nợ cũ ... Nếu ai không có ý chí đại hùng đại lực, thì ắt phải vấp ngã té lăn; sa vào tay chúng.
Đây xin kể sơ qua và phương pháp trừ diệt:
Ma-tà quỉ mị có nhiều thứ ((ma-biến quỉ-quyệt) đây xin kể sơ qua 20 thứ:
1)   THIÊN-MA: là chúa đảng ma-vương (ma-nữ ma-dâm)
2)   NHƠN-MA: là ma người quấy phá nhiễu hại mình
3)   NỘI-MA: là ma ẩn vào bên trong mà phá ra (nội tâm vọng niệm)
4)   NGOẠI-MA: là ma từ bên ngoài mà xâm nhập vào (ngoại cảnh đem đến).
5)   ÂM-MA: là các thứ ma thuộc về phần âm (âm binh).
6)   ÁI-MA: là ma nữ xinh đẹp yêu-thương luyến-ái, triều-mến.
7)   CHƯỚNG-MA: là thứ ma thường làm chướng-ngại và khuấy-nhiễu.
Cool   NGHIỆP-MA: là các duyên nghiệp bao vây do nhân và quả.
9)   DỤC-MA: là ma hay xúi-dục ham muốn ưu thích, dục-vọng.
10) LOẠN-MA: là ma hay vọng-niệm, loạn-tưởng, đảo-điên ...
11) ÁC-MA: là ma hay giận dữ, sân-si thường hay phát khởi.
12) ÁM-MA: là ma mờ-ám hay ám-ảnh, ám-thị che khuất tâm chơn.
13) THỊNH-MA: là ma hay phát đạt thạnh hành nhanh chóng.
14) NÃO-MA: là ma làm cho tư-tưởng đảo-điên tinh-thần rối loạn.
15) QUỈ-MA: là thứ: ma biến, quỉ quyệt (xiểm mị).
16) TINH-MA: là thứ ma xảo quyệt hay rút tinh tủy của người ta.
17) YÊU-MA: là ma chiều-chuộng yêu-đương mến tiếc.
18) QUÁI-MA: là ma dị kỳ quái lạ khác thường.
19) THÚ-MA: là ma của các loài thú.
20) TỔNG-MA: là gồm tất cả các thứ ma trong ba cõi: Dục-giới, sắc-giới và vô-sắc-giới. Nếu tính ra thì hàng trăm, ngàn. vạn, ức thứ ma, đều do vọng tâm mà phát ra cả.
Nên nói: Tâm sinh chủng chủng ma sinh;
Tâm diệt chủng chủng ma diệt.
Vậy hành giả cần phải dùng nhiều phương-pháp (tùy duyên cảnh) mà kiểm tâm phục ý, dứt đoạn tâm sinh .. hoặc dùng pháp đố chiếu, như sân nhế, dùng nhẫn-nhục diệt, tán loạn, dùng định tâm diệt. Buông lung, dùng giới luật diệt, ác ý, dùng Từ-bi bác-ái diệt, vọng tưởng, dùng niệm Phật diệt, ái dục, dùng bất tịnh quán diệt, si mê, dùng trí huệ diệt v.v ...
Hễ khi diệt hết "vọng" tức là hoàn "chơn", ấy là trở về với bổn tánh Như-Lai tạng vậy.
Ngũ Uẩn Khắc K


Tại sao người tu lại cấm ăn Ngũ vị tân? Vì hành, hẹ, tỏi, nén, kiệu cũng thuộc loài thảo mộc (cỏ cây) tại sao lại cấm cữ?
Bởi năm món hôi nồng kể trên khi ăn vào nó làm cho phạt ngươn-khí, tổn ngươn-thần, trệ ngươn-tinh.
- Ăn sống thì thêm lòng nóng nảy giận hờn...
- Ăn chín thì càng tăng về bộ máy sinh dục. (dâm-dục)
Lại miệng hơi hôi-tanh, các thiên-thần xa lánh, ác quỉ lại ưa gần, tụng kinh, trì chú, niệm Phật không đươc sự linh nghiệm, và mồ-hôi trong mình chảy ra theo các chơn lông có những mùi bất khiết, rất ảnh hượng tổn hại cho tinh-thần.
 
  NGŨ TẠNG TƯƠNG KHẮC
- "Hành" khắc thận, thuộc thủy (phạm hư trái cật)
- "Hẹ" khắc can, thuộc mộc (phạm tổn gan)
- "Tỏi, Nén" khắc tâm, thuộc hỏa (phạm tuyệt hỏa)
- "Kiệu" khắc tỳ, thuộc thổ (phạm phạt tỳ "bao tử ")
- "Khói thuốc" khắc phế, thuộc kim (phạm tán khí hư phổi)
La lớn nói nhiều: tổn khí tán phế (hại phổi)
Bài bố tính toán, lo nghĩ nhiều: tổn thần (hại tim)
Tai nghe âm thinh vang động nhiều : ( hại thận )
Ngó nhiều: tản thần tổn tâm (hại tim)
Ái dục nhiều loạn tâm: (hại thận)
Đạo Cao Một Tấc, Ma Cao Một Thước






Nghiệp ác mình tạo ra từ nhiều kiếp thì cao ngất như núi. Ðời này, khi mình đi tu, những ác nghiệp ấy có thể xuất hiện. Do đó, có lúc mình cảm thấy cái nghiệp sau khi xuất gia lại nhiều hơn lúc còn tại gia. Bấy giờ, mình cần có sức lực mạnh mẽ để vượt qua. Nếu mình không hàng phục được phiền não, lại khởi tâm động niệm, thì sẽ tạo thêm nghiệp mới!
Xuất gia tu hành là việc không tầm thường.
Việc xuất gia thì nhiều lắm. Khi những kẻ oán, thân, chủ nợ (ở kiếp trước) đến đòi nợ, thì mình sanh bệnh hoặc gặp đủ thứ chuyện rắc rối kéo tới. Nếu mình chẳng vượt qua được thì không cách gì an lòng tu Ðạo đặng. Do đó, khi bạn bệnh khổ, hãy tự khuyến khích, sách tấn chính mình. Lạy Phật, niệm Phật nhiều hơn thì nghiệp chướng sẽ tiêu tan.
Kẻ tại gia nhìn (sinh hoạt người tu) nhưng không hiểu, nên cho là người tu khổ sở lắm. Ðối với kẻ có Ðạo-tâm không kiên cố, thì y coi đời tu như là cuộc sống ở địa ngục trần gian; y luôn cảm thấy việc gì cũng không tốt và không tự tại, lại sanh phiền não nhiều. Có nhiều vị tuy Ðạo-tâm kiên cố hơn, song do hạt giống xấu gieo trồng từ nhiều kiếp trước, nên tuy nghe Sư-phụ giảng dạy mà không để vào lòng gì cả. Ảnh hưởng của trần gian thế tục đối với họ thì còn nặng nề, sâu đậm lắm.
Ở chùa mình, các bạn còn thấy người tới từ mọi nơi: nào là tướng mạo thế này, hình sắc thế kia... đủ cả. Những Tăng, Ni trẻ tuổi thì ý niệm về tình cảm yêu đương còn nặng nề lắm. Khi thấy những cặp trai gái đến, nếu các vị bị cảnh tượng ấy làm tâm dao động, rồi sanh lòng ước muốn, ưa thích, thì các vị sẽ dứt mất Ðạo-tâm (tâm tu hành). Nếu các vị nhận định tâm trạng ưa thích của mình là tội lỗi, thì mới có Ðạo-tâm.
Kẻ xuất gia trẻ tuổi thời nay thật rất nguy hiểm. Họ rất dễ bị ngoại cảnh làm thay đổi chí hướng. Những kẻ nửa đời xuất gia (tức là đã kết hôn rồi), thì đã nếm hết mùi đời, nên đối với ngoại cảnh, họ có phần nào tự chủ hơn. Song le, nếu người trẻ tuổi xuất gia mà chịu tu hành đàng hoàng, thì trí huệ sẽ khai mở, rất dễ thành tựu.


_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Đạo cao một thước, Ma cao một trượng (Ngũ Khảo) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đạo cao một thước, Ma cao một trượng (Ngũ Khảo)   Đạo cao một thước, Ma cao một trượng (Ngũ Khảo) EmptyThu Oct 27, 2016 12:46 pm

Một lòng hỷ xả từ bi

Mặc ai phỉ báng phước liền về ta

Đạo cao nên mới nhiều ma

Đức dày mới có người ta báng bài

Có tài nên mới có tai

Những người ngu độn có ai nói gì

Ngày nào chẳng có thị phi

Tai không nghe tới vậy thì như không

Nhiều nước nên mới thành sông

Nhiều người phỉ báng nên ông tu hành

Vì Đạo nên chịu cam chanh

Vì có kẻ dữ người lành mới nên



Tổ Sư Huệ Đăng 


"Đạo cao nhất xích,

Ma cao nhất trượng

Đạo cao nhất trượng

Ma tại đầu thượng

Đạo quá đầu thượng

Ma nhượng đầu sư"



Lược dịch: 



Đạo cao một thước

Ma cao một trượng,

Đạo cao một trượng

Ma cao hơn trượng,

Đạo cao hơn trượng

Ma đành chịu thua Nhà sư!



Tà chẳng bao giờ thắng chánh, ác không bao giờ thắng thiện. Đó là quy luật bất di bất dịch.


"Ma cao nhất trượng


Đạo cao nhất trượng


Ma tại đầu thượng


Đạo quá đầu thượng


Ma phục đầu sư"


Có nghĩa đạo cao tột cùng thì Ma quy tôn đạo làm Thầy.


Câu Này Là Nói Về Sự Tu Tập Của Hành Giả Dù Là Trong Bất Cứu Pháp Môn Nào.


Giai Đoạn Mới Tu Vì Thói Quen Lâu Ngày Cho Nên Rất Khó Khăn.


Giai Đoạn Thứ Hai Thì Đi Vào Sâu Quá Khỏi Các Chướng Ngại Thô Thì Thì Các Sự Chướng Ngại Vi Tế Nó Hiện Ra.


Chướng Ngại Càng Vi Tế Thì Càng Khó Thấy Khó Vượt Qua.


Giai Đoạn Thứ Hai Qua Được Chướng Ngại Vi Tế Thì Sự Tu Hành Rõ Ràng Sáng Tỏ Không Còn Bị Vướng Mắc. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
 
Đạo cao một thước, Ma cao một trượng (Ngũ Khảo)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tinh Hoa Trí Tuệ
» TÀO QUỆ LUẬN CHLẾN THUẬT Ở TRƯỜNG THƯỢC
» Tài liệu Tham khảo
» Đạo Phật Cốt Ở Thực Hành
» Thuốc tăng kích thước dương vật nào tốt nhất hiện nay?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Căn Bản Phật Pháp :: Góp Nhặt Các Bài Pháp-
Chuyển đến