Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Con ngựa hiên ngang phóng khoáng Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Con ngựa hiên ngang phóng khoáng

Go down 
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Con ngựa hiên ngang phóng khoáng Empty
Bài gửiTiêu đề: Con ngựa hiên ngang phóng khoáng   Con ngựa hiên ngang phóng khoáng EmptyThu Aug 29, 2013 12:15 pm

Ngựa được xếp thứ 7 trong 12 con giáp và kết hợp với “ngọ” trong 12 địa chi.
Nhắc đến ngựa, người ta liên tưởng đến hình ảnh con tuấn mã tung hoành ngang dọc, liên tưởng đến con ngựa sắt hiên ngang nơi chiến trường, liên tưởng đến con ngựa rong ruổi nơi thảo nguyên bát ngát, liên tưởng đến con thiên mã cao ngạo với phong thái thần tiên độc đạo độc hành. Trong tâm trí con người, ngựa thường là tượng trưng cho sự cao quí, phóng khoáng, hiên ngang, tràn đầy sức sống và tinh thần cầu tiến.
Sự hiểu biết về con ngựa của người xưa có liên quan đến âm dương ngũ hành.
Theo “Xuân thu vĩ thuyết đề từ” viết: “Địa tinh vi mã, thập nhị nguyệt nhi sinh, ứng âm kỷ dương, dĩ
hợp công, cố nhân giá mã, nhậm trọng chí viễn, dĩ lợi thiên hạ, nguyệt độ tật, cố mã thiện tẩu.”
Cho thấy bản tính ngựa thuộc đất và tính âm nên có đặc trưng là chạy giỏi, mang nặng, nhưng “Kinh dịch” thì lại cho rằng ngựa đối lập với thiên và tính dương, theo quẻ càn “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức” đã thể hiện tính cách phóng khoáng hiên ngang thanh thoát của ngựa. Đối với vấn đề về “ngựa thuộc tính âm hay tính dương” cũng như việc sùng bái sự sinh sản của ngựa, người xưa đã tỏ ra mâu thuẫn lúng túng. Về giới tính, có lúc ngựa là đại diện cho phái nam, lúc lại là đại diện cho phái nữ. Sự cao lớn, cường tráng của ngựa đực khiến người ta phải gán cho nó ý nghĩa tượng trưng cho nam giới, còn ngựa cái và vết chân ngựa thì được cho là tượng trưng của nữ giới.
Theo tài liệu khảo cổ, những con ngựa hoang dã đã bị loài người thuần hóa sau chó, heo, bò và dê. Theo di chỉ văn hóa Ngưỡng Thiều, người ta đã phát hiện thấy có xương ngựa, nhưng vì thời đó là xã hội mẫu hệ, đàn ông săn bắt cũng chỉ là công việc thi thoảng, ngành chăn nuôi cũng chưa phát triển lắm. Mãi cho đến thời kỳ xã hội phụ hệ, địa vị của người đàn
ông đã được nâng lên, việc thuần dưỡng ngựa mới trở thành việc có thể. Hiện nay, theo cách nói phổ biến cho rằng Trung Quốc bắt đầu có thuần dưỡng ngựa sớm nhất vào thời kỳ văn hóa Long Sơn, cách nay khoảng 4, 5 ngàn năm, từ đó trở đi, quan hệ giữa ngựa và người đàn ông ngày càng mật thiết, ngựa mang tính dương ngày càng nổi trội hơn, dần dần ngựa tượng trưng cho tính cách nhanh nhẹn, dũng mãnh, dương cương, khí khái hào hùng của người đàn ông và họ trở thành đôi bạn thân thiết sống chết có nhau.
Ngựa đã kết mối duyên khó tả với chiến tranh. Theo “Thuyết văn giải tự” có ghi: “Mã, nộ dã, võ dã.” Đã thể hiện sự cứng cỏi mạnh khỏe và dũng mãnh của ngựa, những cuộc chiến tranh thời xưa của Trung Quốc hầu như đều có sự tham gia của ngựa. Nếu không có con ngựa thần mãnh phóng khoáng thì khí thế hào hùng của cuộc chiến cũng sẽ bị giảm sút đi nhiều, thì sẽ không có cảnh hoành tráng của muôn ngựa xông tới, thì sẽ không có cảnh oai phong của
dương roi thúc ngựa phi nhanh, thì sẽ không có những truyền thuyết nói về những con chiến mã làm xúc động lòng người như trong truyện Tam quốc có con ngựa Xích Thố của Lữ Bố, con ngựa Đích Lư của Lưu Bị, là những con ngựa báu nổi tiếng khắp thiên hạ. Ngựa Xích Thố là một con ngựa cao lớn, có lông màu đỏ thần dũng vô cùng, được khen rằng: “Người dũng mãnh có Lữ Bố, ngựa dũng mãnh có Xích Thố.” Sau này nó trở thành chiến lợi phẩm của Tào Tháo, được Tào Tháo tặng lại cho Quan Vũ, kể từ đó ngựa Xích Thố theo Quan Công nam chinh bắc
phạt, lập nên nhiều chiến công hiển hách, cho đến khi Quan Công bị hại, ngựa Xích Thố cũng buồn đau mà chết tại Đông Ngô. Người đời sau cảm động với tấm lòng trung nghĩa của Quan Công, tôn Quan Công là thần, ngựa Xích Thố cũng được thờ theo. Con ngựa Đích Lư đã biết cứu chủ nhân trong lúc nguy nan, theo “Thế thuyết” ghi lại: “Lưu Bị lúc đầu đi theo Lưu Biểu đóng tại Phàn Thành, người của Lưu Biểu muốn nhân lúc yến tiệc giết Lưu Bị, bị Lưu Bị phát
giác nên mượn cớ đi ngoài để thoát thân, cưỡi con ngựa Đích Lư đi đến Tây Đàn thành Tương Dương chẳng may rơi xuống suối không sao lên được, Lưu Bị hoảng hốt. Nói với ngựa Đích Lư rằng: Nếu ngươi không cố sức thì hôm nay chúng ta nguy khốn mất! Ngựa Đích Lư hiểu được ý chủ, nó cố hết sức phóng cao 3 trượng, cuối cùng họ thoát được hiểm nguy.” Những con ngựa này quả thật là người bạn tốt lúc hoạn nạn, chính vì thế mà nhiều vị tướng yêu ngựa
như chính sinh mệnh của mình. Theo “Sử ký”, Sở vương Hạng Võ lúc sắp tự vẫn nơi Ô Giang vẫn còn nhớ đến con ngựa Ô Truy, ông nói với Đình Trường rằng: “Ta cưỡi con ngựa này từ lúc mới lên năm, nó là con ngựa dũng mãnh vô song, có thể một ngày đi ngàn dặm, ta không nỡ giết nó đi, nay ta ban nó cho ngươi.” Hạng Võ từng tung hoành ngang dọc, anh hùng một thời, khi gặp bước đường cùng nguy đến tính mạng vẫn còn nhớ đến con ngựa từng gắn bó
với mình, từ đó ta có thể thấy được tình cảm sâu sắc giữa người và ngựa.
Ở Trung Quốc vào thời cổ đại, ngựa luôn là đại diện cho sức sống dân tộc và tinh thần cầu tiến, với “Long mã tinh thần” để miêu tả tinh thần phấn đấu vươn lên của dân tộc Trung Hoa, với “Lão kí phục lịch” để ví người có chí lớn và hoài bão lớn, với “Lão mã thức đồ” để ví người thông minh có nhiều kinh nghiệm....... Lòng yêu ngựa chân thành của người xưa được thể hiện ở mọi mặt, mọi tầng lớp từ thiên tử tướng soái đến bá tánh lê dân đều yêu ngựa và thờ ngựa.
Chính vì lòng yêu quí ấy, nhất là đối với con ngựa Thiên lý mà xuất hiện thuật xem tướng ngựa. Trong “Tề dân yêu thuật” đã liệt kê chi tiết về các phương pháp xem tướng cho ngựa. Việc coi trọng thuật xem tướng ngựa đã khiến Bá Lạc lưu danh sách sử, còn việc nhận biết thiên lý mã của Bá Lạc đã trở thành lời khen ngợi những người biết phát hiện và trọng dụng nhân tài sau này. Bá Lạc được mọi người kính trọng đã phản ánh lòng mong ước nhân tài tiếp nối nhau xuất hiện và được trọng dụng đúng mực.
Cũng chính vì lòng yêu quí ấy mà người ta đặc biệt chú trọng đến cách nuôi ngựa.
Thông thường chuồng ngựa được xây ở nơi khô ráo thông thoáng, tránh ruồi muỗi quấy nhiễu,
thức ăn thường là các loại đậu, đại mạch, cho ăn phải đúng giờ, làm việc phải đúng mực, huấn luyện phải đúng cách như thế mới có thể nuôi được con ngựa tốt.
Ngựa là tượng trưng của dân tộc du mục, văn hóa ngựa cũng góp phần quan trọng trong việc hình thành văn hóa du mục. Hình ảnh các chàng trai cưỡi ngựa phải nhanh giữa thảo nguyên bát ngát với dáng vẻ ung dung tự tại, phóng khoáng hiên ngang đã làm xúc động lòng người, đồng thời cũng đã cổ vũ bầu nhiệt huyết của nam nhi các thế hệ.
////////////////////////////////////
Thiên mã rong ruổi giữa trời xanh
Người xưa thường ghép chung rồng ngựa đi đôi hoặc gọi chung rồng và ngựa hay lấy ngựa ví rồng, có khi liên hệ ngựa với “thần”, “thiên”. Trong “Lễ ký Nguyệt lệnh” có ghi: “Ngựa trên 8 thước là rồng.” Cho thấy trực tiếp gọi con tuấn mã cao lớn là rồng. Trong “Lã thị xuân thu” cũng có cách nói tương tự: “Con ngựa đẹp là con rồng xanh”. Trong “Lễ ký - Lễ vận” có bài “Hà xuất mã đồ” ghi rằng “Con rồng có hình dáng như ngựa nên gọi là mã đồ, là do rồng và
ngựa xuất hiện cùng lúc trong tranh” ở đây rồng và ngựa được gọi chung. “Tùy thư - Kinh tịch chí” có bài “Thụy ứng đồ” ghi rằng: “Con long mã là con thần mã, nó là tinh hoa của sông nước, cao 8 thước 5 tấc, cổ dài, có cánh, thân có lông, tiếng hí có 9 âm, nếu là minh chủ sẽ thấy nó.” Theo “Tống thư - Phù thụy chí” ghi: “Hào quang ửng giữa dòng sông, khí thiên tràn ngập tứ phía, mây trắng lững lờ trôi, gió thổi hây hây, có con long mã ngậm áo giáp màu xanh vân đỏ bay đến, miệng nhã ra bức giáp đồ rồi biến mất.” Cũng có lục ngựa được ví là rồng như trong
bài thơ “Vịnh ẩm mã” của Đường Thái Tông Lý Thế Dân: “Tuấn cốt ẩm Trường Kinh, bôn lưu sái Lạc Anh. Tế vân liên phún tụ, loạn hạnh nhiễu đề oanh. Thủy quang yên thượng trắc, mã ảnh lưu trung hoành. Phiên tự thiên trì lí, đằng ba long chủng sinh.”
Cùng với sự giống nhau của rồng và ngựa còn có Trạch mã. Theo “Sử ký - Lạc thư” có ghi lại Hán Vũ Đế Lưu Triệt được một con ngựa thần nên làm bài “Thái nhất ca”: “Thái nhất cống hề thiên mã hạ, triêm xích hán hề muội lưu giả. Sính dung dư hề thệ vạn lí, kim an thất hề long vi hữu.” Tương truyền con ngựa này có được ở vùng đất trũng, nên được coi là “Thiên mã”. Hán Vũ Đế tây chinh Đại Uyển, được ngựa thiên lí nên làm bài “Tây cực thiên ma ca”:
“Thiên mã lai hề tùng tây cực, kinh vạn lí hề qui hữu đức. Thừa linh uy hề gián ngoại quốc, thiệp lưu sa hề tứ di phục.” Trương Hành có bài “Đông kinh phú” viết: “Tổng tập thụy mệnh, bị chí gia tường. Ngữ lâm thị chi trâu ngu, nhiễu trạch mã dữ đằng hoàng, minh nữ sàng chi loan điểu, vũ đơn huyệt chi phụng hoàng.” Ở đây ngựa và rồng đều có quan hệ mật thiết với nước, với quân vương, với thánh nhân. “Sơn hải kinh - Bắc thứ tam kinh” có miêu tả về hình dáng con
thiên mã: “Hình dáng như con chó trắng có đầu đen, thấy người thì bay, có tên gọi là thiên mã.”
Con Thiên mã này có thể bay lượn trên không như rồng. Trong “Hán thư - Lễ lạc chí” có bài thơ
“Thiên mã” của Giao Tự Ca viết: “Thiên mã lai, long chi môi”. Ông Nhan Sư Cổ chú dẫn Ứng Thiệu rằng: “Thiên mã là một loài của Thần long.” Sự linh dị của thiên mã được miêu tả rất đặc sắc trong “Thập di ký - Chu Mục Vương”:
“Vua đi cổ xe ngựa có 8 con rồng: Con thứ nhất tên gọi Tuyệt Địa, chân đi không chạm đất.
Con thứ hai tên gọi Phiên Vũ, đi tựa như chim bay. Con thứ ba tên gọi Bôn Tiêu, có thể đi vạn dặm trong đêm tối. Con thứ tư tên gọi Siêu Ảnh, đuổi theo mặt trời mà đi. Con thứ năm tên gọi Du Huy, có màu lông sáng chói. Con thứ sáu tên gọi Siêu Quang, một hình mười bóng. Con thứ bảy tên gọi Đằng Vụ, cưỡi mây mà bay. Con thứ tám tên gọi Hiệp Dực, mình có đôi cánh.
Vua thường cưỡi chúng.”
Người ta hay nói rồng và ngựa đi chung cũng có liên quan đến tín ngưỡng Tôtem của người nguyên thủy. Tập đoàn Hoa Hạ và các tập đoàn bộ lạc lân cận thời cổ đại cũng có những thị tộc lấy ngựa để làm con vật tổ. Trong “Sơn hải kinh” có ghi lại vào thời xa xưa con người thờ theo tín ngưỡng Tôtem, những hình ảnh có hình “mặt người mình ngựa”, “mình ngựa
đầu rồng”, “mình ngựa cánh chim”, “hình ngựa không đầu”. Có thể thấy được, cùng với rồng, ngựa đã từng là tín ngường thờ cúng của một số thị tộc, đồng thời cũng chung sống hòa thuận với thị tộc thờ rồng. Việc thờ ngựa này còn được con người liên hệ với tinh tượng trên trời, thời xưa người ta lấy Phòng tú là Thiên mã, còn gọi là Thiên tứ hay Phòng tứ, vì thế Phòng tú có nhiều biệt hiệu liên quan đến ngựa như “mã tinh”, “mã tổ”, “mã long”, “mã vương”, .... Phòng tú và tâm tú đều thuộc thất tú trong Đông phương thương long. Tâm tú còn gọi là “Đại thìn”, là
chủ thể long tinh của thương long thất tú, còn phòng tú và tâm tú thường được gọi chung là “Thìn mã”, và cũng chính là “Long mã”.
Từ những sự việc nêu trên có thể thấy được người xưa thường hay cho rồng và ngựa là một. Con ngựa với vẻ thần dũng, cao quí, tính cách phóng khoáng, thanh thoát, tung hoành ngang dọc, tràn đầy sức sống mà được con người phú cho đặc trưng tận thiện tận mỹ, khí khái phi phàm của con rồng, con rồng thần ở trên trời trong tưởng tượng của con người đã được cụ thể hóa thành con ngựa trong dân gian. Con phi long trên trời trở thành “Thiên mã hành không, độc lai độc vãng.”
Nói đến “Thiên mã hành không” người ta liền liên tưởng đến cảnh phóng ngựa phi nhanh, ung dung tự tại. Dù sao thì con ngựa mới là con vật có thật trong cuộc sống, nó không thể cưỡi mây đạp gió được, nếu bỏ qua tâm lý tín ngưỡng Tôtem thờ ngựa của con người thì những nơi mà ngựa tung vó ngang dọc chỉ có thảo nguyên và chiến trường.
Dùng ngựa để cưỡi rất phổ biến trong cuộc sống của dân tộc du mục ở Hung Nô, Ô Tôn, Đại Uyển, Thiển Ti, Đột Khuyết, Mông Cổ và các dân tộc du mục ở phía bắc; có thể nói “Người không rời cung, ngựa không rời yên”. Người dân du mục gắn bó với ngựa như hình với bóng, ngựa là người bạn tốt nhất của họ, cưỡi ngựa là nét sinh hoạt chính của họ, cưỡi ngựa đi chăn, cưỡi ngựa đi săn, cưỡi ngựa đi dạo, cưỡi ngựa đi buôn, cưỡi ngựa chiến đấu, họ uống sữa ngựa, đua ngựa ... Sự gắn bó này khiến người ta nhắc đến dân tộc du mục liền nghĩ ngay đến ngựa và gọi họ là “Dân tộc trên lưng ngựa”. Họ sống bằng chăn nuôi du mục là chính, họ không có thành quách, nơi ở vô định, nơi nào có nước, cây cỏ tươi tốt cho việc chăn nuôi thì họ dời đến ở. Đồng thời với những thành quả đạt được trong chăn nuôi của người dân du
mục, những nghề thủ công như nghề dệt lông, thuộc da, luyện thép, đúc đồng cũng rất phát triển.
Ngựa chẳng những được dân tộc du mục dùng trong lĩnh vực sản xuất mà còn được dùng trong quân sự, nó trở thành công cụ chiến đấu chủ yếu của người dân du mục. Theo sách sử ghi chép, người Hung nô “Lúc nhỏ biết cưỡi dê, dùng cung tên bắn chim muôn, khi thiếu niên thì biết bắn thỏ cáo để làm thức ăn, lúc trưởng thành sức có thể bẻ cung và đều trở
thành giáp kỵ.” Từ đó ta có thể thấy, cưỡi ngựa bắn cung là sở trường của họ, nhiều lần xảy ra những cuộc chiến tranh xung đột giữa Hung nô và Trung Nguyên, chủ yếu nhờ vào những kỵ binh gan dạ thiện chiến. Còn dân tộc Mông cổ lại càng là nhờ vào “cung tên, con ngựa để được thiên hạ”. Thành Cát Tư Hãn và con cháu của ông đều nhờ vào đoàn kỵ binh Mông Cổ tây chinh châu Âu, nam xuống Trung Nguyên, những nơi gót sắt dẫm đến là nơi đó quân nguyên đánh thắng, dựng nên một đế quốc quân sự lớn mạnh, mở rộng vùng đất của đế quốc Đại Nguyên.
Sự linh hoạt cơ động, sức chiến đấu mạnh mẽ của kỵ binh đã trở thành một lực lượng quân sự uy vũ nhất tồn tại trong một thời gian dài. Kỹ thuật cưỡi ngựa bắn cung của dân tộc du mục đã có ảnh hưởng sâu sắc đến người Trung Nguyên, từ đó trong đoàn quân của Trung Nguyên có thêm một binh chủng mới đóng vai trò khá quan trọng đó là kỵ binh. Vào năm 307 trước công nguyên, Triệu Vũ Linh Vương đã hạ lệnh thực thi “Hồ phục kỵ xạ” (trang phục người Hồ,
cưỡi ngựa bắn cung), thành lập đoàn kỵ binh đầu tiên ở vùng Trung Nguyên, đã tăng cường thêm sức mạnh cho nước Triệu. Đến thời Tần Hán, tác dụng của kỵ binh được phát huy thêm,
cho đến thời kỳ Nam Bắc triều, kỵ binh thật sự trở thành đội quân chủ lực. Ngựa đã phát huy tác dụng rất lớn trong chiến tranh thời cổ đại như trong “Hậu Hán thư - Mã Viện truyện” viết:
“Ngựa là cái vốn của quân đội, là con vật hữu dụng nhất của một nước.
Văn hóa ngựa của dân tộc du mục đã có ảnh hưởng sâu rộng đến Trung Nguyên, không những họ mang giống ngựa tốt vào Trung Nguyên, mà còn dạy cho người Trung Nguyên kỹ thuật nuôi ngựa tốt. Ngoài ra, trang phục vùng Hoa Hạ cũng chịu sự ảnh hưởng này.
Thú cưỡi ngựa được hình thành từ đời Tần Thủy Hoàng cho đến đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh
mà thịnh hành nhất là đời Đường và Nguyên. Vào đời Đường phương tiện đi lại phần lớn là cưỡi ngựa, quí tộc quan lại càng sử dụng ngựa luôn, ngay cả phụ nữ cũng biết cưỡi ngựa.
Ông Trương Hộ đời Đường có một bài thơ viết về Quắc Quốc phu nhân (chị cả của Dương Quí Phi) cưỡi ngựa đi hội ngộ cùng Huyền Tông: “Quắc Quốc phu nhân thừa chủ ân, bình minh kỵ mã nhập cung môn, khước hiềm chi phấn ô nhan sắc, đạm tảo nga mi triều chí tôn.” Văn hóa ngựa là một phần quan trọng trong việc hình thành văn hóa du mục, nó đã tỏa sáng trong nền lịch sử văn hóa Trung Quốc
………………..
“Ngựa” trong cuộc sống của người Trung Quốc
Ngựa có ảnh hưởng sâu sắc tộc đến văn hoá phong tục của người Trung Quốc.
Trong phong tục tiết thời của dân tộc Hán có ngày của ngựa, đó là vào mùng 6 tháng giêng âm lịch, người ta xem thời tiết hôm đó mưa nắng thế nào để dự đoán sự suy thịnh của ngành nuôi ngựa năm đó, nếu trời nắng tốt thì nuôi ngựa phát triển, còn nếu trời âm u thì sẽ gặp chuyện không hay. Vào ngày hôm đó, người ta phải cho ngựa ăn kỹ, không được la mắng đánh đập hay giết nó để cầu mong ngành nuôi ngựa phát đạt. Phong tục này chủ yếu được lưu
truyền ở vùng Hồ Bắc, Hồ Nam, Hà Bắc và Chiết Giang.
Vùng Hoa Hạ từ xưa đã có tục tế ngựa được thịnh hành trong cả nước. Theo sách sử, đời Chu đã thịnh hành tục cúng tế Mã Tổ. Theo “Chu Lễ” có ghi: Xuân tế Mã Tổ, hạ tế Tiên Mục, thu tế Mã Xã, đông tế Mã Bộ. Mã Tổ là vị thần tổ của loài ngựa, có liên quan đến việc sùng bái sự sinh sản của ngựa và liên quan đến tinh tú trên trời của ngựa, còn gọi là Thiên tứ.
Tiên Mục là vị thần linh dạy cho con người cách nuôi ngựa đầu tiên nhất. Mã Xã là vị thần linh dạy con người cưỡi ngựa đầu tiên nhất, được thờ cúng chung với thần thổ địa trong chuồng ngựa. Mã Bộ là vị thần linh của tai nạn ngựa, cúng tế vị thần này để cầu mong cho ngựa tránh khỏi tai nạn dịch bệnh.
Dân tộc Hán tin vào Mã vương gia, là vị thần Tư Mã, theo truyền thuyết là vị đại thần Kim Nhật Đê thời tây Hán. Kim Nhật Đê tự Ông Thúc, là thái tứ vua Hưu Đồ của Hung Nô, vào thời Hán Vũ Đế đã theo vua Côn Tà qui thuận triều Hán và được phong chức Mã Giám.
Trong dân gian lưu truyền vị thần này có 3 mắt 4 tay, diện mạo xấu xí ghê rợn, nông dân cúng tế ông vào ngày 23 tháng 6 âm lịch, vật tế là một con dê. Trong Quảng Cừ Môn ở Bắc Kinh có miếu Mã thần thờ tượng vị thần này.
Theo truyền thuyết của dân tộc Mông Cổ, lễ sữa ngựa và đua ngựa được tổ chức vào một ngày cuối tháng tám âm lịch hàng năm. Sáng sớm hôm đó, dân chăn ngựa mặc đồ lễ hội mang theo rượu và sữa ngựa đến nơi chỉ định giết dê mổ bò, chuẩn bị thức ăn làm từ sữa, châm bếp đốt bằng phân bò, nấu nướng rượu thịt. Khi mặt trời lên bắt đầu đua ngựa, ngựa đua toàn là ngựa con 2 tuổi tượng trưng cho sự phồn thịnh sung sức. Đua ngựa xong, mọi người cùng nhau ăn uống thoải mái trong tiếng nhạc của cây đàn đầu ngựa, họ hát những bài ca tụng ngày lễ, cuộc vui kéo dài đến tận đêm khuya mọi người mới lần lượt ra về.
Phong tục cưới hỏi của người Hán ở vùng Thanh Hải có nghi thức uống “Hồi mã tửu”.
Trong ngày hôn lễ, khách đàng gái rời khỏi nhà trai đi được một quãng, một số thanh niên trai tráng thắng dây cương quay lại nhà trai, đến cửa nhà trai, người nhà đàn trai dâng rượu mời khách, khách ngồi trên lưng ngựa uống rượu rồi quất ngựa đi, được một quãng lại quay ngựa lại, cũng ngồi trên lưng ngựa uống rượu rồi đi, cứ thế lặp lại vài lần, tiếng vó ngựa hòa cùng tiếng cười nói làm cho không khí ngày cưới thêm nhộn nhịp.
Vùng Trừng Thành tỉnh Thiểm Tây có tục tặng ngựa vàng vào ngày cưới. Sau khi hai họ đồng ý cuộc hôn nhân, đàn trai phải tặng cho đàn gái một con ngựa vàng hay ngựa bạc, nếu không đủ khả năng có thể tặng một con ngựa làm bằng vải vàng với ý nghĩa cát tường như ý, mã đáo thành công.
Người Mông Cổ có tục cưỡi ngựa cướp cô dâu. Trong quyển “Phong tục Trung Hoa” của Hồ Phác An có viết: “Theo phong tục người Mông Cổ, vào ngày cưới, chú rể đến nhà đàn gái, bắt cô dâu đặt lên ngựa đưa về, gọi là cướp cô dâu. Đàn gái chuẩn bị nhiều người giả vờ đuổi theo để giành lại, có bài thơ rằng: “Chú rể quất ngựa dương roi trước, em vợ cố sức đuổi theo sau, cướp được mỹ nhân về đến nhà, yến tiệc tưng bừng khúc giao bôi.”
Tục đốt vàng mã cho người chết rất phổ biến trong dân gian Trung Quốc. Vàng mã tượng trưng cho vàng thật ngựa thật. Người ta cho rằng trong cõi âm cũng như trên cõi dương, lúc sống cần đồ vật gì thì khi chết cũng thế, người chết cần ngựa để làm phương tiện đi lại, nên khi cúng người chết phải đốt ngựa giấy.
Văn hóa ngựa cũng ảnh hưởng đến những hoạt động văn hóa nghệ thuận trong dân gian. Cưỡi ngựa bắn tên đi săn và những hoạt động văn hóa nghệ thuật của giai cấp quí tộc từ thời xa xưa. Bắn tên đua ngựa là những hoạt động vui chơi giải trí tranh tài quan trọng của người dân du mục miền bắc. Vì vật săn khác nhau nên bắn tên cũng có cách gọi khác nhau, như bộ tộc người Khiết Đan và Nữ Chân gọi trò chơi bắn tên là bắn liễu; dân tộc Mãn gọi là bắn lụa, bắn lửa hương (ban đêm treo ngọn lửa hương trên cao mà bắn), người Mông Cổ gọi là bắn người cỏ, chó cỏ, họ gọi chung đua ngựa, bắn tên, đô vật là “Nam tử hán tam nghệ” thường được tổ chức vào những dịp lễ cúng nơi ở của thần linh và ngày hội Na-ta-mu. Dân tộc Tạng thường tổ chức đua ngựa, thi cưỡi ngựa bắn tên vào dịp tết và tháng 7.
Trong dân gian cũng có nhiều tiết mục biểu diễn trên ngựa, tục gọi là mã hí (xiếc ngựa). Mã hí có từ đời Hán, đến đời Tống đạt đến cực thịnh. Ngày nay mã hí thuộc loại hình tạp kỹ, còn mã thuật thuộc loại hình thể thao. Mã thuật là những vận động của con người cưỡi trên lưng ngựa, thường thấy nhất là đua ngựa. Một số nơi còn kết hợp giữa đua ngựa và cá
độ.
Từ khi du nhập trang phục cưỡi ngựa của người Hồ, trang phục của trung Nguyên cũng bị ảnh hưởng mà có sự thay đổi. Từ trang phục truyền thống “thượng y hạ xiêm” (trên áo dưới váy) của người Hán thay đổi thành “thượng y hạ khố” (trên áo dưới quần). Ngoài ra còn xuất hiện những tên gọi trang phục mới như mã giáp (áo lót, áo may-ô), mã quái (áo ngắn khoác ngoài của nam giới), mũ đuôi ngựa, ủng đi ngựa, tay áo móng ngựa ...
Nền văn hóa nghệ thuật của các triều đại cũng rất xem trọng con ngựa. Từ hàng ngàn năm nay con người đã thể hiện tình cảm yêu mến của mình đối với ngựa thông qua các loại hình nghệ thuật như văn học, điêu khắc, hội họa, âm nhạc... ở đây chủ yếu chỉ nói về hình tượng con ngựa trong văn học.
Trong tập thơ cổ nhất của Trung Quốc “Kinh thi” đã miêu tả chi tiết về màu lông, thần sắc, trang sức của ngựa để thể hiện lòng yêu ngựa của người xưa. Thời Tiên Tần cũng xuất hiện nhiều bài tản văn lấy ngựa ví người ví việc, ngựa tốt được ví như nhân tài, còn người biết xem tướng ngựa như Bá Lạc được ví như vị vua anh minh biết trọng dụng nhân tài. Trong
“Chiến quốc sách - Sở sách tứ” có kể một câu chuyện: “Một con ngựa tốt được dùng để kéo xe muối, cực nhọc vô cùng. Vừa lúc Bá Lạc đi ngang trông thấy liền xuống xe đến vuốt ve con ngựa mà khóc và cởi chiếc áo của mình khoác lên mình ngựa, con ngựa liền cúi xuống hắt hơi, rồi ngẩng đầu hí vang tận trời cao, tiếng hí trong như tiếng vàng va vào đá.” Con ngựa ở đây vì “cảm ân tri ngộ” nên cảm khái mà hí vang như hiền thần gặp được minh chúa. Sau này, câu chuyện ngựa thiên lý và Bá Lạc được diễn dịch thành những giai thoại của văn nhân các
đời mong muốn được quân vương trọng dụng để thực hiện hoài bão chính trị của mình.
Trong tác phẩm của Khuất Nguyên thường lấy kỳ lân để bày tỏ ý chí của mình như trong “Ly tao”, ông viết: “Thừa kỳ lân dĩ trì sính hề, lai ngô đạo phu tiên lộ” để bày tỏ lý tưởng cao quí và tinh thần chiến đấu kiên cường của mình. “Hoài Sa” viết: “Bá Lạc kí một, kí yên trình hề?” bộc lộ lòng u uất vì có tài mà không gặp thời của nhà thơ.
Trong “Trang Tử - Tri bắc du”: “Con người sống giữa trời đất như bạch câu qua khe, thoáng cái đã qua.” Ở đây lấy bạch câu qua khe để ví đời người ngắn ngủi. Trang Tử trong “Trang Tử - Mã Đề” còn tôn sùng bản tính tự nhiên của con người “Lúc vui thì ôm cổ bá vai, khi giận thì ngoảnh mặt làm ngơ”. Tuân Tử trong “Tuân Tử - Khuyến học” từng lấy nô mã (con ngựa tồi) để khuyến học: “Kỳ lân nhất dược, bất năng thập bộ; nô mã thập giá, công tại bất
xá.”
Vua Hán Vũ Đế rất yêu ngựa tốt, để được ngựa nổi tiếng ở Đại Uyển, ông cho quân tây chinh, khi được ngựa tốt ông làm bài “Thiên mã ca” để bộc lộ sự đắc ý của mình. Trong nhiều bài Hán phú có ghi chép về xe ngựa, săn bắn như bài “Tử hư phú”, “Thượng lâm phú”
của Tư Mã Tương Như. Ngựa trong thơ ca thường có liên quan đến chiến tranh, khi thì nói lên nỗi thống khổ của chiến tranh như bài “Chiến thành nam” trong nhạc phủ đời Hán có câu “Hiêu kỵ chiến đấu tử, nô mã bồi hồ minh” thể hiện sự bất hạnh và đau khổ do chiến tranh mang lại.
Khi thì lột tả xã hội hiện thực loạn lạc và hoài bão của cá nhân như bài “Khước đông tây môn hành” của Tào Tháo: “Nhung mã bất giải yên, khải giáp bất ly bàng, nhiễm nhiễm lão tướng chí, hà thời phản cố hương” đã nói lên sự gian lao trong hành quân và nỗi niềm nhớ quê nhà của người chinh phu. Trong bài “Qui tuy thọ”: “Lão kí phục lịch, chí tại thiên lí, liệt sĩ mộ niên, tráng tâm bất dĩ” nói lên tâm hồn tráng sĩ, tuổi tuy già nhưng chí chưa già. Bài “Bạch mã thiên” của Tào Trực: “Bạch mã sức kim ki, liên phiên tây bắc trì, tá vấn thùy gia tử, ưu tính du hiệp nhi...” nói lên ước vọng lập công, tinh thần khẳng khái, sẵn sàng hy sinh thân mình của nhà thơ.
Hình ảnh con ngựa trong thơ ca đời Đường phần lớn đều hào khí ngút trời, khí thế hiên ngang, thể hiện thời cực thịnh của đời Đường. Lý Bạch, Đỗ Phủ đã từng có bài ca ngợi ngựa. Một số nhà thơ cũng đã lấy ngựa làm đề tài sáng tác. Lư Chiếu Lân có bài “Tử lưu mã”: “Lưu mã chiếu kim yên, chuyển chiến nhập cao lan. Tắc môn phong sảo cấp, Trường Thành thủy chính hàn.
Tuyết ám minh kha trùng, sơn trường phún ngọc nan. Bất từ hoành tuyệt mạc, lưu huyết kỉ thời can.” Bài thơ với khí thế hào hùng, miêu tả con chiến mã dũng mãnh và người tướng sĩ ngoan cường. Bài “Tử lưu mã” của Lý Bạch: “Tử lưu hành thả tư, song phiên bích ngọc đề.
Lâm lưu bất khẳng độ, tự tích cẩm chướng nê. Bạch tuyết quan sơn viễn, hoàng vân hải đại mê. Huy tiên vạn lý khứ, an đắc luyến xuân qui.” Con ngựa dưới ngòi bút của Lý Bạch phóng khoáng tuấn tú, chí cao nghĩa cả, hiểu được ý người, khiến người ta yêu thích. Bài “Phòng binh Tào Hồ mã” của Đỗ Phủ viết: “Hồ mã Đại Uyển danh, phong lăng sấu cốt thành. Trúc phê song nhĩ tuấn, phong nhập tứ đề khinh. Sở hướng vô không khoát, chân kham thác tử sinh.
Kiêu đằng hữu như thử, vạn lí khảo hoành hành” nói lên sự ngưỡng mộ con tuấn mã tự do chạy nhảy không bị ràng buộc. Ông Lý Hạ đã làm 23 bài thơ về ngựa, đây chỉ nêu 2 bài: “Thử mã phi phàm mã, phong tinh bản thị tinh. Hướng tiền xao sấu cốt, do tự đái đồng thanh” thể hiện tinh thần kiên cường của con ngựa. “Đại mạc sa như tuyết, yến sơn nguyệt như câu. Hà đáng kim lạc não, khoái tẩu đạp thanh thu” nói lên khí khái hào phóng và chí hướng rộng lớn
của nhà thơ.
Hình ảnh con ngựa trong văn học các đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều có dáng thanh tú mạnh mẽ “Giang thành tử - Mật châu xuất liệp” của Tô Thức đã lấy việc cưỡi ngựa đi săn “Tả khiên hoàng, hữu kình thương” để bộc lộ ý chí của mình “Lão phu liêu phát thiếu niên cuồng”, “Hội vãn điêu cung như mãn nguyệt, tây bắc vọng, xạ thiên lang.” Lục Du có bài “Phong vũ ngày 14 tháng 11”: “Dạ lan ngọa thính phong thôi vũ, thiếc mã băng hà nhập mộng lai.” Tân
Khí Tật có bài “Vĩnh ngộ lạc - Kinh khẩu bắc cố đình hoài cổ”': “Nhớ năm ấy, giáo và ngựa sắt, khí thế như hổ lan khắp vạn dặm”, con ngựa sắt dưới ngòi bút của hai ông đều là tượng trưng cho ý chí chống giặc đền ơn vua nợ nước của họ. Bài “Qua Bình Dư nhớ Lý Tử lúc sinh thời ở Tính Châu” của Hoàng Đình Kiên đã nói lên nỗi căm phẫn bất bình đối với nhân tài bị chèn ép mai một “Trên đời há chẳng có ngựa thiên lý, nhân gian có mô đất cửu phương!” Những lời oán than này có rất nhiều vào thời Nguyên, Minh, Thạnh, trong đó vang dội nhất là tiếng than của Cung Tự Trân người đời cuối Thanh phát ra từ bài “Kỷ hợi tạp thi”: “Cửu châu sinh khí thị phong lôi, vạn mã tề ám cứu khả ai! Ngã khuyến thiên công trọng đẩu tẩu, bất câu nhất cách gián nhân tài.”
Ngoài ra, hình ảnh con ngựa trong dân tộc du mục cũng rất phong phú như trong “Cách Tát Nhĩ vương truyện” của dân tộc Tạng, “Giang Cách Nhĩ” của dân tộc Mông Cổ, “Mã nạp tư” của dân tộc Khơ-rơ-khơ-chư đều khắc họa rất thành công hình ảnh con tuấn mã tung vó giữa thảo nguyên bát ngát.
Ngựa cũng có ảnh hưởng rất lớn đến ngôn ngữ con người, nó có ý nghĩa rất phong phú trong thói quen ngôn ngữ như “Án đồ sách kí” (theo tranh vẽ đi tìm ngựa) nguyên chỉ làm việc máy móc câu nệ, nay chỉ lần theo đầu mối đi tìm vật gì đó. “Phong mã ngưu bất tương cập” (không liên quan gì với nhau) nguyên chỉ ngựa và bò có rượt đuổi nhau cũng không đụng
nhau, nay được ví hai vật không liên quan gì với nhau. “Phi lư phi mã” (không phải lừa cũng chẳng phải ngựa) ví với vật hoặc người chẳng giống cái gì, không ra cái gì. “Hại quần chi mã” (con ngựa làm hại cả đàn) ví chỉ kẻ làm hại cả tập thể. “Kim qua thiếc mã” ví chiến tranh. “Lệ binh mạt mã” chỉ cho ngựa ăn, mài sắc binh đao trong tư thế sẵn sàng ra trận. “Thiên binh vạn mã” chỉ khí thế hào hùng. “Nhung mã không tổng” chỉ việc quân bận rộn. “Mã đáo thành công” chỉ nhanh chóng gặt hái thành công. “Da ngựa bộc thây” chỉ khí tiết anh hùng xem thường cái
chết sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc. “Người ngã ngựa đổ” ví cảnh thảm bại khốn đốn. “Người mệt ngựa kiệt” ví cảnh người ngựa đều mệt lã kiệt sức. “Mã thủ thị thiêm” (đầu làm gì đuôi theo nấy) ví việc phục tùng người nào đó. “Mã nhĩ đông phong” chỉ việc không chú ý nghe người khác nói. “Ngựa không dừng chân” ví với không ngừng một giây, luôn luôn tiến lên. “Ngựa tuột cương” ví với không bị ràng buột. “Thanh mai trúc mã” ví nam nữ lúc còn nhỏ vui chơi với nhau một cách ngây thơ vô tư. “Cưỡi ngựa xem hoa” ví xem qua loa vội vã. “Tái ông thất mã” ví điều xấu trong điều kiện nhất định có thể biến thành điều tốt. “Trỏ nai bảo ngựa” ví với sự đảo lộn phải trái. “Hạ mã uy” ví việc ra oai phủ đầu. “Hồi mã thương” ví quay đầu lại đánh trả quyết liệt với kẻ truy đuổi. “Mã hậu pháo” ví với hành động không kịp thời. “Môi lừa không khớp miệng ngựa” (râu ông này cắm cằm bà kia) ví việc không khớp nhau. “Ngựa chết chữa như ngựa sống” ví với việc cố hết sức để chữa trị. “Đường xa biết sức ngựa, lâu ngày thấy lòng người” ý chỉ qua thời gian lâu sẽ biết được người tốt hay xấu.
Tục ngữ về ngựa cũng có nhiều như “Ngựa không ăn cỏ đêm không khỏe”, “Ngựa tốt không quay lại lối cũ ăn cỏ” (người có chí khí không quay lại chỗ đã hất hủi mình dù điều kiện có tốt đi nữa), “Vỗ mông ngựa vỗ nhằm chân ngựa” (kẻ nịnh hót không đúng chỗ), “Người đẹp nhờ lụa, ngựa nhờ yên”, “Đuôi ngựa treo đậu hủ, không kham nổi”, “Khoái mã nhất tiên, khoái

nhân nhất ngôn”, “Binh mã chưa tiến, lương thảo tiến trước”, “Người có lúc lỡ tay, ngựa có khi rơi móng”, “Xạ nhân tiên xạ mã, cầm tặc tiên cầm vương” (bắn người trước hết phải bắn ngựa, đánh giặc trước hết phải bắt kẻ cầm đầu), “Là con la hay con ngựa, dắt ra đi rong một lúc sẽ rõ”, “Cưỡi ngựa không cần cương, chỉ việc vỗ mông ngựa”. “Đuôi ngựa dùng làm dây đàn, không đáng để nói”.
Con ngựa hiên ngang phóng khoáng Tuoi-ngo

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
 
Con ngựa hiên ngang phóng khoáng
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Cách phòng ngừa bệnh lậu
» Cách phòng ngừa bệnh trĩ
» Bệnh giang mai là gì và làm thế nào để phòng ngừa và điều trị?
» Những biện pháp phòng ngừa Herpes sinh dục tái đi tái lại
» Tìm Hiểu Chi Phí Chữa Bệnh Xã Hội Ở Hải Phòng Hiện Nay Là Bao Nhiêu

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Kiến Thức Tổng Hợp :: Dịch Học, Phong Thủy-
Chuyển đến