Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Phật Giáo Có Đường Lối Riêng Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Phật Giáo Có Đường Lối Riêng

Go down 
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Giáo Có Đường Lối Riêng Empty
Bài gửiTiêu đề: Phật Giáo Có Đường Lối Riêng   Phật Giáo Có Đường Lối Riêng EmptySun Feb 05, 2023 10:10 am

Phật Giáo Có Đường Lối Riêng

(Trưởng Lão Thích Thông Lạc, trích PGCĐLR, TG.2010, tr.16-24)
Nguồn: Sách: Phật Giáo Có Đường Lối Riêng
Phật giáo có một đường lối tu tập độc lập, riêng biệt, không chịu ảnh hưởng bất cứ một giáo pháp nào của các tôn giáo khác, vì tất cả giáo pháp hiện có trong các kinh sách không có một pháp môn nào tu học như Phật giáo.
Bởi giáo pháp của Phật giáo là chân lí của loài người, nó không phải là triết lý suông hay tưởng giải của con người kiến giải viết ra, nên nó mang tính chất thiết thực, cụ thể, chớ không trừu tượng, ảo tưởng, mơ hồ, ảo giác, v.v... như các giáo pháp của ngoại đạo mà từ xưa đến nay chúng ta thường gặp rất nhiều, nhất là trong tam tạng kinh điển chữ Hán của Trung Quốc.
Như vậy chúng ta phải tìm ở đâu để biết những lời dạy thật sự của đức Phật? Muốn tìm những lời dạy chân thật của đức Phật thì chúng ta có hai chỗ dựa:
- Thứ nhất: nên tìm một người tu tập đã làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Ðó là cuốn tự điển sống của đạo Phật.
- Thứ hai: nên tìm đọc bộ kinh Nikaya do Hòa Thượng Minh Châu chuyển ngữ từ Pali sang Việt ngữ.
Từ khi tôi biết được Phật giáo và nghiên cứu, mới hiểu rõ bốn chân lý của Phật giáo là những sự thật của một kiếp người. Riêng cá nhân tôi nhận xét và cũng như qua nhiều ý kiến của quý phật tử hiểu biết về Phật giáo đều cho rằng trên thế gian này chỉ có giáo pháp của đức Phật là độc nhất, vô nhị, không có một giáo pháp nào của ngoại đạo so sánh hơn được. Vì giáo pháp của đức Phật là chân lý của nhân loại và những pháp tu hành rất gần gũi với con người, nên được mọi người chấp nhận với lòng tin tuyệt đối. Cho nên, bài pháp đầu tiên được đức Phật thuyết giảng cho năm anh em Kiều Trần Như nghe, đó là bài pháp “Tứ Diệu Ðế”.
Tứ Diệu Ðế là một bài pháp xác định bốn sự thật của loài người rất khoa học. Nhờ đó mà con người mới hiểu rõ: Làm người lúc nào cũng luôn luôn thọ khổ: Khổ từ trong bụng mẹ, khổ khi xuất thai ra khỏi bụng mẹ, khổ từ tuổi còn bé thơ, khổ từ tuổi trưởng thành thanh niên, khổ từ tuổi trung niên, khổ từ tuổi già yếu suy nhược, và khổ trước khi chết. Tuy thọ khổ suốt thời gian dài một kiếp người như vậy, nhưng có mấy ai hiểu biết, vì thế cứ luôn luôn tạo ra biết bao nhiêu hành động ác và thiện để rồi tất cả hành động ác thiện đó trở thành những từ trường nghiệp. Những từ trường nghiệp ấy lại tiếp tục tái sinh luân hồi thành những con người mới. Những con người mới này lại tiếp tục thọ khổ và tạo ra những từ trường nghiệp ác và thiện khác nữa và cứ như vậy tiếp tục tạo nghiệp để rồi tái sinh luân hồi mãi mãi không bao giờ dứt.
Con người sống trên thế gian này không ai hiểu biết qui luật nghiệp tái sinh luân hồi, nên hằng ngày sống thường tạo ra không biết bao nhiêu từ trường nghiệp tái sinh khác nữa. Từ trường nghiệp ác của chúng sinh tạo ra và phóng xuất trùng trùng điệp điệp khắp nơi trong vũ trụ.
Có người cho rằng chết là hết, đó là tư tưởng duy vật biện chứng, với hiểu biết như vậy là tư tưởng chấp đoạn, vì thế mặc tình làm ác, thường đem đến sự đau khổ cho mình cho người. Thật là một tư tưởng thiếu sáng suốt, thiếu sự hiểu biết nên thường tự mình làm khổ mình và khổ cả thế gian.
Còn những người chấp thường cho con người khi chết thì linh hồn tiếp tục đi tái sinh luân hồi. Nhưng hỏi về linh hồn làm bằng chất liệu gì, hình dạng ra sao, thì không một người nào biết để trả lời, cứ loanh quanh như những người mù rờ voi, thật là tội nghiệp.
Bởi con người khi chết, cái còn lại không phải là linh hồn thường còn mà sự thường còn của con người chỉ là những từ trường nghiệp mà thôi.
Bởi vậy, con người trên thế gian này còn nhiều điều chưa thông hiểu mà những điều ấy đang xảy ra hằng ngày xung quanh họ. Thế mà họ cứ tự mãn, cho mình là người hiểu biết đủ rồi, chẳng cần phải học hỏi gì hơn nữa. Do sự tự mãn đó mà con người trên thế gian này giống như người mù mà không biết mình mù. Cho nên “người ngu mà biết mình ngu là người có trí tuệ”, đó là tục ngữ của Việt Nam mà ông bà chúng ta thường nhắc đi nhắc lại mãi.
Nếu không nhờ chân lý thư tư của đạo Phật thì làm sao con người hiểu biết nền đạo đức nhân bản – nhân quả. Nền đạo đức này mang lại cho con người có một phong cách sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh. Ðó là một lối sống hoàn toàn làm chủ mọi sự khổ đau của kiếp người. Vì thế đạo Phật được gọi là đạo Giải Thoát, giải thoát bằng tri kiến hiểu biết, nên đạo Phật được gọi là đạo Trí Tuệ.
Đối với đạo Phật, Thiên đàng, Cực lạc không phải là một thế giới siêu hình mà là sự sống chung của mọi người có cách đối xử với nhau bằng tri kiến đạo đức nhân bản, trên thế gian này. Nhờ thế đạo Phật mới được gọi là đạo chân lí của loài người.
Chân lí của loài người gồm có:
- Chân lí thứ nhất là Khổ đế.
- Chân lí thứ hai là Tập đế.
- Chân lí thứ ba là Diệt đế.
- Chân lí thứ tư là Ðạo đế.
Trên thế gian này, tất cả các tôn giáo khác không dám tự nhận giáo pháp của mình là chân lí, chỉ có đạo Phật mới dõng dạc tuyên bố bốn sự thật này trước nhân loại là chân lí của loài người là giáo pháp của mình. Bốn sự thật này đã làm cho các tôn giáo khác đều rúng động; những tư tưởng về thế giới siêu hình: Phật, Tiên, Ngọc Hoàng, Thượng Ðế, Thái Thượng Lão Quân, Thần, Thánh, quỉ, ma, v.v.. đã bị lật tẩy, đảo lộn, không còn đất đứng.
Chúng ta muốn thông suốt bốn sự thật này thì nên nghiên cứu và đọc kỹ sách “Ðạo Phật có đường lối riêng biệt không bị ảnh hưởng bởi giáo pháp của bất cứ một tôn giáo nào”, nhất là bốn thánh định. Quý vị nên phân biệt bốn thánh định nào của đạo Phật và bốn định nào không phải của đạo Phật mà chỉ là của ngoại đạo. Thường các nhà học giả nghiên cứu Phật giáo không thể nào phân biệt được bốn Thánh Ðịnh nào là của đạo Phật và bốn Ðịnh nào là của ngoại đạo. Nhất là cần phân biệt kinh sách nào là của Phật giáo và kinh sách nào chỉ là của ngoại đạo. Cho nên sách này sẽ làm kim chỉ nam, giúp cho họ tham khảo, khiến họ hiểu biết không còn lệch lạc lời dạy của đức Phật nữa.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn quý vị đã chịu khó đọc sách này, mong rằng nó sẽ đem lại sự lợi ích cho quý vị trên đường nghiên cứu và tu tập theo Phật giáo.
Kính ghi,
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Nguồn: https://www.nguyenthuychonnhu.net/index.php/bdt/393-kdmc

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Giáo Có Đường Lối Riêng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Giáo Có Đường Lối Riêng   Phật Giáo Có Đường Lối Riêng EmptySun Feb 05, 2023 10:24 am

Pháp Thoại Nhức Nhối Đầu Năm
Khi năm con rắn bước qua năm con ngựa, chúng tôi lại nhớ đến những pháp thoại của Trưởng Lão Thích Thông Lạc, người đã có những bài giảng pháp gây nhức nhối cho Phật Giáo ở trong và ngoài nước trong hơn 10 năm qua, trong đó có những pháp thoại nói về những mê tín dị đoan trong đạo Phật mỗi dịp xuân về.
Thích Thông Lạc theo Phật Giáo Nguyên Thủy, còn được gọi là Trưởng lão bộ, Thượng tọa bộ hay Theravàda, có sự thông hiểu về Phật pháp rất sâu rộng và tuổi đạo cũng cao, nên được tôn xưng là Trưởng Lão Thích Thông Lạc.
MỘT HIỆN TƯỢNG TRONG PHẬT GIÁO?
Trưởng Lão có thế danh là Lê Ngọc An, Pháp danh là Thông Lạc, sinh năm 1928, xuất gia lúc mới 8 tuổi. Ông tu tập nhiều pháp môn khác nhau, khởi đầu là Mật Tông với Hòa Thượng Thích Thiện Thành, rồi đến Tịnh Độ với Họa Thượng Thích Thiện Hòa và Thiền Tông với Hòa thượng Thích Thanh Từ. Từ đó ông xả thân tu hành với pháp môn Thiền Tông, chứng đạt đầy đủ 18 loại hỷ tưởng, tức là triệt ngộ.
Đức Phật ngày xưa tu tập theo giáo pháp Bà La Môn, sau khi chứng ngộ các định Vô Sắc ấy nhưng không thấy giải thoát, nên Ngài đã từ bỏ chúng và tìm ra đường lối tu tập riêng biệt và cuối cùng Ngài chứng đạt chân lý Tứ Diệu Đế. Thầy Thích Thông Lạc cũng tu tập các pháp nói trên nhưng nhận thấy không giúp đoạn diệt tâm tham, sân, si, mạn, nghi nên chuyển qua tu tập pháp môn "Như Lý Tác Ý" trong Đại Tạng Kinh Nikaya. Sau khi chứng đạo, với mục tiêu “trùng tu tinh thần chánh pháp của Phật”, ông bắt đầu nói về những sai lầm của Đại Thừa khi kết hợp giữa kinh Bà La Môn và kinh Phật, giữa Nho Giáo và Lão Giáo với Phật Giáo. Ông đi giảng Pháp từ nam ra bắc. Ông lên án mạnh mẽ những mê tín dị đoan trong Phật Giáo. Ông coi Phật Giáo Việt Nam đang ở thời kỳ mạt pháp.
Ông cũng đã giảng dạy cho nhiều tu sinh, xây dựng Chùa Am và thành lập Tu Viện Chơn Như ở Tây Ninh. Ông đã viên tịch ngày 1.11.2013.
Những tài liệu truyền pháp và pháp thoại của ông còn được lưu trữ đầy đủ trên website nguyenthuychonnhu.net/index.php/thichthonglac, được Nhà xuất bản Tôn Giáo ấn hành và phổ biến rộng rãi với ghi chú: “Sách này chỉ biếu, không bán”. Nhiều người đã coi pháp thoại của Trưởng Lão Thích Thông Lạc là một hiện tượng. Dĩ nhiên, những bài pháp thoại của ông đã gây nhức nhối cho nhiều tông phái, nhiều tăng sĩ và cho Phật Giáo Việt Nam, nhưng số người lên tiếng phản biện rất ít, nhất là không có sự lên tiếng của các nhân vật có thẩm quyền trong Phật Giáo.
Trong bài “Về sư Thông Lạc: GHPGVN im lặng mới là ‘hiện tượng’”, đăng trên phattuvietnam.net, Phật tử Minh Quân đặt câu hỏi: Thích Tông Lạc bảo “Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ là lừa đảo, Tịnh độ tông và Mật tông mê tín, Thiền tông bịp bợm, Lục tổ Huệ Năng tu không chứng…, ngay cả Bồ tát Thích Quảng Đức, để lại qủa tim là nhờ vào tưởng lực của ngài quá mạnh, chứ chưa thể làm chủ sinh tử, kinh điển Đại Thừa phát triển là ngoại đạo, thì tại sao GHPGVN lại im lặng?” Tác giả nói: “Sự im lặng của quý vị đã mặc nhiên thừa nhận Sư Thông Lạc nói đúng!...”
Theo chúng tôi, có lẽ các tông phái và các tăng sĩ trong nước không lên tiếng, một phần vì những lý luận của ông rất sắc bén, khó phản biện được, và phần khác vì sợ những phản biện sẽ làm cho cuộc tranh luận giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa nổ lớn và lan rộng, nhiều mặt trái của vấn đề lại được phô bày ra trước công luận.
Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề gây tranh luận này trong một bài khác. Trong bài này, chúng tôi sẽ nói qua về một số tập tục trong Phật Giáo nhân dịp mừng xuân, đã bị Trưởng Lão Thích Thông Lạc tố cáo là mê tín dị đoan. Những đoạn dưới đây được trích cuốn “Đường về xứ Phật” và cuốn “Người Phật tử cần biết” (Những điều phi Phật Pháp), dưới hình thức vấn đáp, xin được tóm lược lại.
CHUYỆN ĐƯA ÔNG TÁO VỀ TRỜI
Hỏi: Kính bạch Thầy, sắp đến ngày 23 Tết Âm lịch, năm nào cũng vậy, mọi nhà lo mua ba bộ mũ, hia, giày và một con cá chép sống để cúng tiễn đưa ông Táo về trời. Như vậy có đúng không thưa Thầy?
Đáp: Ông Táo là một chuyện mê tín của dân gian, mục đích là để răn người đừng làm điều ác, vì làm điều ác là ông Táo sẽ về chầu Trời tố cáo tội ác trong năm… Ông Táo không có thật, mà chỉ là một tưởng tri của loài người, để khiến cho người ta sợ mà không làm điều ác. Từ câu chuyện răn nhắc đừng làm ác thì dần dần biến thành phi công lý, phi đạo đức (hối lộ mũ hia, giày, quần áo, cá chép, cúng bái thần linh là một hình thức hối lộ)…
Phật giáo Đại thừa cũng chịu ảnh hưởng, nhưng lấy ngày đó làm ngày lễ đưa chư Thiên về chầu trời. “Dân gian thì đưa Táo quân, Phật giáo thì đưa chư Thiên về trời”! Câu chuyện mê tín dân gian Phật giáo Đại thừa lại biến thành mê tín Phật giáo. Bởi vậy Phật giáo Đại thừa có đáng cho chúng ta đủ niềm tin chăng?
CHUYỆN CHIẾC THUYỀN BÁT NHÃ
Hỏi: Trong các chùa đầu năm, có làm một chiếc thuyền Bát Nhã bằng giấy để chở vong linh người chết về Tây Phương, Niết Bàn... Vậy, những việc làm trên của các sư ni có đem lại lợi ích gì cho Phật pháp, cho các sư ni và cho chúng sanh không ạ?
Đáp: Tụng kinh, gõ mõ, dâng sao, giải hạn, làm thuyền Bát Nhã bằng giấy để chở các vong linh về Tây Phương, Niết Bàn, v.v... đó là những việc làm lừa đảo những tín đồ nhẹ dạ, vì thương cha mẹ và những người thân nên bỏ tiền ra cúng, để các sư cô ghi tên họ mà đưa về Tây Phương Cực Lạc. Đó là một việc làm mê tín nhất trong các kinh sách Đại thừa mà các sư cô thực hiện. Những việc làm này là phỉ báng Phật giáo, có mục đích tiêu diệt Phật giáo, còn người có trí hiểu biết sẽ đánh giá trị Phật giáo là một loại tôn giáo mê tín, lừa đảo tín đồ.
Những việc làm này nó không có lợi ích cho con người, khiến cho con người tiền mất, tật mang, chỉ có những người hành nghề bất chánh này là có lợi ích mà thôi.
CẦU PHÚC, XIN LỘC CÓ LỢI LẠC GÌ KHÔNG?
Hỏi: Kính thưa Thầy, đầu năm đi chùa để lễ bái cầu phúc, cầu lợi, có lợi lạc gì không thưa Thầy? Nhất là ngày rằm tháng giêng thì chùa nào cũng đông nghẹt, từ sáng sớm đến khuya, vì người ta nghĩ “Đi lễ quanh năm không bằng đi ngày rằm tháng giêng”!
Đáp: Đó là phong tục mê tín từ lâu trong các chùa Đại thừa, dùng cầu phúc, cầu lợi để lừa đảo tín đồ Phật giáo, đem phúc, lợi cho những tu sĩ ngồi trong mát ăn bát vàng, hơn là phúc, lợi cho tín đồ, đi chùa để nghe pháp, nhớ lời Phật dạy về đạo đức làm người để sống toàn thiện.
Nếu một người nghe lời Phật dạy, luôn luôn sống toàn thiện, thì phước lộc đầy đủ, cần gì phải đi chùa cầu phước, cầu lợi? Nếu đi chùa quanh năm, hoặc nhân ngày rằm tháng giêng đến lễ Phật, cầu chư Phật ban phúc, ban lộc, mà chẳng làm một điều lành, luôn luôn làm khổ mình, khổ người, không hề tu tập nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, lúc nào cũng có phiền não, sân hận, bất toại nguyện, v.v... thì có ích lợi gì? Có Phật nào ban cho phúc lộc hay không? Đụng việc gì cũng làm to ra, la lối om sòm, chửi làng, mắng xóm, cuộc sống lúc nào cũng bỏn xẻn, ích kỷ, không hề giúp đỡ người bất hạnh, thì dù có lạy Phật đến sói đầu cầu phước, cầu lộc cũng chẳng có được chút nào.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Giáo Có Đường Lối Riêng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Giáo Có Đường Lối Riêng   Phật Giáo Có Đường Lối Riêng EmptySun Feb 05, 2023 2:31 pm

CÁC TƯỢNG TRONG CHÙA
Hỏi: Các chùa miền Bắc có tục lệ thờ đủ thứ Phật như: Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà, Phật Quan Âm, Phật Dược Sư, Phật Đại Thế Chí, Phật Văn Thù Sư Lợi, Phật Phổ Hiền, v.v... còn bên mặt thì thờ Đức Ông Quan Thánh Đế Quân và bên trái thì thờ Bà Chúa Tiên, Chúa Sứ, Linh Sơn Thánh Mẫu, Phật Mẫu Chuẩn Đề, Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn, phía sau thờ Bồ Đề Đạt Ma, Lục Tổ Huệ Năng, tức là ông giám trai, phía trước thờ ông Thiện, ông Ác và Hộ Pháp… Vậy việc thờ phụng trên có đúng chánh pháp không? Và mỗi khi đến chùa chúng con phải cúng dàng như thế nào cho đúng chánh pháp?
Đáp: Trong chùa thờ cúng nhiều tượng Phật là thờ cúng không đúng chánh pháp. Trên thế gian này duy nhất chỉ có đức Phật Thích Ca Mâu ni là một vị Phật có lịch sử chân thật của loài người. Còn tất cả các vị Phật khác đều là Phật giả tưởng của người sau đặt ra, đó là những nhân vật truyền thuyết, nhân vật tiểu thuyết không thật có. Thờ những tượng Phật không có lịch sử chân thật là thờ cúng mê tín, thờ cúng trong vô minh, không đúng chánh pháp, là thờ cúng theo kiểu ngoại đạo.
TÙY DUYÊN HOẰNG PHÁP?
Trên đây chỉ là một vài câu chuyên được trích ra nhân ngày đầu xuân. Còn vô số chuyện mê tín di đoan khác được nói trong sách. Cứ mở website nguyenthuychonnhu.net/index.php/thichthonglac ra mà xem.
Theo Trưởng Lão Thích Thông Lạc, Phật giáo Đại thừa đi đến đâu cũng viên dung và viên thông, lấy tất cả các pháp của mọi tôn giáo và sự mê tín của con người làm giáo pháp của mình. Cho nên, giáo pháp Đại thừa là giáo pháp lượm lặt của các tôn giáo khác, chỉ cần thay danh từ là biến thành giáo pháp của mình. Khi dân gian mê tín cúng Táo quân thì Đại thừa biến danh từ Táo quân thành danh từ chư Thiên.
Trưởng lão nói:
“Từ khi đức Phật nhập diệt, kinh luật đã được thiết lập theo các Tổ, nhưng mầm mống chia rẽ và phá giới, phạm giới đã có từ lúc đức Phật còn tại thế. Cho nên, ít ai còn giữ gìn và sống đúng giới hạnh. Đến khi ông A Nan tịch thì không còn ai có đủ quyền lãnh đạo, nên lần lượt chư Tăng chia thành nhiều bộ phái (20 bộ phái) và mỗi bộ phái tự kiến giải kinh luật riêng của bộ phái mình. Do đó, kinh sách phát triển của đạo Phật, càng ngày càng tăng lên rất nhiều. Chính những kinh sách này, dẫn đến lìa xa đạo Phật (mất gốc)...
“Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã xác định: ‘Giới luật còn là đạo Phật còn, giới luật mất là đạo Phật mất’. Lời di chúc này giúp cho chúng ta nhìn thấy tu sĩ hiện giờ phạm giới, phá giới là chúng ta biết ngay là Phật giáo đã mất, chỉ còn lại là đạo Bà La Môn, chuyên môn mang mõ chuông đi cúng tế cầu siêu, cầu an v.v…
“Là một tu sĩ Phật giáo sống thật, tu thật, không cầu danh lợi, không cầu cơm ăn áo mặc, không cầu chùa to, tháp lớn, chỉ tìm cầu sự giải thoát sanh, già, bệnh, chết nơi thân tâm của mình. Vì thế, chúng tôi nói thật, nói thẳng, nói mạnh.”
Đây là những pháp thoại nhức nhối, nhưng cũng là những điều cần suy nghĩ khi bước vào năm con ngựa.
Ngày 30.1.2014
Lữ Giang
Đức Phật Xác Định Về Ý Thức Của Con Người (2)
 (Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP.6, TG.2011, tr.256-261)
Nguồn: Sách: Đường Về Xứ Phật - Tập 6
LỜI XÁC ĐỊNH THỨ HAI
LỜI PHẬT DẠY:
“ Tâm dẫn đầu mọi pháp
Tâm chủ, tâm tạo tác
Nếu nói hay hành động
Với tâm tư thanh tịnh
Hạnh phúc sẽ theo ta
Như bóng không rời hình”.
(Kinh Pháp Cú: I.Yamakavagga. Phẩm Song Yếu)
CHÚ GIẢI:
Xin nhắc lại bài kệ trên, tâm dẫn đầu các pháp ác thì tâm khổ não, sự khổ não đó theo ta cũng giống như xe theo con vật kéo.
Nếu tâm không dẫn đầu ác pháp thì tâm không khổ. Do tâm dẫn đầu ác pháp nên tâm phải chịu khổ, sự khổ đau đó không thể nào tránh khỏi, vì thế nên đức Phật ví nó như xe theo con vật kéo.
Cho nên, người sống trong ác pháp mà bảo rằng có hạnh phúc, an vui thì không thể nào tin được vì quả khổ sẽ theo ta như xe theo con vật kéo. Ðó lời xác định của đức Phật như vậy. Cho nên, một người còn ăn thịt chúng sanh, mà bảo rằng họ sống có hạnh phúc thì chúng ta làm sao tin được.
Qua bài kệ thứ nhất, chúng ta đối chiếu lại bài kinh Song Tầm, thì bài kệ thứ nhất, tức là tầm ác.
Tầm ác là gì? Là sự suy tư về một ác pháp để biến ra lời nói hay hành động làm đau khổ mình, đau khổ người và chúng sanh. Ví dụ: Hôm nay là ngày Tết mọi nhà đều giết loài vật để ăn Tết. Trước khi giết loài vật để ăn Tết thì chúng ta suy tư, phải giết con lợn, con gà, con vịt hay cá tôm, v.v… Sự suy tư như vậy là tâm dẫn đầu ác pháp.
Khi sai bảo người nhà: “Con hãy ra bắt con gà giết thịt làm cỗ cúng ông bà”, lời nói này là lời nói ác pháp. Khi ấy, đứa con ra chuồng bắt con gà cột hai chân lại đem ra cắt cổ gà. Hành động bắt gà, cột hai chân và hành động cắt cổ là hành động ác pháp. Cho nên, lời nói hay hành động ác pháp đều do tâm dẫn đầu trong ác pháp.
Sự suy nghĩ giết con gà chết là nhân ác. Nhân ác thì làm sao tránh khỏi quả khổ đau, Vì thế đức Phật dạy:
“khổ não sẽ theo ta
Như xe theo vật kéo”.
Ngược lại, bài kệ thứ hai khác bài kệ thứ nhất, bài kệ thứ hai dẫn tâm vào pháp thiện, tức là sự tư duy thiện. Sự tư duy thiện sẽ biến ra lời nói và hành động thiện tức là tầm thiện như trong bài kinh Song Tầm mà Ðức Phật đã dạy phương pháp thiền định “ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp”.
Người mà tâm dẫn đầu mọi pháp thiện thì lời nói hay hành động đều thiện, tức lời nói và hành động không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh và như vậy đức Phật đã xác định:
“Hạnh phúc sẽ theo ta
Như bóng không rời hình”.
Ðọc bài kệ thứ nhất và bài kệ thứ hai chúng ta thấy rất rõ, một tâm của chúng mà có hai mặt: thiện và ác: mặt ác khổ đau sẽ đến với chúng ta mãi mãi; mặt thiện hạnh phúc và an vui cũng sẽ theo chúng ta mãi mãi.
Xét qua hai bài kệ này chúng ta thấy được phương pháp tu hành của Ðạo Phật rất cụ thể. Nếu một người muốn tìm đường thoát khổ của kiếp làm người thì bất cứ ở đâu, không cần phải vào chùa, lên non, vào núi, rừng… đều tu giải thoát được cả.
Biết tâm là phương pháp dẫn đầu mọi pháp, nên chúng ta sử dụng tâm dẫn vào sự ngăn chặn và diệt ác pháp, không cho dẫn tâm vào ác pháp. Nói một cách khác, là chúng ta điều khiển tâm xa lìa ác pháp và luôn luôn dẫn tâm vào thiện pháp.
Hằng ngày thường dẫn tâm xa lìa ác pháp và dẫn tâm vào thiện pháp như vậy, thì đó là cách thức tu tập của đạo Phật.
Hai bài kệ trên đây là một phương pháp thực hành sống ngăn ác diệt ác pháp và sanh thiện tăng trưởng thiện pháp bằng cách dẫn tâm theo ý muốn thiện của chúng ta. Chắc chắn kết quả: “Hạnh phúc sẽ theo ta, Như bóng không rời hình”.
Trong kinh Pháp Cú có hai bài kệ này là pháp môn tu hành tuyệt vời, nếu ai có duyên gặp được pháp bảo này mà không tu tập để chịu một đời khổ đau thì người ấy là người ngu. Ðừng dẫn tâm vào ác pháp thì đâu phải khổ đau. Biết ác pháp mà dẫn tâm vào ác pháp thì chỉ có người vô minh ngu si mới làm điều này. Biết ác pháp là khổ đau mà cứ dẫn tâm vào ác pháp thì người ấy chỉ là một con vật ngu si.
Ví dụ: Biết tâm tham, tâm sân là ác pháp là khổ đau mà cứ dẫn tâm vào chỗ đó là người ngu si như con thú vật. Con người không thể là con vật. Biết giết hại ăn thịt chúng sanh là khổ não sẽ theo ta như xe theo vật kéo, thế mà cứ sống và giết hại và ăn thịt chúng sanh thì làm sao tránh khỏi khổ não.
Trên đời “khổ não” ai mà chẳng sợ, thế sao lại dẫn tâm vào ác pháp, để chịu lấy khổ não. Người ơi! Sao lại ngu quá vậy?
Thịt cá chúng sanh là những chất bất tịnh tanh hôi uế trược, có gì thanh tịnh trong sạch đâu mà lại thích ăn. Cái ngon nơi miệng của quí vị là cái ảo giác. Ăn vào miệng có ngon hoài đâu? Nuốt qua khỏi cổ cái ngon còn đâu? Như vậy không phải là ảo giác sao?
Người có trí, có ý thức, có sự hiểu biết một chút về điều này thì chắc chắn sẽ dẫn tâm vào thiện pháp chứ không điên gì mà dẫn tâm vào ác pháp và như vậy người ấy đã thoát khổ.
Hai bài kệ trên đây chính đức Phật dạy chúng ta sống bắt đầu cho nền đạo đức nhân bản - nhân quả, không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.
Ðể kết luận bài này chúng ta đọc lại cả hai bài kệ trên:
“Tâm dẫn đầu mọi pháp
Tâm chủ, tâm tạo tác
Nếu nói hay hành động
Với tâm tư ô nhiễm
Khổ não sẽ theo ta.
Như xe theo vật kéo.
--o0o--
“Tâm dẫn đầu mọi pháp,
Tâm chủ, tâm tạo tác
Nếu nói hay hành động
Với tâm tư thanh tịnh
Hạnh phúc sẽ theo ta
Như bóng không rời hình”.
Ðọc xong hai bài kệ này chúng ta hãy lắng nghe dư âm đang lan tỏa cùng khắp trong không gian và thấu tận đáy tâm hồn của chúng ta với một trạng thái thanh thản, an lạc, hạnh phúc tuyệt vời trong môi trường sống của muôn loài, cũng từ đó lòng yêu thương sự sống của chúng ta phủ trùm trên hành tinh này như không khí.
***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Giáo Có Đường Lối Riêng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Giáo Có Đường Lối Riêng   Phật Giáo Có Đường Lối Riêng EmptySun Feb 05, 2023 2:48 pm

Đức Phật Xác Định Về Ý Thức Con Người
 (Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP.6, TG.2011, tr.243-256)
Nguồn: Sách: Đường Về Xứ Phật - Tập 6

LỜI XÁC ĐỊNH THỨ NHẤT
LỜI PHẬT DẠY
“Tâm dẫn đầu mọi pháp
Tâm chủ, tâm tạo tác
Nếu nói hay hành động
Với tâm tư ô nhiễm
Khổ não sẽ theo ta
Như xe theo vật kéo”.
(Kinh Pháp Cú: I.Yamakavagga. Phẩm Song Yếu).
CHÚ GIẢI:
Ðức Phật nói đến tâm, tức là nói đến cái biết của con người, nhưng cái biết của con người có ba cái:
1/ Cái biết của ý thức (cái biết do sự phân biệt của sáu thức hằng ngày).
2/ Cái biết của tưởng thức (cái biết trong giấc mộng).
3/ Cái biết của tâm thức (cái biết của thức uẩn, cái biết siêu không gian và thời gian, cái biết để thực hiện Tam Minh vô lậu của bậc A La Hán).
Vậy chữ tâm trong kinh Pháp Cú ở đây là cái biết nào cho đúng với nghĩa của nó này? xin thưa các quý bạn, chữ tâm ở đoạn kinh này đã làm cho nhiều người đọc dễ hiểu sai ý Phật.
Theo kinh nghiệm tu hành của chúng tôi thì chữ tâm mà nhà học giả dịch dùng ở đây, chúng ta phải hiểu nó là “ý thức phân biệt hằng ngày trong cuộc sống của chúng ta”. Nó chính là tri kiến của mỗi người đang sử dụng hằng ngày. Con đường tu tập của đạo Phật lấy ý thức phân biệt làm vũ khí tiến quân tấn công giặc tham, sân, si; giặc sinh tử luân hồi. Ðó là ý của bài kinh này vậy.
Câu kinh thứ nhất trong kinh Pháp Cú đức Phật đã xác định cho chúng ta biết “Ý thức” của con người rất quan trọng trong vấn đề tu tập theo đường hướng của đạo Phật. Vì ý thức chủ động tạo tác mọi vấn đề trong cuộc sống tốt hoặc xấu đều do nó. Ngoài ý thức ra thì con người không có một vật gì để chủ động điều khiển thiện hay ác pháp được.
Do thấu suốt được lý này, nên bốn chân lý của đạo Phật mới ra đời để giải quyết mọi sự khổ đau của kiếp con người.
Cho nên, Chánh kiến và Chánh tư duy trong Ðạo Ðế là gì các bạn có biết không? Ðó là ý thức các bạn ạ. Ý thức dẫn đầu trong giáo pháp của đức Phật một cách rõ ràng và cụ thể.
“Tâm dẫn đầu mọi pháp
Tâm chủ, tâm tạo tác”
Hai câu này là một pháp hành rất cụ thể. Ðó là pháp hướng tâm “Như lý tác ý”. Tức là “pháp dẫn tâm vào đạo”, nghĩa là khi biết tâm là ý thức dẫn đầu mọi pháp thì có đường đi để đạt được mục đích bất động tâm không còn khó khăn.
Hai câu kệ này đã xác định cho chúng ta biết chỉ có loài người mới có một phương tiện tối ưu như vậy. Nếu chúng ta biết sử dụng nó, thì nó sẽ giúp chúng ta thoát khổ của kiếp làm người, còn nếu chúng ta không biết sử dụng, để tự nó dẫn dắt chúng ta đi, thì chắc chắn cuộc đời sẽ đen tối và sự đau khổ triền miên bất tận.
Nếu biết được “tâm dẫn đầu mọi pháp” thì giờ này chúng ta đâu có đau khổ. Phải không hỡi các bạn?
Vì nó dẫn đầu, tức là nó làm chủ mọi pháp. Làm chủ mọi pháp, trong mọi pháp đó, phải có pháp sanh, già, bệnh, chết. Nhưng cớ sao con người lại không làm chủ những điều này? Con người không làm chủ được những điều này, là vì con người không biết cách điều khiển “ý” để nó làm chủ mọi pháp.
Cho nên, hiện giờ “các pháp dẫn đầu tâm”, chứ không phải “tâm dẫn đầu mọi pháp”. Phải không hỡi các bạn? Các pháp dẫn đầu tâm, vì thế tâm thường phải chịu đau khổ. Hôm nay đức Phật xác định: “Tâm dẫn đầu các pháp” chúng ta đã sáng mắt ra và đã hiễu rõ lời dạy này như ánh đuốc soi vào đêm tối. Lời dạy này như chúng tôi đã nói ở trên là một pháp hành cụ thể “dẫn tâm vào đạo, chứ đừng dẫn đạo vào tâm”. Nhờ hiểu biết câu này, nên hằng ngày chúng ta dẫn tâm vào đạo bằng câu pháp hướng: “tâm như đất, lìa tham, sân, si cho sạch; tham, sân, si là pháp khổ đau phải xa lìa, viễn ly”. Ðó là câu trạch pháp đầu tiên để thực hiện dẫn tâm vào thiện pháp và dẫn tâm diệt trừ ác pháp “Tâm dẫn đầu mọi pháp”.
Lời chú giải này là một trong những kinh nghiệm tu hành của chúng tôi đã mang đến kết quả giải thoát một cách cụ thể rõ ràng. Chúng tôi chú giải câu kệ này, để các bạn hiểu những lời dạy của đức Phật không còn là thứ ngôn ngữ suông, mà từ lâu cái biết của các bạn chỉ biết nó là một lời nói đúng và rất hay, chứ không ngờ nó là một phương pháp tu hành căn bản nhất của đạo Phật. Nếu lời chú giải này có lợi ích thật sự cho các bạn thì các bạn hãy thực hành, còn nếu không lợi ích thì xin các bạn ném bỏ nó, như ném bỏ một chiếc giày rách.
“Tâm dẫn đầu các pháp”, khi biết nó là pháp ác thì các bạn có nên để tâm của các bạn dẫn pháp ác đó vào thân tâm bạn không? Nếu bạn là một người mất trí thì mới dùng tâm mình dẫn pháp ác vào tâm để mình chịu khổ đau. Phải không các bạn?
Muốn làm sáng tỏ pháp dẫn tâm, nên đức Phật đã răn nhắc chúng ta bằng những câu kệ kế tiếp sau:
“Nếu nói hay hành động
Với tâm tư ô nhiễm”
Câu kệ đầu có nghĩa là “nói hay hành động” tức là dẫn tâm, còn câu kế “với tâm tư ô nhiễm” tức là ác pháp. Hai câu kệ này có nghĩa là “dẫn tâm vào ác pháp”.
Dẫn tâm vào ác pháp thì sẽ như thế nào các bạn? Ðức Phật xác định:
“khổ não sẽ theo ta
Như xe theo vật kéo”
Bốn câu kệ này có nghĩa là: Nếu người nào dẫn tâm vào ác pháp thì sự đau khổ sẽ không bao giờ mất, nó luôn luôn như chiếc xe theo vật kéo, phước còn thì chưa thấy tai họa, đến khi phước hết thì họa khổ sẽ đến liền.
Tâm tư ô nhiễm, tức là tâm ác, tâm làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh. “Tâm dẫn đầu các pháp” là một pháp môn rất cụ thể, giúp cho mọi người thoát khổ ngay liền. Nó là pháp môn vừa ngăn ác pháp mà cũng vừa diệt ác pháp rất tuyệt vời. Nếu ai biết áp dụng thực hành thì tâm hồn sẽ thanh thản, an lạc và vô sự, bất động trước các pháp ác và cảm thọ.
Chúng tôi xin nhắc lại toàn bộ bài kệ:
“Tâm dẫn đầu mọi pháp
Tâm chủ, tâm tạo tác
Nếu nói hay hành động
Với tâm tư ô nhiễm
Khổ não sẽ theo ta
Như xe theo vật kéo”.
Bài kệ này chúng ta rút ra được bài pháp thực hành cụ thể như sau:
1- Pháp dẫn tâm “Như lý tác ý”.
2- Không nên dẫn tâm vào ác pháp.
3- Phải tỉnh thức trên mọi hành động của thân, tâm để tránh ác pháp và nên dẫn tâm xa lìa các ác pháp.
Chỉ một bài kệ này đã giúp cho người theo đạo Phật thấy được tâm giải thoát bằng những hành động cụ thể dẫn tâm vào đạo.
Trong bài kệ này có một tích chuyện mà chúng tôi không chấp nhận, đó là câu chuyện nói Trưởng Lão Cakkhapãla vì không thấy đường nên đi kinh hành làm chết côn trùng rất nhiều trong một đêm mưa gió. Thưa các bạn, câu chuyện này có mấy điểm thật là vô lý.
1.- ‘Trưởng Lão Cakkhapãla là người đã chứng quả A La Hán, thế mà không sáng suốt nhận định được côn trùng xuất hiện sau cơn mưa. Ðó là cái sai thứ nhất.
2.- Người chứng đạo vô lậu, có lòng từ ban rải khắp cùng phương, có đâu lại nỡ tâm đi kinh hành để vô tình giết hại chúng sanh. Ðó là cái sai thứ hai.
3.- “Tâm dẫn đầu các pháp”, là một vị tu sĩ như Cakkhapãla không biết sao? Không dẫn tâm được sao? Nếu dẫn tâm thì làm sao vô tâm giết hại chúng sanh. Ðó là cái sai thứ ba.
Nếu bảo rằng bài kinh ví dụ này là để đức Phật xác định khi vô tâm thì không tội theo câu kinh Pháp Cú này. Theo chúng tôi nghĩ đạo Phật là đạo trí tuệ, đạo sáng suốt, đạo tỉnh thức, định tỉnh thì làm sao có vô tâm được. Phải không các bạn? Đây chỉ là Ðại Thừa kiến giải theo kiểu học giả, chứ Phật nào có dạy như vậy đâu? Vì dạy như vậy trái với đạo tỉnh thức. Ðạo Phật là đạo trí tuệ, mỗi hành động đều phải có sự tỉnh thức để luôn sống ở trong chánh kiến của đạo Phật thì làm sao có vô tâm? Người vô tâm, vô phân biệt là người của ngoại đạo. Trong đạo Phật, Chánh kiến chưa đủ, mà còn phải Chánh tư duy. Nếu Trưởng Lão Cakkhapãla sống trong Chánh kiến, Chánh tư duy thì làm gì lại đi kinh hành để vô tâm sát hại chúng sanh như vậy.
Cho nên, bảo rằng: Ðức Phật đem ví dụ này để xác định khi vô tâm giết hại chúng sanh thì không tội. Ðiều đó sai với chân lý của đạo Phật, như chúng tôi đã nói ở trên. Vì đạo Phật có Bát Chánh Ðạo. Bát Chánh Ðạo không cho phép chúng ta làm việc gì vô tâm cả. Vì vô tâm cũng phải đoạ địa ngục, cũng phải chịu nhiều khổ đau.
Nếu cho vô tâm sát hại không tội thì người lái xe khi gây ra tai nạn giao thông cũng là vô tâm. Người lái xe gây ra sự khổ đau không chỉ riêng mình mà còn bao nhiêu người khác đau khổ nữa. Cho nên người lái xe phải thọ lãnh khổ đau tù tội. Bài kinh ví dụ này là sai.
Câu kinh Pháp Cú đã xác định nghĩa của đạo Phật rõ ràng: “Tâm dẫn đầu các pháp”. Tâm dẫn đầu các pháp mà tâm không sáng suốt, tâm không tỉnh thức, tâm không định tỉnh thì tâm sẽ dẫn chúng ta vào đau khổ. Nếu hành động vô tâm, tức là không chỉ huy các pháp thì các pháp sẽ dẫn đầu tâm, như vậy không thể gọi là “tâm dẫn đầu các pháp”.
Xét ra tích chuyện Trưởng Lão Cakkhapãla trong kinh Pháp Cú là do người sau bịa đặt, làm sai ý nghĩa câu kinh. Xin quý bạn lưu ý đừng để kiến giải của học giả lừa đảo quí bạn, làm mất ý nghĩa pháp hành quí báu của đức Phật.
Mới vào đầu câu kệ của kinh Pháp Cú mà các Tổ đã lồng truyện tích làm sai ý pháp Phật, thật là đau lòng.
Chúng ta là đệ tử của Phật phải sáng suốt để bài trừ tà kiến trong Phật giáo.
Tóm lại, bài kệ này trong kinh Pháp Cú có một giá trị rất lớn về pháp hành trong chân lý Ðạo Ðế của đạo Phật, tức là nó thuộc về sáu nẻo trong Bát Chánh Ðạo: Chánh kiến, Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh tinh tấn.
Ðứng về thiền định thì nó thuộc về pháp hành của Tứ Chánh Cần “Ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng”. Còn đứng về giới luật thì nó là “hạnh ly dục ly ác pháp”.
Vì thế, biết áp dụng sáu câu kệ này vào cuộc sống hằng ngày thì con đường giải thoát của đạo Phật ở ngay trước mắt các bạn và quả A La Hán cũng ngay tại đó.
***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Giáo Có Đường Lối Riêng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Giáo Có Đường Lối Riêng   Phật Giáo Có Đường Lối Riêng EmptySun Feb 05, 2023 3:14 pm

Như Lý Tác Ý
 (Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP.5, TG. 2011. tr.143-153)
Nguồn: Sách: Đường Về Xứ Phật - Tập 5

Hỏi: Kính thưa Thầy, tại sao Thầy dạy chúng con phải tự kỷ ám thị, mà trong kinh Phật không có dạy, cúi mong Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ?
Ðáp: Như lý tác ý là pháp môn tự kỷ ám thị. Như lý tác ý là danh từ ngày xưa đức Phật dùng để thực hiện xa lìa tâm ham muốn và các ác pháp. Ngày nay, các nhà học giả không có kinh nghiệm tu hành, nên không hiểu pháp như lý tác ý là phương pháp tự kỷ ám thị.
Hầu hết các nhà học giả thuyết kinh điển Phật đều không hiểu pháp này, nên đã biến pháp môn như lý tác ý của Phật thành một lý thuyết suông. Vì thế, hơn 25 thế kỷ không có người nào tu chứng và làm chủ sanh, già, bệnh, chết một cách cụ thể, chỉ huyền thuyết một vài mẩu chuyện thần thông cho vui mà thôi.
Nếu không có pháp “như lý tác ý” thì tu hành không có đạo lực, không có đạo lực thì không làm chủ sự sống, chết của con người được. Nếu một người tu thiền định mà không biết sử dụng pháp như lý tác ý thì không thể nào nhập được các định.
Ở đây, chúng ta hãy nghe đức Phật dạy một người muốn tu thiền định phải dùng pháp như lý tác ý như thế nào để nhập được định, không giống như các hệ phái Phật giáo phát triển dạy.
“Chư Tỳ Kheo, Tỳ Kheo muốn thực hiện tu tăng thượng tâm (thiền định) thì cần phải thường tác ý năm tướng. Thế nào là năm tướng?
Năm tướng là:
1- Tham
2- Sân
3- Si
4- Mạn
5- Nghi
“Ở đây Tỳ Kheo y cứ tướng nào, tác ý tướng nấy. Các ác bất thiện pháp liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si, liên hệ đến mạn, và liên hệ đến nghi sanh khởi, thời này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ấy cần phải tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện không phải tướng kia (ác bất thiện pháp liên hệ đến dục) thì các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục (tham) liên hệ đến sân, liên hệ đến si, liên hệ đến mạn, liên hệ đến nghi được diệt trừ đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tỉnh”.
Ðoạn kinh trên đây đức Phật dạy tu thiền, không phải chỗ nhiếp tâm cho hết vọng tưởng để nhập định. Ngược lại, Phật dạy dùng pháp như lý tác ý để trừ diệt, đi đến diệt vong tâm tham, sân, si, mạn, nghi. Chính nhờ diệt trừ chúng mới đạt được nhất tâm, nhập được Tứ Thánh Ðịnh.
Bài kinh này chỉ dạy rất rõ ràng, thế mà thời nay người tu thiền cứ mải mê nhiếp tâm cho hết vọng tưởng. Tu như vậy gọi là thiền của Phật thật là oan cho Phật giáo biết chừng nào!
Phật dạy trong kinh như vậy mà bây giờ tu sĩ lại tu khác. Phật giáo Ðại Thừa và Phật giáo Tối Thượng Thừa chấp nhận pháp ức chế tâm cho đó là chân chánh, vì thế tu sĩ ngày nay tu theo pháp môn ngoại đạo mà cứ tưởng mình tu theo Phật giáo. Cho nên, tu từ đời ông đến đời cha mà chẳng có ai giải thoát cả.
Phật dạy: Nếu khi gặp một hoàn cảnh, một đối tượng, một sự việc xảy đến khiến tâm đau khổ và phiền não, khi ấy hành giả dùng pháp như lý tác ý mà tác ý với một tướng khác với tướng kia, tức là tướng không phiền não, đau khổ, tướng này liên hệ đến thiện, không tham, sân, si, mạn, nghi, các ác pháp, bất thiện pháp có tầm liên hệ đến dục tham, sân, si, mạn, nghi. Nếu tướng ác pháp kia không lìa ra được, hoặc không đoạn diệt được, thì phải mau quán xét các niệm ác và bất thiện pháp kia là nguy hiểm, là khổ đau cho mình cho người, những niệm như vậy là ác độc, là có tội lỗi và sẽ tạo ra khổ báo phiền não, đau khổ hiện giờ và mai sau. Do quán xét và tác ý như vậy thì tâm ta sẽ xả được các ác pháp và trở về trạng thái thanh thản, an lạc và vô sự.
Khi quán xét và tác ý như vậy, các ác bất thiện pháp tham, sân, si, mạn, nghi sẽ được diệt trừ và xả ly. Nhờ có quán xét và tùy ý (giữ ý trong niệm đó) như vậy tâm chúng ta mới xả ly được, nội tâm mới được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tỉnh và an lạc.
Nếu khi quán xét và tác ý các pháp ác đó là nguy hiểm, là tội khổ, là khổ báo mà tâm vẫn còn hậm hực, hờn giận, phiền não, sợ hãi, lo toan, v.v... Lại khởi lên các ác niệm nữa, thì ta không tác ý tâm như đất nữa và không quán xét nữa, ta để tâm tự nhiên rồi như lý tác ý: “Thân tâm thư giãn xuống, các cơ buông xuống, tâm buông xuống, thân tâm phải thoải mái, nhẹ nhàng, an lạc”. Hướng tâm xong, ta đi kinh hành hoặc ngồi hít thở, thỉnh thoảng ta lại hướng tâm như vậy thì các ác pháp kia sẽ tan biến và diệt trừ đoạn dứt tâm bất động, đau khổ và phiền não sẽ dứt sạch, nội tâm ta được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tỉnh.
Nếu dùng pháp hướng tâm như lý tác ý và thư giãn thân tâm mà “ác niệm còn khởi, tâm ta chưa an tịnh” thì lại dùng pháp hướng tâm đến các hành của các ác pháp thì các ác pháp bất thiện sẽ được diệt trừ, xa lìa đoạn dứt. Nhờ có đoạn trừ, diệt chúng được, nội tâm mới được thanh thản, an lạc, định tỉnh, nhất tâm.
Dùng pháp hướng tâm đến các hành như thế nào? Muốn hiểu nghĩa này chúng tôi cho những ví dụ cụ thể trong kinh mới dễ nhận ra rõ ràng nghĩa lý này.
Ví dụ: “Một người đang đi nhanh, họ suy nghĩ và hướng tâm như lý tác ý tại sao ta lại đi nhanh? Ta hãy đi chậm lại. Trong khi hướng tâm như vậy, người ấy đi chậm lại, người ấy suy nghĩ và tác ý (Như lý tác ý): Tại sao ta lại đi chậm? Ta hãy dừng lại. Trong khi dừng lại, người ấy suy nghĩ và tác ý. Tại sao ta lại dừng lại? Ta hãy ngồi xuống. Trong khi ngồi người ấy suy nghĩ và hướng tâm như lý. Tại sao ta lại ngồi? Ta hãy nằm xuống”. Dùng pháp hướng tâm như lý tác ý bỏ dần các hành động thô của ác pháp đi đến những hành động tế nhị và cuối cùng xa lìa đoạn diệt các ác pháp liên hệ đến tâm tham, sân, si, mạn, nghi sẽ được diệt trừ đi đến đoạn diệt nên nội tâm được thanh thản, an lạc, nhất tâm, định tỉnh.
Nếu dùng pháp hướng như lý tác ý đến các hành của ác pháp liên hệ đến niệm dục mà không diệt được và xa lìa được niệm dục ấy thì phải nghiến răng dán chặt lưỡi lên nóc họng lấy tâm và các cơ chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm bằng pháp hướng như lý tác ý: “Tâm tham dục phải đoạn dứt liền, phải lìa xa nơi niệm tham muốn, sân hận, phải đi đi, đi cho khỏi nơi đây”. Dùng pháp hướng mạnh bạo để diệt trừ tâm tham dục, ngã chấp tạo nên đau khổ, phiền lụy cho mình cho người, phải đoạn dứt một cách nhanh chóng để phục hồi tâm lại bình thường, an lạc, thanh thản. “Dùng pháp hướng mạnh bạo ấy, ví như người lực sĩ nắm lấy đầu một người ốm yếu xách bổng họ và muốn ném đâu tuỳ ý”.
Tóm lại, trong Kinh Song Tầm và Kinh An Trú Tầm đức Phật đã dạy rất rõ ràng: muốn ly dục, ly ác pháp, diệt ngã, xả tâm thì phải dùng pháp như lý tác ý bằng năm cách như trong kinh đã dạy để làm chủ được cuộc sống không còn khổ đau, và bất toại nguyện, luôn luôn lúc nào tâm hồn cũng thanh thản, an lạc, định tỉnh và vô sự. Nên đức Phật dạy: “Chư Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ấy được gọi là đã an trú trong “đoạn tầm pháp môn”. Vị ấy có thể tác ý đến tầm nào vị ấy muốn, có thể không tác ý đến tầm nào vị ấy không muốn, vị ấy đã đoạn trừ khát ái, đã giải thoát các kiết sử, đã khéo chinh phục kiêu mạn và đã chấm dứt khổ đau”.
Pháp thế gian mà kinh sách Ðại Thừa và Thiền Ðông Ðộ gọi là “vọng tưởng”, còn niệm thiện niệm ác và như lý tác ý thì kinh sách Nguyên Thủy Phật dạy đó là tầm ác, tầm thiện và pháp như lý tác ý. Biết tầm thiện, tầm ác và pháp như lý tác ý là biết pháp tu hành theo Phật giáo. Ngược lại Ðại Thừa và Thiền Ðông Ðộ dạy người tu tập:
1- Biết vọng không theo.
2- Ðối cảnh không tâm.
3- Không kẹt hai bên.
4- Hằng sống với cái chân thật, không theo cái giả.
Bốn cách tu tập này cũng nhắm vào diệt vọng tưởng mà thôi.
“Muốn thấy nó bạn đừng theo vọng tưởng,
Niệm lăng xăng chìm đắm biển thanh bình.
Ðến đây rồi hạnh phúc khó thưa trình,
Chỉ xem thấy nụ cười luôn hé nở”.
Trên đây là một bài thơ của một thiền sư đã chứng đạo Ðại Thừa và Thiền Ðông Ðộ, để chứng minh pháp diệt vọng tưởng của họ.
Kinh sách Ðại Thừa và Thiền Ðông Ðộ nhắm vào chỗ “vọng tưởng”, vọng tưởng hết rồi thì viên mãn “niệm lăng xăng chìm đắm biển thanh bình’’. Nhưng đối với đạo Phật thì khác xa. Tầm ác, tức là vọng tưởng ác thì ngăn chặn và diệt sạch còn tầm thiện thì sanh khởi và tăng trưởng không diệt mà còn nuôi dưỡng để không làm khổ mình, khổ người. Nhờ tầm thiện đó mà mỗi con người xây dựng cho mình một nền đạo đức nhân bản không làm khổ mình, khổ người.
Muốn diệt tầm ác (vọng tưởng ác, niệm ác) thì dùng pháp hướng tâm tác ý (như lý tác ý, để ngăn chặn và diệt trừ) tăng trưởng tầm thiện (vọng tưởng thiện, niệm thiện) để giúp tâm không làm khổ mình, khổ người, để trở về trạng thái bình thường, thanh thản, an lạc, vô sự và định tỉnh.
Xét qua hai cách tu tập thì Ðại Thừa và Thiền Ðông Ðộ do ức chế tâm diệt vọng tưởng để đạt trạng thái yên lặng đến tĩnh lặng mà họ gọi là thiền định, còn Phật dạy dùng pháp hướng tâm như lý tác ý để ly dục, ly ác pháp, diệt ngã, xả tâm quét sạch ngũ triền cái, đoạn dứt thất kiết sử, tâm vô lậu thanh tịnh không còn đắm nhiễm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp của thế gian, tâm được thanh tịnh đó gọi là định.
Vì thế, thiền định của Phật không giống với thiền định của Ðại Thừa và Thiền Tông. Thiền định của Ðại Thừa và Thiền Tông thì tìm cái tĩnh lặng với trạng thái thường, lạc, ngã, tịnh (bốn tánh Niết Bàn). Lấy cái biết không niệm thiện niệm ác làm “Phật Tánh” để hằng sống với cái chân thật đó của mình; tu tập để tìm về thế giới vĩnh hằng của “Phật Tánh”; không có đạo lực, không có làm chủ sự sống chết, chỉ có đạo thông tưởng pháp, nói thiền nói đạo như gió thổi mưa sa. Còn thiền định của Phật thì tìm về cuộc sống, có một trạng thái an lạc, thanh thản, làm chủ bốn cái khổ của kiếp người sanh, già, bệnh, chết; tu tập vừa có đạo thông vừa có đạo lực điều khiển sự sống chết luân hồi theo ý muốn.
Như vậy rõ ràng hai bên có hai lối tu và hai kết quả khác nhau. Qua sự kinh nghiệm tu tập của chúng tôi mà trong kinh sách Nguyên Thủy dạy rất rõ ràng và cụ thể, bằng ý thức chủ động của người tu điều khiển sự sống chết của con người, không mơ hồ, trừu tượng như thế giới tưởng của hệ phái Ðại Thừa và Thiền Tông. Cho nên, sự tu hành của hệ phái Ðại Thừa và Thiền Tông như vậy, cuộc sống của các thiền sư còn chìm đắm trong danh, lợi, tham, sân, si của thế gian. Vọng tưởng là một đề tài của Ðại Thừa và Thiền Ðông Ðộ dùng làm đối tượng để tu tập thiền định, còn Phật giáo Nguyên Thủy “vọng tưởng” không thành vấn đề tu tập mà đối tượng tu tập là tâm tham, sân, si, mạn, nghi và thất kiết sử.
Muốn diệt trừ tâm tham, sân, si, mạn, nghi và thất kiết sử thì Phật giáo Nguyên  thủy dùng pháp môn như lý tác ý để tu tập, để rèn luyện Ngũ lực. Ðại Thừa và Thiền Ðông Ðộ lại chê pháp môn như lý tác ý là vọng tưởng, dẹp bỏ pháp môn như lý tác ý. Nguyên Thủy dùng pháp môn hướng tâm như lý tác ý để diệt trừ tam độc và thất kiết sử, khiến cho tâm được giải thoát hoàn toàn, không còn khổ đau của kiếp người và biến pháp như lý tác ý trở thành một đạo lực siêu việt làm chủ điều khiển sự sống chết của kiếp con người một cách dễ dàng, không mấy khó khăn, đó là thực hiện Tứ Như Ý Túc và Tam Minh.
***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Giáo Có Đường Lối Riêng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Giáo Có Đường Lối Riêng   Phật Giáo Có Đường Lối Riêng EmptySun Feb 05, 2023 3:25 pm

Cúng Dường Đúng Chánh Pháp
 (Trưởng lão Thích Thông Lạc, trich ĐVXP.7, TG. 2011, tr. 157-162)
Nguồn: Sách: Đường Về Xứ Phật - Tập 7

Hỏi: Kính thưa Thầy! Những Phật tử đã biết các tu sĩ tu hành không có đạo hạnh, phá giới luật, ăn uống phi thời, sống phóng dật, chạy theo dục lạc thế gian, mà cứ cúng dường cho họ, thì sự cúng dường như vậy có phước báo gì không? Hay tạo thêm nghiệp cho những tu sĩ ấy. Xin Thầy chỉ dạy cho con rõ.
Ðáp: Một hôm vua Ba Tư Nặc hỏi Ðức Phật: “Bạch Ðức Thế Tôn, chúng con là hàng cư sĩ cúng dường bố thí thế nào cho đúng chánh pháp?”. Ðức Phật đáp: “Cúng dường bố thí cho cá nhân hay tập thể, thì cá nhân hay tập thể đó phải thanh tịnh”.
Chữ “thanh tịnh” ở đây đức Phật dùng để chỉ cho những người hiền lành, có đạo đức, không gian xảo, không lừa đảo, v.v… Còn tập thể thì chỉ cho những tu sĩ (các vị Tỳ Kheo) nghiêm trì giới luật, có đạo hạnh.
Ðức Phật dạy tiếp: “Nếu cúng dường bố thí không đúng cách thì cũng giống như đem hạt giống tốt gieo trồng trên đất chai, khô cằn thì hạt giống sẽ bị hư thối”.
Chữ “hư, thối” ở đây có nghĩa là không được phước mà còn tổn phước.
Biết một vị tu sĩ phá giới luật, phạm giới không có đạo hạnh, ăn uống phi thời, sống phóng dật, mà cứ cúng dường cho những tu sĩ này, để họ tiếp tục phá đạo Phật thì có tội rất lớn. Cũng như biết kẻ trộm cướp giết người mà che giấu, chứa nuôi trong nhà, thì đồng tội với kẻ trộm cướp giết người đó.
Nếu tất cả tín đồ Phật giáo ý thức điều này, tức là biết những tu sĩ phá giới, phạm giới luật Phật, thì chẳng nên cúng dường, bố thí, trai Tăng. Nếu không ai cúng dường thì những người tu danh, tu lợi làm sao sống được, mà phá Phật giáo.
Biết họ tu sai, mà cứ luôn nuôi dưỡng họ. Họ bày ra những điều mê tín thì lại tin theo, làm theo; như vậy khiến cho giáo pháp của Phật càng ngày càng sai lệch. Bây giờ nhìn lại giáo pháp của Phật không còn thực tế, cụ thể nữa, toàn là thứ giáo pháp trừu tượng, mơ hồ, mê tín, dị đoan, lạc hậu, v.v...
Cho nên, cúng dường không đúng đối tượng khiến cho Phật pháp suy đồi, tà pháp hưng thịnh, đạo đức con người chẳng còn. Tuy rằng, thời đại của chúng ta là thời đại văn minh khoa học cơ giới, điện tử, tin học đã phục vụ đời sống con người rất tiện nghi, nhưng lại khổ đau về tinh thần, khiếm khuyết về đạo đức quá lớn, khắp trên thế giới không lúc nào ngưng tiếng súng, ngưng chiến tranh, không phút nào con người ngưng chà đạp lên con người.
Sự lầm lạc phục vụ cho tà giáo ngoại đạo của kinh sách phát triển đã làm bao thế hệ trầm luân đau khổ. Mà đến giờ này con người chưa thức tỉnh, luôn luôn nối giáo cho giặc cướp nước, cướp nhà.
Người Phật tử phải sáng suốt trong sự cúng dường bố thí cho đúng chánh pháp. Ðừng nghĩ rằng, ai làm tội nấy chịu, mà phải thấy mình có trọng trách với mình, với mọi người, với tôn giáo mình đang theo, nó tốt hay xấu đều do chính mình. Mình theo tôn giáo đó, mà không làm đúng lời dạy của tôn giáo đó, lại làm theo tôn giáo khác, tức là mình phỉ báng tôn giáo mình đang theo.
Các tôn giáo đưa ra những giáo lý dạy con người sống thiện làm thiện, giúp con người có đạo đức, luôn sống trong những hành động thiện, chứ không có tôn giáo nào dạy làm những điều ác. Chính người theo tôn giáo lợi dụng tôn giáo, biến sai lệch giáo pháp tôn giáo theo ý đồ của mình, biến dần tôn giáo thành tà giáo, ác pháp; biến tôn giáo thành đế quốc, bắt con người làm nô lệ cho những kẻ độc tài tôn giáo. Bởi vậy, tôn giáo ra đời cũng do con người, làm sai cũng do con người, làm đúng cũng do con người.
Biết những tu sĩ phạm giới, phá giới Phật, sống không đúng phạm hạnh, sống phi đạo đức mà cứ cúng dường cho họ sống, đó là sự cúng dường giúp cho những Ma vương phá đạo Phật, thì sự cúng dường ấy không có phước báo mà còn tiếp tay cho Ma vương phá Phật pháp. Tội phá Phật pháp là tội rất lớn với nhân loại, vì Phật pháp là đạo đức nhân bản của con người,cho nên hiện giờ con người được xem như gần mất đi nền đạo đức nhân bản chân chánh của Phật giáo, chỉ còn lại tà pháp vô đạo đức của Ma vương, nên người tu thời nay dở chết, dở sống mà “đạo chẳng ra đạo, đời chẳng ra đời”. Quý phật tử là đệ tử của Phật, phải chấm dứt ngay hành động cúng dường phi pháp, để Phật giáo còn có một chút hơi tàn, một chút ánh sáng mang lại cho loài người.
Nếu nói phật tử tạo nghiệp cho quý thầy thì không đúng, vì quý thầy là Ma vương, mà đã là Ma vương thì nó là ác pháp, lúc nào nó cũng muốn diệt chánh pháp của Phật. Chỉ có chúng ta lầm lạc Phật và Ma vương mà thôi. Nhưng nếu quý Phật tử sáng suốt thì sẽ không lầm lạc Ma vương và Phật vì Phật thì giới luật nghiêm chỉnh, còn Ma vương thì phá giới.
Biết Ma vương mà lại cúng dường cho Ma vương, đó là đang sống trong nhà của Ma vương thì đừng than khổ, đừng kêu ca “Tại sao chúng ta sanh làm người khổ? Rồi làm người lại làm khổ người quá vậy?" Hỡi quý thầy tu theo kinh sách phát triển, theo Ma Vương, quý Thầy không những làm khổ mình, khổ người mà còn làm khổ cho tất cả chúng sanh. Phật pháp càng ngày càng suy đồi, chánh pháp càng ngày càng biến mất, tà pháp càng ngày càng hưng thịnh. Thật là đau lòng phải không quý Phật tử?
Ma Vương đội lốt tu sĩ Phật giáo khắp nơi nơi, đâu đâu cũng thấy, cũng có những hình ảnh chướng tai, gai mắt, phạm giới, phá giới đầy dẫy. Hiện giờ, không đâu mà không thấy các tu sĩ phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới.
***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Giáo Có Đường Lối Riêng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Giáo Có Đường Lối Riêng   Phật Giáo Có Đường Lối Riêng EmptySun Feb 05, 2023 3:33 pm

Cúng Dường Bố Thí Đúng Chánh Pháp
 (Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP.7, TG.2011, tr. 290-294)
Nguồn: Sách: Đường Về Xứ Phật - Tập 7

Hỏi: Kính thưa Thầy! Nhân dân trong nước ở các vùng bị thiên tai, dịch họa, Nhà nước kêu gọi nhân dân ủng hộ, cứu trợ thì rất là khó khăn ít người hưởng ứng, còn nói đến cúng dường trai Tăng thì họ giành nhau để cúng. Thưa Thầy như vậy có đúng không?
Ðáp: Hầu hết tín đồ Phật tử bị tà sư ngoại đạo lừa đảo, lường gạt bằng cách kêu gọi tín đồ nên cúng dường trai Tăng sẽ được nhiều phước báo, để cha mẹ được siêu sanh Tịnh Ðộ.
Trên đời mọi người ai cũng mong được phước báo, hạnh phúc an vui, nên khi nghe quý Thầy dạy: “Cúng dường trai Tăng sẽ được phước báo lớn, cha mẹ chết được vãng sanh Cực Lạc, thì ai mà không cúng dường, không trai tăng”. Nhưng Phật tử đã lầm lạc, vì đụng ông Thầy nào cũng đầu tròn áo vuông, đắp áo cà sa, tay lần chuỗi là cúng dường trai Tăng tứ sự. Thật sự Phật tử đã cúng dường cho những ma vương, vì những người này không phải là kẻ tu hành, mà là những người kinh doanh tôn giáo buôn thần, bán Thánh.
Khi vua Ba Tư Nặc hỏi: “Kính bạch Thế Tôn, chúng con là hàng cư sĩ cúng dường bố thí như thế nào đúng chánh pháp để được phước báo lớn?”. Ðức Phật đáp: “Cúng dường bố thí cho cá nhân hay tập thể phải thanh tịnh thì mới có lợi ích phước báo lớn”. Cá nhân thanh tịnh, tức là cá nhân phải có đạo đức, là một tu sĩ Phật giáo thì giới luật phải được nghiêm chỉnh, không vi phạm, không bẻ vụn giới luật. Tập thể thanh tịnh, tức là phải sống hòa hợp, phải giới luật nghiêm chỉnh. Cúng dường trai Tăng như thế mới có phước báo lớn, còn cá nhân (tu sĩ) và tập thể (Tăng đoàn) không thanh tịnh, không đoàn kết, không đạo đức, sống phá giới và phạm giới thì cúng dường trai Tăng không được phước báo mà còn tạo thêm tội là vì tiếp tay cho ma vương phá hoại Phật giáo.
Cho nên quý Phật tử cảnh giác, đừng nghe nói cúng dường trai Tăng là có phước báo, là được vãng sanh, mà không lưu ý đến đạo đức của các vị tu sĩ đó. Cúng dường trai Tăng không đúng đối tượng, đã không được phước mà còn mang thêm tội lỗi. Chi bằng làm việc nghĩa, từ thiện giúp người bất hạnh khi gặp thủy tai, hỏa hoạn, còn được phước báo hơn nhiều và còn thực hiện được tình người, tình yêu nhân loại, tình yêu Tổ quốc quê hương. Làm những việc nghĩa, công tác từ thiện còn được phước báo gấp trăm ngàn lần đem cúng dường trai Tăng cho các Thầy tà giáo ngoại đạo, tu hành bằng hình thức, buôn Phật bán pháp, tạo danh, tạo lợi để sống một đời “Ðế vương” trong khi quý Phật tử làm ra đồng bạc rất khó để nuôi những người ngồi trong mát ăn bát vàng.
Quý Phật tử nên đề cao cảnh giác! Cúng dường là nên cúng dường cho những bậc chân tu giới đức, còn không thì quý vị dành ra một ít tiền và thực phẩm giúp những người bất hạnh trong xã hội thì còn được phước báo lớn. Ðó là hành động thiện của nhân quả, nó sẽ chuyển quả khổ bất hạnh của quý vị và từ đó cuộc sống của quý vị sẽ được an vui hạnh phúc, làm ăn càng ngày càng hưng thịnh, cơm ăn, áo mặc không thiếu, không có gặp thủy tai hỏa hoạn hoặc tai nạn hiểm nghèo.
Ở đời, người ta rất khôn khéo, mượn chiếc áo tu sĩ để được học hành tới nơi tới chốn, tạo danh tạo lợi dễ dàng hơn ở người đời nhiều. Khi đỗ bằng tiến sĩ, được tấn phong Thượng Tọa, Hòa Thượng trong hàng giáo phẩm thì quý Phật tử tưởng họ là bậc chân tu ư! Họ chỉ cần viết, soạn 5, 10 cuốn kinh sách bằng tưởng giải, là nổi danh lớn và có thể lường gạt Phật tử dễ dàng bằng mọi cách. Cho nên, cúng dường trai Tăng cho các vị ấy thì quý Phật tử tranh nhau mà cúng, còn đi làm việc từ thiện do Nhà nước kêu gọi hết sức thì quý vị làm ngơ không đếm xỉa đến cảnh màn trời chiếu đất của bao nhiêu người bất hạnh.
Những việc làm này quý vị có thấy sai không, quý vị đừng lầm tưởng Hòa Thượng, Thượng Tọa là Phật. Phật dạy cúng dường cho người thanh tịnh chứ không phải cúng dường cho người có chức tước. Một chú Sa Di mới 8 tuổi mà đã là bậc Trưởng Lão, vì đã tu tập thanh tịnh. Còn một vị tỳ kheo 80 tuổi mà giới luật không thanh tịnh, dù thông suốt Tam tạng kinh điển vẫn không được gọi là Trưởng Lão.
Còn thời chúng ta, tu sĩ giới luật tu hành chẳng ra gì, chỉ có cấp bằng tiến sĩ Phật học, là Thượng Tọa, Hòa Thượng, chùa to tháp lớn, Phật tử cúng dường tiền bạc cả khối, giàu hơn triệu phú, tỷ phú. Phật tử thì ganh nhau cúng dường. Thật là thời đại khoa học nhưng đạo đức đang xuống dốc.
***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Giáo Có Đường Lối Riêng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Giáo Có Đường Lối Riêng   Phật Giáo Có Đường Lối Riêng EmptyMon Feb 06, 2023 2:35 pm

Đất Có Thần Linh, Sông Có Hà Bá
 (Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích Người Phật Tử Cần Biết, tập 1, TG.2012, tr.90-93)
Nguồn: Sách: Người Phật Tử Cần Biết - Tập 1
Hỏi: Kính bạch Thầy, trong dân gian và các chùa từ xưa đến nay họ vẫn nói câu: Ðất có thần linh, sông có hà bá”, và nhà nhà ai ai cũng có một bát hương thờ những vị thần đó. Từ xưa đến nay, người trước truyền cho người sau, gây một ấn tượng sâu sắc vào tâm hồn của mọi người về thần linh của thế giới siêu hình. Những vị thần này có đủ quyền hành trong tay, làm thịnh, làm suy nếu ai không thờ cúng họ, thờ cúng thì phải có rượu thịt hàng đầu. Vậy con xin Thầy dạy bảo: “Việc hiểu của dân gian trong thiên hạ như vậy có đúng không? Có ông Thần linh đó hay không? Hiện giờ, mỗi người phải làm gì với tục lệ này để đúng với ý nghĩa chánh pháp mà không lạc vào mê tín dị đoan. Còn các chùa miền Bắc có tục lệ thờ đủ thứ Phật như: Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Ðà, Phật Quan Âm, Phật Dược Sư, Phật Ðại Thế Chí, Phật Văn Thù Sư Lợi, Phật Phổ Hiền (Tín đồ xem các vị Bồ Tát này đã thành Phật) v.v... còn bên mặt thì thờ Ðức Ông Quan Thánh Ðế Quân và bên trái thì thờ Bà Chúa Tiên, Chúa Sứ, Linh Sơn Thánh Mẫu, Phật Mẫu Chuẩn Ðề, Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn, phía sau thờ Bồ Ðề Ðạt Ma, Lục Tổ Huệ Năng, tức là ông giám trai, phía trước thờ ông Thiện, ông Ác và Hộ Pháp.
Thường trong chùa đều cúng dâng hoa quả, nhưng đặc biệt cúng Ðức Ông là phải rượu thịt. Vậy việc thờ phụng trên có đúng chánh pháp không? Và mỗi khi đến chùa chúng con phải cúng dàng như thế nào cho đúng chánh pháp? Xin Thầy từ bi dạy bảo cho chúng con được rõ.
Ðáp: “Ðất có Thần Linh, sông có Hà Bá”, đó là câu tục ngữ mê tín của dân gian đã được truyền tụng từ xưa đến nay. Người xưa trí hiểu biết còn thấp kém, sống trong các bộ lạc, đứng trước thời tiết nắng, mưa, gió, bão, núi sông, đất đai, rừng rú, ao hồ, thú vật, v.v... quá khiếp đảm, thấy con người quá nhỏ nhoi, cho nên người xưa đặt: Ðất thì có thổ thần, núi thì có thần núi, tiền bạc thì có thần tài, mưa thì có thần mưa, gió thì có thần gió, cây thì có mộc thần, lửa thì có hỏa thần, sông thì có Hà Bá, giếng thì có bà Thủy Long, sấm chớp thì gọi là thần sấm, thần sét, v.v... Tất cả những vị thần trên đây đều do trí tưởng tượng dựng lên, chứ những vị thần này không bao giờ có, vì thế giới siêu hình cũng không có.
Muốn cho đúng ý nghĩa và đạo đức làm người thì đối với đất chúng ta không nên bỏ hoang, mà phải ra công sản xuất làm ra nhiều thực phẩm thì không phụ lòng của đất. Ðó là biết ơn đất, còn người nào bỏ đất hoang, không trồng tỉa, chăm nom, không lo sản xuất ra thực phẩm, đó là những người phụ ơn đất. Thờ cúng đất như một ông thần linh bằng thịt, heo, bò, gà, vịt, cá, tôm, v.v... đó là mê tín, lạc hậu, ngu si, chỉ là người không có trí hiểu biết chân chánh, hiểu biết như thật. Bởi vì không bao giờ có ông thần đất nào cả mà chỉ có đất giúp cho con người sản xuất ra thực phẩm để nuôi sống đúng theo đạo đức nhân quả. Ca dao Việt Nam có câu kêu gọi chúng ta đừng quên ơn nghĩa đất:
“Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu”
Ý nghĩa câu ca dao này đã nói lên lòng yêu quý và tôn trọng đất đai đúng với tinh thần đạo đức nhân quả làm người của dân tộc Việt Nam thời xưa, chứ không phải mê tín thờ thần đất (Thổ thần), thần sông (Hà Bá) như những người dân còn lạc hậu trong vùng rừng núi xa xôi của thời xa xưa. Người biết ơn đất thì không bao giờ bỏ ruộng đất hoang, đất là sự sống, là vàng là bạc của con người, đất thương người như người mẹ hiền, đất không phụ lòng người, nhưng người phụ ơn đất. Người thờ cúng bái lạy đất, xem đất như thần linh, đó là phụ ơn đất, đó là đã biến đất thành một người vô đạo đức.
Sông và nước, nước từ trên nguồn đổ xuống chảy khoét thành sông, sông là đường đi của nước để ra biển, nước từ biển bốc hơi thành mây, mây gặp lạnh thành nước, nước rơi xuống nguồn, từ trên nguồn nước đổ theo sông ra biển, đó là sự tuần hoàn của nước, chứ nào có thủy thần (Hà Bá) ở đâu? Người ta cúng tế Hà Bá là vì sóng nước mênh mông gào thét ầm ì ghê rợn, khiến cho người ta quá sợ hãi vì mạng sống con người ở trên sóng nước như sợi chỉ mành treo chuông, dễ dàng chết trong chớp mắt. Vì thế, người ta tưởng ra một vị thần ở trong nước (Hà Bá), có thể phù hộ hay giết hại những người nào ngang tàng, không cúng tế, bái lạy khi ở trên sông nước. Sông là lộ trình của nước để nước đi ra biển, chứ sông nước không có thần linh gì cả, sông nước có thần linh là do tâm tưởng của con người tạo ra. Sông nước là môi trường sống của loài thủy tộc, nếu không có sông nước thì loài thủy tộc không thể sống được.
Trong chùa thờ cúng nhiều tượng Phật là thờ cúng không đúng chánh pháp. Trên thế gian này duy nhất chỉ có đức Phật Thích Ca Mâu ni là một vị Phật có lịch sử chân thật của loài người. Còn tất cả các vị Phật khác đều là Phật giả tưởng của người sau đặt ra, đó là những nhân vật truyền thuyết, nhân vật tiểu thuyết không thật có. Thờ những tượng Phật không có lịch sử chân thật là thờ cúng mê tín, thờ cúng trong vô minh, không đúng chánh pháp, là thờ cúng theo kiểu ngoại đạo.
Các con là đệ tử của Phật, các con phải thờ cúng đúng chánh pháp. Thờ cúng đúng chánh pháp là thờ cúng trong tinh thần đạo đức nhân bản làm người, nghĩa là thờ cúng trong sự tôn kính và biết ơn, chứ không phải thờ cúng theo kiểu mê tín, cầu khấn phù hộ.
***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Giáo Có Đường Lối Riêng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Giáo Có Đường Lối Riêng   Phật Giáo Có Đường Lối Riêng EmptyMon Feb 06, 2023 2:48 pm

Cúng Dường Đúng
 (Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP.9, TG. 2011, tr.155-161)
Nguồn: Sách: Đường Về Xứ Phật - Tập 9

Hỏi: Kính bạch Thầy! Từ khi đọc bài của Thầy dạy rằng: “cúng dường một đồng cho các thầy tu phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới, dùng miệng lưỡi lý luận mơ hồ trừu tượng gây mê tín và thần thông, bùa chú lừa đảo người còn nhẹ tội hơn là một người cúng dường một tỷ đồng”. Nhất là nhớ đến đạo đức nhân quả thì chị Nghiêm không dám cúng dường hàng tháng cho các tu viện nữa. Trước đó anh chị có hứa hằng tháng bảo trợ cho các tăng ni Tây Tạng tu học. Bây giờ chị ấy ngưng vì sợ tạo thêm tội. Anh em chúng con có người cho rằng: “các tu sĩ Tây Tạng đâu có lỗi gì. Họ chẳng may tu phải một pháp môn không phải của đức Phật. HT Thanh Từ bảo rằng cúng dường cho người tu là gieo duyên, cho họ mắc nợ mình để kiếp sau còn gặp nhau để họ dạy dỗ, nhắc nhở mình tu hành. Xin Thầy chỉ dạy cho chúng con.
Ðáp: Những người dùng tôn giáo và tà pháp dạy những điều mê tín, phi đạo đức, tạo ra những điều kỳ lạ quyến rũ những người nhẹ dạ để đem tiền bạc hoặc thực phẩm cúng dường cho những người đó ăn không ngồi rồi mà chẳng làm ích lợi gì cho ai cả. Khi đã học xong họ lại còn đem những sở học tà giáo ngoại đạo ra phổ biến rộng khắp dạy mọi người làm những điều mơ hồ, trừu tượng không chân chánh “Tiền mất tật mang”, không có nghĩa lý và đạo đức gì cho cuộc sống làm người. Chúng ta đã biết pháp của họ là những pháp mê tín, trừu tượng, ảo giác, lừa đảo lường gạt thiên hạ mà cứ đem tiền bạc cúng dường cho những người đó ăn thì chúng ta tự xét lại mình có phải mình là người khờ dại hay là người thông minh? Cúng dường như vậy có được phước báo gì? Ðức Phật dạy: “cúng dường không đúng chánh pháp như đem hạt giống tốt gieo trên đất chai xấu, chẳng có phước báo mà còn tổn phước”. Tại sao vậy? Vì giúp người làm ác.
Cúng dường gieo duyên như Hòa Thượng Thanh Từ bảo là cúng dường đúng chánh pháp, nhờ cúng dường đúng chánh pháp mà chúng ta gặp được chánh pháp, còn cúng dường cho tà pháp thì đời đời sẽ gặp tà pháp, mà gặp tà pháp thì làm sao chúng ta sống có đạo đức làm người làm Thánh và làm sao tu hành được giải thoát sanh tử luân hồi thì kiếp kiếp đời đời chúng ta sẽ thọ khổ vô lượng vô biên biết chừng nào cho chấm dứt.
Vả lại, cúng dường cho những người tu theo tà pháp mê tín phi đạo đức, là nối giáo cho kẻ khác diệt nền đạo đức của Phật giáo. Bằng chứng là quý phật tử từ xưa đến giờ đã bị kinh sách phát triển dẫn dắt mà quý vị không biết nên cúng dường, do đó chúng duy trì và phát triển, nên diệt sạch Phật giáo, khiến cho loài người 25 thế kỷ nay đã đánh mất nền đạo đức nhân bản - nhân quả làm người tuyệt vời.
Bây giờ khắp trên thế giới con người sống bất an thường xâu xé chà đạp lên nhau vì cuộc sống, cho nên chiến tranh thế giới không lúc nào yên, lần lượt con người sẽ thoái hóa trở thành những loài thú dữ và còn tệ hơn là trở thành ác quỷ. Bởi vậy, cúng dường không đúng chánh pháp tức là cúng dường cho tà pháp, cúng dường tà pháp là quý vị có tội, tội là vì xã hội con người không có đạo đức nên cuộc sống bất an, cuộc sống bất an thì quý vị cũng đang sống trong cảnh bất an đó.
Quý vị cứ suy ngẫm lại xem, từ lâu con người không theo tôn giáo này thì lại theo tôn giáo khác, không theo triết học này thì cũng theo triết lý khác, các tôn giáo dạy người cầu khẩn cúng tế cầu cho quốc thái dân an, thế giới hoà bình bằng cách này hoặc bằng cách khác, nhưng chúng ta có thấy quốc thái dân an bao giờ chưa? Có thấy thế giới hòa bình không chiến tranh chưa? Hay phải muốn quốc thái dân an thì phải bằng sức lực của con người và thế giới muốn có hòa bình thì cũng phải bằng sức lực của con người chứ không có một đấng siêu hình nào của các tôn giáo mà đem lại sự hòa bình cho loài người được. Do đó, bằng những hình thức cầu khẩn, cúng tế lạy cầu hoặc tam bộ nhất bái để cầu quốc thái dân an và hòa bình thế giới thì đó là một kiểu lừa đảo lường gạt thiên hạ. Vậy mà chúng ta đem tiền của cúng dường cho những hạng người này là làm một việc làm phi đạo đức, nghĩa là không có phước báo mà còn có tội đối với loài người, nhờ chúng ta cúng dường mà những người lừa đảo mới tiếp tục sống lừa đảo, còn nếu chúng ta không cúng dường thì chúng không thể sống lừa đảo được, buộc chúng phải sống lương thiện làm bằng mồ hôi nước mắt của mình làm ra để mà sống như chúng ta vậy.
Ví dụ: Mọi người đều biết pháp môn của kinh sách phát triển là pháp môn lừa đảo thì không ai còn cúng dường thì mấy ông thầy của kinh sách phát triển không còn nói láo được nữa và nhờ đó các ông sống trở lại đời sống lương thiện, đời sống không làm khổ mình, khổ người.
Ðức Phật dạy: “Cúng dường đúng chánh pháp là cúng dường cho cá nhân thanh tịnh và tập thể thanh tịnh”. Cá nhân thanh tịnh và tập thể thanh tịnh như thế nào? Cá nhân thanh tịnh và tập thể thanh tịnh là cá nhân và tập thể phải sống đúng giới luật. Người sống đúng giới luật có nói láo không? Quý phật tử hãy nhìn lại quý thầy của kinh sách phát triển và các Thiền Sư Trung Hoa có sống đúng giới luật chưa? Có nhập định làm chủ sự sống chết được chưa? Có hết tham sân, si chưa? Nếu chưa sống đúng giới luật, chưa làm chủ sự sống chết, chưa hết tham, sân, si thì quý Thầy đó thuyết giảng dạy người khác tu là nói sai, có đúng không? Mình tu chưa được mà dạy người khác tu là những người đó có xạo không? Mà người xạo, người nói láo thì có nên cúng dường không?
Vì thế cúng dường cho người lừa đảo, người nói láo là mình có tội thêm và tội rất lớn, do thế cúng dường một đồng ít tội hơn người cúng một tỷ đồng là vậy. Hòa Thượng Thanh Từ bảo rằng: “Cúng dường cho những người tu chân chánh là gieo duyên, cho họ mắc nợ mình để kiếp sau còn gặp nhau để họ dạy dỗ, nhắc nhở mình tu hành”. Lời dạy này của Hòa Thượng rất đúng, đúng là đúng với chánh Pháp của đức Phật, vì pháp của đức Phật là đạo đức làm người không làm khổ mình, khổ người, còn như chúng ta đã biết Thiền, Mật, Tịnh là tà pháp ngoại đạo thường dạy người mê tín, phi đạo đức, phi nhân quả và có những điều dạy rất mơ hồ, trừu tượng chỉ hiểu bằng tưởng tri. Nếu chúng ta thường đem tứ sự cúng dường cho những bậc thầy này để họ mắc nợ chúng ta, để kiếp sau còn gặp nhau để họ dạy dỗ nhắc nhở mình tu hành những điều mê tín, phi đạo đức, thì chúng ta có nên cúng dường gieo duyên với những người này hay không? Gieo duyên với họ đã tốn tiền của và công sức, nhưng cuối cùng được những gì? Hãy nhìn các bậc Thầy Tổ của chúng ta họ giải thoát được những gì, hay chỉ lừa đảo chúng ta mà thôi.
Tóm lại, quý phật tử phải sáng suốt trong lúc cúng dường hay bố thí, phải chọn cho đúng đối tượng, bậc tu hành giới luật phải nghiêm túc và người được bố thí thật sự phải trong cảnh khổ.
***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Giáo Có Đường Lối Riêng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Giáo Có Đường Lối Riêng   Phật Giáo Có Đường Lối Riêng EmptyMon Feb 06, 2023 4:30 pm

Ta Chứng Như Lá Cây Trong Rừng
 (Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP.4, tr. 257-264)
Nguồn: Sách: Đường Về Xứ Phật - Tập 4
Hỏi: Kính thưa Thầy! Trong một bài pháp Thầy Thông Huyễn (Chơn Quang) nói Ðại Thừa cũng còn có những cái hay, cái hay đó là chỗ Ðức Phật chưa nói ra mà sau này các Tổ triển khai trong kinh sách Ðại Thừa. Thầy Thông Huyễn lấy câu đức Phật nói: “Những pháp Ta chứng như những lá cây trong rừng, còn những pháp Ta dạy cho các con biết như nắm lá trong tay”. Như vậy phải chăng những gì đức Phật thuyết chỉ có một phần nhỏ thôi và còn rất nhiều pháp mà đức Phật chưa nói ra. Xin Thầy dạy cho chúng con được rõ.
Ðáp: Các nhà học giả tu hành chưa tới đâu mà dám cả gan muốn hơn Phật, dám nói những gì đức Phật không cần nói. Trình độ tu chứng của các Tổ chỉ loanh quanh trong kiến giải như con kiến bò miệng lu, thiền định thì lọt vào thiền tưởng thì các nhà học giả không thể nào hơn Phật được mà dám nói những điều Phật đã không nói. Phật đã không nói là vì nói ra không có ích lợi cho loài người, còn các Tổ thì nói ra chỉ bằng tưởng thì sai hết phải không? Tại vì các Tổ chưa chứng như Phật mà dám nói những điều Phật chứng trong khi chính Phật còn chưa dám nói ra.
Những điều Phật nói ra mà chúng ta chưa hiểu hết, chưa tu hết mà nói ra những điều Phật chưa nói thì Thầy e rằng những người đó là Ma Ba Tuần. Nói ra những điều vô hạn đó, có lợi ích gì cho con người. Bởi vì trình độ kiến thức của con người còn trong hữu hạn, chưa hiểu được những điều vô hạn đó mà nói ra thì họ sẽ sống trong tưởng và như vậy là nói láo, nói không thật. Trong kinh Tương Ưng Phật dạy: “Ta nói những điều mà chúng sanh chưa hiểu được, như vậy là Ta nói láo. Còn chúng sanh hiểu được thì Ta nói và như vậy là Ta không có nói láo”. Và như vậy là Tổ đúng hay Phật đúng?
Phật nói: “Thân ngũ uẩn hoại diệt không còn một uẩn nào cả”; các Tổ nói: “thân ngũ uẩn hoại diệt còn có Phật tánh, thần thức”. Và như vậy Tổ đúng hay Phật đúng? Như vậy, Phật nói láo hay Tổ nói láo? Như vậy, Phật lừa đảo chúng sanh hay Tổ lừa đảo chúng sanh?
Thầy Thông Huyễn ở trong tưởng giải lừa đảo của kinh sách phát triển mà cho kinh sách phát triển rằng hay, chứ nào có hay gì đâu, chỉ sống trong ảo, không thực tế. Nếu bảo rằng hay thì phải có người tu chứng, có người làm chủ sanh tử luân hồi thì mới hay. Còn kinh sách các Tổ viết nói quá nhiều nhưng tìm một người tu chứng thì tìm không ra. Như vậy là hay thì hay chỗ nào? Các Tổ muốn làm hay hơn đức Phật nên nói ra những điều Phật chưa nói.
Tại sao lý luận hay mà không có người nào tu chứng, làm chủ sanh, già, bệnh,  chết. Hay ở đây chỉ nói láo mà thôi... Sống phá giới, phạm giới để rồi nói những điều ảo tưởng, phi đạo đức như vậy sao? Các Tổ nói được mà không làm được thì điều này không hay ho gì đâu! Nói ra được mà làm được thì đó mới là hay.
Các Tổ đưa ra lý luận Bát Nhã để làm hay hơn Phật. Do đó, người tu hành lấy cái hay của Tổ Long Thọ, hằng ngày tu sĩ tứ thời công phu đều tụng niệm Tâm Kinh Bát Nhã: “Hành thâm Bát Nhã Ba La Mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không...”. Thử hỏi có ai tụng Bát Nhã Tâm kinh mà ngũ uẩn đã không chưa? Vì chưa có ai tụng Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật mà ngũ uẩn đã không thì đó là trí tuệ Bát Nhã tưởng của Ngài Long Thọ. Trí tuệ này chỉ có thể áp dụng cho thế giới tưởng, còn áp dụng vào thế giới con người thì làm sao con người tu được.
Ai cũng nói ngũ uẩn giai không chứ không ai làm cho nó giai không được. Hằng ngày chùa nào cũng tụng tâm kinh Bát Nhã hết. Nhưng chùa càng to, tháp càng lớn, xe hon đa, xe hơi, tủ lạnh đủ mọi thứ. Không thì chẳng thấy không, mà có thì có rất nhiều. Nếu nói không thì nó phải quét sạch hết. Phải không?
Lý luận của Tổ Long Thọ hay nhưng hay ở thế giới khác, thế giới tưởng, chứ không phải hay ở thế giới loài người. Chơn không diệu hữu là lý Bát Nhã của Long Thọ. Nhiều người tu tập cứ giữ không tu mãi nó trở thành không ngơ như cây đá. Do tưởng không này mà cái chết của tổ Sư Tử rất oan uổng, bị vua Kế Tân giết.
Ðó là những chỗ các Tổ luận, còn Thầy Thông Huyễn (Chơn Quang) cũng bắt chước dựa theo đó mà luận ra, sợ người không tin nên bảo rằng chỗ Phật chứng mà chưa thuyết ra. Thầy Thông Huyễn có ý muốn làm hơn Phật. Nhưng thử hỏi bây giờ Thầy Thông Huyễn sống có đúng đời sống như Phật chưa? Nhìn lại đời sống của Thầy Thông Huyễn giới luật không ra gì, mười giới Sa Di chưa trọn vẹn mà dám nói những gì Phật chưa nói. Các Tổ ngày xưa, chúng ta không sống đồng thời với các Ngài nên không biết các Ngài giới luật có nghiêm túc không, hay cũng như Thầy Chơn Quang bây giờ. Dù không sống đồng thời với các Ngài, nhưng xét qua tưởng giải của các Ngài là tưởng giải phá giới, như vậy các Ngài đều sống phi Phạm hạnh.
Riêng Thầy không dám giải thích những gì Phật chưa nói mà chỉ giải thích những gì đức Phật đã dạy khiến cho nó rõ ràng dễ hiểu, dễ hành. Thầy không dám dạy hơn những gì mà đức Phật đã dạy cho chúng ta. Ðọc trong sách của Thầy, Thầy không bao giờ có thêm cái gì mới mẻ cả. Ðức Phật nói hoá sanh, lời dạy này cô đọng quá chúng ta không hiểu hoá sanh như thế nào? Có người nói hoá sanh như một con tò vò tha con sâu bỏ vào tổ và bảo: “Hóa! Hóa”, từ đó con sâu hóa thành ra con tò vò. Sự thật đâu phải. Các nhà học giả phát triển giải thích theo kiểu không thực tế, không có khoa học. Thật sự con tò vò làm tổ, đẻ trứng, rồi bắt con sâu để vào tổ cho con nó nở ra và ăn thịt con sâu đó để sống lớn lên thành con tò vò. Chứ đâu phải con sâu hóa ra con tò vò. Các học giả không hiểu và hiểu như vậy không đúng sự thật, không thể chứng minh bằng khoa học được. Giải thích như vậy vô tình dẫn dắt người ta không hiểu lại càng không hiểu hơn.
Tóm lại, chỗ Phật tu chứng có dạy mà không dạy cho chúng ta, lại dạy chỗ cho rằng Phật không nói ra, tức là dạy chỗ thừa không ích lợi cho loài người, chỉ là hý luận suông của tưởng, nó không phải là chân lý của con người. Trước khi nhập Niết Bàn đức Phật đã nói: “Ta tự biết trong đại chúng này, dù có một vị Tỳ Kheo nhỏ nhất cũng thấy được dấu đạo, không còn đọa vào đường ác”. Lời nói này đức Phật đã xác định: “Ta đã dạy giáo pháp giải thoát vừa đủ, không thiếu, không thừa cho loài người. Những điều được Ta nói là Ta không có nói láo”.
Với giáo pháp chân chánh này chúng ta tu tập còn chưa hết, sống còn phạm giới, phá giới. Thế mà các nhà học giả xưa và nay tưởng giải ra những pháp cao siêu trừu tượng, ảo tưởng khác, khiến cho người tu hành đời sau lạc vào tà kiến, tà pháp. Như vậy, các nhà học giả phát triển triển khai những gì đức Phật chưa nói, đều là các Tổ sống trong tưởng nói ra, lý luận theo ảo tưởng mà Thầy Thông Huyễn lại cho là hay, như vậy rõ ràng trí tuệ của Thầy Thông Huyễn chỉ là trí tuệ học giả còn hạn cuộc trong trí hữu hạn.
Tóm lại, đức Phật thuyết giảng pháp môn tu hành cho chúng ta là vừa đủ để tu hành giải thoát ra khỏi sanh tử luân hồi. Còn những gì các Tổ nói là giáo pháp của ngoại đạo, của Bà La Môn được lồng vào giáo pháp của Phật, mục đích là để dìm Phật giáo, nhưng sợ tín đồ Phật giáo không tin nên mượn câu: “Ta tu chứng như rừng lá cây mà dạy chúng sanh tu tập như nắm lá cây trong tay”. Câu này người ta không hiểu nghĩa của nó, nên giải thích một cách lầm lạc. Do trí hữu hạn Thầy Chơn Quang cũng không hiểu nghĩa của câu này. Câu nói này có nghĩa là: “Chứng” là có thể thấy biết hiểu rộng nhiều sự việc khắp trong vũ trụ này (như rừng lá cây), nhưng nói ra mọi người không hiểu nên đức Phật không nói mà chỉ nói những điều chúng sanh hiểu được (như nắm lá cây trong lòng bàn tay). Nhưng giáo pháp tu chứng thì chỉ có một, chứ không có nhiều giáo pháp. Vì thế, khi đức Phật tu chứng, Ngài quỳ xuống đảnh lễ giáo pháp mà Ngài đã thực hiện được sự giải thoát. Như vậy, đạo Phật chỉ có một giáo pháp chứ không có nhiều giáo pháp, đó là “Giới, Ðịnh, Tuệ”. Chân lý của con người cũng vậy chỉ có một, chứ không thể có hai ba chân lý được. Nhiều giáo pháp như kinh sách phát triển và Thiền Ðông Ðộ tức là 84 ngàn pháp môn, đó toàn là giáo pháp của ngoại đạo được kết hợp lại để đánh lừa tín đồ Phật giáo.
Cho nên, ai dám nói những điều tu chứng của Phật là phải tu chứng như Phật, còn tu chưa chứng như Phật mà nói là tưởng nói.
***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Giáo Có Đường Lối Riêng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Giáo Có Đường Lối Riêng   Phật Giáo Có Đường Lối Riêng EmptyTue Feb 07, 2023 5:15 pm

9 Câu Hỏi Của Sư Minh Hưng
 (Trưởng lão Thich Thông Lạc, Trích Hỏi Đáp Oai Nghi Chánh Hạnh, TG.2011, tr. 61-74)
Nguồn: Sách: Hỏi Đáp Oai Nghi Chánh Hạnh

Hỏi 1: Con hiểu ý Trưởng Lão muốn xây dựng lại, muốn vực dậy một Phật giáo quá suy đồi. Trưởng Lão đã dựng lên cái đã ngã xuống, đốt sáng lên ngọn đèn đã tắt, phá dẹp áng mây mù tối đen mờ ảo.
Thưa Trưởng Lão, những điều con hiểu như vậy có đúng không?
Ðáp: Những điều sư đã hiểu ý của Trưởng Lão là đúng. Một Phật giáo hiện giờ là một Phật giáo tha lực chuyên cầu cúng tụng niệm; một Phật giáo sống trong tưởng tri chứ không phải sống trong liễu tri; một Phật giáo không còn có đường lối tu hành làm chủ sự sống chết và chấm dứt luân hồi; một Phật giáo suy thoái tận cùng đang chạy theo ngũ dục lạc thế gian. Tất cả tu sĩ đều phạm giới, phá giới tan nát, không còn giữ một giới nào trọn vẹn. Thật là đau lòng cho những ai có tâm niệm thiết tha tìm cầu sự giải thoát ra khỏi nhà sinh tử.
Ðứng trước cảnh nhà tan cửa nát của Phật giáo như vậy, ai nỡ tâm làm ngơ cho đành. Vì thế, Trưởng Lão mới kê vai gánh vác mọi công việc quá nặng nhọc ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Với tâm nguyện chỉ ước mong sao chúng sinh hữu duyên có đầy đủ phước báo để thọ hưởng được những pháp bảo quý báu mà đức Phật đã để lại cho đời. Một kho tàng pháp bảo quý báu vô cùng, vô tận, thế mà mai một, bị chôn vùi dưới lớp giáo pháp mê tín, lạc hậu, dị đoan của tà giáo ngoại đạo đã hơn 2500 năm.
Chánh pháp của Phật là một chân lý, là một nền đạo đức nhân bản - nhân quả của loài người, giúp cho con người sống với nhau mà không làm khổ mình, khổ người. Thế mà con người tuy có duyên được đức Phật ra đời trao cho chánh pháp, nhưng họ chưa đủ để thọ hưởng phước báo ấy, nên khiến cho tà giáo ngoại đạo phủ kín. Vì vậy không còn ai biết đường lối tu tập giải thoát như thế nào.
Bởi, Phật pháp là để cho người hữu duyên và đầy đủ phước báu, chứ không thể để cho người thiếu duyên, thiếu phước. Thế nên, chúng sinh thiếu duyên, thiếu phước, vì thế Phật pháp mới bị chôn vùi hơn 2500 năm tính từ khi đức Phật ra đời cho đến nay. Vào thế kỷ này mới có người tu chứng đạo. Nhờ có người tu chứng đạo nên mới làm cho ánh sáng chánh pháp của Phật soi rọi đánh thức mọi người. Ðấy cũng là lúc chúng sinh đã đủ duyên, vì biết sống theo khoa học, chọn lối sống thực tế, cụ thể hơn, xả bỏ xa lìa lối sống mê tín dị đoan lạc hậu, v.v... không còn tin tưởng vào thế giới siêu hình, nên chánh pháp của Phật mới dựng lại được. Nếu không có con người sống thực tế khoa học, mà cứ sống trong mê tín thì chánh pháp của Phật vẫn phải tiếp tục bị chôn vùi.
Hỏi 2: Nhưng con thắc mắc: Từ khi đức Phật nhập Niết Bàn đến nay hơn 2500 năm, không có một vị nào tu chứng quả A La Hán sao? Nếu có thì với trí tuệ Tam Minh, vị này phải thấy là Phật giáo suy đồi và lên tiếng cảnh tỉnh sửa sai chứ?
Ðáp: Sau khi tu chứng quả vô lậu, Trưởng Lão đã sử dụng Tam Minh quan sát về quá khứ xem có người nào tu chứng quả A La Hán, nhưng hoàn toàn không thấy. Một bằng chứng hiển nhiên và cụ thể đó là không thấy có một cuốn kinh sách của một vị tổ sư nào từ khi khi đức Phật ra đời cho đến nay dám nói cái sai của Phật giáo, toàn là a dua theo kiến giải một chiều. Xưa đức Phật khi tu chứng, Ngài dõng dạc tuyên bố: “Ba mươi ba cõi trời là cõi tưởng, chứ không có cõi thật” (tưởng tri chứ không phải liễu tri). Thời đó mọi người, từ nhân dân già trẻ bé lớn, cho chí vua quan đều tin tưởng có 33 cõi Trời thật. Lời tuyên bố của đức Phật đã làm đảo lộn tư tưởng của con người lúc bấy giờ. Làm đảo lộn tư tưởng của con người thì chỉ có những bậc tu chứng quả A La Hán mới dám cả gan làm điều này.
Trong lịch sử loài người từ đức Phật Thích Ca Mâu Ni, mãi đến hôm nay mới có một người thứ hai ra đời dám cả gan xác định thế giới siêu hình không có, không có linh hồn, không có quỷ, ma, thần, thánh, không có cõi địa ngục, thiên đàng, v.v... và thế giới siêu hình. Tất cả chỉ là thế giới tưởng do tưởng uẩn của con người tạo ra.
Nhờ con người không còn lạc hậu như trong thời đức Phật, vì hiện nay kiến thức của con người có trình độ khoa học, thích chọn sự hiểu biết thực tế. Vì thế, thời điểm đã đến lúc dựng lại nền đạo đức nhân bản – nhân quả của Phật giáo và các pháp hành thực tế cụ thể, để giúp loài người ngăn chặn sự xung đột và chiến tranh. Nhất là để tu tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết.
Những việc làm trên đây đều do lòng từ bi thương xót chúng sinh của các Ngài. Cho nên không có một vị nào tu chứng quả mà nhập Niết Bàn liền, đành lòng làm ngơ bỏ chúng sinh đang đau khổ mà ra đi bao giờ, dù biết rằng duyên phước chúng sinh chưa đủ, nhưng các Ngài cũng không nỡ tâm bỏ mặc. Chúng sinh có hưởng được pháp bảo hay không là còn tùy duyên ở mỗi chúng sinh có phước hay thiếu phước.
Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni nói: “Các con hãy tự thắp đuốc lên mà đi, Ta chỉ là một hướng đạo viên mà thôi”; Trưởng Lão Thích Thông Lạc nói: “Các con có tin thì tu tập là có ích lợi cho các con, chứ Thầy có lợi ích những gì”.
Hỏi 3: Suốt 2500 năm qua, Phật giáo cứ tiếp tục suy tàn và đến hôm nay thì mới có một vị tu chứng Tam Minh đứng lên vạch trần sự tệ hại suy đồi của Phật giáo. Vậy là sao?
Chúng sinh (tu sĩ và cư sĩ) trong mấy ngàn năm qua đã sống trong u mê mờ mịt, không lối thoát, đui mù không biết lối đi. Trách nhiệm này do ai?
Ðáp: Ðừng hỏi tại sao, mà hãy nhìn sự sống muôn vật trong vũ trụ bằng con mắt nhân quả thì biết rõ. Nếu chúng sinh cứ gieo nhân mê tín, lạc hậu thì quả phải chịu gặt lấy sự tệ hại suy đồi của Phật giáo, sự u mê mờ mịt, không lối thoát, đui mù không biết lối đi. Ðó là nhân nào quả nấy, vì vậy dù đức Phật Thích Ca Mâu Ni có thương xót chúng sinh, có để lại bốn chân lý và một nền đạo đức nhân bản - nhân quả, thì cũng âm thầm mai một trong các bia đá của vua A Dục. Có ai thèm ngó tới nó làm gì. Dù có lưu ý ngó ngàng tới những bia kinh kia thì có ích lợi gì, khi tâm hồn của họ còn mang nặng những nhân mê tín dị đoan thì quả phải mù mờ, thì làm sao tin và hiểu nổi những lời dạy của đức Phật rất khoa học thực tế. Khi đọc những lời Phật dạy làm sao họ chịu nổi những đòn sấm sét làm đảo lộn tư tưởng của loài người đang tin vào thần thánh ma quỷ, vào một thế giới siêu hình.
Với tư tưởng mê tín mà đọc kinh sách Phật thì kinh sách Phật cũng trở thành kinh sách mê tín. Ðó là theo luật nhân quả “gieo nhân nào thì gặt quả nấy”, chứ đừng hỏi trách nhiệm này của ai? Trách nhiệm này là của chúng sinh chứ đâu phải của bậc tu chứng. Bậc tu chứng đã làm xong trách nhiệm bổn phận của mình, còn tin hay không tin là trách niệm bổn phận của chúng sinh.
Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni đã để lại giáo pháp của mình cho chúng sinh, đó là làm xong trách nhiệm bổn phận của Ngài, còn tu hay không tu là trách nhiệm bổn phận của chúng sinh, cũng như hiện nay Trưởng Lão Thích Thông Lạc đã dựng lại chánh pháp của Phật là trách nhiệm bổn phận của người tu chứng đã làm xong, còn tin hay không tin là trách nhiệm bổn phận của chúng sinh, chứ không phải của người tu chứng.
Do điều này mà chúng ta biết rất rõ thời gian 2500 năm không có người tu chứng quả A La Hán, nên không có ai dám nói Phật giáo đó sai, là Phật giáo mê tín, loại Phật giáo chỉ khiến cho chúng sinh đang mê mờ lại càng mê mờ hơn.
Những điều đã nói trên đây là một bằng chứng xác định khoảng thời gian 2500 năm cho đến nay không có người tu chứng quả A La Hán đúng theo pháp của đức Phật, chỉ có những người tu theo thiền ngoại đạo nên chứng thiền tưởng, phần đông đều rối loạn thần kinh lên đồng, nhập cốt, làm thầy pháp, thầy bùa, thầy phù thủy, thầy cúng, thầy thuyết giảng, v.v...
Hỏi 4: Những lời dạy của đức Phật (gọi là kinh) còn để lại trong kinh sách rất khó hiểu và Trưởng Lão cũng xác nhận: “Nếu không phải là người tu chứng thì không hiểu được”.
Vậy: - Ngày xưa đức Phật muốn phát biểu hay giảng dạy điều gì thì chỉ nói một vài câu ngắn ngủi vậy rồi thôi sao?
- Hay là sau khi phát biểu vài câu ngắn ngủi (ý chánh) thì đức Phật cũng có một bài giảng, giải nghĩa rõ ràng từng chi tiết nhưTrưởng Lão đã giảng lại lời Phật dạy trong các kinh sách của Trưởng Lão?
Ðáp: Ðọc trong kinh Nikaya chúng ta mới thấy đức Phật thuyết giảng rất kỹ, từ lý thuyết đến thực hành rõ ràng, và sau khi thuyết pháp xong, đức Phật còn trùng tuyên lại chữ nghĩa giải thích rõ ràng những từ khó hiểu, rồi còn cô đọng lại bài thuyết giảng thành câu kinh PHÁP CÚ. Ðức Phật là một nhà sư phạm truyền đạt tư tưởng đạo đức rất cẩn thận kỹ lưỡng, làm cho mọi người tiếp thu một cách dễ dàng. Tuy Phật giảng rất kỹ, nhưng đầu óc con người trong thời đức Phật cũng như con người hiện nay đều đầy ắp những kiến giải mê tín, hư ảo, huyền bí trong thế giới siêu hình. Và những sự hiểu biết mê tín này nó đã trở thành những thói quen, những phong tục tập quán của một dân tộc, của một đất nước. Cho nên, dù pháp Phật có hay đến bậc nào cũng không thể lọt vào tai của họ được. Cùng đọc một câu kinh Nikaya mà người mê tín hiểu theo kiểu mê tín, mà người tu thiền hiểu theo kiểu Thiền tông, mà người tu Mật tông hiểu theo kiểu Mật tông; mà người tu theo pháp môn Tịnh độ hiểu theo kiểu Tịnh độ. Chỉ có người tu tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết thì hiểu đúng lời thuyết giảng của Phật. Tại vì pháp của Phật là dạy tu tập làm chủ sinh tử luân hồi, nên người tu tập làm chủ sinh tử luân hồi thì mới hiểu đúng nghĩa.
Phật giảng dạy nghĩa lý rõ ràng, nhưng mọi người hiểu nghĩa lý một cách khác nhau là do tâm niệm của họ đầy ắp những kiến giải, tưởng giải của ngoại đạo, của Bà La Môn. Vì thế, nghĩa lý của kinh sách Phật lần lần bị hiểu sai thành ra thành kinh sách ngoại đạo, và cụ thể nhất là kinh sách Phật giáo Ðại thừa và Thiền Tông Trung Hoa.
Cho nên trách Phật thuyết giảng ngắn ngủi không nghĩa lý đầy đủ là sai. Phật bao giờ cũng giảng dạy nghĩa lý rõ ràng, còn ai hiểu hay không hiểu là vì tư tưởng của họ quá đầy ắp những cái sai nên họ không thể hiểu đúng được.
Nhà dạy đạo tu hành cũng giống như nhà sư phạm, hai người đều cố gắng truyền đạt lại tư tưởng văn hóa, đạo đức hay những phương pháp tu tập để những người nghe tiếp nhận đúng nghĩa một cách dễ dàng.
Ở đây, chúng ta nên nhắm vào người nghe, nếu người nghe đầy ắp những tư tưởng mê tín lạc hậu, đầy ắp những tư tưởng giáo pháp của ngoại đạo thì sẽ hiểu không đúng lời dạy của Phật. Ðó là lỗi của người nghe.
Nếu Trưởng Lão Thích Thông Lạc không nói mạnh, không chỉ thẳng giáo pháp của Ðại thừa và Thiền tông sai thì Trưởng Lão có giảng kinh sách Nikaya hay đến bậc nào thì họ cũng hiểu theo kiểu Ðại thừa. Nhờ Trưởng Lão vạch cái sai của kinh sách Ðại thừa mà quý vị mới hiểu đúng nghĩa của Phật dạy.
Hỏi 5: Trường hợp 1- Nếu Phật chỉ nói vài câu ngắn ngủi vậy thôi thì chắc chắn không ai hiểu nổi, và như vậy mới có tình trạng đưa Phật giáo đến chỗ suy đồi ngày nay, vì không hiểu nghĩa được nên tu sai, không lối thoát thì dễ bị lý thuyết ngoại đạo (Bà La Môn) xâm nhập, hủy hoại.
Ðáp: Như trên đã nói: Phật thuyết giảng những bài pháp rất đầy đủ nghĩa lý không thiếu một nghĩa nào cả, chỉ người nghe giống như ly nước đầy ắp những tư tưởng, phương pháp, phong tục mê tín ngoại đạo nên không thể nào còn rót vào ly nước ấy được nữa. Cho nên trường hợp thứ nhất sư nói không đúng.
Hỏi 6: Trường hợp 2- Nếu Phật có giảng thì lời giảng, bài giảng đó ở đâu? Không còn thấy lưu lại bất cứ một bài giảng nào của Phật cả, mà chỉ thấy những lời dạy ngắn ngủi quá cô đọng, với lời văn trúc trắc rất khó hiểu.
Ðáp: Những bài giảng của Phật còn đầy đủ trong kinh tạng Nikaya, nhưng vì là bản dịch ngôn ngữ văn hóa của người Ấn Ðộ, nên người dịch không thể làm cách nào khác hơn được, chỉ chuyển ngữ qua ngôn ngữ Việt Nam.
Ðó cũng là may mắn lắm rồi, nếu không chuyển ngữ thì tiếng Pali làm sao chúng ta hiểu được. Từ chỗ chuyển ngữ này có một người nào phải am tường ngôn ngữ văn hóa Việt Nam tường tận thì mới chuyển ngôn ngữ văn hóa Ấn Ðộ thành ngôn ngữ văn hóa Việt Nam. Nhờ đó mà mọi người Việt Nam đọc kinh sách Phật mới dễ hiểu. Tại sao quý vị đọc kinh Nikaya rất khó hiểu? Vì kinh sách Nikaya là văn hóa Ấn Ðộ. Trái lại, khi chuyển nó ra thành văn hoá Việt Nam thì quý vị dễ hiểu, không còn hiểu khó khăn gì cả. Có đúng như vậy không?
Cho nên, trường hợp hai không phải đức Phật giảng dạy quá ngắn ngủi cô đọng, lời văn trúc trắc, mà vì nó là văn hóa Ấn Ðộ mới chuyển ngữ Việt Nam. Chứ kinh Nikaya không phải là văn hóa Việt Nam.
Hỏi 7: Vậy chúng sinh đã u mê rồi (nên mới tìm tu), mà lại không được sự hướng dẫn rõ ràng sáng sủa (như lời giảng của Trưởng Lão), mà chỉ đọc được những lời dạy cô đọng khó hiểu của Phật thì làm sao tu được? Họ phải tu sai, hiểu sai, và một số lớn quay sang các lý thuyết khác có vẻ dễ hơn (Bà La Môn), một số khác thì chán quá (đọc không hiểu được) bỏ tu luôn.
Ðáp: Trưởng Lão Thích Thông Lạc nhờ tu chứng làm chủ sinh tử luân hồi như Phật, nên hiểu lời dạy của Phật dễ dàng hơn những người khác. Cho nên, vừa giảng dạy vừa chuyển văn hóa Ấn Ðộ thành văn hóa Việt Nam, nên khiến cho mọi người Việt Nam đọc thấy dễ hiểu, dễ tu tập, nhờ đó tu tập đâu có kết quả đó rõ ràng. Khi mọi người đọc sách của Trưởng Lão xong rồi mới đọc lại kinh sách Nikaya thì thấy dễ hiểu, là vì những tư kiến trong đầu đã bị những lời nói thẳng của Trưởng Lão gọt rửa.
Hỏi 8: Ðức Phật với tuệ Tam Minh vượt bậc, sao không lường được các hậu quả ghê gớm như hiện nay.
Phải chi ngay từ đầu (khi Phật còn tại thế cũng như sau khi nhập diệt), Phật để lại những bài giảng quý giá như của Trưởng Lão, thì chúng sinh và Phật giáo ngày nay đâu đến đỗi tệ hại như vậy?
Ðáp: Bây giờ sư không còn trách Phật nữa phải không? Phật là người Ấn Ðộ nên sử dụng văn hóa ngôn ngữ Ấn Ðộ mà giảng dạy cho người Ấn Ðộ, nên số người Ấn Ðộ theo đạo Phật có 1250 vị tỳ kheo. Tuy vậy đầu óc họ lúc bấy giờ vẫn đầy ắp những tà kiến của Lục Sư ngoại đạo.
Sư còn nhớ không? Sau khi tu chứng, đức Phật đã dùng trí tuệ Tam Minh quan sát, và bảo: “Chúng sinh khó độ”. Nhưng người tu chứng không nỡ bỏ chúng sinh mà vào Niết Bàn, vì thế, Ngài làm hết bổn phận và trách nhiệm của người tu chứng là đã để lại tạng kinh Nikaya quá đầy đủ. Nhưng người sau kiết tập kinh sách đã làm “tam sao thất bổn”, lại thêm bớt quá nhiều khiến cho kinh sách gốc của Phật bị lệch lạc và khó hiểu, chứ không phải do Phật mà do nhân quả của chúng sinh như trên đã dạy: “Tạo nhân nào thì phải gặt quả nấy”.
Hỏi 9: Ðến đây con cảm nhận được trách nhiệm của người đi rao giảng thật là lớn lao quá, giết người hay cứu sống người, vùi lấp bao nhiêu thế hệ chúng sinh hay làm rạng rỡ chúng sinh giải thoát cũng ở trong tay các vị này.
Tài hèn, sức yếu, con cũng nguyện ráng cố gắng hết sức mình vươn lên để sau này may ra đền ơn Trưởng Lão và nối tiếp ý nguyện của Trưởng Lão. Xin Trưởng Lão ban phúc lành cho con, con nguyện ráng tinh tấn.
Ðáp: Ðúng vậy, người thuyết giảng mà tu hành chưa chứng đạo là giết người bằng miệng lưỡi, không phải giết một người mà giết nhiều người và nhiều thế hệ. Bằng chứng rất cụ thể hiện nay là nhiều người ham danh nên đi học làm giảng sư. Cuối cùng mình chẳng tu hành ra cái gì, chỉ dối gạt người bằng miệng lưỡi. Thật là đáng trách thay!
***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Giáo Có Đường Lối Riêng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Giáo Có Đường Lối Riêng   Phật Giáo Có Đường Lối Riêng EmptyTue Feb 07, 2023 5:34 pm

Bát Thánh Đạo
 (Trưởng lão Thich Thông Lạc, trích Người Phật Tử Cần Biết, tập 5, TG. 2011, tr.19-23)
Nguồn: Sách: Người Phật Tử Cần Biết - Tập 5

LỜI PHẬT DẠY:
“Này Subhadda, trong pháp luật nào không có Bát Thánh Đạo, thời ở đấy không có đệ nhất Sa Môn, ở đấy không có đệ nhị Sa Môn, cũng không có đệ tam Sa Môn, cũng không có đệ tứ Sa Môn. Này subhadda trong pháp luật nào có Bát Thánh Đạo thời ở đấy có đệ nhất Sa Môn, cũng có đệ tam Sa Môn, cũng có đệ tứ Sa Môn. Những hệ thống ngoại đạo khác đều không Sa Môn. Này subhadda, nếu những vị Tỳ kheo này sống chân chánh, thời đại này không vắng những vị A La Hán. (Kinh Trường Bộ tập I trang 659 kinh Đại Bát Niết Bàn).
 
CHÚ GIẢI:
Lời di chúc cuối cùng này đã xác định Chánh pháp của đức Phật là Bát Chánh Đạo, ngoài Bát Chánh Đạo ra thì không có pháp môn được gọi là giáo pháp của đức Phật. Bởi vì Bát Chánh Đạo là một chân lý trong bốn chân lý của Phật giáo. Như các bạn đã biết chúng tôi đã xác định Bát Chánh Đạo là tám lớp học của Phật giáo được chia theo ba cấp Giới, Định Tuệ. Như vậy Bát Chánh Đạo là chương trình giáo dục đào tạo đạo đức nhân bản - nhân quả cho mỗi người để biến cuộc sống thế gian này thành cõi Cực Lạc, Thiên Đường. Cho nên đức Phật dạy người đệ tử cuối cùng của mình trước giờ nhập Niết Bàn là bài pháp này.
Tất cả giáo pháp của ngoại đạo ngay cả kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông cũng không có Bát Thánh Đạo, thậm chí còn có Tâm Kinh Bát Nhã dạy: KHÔNG CÓ KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO (Vô khổ, tập, diệt, đạo). Cho nên hằng ngày trong các chùa thường tụng kinh “Vô khổ, tập, diệt, đạo”, Ngược kinh sách Nguyên Thủy dạy: “Nếu pháp luật nào không có Bát Thánh Đạo là không có Sa Môn đệ nhất, đệ nhị, đệ tam và đệ tứ”. Như vậy pháp và luật của Đại Thừa và Thiền Tông không có Bát Chánh Đạo nên nó không phải là giáo pháp của Phật giáo.
Chỉ một đoạn kinh cũng đủ xác định kinh sách Đại Thừa không phải là kinh sách của Phật giáo. Kinh sách Đại Thừa là kinh của Bà La Môn mạo nhận là kinh sách Phật chứ thực chất của nó nằm gọn trong những bộ kinh Vệ Đà. Kinh sách Nguyên Thủy phần đông trong những bài kinh như thế này đã xác định và phân biệt rõ ràng pháp nào của Phật và pháp của ngoại đạo, không thể lẫn lộn nhau được.
Như đã nói ở trên giáo pháp của Phật là một chương trình giáo dục đào tạo những bậc A La Hán, chứ không phải là những ngôn thuyết suông như kinh sách Đại Thừa. Cho nên người nào đã tu học theo Phật giáo Nguyên Thủy đúng theo chương trình Bát Chánh Đạo thì không bao giờ bị Đại Thừa và Thiền Tông lừa đảo được. Theo chúng tôi khuyên mọi người tu học theo Phật giáo thì nên dựa vào Bát Chánh Đạo và phải được sự hướng dẫn của một bậc Thầy đã tu chứng quả A La Hán, thì con đường tu tập sẽ được dễ dàng hơn, không còn khó khăn và sợ bị lừa đảo tu sai lệch vào pháp môn của ngoại đạo.
Chúng tôi ước nguyện ngày mai sẽ có chương trình giảng dạy trong tám lớp học này thành lập và mở cửa đón nhận những người con thân thương của Phật giáo về tu học. Chừng đó Phật giáo mới được chấn chỉnh hoàn toàn, tà pháp không xen lẫn vào kinh sách của Phật được nữa. Đó là ước vọng của chúng tôi, nhưng ngày mai có thành tựu được hay không là do phước của chúng sanh, riêng chúng tôi sẽ cố gắng làm hết sức mình để đền đáp ơn muôn một của đức Phật Bát Chánh Đạo là chân lý của loài người, là phương pháp triển khai cuộc sống trên thế gian trở thành cảnh giới Thiên Đàng, Cực Lạc v.v… là chương trình giáo dục đào tạo đạo đức nhân bản - nhân quả của con người để trở thành những bậc A La Hán (vô lậu) hoàn toàn. Bởi vậy Bát Chánh Đạo là báu vật vô giá nhất của loài người. Khi năm anh em Kiều Trần Như được nghe Phật thuyết bài pháp này lần đầu tiên. Khi nghe xong cả năm người đều trở thành những bậc pháp nhãn thanh tịnh, có nghĩa là các Ngài đã thấu rõ các pháp trên thế gian này như thật không còn một sự hiểu lầm lạc nào cả, không còn có một tôn giáo nào, một giáo pháp nào lừa đảo các Ngài được. Bao nhiêu kiến chấp những pháp môn của ngoại đạo từ xa xưa như kinh Vệ Đà các Ngài đều ném bỏ xuống hết. Vì thế, các Ngài mới được gọi là chứng pháp nhãn thanh tịnh.
Kính thưa các bạn! Chúng tôi đã vạch cái sai của Đại Thừa và Thiền Tông có chứng cứ lời Phật dạy hẳn hoi, để dựng lại giáo pháp đúng của Phật. Đó là Bát Chánh Đạo. Một chương trình giáo dục đào tạo những bậc A La Hán. Thế mà các bạn chưa chịu nhận ra sao?
Hôm nay, đoạn kinh này lời di chúc cuối cùng của đức Phật: “Trong giáo pháp và giới luật nào không có Bát Chánh Đạo thì không có Sa Môn”. Lời xác định này rõ ràng không còn ai chối cãi được. Lời dạy trên có nghĩa là trong giáo pháp và giới luật nào không có Bát Chánh Đạo là không có đệ tử của Ta. Chữ Sa Môn có nghĩa là những người tu theo Phật giáo. Khác với Bà La Môn là những người tu theo ngoại đạo. Trong đoạn kinh này Sa Môn chỉ cho những người đệ tử của Phật, chứ không phải Sa Môn giành riêng cho tu sĩ, các bạn đừng hiểu sai, nên hiểu chữ Sa Môn là chỉ chung trong giới đệ tử của Phật. Chúng đệ tử của Phật gồm có: Cư sĩ nam Sa Môn thứ nhất Cư sĩ nữ Sa Môn thứ hai Tu sĩ nam Tăng Sa Môn thứ ba Tu sĩ nữ Ni Sa Môn thứ tư.
Từ xưa đến nay người ta hiểu hai chữ Sa Môn là những chữ giành riêng cho giới tu sĩ (Tăng, Ni). Nhưng trong đoạn kinh này đã xác định chương trình tu học Bát Chánh Đạo mới có Sa Môn thứ nhất, thứ nhì, thứ ba và thứ tư, như vậy Sa Môn là chỉ cho những người đệ tử của Phật, do đó giáo pháp và giới luật nào có Bát Chánh Đạo thì mới có đệ tử của Phật còn giáo pháp và giới luật nào không có Bát Chánh Đạo là không có đệ tử của Phật. Như vậy giáo pháp Mật tông, Tịnh Độ tông, Pháp Hoa tông, Thiền tông có Bát Chánh Đạo không? Hoàn toàn không. Phải không các bạn? Cho nên, giáo pháp và giới luật của Đại Thừa và Thiền Tông đều không có nằm trong chương trình Bát Chánh Đạo thì làm sao gọi là giáo pháp của đức Phật được. Chính nó là giáo pháp của kinh sách Vệ Đà.
Tóm lại, bài kinh này đã xác định giáo pháp của Phật là giáo pháp Bát Chánh Đạo rất rõ ràng. Vậy mong các bạn hãy suy ngẫm đúng đắn, đừng để rơi vào tà kiến của các Tổ Sư, đừng cố chấp những kiến giải của Đại Thừa, nó sẽ dẫn các bạn đi vào con đường sai lầm. Uổng phí cả một đời tu theo Phật giáo mà không nếm được mùi vị giải thoát của Phật giáo, Thật là đáng thương. 
***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Giáo Có Đường Lối Riêng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Giáo Có Đường Lối Riêng   Phật Giáo Có Đường Lối Riêng EmptyWed Feb 08, 2023 5:15 pm

Giới Luật
 (Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP.5, TG.2011, tr.83-103)
Nguồn: Sách: Đường Về Xứ Phật - Tập 5

Hỏi: Kính thưa Thầy! Tại sao tu sĩ Phật giáo hiện giờ không giữ gìn giới luật, sống phi giới luật, sống bẻ vụn giới luật. Như vậy con đường tu của họ sẽ đi về đâu? Và có ích lợi gì cho kiếp sống tu hành của họ? Người tu sĩ giữ gìn giới luật nghiêm túc sống đúng Phạm hạnh, thiểu dục tri túc, phòng hộ các căn đầy đủ, con đường tu của họ sẽ đi về đâu? Và có ích lợi gì cho kiếp sống của họ? Con cúi mong Thầy chỉ dạy để cho chúng con được rõ.
Ðáp: Như Thầy đã dạy giới luật là một pháp môn tu hành của đạo Phật, chứ không phải là pháp luật của một quốc gia, mà các bộ giới luật do các Tổ biên soạn lại thành một bộ pháp luật của Phật giáo hơn là một pháp môn tu tập để tâm được vô lậu.
Pháp môn giới luật cùng với pháp môn Thiền định và pháp môn Trí tuệ, gọi chung có tên là “Tam Vô Lậu Học”. Tam Vô Lậu Học là ba pháp môn tu tập không còn lậu hoặc, tức là ba cấp tu tập trong tám lớp học sẽ chấm dứt đau khổ của kiếp người, hay nói cách khác là làm chủ sanh, già, bệnh, chết của đạo Phật. Ba pháp môn vô lậu này, kỳ thật chỉ là ba cấp học đạo đức duy nhất của Phật giáo, mà ba cấp học đạo đức đó được chia ra làm ba giai đoạn tu tập là Giới, Ðịnh, Tuệ.
Trong ba cấp học này chỉ có giới luật là cấp học quan trọng nhất và tu tập khó nhất trên đường tìm cầu đạo giải thoát theo đạo Phật. Bởi thế, người nào tu hành mà không giữ gìn giới luật, không tu giới luật, không sống đúng giới luật, thì có tu suốt đời cũng chẳng tới đâu, chỉ còn tu danh, tu lợi, tu tưởng, tu chùa to Phật lớn mà thôi, chẳng bao giờ có giải thoát thật sự. Nếu không tu giới luật mà tu định, thì Thiền định đó là tà thiền, định tưởng. Nếu không tu giới luật mà tu trí tuệ thì trí tuệ đó là tà tuệ, kiến giải, tưởng giải, là trí tuệ tích lũy, nhai lại bã mía của người xưa, thêm râu, thêm ria, vẽ rắn thêm chân.
Từ xưa đến giờ các Tổ chỉ lặp đi, lặp lại lối mòn của nhau, chỉ dùng từ hiện đại cho lạ tai mà thôi, chứ lối mòn vẫn là lối mòn, không thể nào lối mòn là đường cái được.
Như trên Thầy đã dạy, giới luật là pháp môn quan trọng nhất trong Tam Vô Lậu Học. Cho nên, vì lợi ích chúng sanh, vì muốn thoát ra sự đau khổ của kiếp người, đức Phật đã dạy: “Vì hạnh phúc, vì lòng thương tưởng đệ tử, những việc ấy Ta đã làm xong, vì lòng thương tưởng Ta đã dạy các ngươi”. Ðây là một bài kinh mà Ðức Phật đã khéo nhắc nhở cho các vị Tỳ Kheo tu tập giới luật, vì giới luật rất quan trọng trên đường cầu đạo giải thoát. Trong bài kinh “Ước Nguyện” (Trung Bộ tập 1 trang 79) Phật dạy: - “Này các Thầy Tỳ Kheo, hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chân chánh lãnh thọ và học tập các học giới”. Ðoạn kinh này là lời dạy khuyên nhắc nhở của đức Phật thấm thía vô cùng, một lời khuyên từ cõi lòng vì thương tưởng chúng sanh đang sống trong cảnh khổ mà chẳng biết đường nào ra.
Trên thế gian này chỉ có con đường duy nhất “Giới, Ðịnh, Tuệ” để tu tập, thoát ra sự đau khổ của kiếp người, không thể còn có con đường thứ hai nào khác được nữa. Ðức Phật biết rất rõ điều này do trên bước đường tầm sư học đạo Ngài đã sáu năm gian khổ, nhưng vẫn không tìm ra con đường giải thoát. Thế mà bốn mươi chín ngày dưới cội bồ đề trầm tư và nhập Tứ Thánh Ðịnh, chứng Tam Minh, Ngài đã tự tìm ra chân pháp. Chân pháp ấy là thầy của Ngài, đã dẫn đường Ngài đi đến đích, thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi. Chân pháp ấy là gì? Chân pháp ấy là “Giới, Ðịnh, Tuệ”. Ngài đối với chúng ta như con một, luôn luôn nhắc nhở chúng ta với lòng yêu thương tha thiết: “Hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, chân chánh lãnh thọ và học tập các giới học”.
Thế mà người tu sĩ Phật giáo hiện giờ oai nghi chánh hạnh không có, xem thường giới luật, xem thường các lỗi nhỏ nhặt, phạm giới không biết xấu hổ, chẳng bao giờ lấy giới phòng hộ sáu căn để sống, ăn uống phi thời, nam nữ trai gái kề cận chẳng biết đó là tai họa khổ đau, chẳng biết đó là con đường sanh tử luân hồi.
Bài kinh Ước Nguyện, đức Phật đã xây dựng nó trên nền tảng đạo đức nhân bản – nhân quả. Ngài không dạy chúng ta cầu nguyện mà dạy chúng ta ước nguyện. Muốn được thành tựu ước nguyện thì phải sống đúng giới luật. Giới luật là thiện pháp, do nhân thiện pháp thì chuyển được ác pháp. Vì thế, do nhân thiện pháp tu giới luật thì quả của nó là ước nguyện của chúng ta được thành tựu viên mãn.
Ví dụ: Một người có bệnh tật, tai nạn đang xảy đến hoặc tai nạn bệnh tật chưa xảy đến nhưng ước nguyện bệnh tật tai nạn sẽ chấm dứt và bệnh tật tai nạn sẽ không xảy ra, thì người ấy phải sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chân chánh lãnh thọ và học tập các học giới, thì ước nguyện sẽ thành tựu. Nếu ai giữ gìn giới luật đúng thì tai nạn, bệnh tật sẽ qua và không xảy đến. Như vậy, Ngài đã dạy chúng ta tu tập giải thoát trên nền đạo đức nhân bản - nhân quả, lấy hành động thiện làm gốc, diệt trừ mọi hành động ác và lòng ham muốn.
Trong bài kinh Ước Nguyện, Ðức Phật dạy: “- Mong rằng ta được mọi người thương mến, yêu quý, cung kính, và tôn trọng”. “- Mong rằng ta được các vật dụng đầy đủ không thiếu hụt”. “- Mong rằng những người bố thí cúng dường các vật dụng sẽ được quả báo và lợi ích lớn”. “- Mong rằng những bà con huyết thống với ta, khi bệnh tật tai nạn chết, mệnh chung với tâm hoan hỷ, an lạc, được quả báo và lợi ích lớn” thì chỉ ta (vị tỳ kheo) tu tập và giữ gìn giới luật nghiêm túc. Trên đây là những ví dụ ước nguyện trong bài kinh Ước nguyện. Muốn ước nguyện được toại nguyện cho mình cho người thì chỉ tu tập và giữ gìn giới luật nghiêm túc.
Kinh Phật đã dạy như vậy, thế mà kinh sách phát triển lại dạy cúng tế, cầu khẩn, tụng kinh, niệm chú, niệm danh Phật A-di-đà, cầu an, cầu siêu để được tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ (do chư Phật, Bồ Tát từ bi gia hộ). Kinh sách phát triển dạy tu tập đều theo lối cầu tha lực, (Tam bảo gia hộ) cho đến những ước nguyện cho mình, cho người cũng đều dựa vào tha lực. Còn ngược lại, kinh sách Nguyên Thủy dạy tự lực. Muốn lợi mình lợi người thì người ấy phải tự mình tận lực sống đúng giới hạnh, nói cách khác là phải sống đúng thiện pháp không được sống trong ác pháp. Nói chung đức Phật dạy, con người muốn có cuộc sống an vui, hạnh phúc thì phải sống có đầy đủ đạo đức không làm khổ mình, khổ người, thì được toại nguyện mọi ước nguyện.
Ðọc qua bài kinh Pháp Môn Căn Bản ta thấy rõ Phật giáo không đi nhẩm lại lối mòn của các tôn giáo khác, tự mình vạch ra một lối đi độc đáo, tự lực, cụ thể không mơ hồ, chính xác để giải quyết kiếp sống con người thoát ra mọi cảnh khổ, tạo thế gian có cuộc sống của cõi Thiên Ðàng, Cực Lạc.
Ðể chiến thắng sự ưa thích dục lạc thế gian, sự không ưa thích, sự bất toại nguyện, và sự khiếp đảm, sợ hãi, Phật dạy: “- Này các Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo có ước nguyện: Mong rằng ta nhiếp phục lạc và bất lạc, chứ không phải lạc và bất lạc nhiếp phục ta. Mong rằng ta sống luôn luôn nhiếp phục lạc và bất lạc được khởi lên. Mong rằng ta nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi, chớ không phải khiếp đảm và sợ hãi nhiếp phục ta. Mong rằng ta sống luôn luôn nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi được khởi lên nơi Tỳ Kheo, Tỳ kheo ấy “phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn thiền định (là tỉnh thức), thành tựu quán hạnh (là vô lậu), thích sống tại các trụ xứ không tịch (là độc cư).
Lời dạy trên đây của đức Phật rất cụ thể cho người tu, muốn nhiếp phục tâm ham muốn và sợ hãi thì chỉ có giới luật và bốn pháp định: Ðịnh Chánh Niệm Tỉnh Giác, Ðịnh Niệm Hơi Thở (không gián đoạn thiền định), nội tâm tịch tĩnh (Ðịnh Sáng Suốt), thành tựu quán hạnh (Ðịnh Vô Lậu), thích sống tại các trụ xứ không tịch (độc cư).
Trong bài kinh Ước Nguyện đức Phật dạy nhập Bốn Thánh Ðịnh rất rõ ràng và dễ dàng không có khó khăn. Vì muốn nhập Bốn Thánh Ðịnh này không khó khăn, không có ức chế tâm như các nhà học giả kiến giải giảng dạy. Chỉ cần sống đúng giới hạnh và tu tập các pháp Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ để xả tâm cho thật sạch (không còn tham sân, si, mạn, nghi) nữa, thì chỉ cần ra lệnh nhập thiền định nào thì thân tâm nhập ngay thiền định ấy.
“- Này các Thầy Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo có ước nguyện: "Mong rằng, tùy theo ý muốn, không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, ta chứng được bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú!", Tỳ Kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì nội tâm tịch tĩnh (Ðịnh Sáng Suốt), không gián đoạn thiền định (Ðịnh Thân Hành Niệm Nội Ngoại), thành tựu quán hạnh (Ðịnh Vô Lậu), thích sống tại các trụ xứ không tịch (độc cư).
Nếu người nào muốn tu tập thiền định của đạo Phật nhập Bốn Thánh Ðịnh, làm chủ sanh, già, bệnh, chết, không có khó khăn, chỉ cần thành tựu viên mãn giới luật, tức là sống đúng giới luật.
Xét ra từ khi đức Phật nhập diệt đến giờ, không có ai nhập được Bốn Thánh Ðịnh, chỉ vì không thành tựu viên mãn giới luật. Nếu đã có người nào viên mãn được giới luật sống đầy đủ chánh hạnh thì Phật pháp đâu bị ngoại đạo biến thể như ngày nay và như thế này. Phật giáo ngày nay đã trở thành một tôn giáo hỗn tạp mang đủ thứ pháp môn của ngoại đạo (84 ngàn pháp môn) mà còn tự xưng những danh từ ngã mạn cống cao khác.
Như trên, Phật đã dạy trong bài kinh Ước Nguyện, từ đức hạnh làm người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh để đem lại sự giải thoát, an lạc, hạnh phúc cho nhau trên hành tinh này thì “Hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ sáu căn với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chân chánh lãnh thọ và tu học các học giới thì được toại nguyện, mãn nguyện làm người có đạo đức đầy đủ”.
Vì muốn thành tựu những đức hạnh của bậc Thánh nhân và thực hiện thiền định làm chủ sự sống chết của bậc chân nhân mà người đời thường ưa thích tu thiền định, nhưng không biết thiền định nào đúng sai, cứ nghe thiền định là tu, nhắm mắt tu đùa, tu không suy nghĩ thiền định đó đúng sai phải trái. Người đời đã mất công sức tu hành, mất tiền mất của, lại còn bỏ đời sống thế gian, bỏ vợ, bỏ con, bỏ cha, bỏ mẹ, bỏ thân bằng quyến thuộc, v.v... chỉ vì muốn thoát khỏi mọi sự đau khổ của cuộc đời, để trở thành bậc Thánh nhân, nhưng lại tu sai đường. Thánh nhân đâu không thấy, giải thoát đâu không thấy, ngẫm lại cuộc đời mình mà đau lòng, bị các nhà tôn giáo lừa đảo mà không dám nói ra, ngậm miệng tự an ủi mình: “Phải tu nhiều kiếp, kiếp này chưa xong thì kiếp khác tu nữa, Phật Thích Ca ngày xưa còn tu vô lượng kiếp mới thành Phật”. Câu này là câu an ủi nhất của những người bị lừa đảo, tu lạc tà pháp, họ muốn hy vọng hão huyền để mà hy vọng, để mà sống.
Nhưng trong bài kinh Ước Nguyện Phật dạy rõ ràng “Tùy theo ý muốn, không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, ta chứng được bốn thiền, thuộc tăng thượng tâm hiện tại lạc trú”.
Như vậy, thiền định Phật giáo tu tập đâu có khó khăn gì, thế mà người tu thiền thời nay lại tu quá khó khăn, tu mãi từ hai ba chục năm nhưng không thành tựu. Các Tổ như Ngài Ðại An 12 năm, Diệu Cao Phong 30 năm mà chỉ có triệt ngộ những công án mà thôi, còn làm chủ sanh tử thì chẳng biết gì, tâm sân hận thì vẫn còn cao ngút. Giải thoát đâu không thấy, làm chủ sanh, già, bệnh, chết đâu không thấy, chỉ thấy được mồm mép bén nhạy đối đáp như gió thổi (cơ phong). Còn một số người nữa lại tu vào các loại thiền khác, như thiền xuất hồn, Khí công, thiền Yoga, thiền Mật Tông, luyện bùa, niệm chú, bắt ấn, v.v... Biến các tu sĩ này, thay vì tu để giải thoát, họ lại tu để làm thầy trị bệnh, trừ tà, ếm quỷ hoặc tập luyện dưỡng sinh, tức là thiền định biến thái thành phương pháp ngừa bệnh.
Thiền định thời nay biến dần thành phương pháp ngừa bệnh (dưỡng sinh) chứ đâu còn là thiền định làm chủ sự sống chết như thời đức Phật. Nhìn sự tu hành của Phật giáo hiện giờ, ta rất buồn cười, thiền định của Phật thì dẹp qua không tu, mà lại tu thiền của ngoại đạo, chỉ vì thiền của ngoại đạo không có giới luật nghiêm túc, đời sống dễ dàng theo dục lạc, ăn uống ngủ nghỉ phi thời. Do đó, tu mãi không kết quả.
Người tu đạo Phật chạy sang tu các pháp môn khác như Tịnh Ðộ “vừa tu Thiền vừa niệm Phật” như các Tổ (của Trung Hoa) Vĩnh Minh, Vân Thê, Từ Vân, v.v... Có người chuyển sang Tịnh Ðộ hẳn chuyên ròng niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc như Tổ (của Việt Nam) Tông Bổn, Khánh Anh, Thiện Hoa, Thiện Hòa, v.v...  Có người chuyển sang vừa tu Tịnh Ðộ cầu vãng sanh vừa tu Mật Tông; có người lại chuyển sang qua hẳn Mật Tông, chuyên ròng niệm chú, bắt ấn. Có người tu Tịnh Ðộ lâu ngày chẳng thấy kết quả gì chuyển qua tu Thiền Tông, lại cũng có người tu Mật Tông lâu ngày chẳng thấy linh ứng chuyển qua tu Thiền Tông. Họ chuyển qua pháp môn này, chuyển lại pháp môn kia, tu mãi từ đời này sang đời khác mà chẳng ra gì, vẫn chết trong đau khổ và còn đau khổ hơn người thế gian.
Hiện giờ người ta tu theo Phật Giáo Ðại Thừa, cứ chạy theo ba pháp môn Thiền, Tịnh, Mật và tu tập chuyển qua chuyển lại các pháp môn, cứ thế tu tập cho đến bây giờ chẳng ai tu đến đâu, cứ loanh quanh, lẩn quẩn trong vòng lẩn quẩn, loanh quanh. Có người tu các loại tà thiền Yoga, xuất hồn lại rơi vào trạng thái Ðịnh tưởng; có người tu Thiền Ðông Ðộ rơi vào Pháp tưởng nên gọi là triệt ngộ.
Tịnh Ðộ Tông thì rơi vào sắc, thanh tưởng thấy cảnh giới Tây Phương, thấy Phật A-Di-Ðà và Thánh chúng, thấy hoa sen, thấy tên họ được đăng ký trên hoa sen và thấy ánh sáng hào quang, nghe Phật A-Di-Ðà thuyết pháp, v.v... Ðó toàn là sắc và thanh tưởng.
Mật Tông thì rơi vào Tha tâm tưởng nên biết chuyện quá khứ vị lai khiến cho mọi người quá nể phục và thường làm trò ảo thuật (thần thông) lừa đảo người.
Tất cả những sự việc đã xảy ra khiến cho người tu tưởng mình đã chứng đạo, nhưng trong kinh Pháp Môn Căn Bản, Phật dạy: “Tất cả những kết quả đó là tưởng tri chứ không phải thực chứng giải thoát (liễu tri)”.
Bởi vậy, một người tu tìm cầu sự giải thoát mà không sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống không phòng hộ sáu căn với sự phòng hộ của giới bổn, sống không đầy đủ oai nghi chánh hạnh, không thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, không chân chánh lãnh thọ và tu học các học giới, thì dù tu ngàn đời trong các pháp tưởng Thiền, Tịnh, Mật cũng chẳng đi đến đâu, chỉ uổng phí một đời tu hành mà thôi, rồi cũng chạy theo danh, lợi, buôn Phật, bán Pháp mà sống, sống trong cách thức lừa đảo tín đồ để ngồi mát ăn bát vàng.
Do dùng Thần thông tưởng của ngoại đạo tu tập nên có thần thông tưởng,như những người tu tập trong các pháp môn Yoga, Mật Tông, Khí công, Nội công, v.v…mà tâm dục của họ chưa diệt, ác pháp chưa trừ, nên họ dễ sa ngã trong nữ sắc, danh, lợi thế gian, v.v... Do sự sa ngã nữ sắc, danh, lợi thế gian nên thần thông tưởng của họ mất dần. Vì vậy, có nhiều vị giáo chủ mới xuống núi, thanh sắc đầy đủ, oai nghi chánh hạnh nghiêm trang khiến cho mọi người ai cũng kính nể, lại có thần thông tưởng kêu mây, hú gió, sai binh, khiển tướng, sái đậu thành binh, tàng hình, biến hóa, đi trên nước lửa như đi trên đất bằng, ngồi trên hư không như thuyền nổi trên nước, đi xuyên qua vách đá, chôn dưới đất mà vẫn sống, đi trong hư không như chim bay, v.v... Những thần thông tưởng trên đã khiến cho mọi người kính trọng, đem dâng cúng của cải, tài sản và ngay cả sắc đẹp, không có vật gì mà họ tiếc.
Thử hỏi, thần thông như vậy để làm gì, có ích lợi gì cho loài người đâu? Chỉ là một trò ảo thuật cho người ta xem chơi mà thôi, để cám dỗ những người nhẹ dạ, ham mê thần thông, chứ không thể lường gạt những người đệ tử Phật được.
Chỉ có hành động thần thông tưởng lừa đảo gạt người, một vị đạo sư chỉ dùng một tờ báo nấu sôi một nồi nước đã làm cho mọi người kính nể. Nấu sôi một nồi nước chỉ có một tờ báo, hành động đó ích lợi gì cho con người ở thế gian. Vậy mà mọi người vô minh đều kính phục. Các vị giáo chủ loại này tâm dục chưa trừ, ác pháp chưa diệt, nên khi thấy của cải, tài sản, sắc đẹp thì ham thích nên lần lần sa ngã và thần thông tưởng tiêu mất. Cho nên, thỉnh thoảng báo chí Công an (Việt Nam) phát giác ra đăng tin, vị giáo chủ này, vị giáo chủ kia, ông đạo này ông đạo kia làm chuyện lừa đảo tín đồ nhẹ dạ.
Ngược lại, thần thông của đạo Phật, không do tu tưởng mà có, chỉ dùng pháp hướng như lý đạo mà tác ý để ly dục, ly ác pháp, diệt ngã xả tâm, đoạn dứt tâm tham, sân, si, mạn, nghi cùng diệt sạch thất kiết sử. Do tu tập đoạn dứt những điều này mà tâm được thanh tịnh. Nhưng, phải biết rõ, muốn dùng pháp hướng tâm như lý tác ý có hiệu quả, thì phải sống đúng giới luật, lấy giới luật phòng hộ sáu căn, sống đời sống thiểu dục tri túc, oai nghi tế hạnh hẳn hòi, đi đứng trang nghiêm, đức hạnh trọn vẹn, không hề sai sót một lỗi nhỏ.
Thần thông của đạo Phật là thần thông vô dục, vô ác pháp. Người tu sĩ đạo Phật, phải biết rõ, vô dục vô ác pháp chỉ do nhờ có giới luật, mới diệt trừ được dục và ác pháp, nên trong kinh Ước Nguyện, Phật dạy: “Nếu Tỳ Kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta chứng được các loại thần thông, một thân ta hiện ra nhiều thân, nhiều thân ta hiện ra một thân ta, hiện hình tất cả các loài vật, biến hình đi ngang qua vách qua thành, qua núi đá như đi ngang qua hư không; ta độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước; ta đi trên nước không chìm như trên đất liền, ta ngồi kiết già đi trên hư không như con chim; với bàn tay ta chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy ta có thể, thân ta có thần thông bay cho đến Phạm Thiên”. Muốn được vậy, Tỳ Kheo hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ sáu căn với sự phòng hộ của giới bổn đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chân chánh lãnh thọ và tu học các học giới”.
Qua bài kinh Ước Nguyện, đối với đạo Phật, ta muốn những gì để đạt được kết quả theo ý muốn của mình thì đều phải thực hiện sự tu tập và sống đúng giới luật. Đó là nền tảng vững chắc của đạo Phật, một nền tảng đạo đức thật sự của loài người. Nếu ai bỏ nền tảng đạo đức vững chắc này, dù tu tập có tu đúng thiền định của đạo Phật thì cũng trở thành tà thiền, tà định mà thôi. Tại sao vậy?
Tại vì, khi đã lìa khỏi pháp môn căn bản của đạo Phật, tức là giới luật, một pháp môn đầu tiên trong ba pháp môn vô lậu “Giới, Ðịnh, Tuệ” thì người đó dù có tu theo đạo Phật, nhưng vẫn là tu tà đạo. Bởi vậy, nhìn tu sĩ Phật giáo hiện giờ, ta biết Phật giáo suy hay thịnh, mất hay còn. Không phải căn cứ ở số đông tu sĩ Phật giáo, không phải căn cứ ở chỗ Phật giáo được chấp nhận là quốc giáo; không phải căn cứ Giáo Hội Phật Giáo được tổ chức như tổ chức một quốc gia có tổ chức hẳn hoi, không phải căn cứ Giáo Hội Phật Giáo có các trường học từ sơ, trung, cao đẳng để tu sĩ học tập có cấp bằng cử nhân, tiến sĩ, v.v... Cũng không phải căn cứ chỗ xây cất chùa to, tháp lớn, kiến trúc kiên cố vĩ đại mà phải căn cứ ở chỗ tu sĩ phải sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn sống phòng hộ sáu căn với sự phòng hộ giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt. Nói tóm lại, vị Tỳ Kheo phải giữ gìn giới luật nghiêm túc thì Phật giáo mới còn và hưng thịnh, còn chúng Tỳ Kheo tuy đông nhưng phá giới thì Phật giáo mất và không hưng thịnh. Lời di chúc năm xưa của đức Phật còn vang mãi trong tai chúng ta “giới luật còn là Phật giáo còn, giới luật mất là Phật giáo mất”.
Hỡi quý vị Tăng, Ni và Cư Sĩ! Quý vị có muốn Phật giáo trường tồn với loài người trên hành tinh này chăng? Hay để cho Phật giáo mai một suy tàn, chìm mất trong lớp bụi mù dày đặc của tà pháp ngoại đạo đang phủ trùm che khắp?
Nếu quý vị muốn Phật giáo được trường tồn và hưng thịnh mãi mãi, nếu quý vị muốn Phật giáo đem lại hạnh phúc an vui cho loài người và mọi người trên hành tinh này không còn làm khổ mình, khổ người nữa, thì:
- Người cư sĩ đệ tử Phật tại gia hãy giữ gìn giới luật của người cư sĩ tại gia mà đức Phật đã dạy, phải nghiêm túc khi thọ Tam quy, Ngũ giới và Thập thiện, phải lấy giới luật của người cư sĩ tại gia phòng hộ cuộc sống của mình, giữ gìn đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, không làm khổ mình, khổ người, thì Phật giáo sẽ còn với quý vị, với loài người trên hành tinh này.
- Còn Tỳ Kheo Tăng và Tỳ Kheo Ni, đệ tử xuất gia của đức Phật, nếu muốn Phật giáo được trường tồn, làm ngọn đuốc sáng soi đường đạo đức cho mọi người trên quả địa cầu này và để có hướng đi tìm chân lý giải thoát, thoát khỏi kiếp sống khổ đau của loài người và cũng chính ngay bản thân của quý vị, quý vị có muốn làm chủ bốn sự khổ đau sanh, lão, bệnh, tử đang tấn công quý vị hằng giây, hằng phút không? Nếu quý vị muốn làm chủ bốn sự khổ đau này thì quý vị đã thọ cụ túc giới phải nghiêm chỉnh sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, không được bẻ vụn giới luật như các Tổ đã sống phá giới, mà quý vị đang chịu ảnh hưởng rất nặng. Quý vị hãy bỏ xuống những gì của các Tổ đã sống, đã làm, mà quý vị phải trở lại sống đúng như Phật, sống phòng hộ sáu căn với sự phòng hộ của giới bổn, phải đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chân chánh lãnh thọ và tu học các học giới. Nếu quý vị lơ đễnh thì ô hô! uổng một kiếp người.
***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Giáo Có Đường Lối Riêng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Giáo Có Đường Lối Riêng   Phật Giáo Có Đường Lối Riêng EmptyWed Feb 08, 2023 6:05 pm

Cận Tử Nghiệp
 (Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích Người Phật Tử Cần Biết, tập 1, TG. 2012, tr. 177-180)
Nguồn: Sách: Người Phật Tử Cần Biết - Tập 1
Vừa rồi, chúng tôi được đọc một cuốn sách tựa đề “Sự Sống Sau Khi Chết”. Ðọc xong cuốn sách này, nếu người nào không tu tập theo giáo lý Nguyên Thuỷ của đạo Phật và không có chứng nghiệm pháp hướng tâm, thì chắc chắn phải tin rằng có thế giới siêu hình. Toàn bộ cuốn sách, tác giả đã lượm lặt những mẩu chuyện “cận tử nghiệp”. Tác giả này chưa bao giờ tìm hiểu Phật giáo; và nếu bây giờ tác giả có tìm hiểu và nghiên cứu Phật giáo thì ông ta vẫn hiểu lầm lạc, vì một đám mây mù của giáo pháp Ðại thừa đã che phủ và lấp kín lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Những mẩu chuyện “cận tử nghiệp” của bao nhiêu người lâm sàng trên giường bệnh, trong bệnh viện, đều cho đó là trạng thái của cuộc sống sau khi chết. Họ đâu biết rằng, trong thân tứ đại này, khi con người còn sống, thì có cả hai thế giới hữu hình và vô hình, nhưng khi thân tứ đại này chết, thì cả hai thế giới đều diệt. Khi thân này còn sống, cái gì hoạt động trong thế giới hữu hình? Và cái gì hoạt động trong thế giới vô hình?
Khi còn sống, con người hoạt động trong thế giới hữu hình bằng SẮC THỨC. Sắc thức gồm có sáu thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức; còn hoạt động trong thế giới vô hình thì chỉ bằng TƯỞNG THỨC. Bình thường, trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta sống, làm mọi việc, thì ý thức điều khiển hoạt động do ý căn (bộ óc và thần kinh). Khi ý thức ngưng hoạt động giống như người đang ngủ, thì tưởng thức hoạt động, sinh ra giấc mộng (chiêm bao), cũng do ý căn (bộ óc và hệ thần kinh). Cho nên, nếu một người bị bệnh tim, gan, phèo, phổi, v.v... khi một trong những bộ phận đó ngưng hoạt động, người bệnh được xem như chết, nhưng thật sự chưa chết hẳn. Ý thức ngưng hoạt động, hơi thở dừng, tim không đập, nhưng hệ thần kinh tưởng còn hoạt động, tức là tưởng thức hoạt động (chiêm bao). Giấc chiêm bao đó mọi người gọi là “cận tử nghiệp”.
Thông thường, trong cuộc sống, người bị bệnh ưa thích làm những điều thiện, điều ác; như đi chùa, đi nhà thờ, cúng bái, tụng niệm, ngồi thiền, ước vọng được sanh lên Thiên Ðàng gặp Chúa, được vãng sanh về Cực Lạc Tây Phương gặp đức Phật A Di Ðà, được thấy hào quang, ánh sáng của chư Thiên, chư Phật, Bồ Tát, v.v... Ðó là những người được theo các tôn giáo và được giáo pháp của các tôn giáo này ghi những ấn tượng vào đầu óc của họ, bằng những hình ảnh Chúa, Phật, ánh sáng, hào quang, hoa sen, thì cận tử nghiệp của họ sẽ thể hiện giấc mộng y như hình ảnh đó. Lợi dụng cận tử nghiệp, Tịnh Ðộ tông sử dụng hộ niệm để giúp người sắp chết thực hiện giấc mộng trực vãng Tây Phương. Tịnh Ðộ tông nghĩ rằng nghiệp cuối cùng (cận tử nghiệp) có thể thực hiện được những ước ao và ý nguyện của con người lúc còn sống. Ðó là về phần của những người có tôn giáo.
Còn những người không tôn giáo, thì cận tử nghiệp thực hiện giấc mộng theo tâm ham muốn danh lợi, thương yêu, mến tiếc, giận hờn, tức tối, thù hận, căm ghét, la hét, sợ hãi, v.v... Ðó là những điều làm ác, ngược lại, làm thiện thì cũng thấy cảnh vui tươi, hoan hỷ, sung sướng, v.v...
Vì huân tập thành thói quen (nghiệp lực), nên lúc sắp chết, tưởng thức hoạt động từa tựa như giấc chiêm bao. Giấc chiêm bao chỉ có khi sáu thức ngưng hoạt động; còn khi toàn bộ cơ thể đều hoạt động bình thường thì không có. Người sắp chết cũng ở trong trường hợp này. Sáu thức ngưng hoạt động là do một tạng phủ nào bị hư hoại, không hoạt động được, chớ không giống như người ngủ chiêm bao.
Khi tưởng thức hoạt động, người ta thấy mình xuất hồn ra khỏi thân và thấy thân đang nằm trên giường bệnh, các y, bác sĩ đang làm hô hấp, cứu chữa. Lúc bấy giờ, duyên năm uẩn chưa phân ly, nên tưởng thức hoạt động, bệnh nhân như nằm mộng, thấy hào quang, ánh sáng, chư Thiên Thần, chư Tiên, chư Phật, chư Bồ Tát, Ngọc Hoàng, Thượng Ðế, Quỉ Sứ, Ngưu Ðầu, Mã Diện, vua Diêm La, v.v... Nhờ hô hấp cứu chữa của y, bác sĩ, bệnh nhân tỉnh lại, và kể lại cho những người thân nghe và cho rằng: “Chắc chắn có sự sống sau khi chết”, giống như sau một giấc mộng.
Con người không ngờ, đó là hình bóng do tâm ước muốn mà tưởng thức thể hiện qua giấc mộng.
Nếu thật sự năm duyên ngũ uẩn phân ly, tan rã, thì chẳng còn gì là của ta nữa hết, chỉ còn lưu lại nghiệp thiện, nghiệp ác, rồi cũng theo vô minh (tương ưng với vô minh theo hành động nhân quả của kẻ khác) mà tái sanh, luân hồi kiếp khác. Cứ mãi mãi như vậy, trôi lăn trong dòng nước nghiệp muôn kiếp, muôn đời.
Tóm lại, con người từ nhân quả sanh ra, sống trong nhân quả, và chết trở về nhân quả. Chẳng có thế giới siêu hình, chẳng có đấng tạo hoá nào cả, chẳng ai sanh ra chúng ta cả, và cũng chẳng có ai ban phước, giáng họa cho ta được. Nếu chính chúng ta biết dừng dòng nước nghiệp, thì tất cả tai nạn, bệnh tật, đau khổ và sự tái sanh, luân hồi đều chấm dứt.
***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Giáo Có Đường Lối Riêng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Giáo Có Đường Lối Riêng   Phật Giáo Có Đường Lối Riêng EmptyWed Feb 08, 2023 6:19 pm

Y Chỉ Trên Sự Thật
 (Trưởng lão Thich Thông Lạc, trích Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống, tập 2, TG. 2010, tr. 288-294)
Nguồn: Sách: Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2
“Y CHỈ TRÊN SỰ THẬT” là một hành động đạo đức làm Người, làm Thánh, nó không phân biệt giai cấp nào trong xã hội, mọi người sống chung nhau trên hành tinh này, có tôn giáo hay không tôn giáo đều cần phải học hiểu cho thấu rõ những đức hạnh này.
Người có đạo đức luôn luôn phải y chỉ trên sự thật mà phát ngôn, nếu nói ra sự thật dù có tan xương, nát thịt chúng ta cũng hãy dũng cảm mà nói ra sự thật, đừng sợ hãi trước mọi thế lực.
Ông Galilée nói sự thật dù biết mình thế yếu, sức cô sẽ bị giết trước một lực lượng hùng mạnh của tập đoàn Ðế Quốc La Mã, ông vẫn hùng dũng bước lên đoạn đầu đài tuyên bố trước hàng ngàn, hàng vạn công chúng La Mã: “Trái đất tròn không thể nói vuông được”.
Ðây là một tấm gương y chỉ trên sự thật mà nói. Làm người chúng ta cũng nên bắt chước như ông Galilée, thà chết nhưng cứ y chỉ vào sự thật mà nói. Do đó, lịch sử loài người sẽ ghi mãi muôn đời.

GIỚI ĐỨC “Y CHỈ TRÊN SỰ THẬT MÀ NÓI”

Thưa các bạn! Giới thứ tư thuộc về ngôn ngữ, Ðức Phật đã dạy chúng ta về đức hạnh lời nói “Y chỉ trên sự thật mà nói”. Vậy mà từ khi đức Phật nhập diệt đến nay Phật giáo đã bị các Tổ kiến giải làm sai lệch con đường tu hành, biến kinh sách Nguyên Thủy thành kinh sách phát triển của Ðại Thừa. Không phải là vô tình mà có mục đích là để dìm mất chánh pháp của Phật giáo, khiến cho Phật giáo thành Thần giáo, giáo lý của Phật thành Ma giáo. Do đó, hiện giờ Phật giáo là một tôn giáo mê tín, trừu tượng, mơ hồ, ảo tưởng. Giáo lý như vậy khiến cho người tu hành chạy theo danh lợi thế gian, có nhiều thủ đoạn làm tiền Phật tử trong tôn giáo này.
Giới luật là đức hạnh của tu sĩ thì các Tổ đã bẻ vụn tan nát. Hiện giờ những điều sai này ai ai cũng thấy và hiểu biết, nhưng tại sao lại không có một người dám nói sự thật “ÐẠI THỪA SAI”. Ông Galilée bước lên đoạn đầu đài, trước khi chết ông còn dám nói một sự thật. Còn Phật tử chúng ta thì sao? Hãy mạnh dạn nói lên một sự thật khi mắt thấy tai nghe, các bạn ạ! Chúng ta không thành công thì thành danh. Ông Galilée chết một cách anh dũng để tiếng thơm muôn đời. Các bạn có thấy điều này không?
Y chỉ trên sự thật mà nói, không được nói sai sự thật. Do đó, kinh sách phát triển Ðại Thừa sai, không đúng giáo pháp của Ðạo Phật, thì quý Phật tử hãy mạnh dạn vạch trần những điều sai trái ấy để cùng nhau chấn chỉnh lại Phật giáo, đấy là nhiệm vụ chung của người Phật tử. Tại sao các bạn lại quá sợ hãi?
Ðại Thừa Phật giáo cũng chỉ là Phật giáo chứ không phải là một tôn giáo khác. Vì thế, chúng ta nói lên một sự thật cũng chỉ là đem lại lợi ích cho chúng ta. Không lẽ các thầy Ðại Thừa cũng như các sư bên Nam Tông lại giết chúng ta sao?
Cái sai của Ðại Thừa, và cái sai của Nam Tông chỉ vì các Tổ thiếu kinh nghiệm tu hành nên kiến giải sai pháp; vì kiến giải sai pháp nên tu hành sai, lạc vào thiền tưởng, pháp tưởng. Từ đó, các Tổ cứ ngỡ tưởng mình tu đúng, nhưng lại tu tập chưa tới nơi tới chốn, nên khi biên soạn kinh sách lạc vào tà đạo ngoại đạo gây ra nhiều cảnh giới ảo tưởng, mơ hồ, trừu tượng khiến con đường tu tập giải thoát của Ðạo Phật đã bị mất lối.
Hôm nay, chúng ta y chỉ theo lời Ðức Phật dạy mà nói thẳng, dù cho các Sư Thầy tu hành sai, phá giới, phạm giới, ăn ngủ phi thời, tu tập thiền ức chế tâm, có tìm cách nói xấu hay hãm hại chúng ta, chúng ta cũng vẫn vui lòng chấp nhận mọi sự gian nan thử thách đó. Bởi vì, chúng ta biết chắc rằng: Sự thật là sự thật. Chân lý là chân lý, không ai phủ nhận được, không ai dìm mất nó một lần nữa được.
Sự thật ấy, chân lý ấy trên hành tinh này cách đây 2555 năm (d l. 2010) đã có một người dám nói thẳng, nói thật. Dám nói thẳng, nói thật nên vị ấy - đức Phật, đã bị hãm hại bằng cách bị lăn đá, cho voi say giết, hoặc làm nhục bằng cách người phụ nữ mang thai khai do Phật, nhưng sự việc không thành công, đức Phật vẫn ung dung tuyên bố chánh pháp lập thành nền đạo đức nhân bản - nhân quả giúp cho loài người thoát ra bốn sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết.
Lúc đức Phật ra đi vĩnh viễn, chương trình giáo dục của Ngài đã hoàn tất, nhưng vì trong thời đại ấy không ghi lại thành kinh sách, chỉ có truyền khẩu nên lần lượt tam sao thất bổn. Vả lại, chúng ta cũng nên cảm thông trong thời đại bấy giờ còn bộ lạc, vì dân trí quá kém, phước quá mỏng, nên không thừa hưởng trọn vẹn một gia tài quí báu (Chương trình giáo dục đào tạo đạo đức nhân bản - nhân quả). Vì thế, 25 thế kỷ trôi qua quá uổng. Giáo lý ấy bị mai một, chôn vùi dưới một lớp giáo lý ảo tưởng mê tín của các Tổ giàu tưởng giải.
Cuối thế kỷ hai mươi, sau khi theo lời dạy của Ðức Phật trong kinh Nguyên Thủy chúng tôi đã thực hiện được đạo giải thoát và nhìn thấy sự sai trái quá lớn trong Phật giáo. Đầu thế kỷ hai mươi mốt, dũng mãnh y chỉ theo lời dạy của đức Phật chúng tôi dõng dạc tuyên bố kinh sách phát triển Ðại Thừa sai, do các Tổ tu hành sai, kiến giải sai, giảng đạo sai, v.v... Trong số các Tổ sư có một số các Tổ có ý đồ dìm và diệt Phật giáo.
Lời tuyên bố quá đột ngột khiến cho một số Phật tử như bị tiếng sét làm đảo lộn tư tưởng, họ như lộn đầu xuống đất, nên họ không còn dám đọc và không còn dám nghe những lời chúng tôi nói.

GIỚI HẠNH Y CHỈ TRÊN SỰ THẬT MÀ NÓI

Giới hạnh thứ tư đã chỉ dạy cho tất cả Phật tử nên y chỉ trên sự thật mà nói đừng nói sai sự thật. Thấy các sư Thầy sống phạm giới, phá giới thì y chỉ trên giới luật mà nói sự thật. Nói sự thật không bao giờ có tội lỗi gì cả; nói sự thật là dựng lại Phật giáo tốt đẹp hơn; nói sự thật là đem lại nền đạo đức nhân bản - nhân quả cho con người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai; nói sự thật là đem lại hạnh phúc an vui cho muôn người, muôn nhà thì không ai có quyền bắt tội các vị. Nói sự thật là một đức hạnh của người đệ tử Phật. Có đúng như vậy không các bạn?
Một vị Sư, Thầy tu theo Phật giáo là phải sống đúng Phạm hạnh, phải 3 y một bát, phải xả phú cầu bần, phải xả thân cầu đạo, v.v... Thế mà các Sư, Thầy sống giàu sang trên nhung lụa, chùa to Phật lớn, đầy đủ tiện nghi như người thế gian. Ăn uống, ngủ nghỉ phi thời, thường tụng niệm như ca hát và nghe ca hát. Các Sư, Thầy sống như vậy thì còn gì là Phạm hạnh của người tu. Vậy quý Phật tử cần phải y chỉ sự thật này mà nói ra để chấn chỉnh lại tất cả tu sĩ, dù đó là Thầy tổ của quý vị.
Pháp bất vị thân. Giới luật không thiên vị một ai, các bạn hãy nên thẳng thắn khuyên Thầy mình muốn tu theo Phật giáo thì nên sửa đổi, còn không muốn tu thì nên trả lại y áo cà sa, đừng làm ô nhiễm chiếc áo tu sĩ của Phật giáo thì rất tội nghiệp cho Phật giáo, quý vị ạ!
Giới luật đã dạy như vậy chúng ta nên y chỉ trên sự thật mà chấn chỉnh lại Phật giáo có làm được như vậy thì Phật giáo mới đúng nghĩa là Phật giáo của quý vị.

GIỚI HÀNH Y CHỈ TRÊN SỰ THẬT MÀ NÓI

Muốn thực hiện đức hạnh này nghiêm chỉnh thì hằng ngày các bạn thường tác ý câu này: “Thấy cái dở mà không dám chê là hèn kém, là nhút nhát, là dua nịnh. Thấy cái hay mà không dám khen là ganh tỵ, hẹp hòi, cao ngạo” hoặc các bạn nên tác ý câu này: “Phải thẳng thắn mạnh dạn y chỉ trên sự thật mà nói, đừng khiếp đảm trước một ai hay một thế lực nào”.
Những câu tác ý này là giới hành của giới luật này. Xin các bạn lưu ý để thực hiện cho bằng được những giới đức hạnh này, nó sẽ đem lại cho các bạn một tâm thanh thản, an lạc và vô sự.
***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Giáo Có Đường Lối Riêng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Giáo Có Đường Lối Riêng   Phật Giáo Có Đường Lối Riêng EmptyWed Feb 08, 2023 7:50 pm

Tệ Nạn Mê Tín
Lượt xem: 4758
(Trưởng lão Thích Thông Lạc,trích ĐVXP.6, TG.2011, tr.180-185)
Nguồn: Sách: Đường Về Xứ Phật - Tập 6

Hỏi: Kính thưa Thầy! Ở nước ta (VIỆT NAM) hiện nay tệ nạn mê tín, dị đoan như cầu siêu, cầu an, xin xăm, bói quẻ, xem ngày giờ tốt xấu, cúng sao, giải hạn, lên đồng, nhập xác… đang là hiểm họa, tệ nạn xã hội là một gánh nặng của con người. Kính thưa Thầy, để đẩy lùi những tệ nạn này ra khỏi loài người và làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, chúng con cần phải làm những gì?
Ðáp: Muốn đẩy lùi tệ nạn mê tín dị đoan thì người cư sĩ đệ tử của đức Phật phải sáng suốt nhận định và thông suốt những gì mà đức Phật đã dạy, đừng quá vội tin vào những người khác, hễ nghe nói Phật thuyết là bất cứ cái gì cũng vội vàng tin ngay liền, tin như vậy là tin mù quáng dễ bị kẻ khác lừa đảo, bằng chứng thật sự  là hiện giờ các tệ nạn mê tín xảy ra trong các ngôi chùa là do Phật tử quá tin theo các Thầy Tổ của mình, Thầy Tổ của mình đang chịu ảnh hưởng của tà giáo ngoại đạo đã biến trở thành những người đang dối trá, mượn sắc áo của Phật giáo để kinh doanh tôn giáo làm giàu trên mồ hôi nước mắt của tín đồ.
Bởi vậy, người tín đồ Phật giáo phải tin vào đạo đức nhân quả làm người, không làm khổ mình, khổ người, là một điều lợi ích rất lớn, hãy dẹp bỏ lòng tham vọng, ích kỷ nhỏ mọn của mình, những mơ ước thiếu thực tế, hãy tự lực sống đúng đạo đức nhân quả là đã thấy hạnh phúc ngay liền, dẹp bỏ những sự cầu cạnh tha lực nương tựa vào thần quyền, đó là những hy vọng mơ tưởng hão huyền, đừng tin và làm theo những điều phi đạo đức nhân quả mà trong thế giới siêu hình tưởng thường bày vẽ ra thì tệ nạn mê tín trong xã hội sẽ được đẩy lùi ngay tức khắc.
Giáo lý của đạo Phật có những tiêu chuẩn đã được xác định:
1- Ðạo đức nhân bản.
2- Không có thế giới siêu hình.
3- Khi người chết thì năm uẩn tan hoại tất cả chỉ còn lại nghiệp lực thiện ác (nhân quả) tiếp tục tái sanh.
4- Pháp môn tu tập của đạo Phật duy nhất chỉ có GIỚI, ÐỊNH, TUỆ.
5- Ngoài giới, định, tuệ thì không phải giáo pháp của đức Phật nữa.
6- Giới định tuệ là chỉ cho một tâm duy nhất của ba trạng thái kết hợp tạo thành một nguồn sống giải thoát chứ không phải ba pháp riêng biệt.
7- Giới là đạo đức nhân bản - nhân quả.
8- Ðịnh là tĩnh giác.
9- Tuệ là sự hiểu biết.
Ba vấn đề này gom chung vào một tâm, nếu tâm có hiểu biết tĩnh giác trong đạo đức nhân bản - nhân quả thì tâm liền có giải thoát.
Ðó là một vấn đề (giới, định, tuệ) duy nhất của đạo Phật giúp cho con người vượt qua khổ đau của kiếp làm người, ngoài vấn đề này thì không có giáo pháp nào của đức Phật dạy cầu tha lực cả. Nếu có giáo pháp cầu tha lực thì đó là giáo pháp của ngoại đạo, đó là một sự xác định nghiêm túc của đạo Phật.
Ðạo Phật cấm kị nhất là thần thông và thế giới siêu hình, đạo Phật cho thần thông là huyễn hóa, thế giới siêu hình đạo Phật cho là thế giới ảo tưởng. Thần thông và thế giới siêu hình là hai phương tiện dùng để lừa đảo, gây sự mê tín dị đoan trong lòng người, khiến cho người ta đi vào tội lỗi. Bởi vậy những người hiểu biết cần phải triệt tiêu và quét sạch nó trên hành tinh này.
Người ta gán cho đạo Phật có nhiều pháp môn từ thấp đến cao để tùy theo căn cơ của mỗi chúng sanh mà tu tập, đó là lối biện luận lừa đảo những người mạo danh Phật giáo. Ngoài Bát Chánh Ðạo để thực hiện giới, định, tuệ thì không còn pháp môn nào được gọi là của đạo Phật nữa, đừng đem những tà pháp mê tín dị đoan mà gán cho đạo Phật, đó là một việc làm tội lỗi đối với con người trên hành tinh này.
Khi quý vị đã rõ thấu giáo pháp của đức Phật là giới, định, tuệ thì bất cứ một ngôi chùa nào mà dạy khác pháp môn giới, định, tuệ thì quý vị không chấp nhận, không nghe theo, không cúng dường, không đến chùa đó nữa, không thọ nhận hoặc tu tập theo giáo pháp ngoại lai đó.
Từ khi đức Phật tịch, giáo đoàn Phật giáo bị phân hóa chia thành nhiều bộ phái do những vị tu sĩ lãnh đạo tham danh đắm lợi đã nỡ tâm giết Phật giáo chết, từ đó các Ngài đưa vào những giáo pháp của ngoại đạo để lừa đảo tín đồ Phật giáo. Do đó, mới có những kinh sách dạy cầu siêu, cầu an, xin xăm, bói quẻ, xem ngày giờ tốt xấu, cúng sao, giải hạn, lên đồng, nhập xác…làm đủ mọi điều mê tín dị đoan, nó được xem là một hiểm họa rất lớn, một tệ nạn xã hội. Các chùa đang hành những nghề nghiệp này là đã tạo một gánh nặng cho xã hội loài người.
Muốn đẩy lùi những tệ nạn này, thì trong các chùa quý Thầy trụ trì phải đình chỉ ngay liền những nghề nghiệp lừa đảo, phi đạo đức này, nhờ vậy tệ nạn mê tín, dị đoan sẽ được chấm dứt. Ðó là dứt trừ tận gốc phát sanh ra nó.
Muốn đẩy lùi tệ nạn này thì quý vị cư sĩ không nên tin và không làm theo những giáo pháp mê tín, phi đạo đức này, bằng cách không đến những ngôi chùa có hành nghề như vậy và cũng không cúng dường cho các vị Tăng ở đây. Có như vậy, mới có thể đẩy lùi và dẹp sạch những tà giáo phi nhân quả này thì loài người mới thoát khỏi gánh nặng khổ đau này.
***
https://www.nguyenthuychonnhu.net/index.php/bdt/393-kdmc

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





Phật Giáo Có Đường Lối Riêng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Giáo Có Đường Lối Riêng   Phật Giáo Có Đường Lối Riêng Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Phật Giáo Có Đường Lối Riêng
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO
» Thuật Nói Chuyện
» Truyện Phật Giáo (hay) Sưu Tầm
» Nam Tông Phật Giáo
» Đạo Giáo Giáo Phái

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Căn Bản Phật Pháp-
Chuyển đến