Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  “Ba tấc lưỡi” Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 “Ba tấc lưỡi”

Go down 
Tác giảThông điệp
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

“Ba tấc lưỡi” Empty
Bài gửiTiêu đề: “Ba tấc lưỡi”   “Ba tấc lưỡi” EmptyFri Aug 16, 2013 1:10 pm

“Ba tấc lưỡi”

Thành ngữ “ba tấc lưỡi” ra đời từ đó, để chỉ một người giỏi hùng biện và thuyết phục.

Trải qua 5.000 năm, trong văn hóa Trung Hoa đích thực, thành ngữ là một viên ngọc sáng của kho tàng ngôn ngữ. Vừa ngắn gọn, sinh động, lại biểu cảm, chúng được đúc kết từ các sự kiện lịch sử cũng như nền văn hóa chân chính của Trung Quốc. Thành ngữ phản ánh sự thật lịch sử, phản ánh chính trị, quân sự, văn hóa phong tục dân gian,đạo đức và cả lý tưởng. Những thành ngữ đó giúp người dân hiểu và nhớ được lịch sử lâu đời của đất nước.

Thời Chiến Quốc, khi quân Tần bao vây kinh đô Hàm Đan của nước Triệu, vua Triệu phái Bình Nguyên Quân sang cầu viện binh và đàm phán với nước Sở về việc hợp tung đánh Tần. Bình Nguyên Quân quyết định dẫn theo 20 môn hạ gồm đủ tài văn võ để đi cùng. Tuy nhiên sau khi tuyển chọn được 19 người, ông không nhận thấy ai có khả năng nữa cả. Có người tên Mao Toại bước ra tự tiến cử mình. Mao Toại là một trong những môn hạ của Bình Nguyên Quân, tuy nhiên Bình Nguyên Quân không có ấn tượng gì đặc biệt về ông. Sau khi hỏi Mao Toại vài câu, Bình Nguyên Quân miễn cưỡng cho Mao Toại đi cùng. Mao Toại tuy trông giản dị nhưng lại là người rất có tài thuyết phục. Khi đến nước Sở, Mao cùng 19 người kia bàn bạc với nhau. Mao Toại có tư tưởng và nói năng rất hợp tình hợp lý khiến mọi người đều ấn tượng.

Đến ngày Bình Nguyên Quân diện kiến vua Sở, họ nói chuyện từ lúc mặt trời mọc đến đứng bóng vẫn chưa thấy kết quả gì. Mọi người trong đoàn lo lắng, Mao Toại tình nguyện đến cung điện để tìm hiểu chuyện gì xảy ra. Mao Toại một tay chống bảo kiếm, thoăn thoát bước lên thềm. Vua Sở trông thấy ông liền ra hiệu bảo ông lui ra. Mao tiến đến phía Vua Sở và nói:“Bệ hạ sở dĩ dám quát mắng Toại này trước mặt chủ tôi chỉ vì người cho rằng nước Sở đông người. Tuy nhiên nay trong vòng 10 bước nhà vua không thể cậy vào việc ngài có nhiều binh lính được. Tính mạng của nhà vua đang nằm trong tay Toại này”. Mao Toại giải thích rằng phái đoàn từ nước Triệu đến để ký hiệp ước và hợp tung với Sở nhằm chống lại quân Tần, tất cả những điều đó là vì lợi ích của nước Sở chứ không phải vì lợi ích của riêng nước Triệu.

Vua Sở đã rất ấn tượng với những lời của Mao Toại, vì thế ông ngay lập tức đồng ý ký hiệp ước với Bình Nguyên Quân. Do đó, nhiệm vụ liên kết với quân Sở chống lại Tần được hoàn thành.

Sau khi về đến nước Triệu, Bình Nguyên Quân kể lại cho những người khác về đóng góp của Mao Toại trong hiệp ước lần này, đồng thời buồn bã nói rằng: “Ta từ nay không bao giờ khoe khoang về khả năng nhận ra người tài nữa. Ta đã gặp hàng trăm hàng ngàn người trước đây, tưởng rằng mình không nhìn sót một ai cả, thế mà nay ta lại không nhận ra tài năng của Mao Toại. Khi đến nước Sở lần này, Mao Toại tiên sinh đã nâng cao vị thế của nước Triệu. Ba tấc lưỡi của tiên sinh mạnh hơn cả trăm vạn quân”.

Từ đó, Bình Nguyên Quân đối đãi với Mao Toại như thượng khách.
Thành ngữ “ba tấc lưỡi” ra đời từ đó, để chỉ một người giỏi hùng biện và thuyết phục.



(Theo kanzhongguo)




“Ba tấc lưỡi” 1005418_143553725846814_1641353474_n


_________________________________
“Ba tấc lưỡi” Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
 
“Ba tấc lưỡi”
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TẠI SAO TRẺ EM LẠI LƯỜI BIẾNG ?
» Ung thư lưỡi đáng sợ như thế nào?
» Lưỡi có nốt đỏ không đau là bị gì
» Điều trị mụn cóc trên lưỡi
» Bệnh lý nổi mụn thịt ở lưỡi

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Các Đạo Khác :: Gương Xưa Tích Cũ-
Chuyển đến