Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Bá Nha, Tử kỳ Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Bá Nha, Tử kỳ

Go down 
Tác giảThông điệp
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Bá Nha, Tử kỳ Empty
Bài gửiTiêu đề: Bá Nha, Tử kỳ   Bá Nha, Tử kỳ EmptyWed Aug 07, 2013 10:00 pm


Trung Hoa Kim Cổ Kỳ Nhân 
Bá Nha, Tử kỳ


Thời Xuân Thu Chiến Quốc, tại kinh đô, nước Sở (nay thuộc về phủ Kinh Châu, tỉnh Hồ Quảng) có một người danh sĩ họ Du tên Thụy, hiệu là Bá Nha.
Bá Nha tuy người nước Sở, nhưng lại làm quan nước Tấn đến bực Thượng đại phu. Tấn và Sở thời đó hai nước giao hảo nhau.
Một hôm Bá Nha phụng mệnh vua Tấn sang nước Sở để gắn liền giây thân hữu giữa hai nước cho bền vững thêm.
Bá Nha được vua nước Sở trọng đãi, truyền bày yến tiệc đãi đằng rất hậu.
Tuy nhiên, Bá Nha không lấy thế làm vui, vì đã bao năm xa cách đất tổ quê hương, nay lại được trở về, tấm lòng nhung nhớ những kỷ niệm thân yêu xa xưa lâng lâng vao tâm não. Từ mái gia đình đến những cây tòng, cây bá, mới ngày nào mà nay đã vừa một người ôm, cái định luật biến chuyển không ngừng đã phủ một màu tang trên dòng đời xa cũ.
Sau các yến tiệc, Bá Nha đi thăm viếng mộ phần, họ hàng, bè bạn, tấm lòng quyến luyến quê hương càng thấy thiết tha hơn lúc nào hết.
Nhưng vì nhiệm vụ chưa thành, Bá Nha không dám vì thế mà lưu lại nơi đất tổ, phải đành vào triều để từ giã quốc vương trở về nước Tấn.
Vua Sở ban khen rất nhiều vàng bạc, lụa là, gấm vóc, và truyền đem ra một chiếc thuyền rất lớn để đưa Bá Nha về nước.


Bá Nha là một khách phong lưu, lỗi lạc, trong tâm hồn chứa đựng một nguồn tình cảm thanh cao, coi cảnh vật thiên nhiên như một món ăn tinh thần bất tận.
Một hôm, thuyền đến cửa sông Hán Dương, gặp lúc trăng thu vằng vặc, trời rộng sao thưa, Bá Nha truyền cắm thuyền dưới chân núi để vui với cảnh đẹp hãi hồ. Mặt nước sông lúc bấy giờ trong vắc như miếng thủy tinh, gió lộng trăng ngàn bập bềnh sóng vỗ. Bá Nha truyền cho đồng tử đốt lư trầm và lấy túi đàn đặt lên trước án.
Bá Nha mở tới gấm, nâng cây Dao cầm đặt ngay ngắn rồi thử giây.
Hơi trầm quyện gió, réo rắc đưa tiếng đàn vút tận trên không.
Trong lúc đang hứng thú, bỗng tơ đồng đứt mất một dây, Bá Nha thất kinh tự nghĩ : “Dây đàn đứt ắc có người quân tử đang nghe nhạc đâu đây ?” Bèn truyền tả hữu lên bờ xem thử kẻ nào đã nghe đờn mà không ra mặt ?
Tả hữu vâng lịnh vừa toan bước vào bờ, thì từ bên trên có tiếng người nói vọng xuống :
— Xin Đại nhân chớ lấy làm lạ, vì kẻ tiểu dân kiếm củi về muộn, đi ngang qua đây nghe tiếng đàn tuyệt dịu nên chân bước không đành đó thôi.
Bá Nha vừa cười vừa nói :
— Người tiều phu nào mà lại dám nói chuyện nghe đờn trước mặt ta, thật là kẻ cuồng vọng. Nhưng thôi, hãy cho hắn đi !
Từ bên trên lại có tiếng vọng xuống đáp :
— Đại nhân nói như thế là sai ! Đại nhân nghe câu : “Thập thất chi ấp, tất hữu trung tín” đó sao ? (Trong cái ấp mười nhà ắc có người trung tín). Trong nhà có người quân tử ở thì ngoài cửa có người quân tử đến. Vả lại nếu Đại nhân khinh rằng trong chốn núi non quê mùa không có người biết nghe nhạc, thì tiếng đàn tuyệt diệu của Đại nhân cũng không nên gảy lên ở đây làm gì ?
Nghe câu trả lời ấy Bá Nha hơi ngượng, biết mình đã lỡ lời, liền vội vã bước ra trước mũi thuyền hỏi :
— Nếu kẻ trên bờ quả thật là một người biết nghe đờn thì đây ta hỏi thử, vậy chớ ta vừa khảy khúc gì đó ?
Giọng nói trên bờ vẫn bình thản vọng xuống : 
— Đó là khúc “Khổng Vọng Vi” than cái chết của Nhan Hồi, nhưng vì bị đứt dây nên mất một câu chót. Khúc ấy như vầy :
Khả tích Nhan Hồi mệnh tảo vương
Giáo nhân tư tưởng, mấn như sương !
Chỉ nhân lậu hạng, đan, biểu lạc,
Còn khúc chót như vầy :
Lưu đắc hiền danh vạn cổ cương
Dịch :
Khá tiếc Nhan Hồi sớm mạng vong
Tóc sương rèn đúc lấy nhơn tâm !
Đan, biểu ngõ hẹp vui cùng đạo,
Danh tiếng lưu truyền vạn cổ niên.


Bá Nha nghe xong lòng mình phất phới, vội vã sai kẻ tùy tùng bắc cầu lên bờ để triệu thỉnh người lạ mặt xuống thuyền tâm sự.
Bọn đầy tớ tuân lệnh, song bọn này là những đứa phàm tục, những con mắt thịt ấy đâu phân biệt được kẻ quà người hiền, chúng quen thói xua bợ, hễ thấy người sang trọng thì thưa bẩm, thấy kẻ nghèo kó thì khinh khi, thấy chủ mình sai đòi một người tiều phu nón lá, áo vả, tay cầm đòn gánh, lưng giắt búa cùn, chân đi giày cỏ, chúng lên mặt hống hách, nạt nộ :
— Hãy đi xuống thuyền ngay, và phải giữ lễ. Hễ thấy lão gia phải sụp lạy, lão gia có hỏi gì thì phải lựa lời mà nói kẻo mất đầu đó !
Người tiều phu vẫn thản nhiên như không nghe lời nói của chúng, từ từ bước xuống thuyền, bỏ đòn gánh và chiếc búa cùn nơi mũi thuyền, rồi bước vào yết kiến Bá Nha.
Trông thấy Bá Nha, người tiều phu chỉ xá dài mà không lạy.
Bá Nha thấy thế cũng ngạc nhiên, song cũng đưa tay chào đón, nói :
— Thôi, xin quà hữu miễn lễ cho.
Rồi như muốn thử tài năng người tiều phu xem thực chất đến đâu, Bá Nha sai đồng tử nhắc ghế mời tiều phu ngồi lại bên mình và hỏi :
— Hiền hữu biết nghe đờn chắc là biết ai chế ra cây Dao cầm, và biết chơi đàn có những thú gì chớ ?
Gã tiều phu mỉm cười đáp :
— Đại nhân đã hỏi đến, chẳng lẽ tiểu dân không nói ra những cái mình biết. Xưa kia vua Phục Hy thấy có năm sắc sao rơi xuống cụm ngô đồng, và chim Phượng Hoàng đến đó đậu, nhà vua biết ngô đồng là thứ gỗ quà, hấp thụ tinh hoa của trời đất, có thể dùng nó chế làm nhạc khí được, liền sai người hạ xuống cắt làm ba đoạn. Đoạn ngọn tiếng quá trong và nhẹ, đoạn gốc tiếng đục và nặng, chỉ có đoạn giữa tiếng vừa trong vừa đục, có thể dùng được.
Vua bèn đem ngâm nơi giữa dòng nước chảy bảy mươi hai ngày, đoạn đem phơi trong mát chờ cho thật khô, lựa tay thợ khéo là Lưu Tử Kỳ chế thành cây Dao cầm.
Dao cầm dài ba thước, sáu tấc, một phân, án theo ba trăm sáu mươi mốt độ chu thiên, mặt trước rộng tám tấc án theo tám tiết; mặt sau rộng bốn tấc, án theo bốn mùa; bề dày hai tấc án theo lưỡng nghi.
Đàn ấy gồm mười hai phím, tượng trưng cho mười hai tháng trong một năm, lại có một phím nữa, tượng trưng cho tháng nhuần, trên mắc năm dây án theo ngũ hành, trong tượng ngũ âm : cung, thương, dốc, vũ, chủy. Trước kia vua Thuấn khảy đàn ngũ huyền, thiên hạ thái bình. Châu Văn Vương ở tù Dũ Là, Bá ấp Khảo thương nhớ, thêm một giây oán gọi là dây văn huyền (dây văn). Lúc Vũ Vương đánh vua Trụ, trước ca, sau múa thêm một dây

phẩn kích để phấn khởi gọi là dây vũ huyền (dây vũ). Như vậy trước kia có năm dây, sau thêm hai dây nữa là thất huyền cầm.
Đàn ấy có sáu “kỵ” và bảy “không”. Sáu “kỵ” là kỵ rét lớn, nắng lớn, gió lớn, tuyết rơi lớn; gặp lúc ấy người ta không dùng, còn bảy “không” là không đàn đám tang, không đàn trong lúc lòng nhiễu loạn, không đàn trong lúc bận rộn, không đàn trong lúc thân thể không sạch, không đàn trong lúc y quan không tề chỉnh, không đàn trong lúc không đốt lò hương, không đàn trong lúc không gặp tri âm.
Lại còn có thêm tám “tuyệt” là : thanh, kỳ, u, nhã, li, tráng, lu, trường. Trong tám tuyệt ấy gợi đủ cả các tình cảm, vì vậy tiếng đàn có thể đi đến tuyệt vời vậy.
Bá Nha nghe nói biết người tiều phu là bậc kỳ tài, đem lòng kính trọng hỏi :
— Hiền hữu quả là một người tinh thông nhạc là. Trước kia Khổng Tử đang gảy đờn Nhan Hồi bước vào thoảng nghe có tiếng u trầm, biết lòng Khổng Tử có à tham sát, nên lấy làm lạ hỏi ra mới biết Khổng Tử đang đờn, thấy một con mèo bắt chuột nên à niệm ấy xuất lộ ra tiếng tơ đồng. Vậy thì trước kia Nhan Hồi nghe tiếng đờn mà biết lòng người, còn hiền hữu ngày nay nghe ta đờn có biết lòng ta đang tư lự gì chăng ?
Người tiều phu đáp :
— Xin Đại nhân cứ khảy cho tôi nghe một khúc, nếu may ra có cảm thông được thì đó cũng là điều may mắn.
Bá Nha nối dây đờn, gảy khúc “à tại non cao”.
Tiều phu mỉm cười nói :
— Tuyệt thay ! à chí cao vút ! à tại non cao...
Bá Nha nghe nói ngưng đàn, lấy lại tâm hồn gảy thêm khúc : “à tại lưu thủy”.
Tiều phu cũng cười và nói :
— Bao la trời nước, thật là một khúc : à tại lưu thủy ! tuyệt hay !
Thấy tiều phu biết rõ lòng mình, Bá Nha thất kinh, khâm phục khôn cùng, mời người tiều phu ngồi lên trên, khiến kẻ tả hữu dâng trà, rồi bày tiệc rượu hai người đối ẳm.
Trong lúc uống rượu, Bá Nha cung kính, chấp tay hỏi :
— Dám hỏi tiên sinh, quà danh và quà quán ?
Người tiều phu cũng đứng lên đáp lễ, rồi nói :
— Tiểu dân họ Cung tên Tử Kỳ, ngụ tại thôn Tập Hiền gần núi Nhã Yến. Còn Đại nhân chẳng hay cao danh, quà tánh, và hien trấn nhận nơi nào ?
Bá Nha kính cẩn đáp :
— Tiện quan họ Du tên Thụy, tự Bá Nha, nhân vì có công vụ nên đến nơi này. Xét mình tài hèn đức thiếu không xứng đáng với lộc nước ơn vua, còn tiên sinh tài năng xuất chúng, học vấn cao siêu, lẽ ra phải xuất thân đoạt lấy công danh, phò vua giúp nước, lưu danh muôn thuở sao tiên sinh lại cam ẩn dật nơi chốn núi non này mà làm gì ?
Tử Kỳ nói :
— Tôi còn cha mẹ già, không có anh em, phận làm con phải lo đến chữ hiếu, dẫu cho công hầu bá tước cũng không thể đổi lấy một ngày hiếu dưỡng của tôi được.
à ! Ra tiên sinh là người chí hiếu, trong đời khó có ai mà sánh kịp như vậy. Chẳng hay tiên sinh năm nay được bao nhiêu tuổi ?
Tử Kỳ đáp :
— Tiểu dân hai mươi bảy tuổi.
Bá Nha vồn vã nói :
— Tiện quan hn tiên sinh một tuần (mười tuổi), nếu tiên sinh không chê đức mọn tài hèn thì xin kết làm anh em để khỏi phụ cái nghĩa tri âm mà đời tôi chưa từng được gặp.
Tử Kỳ khiêm nhượng đáp :

— Thưa Đại nhân, Đại nhân là một bậc công khanh thượng quốc, còn tôi là kẻ áo vải quê mùa, năm tháng ra vào nơi sơn lâm cùng cốc, đâu dám cùng với đại quan so vai, kết bạn, xin đại quan miễn cho.
Bá Nha nghe Tử Kỳ nói vậy, lòng bồi hồi mặt buồn rười rượi năn nĩ :
— Giá trị con người không phải ở chỗ giàu sang phú quà, mà là chỗ đức hạnh tài năng, nay nếu tiên sinh chịu nhận làm anh em với tôi thì thực là vạn hạnh, còn như giàu nghèo, sang hèn, chúng ta không nên nói tới.
Nói xong Bá Nha sai kẻ tả hữu gây lại lò hương, rồi cùng Tử Kỳ lạy tám lạy, nhận nhau làm anh em khác họ.
Bá Nha lớn tuổi hơn, làm anh. Hai người vui vẻ ngồi kề nhau đối ẳm. Nỗi lòng tâm sự của một khách phong trần với một người chung đỉnh được hoàn toàn cởi mở vượt qua những cái giả dối đê hèn của cuộc sống loài người, để trở lại với cái thiên chân thuần túy.
Hai người chuyện trò mãi mà không biết chán, đến khi ánh trăng đã lạt màu, sao trên trời chỉ còn sót lại một vài đóm trắng, tiếng gà eo óc đầu thôn dục bóng bình minh, hai người vẫn còn như đắm say trong tình giao cảm, quên hẳn cả thời gian.
Khi tên thủy thủ đến gần xin lệnh cho thuyền lên đường, Tử Kỳ đứng dậy cáo biệt.
Bá Nha giọng run run, nhìn Tử Kỳ nói :
— Lòng tôi quá cảm mộ, chưa nỡ rời hiền đệ, vậy mời hiền đệ cùng đi với tôi qua một đoạn đường, để du sơn du thủy và trò chuyện cùng nhau cho cạn mối tâm tình.
Tử Kỳ bùi ngùi đáp :
— Lẽ ra tiểu đệ phải đưa tiễn hiền huynh vài dặm mới phải, ngặt vì cha mẹ của tiểu đệ Ở nhà đang trông, xin hiền huynh thứ lỗi.
Bá Nha nói :
— Vậy thì hiền đệ về nhà xin với song đường qua Tấn Dương thăm chơi, chắc bá phụ và bá mẫu cũng không nỡ từ chối.
Tử Kỳ nói với giọng luyến tiếc :
— Tiểu đệ không dám phụ lời hiền huynh, song việc này không dám hứa chắc ; vì vạn nhất, nếu tiểu đệ không xin phép được thung đường thì thành ra thất hứa với hiền huynh, ấy là tội của tiểu đệ rất lớn !
Cảm lòng hiếu thảo của Tử Kỳ, Bá Nha nói :
— Hiền đệ thực là một bậc quân tử ; nếu vậy thì thôi để tôi sẽ tìm cách đến thăm tiểu đệ.
Tử Kỳ hỏi :
— Bao giờ hiền huynh sẽ ghé lại thăm tiểu đệ ?
Bá Nha tính đốt tay một lúc rồi nói :
— Sang năm, cũng đúng vào ngày này.
Tử Kỳ nói :
— Nếu vậy thì sang năm cũng đúng vào ngày này tiểu đệ xin đợi hiền huynh nơi gành đá.
Tử Kỳ nói xong, toan cáo biệt, Bá Nha giữ lại, và nói :
— Hãy khoan, hiền đệ thư thả một chút đã.
Dứt lời, Bá Nha quay lại sai đồng tử lấy ra hai nén vàng ròng, rồi hai tay nâng cao lên trước mặt, nói :
— Đây là món lễ mọn của ngu huynh làm quà cho bá phụ và bá mẫu, tấm tình cốt nhục, hiền đệ chớ nên chối từ.
Cảm tình tri ngộ, Tử Kỳ không dám từ chối, nghẹn ngào cầm hai nén vàng, lệ tràn khóe mắt, bùi ngùi ra đi.
Bá Nha tiễn đến đầu thuyền nắm tay Tử Kỳ không nỡ rời.

Xưa nay có cuộc chia ly nào mà không ngậm ngùi giữa kẻ ở, người đi, huống chi tình bạn tâm giao, nỗi lòng chưa cạn, Bá Nha cứ nhìn theo, nhìn mãi cho đến lúc Tử Kỳ đi khuất mới cho nhổ neo.
Dọc đường Bá Nha lâng lâng nhớ tiếc, đăm đăm đôi mắt về một phương trời, nên mặc dầu trời trong gió mạt, cảnh đẹp muôn vàn mà đối với Bá Nha lúc ấy như thờ ơ lạnh nhạt.
Về đến kinh đô, Bá Nha vào yết kiến vua Tấn để nhận lấy những lời ban khen của cửu trùng.
... Thời gian lặng lẽ trôi như một dòng sông êm ả...
Mới ngày nào, gió thu rào rạc tiếng sáo biệt ly còn văng vẳng bên tai, thế mà thoắc đã một năm qua; ngọn gió heo may từ miền bắc cực thổi về báo hiệu lại một mùa thu nữa, đến...
Bá Nha nhớ lại ngày mình ước hẹn, vội vã vào triều xin vua Tấn cho nghỉ phép về Sở thăm nhà.
Vua Tấn nhậm lời. Bá Nha sửa soạn cây đờn, đem vài tên đồng tử rồi lặng lẽ xuống thuyền ra đi...
Khi đến Hán Dương, vừng kim ô đã ngã bóng xuống lòng sông, khói sóng dâng lên nghi ngút.
Bọn thủy thủ vào báo cho Bá Nha biết thuyền đã đến núi Mã Yên. Bá Nha lập tức ra đứng nơi mũi thuyền xem cùng bốn phía, nhận ra nơi đây, quả là nơi đã gặp Tử Kỳ năm trước.
Sau khi hạ lệnh cắm thuyền, Bá Nha vẫn đứng trông về phía núi Mã Yên, đỉnh núi cao hun hút, mịt mờ trong màn sương xám của hoàng hôn gợi lên một cái gì xa vắng.
Bá Nha nghĩ bụng :
— Năm ngoái vì tiếng đàn mà gặp được tri âm, năm nay ta đờn một khúc nhạc nữa hẳn Tử Kỳ nghe tiếng phải lần đến.
Tối hôm ấy, Bá Nha sai tiểu đồng lấy cây Dao cầm ra, đốt lò hương vặn phím, đem hết tinh thần nhớ nhung xây thành một khúc nhạc tâm tư. Khi đan đờn bỗng thấy trong tiếng đờn mình có hơi ai oán nổi lên. Bá Nha thất kinh, dừng tay lại, suy nghĩ : “Cung thương có tiếng ai oán thê thảm như thế, hẳn Tử Kỳ gặp nạn lớn rồi. Sáng mai ta phải lên bờ dò hỏi mới được”.
Đêm ấy, Bá Nha nằm thổn thức với ngọn đèn mờ, suốt canh trường không chợp mắt ; nỗi lòng nhớ nhung bồi hồi rào rạc dâng lên như nhịp sóng trầm bất tận của mặt tràng giang.
Trời chưa sáng, Bá Nha đã truyền cho đồng tử theo mình lên bờ, đem theo cây đàn và mười thẻ vàng, nhắm chân núi Mã Yên thẳng tới.
Ra khỏi triền núi, hai bên cây cối um tùm, và có mấy con đường băng ngang rất lớn ; Bá Nha không biết đi con đường nào, bèn ngồi nghỉ chân nơi một tảng đá, đợi có người nào đi ngang qua sẽ hỏi thăm.
Một lúc sau, có một ông lão tay xách giỏ mây, tay cầm gậy trúc xăm xăm đi tới.
Bá Nha cúi mình thi lễ.
çng già thấy thế hỏi :
— Tiểu sinh có điều gì cần hỏi han chăng ?
Bá Nha cung kính đáp :
— Thưa lão trượng, trong mấy con đường này, đường nào về Tập hiền thôn ?
çng già đáp :
— Cả hai con đường, đường nào cũng về Tập hiền thôn cả. Con đường tay phải về Thôn thượng Tập hiền, còn con đường bên trái về thôn hạ Tập hiền. Vậy tiên sinh cần đến thôn nào ?

Bá Nha hỏi :
— Thưa lão trượng, Chung Tử Kỳ ở về thôn nào ?
Vừa nghe nhắc đến ba tiếng Chung Tử Kỳ, ông già kia bỗng sa sầm nét mặt, đôi mắt sâu ngòm động đầy cả lệ, thứ lệ đặc và mặn chầm chậm tràn ra trên đôi má nhăn nheo, ông ta sụt sùi kể :
— Chung Tử Kỳ chính là con của lão. Năm ngoài cũng vào ngày này tháng này nó đi đốn củi về muộn, có gặp một người nước Tấn là Bá Nha tiên sinh. Vì chỗ đồng thanh tương ứng hai người kết nghĩa anh em. Lúc ra đi, Bá Nha tiên sinh có tặng cho con tôi hai nén vàng; con tôi về nhà dùng tiền ấy mua sách đọc, bất kể giờ khắc. Vì ban ngày đốn củi mệt nhọc, tối đến lại lo học hành nên chẳng bao lâu bị bịnh lao mà qua đời rồi.
Chưa kịp nói hết câu, đôi dòng nước mắt của Bá Nha đầm đìa trào ra như hai dòng suối. Bá Nha nghẹn ngào không nói được nửa lời.
Chung lão thấy thế lấy làm lạ hỏi tên tiểu đồng :
— Tiên sinh đây là ai vậy ?
Tiểu đồng đáp :
— Thưa lão trượng, đây là quan Thượng đại phu nước Tấn, Du Bá Nha đó !
Chung lão nghe nói thốt ra hai tiếng “ối trời” rồi cũng nghẹn ngào không nói gì được nữa. Cả hai người chỉ nhìn nhau, và thông cảm nhau bằng những giòng nước mắt, hai thứ nước mắt khác nhau nhưng chảy cùgn một nhịp chung nhau một mối đau đớn.
Cuối cùng, Chung lão gượng gạo thi lễ và nói :
— Mong ơn Đại nhân không chê cảnh bần tiện. Con lão lúc lâm chung có dặn, vì lúc sống không tròn được đạo làm con, lúc chết xin chôn nơi chân núi Mã Yên để trọn nghĩa tâm giao với lời ước hẹn cùng quan Đại phu nước Tấn. Vì thế theo lời trăn trối, lão đã đem chôn nói nơi bên ven đường ở chân núi. Con đường tiên sinh đi đến, bên mặt có nấm đất con, đó là ngôi mộ của con tôi đó. Nay mới vừa đúng một trăm ngày, lão mang vàng hương đến thăm mộ, mới gặp tiên sinh ở đây.
Bá Nha lau nước mắt nói :
— Sự đời biến đổi, may rủi khó lường, nay đã đến nỗi này, tôi xin theo lão trượng đến trước mộ phần, để lạy vài lạy cho thỏa tình mong nhớ.
Nói xong, Bá Nha sai tiểu đồng xách giỏ cho Chung lão, rồi cùng nhau kẻ trước người sau, trở lại nơi chân núi.
Khi đến nơi, Bá Nha thấy nấm đất bên đường cỏ xanh chưa kín, lòng gợi lên một mối thê lương. Bá Nha vừa khóc vừa lạy, tuy miệng không nói được nửa lời mà trong lòng như đã nói tất cả nỗi hờn biệt ly.
Lạy xong, Bá Nha truyền đem cây đờn đến rồi ngồi trên một tảng đá, tấu lên một khúc nhạc “thiên thu trường hận”.
Bỗng thấy gió nhàn rít mạnh, ánh sáng u buồn, mấy tiếng chim kêu u uất vọng lên từ xa như những hồn ma bóng quế dật dờ khi say khi tỉnh.
Bản nhạc ngưng, gió ngừng thổi, trời lại sáng dần.
Bá Nha nói với Chung lão :
— Có lẽ hồn Tử Kỳ đã hiện về đó ! Chẳng hay lão bá có biết cháu đờn khúc gì đó không ?
Chung lão đáp :
— Lúc nhỏ lão cũng có biết chút ít về cầm tháo, nhưng nay tuổi đã già, tâm thần hỗn loạn không có thể phân định được khúc gì.
Bá Nha nói :
— Cháu vừa đờn khúc đoản ca để viếng người tri âm, tài hoa mệnh yểu.

Bá Nha bỗng hai tay cầm câu đờn đưa lên cao đập mạnh xuống tảng đá. Cây đờn vỡ ra từng mảnh, trục ngọc, phím đồng rời rã tơi bời.
Chung lão hoảng kinh hỏi :
— Sao tiên sinh giận gì mà lại đập cây đờn đi vậy ,
Bá nha đọc luôn bốn câu thơ để đáp lời ông lão :
Dao cầm đập nát đau lòng phượng,
Đã vắng Tử Kỳ đàn với ai ?
Gió xuân bốn mặt, bao bè bạn.
Muốn tìm tri âm, thật khó thay !
Chung lão thở dài nói :
— Chỉ vì không có người biết nghe mà kẻ đờn hay phải đành thất vọng !
Bá Nha hỏi :
— Lão bá ở thôn Tập hiền nào ?
Chung lão đáp :
— Tệ xá ở nơi thôn Tập hiền thượng, vậy mời đại nhân, nếu không chê nghèo nàn, xin đến đó nghỉ ngơi.
Bá Nha nói :
— Hạ quan xin cảm ơn lão bá, nay nếu hạ quan có trở về đó cũng chỉ gợi thêm nhiều mối nhớ nhung mà thôi. Nhân dịp hạ quan có đem theo mười nén vàng, xin dâng cho lão bá dùng một nửa trong việc cung dưỡng tuổi già, còn một nửa mua mấy mẫu ruộng để làm tự cho Tử Kỳ. Mai hạ quan về triều dâng biểu cáo quan trở về quê cũ, chừng ấy hạ quan sẽ rước bá phụ, bá mẫu về sống chung để yên hưởng những ngày tàn. Tôi tức là Tử Kỳ và Tử Kỳ cũng tức là tôi vậy.
Nói xong Bá Nha hai tay dâng mười nén vàng cho Chung lão, sụp xuống đất lạy mấy lạy rồi ra đi. Chung lão đứng nhìn theo, lòng bùi ngùi luyến ái...

Trang Tử

Cuối đời nhà Chu, tại ấp Mông, nước Tống, có một người họ Trang tên Chu, tự Tử Hưu, làm quan dưới triều nhà Chu. Trang Tử thờ vị thánh Lão Đam, vị thánh này trước tác bộ “Đạo Đức Kinh” và người đương thời tôn xưng là Lão Tử.
Trang Chu ngủ ngày thường nằm mộng thấy mình hóa bướm, bay nhởn nhơ trong không trung bèn đem việc ấy hỏi thày.
Ông thày đó là một vị chân nhân, thông hiểu cả vũ trụ, nên nghe xong, ông ta giảng giải :
— Nguyên thuở trời đất mới phân, âm dương vừa định, thì có một con bướm trắng hút hết tinh túy của các loài hoa, đoạt khí thiên của nhật nguyệt, tạo thành một nguyên tố trường sanh bất tử.
Con bướm trắng ấy một hôm lại đến cung Dao Trì hút nhụy hoa bàn đào của Tây Vương Mẫu, nên bị con chim thanh loan giữ vườn mỗ chết, hồn dật dờ xuống cõi trần mà đầu thai ra ngươi đó.
Trang Chu nghe nói như tỉnh giấc chiêm bao, đầu óc cởi mở, quan niệm được những nét huyền diệu của vũ trụ, bèn đóng cửa tu hành, về sau trở thành một nhà đạo học cao siêu.
Lão Tử thấy học trò đã giác ngộ, nên đem bộ học thuyết kinh năm ngàn chữ và tất cả sở đắc của đời mình truyền lại cho Trang Tử.
Trang Chu được truyền dạy, gắng tu luyện, nên thể nhập được lẽ biến hóa của thiên nhiên, thông suốt định luật sanh khắc của ngũ hành.
Tuy theo đạo “Thanh tỉnh vô ri” nhưng Trang Chu không bỏ cái thuyết “âm dương thuần nhứt” nghĩa là vũ trụ phải có âm có dương thì loài người phải có vợ có chồng.
Trang Chu lấy ba đời vợ : người thứ nhất bị bịnh chết, người thứ hai vì phạm lỗi bị bỏ, người thứ ba là họ Điền.
Trang Tử sang du lịch nước Tề, Điền Tôn là một người rất trọng học vấn, thấy Trang Tử thông minh đem lòng yêu mến gả con gái mình cho Trang Tử. Điền thị là một nàng tuyệt thế giai nhân, tuy Trang Tử không phải là người háo sắc song cũng yêu thương vợ lắm.
Thời ấy Sở vương nghe tiếng đồn Trang Tử là bậc tài danh, nên cho người đến thỉnh về triều, gia phong tước lộc, ngõ hầu cứu dân độ thế.
Tuy nhiên, là bậc tu hành, Trang Tử đâu có thiết tha gì đến bả vinh hoa phú quà, nên từ chối ngay, và dẫn vợ về trú ngụ nơi Nam Họa Sơn thuộc địa phận Tào Châu, để sống một cuộc sống an nhàn ẩn dật.
Một hôm, thẩn thơ nơi sườn núi, Trang Tử gặp một thiếu phụ mặc tồ đang, đang ngồi cầm cây quạt, quạt một nấm mồ mới đắp, đất chưa ráo.
Trang Tử lấy làm lạ hỏi :
— Tại sao nàng lại ngồi quạt nấm mồ ấy làm gì thế ?
Thiếu phụ đáp :
— Chồng thiếp không may chết sớm, nắm xương tàn chôn cất nơi đây. Lúc sinh tiền đang nồng duyên hương lửa, chồng thiếp có dặn rằng nếu rủi ro mà chồng thiếp có mất sớm thì hãy đợi cho nấm mồ lên cỏ đã, rồi hãy tái giá. Nay chồng thiếp rủi mất mà gió mưa tơi tả biết bao giờ nấm đất nầy khô để cho loài cỏ mọc lên được. Mà ba thu đằng đẵng; đêm xuân một khắc ngàn vàng, tiện thiếp chờ sao được ! Vì vậy thiếp mới quạt cho đất khô, để cỏ mau mọc, chừng ấy dẫu thiếp có tái giá thì cũng khỏi phụ lòng người chín suối. 

Trang Tử nghe dứt lời, thở ra một hơi dài não nuột, trách cho lòng người đời sớm bạc tình, và nói :
— Nếu nương nương muốn cho đất khô ngay không có gì cả. Kẻ bất tài này xin quạt giùm cho.
Thiếp phụ nghe nói mừng rở, trao chiếc quạt the cho Trang Tử.
Trang Tử vận dụng hết “bản ngã” hướng vào nấm mồ, dùng phép quạt mấy cái, nấm mồ tự nhiên khô ráo, đồng thời cỏ xanh lấm tấm nảy chồi.
Thiếu phụ mỉm cười, mặt tươi như đóa hoa buổi sáng, quỳ xuống tạ Ơn Trang Tử và nói:
— Tiện thiếp mang ơn tiên sinh rất trọng, nơi đây biết lấy gì đền ơn. Vậy xin tặng tiên sinh chiếc quạt này.
Vừa nói, thiếu phụ hai tay vừa nưng chiếc quạt lên ngang mày, rồi hớn hở ra đi.
Trang Tử cầm cây quạt che ngấm nghía, lòng nao nao một nỗi buồn khó tả. Cho hay sự đời chỉ là một bức màn thưa, ân tình chỉ là một lớp vỏ che đậy những bản năng dục vọng kinh tởm của con người.
Về đến nhà, Trang Tử vẻ mặt lạnh lùng, trước khi bước vào mái hiên, ngâm mấy câu :
Bất thị Oan gia bất tụ đầu
Oan gia tương tụ kỷ thời hưu ?
Tảo tri tử hậu vô tình nghĩa
Tựu bả sinh tiền ân ái câu.
Dịch :
Nếu chẳng oan gia đâu gặp nhau
Oan gia ràng buộc được bao lâu ?
Nếu hay lúc chết không tình nghĩa
Thì sống thà đừng ân ái nhau


Thấy mặt chồng bước vào nhà rầu rầu, lại vừa ngâm thơ, vừa cầm cây quạt the, Điền thị ngạc nhiên hỏi :
— Tại sao chàng đi chơi về lại buồn bã như thế. Chiếc quạt kia ở đâu vậy ?
Trang Tử đem chuyện thiếu phụ quạt mồ kể lại đầu đuôi cho vợ nghe, và nói thêm rằng :
— Đây là cây quạt bạc tình, mà thiếu phụ ấy đã tặng cho ta.
Điền thị nghe chồng kể đầu đuôi nổi giận, mắng rằng :
— Cái thứ đàn bà quỷ sứ ấy, chồng chết nấm mồ chưa xanh cỏ đã toan bề ân ái, thật là khốn kiếp, lẽ ra thứ ấy phải giết đi rồi đem thả trôi sông để khỏi làm nhơ cho giới phụ nữ.
Trang Tử nghe vợ nói, chỉ cười không đáp, buồn bã ngâm tiếp mấy câu thơ :
Sinh tiền cá cá thuyết ái ân,
Tử hậu nhân nhân dục phiến văn
Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Dịch :
Khi sống người người khoe ân ái
Lâm chung kẻ kẻ muốn quạt mồ
Vẽ cọp, vẽ da xương khó vẽ,
Biết người, biết mặt, biết lòng mô ?
Điền thị nghe mấy câu thơ càng thêm cáu tiết, hơi giận phừng phừng, trách chồng sao lại đem những hạng đàn bà mất nết ấy mà so sánh với mình. Dễ thường tất cả đàn bà trong xã hội ai cũng thuộc vào loại đó sao ?

Trang Tử mỉm cười, nói :
— Thôi đừng có làm giận làm hờn mà chi. Tôi giả thử, nếu mai kia mốt nọ, rủi tôi mà có bất hạnh đi rồi, liệu đóa hoa hải đường kia đang độ phơi phới hơi xuân, có thể phong kín nhụy hương mà chờ quá hạng thiều quang chín chục đó không ?
Điền thị cắn môi, phì cười nói :
— Nếu đã là trung thần thì không bao giờ thờ hai chúa, gái tiết trinh bất sự nhị phu. Nếu bất hạnh mà chàng có rủi ro điều gì thiếp xin cam phận đến già, chứ không bao giờ nghĩ đến những chuyện đê hèn như vậy.
Trang Tử nghe vợ nói, cười xòa tỏ ý khó tin.
Điền thị tức giận chụp cây quạt xé nát rồi nói :
— Để làm gì cái đồ phụ bạc này, nhìn thêm nhơ mắt. Chỉ có lúc chàng chết đi mới rõ bụng người đàn bà này tiết hạnh dường nào !
Trang Tử nói :
— Thôi ! nàng đừng giận dữ làm gì ! đó là ta thử lòng nàng đó thôi, nếu quả nàng có lòng trinh tiết như vậy thì còn gì quà hóa bằng.
Tuy nói thế, nhưng nét mặt Trang Tử từ đó vẫn không phai màu chán ngán !
Chẳng bao lâu, Trang Tử lâm bịnh, mỗi ngày một trầm trọng thêm. Điền thị cả ngày sùi sụt bên giường.
Một hôm, Trang Tử gọi vợ đến nói :
— Bịnh tôi đã nguy ngập, không thể sống được lâu, rất tiếc là cây quạt mồ không còn để nàng dùng mà quạt cho nấm mồ tôi xanh cỏ, để nàng sớm được tái giá cho khỏi tiếng tăm người đời dị nghị.
Điền thị vừa khóc vừa nói :
— Xin chàng cứ tịnh dưỡng chớ có buồn bã như thế mà tổn hại tinh thần. Thiếp là một người có học, biết chữ “Tùng nhất chi chung”, lẽ đâu lại làm được chuyện đê hèn như thế, nếu chàng không tin, thiếp xin tử tiết trước mặt chàng để chàng trông thấy tấm lòng chung thủy.
Trang Tử hổn hển nói :
— Lòng nàng đã như thế thì dẫu có nhắm mắt, tôi cũng an lòng.
Nói xong, Trang Tử tắt thở. Điền thị lăn lóc than khóc rất não nề, bi ai, thống thiết.
Nàng mặc đồ tang, lo việc khăn liệm, quàng quan tài nơi giữa nhà để phúng điếu.
Qua mấy ngày, Điền thị khóc sướt mướt, bỏ ăn bỏ ngủ. Đến ngày thứ bảy, bỗng có một chàng thư sinh, mặt như dồi phấn, môi tợ thoa son, áo tía, quần đen, phong nghi tuấn tú, có giắt theo một người lão bộc đến tự xưng là Vương Tôn nước Sở. Ngày trước có đính ước cùng Trang Chu theo đòi học tập, nay đến nơi mới hay Trang Chu đã chết, nên Vương Tôn cảm nghĩa xin vào phúng điếu.
Điền thị phải ra tiếp kiến.
Khi Vương Tôn khóc lạy linh cữu xong, Điền thị mời Vương Tôn vào nhà khách để dùng trà.
Thấy một gã thư sinh trẻ đẹp như thế, Điền thị thoắt động lòng, tuy bên ngoài giữ lễ, nhưng bên trong cũng muốn kiếm cách làm quen để tiện bề gần gũi.
Vương Tôn nói :
— Trang tiên sinh đã ra người thiên cổ, nhưng lòng ngưỡng một của tôi vẫn còn. Nay tiểu tử muốn xin lưu lại nơi đây một trăm ngày, trước là trọn đạo cư tang, sau mượn sách vở của tiên sinh để học đòi được phần nào hay phần ấy.
Vớ được dịp may, Điền thị tủm tỉm cười, cung kính đáp :
— Tình nghĩa thầy trò, xin Vương Tôn đừng ngại gì cả.
Nói xong, nàng xuống bếp lo sửa soạn cơm nước đãi đằng rất hậu.

Thảo đường gồm có ba gian, gian giữa quàng linh cữu, gian bên phải Vương Tôn ở. Điền thị đêm đêm lấy cớ đến khóc chồng nhìn ngắm Vương Tôn, mắt liếc, lòng mơ, mối tình mỗi ngày một tha thiết.
Tuy nhiên, hình như có một giòng sông ngăn cách, Điền thị không biết làm sao để vượt qua bờ sông ân ái; một hôm nàng đánh liều gọi người lão bộc của Vương Tôn đến hỏi :
— Chủ nhân của ông đã có vợ con chưa ?
Người lão bộc đáp :
— Thưa phu nhân, chủ tôi lâu nay lo trau dồi kinh sử chưa có thì giờ để nghĩ đến việc đó.
Điền thị mỉm cười hỏi tiếp :
— Ông liệu xem những người đàn bà như thế nào mới hợp ý Vương Tôn ?
Người lão bộc nói :
— Mấy hôm nay chủ nhân tôi ước mong sao được có người nhan sắc như phu nhân mới vừa ý.
Điền thị không dè dặt nữa, nói thẳng :
— Ông có thể tác thành cho hai bên chúng tôi được không ?
Người lão bộc làm ra vẻ e ngại, nói :
— Điều đó chủ tôi còn gì mong ước hơn, song sợ e tiếng thầy trò, thiên hạ dị nghị chăng?
Điền thị dẫn giải :
— Vương Tôn tuy trước kia có lời nguyện ước, song chưa từng học với chồng tôi một ngày nào thì sao gọi là nghĩa thầy trò ? Vậy ông là một người lão bộc trung thành, tôi nhờ ông giúp đỡ, nếu việc được thành công tôi sẽ trọng thưởng.
Người lão bộc tỏ ý thuận tình bước đi. Điền thị còn căn dặn theo :
— Nếu ngày nào xong việc, ông nhớ tin cho tôi biết liền đi nhé !
Một ngày trôi qua, thời khắc đối với Điền thị như dài dằn dặc, trong lòng mơ ước không yên.


Sáng hôm sau, Điền thị nóng ruột quá mới gọi lão bộc đến phòng hương hỏi chuyện.
Vừa mới gặp mặt Điền thị, người lão bộc đã nói :
— Nương Tử ôi ! Công việc bất thành rồi.
Điền thị nghe nói, trong mình lạnh toát, mồ hôi rướm ướt áo, hỏi vội :
— Sao ? Sao thế ?
Lão bộc chậm rãi đáp :
— Chủ tôi nói cũng có là. Theo người thì sắc đẹp của Nương Tử tuyệt lắm rồi, tình sư đệ cũng không đáng kể, duy chỉ có ba việc này thực là khó khăn lắm.
Điền thị nóng lòng, hỏi :
— Việc gì ? Ông cứ nói mau đi !
— Điều thứ nhứt : Chiếc quan tài còn quàn nơi giữa nhà, thây người chết chưa lạnh, nếu bàn tính đến cuộc hôn nhân e bất nghĩa lắm. Điều thứ hai : Trang tiên sinh cùng Nương Tử thuở nay ân ái đậm đà, tình chăn gối không gì thương tổn. Vả lại, Trang tiên sinh lại là một bậc tài hoa lỗi lạc, còn chủ nhân tôi, học mọn tài sơ, e không xứng đáng với Nương Tử chăng. Điều thứ ba : chủ tôi đến đây không có mang theo tiền bạc bao nhiêu, lấy gì mà lo sính lễ. Vì các lẽ đó mà công việc không thành.
Điền thị nghe xong cười nói :
— Cả ba điều ấy rất dễ giải quyết :
Sau nhà còn một cái phòng trống, tôi sẽ thuê người khiêng cái quan tài kia đem ra để tạm sau đó.

Vong phu có gì đáng gọi là đạo đức và tài năng đâu. Trước kia đã có hai đời vợ nhưng vì dạy không được nên phải bỏ đi, thiên hạ đều cho là bạc bẽo. Sau đó Sở vương hâm mộ hư danh nên mời về làm tướng, y tự biết mình bất tài nên lánh mặt nơi thôn dã, sống ẩn dật nơi chốn núi non. Hôm trước đây hơn một buổi dạo chơi, y có gặp một thiếu phụ quạt mồ, liền giở trò trêu hoa ghẹo nguyệt, đoạt cây quạt của thiếu phụ đem về đây. Tôi nổi giận xé chiếc quạt ấy ra từng mảnh. Ông coi đó ! như vậy mà còn tình nghĩa yêu đương gì nữa chứ !
Việc tiền bạc Vương Tôn nói đó cũng không khó khăn gì. Tôi là chủ rồi, còn ai mà đòi sính lễ nữa. Đến như tiệc tùng thì tôi còn của cải hơn mười lượng vàng lại không đủ chi dùng sao ! Nếu Vương Tôn mà có cố tình kết tóc trăm năm với tôi thì chúng ta làm một cái lễ mọn để động phòng hoa chúc cũng đủ lắm rồi.
Nói xong Điền thị lấy vàng giao cho lão bộc đem về đưa cho Vương Tôn và hẹn đêm hôm ấy làm lễ hợp cẩn.
Tối hôm đó, Điền thị được tin Vương Tôn khứng chịu một bề, rất mừng rỡ, mượn người khiêng chiếc quan tài của Trang Tử để ra phía nhà sau, rồi thay đổi đồ tang, mặc áo gấm, quần hồng, thắt hoa, kết lá trước thảo đường muôn màu sặc sở.
Sửa soạn xong, Điền thị ngồi chờ Vương Tôn đến.
Mãi đến quá 9 giờ đêm, Vương Tôn mới qua thảo đường. Điền thị nóng lòng như đốt, đôi mắt long lanh, hai má ửng hồng, nhìn Vương Tôn khôi ngô tuấn tú, trong chiếc áo cẩm bào màu lục.
Hai người làm lễ xong, men rượu hiệp cẫn nuốt chưa trôi qua nửa cổ, Điền thị phút động hương tình, dục Vương Tôn vào phòng nghỉ sớm...
Bỗng Vương Tôn mặt mày nhăn nhó, chàng lăn dưới đất la ôi ối. Không rõ việc gì, Điền thị hoảng kinh đến ôm Vương Tôn vào lòng.
Người lão bộc nghe tiếng chạy đến, thấy vậy nói với Điền thị :
— Chủ tôi trở lại bệnh đau bụng trước kia rồi đó. Bịnh này thì không có thuốc nào chữa nổi, chỉ trừ có được một vật ấy mà thôi.
Điền thị lo lắng hỏi :
— Vật gì thế ?
Người lão bộc giải thích :
— Trước kia, bình nhật cứ mỗi lần bịnh ấy phát lên thì vua nước Sở phải giết một tù nhân, lấy bộ Óc ngâm rượu cho Vương Tôn uống thì khỏi ngay. Nay bịnh ấy tái phát mà ở nơi chốn sơn lâm cùng cốc này tìm đâu ra được thứ đó, chắc là chủ tôi phải chết mà thôi.
Điền thị sốt ruột hỏi :
— Thế thì óc của người chết có dùng được hay không ?
Người lão bộc nói :
— Người chết chưa quá một trăm ngày thì bộ Óc vẫn dùng làm thuốc ấy được. Trước kia tôi có nghe quan Thái y nói như vậy.
Điền thị hớn hở nói :
— Vong phu chết chưa quá hai mươi ngày, vậy thì ta nạy quan tài mà lấy vật ấy.
Người lão bộc làm ra vẻ ngần ngại nói :
— Chỉ sợ Nương Tử không nỡ làm như thế.
Điền thị bỉu môi nói :
— Ta cùng Vương Tôn kết nghĩa đá vàng, cho đến răng long bạc đầu, thân của ta còn không tiếc, huống chi một nắm xương tàn kia mà ăn nhằm vào đâu.
Nói xong, Điền thị gởi gắm cho người lão bộc ở lại săn sóc Vương Tôn, còn mình thì chạy thẳng xuống nhà dưới tay cầm một cây búa, tay nắm một con dao mò sang bên phòng có để linh cữu của chồng.

Vừa đến nơi, Điền thị không cần nghĩ ngợi gì nữa cả, hai tay hươi búa bổ vào quan tài mấy cái, nắp quan tài bật tung ra. Bên trong nghe có tiếng rên rồi bỗng thấy Trang Tử lồm cồm ngồi dậy.
Điền thị hoảng kinh, đứng cứng ngắt như trời trồng, hai tay rụng rời, rơi lưỡi búa và con dao xuống đất.
Trang Tử nói :
— May phước nhà ta, trời không nỡ để tuyệt mạng, tôi chết đã hơn mười ngày mà còn sống lại được, vậy thì chúng ta cùng về phòng nói chuyện cho vui.
Trang Tử đi trước, Điền thị nối gót theo sau, mồ hôi toát ra như tắm, da mặt cắt không còn chút máu, chỉ sợ về đến phòng gặp người lão bộc và Vương Tôn ở đó nàng sẽ không biết nói làm sao với chồng.
Chưa tìm được lời lẽ nào để nói dối, thì hai người đã đến nơi. May thay, người lão Bộc và Vương Tôn lại biến đi đâu mất.
Điền thị vững lòng, lấy hết can đảm nói :
— Từ hôm phu quân mất đến nay, suốt ngày đêm tôi khóc mãi, không ăn, không ngủ gì được cả. Bỗng nghe trong quan tài có tiếng rên, tôi sực nhớ đến cổ nhân có chuyện hoàn hồn nên vội vã bửa nắp quan tài để xem chàng có sống lại chăng !!!
Trang Tử mỉm cười nói :
— Phu nhân có lòng như vậy, ta rất cảm ơn, song ta chết chưa quá hai mươi ngày, lẽ ra phải cư tang thủ tiết, chứ sao lại mặc áo tía quần hồng làm gì vậy ?
Điền thị không biết nói sao, đành làm lơ, dở trò vuốt ve hàng ngày để làm cho phai sự bẽn lẽn của mình. Thôi thì mắt liếc, miệng cười, đủ trò nghệ thuật.
Trang Tử chỉ cười, và cũng chỉ biết cười thôi, chứ không còn nói được lời nào nữa. Sai lấy rượu uống, uống đến say mèm, rồi trèo lên giường ngủ, rồi lại chợt dậy lấy bút viết :
Tòng tư liễu khước oan gia trái,
Nhĩ ái chi thời... ngã bất ái.
Nhược kim nhĩ tố phu thê,
Phạ nhĩ phủ phách thiên linh cái !...
Dịch :
Từ đây nguyệt đứt dây oan trái,
Người yêu ta lắm... ta tê tái
Nay dầu giữ mãi nghĩa phu thê,
Búa kia sẽ bửa đầu ta bễ !...
Điền thị nghe xong bốn câu thơ thẹn đỏ mặt lòng như chết điến, chưa kịp biện bạch lời nào thì Trang Tử đã ngâm bồi thêm bốn câu thơ nữa :
Phu thê bách nhật hữu hà ân ?
Kiến liễu tân nhân vong cựu nhân !
Phủ đắc cái quan tao phủ phách,
Như hà đẳng đãi phiến can phần ?
Dịch :
Trăm ngày tình nghĩa có gì ơn ?
Được mối duyên tình cựu nghĩa nhơn !
Nhát búa nạy quan còn thấy đó,
So người quạt mộ, gái nào hơn ?
Ngâm dứt bốn câu thơ, Trang Tử nói với Điền thị :
— Để ta gọi thầy trò Vương Tôn đến đây cho phu nhân xem nhé !

Liền lúc đó, ngoài cửa quả có Vương Tôn và người lão bộc thấp thoáng trước rèm, bên trong Trang Tử lại biến đi đâu mất. Điền thị biết chồng mình hóa phép để thử lòng mình, nên quá hổ thẹn, thắt cổ mà chết.
Trang Tử đem thây vợ xuống, đặt vào chiếc quan tài bị phá vỡ rồi lấy chiếc chậu vàng vừa gõ vừa ca :
Ngã tai, nhĩ nhoa khẩu :
Ngã tử nhĩ bất giá
Thê bị tha nhân hữu
Ngã bị tha nhân khóa
Ngã nhược chân cá tử,
Nhất trường đại tiếu thoại
Dịch :
Ta sống nàng khoe khoan
Có chết nguyện thủ tiết
Nhưng rồi lại thay chồng
Ngựa hồng người khác cỡi
Nếu mà ta chết thực
Trò cười thật mỉa mai !
Ca xong đập vỡ cái chậu, rồi nổi lửa đốt ngôi nhà. Tất cả đều cháy rụi. Từ đó Trang Tử ngao du trong thiên hạ, sớm chiều bạn với trăng sao, cây cỏ, chán cái mời tục lụy nên chân hồ hải với hai bộ kinh “Đạo Đức” và “Nam Hoa” truyền cho những người hiếu học sau này.

Bá Nha, Tử kỳ BaNha-TuKy
http://truyenviet.com/truyen-dai/87-truyen-da-su/3908-trung-hoa-kim-co-ky-nhan?start=1

 

Arrow

_________________________________
Bá Nha, Tử kỳ Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
 
Bá Nha, Tử kỳ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Các Đạo Khác :: Gương Xưa Tích Cũ-
Chuyển đến