Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Phật Học Phổ Thông - Page 12 Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Phật Học Phổ Thông

Go down 
3 posters
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 7 ... 11, 12, 13 ... 18 ... 24  Next
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 12 EmptyTue Jun 03, 2014 12:09 pm

13. DO NHĨ THỨC MÀ CHỨNG BỒ TÁT
Ông Phổ Hiền Bồ tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật và bạch rằng:   
- Con đã từng làm vị Pháp vương tử với hằng sa đức Như Lai. Mười phương các đức Như Lai mỗi khi dạy hàng đệ tử có căn cơ Bồ tát, tu hạnh Phổ Hiền, thảy đều lấy tên con mà đặt tên. Bạch Thế tôn! Con dùng tâm mà nghe và phân biệt mọi niệm lự, tri kiến của chúng sanh; nếu ở phương nào khác, ngoài hằng sa cõi nước, có một chúng sanh phát tâm tu niệm hạnh Phổ Hiền, thì trong khi ấy, con liền cỡi voi trắng sáu ngà, phân hóa trăm ngàn thân đến khắp các nơi ấy; dầu cho chúng sanh đó nghiệp chướng sâu dày không thể thấy con, thì con nhân trong khi tối tăm lấy tay rờ đầu, gia hộ an ủi khiến đặng thành công đức. Nay Phật hỏi viên thông, như bổn nhân chứng ngộ của con, là phát minh tánh nghe, phân biệt tự tại, ấy là thứ nhứt.
LƯỢC GIẢI
Ông Phổ Hiền Bồ tát (hạnh độ sanh cùng pháp giới là Phổ, gần địa vị cực thánh là Hiền) nhân tu nhĩ thức mà chứng nhập viên thông. Phổ Hiền có ba vị khác nhau:
1. Vị Tiền Phổ Hiền tức là hai vị Tư lương và Gia hạnh.
2. Ðương vị Phổ Hiền tức Sơ địa cho đến Ðẳng giác, Diệu giác.
3. Vị hậu Phổ Hiền, tức là khi chứng Phật quả rồi, nhưng không quyến luyến cái vui nơi cảnh Niết bàn, chỉ vì nguyện đại bi luôn luôn trở lại độ sanh tế vật, như Ngài Văn Thù, Quán Âm, Phổ Hiền v.v...Vậy biết Ngài Phổ Hiền là vị Ðại Bồ tát đã thành Phật mà trở lại độ sanh. Chính trong nhân địa, Ngài đã phát 10 lời đại nguyện: Từ “lễ kỉnh chư Phật” cho đến “Phổ giai hồi hướng”. Ngài đã phát minh tánh nghe chơn thật của bản tâm thanh tịnh, không còn tùy tùng theo cái nghe hư vọng của nhĩ căn và nhĩ thức, nên không bị điều chi cách ngại; nên hễ có mỗi một chúng sanh nào cách xa hằng sa thế giới mà phát tâm tu hành Phổ Hiền, thì Ngài liền quán biết rõ ràng, phân vô số thân, cỡi voi trắng sáu ngà (biểu 6 độ của Bồ tát) đến tận nơi mà tìm cách an ủi, khuyên lơn, tán thán, gia hộ khiến chúng sanh ấy mau thành tựu như Ngài. Các vị muốn tu Bồ tát thừa sau khi thấy rõ chơn tâm, phát minh căn bản trí, đều phải khởi sai biệt trí, tùy nghi phương tiện mà giáo hóa độ sanh mới thành tựu viên mãn Phật quả; nếu thiếu hạnh Phổ Hiền tế độ quần sanh thì hạnh giác tha bị thiếu, nên Phật dạy các Bồ tát tu hạnh lợi tha đều nên tu theo hạnh đức Phổ Hiền và cũng lấy tên ấy mà làm tên của mình.
 

***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 12 EmptyWed Jun 04, 2014 4:49 pm

14. DO TỶ THỨC MÀ CHỨNG A LA HÁN
Ông Tôn Ðà La Nan Ðà liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật và bạch rằng:
- Con lúc đầu xuất gia theo Phật nhập đạo, tuy đối với giới luật (giới) giữ gìn đầy đủ, mà đối với pháp Tam ma địa (định) thì tâm thường loạn động, nên chưa thành vô lậu. Ðức Thế Tôn dạy con cùng ông Câu Thi La quán tướng trắng trên chót sống mũi. Lúc đầu quán kỹ, trải qua 21 ngày thấy hơi trong mũi ra vào như khói, thân tâm thế giới trong ngoài rỗng suốt, khắp đều trong sạch như ngọc Lưu ly. Rồi dần dần tướng khói tiêu tan mà hơi thở lại biến thành sắc trắng, tâm đặng khai ngộ; các lậu tiêu trừ, hơi thở ra vào hóa thành ánh quang minh, soi cùng mười phương thế giới, chứng quả A La Hán. Ðức Thế Tôn thọ ký cho con, tương lai chứng đặng Bồ đề. Nay Phật hỏi viên thông, con do tiêu trừ hơi thở; hơi thở tiêu nên tâm phát sáng, sáng càng viên mãn, các lậu dứt trừ, ấy là thứ nhứt.
LƯỢC GIẢI
Ông Tôn Ðà La Nan Ðà nhân tu về tỷ thức mà ngộ nhập Viên thông; trên đường tu hành chơn chánh đến kết quả vô thượngBồ đề là phải đủ ba điều kiện cần yếu: giới luật, thiền định và trí tuệ. Giới để ngăn ngừa tội lỗi, Ðịnh để đón dẹp vọng tưởng tán loạn, Huệ để phá vô minh thấu rõ thật lý. Bởi vậy mặc dầu giữ gìn giới luật hoàn toàn mà tâm thiếu thiền quán, bị tán loạn, thì bao nhiêu hoặc lậu vô minh vẫn còn tương tục ngăn che thánh quả vô lậu. Thiền quán cốt tại buộc tâm vào một chỗ hay một pháp môn để quán sát. Như Phật dạy ông Tôn Ðà La Nan Ðà Câu Thi La chuyên tâm quán tướng trắng đầu chót sống mũi; hễ quán tâm lần sâu xa, thì cảnh sở quán lần thanh tịnh, nên thấy hơi thở có khi như hơi khói, có khi thành trắng đến khi hóa ra ánh sáng, đều do quán tâm sâu cạn mà ra cả.  Cảnh sở quán đã sáng suốt, tâm năng quán cũng viên minh, thì thân tâm thế giới mười phương, thảy đều trong suốt như chất lưu ly, không nhơ bợn, không ngăn cách, ấy là dứt nhân sanh tử, được Phật thọ ký chứng quả Bồ đề.

***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 12 EmptyThu Jun 05, 2014 11:59 am

15. DO THIỆT THỨC MÀ CHỨNG A LA HÁN
Ông Phú Lâu Na Di Ða La Ni Tử, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật và bạch rằng:
- Con từ nhiều kiếp lại đây, biện tài vô ngại, tuyên nói các pháp khổ, không đạt cùng thật tướng; như vậy cho đến tất cả pháp môn bí mật của hằng sa Như Lai, con đều đem giải bày rất rõ ràng, vi diệu ra giữa đại chúng không chút sợ sệt. Ðức Thế Tôn biết con có tài hùng biện, nên dùng âm thanh tuyên nói pháp luân dạy con đem ra truyền bá. Con ở trước Phật dùng tiếng thuyết pháp như sư tử rống, để giúp Phật chuyển pháp luân, đặng thành A La Hán. Ðức Thế Tôn ấn chứng con là người thuyết pháp không ai bằng. Nay Phật hỏi viên thông, con do pháp âm, hàng phục lũ ma oán, tiêu diệt các lậu, ấy là thứ nhứt.
LƯỢC GIẢI

Ông Phú Lâu Na Di Ða La Ni Tử, nhân tu thiệt thức mà ngộ nhập viên thông. Thiệt thức có công năng biết vị và thuyết pháp. Phật vì muốn cứu chúng sanh khỏi vòng điên đảo, chấp mọi sự vật là thường, là lạc, là ngã, là tịnh, nên truyền dạy Pháp vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh.  Nhân đó mà hàng Nhị thừa giải thoát phần đoạn sanh tử, chứng Vô dư y Niết bàn và đem giáo hóa dẫn đạo chúng sanh. Thật ra trong khi Phật dạy lý vô thường, khổ, bốn điều ấy nhận thấu thật tướng, bình đẳng thường, lạc, ngã, tịnh, của tất cả các pháp. Vì thật tướng ấy mới là pháp môn bí mật của hằng sa đức Như Lai, là chỗ muốn chỉ cho âm thanh luân của Phật tuyên nói khổ không, để điều nhiếp chúng sanh, hàng phục ma ngoại

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 12 EmptyFri Jun 06, 2014 3:07 pm

16. DO THÂN THỨC MÀ CHỨNG A LA HÁN
Ông Ưu Ba Ly liền từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ chân Phật mà bạch rằng: 
- Con thân hành theo Phật, thấy Ngài vượt thành xuất gia, chính con quán thấy đức Như Lai, 6 năm tu khổ hạnh, hàng phục loài ma, uốn dẹp ngoại đạo, giải thoát các tham dục thế gian; lại được thừa lãnh giáo giới của Phật chế; như thế cho đến 3000 oai nghi, 80000 hạnh vi tế, nào tánh nghiệp, nào giá nghiệp, con đều gìn giữ thanh tịnh, thân tâm vắng lặng, thành bậc A La Hán. Con là giềng mối trong chúng đệ tử của Như Lai. Phật ấn chứng tâm con, giữ giới tu thân, chúng suy tôn là bậc thượng thủ. Nay Phật hỏi viên thông thì con trước do chấp giữ thân, thân đặng tự tại; sau lại do chấp giữ tâm, tâm đặng thông suốt. Vậy sau tất cả thân tâm thảy đều thông lợi, ấy là thứ nhứt.
LƯỢC GIẢI
Ông Ưu Ba Ly nhân tu thân thức mà ngộ nhập Viên thông. Ông là một người hầu cận của Phật trong khi Ngài còn làm Thái tử, nên thấy rõ hành động của Phật khi xuất gia, khi tu khổ hạnh cho đến khi thuyết phục tà ma, thành đạo quả và thiết chế giới luật, lại là vị đệ tử trì luật thứ nhứt, lãnh thọ giới luật, thanh tịnh tu trì. Nào những điều thể tánh vốn ác như sát, đạo, dâm, vọng, gọi là tánh nghiệp; những điều thể tánh tuy không ác nhưng vì hay mở đường tội lỗi như rượu v.v... mà Phật chế ngăn gọi là giá nghiệp, cho đến 3000 oai nghi (250 giới đều có 4 cử động là đi, đứng, ngồi, nằm, 250x4 = 1000; 1000 đối với 3 tụ giới thành ra 3000).  84000 tế hạnh (3000 oai nghi đem phối với bảy chi: sát, đạo, dâm, lưỡng thiệt, vọng ngôn, ác khẩu, ỷ ngữ, thành 21000; lại phối với 4 phần phiền não là đa tham, đa sân, đa si, tham si đồng phần, thành ra 84000) thảy đều giữ gìn, không giới nào khuyết phạm, thân thường ở trong giới, toàn thân tức là giới, khi giới đã thanh tịnh, thì thân ấy là thân tịch diệt, mà tâm ấy là tâm chơn thường diệu giác, mặc dù ở trong thế gian uế ác mà không bao giờ ô nhiễm như diệu liên hoa vậy.

***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 12 EmptySat Jun 07, 2014 3:40 pm

17. DO Ý THỨC MÀ CHỨNG A LA HÁN
Ông Ðại Mục Kiền Liên liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật và bạch rằng: 
- Lúc trước con đi khất thực, giữa đường gặp ba anh em ông Ca Diếp Ba, là Ông Ưu Lầu Tần Loa, ông Già Da và ông Na đề tuyên nói nghĩa nhân duyên sâu xa của Như Lai; con liền phát tâm, thấu suốt rộng lớn, đức Như Lai cho con mặc y ca sa, râu tóc con tự rụng hết. Con dạo đi cùng mười phương, không bị ngăn ngại, phát minh thần thông, được chúng suy tôn con là hơn hết và thành A La Hán. Ðâu chỉ một mình Thế Tôn, mà mười phương Như Lai cũng đều khen thần lực con, tròn sáng thanh tịnh, tự tại không e sợ.  Nay Phật hỏi viên thông, con xoay ý thức về tánh viên trạm, tam quang mở bày, ví như lắng dòng nước đục, lâu ngày thành trong suốt, ấy là thứ nhứt.
LƯỢC GIẢI
Ông Ðại Mục Kiền Liên nhân tu ý thức mà ngộ nhập viên thông. Sau khi nghe ba anh em ông Ca Diếp Ba nói lý nhân duyên của Phật, liền ngộ đặng nhân duyên thâm nghĩa, không phải như nghĩa thông thường, nói các pháp có ra là do nhiều cái họp lại; hơn nữa các pháp nhơn duyên sanh tức không thiệt có, tức là như huyễn, tức là trung đạo thật tướng; chính nơi các pháp đối đãi sanh diệt. Vậy nên dầu gần dầu xa, dầu lớn dầu nhỏ, không còn chút già ngăn ngại, xứng ý thật tướng, phát hiện thần thông để độ chúng sanh và phụng thờ chư Phật. Vì được như vậy nên ông Mục Kiền Liên mới được gọi là thần thông bực nhứt.
Sáu vị trên đây là do tu sáu thức mà được viên thông.

***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 12 EmptyMon Jun 09, 2014 3:01 pm

18. DO LỬA MÀ CHỨNG A LA HÁN
Ông Ô Sô Sắc Ma ở trước Như Lai chắp tay cúi đầu đảnh lễ chân Phật và bạch rằng: 
- Con thường nhớ lại nhiều kiếp xa xôi về trước, tánh nhiều tham dục. Có đức Phật ra đời hiệu là Không Vương. Ngài dạy: người nhiều dâm tánh là thành đống lửa hãi hùng, lại dạy con quán khắp 100 hài 4 vóc, các khí lạnh, nóng và tinh thần bề trong mà được ngưng tịnh, hóa tâm đa dâm thành ra lửa trí huệ. Từ đó chư Phật đều gọi con là Hỏa dầu. Con do sức hỏa quang tam muội mà thành A La Hán, tâm phát nguyện lớn: “Hễ chư Phật thành đạo thì con làm người lực sĩ hầu cận, uốn dẹp lũ ma oán”. Nay Phật hỏi viên thông, con do quán sát cái xúc nóng nơi thân tâm, rỗng suốt không ngại, các lậu tiêu trừ, phát sanh lửa trí huệ lớn báu, lên bậc vô thượng giác, ấy là thứ nhứt.
LƯỢC GIẢI
Ông Ô Sô Sắc Ma nhân tu về Hỏa đại mà ngộ nhập viên thông. Chỉ vì còn vọng tưởng nên còn tánh tham dâm; do tánh tham dâm mới kết thành lửa nghiệp hẩy hừng đốt cháy thân tâm, lu mờ ánh sáng trí huệ. Nhưng vọng tưởng chỉ là tâm, tham dâm chỉ là tâm, mà trí huệ cũng chỉ là tâm; nếu tâm vọng tưởng tham dâm ngừng tiêu, thì lửa trí huệ phát hiện. Ông Ô Sô Sắc Ma vốn người nhiều dâm dục; sau khi nghe đức Phật Không Vương dạy cho biết người đa dâm biến thành đống lửa dữ, mới chuyên tâm quán sát toàn thân tứ đại vốn không chủ tể; 100 hài và 4 vóc, khi lạnh khi nóng v.v.. đều thuộc về tứ đại; tâm đa dâm vốn không tự tánh, tất cả đều do vọng tưởng mà ra; bởi tạng tâm tùy duyên biến hiện, ngộ được tất cả vô tánh, tức thành định lực hỏa quang tam muội đốt cháy hết thảy thế gian và oán ma sanh tử.

***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 12 EmptyTue Jun 10, 2014 5:48 pm

19. DO ÐẤT MÀ ÐƯỢC CHỨNG BỒ TÁT
Ông Trì Ðịa Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật và bạch rằng: 
- Con nhớ kiếp xưa thuở đức Phổ Quang Như Lai hiện thân ra đời. Con làm thầy Tỳ kheo thường đi đến các nẻo đường, bến đò, ruộng đất hiểm trở, hoặc làm cầu cống, hoặc gánh cát, đất, siêng năng khổ nhọc như vậy, trải qua vô lượng đức Phật ra đời. Hoặc có chúng sanh ở chỗ chợ búa, cần người chuyển vật, con vì họ trước hơn ai cả, chuyển đi đến nơi tận chỗ để đổ vật xuống, liền đi ngay, chứ không nhận lấy tiền thuê. Trong khoảng đức Phật Tỳ Xá Phù ra đời, ở thế gian, phần nhiều bị đói thiếu, con làm người chuyên chở không kể gần xa, chỉ lấy lấy thuê một tiền; nếu có xe trâu mắc phải bùn lầy thì con đem sức lực vì chúng đẩy xe, cứu vớt sự khổ não. Vị quốc vương thuở ấy, mời Phật thết trai cúng dường; bấy giờ con sửa sang đất đai bằng phẳng chờ Phật đi qua. Ðức Tỳ Xá Như Lai khi đi ngang qua, xoa đầu con và bảo: “Hãy bình tâm địa thì thế giới đại địa cả đều bình”. Tâm con liền đặng mở mang, thấy rõ vi trần tạo thành ra thế giới, bình đẳng không khác; tự tánh của vi trần không chạm lẫn nhau, cho đến đao binh cũng chẳng hề đụng chạm; trong các pháp tự tánh, ngộ được vô sanh nhẫn, thành bực A La Hán. Xoay tâm tiểu thừa này vào trong vị Bồ tát, nghe các Như Lai nói chỗ tri kiến Phật như Diệu Liên Hoa; con đặng chứng tỏ lần đầu tiên mà làm vị thượng chủ. Nay Phật hỏi viên thông, con do chỗ đế quán hai thứ vi trần của căn thân và thế giới bình đẳng như nhau, vốn từ Như Lai tạng hư vọng phát sinh trần cấu, trần cấu tiêu rồi thí trí viên mãn, thành Bồ tát, ấy là thứ nhứt.
LƯỢC GIẢI
Ngài Trì Ðịa Bồ tát nhân nơi địa đại mà chứng ngộ viên thông. Phàm những vị phát tâm hướng cầu Bồ đề mà tu Bồ tát hạnh, thường xem việc lợi tha làm trọng, lợi kỷ làm khinh, lắm khi vì xả kỷ để mà lợi nhân cũng không tiếc. Nhưng phương tiện thực hành Bồ tát hạnh sai khác nhau, có vị dùng lời nói dịu dàng thuyết pháp để lợi ích chúng sanh, có vị đem tiền tài của cải bố thí để lợi ích chúng sanh v..v... còn như ngài Trì Ðịa thì thường đem thân lực mạnh khỏe mà giúp ích nhiếp hóa chúng sanh; từ kiếp đức Phật Phổ Quang xuất thế, mãi về sau vô lượng kiếp Ngài thường đi qua các nẻo đường, bến đò, và bất cứ nơi nào hiểm trở lầy lội, phương ngại người đi, ngài đều ra công tự gánh đất cát sửa sang bằng phẳng, xây dựng cầu cống hoặc gánh gồng mang chở vật nặng giúp người về tận nơi chỗ mà không lấy tiền thuê, cho đến đẩy dùm xe trâu bùn lầy tự đi không nổi v.v... Sau nhân gặp đức Tỳ Xá Như Lai dạy một câu rằng: “Nên bình tâm địa thì đại địa thế giới tất cả đều bình”. Tâm liền khai ngộ, Ngài chứng quả vô sanh. Câu ấy nghĩa là tất cả đại địa vi trần từ trong thân đến ngoài thế giới đều giả dối, không có tự tánh, chỉ do nhất tâm biến hiện. Chúng sanh vì mê không ngộ cảnh sở hiện ấy toàn là duy tâm, vốn không trong ngoài, năng sở cao thấp, nên mới thấy tướng bất bình; nếu gạt bỏ hết các vọng tưởng đảo điên, mà bình được tâm địa nơi mình thì đại địa ở ngoài thế giới tự nhiên bằng phẳng, xem thấy các vi trần hiệp thành nơi thân, vi trần hiệp thành ngoại giới vốn đồng một tâm, tâm đồng một tánh, bình đẳng như như, không ngăn ngại nhau thì dù dao cắt vào thân thể như rạch vào hư không; vi trần không diệt cũng như băng tiêu tức thành nước, chỉ băng diệt chứ không bị mất. Pháp tánh vốn tự viên dung, chẳng có gì thêm, bớt, sanh, diệt. Nếu ngộ pháp tánh ấy tức là nhập chỗ tri kiến của Phật. 

***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 12 EmptyFri Jun 13, 2014 3:12 pm

20. DO NƯỚC MÀ ÐƯỢC CHỨNG BỒ TÁT 
Ông Nguyệt Quang Ðồng tử liền từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ dưới chân Phật và bạch rằng: 
- Con nhớ hằng hà sa số kiếp về trước, có đức Phật ra đời hiệu là Thủy Thiên, dạy các vị Bồ tát tu phép quán nước, chứng nhập chánh định. Quán nước ở trong thân, tánh nó không cướp đoạt nhau. Ðầu tiên quán từ nước miếng, rồi đến mồ hôi, tinh huyết, đại tiện, tiểu tiện xoay vần trong thân mà vẫn đồng một tánh nước. Quán thấy nước ở trong thân cùng nước biển hương thủy nơi cõi phù tràng vương ngoài thế giới bình đẳng không sai khác. Lúc con mới thành pháp quán nước, thì chỉ trong thấy nước mà chưa được không thân (nghĩa còn chấp có thân này). Ðang lúc còn làm Tỳ kheo yên lặng tu thiền ở trong nhà, thì có người đệ tử từ nơi cửa sổ ngó vào, chỉ thấy nước trong khắp đầy cả nhà, không thấy gì khác, nó trẻ dại không biết, liền lấy một viên ngói quăng vào trong nước quấy nước lên tiếng, ngó quanh quẩn rồi bỏ đi; sau khi con xuất định, liền cảm nghe đau bụng, giống như ông Xá Lợi Phất gặp phải nạn quỷ vi hại. Con tự suy nghĩ: Nay ta đã được quả A La Hán, khỏi bịnh duyên lâu ngày, vì sao nay bỗng phát sinh đau bụng, chừng bị thối thất chăng! Bấy giờ đứa nhỏ thẳng đến trước con, nói lại việc như trên; con liền bảo: “Hễ ngươi trông thấy nước lại, thì nên liền mở cửa vào lượm viên ngói quăng đi”. Ðứa nhỏ vâng lời, lúc sau con nhập định, nó trở lại thấy nước và viên ngói rõ ràng, liền mở cửa lượm ra. Ðến khi con xuất định, thần thể lại y như cũ. Gặp vô lượng Phật, như vậy đến đời đức Sơn Hải Tự Tại Thông Vương Như Lai, con được vong thân, thân cùng nước biển hương thủy khắp mười phương hiệp một tánh chơn không, không hai không khác. Ngày nay đối trước Như Lai được danh hiệu Ðồng Chơn, dự hội Bồ tát. Nay Phật hỏi viên thông con do thủy tánh, một vị lưu thông, chứng được phép vô sanh nhẫn, viên mãn đạo Bồ đề, ấy là thứ nhứt.
LƯỢC GIẢI
Ông Nguyệt Quang đồng tử nhân quán thủy đại mà ngộ nhập viên thông. Thủy đại là chỉ tất cả nước trong biển cả, nước lưu hành trong thân v.v.. thủy thấy in tuồng có trong có ngoài, mà vốn dung thông. Quán thủy đại dung thông cùng khắp thế giới, không chỗ nào không phải nước, toàn một tướng nước mà thôi, thì tâm phân biệt tiêu diệt, chân trí vô phân biệt hiện ra. Nhưng đây ông Nguyệt Quang lúc đầu vì chưa chứng được chơn tự tánh; tánh thủy tức là chơn không, tánh thân tức là chơn không, tất cả đều chơn, tất cả đều không; nên ông thấy còn có thân, còn đem thân nhập định, dụng tâm quán nước, chứ chưa phải tâm tức là định, định tức là tâm, tâm tức là nước, nước tức là tâm. Vậy nên khi nhập định quán nước, có tướng nước hiện tiền, đứa đồng tử thấy nước quăng ngói vào trong, đến khi xuất định tướng nước không còn, lại nghe tâm đau; về sau gặp đời đức Sơn Hải Tự Tại Thông Vương xuất thế mới được vong thân; thân đã vong, pháp cũng diệt, thì cùng mười phương đồng một tánh thủy chơn không, không hai không khác, chẳng nhập định xuất định, mà tự nhiên chứng được vô sanh pháp nhẫn. 

***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 12 EmptySat Jun 14, 2014 5:37 pm

21. DO GIÓ MÀ CHỨNG THÁNH QUẢ 
Ông Lưu Ly Quang Pháp vương tử, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật và bạch rằng:  - Con còn nhớ trải qua hằng hà sa số kiếp trước, có đức Phật ra đời hiệu Vô Lượng thanh, khai thị tánh Bổn giác diệu minh cho các hàng Bồ tát, quán thế giới này và các thân chúng sanh, đều bởi sức gió nhân duyên hư vọng chuyển biến ra. Lúc bấy giờ con quán cõi nước đứng yên, quán thời gian qua lại, quán thân phần đi đứng, quán tâm niệm động lay, tất cả các thứ động không hai, như nhau không sai khác.
Con hiểu biết rằng tánh của các món động ấy, đến thì không có chỗ ban đầu, đi không nơi cùng tột; chúng sanh điên đảo số như vi trần trong mười phương, đều đồng một tánh hư vọng cả. Như vậy cho đến những loại chúng sanh ở trong một Tam thiên đại thiên thế giới, chẳng khác nào trong một cái đồ chứa hàng trăm mòng muỗi vo vo loạn lạc, ở trong phân tấc nổi sanh cuồng náo, gặp Phật chưa bao lâu mà chứng vô sanh nhẫn; bây giờ tâm địa mở mang, trông thấy phương đông cõi Phật bất động, làm con đấng Pháp vương (Phật), kính thờ mười phương Phật, thân tâm phát sáng, rỗng suốt không ngăn ngại. Nay Phật hỏi viên thông, con do quán sát phong lực giả dối không chỗ nương, ngộ tâm Bồ đề chứng nhập tam ma địa, hiệp với mười phương Phật, toàn một diệu giác tâm, ấy là thứ nhứt. 
LƯỢC GIẢI
Ông Lưu Ly Quang pháp vương tử do phong đại mà ngộ nhập viên thông. Tánh bổn giác diệu minh thường không diêu động, nhân xem thấy sự chuyển lay gọi là phong đại hay phong lực. Ông Lưu ly Quang thường quán tất cả thân tâm thế giới đều nhơn phong lực chuyển biến, nào sự thành lập phương cõi, sự qua lại của thời gian; sự động chỉ nơi thân, sự động niệm nơi tâm, thảy đều không tự tánh, đều do sức gió hư vọng phát sanh, không thật có đến có đi, hay có sanh diệt; chúng sanh không nhận biết, chỉ do một tánh hư vọng như thế, nên cuộc chấp nơi thân phần bé nhỏ, thân lại ràng buộc vào thế giới; rồi tự chịu lấy sự sanh tử luân hồi rất là đảo điên oan uổng; không khác nào trăm ngàn con mòng muỗi vô tri ở trong đồ hẹp bé gang tấc, tự kêu la inh ỏi, diêu động lăng xăng, mà thật ra gió hư vọng không chỗ nương, chỉ nương Bồ đề bổn giác. Như sóng nổi từ nước, hễ gió hư vọng tiêu, tức Bồ đề hiển lộ thông suốt không ngại.  Mười phương chư Phật đều lấy cái đó làm tâm; hết thảy chúng sanh cũng lấy đó làm tâm, chỉ một điệu tâm vô nhị ấy; nhưng mà chứng nhập được là phải diệt hết mê lầm. 

***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 12 EmptySun Jun 15, 2014 8:15 pm

22. DO HƯ KHÔNG MÀ CHỨNG BỒ TÁT 
Ông Hư Không Tạng Bồ tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật và bạch rằng:  - Con với đức Như Lai cùng ở thời đức Phật Ðịnh Quang (Phật Nhiên Ðăng) chứng được vô biên thân, lúc ấy tay cầm 4 viên bảo châu lớn, chiếu sáng mười phương cõi Phật số như vi trần, đều hóa thành hư không. Lại nơi tự tâm hiện ra cái gương tròn lớn, từ gương phóng ra mười ánh sáng vi diệu quý báu; trong ánh sáng lưu xuất mười phương các cõi nước khắp hư không, rồi trở lại vào trong gương và lần vào thân con. Thân đồng như hư không, chẳng còn sợ ngăn ngại, nên có thể khéo léo hiện thân vào các quốc độ số như vi trần, rộng làm Phật sự, được công đức tùy thuận rộng lớn.
Ðạt thần lực như thế ấy là con chín chắn quán sát tứ đại không chỗ nương, sanh diệt theo vọng tưởng; hư không không hai và cõi Phật vốn đồng, phát minh tới chỗ đồng, chứng đặng vô sanh nhẫn. Nay Phật hỏi viên thông, con do quán sát hư không không ngằn, ngộ nhập Tam ma địa, diệu lực viên mãn sáng suốt, ấy là thứ nhứt. 
LƯỢC GIẢI
Ngài Hư Không Tạng Bồ tát nhân tu không đại mà chứng nhập viên thông. 
Quán sát 4 món đại là giả dối, như huyễn đều do vọng tưởng của chúng sanh phát hiện; mà vọng tưởng không có thiệt tánh, y nơi nhứt tâm; khi đã ngộ lý duy tâm triệt để thì cả 4 đại sắc không, bổn lai bình đẳng như hư không. Như bài kệ nói: 
Hư không chẳng phải cao,
Thấp cũng không thể có;
Các pháp cũng như vậy,
Tánh vốn không cao thấp. 
Bồ tát Hư Không Tạng,
Đặng kho tàng hư không. 
Ðầy đủ cho hữu tình,
Thức ấy không cùng tận. 
Ðem thức tâm hư không vô tận ấy mà ấn nhập tất cả pháp, thì pháp nào cũng vô tận, toàn tâm là sắc, vậy nên tất cả pháp đều duy tâm sở hiện duy tâm không có trong ngoài. 
Trong bài này, ngọc châu là tiêu biểu sắc pháp, gương sáng là tiêu biểu tâm pháp. Toàn sắc là tâm không phân chia chủ bạn, nên hay soi chiếu mười phương vi trần cõi Phật hóa thành hư không. Toàn tâm là sắc, không phải xa rồi nơi bổn tế. Nên hay phóng quang hiện phương cõi, đều vào trong gương, trong thân không chút nào ngăn ngại; chính nơi thân mà hiện độ, nơi độ mà hiện thân, để hoằng pháp độ sanh, tiếp nối Phật chủng mà không bao giờ trái với tánh bình đẳng thanh tịnh của pháp thân, nên gọi là đức tùy thuận rộng lớn. 

***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 12 EmptyMon Jun 16, 2014 2:04 pm

23. DO THỨC ÐẠI MÀ CHỨNG THÁNH QUẢ 
Ngài Di Lặc Bồ tát, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật và bạch rằng:  - Con nhớ trải qua vi trần số kiếp về trước, có đức Phật ra đời là Nhựt Nguyệt Ðăng Minh. Từ đức Phật ấy, con được xuất gia, nhưng tâm con còn nặng nề thế danh, ưa giao du với các giòng quyền quý. Lúc ấy đức Thế Tôn dạy con tu tập pháp định duy tâm thức mà ngộ nhập Tam ma địa. Nhiều kiếp lại đây, do sức Tam muội ấy, con kính thờ hằng hà sa số Phật và tâm ham chuộng thế danh kia nay đã hết. Ðến kiếp đức Phật Nhiên Ðăng ra đời, con mới được chứng pháp vô thượng diệu viên thức tâm tam muội, thấy khắp hư không các cõi nước dù uế, tịnh, có, không, thảy đều do tâm thức con biến hóa hiện ra. Bạch Thế Tôn! Bởi con liễu chứng duy tâm thức tánh như vậy, từ thức tánh xuất hiện vô lượng Như lai, nên nay đặng Phật thọ ký sẽ bổ xứ làm Phật.  Nay Phật hỏi viên thông, con do chín chắn quán sát mười phương đều là duy thức, thức tâm viên mãn sáng suốt, chứng nhập tánh viên thành thật, xa lìa tánh y tha và biến kế chấp, ngộ vô sanh nhẫn, ấy là thứ nhứt.
LƯỢC GIẢI
Ðức Di Lặc Bồ tát nhân tu duy thức mà ngộ viên thông. 
Ngột tất cả vạn Pháp đều do nơi thức biến hiện thì cảnh nào cũng là tánh cảnh, cũng là tánh viên thành thật.  Không ngộ tất cả vạn pháp do nơi thức biến hiện, in tuồng sanh mà không thật sanh, in tuồng diệt mà không thật diệt; nếu chấp thiệt có sanh diệt, thành pháp y tha. Các pháp do y tha (nhân duyên) sanh khởi mà không nhận là y tha, lại so đo sai làm, chấp có ngã, ngã sở, cho nên thường bị danh tướng thế gian ràng buộc. Tâm còn ham chuộng thế danh, vì còn cho thế gian là thiệt. Trái lại, sau khi ngài Di Lặc tu tập phép duy tâm, duy thức, quán sát tất cả danh là giả, tất cả tưởng là giả, không vì duyên gì còn làm sanh trưởng tâm ham mê danh vị được nữa. Lần lần chứng được vô thượng diệu viên thức tâm tam muội (chơn duy thức tánh) chẳng những không thấy thiệt có tướng duy thức; vì mười phương Như Lai, quốc độ, sắc không v.v... đều không món nào ra ngoài thức tánh ấy mà tự có. Các pháp đã là thức tánh, thì pháp pháp đều là tự tánh viên mãn, thành tựu chân thật, nơi tánh viên thành, sanh vốn vô sanh. Cho nên xa lìa y tha như huyễn, nơi tánh viên thành không thiệt có ngã và ngã sở, xa lìa biến kế sai lầm, chứng pháp vô sanh nhẫn. 

***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 12 EmptyWed Jun 18, 2014 3:26 pm

24. DO KIẾN ÐẠI MÀ CHỨNG THÁNH QUẢ 
Ngài Ðại Thế Chí pháp vương tử cùng các Bồ tát đồng hàng là năm mươi hai vị, liền từ chỗ ngồi, đảnh lễ chân Phật và bạch rằng: - Con nhớ hằng sa số kiếp trước, có đức Phật ra đời hiệu Vô Lượng Quang. Nội trong một kiếp ấy, mười hai đấng Như Lai kế nhau ra đời. Vị Phật sau hết hiệu là Siêu Nhựt Nguyệt Quang.  Ngài dạy con tu phép Niệm Phật Tam muội. Ví như có hai người, một đàng chuyên nhớ, một đàng chuyên quên, thì hai người ấy hoặc gặp nhau cũng như chẳng gặp, dù thấy nhau cũng như không thấy; nếu cả hai người nhớ nhau, hai mối nhớ càng ăn sâu thì dù đời này cho đến trải qua đời khác, cũng luôn luôn như bóng với hình, không bao giờ trái xa.
Mười phương các đức Như Lai thương nhớ chúng sanh như mẹ nhớ con, nếu con trốn tránh, tuy mẹ nhớ cũng chẳng có ích gì; nếu con nhớ mẹ như mẹ nhớ con, thì mẹ con đời đời không xa cách nhau. Nếu chúng sanh đem tâm nhớ Phật, niệm Phật thì hiện tại hay tương lai chắc chắn thấy Phật, cách Phật không xa, chẳng cần tu hành phương tiện nào khác mà tự nhiên tâm được khai ngộ. Cũng như người ướp hương mà thân có hương như thế gọi là dùng hương quan để trang nghiêm vậy. Chỗ bổn nhơn tu hành của con là do tâm niệm Phật mà ngộ vô sanh nhẫn, nguyện ở cõi này để nhiếp hóa mọi người niệm Phật vãng sanh Tịnh độ. Nay Phật hỏi viên thông, con vốn không lựa chọn, chuyên thâu nhiếp cả sáu căn, khiến cho Tịnh niệm nối luôn, được vào Tam ma địa, ấy là thứ nhứt. 
LƯỢC GIẢI
Kiến đại cũng tức là căn đại; trước thức đại thuộc về thức, đây kiến đại thuộc về căn. Ngài Ðại Thế Chí Pháp vương tử, nhơn tu kiến đại mà ngộ nhập viên thông. 
Không như các viên thông trước, chỉ lựa chọn từng căn để hạ thủ công phu, mà trái lại ở đây, ngài Ðại Thế Chí nhân pháp niệm Phật Tam muội nhiếp phục cả 6 căn, quy cả 6 căn đều thâu về nơi nhứt niệm niệm Phật, không để tán loạn dong ruổi theo ngoại duyên. Tịnh niệm thường nối luôn, không xen một niệm gì khác, thì quyết nhiên chứng đặng niệm Phật tam muội, thường thương xót tưởng niệm chúng sanh, như nhớ con dại; nếu chúng sanh chuyên tâm nhớ Phật, niệm Phật như con biết nhớ mẹ, như mẹ nhớ con, thì hiện tiền hoặc tương lai, quyết định gặp Phật, thấy Phật, vì nhân nào quả nấy mảy mún không sai. Trái lại, Phật tuy nhớ chúng sanh, mà chúng sanh cứ trốn tránh không biết nhớ Phật; cũng như hai người, một bên chuyên nhớ, còn một bên chuyên quên, thì gặp cũng như không gặp, thấy cũng như không thấy, chẳng ích gì. 
Vả chăng, tâm mê ngộ của chúng sanh cũng như mẹ và con vậy. Tâm ngộ như mẹ tâm mê như con, ngộ luôn luôn có trong mê, ví như mẹ thương nhớ con, mà mê thì không biết tự nhận, niệm niệm chuyển dời trái tánh giác, hiệp trần lao, ví như con trốn tránh không nhớ nghĩ đến mẹ, bởi vậy mà uổng chịu luân hồi sanh tử. Nếu biết phản quán, đem tâm niệm Phật giác ngộ nơi tự tâm, thì mỗi phút, mê hóa thành giác, năng sở đều chứng nhập tánh pháp giới bình đẳng, không ly đương độ mà nhiếp hóa những chúng sanh niệm Phật đồng vãng sanh Tịnh độ. 
Bảy vị trên đây do tu bảy đại mà chứng đạo quả. 

***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 12 EmptyThu Jun 19, 2014 1:52 pm

25. DO NHĨ CĂN MÀ ÐƯỢC NGỘ ÐẠO 
Khi đó, đức Quán Thế Âm Bồ tát đứng dậy cung kính lạy Phật và thưa rằng:         
- Bạch Thế Tôn, con nhớ từ hằng hà sa số kiếp về trước, có Phật ra đời, tên là Quán Âm. Con đối với trước Phật Quán Âm phát tâm Bồ đề. Ngài dạy con từ nơi nghe rồi nhớ và tu mà được vào chánh định (văn, tư, tu là điều cần yếu của người tu hành).
Khi mới nghe tiếng, không chạy theo thinh trần, xoay cái nghe trở vào chơn tánh (nhập lưu vong sở). Vì chỗ vào (chơn tánh) đã yên lặng, nên độ và tịnh hai món trần cảnh không sanh. 
LƯỢC GIẢI
Ðại ý đoạn này nói:  Khi cái nghe đối với tiếng, không khởi vọng niệm phân biệt theo tiếng, do xoay cái nghe trở lại tự tánh, nên tâm yên, cảnh tịch. Ðây mới giai đoạn thứ nhứt. 
***
Như thế lần lần lần tăng tấn đến cái nghe (năng) và cảnh bị nghe (sở) cũng hết (đoạn trên nói thinh trần yên tịnh, song còn cái nghe; đoạn này nói “cái nghe” và “trần bị nghe” đều hết). 
Cũng không an trụ ở chỗ hết nghe. Cái biết hết và cái bị biết cũng không còn (đoạn trên nói “cái nghe với cái bị nghe hết”, nhưng còn chấp ở nơi “cái hết”. Ðoạn này nói cũng không chấp ở nơi chỗ hết. Song sợ e còn “cái biết hết”, nên nói tiếp: cái biết và cái bị biết cũng không). 
“Cái biết” và “cái bị biết” cả hai đều không, đến chỗ cùng tột viên mãn. Song hãy còn cái “không”, phải tiến lên một từng nữa là cái “không” với cái “bị không” cả hai đều diệt hết. Khi các cái sanh và diệt đã diệt hết, thì cái chơn tâm tịch diệt hiện tiền. 
LƯỢC GIẢI
Cách tu hành của Ngài Quán Thế Âm Bồ tát là: 
1. Bắt đầu từ khi cái nghe đối với thinh trần, không khởi phân biệt theo thinh trần, nên thinh trần tự vắng lặng; song còn cái “nghe”. 
2. Ðến giai đoạn thứ hai cái nghe (năng, sở) cũng hết, song còn cái “hết”. 
3. Ðến từng thứ ba không chấp ở nơi hết, song còn cái “biết hết”. 
4. Ðến từng thứ tư là “cái biết” đó cũng không, song còn cái “không”. 
5. Lên đến từng thứ năm là cái “không” đó cũng không còn. Lúc bấy giờ các cái vọng niệm phân biệt chấp trước đều hết, thì chơn tâm thanh tịnh tự hiện bày; cũng như các cặn đục đã hết, thì tánh nước trong tự hiện. Mười phương các đức Phật hay các vị đại Bồ tát tu hành, chỉ có một con đường duy nhứt là trừ hết “vọng” thì “chơn” hiện bày, như lau gương sạch bụi, thì ánh sáng tự hiện, thế gọi là thành Phật, hay là chứng đại Niết bàn. 

***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 12 EmptyFri Jun 20, 2014 12:43 pm

IV. Ngài Quán Âm kể lại sự kết quả
(Ðoạn trên là Ngài ngộ được chơn tâm, từ đây về sau là chơn tâm khởi ra diệu dụng)
- Bạch Thế Tôn, do con tu như vậy, nên vượt ra khỏi thế gian, và xuất thế gian. Vì đã được chơn tâm thanh tịnh sáng suốt viên mãn khắp cả mười phương cùng với chư Phật và chúng sanh đồng một thể tánh ấy, nên con được hai điều thù thắng: 
a. Hiệp với đức “từ độ sanh” của chư Phật. 
b. Hiệp vời lòng “bi ngưỡng mộ” của tất cả chúng sanh. Và được các món diệu dụng như sau: 
A. HIỆN RA 32 ỨNG THÂN ÐỂ HÓA ÐỘ TẤT CẢ CHÚNG SANH 
- Bạch Thế Tôn, con nhờ chứng được chỗ đồng thể đó, nên cùng với chư Phật hiệp đức từ, hiện ra 32 ứng thân để tùy thuận theo các chúng sanh mà hóa độ. 
 
1. Hiện thân Phật 
2. Hiện thân Ðộc giác 
3. Hiện thân Duyên giác 
4. Hiện thân Thinh văn 
5. Hiện thân Phạm vương 
6. Hiện thân Ðế thích 
7. Hiện thân Trời tự tại 
8. Hiện thân Trời đại tự tại 
9. Hiện thân Ðại tướng quân 
10. Hiện thân Tứ thiên vươong 
11. Hiện thân Thái tử 
12. Hiện thân vua 
13. Hiện thân trưởng giả 
14. Hiện thân cư sĩ 
15. Hiện thân tể quan 
16. Hiện thân Bà la môn 
17. Hiện thân Tỳ kheo 
18. Hiện thân Tỳ kheo ni 
19. Hiện thân Ưu bà tắc 
20. Hiện thân Ưu bà di 
21. Hiện thân bà Chúa 
22. Hiện thân đồng nam 
23. Hiện thân đồng nữ 
24. Hiện thân Trời 
25. Hiện thân Rồng 
26. Hiện thân Dược xoa 
27. Hiện thân Càn thát bà 
28. Hiện thân A tu la 
29. Hiện thân Khẩn na la 
30. Hiện thân Ma hầu la đà 
31. Hiện thân người 
32. Hiện thân các chúng sanh 
B. ÐƯỢC 14 MÓN KHÔNG SỢ 
- Bạch Thế Tôn, con nhờ tu pháp này, chứng được chỗ đồng thể với chúng sanh, nên cùng với chúng sanh đồng một lòng bi ngưỡng mộ. Vì thế nên con khiến cho các chúng sanh đặng 14 món không sợ 
1. Chúng sanh khổ não quán tiếng tăm được giải thoát 
2. Vào lửa không cháy 
3. Vào nước không chìm 
4. Quỷ không hại được 
5. Dao chặt không đứt 
6. Quỷ không thể thấy được 
7. Không ai trói cột được 
8. Không ai trộm cướp được 
9. Lìa tâm dâm dục 
10. Lìa nóng giận 
11. Lìa si mê 
12. Cầu nam đặng nam 
13. Cầu nữ đặng nữ 
14. Niệm danh hiệu Quán Thế Âm công đức bằng niệm danh hiệu của hằng sa Bồ tát 
C. ÐƯỢC 4 MÓN KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN 
- Bạch Thế Tôn, con nhờ tu pháp môn này mà đặng bốn món thần diệu không thể nghĩ bàn: 
1. Hiện nhiều đầu, nhiều tay và nhiều mắt 
2. Hiện hình nói thần chú 
3. Chúng sanh hy sinh tài sản cầu con thương xót 
4. Chúng sanh cầu chi được nấy 

- Bạch Thế Tôn, do đó mà đức Phật Quán Âm thọ ký cho con tên là Quán Thế Âm. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 12 EmptySat Jun 21, 2014 9:56 am

Bài Thứ Mười Ba:  
Phật bảo Ngài Văn Thù lựa pháp tu viên thông
I. Phật bảo Ngài Văn Thù lựa pháp tu viên thông  
II. Ngài Văn Thù vâng lời Phật lựa phương pháp tu  
III. Chúng sanh ở thế giới ta bà này nhờ có nghe pháp mới biết đường lối tu hành  
IV. Công năng của nhĩ căn (tai nghe)  
V. Ngài Văn Thù quở trách ông A Nan học nhiều mà không tu  
VI. Các vị nghe pháp được chứng ngộ  
VII. A Nan cầu Phật chỉ dạy phương pháp để độ chúng sanh đời sau  
VIII. Phật dạy phải tu giới, định, huệ  
IX. Ðây nói về đại thừa tâm giới có bốn: dâm, sắc, đạo, vọng 

I. Phật bảo Ngài Văn Thù lựa pháp tu viên thông
Khi ấy Phật bảo Ngài Văn Thù Sư Lợi:
-Ông đã nghe các vị đại Bồ tát và A La Hán vừa trình bày các phương pháp tu hành được thành đạo quả.  Thật ra 25 pháp tu này, đối với các vị thánh, thì tu pháp nào cũng đều được chứng quả cả, không có pháp nào hơn và kém. Song nay ta muốn cho A Nan và chúng sanh đời sau, nếu muốn vào đại thừa Bồ tát thì đối với 25 pháp tu này, ông nên lựa pháp nào tu hành để mau thành đạo vô thượng Bồ đề. 
II. Ngài Văn Thù vâng lời Phật lựa phương pháp tu
Ngài Văn Thù Sư Lợi vâng lời Phật dạy, đứng dậy lạy Phật, kính cẩn nói bài kệ, khen chơn tâm nhiệm mầu sáng suốt, chỉ rõ cái “vọng” vốn không và lựa chọn pháp tu viên thông.
NGUYÊN VĂN CHỮ HÁN 
Giác hải tánh trừng viên  
Viên trừng giác nguyên diệu  
Nguyên minh chiếu sanh sở  
Sở lập chiếu tánh vong  
Mê vọng hữu hư không  
Y không lập thế giới  
Tưởng trừng thành quốc độ  
Trí giác nãi chúng sanh  
Không sanh đại giác trung  
Như hải nhứt âu phát  
Hữu lậu vi trần quốc  
Giai y không sở sanh  
Âu diệt không bổn vô  
Huống phục chư tam hữu  
Quy nguyên tánh vô nhị  
Phương tiện hữu đa môn  
Thánh tánh vô bát thông  
Thuận nghịch giai phương tiện  
Sơ tâm nhập tam muội  
Trì tốc bất đồng luân 

DỊCH NGHĨA 
-Chơn tâm thanh tịnh viên mãn lại nhiệm mầu, như biển đứng lặng và rộng sâu. Vì vọng động chiếu soi (phân biệt) nên sanh ra có cảnh bị chiếu (bị phân biệt). Khi năng, sở đã vọng sanh, thì cái “tánh chơn” lại ẩn (chiếu tánh vong). 
LƯỢC GIẢI
Như biển đứng lặng lóng trong, vì xao động nên thành sóng, lúc bấy giờ tánh trong lặng của nước bị ẩn đi v.v... 
***
Từ mê muội vọng động cho nên có hư không, nhơn hư không mà có thế giới. Những vọng tưởng si mê lóng lại thành ra thế giới, còn cái phân biệt hiểu biết thì làm chúng sanh. 
Hư không sanh ở trong chơn tâm rộng lớn này, cũng như chùm bọt nổi trên mặt biển. Thế giới nhiều như vi trần đều y hư không mà sanh; khi bọt tan cũng như hư không diệt, thì hằng sa thế giới đều tiêu hết. 

Trở về chơn tâm thì đồng một, nhưng trên đường tu có nhiều phương tiện. Ðối với bực Thánh, tu pháp nào cũng đều là phương tiện cả. Còn đối với kẻ sơ tâm tu hành lại có khó và dễ, bởi căn cơ không đồng. Hôm nay con xét 25 pháp tu của các vị Thánh vừa trình bày, thì duy có pháp tu nhĩ căn (tai nghe) của ngài Quán Âm mới là viên thông. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 12 EmptySun Jun 22, 2014 1:41 pm

III. Chúng sanh ở thế giới ta bà này nhờ có nghe pháp mới biết đường lối tu hành
Bạch Thế Tôn, Phật ra đời ở thế giới Ta bà này, dùng âm thanh nói pháp để giáo hóa chúng sanh. Chúng sanh nhờ có nghe tiếng của Phật nói pháp mới biết đường lối tu hành được thanh tịnh. Hôm nay muốn đặng chánh định, quyết phải nhờ có nghe rồi mới tu được.
IV. Công năng của nhĩ căn (tai nghe)
Bạch Thế Tôn, như lời Ngài Quán Thế Âm nói: “Ngài ở chỗ thanh vắng, mười phương đồng đánh trống, nhứt thời đồng được nghe”; nên duy có nhĩ căn (tai nghe) mới được viên thông. Mắt xem còn bị cách ngại; miệng, mũi, thân và ý cũng không bằng, chỉ có nhĩ căn là hơn hết. Mặc dầu bị cách vách, hay tiếng ở xa gần, tai đều nghe được cả, nên nhĩ căn mới thật là viên thông.
Âm thanh khi có, khi không, còn cái nghe lúc nào cũng có. Khi không có tiếng, thế gian nói rằng: “không nghe”; thật ra chẳng phải “cái nghe” không có. Không tiếng, cái nghe không diệt; có tiếng, cái nghe cũng không sanh. Bởi cái nghe không có sanh và diệt, nên nó mới thật là thường. 
Dầu cho ở trong chiêm bao, tâm không có suy nghĩ phân biệt, mà “cái nghe” ấy cũng không mất (vì khi chiêm bao vẫn còn nghe tiếng chày giã gạo). Cái nghe, nó thoát ngoài tâm niệm suy nghĩ phân biệt, nên thân và tâm (thức thứ sáu) đều không bằng (không bằng tiếng nghe). 
V. Ngài Văn Thù quở trách ông A Nan học nhiều mà không tu
- Nay chúng sanh ở thế giới Ta bà này, nhờ có nghe nói chỉ dạy, nên mới hiểu biết tu hành. Song chúng sanh vì mê cái “tánh nghe thường còn” của mình, cứ chạy theo tiếng nói phân biệt, cho nên mới bị lưu chuyển.
A Nan, ông tuy học rộng nhớ nhiều, nhưng vì chạy theo vọng trần phân biệt, nên không khỏi đọa lạc theo tà. Nếu ông xoay cái nghe trở vào tự tánh, thì sẽ đặng hết vọng. 
A Nan, ông nên chú ý nghe: Tôi vâng oai thần của Phật, nói pháp môn tu hành này. Ông đem cái nghe của ông, nghe tất cả pháp môn thâm mật của chư Phật, nhiều như vi trần, nếu các phiền não dục lậu không trừ, thì cái nghe càng thêm lầm lỗi. Ông biết đem cái nghe của ông, nghe các pháp môn của chư Phật, sao ông không đem cái nghe đó, trở lại nghe “tánh nghe” (chơn tánh) của mình. 
A Nan, cái “nghe” nó không phải tự nhiên sanh, do có tiếng (thinh trần) nên mới gọi rằng “nghe”. Nếu xoay cái nghe trở vào tự tánh, không chạy theo tiếng, thế là thoát ly được cái tiếng (thinh trần) lúc bấy giờ cái nghe này cũng không còn gọi tên là nghe nữa (vì không còn đối đãi, nên chẳng tên kêu gọi). Một căn (lỗ tai) đã được phản vọng trở về chơn rồi, thì cả sáu căn cũng đều được giải thoát. 
A Nan, các trí giác: thấy, nghe, hay, biết của ông đó, đều là hư huyễn, như con mắt bị nhặm. Còn ba cõi sum la vạn tượng đây, cũng không thật, đều như hoa đốm giữa hư không. Khi cái thấy, nghe, hay, biết xoay trở lại chơn rồi, thì cũng như con mắt kia hết nhặm. Khi cái vọng trần tiêu hết, thì tâm ông được thanh tịnh. 
LƯỢC GIẢI
Vì vọng động cho nên mới có thấy, nghe, hay, biết là năng phân biệt. Bởi có năng phân biệt, nên mới có cảnh bị phân biệt là ba cõi muôn vật. Ðến khi năng phân biệt hết, thì cảnh bị phân biệt cũng tiêu, lúc bấy giờ chơn tánh hiện bày. Cũng như vì mắt nhặm nên mới thấy hoa đốm, đến khi nhặm  hết thì hoa đốm không còn, và chỉ còn con mắt trong sáng. 
***
Khi tâm hoàn toàn thanh tịnh rồi, thí cái trí quang sáng suốt hiện ra. Lúc bấy giờ chơn tâm ông vừa tịch tịnh lại vừa chiếu soi, bao trùm khắp cả mười phương hư không thế giới, lúc bấy giờ ông trở lại xem cảnh vật hiện tiền ở thế gian này, cũng như là việc trong chiêm bao. Khi ông được như thế rồi thì nàng Ma đăng già ở trong mộng kia làm gì bắt ông được! 
Sáu căn của ông cũng thế, gốc từ nơi tâm, vì vô minh vọng động thành ra sáu căn, nếu một căn được phản vọng về chơn rồi, thì sáu dụng kia (sáu giác quan) đều không thành. Nếu trần cấu còn thì ông vẫn còn ở địa vị hữu học (còn phải tu). Khi trần cấu hết, thì tâm tánh ông được hoàn toàn sáng suốt, đó là Phật. 
A Nan, ông chỉ xoay cái nghe của mình trở về chơn tánh, không chạy theo phân biệt vọng trần bên ngoài, thì ông liền thành đạo vô thượng, đây thật là pháp tu viên thông. 
Các đức Phật nhiều như số vi trần cũng đều do một con đường này mà đến cửa Niết bàn. Hiện tại các vị Bồ tát và những người tu hành đời sau, đều y pháp môn này mà thành đạo. Chính tôi cũng nhờ pháp môn này mà được chứng quả, đâu phải một mình Ngài Quán Thế Âm tu mà thôi. 
Nay Phật dạy cho con lựa pháp môn tu hành, để cho người đời sau tu hành mau thành đạo quả, thì duy có pháp tu của Ngài Quán Thế Âm là hơn hết. Còn bao nhiêu các pháp tu hành khác, đều nhờ oai thần của Phật gia hộ mới được thành tựu. Các pháp ấy đều từ nơi sự tướng mà dẹp trừ trần lao, nên không phải là một phương pháp trường kỳ tu tập. 
Kính lạy đức Như Lai, xin Ngài gia hộ cho chúng sanh đời sau, đối với pháp môn này không còn mê lầm. 

Bạch Thế Tôn, phương pháp này rất là dễ tu, mau được thành đạo quả, có thể đem dạy A Nan và chúng sanh đời sau, y theo đây tu hành thì hơn các phương pháp khác. Ðây là do lòng thành của con lựa chọn như thế. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 12 EmptyMon Jun 23, 2014 12:17 pm

VI. Các vị nghe pháp được chứng ngộ
A Nan và đại chúng nghe ngài Văn Thù nói bài kệ rồi thì tâm tánh đều được khai ngộ, đối với quả Phật Bồ đề và đại Niết bàn hiểu rất rành rõ, cũng như người đi xa quê hương, đã biết rõ con đường về nhà, nhưng chưa có dịp trở về. Trong đại hội có vô số Thiên, Long, Bát bộ, các hàng nhị thừa hữu học và các vị Bồ tát mới phát tâm, đều được xa lìa trần cấu, ngộ được chơn tâm. Bà Tánh Tỳ kheo ni nghe bài kệ này rồi, đặng thánh A La Hán và vô lượng chúng sanh đều phát Bồ đề tâm.
_______________________ 
LƯU Ý:   
Từ trước đến đây là nói về phần y ngộ đốn tu.

Từ đây về sau là nói phần tiệm tu.
 

VII.  A Nan cầu Phật chỉ dạy phương pháp để độ chúng sanh đời sau
A Nan cúi đầu lạy Phật kính cẩn thưa rằng:  -Bạch Thế Tôn, con nay đã hiểu pháp môn tu hành để thành Phật rồi; trên đường tu hành con không lầm lạc nữa. Nhưng con thường nghe Phật dạy: 
“Người chưa được ngộ mà muốn độ người, đó là tâm Bồ tát. Còn người đã được giác ngộ hoàn toàn, rồi giác ngộ cho người, đó là việc làm của Như Lai”. Nay con chưa được độ tất cả chúng sanh đời sau. 
Bạch Thế Tôn, tất cả chúng sanh đời sau cách Phật càng xa, lại gặp chúng tà sư ngoại đạo nói pháp nhiều như cát bụi. Vậy nếu có chúng sanh phát tâm tu hành, thì làm sao để tránh xa các ma chướng, đối với con đường với con đường Bồ đề, tâm không thối lui? 
VIII. Phật dạy phải tu giới, định, huệ
Phật khen A Nan và dạy rằng: -Ông hỏi phương pháp tu hành để độ chúng sanh trầm luân đời sau, vậy ông nên chú ý nghe, ta sẽ vì ông chỉ dạy.
- Này A Nan, ông đã thường nghe ta dạy, người tu hành quyết định phải đủ ba điều cần yếu: 
Dùng giới luật nhiếp phục tự tâm  
Nhơn giữ giới, tâm mới sanh định  
Nhơn định, tâm phát huệ  
Ðây gọi là ba món tu vô lậu. 
(Vì tu ba phép này, thì không còn sa đọa

LƯỢC GIẢI
Ngài An Pháp sư nói: “Giới, định, huệ là cái cửa của người và đạo, cũng là cái ải trọng yếu để vào thành Niết bàn”. 
Ngài La Thập Pháp sư nói: “Trì giới mới hay chiết phục được phiền não làm cho phiền não yếu thế. Thiền định như bốn cái núi để ngăn giòng nước phiền não. Trí huệ diệt được hết phiền não”. 
Trong kinh Niết bàn nói: “Có phiền não thì không trí huệ, có trí huệ thì không phiền não”. 

***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 12 EmptyTue Jun 24, 2014 2:12 pm

IX. Ðây nói về đại thừa tâm giới có bốn: dâm, sắc, đạo, vọng
A. Trước đoạn lòng dâm:
-A Nan, tại sao dùng giới luật để nhiếp phục tự tâm?
- Này A Nan, nếu các chúng sanh trong tâm không còn nghĩ đến việc dâm dục nữa, thì sẽ ra khỏi sanh tử luân hồi. 
Ông tu hành quyết cầu ra khỏi trần lao, nếu tâm dâm dục không trừ, thì cảnh trần lao không bao giờ ra khỏi. Dầu cho ông hiện tiền đặng nhiều trí huệ và thiền định, cũng sẽ đọa vào ma đạo. Thượng phẩm làm ma chúa, trung phẩm làm ma dân, hạ phẩm làm ma nữ. Các loài ma kia cũng đều có đồ đệ và tự xưng đã thành đạo vô thượng Bồ đề. 
Sau khi ta nhập diệt rồi, vào đời mạt pháp, chúng ma này rất thạnh hành trong thế gian, ưa làm việc tham dục, xưng là thiện tri thức của chúng sanh, khiến cho chúng sanh đọa vào hầm tà kiến, mất con đường Bồ đề. 
A Nan, ông tu thiền định, nếu không đoạn lòng dâm, thì cũng như người nấu cát muốn cho thành cơm, dầu trải bao nhiêu kiếp cũng không thể thành cơm được. 
Ông đem tâm dâm dục để cầu quả Phật, dầu cho ông có được diệu ngộ đi nữa, cũng không ra khỏi tam giới, vì gốc của nó là dâm thì làm sao ra khỏi sanh tử luân hồi được; huống chi quả Niết bàn của Phật, ông làm sao chứng được. 
Nên quyết định phải đoạn trừ dâm cơ: trong tâm ngoài thân đều đoạn, cho đến cái biết đoạn cũng không còn, được như thế thì đối với quả Phật Bồ đề, ông mới có hy vọng! 
Vậy ông nên dạy người tu hành, điều thứ nhứt là quyết định phải đoạn trừ lòng dâm, đây là lời chỉ dạy sáng suốt trong sạch của ta và của các đức Phật quá khứ. Như lời ta dạy đây mới gọi là Phật nói, trái lại là Thiên Ma Ba tuần nói. 
LƯỢC GIẢI
Ðây là Ðại thừa giới, cao siêu và khó hơn Tiểu thừa giới nhiều. Nếu tâm còn nghĩ tưởng đến dâm, sắc, đạo và vọng, thế là phạm giới rồi. 
Tổ Ðơn Hà dạy: “Nếu người chưa tỏ ngộ được chơn tâm thanh tịnh của mình, thì hột giống dâm còn ẩn núp”. Nói cho dễ hiểu, nếu còn vô minh, thì chơn tâm sáng suốt chẳng hiện, thế là giới thể chưa thanh tịnh. 
Phật tử đọc đến đoạn này, chớ nên thấy khó mà nản lòng. Phải biết rằng việc tu hành cũng như lóng nước để lâu quyết định sẽ trong, và cũng như lột bẹ chuối, lột mãi sẽ đến lỏi. 
Người tu hành cũng thế, trước đoạn phần thô thiển ngoài thân, sau dần dần trừ đến phần tế nhị trong tâm, lâu ngày thành tánh quen, thì quyết định có ngày sẽ được thanh tịnh. Ðiều cốt yếu là nên nhớ lời Phật dạy có bốn chữ “bất tùy phân biệt”. Nghĩa là khi đối cảnh không khởi vọng niệm phân biệt, thì tham, sân, si không khởi. Tham, sân, si không khởi thì sát, đạo, dâm chẳng sanh. Ðây là lối tu tắt của Ðại thừa, để trở lại với chơn tâm thanh tịnh. 

***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 12 EmptyWed Jun 25, 2014 9:48 am

B. Ðoạn lòng sát hại: 
A Nan, nếu các chúng sanh trong tâm không nghĩ tưởng đến việc sát hại, thì không còn bị sanh tử luân hồi nữa. Ông tu hành quyết cầu ra khỏi trần lao, nếu ông không đoạn trừ tâm sát hại, thì cảnh trần lao không bao giờ ra khỏi. Dầu cho hiện tiền ông được nhiều trí huệ hay thiền định, nếu không đoạn tâm sát hại, thì ông chỉ đọa vào thần đạo. Bực thượng làm Ðại lực quỷ, bực trung làm Phi hành dạ xoa và các loài quỷ soái, bực hạ làm Ðịa hành La sát và các quỷ thần. Các loài quỷ thần này cũng có đồ đệ, đều tự cho mình thành đạo vô thượng. 
Sau khi ta diệt độ rồi, trong đời mạt pháp, các loài quỷ thần này rất thạnh hành trong thế gian, và tuyên bố rằng “Ăn thịt cũng được Bồ đề”. A Nan, trước kia ta cho các ông ăn ngũ tịnh nhục, là vì ở nhằm địa phương đất chai, nhiều đá sỏi, không trồng rau cải được, nên ta tạm cho các ông dùng. Sau khi ta diệt độ rồi, tại sao những người ăn thịt chúng sanh, mà cũng xưng là tăng lữ. 
LƯỢC GIẢI
Trong kinh Lăng Già, Phật dạy Ngài Ðại Huệ Bồ tát: “Ta trước kia phương tiện cho các ông ăn năm thứ thịt hoặc mười thứ, hôm nay tất cả đều cấm tuyệt”. 
***
A Nan, những người ăn thịt, dầu cho có đặng tâm trí khai ngộ, cũng thành quỷ Ðại la sát, đến khi mãn kiếp quỷ La sát rồi, quyết định phải trầm luân trong biển khổ sanh tử. Giết hại ăn thịt lẫn nhau, thì làm sao ra khỏi sanh tử luân hồi được. 
A Nan, ông tu thiền định, nếu không trừ tâm sát hại mà muốn cầu được đạo, thì cũng như người tự bịt hai lỗ tai của mình, la tiếng thiệt lớn, mà muốn cho mọi người không nghe, thì không thể được. 

A Nan, ông nên dạy người tu hành, điều thứ hai là quyết định phải đoạn trừ lòng sát hại. Ðây là lời sáng suốt trong sạch của ta cũng là lời các đức Phật quá khứ đã chỉ dạy. Như lời ta dạy đây mới gọi là Phật nói, trái lại là Thiên Ma Ba Tuần nói. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 12 EmptyThu Jun 26, 2014 9:20 am

C. Ðoạn trừ trộm cướp:
A Nan, nếu các chúng sanh, trong tâm không nghĩ tưởng đến đến việc (tham lam) trộm cướp, thì không còn sanh tử luân hồi nữa. Các ông tu hành quyết cầu ra khỏi cảnh trần lao, nếu tâm (tham lam) trộm cướp không trừ, thì không bao giờ ra khỏi. 
Dầu cho hiện tiền ông đặng nhiều trí huệ hay thiền định, nếu không đoạn tâm (tham lam) trộm cướp thì quyết định đọa vào tà đạo, bực thượng làm loài tinh linh, bực trung làm loài yêu mỵ, bực hạ làm người tà, bị các loài tinh yêu này nhập (dựa). Bọn này cũng có đồ đệ, đều tự xưng rằng đặng đạo vô thượng. 
Sau khi ta diệt độ rồi, trong đời mạt pháp, chúng tinh yêu tà mị này rất thạnh hành trong đời, tự xưng là thiện trí thức, dối gạt phỉnh phờ người, khiến cho người mất tâm chánh tính; chúng nó đi đến đâu thì làm cho người tiêu hao tài sản đến đó. 
A nan, ông tu thiền định, nếu không đoạn trừ tâm trộm cướp, mà muốn cầu cho được đạo quả, thì cũng như người rót vào chén bể, mà muốn cho đầy, dầu trải bao nhiêu kiếp cũng không thể đầy được. Ông nên dạy người tu  hành, điều thứ ba là quyết định phải đoạn trừ tâm trộm cướp. Ðây là lời nói sáng suốt trong sạch của ta cũng như của các đức Phật quá khứ. Ðúng như lời ta dạy gọi là Phật nói, trái lại là Thiên Ma Ba Tuần nói. 

***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 12 EmptyFri Jun 27, 2014 10:57 am

D. Ðoạn trừ vọng ngữ: 
A Nan, nếu các chúng sanh, đã giữ hoàn toàn ba hạnh trên là không sát, đạo, dâm rồi mà còn đại vọng ngữ, thì tâm cũng không thanh tịnh, mất hột giống Phật, thành ma ái kiến. Thế nào là đại vọng ngữ? Nghĩa là chưa đặng đạo nói mình đặng đạo, chưa chứng quả nói mình chứng quả. Ðối với người đời, nói: “Ta đã chứng Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát và Phật”, để trông cầu người lạy cúng. Những người nói dối như thế, làm tiêu diêu hột giống Phật, sẽ đọa vào trong biển khổ. Cũng như cây Ða la khi bị chặt đứt đọt rồi (như cây cau xứ ta) thì không thể mọc chồi đâm tược được. 
A Nan, ta có dạy các vị Bồ tát và A La Hán: “Sau khi ta diệt độ rồi, các ông phải thị hiện thân hình, trong đời mạt pháp để cứu độ các chúng sanh đang trầm luân, làm thầy sa môn, cư sĩ, vua, quan, đồng nam, đồng nữ, cho đến hiện đàn bà góa, kẻ dâm nữ, người gian giảo, kẻ trộm cướp, người hàng thịt, kẻ buôn bán, để lẫn lộn trong từng lớp người, chung một nghề nghiệp, đặng giáo hóa chúng sanh trở về chánh đạo”. 
Nhưng các vị ấy quyết chẳng bao giờ nói: “Ta đây thật là Bồ tát hoặc A La Hán v.v.” hay tỏ ra một vài cử chỉ gì làm tiết lộ sự bí mật, để cho người ta biết mình là Thánh nhơn thị hiện. Chỉ trừ sau khi mạng chung rồi, các vị ấy mới âm thầm để lại một vài di tích cho người biết thôi. 
LƯỢC GIẢI
Các Phật tử đọc đến đoạn này nên chú ý: Phật và Bồ tát thị hiện, chúng ta không thể biết được; nếu chúng ta biết được thì đó không phải thiệt Phật hay Bồ tát. Chỉ trừ khi nào các vị ấy cởi bỏ xác phàm, mới lưu lại một vài di tích, lúc bấy giờ chúng ta mới biết được. Nhưng khi biết, thì không gặp các Ngài nữa. 
Như Tổ Ðạt Ma hiện thân đến Trung Quốc, vua Lương Võ Ðế không biết; đến khi biết được Ngài là Thánh thì không còn thấy được Ngài. 
Vậy hiện nay những người tự xưng mình là Phật hay Bồ tát v.v... giáng thế, thì căn cứ vào đoạn kinh này, chúng ta thấy rõ ràng và chắc chắn không phải thiệt Phật hay Bồ tát rồi, chớ nên tin mà bị hại. 
***
A Nan, chính thật Bồ tát hay A La Hán thị hiện, mà còn không cho người biết, tại sao những người phàm phu lại dám mạo xưng là Phật, Bồ tát, v.v... Cũng như người cùng đinh, mà mạo xưng mình là Ðế vương, thì sẽ bị tội tru diệt. 
A Nan, nếu người tu hành, không đoạn trừ đại vọng ngữ, mà muốn được đạo, thì cũng như người lấy đồ hôi tanh, tô đắp thành cái hình chiên đàn, muốn cho thơm chừng nào lại càng hôi chừng nấy. Cái nhơn đã chẳng ngay, thì kết quả phải cong vậy. Những người như thế mà cầu quả Phật Bồ đề, thì cũng như người muốn tự cắn rún của mình, làm sao cắn được. 
A Nan, ông nên dạy người tu hành điều thứ tư là quyết định phải đoạn trừ đại vọng ngữ. Ðây là lời nói sáng suốt trong sạch của ta, và các đức Phật quá khứ chỉ dạy. Ðúng như lời ta dạy đây thì gọi là Phật nói, trái lại là Thiên Ma Ba Tuần nói. 
LƯỢC GIẢI

Bốn đoạn trên Phật ân cần nhắc nhở, nói đi lặp lại nhiều lần. Phật tử chúng ta nên ghi xương tạc dạ những lời vàng ngọc chỉ dạy rất thống thiết của đức Từ phụ.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 12 EmptySat Jun 28, 2014 11:56 am

Phật Học Phổ Thông - Page 12 Clip_image001
Bài Thứ Mười Bốn:  
Phật dạy trì chú Lăng Nghiêm
I. Phật dạy trì chú Lăng Nghiêm  
II. A Nan cầu Phật nói lại thần chú  
III. Phật phóng hào quang nói thần chú  
IV. Công năng của thần chú  
V. Các vị thiên thần phát nguyện bảo hộ người trì chú  
VI. Ông A Nan hỏi Phật tu hành phải trải qua bao nhiêu địa vị mới được thành Phật  
VII. Phật dạy ba món tiệm thứ  
VIII. Hành giả phải trải qua 55 địa vị mới đến qua Phật  
IX. 50 món ma chướng (ngũ ấm ma)  
X. Mười món ma về sắc ấm 

I. Phật dạy trì chú Lăng Nghiêm
- A Nan, người tu hành phải gìn giữ bốn điều luật nghi cần yếu: dâm, sát, đạo, vọng cho trong sạch, cũng như băng tuyết, nơi tâm không khởi vọng niệm duyên theo ngoại cảnh, thì chúng ma kia không làm sao sanh được (vì trong tâm vọng động, nên ngoại ma mới ứng).
Nếu người nào nghiệp chướng nặng nề, không thể trừ được, ông nên dạy họ chí tâm trì chú Lăng nghiêm này, thì các nghiệp chướng đều tiêu diệt. Bằng chứng là ông cùng với nàng Ma Ðăng Già, tình ân ái chồng vợ đã khắn khít với nhau từ nhiều kiếp, đâu phải mới một đời này; nhờ thần chú Lăng Nghiêm mà nàng Ma Ðăng Già nguồn tình khô cạn và được thành A La Hán. 
Ma Ðăng Già là kẻ dâm nữ, không có tâm tu hành còn được quả thánh, huống chi các ông là bực Thinh Văn, có chí cầu đạo vô thượng, lại trì tụng chú này, thì quyết định thành Phật rất dễ, cũng như thuận gió tung bụi, chẳng có khó gì. 
LƯỢC GIẢI
Trong đoạn kinh này Phật dạy phương pháp tu hành để thành Phật, tóm lại có ba điều: 
1. Bất tùy phân biệt: Nghĩa là, khi đối cảnh không khởi vọng tâm phân biệt, thì tham, sân, si chẳng sanh.  Tham, sân, si không sanh thì các nghiệp sát, đạo, dâm chẳng tạo. Nghiệp nhơn không tạo thì quả báo chẳng có. Nói tóm lại là “xoay các tri giác trở về chơn tâm”, không duyên theo trần cảnh thì vọng niệm không sanh; vọng không sanh thì chơn tâm hiện bày. 
Tổ sư có dạy: “Kiến sắc phi càn sắc, văn thinh bất thị thinh”; nghĩa là thấy sắc không can hệ gì đến sắc, nghe tiếng cũng không dính líu gì đến tiếng. Hay như câu: “Ngộ thinh ngộ sắc như thạch thượng tài hoa, kiến lợi kiến danh như nhãn trung trước tiết”: Gặp sắc đẹp hay nghe tiếng hay, như hoa trồng trên đá (không dính líu gì); thấy tài lợi và danh vọng như bụi rớt trong con mắt. Nếu người đến trình độ này rồi, thì dầu vào thanh lâu hay tửu điếm cũng đều là đạo tràng thanh tịnh (dâm phòng tửu tứ vô phi thanh tịnh đạo tràng). 
2. Trì giới: Phải giữ gìn giới luật, trong tâm ngoài thân đều thanh tịnh như băng tuyết. 
3. Trì chú Lăng Nghiêm: Nếu người nào nghiệp chướng nặng nề, thì phải trì tụng chú Lăng Nghiêm sẽ mau đặng thành đạo quả. Trong ba pháp tu này, bực thượng căn, trung căn và hạ căn đều tu được cả. Thật là lòng từ bi của Phật vô lượng, mưa pháp khắp trùm, cỏ cây lớn nhỏ đều được thấm nhuần. 

***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 12 EmptySun Jun 29, 2014 11:04 am

II. A Nan cầu Phật nói lại thần chú
Ông A Nan đứng dậy đảnh lễ Phật và kính cẩn bạch rằng: “Con từ khi xuất gia đến nay, vì ỷ lại lòng thương yêu của Phật, chỉ lo học rộng nghe nhiều, chẳng chuyên tu tập, nên chẳng chứng được đạo quả, thành thử phải bị tà thuật của Phạm Thiên bắt; trong tâm con tuy thông suốt mà năng lực không được tự do, nên con phải nhờ Ngài Văn Thù đến cứu độ. Con tuy nhờ thần chú Lăng Nghiêm của Phật mới được giải thoát, nhưng chính con chưa được nghe, cúi xin đức Thế Tôn từ bi nói lại, khiến cho những người tu hành hiện tại và chúng sanh luân hồi đời sau, nhờ thần chú này mà thân tâm được giải thoát”. 
 

III. Phật phóng hào quang nói thần chú
Khi đó từ nơi nhục kế (đảnh) của Phật, phóng ra hào quang trăm báu; trong hào quan xuất hiện ra hoa sen báu ngàn cánh. Trong hoa sen có đức Hóa Phật ngồi, trên đảnh Ngài phóng ra mười đạo hào quang sáng suốt trăm báu. Trong mỗi đạo hào quang đều có thị hiện vô số thần kim cang: vị bưng núi, vị cầm bảo tử v.v... đứng khắp cả hư không. Ðại chúng trông thấy vừa mừng vừa sợ, đều cầu Phật thương xót chở che và nhứt tâm chờ nghe Phật nói thần chú.
Phật nói thần chú: 
(ÐỆ NHỨT)
Nam mô tát đát tha tô già đa da a la ha đế tam miệu tam bồ đà tỏa. Tát đát tha Phật đà cu tri sắc ni sam.  Nam mô tát bà bột đà bột địa, tát đa bệ tệ. Nam mô tát đa nẩm tam miệu tam bồ đà cu tri nẩm. Ta xá ra bà ca tăng già nẩm.  Nam mô lô kê A la hán đa nẩm. Nam mô tô lô đa ba na nẩm. Nam mô ta yết rị đà già di nẩm. Nam mô lô kê tam miệu già đa nẩm.Tam miệu già ba ra để ba đa na nẩm. Nam mô đề bà ly sắc nỏa.  Nam mô tấty đà da tỳ đĩa da đà ra ly sắc nỏa. Xá ba noa yết ra ha ta ha ta ra ma tha nẩm. Nam mô bạt ra ha ma ni. Nam mô nhơn đà ra da. Nam mô bà già bà đế, lọ đà ra da. Ô ma bát đế, ta hê dạ da. Nam mô bà già bà đế. Na ra dả noa da. Bàn giá ma ha tam mộ đà ra. Nam mô tất yết rị đa da. Nam mô bà già bà đế. Ma ha ca ra da. Ðịa rị bát lặc na già ra. Tỳ đà ra ba noa ca ra da. A địa mục đế. Thi ma xá na nê bà tất nê. Ma đát rị già noa. Nam mô tất yết rị đa da. Nam mô bà già bà đế. Ða tha già đa cu ra da. Nam mô bát đầu ma cu ra da. Nam mô bạc xà ra cu ra da. Nam mô ma ni cu ra da. Nam mô già xà cu ra da. Nam mô bà già bà đế, đế rị trà du ra tây na, ba ra ha ra noa ra xà da, đa tha già đa da. Nam mô bà già bà đế. Nam mô a di đa bà da đa tha dà đa da, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da. Nam mô bà già bà đế, a sô bệ da, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da. Nam mô bà già bà đế, bệ sa xà da cu lô phệ trụ rị da, bác ra bà ra xà da, đa tha già đa da. Nam mô bà già bà đế, tam bổ sư tỳ đa, tát lân nại ra lặc xà da, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da. Nam mô bà già bà đế, xá kê dã mẫu na duệ, đa tha già đa đa, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da. Nam mô bà già bà đế, lặc đác na kê đô ra xà da, đa tha dà đa da, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đề da, đế biều nam mô tát yết rị da, ế đàm bà già bà đa, tát đát tha dà đô sắc ni sam, tát đát đa bác đác lam. Nam mô a bà ra thị đam, bác ra đế dương kỳ ra, tát ra bà bộ đa yết ra ha, ni yết ra ha yết ca ra ha ni, bạc ra tỷ địa da sất đà nể, a ca ra mật rị trụ, bác rị đát ra da nảnh yết rị, tát ra bà bàn đà na mục xoa ni, tát ra bà đột sắc tra đột tất phạp, bát na nê phạt ra ni, giả đô ra thất đế nẩm, yết ra ha ta ha tát ra nhả xà, tỷ đa băng ta na yết rị, a sắc tra băng xá đế nẩm, na xoa sát đác ra nhả xà, ba ra tát đà na yết rị, a sắc tra nẩm, ma ha yết ra ha nhả xà, tỳ đa băng tát na yết rị, tát bà xá đô lô nể bà ra nhả xà, hô lam đột tất phạp, nan giá na xá ni, tỷ sa xá tất đác ra, a kiết ni ô đà ca ra nhã xà, a bác ra thị đa cu ra, ma ha bác ra chiến trì, ma ha điệp đa, ma ha đế xà, ma ha thuế đa xa bà ra, ma ha bạt ra bàn đà ra bà tất nể, a rị da đa ra, tỳ rị cu tri, thệ bà tỳ xà da, bạt xà ra ma lễ để, tỳ xá lô đa, bột đằng võng ca, bạt xà ra chế hắt na a giá, ma ra chế bà bác ra chất đa, bạt xà ra thiện trì, tỳ xá ra giá, phiến đa xá bệ đề bà bổ thị đa, tô ma lô ba, ma ha thế đa, a rị da đa ra, ma ha bà ra a bác ra, bạt xà ra thương yết ra chế bà, bạc xà ra cu ma rị, cu lam đà rị, bạt xà ra hắc tát đa giá, tỳ địa gia kiền giá na ma rị ca, khuất tô mẫu bà yết ra đa na, bệ lô giá na cu rị đa, dạ ra thố sắc ni sam, tỳ chiết lam bà ma ni giá, bạt xà ra ca na ca ba ra bà, lô xà na bạt xà ra đốn trỉ giá, thế đa giá ca ma ra sát xa thi ba ra bà, ế đế di đế, mẫu đà ra yết noa, ta bệ ra sám, quật phạm đô, ấn thố na mạ mạ tỏa. 
(ÐỆ NHỊ)
Ô hồng rị sắc yết noa, bác lặc xá tất đa, tát đát tha già đô sắc ni sam. Hổ hồng đo lô ung chim bà na. Hổ hồng đô lô ung tất đam bà na. Hổ hồng đô lô ung ba ra sắc địa da tam bác xá noa yết ra. Hổ hồng đô lô ung, tát bà dược xoa hắc ra sát ta, yết ra ha nhã xà, tỳ đằng băng tát na yết ra. Hổ hồng đô lô ung, gỉa đô ra thi để nẩm yết ra ha ta ha tát ra nẩm, tỳ đằng băng tát na ra. Hổ hồng đô lô ung, ra xoa, bà già phạm tát đát tha già đô sắc ni sam, ba ra điểm xà kiết rị, ma ha ta ha tát ra, bột thọ ta ha tát ra thất rị sa, cu tri ta ha tát nê đế lệ, a tệ đề thị bà rị đa, tra tra anh ca ma ha bạt xà lô đà ra, đế rị bồ đà na, man trà ra, ô hồng, ta tất đế bạc bà đô, mạ mạ, ấn thố na mạ mạ tỏa. 
(ÐỆ TAM)
Ra xà bà dạ, chủ ra bạt dạ, a kỳ ni bà dạ, ô đà ca bà dạ, tỳ xa bà dạ, xá tất đa r bà dạ, bà ra chước yết ra bà dạ, đột sắc xoa bà dạ, a xá nể bà dạ, a ca ra mật rị trụ bà dạ, đà ra ni bộ di kiếm ba già ba đà bà dạ, ô ra ca bà đa bà dạ, lặc xà đàng trà bà dạ, na già bà dạ, tỳ điều đát bà dạ, tô ba ra noa bà dạ, dược xoa yết ra ha, ra xoa tư yết ra ha, tất rị đa yết ra ha, tỳ xá giá yết ra ha, bộ đa yết ra ha, ca tra bổ đơn na yết ra ha, tất kiền độ yết ra ha, a bá tất ma ra yết ra ha, ô đàn ma đà yết ra ha, xa dạ yết ra ha, hê rị bà đế yết ra ha, xả đa ha rị nẩm, yết bà ha rị nẩm, lô địa ra ha rị nẩm, man ta ha rị nẩm, mê đà ha rị nẩm, man ta ha rị nẩm, mê đà ha rị nẩm, ma xà ha rị nẩm, xà đa ha rị nữ, thị tỳ đa ha rị nẩm, tỳ đa ha rị nẩm, bà đa ha rị nẩm, a du giá ha rị nữ, chất đa ha rị nữ, đế sam tát bệ sam, tát bà yết ra ha nẩm, tỳ đa dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ba rị bạt ra giả ca hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, trà diễn ni hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ma ha bát du bác đát dạ, lô đà ra hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, na ra dạ noa hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, đát đỏa già lô trà tây hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ma ha ca ra ma đát rị già noa hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dị di, kê ra dạ di, xà dạ yết ra, ma đột yết ra, tát bà ra tha ta đạt na hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, giả đốt ra bà kỳ nễ hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, tỳ rị dương hất rị tri, nan đà kê sa ra đà noa bác đế, sách hê dạ hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, na yết na xá ra bà noa hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, a la hán hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, tỳ đa ra già hất rị đờm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, bạt xà ra ba nể, cu hê dạ, cu hệ dạ ca địa bát đế hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ra xoa võng bà già phạm, ấn thố na mạ mạ tỏa. 
(ÐỆ TỨ)
Bà già phạm, tát đát đa tát đát ra. Nam mô tý đô đế, a tất đa na ra lặc ca, ba ra bà tất phổ tra, tỳ ca tát đát đa bác đế rị, thập phật ra thập phật ra, đà ra đà ra, tần đà ra tần đà ra, sân đà sân đà. Hổ hồng, hổ hồng, phấn tra, phấn tra, phấn tra, phấn tra, phấn tra ta ha, hê hê phấn, a mâu ca da phấn, a ba ra đề ha đa phấn, ba ra ba ra đà phấn, a tố ra tỳ đà ra ba ca phấn, tát bà đề bệ tệ phấn, tát bà na già tệ phấn, tát bà dược xoa tệ phấn, tát bà kiền thát bà tệ phấn, tát bà bổ đơn na tệ phấn, ca tra bổ đơn na tệ phấn, tát bà đột lang chỉ đế tệ phấn, tát bà thập bà lê tệ phấn, tát bà a bá tất ma lê tệ phấn, tát bà xá ra bà noa tệ phấn, tát bà địa đế kê tệ phấn, tát bà đát ma đà kệ tệ phấn, tát bà tỳ đà da ra thẹ giá lê tệ phấn, xà dạ yết ra ma độ yết ra, tát bà dạ tha ta đà kê tệ phấn, tỳ địa da giá lê tệ phấn, giả đô ra phược kỳ nể tệ phấn, bạt xà ra cu ma rị, tỳ đà dạ ra thệ tệ phấn, ma ha ba ra đinh dương xoa kỳ rị tệ phấn, bạt xà ra thương yết ra dạ, ba ra trượng kỳ ra xà da phấn, ma ha ca ra dạ, ma ha mạt đát rị ca noa.  Nam mô ta yết rị đa dạ phấn, tỷ sắc noa tỳ duệ phấn, bột ra ha mâu ni duệ phấn, a kỳ ni duệ phấn, ma ha yết rị duệ phấn, yết ra đàn tri duệ phấn, miệc đát rị duệ phấn, lao đát rị duệ phấn, giá văn trà duệ phấn, yết la ra đát rị duệ phấn, ca bát rị duệ phấn, a địa mục chất đa ca thi ma xá na, bà tư nể duệ phấn, diễn kết chất, tát đỏa bà tỏa, mạ mạ ấn thố na mạ mạ tỏa. 
(ÐỆ NGŨ)
Ðột sắc tra chất đa, a mạt đát rị chất đa, ô xà ha ra, già bà ha ra, già bà ha ra, lô địa ra ha ra, bà ta ha ra, ma xà ha ra, xà đa ha ra, thi tỳ đa ha ra, bạc lược dạ ha ra, kiền đà ha ra, bố sử ba ha ra, phả ra ha ra, bà tỏa ha ra, bác ba chất đa, đột sắc tra chất đa, lao đà ra cah61t đa, dược xoa yết ra ha, ra sắt ta yết ra ha, bế lệ đa yết ra ha, tỳ xá giá yết ra ha, bộ đa yết ra ha, cưu bàn trà yết ra ha, tất kiền đà yết ra ha, ô đát ma đà yết ra ha, xa dạ yết ra ha, a bá tát ma ra yết ra ha, trạch kê cách trà kỳ ni yết ra ha, rị Phât đế yết ra ha, xà di ca yết ra ha, xá cu ni yết ra ha, mộ đà ra nan địa ca yết ra ha, a lam bà yết ra ha, kiền độ ma ni yết ra ha, thập phạt ra yên ca hê ca, trị đế dược ca, đát lệ đế dược ca, giả đột thác ca, ni đề thập phạt ra, tỳ sam ma thập phạt ra, bạc để ca, tát bà thập phạt ra, thất lô kiết đế, mạt đà bệ đạt lô chế kiếm, a ỷ lô kiềm, mục khê lô kiềm, yết rị đột lô kiềm, yết ra ha yết lam, yết noa du lam, đản đa du lam, hất rị dạ du lam, mạt mạ du lam, bạt rị thất bà du lam, tỷ lật sắc tra du lam, ô đà ra du lam, yết tri du lam, bạt tất đế du lam, ô lô du lam, thường già du lam, hắc tất đa du lam, bạt đà du lam, ta phòng án già bác ra trượng già du lam, bộ đa tỷ đa trà trà kỳ ni thập bà ra, đà đột lô ca kiến đốt lô kiết tri, bà lộ đa tỳ, tát bác lô ha lăng già, du sa đát ra, ta na yết ra tỳ sa dụ ca, a kỳ ni ô đà ca, mạt ra bệ ra kiến đa ra, a ca ra mật rị đốt đát liểm bộ ca, địa lật lặc tra, tỷ rị sắc chất ca, tát bà na cu ra, tứ dẫn già tệ yết ra rị dược xoa đác ra sô, mạt ra thị phệ đế sam ta bệ sam, tất đát đa bác đát ra, ma ha bạc xà lô sắc ni sam, ma ha bác lặc trượng kỳ lam, dạ ba đột đà xá du xà na, biện đát lệ noa, tỳ đà da bàn đàm ca lô di, đế thù bàn đàm ca lô di, bát ra tỳ đà bàn đàm ca lô di đát điệt tha. 
Án a na lệ, tỳ xá đề bệ ra bạc xà ra đà rị, bàn đà bàn đà nể, bạt xà ra bàn ni phấn. Hổ hồng đô lô ung phấn, ta bà ha. 
LƯỢC GIẢI
Tổ Ðơn Hà nói: Từ xưa đến nay không có ai dịch nghĩa thần chú. Vì có năm nguyên nhân: 1. Lời bí mật của Phật, duy có Phật với Phật mới biết, ngoài các vị thánh cũng không thể biết được.  2. Vì một chữ hoặc một câu có hàm vô số nghĩa.  3. Hoặc tên của các vị quỷ thần, kêu gọi các vị ấy liền đến để bảo hộ người tu.  4. Mật ấn của chư Phật, kẻ âm người dương đều phải tuân theo, cũng như ấn sắc của nhà vua.  5. Người chí tâm tụng trì, sẽ được diệt trừ tội nặng và mau chứng quả Thánh. 
Các nhà phiên âm có khác, song hành giả chí tâm trì tụng một bổn nào cũng đều được hiệu quả. 

***

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 12 EmptyMon Jun 30, 2014 10:32 am

IV. Công năng của thần chú
A Nan, mười phương các đức Như Lai đều nhờ “tâm chú” này mà hàng phục các ma, ngăn dẹp ngoại đạo, được thành quả Phật. Mười phương chư Phật đều nhờ “tâm chú” này mà cứu độ tất cả chúng sanh khỏi các tai nạn khổ não như thủy tai, hỏa tai, cơ cẩn v.v... và cứu độ chúng sanh ở địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, đều được giải thoát.
Các ông là hàng Thinh văn hữu học chưa khỏi luân hồi, phát tâm cầu quả A la hán, nếu không trì chú này, mà muốn cho khỏi các ma chướng thì không thể được. 
Sau khi ta diệt độ, các chúng sanh đời sau, nếu có người trì tụng chú này, thì các tai nạn: thủy tai, hỏa hoạn, thuốc độc, độc trùng, ác thú, yêu tinh, quỷ quái v.v... đều chẳng hại được. 

Nếu người phạm tội ngũ nghịch, phá trai, phạm giới, khi chí tâm trì chú này, thì các tội đều tiêu, cũng như nước nóng làm giá tan. Những người không con, muốn cầu con, tụng chú này sẽ được con, cầu trường thọ v.v... được trường thọ, mỗi mỗi đều như ý nguyện. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Phật Học Phổ Thông - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 12 EmptyTue Jul 01, 2014 12:44 pm

V. Các vị thiên thần phát nguyện bảo hộ người trì chú
Khi Phật nói thần chú này rồi, trong hội có vô số thần Kim cang, đồng lạy Phật và phát lời thệ nguyện:  -Chúng con xin sẽ thành tâm bảo hộ cho người trì chú này.
Lại có vô số các vị chư Thiên và Thánh Thần đều đứng dậy lạy Phật và phát nguyện bảo hộ người trì chú này, khiến cho họ khỏi các ma chướng và mau đặng thành đạo vô thượng Bồ đề. 
Lại có vô số vị Kim cang Tạng Bồ tát, đồng đứng trước Phật, phát lời thệ rằng: 

- Con tu hành chẳng chịu vào Niết bàn, nguyện ở lại đời sau để theo bảo hộ người tu hành, không cho các loài ác ma đến nhiễu hại, chúng nó phải ở cách xa người tu ngoài mười do tuần. Nếu có loài ác ma nào lai vãng đến người trì chú này, thì con dùng cây báo sử đánh nó nát như bụi, để cho người tu hành được như nguyện. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





Phật Học Phổ Thông - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phật Học Phổ Thông   Phật Học Phổ Thông - Page 12 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Phật Học Phổ Thông
Về Đầu Trang 
Trang 12 trong tổng số 24 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 7 ... 11, 12, 13 ... 18 ... 24  Next
 Similar topics
-
» THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
» KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK Phật lịch 2568 Dương Lịch 2019.
» Ý NGHĨA LỄ PHẬT VÀ LẠY PHẬT
» Thông tin về tử cung đôi
» THÔNG BÁO TẶNG XE MÁY CŨ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Căn Bản Phật Pháp-
Chuyển đến