Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Người thiện không đi tranh biện với người khác Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Người thiện không đi tranh biện với người khác

Go down 
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Người thiện không đi tranh biện với người khác Empty
Bài gửiTiêu đề: Người thiện không đi tranh biện với người khác   Người thiện không đi tranh biện với người khác EmptyMon Aug 05, 2013 11:23 am

 Người thiện không đi tranh biện với người khác


Trong quá khứ, có một người có khả năng tranh biện và anh ta thường thắng trong các cuộc tranh biện. Lúc đó, anh ta nghĩ rằng đó là tài năng của anh ta. Anh ta không suy nghĩ một cách cẩn thận về mối quan hệ giữa tranh biện và vấn đề phân biệt thiện ác. Sau này, anh ta gặp một số người tu luyện, những người nhẫn nhịn không tranh biện, và có một cảnh giới tư tưởng khác biệt. Lúc ấy anh ta mới nhận ra sự khác biệt to lớn giữa hai loại người.
Một ngày nọ, sau khi đọc xong cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử, trong đó nói: “Thánh nhân chi đạo, vi nhi bất tranh” (”Bậc thánh nhân chỉ làm việc chứ không tranh giành”), anh ta đột nhiên ngộ ra rằng: Nói chuyện khéo léo không phải là tài năng chân chính, mà chịu phỉ báng mà không tranh biện mới là cảnh giới cao thượng nhất của đời sống.
“Thiện giả bất biện, biện giả bất thiện” (Người thiện thì không cần phải biện giải, người nào phải biện giải thì là “bất thiện”) là từ chương 81 của Đạo Đức Kinh. Chương 81 viết: “Tín ngôn bất mỹ, mỹ ngôn bất tín; thiện giả bất biện, biện giả bất thiện; tri giả bất bác, bác giả bất tri” (Lời nói chân thật thì không hoa mỹ, lời nói hoa mỹ thì không chân thật. Người thiện thì không cần phải biện giải, người nào phải biện giải thì là “bất thiện”. Người biết thì không nói, người nói tức là người không biết).
Đức độ thường đặt giá trị vào hành động, không chỉ lời nói suông. Không cần thiết phải tranh luận chân lý hằng ngày. Những cuộc tranh luận suốt ngày chưa chắc đã đưa đến chân lý. Hết thảy chân lý và chính đạo chỉ có thể hiểu được bằng chuyên tâm thực tu và lĩnh ngộ chân chính.

Khổng Tử giảng trong “Luận ngữ – Lí Nhân“: “Quân tử dục nột vu ngôn nhi mẫn vu hành” (Bậc quân tử thường chậm trong lời nói nhưng hành động thì nhanh nhẹn và sáng suốt). Trong “Luận ngữ – Học Nhi“, ông giảng: “Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an, mẫn vu sự nhi thận vu ngôn.” (Bậc quân tử ăn nhưng không cầu ăn no; sống nhưng không màng thoải mái; nhanh nhẹn, minh mẫn nhưng rất thận trọng về lời nói của họ).
Điều này cho thấy, người ta nên nói ít nhưng làm nhiều. Cả Khổng Tử và Lão Tử đều đồng ý về vấn đề này. Vì thế bất cứ điều gì mà chúng ta làm, có thể là tu luyện hoặc trong sinh hoạt xã hội, chúng ta chỉ làm một cách đứng đắn và thực tế mà không khoe khoang khoác lác.
Nếu chúng ta suy nghĩ về điều đó một cách cẩn thận, thì sẽ thấy rằng một người tốt với nhiều khả năng không cần phải đi tranh biện với người khác. Họ sẽ không chỉ dùng lời nói để chứng minh mình là đúng. Thậm chí dẫu họ có bị phỉ báng trước mặt hay bị công kích cá nhân, họ có thể chứng minh họ vô tội và thanh bạch bằng chính hành động của họ. Những người có thể nhẫn nhịn không tranh biện thường thường là những người làm việc một cách lặng lẽ, họ đều mang tâm `dữ thế vô tranh’ (không tranh với đời).
Ngược lại, những ai tranh biện hằng ngày thật ra không phải là những người có khả năng chân chính, mặc dù khi tranh biện, họ luôn muốn thể hiện năng lực của họ. Tuy vậy, người thiện lương chân chính không cần phải `hoa ngôn xảo ngữ’ (nói lời hoa mỹ và khôn khéo) để được người khác tán dương. Nói chuyện tầm phào mà không thật sự hành động thì tương đương với không hoàn thành việc gì.
Điều đầu tiên phải chú ý trong lời nói là tránh không nói những điều to tát và nói khoác lác. Không nên chỉ trích người khác, lấy thiện đãi người, gặp điều không hay thì nhẫn nhịn không tranh biện. Đây là những điều mà bậc chính nhân quân tử làm.
Do vậy, rõ ràng là chúng ta nên nói ít hơn và làm nhiều hơn.


Grace Mann



flower

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Người thiện không đi tranh biện với người khác Empty
Bài gửiTiêu đề: Chuyện cậu bé mù xây cầu   Người thiện không đi tranh biện với người khác EmptyMon Aug 05, 2013 11:55 am

Chuyện cậu bé mù xây cầu

Vào triều Bắc Tống, ở một làng nọ có một cậu bé tàn tật chừng mười tuổi, chân bị què, sống một cuộc sống ăn xin nghèo khổ.
Trước làng là một con suối lớn. Vì không có cầu, nên dân làng muốn qua suối là phải lội, rất bất tiện, nhất là đối với những người già vào mùa nước lũ. Nhiều năm đã qua đi như vậy, cho đến một hôm người ta thấy cậu bé ăn xin què quặt gom những tảng đá lớn về bên suối. “Cháu muốn xây cầu để mọi người đi lại thuận tiện”, cậu giải thích. Người làng cho đó là chuyện khôi hài của một cậu bé khùng nên không để ý đến.

Nhưng đống đá dần dần lớn lên qua tháng năm trở thành một cái gò, và dân làng bắt đầu hiểu ra. Nhiều người cũng góp thêm sức vào, chẳng mấy chốc đã đủ đá xây cầu. Rồi người ta thuê thợ xây dựng đến làm. Trong quá trình cùng làm, cậu bé bị mảnh đá bắn vào mắt và mù cả hai mắt. Người dân lấy làm thương cảm lắm. Nhưng cậu bé, mặc dù dã què lại thêm mù, vẫn không một lời ca thán và cố gắng trong khả năng của mình cùng góp sức xây cầu với dân làng.
Cuối cùng, sau những tháng ngày nhọc nhằn vất vả, cây cầu đã được xây xong. Dẫu không nhìn thấy gì, nhưng trên khuôn mặt của cậu hiện một nụ cười rạng rỡ.

Đột nhiên một tiếng sấm nổ vang dù trời quang mây tạnh. Và người ta thấy cậu bé ăn mày đáng thương đã bị sét đánh chết ngay trên chiếc cầu mới xây.
Bấy giờ đúng lúc Bao Công đi thị sát qua làng. Dân làng kéo ra kêu oan với Bao Công, rằng tại sao trời xanh lại hại người tốt. Trước câu chuyện quá thương tâm, và cảm thấy quá bất công, Bao Thanh Thiên chẳng cầm nổi lòng mình, bèn viết “thà làm điều ác còn hơn làm điều thiện”.
Trở về Kinh thành sau chuyến công du, Bao Công cảm thấy trong lòng không thoải mái, nhất là về những gì ông đã viết trong lúc không dằn được lòng mình. Trong bản tấu trình, ông đã không tâu lên Hoàng thượng về sự kiện hy hữu đó.
Hoàng thượng hôm ấy mời Bao Công đến chơi và dẫn Bao Công đến gặp hoàng tử mới ra đời trong lúc Bao Công đi thị sát ngoại tỉnh. Hoàng tử trông khôi ngô nhưng mắc tật khóc suốt ngày. Hoàng thượng cũng muốn hỏi Bao Công xem có cách nào cho hoàng tử hết khóc. Bao Công thấy hoàng tử da dẻ trắng trẻo mịn màng, và trong lòng bàn tay dường như có một hàng chữ. Ghé mắt vào nhìn kỹ thì chính là “thà làm điều ác còn hơn làm điều thiện”! Quá bất ngờ và xấu hổ, Bao Công lấy tay để xoá, và kỳ lạ thay, ông vừa vuốt qua thì dòng chữ biến mất. Hoàng tử nín khóc tức thì.
Hoàng thượng rất đỗi ngạc nhiên, hỏi tại sao lại như thế. Bao Công sợ hãi quỳ xuống kể lại hết đầu đuôi câu chuyện, và xin Hoàng thượng xá tội vì đã không báo cáo về chuyện này trong bản tâu trình. Hoàng thượng bèn ra lệnh Bao Công phải điều tra cho rõ vụ việc.
Đêm ấy Bao Công ngả đầu lên chiếc gối “Âm Dương địa phủ” và lập tức trong mộng đi đến cõi âm gian. Diêm Vương kể cho ông rằng hoàng tử đó vào mấy đời trước từng làm việc đại gian ác, nên Thần đã an bài phải trả nghiệp ác ấy trong ba đời: đời thứ nhất què cụt, đời thứ hai mù loà, và đời thứ ba bị sét đánh chết. Nhưng khi què quặt xin ăn, cậu bé đã luôn vì người làm việc tốt, nên Thần đã rút lại thời gian trả nghiệp và khiến cậu bé ăn xin bị mù. Sau khi mù, cậu bé đã không những không oán thán ai hết mà vẫn luôn vì người làm điều Thiện. Vì lý do ấy mà Thần đã an bài lại một lần nữa để cậu bé trả hết nghiệp trong một đời. Diêm Vương nói với Bao Công: “Một đời trả hết nghiệp thay cho ba đời, lại còn được chuyển sinh làm đương kim Thái tử, hưởng thụ phúc phận của Thiên tử.”

Người thiện không đi tranh biện với người khác Vpbrss

Tác giả: Thiện Dung

flower 
 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
 
Người thiện không đi tranh biện với người khác
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tu khẩu và không nên nói về những khuyết điểm, thiếu sót của người khác
»  Tu khẩu và không nên nói về những khuyết điểm, thiếu sót của người khác
» Người chính trực sẽ có người theo, kẻ hại người là tự hại mình
» Tại sao người xưa nói: ‘Người tính không bằng Trời tính’
» NGƯỜI GIÀ NÊN TRÁNH

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Các Đạo Khác :: Gương Xưa Tích Cũ-
Chuyển đến