Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  LÃO TỬ TINH HOA Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 LÃO TỬ TINH HOA

Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2  Next
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

LÃO TỬ TINH HOA Empty
Bài gửiTiêu đề: LÃO TỬ TINH HOA   LÃO TỬ TINH HOA EmptyMon Jun 09, 2014 4:15 pm

LÃO TỬ TINH HOA
Tác giả: Thu Giang Nguyễn Duy Cần
Nhà xuất bản: Thành phố Hồ Chí Minh
Năm xuất bản: 1992
Số trang: 258
Giá bìa: 15.000 đ
Thực hiện ebook: Goldfish
Ngày hoàn thành: 09/02/2010
http://www.thuvien-ebook.com
MỤC LỤC
Vài lời thưa trước
PHẦN THỨ NHẤT
I. LƯỢC SỬ LÃO TỬ
II. SÁCH CỦA LÃO TỬ: ĐẠO ĐỨC KINH
A. VĂN CHƯƠNG TRONG SÁCH LÃO TỬ
B. CÁC NHÀ CHÚ GIẢI LÃO TỬ
PHẦN THỨ HAI
I. PHẦN TỔNG QUAN
A. Đạo là gì?
B. Cái Động của Đạo
C. Huyền Đồng
D. Chính trị
II. PHẦN PHÂN TÍCH
ĐẠO
A. Về bản thể
B. Về nhân sự
ĐỨC
A. Đức
B. Huyền Đức

A. Vô tuyệt đối
B: Vô đối đãi
TỰ NHIÊN
NHÂN NGHĨA THÀNH TRÍ
HỌC
PHẢN VÀ PHỤC
TÔN HỮU DƯ-BỘ BẤT TÚC
TRI TÚC-TRÌ CHI
BẤT TRANH
NHU NHƯỢC
BÁT NGÔN CHI GIÁO
TAM BỬU
HUYỀN ĐÔNG
VÔ VI
PHẦN THỨ BA
A.SỰ BIẾN THIÊN CỦA LÃO HỌC
B.LÃO TỬ VÀ KHỔNG TỬ
C.ẢNH HƯỞNG SÁCH LÃO TỬ.
 
 
Vài lời thưa trước
 
Lão Tử  Tinh Hoa  gồm ba phần mà phần chủ yếu, tức phần thứ hai, tôi đã có dịp chép lại từ blogspot  Chu Văn An  http://chuvanan1972.blogspot.com  (xem post #20, trang
http://www.thuvien ebook.com/forums/showthread.php?t=26460&page=2).
Vì lúc chép lại tôi không có “sách giấy”  nên  đã  chép không theo đúng thứ tự  các tiết. Trong một dịp về quê  tôi tìm lại tác phẩm này  (tôi mua từ năm 1994)  nên nay tôi cũng bắt đầu  chép lại từ phần thứ hai. Ngoài việc sắp xếp lại theo đúng thứ tự trong sách, tôi còn  sửa một vài lỗi chính tả, lược bỏ những đoạn mà trong sách không có; chép thêm các những chỗ thiếu
(bản đó không chép chữ Hán, chữ Pháp, một số các chú thích).
Nhờ trứớc đây tôi đã chép cuốn Lão tử - Đạo Đức kinh của cụ Nguyễn Hiến Lê (Nxb Văn hoá, năm 2006)  nên việc chép chữ Hán  trong cuốn  Lão tử tinh hoa  này không tốn công nhiều, gần như chỉ cần chép lại các đoạn tương ứng trong bản của cụ Nguyễn Hiến Lê rồi sửa lại cho phù hợp  với bản của cụ Nguyễn Duy Cần vì hai bản có nhiều chỗ khác nhau như hai ví dụ sau:
- Trong tiết D: Chính trị, phần II: Tổng quan, cụ Nguyễn Duy Cần có trích dẫn câu: “Dân chi khinh tử, dĩ kỳ  cầu sinh chi hậu…” (民之輕死,  以其求生之厚…), và dịch  là:  “dân mà coi thường cái chết, là vì quá trọng cầu cái sống”). Còn bản của cụ  Nguyễn Hiến Lê thì chép là:  “Dân chi khinh  tử, dĩ kì  thượng cầu sinh chi hậu…” (民之輕死, 以其上求生之厚…), và dịch là: “Dân sở  dĩ coi thường cái chết là vì nhà cần quyền tự phụng dưỡng quá hậu…”. Vì bản của cụ  Nguyễn Hiến Lê có chữ  “thượng”  上, còn bản của cụ  Nguyễn Duy Cần  thì không,  nên  ý nghĩa câu đó khác  nhau như vậy.  Điều này cụ Nguyễn Hiến Lê có nêu ra trong cuốn  Lão tử  -  Đạo Đức kinh  (xem phần dịch  Đạo Đức kinh, chương75).
-  Một câu trích dẫn khác, cũng trong tiết  C:    “Dân đa lợi khí, quốc gia tư hôn” (民多利器, 國家滋昏): “Nhân dân nhiều lợi khí, thì nước nhà càng tối tăm”. Tương ứng với chữ “dân” 民  trong câu  đó, bản của cụ Nguyễn Hiến Lê chép là “triều” 朝: “Triều đa lợi khí, quốc gia tư hôn” (朝多利器,  國家滋昏):  “Triều đình càng nhiều “lợi khí” (tức quyền mưu) thì quốc gia càng hỗn loạn” (Chương 57).
Hai ví  dụ trên  có một điểm chung là: theo bản của cụ Nguyễn Duy Cần  thì  người có lỗi đều là dân, còn theo bản của cụ Nguyễn Hiến Lê thì người có lỗi đều là nhà cầm quyền.
Trong cuốn Đạo Đức kinh dễ hiểu, Phan Ngọc cho biết: “Trong việc dịch này tôi cảm ơn các bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Hiến Lê, Thu Giang, Giáp Văn Cường mà tôi đều tham khảo với tinh thần “Hư tâm cầu học”. Đó đều là những bản dịch tốt, biểu hiện một trình độ Hán học sâu và một công phu khảo cứu hết sức nghiêm túc. So với nhiều bản dịch tiếng  Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga thì nó dễ hiểu hơn. Tôi chỉ giới thiệu cách dịch dễ hiểu cho nên gọi nó là  Đạo Đức Kinh dễ hiểu, còn  Đạo Đức Kinh chính nghĩa là chuyện của các thế hệ sau”. Hai câu tương ứng với hai ví dụ nêu trên, Phan Ngọc
phiên âm và dịch nghĩa như sau:
-  “Dân chi khinh tử, dĩ kỳ  thượng cầu sinh chi hậu…”:  Dân mà coi thường cái chết là vì người trên lo cái sống của họ quá nặng…
-  ““Dân đa lợi khí, quốc gia tư hôn”:  Khi dân có nhiều mánh khóe mưu lợi (/lợi khí/) thì nước nhà sẽ tối tăm.
Như vậy, câu  trước, bản của Phan Ngọc có chữ “thượng” giống như bản của cụ Nguyễn Hiến Lê; còn câu sau dùng chữ “dân” giống như bản của cụ Nguyễn Duy Cần
1
.Sách dày khoảng 250 trang (không kể phần sách tham khảo và mục lục mà tôi không chép lại) mà phần thứ hai gồm khoảng 170 trang, tức khoảng 70% tác phẩm, nên phần tôi đánh máy không đáng kể so với phần tôi chép lại từ blogspot  Chu Văn An. Xin chân thành cảm ơn người đã đăng phần  hai  tác phẩm  Lão Tử Tinh Hoa  và xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn.
 

Goldfish

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

LÃO TỬ TINH HOA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LÃO TỬ TINH HOA   LÃO TỬ TINH HOA EmptyTue Jun 10, 2014 12:52 pm

ĐẠI CƯƠNG TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC
LÃO TỬ TINH HOA
 
____________________
1Có trường hợp, như câu “bất tranh chi đạo, nhược xưng thượng đức”, cả hai bản của cụ Nguyễn Hiến Lê
và của Phan Ngọc đều không có. (Goldfish).
 
Kính tặng hương hồn thân phụ
để nhớ lại những đêm dài mà Cha đã giảng cho con nghe về lẽ Đạo.
Con-----------N.D.C---------(…) “Ông chỉ viết có một quyển rất vắn tắt:
ĐẠO ĐỨC KINH. Vài dòng chữ hợp thành quyển sách ấy chứa đựng tất cả sự khôn ngoan trên quả đất này”.
(Il n’écrivit qu’un livre très bref: le livre de la voie
et de la vertu. Les quelques lignes qui le composent
contiennent toute la sagress de cette terre)
RENE BERTRAND
(sagesse Perdu) p.306
*-----------------------------“Lão Tử đâu phải chỉ sống cho nước Trung Hoa và thời đại của ông mà thôi; ông là một trong
những bậc Thầy thuần tuý và sâu sắc của nhân loại.
(Lao Tsé n’est pas vécu seulement pour la Chine et pour son époque; il est un des maîtres les plus purs et les plus profonds de l’Humanité)
E.V. ZENKER
(Hist. de la Philos. Chinoise) p.108
*-----------------------------Tri giả bất ngôn
知 者 不 言
Ngôn giả bất tri
言 者 不 知
Biết, thì không nói;
Nói, là không biết.

道 德 經----ĐẠO ĐỨC KINH

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

LÃO TỬ TINH HOA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LÃO TỬ TINH HOA   LÃO TỬ TINH HOA EmptyTue Jun 10, 2014 6:43 pm

PHẦN THỨ NHẤT
 
I. LƯỢC SỬ LÃO TỬ
Nhân vật Lão Tử sanh vào thời nào, năm nào, thật là một điều rất khó thể biết được. Các học giả Trung Hoa, Nhật Bản và cả Âu Mỹ từ trước đến giờ chỉ bàn suông, chưa có một giả thuyết nào có thể tin là đích xác được về thân thế cũng như về sách vở của ông.
*
* *
Theo sử gia  đầu tiên của Trung Quốc là Tư Mã Thiên  司馬遷  thì Lão Tử là người nước Sở  楚, huyện Khổ  苦, làng Lệ  厲, xóm Khúc Nhân  曲仁, ở tỉnh Hồ Nam bây giờ.  Ông tên  Nhĩ 耳, họ Lý  李, tự là Bá Dương  伯陽; thuỵ là Đam  聃, làm quan giữ tàng thất sử nhà Châu 周.
“Khổng Tử đến Châu, hỏi Lễ. Lão Tử nói: “Lời nói của ông là lời nói của những kẻ nay đã xương tàn cốt rụi. Vả, người quân tử đắc thời thì đi xe, không đắc thời thì tay  vịn nón lá mà đi chơn. Ta nghe rằng: kẻ buôn giỏi khéo giữ của quý như không có gì, người quân tử đức thạnh, dung mạo dường như kẻ ngu. Họ rất khác với cái kiêu khí và đa dục của ông, thái sắc và đảm chí ấy không ích gì cho thân ông cả. Tôi sở dĩ bảo cho  ông biết có bấy nhiêu thôi”.
“Khổng Tử ra về bảo với đệ tử: “Chim, ta biết nó bay thế nào; cá, ta biết nó lội làm sao; thú, ta biết nó chạy cách nào. Thú chạy, thì ta có lưới bắt nó; cá lội, thì ta có dây câu ví nó; chim bay, thì ta có bẫy gài nó. Chí như con Rồng, ta không biết nó theo mây theo gió mà bay liệng như thế nào. Nay ta thấy Lão Tử như con Rồng!”
“Lão Tử tu giồi đạo đức, cái học của ông là vụ lấy sự “ẩn tích mai danh” làm gốc. Ở Châu lâu, sau thấy Châu suy, nên bỏ mà đi. Đến cửa ải, quan lệnh là Doãn Hỉ 尹喜  nói:
“Ngài toan đi ẩn, xin gượng vì tôi để lại bộ sách”.
Lão Tử ở lại soạn ra bộ sách ý nói về Đạo Đức, phân làm hai thiên, gồm trên năm nghìn lời. Rồi bỏ đó mà đi, không biết chung cuộc đời Ngài như thế nào”.
Câu chuyện hỏi Lễ trên đây rất  có thể là một câu chuyện ngụ ngôn, chứ không phải là sự thực như đã có nhiều học giả ngờ vực và bài bác. Nhưng thiết nghĩ, việc ấy đích xác hay không đích xác cũng không quan trọng gì cho lắm. Quan trọng nhất là cái ý nghĩa hàm súc của câu chuyện hỏi Lễ ấy: nó biểu diễn được một cách rất sâu sắc và ý vị lập trường
hữu vi  và vô vi  của hai nhà đại tư tưởng đã thay nhau ngự trị và nhồi nắn tâm hồn người Trung Hoa trên mấy mươi thế kỷ.
*
* *
Có kẻ lại cho rằng đồng thời với Khổng Tử cũng có người tên  là Lão Lai Tử (老來子) người nước Sở  楚, có viết ra một bộ sách mười lăm thiên, chuyên nói về cái dụng của Đạo gia.
Sách  Lễ Ký  ở thiên  “Tăng Tử Vấn”  có câu  “tích ngô tùng Lão Đam”  (xưa ta theo Lão Đam), và trong sử nước Sở cũng có câu  “Lão Lai Tử giáo Khổng Tử”  (Lão Lai Tử dạy Khổng Tử) nên người sau có kẻ cho rằng Lão Lai Tử chính là Lão Đam hay Lão Tử vậy.
Vì chưng Lão Tử sống trên 160 năm (có kẻ lại bảo là trên 200 năm) nên người ta cho rằng ông nhờ tu dưỡng Đạo Đức mà được sống lâu và mạnh khoẻ như thế.
*
* *
Trong  Sử Ký  cũng có chép rằng:  “129  năm sau khi Khổng Tử mất, Thái Sử nhà Châu (周)  là Đảm  (儋)  gặp Tần Hiến Công  (秦獻公)  nói: “Bắt đầu nhà Tần và nhà Châu hợp với nhau, rồi lại tan. Tan rồi năm trăm năm lại hợp với nhau 70 năm thì Bá Vương ra đời vậy”. Cho nên có kẻ cho rằng  “ông Đảm  (儋)  đây tức là Lão Tử đó”. Nhưng có người cho rằng không phải thế, vì Lão Tử là một bậc “quân tử ở ẩn”.
Học giả về sau phần nhiều cũng ngờ  đoạn văn trên đây của Sử Ký. Nho gia đời Thanh là Tất Nguyên  (畢元) trong bài  tựa quyển  Lão Tử Đạo Đức Kinh Khảo Dị (老子道德經考異) biện minh rằng:  “đời xưa chữ ĐAM (聃) và chữ  ĐẢM (儋) dùng lẫn nhau”. Trong  Thuyết Văn Giải Tự  (說文解字) cũng có chữ Đam (聃) và giải nghĩa như vầy: Tai thòng xuống (耳曼也)
2. Còn chữ Đảm (儋) thì cũng giải là: Tai dài (垂耳也)
3. Ở phương Nam có nước tên là Đảm Nhĩ (聸耳), nghĩa là nước mà người ta có tai dài thòng xuống. Trong sách Đại Hoang Bắc Kinh Lữ Lãm (大荒北經呂覽) thì chữ Đam Nhĩ 聃耳 cũng viết là Đảm 聸. Lại nữa, cũng trong  Lữ Lãm (呂覽) chữ Lão Đam 老聃, trong sách Hoài Nam Vương  (淮南王) chữ  Đảm Nhĩ  儋耳  đều viết là  Đam  耽. Trong  Thuyết Văn
Giải Tự  (說文解字) cũng có chữ  耽  (cũng đọc là Đam), cắt nghĩa là “tai lớn rủ xuống” (耳大垂也)
4. Vì chưng ba chữ ấy ý nghĩa và giọng đọc tương đồng nên mới dùng lẫn với nhau.  Trịnh Khang Thành (鄭康成) nói:  “Lão Đam là cái biệt hiệu của những kẻ sống lâu đời xưa”.
____________
2“Nhĩ mạn dã”. (Goldfish).
3“Thuỳ nhĩ dã”. (Goldfish).
4“Nhĩ đại thuỳ dã”. (Goldfish).
 
Nói như thế cũng thông. Như vậy thì Lão Tử cũng chỉ là danh hiệu một bậc “Thầy Già” và chỉ có thế thôi.
*
* *
Qua thế kỷ thứ 19, các nhà bác học Trung Hoa cũng như những nhà thông thái Âu Tây áp dụng phương pháp khoa học về ngôn ngữ để nghiên cứu sách của Lão Tử, thực ra cũng chỉ đem lại thêm một vài tia sáng nhưng kết quả chưa có gì thiết thực.
Các học giả Trung Hoa phần đông lâu nay vẫn tin theo  truyền thuyết rằng  Lão Tử  đồng thời với  Khổng Tử  và lớn hơn lối vài mươi tuổi.  Khổng Tử  sống vào khoảng 570 và 490
còn  Lão Tử  thì sống vào khoảng 570 và 479 trước Tây lịch kỷ nguyên, nghĩa là vào khoảng cuối thế kỷ thứ 6 và đầu thế kỷ thứ 5 trước Chúa Giáng Sinh
5, cùng thời với Héraclite (535-475) và Pythagore (570-496) ở Hy Lạp.
Những câu chuyện do sử gia Tư Mã Thiên thuật lại trong Sử Ký không thể tin được, là vì phần nhiều tài liệu, Tư Mã Thiên đều lấy theo sách Trang Tử. Mà sách  Trang Tử  thường có tánh cách ngụ ngôn nên những câu chuyện kể trong ấy không thể tin được. Huống chi phần nhiều câu chuyện có liên quan đến Lão Tử trong sách  Trang Tử  đều ở về phần Ngoại thiên, tức là thiên mà các nhà phê bình đều cho là nguỵ thơ.  Những ý tưởng mà sách  Trang Tử  gán cho Lão Tử về Lễ lại nghịch rất xa với  học thuyết Lão Tử trong Đạo Đức Kinh nơi chương 38:  “Lễ chỉ là cái vỏ mỏng của lòng trung tín mà cũng là đầu mối
của hỗn loạn”  (Phù Lễ giả, trung tín chi bạc, nhi loạn chi thủ” (夫禮者,  忠信之薄, 而亂之首).
Trong tình trạng hiện thời, ta chưa thể biết được rõ ràng hơn nữa về con người lịch sử của Lão Tử, vậy ta cũng nên tạm thời, theo truyền thuyết mà cho Lão Tử là tác giả quyển Đạo Đức Kinh cũng không sao.
*

* *

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

LÃO TỬ TINH HOA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LÃO TỬ TINH HOA   LÃO TỬ TINH HOA EmptyFri Jun 13, 2014 12:17 pm

II. SÁCH CỦA LÃO TỬ: ĐẠO ĐỨC KINH
 
Sách của Lão Tử cũng theo truyền thuyết, có lẽ viết ra lúc Khổng Tử còn sống, là vì trong sách  Trang Tử  có thuật lại việc hỏi Lễ của Khổng Tử, và trong  Lễ Ký  ở thiên “Tăng Tử
Vấn”, nhất là trong Sử Ký của Tư Mã Thiên cũng đều có bàn qua về việc gặp gở giữa hai người.  Lại còn một lẽ nữa là trong nhiều quyển sách “viết ra” trước hoặc sau ngày chết của Khổng Tử (479) như Lễ Ký, Trang Tử, Lữ Thị Xuân Thu, Chiến Quốc Sách, Hàn Phi Tử, Hàn Phi Ngoại Truyện, Hài Nam Tử, Sử Ký… và cả Luận Ngữ nữa
6, người ta thường
______________
5 Tức là ném về thời Xuân Thu (772-481).
6 Nghi là Luận Ngữ đã rút trong chương 63 của Lão Tử đoạn “báo oán dĩ đức” để viết đoạn văn: “Hoặc viết: Dĩ đức báo oán, hà như. Tử viết: Hà dĩ báo đức? Dĩ trực báo oán, dĩ đức báo đức” (chương Hiến Vấn đệ thập tứ) (或曰: 以德報怨, 何如. 子曰: 何以報德? 以直報怨, 以德報德 (憲問). (Có kẻ hỏi: lấy đức thấy có trích trong nhiều đoạn văn trong Đạo Đức Kinh gồm  1745 lời. Như vậy, ta có thể cho rằng quyển Đạo Đức Kinh viết ra vào khoảng cuối thế kỷ thứ năm, trước Tây lịch kỷ
nguyên.
 
Chống lại với thuyết trên, có người lại cho rằng Đạo Đức Kinh là một quyển sách tạp nhạp “phỏng theo thuyết Âm Dương, lượm lặt những chỗ hay của Khổng học và Mặc học để dung hoà với điều cốt yếu của Danh gia và Pháp gia” hoặc về sau phỏng theo sách của Trang Tử, các sách binh pháp và rút tỉa những tư tưởng về thuyết ngu dân cuối thế kỷ thứ 9 sau Chúa Giáng sinh mà thêm vào… Vì chính vì vay mượn cùng khắp bá gia chư tử mà sách  ấy đưa ra nhiều ý tưởng mâu thuẫn.  Nhưng nghiên cứu cho thật kỷ, ta sẽ thấy rằng Đạo Đức Kinh, về phương diện tư tưởng cũng như về văn chương, là một quyển sách do một người viết ra mới được nhất trí như thế và thành một hệ thống tư tưởng rất chặt chẽ.
Về thuyết cho rằng sách ấy viết ra sau sách Trang Tử (335-375) thì là một việc khó tin được. Sách Trang Tử và Hàn Phi Tử là những sách giải thích cái học của Lão Tử rất là rõ ràng từng điểm một, huống chi lại cho nó  rút tỉa tư tưởng các thuyết ngu dân cuối thế kỷ thứ 9 sau công nguyên thì rõ là phi lý.
Ngoài hai giả thuyết trên đây còn một giả thuyết thứ ba cho rằng Đạo Đức Kinh rất có thể viết vào khoảng giữa từ Khổng Tử (551-475) và Mặc Tử (480-400) đến Trang Tử (355-275) và Mạnh Tử (327-280), nghĩa là khoảng 460 và 380, cuối thế kỷ thứ 5 và đầu thế kỷ thứ 4, trước công lịch kỷ nguyên. Là vì Khổng Tử và Mặc Tử không hề nói đến Lão Tử,
còn Lão Tử, trong nhiều đoạn văn , lại chống hẳn với tư tưởng của hai nhà tư tưởng trên kia. Những danh từ như Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín của Nho học đều bị Lão Tử chỉ trích chê bai, nhất là ở những chương 18, 19 và 38:  “Đại Đạo phế hữu Nhân Nghĩa”  (18), “Tuyệt Thánh khí Trí… Tuyệt Nhân khí Nghĩa”  (19),  “Thất Đạo nhi hậu Đức, thất Đức nhi hậu Nhân, thất Nhân nhi hậu Lễ… Phù Lễ giả, Trung Tín chi bạc, nhi loạn chi thủ”
(38)… Cũng như trong sách của Mặc Tử đề cao thuyết “thượng hiền”, thì Lão Tử trái lại bảo  “Bất thượng hiền”  ở chương thứ 3, dĩ nhiên không phải đó là nhắm vào thuyết “thượng hiền” của Mặc Tử mà công kích hay sao?
Vì vậy, giả thuyết cho rằng Đạo Đức Kinh viết vào thời Chiến Quốc, khoảng 460 và 380, nghĩa là cuối thế kỷ thứ 5 và đầu thế kỷ thứ 4 là có thể tin được hơn cả, nhưng vẫn còn là một giả thuyết, vì trong sách không  thấy ghi một tên người hay một việc gì để có thể dùng làm đối chứng
_______________
7. mà báo oán thì sao? Phu Tử nói: “Rồi lấy gì để báo đức?”. Hảy lấy ngay thẳng mà báo oán, lấy đức mà báo đức). Như vậy, sách Lão Tử có trước hay sau Luận Ngữ?
7
Lương Khải Siêu cho rằng “sách Lão Tử Đạo Đức Kinh là sản phẩm của thời Chiến Quốc (480-249), còn nhân vật Lão Tử thì không rõ thật là ở vào thời nào”. Họ Lương căn cứ vào 5 điều sau đây để chứng minh giả thuyết của mình:
-1) Theo Sử Ký, thì nói Lão Tử là tiền bối của Khổng Tử. Vậy cháu của Lão Tử không thể là tướng quốc nước Nguỵ được (Tam Quốc).
-2) Khổng Tử, Mặc Tử, Mạnh Tử - trước sau không bao
giờ đề cập đến Lão Tử.
-3) Lão Tử Đ.Đ.K, những tên xưng Hầu Vương, Vương Công, Vương Hầu, Vạn Thặng… đều là thành ngữ không thuộc về thời Xuân Thu.
-4) Trong Lão Tử Đ.Đ.K giọng văn hết sức tự do và kịch liệt, không giống với giọng văn thời Xuân Thu.
-5) Sách Đ.Đ.K chỉ trích Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí là chống báng Nho gia. Câu “bất thượng hiền” là chống báng Mặc Tử. Lại câu “dân bất uý tử…” có vẻ ám chỉ Pháp gia.
 
Còn Phùng Hữu Lan thì cũng chủ trương rằng sách Lão Tử Đ.Đ.K là tác phẩm của thời Chiến Quốc. Sách ấy viết sau Huệ Thi và Công Tôn Long (phái Danh học) chứ không thể trước đó được là vì trong sách Lão Tử có đề cập đến vấn đề danh học (vô danh). Họ Phùng nói:
-1) Về thời đại trước Khổng Tử không có
những người tự trước thuật ra học thuyết riêng. Bởi thế Chương Học Thành, một sử gia đời Thanh, có viết:
“Về thời xưa không thấy ai tự viết sách cả. Các nhà cầm quyền dùng sử gia của họ thì chỉ chép văn chương.
 
Như vậy, người “ẩn quân tử” với chủ trương “vi nhi bất thị”, “thiện hành vô triệt tích” đã thắng được óc tò mò soi bói của hậu thế… Trong hoàn của hiện tại của ta không còn biết phải làm sao hơn được nữa khi chạy theo tông tích của bậc “ẩn quân tử” này, có  lẽ ta cũng nên “khôn ngoan” hơn là tạm thời nhận theo thuyết mà cho rằng Lão Tử là tác giả bộ Đạo Đức Kinh.
*

* *

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

LÃO TỬ TINH HOA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LÃO TỬ TINH HOA   LÃO TỬ TINH HOA EmptyTue Jun 17, 2014 3:26 pm

A. VĂN CHƯƠNG TRONG SÁCH LÃO TỬ


Trong  Lão Trang Thân Hàn Liệt truyện  (老莊申韓列傳), Thái sử Công cho rằng sách Lão Tử thật là “thâm viễn”, “vi diệu”, “kỳ ảo” khó thể biết v.v… Đó là ông muốn nói về
nội dung tư tưởng, chứ chưa phải muốn nói đến hình thức của văn từ.
Như trong bản dịch của Lão Tử, tôi đã nói, văn từ trong sách  Đạo Đức Kinh  là một  lối thơ tự do, thường là một lối thơ ba chữ hay bốn chữ, và rất chú trong đến âm vận.
Tỉ như, nơi chương 3, ta thấy:
“Hư kỳ tâm, ------虛其心,
“Thực kỳ phúc, --實其腹,
“Nhược kỳ chí, --弱其志,
“Cường kỳ cốt, --强其骨,
Chương thứ 4:
“Toả kỳ nhuệ, -----挫其銳,
“Giải kỳ phân, ----解其紛,
“Hoà kỳ quang, --和其光,
“Đồng kỳ trần, ---同其塵,
Chương thứ 8:
_______________
Còn sử gia chân chính thì chép các việc xảy ra. Chỉ đến khi xã hội rời rã, các học giả mới bắt đầu lập ra học thuyết riêng. Vì thế, Khổng Phu Tử hơn cả Nghiêu Thuấn.  -2) Quyển Đ.Đ.K không viết theo lối vấn đáp như Luận Ngữ, Mạnh Tử. -3) Văn của Đ.Đ.K viết theo lối kinh, nghĩa là thể văn thịnh hành ở đời Chiến Quốc.
Nhưng Hồ Thích trong “Trung Quốc Triết Học Sử Cương” thì cho rằng đoạn Sử Ký trên đây là ám chỉ về Đạo giáo và thuyết Âm Dương, không ăn chịu gì đế Đạo Đức kinh, tức là Lão học (học thuyết của Lão Tử) cả, vì Đạo gia cũng như Âm Dương gia đều thuộc về Tạp gia, như thiên Nghệ Văn Chí trong Tần Hán Thư có nói qua.
“Cư thiện địa, ------居善地,
“Tâm thiện uyên, --心善淵,
“Dữ thiện nhân, ----與善仁,
Ngôn thiện tín, -----言善信,
“Chánh thiện trị, --正善治,
“Sự thiện năng, ----事善能,
“Động thiện thời, --動善時
*
* *
Có khi câu văn lại viết theo lối thơ 4 chữ:
Ở chương 21:
“Khổng đức chi dung, ---孔德之容,
“Duy Đạo thị tùng; ------惟道是從;
“Đạo chi vi vật, -----------道之為物,
“Duy hoảng duy hốt, -----惟恍惟惚,
“Hốt hề hoảng hề,---------惚兮恍兮,
“Kỳ trung hữu tượng. ----其中有象.
-------------------v.v…
Ở chương 45:
“Đại thành nhược khuyết,-- 大成若缺,
“Kỳ dụng bất tệ; -------------其用不弊;
“Đại doanh nhược xung, ---大盈若沖,
“Kỳ dụng bất cùng; ---------其用不窮;
“Đại trực nhược khuyết, ---大直若屈,
“Đại xảo nhược chuyết; ---大巧若拙,
“Đại biện nhược nột. ------大辯若訥
Có khi là thứ thơ 6 chữ:
Như ở chương 12:
“Ngũ sắc lệnh nhơn mục manh.
五色令人目盲
“Ngũ âm lệnh nhơn nhĩ lung.
五音令人耳聾
“Ngũ vị lệnh nhơn khẩu sảng.
五味令人口爽
*
* *
Có khi giống như lối thơ 7 chữ:
Ở chương 10:
“Địch trừ huyền lãm, năng vô tỳ
滌除玄覽, 能無疵
“Ái dân trị quốc, năng vô vi
愛民治國, 能無為
“Thiên môn khai hạp, năng vô thư
乎天門開闔, 能無雌
“Minh bạch tứ đạt, năng vô tri
明白四達, 能無知
Các bản chép, phần nhiều đều có thêm chữ “hồ” (乎), bản của Hà Thượng Công lại không có chữ “hồ” 乎.
Lại cũng có khi, hành văn giống như là điệu của Sở từ 楚辭
8, như câu này ở chương thứ 15:
“Dự hề nhược đông thiệp xuyên,
豫兮若冬涉川
“Do hề nhược úy tứ lân.
猶兮若畏四鄰
“Nghiễm hề kỳ nhược khách,
________________
8.Vì chữ trong sách không đọc được, nên tôi tạm chép chữ 辭 (từ) này theo Nguyễn Hiến Lê trong bộ Đại cương Văn học sử Trung Quốc (Nxb Trẻ, năm 1997, trang 91). (Goldfish).
 
儼兮其若客
“Hoán hề nhược băng chi tương thích.
渙兮若冰之相釋
“Đôn hề kỳ nhược phác,
敦兮其若樸
“Khoáng hề kỳ nhược cốc,

9兮其若谷
“Hỗn hề kỳ nhược trọc.
混兮其若濁
*
* *
Có khi lại viết theo lối Ca hành (歌行) như câu này ở chương 28:
“Tri kỳ hùng,
知其雄
“Thủ kỳ thư,
守其雌
“Vi thiên hạ khê;
為天下谿
“Vi thiên hạ khê, thường đức bất ly,
為天下谿, 常德不離
“Phục quy ư anh nhi.
復歸於嬰兒.
“Tri kỳ bạch,
知其白
“Thủ kỳ hắc,
守其黑
“Vi thiên hạ thức,
為天下式
“Vi thiên hạ thức, thường đức bất thắc,
________________
9.Vì chữ trong sách không đọc được, nên tôi tạm chép chữ 曠 (khoáng) này theo cuốn Lão tử Đạo Đức kinh của Nguyễn Hiến Lê. (Goldfish).
為天下式, 常德不忒
“Phục quy ư vô cực,
復歸於無極
“Tri kỳ vinh,
知其榮
“Thủ kỳ nhục,
守其辱
“Vi thiên hạ cốc,
為天下谷
“Vi thiên hạ cốc, thường đức nãi túc,
為天下谷, 常德乃足
“Phục quy ư phác.
復歸於樸
*

* *

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

LÃO TỬ TINH HOA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LÃO TỬ TINH HOA   LÃO TỬ TINH HOA EmptyTue Jun 17, 2014 3:32 pm

Toàn quyển sách, Lão Tử phần nhiều rất thích dùng âm vận.
Ở chương 1:
“Cố, thường vô dục, dĩ quan kỳ DIỆU;
“thường hữu dục, dĩ quan kỳ KIẾU.
Chữ “diệu” âm với “kiếu”.
Ở chương 2:
“Cố hữu vô tương SANH,
“Nan dị tương THÀNH,
“Trường đoản tương HÌNH,
“Cao hạ tương KHUYNH.
Chữ “sanh” âm với “thành”; chữ “hình” âm với “khuynh”.
*
* *
Lại có khi dùng đồng tự làm âm.
Như ở chương 1:
“Đạo khả đạo, phi thường Đạo;
“Danh khả danh, phi thường Danh.
Ba chữ “Đạo” âm với nhau, ba chữ “Danh” âm với nhau.
Tỉ như, ở chương 8 có câu:
“Chánh thiện TRỊ,
正善治
“Sự thiện NĂNG,
事善能
“Động thiện THÌ,
動善時
“Phù duy bất TRANH,
夫唯不爭
“Cố vô VƯU.
故無尤
Xét câu văn này,  thì chỉ trừ hai chữ “trị”  治  và chữ “thì” 時  là âm với nhau thôi, các vận kia không hợp nhau, như 3 chữ “năng”, “tranh”  爭, “vưu”  尤.  Không thể âm với nhau được là chiếu theo giọng đọc ngày nay, nhưng theo xưa, thì chữ “năng”  能  dùng lẫn với chữ “nhi”  而; chữ  “tranh”  爭  thì đọc là “chỉ”  脂; chữ “vưu”  尤  thì đọc là “di”  移. Như vậy thì, các vận đều cùng âm với nhau cả:  “trị”, “thì”, “nhi”, “di”, “chỉ”, “di”  (theo giọng đọc của thời xưa).
*
* *
Căn cứ vào âm vận, có khi nhờ đó mà ta đính lại được những chữ bị “tam sao thất bản”.
Tỉ dụ như câu này, ở chương 2:
“Hữu vô tương SANH,
“Nan dị tương THÀNH,
“Trường đoản tương HÌNH,
“Cao hạ tương KHUYNH.
Các bản ngày nay đều chép là hình  形; trừ ra các bản của Vương Bật và Lục Đức Minh (và sau này trong bản dịch của Nghiêm Toản cũng chép theo bản của Vương Bật) đều chép chữ hình  ra chữ  giảo 較. Đó là chép sai. Căn cứ vào âm vận, ta thấy chữ “hình” âm với chữ “khuynh”, chứ chữ “giảo” 較  không làm sao ứng với âm “khuynh” được. Vì vậy mà Tất Nguyên 畢元 cho Vương Bật chép sai cũng có lý.
*

* *

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

LÃO TỬ TINH HOA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LÃO TỬ TINH HOA   LÃO TỬ TINH HOA EmptyTue Jun 17, 2014 3:47 pm

B. CÁC NHÀ CHÚ GIẢI LÃO TỬ
Cũng như sách Trang Tử, kẻ hậu học giảng giải về  Lão Tử  rất nhiều, nhưng theo các học giả xưa nay thì chỉ có hai nhà có thể xem là cự phách: Hà Án và Vương Bật.
Hà Án  何晏  là một danh sĩ trong phái Huyền học đời Nguỵ, Tấn, Nam  Bắc triều, tự là Bình Thúc  平叔, mẹ là Doãn Thị, vợ vua Thái Tổ10.  Sách  Nguỵ Chí  cho rằng Hà Án “sinh trưởng trong cung điện, thuở nhỏ đã nổi tiếng là tài hoa, rất say mê cái học của Lão Trang, làm ra sách Đạo Đức Luận độ mười thiên”.
Hà Án  lại đem chỗ sở đắc ở cái học Lão Trang mà chú giải sách  Luận Ngữ  biến thành một hệ thống nhân sinh, không còn phải là một mớ hỗn tạp cách ngôn luân lý nữa.
Vương Bật 王弻, tự là Phụ Tự 輔11嗣, thuở mới mười tuổi đã thích cái học của Lão Tử và lại có tài biện luận rất linh hoạt. Hà Án lúc bấy giờ đã phải thán phục cái tài lạ lùng ấy.
Ông nói: “Thánh nhân nói rằng: kẻ hậu sinh đáng sợ! Phải chăng là người này?”. Thật vậy, chỉ trong một kiếp sống ngắn ngủi (hai mươi bốn tuổi) mà ông làm xong được công việc chú thích Châu Dịch và Lão Tử hết sức thâm viễn.
Vu Hữu Nhiệm  于右任, trong  Trung Quốc Học Thuật Tư Tưởng Đại Cương, cho rằng “Hà Án chú thích Luận Ngữ, Vương Bậc chú thích Châu Dịch đều lấy theo tôn chỉ của Đạo gia, mà giải thích những lời nói của Nho gia”.  Vương Bật thì đem Lão học và Dịch học mà bổ túc và giảng giải lẫn nhau, còn Hà Án thì thiên hẳn về phương diện siêu hình của Lão học, lấy quan điểm của Lão Tử để chứng giải quan điểm Nho gia. Tóm lại, cả hai đều có công to làm phát huy được tư tưởng của Lão học ở thời Nguỵ Tấn.
Tuy vậy, công việc làm của Hà Án không tránh khỏi chỗ khiên cưỡng, sao được như Hướng Tú, Quách Tượng đã làm cho Trang học càng thêm rực rỡ dồi dào! Lấy Lão mà giảng Dịch như Vương Bật thì còn có thể thuận được, chứ đem Đạo học của Lão mà giải thích Nho học thì quả là khiên cưỡng, nếu không nói là sai lạc, bởi đó là hai cái học không thể dùng một tiêu chuẩn chung mà đánh giá, cũng không thể đem so sánh hơn thua cao thấp
__________________
10/Doãn Thị là phu nhân của Nguỵ Thái tổ Tào Tháo. (Goldfish).
11.Trong sách in là 轉 (Theo Thiều Chửu thì đọc là “Chuyển” hoặc “Chuyên”). Tôi tạm chép chữ Phụ 輔 này theo bộ Đại cương triết học Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê (Nxb Thanh Niên, năm 2004, cuốn 2, trang 894). (Goldfish).
 
12. Tuy vậy, Hà Án cũng đã làm cho một số đông tín đồ Nho học bị lung lạc và đổ xô theo Huyền học không ít.
Về sau từ Đường, Tống, Minh, Thanh các nhà chú giải tiếp nhau xiển minh Lão Tử như Lục Đức Minh, Tư Mã Quang, Tô Triệt, Tô thức, Thích Đức Thanh, Tất Nguyên, Nghiêm Phục, Tôn Di Nhượng, Vương Niệm tôn, Lưu Sư Bồi, Hồ Thích, Lương Khải  Siêu  v.v…
kể ra thật phong phú, nhưng phần đông lạc chạc mâu thuẫn,  chưa nắm vững yếu chỉ của Lão học và quá vụ về hình thức, nhất là các nhà chú giải hiện đại như  Hồ Thích, Trần Trụ… Bởi vậy có người cho rằng chú giải càng nhiều càng giết mau Lão Tử: âu cũng là một nhận xét đáng cho ta lưu ý mà đề phòng. Đọc Lão cần đọc bằng Tâm hơn bằng Trí.
*

* *

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

LÃO TỬ TINH HOA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LÃO TỬ TINH HOA   LÃO TỬ TINH HOA EmptyWed Jun 18, 2014 6:00 pm

PHẦN THỨ HAI
HỌC THUYẾT LÃO TỬ
I. PHẦN TỔNG QUAN
Đạo Đức Kinh, theo nhiều học giả Đông Phương cũng như Tây Phương,  là một quyển sách thuộc về Tâm linh Đạo học, dành cho những người đi theo con đường Huyền Học và siêu thoát.
Nhưng theo một cách khách quan, ta phải nhìn nhận rằng  Đạo Đức Kinh, trước hết, là một quyển sách dường như viết ra để kêu gọi các nhà cầm quyền và chánh khách dùng Đạo mà trị nước. Lão Tử thực ra là một hiền giả đã cố gắng đem Đạo học vào chánh trị, do những kinh nghiệm tâm linh của ông mà lập thành một hệ thống triết học. Lịch sử nhân loại cận đại, chỉ thấy có một Gandhi là người duy nhất đã cố gắng đem áp dụng đạo học vào chánh trị, nhưng tiếc thay, ông mất trong lúc công cuộc thực nghiệm chính sách “bất tranh nhi thiện thắng” đang thành công trong bước đường đầu.
*
* *
Có kẻ cho rằng Lão Tử không siêu thoát bằng Trang Tử. Nói thế không đúng. Thực sự thì trong  Đạo Đức Kinh, ta thấy Lão Tử ít nói về vấn đề siêu thoát, mà bàn rất nhiều về phương trị nước, tức là về phần chính trị. Sở dĩ Lão Tử  ít nói đến  phần tâm linh siêu thoát, chẳng phải vì ông không biết sự quan trọng của vấn đề  ấy, mà vì ông muốn đem Đạo vào chánh trị, mục đích duy nhất của ông trong khi trước tác. 
_________________
12.Hermann de Keyrerling cũng nhận rằng: “Kong-Tseu et Lao-Tseu représentent les pôles opposées de la
Perfection possible: - le premier, la perfection dans les phénomènes, - le deuxième, la perfection dans le
Sens; l’un, la perfection dans le formé, l’autre, dans le non-formé; par conséquent on ne peut les mesurer
avec la même mesure”. Voyage d’un Philosophe (Tome II) Stock Paris (1948) (p.131). [Xem lời dịch đoạn
trích dẫn này trong phần III, tiết B: Lão học và Khổng học. (Goldfish)].
 

Cho nên,  có người khuyên ta nên đọc Trang trước Lão sau, thiết nghĩ cũng không phải là không có lý do chánh đáng. Người muốn áp dụng được phương pháp  “Vô vi nhi trị”  hay  “Dĩ bất trị, trị thiên hạ” cần phải trước nhất thực hiện được ít nhiều cái Đạo nơi mình, nghĩa là cần phải là một  bậc  chân  nhân  “vô  kỷ, vô công, vô danh”  tức là người không còn tư tâm tư dục nữa.  Đọc Trang trước Lão sau, tức là thực hiện Đạo theo từng giai đoạn:  tự giác nhi giác tha. Hai học thuyết ấy bổ túc cho nhau. Trước phải  “thoát tục”  rồi sau mới  “hoàn tục”  để mà cứu dân cứu nước. Dù là Thích Ca hay Jesus cũng không làm khác hơn.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

LÃO TỬ TINH HOA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LÃO TỬ TINH HOA   LÃO TỬ TINH HOA EmptyWed Jun 18, 2014 6:22 pm

A. Đạo là gì?
Có lẽ Lão Tử là người đầu tiên trong các triết gia Trung Quốc đã dùng chữ Đạo 道 để chỉ cái nguyên lý  tuyệt  đối  của Vũ Trụ đã có từ trước khi khai thiên lập địa, không sinh,
không diệt, không tăng, không giảm.  Đạo có thể quan niệm dưới hai  phương diện: Vô 無 và  Hữu  有.  Vô,  thì  Đạo  là nguyên lý của trời Đất, nguyên lý  vô hình.  Hữu, thì Đạo là
nguyên lý hữu hình, là Mẹ sinh ra vạn vật:  Vô danh thiên Địa chi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu (無名天地之始, 有名萬物之母).
Đạo, là một nguyên lý hoàn toàn huyền diệu siêu hình và bất khả tư nghị. Người ta không thể định danh nó, cho nên gượng mà dùng đến danh từ ấy để tạm chỉ định. Hễ dùng đến danh từ để chỉ định, tức là vật được chỉ định đã bị hạn định, cho nên dùng đến danh, là chỉ để áp dụng cho những phần tử của Đạo bị  “phá”  ra mà thôi. Nghĩa là chỉ để ám chỉ một khía cạnh nào, một bề mặt hay bề trái nào của cái Đạo Một, cái Đạo “không thể phân chia”.
Cho nên muốn  được  Đạo, không còn thể dùng đến Lý trí, hiểu biết bằng sự so sánh, mà chỉ có thể hiểu biết được khi nào chính mình thực hiện được nó nơi bản thân:  “Đạo mà nói ra được, không  còn phải là Đạo  “thường”  nữa, Danh mà gọi ra được, không còn phải là Danh “thường” nữa” (道可道非常道, 名可名非常名) (chương 1).
Như vậy, định cho Sự  vật  một  cái tên  (名)  đó chỉ làm cho ta lìa xa với cái  “chân  diện mục” 真面目 của chúng, tức là cái Chân lý toàn diện của sự vật.
Trong giới sắc tướng, thẩy đều biến động không dừng, không có sự vật nào mà không thay đổi hoặc mau hoặc chậm. Hay nói  một cách khác, sự vật là vô thường 無常. Bởi vậy hạn định nó trong  một  danh từ  “tịnh”  là sai. Ở đây ta thấy Lão Tử chống lại với  thuyết “chính danh” của Khổng Tử, và đề xướng thuyết  “Vô danh”. Nghĩa là Lão Tử quan niệm sự vật trong đời theo sự  “thực  hiện”  của sự vật, nghĩa là cái  nhân  sinh  quan của ông  là nhân sinh quan động (dynamique), không còn phải là nhân sinh quan tịnh (statique) nữa.
Không có một danh từ nào, không có một ý tưởng nào, cũng không có một sự phán đoán về giá trị nào mà có thể gọi là Tuyệt đối cả. Thảy đều tương đối, nghĩa là bao giờ cũng có
phần đối đãi của nó, tốt và xấu, thiện và ác, thị và phi, dài và ngắn, cao và thấp...
“Hữu vô tương sanh, nan dị tương thành, trường đoản tương hình, cao hạ tương khuynh, âm thinh tương hòa, tiền hậu tương tùy”  (有無相生,  難易相成,  長短相形,  高下相傾,
音聲相和, 前後相隨) (chương 2)
13.“Thiên hạ  giai tri mỹ chi vi mỹ, tư ác dĩ;  giai tri thiện chi vi  thiện, tư bất thiện dĩ”
(天下皆知美之為美, 斯惡已; 皆知善之為善, 斯不善已).
(Thiên hạ đều biết tốt là tốt, thì đã có xấu rồi. Đều biết lành là lành, thì đã có cái chẳng lành rồi).
Cặp tương đối ấy luôn luôn nằm sẵn trong mọi sự mọi vật, và bất cứ trong đời sống ta lúc nào cũng thấy nó hiện lên và thường gây cho lòng ta nhiều tranh chấp vì mâu thuẫn.  Ta
há không nhận thấy rằng lòng ta là cả  một cái gì  “mâu thuẫn” hay sao? Vừa thương mà cũng vừa không thương, vì trong thâm tâm ta cảm thấy mất tự do khi bắt đầu yêu ai  một cách tha thiết. Biết bao lần  khi  lòng thì thuận, mà miệng thì chối từ, hoặc miệng thì  “ừ”, mà lòng không thuận! Cái gì đã khiến cho ta vừa cười vừa khóc, và tiếng khóc tiếng cười thường lại giống nhau?...  Phải chăng vì cảm xúc của ta mà lên đến cực độ lại càng giống nhau không thể phân biệt, nhất là trong sự yêu ghét!  “Thương nhau lắm, cắn nhau đau”: tình yêu tha thiết thường lại  dường như giống với sự oán thù!  Cho nên mới nói: “ghét là cái bề trái của cái thương” và thương ghét, tựu trung là một. Đời sống nội tâm của con người khi Đạo bị chia lìa là một bầu “mâu thuẫn”, và vì thế  “Sống là khổ”, bởi “thương” là khổ mà  “ghét”  cũng khổ. Và chỉ khi nào lòng ta không còn chia rẽ nữa, trở về sống được trong cái Sống Một, thì mới mong giải quyết được vấn đề phân chia Nhĩ Ngã.
Cho nên, đó là cái học chạy theo  thị  phi,  thiện  ác,  cái học chi li phân tán, cái học nhị nguyên, cái học mà người muốn trở về với Đạo phải “vứt bỏ”. Chương 20 có viết: “Tuyệt học vô ưu, duy chi dữ a, tương khứ  kỷ hà? Thiện chi dữ ác, tương khứ nhược hà?”
(絕學無憂,  唯之與阿,  相去幾何?  善之與惡,  相去若何?)
14.  Lão Tử khuyên ta, nếu muốn được Đạo, đừng có nhìn sự vật bằng cập mắt nhị nguyên chia phân  nhĩ  ngã, mà phải nhìn thấy thẩy đều là Một. Con người mà càng chạy theo cái học phân tán sẽ bị tâm hồn rối loạn vì hay phân biệt và biện biệt.
Cũng vì nhìn đời với cập mắt nhị nguyên nên gặp  phúc  thì mừng, gập  họa thì buồn, mà không hay rằng  phúc đấy  họa đấy cũng không chừng, hay  họa đấy  phúc đấy cũng biết đâu! “Họa hề phúc chi sở ỷ, phúc hề học chi sở phục) (禍兮福之所倚, 福兮禍之所伏)
15(Chương 58). Ôi! Phúc rồi họa, họa rồi phúc... sự vật bao giờ cũng phản biến. Nghĩa là hễ biến, thì biến thành cái đối đích của nó. Tục ngữ của dân gian có câu:  “Nay cười, mai
khóc”. Và có nhận rõ được cái luật phản biến ấy của sự vật trên đời, thì  được  không nên vội mừng,  mất  không nên vội buồn...  Nhờ vậy mà lòng mới bình tĩnh thản nhiên trước
mọi biến cố của cuộc đời.
_________________
13.Có không cùng sanh, khó dễ cùng thành, ngắn dài cùng sánh, cao thấp cùng chiều, giọng tiếng cùng hoạ, trước sau cùng theo.
14.Dứt học, không lo. Dạ và ơi khác nhau chỗ nào? Lành với dữ khác nhau ở đâu?
15.Hoạ là chỗ dựa của Phúc, Phúc là chỗ dựa của Hoạ.
Cái mà Lão Tử chống đối là sự nhìn cuộc đời bằng Lý Trí, tức là nhìn cuộc đời bằng khối óc chia phân Thiện Ác, Vinh Nhục, Thị Phi, Cao Thấp... Cho nên, muốn được Đạo, muốn có hạnh phúc thật sự, phải bỏ cái óc chia phân sự vật,  mà Lão Tử gọi là  “giải kỳ  phân”(解其分) để mà thấy được sự “huyền đồng” (玄同) của tất cả sự vật.
Cái lập trường chống Lý  trí của Lão Tử, là do nơi kinh nghiệm thuần túy  tâm linh của ông. Tri thức không bao giờ đạt đến cái lẽ Tuyệt đối. Nguyên lý cùng tột của Vũ trụ Vạn Vật, tức là Đạo. Cho nên, những kẻ dùng đến Trí để mà hiểu Đạo là người Ngông. Đó là ông chống đối cái học  la  tập, cái học chủ Trí của người đời.  Bậc Thánh  nhân sở dĩ đạt đến trạng thái Tuyệt  đối chỉ vì nhờ biết rõ mình là kẻ mắc cái  “bệnh”  nhị nguyên, cái “bệnh”  phân tán, nên phòng ngừa mà tỉnh ngộ:  “Phù duy bệnh bệnh, thị dĩ bất bệnh”16 (夫唯病病,  是以不病)  (chương 71). Phương pháp giải thoát, theo Lão Tử, là phương
pháp tiêu cực:  đừng sa vào cái tập niệm  nhị nguyên, tức là gần được với Đạo rồi đấy.  Và như vậy, cái mà theo Lão Tử gọi là cái học cao nhất lại giống như sự ngu dốt. Chương 45 ông nói:  “Đại trực nhược khuất, đại xảo nhược chuyết, đại biện nhược nột”  (大直若屈, 大巧若拙, 大辯若訥)17. Hai chữ  “dường như”  cần phải nên chú ý. Dùng lời nói danh từ của giới nhị nguyên để diễn tả cái mà ta không thể phân chia (là Đạo) thật là  một việc rất khó. Bởi vậy, Lão Tử thường phải mượn lối nghịch thuyết để nói về chân lý. Như khi ông nói: “Hữu sinh ư Vô”  有生於無18 hoặc  “đại thành nhược khuyết”  大成若缺
19,  “đại doanh nhược xung”  大盈若沖
20.  Và đây là lối mà các đại triết gia biện chứng Tây Phương cũng thường dùng để miêu tả cái chân lý “động” và “trở nên” không phút nào im lặng, như Heraclite (Hy Lạp),  trong câu:  “Những cuộc  đại  thắng là những cuộc  đại bại”
21.Câu “đại doanh nhược xung” (đầy tràn, lại dường như trống không) là chỗ mà Lão Tử muốn bảo Đạo trùm lắp Trời Đất Vũ Trụ, nhưng không làm sao thấy được, nên gần như
“không có” gì cả. Để diễn tả cái chỗ “không không” đó và công dụng của nó, ở chương 11, ông ví nó như cái ổ trục” của bánh xe, cái khoảng “không” của chén bát, cái chỗ “trống” của buồng the: “Tam thập phúc, cộng nhất cốc, đương kỳ vô, hữu xa chi dụng.
Duyên thực dĩ vi khí, đương kỳ vô, hữu khí chi dụng. Tạc hộ dĩ vi thất, đương kỳ vô, hữu thất chi dụng…” (三十輻, 共一轂, 當其無, 有車之用. 埏埴以為器, 當其無, 有器之用.
鑿戶牖以為室, 當其無, 有室之用. 故有之以為利, 無之以為用) 22.
*
* *
___________
16.Biết đó là bệnh, thì không bệnh nữa.
17.Rất thẳng dường như cong, rất khéo dường như vụng; rất hùng biện dường như ấp úng (Chương 45).
18.“Có” sinh nơi “không”.
19.Thành tựu mỹ mãn dường như dở dang.
20.Đầy tràn dường như trống không (Chương 45)
21.Les plus grandes victoires sont, en même temps, les plus grandes défaites (Héraclite).
22.Ba chục căm, hợp lại một bầu, nhưng nhờ chỗ “không” mới có cái dùng của xe. Nhồi đất để làm chén bát, nhờ chỗ “không” mới có cái dùng của chén bát. Khoét cửa nẻo, làm buồng the, nhờ chỗ “không” mới có cái dùng của buồng the… (XI). 
 
Đạo, thì  hư  vô, nhưng mà cái Đức của nó thì là nguồn gốc sinh ra  trời  đất  vạn  vật. Chữ Đức 德  ở  đây có nghĩa là “mầm sống ngấm ngầm” theo nguyên nghĩa của nó, chứ không
còn phải với cái nghĩa  luân  lý thông thường nữa. Thật vậy,  ông nói:  “Khổng Đức chi dung, duy Đạo thị tùng”  (Dáng của Đức lớn, thì theo cùng với Đạo)  孔德之容, 惟道是從.
23.Một chỗ khác, ông nói: “Đạo sinh chi, Đức súc chi, trưởng chi dục chi, đình chi độc chi, dưỡng chi phúc chi...” 道生之, 德畜之, 長之育之, 亭之毒之, 養之, 覆之…
24.Đạo thì sinh mà Đức thì nuôi nấng và đùm bọc. Bởi vậy mới thường gọi là Huyền  tẫn 玄牝 (mẹ nhiệm mầu).
*

* *

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

LÃO TỬ TINH HOA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LÃO TỬ TINH HOA   LÃO TỬ TINH HOA EmptyThu Jun 19, 2014 2:19 pm

B. Cái Động của Đạo
Trời đất vạn vật do Đạo mà ra, nhưng rồi đều trở về với Đạo.
Chương 40 ông nói:  “Phản giả đạo chi Động”  反者道之動  (Trở  lại  là cái động  của Đạo). Đó là con đường đi về. Còn con đường đi ra thì  “Đạo sinh  Nhất,  Nhất sinh  Nhị, Nhị sinh  Tam,  Tam sinh vạn vật. Vạn vật phụ Âm nhi bảo Dương. Xung khí dĩ vi hòa” 道生一,  一生二,  二生三,  三生萬物.  萬物負陰而抱陽,  沖氣以為和 25
(Đạo sinh  Một, Một sinh Hai, Hai sinh Ba, Ba sinh vạn vật. Trong vạn vật không vật nào mà không cõng Âm và bồng Dương. Nhân chỗ xung nhau mà hòa nhau).
Nhất đây, là cái thể duy nhất của Đạo. Nhị, là trỏ vào hai khí âm dương, tức là hai nguyên lý mâu thuẫn nhau, nhưng bổ túc nhau đồng có ở trong mỗi vật, và vì thế mới có nói “trong vạn vật không vật nào không cõng  âm và bồng dương”. Giữa sự xô xát, xung đột nhau của  hai  nguyên lý mâu thuẫn ấy, lại có Một cái nắm giềng mối và làm cho nó phải sống chung và dung hòa với nhau mà không thủ tiêu nhau, cái đó là nguyên lý thứ  ba; cái mà Lão Tử gọi là cái Dụng của Đạo.  “Xung khí dĩ vi hòa”  (沖氣以為和). Tức là cái nguyên lý làm cho  cái khí xung đột giữa hai  nguyên lý mâu thuẫn kia điều hòa với nhau.
Đến khi được cái số  Ba  đó, thì vạn vật mới thành hình, nên mới gọi là  “Tam,  sinh vạn vật” (三, 生萬物).
Như vậy, ta thấy rằng Lão Tử có thể đã căn cứ vào Dịch học: “Thái cực sinh lưỡng nghi” để lập thành cái học “Nhất sinh Nhị” của ông. Nhưng ông chỉ mượn cái Đạo “đi ra” của Dịch,  vì Dịch chủ trương Âm Dương để diễn tả  cái Đạo biến đổi mà thôi. 
______________
23.Chương 21. (Goldfish).
24.Đạo sinh đó, Đức nuôi đó, cấp dưỡng đó, nuôi nấng đó, đùm bọc đó, bồi sức đó, dưỡng nuôi đó, che chỡ đó. [Chương 51. (Goldfish)].
25.Chương 42. (Goldfish).
 
Lão Tử nhân đó, bàn về cái đạo  “trở về”  (phản phục), nghĩa là ông vượt cái học  nhị nguyên của Dịch để chủ trương cái Đạo “quy Chân phản Phác” 歸真反樸. Theo Lão Tử, vạn vật đều động chuyển theo  hai  khuynh hướng nghịch nhau:  Đi Ra,  rồi Trở Về. Chương 16 ông nói:
“Vạn vật tịnh tác, ngô dĩ quan phục. Phù vật vân vân, các phục quy kỳ căn...” 萬物並作, 吾以觀復. 夫物芸芸, 各復歸其根…
(Vạn vật cùng đều sinh ra, ta lại thấy nó trở về gốc; ôi,  mọi  vật trùng trùng, đều trở về cội rễ của nó). Mà trở về cội rễ, tức là trở về gốc Tịnh của nó (tức là trở về với  Vô Vi):
“Quy  căn viết Tịnh, thị vị viết  Phục  Mạng,  Phục  Mạng viết  Thường”  歸根曰靜, 是謂復命.  復命曰常.  “Trở về cội rễ, gọi là Tịnh, ấy gọi là  Phục Mạng. Mà Phục Mạng gọi là Thường”. Thường 常 tức là Đạo 道 vậy.
Nhân quan niệm về chữ  “Thường”, tức là  một  cái gì bất di bất dịch nắm cả giềng mối Vạn Vật Vũ Trụ, nên Lão Tử  mới nghĩ đến  một cái gì  như là  một thứ Định Mạng trong sắc giới:  “Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất thất”  天網恢恢, 疏而不失 26. 
Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà chẳng lọt.  “Lưới trời”, tức là cái luật tự nhiên mà không vật nào trong Vũ Trụ thoát khỏi.  “Thiên Đạo vô thân”  天道無親  Đạo trời không thân ai cả (Chương 79).
Trong tất cả các luật của Tạo Hóa, thì cái luật lớn nhất và quan trọng nhất là luật  “Phản Phục” 反復: hễ: “Vật cùng tắc phản”, “Vật cực tắc biến”...
Chương 25 nói: “Thệ viết viễn, viễn viết phản”  (逝曰遠,  遠曰反).  Nghĩa là mỗi vật, khi mà đi đến cực độ thì phải biến;  mà biến,  thì lại biến trở về cái đối đích của nó. Phải biến Quấy, Nên biến Hư, Sống biến Chết, Lạnh biến Nóng,  Vinh biến Nhục, Thiện biến Ác...
hoặc trái ngược lại.
Đó là một cái luật  “Thường”  常, bất di bất dịch của Tạo Hóa: Cái gì lên cao, thì xuống thấp.  Cho nên “hòng muốn thu rút, là sắp mở rộng đó ra,  hòng muốn làm yếu đó, là sắp làm đó mạnh lên,  hòng muốn vứt  bỏ đó, là sắp làm hưng khởi đó,  hòng muốn cướp đoạt đó, là sắp ban thêm cho đó. Ấy là ánh sáng  huyền  vi, mềm yếu thắng cứng mạnh” 將欲歙之,  必固張之.  將欲弱之.  必固強之.  將欲廢之,  必固興之.  將欲奪之,
必固與之.  是謂微明.  柔弱勝剛強  (Tương dục hấp chi, tất cố trương chi. Tương dục nhược chi, tất cố cường chi. Tương dục phế chi, tất cố hưng chi. Tương dục đoạt chi, tất cố dữ chi. Thị vị vi minh, nhu nhược thắng cương cường) (chương 36).
Tóm lại, những câu như:  “Ít thì lại được, nhiều thì lại mê”  少則得,  多則惑  (thiểu tắc đắc, đa tắc hoặc) (Chương 22);  “Gió lốc không thổi suốt một buổi mai.  Mưa dào,  không
mưa suốt  một  ngày trường..”  飄風不終朝,  驟雨不終日  (Phiêu phong bất chung triêu, sậu vũ bất chung nhật)  (Chương 23);  “Cái rất mềm  của  thiên hạ, thắng cái rất cứng trong thiên hạ” 天下之至柔馳騁天下之至堅  (Thiên hạ chi chí nhu, trì sính thiên hạ chi chí kiên).
_______________
26.Chương 73. (Goldfish).
 
(Chương 43);  “Bớt là thêm, thêm là bớt”  損之而益,益之而損  (Tổn chi nhi ích, ích chi nhi tổn) (chương 42)… đều là do cái luật Phản Phục  反復  mà ra cả! Nhưng đối với người thường, thì lại thấy rất là trái ngược, mâu thuẫn! Bởi vậy, ở chương 41, Lão Tử mới nói: “Hạ sĩ văn Đạo, đại tiếu chi” 下士聞道大笑之. Kẻ sĩ bậc thấp mà nghe nói đến Đạo, sẽ cả cười mà bỏ qua!
Tuy vậy, nếu bảo rằng “vật cực tắc phản” thì chữ cực 極 đây phải hiểu như thế nào? Đâu là chỗ cùng cực của mỗi vật? Không thấy Lão Tử bày giải chỗ nào cả. Không nói ra, có lẽ
là vì Lão Tử hiểu rằng mọi vật, vật nào cũng có cái cùng tận của nó,   không có  một mực độ cùng tận nào có thể làm mực độ chung cho vạn sự vạn vật trong đời. Cho nên ông mới
nói:  “Tri túc chi túc thường túc hĩ”  知足之足常足矣 27.  Biết đủ trong cái đủ, thì luôn luôn đủ. Cái gọi là đủ, không thể giống nhau đối với mọi người. Có khi cái  mà người này thấy đủ, lại không đủ với người kia: hoàn cảnh, địa vị, sức khỏe, lớn nhỏ, thời buổi... đều khác nhau, không sao đưa ra một số lượng nào gọi là số lượng mẫu và đầy đủ cho cho tất cả mọi người mọi vật. Cái đủ của người mạnh không giống với cái đủ của người yếu. Cái vừa đủ đối với người khỏe, không còn là cái vừa đủ nữa đối với người đau, và ngay đối với chính bản thân của mình cũng vậy, cái mà hôm nay cho là đủ, ngày mai sẽ là thiếu không chừng!  Lấy ngay trong việc ăn uống cũng đủ thấy rõ: cái mà ta thường gọi là món ăn vừa đủ cũng phải tùy... tùy tuổi tác, tùy sức khỏe, tùy chất bổ nhiều ít của món ăn,
không sao nhất luật đặng.
Đó là những cái mà Lão Tử gọi là “Thường” 常, nghĩa là bất biến, và luôn luôn đúng với tất cả vạn vật. Cho nên người sáng suốt phải là người thông suốt những cái luật ấy mà tuân theo:  “Tri thường viết minh”  知常曰明  (Kẻ nào biết những luật  “Thường”  ấy là người sáng suốt).
Và trái lại, kẻ nào không biết đến nó, sẽ bị tai họa suốt đời:  “Bất tri thường, vọng tác hung”  不知常,  妄作凶.  Không biết Đạo “thường”  ấy, là gây hung họa  (cho mình). Cho nên ai mà được Đạo  “thường”  ấy, suốt đời không nguy:  “một thân bất đãi”  没身不殆 (Chương 16).
*

* *

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

LÃO TỬ TINH HOA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LÃO TỬ TINH HOA   LÃO TỬ TINH HOA EmptyThu Jun 19, 2014 8:26 pm

C. Huyền Đồng 玄同
Trong khi nói Đạo là mẹ nuôi của muôn loài:  “Hữu danh vạn vật chi mẫu” 有名萬物之母, ta thấy hình ảnh của  một  Bà Mẹ là  đầu mối của học thuyết Lão Tử, và Lão Học là là cái học chú trọng về phần Âm.
_________________
27.Chương 46. (Goldfish)
 
“Thiên hạ có nguồn gốc, dùng làm Mẹ của thiên hạ. Hễ giữ được Mẹ, thì biết được con. Đã biết được con, trở về với Mẹ :  thân đến chết không nguy”  天下有始,  以為天下母.  即 28
得其母.  以知其子,  即知其子, 復守其母, 沒身不殆 (Thiên hạ hữu thủy, dĩ vi thiên hạ mẫu. Ký đắc kỳ mẫu, dĩ tri kỳ tử.
Ký tri kỳ tử, phục thủ ký mẫu. Một thân bất đãi) (Chương 52).
“Đã biết được con, trở về với Mẹ”, là nghĩa làm sao?  “Con” đây là ám chỉ  vạn vật. Sau khi cái học của mình về cái học trục vật mà đi đến cùng tột rồi thì con người lại  “trở về với Đạo” (復守其母). Cũng như văn minh vật chất mà đến mức tột cùng rồi, bèn sẽ xoay về tinh thần. Bởi vậy mới có người bảo rằng cái học nguyên tử ngày nay của Tây Phương “trở lại” gặp gỡ với Huyền học của Đông phương. Vấn đề đồng nhất của Tâm và Vật, Vật chất và Tinh  thần... trước những phát minh về nguyên tử lực không còn phải là  một vấn đề siêu hình nan giải nữa 29.
Cái  số  kiếp con người, cũng như của vạn  vật là sớm muộn phải  “trở về với Đạo”:  “các phục quy  kỳ  căn” 各復歸其根  (mọi vật trùng trùng, đều trở về với cội rễ của nó cả). Trở về được với Đạo, thì người ta mới được” trường cửu”, hay nói  một cách khác, người ta mới thực hiện được cái Chân Tánh của mình, tức là cái mà Lão Tử gọi “Tử nhi bất vong” 死而不亡 (Ch.33).
Nhưng làm sao thực hiện được sự Huyền Đồng ấy với Đạo? Phải “kiến tố, bảo phác”, và “thiểu tư,  quả dục”, nghĩa là trở về với đời sống giản dị tự nhiên, ít tư riêng, ít tham dục.
Công việc này chỉ là bước  đường  đầu:  con đường  “tâm  trai”, gột sạch lòng vị  kỷ đủ mọi phương diện: “Vi Đạo nhật tổn, tổn chi hựu tổn, dĩ chí ư  Vô  Vi”  為道日損,  損之又損,
以至於無為  (48)  (Theo Đạo, càng ngày   ngày càng bớt.  Bớt rồi lại bớt, đến mức vô vi).
Vô Vi đây là vô dục vậy. Phải dứt bỏ: dứt bỏ cả lề lối suy tư theo “la tập” nhị nguyên, dứt bỏ cả lòng ham muốn riêng tư, dứt bỏ cả cái học trục vật, chạy theo danh lợi bên ngoài...
Dứt bỏ cả cái lòng đèo bòng tham muốn theo những tánh phận bên ngoài...  Tóm lại, phải dứt bỏ cái  “ta”  nhân tạo, giả dối để trở về với cái  “ta”  đồng nhất với  Đạo, trở về  “thanh tĩnh” và “vô vi”.
Khi mà giai đoạn đầu này được thực hiện đầy đủ, thì mới bước qua giai đoạn” ngộ Đạo”.
Hễ  “trí hư cực, thủ tĩnh đốc”  致虛極,  守靜篤 30
. Bấy giờ mới có thể  “hoát  nhiên đại ngộ”! 豁然大悟.
__________________
28.Chữ 即 này (cả câu có hai chữ), Thiều Chửu phiên âm là “tức” chứ không phải “ký” (既). Trên trang http://zhidao.baidu.com/question/96741231.html?fr=qrl, ta thấy chép cả hai chữ 既 (trong nguyên văn) lẫn hai chữ 即 (trong phiên dịch). (Goldfish).
29.“La matière est moins matérielle et l'esprit moins spirituel qu'on le suppose généralement. La séparation
habituelle de la physique et de la psychologie, de l'esprit et de la matière est métaphysiquement
indéfendable”. B. Russel (Philosophie de la Matière). Xem bài Sience et Spiritualité của R. Linssen
(France-Asie số 76 9/1952). [Chữ “moins” trong “La matière est moins matérielle” do tôi thêm vào.
(Goldfish)].
30.Chương 16. (Goldfish)
 
Lão Tử không thấy nói về giai đoạn này, vì ông cho rằng “tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri”  知者不言,  言者不知  nhưng ông chỉ cho ta biết rằng trong cái trạng thái  “huyền đồng” ấy, tất cả mọi sự mọi vật đều hòa lẫn nhau không còn thấy riêng tư, phân biệt nữa.
Trước con mắt của người đã thực hiện được sự  huyền  đồng, thì tất cả đều là  Một.  “Giải kỳ  phân, hòa kỳ  quang, đồng kỳ  trần  -  thị vị Huyền Đồng”  解其紛,  和其光,  同其塵.
是謂玄同 31
(Bỏ chia phân, hòa ánh sáng, đồng bụi bậm, ấy gọi là  Huyền  Đồng).  Trong những câu như: “Đại  phương vô ngung, đại khí vãn thành,đại  âm hi thanh, đại tượng vô hình”  大方無隅,  大器晚成,  大音希聲;  大象無形  (Vuông lớn,  không góc;  chậu lớn muộn thành; âm lớn, ít tiếng; tượng lớn, không hình) (Ch.41); hoặc: “kỳ thượng bất kiểu, kỳ  hạ bất muội”32
...  “vô vật chi tượng, thị vị hốt hoảng”33
...  “nghinh chi bất kiến kỳ  thủ, tùy chi bất kiến kỳ  hậu 34
...  vân vân…  đều là những chân lý mà ông gượng miêu tả trong những khi huyền hóa, tức là những lúc ông “kiến độc” và “tiêu triệt”.
Sự “huyền đồng”  với Đạo mưu cho con người được một  sự yên tĩnh và khoan khoái tâm hồn mà không còn có  một khoái lạc nào khác trên đời so sánh kịp... Không phải là  một thứ vui sướng, nhưng là  một  cái gì nhẹ nhàng lâng lâng khác thường mà chỉ có ai đã “nếm” qua mới ý thức được đôi phần. “Đạo chi xuất khẩu… đạm hồ  ký  vô vị. Thị chi bất túc kiến, thính chi bất túc văn, dụng chi bất túc ký”  道之出口,  淡乎其無味,
視之不足見,  聽之不足聞,  用之不足既  (Đạo ra cửa miệng, lạt lẽo vô vị, nhìn không đủ thấy, lắng không đủ nghe, nhưng mà dùng nó không hết)  (Ch.35).  Mùi vị của Đạo, đối với những  khoái lạc nồng nhiệt trong đời, thì thấy như là lạt lẽo vô vị,  “nhìn không đủ thấy, lắng không đủ nghe”, nghĩa là không thể nào tả được.
Sự  “huyền  đồng”  với Đạo có đem lại cho con người quyền lực nào chăng? Có làm cho người được pháp lực phi thường nào không? Đó là thắc mắc của số đông người học Lão
Trang tự hỏi. Bởi vậy, về sau để trả lời câu hỏi ấy, nhóm Đạo gia mới bày ra những câu chuyện Thần Tiên, trong đó Lão Tử được tôn làm Thái Thượng Lão Quân, và Trang Tử được tôn làm Nam Hoa Đại Lão Chân Tiên.
Thực ra vấn đề này không thấy Lão Tử bàn đến, người ta chỉ biết Lão Tử đặt kẻ  “đắc”đạo như  một “đứa  anh  nhi”  tuy không làm gì cả mà  “độc trùng không cắn được, thú dữ không ăn được, ác điểu không xớt được”  含德之厚,  比於赤子.  毒蟲不螫,  猛獸不據, 攫鳥不搏  (Ch.55). Toàn là những lời nói bóng mà ta phải hiểu như thế  này: người đã được Đạo, giống cái đức của trẻ  sơ sinh  “kẻ  mà đức dày giống như con nhỏ”  含德之厚 比於赤子. Chữ  “xích tử” đây là ám chỉ  cái tâm trạng của đứa trẻ  sơ sinh, không dục vọng, bình thản đối với ngoại vật, nên ngoại  vật không động được tâm và làm thương sinh. Cho nên mới nói “độc trùng không cắn được”...
________________
31.Chương 56. (Goldfish).
32.其上不皦, 其下不昧:  trên nó thì không sáng, dưới nó thì không tối. (Ch.14)
33.無物之象, 是謂惚恍: cái hình tượng của cái không có vật, nên gọi là “tợ hữu tợ vô” (như có mà như không).
34.迎之不見其首, 隨之不見其後: Đón thì không thấy đầu, theo nó thì không thấy đuôi. (Ch.14)
 
Những danh từ hư ảo, mập mờ ấy khiến người ta hiểu lầm và cho là  “quyền phép lạ lùng”, nhân đó mới có việc tin tưởng bâng quơ sau này của phái “thần tiên”... Tuy vậy, kẻ “huyền  đồng”  được với Đạo, dù không biết được họ có quyền lực gì khác người chăng, song chắc chắn họ sẽ không giống người đời, từ tư tưởng, tình cảm và hành vi.  Và chắc chắn họ là người không còn đau khổ nữa,  vì chỉ có Bản Ngã mới là nguồn gốc của đau khổ mà thôi. Mà kẻ huyền đồng với Đạo là người không còn sống cho mình nữa!
*
* *
Làm cách nào để nhận biết  một người đã bắt chước Đạo?  Đã theo con đường của Đạo?
Lão Tử nói:  “Lời nói của ta rất dễ hiểu, rất dễ làm. Thế mà, thiên hạ không ai hiểu, không ai làm” 吾言甚易知, 甚易行. 天下莫能知, 莫能行 35
(70).Tại sao  dễ hiểu,  dễ làm  –  mà thiên hạ phần đông lại  không chịu hiểu, không chịu làm?
Phải chăng vì làm theo Đạo, thì lại chạm đến lòng vị kỷ của mình, nên không ai muốn làm?
Theo Đạo thì phải biết “dừng”, biết “đủ”, mà lòng vị kỷ thì không biết sao “dừng” được dù Lão Tử thường căn dặn  “họa mạc đại ư bất tri túc”!  禍莫大於不知足!36
Cho nên theo Đạo, khó!
Theo Đạo thì phải biết” làm mà không cậy công, công thành rồi không nên ở lại, không để cho ai thấy cái tài hiền của  mình”. (Vi nhi bất thị, công thành nhi bất xử, bất dục kiến
hiền). Mà tình đời thì làm ít lại muốn hưởng nhiều, chỉ sợ người khác không biết ân, cho nên làm 1 mà kể công 10, công thành rồi thì ở mà hưởng, hưởng đến đời con, đời cháu cũng chưa vừa lòng, suốt đời chỉ lo sợ không ai biết đến tài hay trí cả của mình! Cho nên theo Đạo càng khó!
Theo Đạo thì phải “như cây cung mà giương lên: chỗ cao thì ép xuống, chỗ thấp thì nâng lên (có dư thì bớt đi, không đủ thì bù vào). Bớt chỗ dư, bù chỗ thiếu”.
天之道其猶張弓與:  高者抑之,  下者擧之.  有餘者損之,  不足者補之. 天之道損有餘而補不足 37
(Ch.77).  Nhưng mà lòng của nhân thế thì sao?  “Đạo của
người thì không vậy, bớt chỗ thiếu, bù chỗ dư!”  (人之道則不然,  損不足以奉有餘 38).
Thường hay vị thân, vị  kỷ, kết phe với kẻ đắc thời, cầu thân với người đắc thế... để dựa vào đó mà bóc lột, lợi dụng những kẻ vô cô, bất hạnh! Cho nên theo Đạo rất khó!
Theo Đạo, thì phải hạ mình, làm kẻ thấp, sống trong bóng tối,  “không tự xem mình là sáng...  không tự cho mình là phải...  không tự hào và khoe khoang”  不自見… 不自是…
________________
35.Ngô ngôn thậm dị tri, thậm dị hành. Thiên hạ mạc năng tri, mạc năng hành. (Ch.70).
36 Chương 46. (Goldfish)
37 “Thiên chi đạo kỳ do trương cung dữ: Cao giả ức chi, hạ giả cử chi. Hữu dư giả tổn chi, bất túc giả bổ chi. Thiên chi đạo tổn hữu dư nhi bổ bất túc”. (Goldfish).
38 “Nhân chi đạo tắc bất nhiên, tổn bất túc dĩ phụng hữu dư”. (Ch.77). (Goldfish).
 
不自伐… 不自矜…39 (Ch.22),  như vậy,  thì cái lòng  “hiếu danh”  chỉ suốt đời nơm nớp sợ không ai biết đến tên tuổi của mình và mong mỏi được  “lưu danh ư hậu thế”, muốn cho ai ai cũng phải thờ kính và phục tùng theo cái lẽ phải của mình vì  “đời đục cả,  một mình ta trong”,  “đời say cả,  một  mình ta tỉnh”…  phải dựa vào đâu mà tồn tại? Cho nên theo Đạo thật là vô cùng khó vậy!
Lại nữa, theo Đạo phải biết  “dĩ đức báo oán”  以徳報怨  (Ch.63),  và phải biết  “với kẻ lành, thì lấy lành mà ở, với kẻ chẳng lành, cũng lấy lành mà ở ,  với kẻ thành tín, thì  lấy
thành tín mà ở, với kẻ không thành tín, thì cũng lấy thành tín mà ở  善者吾善之, 不善者吾亦善之 (…) 信者吾信之, 不信者吾亦信之 40
(Ch.49)- như vậy, thì làm sao mà hả được cái lòng căm thù của mình, và ít ra, nếu người ta  “móc mình  một  con mắt” thì
mình cũng phải biết “nằm gai nếm mật” để “ân”  thì  đền, mà  “oán”  phải  trả, “móc  họ  lại một  con mắt” mới hợp  Công Bình chứ! Vậy thì,  theo Đạo, quả là không thể nào làm được, đừng nói là khó làm!
Tóm lại,  Đạo của Lão Tử không có gì là khó hiểu, khó làm... Người ta sở dĩ không chịu hiểu, không chịu làm, là vì tâm hồn con người quá hẹp hòi ích  kỷ. Và vì vậy mà từ xưa đến nay, tiếng nói của ông, tuy xét theo Lý thì rất xác đáng, mà theo Tình thì không mấy ai chịu làm theo! Cho nên Thích Ca mới bảo: “Đời là bể khổ!”,  mà Lão Tử cũng đã phải than:
----Người đời vui vẻ,
----Như hưởng thái lao,
----Như lên xuân đài,
----Riêng ta im lặng,
----Chẳng dấu vết chi,
----Như trẻ sơ sinh,
-Chưa biết tươi cười,
----Rũ rượi mà đi,
----Đi không chỗ về,
----Người đời có dư,
----Riêng ta thiếu thốn,
----Lòng ta ngu dốt vậy thay,
----Mỏi mệt chừ! 41
----Người đời phân biện,
----Riêng ta hỗn độn,
----Điềm tĩnh dường tối tăm,
----Vùn vụt dường không lặng,
----Người đời đều có chỗ dùng,
----Riêng ta ngu dốt, thô lậu,
----Ta riêng khác người đời...
------------------------ (Chương 20)
_______________
39 “Bất tự hiện (kiến)… bất tự thị… bất tự phạt… bất tự căng…). (Goldfish).
40 “Thiện giả ngô thiện chi, bất thiện giả ngô diệc thiện chi (…). Tín giả ngô tín chi, bất tín giả ngô diệc tín chi”. (Goldfish).
41 Có lẽ sách in thiếu 2 câu, sau câu này: “Người đời sáng chói, Riêng ta mịt mờ”. (Goldfish).
 
*

* *

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

LÃO TỬ TINH HOA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LÃO TỬ TINH HOA   LÃO TỬ TINH HOA EmptyFri Jun 20, 2014 1:59 pm

D. Chính trị
Như đã nói trước đây,  Đạo Đức Kinh  sở dĩ viết ra là để cho những nhà trị nước, hay những kẻ sắp ra cầm quyền trị nước. Có lẽ vì mục kích hỗn trạng cực kỳ thê thảm  thời Xuân Thu, Chiến Quốc mà Lão Tử, cũng như Khổng Tử, Mặc Tử cùng các Pháp gia thời ấy, cố ý đưa ra một giải pháp an bang tế thế. Thật vậy, ông nói: “dân chi cơ, dĩ kỳ thượng thực thuế chi đa, dân chi nan trị, dĩ kỳ thượng chi hữu vi; dân chi kkinh tử, dĩ kỳ cầu sinh chi hậu”  (民之飢,  以其上食稅之多,  民之難治,  以其上之有為,  民之輕死, 以其求生之厚) (Ch.75). Dân mà đói, là vì trên bắt thuế nhiều..., dân mà khó trị, là vì trên dùng đạo hữu vi..., dân mà coi thường cái chết, vì quá trọng cầu cái sống). Bởi vậy, dù có đem cái chết mà dọa dân chúng, cũng không ích gì cả, trong khi dồn họ vào nơi tuyệt vọng...  (民不畏死, 奈何以死懼之?)  “dân chi úy tử, nại hà dĩ tử cụ chi”. (Dân không sợ chết, làm sao lấy chết dọa đó!) (Ch.74).
Như vậy, ta thấy trị nước, Lão Tử chống lại với những hình phạt tru lục của Pháp gia thời đó. Ham sống, sợ chết là thiên tính của loài người. Nhưng làm cho dân không sợ chết nữa, là vì đã quá dùng cái chết mà sát phạt nó. Đó là một chân lý, dù mới xem dường như là trái ngược với lẽ thường.
Trong những chế độ hà khắc bạo ngược, hay dùng đến cực hình, dân  chúng hàng ngày thường sống trong cảnh không có ngày mai... Thét rồi, họ không còn sợ chết nữa. Dân mà không còn sợ chết nữa, thì dùng cái chết mà dọa chúng có ích gì? Các nhà xã hội học ngày nay cũng chứng nhận rằng: cực hình càng tăng, số tội ác càng thêm!
Thời Chiến Quốc, giặc giã liên miên, người ta chết, thây nằm chật đất, bởi vậy, không có tai họa nào lớn trong đời bằng cái họa chiến tranh. Cho nên ông khuyên:  “Kẻ lấy Đạo thờ vua không nên dùng đến binh mà bức thiên hạ” 以道佐人主者, 不以兵強天下42 (Ch.30)
*
*    *
Đối với những tai họa đã kể trên, người trị nước phải làm cách nào? Đồng ý với Khổng Tử, Lão  Tử cũng chủ trương cần phải có một  bậc  Hiền  để cầm quyền thiên hạ. Nhưng người cầm quyền trị nước, theo Khổng thì có khác với người cầm quyền trị nước theo Lão.  Trong khi theo Khổng thì người trị nước phải hành theo Đạo hữu vi, nghĩa là chế Lễ, tác Nhạc và  “làm”  rất nhiều...  còn bậc trị nước theo Lão, trái lại, càng làm ít càng
hay, và không làm gì cả lại càng tốt hơn! Là vì,  theo Lão Tử: việc đời mà đa đoan, việc người mà rối rắm, chẳng phải vì những việc người ta đã lo cho đời quá ít, mà chính vì những việc mà người ta đã lo cho đời quá nhiều.
_______________
42 “Dĩ đạo tá nhân chủ giả, bất dĩ binh cường thiên hạ”. (Goldfish).
 
Ông nói: “thiên hạ đa kỵ  húy, nhi dân di bần. Dân đa lợi khí, quốc gia tư hôn. Nhân đa kỹ xảo, kỳ  vật tư khởi. Pháp lệnh tư chương, đạo tặc đa hữu”  (天下多忌諱而民彌貧, 民多利器  國家滋昏.  人多伎巧,  其物滋起;  法令滋彰,  盜賊多有)  (Thiên hạ mà nhiều kiêng kỵ,  thì dân chúng càng nghèo. Nhân dân nhiều lợi khí, thì nước nhà càng tối tăm.
Người người nhiều tài khéo, vật lạ càng nẩy sinh. Pháp lệnh càng rõ rệt, trộm cướp càng sinh nhiều) (Ch.57).
Cho nên bậc Thánh nhân trị nước phải lo “đứt thánh bỏ trí, dân lợi trăm phần. Dứt nhân bỏ nghĩa, dân lại thảo lành. Dứt xảo bỏ lợi, trộm cướp không có” (絕聖棄智, 民利百倍. 絕仁棄義, 民復孝慈. 絕巧棄利, 盜賊無有 43).
“Một nơi khác ông cũng nói: “không tôn bậc hiền tài, khiến cho dân không tranh,  không quý của khó đặng, khiến cho dân không trộm cướp, không phô điều muốn, khiến lòng dân
không loạn. Vì vậy, cái trị của Thánh nhân là làm cho dân hư lòng, no dạ, an (yếu) chí, mạnh xương. Thường  khiến cho dân không biết, không ham, khiến cho kẻ trí không dám dùng đến cái khôn của mình. Làm theo Vô Vi, ắt không có gì là không trị được” 不尚賢, 使民不爭.  不貴難得之貨,  使民不為盜.  不見可欲,  使  民心不亂.  是以聖人之治, 虛其心,  實其腹,  弱其志,  強其骨.  常使民無知無欲,  使夫智者不敢為也,  為無為, 則無不治  (Bất thượng hiền, xử dân bất tranh. Bất quý  nan đắc chi hóa, sử dân bất vi đạo. Bất kiến khả dục, sử dân tâm bất loạn. Thị dĩ Thánh nhân chi trị, hư kỳ tâm, thực kỳ
phúc, nhược kỳ  chí, cường kỳ  cốt. Thường sử dân vô tri vô dục, sử phù trí giả bất cảm vi dã. Vi vô vi, tắc vô bất trị) (Chương 3).
Đó là dùng phương pháp tiêu cực, thủ tiêu mọi nguyên nhân gây lòng tham dục của con người trước hết, thì nó lấy đâu mà bùng cháy? “Bậc hiền tài” cũng như “của khó đặng”, là những cái mồi làm cho lòng dân sanh loạn. Nó có khác nào những chất củi khô làm bổi cho ngọn lửa tham dục dấy lên. Cho nên “trị loạn” sao bằng “phòng loạn”, rút củi ra thì lửa tắt đi.
*
* *
Trẻ con, lòng ít tham dục, nên đời sống của nó còn tự nhiên chất phác, giản dị... Cho nên Lão Tử mới nói: “hàm đức chi hậu, tỉ ư xích tử” 含德之厚, 比於赤子, nghĩa là đem “kẻ đức dầy” mà ví với “đứa con đỏ” (Ch.55). Bậc thánh nhân trị nước, vì vậy, xem dân như đứa trẻ: “thánh nhân giai hài chi” 聖人皆孩之 (Ch49), và không làm cho nó “sáng”, mà làm cho nó  “ngu”:  “Cổ chi thiện vi  Đạo  giả, phi  dĩ minh dân, tương dĩ ngu chi” (古之善為道者, 非以明民, 將以愚之)  (Bậc Thánh nhân trị nước mà khéo thi hành Đạo, thì không làm cho dân sáng mà làm cho dân Ngu).  Chữ “minh  dân”  và “ngu dân”  ở đây không còn có cái nghĩa thông thường của nó nữa. 
_____________
43 “Tuyệt thánh khí trí, dân lợi bách bội; tuyệt nhân khí nghĩa, dân phục hiếu từ; tuyệt xảo khí lợi, đạo tặc vô hữu”. (Ch.19) (Goldfish).
 
“Minh dân”  không có cái nghĩa là mở rộng óc thông minh,  “ngu  dân”  cũng không có nghĩa là làm cho đầu óc con người trở nên ngu đần. Chữ “minh” đây, là “đa kiến xảo trá”, và chữ “ngu” đây là “thuần hậu thật thà”.
Cái đạo trị nước hay nhất để đem lại hạnh phúc cho nhân dân là đưa họ trở về 1 đời sống thật thà và giản dị.
*

* *

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

LÃO TỬ TINH HOA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LÃO TỬ TINH HOA   LÃO TỬ TINH HOA EmptyFri Jun 20, 2014 3:58 pm

II. PHẦN PHÂN TÍCH ĐẠO 道
A. Về bản thể
Trong các chương  1, 4, 14, 21, 25, 34, 42, 51, 79, Lão Tử ròng luận về  Bản thể của Đạo.
Chỗ mà ông gọi là Đạo, tức là chỗ ông ám chỉ cái Nguồn gốc của Vũ Trụ (宇宙之本原 44 )
Nguồn gốc của Vũ Trụ (Đạo 道) là một Lẽ tuyệt Đối, không chi đối đãi với nó cả, vì vậy, không thể lấy một  danh từ gì để chỉ định. Là vì, phàm cái gì có thể lấy lời nói mà định danh là đã sa vào chỗ đối đãi rồi. Như nói Đạo tức là đã mặc nhiên hàm cái ý có một cái “không phải Đạo”  ẩn trong danh từ ấy, và như thế thì Đạo không còn là một lẽ Tuyệt  đối nữa. Tuyệt đối là độc nhất vô nhị, cho nên dùng danh từ của giới nhị nguyên (dualist) đối đãi mà  gọi tên, là không thể được. Bởi vậy mới nói:  “Đạo khả  đạo, phi thường Đạo; Danh khả danh, phi thường Danh”  (Đạo mà ta có thể gọi được, không còn phải là Đạo “thường”; Danh mà ta có thể gọi được, không còn phải là Danh  “thường”)  (Chương 1)
道可道, 非常道; 名可名, 非常名.
Thế thì, sở dĩ lại gọi nó là Đạo, là bất đắc  dĩ gượng mà kêu tên đó thôi:  “Ngô bất tri kỳ Danh, cưỡng tự chi viết Đạo, cưỡng vị chi danh viết Đại”  (Ta không biết tên, gượng gọi đó là Đạo, gượng cho đó là lớn) (Chương 25) 吾不知其名, 強字之曰道, 強為之名曰大.
*
* *
_________________
44.Vũ trụ chi bản nguyên. (Goldfish).
 
Việc quan trọng nhất của triết  học phải chăng, không có gì cần thiết hơn mà cũng không có gì khó khăn hơn là vấn đề  giải thích Vũ Trụ?  Lấy Vũ Trụ làm căn nguyên cho tất cả Vạn vật thì học thuật mới có chỗ cứu cánh, và trí thức loài người mới mong đầy đủ được.
Nếu lấy ngay hình hài và kiếp sống trăm năm là hạn của con người mà sánh với cái  vô cùng  vô tận của không gian và thời gian,  thì tuy thấy là có mà hình như không có gì cả.
Cho nên, bàn về cách đo lường tinh xác Vũ Trụ đã đến đâu, và sự học thức của người để hiểu biết Vũ Trụ ấy đã tiến đến bực nào, thiết tưởng cũng không cần cho lắm. Là vì muốn giải quyết cứu cánh Vũ Trụ, rốt cuộc lại hình như không bao giờ có thể giải quyết được.
Tại sao thế?
Giả sử mà công việc giải thích ấy có thể được thì Vũ Trụ này sẽ là một Vật hữu tận, chứ không còn  là  vô tận nữa. Và ngoài cái Vũ Trụ này ra cũng có thể còn có  một  Vũ Trụ khác, và cứ như thế mãi đến không cùng. Vậy thì cái Vũ Trụ vô cùng đó, đâu phải chỗ mà chúng ta có thể giải quyết được. Theo các nhà  thiên  văn ngày nay thì Thái Dương  ở giữa trung bộ của đại vũ trụ. Cách trung tâm đại vũ trụ ước mấy trăm trăm triệu lý, ngoài ra thì ngôi sao phân bố  bốn phương như dầy dặt  trên  một cái vòng tròn.  Cái bề cao của nguyên khôi tinh tú ấy từ đầu này sang đầu kia, nếu tính theo sức mau lẹ của ánh sáng
186.000 anh  lý trong  một ly  đồng hồ,  thì cũng phải đến 50.000 năm mới có thể đi tới đặng. Đó là cái đại vũ trụ của loài người chúng ta ở... Nhưng ngoài cái Vũ Trụ này há lại chẳng còn có cái đại vũ trụ nào khác nữa hay sao?
Nhà thiên văn lại cũng có nói: “Cái Vũ Trụ lớn mà loài người chúng ta ở đây là một vùng xoáy của tinh vân:  hình nó mỏng và bằng, bề mặt  hai  bên nó lồi lên. Từ trung tâm thẳng đến bên cạnh thiên hà, có trên vạn vạn triệu lý. Từ trung tâm đến khoảng  hai  trục ấy, lại chỉ có một phần ba con số ấy mà thôi. Nếu cho rằng mỗi một đoàn tinh vân là một cái đại vũ trụ độc lập, thì lớn hay nhỏ, nó sẽ giống nhau như  đại vũ trụ mà chúng ta đang ở. Mà cái số của đoàn tinh vân ấy có trên mười vạn…
Nhưng mà đó cũng chỉ chẳng qua là ngày nay chúng ta mới thấy được bấy nhiêu mà thôi, và biết đâu sau này, chỗ biết ấy lại không hơn bây giờ  gấp trăm nghìn lần!  Vậy thì Vũ Trụ tức là Không gian và Thời  gian há có thể là vấn đề có thể bàn đến được không, và ta có thể nào lấy lời nói mà hình dung được cái chỗ Vô  cùng Vô  tận  của nó chăng? Như vậy, đến ngày nay mà khoa học đã đến chỗ gần như cùng độ, thế mà đối với vấn đề Vũ Trụ, dường như cũng phải nhận là  một vấn đề  bất  khả  tư nghị và  hình  dung được.  (Trần Trụ).
*
* *
Trong thời đại Lão Tử, quan niệm về Vũ Trụ hãy còn hết sức là ấu trĩ, cho nên phần đông con người khó tránh sa vào thần bí. Chỉ có một mình Lão Tử là không phải như thế. Mặc dù ông không có đủ khí cụ cùng phương tiện đo lường tinh xác như ngày nay,  ông vẫn cũng biết được một cách rất thâm sâu rằng: Vũ Trụ không thể nào dùng tư tưởng mà suy nghĩ được, không thể nào dùng lời nói mà luận bàn được. Và vì thế ông cưỡng đặt cho nó tên là Đạo.
Ở chương thứ nhất sách  Đạo Đức Kinh  có nói:  “Đạo mà có thể nói ra được, không còn phải là Đạo thường nữa; Danh mà có thể nói ra được, không còn phải là Danh thường nữa”.
Trang Tử ở Thiên Trí Bắc Du  知北遊  giải câu nói trên đây của Lão Tử rất rõ ràng:
“Đạo chẳng có thể nghe được,  nghe được không còn phải là  Nó nữa;  Đạo  chẳng có thể thấy được, thấy được không phải là Nó nữa; Đạo chẳng có thể nói được,  nói được không phải là  Nó nữa. Có thể nào lấy cái Trí mà hiểu được cái hình dung của cái không hình dung được chăng? Vậy thì, không nên đặt tên cho Đạo”  (道不可聞,  聞而非也;
道不可見,  見而非也;  道不可言,  言而非也.  知形之不形乎!  道不當名) 45. 
Ông lại nói thêm:  “Kẻ  hỏi Đạo cũng như kẻ đáp lại, đều là những người không hiểu Đạo cả”
(有問道而應之者,  不知道也) 46, vì  “biết thì không nói, mà nói thì không biết”
(知者不言, 言者不知) 47.
Hàn Phi Tử  韓非子  ở thiên Giải Lão  解老  cũng có bàn rộng về cái nghĩa  “bất khả Đạo”不可道 trên đây như sau đây: “Phàm cái Lý ấy, nếu đem ra mà phân chia thành ra vuông,
tròn, dài, ngắn, xấu, đẹp, cứng, mềm... thì cái Lý ấy đã bị hạn định rồi vậy (...) Vật mà đã định rồi thì mới có còn mất, sống chết, thịnh suy. Ôi! vật mà khi còn, khi mất, thoạt sống, thoạt chết, trước thịnh sau suy, thì không thể gọi là  “thường”  được  (...)  Cho nên không thể gọi đó là Đạo được (凡理者方園短長粗靡堅脆之分也 (…) 故定理有存亡, 有死生, 有盛衰. 夫物之一存一亡. 乍死乍死, 初盛而後衰者, 不可謂常 (…) 是以不可道也)48.
Chương 67 Đạo Đức Kinh có câu:
“Thiên hạ giai vị ngã Đạo đại tự bất tiếu. Phù duy đại, cố tự bất tiếu; nhược tiếu cữu hĩ, kỳ tế dã phù!” 天下皆謂我道大似不肖. 夫惟大, 故似不肖. 若肖久矣, 其細也夫!
(Thiên hạ đều gọi Đạo ta là lớn mà dường như không giống chi cả. Bởi nó Lớn, nên Nó không giống chi cả. Nhược bằng Nó giống vật chi, thì Nó đã nhỏ lâu rồi!).
Đạo mà nói ra đặng, mà có thể gọi tên đặng, là vì  nó có chỗ  giống  (để mà so sánh).  Có chỗ giống, mới có thể dùng lời nói mà hình dung, như vậy thì Đạo đã có chỗ cùng. Mà đã có chỗ cùng, thì sao có gọi là Lớn,  lớn  một cách tuyệt đối.  Thật vậy, mỗi khi ta nói  đến Lớn, thì óc ta liên tưởng đến  một cái gì nhỏ hơn, nghĩa là lớn hơn cái nhỏ, nhỏ hơn cái lớn… Và như thế, thì trong đời không có cái gì thật lớn, cũng không có cái gì thật nhỏ.
_______________
45.Đạo bất khả văn, văn nhi phi dã; Đạo bất khả kiến, kiến nhi phi dã; Đạo bất khả ngôn, ngôn nhi phi dã.
Tri hình chi bất hình hồ! Đạo bất đương danh (Trí Bắc du).
46.Hữu văn Đạo nhi ứng chi giả, bất tri Đạo dã. (Trí Bắc du).
47.Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri (Đạo Đức kinh).

48.Phàm Lý giả phương viên, đoản trường thô mỹ kiên nhuế chi phân dã… Có định lý  hữu tồn vong, hữu tử sinh, hữu thạnh suy. Phù vật chi nhất tồn nhất vong, sã tử sạ sinh sơ thịnh nhi hậu suy giả, bất khả vị thường… Thị dĩ bất khả đạo dã. [Chữ 脆 Thiều Chửu phiên âm là “thuý”. (Goldfish)].  

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

LÃO TỬ TINH HOA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LÃO TỬ TINH HOA   LÃO TỬ TINH HOA EmptyWed Jun 25, 2014 1:33 pm

Chương 15 sách Đạo Đức Kinh:
“Cổ chi thiện vi sĩ giả, vi diệu huyền thông, thâm bất khả thức. Phù duy bất khả thức, cố cưỡng chi vi dung”  古之善為士者, 微妙玄通, 深不可識. 夫唯不可識, 故強為之容.
(Bậc toàn thiện xưa, tinh tế nhiệm mầu, siêu huyền thông suốt, sâu chẳng khá  dò.  Bởi chẳng khá dò, tạm hình dung đó).
Nghiêm Phục 49 嚴復  nói:  “Vật có hình khí thời không thể không đối đãi được. Cái mà chẳng thể đối đãi được, thời chẳng thể nào tư tưởng mà suy nghĩ, lấy lời nói mà nghị luận”.  形氣之物,  無非對待;  非對待則不可思議  (Hình khí chi vật, vô phi đối đãi;  phi đối đãi tắc bất khả tư nghị).
Trở lên, là bàn về Bản thể của Đạo.
Bản  thể của Đạo, tức là  Nguồn gốc của Vũ Trụ, nên mới nói:  “Hữu vật hỗn thành, tiên Thiên Địa sinh. Tịch hề, liêu hề, độc lập bất cải, châu hành nhi bất đãi, khả dĩ vi thiên hạ mẫu”  (有物混成,  先天地生.  寂兮,  寥兮,  獨立而不改, 周行而不殆,  可以為天下母)
(Chương 25) (Có vật hỗn độn mà nên, sanh trước Trời Đất. Yên lặng, trống không. Đứng riêng mà không đổi, đi khắp mà không mỏi, có thể là Mẹ thiên hạ). Gọi là “thiên hạ mẫu”
(天下母)  là muốn bảo: Đạo là  Nguồn gốc của Vũ Trụ,  Mẹ sinh ra vạn vật dưới trời, mà cũng là nguồn gốc của Vô Vi, của một cái Có tuyệt đối, một cái Lớn tuyệt đối mà không có đối đãi. Vì nó là một cái gì Lớn tuyệt đối nên mới nói: “nghinh chi nhi bất kiến kỳ thủ, tùy chi nhi bất kiến kỳ  hậu”  迎之不見其首,  隨之不見其後  (Chương 14)  (Đón nó thì
không thấy đầu, theo nó thì không thấy đuôi).  Tức là “vô thủy vô chung”  無始無終  vậy.
Lại cũng vì Nó là một cái Có tuyệt đối,  một cái gì Lớn tuyệt đối nên mắt xem không thể thấy, tai lóng không thể nghe, tay rờ không thể đụng, nên mới nói:  “Thị chi nhi bất kiến, danh viết Di; thính chi nhi bất  văn, danh viết Hi; bác chi bất đắc, danh viết Vi”
視之而不見名曰夷;  聽之不聞名曰希;  搏之不得名曰微  (Chương 14)  (Xem mà không thấy nên tên gọi là Di, Lóng mà không nghe nên tên gọi là Hi;  Bắt mà không nắm được, nên tên gọi là Vi).
Như vậy Đạo là  một  cái gì gần như không có vật  gì cả, nên mới nói:  “thằng thằng bất khả danh, phục quy  ư vô vật, thị vị vô trạng chi trạng, vô vật chi tượng”  繩繩不可名,
復歸於無物. 是謂無狀之狀, 無物之象 (Chương 14) (Dài dằng dặc mà không có tên, rồi lại trở về chỗ không có; ấy gọi là hình trạng không hình trạng, cái hình trạng của cái không có vật).
Nhưng thực sự thì không phải vậy, bởi nó là Nguồn  gốc sanh ra Vạn Vật, thì bảo là không có gì cả sao đặng. Nên mới nói: “Đạo chi vi vật, duy hoảng duy hốt; hốt hề hoảng hề, kỳ trung hữu tượng. Hoảng hề hốt hề, kỳ trung hữu vật. Yểu hề minh hề, kỳ trung hữu tinh” 
________________
49.Đời nhà Thanh 清
 
(Chương 21) (道之為物,  惟恍惟惚;  惚兮恍兮,  其中有象.  恍兮惚兮,  其中有物. 窈兮冥兮,  其中有精) (Đạo sanh ra Vật,  Thấp thoáng mập mờ. Thấp thoáng mập mờ, trong đó có hình; mập mờ thấp thoáng, trong đó có Vật. Sâu xa tăm tối, trong đó có tinh).
Vì Đạo  là nguồn gốc của Vũ Trụ, hay nói 1 cách khác, Đạo là nguồn gốc của Vạn Vật, nên mới nói:  “Đạo sanh Nhất, Nhất sanh Nhị, Nhị sanh Tam, Tam sanh Vạn Vật”
(道生一,  一生二,  二生三,  三生萬物)  (Chương 42)  (Đạo sanh  Một,  Một  sanh  Hai,  Hai sanh  Ba,  Ba  sanh ra Vạn Vật).  Lại nói:  “Đạo sanh chi, Đức súc chi,  vật hình chi,  thế
thành chi”  (道生之,  德畜之,  物形之,  勢成之)  (Ch.51)  (Đạo sanh đó, Đức nuôi đó, chủng loại tạo hình đó, hoàn cảnh kết liễu đó).
Bao nhiêu điều nói trên, đều là để bày giải cái lý sinh thành của Vạn Vật.
*
* *
Đạo là nguồn gốc của Vạn Vật, là cái chỗ tự sinh  (生)  của muôn loài mà không biết tại sao mà sinh ra. Nó là cái vật che chở và nuôi dưỡng vạn vật mà không tự cho mình là chủ
muôn vật, và bởi thế mới có nói:  “Vạn  vật thị chi  nhi  sinh nhi bất từ. Công thành bất danh hữu, y dưỡng vạn vật nhi bất vi chủ”  萬物恃之而生而不辭.  功成而名有.衣養萬物而不為主  (Chương 34)  (Vạn vật nhờ  Nó mà sinh ra, mà không vật nào bị nó khước từ. Xong việc rồi, không để tên; che chở, nuôi nấng muôn loài mà không làm chủ).
Lời nói này, chủ ý muốn nói Đạo sinh ra vạn vật, tuồng như không có làm gì cả mà kỳ thật, không có gì là không làm (似無為而實無不為也) 50
.
Chỗ nguồn gốc phát xuất triết học chánh trị vô vi của Lão Tử là căn cứ nơi chỗ này vậy.
*
* *
B. Về nhân sự
Những chương 8, 9, 14, 15, 16, 18, 23, 25,  30, 31, 32, 37, 38, 41, 46, 47, 48, 53, 59, 77, 79, 81,  Lão Tử bàn đến cái Đạo về  nhân  sự. Nhưng, thiết yếu nhất là  chương:  “Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên”  (人法地,  地法天,
天法道,  道法自然) 51
(Người bắt chước Đất, Đất bắt chước Trời,  Trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước Tự Nhiên).  Bấy nhiêu lời nói ấy, đủ chỉ cho ta thấy rằng Lão Tử đối với vấn đề  nhân  sinh, chủ trương con người phải bắt chước theo Trời, bắt chước theo Đạo.
_______________
50 “Tự vô vi nhi thực vô bất vi dã”. Chương 37 có câu: “Đạo thường vô vi nhi vô bất vi” (道常無為而無不為)(Goldfish).
51.Chương 25. (Goldfish).
 
Bởi vậy, ông thường khuyên ta:  “Đạo thường Vô  vi, nhi vô bất  vi.  Hầu  vương nhược năng thủ chi, vạn vật tương tự hóa”  (道常無為而無不為,  侯王若能守之,  萬物將自化)
(Đạo thường không làm, nhưng không gì không làm. Bậc hầu vương giữ được nó, thì vạn vật sẽ tự thay đổi) (Ch.37).
Câu  “độc lập bất cải, châu hành bất đãi”  (獨立而不改,  周行而不殆)  (Đứng riêng mà không đổi, đi khắp mà không mỏi) là muốn ám chỉ cái luật mâu thuẫn của Đạo:  Đạo thì
chí tịnh (至静), “bất cải” mà cũng là chí động (至動) “bất đãi”. Như khoa học vật lý ngày nay đã chứng minh, ta thấy rằng trong cái  chí tịnh  của hạt nguyên tử, mà giác  quan ta không thể nhận thức khác hơn được, kỳ  thực là  một cái chí động  (động cùng cực).  Rộng lớn hơn, là quả địa cầu ta ở: cái chuyển của quả địa cầu thật là  chí động, thế mà ta không dè là có động. Lớn hơn nữa là ngôi Thái  dương, chí tịnh  đối với các hành  tinh trong  thái dương hệ, mà chí động đối với các ngôi thái dương khác. Cho hay cái chí động lại dường như cái chí tịnh, cái “không làm” gì cả mà kỳ thực là “cái làm” hiệu quả nhất.
Bản thể của Đạo thì thấy là “không làm” gì cả: chí tịnh; mà kỳ thực không có gì là không do cái làm của nó mà ra (無為而無不為): chí động. Do đó mới có cái hành động Vô Vi
là  “bất tranh”  (不爭), mà không có cái gì tranh được với nó, hay thắng được nó. Hành động Vô vi, là hành động  “bất tranh nhi thiện thắng”, ta phải bắt chước theo hành động ấy của Đạo mà “hành” cái Đạo “không tranh”. Ông lấy nước để ví với Đạo.
“Thượng thiện nhược  thủy, thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, xử chúng nhân chi sở ố. Cố cơ ư Đạo. Cư thiện địa, tâm thiện uyên, dữ thiện nhân, ngôn thiện tín, chánh thiện trị, sự thiện năng, động thiện thời. Phù duy bất tranh, cố vô vưu”  (上善若水. 水善利萬物而不爭,  處眾人之所惡,  故幾於道.  居善地,  心善淵,  與善仁,  言善信, 正善治,  事善能,  動善時.  夫唯不爭,  故無尤)  (Bậc  “thượng thiện”, giống như nước,
nước thì ưa làm lợi cho vạn vật mà không tranh. Ở thì hay lựa chỗ thấp, lòng thì chịu chỗ thâm sâu, xử thế thì thích lòng nhân, nói ra thì trung thành không sai chạy, sửa trị thì chịu
làm cho thái bình. Làm việc thì hợp với tài năng, cử động thì hợp với thời buổi. Ôi vì không làm nên không sao lầm lỗi) (Ch.Cool. Nhân nguyên tắc “bất tranh nhi thiện thắng” mới có sanh ra những thuyết xử thế: “công toại thân thoái”
52 (功遂身退) (Ch.9),  “nhược úy tứ lân”
53 (若畏四鄰) (Ch.15), và do đó nẩy ra những điều răn mình như  “tự căng tự phạt”  (自矜自伐)  ở chương 24:  “tự phạt
giả vô công, tự căng giả bất trưởng...”  (tự xem là có công thì không công, tự kiêu căng thì không đứng đầu...) hay là  “bất dĩ binh cưỡng thiên hạ”  (Ch.30)  (đừng dùng binh mà bức thiên hạ)...  Phải chăng đó đều là do cái nghĩa của  hai  chữ  “bất tranh” để  gìn giữ cho thân mạng của mình được lâu dài... mà nẩy sinh ra không?
*
* *
____________
52.Thành công rồi thì lui thân.
53.Do dự dường sợ, mắt ngó bốn bên.
 
Tôn chỉ của Lão Tử, chỗ khấn yếu nhất là câu: “thượng Đức bất Đức”  (上德不德)  ở chương 38.
Đoạn văn này cần phải để ý đến  hai  chữ  “thượng”  và  “hạ”.  Thượng, là chỉ sự gần với Đạo;  hạ, là chỉ sự xa với Đạo.  Cái  đức  của Đạo, không phải những đức tính như người đời thường nhận như Nhân, Nghĩa, Lễ... nên mới nói: “thượng  đức bất  đức, thị dĩ hữu đức, hạ  đức bất thất  đức, thị dĩ vô  đức”.  (Đức mà cao  là không có đức, bởi vậy mới có Đức. Đức mà thấp, là có đức, nên không có đức).
Ta thấy rằng chỗ mà Lão Tử gọi là Đạo, bao giờ cũng có  hai  nghĩa: cái Đạo của Bản  thể và cái Đạo của Nhân sự. Chữ Đức cũng có hai  nghĩa: cái đức của Đạo và cái đức của cái không phải Đạo như Nhân, Nghĩa, Lễ... Và vì thế Lão Tử trọng Đạo Đức mà khinh Nhân, Nghĩa, Lễ v.v…
Khinh Nhân, Nghĩa... không phải là bỏ Nhân, Nghĩa, mà thực ra là cho nó  chưa đủ để thực hiện được cái Đạo nơi lòng mình. Còn nói đến Nhân,  Nghĩa... là còn phân nhĩ ngã...
còn thấy có  người có  ta.  Đạo mà cao, hay nói một  cách khác, người mà thực hiện được cái Đạo nơi mình rồi, không cần nói đến Nhân, đến Nghĩa…  mà vẫn có Nhân,  có Nghĩa
một cách hoàn toàn đầy đủ, không miễn cưỡng... Không cần phải thi hành cái  đạo Nhân, đạo Nghĩa mà tự nhiên được Nhân được Nghĩa là vì kẻ đã thực hiện được cái đạo nơi
mình, không còn thấy có người,  có ta... mà thấy  người là ta, ta là người; cũng không còn thấy có  nội,  có ngoại gì nữa mà cả thẩy đều là  một. Còn nói đến Nhân,  Nghĩa,  Lễ là  còn
thấy có  ta và  người khác nhau. Lời nói này của Trần Trụ cũng đáng để cho ta để ý: “Lão Tử, vì muốn khôi phục cái  chánh  trị  đạo đức  đại  đồng, nên mới cho Nhân,  Nghĩa,  Lễ là chưa đủ...  Nếu chưa rõ được chỗ  chánh  trị  đạo  đức  đại  đồng mà lại chê bướng Nhân, Nghĩa,  Lễ... đó là kẻ tội nhân của Lão Tử...”.  Hay nói một cách khác “Đại đạo phế, hữu Nhân Nghĩa...”  大道廢,  有仁義  (Ch.18).  Đạo nơi ta đã mất rồi, ta mới nhận thấy có người có  ta nên mới có bày ra Nhân Nghĩa để nối lại cái Sống Một đã bị chia lìa.  Còn thấy  nhĩ  ngã,  nội  ngoại là còn sống trong nhận định sai lầm của Tư Ngã  (本我) 54 của nhãn kiến Nhị  nguyên. Trang Tử, ở chương  Thiên Vận (天運)  giải thích vấn đề này có nói: “Thương đại tể là Đảng hỏi Trang Tử cái nghĩa của chữ Nhân. Trang Tử nói: “Ấy là
đức của hổ lang”.  Đảng hỏi: “sao vậy?”.  Đảng hỏi: “Còn chí nhân thì sao?” Trang Tử nói: “Chí nhân không thân ai hết.” Đảng hỏi: “Tôi nghe nói không thân thì không thương, không thương thì không hiếu. Gọi người chí nhân là không có hiếu được không?” Trang Tử nói: “Không phải vậy. Chí nhân cao lắm.  Hiếu không đủ để nói đến họ”.
Như vậy,  ta thấy kẻ mà khuyên ta  “thiện giả  ngô thiện chi, bất thiện giả ngô diệc thiện chi; tín giả, ngô tín chi, bất tín giả, ngô diệc tín chi”  lại bị người đời cho là vô  luân  lý chẳng phải là oan lắm ru! Đối với kẻ phải với ta, ta ở thành tín với họ, thì đó là lẽ thường rồi! Nhưng, đối với kẻ ở quấy với ta, đối với kẻ bội phản ta, thế mà ta vẫn cứ một mực ở phải với họ, thành tín chung thủy với họ, thì có cần phải đem Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín mà bàn với ta nữa không? Ta là kẻ đã đứng trên loài người: đạo đức luân lý thông thường như Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín đều là qúa nhỏ bé đối với ta vậy!
_______________
54.“Bản ngã”. (Goldfish)
 
Khác với Nho, Lão Tử khuyên ta “dĩ đức báo oán”, và dùng chữ Từ…  để đối xử với tất cả mọi người, bất phân kẻ thiện người ác, thì chữ Từ ấy phảng phất với chữ Bác  ái và Bát
nhã bình đẳng của Nhà Phật. Những kẻ vịn lẽ Lão không phân Thiện Ác,  và cho ông chủ trương  vô  luân  lý là hiểu sai! Phải nói rằng luân lý của Lão là  một thứ siêu đẳng luân lý mới đúng hơn.
*

* *

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

LÃO TỬ TINH HOA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LÃO TỬ TINH HOA   LÃO TỬ TINH HOA EmptyWed Jun 25, 2014 5:27 pm

ĐỨC
A. Đức (德)
Như trên đã nói, chỗ mà Lão Tử gọi bằng danh từ Đạo, bao giờ cũng dùng với hai nghĩa:
cái Đạo của  bản  thể và cái Đạo của  nhân  sự. Chữ Đức  德  cũng vậy, vẫn dùng với  hai nghĩa: cái Đức của Đạo, và cái Đức của cái không phải Đạo, tức là cái Đức của sự đã mất Đạo, như Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín...
“Đại Đạo phế, hữu Nhân Nghĩa”  (大道廢,  有仁義) (Ch.18)  (Đạo lớn mất, mới có sanh Nhân,  Nghĩa). Ông lại nói:  “Thất đạo nhi hậu Đức, thất Đức nhi hậu Nhân, thất Nhân nhi hậu Nghĩa, thất Nghĩa nhi hậu Lễ...Phù Lễ giả, trung tín chi bạc, nhi loạn chi thủ...”
失道而後德,  失德而後仁,  失仁而後義,  失義而後禮...  夫禮者,  忠信之薄,  而亂之首
(Ch.38) (Mất đạo rồi mới có Đức, mất Đức rồi mới có Nhân, mất Nhân rồi mới có Nghĩa, mất Nghĩa rồi mới có Lễ...  Lễ chỉ là cái vỏ mỏng che ngoài của lòng Trung Tín và là cái đầu mối của hỗn loạn...).  Lão Tử sở dĩ trọng Đạo Đức mà khinh Nhân,  Nghĩa,  Lễ... là khinh cái Đức của sự đã mất Đạo. Mất đạo rồi mới có Đức, chữ  Đức  này là “nhân sự chi đức”  (人事之德)  chứ không phải là cái Đức của Đạo  (本體之德)55. 
Cũng như trong câu “thượng đức bất đức” (上德不德) thì chữ “thượng đức” là ám chỉ cái Đức của Đạo, còn chữ “bất đức” (不德) ám chỉ cái Đức của nhân sự, cái Đức của sự “mất Đạo Đức”.
Đức, thuộc về cái Đức của bản thể (本體之德) là để dùng ám chỉ cái Động hữu hình của
Đạo, bắt nguồn nơi Đạo, tức là cái nguyên lý tối cao tối đại và tuyệt  đối, nguồn gốc của vạn vật, luôn luôn  “thường tồn bất biến”. Cái Đức của nó sanh ra Vạn Vật Trời Đất.
Trong những câu mà ông dùng đến chữ  “thượng”  như trên đây đã nói:  “Thượng đức bất đức”...  hoặc “bất tranh chi đạo, nhược xưng thượng đức”;  “kỳ  đạo  nãi chân… thị vị bất
tranh chi Đức”  (Ch.68) v.v…, đó là ông dùng chữ  Đức của Đạo, cái Đức của  vua  “Vô Vi”, của  “bất ngôn chi giáo”, của  “bất tranh nhi thiện thắng”, tức là cái Đức theo Đạo Trời, theo Đại Đạo, cái Đức của “Bản thể”, duy cái nghĩa thì tùy chỗ dùng  mà có sâu cạn khác nhau thôi. 
_______________
55.“Bản thể chi đức”. (Goldfish).
 
Còn như khi ông bảo:  “dĩ  đức báo oán”, thì  đức  đây là chỉ về  “nhân sự chi  đạo” gần với những đức Nhân, Nghĩa thông thường  (xem các chương 21, 23, 28, 38, 41, 54, 59, 60, 63, 68). Dù sao chữ Đức của Lão Tử dùng cũng nặng về siêu hình hơn.
*
* *
B. Huyền Đức (玄德)
Chương thứ 10 có câu: “Sanh chi súc chi, sanh nhi bất hữu, vi nhi bất thị, trưởng nhi bất tể, thị vị Huyền Đức”  生之畜之,  生而不有,  為而不恃,  長而不宰,  是謂玄德  (Ch.10)
(Sanh đó nuôi đó, sanh mà không chiếm cho mình, làm mà không cậy công, làm việc lớn mà không làm chủ, đó gọi là Huyền Đức).  Chương 51 cũng có bàn đến hai chữ Huyền
Đức:
Huyền Đức là cái  đức Huyền của Đạo: Đạo thì không phân thiện  ác,  thị  phi,  vinh  nhục, nên đặt tên là Huyền nghĩa là hỗn độn, đen tối, sâu kín, hòa lẫn một màu, không thể phân
biệt giữa cái vô và cái hữu, cái nội và cái ngoại, cái tịnh và cái  động, cái Vô danh và cái Hữu danh: “Đồng vị chi Huyền” (同謂之玄) Chữ Đức  德  ở trên đây đều chỉ về cái  Đạo  bản  thể  (本體之道). Qua chương 65, thì chữ Huyền Đức lại dùng  để chỉ sự phải  bắt chước theo cái Đạo  bản  thể để mà trị nước
(法本體之道以治國者也)56 tức là bàn về cái Dụng của Huyền đức.
*
* *


A. Vô tuyệt đối Cũng cần phân biệt hai nghĩa khác nhau khi Lão Tử dùng đến chữ Vô (là không). Có một cái Vô tuyệt đối và một cái Vô tương đối, hay đối đãi.
Chương 14 có câu:
“Thị chi bất kiến, danh viết Di. Thính chi bất văn, danh viết Hi. Bác chi bất đắc, danh viết Vi. Thử tam giả bất khả trí cật, cố hỗn nhi vi Nhất. Kỳ  thượng bất kiểu, kỳ hạ bất muội, thằng thằng bất khả danh, phục quy ư vô vật. Thị vị vô trạng chi trạng, vô vật chi tượng, thị vị hốt hoảng.
_____________
56.Pháp bản thể chi đạo dĩ trị quốc giả dã. (Goldfish).
 
Nghinh chi bất kiến kỳ thủ, tùy chi bất kiến kỳ hậu”
(視之不見名曰夷; 聽之不聞名曰希; 搏之不得名曰微. 此三者不可致詰, 故混而為一. 其上不皦,  其下不昧,  繩繩不可名,  復歸於無物.  是謂無狀之狀,  無物之象,  是謂惚恍. 迎之不見其首, 隨之不見其後) Xem mà không thấy nên gọi là Di. Lóng mà không nghe, nên gọi là Hi. Bắt mà không nắm được, nên gọi là Vi. Ba cái ấy không thể phân ra được, vì nó hỗn hợp làm Một. Trên nó không sáng, dưới nó không tối, dài dằng dặc mà không có tên, rồi lại trở về chỗ không có. Ấy  gọi là cái hình trạng không hình trạng. Cái hình
trạng của cái không có vật. Ấy gọi là hốt hoảng, đón nó thì không thấy đầu, theo nó thì không thấy đuôi  (Ch.14)  Ba  chữ Di, Hi,Vi  dùng  để miêu tả sự  vô đắc, vô thanh, vô hình của Đạo.
Đó là cái Vô không có đối đãi. Vì không có đối đãi nên mới nói  “không thể thấy, không thể nghe, không thể nắm, không thể kêu tên”.
Tuy vậy, cứu cánh của nó, đâu phải là thật không, cho nên mới nói:  “vô trạng chi trạng, vô tượng chi vật” (Ch.14). Nếu quả thật nó là không, một cái không tuyệt đối, thì sao gọi là có hình trạng, có hình tượng? Và chỉ vì nó không phải là thật không, nên Nó mới có thể sanh ra cái Có trên thế gian này:  “Thiên hạ vạn vật sanh ư  hữu,  hữu sanh ư  vô” (天下萬物生於有,  有生於無).  Nhược bằng nó thật là  “chân  vô”  thì nó  làm sao sanh ra Vạn  vật? Những chữ Di, Hi, Vi đều đâu phải muốn nói hoàn toàn  Vô  sắc, Vô  thinh, Vô hình, nhưng vì nhìn mà không thấy, lóng mà không nghe, rờ mà không đụng nên tạm gọi là  “Vô  vật”  mà thôi vậy.  Những câu nói trên giống như là câu:  “Đại phương vô ngung, đại tượng vô hình”  (大方無隅, 大象無形) (Vuông lớn không thấy góc, tượng lớn không thấy hình)  (Ch.41). Đó đều là cái Vô không đối đãi. Văn nghĩa của những câu này rất giống nhau.
*

* *

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

LÃO TỬ TINH HOA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LÃO TỬ TINH HOA   LÃO TỬ TINH HOA EmptyThu Jun 26, 2014 2:32 pm

B. Vô đối đãi:
Chương 2 có câu: “Cố hữu vô tương sinh,  nan  dị tương thành,  trường đoản tương hình, cao hạ tương khuynh, âm thinh tương hòa, tiền hậu tương tùy”  (故有無相生, 難易相成, 長短相形, 高下相傾, 音聲相和, 前後相隨)  (Có với Không cùng sanh, Khó và Dễ cùng thành, Ngắn và Dài cùng sánh, Cao và Thấp cùng chiều, Giọng và Tiếng cùng họa, Trước và Sau cùng theo).
Chương 11 nói: “Tam thập phúc, cộng nhất cốc, đương kỳ vô, hữu xa chi dụng... Cố, hữu chi dĩ vi lợi, vô chi dĩ vi dụng” (三十輻, 共一轂, 當其無, 有車之用... 故有之以為利,
無之以為用) (Ba chục căm hợp lại một bầu, nhưng nhờ chỗ không, mới có chỗ dùng của xe... Bởi vậy, lấy cái “Có” để làm cái lợi, lại lấy cái “Không” đó để làm cái dụng).
Chữ Vô dùng trên đây là cái Vô đối đãi với  một  cái Có, tức là chữ Vô mà người của chúng ta thường dùng. Trong sách Lão Tử chữ Vô dùng theo nghĩa ấy (nghĩa đối đãi) thật rất nhiều, không cần đơn cử ra đây làm gì.
Tóm lại, như khi dùng các chữ Đạo Đức, Lão Tử dùng chữ Vô cũng có 2 nghĩa. Một nghĩa tuyệt đối khi ông dùng chữ Vô để chỉ Đạo, cái đạo của Bản  thể như khi ông nói:
“Thiên hạ vạn vật sinh ư hữu, hữu sinh ư vô” (Ch.40), nghĩa là thay vì nói: “vạn vật sanh ư Đạo”.  -  ông nói  “vạn  vật sanh ư Vô”. Còn cái nghĩa tương đối của nó để dùng với cái Hữu đối đãi, tức là ông dùng theo lối thông thường. Vì Lão Tử thấy thế nhân hay tranh dành xu phụ theo cái Có đến thái quá, nên muốn lập lại quân bình, ông khuyên ta đứng vào chỗ  Không. Hai câu chót ở chương 11 nói rất rõ: “Hữu chi dĩ vi lợi, Vô chi dĩ vi dụng”.  Như vậy ta thấy rằng học thuyết của Lão Tử đâu phải cực đoan phản đối cái “hữu”, bất quá là vì người đời phần đông chỉ biết có cái lợi của cái hữu mà đổ xô xu phụ.
Nên mới đề xướng ra sự dùng đến trọng nhiệm của cái  không  để cứu vớt sự chênh lệch nghiêng ngửa của  xã  hội.  Đó là cách  “bổ bất túc”,  “tổn hữu dư”, để giữ lại mức quân bình của Đạo mà thôi. Ta có thể nói rằng: dùng Cương hay Nhu, dùng cái Có hay cái Không, không phải luôn luôn nhất luật, mà phải tùy theo sự  bất  cập hay  thái  quá để mà ứng dụng cho được thích ứng. Cũng như ông cực lực phản đối sự dùng đến  bạo  lực,
nhưng ông còn nói hờ: “Nếu bất đắc dĩ mà phải dùng đến bạo lực, thì nên bình tĩnh điềm đạm” (Ch.31)
Cái công dụng của cái Vô trong một xã hội náo loạn gần như đến cực điểm của thời Xuân Thu Chiến Quốc, dĩ nhiên phải có bậc thức giả đề xướng nó ra để giữ quân bình. Nhưng thiên hạ bất cứ đời nào cũng thiên về cái đạo hữu vi, nên đem cái đạo Vô vi mà đề xướng ra bất cứ ở thời điểm nào, vẫn cũng là cần thiết cả.  Cho nên ta thường nghe nói cái vô dụng bao giờ cũng có chỗ đại dụng của nó, như về sau học thuyết của Trang Tử phần nhiều chứng minh “cái dụng của vô dụng” 無用之用 nơi thiên Tiêu Diêu Du. “Vì không hiểu rõ công dụng của cái Vô mà người đời cho việc làm của Y Doãn là tích cực, lấy cái
trong sạch của Bá Di làm tiêu cực, và cho rằng tiêu cực là vô dụng, ấy là điều lầm to vậy”.  Trong lời nói phải chăng cái Ý là cái Vô của lời nói. Lời nói là cái  hữu, nhưng mà cái thực dụng của nó nơi cái Ý tức là cái Vô... của nó.  “Ý tại ngôn ngoại”... Đó là chưa nói đến cái dụng của chữ Vô trong văn chương và nghệ thuật.
*
* *
Như vậy, ta thấy chỗ mà triết học Lão Tử  gọi là  “hữu”,  “vô”, đều không giống với cái nghĩa  một chiều theo nhị nguyên mà thiên hạ thường dùng: Vô là tuyệt đối không có gì cả! “Đạo ẩn mà chưa lộ hình, đó gọi là Vô vậy”57.
*
* *
Bàn về công dụng thiết thực của chữ Vô, ở chương XI Lão Tử nói: “Ba chục căm, hợp lại một bầu, nhưng nhờ chỗ không mới có cái dùng của xe. Nhồi đất để làm chén bát, nhờ chỗ không mới có cái dụng của chén bát.
___________
57.道隱而未形故謂之無 (陳柱) Đạo ẩn nhi vị vô hình, cố vị chi vô. [陳柱: Trần Trụ. (Goldfish)]
 
Khoét cửa nẻo, làm buồng the, nhờ chỗ không mới có cái dụng của buồng the. Bởi vậy, lấy cái “có” đó để làm cái lợi. Lấy cái”không” đó để làm cái dụng” 三十輻, 共一轂, 當其無, 有車之用. 埏埴以為器, 當其無,
有器之用. 鑿戶牖以為室, 當其無, 有室之用. 故有之以為利, 無之以為用58.
Bánh xe, nhờ chỗ  “trống không” ở giữa mới để được cái trục, nhờ thế mà xe mới lăn được. Nên mới nói: “lấy cái không để làm chỗ dùng”!
Nhân bàn về câu nói trên đây của Lão Tử văn hào Romain Rolland có viết: “Khi đọc đến cái tư tưởng sâu sắc trên đây của Lão Tử  -  tôi nghĩ ngay đến những giả thuyết mới đây
của khoa thiên văn, thấy rằng cái trung tâm  của bao nhiêu thế giới, chính là những khoảng  trống không thăm thẳm của Vũ  trụ...  Các bạn sẽ bảo: đó cũng chỉ là những giả thuyết thôi! Thì cũng chẳng hơn chẳng kém gì những giả thuyết vững chắc nhất và công hiệu nhất của khoa học các anh ngày xưa. Vả lại, giả thuyết ấy cũng xác nhận hợp lý lắm vì nó thỏa hợp được với sự tiết kiệm của các luật tự nhiên trong Vũ Trụ và nó cũng ăn với
sự điều hòa tự nhiên của các luật ấy”59.
Và đó cũng là chỗ mà Lão Tử bảo: “Hữu, sinh ư Vô” (有生於無) vậy.
*
* *
Còn về vấn đề sinh vật trong  vũ  trụ có  ý  chí hay không  có  ý  chí, thì trái lại với người đồng thời, Lão Tử chủ trương rằng sinh vật trong  vũ trụ tuyệt không có  ý  chí, nghĩa là sống ý cách tự nhiên không cố cưỡng.
Chương thứ  5 ông nói:  “Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu”  (天地不仁, 以萬物為芻狗) (trời đất không có lòng nhân, xem vạn vật như loài chó rơm).
Vương Bật giải câu này đại khái nói: “Đất, không phải vì con thú mà sinh ra rơm, nhưng con thú lại ăn rơm; không phải vì con người mà sinh ra chó, nhưng người lại ăn chó...”
Thật là một sự giải thích sai lầm to  tát của họ Vương. Vậy mà Nghiêm Phục  嚴復  lại hết sức thán thưởng cho rằng đó là đã quát tận thâm  ý  của Darwin.  Kỳ  thật  “sô cẩu”  là  một thứ đồ cúng làm bằng rơm, bóng hình chó. Khi chưa cúng thì người ta trọng nó lắm,
nhưng sau khi cúng xong thì lại đem vứt nó ra ngoài đường. Trang Tử ở thiên Thiên Vận 天運 có viết: “Ôi sô cẩu, lúc chưa dùng thì đựng trong giỏ, đội cho nó bằng gấm vóc, lại còn phải trai giới mà xem nó.
______________
58.Tam thập phúc, cộng nhất cốc, đương kỳ vô, hữu xa chi dụng. Duyên thực dĩ vi khí, đương kỳ vô, hữu khí chi dụng. Tạc hộ dũ dĩ vi thất, đương kỳ vô, hữu thất chi dụng. Cố hữu chi dĩ vi lợi, vô chi dĩ vi dụng (Chương 11).59 Vie de Vivekanada (Tome II. P. 207). “Quand Lao -Tsé écrit cette pensée profonde que “une roue est faite de trente rais sensibles, mais que c’est grâce au Vide central non-sensible du moyeu, qu’elle tourne”– je pense aux récentes hypothèses où vient de se hisser la science astronomique, découvrant, comme
foyers de nombreux univers, des gouffres de vide cosmique (…) Hypothèses, direz-vous! Ni plus si moins que vos plus sûres et fécondes hypothèses de la science. Et logiquement vraisemblable ; car elle satisfait la strite économie des lois de l’Univers et rentre dans leur naturelle harmonie”.
 
Đến khi đã dùng xong, thì kẻ đi đường đạp lên xương sống
nó mà đi, kẻ kiếm củi, lượm nó về mà nhúm lửa”.  Như vậy, thì nói đến “sô cẩu”  là muốn ám chỉ vật thay nhau mà tàn tạ giống như bông hoa của loài thảo mộc, xuân thì nở, thu thì
rụng, rồi đến mùa xuân tới, lại trổ hoa, nhưng không còn phải là cái bông ngày hôm nay nữa. Cũng như cái hay cái phải của ngày trước, nay không còn dùng được nữa, thì bỏ đi...
để cho theo kịp với cuộc sống đang chuyển của tạo hóa.  Trong cái khoảng thời gian biến chuyển giữa cái sinh cái tử kia của sự vật, thì Trời Đất vốn cũng không ân gì cho riêng ai, cũng không dụng  tâm mà làm gì cả  (無思無為)60, đó chính là chỗ mà ông bảo  “thiên địa bất nhân”, tức là cái luật biến hóa vô thường và lạnh lùng của Tạo hoá vậy.
Chỗ mà Lão Tử cho rằng Vạn vật sinh ra là vô ý chí, lại càng rõ rệt hơn nữa ở chương 34: “Đạo lớn tràn lấp, bên phải bên trái. Vạn vật nhờ nó mà sinh ra, mà không  một vật nào bị nó khước từ. Xong việc rồi, không để lại tên. Che chở, nuôi nấng muôn loài, mà không làm chủ. Thường không ham muốn, nên có thể gọi tên là Nhỏ, nhưng, được muôn vật theo về mà không tự xem là  chủ, nên có thể gọi tên là Lớn”  (大道氾兮, 其可左右. 萬物恃之而生而不辭,  功成而不有. 衣養萬物而不主.  常無欲,  可名於小;
萬物歸焉而不主, 可名為大. 以其終不自為大, 故能成其大) 61.
Tóm lại, cái học của Lão Tử đều gồm vào  một  chữ Vô  無,  ở  Vũ trụ thì gọi là  Vô  danh 無名; ở Chánh trị và xử thế thì gọi là Vô vi 無為. Nhất thiết đều không ngoài chữ Vô.
*

* *

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

LÃO TỬ TINH HOA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LÃO TỬ TINH HOA   LÃO TỬ TINH HOA EmptyMon Jun 30, 2014 11:51 am

TỰ NHIÊN
自然
Chương 17:  “Công thành sự toại, bách tánh giai vị ngã  Tự  Nhiên”  (功成事遂, 百姓皆謂我自然) Làm xong công việc cho dân, mà dân cứ tưởng tự nhiên tự mình làm.
Chương 23: “Hi ngôn Tự Nhiên” (希言自然) Ít nói, để tự nhiên.
Chương 25:  “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên” (人法地,  地法天,  天法道,  道法自然) Người bắt chước đất, đất bắt chước  Trời,  Trời bắt
chước Đạo, Đạo bắt chước Tự Nhiên.
_______________
60.“Vô tư vô tâm”. (Goldfish).
61.Đại đạo phạm hề, kỳ khả tả hữu. Vạn vật thị chi nhi sinh chi bất từ. Công thành danh bất hữu. Y dưỡng vạn vật nhi vi bất chủ. Thường vô dục, khả danh ư tiểu. Vạn vật qui yên nhi bất vi chủ, khả danh vi đại. [Chữ 氾, Thiều Chửu phiên âm là “phiếm”. (Goldfish)].
 
Chương 64: “Học bất học, phục chúng nhân chi sở quá, dĩ phụ vạn vật chi Tự Nhiên, nhi bất cảm vi”  (學不學,復眾人之所過,  以輔萬物之自然,  而不敢為)  Học cái không học, giúp chúng nhơn hối mà trở về. Giúp vạn vật sống theo Tự nhiên, mà không dám mó tay vào. “Bất học” ở đây đồng nghĩa với chữ “Tự nhiên”, tức là Đạo.
Trở lên bốn khoản bàn về hai chữ “tự nhiên”. Nhưng chương 25 và 64 là nói về Tự Nhiên thuộc  “bản thể chi đạo” (本體之道).  Còn chương 17 và 23 thì bàn về  “nhân sự chi đạo” (人事之道). Hay nói một cách khác, chữ Tự Nhiên dùng nơi hai chương 17 và 23 là dùng theo nghĩa thông thường.  -  trái lại  Tự  Nhiên dùng ở chương 25 và 64 là ám chỉ về đạo.
“Đạo pháp Tự Thiên”, chữ Tự Nhiên ở đây đồng một nghĩa với Bản Thể của Đạo, thường được gọi là Đạo Thể (道體).
Hùng Lý Liêm  熊李廉  nói:  “Pháp giả hữu sở phạm vi nhi bất khả quá chi vị” (法者有所範圍而不可過之謂). Bắt chước, tức là có chỗ ranh  hạn  không thể vượt qua được. Theo đó, ta thấy rằng Trời không thể vượt ra khỏi Đạo. Đạo không thể vượt ra ngoài Tự Nhiên. Hay nói một cách khác: Tự Nhiên sinh ra Đạo, Đạo sinh vũ trụ. Như thế ta thấy rằng bàn về nguyên lai của Vũ Trụ, Lão Tử chủ trương Vô Thần luận (無神論).
*
* *
Câu “pháp Tự Nhiên” (法自然)  người đời thường hiểu rất là sai lạc: cho rằng  không làm gì, để mặc tới đâu hay đó và cho đó là bắt chước Tự Nhiên.
Theo Lão Tử, Tự nhiên cũng được tượng trưng trong những cái  mà ta gọi là  “luật tự nhiên” của sự sống mà bất cứ một vật nào trên đời không thể vượt qua, mà sống đặng. Có sanh rồi có tử, đó là Tự nhiên. Đói thì ăn, khát thì uống, đó là Tự  nhiên. Nhưng ăn uống có chừng, uống cũng có mực. Vượt qua chừng mực, là vượt quá Tự nhiên, không thể còn gọi là Tự nhiên được nữa.  Bất cập hay thái quá trong việc uống ăn, cũng như trong tất cả mọi hành vi đều là sái với Tự nhiên cả. Đang cần ăn mà không ăn, đang cần không nên ăn mà ăn, đang cần phải ngủ mà không ngủ, đang cần không  nên ngủ mà ngủ. Tất cả
những gì sái thời lỗi tiết đều là trái với Tự  nhiên, đều là những nguyên nhân làm cho thương sinh đau khổ cả.
Người đời thường hiểu  “Tự Nhiên”  là cứ để y nguyên sự việc muốn xẩy ra thế nào thì hay thế đấy, phải cũng như quấy, lành  cũng như dữ, tự do bành trướng ra sao cũng mặc, không cần can thiệp đến, sống mai danh ẩn tích, nghêu ngao vui thú yên hà...  nghĩa là họ hiểu tự nhiên tức là không làm gì cả... Phải chăng đó là vu oan cho Lão Tử, người đã chủ trương “khứ thậm, khứ xa, khứ thái”, nghĩa là trừ khử những gí thái quá, đồng thời nâng đỡ những gì bất cập, để lập lại thế quân bình của Đạo, vì  Tự Nhiên, đồng với luật  quân bình...  Bắt chước nó, thì phải lập lại  quân  bình  tức là  “tổn hữu dư, bổ bất túc”, đó há không phải là những việc làm của những nhà Đại Cách Mạng từ xưa đến nay trong lịch sử để lập lại công bình, hay nói đúng hơn, lập lại quân bình trong xã hội sao!
*

* *

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

LÃO TỬ TINH HOA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LÃO TỬ TINH HOA   LÃO TỬ TINH HOA EmptyMon Jun 30, 2014 3:36 pm

Hành động Tự Nhiên theo Lão Tử lại cũng có nghĩa là hốt nhiên mà làm, không cố gắng, không miễn cưỡng,  không cân nhắc, nghĩa là hành động đã đến mức vô tâm...  không còn
lệ thuộc đến  một nguyên tắc hay phạm vi nhất định nào của luân lý đạo đức hay giáo lý nào bên ngoài nữa cả.
Tự  nhiên  đây, tóm lại, là  vô tâm,  vô  vi: làm mà không cần để ý đến việc mình làm  nữa, như người lội mà không cần để ý tranh đấu với nước, không còn để ý đến việc lội của mình nữa. Đó là  hành động đến mức hoàn thiện  rồi vậy.  Người đời khi hành động bao giờ cũng kể đến lợi hại, phải quấy, cố gắng theo  một quy  củ nào, miễn cưỡng tránh những nguyên tắc nào, để cho đúng theo một khuôn mẫu bắt buộc nào... Họ là người làm
mà còn để ý đến việc làm của mình.
Làm cho người mà làm vì cân nhắc lợi hại, vì thương riêng, vì nhân đạo, vì tôn giáo bắt buộc, giáo lý cưỡng ép, làm để được tiếng khen, tránh tiếng chê...  thì không còn phải là tự nhiên nữa. Hành động tự nhiên theo Đạo không phải thế, là hành động  “Vô Vi”  của cành hoa nở vì nở, và không thể không nở đặng, bởi đã đến thời kỳ  phải nở. Tự Nhiên đây, là “bất đắc bất nhiên” (không vậy không đặng).
Mọi vật đều có cái “đức”  của nó. Cái  “đức”  của mỗi vật tức là cái tánh  “tự  nhiên”  của nó, cái bất đắc dĩ mà nó phải làm vì không thể không làm cho đặng.Vì vậy, Lão Tử cực lực phản đối những gì trở ngại sự phát triển tự nhiên ấy dù là luân lý, chế độ, tôn giáo hay giáo dục, không hợp với bản tánh tự nhiên của con người, nghĩa là Lão Tử đề cao vấn đề “ tự do” của cá nhân.Và cũng vì thế mà có người cho chủ nghĩa Lão Trang là  “chủ nghĩa cá nhân ích kỷ”!
Trang Tử trong Nam Hoa Kinh, có dành riêng một chương Tiêu Diêu Du để giải thích cái nghĩa của  Tự nhiên  tức là  Tự Do  sống theo bản tính hết sức rõ ràng 62. Vạn vật dưới trời,
vật nào cũng có cái tính tự nhiên của nó. Phải biết chịu chỗ đó, tức là ta phải nhận sự “bất đồng đẳng”  tự nhiên ấy của sự vật. Biết nhận sự “bất đồng đẳng”  giữa vạn vật, thì ta phải biết kính trọng cái chỗ riêng biệt của mỗi vật, tức là cái tính tự nhiên của mỗi vật mà không xen vào làm trở ngại hay hư hoại sự phát triển tự nhiên của nó. Không xen vào làm trở ngại hay hư hoại cái tính tự  nhiên của mỗi vật là để cho mỗi vật được sống tự do cái sống của nó, nghĩa là được tự do phát triển cái tính của nó.
Cái mà ta gọi là văn minh, phần nhiều phải chăng là những khuôn khổ cần thiết đặt ra để hạn chế ngăn ngừa những hành động cá nhân ích  kỷ quá khích của con người.  Dĩ nhiên,
tới mực nào, nó có chỗ hay của nó, là tránh cho con người những sự dẫm lên tự do cá nhân của kẻ khác, nhưng nếu quá mức, nó sẽ trở thành những cưỡng ép bó buộc làm đau khổ cho con người. Một nhà văn Tây Phương ngày nay có  nói:  “Une même loi pour le lion et pour le boeuf, c’est l’oppression” (W. Blake) (Một cái luật thiết lập chung cho cả loài sư tử và trâu bò, đó là áp chế).
*
* *
_________
62.Xem quyển Trang Tử Tinh Hoa (trang 82-103) và Nam Hoa Kinh (trang (105-160).
 
Chương 19 Lão Tử nói:  “Kiến Tố, bảo Phác, thiểu tư quả dục”
63 (見素,  抱樸, 少思寡欲) (Tỏ lòng đơn giản, giữ tính tự nhiên, ít riêng tây, ít tham dục). Đó cũng là bảo phải trở về với Tự nhiên.  “Kiến Tố,  bảo Phác”  là gì?  “Phác” 樸,  là gỗ mà còn tự nhiên, chưa đẽo gọt, chưa cưa dùng. Theo Lão Tử, thì chữ  “Phác”  dùng để ám chỉ Đạo, cái thể “thuần phác lúc ban đầu”, cái trạng thái bản nguyên của tâm hồn  (état primordial), chưa bị ảnh hưởng của xã hội làm sai lệch. Hay nói một cách khác, chưa bị luân lý, học thuyết, tập quán mà ta gọi chung là văn hóa hay văn minh làm sai lạc... bản tính. “Phác” 樸 ở đây
cũng đồng nghĩa với Tự nhiên...
Nhận thức được cái  Bản tính đơn thuần (Tố) rồi, và mãi ôm giữ cái Bản  tính tự nhiên ấy... đó là mục đích cuối cùng của ngưới học Đạo;  và nhờ vậy mà lòng trở nên  “ít riêng tây, ít tham dục”, mới “bảo phác” (mới giữ được cái tính thuấn phác tự nhiên), mới “kiến tố”, nghĩa là mới nhận thấy được tấm lòng trong trắng đơn thuần chưa bị ngoại giới nhuộm thêm màu sắc, hay sửa đổi thể chất, tức là  Bản tính.  Chữ “Tố” 素  đây, nghĩa đen là  một thứ tơ thuần chất trong trắng, dùng để ám chỉ lòng đơn thuần chưa bị ngoại cảnh tập nhiễm. Bởi vậy mới nói:  “Tuyệt thánh khí trí... Tuyệt nhân khí nghĩa…  Tuyệt xảo khí lợi...  Thử tam giả dĩ vi văn bất túc”(XXI) (絕聖棄智…  絕仁棄義…  絕巧棄利…
此三者以為文不足).  Tại sao gọi rằng tuyệt  ba  điều đó là chưa đủ? Là vì làm được  ba điều đó, bất quá là những hành động tiêu cực, chỉ trị được cái ngọn mà không trị được cái
gốc, tức là dứt được cái nguồn khêu gợi mà chưa dứt được cái lòng tham dục do sự mê chấp nhị nguyên gây nên.  Tóm lại, cố ôm giữ được Đạo thì mới nhận thấy được lòng trong trắng đơn thuần và nhân thế mới bớt được sự riêng tây, bớt lòng tham dục.
*
* *
Xã hội Trung Hoa cổ được xây dựng trên  hai  hệ thống tư tưởng truyền thống  nghịch nhau, nhưng bổ túc nhau, là những hệ thống tư tưởng của Khổng học và Lão học.
Khổng học thì gồm nắm tất cả mọi ước lệ xã hội, hay nói  một  cách khác, Khổng học chuyên về sự đào tạo mọi trí thức ước lệ giả tạo. Từ trẻ đến già đều được giáo dục theo một  khuôn khổ luân lý nhất định với mục đích là ức chế những khuynh hướng ngông cuồng  và lãng mạn, phóng túng và ích  kỷ cá nhân để thích nghi với  “cái giường của chàng Procuste”, tức là chế độ xã hội và chánh trị. Giá trị của cá nhân là ở nơi vai trò của
các nhân ấy đối với xã hội ấy.
Trái lại, Lão học là cái học của những kẻ đã rời bỏ cái  sống giả tạo ước lệ của xã hội để trở về với đời sống thành thực của nội tâm. Sự từ bỏ những hoạt động xã hội là  một cách giải thoát nội tâm khỏi những gông cùm của những ước lệ giả tạo của chế độ và xã hội, của những lề lối suy tư miễn cưỡng và cư xử không tự nhiên.  Lão học vì vậy, là một cái học đeo đuổi theo Tự  nhiên, chống với nhân tạo, căn cứ trên sự hiểu biết trực chỉ vào lòng mình  (直止人心)64.
________________
63.Nhập vào được chỗ đơn thuần, giữ được lòng mộc mạc, ở riêng tây, ít tham dục. Chữ “Kiến Tố” đây, đồng một nghĩa với chữ “Tính Tánh” của Nhà Phật.
 
Trực tiếp với cái sống mà không cần phải trải qua  một môi giới nào, hay phải theo  một  học thuyết hay giáo lý nào của con người bày ra cả.  Chương 22 Lão Tử nói: “Hi ngôn, tự nhiên” (希言,自然) (Ít nói, để cho tự nhiên). Nói lên câu ấy, có
lẽ Lão Tử muốn khuyên ta đừng dụng tâm giáo thuyết, nhồi sọ con người với những ý tưởng cá nhân, mà bắt buộc mọi người cùng theo. Đó  là cách giúp con người trở về với tính thuần phác tự nhiên của mình.
Khổng  học nhắm vào việc uốn nắn con người theo  một  thể thức nhất định, theo những quy  tắc hẹp hòi và cứng rắn của xã hội, và công việc ấy dĩ nhiên không sao tránh khỏi những va chạm vào  đời sống cá nhân, gây tranh chấp và đau khổ cho cá nhân, gây nơi tâm hồn họ nhiều mặc cảm tai hại, làm cho con người sống trong những xã hội văn minh giả tạo ấy mất cả tính thành thực hồn nhiên và ngây thơ của con trẻ  (亦子人心) 65
mà chỉ có những bậc  thánh, bậc  hiền mới tìm lại được mà thôi.  Vai trò của Lão học, trái lại, là tìm cách để phục hồi cái tâm trạng hồn nhiên  “kiến tố bảo phác”  ấy của con người,
chẳng những bằng sự chữa trị những thái quá của sự buộc ràng về lễ giáo gây thành những “mặc cảm tội lỗi”  có  khi làm tăm tối cả cuộc đời, nó lại còn có sứ mạng phát huy cái đức hồn nhiên, thực thà thường gọi là  “tự nhiên”, nghĩa là trở lại với cái người thật của mình.  Nhiều tâm hồn quá nhạy cảm không sao chịu nổi sự đàn áp của chế độ quá khắt khe của luân lý và xã hội nên khi gặp phải những dồn ép quá nặng nề mãnh liệt biến thành những tình trạng thác loạn gây nên nhiều tội ác hết sức đau thương. Phải chăng đó là  một hậu quả mà ta phải trả để bù vào những lợi ích không thể chối cãi của những xã hội có tổ chức rất quy mô theo Khổng học? Âu đó cũng là một chân lý mà Lão Tử thường nhắc nhở: không có một cái hay nào mà không có cái dở của nó kèm bên.
*
* *
Tóm lại, muốn thực hiện cái Đạo nơi ta, đầu tiên phải hết sức thành thực đối với mình và đối với người.  Điều trở ngại lớn nhất trên con đường giải thoát là cái sống giả dối, sống theo người mà không dám sống theo mình: phải có can đảm trở về với con người thật của mình, con người tự nhiên của mình, đừng có vì  một lẽ gì mà che giấu sự thật.  Nghĩa là bất cứ gặp trường hợp nào đừng ham khen, đừng sợ chê, đừng để dư luận chi phối đến đỗi không bao giờ dám sống thành thật với mình.Trong khi giao thiệp với đời, cần phải dứt tuyệt cái thói mang những mặt nạ của kẻ khác, của học thuyết này, học thuyết nọ, của giáo lý này, giáo lý kia... để mà đối xử với người.
Nên nhớ: bảo cần phải trở về với  Con Người Thật  của mình, là bảo phải  “kiến Tố,  bảo Phác” nghĩa là trở về với con người vô kỷ, trở về với Chân Tánh, chứ không phải trở về sống theo cái con người ích  kỷ của mình, tức là cái  “con thú” hết sức vị thân vị  kỷ và tham dục không bờ bến của mình (bản ngã).
Người đời thường cho kẻ sống trong giả dối là người khéo ở, dễ được lòng người và thành công trên con đường xử thế 66. Trái lại, người theo con đường  Giải thoát cần phải lánh xa cái thuật xử thế theo lối ấy, mà phải dám sống thành thật và hết sức giản dị, không cần cân nhắc lợi hại, không vụ thành công, không sợ thất bại, thản nhiên ở, thản nhiên đi, nghĩa là người không tham danh, không tham lợi (vô  kỷ, vô công,  vô danh).
 
_______________
64.“Trực chỉ nhân tâm”. (Goldfish).
65
“Diệc tử chi tâm”. (Goldfish).
66.Đọc quyển “Comment se faire des amis” của D. Carnegie.
 
Tóm lại, muốn thực hiện được Con Người Thật  của mình, phải dám sống  thành thật xem thường khen chê của dư luận, phải có  một tinh thần  bất úy 67, nghĩa là không còn biết  Sợ
bất cứ một cái gì cả trên đời.
----Bất khả đắc nhi thân,
----Bất khả đắc nhi sơ,
----Bất khả đắc nhi lợi,
----Bất khả đắc nhi hại,
----Bất khả đắc nhi quý,
----Bất khả đắc nhi tiện...
-------------------(chương 56) 68
Người Giải thoát là người đã đạt đến trạng thái điềm đạm chi cực, nghĩa là không còn có thể lấy sự  “thân”,  “sơ”,  “lợi”,  “hại”,  “quý”,  “tiện”...  mà dụ dỗ hay dọa nạt được nữa, tức
là người không còn có một thế lực ngoại giới nào làm chuyển động tâm hồn được nữa 69.
*

* *

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

LÃO TỬ TINH HOA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LÃO TỬ TINH HOA   LÃO TỬ TINH HOA EmptyMon Jun 30, 2014 3:47 pm

Tuy nhiên, ta không nên xem Lão học là cái học chống báng xã hội, phá rối trật tự đã an bài của xã hội, xúi giục những cuộc cách mạng bạo động, mà phải hiểu rằng nó là  một phương pháp giải thoát tinh thần cá nhân trước hết,  một phương pháp  cách mạng nhãn quan  về vấn đề Vũ  trụ và Nhân  sinh.  Ta cũng nên biết rằng cách mạng xã hội mà dùng đến bạo động là  sái rất xa vời chủ trương  “bất tranh”  dùng  “nhu nhược thắng cương cường”  của Lão Tử, vì theo ông,  “cường lương giả, bất đắc kỳ  tử”  (Ch.42): dùng bạo động, chết bạo tàn.  Cách mạng bạo động  để  chống độc tài  và  lắm khi còn đem lại cho nhân dân  một thứ độc tài tàn nhẫn hơn cái chế độ độc tài mà mình mong muốn hủy diệt nữa. Giải thoát con người khỏi những gông cùm của ước lệ giả tạo xã hội đâu có nghĩa là khinh thường hay bất chấp những ước lệ ấy, mà thực sự, là  không để cho mình bị lụy vì nó mà làm sai Thiên Chân, mất Thiên Tánh, mà biết dùng nó làm phương tiện, chứ không vô tâm để nó sai sử như một con cờ, bị nó xem mình như một món đồ chơi 70.
Vì khuynh hướng của Lão học là thiên về Tự Nhiên, cho nên người ta thấy phần đông các nhà Đạo học đều là những người thích sống trong cảnh Thiên Nhiên hơn là sống giữa đời sống giả tạo của con người và tránh xa phiền lụy của những buộc ràng của Nghi Lễ...
Giữa tạo vật thiên nhiên người ta cảm thấy tâm hồn thư thái, cởi mở... Dù văn minh nhân tạo có hùng vĩ đến đâu cũng không sao hùng vĩ bằng cái hùng vĩ của Thiên Nhiên, và
______________
67.Xem quyển Cái dũng của Thánh Nhân (cùng một tác giả)
68.Xem quyển Đạo Đức kinh (Bản dịch của Thu Giang).
69.Câu này của Đ.Đ.K. có phần như giống với câu “Phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất…” của Nho gia, nhưng sự thật có khác xa là vì người theo Lão không giống với người theo Khổng ở chỗ một đàng thì không nô lệ một bản giá trị về đạo đức hay luân lý nào cả, một đàng thì còn nô lệ theo một bảng giá trị về điều Thiện lẽ Ác theo một hệ thống luân lý mẫu mực nào. 70
Thuyết “Tự Nhiên”, dĩ nhiên đưa đến thuyết Vô Vi, nghĩa là không dùng đến tư tâm mà xen vào sự phát huy Bản tánh của vạn vật.
 
những người gần với cái học của Lão-Trang phần nhiều là những thi sĩ và nghệ sĩ có một tâm trạng Huyền Đồng cùng tạo vật.
*

* *

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

LÃO TỬ TINH HOA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LÃO TỬ TINH HOA   LÃO TỬ TINH HOA EmptyWed Jul 02, 2014 12:44 pm

NHÂN NGHĨA THÁNH TRÍ
仁義聖智
Chương 19 Lão Tử viết: “Tuyệt Thánh, khí Trí, dân lợi bách bội; Tuyệt Nhân, khí Nghĩa, dân phục hiếu từ…”  (絕聖棄智,  民利百倍;  絕仁棄義,  民復孝慈) Dứt Thánh bỏ Trí, dân lợi trăm phần; dứt Nhân bỏ Nghĩa, dân lại thảo lành.
Chương 38 ông lại nói: “Thượng đức bất đức, thị dĩ hữu đức. Hạ đức bất thất đức, thị dĩ vô đức... Cố thất Đạo nhi hậu Đức, thất Đức nhi hậu Nhân, thất Nhân nhi hậu Nghĩa, thất Nghĩa nhi hậu Lễ. Phù Lễ giả, trung tín chi bạc, nhi loạn chi thủ”   上德不德, 是以有德.  下德不失德,  是以無德…  故失道而後德,  失德而後仁,  失仁而後義,
失義而後禮.  夫禮者,  忠信之薄,  而亂之首.  Đức mà cao là không có  đức, bởi vậy mới có Đức. Đức mà thấp là không mất  đức, nên không có Đức... Vì vậy mất Đạo rồi mới có Đức, mất Đức rồi mới có Nhân, mất Nhân rồi mới có Nghĩa, mất Nghĩa rồi mới có Lễ. Lễ chỉ là cái vỏ mỏng của lòng trung tín, mà cũng là đầu mối của hỗn loạn...
Tại sao Lão Tử bảo phải  “dứt Thánh bỏ Trí”,  “dứt Nhân bỏ Nghĩa”? Ông sở dĩ khinh Nhân Nghĩa, là vì ông trọng Đạo Đức, nên mới xem Nhân Nghĩa Thánh Trí là không đủ để thực hiện cái Đạo nơi lòng.  Theo ông,  Đại Đạo phế, hữu Nhân Nghĩa, Huệ Trí xuất, hữu Đại Ngụy. Lục thân bất hòa hữu hiếu từ. Quốc gia hôn loạn hữu trung thần” (Ch.18)
(大道廢, 有仁義; 慧智出, 有大僞; 六親不和, 有孝慈; 國家昏亂, 有忠臣) Đạo lớn mất mới có Nhân Nghĩa, Trí Huệ sanh, mới có dối trá, lục thân chẳng hòa, mới có hiếu từ, nước nhà rối loạn, mới có tôi ngay.
Dùng  đến Nhân Nghĩa là khi Đạo nơi người đã mất, con người đã sống trong chia rẽ của nội tâm và ngoại giới. Bấy giớ mới có dùng đến  Nhân Nghĩa để mà vá víu những cái sống riêng tư lầm lạc của tư ngã. Bấy giờ mới dùng đến  trí mưu mà trị nước:  “Dĩ Trí trị quốc,  quốc chi tặc; bất dĩ trí trị quốc, quốc chi phúc”  (Ch.65) (以智治國,  國之賊, 不以智治國,  國之福)  Lấy trí mà trị nước, là cái vạ của nước, không lấy trí mà trị nước, là cái phúc của nước.
Chữ Trí 智  ở đây, là do câu  “dân chi nan trị, dĩ kỳ  trí đa”  (Ch.65)  dùng làm đối chứng,
và có nghĩa là  “đa mưu túc trí”,  mưu mẹo khôn xảo, chứ không phải là ám chỉ sự sáng suốt thực thà theo nghĩa thông thường.
Những cái mà ta thường gọi là Nhân, Nghĩa,Thánh, Trí... đều là những đức tính của kẻ đã làm mất Đạo…  nên Lão Tử  chê nó là không  đủ  cho bậc Chí Nhân  (至仁), vì bậc Chí Nhân là kẻ  “pháp  Thiên, pháp  Đạo, pháp  Tự nhiên”.  Tức là kẻ sống theo Đạo, theo  Tự nhiên71.
Hơn nữa, Đạo là cái Sống Một, người  “bắt chước theo Đạo”  (法道)  sẽ không còn phân nhĩ ngã, nội ngoại cho nên không còn thấy có Ta  có Người, mà thấy Ta là Người, Người
là Ta.  Còn lấy Nhân lấy Nghĩa mà xử với nhau, là vì còn thấy Đó không phải Đây, Đây không phải Đó,  nghĩa là còn thấy chia lìa nhau, đó là nhãn kiến  nhị  nguyên, chưa phải
nhận thức của con người hòa hợp cùng với Đạo Thể (本體之道). Người mà còn dùng đến Nhân Nghĩa là người đã sống xa lìa với Đạo rồi vậy:  “Thất Đạo nhi hậu Đức, thất Đức
nhi hậu Nhân, thất Nhân nhi hậu Nghĩa, thất Nghĩa nhi hậu lễ...”  (Ch.38)  失道而後德, 失德而後仁, 失仁而後義, 失義而後禮…
Ở chương 5, Lão Tử bảo:  “Thiên Địa bất  nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu;  Thánh Nhân bất Nhân, dĩ bách tánh vi số cẩu”  (天地不仁,  以萬物為芻狗;  聖人不仁,  以百姓為芻狗)
Trời đất không có Nhân, coi vạn vật như loài chó rơm. Thánh Nhân không có Nhân, coi trăm họ như loài chó rơm.
Chữ  “bất Nhân”  ở đây là ám chỉ lòng vô tư,  không thiên vị của Trời  đất; luật của  Tự nhiên, không riêng cho vật nào cả, không vì kẻ rét mà dẹp mùa đông.
*
* *
Luận về Sô Cẩu, Trang Tử viết: “Con chó rơm lúc chưa bày ra để cúng tế, thì được cất kỹ trong rương bọc bằng gấm vóc; thầy cúng chay  tịnh rồi mới dám đem nó ra. Kịp khi bày ra và cúng tế xong thì lại đem quăng nó ra ngoài đường cho kẻ đi đường đạp lên trên lưng nó, kẻ lượm củi hốt về mà chụm, thế thôi! Nếu lại còn lượm nó mà đem cất giữ trong rương, mặc cho gấm vóc, thì nếu nó không làm cho ta bị chiêm bao, cũng đến làm cho ta bị bóng đè” (...) “cho nên pháp độ, lễ chế của Tam Hoàng, Ngũ Đế không cần ở chỗ giống nhau mà cần ở chỗ trị được thiên hạ, như cam, lê, bưởi, quít, tuy mùi vị khác nhau, nhưng đều ăn ngon cả. Bởi vậy, Lễ Nghĩa pháp độ là cái mà ta phải biết tùy thời mà thay đổi cho thích hợp.  Nay lấy ngay như vượn khỉ mà cho mặc áo của ông Châu ắt nó cắn
rứt, cào xé, vứt bỏ hết, thế mới vừa lòng cho. Xã hội chế độ xưa và nay khác nhau xa (cố mà đem cái xưa tròng vào cái nay) thì cũng như khỉ vượn mặc áo ông Châu vậy. Cho nên
Tây Thi đau tim, nhăn mặt mà thiên hạ cho là đẹp. Có người đàn bà rất xấu kia, thấy thế, về bắt chước ôm tim mà nhăn mặt, những kẻ giàu trong làng thì đóng chặt cửa không dám ra, kẻ nghèo thấy nó dẫn vợ con bỏ chạy...” (Thiên Vận) Bình giảng câu  “Thiên Địa bất nhân”,  Trần Trụ viết:  “Trời đất sinh vạn vật, như sinh cây cỏ. Xuân thì đâm chồi, thu thì rụng lá.  Đang sinh thì quý, đang rụng thì bỏ đi. Xuân tới sinh lại, nhưng không còn là cây cỏ ngày xưa. Thánh nhân  đối với trăm họ cũng thế.
Trăm họ, tức là trăm quan lãnh phần thi hành chánh giáo. Trăm quan ngày nay không còn là trăm quan ngày xưa thì chánh giáo ngày xưa cũng không dùng cho ngày nay được nữa... 
________________
71.Xem bài Chí Nhân trong Trang Tử Nam Hoa Kinh
 
Như thế, ta thấy Lão Tử phản đối thuyết phục cổ, như Trang Tử thường bài bác Nho Gia nói Nhân Nghĩa để tâng bốc tiên vương...”.
*

* *

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

LÃO TỬ TINH HOA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LÃO TỬ TINH HOA   LÃO TỬ TINH HOA EmptyFri Jul 04, 2014 2:05 pm

HỌC

Cũng như về Nhân, Nghĩa, Thánh, Trí, Lão Tử chủ trương 絕學無憂  “Tuyệt học vô ưu” (dứt học, không lo) là tại sao?
Có kẻ cho rằng Lão Tử chủ trương ngu dân... thực sự thì như thế nào?
Cái “học” mà ông bảo nên “dứt” đi, tức là cái học nhị nguyên, cái học chi ly  vụn vặt theo đuổi sự vật bên ngoài mà không biết trở về gốc, tức là cái Đạo nơi lòng mình. Cái học của con người thường thiên về hướng ngoại, biện phân Thiện Ác, Thị Phi, Vinh Nhục...
đó là cái học xa với Đạo. Bởi vậy ông mới nói:
Dứt học, không lo;  dạ với ơi, khác nhau chỗ nào? Lành với dữ, khác nhau ở đâu?
(絕學無憂.  唯之與阿,  相去幾何?  善之與惡,  相去若何?)72
(Tuyệt học vô ưu, duy chi dữ a, tương khứ kỷ hà? Thiện chi dữ ác, tương  khứ nhược hà?).  Được người ta “dạ” đâu phải là vinh, bị người ta  “ơi” đâu phải là nhục...  Thực ra  hai  chữ  “dạ”  và  “ơi”  đủ đâu phân vinh nhục. Cũng như  “thiện”  và  “ác”, khác nhau chỗ nào? Chẳng qua là bề mặt bề trái của bất cứ mọi sự vật nào trên đời...  Còn chia phân Thiện Ác, Vinh Nhục... là còn sống trong cái sống chia lìa của  “tư ngã”  xa lìa với cái Sống Một, thì tránh sao khỏi lo lự viển vông.
Bởi vậy, ở chương 48 ông lại nói thêm: “Vi học nhật ích, vi Đạo nhật tổn…” (為學日益, 為道日損) Theo học càng ngày càng tăng, theo Đạo càng ngày càng giảm.  Tăng cái gì, tăng sự phiền phức rườm rà chi li vụn vặt. Trái lại,  kẻ theo cái học về Đạo, thì trở về nguồn gốc, nên càng ngày càng tiết giảm những cái vụn vặt chi li vô cùng phiền phức, và đồng thời dục vọng càng ngày càng giảm thêm... đến mức Vô Vi...
Đó là cái học cần phải dứt đi, để trở về với Đạo Một, và cái học cần thiết cho người là cái học trở về nguồn, tức là phải  “học bất học”. Chương 64 ông nói:  “Học bất học, phục chúng nhân chi sở quá”  (學不學, 復眾人之所過) Học cái không thể học được, giúp cho chúng nhân hối mà trở về.  Chữ  “học”  là chỉ sự học hành theo nghĩa thường, chữ  “bất học”  là ám chỉ  “cái không thể học”,  vì Đạo là cái bất khả ngôn luận, bất khả tư nghị...
“Đạo khả đạo phi thường Đạo”. Cho nên mới nói: Bực Thánh  nhân mà biết học về Đạo, thì khiến được lòng dân hối trở về với nguồn gốc. Câu: “Thị dĩ Thánh nhân, dục bất dục, bất quý  nan đắc chi hóa, học bất học, phục chúng nhân chi sở quá”, cần phải dịch như thế này mới nhất trí hơn:  “Bởi vậy bậc Thánh  nhân, muốn cái không thể muốn, không quý của khó được, học cái không thể học, giúp chúng nhân hối mà trở về”.
 
______________
72.Chương 20. (Goldfish).
 
Tóm lại, về chữ Học, Lão Tử chủ trương:
1) Không nên theo đuổi cái học la tập của Nhị Nguyên, chia lìa cái Sống Một làm hai, tức là cái học biện phân Nhĩ Ngã, Nội Ngoại, Thị Phi, Vinh Nhục, Thiện Ác v.v…
2)  Mà cần phải học cái không thể học,  tức là học cái  “bất khả tri”, “bất khả  đạo”,  “bất khả danh”, nghĩa là học về cái “trở về nguồn gốc”, tức là Đạo.
*

* *

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

LÃO TỬ TINH HOA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LÃO TỬ TINH HOA   LÃO TỬ TINH HOA EmptySat Jul 05, 2014 2:17 pm

PHẢN VÀ PHỤC
反復
Hai chữ Phản và Phục có thể xem là nòng cốt của học thuyết Lão Tử.
Chương 40 ông nói:  “Phản giả, Đạo chi động”  (反者道之動)  Cái động của Đạo là trở ngược lại.
Nhưng từ cái Một biến qua Vạn hữu, từ Vạn hữu trở lại cái Một, Lão Tử quan niệm như thế nào?
Chương 42 ông nói: “Đạo sinh Nhất, Nhất sinh Nhị, Nhị sinh Tam, Tam sinh Vạn Vật.
Vạn Vật phụ Âm nhi bảo Dương, Xung khí dĩ vi hòa” (道生一,  一生二,  二生三,  三生萬物.  萬物負陰而抱陽,  沖氣以為和) (Đạo sinh Một, Một sinh Hai, Hai sinh Ba,
Ba sinh Vạn Vật. Trong Vạn Vật không vật nào mà không cõng Âm và bồng Dương. Nhân chỗ xung nhau mà hòa với nhau). Nhất đây là nói về Bản Thể của Đạo; Nhị là trỏ vào Âm
và Dương; tức là  hai  nguyên lý  mâu  thuẫn đồng có trong mọi vật, vì trong Vạn Vật, không vật nào là không cõng Âm và bồng Dương. Giữa sự xô xát, xung đột của  hai nguyên lý ấy, có  một  cái gì nắm giềng mối và làm cho chúng dung hòa nhau:  đó là nguyên lý thứ  Ba, cái Dụng  của Đạo, chỗ mà Lão Tử gọi  “xung khí dĩ vi hòa”.  Điều mà ta nên để ý là “xung nhau” để mà “hòa nhau”, chứ không phải xung nhau để mà thủ tiêu lẫn nhau.
Nếu không có sự đun đẩy của  hai  nguyên lý Âm Dương thì không có Động, mà nếu không có sự có mặt cái “thứ ba” kia, mà Lão Tử gọi là “xung khí dĩ vi hòa” thì không có một sự vật nào thành được. Cho nên mới nói: “Tam sinh Vạn Vật”.
Có người bảo rằng cái học của Lão Tử thoát thai nơi Kinh Dịch. Lời nói ấy không phải là không có lý do. Xét kỹ thì sách của Lão Tử có sau Kinh Dịch, mà xét rõ triết lý của Kinh Dịch, nhất là ở quẻ Phục 復, thì lại thấy rõ ràng có nhiều chỗ tương đồng.
Theo Dịch Kinh thì Dương Âm là hai nguyên lý mâu thuẫn, có những đặc tính riêng khác biệt nhau, như cương nhu, nóng lạnh, sáng tối... Tuy nghịch nhau, nhưng để mà “bổ túc”nhau 73, chứ không phải để mà thủ tiêu lẫn nhau.  Hễ Âm cực thì Dương sinh, Dương cực thì Âm sinh,  “vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản”, nhưng khi phản biến, thì lại  biến thành đối đích của nó. Lạnh biến ra nóng, nóng biến ra lạnh, tối biến ra sáng, sáng biến ra tối.
Tại sao Âm lại biến ra Dương, Dương lại biến ra Âm, lật qua lật lại (反復) như thế? Là vì trong Âm có ẩn phần Dương, trong Dương có ẩn phần Âm, chứ thực ra không bao giờ có
một cái gì thuần Âm hay thuần Dương cả:  “âm trung chi  dương, dương trung chi  âm”.
Luật mâu  thuẫn là luật đầu tiên của Kinh Dịch. Nhưng chỉ đợi lúc nào Âm hay Dương phát triển đến mức cùng cực của nó thì phần đối đích, mâu thuẫn chứa trong lòng nó mới phát sinh ra được mà thôi.  Đó cũng là nhận xét chung của  các nhà tư tưởng biện chứng Âu Tây như Heraclite và Hégel: “Mỗi vật đều có chứa mâu thuẫn của nó”.

Nho gia là Trình Di bàn về quẻ Phục, có những nhận xét sau đây là xác đáng:  “Vật bất khả dĩ chung tận... Vật vô bác tận chi lý... Âm cực tắc  dương sinh;  dương bác cực ư thượng nhi phục ư hạ, cùng thượng nhi phản hạ dã”  (Vật, không thể  đến mức cùng tận được… Vật mà bị tiêu hủy đến cùng tận  là điều phi lý vậy. Âm mà lên đến cực điểm thì là dọn đường cho  dương sinh. Dương mà bị đẽo ở trên cùng tột, thì lại phản sanh  ra  ở dưới).
LÃO TỬ TINH HOA 10527815_262613797274139_3357234623543820013_n

Quẻ Phục ở liền tiếp với quẻ Bác74. Quẻ Bác tượng trưng năm hào âm ở dưới và một hào dương trên cùng tột (hào thượng cửu). Dương hào ở hào thượng cửu, nơi quẻ Kiền có nói:  “thượng cửu, kháng long hữu hối”  (上九亢龍有悔).  Dương mà lên đến cực độ, thì sẽ bị biến dịch, cho nên mới nói:  “có ăn năn”  (hữu hối). 
________________
73.Nói rằng hai nguyên lý Âm Dương ấy bổ túc nhau, thực sự cũng không thật đúng, là vì nói thế, lại mặc nhiên nhận rằng hai nguyên lý ấy có chỗ khác nhau... Mà phải nói rằng: Âm là Dương, Dương là Âm, Lành là Dữ, Dữ là Lành, Phải là Quấy, Quấy là Phải... Nóng là Lạnh, Lạnh là Nóng... nghĩa là cả hai đều là Một, nhưng khác độ. Hai chữ bổ túc là danh từ cưỡng dụng để tạm miêu tả trạng thái lúc độ và lượng của chúng
cách xa nhau.
74.Quẻ Bác và quẻ Phục (Goldfish).
 
 
Trình Di bàn về quẻ Phục có câu: “vật, không trọn hết sự  đẽo  (bác) mà đến chỗ cùng tận của nó ở trên quẻ Bác, thì quay trở về dưới... Vật, không vật nào có thể đẽo hết được, cho nên sự đẽo mà đến cùng cực thì phải trở lại (phục).
Nghiên cứu tường tận quẻ  Phục  ở Kinh Dịch, ta có thể nhận thấy rõ  Lẽ  Trời:  “Phục kỳ kiến thiên địa chi tâm hồ”  (Do quẻ Phục mà ta có thể thấy được cái Tâm của Trời Đất)  (Hệ từ truyện hạ).
Rất có thể Lão Tử nhân đó mà nghĩ ra học thuyết của ông lấy chữ Vô  無, tức là lấy Âm cực làm căn bản: “Trí hư cực, thủ tịnh đốc” (致虛極, 守靜篤). Kẻ nào đạt đến chỗ “cùng cực của  Hư  Không” (Chân  Không) là kẻ đã đứng vững trong cái Tịnh. Hễ Âm cực thì Dương sinh, Tịnh cực thì Động sinh.  Vạn sự vạn vật đều  hễ phát đạt đến cực độ thì lại phản phúc biến thiên, chuyển thành đối đích của nó.  Bởi vậy, ta không lạ gì chủ trương xử thế của ông luôn luôn giữ phần tiêu cực. Hào Dương của quẻ Chấn, mới thật là Dương trưởng (Trưởng nam), còn hào Dương ở quẻ Cấn, là Dương tiêu 75, nghĩa là hào Dương đã suy nhược đến cùng.  Sự cương cường của hào Dương ở quẻ Chấn, là nguồn gốc sinh ra Vạn Vật, nên mới nói:  “Vạn Vật xuất hồ Chấn”  (萬物出乎震)  (Quái truyện).  Lấy đấy mà suy, ta thấy dụng ý Lão Tử toàn dùng phép tiêu cực là để gây được nguồn Động cường tráng nhất, cho nên ở quẻ Phục mới nói:  “Phục hanh, cương phản, động nhi dĩ
thuận hành...”  (復亨,  剛反,  動而以順行)  (Hanh là hanh thông, Phục  là cương đã trở lại cường Kiện…  nên Phục được gọi là hanh thông,  vì cái động của hào Dương này là con đường thuận của Trời Đất.  “ Phản phục kỳ  Đạo, thất nhật lai Phục, thiên hành dã” (反復其道,七日來復天行也).  Con đường thuận, là  con đường từ dưới lên trên. Dương hào ở hào đầu tức là thuận  đạo, càng ngày càng lớn lên. Nho gia là Chu Hy cũng nhận thấy: “Nội Chấn, ngoại Khôn, đó là cái tượng Dương động ở dưới mà theo đường “thuận”  đi lên  (...)  Phục là Dương phục sinh ở dưới, Dương khí đã bị đẽo hết thì là quẻ thuần  Khôn, tức là quẻ thuộc về tháng 10, mà khí Dương đã sinh ở dưới hàm chưa hơn tháng thì cái thể của một phần dương khí mới thành mà trở lại, cho nên tháng 11 thuộc về quẻ Phục. Khí  dương đã trở lại, nên có Đạo hanh thông.  Tại sao lại gọi  “thất nhật lai phục”? Là vì qua tháng 5 là quẻ Cấn,  một phần Âm mới sinh,  và sinh sinh đến quẻ Phục là 7 hào.

Hiểu được cái cương cường của quẻ Phục, mới rõ được thâm ý dùng phương pháp thuần tiêu cực của Lão, mới hiểu được những chủ thuyết  “nhu nhược thắng cương cường”,
LÃO TỬ TINH HOA 10527840_262615607273958_977426535251889816_n

“bất tranh nhi thiện thắng”,  “vô vi nhi vô bất vi”, tuy Tịnh mà Động, nghĩa là mới hiểu rằng Vô Vi của Lão Tử đâu phải là im lìm bất động, mà là cốt dùng Tịnh cực để cho Động sinh, một cái Động cương cường của hào Dương của quẻ Chấn. Quẻ nội Chấn, nhất dương sinh, tức là tiếng sấm do âm dương xô xát nhau mà thành, nhưng đương lúc khí Dương còn nhỏ, chưa thể phát ra. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

LÃO TỬ TINH HOA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LÃO TỬ TINH HOA   LÃO TỬ TINH HOA EmptyTue Jul 15, 2014 6:51 pm

Quẻ Phục, trên là Khôn, dưới là Chấn, gọi là quẻ Địa Lôi Phục, nghĩa là sấm ở trong lòng đất. Khí Dương mới sinh ở dưới mà còn rất nhỏ, nên cần yên lặng mà sau nó mới lớn lên được...  Ở bản thân, sau khi:  “trí hư cực, thủ tịnh đốc”, thì cũng nên yên lặng để mà nuôi dưỡng khí Dương. Bởi vậy ta mới thấy chủ trương của Lão Tử là thanh tĩnh Vô vi.
Thanh tĩnh  Vô vi  là điều kiện cần thiết để phục hồi khí Dương và cũng là để nuôi khí Dương sắp sửa phát huy dương lực, chứ không phải ẩn dật để mà hưởng thú an nhàn cực
lạc trong sự lười biếng ích  kỷ.  Trong trời đất, bất cứ một cuộc biến động lớn lao nào đều đi sau một sự cực kỳ  yên lặng. Các bậc vĩ nhân trước khi khởi công làm một  “đại sự”  gì luôn luôn lẫn trốn  một  thời gian trong cô tịch. Đó là  yên lặng để nuôi khí Dương như Thích ca, Jésus chẳng hạn...
Xem đó, ta có thể nhận rằng Lão Tử rất có thể nhân quẻ Phục ở Dịch Kinh mà suy ra cái thuyết Vô Vi của ông, thể theo cái đầu mối của sự sinh hóa trong Trời  đất bắt đầu ở chỗ cực âm, động thành quẻ Phục, sinh lực bắt đầu manh nha trong lòng Đất.
*
* *
Để giải nghĩa câu “Phản Phục kỳ Đạo... thiên hành dã”  (反復其道… 天行也),  ở  Hệ từ truyện  hạ  có câu: “Nhật vãng  tắc nguyệt lai, nguyệt vãng  tắc nhật lai, nhật nguyệt tương
thôi nhi minh sanh yên. Hàn vãng tắc thử lai, thử vãng tắc hàn lai, hàn thử tương thôi nhi tuế thành yên”  (日往則月來,  月往則日來,  日月相推而明生焉.  寒往則暑來, 暑往則寒來, 寒暑相推而歲成焉) (Mặt trời qua thì mặt trăng lại, mặt trăng qua thì mặt trời lại, mặt trời mặt trăng cùng xô đẩy nhau mà có sáng.   Lạnh qua thì nóng lại, nóng qua thì lạnh lai, lạnh nóng cùng xô đẩy nhau mà năm mới thành vậy).
Vật dưới trời đều  “phản  phục”  bất thường...  Ở quẻ Phục trong Kinh Dịch, Nho gia là Chu Hy cũng nói: “Hễ Tĩnh cực thì Động sinh, Ác cực thì Thiện sinh”.
Hễ có sanh, thì có tử, mà có tử mới có sanh, lên rồi xuống, xuống rồi lên, phản phúc biến động không ngừng. Và,  để phòng sự phản phúc biến thiên vì đã để cho sự vật phát đạt
đến cực điểm, mà Lão Tử khuyên ta: “Biết đủ”  (tri túc),  “biết dừng”  (tri chỉ),  “biết để thân ra sau”  (hậu kỳ  thân),  “biết để thân ra ngoài”  (ngoại kỳ  thân),  “biết lấy cái tiện làm gốc, lấy cái thấp làm nền”  (dĩ tiện vi bổn, dĩ hạ vi cơ)...  Cũng để biểu diễn cái luật cốt yếu của cái đạo biến hóa ấy, ở chương 25 ông nói:  “Đại viết thệ, thệ viết viễn, viễn viết phản” (大曰逝, 逝曰遠, 遠曰反) Lớn là tràn phắp, tràn khắp là đi xa, đi xa là trở về.
Câu này có nghĩa là bất cứ sự vật nào trên đời, hễ phát  đạt bành trướng đến cực điểm sẽ bị đại biến: Vật cùng tắc biến, nghĩa là biến trở lại cái  mâu thuẫn trước kia của nó.  Nó là
một luật “thường” của tạo hóa. Vì vậy, ông mới nói: “Họa hề phúc chi sở ỷ, phúc hề họa chi sở phục, thục tri kỳ cực” (禍兮福之所倚, 福兮禍之所伏. 孰知其極) Họa là chỗ dựa
của Phúc, Phúc là chỗ núp của Họa. Ai biết được đâu là chỗ cùng cực của nó?  Biết đâu Phúc đó mà Họa đó, mà Họa đó lại Phúc đó? Phúc rồi Họa, Họa rồi Phúc xen lẫn tiếp tục nhau không biết đâu là dứt. Hay nói một cách khác, không bao  giờ có Phúc mà không có một cái Họa ẩn trong, cũng như không bao giờ có Họa mà lại không có cái Phúc ẩn trong.
Đó là bề mặt bề trái của sự đời, cũng như có Thiện thì có Ác, có Thị ắt có Phi, có Vinh ắt có Nhục... Bởi vậy gặp May, phải phòng cái Rủi do cái May ấy đưa đến! Và gặp Rủi, biết đâu nó lại không phải là cái May sắp đến cho mình!
Chương 22, Lão Tử viết:  “Khúc tắc toàn, uổng tắc trực, oa tắc doanh, tệ tắc tân, thiểu tắc đắc, đa tắc hoặc. Thị dĩ Thánh nhân bảo  Nhất...” (曲則全, 枉則直, 窪則盈, 敝則新, 少則得,  多則惑… 是以聖人抱一)  Đạo là quân bình, không cho có cái gì thái quá. Thái quá ở đây, thì bất cập ở kia. Bất cập ở đây, thì  thái quá ở kia. Cho nên cái gì khuyết, thì Đạo sẽ bù vào cho đủ lại, vẹn toàn lại... Cái gì cong, thì Đạo sẽ làm cho ngay lại.  Cái gì sâu, thì Đạo  sẽ lấp lại cho đầy. Cái gì cũ, thì Đạo sẽ làm cho mới lại... Ít thì lại được, nhiều thì lại mê… Chương 23, ông nói thêm:  “Phiêu phong bất chung triêu, sậu vũ bất chung nhật” (飄風不終朝, 驟雨不終日) Gió lốc không thổi suốt một buổi mai, mưa dào không mưa suốt một ngày trường. Đạo rất ghét những gì thái quá, cho nên ông khuyên ta, nếu cần phải làm thì hãy  “khứ thậm, khứ xa, khứ thái”  (去甚,  去奢, 去泰),  nghĩa là hãy trừ khử những gì thái quá,  vì  “Xí giả bất lập, khóa giả bất hành”  企者不立,  跨者不行 (Ch.24) (Nhón gót lên thì không đứng vững, xoạc chân ra thì không bước được):  cái thái quá sẽ làm mất thăng bằng.
Để minh chứng cái định luật  “phản  phục”, không chương nào nói rõ ràng bằng chương 36:  “Tương dục hấp chi, tất cố trương chi. Tương dục nhược chi, tất cố cường chi.
Tương dục phế chi, tất cố hưng chi.  Tương dục đoạt chi, tất cố dữ chi”  (將欲歙之, 必固張之.  將欲弱之.  必固强之.  將欲廢之,  必固舉之.  將欲奪之,  必固與之)  Hễ hòng muốn thu hút đó lại, là sắp mở rộng cho đó ra. Hòng muốn làm yếu đó, là sắp làm đó mạnh lên. Hòng muốn vứt bỏ đó, là sắp làm hưng khởi đó. Hòng muốn cướp đoạt đó, là sắp ban thêm cho đó.  Tóm lại, hễ làm cho Âm cực, là dọn đường cho Dương sinh. Chứ không bao giờ dùng Âm mà thủ tiêu Dương, hay dùng Dương mà thủ tiêu Âm. Cho nên kẻ sáng suốt, bao giờ cũng chịu đứng sau để được đứng trước, đứng dưới thấp để được ngôi cao, và lâu dài...
Cũng cùng  một  ý đó, nơi chương 42 ông nói:  “tổn chi nhi ích, ích chi nhi tổn”  (bớt là thêm, thêm là bớt) (損之而益, 或益之而損). Tại sao vậy?
Cái nhìn của người theo Đạo là cái nhìn bao trùm, thấy nhân loại như  một cơ  thể chung, thấy mỗi sự mỗi vật là một cái Toàn thể (un Tout). Và xem mọi sự mọi vật là những phần
tử của  một  cái  Sống  chung  cũng như trong nhân loại người theo Đạo không phân chia màu da, dân tộc.  Vì vậy ông không có những quan niệm rời rạc cá nhân, hay quốc gia, dân tộc. Ai có trồng cây mới thấy rõ cái nghĩa thâm sâu của câu  “bớt là thêm, thêm là bớt”.  Nếu đứng về phương diện rời rạc của từng bộ phận của cái cây, thì ta thấy  “bớt là bớt”, cũng như  “mất là mất”, chứ không thấy được cái chỗ  “bớt là thêm, thêm là bớt”.
Nhưng nếu đứng trong phương diện toàn diện của cái cây mà xem thì  “bớt là thêm”, “thêm là bớt”  có thể quan niệm dễ dàng được.  Những công việc tỉa nhánh bẻ lá của nhà trồng nho không phải là công việc  “bớt là thêm” hay sao? Những cây nho được người ta tỉa nhánh sẽ là những cây nho có trái sai; sinh lực của nó ở các lá nhánh bị tỉa bớt kia sẽ đổ dồn vào thân cây để giúp sức cho hoa trái.
“Tổn chi nhi ích, ích chi nhi tổn” như câu “tương dục hấp chi, tất cố trương chi”, đều là công dụng của luật Quân Bình của Đạo. Bớt là bớt cái có dư để thêm vào chỗ bất cập, theo cái nghĩa  “Thiên chi Đạo tổn hữu dư nhi bổ bất túc”  ở chương 77
(天之道損有餘而補不足).
Đoạn văn trên đây:  “tương dục hấp chi, tất cố trương chi..”  có  một giá trị hết sức quan trọng trong thuyết  Phản và Phục  của Lão Tử. Đại  ý  của đoạn này là muốn bảo rằng: phàm muốn một việc gì thái quá, trái lại phải gặt lấy những kết quả ngược với lòng mong muốn của ta.  Lão Tử cũng có nói: “không có cái lầm lẫn to tát nào bằng lòng ham muốn đạt cho kỳ được cái kết quả tích cực của một việc mà mình quá mong ước” (Cữu mạc đại ư dục đắc)  咎莫大於欲得  (Ch.46).  Bất cứ  một  tình dục nào cũng đều có  ba  giai đoạn: khao khát, chiếm đoạt và chê chán.
Không đâu biểu diễn luật Quân Bình của đạo rõ ràng bằng  ở đoạn văn trên đây. Những cặp mâu  thuẫn  “hấp”  “trương”,  “cường”  “nhược”,  “hưng”  “phế”, luôn đi đôi với nhau. Xin nhắc lại: Người ta quên rằng hễ  âm cực  là dọn đường cho  dương sinh, và trái ngược lại hay sao? Cho nên đối với bản thân, cũng như đối với kẻ khác, người thông hiểu Đạo một cách sâu xa, không bao giờ chịu để cho một việc thái quá nào có thể xẩy ra: “vật bất chí giả, tắc bất phản”76 (物不至者則不反).
Đối với bản thân, không bao giờ nên để có  sự dư thừa  mà lại cần phải có sự bớt đi. Tự mình phế bỏ, để mà tự mình được  hưng  lên. Trái lại nếu muốn quá  tự hưng  tức lại là mình  tự phế  đấy! Người trị nước cần phải có  một  nếp sống  khắc khổ  để tinh thần được lên cao. Cái công dụng của  sự thiếu thốn  trong đời người, làm cho con người trở nên thanh cao hơn là sự quá đủ, quá thừa. “Kỳ tại Đạo dã, viết dư thực chuế hành, vật hoặc ố chi” (Theo Đạo mà nói, thì: đồ ăn dư, việc làm thừa, ai cũng oán ghét) (Ch.24).
Áp dụng nguyên lý trên đây trong phép xử kỷ tiếp vật, trong việc quốc gia xã hội, tâm lý hay xã hội, đều thấy ứng nghiệm. Đối với việc  tu thân thì tiết chế tư dục hay hơn là thỏa mãn tư dục. Nếp sống khắc khổ của các vị tu sĩ đâu phải là không có lý do sâu sắc. Kẻ tự phụ kiêu căng thì tự mình làm hạ nhân cách và mất nhân tâm. Kẻ biết khiêm cung từ tốn lại là kẻ khéo nuôi dưỡng và làm hưng  khởi lòng  đạo  đức của mình và được người đời mến chuộng. Cho nên mới nói “đứng sau mà thành ra đứng trước”, “ở dưới thấp mà được ngồi trên cao”. Về phương diện tâm lý thì “phàm sự nan cầu giai tuyệt mỹ, cập năng như nguyện hựu thường tình”. Phàm sự khó cầu mong được thì bao giờ cũng tốt đẹp, đến khi chiếm được rồi thì việc ấy lại trở thành tầm thường. Là tại sao? Đói khát thì ăn uống ngon lành, ăn no thì hết ngon, no quá sẽ sinh ra chán ghét. Có đau yếu mới nếm được cái thú của sự khang kiện.  
___________________
76 Chương 4 sách Liệt Tử.
Vật mà không đi đến chỗ cùng cực của nó, thì không phản biến lại được.
- Đạo trị nước cần phải thận trọng để ý đến câu nguyên tắc này mà đừng bao giờ dồn ép cái gì đến mức cùng độ.
Nhà văn hiện đại Tây Phương Maurice Maeterlinck cũng nhận xét rằng: “parfois la pensée poursuivie vous conduit à opposé de ce qu’on avait espère. On était partie pour chercher Oui, et l’on rencontre Non. Il faut
le dire. Il faut tout dire. (Le Sablier).
 
Vợ chưa cưới  quý  hơn người vợ đã cưới; vợ người đẹp hơn vợ mình: đó là thông bệnh của con người: thiếu thì mong, được thì chán.
Người bị nhục dễ được vinh quang, nước bị nhục dễ vượt lên địa vị cường thịnh. Cho nên có thể nói: Nhục là điều kiện của  Vinh, Nghèo là điều kiện của Giàu, Tối là điều kiện của Sáng,  Quấy  là điều kiện của  Phải,  Hư  là điều kiện của  Nên, thất bại là mẹ của thành công, và Đau khổ là điều kiện của Hạnh Phúc.
Biết rõ định luật ấy, phần đông các nhà quyền mưu thời Chiến Quốc áp dụng câu nói trên đây của Lão Tử để làm chính trị và tôn ông làm bậc Thầy, và nhân đó bị hậu thế gán cho ông là nhà mưu thuật, há không phải là oan lắm hay sao?
Heraclite cũng đồng  một  ý nghĩ như Lão Tử khi ông nói:  “Những trận  đại  thắng là những trận  đại  bại”  (Les plus grandes victoires sont les plus grandes défaites).  Những
nước cường thịnh là những nước bắt đầu đi xuống, những văn minh cực thịnh là những văn minh bắt đầu suy vi. Những suy tàn đều nằm sẵn trong  cái thịnh vượng. Cho nên phép xử thế hay nhất trong đời là phải  biết:  “tri kỳ  vinh, thủ kỳ  nhục”  để mà tránh  “cái họa nằm trong cái phúc”.
*

* *

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

LÃO TỬ TINH HOA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LÃO TỬ TINH HOA   LÃO TỬ TINH HOA EmptyWed Jul 16, 2014 5:18 pm

Tóm lại, hễ Âm cực là dọn đường cho Dương sinh chứ không bao giờ có sự thủ tiêu lẫn nhau giữa hai  nguyên lý  mâu  thuẫn ấy. Vì vậy, kẻ sáng suốt bao giờ cũng chịu  “đứng sau” để được “đứng trước”, chịu “ngồi dưới thấp” để được nâng lên cao. Tiêu cực là điều kiện của tích cực, nên mới nói “hòng thu rút lại là sắp mở rộng cho đó ra, hòng muốn làm yếu đó là sắp làm cho đó mạnh lên; hòng muốn vứt bỏ đó là sắp làm hưng khởi đó; hòng muốn cướp đoạt đó là sắp ban thêm cho đó”.
*
* *
Cùng một ý như trên, Lão Tử nói: “Thiên hạ chi chí nhu... trì sính thiên hạ chi chí kiên” (天下之至柔馳騁天下之至堅)  Cái rất mềm trong thiên hạ, thắng cái rất cứng trong thiên hạ.
Những lý thuyết  mâu thuẫn trên đây, sẽ không thấy gì là  mâu  thuẫn nữa cả nếu ta nhận thấy rõ cái luật  phản,  phục  của Tạo  hóa. Nhưng, trái lại, đối với kẻ tầm thường chưa thông hiểu được cái định luật quan trọng này, họ sẽ thấy toàn là  mâu  thuẫn. Vì vậy, ông mới nói: “Chánh ngôn nhược phản”  (正言若反) (Ch.78)  Lời nói đúng với chánh lý thì dường như những lời trái ngược với í thức thông thường. Và,  “kẻ sĩ bậc thấp, nghe nói đến Đạo thì cười to lên. Không cười, sao đủ gọi đó là Đạo” (Ch.41). Đạo là bao trùm, kẻ “hạ sĩ” làm gì thấy được hiểu được mà không cười nhạo!
Bởi người ta phần đông không biết suy tư theo biện chứng, nên không nhận rõ luật  mâu thuẫn, luật “Phản phục”  như đã nói trên, nên không sao hiểu được những lời nói mà ông
gọi là “chánh ngôn nhược phản” ấy.
Trong quyển  La Revolution Mondiale, danh sĩ Hermann de Keyserling có đƣa cái định
luật  “Phản  phục”  trên đây ra làm đề tài chứng minh cho quyển sách của ông rất là rõ ràng:  “Chaque mouvement donné suscite automatiquement sont contre mouvement, de sorte que le radicalisme donne naissance  au convervatisme, la douceur à la dureté, et bien au mal et vie versa. Mais, à la fin de chaque processus de ce gence, un rythme qui embrasse tout se trouve consitué  où  les oppositions précédentes ne sont pas supprimées, mais harmonisées en  contrepoint. Il en est ainsi dans la nature. Il devrait en être de même dans l’histoire humain (…) Plus un mouvement unilatéral est puissant, plus il
renforce par ce fait même le forces opposées”  (p.157-161).  (Mỗi  một  cái động đều tự nhiên gây thành  một  cái động nghịch lại, vì thế mà  cấp  tiến sanh ra  bảo  thủ,  dịu  hiền
sanh ra  tàn bạo,  thiện sanh ra  ác, hoặc trái ngược lại... Nhưng rồi sau cùng, sau  một cuộc xô đẩy cọ sát nhau, những cặp mâu thuẫn trước đây, không bị thủ tiêu, vứt bỏ lẫn nhau, mà lại được hợp thành một  nhịp điệu điều hòa từng điểm  một.  Trong giới thiên nhiên là như thế, mà trong lịch sử loài người cũng một thế. Một hành động một chiều mà càng mạnh bao nhiêu, lại chỉ càng làm cho những lực lượng đối phương càng mạnh thêm bấy nhiêu).
Người đời phần đông không cho thế là đúng, nên thường có cái ảo vọng là nhiệt liệt đem một  cái Phải nào để  trừ tuyệt  một  cái Quấy nào...  Họ suy tưởng theo luận lý hình thức
(logique formelle), nên cho rằng có là có. không là không, phải là phải, quấy là quấy... và luôn luôn như vậy. Họ chỉ nhìn thấy cái  tịnh của sự vật mà không để  ý  đến cái động của nó.  Thời gian diễn biến từ Có qua Không, từ Không qua Có, từ Phải qua Quấy, từ Quấy qua Phải. Hoặc mau lẹ như  một cái nháy,  một cái chớp... hoặc trì trệ từ giờ, từ ngày, từ tháng, từ năm hay từ thế  kỷ, trước sau gì cũng phải có. Nhưng khi  biến thể  thì đột ngột lắm, như nước biến ra hơi, thì lúc biến không thể nhận thấy kịp... Bởi vậy mới  có những câu rất mâu thuẫn như  “có là không”, “sống là chết”, “phải là quấy”,  “động là tịnh”
v.v…
Luật  “phản,  phục”  là những định luật bất di bất dịch chi phối tất cả mọi biến thiên trên đời. Lão Tử gọi nó là “Thường”, nghĩa là những cái gì không bao giờ biến đổi.
*
* *
Chữ Phản và Phục, cũng có nghĩa là trở về Bản Tính, trở về cái Đạo nơi mình.
Chương 16 có viết:  “Đến chỗ cùng cực  hư  không là giữ  vững được trong cái Tịnh Vạn vật cùng đều sinh ra. Ta lại thấy nó trở về gốc. Ôi! Mọi vật trùng trùng, đều trở về cội rễ của nó. Trở về cội  rễ gọi là Tịnh. Ấy gọi là Phục Mạng. Phục mạng gọi là Thường”
(致虛極,  守靜篤,  萬物並作,  吾以觀復.  夫物芸芸,  各復歸其根.  歸根曰靜,  是謂復命. 復命曰常…)  (Trí hư cực, thủ tĩnh đốc, vạn vật tịnh tác, ngô dĩ quan phục. Phù vật vân vân, các phục quy  kỳ  căn. Quy  căn viết Tịnh, thị vị viết Phục Mạng. Phục Mạng viết Thường).
Cội rễ của Vạn Vật, tức là Đạo thì Tịnh. Nhưng  tịnh cực thì  dương sinh, đó là đầu mối của Đạo vậy. Các vật sau khi phóng ra... đều rồi  trở về nguồn gốc của nó  cả, đó là cái “Động của Đạo” (反者道之動).
Trở về (Phục) là “trở về cội rễ”. Chữ  Mạng  命  trong  Phục Mạng  có nghĩa là “cái mà ta không thể cãi được” tức  là Đạo. Chữ “Thường” ở đây có nghĩa là Đạo “Thường”, tức là những nguyên lý bất di bất dịch mà bất cứ vật nào, người nào làm sai với con đường thiên diễn của nó sẽ đem tai họa lại cho mình và cho cả xã hội chung quanh mình.
*
* *
Tóm lại, biết rõ cái luật  “phản,  phục”  ấy, thì không ai dám đi làm cái việc triệt để theo một cái Phải nào để trừ tuyệt cái Quấy tương đương của nó. Mà phải để ý coi chừng cái luật quân bình, luật  “phản, phục”  nó không tha thứ một  cái gì thái quá. Huống chi là mong mỏi thủ tiêu luôn cả phần đối đích của các cặp mâu thuẫn ấy.  Bởi vậy, bậc trị nước mà không hiểu hoặc không đếm xỉa đến cái luật “phản, phục”  trên đây, thường phải gặt lấy những kết quả tai hại trái với lòng mong ước của mình. Đừng mong đem cái Âm mà trừ tuyệt cái Dương, hay đem cái Dương mà trừ tuyệt cái Âm, dồn sự vật vào tình trạng
“âm cô dương tuyệt” hay “dương cô âm tuyệt” mà gây tai họa cho con người. Nếu khinh thường luật  “phản, phục”  tức là luật  quân  bình, thì không khéo ta lại vô tình  cố mà đè nén  một  việc gì lại sắp làm cho việc ấy chổi dậy mạnh hơn,  cố mà làm cho  một  việc gì yếu đi, lại sắp làm cho việc ấy hưng lên...” như Lão Tử đã nói trước đây ở chương 36. Và phải chăng, ta thường thấy ở những nơi đã mất tự do là những chỗ mà lòng người tha thiết ham muốn tự do hơn đâu tất cả. Như ta đã thấy sức dồn ép càng mạnh theo  một chiều nào, là xui cho sức chống cự đối phương càng thêm mãnh liệt:  “Vật cực tắc phản” (物極則反).
Nhà tâm lý học Carl G. Jung cho rằng:  “(…) ces opposée ne sont rien d’autre que les conflits humains… Ceci correspond à l’expérience psychologique, formulée aussi dans le
Tao-Te King de Lao-Tseu, qu’il n’existe aucune position sans sa négation. Là où il y a la foi, il y a de doute. Là où il y a la doute, il y a la crédulité; là où il y a moralité, il y a tentation  –  seuls les saints ont des visions diaboliques, et les tyrans sont les esclaves de leurs valets de chambre. En examinant avec soin notre propre  caractère nous trouverons inévitablement ce que Lao-Tseu dit: “le haut repose sur le bas” ce qui signifie que les
opposés se conditionment l’un l’autre, qu’ils sont réellement une seul et même chose.
Ceci se voit aisément chez les personnes ayant un complexe d’infériorité (…) La philosophie chinoise les proclame donc principes cosmiques et les appelle yang et yin.
Leur pouvoir s’accroit d’autant plus que l’on essaie de les séparer. “Lorqu’un arbre pousse jusqu’au ciel, dit Nietzche, ses racines atteignent l’enfer… Cependant, au-dessus comme au-dessous, c’est le même arbre”77.
 
(Những cặp mâu  thuẫn ấy chỉ ròng là những cuộc tranh chấp trong vòng nhân thế mà thôi... Nó ăn khớp với  một  cuộc thực nghiệm tâm linh đã nêu trong quyển Đạo Đức  Kinh của Lão Tử rằng không có một  cái Phải nào mà không có cái Quấy của nó.  Hễ đâu có tín ngưỡng là có hoài nghi, mà hễ có hoài nghi là có tín ngưỡng;  hễ đâu có đạo đức luân lý thì có sự cám dỗ sa ngã. 
_________________
77.Commentaires pychologiques, par C.G. Jung.
Différence entre la Pensée Orientale et la Pensée Occidentale (p.36). Le Livre Tibétain de la Libération.
 
Riêng chỉ có những bậc Thánh mới có những cái nhìn đời quỷ quái tinh ma, và chỉ có những kẻ độc tài mới là những tên nô lệ của những tên “bồi phòng” của họ. Khi xem xét kỹ tánh tình của chính ta đây, ta sẽ thấy không sao tránh khỏi được điều mà Lão Tử đã nói:  “cao dĩ hạ vi cơ”, nghĩa là những cặp  mâu  thuẫn hạn chế lẫn nhau, và thật sự chúng chỉ là  Một.  Ta rất dễ
thấy sự kiện này nơi những kẻ bị mặc cảm tự ti  (...)  Triết  học Trung Hoa có đưa những cặp mâu thuẫn ấy lên hàng những nguyên lý Vũ trụ và gọi chúng là Âm và Dương. Hễ cố mà chia rẽ chúng ra chừng nào thì thế lực của chúng lại  càng tăng thêm lên chừng ấy.
Nietzche nói: “Khi mà  một  cội cây mọc cao đụng đến  thiên đình, thì gốc nó cũng ăn luồng đến địa phủ”. Thế nhưng, dù ở trên hay ở dưới, cũng đều cùng ở một cội cây).
*

* *

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

LÃO TỬ TINH HOA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LÃO TỬ TINH HOA   LÃO TỬ TINH HOA EmptyFri Jul 18, 2014 11:16 am

 
TỔN HỮU DƯ – BỔ BẤT TÚC
損有餘 - 補不足
Dịch Kinh bàn về quẻ Khiêm  謙, nơi lời Thoán  彖  có nói:  “Khiêm hanh, thiên đạo hạ tế nhi quang minh, địa đạo ty nhi thượng hành, thiên đạo khuy doanh nhi ích Khiêm. Địa Đạo biến doanh nhi lưu Khiêm. Quỉ thần hại doanh nhi phúc Khiêm. Nhân đạo ố doanh nhi hiếu Khiêm. Khiêm tốn nhi quang, ty nhi bất khả du, quân tử chi chung dã”
(彖曰謙亨,  天道下濟而光明,  地道卑而上行, 天道虧盈而益謙.  地道變盈而  流謙,
鬼神害盈而福謙.  人道惡盈而好謙.  謙尊而光,  卑而不可踰,  君  子之終也) (Khiêm thì hanh thông, đạo Trời giúp xuống mà làm cho sáng sủa, đạo Đất thấp mà lên cao, đạo Trời làm vơi chỗ đầy mà thêm chỗ khiêm, đạo Đất làm nghiêng đổ chỗ đầy mà tụ vào chỗ khiêm, qủy thần làm hại chỗ đầy mà làm ưa thích chỗ khiêm. Khiêm thì cao mà sáng, thấp nhưng không thể vượt qua, đó là chỗ sau chót của người quân tử.)
Khiêm, có nghĩa là nhún nhường, từ tốn,  tự hạ mình, thấy mình thấp kém, thiếu thốn v.v…
Dù là Thiên đạo, Địa đạo, Nhân đạo hay Quỷ Thần... cũng đều ghét “đầy” (doanh) và ưa thích cái  “vơi”  cái  “thiếu” (khiêm). Cho nên lời Tượng  象  cũng nói:  “Địa trung hữu sơn, Khiêm: quân tử dĩ suy đa ích quả, xứng vật bình thi”  (地中有山,
謙君子以裒多益寡.  稱物平施) (Trong đất có núi là quẻ  Khiêm:  người quân tử coi đó mà rút bớt chỗ nhiều, thêm vào chỗ ít, cân lường các vật, làm cho sự ban bố được thăng bằng). Trình Tử giải như thế này: “... núi mà lại ở dưới thấp, đó là cao thì hạ xuống, thấp thì nâng lên, thấy rõ cái nghĩa  nén chỗ cao, bù chỗ thấp, bớt chỗ thái quá, thêm vào chỗ bất cập. Đem ra mà thi thố công việc, thì bớt của chỗ nhiều, tăng thêm cho chỗ ít, cân nhắc sự nhiều ít của các vật mà làm cho sự ban bố cho được đồng  đều, khiến cho mọi việc được thăng bằng”.
Như thế, ta thấy rằng quẻ Khiêm dùng để diễn đạt luật quân bình của Trời Đất 78.
Chương 77, Đạo Đức Kinh Lão Tử cũng nói: “Thiên chi đạo, kỳ du trương cung dư? Cao giả ức chi,  hạ giả cử chi;  hữu dư giả tổn chi;  bất túc giả bổ chi. Thiên chi Đạo: Tổn hữu dư bổ bất túc. Nhơn chi đạo, tắc bất nhiên: tổn bất túc dĩ phụng hữu dư...”
(天之道其猶張弓與?  高者抑之,  下者擧之;  有餘者損之;  不足者補之.  天之道:
損有餘而補不足.  人之道則不然:  損不足以奉有餘)  (Đạo Trời ư? Khác nào cây cung giương lên: chỗ cao thì ép xuống, chỗ thấp thì nâng lên. Có dư thì bớt đi, hụt thì bù vào.
Đạo của Trời: bớt chỗ dư, bù chỗ thiếu.Đạo của người thì không vậy: bớt chỗ thiếu, bù chỗ dư...). Nhìn kỹ hiện tượng tự nhiên trong Trời Đất sẽ thấy rõ ràng luật ấy.
Do cái luật bớt đi bù lại giữa cái dư  cái thiếu để lập lại quân bình mới có sự động biến trong Vũ Trụ, bằng không vạn vật sẽ rơi vào chỗ tịch nhiên yên lặng. Khoa học ngày nay cũng không nói khác hơn:  “Il y a, dans l’univers, des corps chauds et des corps froids (…) Les étoiles se refroidissent sans cesse, c’est-à-dire qu’elles cèdent deà la chaleur aux
particules claisemées qui peuplent çà et là les espaces célestes. Par conséquent, à mesure que les astres se refroidissent, ces espaces s’échauffent. C’est un processus lent,
insensible, mais inéluctable; les corps chauds perdent de plus en plus de chaleur, les corps
froids en gagnent perpétuellement, de sort que les températures tendent à s’égaliser. Le
jour où tous les objects de l’univers seron au même niveau thermique, il n’ y aura plus
d’échange d’énergie, donc plus de mouvement: ce sera la fin du monde”79
(…Trong Vũ trụ, có những vật nóng và vật lạnh (...) Các tinh tú cứ lạnh lần lần mãi, nghĩa là chúng bớt sức nóng của chúng để chuyển sang các điểm sáng khác trên thiên không.  Vậy thì, các
tinh tú càng lạnh thêm bao nhiêu thì các khoảng không gian kia lại càng nóng thêm lên.
Ấy là một cuộc diễn tiến tuy chậm chạp, không cảm thấy được, nhưng là lẽ tất nhiên phải có, không sao tránh khỏi được. Những vật nóng càng mất sức nóng bao nhiêu, thì các  vật lạnh càng chia được sức nóng ấy bấy nhiêu, và như vậy nhiệt độ có khuynh hướng đi đến sự quân bình  -  nghĩa là bằng nhau.  Ngày mà tât cả mọi vật trong Vũ  trụ cùng đồng  một nhiệt độ như nhau thì sẽ không còn có sự trao đổi khí lực nữa, tức là không còn có sự động nữa: đó là ngày tận thế rồi vậy).
*

* *

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





LÃO TỬ TINH HOA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LÃO TỬ TINH HOA   LÃO TỬ TINH HOA Empty

Về Đầu Trang Go down
 
LÃO TỬ TINH HOA
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : 1, 2  Next
 Similar topics
-
» Di tinh và nguyên nhân gây ra tình trạng di tinh
» Tình trạng giãn tĩnh mạch chân - Đa khoa Hoàn Cầu
» Đi sâu Bioflavoniud khắc tinh suy giãn tĩnh mạch chân
» Các dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp tình trạng xuất tinh sớm
» Tình trạng teo tinh hoàn ở nam giới

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Các Đạo Khác-
Chuyển đến