Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Nhặt Lá Bồ Ðề

Go down 
3 posters
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6  Next
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 EmptyTue Jan 14, 2014 1:11 pm

21. Nêu Gương Bất Khuất
Quốc Sư Nhật Quang Viên Minh Thường Chiếu (Nhật Hoàng phong tặng). Sư gốc Trung Hoa, sau khi ngộ đạo nơi Thiền Sư Vô Chuẩn, Sư đi du phương đến mỗi nơi đều có phát minh. Sau trong nước có loạn, Sư đến tị nạn tại chùa Ôn Nhân núi Nhạn Ðảng Ôn Châu. Khi giặc Minh kéo đến, Tăng chúng chạy hết duy chỉ có Sư ở lại. giặc thấy Sư ngồi kiết già bèn lấy đao khứa cổ. Sư ngửa cổ ra và nói kệ:
Càn khôn vô địa trác công cung
Thả hỉ nhơn không pháp diệc không
Trân trọng đại minh tam xích kiếm
Ðiện quang ảnh lý trảm xuân phong.
Dịch:
Trọn không chút đất cắm cây cung
Mừng thấy nhơn không pháp cũng không
Trân trọng mời ông hươi kiếm bén
Lướt nhanh trong bóng chém xuân phong.
Sư đọc kệ xong, thần sắc vẫn không thay đổi, khiến giặc hoảng hốt lạy tạ lỗi rồi rút lui. Sau Nhật Bổn nghe danh thỉnh Sư sang giáo hóa và phong làm Quốc Sư.
Bình:
Ví gặp gươm đao thường thản thản
Phỏng nhằm thuốc độc vẫn nhàn nhàn.
Con người bình an đến như thế là cùng. Gươm đưa vào cổ vẫn còn ngâm nga kệ xướng. Trước môn quan vẫn điềm nhiên xem như không có. Việc sanh tử thật chẳng bận lòng. Ngài thật xứng với tôn vị Quốc Sư.
Kẻ đã không màng sống chết, thì việc danh lợi có sá gì. Quốc Sư hay kẻ bần Tăng cũng vậy thôi. Lá cờ rũ hay lá cờ phất cũng chỉ là lá cờ. Việc khác nhau đó chỉ là duyên. Phải duyên ngẩng đầu cứa cổ thì ngẩng đầu. Phải duyên ngất ngưởng tòa cao thì ngất ngưởng. Thế nào cũng chỉ là dung nghi một vị chân Tăng thôi.

Với cái kẻ "càn khôn vô địa, nhơn không pháp diệc không" thì còn gì để nói. Có kiếm cũng nên quăng, có lời cũng nên ném, dập đầu mà đảnh lễ tôn vinh cúng dường.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 EmptyWed Jan 15, 2014 9:23 am

22. Các Khổ Không Thể Ðến
Một Thiền khách đến hỏi một vị Cổ Ðức:
-- Khi lạnh nóng đến làm sao tránh né?
-- Trong chảo dầu lò lửa mà tránh né.
-- Trong chảo dầu lò lửa làm sao tránh né?
-- Các khổ không thể đến.
Sau Ngài Phật Quang Viên Mãn Quốc Sư có làm bài bình:
Lão khứ tha hương ngộ cố tri
Ðiều điều huề thủ khước đồng qui
Dạ thâm khả tận tôn tiền tửu
Mạc thuyết thiên nhai cước thống thì
Dịch:
Lão đến tha hương ngộ cố tri
Xa xôi tay nắm dắt nhau về
Ðêm khuya đã cạn chén rượu trước
Chớ nói trên đường gót chân đau.
Bình:
Một việc tránh né nóng lạnh thật tuyệt diệu. Hãy ngay trong "chảo dầu, lò lửa" mà tránh né. Hay biết mấy! Vì nơi ấy các khổ không thể đến (đến bị cháy sao). Thật lý thú biết bao!
Việc sanh tử hãy như vậy mà tránh né.
Quốc Sư Phật Quang Viên Mãn có lời bình thật hay. Ngài đã chỉ rõ chỗ tránh né.

Người khách qua lại trên nẻo đường sinh tử, gặp bạn cố tri. Gặp lại rồi người bạn cố tri ngay trên đường sanh tử, thì hãy "đề huề" lưng túi gió trăng nhâm nhi mỹ tửu, thưởng thức hương nồng, bàn chi hành trình nhọc mỏi. Chuyện nhọc nhằn chỉ là chuyện trên đường. Nơi thảo lư chỉ có ta và ta, ly rượu vơi đầy, nốc cạn quần say mặc tình đất trời nghiêng đổ, chuyện nhọc nhằn có không.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 EmptyThu Jan 16, 2014 10:46 am

Phần 6
Thơ Kệ
 
Những bài thơ kệ sau đây do Thầy Viện Chủ sáng tác:
1. Mộng
Gá thân mộng
Dạo cảnh mộng
Mộng tan rồi
Cười vỡ mộng
Ghi lời mộng
Nhắn khách mộng
Biết được mộng
Tỉnh cơn mộng.
(1980)
2. Phá Ngã
Mạng sống trong hơi thở
Trong nhịp đập quả tim
Thế nào là mạng sống?
Sự vay mượn liên tục.
(1982)
3. Gió Nghiệp
Ðem vào là nhờ gió
Tống ra cũng gió đưa
Sự hô hấp tuần hoàn
Tất cả đều do gió
Một phen gió nghiệp dừng
Thân này như khúc gỗ.
(1983)
4. Cuộc Ðời Qua Mắt Tôi
Chiếc thân tứ đại khói
Sinh hoạt thế gian mây
Thành công khối nước đá
Thất bại chùm bọt tan
Nhục vinh bong bóng nước
Thương ghét hạt sương mai
Khổ vui trong giấc mộng
Lành dữ bóng chim bay
Tháng ngày cái chớp mắt
Còn mất nước trăng lay
Chung cuộc cơn gió thoảng
Viên mãn bầu trời trong.
(6/1984)
5. Chiếc Thân Phút Chót
Còn động còn ấm còn ta
Ðộng dừng ấm hết thì ma ra đồng
Thở than khóc lóc não lòng
Thức thần theo nghiệp hết mong trùng phùng.
(tháng chạp 1984)

Nhân con chó Tiểu Phệ chết, thị giả khóc, Viện Chủ dạy bài kệ này.
6. Chơn Không
Chơn không thể bất biến
Huyễn hữu thường đổi thay
Khói mây bọt bóng nước
Tan hợp cuộc vần xoay
Linh lung trăng rọi biển
Xanh biếc núi im lìm
Ngút ngàn mặt bể cả
Thăm thẳm bầu trời xanh
Ðường phố xe qua lại
Sông biển tàu tới lui
Dòng đời duyên biến đổi
Bệ đá đạo nhân ngồi.
7. Ðường Tiêu Dao
Ðây con đường Tiêu Dao
Rộng bằng lại thẳng tắp
Ðầu cửa cổng Chơn Không
Ðuôi ngọn đồi Tự Tại
Xa đến khách xuất trần
Khách xá, trai đường đón
Mảng cầu, nhãn, mít khoe
Hoa giấy, anh đào cợt
Dưới phố vang nhạc mừng
Gió đông lộng tà áo.
8. Ðường Ðại Mai
Ðường Ðại Mai uốn cong
Cấp rải đều rồng cuộn
Ðại xòe lá che rậm
Mai đón đông cười mỉm.
9. Ðường Thạch Ðầu
Ðường Thạch Ðầu thuở nọ
Ðặng Ẩn Phong té nhào
Ðường Thạch Ðầu hiện tại
Khách đi lòng nao nao.
Bốn bài thơ sau (6, 7, 8, và 9) do trong giữa mùa Hạ 1985, Viện Chủ đã ngẫu hứng qua cảnh sắc Chơn Không mà ứng ra.

Hết tập I

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 EmptyThu Jan 16, 2014 10:49 am

Nhặt Lá Bồ Ðề
Tập 2

Thích Thanh Từ
 
Lời đầu sách
Tập "Nhặt Lá Bồ Ðề II" cũng do các Thiền sinh ghi lại lời giảng dạy của Thầy Viện Chủ tại Tu Viện Chơn Không.
Tập này phần nhiều chúng tôi ghi tài liệu trích giảng trong các bộ Kinh A Hàm. Lý do là sau mùa An Cư năm 1985, nhân dịp rảnh rổi Thầy Viện Chủ nghiên cứu tạng Kinh Pali của Phật giáo Nguyên Thủy (do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch ra chữ Việt), sau những buổi chiều nghỉ ngơi, Thầy thường thuật tóm lược lại, nhơn đó chúng tôi xin ghi vào đây để làm tài liệu nghiên cứu tu học.
Có người thắc mắc tại sao Thầy Viện Chủ nghiên cứu và giảng dạy kinh điển giáo lý Tiểu Thừa? Chúng ta chớ có thành kiến như vậy. Bởi vì giáo lý Phật giáo Nguyên Thủy gồm trong bốn bộ Kinh A Hàm (Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A Hàm và Tăng Nhất A Hàm) đã nói lên đầy đủ căn bản giáo lý của Ðại Thừa và Tiểu Thừa Phật Giáo. Dụ như pháp Tứ Ðế, lý Nhân Quả, lý Nhân Duyên v.v... Chẳng những Phật dạy hàng Tiểu Thừa mà Ðại Thừa cũng từ đây mà đi đến giải thoát. Nghĩa là Ðại Thừa hay Tiểu Thừa cũng từ nơi cảm nhận lẽ khổ của thế gian rồi truy tầm đến nguyên nhân của khổ từ đó diệt trừ nguyên nhân khổ với con đường Chánh trí tuệ, nhân khổ đã hết tức là giải thoát. Thế nên Khổ Ðế và Tập Ðế là đi theo chiều duyên khởi, còn Diệt Ðế và Ðạo Ðế là trở về Tánh Không. Do đó Tánh Không của Bát Nhã cũng là khai triển từ lý Nhân Duyên mà ra chớ không có gì lạ cả.
Cho nên mặc dù trong bốn bộ A Hàm, Phật không đề cập đến lý Pháp thân, Chân như, Phật tánh v.v... như các Kinh điển Ðại Thừa, nhưng về căn bản xây dựng tinh thần giác ngộ giải thoát không thiếu. Phương pháp Phật dạy ở đây rất gần gũi với sự sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Do đó mà Thầy Viện Chủ nghiên cứu và giảng dạy những bộ Kinh này.
Ngoài phần giáo lý Kinh A Hàm, chúng tôi còn trích thêm những tài liệu Thầy giảng dạy qua kinh điển Ðại Thừa và Thiền Tông trong những năm qua để bổ túc cho phần kinh trước.
Mong rằng tập sách nhỏ này sẽ giúp quí vị và chúng tôi một ít tài liệu nghiên cứu Phật pháp đúng với đường lối tu tập của Tu Viện qua sự hướng dẫn của Thầy Viện Chủ. Nhất là học được những điều kinh nghiệm tu tập hàng ngày Thầy đã từ bi chỉ dạy cho chúng ta.
 

Viết tại Tu Viện Chơn Không
Ngày Trọng Ðông, năm Ất Sửu 1985

Thay mặt các Thiền sinh,
Thích Phước Hảo 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 EmptyThu Jan 16, 2014 10:52 am

Phần 1
Trích Giảng Kinh A Hàm
 
1. Nhan Sắc Thù Diệu
Trong Tương Ưng Bộ Kinh chép:
Một buổi khuya, tại vườn Ông Cấp Cô Ðộc, khi đêm sắp tàn, với dung nhan thù thắng một vị Thiên đến ra mắt Phật và thưa:
-- Bạch Thế Tôn, các vị Tỳ Kheo ngày chỉ ăn một bửa, do vì đâu mà dung nhan các Ngài thù diệu như thế?
Thế Tôn nói bài kệ đáp:
Không than việc đã qua
Không mong việc sắp đến
Sống ngay với hiện tại
Do vậy, sắc thù diệu.
Do mong việc sắp đến
Do than việc đã qua
Kẻ ngu thân héo mòn
Như lau xanh rời cành!

Bình:
Thế gian sở dĩ mau già trước tuổi là có gì lạ đâu, bởi lo nghĩ qúa nhiều phải không? Những việc đã qua không chịu để cho qua đi, cứ ghi nhớ mãi rồi than thở nuối tiếc... Những việc chưa đến lại cứ mong mỏi đợi chờ hồi hộp lo âu... Người ta cứ sống mãi với những bóng dáng viễn vông mà quên mất những gì hiện có. Quả thật chúng ta lâu nay chỉ sống với cái đã chết, cái mộng mị, mà chưa từng biết sống thực, trách gì thân chưa bao nhiêu tuổi mà đầu đã bạc! Cho nên hình ảnh đáng thương nhất, đức Phật đã diễn tả: Như lau xanh rời cành, đáng lẽ lá vàng mới rụng khỏi cành, đó là đúng thời tiếc. Còn đây tức là chín háp, già háp, như lá lau còn xanh tươi mà phải rụng đi, thật có đáng buồn chăng? Cho nên bậc Tỳ Kheo hiểu được đạo lý sống rất nhàn. Việc qua rồi không bận lòng nhớ đến, việc sắp tới cũng chẳng để tâm đợi chờ, hiện tại tùy duyên sống, thì tuy ở trong sóng gió cuộc đời mà vẫn thường an ổn, nhan sắc tươi trẻ, lâu già, tinh thần trong sáng, chúng ta thấy rất là Thiền khỏi phải tìm đâu xa!
"Ngày nay chỉ biết ngày nay
còn xuân thu trước ai hay làm gì
!"


Tóm lại, người hiểu đạo khác với người thế gian là ở chỗ: Thế gian thì quên hiện tại mà sống với những chuyện đâu đâu, trái lại, người hiểu đạo sống ngay với cái hiện có, không nghĩ ngợi vu vơ. Hãy quán kỹ lại xem, thế gian này có gì đáng nhớ? Có gì đáng mong?

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 EmptyFri Jan 17, 2014 1:41 pm

2. Không Hoan Hỉ Không Sầu Muộn
Trong Tương Ưng Bộ Kinh chép:
Một thời Thế Tôn ở tại Xá Vệ, rừng Kỳ Ðà (Jetavana) vườn ông Cấp Cô Ðộc.
Rồi một vị Thiên Tử tên là Kakudha, khi đêm đã gần tàn, với nhan sắc thù thắng toàn vùng Jatavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên, bạch rằng:
-- Thưa Sa Môn, Ngài có hoan hỷ không?
-- Ta được cái gì, này hiền giả (mà ta hoan hỷ)?
-- Nếu vậy, thưa Sa Môn, có phải Ngài sầu muộn?
-- Ta mòn mỏi cái gì, này hiền giả (mà ta sầu muộn)?
-- Vậy thời, thưa Sa Môn, Ngài không hoan hỷ và không sầu muộn?
-- Thật đúng vậy, này hiền giả!
Thế Tôn liền nói bài kệ:
Hoan hỷ chỉ có đến
Với người tâm sầu muộn
Sầu muộn chỉ có đến
Với người tâm hoan hỷ
Do vậy, vị Tỳ Kheo
Không hoan hỷ sầu muộn
Vậy nên, này hiền giả
Ngươi phải biết như vậy.

Bình:
Hỏi hoan hỷ hay sầu muộn là bởi trong lòng còn chứa cái niệm được mất. Vì nghĩ được nên hoan hỷ, vì nghĩ mất nên sầu muộn. Nhưng có hoan hỷ là do đã từng sầu muộn: Cái gì bị mất mát khi được thì sanh tâm hoan hỷ. Trái lại, sầu muộn là do đã có cái hoan hỷ: Cái đã được mà bị mất đi liền sầu muộn.
Thế gian chúng ta cứ mãi sống lẫn quẩn trong vòng được mất nên hết hoan hỷ rồi sầu muộn, hết sầu muộn đến hoan hỷ... như sóng chập chùng lên xuống không có ngày dừng. Thế nên người hiểu đạo, thấy rõ hoan hỷ và sầu muộn chỉ là cặp đối đãi nhau không thật thể, ngay đó tâm lặng lẽ như như. Mà lặng lẽ như như tức là đạo chứ gì? Cho nên chúng ta có phảỉ nhọc nhằn tìm đạo đâu xa?
Chỗ này chúng ta mới thấy Phật nói, Tổ nói không hai. Phật nói hoan hỷ là do tâm sầu muộn, sầu muộn là do tâm hoan hỷ tức hai bên nhơn nhau mà có; lại bảo không hoan hỷ sầu muộn là dứt cả hai đầu được mất. Tổ thì thường bảo, còn thấy có hai là chưa thấy đạo; cho nên người hỏi đạo mà còn mắc kẹt hai bên thì các Ngài liền đưa hai ngón tay.

Tóm lại, còn có tâm được mất là còn có hoan hỷ sầu muộn, tức còn dao động. Trái lại, không thấy có được mất tức không hoan hỷ sầu muộn, ngay đó là Ðạo!

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 EmptyTue Jan 21, 2014 11:10 pm

3. Chân Nhân
Cũng trong Tương Ưng Bộ Kinh, Phật nói có bốn hạng người:
1.Hạng người thứ nhất: Không ai hỏi về cái tốt của mình mà cứ nói, huống là có hỏi.
2.Hạng người thứ hai: Có ai hỏi đến cái tốt của người cũng chỉ nói bập bẹ, nói ngập ngừng, huống là không hỏi (tức chẳng nói).
3.Hạng người thứ ba: Không ai hỏi đến cái xấu của người mà cứ nói, huống là có hỏi.
4.Hạng người thứ tư: Có ai hỏi đến cái xấu của mình thì che giấu, huống là không hỏi (tức chẳng bao giờ nói).
Bình:
Thấy lỗi người, che giấu lỗi mình, khoe khoang cái hay của mình và che dấu cái hay của người là căn bệnh trầm kha của con người. Nó là bức tường kiên cố ngăn cách đạo giải thoát. Vì nồng cốt của đạo Phật là "Vô Ngã". Người muốn giải thoát sanh tử phải phá tan ngã chấp. Nếu tâm chấp ngã còn nặng trĩu thì không mong gì giải thoát được. Sở dĩ che giấu lỗi mình, vạch bày lỗi người v.v...là gốc của si mê chấp ngã. Muốn dứt trừ bệnh si mê chấp ngã, điều kiện trước tiên phải dẹp trừ tâm lỗi lầm "thấy lỗi người, che dấu lỗi mình...". Lục Tổ dạy: "Người đời nếu thật tu hành, đừng thấy lỗi thế gian. Các việc muốn không ngại, thường phải thấy lỗi mình, như thế mới hợp với đạo".
Trên bước đường tu tập của chúng ta, muốn khỏi bị chướng ngại thì phải xoay lại chính mình, tự kiểm điểm từng tâm niệm để xét nét những lỗi lầm khi tâm vừa dấy khởi. Nếu tu hành như vậy, chúng ta đâu có thì giờ rảnh rỗi để nghỉ đến lỗi lầm của kẻ khác. Người dụng tâm như vậy tiến đạo không khó. Phật gọi người này là "người chân thật" (chân nhân). Trái lại, người ôm lòng chấp ngã, bươi móc lỗi người che dấu cái hay, cái tốt của kẻ khác, chính là kẻ tà vạy, không phải người chân chính (giả đạo nhân).

Vậy chúng ta nên đem những điều Phật dạy trên để làm cây thước đo lại lòng mình thuộc "chân" hay "giả".

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 EmptyThu Jan 23, 2014 7:04 pm

4. Ba Thứ Trí Tuệ
Trong Tương Ưng Bộ Kinh Phật nói có ba thứ trí tuệ:
1.Trí tuệ lộn ngược.
2.Trí tuệ bắp vế.
3.Trí tuệ rộng lớn.
Thế nào là trí tuệ lộn ngược?
-- Có người đến chùa, tinh xá nghe pháp, trong khi nghe không rõ biết, không phân biệt được đoạn đầu, đoạn giữa, đoạn cuối. Ví như cái bình để dựng ngược lên dù đổ bao nhiêu nước cũng chảy ra ngoài không chứa đựng được chút gì. Phật nói người như thế gọi là trí tuệ lộn ngược.
Thế nào là trí tuệ bắp vế?
-- Có người đến chùa đến tinh xá nghe pháp, cũng không phân biệt biết rõ đoạn đầu, đoạn giữa, đoạn cuối; nhưng khi đứng dậy liền quên hết. Ví như có người ngồi để bánh, kẹo v.v... trên bắp vế, khi đứng dậy liền đổ hết. Ấy gọi là trí tuệ bắp vế.
Thế nào là trí tuệ rộng lớn?
-- Những người đến chùa, tinh xá, khi nhe pháp hiểu biết, phân biệt rõ ràng đoạn đầu, đoạn giữa, đoạn cuối. Khi đi cũng nhớ biết và phân biệt rõ đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối. Phật nói ví như cái bình để dựng đứng, khi đổ nước vào tức chứa đựng lại, ấy gọi là trí tuệ rộng lớn.
Bình:
Chúng ta thử kiểm điểm lại mình xem là thuộc loại trí tuệ nào:
Là Phật tử đi chùa nghe pháp, chúng ta phải cố gắng nhận hiểu rõ ràng những nghĩa lý Phật dạy, hoặc chư Tổ nói mà chư Tăng đã thuyết giảng để rồi sau khi ra về nhớ đó mà thực hành theo. Như vậy chúng ta mới có lợi ích, xứng đáng là người Phật tử biết đi chùa nghe pháp. Nếu đã đến chùa, lại về không thì chúng ta thiếu sót biết mấy, phí bao nhiêu thì giờ quý báu. Cho nên chúng ta phải học trí tuệ rộng lớn, chớ không để trở thành trí tuệ lộn ngược hay trí tuệ bắp vế là điều đáng hổ thẹn!
Tiến lên một tầng, chúng ta có thể dùng cả ba loại trí tuệ trên. Nhưng dùng như thế nào?
1.Chúng ta đến chùa nghe pháp mỗi lời, mỗi câu đều xoay trở về bản tâm của mình, chớ không ghi câu, ghi lời hay lấy cái hiểu của Thầy làm cái hiểu của mình. Khi đã nhận rõ sự thật nơi chính mình tức thì những điều thấy nghe từ trước đều rỗng suốt. Cũng như cái bình lủng đáy để dựng ngược, khi đổ nước ở đáy bình thì chảy suốt qua miệng bình rồi ra ngoài, không giữ lại cái gì trong ấy, tuy nhiên bụi bặm trong đó đã bị tẩy rửa. Ðó gọi là trí tuệ lộn ngược.
2.Chúng ta khi cần phương tiện nghe pháp cũng phân biệt rành rẽ đoạn đầu, đoạn giữa, đoạn cuối, hiểu rõ từng câu văn, song khi không cần liền buông hết chẳng luyến tiếc. Như khi ngồi ăn thì tạm để đồ ăn trên bắp vế đến khi đứng dậy liền bỏ rơi hết. Ðó gọi là trí tuệ bắp vế.
3.Chúng ta đến chùa nghe pháp, mỗi mỗi phân biệt hiểu biết rành rẽ nhưng không chấp lấy một điểm sở đắc, khi đi cũng phân biệt nhớ biết rõ ràng mà chính mình cũng không một điểm. Ví như cái bình lủng đáy để dựng đứng. Khi đổ nước vào miệng bình thì chảy suốt tận đáy rồi ra ngoài, tẩy sạch bao nhiêu bụi bặm mà không giữ lại cái gì trong ấy. Ðấy là trí tuệ rộng lớn không bờ mé, chúng ta không thể quên.

Như vậy, ba thứ trí tuệ Phật đã nói, chúng ta có thể nói xuôi mà cũng có thể dùng ngược. Nói xuôi thì trí tuệ rộng lớn nên học, trí tuệ lộn ngược và trí tuệ bắp vế chớ theo. Dùng ngược thì cả ba đều thông, đồng một thể giác. Mỗi người hãy tự xét lấy mà dùng cho xứng đáng là người con Phật.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 294
Reputation : 1
Join date : 27/07/2013

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 EmptyFri Jan 24, 2014 10:23 am

5. Chọn Bạn
Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Phật dạy:
Người muốn chọn bạn lành, phải chọn những người có đủ ba điều khó có thể làm. Tức là:
1.Dám cho những cái khó cho.
2.Dám làm những việc khó làm.
3.Kham nhẫn những việc khó nhẫn.
Bình:
Ðây là Phật nêu ra ba nguyên tắc để chúng ta chọn bạn. Thông thường ở thế gian kết bạn, hay theo tình cảm cá nhân hoặc đoàn thể: Người làm thợ thích chọn bạn làm thợ, kẻ công chức thích kết bạn với người làm công chức, người thích văn nghệ thích chơi với người biết văn nghệ, kẻ rượu chè thường kết bạn rượu chè hoặc lựa người cùng một đoàn thể cùng một tổ chức v.v... mà kết bạn với nhau.
Ở đây Phật dạy kỹ hơn, Ngài bảo: Người mà muốn kết nghĩa bạn thân phải chọn những người có những đức tánh như sau:
1.Dám cho những cái khó cho, tức là người rộng rãi, bao dung không keo kiệt, sẵn sàng hy sinh cho bạn chẳng tiếc của cải khi thấy bạn cần.
2.Dám làm những việc khó làm, tức là người có ý chí, có lập trường vững chắc, khi ra làm một việc gì quyết làm cho kỳ được, dù gặp khó khăn thế mấy cũng không nãn lòng, chùng bước.
3.Kham nhẫn những điều khó kham nhẫn, tức người có nghị lực mạnh, dù gặp những câu nói trái tai, những lời vô lý nhưng vẫn an nhiên bình tỉnh giữ thái độ hòa dịu trước mọi người không tranh hơn thua.

Người có đủ ba đức tánh trên, ta nên gần gũi họ nhất định sẽ được lợi ích lớn trong hiện tại và mai sau. Tổ Qui Sơn bảo: "Người gần gũi bạn lành như đi trong sương mù, tuy không thấy ướt áo, nhưng nó sẽ thấm dần" (Thân cận thiện hữu như vụ lộ trung hành. Tuy bất thấp y thời thời hữu nhuận).

_________________________________
Tri Âm Quán
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 EmptySat Jan 25, 2014 4:55 pm

6. Biết Xả
Cũng trong Tăng Chi Bộ Kinh, Phật dạy có ba hạng người:
1.Hạng người như chữ khắc trên đá.
2.Hạng người như chữ viết trên đất.
3.Hạng người như chữ viết trên nước.
Bình:
Ðây là nói về người biết xả hay không biết xả. Xả là buông bỏ. Người biết buông bỏ thì đối trước một việc gì thấy có tổn hại thân tâm liền buông bỏ không chấp giữ. Chẳng hạn khi gặp người nói trái tai, biết rõ lời nói không thật liền thông qua không cố chấp tức thì tâm tự nhiên mát mẻ. Nếu cứ khắc khoải trong lòng tất không khỏi phiền hận, từ đó có đấu tranh và đau khổ! Ví như chữ viết trên nước đâu thành chữ? Trái lại viết trên đất, chữ ắt thành, còn khắc vào đá thì còn nguy hại to. Cũng vậy, buông xả thì phiền não không thành, chấp thủ nhẹ thì ray rứt trong lòng, nặng thì phát ra hành động, hoặc nhẹ thì khổ trong đời này, nặng thì khổ trong nhiều đời sau nữa.

Vậy chúng ta phải tập giống như chữ viết trên nước, dù viết bao nhiêu cũng không thành chữ, đó là chúng ta sống an vui đời này và đời sau...

_________________________________
Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 EmptySun Jan 26, 2014 10:41 am

7. Biết Pháp
Cũng trong Tương Ưng Bộ Kinh, Phật dạy:
Có ba hạng người biết pháp:
1.Biết vị ngọt.
2.Biết nguy hại.
3.Biết xuất ly.
Thế nào là biết vị ngọt?
-- Tức ám chỉ người si mê chạy theo sáu trần sanh tâm tham ái nhiễm trước, đắm chìm trong ngũ dục.
Thế nào là biết nguy hại?
-- Tức là biết rõ sự vật là vô thường biến diệt, là pháp đưa đến khổ đau và bất hạnh.
Thế nào là biết xuất ly?
-- Tức là biết rõ các pháp vô thường biến hoại đưa đến khổ đau không phải pháp chân thật an lạc, nên cầu xuất ly ra khỏi sanh tử luân hồi.
Bình:
Ở đây Phật nêu ra cho chúng ta thấy hạng người khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần là bị triền phược hay giải thoát.
Người mà không biết vị ngọt, không biết nguy hại, không biết xuất ly tức bị triền phược không thể giải thoát. Ví như khi ăn thức ăn ngon, chỉ một bề chạy theo mùi vị, tham cầu không thỏa mãn đó là người không biết vị ngọt, không biết nguy hại, không biết xuất ly.

Trái lại khi ăn thức ăn ngon, biết đây là pháp đắm nhiễm là biết vị ngọt, biết đây là pháp đưa đến khổ đau là biết nguy hại, biết đây là pháp không chân thật an lạc phải nên xa lìa, là biết xuất ly. Người mà đủ ba điều như thế tức sáu trần không thể nhiễm. Ngay đó giải thoát khổ đau.

_________________________________
Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 EmptyMon Jan 27, 2014 10:19 am

8. Cô Dâu Mới Về Nhà Chồng
Cũng trong Tương Ưng Bộ Kinh, Phật nói:
Cô dâu mới về nhà chồng thấy chồng cũng hổ thẹn, thấy cha chồng, mẹ chồng, em chồng, cô bác bên chồng v.v... đều hổ thẹn rụt rè. Ở thời gian lâu hơi quen thuộc, nếu có ai hỏi gì thì nói: "Ði! Ði! Ông có hiểu biết gì!".
Cũng vậy, vị Tỳ Kheo mới xuất gia ở chùa hay tinh xá, thấy Trưởng Lão, Thượng Tọa, Hạ Tọa A Xà Lê v.v... Thấy ai cũng hổ thẹn ngỡ ngàng. Ở thời gian lâu khi quen thuộc, nếu có Thượng Tọa, A Xà Lê hỏi liền nói: "Ði! Ði! Ông có hiểu biết gì!".
Phật bảo:
-- Này các Tỳ Kheo! Các ngươi phải sống như cô dâu mới về nhà chồng.
Bình:
Khiêm nhượng và biết hổ thẹn là đức tính với người vào đạo, vì thế Phật dạy người xuất gia phải lấy hạnh tôn kính làm đầu. Nếu vào đạo mà ôm lòng tự đắc ngã mạn cống cao là đi ngược với tinh thần đạo đức. Ngài Pháp Ðạt đến lễ bái Lục Tổ mà đầu không sát đất. Tổ hỏi: "Ông mang sự nghiệp gì đến lễ ta mà đầu không sát đất?". Pháp Ðạt thưa: "Bình thường con tụng ba ngàn bộ Pháp Hoa". Tổ bảo: "Dù ông tụng muôn bộ mà không dẹp tâm ngã mạn chỉ là nuôi lớn nhân sinh tử mà thôi!".
Do đó, chúng ta thấy tâm ngã mạn là điều rất nguy hại làm chướng ngăn thánh đạo. Bởi ôm lòng ngã mạn nên không cung kính bậc trên để học hỏi đạo lý. Cũng bởi ôm lòng ngã mạn nên không được người chỉ bảo lỗi lầm để ăn năn sám hối. Ðâu chẳng nghe Tổ Qui Sơn quở: "Chẳng kính bậc Thượng Tọa, Trung Tọa, Hạ Tọa tụ hội thì không khác nhóm Bà La Môn!".

Ðây là đạo lý muôn đời mà một người cầu tiến không thể bỏ qua.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 EmptyTue Jan 28, 2014 1:20 pm

9. Quả Báo Không Cố Ðịnh
Trong Tương Ưng Bộ Kinh chép:
Một hôm có vị Bà La Môn đến hỏi Phật:
-- Thưa Cù Ðàm, có phải người tạo nhân thế nào phải cảm thọ qủa báo thế ấy chăng?
Phật nói:
-- Không hẳn như thế! Tại sao? Vì khi tạo nhân và cảm thọ quả báo "dị thục" có sai khác. Ví như có người làm ác nhỏ mà thân phải bị đọa địa ngục chịu nhiều điều thống khổ. Cũng có người làm ác như vậy, nhưng họ không đọa địa ngục mà chỉ cảm thọ quả báo khổ chút ít, hoặc thấy hoặc không thấy, tại sao? Vì người ấy biết tu thân, tu giới, tu tâm, tu huệ, tâm niệm rộng lớn nên quả báo có sai khác.
Ví như có người dùng một nắm muối bỏ vào tô nước thì tô nước sẽ mặn không uống được. Trái lại đem nắm muối ấy bỏ vào sông Hằng thì nước đâu có mặn.
Lại có người thiếu nợ 100 tiền, chủ nợ đến đòi người ấy, người ấy nghèo không thể trả nên ở tù. Trái lại cũng món nợ ấy, nếu là một phú gia thì đâu có ở tù.
Lại có người ăn trộm dê, bị chủ dê bắt giết chết, vì người ấy nghèo. Trái lại một vị quan hoặc vua đến bắt dê thì đâu có bị bắt giết chết.
Thế nên, ta nói tạo nhân và cảm thọ, quả dị thục cũng như thế.
Bình:
Qua những điều dẫn dụ trên, chúng ta thấy lý nhân quả của Phật dạy không cố định một chiều mà chuyển biến linh động. Như trái xoài, khi mới sinh trái nhỏ màu xanh vị chua, lớn lên màu vàng vị ngọt (nếu chín). Sự biến đổi của nó từng tích tắc, trong Duy Thức học gọi là "Dị Thục Quả" (kết quả thuần thục sẽ đổi khác). Ðây là luật biến hóa chung của vũ trụ và con người. Nhờ có sự chuyễn biến, sự vật mới trở thành thế này hay thế khác. Một thửa ruộng hoang, nếu nhà nông phu biết gieo trồng, nó sẽ biến thành một khu đất hoa màu sung túc. Một cậu bé khi còn nhỏ ngu si dốt nát, nếu cha mẹ khéo dạy bảo, cho học hành, cậu bé sẽ trở thành khôn ngoan biết chữ. Một người tánh tình gian xảo trộm cắp, nếu gia đình biết giáo dục theo con đường lành, người ấy lần lần sẽ bỏ tánh trộm cắp mà trở thành người lương thiện v.v...
Từ nhân đến quả có chuyễn biến nhiệm mầu như thế, nên nó mới làm cho con người và sự vật tiến bộ hoặc thoái hóa. Một con người khi mới sinh ra dù là kẻ mang nhiều nghiệp dữ, tạo các điều bất thiện, nhưng nếu họ biết hướng thiện trở về con đường lành, biết tu thiện, tu giới, tu tâm, tu huệ thì tâm niệm độc ác trước kia sẽ lần lần dứt sạch, tâm niệm rộng lớn phát sanh. Trái lại người có nhiều tâm lành nhưng không khéo tạo điều kiện cho nó tăng trưởng thì vẫn bị lui sụt sa đọa.
Do lẽ đó, người muốn an lạc hiện tại và về sau tức phải cố gắng nuôi dưỡng và bồi bổ nhân tốt, gần bạn lành tu tập hạnh tốt, cải thiện đời sống ngày càng tiến lên theo chiều thiện, chuyễn lần từ tâm niệm phàm phu ngu mê đen tối, trở thành bậc giác ngộ thanh tịnh.
Thế nên nếu bảo làm nhân gì phải thọ quả ấy tức nhân quả trở thành cố định và thế gian không ai tu được. Ác cố định là ác, thiện cố định là thiện thì còn tu nỗi gì? Nó đã như thế dù có tu hay không tu cũng chẳng thêm bớt được, vô tình đưa người ta vào con đường đen tối hết hy vọng cải thiện.

Do vậy, người Phật tử chúng ta phải nhận định cho thật kỹ lý nhân quả, không thì dễ lầm lẫn mà khó bề tu tiến.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 EmptyWed Jan 29, 2014 11:02 pm

10. Hiếu Thảo
Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Phật dạy:
Người nào biết kính thờ cha mẹ như kính thờ Phạm Thiên và như kính thờ bậc Ðạo Sư, người ấy hiện đời có phước lớn, sau khi chết sanh về cõi Trời.
Phật nói kệ:
Cha mẹ gọi Phạm Thiên
Bậc Ðạo Sư hiện đời
Xứng đáng được cúng dường
Vì thương đến con cháu
Do vậy bậc hiền triết
Kính lễ và tôn trọng
Dâng đồ ăn đồ uống
Vải mặc và giường nằm
Xoa bóp khắp thân thể
Tắm rửa cả chân tay
Do sở hành như vậy
Ðối với cha và mẹ
Ðời này người hiền khen
Ðời sau hưởng thiên lạc.

Bình:
Trong Kinh, Phật dạy ở thế gian có hai hạng người đáng tôn quý:
1.Hạng người biết ơn.
2.Hạng người đền ơn.
Biết ơn là biết xét nét công lao khó nhọc của người ban ơn cho mình, dù là một việc rất nhỏ. Ðền ơn là đền bù lại công khó nhọc trên cho cân xứng mặc dù người ban ơn không đòi đền trả, người như thế mới là người đáng tôn quý.

Trong tất cả công ơn, ơn cha mẹ là rất lớn, vì cha mẹ là người đã tạo nên thân ta và bảo dưỡng cho vuông tròn. Dù chúng ta có lấy mực bằng biển cả cũng không thể tả hết ơn ấy. Thế nên Phật nói: "Cúng cha mẹ là cúng dường Phạm Thiên, cúng dường bậc Ðạo Sư hiện đời". Vậy, người đối với bậc sinh thành ra mình, không tôn kính và chẳng ngó ngàng gì tới, thử hỏi trong xã hội có đáng quý hay không? Do đó Phật nói chỉ có bậc hiền triết mới có thể làm được các việc hiếu thuận. Nghĩa là người biết hiếu dưỡng cha mẹ, thờ kính song thân phải là người hiếu mới làm được. Vì thế, người Phật tử tại gia muốn trở thành một Phật tử chân chánh phải lấy hạnh hiếu thảo làm đầu, khi làm xong bổn phận của người con đối với cha mẹ, chừng ấy, chúng ta mới nghĩ đến vấn đề tu giải thoát.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 EmptySat Feb 01, 2014 11:13 pm

11.Việc Chưa Từng Có
Cũng trong Tăng Chi Bộ, Phật dạy:
Ngài A Nan có bốn việc chưa từng có:
1.Khi Ngài A Nan thuyết pháp chư Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni nghe đều hoan hỷ phấn khởi.
2.Khi Ngài A Nan im lặng không thuyết pháp thời chư Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni đều buồn bã.
3.Khi Ngài A Nan thuyết Pháp, Cư sĩ nam, Cư sĩ nữ đều vui vẻ phấn khởi.
4.Khi Ngài A Nan im lặng thời Cư sĩ nam, Cư sĩ nữ đều buồn bã.
Bình:
Trong hàng đệ tử lớn của Phật, mỗi vị đều có mỗi hạnh thù thắng như sau:
-- Ngài Xá Lợi Phất trí tuệ đệ nhất.
-- Ngài A Nan đa văn đệ nhất.
-- Ngài Ưu Ba Ly trì luật đệ nhất.
-- Ngài Ca Diếp đầu đà đệ nhất.
-- Ngài Mục Kiều Liên thần thông đệ nhất.
-- Ngài A Na Luật thiên nhãn đệ nhất...

Riêng Ngài A Nan ngoài việc học rộng nghe nhiều (đa văn), Ngài còn có bốn việc chưa từng có như Phật đã kể trên. Sở dĩ các Ngài có những diệu dụng nhiệm mầu không thể lường được, đều do đã trải qua nhiều kiếp tích lũy công đức, tu tập các pháp lành, bòn mót từng công đức nhỏ, nên nay mới được kết quả như thế. Ðọc lịch sử chúng ta vẫn còn nhớ đức Thế Tôn khi còn tại thế, có một lần Ngài xỏ kim hộ cho Ngài A Na Luật và Ngài đến giặt giũ cho các Tỳ Kheo già bệnh. Ðiều này để chứng minh Ngài không bỏ qua một hạnh lành nhỏ nào, nhờ đó mà người đời mới tôn xưng Ngài là đấng "Lưỡng túc tôn" (phước túc, huệ túc).

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 EmptyMon Feb 03, 2014 4:09 pm

12. Mây Mưa
Trong Tăng Chi Bộ Kinh , Phật có một thí dụ:
Ví như trong hư không bỗng có đám mây, có sấm nhưng không mưa.
Cũng trên hư không có mây, không sấm có mưa.
Lại có khi hiện có mây, có sấm có mưa.
Có khi hiện không mây, không sấm không mưa.
Phật hợp pháp:
-- Hiện có mây có sấm không mưa, là dụ cho người nói được không làm được.
-- Hiện có mây không sấm có mưa, dụ cho người không nói được mà làm được.
-- Hiện có mây có sấm có mưa, dụ cho người nói được làm được.
-- Hiện không mây không sấm không mưa, dụ cho người không nói được cũng không làm được.
Trong hàng Sa Môn cũng có bốn:
1.Người có học giáo lý, đọc tụng giới nhưng không thực hành.
2.Người không thuộc giáo lý nhưng đối với pháp Tứ Ðế biết Khổ như thật, biết Tập như thật.v.v...
3.Người đối kinh điển thông suốt, thực hành chân thật.
4.Người không thông suốt kinh điển cũng không thực hành.
Bình:
Bài kinh này Phật nêu lên bốn hạng người trong giới xuất gia của Ngài để chúng ta xét lại coi mình thuộc hạng nào.
Nếu thuộc hạng người thứ nhất, thì chỉ có học suông vô bổ, như nói thức ăn mà bụng vẫn đói.
Hạng người thứ hai tuy không thuộc giáo lý nhưng gắng thực hành theo lời Phật dạy, mặc dù không quán triệt được giáo lý nhưng về mặc tự tu, tự độ họ vẫn có phần.
Hạng người thứ ba là hạng người ưu việt nhất, họ thông thuộc giáo lý lại thực hành theo lời Phật dạy, người này đủ điều kiện tự độ và độ tha, tự giác giác tha.
Hạng người rốt sau là hạng người vô phước nhất, đã không thông hiểu kinh điển lại không thực hành. Họ như chiếc xuồng lủng đáy, đẩy xuống nước liền chìm, người này không dự được một chút phần trong Phật pháp.

Vậy chúng ta hãy học theo hạng người thứ ba vừa thông suốt kinh điển, vừa thực hành chơn thật, như thế mới xứng đáng bậc phước điền của Nhân Thiên.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 EmptyTue Feb 04, 2014 6:21 pm

13. Bốn Thứ Ánh Sáng
Cũng trong Tăng Chi Bộ Kinh, Phật nói:
Có bốn thứ ánh sáng. Thế nào là bốn?
1.Ánh sáng mặt trời.
2.Ánh sáng mặt trăng.
3.Ánh sáng của lửa.
4.Ánh sáng của trí tuệ.
Phật kết luận: Trong bốn thứ ánh sáng, chỉ có ánh sáng của trí tuệ là tối thượng.
Bình:
Ðọc qua bốn thứ ánh sáng Phật nói trên, chúng ta hồi tưởng lại truyền sử. Sơ Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma khi còn làm Thái tử, con thứ ba của vua Hương Chí. Qua cuộc thí nghiệm bảo châu của Tổ Bát Nhã Ða La có điểm tương đồng.
Tổ Bát Nhã Ða La đưa viên minh châu hỏi ba vị Vương Tử:
-- Hạt châu này tròn sáng, có hạt châu nào sánh kịp không?
Vị Vương Tử thứ nhất và thứ hai đều đáp:
-- Hạt châu này bằng bảy báu quí nhất trong đời, không có vật báu nào sánh kịp.
Vị Vương Tử thứ ba (tức Bồ Ðề Ðạt Ma) thưa:
-- Ðây là "của báu" thế gian chưa đủ làm trên, đối trong các thứ báu chỉ có "Pháp bảo" là trên hết. Và ánh sáng của hạt châu này là ánh sáng trong thế gian, chưa đủ làm trên, trong các ánh sáng chỉ có "trí sáng" là trên hết. Lại nữa tác dụng chiếu soi của hạt châu này là chiếu soi trong thế gian, chưa đủ làm trên, trong các sự chiếu soi chỉ có "Tâm chiếu soi" là trên hết. Hạt châu này mặc dù nó sẵn có tánh sáng suốt chiếu soi, nhưng nó không thể tự chiếu mà phải nhờ "trí sáng" soi mới biết hạt châu này là báu.

Qua hai lối nhìn trên, chúng ta thâý ý Phật và ý Tổ đều không khác, chỉ lấy "trí tuệ" làm trên.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 EmptyThu Feb 06, 2014 12:10 pm

14. Chứng Ngộ
Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Phật có chia ra làm bốn thứ chứng ngộ. Thế nào là bốn?
1.Thân: Khi tu đạt đến quả cứu cánh sẽ chứng được "Bát giải thoát".
2.Niệm: Khi tu đến cứu cánh sẽ chứng được "Túc mạng minh".
3.Mắt: Khi tu đến cứu cánh sẽ chứng "Thiên nhãn minh".
4.Trí tuệ: Khi tu đến cứu cánh sẽ chứng "Lậu tận minh".
Bình:
Bài kinh này Phật nói về quả tu chứng của hàng Nhị thừa do tu Tứ Thiền, Tứ Không mà được, khác hơn sự tu chứng của Thiền Tông. Pháp tu này do định lực cạn sâu mà có kết quả sai khác. Xin giải thích bốn thứ chứng ngộ Phật nói trên:
Hành giả khi đạt được "Tứ Thiền, Tứ Không" sẽ có những diệu dụng:
1.Thân: Ðạt đến quả Bát giải thoát cũng gọi là "Bát bối xả". Nghĩa là tám pháp thiền định có công năng xa lìa tất cả phiền não, được giải thoát những triền phược trong ba cõi, tức là thân được giải thoát.
2.Niệm: Chứng được Túc Mạng Minh, biết được những việc sống chết của mình và của tất cả chúng sinh trong những kiếp trước, tức là niệm không ngăn ngại.
3.Mắt: Chứng được Thiên Nhãn Minh, biết được sự sống chết của mình và của tất cả chúng sinh chết đây sinh kia, làm nhân gì phải thọ quả gì v.v... tức mắt thấy thông suốt.
4.Trí tuệ: Chứng Lậu Tận Minh, biết được những khổ hiện tại, dùng trí huệ dứt sạch phiền não, không còn rơi trở lại, tức trí tuệ thành tựu.

Ðây là bước thang cao tột trên bước đường tu chứng của hàng Nhị Thừa vậy.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 EmptyFri Feb 07, 2014 5:35 pm

15. Biết Phật Pháp Có Khác
Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Phật nói: Người tu tập cũng cùng một quả vị, nhưng nếu biết Phật pháp thì kết quả có khác.
-- Người tu tập sau khi chứng Sơ Thiền, lúc tịch sanh lên cõi "Phạm Thiên". Trường hợp tu theo ngoại đạo hưởng hết phước, người ấy sẽ đọa xuống làm người. Nếu thông hiểu Phật pháp họ tu thêm sẽ chứng Niết Bàn.
-- Người tu tập sau khi chứng Nhị Thiền, lúc tịch sanh lên cõi trời "Thiểu Quang Thiên". Trường hợp tu theo ngoại đạo, hưởng hết phước, người ấy sẽ đọa xuống làm người. Nếu thông hiểu Phật pháp họ tu thêm sẽ chứng Niết Bàn.
-- Người tu tập sau khi chứng Tam Thiền, lúc tịch sanh lên cõi "Biến Tịnh Thiên". Trường hợp tu theo ngoại đạo, khi hưởng hết phước, sẽ đọa xuống làm người. Nếu thông hiểu Phật pháp họ tu thêm sẽ chứng Niết Bàn.
-- Người tu tập sau khi chứng Tứ Thiền, lúc tịch sanh lên cõi "Quảng Quả Thiên" (cũng gọi là Sắc Cứu Cánh Thiên). Trường hợp tu theo ngoại đạo hưởng hết phước, sẽ đọa xuống làm người. Nếu thông hiểu Phật pháp họ tu thêm sẽ chứng Niết Bàn.
Bình:
Bài Kinh trên cho chúng ta thấy tuy tu đồng một nhân mà kết quả có khác. Bởi vì ngoại đạo không hiểu chân thật, chấp nhận tự ngã là tu tập, mong cầu có chỗ thọ sanh. Trái lại người tu Phật quán lý Tứ Ðế thấy rõ ba cõi chưa thoát luân hồi, nhưng công phu nửa chừng, thọ mạng đã hết nên sanh cõi Trời. Tuy nhiên gặp duyên nhắc lại liền nhớ tu thêm mà chứng Niết Bàn. Chẳng hạn nghe vị Thiên Tử nói pháp hoặc Bồ Tát hoặc người đồng tu khi trước, hóa sanh lên nhắc nhở. Phật có ví dụ như người biết đánh trống khi đi đâu chợt nghe tiếng trống liền hiểu rõ từng nhịp điệu và thuộc loại gì.
Lại như có hai đứa bé cùng chơi giỡn với nhau thuở nhỏ. Thời gian lớn lên mỗi người mỗi nơi, khi gặp nhau liền nhắc lúc trước đã từng chơi giỡn như vậy như vậy, tức thì liền nhớ biết ngày xưa đã cùng chơi giỡn những trò chơi như thế với nhau.

Cũng vậy, chúng ta đã có tu tập nhân Phật pháp mà chưa viên mãn, thì khi khác nếu gặp duyên nhắc lại liền nhớ không mất (nếu có công phu mạnh). Vì thế chúng ta chớ băn khoăn lỡ tu tập giữa chừng rồi bỏ thân mạng thì không biết sẽ ra sao, có còn nhớ để tu tiếp hay không. Ðiều cần yếu là chúng ta có công phu thiết thực và thẳng tiến thì dù kiếp này chưa xong, kiếp sau tu tiếp cũng chẳng mất. Chỉ trừ kẻ buông lung ngồi không chờ đợi thì không bảo đảm.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 EmptySat Feb 08, 2014 4:24 pm

16. Một Chiến Sĩ Giỏi
Trong Tăng Bộ Kinh, Phật nói:
Ví như một chiến sĩ giỏi phải đủ bốn điều kiện sau đây:
1.Bắn giỏi.
2.Nhắm xa.
3.Chớp nhoáng.
4.Có sức mạnh đâm thủng khối lớn.
Cũng thế Thầy Tỳ Kheo phải đủ bốn điều kiện như sau:
1.Bắn giỏi: Nghĩa là giữ gìn giới cấm, đối với giới bổn thông thuộc gìn giữ nghiêm chỉnh .
2.Nhắm xa: Nghĩa là đối với sắc uẩn biết rõ không phải là ta, của ta và tự ngã của ta. Thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy.
3.Chớp nhoáng: Nghĩa là thấy rõ pháp Tứ Ðế, thông suốt pháp Tứ Ðế, và chứng nhập pháp Tứ Ðế.
4.Có sức mạnh đâm thủng khối lớn: Nghĩa là đâm thủng khối vô minh.
Ðược vậy mới đáng được tôn trọng cung kính cúng dường, là phước điền của tất cả chúng sanh.
Bình:
Bài kinh này Phật nêu ra bốn điều kiện của một chiến sĩ giỏi, để so sánh với bốn điều kiện của một vị Tỳ Kheo chân chánh. Phàm là một chiến sĩ giỏi phải có tài thiện xạ, nghĩa là bắn giỏi, bắn xa, lanh lẹ và có đủ sức mạnh vững chắc. Cũng thế, là một tu sĩ (Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni), phải có thiện xảo đối với Phật pháp. Thiện xảo ở đây Phật dạy:
Trước tiên phải thông hiểu giới luật và giữ gìn giới cấm nghiêm chỉnh. Bởi giới luật là hàng rào để ngăn giặc phiền não không cho phát sanh, nhờ đó các hạnh lành được tăng trưởng.
Thứ hai là phải thấy rõ "ngũ uẩn" không thật thể, không phải là ta, của ta và tự ngã của ta, mà do nhiều nhân duyên hòa hợp tạm có. Do đó mà ta không còn chấp thân và ái, chấp trước vật sở hữu của thân. Nhờ không còn luyến ái và chấp trước nên phiền não lần lần nhẹ mỏng.
Thứ ba là đối với pháp "Tứ Ðế" phải thấy rõ, biết rõ và chứng được rốt ráo. Nghĩa là đối với Phật pháp (Chân đế) và thế gian pháp (Tục đế) chúng ta chứng ngộ một cách cùng tột viên mãn.
Cuối cùng là phải dứt sạch vô minh, phá tan màn si mê đen tối che phủ trí tuệ của chúng ta trong nhiều kiếp, như người tráng sĩ dùng sức mạnh phá vỡ bức thành kiên cố. Bấy giờ trí tuệ chúng ta được tròn đầy chiếu khắp cả mười phương.
Như vậy hai điểm trước là dứt phiền não, hai điểm sau là thành tựu trí tuệ.

Ðược như thế mới đáng là bậc thầy của trời người và đáng cho mọi người tôn trọng cung kính cúng dường, để làm ruộng phước cho chúng sanh.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 EmptyTue Feb 11, 2014 3:39 pm

17. Ngựa Của Vua
Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Phật nói:
Con ngựa quý của vua phải đủ bốn điều kiện:
1.Ðẹp.
2.Sức mạnh.
3.Tốc độ nhanh.
4.Thân thể cân đối.
Cũng vậy, Thầy Tỳ Kheo chân chánh cũng có bốn việc:
1.Ðẹp: Nghĩa là giữ giới hạnh trang nghiêm.
2.Sức mạnh: Là diệt trừ các pháp ác, thực hành tất cả pháp lành.
3.Tốc độ: Thấy rõ pháp "Tứ Ðế"
4.Cân đối: Khi nhận của cúng dường biết điều hòa và vừa đủ.
Bình:
Bài kinh này Phật nói những điều kiện để trở thành con ngựa quý của nhà vua, cũng như điều kiện để trở thành một vị tu sĩ quý trong Phật pháp.
Con ngựa được nhà vua ưa thích phải là ngựa tốt, có sắc lông đẹp, có sức mạnh, tốc độ chạy rất nhanh, và thân thể của nó cũng phải cân đối. Cũng thế, một vị Tỳ Kheo muốn được mọi người quý kính phải đủ các điều kiện:
1.Sắc đẹp: Sắc đẹp ở đây không phải thân hình đẹp đẽ mà là gìn giữ giới cấm, có nghĩa thành tựu oai nghi. Bởi vì giới luật là chuỗi ngọc trang sức cho Pháp thân. Giới luật là thứ hương thượng diệu thơm nồng. Vì thế, thầy Tỳ Kheo lấy giới luật trang sức cho thân mình.
2.Sức mạnh: Thầy Tỳ Kheo thực hành Tứ Chánh Cần. Ðiều ác chưa sanh ngăn ngừa không cho phát sanh, điều ác đã sanh khiến cho đoạn diệt, điều thiện chưa sanh khiến cho phát sanh, điều thiện đã sanh khiến tăng trưởng.
3.Tốc độ: Thầy Tỳ Kheo phải thấy rõ pháp "Tứ Ðế". Lấy pháp Tứ Ðế làm thuyền bè, lấy pháp Tứ Ðế làm phao nổi để qua biển sanh tử.
4.Cân đối: Thầy Tỳ Kheo khi nhận của cúng dường phải biết thời và chừng mực. Nghĩa là khi nhận phải đúng thời. Thời gian Phật tử có thể cúng vừa chừng và biết đủ, không được mong cầu tham thích, để cân nhắc cho sự sống.

Có đủ bốn pháp như thế vị Tỳ Kheo xứng đáng đứng trong hàng Tăng Bảo, là bậc tôn quý giữa trời người.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 EmptyWed Feb 12, 2014 12:51 pm

18. Phật Tánh Không Khác
Một hôm trên đường đi Phật để lại những dấu chân in sâu trên đất. Có một vị Bà La Môn tên là Dona giỏi về tướng số, thấy dấu chân có xoáy ốc biết là tướng phi phàm liền theo dấu chân tìm đến gặp Phật.
Dona hỏi:
-- Ngài có phải tiên không?
Phật bảo:
-- Ta không phải tiên.
-- Ngài có phải A Tu La không?
-- Ta không phải A Tu La.
-- Ngài có phải Dạ Xoa không?
-- Ta không phải Dạ Xoa.
-- Ngài có phải người không?
-- Ta không phải là người.
-- Thế Ngài là gì?
Phật bảo:
-- Nếu tiên mà "sạch hết lậu hoặc" thì ta là tiên. Nếu A Tu La mà sạch hết lậu hoặc thì ta là A Tu La. Nếu Dạ Xoa mà sạch hết lậu hoặc thì ta là Dạ Xoa. Nếu người mà sạch hết lậu hoặc thì ta là người. Còn ta vì đã sạch hết lậu hoặc nên ta là Phật, là Thế Tôn.
Bình:
Ðại ý bài kinh trên Phật dạy: Phật tánh (tánh giác) vốn đồng, do mê ngộ mà có khác. Như tấm gương vốn trong sáng, do bụi nhơ mà các hình tướng không thể chiếu vào, nhưng tánh sáng của gương không mất. Phật tánh vào trong lục đạo, nhưng Phật tánh vẫn không đổi thay, một phen hết mê thì Phật tánh hiện. Qua lời giải thích của Phật ở văn kinh đã làm sáng tỏ ý này.
-- Sở dĩ tiên không phải là Phật vì còn lậu hoặc (con mê đắm dục lạc cõi tiên). Nếu lậu hoặc sạch thì tiên sẽ là Phật.
-- A Tu La không phải là Phật vì còn lậu hoặc (nhiều sân hận ngang trái). Nếu sạch hết lậu hoặc A Tu La sẽ là Phật.
-- Dạ Xoa chẳng phải là Phật vì còn tâm bỏn xẻn, keo kiệt (còn lậu hoặc). Nếu sạch hết lậu hoặc Dạ Xoa sẽ là Phật.
-- Người không phải là Phật vì còn thiện ác xen lẫn nhau (còn lậu hoặc). Nếu sạch hết lậu hoặc người sẽ là Phật.

Như vậy Phật là bậc hoàn toàn giác ngộ dứt sạch hết tập nhân trong ba cõi nên gọi Ngài là bậc Thiên Nhân Sư hay cũng gọi là Thế Tôn. Trời, Người, A Tu La, hay Dạ Xoa mà hoàn toàn giác ngộ, dứt sạch tất cả lậu hoặc, tức cũng gọi là Phật chớ không ai khác. Thế nên nói: Phật là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành, ai ai cũng đều có thể là Phật, chỉ là giác hay mê, đã sạch lậu hoặc hay chưa sạch lậu hoặc. Vậy chúng ta muốn làm Phật hay không thì hãy xét lại nơi mình khỏi phải cầu cạnh đâu xa!

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 EmptyThu Feb 13, 2014 11:04 am

19. Nghiệp Báo Khó Tránh
Trong Tương Ưng Bộ Kinh chép:
Có vị Tỳ Kheo đem lời ác đến mạ nhục Ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiều Liên. Phật ba lần can gián nhưng vị Tỳ Kheo này không biết cải hối.
Thời gian sau, vị Tỳ Kheo ấy thân bị ghẻ lở khắp mình đau nhức rồi chết. Khi chết thần thức đọa vào địa ngục.
Phật dùng Thiên nhãn nhìn thấy bèn họp chúng dạy: "Xét người ở đời búa để trong miệng. Sở dĩ giết người bởi do lời ác" (Phù sĩ xử thế phủ tại khẩu cung, sở dĩ trảm thân do kỳ ác ngôn). Thế nên Tỳ Kheo các ngươi phải tự răn dè!
Bình:
Bài kinh này Phật nhắc lại quả báo của lời nói ác để răn dạy các thầy Tỳ Kheo.
Lời nói ác độc hại hơn lửa dữ, hơn rắn độc, nó có thể gây khổ đau cho người ta hiện đời cũng như nhiều kiếp. Qua câu chuyện Phật kể trên chúng ta đã thấy rõ.
Giờ thử tìm hiểu nguyên nhân người ta lại nói lời độc ác. Sỏ dĩ buông ra những lời độc ác là do nóng giận mà ra. Vì vậy muốn không khởi lời nói ác, Phật dạy chúng ta phải tu hạnh nhẫn nhục: Nhịn chịu những lời nói trái tai, những hành động nghịch ý, những cử chỉ thiếu lễ độ... của kẻ khác để tâm ta luôn luôn mát mẻ dịu hiền. Phải luôn luôn nhớ câu Phật dạy: "Lời nói ác như búa để trong miệng, sỏ dĩ giết người do lời nói ác" để tự răn mình.
Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Phật dạy: "Người ác hại người hiền như ngược gió tung bụi, bụi không đến người mà mình bị lấm. Lại cũng như ngước mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt chẳng đến trời mà rơi xuống mặt mình".
Xét lại lời Phật nói trên thật là chí lý. Lời nói ác chỉ tự chuốc họa vào thân mình mà thôi. Tục ngữ có câu: "Ngậm máu phun ngưi miệng mình dơ trước" là vậy.
Một điều lợi ích rất lớn khi người ta biết dằn cơn nóng giận, không để thốt lên lời nói ác. Trong Kinh Pháp Cú có câu: "Nếu bị người ta mắng mà không mắng lại, là tự cứu mình và cứu người". Tại sao? Vì nếu người ta cãi với mình mà mình làm thinh, thì họ hết cãi (trái lại thì sanh ấu đã). Họ sân với mình mà mình không sân tức là mình đã chinh phục được họ.

Người thế gian không hiểu lý này, cho là ngu si hay yếu đuối. Sự thực đây là việc làm của kẻ có trí tuệ và đầy đủ nghị lực. Phải mạnh lắm mới có thể nhẫn được, nếu yếu ớt nghe một câu trái tai tức nổi giận liền. Vậy muốn thân tâm mát mẻ, lời nói ra có đạo đức hiền từ, chúng ta phải dứt tâm phân biệt hơn thua, phải quấy, khi tâm hơn thua, phải quấy dứt thì lòng yêu ghét không còn, tâm nóng giận cũng theo đó mà hết. Hiện đời ta được an lạc và tương lai cũng tránh được quả báo khổ đau, đó là người hùng trong đạo vậy.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 EmptySat Feb 15, 2014 10:41 am

20. Dòng Suối Yếu
Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Phật dạy:
Người tu thiền bị năm triền cái (ngũ cái) làm lu mờ trí tuệ. Ví như sườn núi có một dòng suối chảy xuống biển, nếu để nó chảy một dòng thẳng ra biển thì sức chảy rất mạnh. Trái lại, nếu chia ra nhiều nhánh thì sức chảy yếu đi. Khi ấy nếu có ai dùng cây hoặc đá ngăn các ngã tẻ kỹ càng thì nó sẽ chảy bon bon ra biển.
Cũng vậy, người tu thiền định, nếu không bị "ngũ cái" che đậy thì sức định vững chắc và trí tuệ sáng ngời.
Bình:
Tâm chúng ta tròn sáng như hạt minh châu không một tỳ vết nhiễm nhơ, nhưng vì không khéo giữ gìn để bụi trần phiền não vô minh che phủ làm mất đi tánh sáng tròn của nó. Phiền não vô minh Phật nói ở đây chính là "ngũ cái" vậy. Ngũ cái là gì? Là năm thứ phiền não che đậy chân tánh chúng ta.
1.Tham dục cái (tham đắm ngũ dục)
2.Sân nhuế cái (giận tức, buồn phiền)
3.Thùy miên cái (ngủ nghỉ lười biếng)
4.Trạo hối cái (ăn năn và dao động)
5.Nghi cái (nghi ngờ do dự).
Trong năm món che đậy này, mỗi khi một món nào khởi lên đều làm cho tâm ta bàng hoàng xao xuyến, mất đi tánh bình thường, do đó là trí huệ không phát sinh được. Như trên Phật dùng dòng suối để thí dụ. Nếu để dòng suối chảy thẳng ra biển thì sức chảy rất mạnh, trái lại, nếu chia ra nhiều ngõ ngách thì dòng suối phải yếu kém.

Vậy người tu thiền muốn đạt được kết quả viên mãn phải đoạn trừ ngũ cái. Một khi đám mây ngũ cái tiêu tan thì mặt trời trí tuệ xuất hiện sáng ngời vậy.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 EmptySun Feb 16, 2014 12:13 pm

21. Voi Quí Của Vua
Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Phật nói:
Con voi quí của vua phải có đủ năm điều kiện:
1.Biết nghe: Nghe theo tiếng điều khiển của thằng nài.
2.Biết giết: Giết ngựa, giết người đối địch với nó.
3.Biết phòng hộ: Giữ gìn ngà, mắt, thân thể và người ngồi trên lưng nó.
4.Biết kham nhẫn: Biết nhẫn chịu trước lằn tên mũi kiếm.
5.Biết đi đến: Bảo đi phải đi nhanh và đến mục đích.
Tỳ Kheo cũng thế, muốn được người tôn trọng cung kính cũng phải đủ năm điều.
1.Biết nghe: Nghe pháp biết tất cả đầu đuôi, manh mối, không thiếu sót.
2.Biết giết: Niệm tham, sân, si, tất cả niệm xấu ác dấy lên đều giết sạch.
3.Biết phòng hộ: Mắt thấy sắc, tai nghe tiếng... biết giữ gìn năm căn không chạy theo năm trần.
4.Biết kham nhẫn: Nhẫn chịu đói lạnh, cực khổ ruồi muỗi, rắn rết, khen chê...
5.Biết đi đến: Biết hướng đi và đi thẳng đến cứu cánh Niết Bàn.
Thầy Tỳ Kheo có đủ năm điều kiện trên mới xứng đáng là phước điền của chúng sanh và đáng cho người trời cung kính cúng dường.
Bình:
Bài kinh trên Phật nêu lên năm điều kiện thiết yếu và căn bản mà một vị Tỳ Kheo chân chánh cần phải có. Phật lấy con voi quý của vua làm thí dụ:
Muốn trở thành con voi tài giỏi của nhà vua phải có đủ những điều kiện:
1.Biết nghe: Tuyệt đối tuân lịnh theo người nài giữ nó.
2.Biết giết: Gặp các loài khác đến xâm phạm quyết giết chết không tha.
3.Biết phòng hộ: Luôn luôn gìn giữ phòng hộ thân thể và chủ nó được an toàn.
4.Biết kham nhẫn: Nhẫn chịu sự thương tích kẻ địch đánh giết.
5.Biết đi đến: Phải đi nhanh và đến nơi theo ý của chủ muốn.
Thầy Tỳ Kheo chân chánh cũng phải đủ năm điều:
1.Trước tiên phải biết nghe pháp: Thầy Tỳ Kheo khi nghe pháp phải biết đầu đuôi manh mối, biết một cách rõ ràng thông suốt. Nghĩa là phải học thông kinh điển không còn nghi lầm.
2.Học thông kinh điển xong chưa đủ, mà phải thực hành theo lời Phật dạy để diệt phiền não, tham, sân, si và tất cả sự mê lầm trong nhiều kiếp.
3.phải phòng hộ các căn gìn giữ cẩn thận không cho phiền não tiếp tục sanh khởi, như giữ mắt không duyên sắc, tai không duyên theo tiếng v.v... không để năm căn chạy theo năm trần sanh tâm đắm nhiễm.
4.Ðã phòng hộ các căn lại cần phải kham nhẫn mọi nghịch cảnh thử thách, như nóng lạnh, đói khát, muỗi mòng, lời khen, tiếng chê v.v... không để nó làm chi phối mà chướng ngại việc tu tập.
5.Cuối cùng là phải đạt được mục đích cao tột là chứng quả Niết Bàn.

Vị Tỳ Kheo có đủ những điều kiện như vậy rất xứng đáng cho Trời Người và tất cả chúng sanh tôn trọng cung kính và cúng dường.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhặt Lá Bồ Ðề   Nhặt Lá Bồ Ðề - Page 3 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Nhặt Lá Bồ Ðề
Về Đầu Trang 
Trang 3 trong tổng số 6 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6  Next
 Similar topics
-
» Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi
» Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết
» Tôn giáo nào tốt nhất ?
» THẾ NÀO LÀ NHẤT TÂM BẤT LOẠN?
» "MẸO" trị hết đờm nhanh nhất tại nhà

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Căn Bản Phật Pháp-
Chuyển đến