Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 CỔ HỌC TINH HOA

Go down 
3 posters
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 EmptyWed Jan 29, 2014 9:56 am

180. ÁC NGẦM
 
Vua Ngụy đem một người con gái đẹp dâng vua Kinh. Vua Kinh lấy làm thích và yêu lắm.
 
Phu nhân là Trịnh Tụ biết thế, chính mình cũng yêu mến người con gái, có khi lại yêu mến hơn vua. Người con gái ấy muốn ăn mặc, chơi bời gì, phu nhân cũng đều sắm sửa cho đủ cả.
 
Vua khen: Phu nhân biết ta yêu mến tân nhân, mà đem lòng yêu mến tân nhân quá ta thật có khác nào như người con có hiếu thờ cha mẹ người bầy tôi trung thờ vua vậy.
 
Phu nhân đã chắc bụng vua không ngờ mình là người ghen, nhân dịp mới bảo tân nhân rằng: Vua yêu mến nhà ngươi lắm, nhưng ghét cái mũi ngươi. Giá từ nay, hễ ngươi trông thấy vua, ngươi cứ che lấy cái mũi đi, thì vua yêu mến được mãi đấy.
 
Tân nhân theo lời, từ đó mỗi khi trông thấy vua, là che mũi lại. Vua thấy thế, bảo phu nhân rằng:
Tân nhân trông thấy ta mà cứ che mũi là ý làm sao?
 
Phu nhân trước thưa:
Tôi không được rõ.
 
Đợi vua cưỡng hỏi nữa, mới thưa rằng:
Tôi nghe đâu như tân nhân có nói hơi vua khí nặng lấy làm khó chịu.
 
Vua phát giận bảo:
À nếu thế thì xẻo mũi nó đi.
 
Vua nói đoạn, thì một viên quân hầu cầm dao ra xẻo ngay mũi tân nhân. Vì phu nhân đã dặn trước, hễ thầy vua phán gì, là làm ngay lập tức.
 
Hàn Phi Tử
 
GIẢI NGHĨA:
-Ngụy: tên một nước về thời Chiến Quốc ở về phía bắc tỉnh Hà Nam và phía tây nam tỉnh Sơn Tây ngày nay.
 
-Kinh: tức là nước Sở thời Chiến Quốc ở về Hồ Nam, Hồ Bắc ngày nay.
 
LỜI BÀN:
Phàm người đời cái gì đáng ghét mà lại yêu, cái gì muốn tranh mà lại nhường, làm trái hẳn thường tình, đều là những người dụng tâm một cách nham hiểm cả. Sự yêu ấy chính là cái giết ngầm, sự nhường ấy chính là cái cướp sạch. Đáng thương cho những kẻ ngu mê nông nổi dạ thật tin người để đến nỗi mắc vào lưới cạm mà không biết.
 

Trong chuyện này người con gái thì khở dại, vua Kinh thì quá tin. Hai người có hai cái tật như thế, thì tránh sao cho khỏi sự dụng tâm độc ác của phu nhân. Than ôi! Người đang xinh đẹp mà bị cắt mất mũi, bụng đang yêu mến mà để hỏng mất của yêu, ghê gớm thay cho cái lòng nham hiểm, cái mưu thâm độc của Trịnh Tụ.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 EmptyWed Jan 29, 2014 10:00 am

181. BẢY CÔ VỢ LẼ
 
Ông Phật Ấn là bạn thân của ông Tô Đông Pha, khi trò chuyện hai ông thường đùa bỡn cợt nhả.
 
Đông Pha có bảy người thiếp.
Một hôm, Phật Ấn đùa bảo Đông Pha rằng:
Sao mà bác lấy nhiều thiếp thế? Bác có chịu bằng lòng tặng tôi được cô thiếp thứ bảy không?
 
Đông Pha cười nói:
Sao lại không được?
 
Rồi Đông Pha về nhà đem chuyện nói vời người thiếp.
Người thiếp thưa:
Đó là chuyện nói đùa nhau chứ gì.
 
Đông Pha nói:
Ta đã hứa rằng cho, thì không nên sai lời. Bây giờ nàng cứ xem ra thế nào. Chập tối. Tô Đông Pha cho xe người thiếp đến.
 
Phật Ấn đón người thiếp cho vào nắm trong buồng, rổi bỏ màn xuống. Trước buồng đã đặt sẵn bảy cái hỏa lò cái nào cũng đầy than đỏ rực. Ông bước qua từng cái một, bước qua hết một lượt, rồi lại bước lại cứ thế suốt đêm. Đến sáng ông cho xe người thiếp về trả.
 
Người thiếp về kể lại đầu đuôi câu chuyện. Đông Pha chợt nghĩ ra, nói rằng: Bảy cái hỏa lò là chỉ vào bảy người thiếp của ta, giống như bảy cái hang lửa. Ông làm ra như thế, là ông có ý bảo ông đã vượt ra được ngoài sắc dục còn ta thì lại sa ngã đắm đuối vào đấy. Ông này ý muốn làm cho ta tỉnh ngộ chăng.
 
Dục Hải Từ Hàng.
 
GIẢI NGHĨA:
Phật Ấn: tên một vị cao tăng có tài hùng biện đời nhà Tống. Tô Đông Pha: tức là Tô Thức, người đời nhà Tống có tiếng giỏi về văn chương, thi, họa.
 
LỜI BÀN:
Đông Pha là một bậc tài học phong lưu, Phật Ấn là một nhà tu hành đắc đạo. Người phong lưu thì chỉ cốt đời người cho sung sướng là thỏa lòng, nhà tu hành thì chỉ cốt trí tuệ cho cao minh là mãn nguyện. Cứ bình tĩnh mà nói, thì ai là người chẳng thích phong lưu. Nhưng có biết đâu, “ Phong lưu là cạm ở đời, hồng nhan là bả con người tài hoa”. Bao nhiêu thị dục thường hại cho người ta hết cả. Xưa nay kể sao cho xiết được những kẻ vì thị dục, mà mất hết cả tính thiêng liêng mầu nhiệm, mà hỏng hết cả phẩm giá, thanh danh. Trong các món thị dục, thì sắc dục có phần tệ nhất. Dâm là cái tội ở đầu muôn tội. Muỗn tránh tội ác, cần phải giới dâm.
 

Phật Ấn đây thật có ý thương có lòng yêu Đông Pha lắm. Chơi với anh em mà bày trò ra như thế để khuyên anh em. Cũng là một cách thuyết pháp thực tế mà cảm hóa được người ta sâu xa vậy.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 EmptyThu Jan 30, 2014 11:28 am

182. GÕ NHỊP MÀ HÁT
Vợ Trang Tử chết. Huệ Tử đến viếng, thấy Trang Tử đang ngồi duỗi xoạc hai chân, tay gõ nhịp vào bồn nước mà hát.
 
Huệ Tử bảo:
Mình đã ăn ở với người ta, có con với người ta. Bây giờ người ta già, người ta chết, mình đã không khóc thì cũng là đủ, lại còn ngồi gõ bồn mà hát, chẳng là quá lắm ư!
 
Trang Tử nói: Không phải thế. Lúc vợ tôi mới chết tôi cũng lấy làm thương tiếc lắm. Nhưng xét cho cùng thì vốn là không có gì cả, chẳng những không có gì mà vốn lại không có hình, chẳng những không có hình mà vốn lại không có khí, cái người ấy chẳng qua là tạp chất biến mà hóa ra có khí, khí biến mà hóa ra có hình, hình biến mà hóa ra có sinh, có sinh lại biến ra có tử, có khác nào như xuân, hạ, thu, đông, bốn mùa cứ tuần hoàn đi lại không? Vả lại người ta chết là trở về với tạo hóa, cũng như người ra ngoài mà về nhà, thế mà ta cứ còn theo đuổi nghêu ngao khóc lóc, thì chính ta chẳng hóa ra không biết mệnh trời ư? Cho nên ta không khóc mà lại còn hát nữa.
 
 
Trang Tử
 
GIẢI NGHĨA
 
Trang Tử: tên là Chu, người thời Chiến Quốc, học rộng và cao, theo tôn chỉ Lão Tử, có làm sách, phần nhiều là ngụ ngôn.
 
Huệ Tử: tức là Huệ Thi người thời Chiến Quốc, có tài khéo nói, là bạn thân của Trang Tử
 
Bồn: chậu nước rửa xác cho người chết
 
LỜI BÀN
Vợ chết đáng là một nỗi đau đớn to, chồng nào mà cầm lòng không thương, không xót, không tiếc, không sụt sùi giọt ngắn giọt dài cho đậu. Thường tình như thế. Nên Huệ Tử trách Trang Tử chỉ vì lẽ thường tình.
 

Trang Tử đáp thế lại là lấy một cái lẽ cao xa, siêu việt hẳn ra ngoài cái thường tình. Ta không rõ cái thuyết của Trang Tử vốn tự cho người ta từ chỗ không, do khí do hình mà sinh ra để đợi lại trở về chỗ không có đúng với khoa học hay không. Nhưng rất giống thuyết nhà Phật. Ta chỉ lấy thường tình mà suy nghĩ thì có lẽ Trang Tử quá thương tiếc vợ nên đem cái đạt quan nói với Huệ Tử để vừa tự giải, vừa tự an ủi cho đỡ đau khổ chăng?

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 EmptyThu Jan 30, 2014 11:32 am

183. LIÊM, SỈ
Liêm, sỉ là tính rất hay của loài người, vì người mà không liêm thì cái gì cũng lấy, không sỉ thì việc gì cũng làm. Người mà đến thế là người bỏ đi, không khác gì giống vật. Nhất là những bậc đứng chủ trương việc nhà, việc nước mà vô liêm, vô sỉ thì nhà phải suy bại, nước phải suy vong.
 
Nghĩ cho kĩ thì sỉ cần hơn liêm; người không liêm làm những việc bất nghĩa, căn nguyên cũng ở vô sỉ mà ra.
 
Đức Khổng nói: “Hành kỷ hữu sĩ” nghĩa là giữ mình biết làm xằng là xấu hổ. Thầy Mạnh nói: “Nhân bất khả vô sỉ” nghĩa là người ta không biết xấu hổ thì không được.
 
Than ôi! Thế mà ngày nay, nhân tình phản trắc, phong tục suy đồi, người ta quên cả liêm, sỉ, không kể chi người thường, thậm chí đến bọn sĩ phu cũng chan chan như thế cả. Ôi! Nếu cho là sự xấu hổ chung cho cả nước cũng không phải là nói ngoa.
 
Tuy vậy, mùa đông rét mướt, tùng bách vẫn xanh; mưa gió tối tăm, gà trống vẫn gáy. Đời tuy hôn mê vẫn có người tỉnh.
 
Ông Nhan Chi Thôi làm sách “gia huấn” có thuật câu chuyện rằng: “Một viên quan nói với ông: Tôi có đứa con 17 tuổi học đã thông. Tôi cho nó học tiếng nước Tiên Ti, học gảy đàn tỳ bà, lớn lên theo hầu đám công khanh, thì thế nào rồi cũng được sung sướng.
 
Nhan Chi Thôi nghe nói nín lặng không trả lời. Sau về nhà bảo con cháu rằng: - Người này dạy con lạ thay. Như ta, nếu học cách ấy, thì dù cho được phú quý đến đâu, ta cũng không mong cho các con vậy”.
 
GIẢI NGHĨA
 
Nhan Chi Thôi: nhà văn tự giỏi có tiếng thời Nam Bắc triều
 
Tiên Ti: tên một nước cũ, tức một bộ phận Nội Mông Cổ bây giờ, Tiên Ti vào chiếm nước Tàu, đặt tên nước Ngụy, tức là Bắc triều.
 
LỜI BÀN

Bài này thực đã là một tiếng than cho đời mà ngán cho người. Than ôi! Người đời bấy giờ có phải đa số là người “vô liêm sỉ”, “bất trí sĩ” không? Nếu quả vậy thì người ta than thở là rất phải. Vì “liêm”, “sỉ” là nền tảng của đạo làm người. Ở đời còn có sỉ thì hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm còn được, chớ liêm sỉ đã mất, nhất là sỉ thì còn gì là luân thường đạo lý, và mong trông cậy vào đâu nữa. Con người mà đã đến vô sỉ thì tuy mặc áo, đội mũ mà như con chim, con muông, còn cái gì là kiêng nể mà không dám làm!

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 EmptyThu Jan 30, 2014 11:36 am

184. TIỄN NGƯỜI ĐI LÀM QUAN
 
Tiết Tôn Nghĩa, người Hà Đông sắp đi làm quan.
 
Ông Liễu Tôn Nguyên làm tiệc tiễn hành ở bờ sông, rót chén rượu mời Tôn Nghĩa mà nói rằng:
 
Phàm ra làm quan ở hạt nào, phải biết chức phận của mình là người làm việc cho dân, chớ không phải sai dân làm việc cho mình. Dân ở trong hạt đã chịu nộp thuế để lấy tiền thuê quan giữ sự công bình cho dân, mà nay, ngán thay, thiên hạ ra làm quan, tiền thuế của dân thì biết lấy cả, còn công việc của dân thì trễ biếng, thường khi lại dụng tâm ăn cắp của dân nữa.
 
Giả sử ta đây thuê một người làm việc trong nhà, nó đã lấy tiền thuê mà lười không làm việc, lại còn ăn cắp đồ thập vật trong nhà, thì tất ta phải giận mà trách phạt và đuổi nó đi. Bây giờ làm quan như thế nhiều mà dân không dám nổi giận và trách phạt là tại làm sao? Chỉ tại thế lực khác không làm được thôi. Nhưng thế lực dù khác mà lý vẫn là một. Nên người làm quan nếu còn biết công lý thì ai mà không chịu giữ gìn, cố làm thế nào cho đáng đồng tiền thuê của dân.
 
Này Tôn Nghĩa, ngươi trước làm quan huyện ở Linh Lăng hai năm, ngày ngày dậy sớm, đêm đêm thức khuya, chính sự siêng năng, xử kiện công bằng, thu thuế phải chăng, già trẻ không ai đem lòng thù ghét, ngươi thật là biết lo và giữ gìn lắm, cho nên ngươi lấy tiền thuê của dân rất là đáng vậy.
 
Ta đây chức nhỏ không được dự vào việc bàn bạc xét công cho ngươi đi làm quan, để thăng thưởng hay trách giáng. Ta chỉ biết ngươi đi làm quan, nên thưởng tiệc rượu này lấy lời trân trọng để tiễn hành.
 
Liễu Tôn Nguyên
 
GIẢI NGHĨA
 
Hà Đông: khu đất ở về phía đông sông Hoàng Hà trong tỉnh Sơn Tây bên Tàu.
 
Liễu Tôn Nguyên: người Hà Đông, đời nhà Đường, lanh lợi tài giỏi, đỗ Tiến sĩ, làm chức Thứ sử, văn thơ có tiếng ở nước Tàu.
 
Linh Lăng: tức là phủ Vĩnh Châu, tỉnh Hồ Nam ngày nay
 
Trách giáng: quở phạt và hạ chức xuống
 
LỜI BÀN

Bài của Liễu Tôn Nguyên đây thực là hợp với cái ý tưởng tối tân ngày nay. Quan nay không phải là cha mẹ dân, chỉ là kẻ làm công, lấy tiền thuê của dân mà thôi! Ôi! Từ cái bực làm cha mẹ người ta đến cái bực làm kẻ thuê mướn của người ta xa cách nhau đến chừng nào! Tuy vậy, bình tĩnh mà nói, bỏ giọng quá khích, tôi tưởng người cầm vận mệnh dân chúng một địa phương mà thiếu tư cách, chỉ biết làm thuê, không nhận chân coi việc nước như việc nhà, coi dân chúng như con em. Hỏi việc làm có chu đáo và dân có được nhờ không? Cả quyết không. Nhất định người làm quan phải làm thế nào cho dân coi như phụ mẫu mới đáng là làm quan. Vì buổi mạt tục này, người làm quan phần nhiều quên cả thiên chức, tham ô tàn ác, cho nên người ta mới dùng hai chữ “công bộc” để cảnh tỉnh họ và cố đưa họ đến chỗ hiểu chức vụ. Vậy chính người làm quan nên vui lòng tự nhận là công bộc mà cố gắng sao cho dân chúng coi như cha mẹ nha lại sợ như thần minh thì mới thật là làm quan vì dân vì nước vậy.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 EmptySun Feb 02, 2014 1:08 pm

185. VIẾNG NGƯỜI ĐI LÀM QUAN
 
Tôn Thúc Ngao được làm lệnh roãn nước Sở.
 
Cả nước quan, dân đều mừng.
 
Sau cùng có một ông lão già mặc áo vải, đội mũ trắng đến viếng.
 
Tôn Thúc Ngao thấy thế ăn mặc chỉnh tề ra tiếp kiến, thưa với ông lão rằng:
Vua chúng tôi khôn biết tôi là người bất tài, quá tin mà cho làm quan để tôi làm lụy cho lại, cho dân. Ai ai cũng đến mừng, một mình lão đến viếng chắc là có ý kiến gì đây chăng.
 
Ông lão nói: - Có. Thân đã sang mà khinh người dân thì không chuộng; chức đã cao mà chuyên quyền thì vua sinh ghét; lộc đã hậu mà không tri túc thì gặp phải tai vạ.
 
Tôn Thúc Ngao vừa vái, vừa nói: Xin kính vâng lời. Và nài ông lão dạy thêm cho mấy câu nữa.
 
Ông lão bảo:
Chức đã cao ý càng phải nghiêm cung; quan đã to làm càng phải tế nhị; lộc đã hậu việc càng phải cẩn thận, chớ có lấy càn, làm bậy. Ông giữ được ba điều ấy là đủ trị dân.
 
Thuyết Uyển
 
GIẢI NGHĨA
Tôn Thúc Ngao: quan tướng giỏi nước Sở thời Xuân Thu, ông là nhà cai trị, rất có giá, nước Sở nhờ ông mà được bình trị.
 
Lệnh roãn: chức quan cầm quyền chính trong nước
 
LỜI BÀN
Đầy mà không để ràn rụa, bố thí luôn mãi là cách giữ được giàu bền. Cao mà không dám ngông cuồng, tự nhiên như không giữ được sang mãi.
 

Ở đời nhiều người bần tiện biết tri đức mà được giàu sang; ít người giàu sang biết tri đức để được lâu dài hưởng thụ. Sao vậy? Vì xử cảnh giàu sang dễ sinh ra kiêu sa, phóng đãng mà đã kiêu sa phóng đãng là cái hoạn nạn tai vạ nằm sẵn ở đấy rồi. Cho nên lời ông lão dặn Tôn Thúc Ngao đây thực là có giá lắm. Chả những người làm quan nên tuân theo, ai nay mà được xử vào cảnh thịnh vượng cũng nên nhớ câu khuyên răn này mà phục thiện như Tôn Thúc Ngao đây, thì mới mong trường cửu được.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 EmptyMon Feb 03, 2014 4:55 pm

186. ĐỨC UỐNG RƯỢU
Có một tiên sinh đại nhân lấy trời đất làm một buổi, lấy muôn năm làm một chốc, lấy mặt trời mặt trăng làm cửa làm ngõ, lấy cả thiên hạ làm sân làm đường, đi không thấy vết xe. Ở không có nhà cửa, trời tức là màn, đất tức là chiếu, ý muốn thế nào thì thế. Lúc ở thì nâng chén cầm bầu, lúc đi thì vác chai xách nậm, lúc nào cũng chỉ có việc rượu chè, không còn biết đến việc gì nữa.
 
Có một vị công tử và một vị quan sang nghe tiếng tiên sinh như thế, bèn đến tận nơi xắn tay vén áo, người thì trừng phạt nghiến răng, người thì trần lễ thuyết pháp, những giọng thị phi đâu bấy giờ ầm ĩ xôn xao như đàn ong vậy.
 
Lúc đó tiên sinh mới ôm vò rượu, ghé vào thùng rượu, tợp cả chén rượu, phùng mồm những rượu, vểnh bộ râu lên, ngồi dạng hai chân, gối đầu vào men, lăn lưng vào bã, không nghĩ, không lo, hớn hở vui thú, ngất ngưởng say sưa, thoáng rồi lại tỉnh. Lắng tai cũng không nghe thấy tiếng sấm sét; nhìn kỹ cũng không trông thấy hình Thái Sơn; nực rét thiết đến thân cũng không biết; lợi dục cảm đến tình, cũng không hay; cuối xuống trông vạn vật rối rít trước mắt khác nào như bèo nổi bồng bềnh trên sông Giang, sông Hán.
 
Hai vị kia đứng cạnh, tiên sinh bấy giờ xem cũng như con tò vò, con sâu róm mà thôi.
 
Lưu Linh
 
GIẢI NGHĨA
 
Tiên sinh đại nhân: nghĩa thẳng là ông thầy bực kẻ cả. Đây Lưu Linh dùng bốn chữ ấy để chỉ chính mình.
 
Thái Sơn: núi to vào cao nhất ở tỉnh Sơn Đông bên Tàu
 
Thiết: thấu đến
 
Lợi dục: tiền của và lòng ham muốn
 
Vạn vật: muôn vật ở trong trời đất
 
Sông Giang: con sông rất to ở bên Tàu, hạ lưu tức  là con sông Dương Tử Giang.
 
Sông hán: tức là sông Hán Thủy, phát nguyên ở Thiểm Tây và chảy vào sông Giang
 
Lưu Linh: tên tự là Bá Luân, là người phóng đạt làm quan đời nhà Tần đến chức Kiến uy tường quân.
 
LỜI BÀN
 
Nói đến say rượu thì ai cũng phải nhắc Lưu Linh mà Lưu Linh sở dĩ còn lưu danh lại cho ta biết là nhờ bài “Tửu đức tụng” ta dịch trên này.
 

Uống rượu say được như tiên sinh thực là hiếm có. Say mà đến lấy trời làm màn, đất làm chiếu, trút sạch được hết lợi, dục, quên bỏ được hết việc đời, kẻ sang giàu người quyền thế trông chỉ còn như con sâu róm, con tò vò, thì quả là một cái say thú vị, làng say vị tất đã mấy ai hưởng được. Nên tưởng những kẻ chưa tới được cảnh say, chưa biết cái thú say như thế là gì, cũng chẳng nên nghị luận cái say, cười người say chưa thấy đâu, lại phải người say cười lại. Còn những hạng người say mà nói nhảm làm càn, phạm vào những điều thương luân, bại lý mà vin Lưu Linh thì lại là tội nhân của Lưu Linh chớ không phải đồ đệ của Lưu Linh. Nói rộng ra: Giới tửu mà không uống rượu theo đúng như Phật dạy cố nhiên là đáng trọng, nhưng uống rượu mà vui tươi tao nhã như thần tiên, thì cũng không thể coi khinh được.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 EmptyTue Feb 04, 2014 4:59 pm

187. LÀNG SAY
 
Ngày trước, ta thường đến một làng kia, vừa bước chân vào thì chuếnh choáng, nghiêng ngả, mờ mịt, lu bù, trông trời như thấp, trông đất như cao, mặt trời mặt trăng như không có ánh sáng. Mắt ta mờ, tai ta ù, tâm thần ta mê hoặc, thân thể ta mệt nhọc. Ta mới hỏi người rằng: Đây là làng gì? Người nói: Đây là nơi vui say, sẵn của ngon bùi, tha hồ ăn uống, phóng phiếm. Tục truyền là “Làng say”.
 
Than ôi! Đây gọi là làng say? Cổ nhân nói dối ta thật. Ta thường than cho lũ Lưu Linh, Nguyễn Tịch, đương lúc trong nước lục trầm, bốn phương rối loạn mà những tay giỏi giang sinh ra chán đời, dông dài liều lĩnh, thất thểu rủ nhau vào làng say. Cứ như ý riêng ta thì trong làng say không có gì là vui cả…
 
Hoặc có kẻ nói: Đến đây cho nguôi những sự lo nghĩ. Ôi! Cái lo nghĩ mà còn có cách nguôi được thì không phải là lo nghĩ. Nếu quả nhiên có điều gì đáng lo, thì bất tất phải tìm cách giải. Huống chi làng say này không thể giải được lo. Vậy thì người vào làng say đều là người vô lo vô lự cả.
 
Than ôi! Tự đời Lưu Linh, Nguyễn Tịch đến bây giờ, khắp cả thiên hạ đâu cũng có làng say. Làng say càng đông thì thiên hạ càng vắng. Mờ mịt, say sưa, ẻo lả, yếu đuối, ai đã vào làng say, không biết lối mà ra, gián hoặc có người vào làng say mà không mê, thì lại phải những kẻ đã mê hoặc bại loạn, chê bai, nói cười mai mỉa, thế mới thật là lũ say ở làng say.
 
Đái Danh Tế
 
GIẢI NGHĨA
 
Lưu Linh, Nguyễn Tịch: hai người đời nhà Tấn, tính phóng đại hay rượu mà không thiết gì đến việc đời.
 
Đái Danh Thế: người đời Khang Hi nhà Thanh đỗ Tiến sĩ, tài danh nổi tiếng, chuyên riêng về sử học, về sau bị nhà Thanh làm tội, vì ông làm sử có ý tôn nhà Minh.
 
LỜI BÀN

Làng say tức là chỉ tụi người say rượu. Mà phàm ai đã bước chân vào làng say cũng cho là gặp nơi vui thú cả. Thường lại viện những lẽ này lẽ khác, tưởng như chính đáng nhất là cái lẽ đỡ lo đỡ nghĩ. Ôi! Những đã gọi là việc đáng lo, đáng nghĩ, thì tưởng càng phải nên tỉnh để mà lo nghĩ chi phân minh sáng suốt, chớ say thì lo nghĩ sao được. Cái say chính là cái làm cho bại hoại hết công việc. Việc to tày trời đến lúc say cũng còn bỏ, huống còn mong sao cho làm nên việc thường hàng ngày nữa.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 EmptyWed Feb 05, 2014 3:35 pm

188. TREO KIẾM BÊN MỘ
Duyên Lăng Quý Tử sang sứ nước Tấn có đeo thanh bảo kiếm qua chơi với vua nước Từ.
 
Vua nước Từ ngắm thanh kiếm ra dáng thích muốn xin mà không nói ra. Duyên Lăng Quý Tử, vì còn phải đi sứ thượng quốc, tuy chưa dâng vua Từ được thanh kiếm ấy, nhưng trong tâm đã định cho.
 
Khi sang sứ Tấn xong, về qua Từ, thì vua Từ không may đã mất, đành tháo thanh kiếm đưa cho Tự quân. Các người theo hầu ngăn lại, nói: Thanh kiếm ấy là của báu của nước Ngô, không phải là thứ để tặng được.
 
Duyên Lăng Quý Tử nói: Không phải là ta tặng. Độ trước ta lại đây, vua Từ xem kiếm của ta, tuy chẳng nói ra, mà như dáng muốn lấy. Ta vì còn phải đi sứ thượng quốc, chưa dâng được. Tuy vậy đã định cho. Nay vua Từ chết mà ta chẳng hiến thanh kiếm, thì ta tự dối tâm ta. Tiếc kiếm mà dối tâm, người liêm không chịu làm.
 
Nói xong bèn tháo kiếm đưa cho Tự quân.
Tự quân nói:
Tiên quân tôi không có dặn lại việc ấy, tôi không dám nhận kiếm.
 
Quý Tử bèn treo thanh kiếm vào cái cây ở mộ vua Từ, rồi đi. Người nước Từ ai cũng khen Duyên Lăng Quý Tử không quên người thân cố, đem thanh gươm báu treo vào cây bên mộ.
 
Tân Tự
 
GIẢI NGHĨA:
 
Tấn: nước lớn thời Xuân Thu ở vào địa phận tỉnh Sơn Tây ngày nay.
 
Từ: tức quận Đông Hải ngày nay.
 
Thượng quốc: tiếng gọi tên một nước to mạnh hơn mà mình phụ thuộc vào.
 
Tự quân: vua mới lên ngôi.
 
Tiên quân: tiếng để gọi vua cha đã mất.
 
Thân cố: thân bằng cố cựu.
 
LỜI BÀN:

Lúc vua Từ có ý lấy thanh kiếm, thì Quý Tử không tự ý đưa được, vì công việc phải làm còn chưa xong. Đến lúc Quý Tử có thể tặng thanh kiếm được, thì vua Từ không sao nhận được nữa, vì đã thác mất rồi. Giá phải người tầm thường, xử vào cái địa vị Quý Tử thì tuy trong bụng có điều hối hận, nhưng cũng tiếc thanh kiếm mà đem về nước. Nhưng Quý Tử vốn là người trong tâm đã nghĩ làm sao thì phải làm cho kì được như thế mới nghe, cứ đem thanh kiếm treo tại mộ vua Từ. Người ta tuy khuất, nhưng tâm mình vẫn còn, mà mình không muốn dối tâm mình thực là liêm lắm vậy. Chẳng bù với những kẻ đã tự dối mình lại đi dối cả thiên hạ, nhất là đối với người đã khuất tuy có hẳn lời hứa đinh ninh mà rồi nuốt ngay lời đi được.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 EmptyThu Feb 06, 2014 10:15 am

189. CHẾT VÌ LỄ NGHĨA HAY VÌ TÌNH
 
Ngũ Tử Tư gặp phải nạn vua Sở giết cha, giết anh chạy trốn sang nước Ngô, định tìm cách báo thù. Giữa đường bị ốm và hết lương, phải ăn mày mà ăn. Tình cờ gặp một cô con gái đang đập sợi ở bờ sông Lại Thủy, bên cạnh có giỏ cơm.
 
Tử Tư đến gần nói:
Thưa cô, cô sẵn cơm đây, cô có làm phúc cho tôi được một bữa không?
 
Cô con gái đáp:
Tôi ở một mình với mẹ năm nay ba muơi tuổi, chưa có chồng. Ông đứng lui ra, cơm tôi, tôi ăn không thể cho được.
 
Tử Tư nói:
Thưa cô, cô nhủ lòng thương cho kẻ cùng đồ này ít cơm, thì có ngại gì tai tiếng.
 
Cô con gái biết Tử Tư không phải người thường, bèn mở giỏ cơm cho với cả tương, dưa nữa. Tử Tư ăn no, cô con gái bảo:
Quân tử đi xa, sao không ăn thêm cho rõ no nữa?
 
Tử Tư ăn xong lúc đứng lên đi, bảo cô con gái rằng:
Cô che đậy giỏ cơm, bầu nước này đi, chớ đẻ cho lộ chuyện.
 
Cô con gái thở dài, nói rằng:
Than ôi! Thiếp một mình ở với mẹ năm nay ba mươi tuổi, một lòng trinh bạch, không tai tiếng gì. Nay đưa cơm cho trượng phu ăn, qua vượt cả lễ nghĩa, thiếp lấy làm khổ tâm lắm.
 
Tử Tư đi được mấy bước, ngoảnh lại trông thì cô con gái đã đâm đầu xuống sông rồi.
 
GIẢI NGHĨA:
Ngũ Tử Tư: tên là Viên, người nước Sở thời Xuân Thu vì cha, anh báo thù mà giết được vua Sở.
 
Lại Thủy: tên sông ở vào huyện Lật Dương, tỉnh Giang Tô ngày nay.
 
LỜI BÀN:

Một người cùng đồ đang đói mà gặp một người có cơm cho ăn mà người ấy lại là một cô con gái nhan sắc, một cô con gái đã đứng tuổi, chưa chồng, mà cứu được một người dạng bộ trông rõ ra một đấng trượng phu không phải kẻ tầm thường, cái cảnh ngộ của đôi bên tuy là tình cờ gặp gỡ, nhưng biết đâu mà trai anh hùng gái thuyền quyên lại không bỗng dưng sinh ra lòng quyến luyến, yêu thương nhau. Mối tình nó thường khiến ra như thế. Nhưng chàng ăn xong chàng đi , thiếp ở lại còn một mình, chàng lại dặn thiếp đừng để lộ chuyện, chắc chàng đang tính đại sự, thiếp đâu lại dám để hại chàng. Vả chăng thiếp là con gái mà đã trò chuyện với trai, lại cho trai ăn cơm của mình, vượt qua cả lễ nghĩa quá nghiêm đời bấy giờ, đường kia nỗi nọ thật là khó tính. Chi cho bằng thiếp liều mình thiếp, vừa trọn tình với chàng, bền chí cho chàng lại vừa giữ được nghĩa với đời chẳng là đôi đường vẹn đôi ư! Ôi! Tình như thế cũng là tình, một cái tình để thơm muôn thưở ai mà chẳng phải kính phục.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 EmptyFri Feb 07, 2014 2:39 pm

190. VÌ NGHĨA NÊN TÌNH
Một người thiếu nữ họ Trương ở nhà chồng tại Tô Thành về thăm cha mẹ đẻ. Có tên thị tỳ, mang hộp đồ nữ trang theo hầu, chẳng may giữa đường đánh rơi, lâu lâu mới biết, trở lại tìm, thì thấy có người ăn mày đang ngồi giữ hộp ấy. Tên thị tỳ hoảng hốt nói, thì người ăn mày liền trao trả và nói rằng: Ta đã cùng khổ đến thế này mà lại còn cuỗm thêm những của vô cớ, thì mong khá sao được.
 
Tên thị tỳ mừng lắm, lấy một chiếc thoa ra tạ. Người ăn mày cười nói: Bao nhiêu của chẳng lấy, lại lấy một chiếc thoa ư!
 
Tên thị tỳ nói:
Tôi mà đánh mất cái hộp đồ nữ trang này thì đến chết mất. May mà người được, người trả lại cho, thế là người cho tôi của, lại cứu tôi sống vậy. Dù người không màng báo, tôi cũng không dám quên ơn. Nhà tôi ở ngõ... từ nay về sau, sớm trưa tôi xin đợi người đến cửa, xẻ phần cơm của tôi để người ăn.
 
Nhưng cô ở trong nhà, tôi làm thế nào mà thấy được?
 
Trước cửa nhà tôi, có cây trúc cao, người cứ rung cây, là tôi khác biết
Người ăn mày sau cứ làm như lời.
Tên thị tỳ cũng cứ cho ăn mãi.
 
Lâu người nhà biết, mách chủ. Chủ ngờ có ngoại tình đem ra tra hỏi, tên thị tỳ phải thú thật.
 
Người chủ nhà thấy vậy, bèn gọi người ăn mày đến nhà nuôi, rồi gả tên thị tỳ cho.
 
Sau hai người thành một đôi vợ chồng khá.
 


Tình Sử
 
LỜI BÀN:
Của không đáng lấy thì một mảy cũng không lấy, anh ăn mày này liêm thật, cái số không giàu thì con mắt tráo trừng cũng vô ích, anh ăn mày này liêm thật. Hoài! Hạng ăn mày mà có duyên may, mà gặp dịp tốt, còn giữ được liêm sỉ mà tạo phước cho mình cho người thì thật là con người có ích cho xã hội lắm.
 
Giả sử anh ăn mày này mà lại có cái bụng "ăn mày" như những hạng người đời nay quá xu hướng về vật chất, thì biết đâu vợ chồng nhà kia không vì hộp nữ trang mà đến bỏ nhau, tớ thầy nhà kia, không vì hộp nữ trang mà đế có mạng, cả chính anh ăn mày kia không vì được hộp nữ trang mà đeo thêm muôn nghìn tội ác vào thân.
 

Cùng khổ mà thích làm lành, tôi tớ mà biết trả nghĩa, sau thành vợ chồng, tuy là tình duyên, nhưng cũng là tự mình tạo nên vận mệnh cho mình vậy, đáng khen đáng quý lắm thay!

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 EmptySat Feb 08, 2014 11:59 am

191. NGHĨA CÔNG NẶNG HƠN TÌNH RIÊNG
 
Quân nước Tề sang đánh nước Lỗ.
 
Khi đến chỗ giáp giới, trông thấy một người đàn bà một tay bồng một đứa bé, một tay dắt đứa nữa. Người đàn bà thấy quân kéo tới, vội vàng bỏ đứa đang bồng trên tay xuống mà bồng đứa bé đang dắt, rồi chạy trốn vào trong núi. Đứa bé kia chạy theo khóc, người đàn bà cứ chạy không ngoảnh lại.
 
Một viên tướng nước Tề cho bắt đến, hỏi:
Đứa bé nàng bế chạy là con ai? Còn đứa trẻ nàng bỏ liều là con ai?
 
Người đàn bà thưa:
Đứa tôi bế là con anh cả tôi, đứa tôi bỏ lại là con tôi. Tôi thấy quân lính kéo đến, sức tôi không thể bảo toàn được cả hai đứa, cho nên tôi đành phải bỏ còn tôi lại.
 
Viên tướng nước Tề nói:
Con với mẹ kể tình thân yêu thì đau xót lắm. Nay bỏ con mình lại mà chạy lấy con anh là cớ làm sao?
 
Người đàn bà nói:
Con tôi là “ tình riêng” con anh tôi là “nghĩa công”. Con đẻ tuy đau xót thật, nhưng đối với việc nghĩa thì tính làm sao. Cho nên tôi đành bỏ liều con tôi mà làm việc “nghĩa”. Tôi không thể nào chịu tiếng “vô nghĩa” mà vác mặt sống ở nước tôi được.
 
Viên tướng nước Tề dừng quân lại, sai người tâu với vua Tề rằng: Nước Lỗ chưa thể đánh được. Quân ta mới đến chỗ cương giới, đã thấy con mụ đàn bà xó rừng còn biết làm điều “nghĩa” chẳng chịu đem “tình riêng” mà hại “nghĩa công” huống chi là những bậc quan lại, sĩ phu ở trong nước. Xin kéo quân về.
 
Vua Tề cho là phải.
Sau vua Lỗ biết chuyện này, thưởng người đàn bà một trăm tấm lụa và phong cho hai chữ “ Nghĩa có”.
 
Lưu Hương Liệt Nữ Truyện
 
GIẢI NGHĨA:
-Tề: một nước thời Xuân Thu ở vào toàn hạt tỉnh Sơn Đông ngày nay. -Lỗ: tên một nước thời Xuân Thu ở vào tự phủ Duyên Châu cho đến Bi Tứ tỉnh Sơn Đông.
 
LỜI BÀN:
Tình với nghĩa cũng là quý, không quyết hẳn được bên nào nặng hơn bên nào. Cho nên ta phải cân nhắc cho cẩn thận, tình nặng hơn nghĩa, thì ta giữ tình, nghĩa nặng hơn tình, thì ta trọng nghĩa.
 

Như người đàn bà nói trong chuyện đây so cái “tình riêng” đối với “ nghĩa công” thì không còn phải do dự gì nữa. Thế nào là tình riêng? là cái lòng yêu riêng của một mình mình. Thế nào là nghĩa công? Là cái việc phải đối với nhà, với nước, với thiên hạ. Tình riêng cứ kể cũng là nặng, nhưng so với nghĩa công thì nghĩa công còn nặng gấp mấy mươi. Nghĩa công đã nặng , thì đến cái thân là yêu nhất của mình ở đời mình, còn có thể hi sinh để mà giữ nghĩa huống chi là những thứ ngoài thân. Người đàn bà đây hiểu thấu lẽ ấy nên mới đành đem nghĩa để đoạn tình, chẳng vì tình mà hại nghĩa để giữ lấy nòi giống ông cha nhà chồng. Ngờ đâu cái ảnh hưởng của việc nghĩa ấy còn làm quân ngoại xâm ( Tề) phải kéo nhau về, vì chúng nghĩ: “nước người có thể cườp bóc được, về mới cao, sống chung sao được”. Thế mới hay, làm dân một nước mà không biết trọng “ nghĩa” là người dân tai hại cho tổ quốc vậy.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 EmptySat Feb 08, 2014 12:15 pm

192. MẸ KHÔN CON GIỎI
 
Vương Lăng, người đất Bái là người hào trưởng trong huyện.
 
Cao Tổ nhà Hán, lúc còn hàn vi, quý Vương Lăng như anh. Khi Cao Tổ khởi binh, đánh dẹp, Vương Lăng có vài nghìn quân, đem đi phụ theo Cao Tổ. Hạng Vũ thấy thế, bắt mẹ Vương Lăng giam ở trong quận. Sứ giả của Vương Lăng đến, Hạng Vũ bách mẹ Lăng phải dụ Lăng về với mình.
 
Bà mẹ Lăng, tiễn sứ giả ra một mình, khóc mà bảo rằng: Người nên vì thiếp già này nhắn bảo hộ Lăng một câu: Cứ hết lòng mà theo thờ Hán Vương chớ vì có thiếp già đây mà sinh ra nhị tâm nhé
 
Nói đoạn, bà cầm gươm tự đâm chết, cốt ý để khuyến khích Vương Lăng giữ cho bền lòng.
 
Hán Sử
 
GIẢI NGHĨA:
-Cao Tổ: tức là Bái Công vua đầu nhà Tây Hán, phá nhà Tần, diệt nhà Sở mà có thiên hạ.
 
-Hạng Vũ: tức là Hạng Tịch khỏe mạnh và tài khá hơn người, tranh thiên hạ với Bái Công sau thua chết ở Cai Hạ.
 
LỜI BÀN:
Đang lúc thiên hạ loạn lạc, quần hùng nổi lên, dù người có mắt tinh đời cũng chưa dễ đoán được sau này ai là vua, ai là giặc.
 

Như Bái Công và Hạng Vũ đây, đôi bên bây giờ đang tranh đấu. Bái Công thua luôn, Hạng Vũ được luôn, lại càng khó biết sự thống nhất về tay ai hơn nữa. Thế mà khen thay, bà mẹ Vương Lăng biết con quy phục Bái Công là phải. Một khi bà đã hiểu rõ ai là người có chính nghĩa, trước bà liều thân để khuyên con, sau là thí thân để vững lòng con, thực là một bậc đàn bà, khôn ngoan sáng suốt hiếm có vậy. Cho nên người đời trước có câu khen rằng: “Mẫu hề hà trí, tử hề hà trung, nhất môn mẫu tử, vạn cổ anh phong” nghĩa là “ mẹ sao mà khôn như thế, con sao mà trung như thế, một nhà mẹ con tiếng thơm muôn đời”, thật là phải lắm.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 EmptySun Feb 09, 2014 1:41 pm

193. TU TẠI GIA
 
Dương Phủ, lúc nhỏ nhà nghèo nhưng hết sức cày cấy đẻ phụng dưỡng song thân.
 
Một hôm, ông nghe bên đất Thục có ông Vô Tế đại sĩ, ông bèn nói với song thân xin từ biệt ít lâu để đến hầu bực Vô Tế.
 
Đi được nửa đường, ông gặp một vị lão tăng bảo ông rằng: Được gặp bực Vô Tế chẳng bằng được gặp Phật.
 
Ông hỏi:
Phật ở đâu?
Lão tăng nói:
Nhà ngươi cứ quay trở về, gặp người nào mặc cái áo sắc như thế này, đi đôi dép kiểu như thế này, thì chính là Phật đấy.
 
Dương Phủ nghe lời quay về, đi đường chẳng gặp ai như thế cả. Khi ông tới nhà, đêm khuya, trời tối, ông gọi cửa, mẹ ông nghe tiếng mừng quá, tức thì vội khoác chăn đi dép ngược ra mở cửa cho ông. Bây giờ ông trông ra, thì hình dáng Phật, mà lão tăng đã nói chuyện cho nghe.
 
Từ đấy, ông biết cha mẹ trong nhà tức là Phật, chẳng phải cầu kỳ đi mộ Phật đâu xa nữa.
 
Lý Nguyên Dương.
 
GIẢI NGHĨA:
-Dương Phủ: người đời nhà Minh đỗ Tiến sĩ làm ngự sử có tiếng là một ông quan thanh liêm.
-Thục: tên đất ở tỉnh Tứ Xuyên bây giờ -Vô Tế đại sĩ: một nhà tu hành đắc đạo vô cùng.
 
LỜI BÀN:
Bài này cốt dạy ta về chữ “Hiếu” vì cha mẹ như Phật, con phải phụng thờ cha mẹ như phụng thờ Phật vậy. Phật là một vì tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, thiên hạ thành kính thờ phụng rất phải. Nhưng cha mẹ là người sinh thành ra thân mình, thì há mình lại không nên thờ phụng thành kính hay sao! Phật xa, cha mẹ gần, con cái hãy nên một niềm thành kính mà thờ phụng lấy mẹ cha trước.
 
Thứ nhất thì tu tại gia
Thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa.
Tu đâu bằng tu tại gia,
Thờ cha, kính mẹ mới là chân tu.
 

Nghĩa những câu cổ ấy thực là đúng với nghĩa trong bài này. Vả lại, hiếu là đầu cả trăm nét tốt, chỉ có người có hiếu mới trung với Tổ quốc và nhân từ với nhân loại vậy.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 EmptySun Feb 09, 2014 1:52 pm

194. NGƯỜI VỢ HIỀN MINH
 
Vợ Nhạc Dương Tử là một bậc hiền minh.
 
Dương Tử một hôm đi đường bắt được lọ vàng người ta đánh rơi, mừng rỡ đem về nhà đưa cho vợ.
 
Vợ nói: Thiếp trộm nghe người chí sĩ không ai uống nước suối “Đạo toàn”, người liêm khiết không nhận của ăn “Ta lai”. Chàng nay nhặt được của rơi đường đem về cầu lợi để ô uế phẩm hạnh, thử nghĩ có nên không?
 
Dương Tử nghe nói thẹn quá, liền đem lọ vàng bắt được bỏ ngoài đồng. Rồi đi xa, tìm thầy để học.
 
Đi học mới được một năm, Dương Tử về chơi nhà. Vợ quỳ xuống trước mặt, hỏi rằng:
- Chàng có việc gì mà về nhà?
Dương Tử nói:
Ta đi lâu nhớ nhà thì về, chẳng có việc gì cả.
 
Vợ cầm con dao đến chỗ khung cửi nói rằng:
Lụa đang dệt đây là phải làm từ lúc nuôi tằm ươm tơ cho đến lúc mắc lên được khung cửi. Nếu đánh đứt một sợi mà đứt mãi, thì đứt đến hàng tấc, đứt hàng tấc mà đứt mãi thì đứt đến hàng thước, hàng trượng, hàng cả tấm. Nếu bây giờ mà thiếp chặt đoạn đang dệt đây, thì bao nhiêu công phu ngày giờ từ trước đến nay đều mất hết cả. Chàng đi học là để trở về nên một bậc tài giỏi, nếu đang học mà bỏ về thì khác gì tấm lụa đang dệt đây mà chặt đi vậy.
 
Dương Tử thấy nói, cảm động lắm, đi học luôn bẩy năm đến tốt nghiệp mới về.
Vợ ở nhà chăm chỉ làm ăn trong bấy nhiêu năm, vừa nuôi nấng cha chồng, vừa nuôi cho chồng ăn học.
 
Nhạc Dương Tử nhờ có người vợ hiền như thế mà sau được quí hiển.
 
Hậu Hán Thư Nhạc Dương Tử Truyện
 
GIẢI NGHĨA
Hiền minh: có tài, có nết, sáng suốt công việc
 
Chí sĩ: người có khí tiết
 
Đạo Toàn: tên một cái suối ở huyện Tứ Thủy tỉnh Sơn Đông, Đạo Toàn nghĩa đen là cái suối ăn trộm, tên nghe đáng ghét nên cho nên khát cũng không muốn uống nước ấy
 
Ta lai: thương rằng cùng khổ đói khát mà gọi cho ăn và có ý khinh bỉ
 
LỜI BÀN
Cứ theo lẽ thường, cái gì nên làm thế nào thì người tài trai phải biết tự chủ trương lấy, không cần người đàn bà dạy bảo rồi mới chịu làm. Tuy vậy lắm khi cũng phải có sự kích thích ở ngoài vào thì mới dễ khiến người ta phấn chấn lên mà cố sức làm cho nên việc, và nhất là sự khuyến khích của vợ.
 

Như vợ Dương Tử đây thật là khéo biết dạy chồng, làm cho chồng thành ra người được có khí lại có chí và sau quí hiển được. Đúng với những câu ngạn ngữ “giai khôn vì vợ, gái ngoan vì chồng”, “giàu vì bạn sang vì vợ” lắm.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 EmptySun Feb 09, 2014 2:08 pm

195. TRỌNG NGHĨA KHINH TÀI
 
Ông Phạm Trọng Yêm, người nhà Tống, làm quan đến Tể Tường mà vẫn nghèo suốt đời, tính ông trọng nghĩa, khinh tài, thích làm việc bố thí nhất là đối với người trong họ lại càng hậu lắm. Ông để dành lương bổng, mua được một thửa đất làm nghĩa trang để lấy hoa lợi cứu người nghèo khó trong họ. Phàm việc tang tóc cưới xin của chúng, ông đều lo liệu đỡ cho hết.
 
Con ông là Thuần Nhân, đức tính cũng như ông. Lúc ông làm quan ở Khai Phong, để dành được năm trăm thùng thóc, sai Thuần Nhân đem về quê. Thuần Nhân đi đến Đan Dương gặp người bạn cũ của cha là Thạch Man Khanh, nhà đã cùng quẫn, chẳng may gặp ba cái tang một lúc, Thuần Nhân giúp cho cả năm trăm thùng thóc. Hai con gái Man Khanh lớn tuổi mà chưa gả bán xây dựng, không chỗ nương tựa. Nhân Thuần cho nốt cả cái thuyền.
 
Đến lúc về nhà cha hỏi:
-         Con đi có gặp ai không?
-         Thuần Nhân thưa:
Con đi đến Đan Dương có gặp Thạch Man Khanh nhà nghèo khổ, lại gặp lúc liền ba cái tang, hai con gái lớn không có gì để gây dựng, con có tự tiện cho cả năm trăm thùng thóc mà còn chưa đủ.
 
Ông bảo:
Thế sao con không cho nốt cả cái thuyền?
Thuần Nhân thưa:
Con cũng đã cho cả cái thuyền rồi.
 
Ông khen phải rồi nói:
Cứ như thế mới đáng là con ta.
 
 
Phạm Trọng Yêm Truyện
 
GIẢI NGHĨA
Phạm Trọng Yêm: bực danh thần nhà Tống, có chí to gánh vác việc đời, lo thì lo trước khi thiên hạ lo, vui thì sau khi thiên hạ vui
 
Trọng nghĩa: lấy điều phải làm trọng mà hết sức làm
 
Khinh tài: cho của cải là thường, không để cho của lấn được nghĩa
 
LỜI BÀN
Làm quan đến bậc tể tướng mà nhà vẫn nghèo, thế là thanh liêm đáng trọng. Để dành được đồng nào lại đem bố thí cho kẻ nghèo khổ, thế là nhân đức, đáng trọng hơn nữa. Có năm trăm hộc thóc cho cả thế là thương người, đáng phục. Có chiếc thuyền mình đi cũng cho nốt, thế là quên mình đáng trọng hơn nữa. Rõ ràng cha nào con nấy; hai cha con ông Phạm Trọng Yêm thật là có lòng nhân ái, hiểu thấu cái nghĩa cứu kẻ khốn cùng, giúp người tai nạn là việc vui lòng nhất ở đời. Cho nên ta có câu:
 
Sướng gì hơn sướng làm lành,

Cho bao nhiêu của để dành bấy nhiêu.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 EmptyTue Feb 11, 2014 11:27 am

196. MUA XƯƠNG NGỰA
 
Người nước Tề đánh nước Yên giết được vua Yên.
 
Người Yên lập thái tử tên là Bình lên làm vua tức là vua Chiêu Vương.
 
Chiêu Vương lên ngôi, thương dân lo việc nước, cầu người hiền tài. Một hôm, bảo Quách Ngỗi rằng:
Nước Tề nhân dịp nước ta loạn, sang đánh lấy nước ta. Ta biết rõ ràng nước ta nhỏ, dân ta yếu, thực khó lòng mà báo thù. Song nếu được những người giỏi cùng lo toan việc nước may mà rửa sạch sự nhục của tiên vương được chăng. Chí nguyện quả nhân như vậy tiên sinh xem ai là người giỏi để cùng ta lo toan việc nước thì hay.
 
Ngỗi nói: Xưa có ông vua đưa nghìn vàng cho người nội thị đi mua con ngựa chạy ngày nghìn dặm. Khi đến ngựa đã chết, anh ta mua bộ xương ngựa năm trăm nén vàng đem về. Vua thấy thế giận lắm. Anh ta thưa: “Ngựa chết còn quý là mà mua như vậy huống chi là ngựa sống. Tôi chắc thế nào nay mai người ta cũng đem ngựa hay đến bán cho nhà vua”. Quả nhiên không đầy một năm mà người ta đem ngựa hay đến bán đã ba bận. Nay nhà vua muốn được người giỏi thì trước hãy dùng tôi. Người giỏi hơn tôi thấy thế há có ngại xa mà không lại ư?
 
Chu Sử
GIẢI NGHĨA Tề: tên một nước mạnh về thời Chiến Quốc ở vào tỉnh Sơn Đông ngày nay
 
Yên: tên một nước thời Chiến Quốc ở vào Phụng Thiên, Trực Lệ và phía bắc Triều Tiên ngày nay
 
LỜI BÀN
Có bỏ năm trăm nén vàng ra mua bộ xương ngựa, sau mới có ngựa hay mà dùng; có dùng Quách Ngỗi là người tài vừa và ở gần trước, sau mới có người thật hiền tài ở xa cầu đến. Cái lối ấy là lối quyền mưu trí thuật của bá giả đời bấy giờ, để quyến dẫn lấy nhân tài trong thiên hạ.
 
Đọc bài này ta đáng khen Quách Ngỗi, đã tìm được câu thí dụ hay để tự tiến lấy mình mà nhất là khi được tin dùng lại hết lòng báo đáp, không phụ sự ủy thác của Chiêu Vương.
 

Ta lại đáng phục Chiêu Vương là biết nghe Quách Ngỗi mà nhất là biết cố ý lo toan báo thù cho tiên vương, và dụng tâm làm cho cố quốc được cường thịnh.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 EmptyTue Feb 11, 2014 11:33 am

197. LỜI NÓI KẺ BẮT RẮN
Ở Vĩnh Châu có giống rắn lạ, thân đen vằn trắng, chạm vào cây cỏ thì cây cỏ chết, cắn phải người thì không thuốc gì chữa nổi. Song mà bắt được giống rắn ấy dùng làm thuốc để chữa những bệnh như bệnh trúng phong, bệnh co quắp chân tay, lại sát được cả trùng.
 
Cho nên nhà vua có lệ bắt dân gian mỗi năm phải hiến hai con rắn ấy để dành. Ai bắt được rắn thì phải trừ thuế ruộng.
 
Người Châu Vĩnh tranh nhau mà làm nghề bắt rắn. Có họ nhà Tương cũng làm nghề ấy được ba đời. Hỏi ra thì họ nhà Tương nói:
 
Ông tôi chết về nghề bắt rắn, cha tôi cũng chết về nghề bắt rắn. Tôi nối nghề ông cha tôi mới có mười hai năm, cũng mấy lần suýt chết. Người ấy nói, vẻ mặt buồn rầu.
 
Ta thương và hỏi rằng:
Nhà người có thật cho nghề bắt rắn là khổ không? Ta sẽ nói với quan trên cho nhà ngươi bỏ nghề ấy mà cứ nộp thuế ruộng như thường. Nhà người tính thế nào?
 
Người họ Tương vừa khóc, vừa nói: - Ông thương tôi, muốn cho tôi sống, thì ông để cho tôi làm nghề bắt rắn còn hơn. Nếu tôi không làm nghề thì tôi khốn khổ lâu rồi. Nhà tôi ba đời ở làng này kể đã hơn sáu mươi năm, cách sinh nhai trong làng mỗi ngày một quẫn bách. Người làng phải rút hết cả lợi hoa màu, vét hết cả của cải trong nhà để mà nộp thuế hết, thậm chí bỏ làng, bỏ xóm, đói khát, trôi giạt, chết đường, chết chợ kể bao nhiêu người. Những người vào trạc tuổi ông tôi mười nhà không còn một. Những người vào trạc tuổi cha tôi, mười nhà còn độ hai ba. Những người vào trạc tuổi tôi, mười nhà còn độ bốn năm. Không chết chóc thì lưu lạc cả… Tôi nhờ nghề bắt rắn mà còn đến bây giờ. Những quan lại tàn ác về làm thuế làng tôi, xúc hết đầu làng cuối xóm, vơ vét đến cả con gà con chó, dân gian phải hãi hùng kính sợ. Những lúc ấy về phần tôi, tôi được yên lặng, trông trong giỏ con rắn vẫn còn là tôi được ăn no, ngủ yên. Tôi làm nghề bắt rắn một năm sợ chết chỉ có hai lần, ngoài ra là vui vẻ, không phải lo thuế má, không đến nỗi như người làng xóm tôi hết ngày này, sang tháng khác khốn khổ về quan lại tàn ác. Giá tôi có chết về nghề bắt rắn, ví với người làng xóm tôi cũng đã là chậm, đâu dám cho là rắn độc mà xin thôi.
 
Ta nghe câu chuyện, lại càng thương lắm. Xưa Đức Khổng lắm: “Chính sách hà khắc độc hơn hổ dữ” ta vẫn ngờ, bây giờ xem chuyện họ Tương mới cho là thật. Than ôi! Cái độc quan lại tàn ác làm thuế ở dân gian dữ hơn con rắn độc, cho nên nói ra đây để người xem xét phong tục thấu được tình cảnh đau khổ của dân!
 
Liễu Tôn Nguyên
 
GIẢI NGHĨA
Vĩnh Châu: tên phủ, thuộc về tỉnh Hồ Nam ngày nay
 
Trúng phong: phải gió độc, ngất đi
 
LỜI BÀN

Ta đọc bài này thật lấy làm ghê tởm cái chính sách hà khắc, người cầm quyền đã ác một phần, thì những kẻ dưới thừa hành ác tăng lên trăm phầm. Cái cảnh khổ của dân thường thường vẫn như thế. Liễu Tôn Nguyên có bụng thương dân mất hết cả quyền, đem chuyện thật viết ra bài này là có ý mong cho người trên hiểu thấu cái tình của dân gian, cái tệ của quan lại mà phần thì đánh thuế cho dân vừa phải, phần thì tìm cách trừng trị những phường tham nhũng, ngõ hầu dân mới đỡ được khổ chăng.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 EmptyTue Feb 11, 2014 11:36 am

198. HÒA VI QUÝ
 
 Đời cổ những người lo toan việc quốc gia, trước hết phải dạy dỗ dân, thân yên dân.
 
Phép trị dân có bốn điều “bất hòa” cần phải biết.
 
1) Trong nước mà bất hòa, thì chẳng nên đem quân đi đánh đâu;
 
2) Trong quân mà bất hòa, thì chẳng nên đem quân ra trận;
 
3) Quân ở trận mà bất hòa, thì chẳng nên tiến lên đánh;
 
4) Tiến lên đánh mà bất hòa, thì chẳng nên quyết đánh.
 
Bởi vậy ông vua hữu đạo khi định dùng dân, trước hết có hòa sau mới gây dựng việc lớn mà chẳng dám tin cái mưu riêng của ai. Không những thế mà thôi, lại còn phải xem cái thời có đáng cử sự sau mới cử sự.
 
Khi dân trong nước ai nấy đều biết ơn vua đã chịu suy nghĩ đắn đo cẩn thận, quí cái mạng của dân, tiếc cái chết của dân, thì bấy giờ dù có phải ra chỗ nguy nan, ai nấy mới cùng lấy việc tiến lên mà liều chết là vinh, lùi về mà sống thừa là nhục vậy.
 
Ngô Tử
 
GIẢI NGHĨA
Ngô Tử: tức là Ngô Khởi, người nước Vệ về thời Chiến Quốc, làm tướng nước Ngụy là một nhà dùng binh giỏi có tiếng
 
LỜI BÀN

Còn ai không biết trong nước đã bất hòa thì dân chúng dễ ngờ vực nhau, dễ tàn hại nhau, quên hết nghĩa công, chỉ biết thù riêng, thậm chí chia rẽ theo cả địch quốc và đi đến diệt vong nữa. Nên trong bài này tác giả nói phép dùng dân rút lại chỉ có một sự cốt yếu là “Hòa”. Dân có hòa và lại nhờ thêm cái thời thuận, tức là cơ hội tốt, nhiên hậu mới khả dĩ khiến dân hết lòng với nước, vì nước mà liều chết được. Bài này nói rộng là phép dụng dân, nhưng nói hẹp mà đúng hơn thì chỉ là cách dụng binh mà thôi, tác giả là một nhà binh hơn là một nhà chính trị.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 EmptyWed Feb 12, 2014 9:31 am

199. CÁCH TRỊ DÂN
Tử Sản làm tướng nước Trịnh đã lâu năm, có lòng thương dân, lấy đạo khoan mà trị dân.
 
Khi Tử Sản bệnh nặng, Tử Thái Thúc đến bảo rằng: - Ta chết, tất nhà ngươi làm tướng nước Trịnh. Người phải biết người có đức mới lấy đạo “khoan” mà phục được dân, con người thường phải lấy sách “nghiêm” mà trị mới được. Nay ví như lửa nóng, đâu trông thấy mà sợ, cho nên chết vì lừa ít; nước mát dân khinh mà lờn, cho nên chết vì nước nhiều. Thế mới biết dùng khoan là khó.
 
Mấy tháng sau, Tử Sản mất, Tử Thái Thúc thay làm tướng, không nỡ dùng nghiêm, e có mãnh liệt cứ lấy đạo khoan mà trị dân.
 
Không được bao lâu, trong nước sinh ra nhiều trộm cắp, thường núp náu ở các đồng lầy mà lấy của giết người nhũng nhiều lương dân. Tử Thái Thúc hối lại nói rằng:
 
Giá ta biết sớm theo lời Tử Sản thì đâu đến thế này!
 
Rồi liền đem quân đi đánh bắt bọn cướp ở đồng lầy mà giết hết. Từ đấy nước Trịnh mới bớt trộm cướp. Đức Khổng Tử nói rằng: Được lắm! Chính sách khoan thì dân lờn, dân lờn thì lại phải dùng mãnh, khoan giúp cho mãnh, mãnh giúp cho khoan, có thế thì chính sách mới hòa được.
 
Tả Khưu Minh
 
GIẢI NGHĨA
 
Tử Sản: tên tự là Công Tôn Kiều làm quan đại phu nước Trịnh thời Xuân Thu
 
Tướng: quan đứng đầu cả bách quan giúp vua để hành chính
 
Tả Khưu Minh: Quan Thái Sư nước Lỗ theo chí của Khổng Tử mà làm ra chuyện kinh Xuân Thu gọi là Tả Thị Xuân Thu cho nên người ta thường xưng Khổng Tử là Tố Vương, Khưu Minh là Tố Thần
 
LỜI BÀN
 
Tử Sản vốn là một người học rộng chính trị giỏi, làm tướng nước Trịnh hơn 40 năm, đối với trong thì dân bình trị, đối với ngoài thì các nước e nể ông là một bậc quân tử có bốn điều hay; đối với mình thì tự trọng (cung), đối với người mà mình phụng sự thành kính, nuôi dân thì có ơn huệ, khiến dân thì có nghĩa lý.
 
Câu ông dặn Tử Thái Thúc đây thực có ý lắm. Mãnh mà khiến cho dân sợ dễ bao nhiêu, thì khoan mà cũng khiến cho dân sợ khó bấy nhiêu. Tuy cũng gọi là sợ nhưng cái sợ trước không có giá, vì sợ bất đắc dĩ, sợ miễn cưỡng, sợ bề ngoài mà khinh trong bụng, cái sợ sau mới là cái sợ quí, vừa sợ, vừa yêu, sợ mà kính phục, sợ như vui lòng mà sợ vậy. Nhưng muốn được cái sợ sau, tất cái đức phải lo làm sao mới cảm hóa được nhân tâm đến bực ấy.
 

Còn thường thường, phép trị dân không thể cứ khoan mãi được, vì khoan thì dân lờn. Lại cũng không thể cứ mãnh mãi được, vì mãnh thì dân oán. Dân oán hay dân lờn cũng đều có trở ngại đến việc nước cả. Cho nên phải có khoan, lại phải có mảnh đắp đổi đỡ dần cho nhau thì mới được. Bốn chữ “Khoan mãnh tương tế” thực đáng làm cái phương châm cho cả người cầm quyền trị dân vậy.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 EmptyWed Feb 12, 2014 9:36 am

200. CAN GÌ MÀ PHÁ ĐI
 
Dân nước Trịnh thường hay đến trường học thôn quê để nghị luận những chính sách hay dở của quan liêu.
 
Nhiên Minh bảo Tử Sản rằng:
Tôi định phá hết cả các trường thôn quê, ông tính sao?
 
Tử Sản nói:
Để chứ. Phá đi làm gì? Dân sự người ta sớm tối đến chơi trường học để nghị luận điều phải, điều trái của quan liêu làm. Cái gì người ta cho là phải, ta cứ thế mà làm. Cái gì người ta cho là dở, ta liệu mà đổi đi. Những kẻ nghị luận ấy tức là những ông thầy của ta. Can gì mà phá trường học.
 
Vả chăng, tôi nghe nói: “ Hết lòng làm điều phải thì mới đỡ được người ta oán trách mình”. Tôi chưa từng nghe nói: “Chỉ nạt nộ ra oai, mà tuyệt được hết sự oán trách của người.” Cũng như phải đắp đê mà giữ nước, chớ bỏ đê đi, thì nước vỡ tứ tung, bao nhiêu người chết không thể cứu lại được. Nay ta hẳn cứ để trường học, khiến thường được nghe những câu chê bai để làm thuốc chữa cho ta thì hơn.
 
Nhiên Minh nghe Tử Sản xong, nói rằng:
Nay tôi mới biết ông là ông quan thầy đáng tôn vậy. Tôi thật là kẻ bất tài. Ông làm được như lời, thì chẳng những một đám chúng tôi được trông cậy mà cả nước cũng được nhờ vậy.
 
Tả Truyện.
 
GIẢI NGHĨA:
 
-Trịnh: nước nhỏ thời Xuân Thu, ở vào huyện Tân Trịnh tỉnh Hà Nam ngày nay.
 
-Nhiên Minh : người đời Xuân Thu, cùng quan ở nước Trịnh với Tử Sản.
 
-Tử Sản: người đời Xuân Thu, học rộng có tài chính trị, là quan đại giỏi có tiếng của nước Trịnh (xem bài trên).
 
LỜI BÀN:
Người ta càng cao xa, càng tôn quý bao nhiêu, thì càng xa sự thực bấy nhiêu. Sự thực hay thì hay thực, song lại hay làm cho mất lòng, nên những người có địa vị cao, ít khi được nghe sự thực. Thiên hạ không ai muốn mất lòng mình, thì ai dám nói sự thực cho mình biết.
 

Nhiên Minh đây bảo phá nhà trường là vì nghe sự thực mà mất lòng. Tử Sản đây bảo giữ nhà trường là vì yêu sự thực, được nghe sự thực lấy làm vui sướng. Các nhà trường nước Trịnh bấy giờ có phải như các tờ báo ngày nay, là những cơ quan để cho dân chúng được tự do mà đàm luân về chính sách hay dở hay không? Nếu như vậy, thì ta xưa nay dân sự vẫn có cách là cho những điều nguyện vọng của mình đạt được tới chính phủ, mà chính phủ khôn khéo, tưởng cũng nên lợi dụng cái cách ấy, không nên tuyệt đi vậy. Những câu Tử Sản nói ví như giữ đê cho nước chảy để phòng sự lụt ngập tràn trụa rất nguy hết lòng làm phải chớ không phải ra oai nạt nộ mới tuyệt được sự oán trách của dân, thực là những câu nói rất đúng với chân lý. Ôi! Một chính phủ mà vững bền hay hư hỏng có thể nghiệm ở lòng dân yêu hay ghét. Nếu dân chúng đã ghét nhưng chính sách không ra gì, chúng dám nói ra miệng, mà lại chỉ thị oai như muốn bưng miệng chúng, chớ không muốn sửa lỗi mình, thì có khác gì thấy nồi nước sôi trào ra ngoài không biết rút củi ra, lại cứ cầm que mà khuấy vào nước cho đỡ sôi không.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 EmptyWed Feb 12, 2014 9:40 am

201. HAY DỞ ĐỀU DO MÌNH CẢ
 
Người làm quận trưởng một Quốc gia nếu mà bất nhân thì không thể nào nói phải với họ được nữa! Quốc gia suy yếu, ngoại biến đến nơi, họ vẫn cho là yên, thiên tai nhân họa xảy ra luôn luôn, họ không biết là hại, xa xỉ ăn chơi bạo ngược tàn ác đi đến con đường diệt vong, họ vẫn lấy làm vui sướng. Hạng bất nhân ấy, nếu còn nói phải được được với họ thì đã chả đến nỗi có những chuyện mất nước tan nhà.
 
Ngày trước có đứa trẻ hát câu:
 
Thương Lang chi thủy thanh hề, khả dĩ trạc ngã anh
 
Thương Lang chi thủy trọc hề, khả dĩ trạc ngã túc.
 
Nghĩa là: nước sông Thương nếu mà trong thì ta đem giặt dải mũ ta. Nước sông Thương mà đuc thì ta dùng để rửa chân ta.
 
Đức Không Tử nghe thấy bảo học trò rằng: Chúng con nghe đấy: Nước trong thì tự khắc người ta mới giặt dải mũ, nước đục thì tự khắc người ta chỉ để rửa chân. Đó đều là do nước tự thủ cả.
 
Ôi! Việc thiên hạ cái gì mà chẳng do tự thủ! Người ta tất tự khinh mình trước, rồi người ngoài mới khinh sau, nhà mình tất tự hủy nhà mình trước, rồi người ngoài mới hủy sau, nước tất tự phạt nước mình trước, rồi người ngoài mới phạt sau.
 
Cũng tức như câu ở thiên Thái giáp: “Thiên tác nghiệt, do khả vi. Tự tác nghiệt, bất khả hoặc”. Nghĩa là trời làm tai vạ còn tu tỉnh để mà tránh được, nếu mình gây ra tai vạ thì mình làm mình chịu, chẳng có thể trốn tránh mà thoái chết được.
 
Mạnh Tử.
 
LỜI BÀN:

Kẻ có quốc gia mà đã bất nhân thì tâm thần mê muội, công việc đảo điên, không còn biết phải trái là gì nữa, nguy cũng mặc, tai cũng mặc, đến mất đức cũng mặc. Kịp khi đã bại hoại, diệt vong rồi thì lại đổ cho mệnh trời, quy tội cho người, có biết đâu là tự mình gây nên mối họa cho chính mình cả. Có thân không biết tu, có nhà không biết trị, có nước không biết giữ, thế là khiến cho người ta khinh mình, bào cho người ta phá mình, mời cho người ta đánh mình. Ôi! Sự biến cố mấy khi tự dưng mọc ra đâu, muôn sự do tự mình gây nên hết cả. Nếu người có trách nhiệm giữ quốc gia nên nhớ lấy cái nghĩa “tự thủ” để tránh lấy cái vạ “tự tác”.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 EmptyThu Feb 13, 2014 3:55 pm

202. NGỤY BIỆN
 
Nước Tề có kẻ thờ vua, thân được vinh hiển, nhà được sung sướng. Khi vua có hoạn nạn, anh ta không chịu liều chết để cứu giúp vua.
 
Một hôm, anh gặp bạn cũ ở đường, người bạn cũ lấy làm ngạc nhiên, hỏi:
-Tôi cứ tưởng bác chết rồi, mà ra bác vẫn còn sống kia đấy ư?
 
Anh ta thưa:
-Phải, tôi còn sống chứ. Phàm đi làm tôi tớ người ta chỉ cốt có lợi, mà chết theo người ta thì có lợi gì, cho nên tôi chả chết theo.
 
-Bác ăn ở như thế thì còn mặt mũi nào mà trông thấy người ta dưới chín suối nữa?
 
-À, thế cứ như ông nói thì ra ông cho khi chết mắt đã nhắm rồi, mà vẫn còn trông thấy người ta được ư?
 
Ôi! Những người đời chịu ơn vua, mà chẳng tuẫn nạn vua đều là kẻ đại bất nghĩa. Thế mà khi có ai nói đến lại biện bác cái lẽ, tự cho mình là phải. Thói thường ở một nước loạn, ý nghĩ có câu nói thường hay trái nhau.
 
Lã thị Xuân thu.
 
LỜI BÀN:

Bài này tác giả nói trung với vua đã kết luận rõ ràng ở dưới rồi. Nhưng ta còn có thể nhân đó bàn rộng ra mà nói được rằng: cái trò ở đời người chỉ vụ lợi, thì không còn biết nghĩa là gì nữa. Hoặc khi có ai giảng giải cho, thì lại tìm câu khéo nói, viện lý sự cùn để tế toái đi cho xong, vẫn tự cho mình là phải, là có lẽ.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 EmptySat Feb 15, 2014 10:17 am

203. KHÔNG CHỊU THEO KẺ PHẢN NGHỊCH
 
Trần Hùng lúc giết vua xong, sai sáu người dũng sĩ đến bắt Tử Uyên Thê phải theo mình.
 
Tử Uyên Thê nói:
Nhà ngươi muốn cho ta vào đảng, ý hẳn cho ta là “ trí” chăng, nhưng bầy tôi giết vua mà không cản được, ta chẳng phải là trí, cho ta là “nhân” chăng, nếu ta thấy lợi mà phản nước, ta chẳng phải là nhân, cho ta là “dũng” chăng, nhưng đem binh đến ăn hiếp ta, ta sợ mà theo ngươi, ta cũng chẳng phải là dũng.
Ví bằng ta không có ba điều ấy, ta về phe với ngươi thì có bổ ích gì cho ngươi. Ví bằng ta có ba điều ấy, thì đời nào ta theo ngươi mà ngươi dỗ.
 
Trần Hằng bèn tha Tử Uyên Thê.
 
Tân Tự
 
GIẢI NGHĨA:
-Trần Hằng: người quyền thế thời Xuân Thu giết vua Giản Công nước Tề, lập vua Bình Công.
 
-Tân Tự: sách của Lưu Hướng, người đời nhà Hán soạn.
 
LỜI BÀN:

Trần Hằng mà dụ Tử Uyên Thê vào đảng là có ý mong cậy Tử Uyên Thê về sau này nhiều lắm. Không ngờ Tử Uyên Thê đáp hắn mà thực là người đủ trí, nhân, dũng thì bao giờ dỗ được, mà nếu hắn là người trí, nhân, dũng đều không có thì dỗ hắn về làm chi! Câu đáp thật khéo, thật có ý nghĩa đủ làm cho Trần Hằng suy nghĩ cả đôi đường mà phải thôi dỗ ngay không con do dự gì nữa.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 EmptySun Feb 16, 2014 12:02 pm

204. CÁCH CƯ XỬ Ở ĐỜI
 
Cư xử với người mà góc gách, nghiêm ngặt quá là cái đại bệnh ở đời. Bậc thánh hiền xử với người đời không có giây phút nào là rời bỏ được cách ôn hòa, trung hậu, nên mới có câu:
Phiếm ắt chúng, nghĩa là rộng yêu tất cả loài người;
 
Hòa nhi bất đồng, nghĩa là xử với người hòa hợp mà không a dua phe đảng;
 
Hòa nhi bất lưu, nghĩa là xử với người hòa nhã mà không đua theo quá trớn;
 
Quần nhi bất đảng nghĩa là liên hợp với mọi người cho nhân quyền mà không vào bè kết đảng với ai cả;
 
Chu nhi bất tị nghĩa là công bình mà chẳng thiên tư;
 
Từ tường khải dị nghĩa là nhân đức, êm ái, vui vẻ, dễ dàng.
 
Ái nhân, nghĩa là yêu loài người;
 
Thân nhân, nghĩa là gần gụi dân và đi sát với dân, coi dân như anh em con cái; Thiên hạ nhất gia, chung quốc nhất nhân, nghĩa là coi cả thiên hạ như một nhà, coi cả nước như một người.
 
Nếu làm người cứ vò võ một mình, tính nết khe khắt, lạnh nhạt, chẳng thân với ai thì thật là một hạng chướng ngại cho xã hội. Dù cho người phương chinh, tính nết độc lập, cũng không phải là hạng ứng dụng với đời, chẳng qua là người nhất tiết quyến giới mà thôi.
 
Lã Khôn.
 
GIẢI NGHĨA:
-Phương chính: góc gách ngay thẳng.
-Nhất tiết quyến giới: chỉ khẳng khái giỏi được một bề, một mặt.
 
LỜI BÀN:

Mùa xuân khí trời có đầm ấm ôn hòa thì muôn loài mới sinh tươi nảy nở và phồn thịnh được. Người đối với người cũng vậy, trong gia đình, ngoài thì xã hội, có “hòa khí” mới có thể sống chung với nhau mà an cư lạc nghiệp được. Ta dù có được là người tốt chăng nữa mà cứ một mực góc gách, nghiêm ngặt với người, thì người lấy làm khó chịu mà không thể nào thân với ta được. Không chịu được nhau, tất nhiên hay khích vắc nhau, thành cả đôi bên không được yên vui sung sướng, mà công việc ở giữa vì thế mà hỏng cả. Cho nên thánh hiền ở đời không bao giờ thế. Bao giờ cũng giữ được cái thái độ ôn hòa, không a dua, xu phụ ai, cũng không ghét ai để cho người đau đớn mà sinh biến. Những câu tác giả lược ra mà liệt vào bài đây thực là những vị thuốc rất hay để chữa cho nước có tính khắt khe, quá thẳng với đời mà hay ghét đời, chán đời vậy.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 8 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
CỔ HỌC TINH HOA
Về Đầu Trang 
Trang 8 trong tổng số 10 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next
 Similar topics
-
» Di tinh và nguyên nhân gây ra tình trạng di tinh
» Tình trạng giãn tĩnh mạch chân - Đa khoa Hoàn Cầu
» Đi sâu Bioflavoniud khắc tinh suy giãn tĩnh mạch chân
» Các dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp tình trạng xuất tinh sớm
» Tình trạng teo tinh hoàn ở nam giới

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Các Đạo Khác :: Gương Xưa Tích Cũ-
Chuyển đến