Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO

Go down 
3 posters
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4 ... 11, 12, 13  Next
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 EmptyTue Nov 26, 2013 9:13 am

12.- HÃY NÓI RÕ CẢNH GIỚI CỦA LOÀI A-TU-LA NHƯ THẾ NÀO ? 

Trong ba đường ác là địa-ngục, ngạ-quỷ và súc-sanh được coi là những nơi xấu xa, bẩn thỉu nhất, và trên đó một bậc có cảnh giới của loài A-tu-la, cũng còn nằm trong vòng trầm luân của sáu đường dữ. 
A-tu-la là loài quỷ thần ở giữa thế giới của loài người. Thần có khi là thiện thần và có khi là ác thần. Thiện thần thường hay gần gũi, ủng hộ người, nhưng ác thần lại tìm cách khuấy phá cuộc sống của dân gian. Con người phần nhiều đều không hiểu nổi loài thần, nên phải cúng cấp, cầu khẩn để mong được gia hộ, chở che. Những anh hùng, chí sĩ khi chết trên tên đạn một cách oan ức thường hiện thành thần và được dân chúng cúng bái đầy đủ, cũng có những ý niệm về loài quỷ thần, không còn xa lạ đối với chúng ta. 
Cảnh của A-tu-la không có hình tướng nhất định và loài quỷ thần cũng biến dạng thay hình rất nhanh chóng. Ngoài ra, thần cũng có thể bay đi tự tại được trong thế giới như chỗ không người mà ít có ai thấy được hình dung. 
A-tu-la nhiều khi được người ta kính nể, có lẫn sự căm thù do nhiều nguyên nhân khác nhau, cho nên dù được coi trọng, chúng cũng phải ở dưới loài người một bậc. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 EmptyWed Nov 27, 2013 9:11 am

13.- TỨ SANH LÀ GÌ ?  
Tứ sanh là bốn loài động vật có sanh mạng và hình thành trong một thân xác không đồng nhau. 
Bốn loài động vật là : 
- Thai sanh 
- Thấp sanh 
- Noãn sanh 
- Hóa sanh 
Thai sanh là loài động vật thọ hình bằng bào thai như người, trâu, bò, heo, chó ... Con người từ khi thọ thai cho tới lúc sanh ra phải ở trong bụng mẹ hơn 9 tháng, trong khi đó loài trâu, bò, ngựa có khoảng thời gian thọ thai lâu hơn lên tới một năm từ lúc bắt đầu tượng hình cho đến khi ra đời. 
Thấp sanh là loài vật sanh nơi ẩm thấp như trùn, dế, sâu, bọ, rắn, rết ... Những loài nầy có thân hình lớn nhỏ không đồng nhau, hoặc có 4 chân hoặc không chân hay nhiều chân ... 
Noãn sanh là loài đẻ trứng như gà, vịt, chim, cá ... Sau khi đẻ trứng, con mẹ phải ấp trứng một thời gian 20 ngày như gà, chim hoặc 30 ngày như vịt để sau đó trứng nở thành con. Có một điều đặc biệt hơn cả là loài đẻ trứng khi vừa nở ra con là có thể chạy nhảy, ăn uống được tự nhiên rất mạnh khỏe. Trong khi đó loài mang thai cũng có một hoàn cảnh tương tự, trừ loài người. Người là loài động vật yếu đuối nhất trong muôn vật. Con người từ lúc sanh ra cho tới khi biết đi đứng, nói năng phải trải qua từ 8 đến 12 tháng mới thành được. Lúc đầu con người không tự ăn uống được mà phải do người mẹ săn sóc sú mớm sữa, cơm hay cháo cho độ 6 tháng sau, em bé mới tập ăn uống dần dần được. 
Hóa sanh là loài biến hóa như loài ấu trùng, loài bướm, nhộng, muỗi, ve ... Chúng phải thay hình đổi xác như lột da hay vỏ để thành một giống vật khác như con ngài hóa nhộng, tằm hóa bướm, lăng quăng hóa muỗi v.v... 
Trong bốn loài động vật đó, loài người được ghi nhận là khôn lanh hơn cả, biết biến chế đồ vật để sử dụng và có trí khôn tuyệt vời. Nhưng nếu không tu, con người cũng sẽ bị đọa làm thú sau khi chết. Đó là luật nhân quả tất định. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 EmptyThu Nov 28, 2013 8:15 am

14.- THAI SANH LÀ LOÀI SINH SỐNG Ở ĐÂU ? 

Chúng sanh có rất nhiều loài như sanh bằng cách biến hóa thay hình đổi xác, hoặc do trứng nở thành, con ở trong bào thai sanh ra gọi là thai sanh. 
Cùng loại với thai sanh, con người được coi như là giống vật tinh vi nhất, biết biến chế đồ vật thành đồ sử dụng, đồ trang sức và biết sống nương tựa lẫn nhau. Con người thời cổ cũng đã biết sử dụng lửa để nung chín các thức ăn. Trí khôn của loài người đã đạt được đến chỗ tuyệt đỉnh, biết khám phá ra màn bí mật của vũ trụ và những hiện tượng thiên nhiên như sấm, chớp, gió, mưa, động đất ... để dự phòng những tai họa xảy đến. Ngày nay khoa học tiến bộ, con người đã lên được cung trăng mà năm, mười thế kỷ trước được xem như là việc quá xa vời và khó khăn. Tuy nhiên chúng ta phải nhìn nhận rằng loài người yếu đuối nhất trong các loài động vật sinh trưởng trong lốt thai bào. Thật vậy, lúc em bé vừa cất tiếng khóc chào đời, đã phải do sự săn sóc của người mẹ và trải qua trong vòng 8 tháng, 12 tháng hoặc hơn nữa, trẻ mới tập đi và học nói cũng như tự ăn uống được một vài thức mềm nhẹ, dễ tiêu hóa. Chính nhà bác học Pascal (1623-1662) cũng đã nhận xét về con người qua câu nói bất hủ như sau : 
"L'homme est un roseau faible dans l'universe, mais un roseau en pensant". 
(Con người là một cây sậy yếu đuối trong vũ trụ, nhưng là một cây sậy biết suy nghĩ). 
Thế nhưng các loài động vật khác có cùng lối sinh nở giống loài người như trâu, bò, heo, ngựa v.v... khi vừa mới sinh ra là đã biết chạy và ăn uống mạnh khỏe như thường. 
Loài người chỉ khôn hơn muôn vật về khía cạnh tư tưởng, nhưng chưa chắc đã giỏi bằng loài đồng vật về bản năng sinh tồn, làm tổ, di động ... 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 EmptyFri Nov 29, 2013 9:19 am

15.- THẤP SANH LÀ LOÀI VẬT NHƯ THẾ NÀO ?  
Muôn loài, vạn vật đều ở trong 4 loài sanh sản khác nhau, nhưng cùng là giống động vật. Phật giáo gọi những loài nầy trong một danh từ tổng quát là chúng sanh. 
Thấp sanh là giống vật sanh ra dưới những nơi ẩm thấp, dơ dáy như trong bùn, trong đất cát có loài trùng, giun (trùn), rắn, rết ... Chúng có thân hình nhỏ, thường là loài bò sát có chân hoặc không chân. Khoảng thời gian sanh ra và tồn tại của loài động vật ở những nơi ẩm ướt thường ngắn ngủi. Chúng thường bị đe dọa, khủng bố, sát hại bởi các loài vật lớn hơn như là thứ mồi dinh dưỡng. Khi Thái-tử Tất-Đạt-Đa chưa xuất gia, Ngài có lần đi ngoạn cảnh và chứng kiến cảnh một người nông dân đang cày ruộng, những loại côn trùng vừa từ luống đất cày mới lật lên, liền bị loài chim mổ bắt, đàng sau bầy chim, người thợ săn đang rình bắt chúng.. Cứ như thế mà sự tranh nhau để sống giữa các loài vật tiếp tục diễn ra thành một trường tranh đấu chém giết không ngừng. Đây là một trong nhiều động cơ khiến Thái-tử lìa bỏ ngôi báu để xuất gia tầm đạo. 
Chúng ta vì nhân danh trí khôn của loài người để sát hại các loài khác không cùng giống loại. Chư Phật, các vị Bồ-Tát vì lòng bi nguyện, xem muôn loài, vạn vật đều bình đẳng như nhau. Từ loài bò, bay, cựa, động thấp nhất như giống côn trùng nhỏ nhoi cho đến các loài cao đẳng động vật như người đều có thể tiến hóa được nếu biết tu sửa theo thuyết nhân quả, nghiệp báo của Phật giáo để được thoát kiếp đi đầu thai ở kiếp sau. Còn như con người nếu không biết tu thiện vẫn bị đọa làm giống vật như thường. 
Muôn loài vạn vật nếu biết nhìn nhau bằng con mắt tương ái, không cạnh tranh chém giết nhau, thì thế giới sẽ bớt cảnh nồi da xáo thịt và các cuộc chiến tranh đẩm máu không còn xảy ra nữa. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 EmptySat Nov 30, 2013 11:18 am

16.- LOÀI NOÃN SANH SANH SỐNG Ở ĐÂU ? 
Như trong bài Tứ Sanh đã trình bày, noãn sanh là một trong bốn loài động vật có sanh mạng và sống ở trên không, trong đất, dưới nước ... 
Noãn-sanh là loài đẻ trứng. Từ trứng nở ra thành con như gà, vịt, chim, cá ... là những loài động vật lớn ta có thể nhìn thấy dễ dàng, nhưng còn có những loài vật nhỏ hơn cũng sinh nở theo lối để trứng như chí rận, dán, nhện, kiến, tuy chúng vẫn sống lẫn lộn chung quanh loài người, lại ít có ai để ý hay lưu tâm tới. Nếu chịu khó tìm tòi, chúng ta sẽ thấy rằng loài đẻ trứng đông hơn loài người, chúng sống rải rác thành đoàn thể có tổ chức như kiến, nhện, cá ... hay sinh hoạt rời rạc như dán, chí ... Loài đẻ trứng thường có mạng sống ngắn ngủi như loài gà, vịt chỉ sống lâu nhất được 5 năm là cùng. Dù cho sanh mạng ngắn hay dài, đẹp hay xấu, đạo Phật vẫn tôn trọng mọi loài đều có một giá trị như nhau. Vì câu nói "Tứ sanh chi từ phụ" (cha lành của bốn loài) có một giá trị từ bi và bình đẳng mà chỉ có người Phật tử mới quan niệm được như thế mà thôi. 
Tại sao đạo Phật lại chủ trương bình đẳng để hạ thấp giá trị con người ngang xuống với hàng hạ đẳng động vật như thế ? 
Thật ra cái giá trị không được căn cứ nơi một thân hình to lớn, cũng không phải do quyền lực và trí khôn để tự nhận mình có giá trị hơn mọi loài mà là do nơi sức mạnh của tinh thần mới thực tiển, đáng kể. Con người có giá trị đáng quý thật, nhưng lúc sống ta chỉ biết làm những việc ác, tới khi chết còn thua kiếp của con vật, thì cái giá trị nào hơn ? 
Chúng ta đừng vì cậy thế, ỷ quyền mà coi rẻ sinh mạng của các giống vật khác, nếu không khéo tu con người cũng sẽ đọa làm loài động vật không khác. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 EmptyMon Dec 02, 2013 2:19 pm

17.- LOÀI HÓA SANH CÓ SỰ SANH SỐNG RA SAO ?  
Các loài động vật do sự xếp loại mà thành bộ loại khác nhau. Theo Phật giáo, chúng sanh là chỉ chung cho 4 loài động vật từ nhỏ đến lớn.  Hóa-sanh được xếp và hàng thứ tư trong 4 loài. 
Hóa-sanh là loài vật có lối sinh nở bằng cách biến, tức không do từ bao thai mà ra, cũng không do trứng nở, lại cũng không phải từ nơi ẩm thấp để thành hình. Chúng từ một giống vật nầy mà hóa ra giống vật khác như con tằm hòa thành bướm, con lăng quăng hóa muỗi, con ve hóa hình từ con sùng trong lòng đất mà ra. Loài động vật trong lớp hóa sanh thường có thân hình nhỏ và mạng sống rất ngắn ngủi như con lăng quăng chỉ sống được một ngày một đêm, con ve sanh tồn trong vòng một tuần lễ, mặc dù chúng phải ở trong kiếp trùng dưới đất suốt từ 5 đến 6 tháng mới hiện được nguyên hình. 
Dù là một sinh vật nhỏ đến đâu, Phật giáo vẫn quan niệm rằng giữa chúng có một giá trị ngang nhau. Con người vì không biết hay do khinh thường các giống vật khác mà không tôn trọng mạng sống của nhau. Cái điểm cao cả nhất, theo Phật giáo, không phải căn cứ vào sức mạnh hay mưu mẹo để hơn được các loài động vật khác mà do nơi giá trị tinh thần mới là điều đáng quý. Loài hóa sanh không nhiều như các loài đẻ trứng, loài sanh nơi ẩm thấp bẩn thỉu, nhưng không phải ít đối với chúng ta. Con vật nào có sanh mạng cũng đều biết tham sống và sợ chết như người cả. Tại sao chúng ta không chịu tìm hiểu ở điểm nầy giữa các loài vật khác mà chỉ nhìn thấy riêng thế giới của con người là tối linh, quan trọng ? 
Các loài đều được coi như có sự bình đẳng trong việc cấu tạo nên thân mạng, dù chúng mang lớp gì đi nữa, chỉ có đạo Phật mới chủ trương được như thế mà thôi. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 EmptyTue Dec 03, 2013 9:49 am

18.- TAM THỪA, TỨ QUẢ LÀ GÌ ? 
Quả vị tu chứng của hàng Tiểu-thừa và Đại-thừa có 3 bậc là Thanh-văn, Duyên-giác và Bồ-Tát thừa. 
Cả 3 thừa, Thanh-văn, Duyên-giác, và Bồ-Tát tu theo pháp môn gì để chứng đắc ? 
Hàng Thanh-văn hay còn gọi là Độc-giác nhờ quan sát âm thanh của vạn vật mà thành tựu, như quan sát chiếc lá rơi, cành cây gãy, sấm chớp v.v... nói chung, các hiện tượng vũ trụ ... để tìm ra chỗ rốt ráo của lý duyên sinh trong muôn loài vạn vật. Việc quan sát đến khi được thành tựu viên mãn, tức là tự giác ngộ hoàn toàn (độc giác). 
Duyên-giác tu quán pháp 12 nhân duyên để tìm ra chân lý của sự vật. Pháp 12 nhân duyên là vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử. Con người và muôn vật ở trong vòng lẩn quẩn của pháp 12 nhân duyên. Do từ vô minh, con người đi đầu thai làm thân xác, rồi do hoàn cảnh chung quanh kéo lôi phải lăn lộn trong cuộc đời để thọ nhận các nghiệp báo từ nhiều đời, mãi cho tới khi già và chết. Khi chết rồi lại tái sanh và cứ như thế tiếp tục không lúc nào ngừng nghỉ như bánh xe quay trong vòng tròn, hễ giáp chu kỳ lại quay tiếp. Người tu quán các pháp ấy để thành đạo tức hàng Duyên-giác. 
Bồ-Tát nhờ tu các pháp Lục-độ : Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ và vạn hạnh mà thành Chánh-giác. Bồ-Tát luôn xả thân vì người để thực hành hạnh lợi tha. Nơi nào cần tới bàn tay cứu giúp, vị Bồ-Tát xả thân, ngay trong hiểm nạn cũng vẫn xong xáo thi hành hạnh nguyện của mình. Hàng Bồ-Tát thế không tiếc thân mạng. Chúng sanh nào cần tai, mắt, mũi, lưỡi, chân tay để cứu mạng nguy cấp, Bồ-Tát cho không tiếc, đúng theo hạnh bố thí không sợ sệt, không so đo, tính toán như ngài Quán-Thế-Âm Bồ-Tát đã hiện đủ mọi thân hình để cứu độ chúng sanh. 
Tứ quả là 4 quả vị tu chứng của riêng hàng Tiểu-thừa gồm có : Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm và A-la-hán. Cách tu tập và dư báo của 4 quả thánh nầy sẽ nói riêng ở mỗi bài sau. 
Người tu muốn đạt được quả vị cao phải do cái nhân tu tập cũng như người bỏ vốn đầu tư nhiều hay ít để được kết quả lớn hoặc nhỏ. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 EmptyWed Dec 04, 2013 8:23 am

19.- TU-ĐÀ-HOÀN LÀ QUẢ VỊ NÀO TRONG HÀNG THÁNH ?


Trong hàng Thánh, tức là bậc đã chứng đắc được đạo quả giác ngộ của Phật giáo có 4 quả vị thuộc hàng Tiểu-thừa mà Tu-đà-hoàn là quả vị tu chứng đầu tiên. 
Tu-đà-hoàn hay còn gọi là Dự-lưu, tức là chỉ cho người mới tu đắc và bắt đầu nhập vào quả Thánh, nhưng vì còn các trần sa nghiệp (nghiệp quả vi tế của nhiều đời) nên chưa giải thoát trọn vẹn được. Ngoài ra, còn có các tên gọi khác cũng để chỉ quả vị Tu-đà-hoàn như Nhập-lưu hay Nghịch-lưu, tức từ chỗ phàm phu chứng vào được bậc Thánh, vì đi ngược lại với dòng lưu chuyền của sanh tử để chứng Thánh. Mới nhập vào dòng Thánh cho nên hành giả còn phải gia công tu tập các pháp lành để được tiến xa hơn lên ở các quả vị khác trong hàng Thánh. 
Bậc Tu-đà-hoàn thực hành pháp môn gì mà đạt được, cũng như phải trải qua thời gian tu tập bao lâu để thành ? 
Tu-đà-hoàn tu theo pháp Tứ-đế và quán pháp Nhân-duyên, đã đoạn sạch được kiến-hoặc (cái thấy biết do cố chấp) mà thành. Theo kinh Đại-Thừa Nghĩa-Chương nói rằng Tu-đà-hoàn là tiếng ngoại quốc, dịch ra thành 3 nghĩa : 
Thứ nhất, dịch theo nguyên nghĩa, gọi là Vô-Lậu, tức tu pháp môn vô lậu mà thành. 
Thứ hai, theo nghĩa phóng dịch là Nghịch-Lưu, tức là vĩnh viễn không còn chịu sanh tử trong 3 đường dữ nữa. 
Nghĩa thứ ba, là Xúc-Trái, tức do cái nhân đã xa lìa 3 đường mà không còn thọ quả báo trong ấy nữa. 
Trí-Độ-Luận gọi quả Tu-đà-hoàn là "LƯU", tức là nhập vào một phần trong Bát-thánh-đạo, cũng có nghĩa là lưu nhập vào cõi Niết-bàn an lạc vĩnh viễn. 
Từ phàm phu, muốn chứng nhập vào dòng Thánh, quả Dự-lưu, phải trải qua 3 a-tăng-kỳ-kiếp hay còn gọi là vô-số-kiếp mới thành tựu viên mãn. Vì phàm phu cho nên chúng ta nghĩ số kiếp như thế là lâu, nhưng các bậc đã chứng quả Thánh nghĩa đó chỉ là khoảng cách như lúc khảy móng tay mà thôi. 
Các quả vị tu đạt được, ta cần phải thực hành mới chứng nghiệm được lời trong kinh điển, cũng như có uống nước ta mới cảm được vị và việc đả khát như thế nào. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 EmptyFri Dec 06, 2013 5:28 pm

20.- LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT ĐƯỢC LÀ TU CHỨNG QUẢ ?[url=http://quangduc.com/coban/9kienthuc2.html#--- o0o ---][/url]

Sống trong một xã hội có nhiều xáo trộn, tranh chấp diễn ra mỗi ngày, chúng ta ít thấy có ai tu hành chứng quả ngay trong đời nầy. Trừ những vị Bồ-Tát ra đời do một nguyện lực để lẫn lộn trong chúng ta, rồi tu hành đắc đạo, nhưng vì con mắt phàm của người đời khó ai biết được. 
Việc chứng quả chỉ có chư Phật và Bồ-Tát mới đạt tới được, còn các vị Tổ cũng tu chứng, nhưng trong hiện thế chúng ta không thấy được sự nhiệm mầu mà phải đợi lúc các vị ấy viên tịch (lìa đời) mới hiện ra những điềm lành. Ví dụ, khi sắp tịch, các vị Tổ thường di chúc lại cho các đệ tử một ngón tay hay chừa lại cả cánh tay, sau khi đốt xong mà vẫn không cháy. Gần đây nhất, vào năm 1963, Hòa-Thượng Quảng-Đức ngồi trong lửa hồng tự thiêu để cúng dường Phật Pháp mà không hề nao núng trước sức nóng của lửa, điều đó đủ chứng tỏ Ngài chính là vị Bồ-Tát do một nguyện lực kim cương mới đạt được. Có những trường hợp, người tu hành thấy mình đi trên hoa sen và thấy trước mắt hiện ra những thế giới muôn hình đẹp đẻ, đó không phải là chứng quả mà do ma lực hiện ra để thử thách, cũng như để đo trình độ tu tập của người ấy đạt tới chỗ thuần thục hay chưa. Cũng có người phát điên hoặc tâm trí tán loạn do bị ác ma cám dỗ trong lúc quá chú tâm vào cảnh huyễn tướng để bị lạc mất chánh niệm. Người nào tu hành đến một trình độ cao như kêu mưa, hú gió và sai sử được người khác làm theo mệnh lệnh vẫn chưa có thể gọi là người chứng quả mà phải gọi rằng kẻ đó nhờ tập trung tinh thần nhất quán mới đạt được thành công như thế trong việc tu niệm. 
Do đó, ta cần phân biệt giữa chứng quả với những cảnh giới huyễn do ma hiện để thử thách người tu hành, bằng cách thực hành pháp môn tu quán để khỏi bị nhận lầm chân và giả. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 EmptySun Dec 08, 2013 9:59 am

21.TƯ ĐÀ HÀM LÀ GÌ?

Tư-đà-hàm là quả vị tu chứng thứ hai trong 4 bậc Thánh của hàng Tiểu-thừa, và do tu nhân gì mà đạt thành ? 
Tư-đà-hàm, người Tàu dịch nghĩa là Nhất-Lai, tức là còn thọ sanh lại làm người một lần nữa để tu hành, những nghiệp lực của "tư hoặc" trong cõi dục còn lại một phần nên chưa hoàn toàn ra khỏi cảnh giới trần ai được (chín phẩm tư-hoặc : Dục giới, sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sỡ hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ). Do vướng mắc 3 phẩm tư-hoặc sau cùng chưa đoạn sạch nên quả tu chưa trọn vẹn, hành giả phải tấn tu thêm một lần nữa. Chín phẩm tư-hoặc ở trong 3 cõi gồm có 3 bậc thượng, trung và hạ được nhân lên thành 81 món tư-hoặc cả thảy. Quả vị của Tiểu-thừa hay 4 quả Thánh của Thanh-văn mà Tư-đà-hàm là bước thứ nhì trên đoạn đường tu giải thoát vậy. Cũng như người học viên học cấp bậc Cao-học, còn phải trải qua 2 năm lao lực nữa mới tiến lên Tiến-sĩ được. Ví dụ như thế có lẽ dễ hiểu cho tất cả những người quan tâm tới việc nghiên cứu, để biết lý do tại sao người sinh viên phải vất vả lắm trong việc học hỏi mới thành công. Tu hành cũng phải trải qua nhiều giai đoạn luyện tập công phu như việc học mới đạt được kết quả tốt. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 EmptyMon Dec 09, 2013 5:20 pm

22.- A-NA-HÀM LÀ GÌ ?  
Quả vị thứ ba trên đường tu thuộc hàng Thanh-văn là A-na-hàm. Vậy A-na-hàm là gì ? 
A-na-hàm, Tàu dịch là Bất-Lai, tức là không thọ sanh trở lại nơi đời nầy nữa, vì đã dứt sạch tất cả tư-hoặc ở cõi dục. Quả vị nầy cũng ví như một người học sinh, bắt đầu từ vở lòng đi nốt đoạn đường dài suốt 22 năm để lấy được mảnh bằng Tiến-sĩ. Người đỗ xong Tiến-sĩ còn có thể lấy thêm Thạc-sĩ, cũng như thế, hành giả muốn đi nốt đoạn đường tu niệm phải đạt tới quả A-la-hán sau cùng mới thành công viên mãn. Người tu đã chứng tới quả A-na-hàm thuộc hàng Tiểu-thừa Phật giáo, cũng có nghĩa là không còn bị chi phối bởi dòng sanh tử luân hồi của cõi dục nữa. Cũng cần nói rõ về nghĩa của chữ tư-hoặc là cái mê lầm về sự, do mê muội nơi sự vật mà ra. Ví dụ : 3 nhu cầu tối thiểu trong đời sống là sự ăn, mặc và ở khiến cho ta tham trước. Ý niệm nẩy sinh cùng trong một thân nầy cho nên nó còn có tên là mê lầm về câu sanh. Muốn tận diệt sự mê lầm đó, cần phải gắng chí tu trì để từ từ dứt bỏ những điều mê lầm căn bản đó gọi là tư hoặc. 
A-na-hàm đã trừ bỏ hẳn những mê lầm căn bản ấy từ thô đến tế để dũng mãnh đứng vào hàng Thánh mà không sợ bị chi phối bởi nghiệp lực nữa. 
Muốn tu hành chứng quả, chúng ta phải tinh tấn không ngừng trải quả nhiều đời nhiều kiếp mới đạt được. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 EmptyTue Dec 10, 2013 6:23 pm

23.- A-LA-HÁN LÀ GÌ ? 


Giai đoạn sau cùng để đạt được mục đích của quả Thanh-văn thuộc Tiểu-thừa Phật giáo là A-la-hán. A-la-hán là gì, và tu pháp môn gì mà thành tựu ? 
A-la-hán Tàu dịch là vô sanh hay Ứng-Cúng, tức là không còn thọ sanh làm người trong cõi dục nữa mà là bậc đã giác ngộ sáng suốt xứng đáng thọ nhận của trời và người cúng dường. A-la-hán cũng như cấp bậc Thạc-sĩ, tức là người đã đạt được quả tu rốt ráo của việc tu tập. Thế thì quả vị của hàng Thanh-văn đâu có khác với Bồ-Tát ? Chỗ cứu cánh của bậc Thanh-văn là tu giải thoát lấy mình, trong khi đó Bồ-Tát không những tự độ cho chính bản thân mà còn cứu độ cho nhiều người khác đồng tu và đồng chứng quả. Khi đạt đến quả A-la-hán, hành giả không trở lại trần gian nữa nhưng Bồ-Tát mang hạnh nguyện từ bi và lăn xả trong đời gần gũi chúng sanh để cứu giúp cho họ. 
Ví dụ : Hai Bác-sĩ cùng học tốt nghiệp ra từ một Đại-học Y-khoa. Sau 10 năm một người giàu có dư dã, còn một người làm việc chỉ vừa đủ tiêu nhưng thân chủ của ông ta lại là những người rất có nhiệt tình và thường hay lui tới. Vì tư cách của ông một phần và giá cả phải chăng cũng là một khía cạnh tâm lý quan trọng. 
Quả tu của bậc Thánh thuộc Tiểu-thừa cũng như vậy mà A-la-hán là một chứng minh.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 EmptyWed Dec 11, 2013 10:38 am

24.- CHÚNG SANH CHỈ CHO NHỮNG LOÀI NÀO ?  

Chúng sanh chỉ chung cho các loài động vật sống trên mặt đất, trên không, kể cả những loài côn trùng nhỏ nhất như loài bò bay, cựa động ... 
Chúng sanh hiểu theo Phật giáo có 4 loài : Thai-sanh (loài sanh sản bằng bào thai) như người, trâu bò, chó, ngựa, heo ..., 
Noãn-sanh (loài đẻ trứng) như gà, vịt, chim muông ..., 
Thấp-sanh (loài sanh nơi ẩm thấp) như trùng, dế, rắn rết ..., 
Hóa-sanh (loài sanh bằng cách thay hình đổi lớp) như các loại côn trùng, bướm, tằm, ngài (nhộng)... 
Như thế, danh từ chúng sanh dùng để chỉ chung số đông các loài động vật có thân xác ở trong thai bào sanh ra hoặc do từ trong trứng mà thành hình hay do nơi ẩm thấp để phát triển. ngoài ra, có loài còn do sự biến hình đổi xác mà thành được mạng sống. 
Tất cả các loài chúng sanh đều phải trải qua 4 thời kỳ : Sanh, trụ, dị, diệt (sanh ra, tồn tại trong một giai đoạn hữu hạn, thay đổi, và cuối cùng mất đi) hay nói cách khác theo danh từ thông thường cho dễ hiểu là sanh, già, bịnh và chết, để chỉ cho một giai đoạn từ khi một động vật có ra cho tới khi tan hoại vào trong lòng đất. 
Loài người nhân danh có trí khôn hơn các giống khác và có một đời sống lâu hơn mọi vật khác, phải biết lợi dụng ở điểm nầy để xây dựng xã hội ngày thêm tốt đẹp theo như tinh thần từ bi của Phật giáo biết tôn trọng mạng sống của tất cả mọi loài, như bốn đại nguyện của người hành Bồ-Tát hạnh. 
- Chúng sanh không số lượng, thệ nguyện đều độ khắp. 
- Phiền não không cùng tận, thệ nguyện đều dứt sạch. 
- Pháp môn không kể xiết, thệ nguyện đều tu học. 
- Phật đạo không gì hơn, thệ nguyện được viên thành.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 EmptySat Dec 14, 2013 3:28 pm

25.- NGŨ ẤM GỔM CÓ NHỮNG GÌ ? 

Ngũ-ấm hay Ngũ-uẩn là sự chứa nhóm và kết hợp lại của 5 yếu tố căn bản để hoàn thành con người nơi trần thế. 
Ngũ-ấm gồm có sắc (mầu sắc), thọ (nhận lãnh), tưởng (tưởng nghĩ), hành (hành động) và thức (nhận thức hay sự hiểu biết). Nói một cách khác 5 ấm chia ra thành : 
- Vật chất : Đất, nước, gió, lửa (tứ đại) tức phần cấu tạo nên thân xác. 
- Cảm giác : Như các việc vui, buồn, mừng, giận, ghét, thương, việc nhận lãnh, từ chối ... đều thuộc về phần cảm giác của một người. 
- Tư tưởng : Tư tưởng là phần quan trọng nhất trong đời người. Tư tưởng còn có tư tưởng hướng thượng, tư tưởng thấp hèn, tư tưởng bi quan v.v... đều nhắm tới phần quyết định sự thành bại nên hư trong cuộc đời hiện tại và cho tương lai hay nói rộng hơn cho cả kiếp sau nữa. Vì thế, người có tư tưởng đúng sẽ làm việc theo con đường chính nghĩa và đem lại nhiều lợi ích thực tiển. Còn người có tư tưởng bạc nhược luôn luôn gieo rắc sự ủy mị chán nản đến cho mọi người và ngay chính họ cũng đã sống một cuộc đời bê tha, lây lất. 
- Hành nghiệp : Tức là hành động và nghiệp lực song hành với nhau. Ta biết làm điều lành và tâm luôn hướng tới việc thiện thì tự nhiên đời sống nội tâm sẽ được thư thái dễ chịu. Một khi lỡ làm một việc trái với lương tâm, ta cảm thấy đau nhói, cắn rứt. Điều đó chứng tỏ rằng người biết hối lỗi và có thể sống hòa mình với cộng đồng xã hội để cùng nhau xây dựng một đời sống lành mạnh và tin yêu. 
-  Nhận thức : Phần quan trọng số một đối với người biết thăng tiến cuộc đời mình. Việc nhận thức lệch lạc sẽ dẫn ta đến bờ vực thẳm của thất bại, đau khổ. Nhận thức chính là đội quân tiền đạo, thành trì giữ vững được mọi giá trị tinh thần cho đời sống. 
Năm ấm là đầu dây mối nhợ dẫn dắt con người vào mọi nẽo đường đời. Muốn cho khỏi rơi vào một thế giới đen tối sau khi chết, ta phải phát khởi lòng từ bi rộng lớn đối với mọi loài.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 EmptyTue Dec 17, 2013 11:05 am

26.- THẬP PHƯƠNG LÀ GÌ ?  CHÚNG TA ĐANG Ở PHƯƠNG NÀO ?  

Thập phương nói cho đủ là thập phương pháp giới chúng sanh, danh từ thường dùng trong phạm vi Phật giáo để chỉ cho khoảng không gian rộng lớn bao la, tức là cái vô giới hạn của vũ trụ, vạn vật. 
Thập phương là 10 phương hay 10 hướng là đông, tây, nam, bắc, đông nam, tây nam, đông bắc, tây bắc, trên và dưới. Có người còn gọi là 9 phương trời và 10 phương Phật cũng để chỉ cho cái vô hạn của vạn loại hữu tình. Sở dĩ gọi 9 phương trời là vị hạ phương tức hướng phía dưới ta không có ánh sáng mặt trời chói rọi chăng ? Tất cả mọi loài chúng sanh đều ở khắp trong 10 phương. Từ loài động vật hạ đẳng cho đến loài Người, Trời, Thần, Tiên, Phật v.v... đều hiện hữu ở trong các hướng nầy. Chúng ta đang ở phương nào ? Thật khó ai có thể xác định đúng được vị trí chúng ta ở phương nào. Nhưng căn cứ vào các cõi thể giới cấu tạo thì thế gian nầy tức là thế giới Ta-bà mà ta đang sanh sống nằm trong hướng Nam của 4 châu lớn (Bắc-cu-lô-châu, Tây-ngưu-hóa-châu, Nam-thiệm-bộ-châu, Đông-thắng-thần-châu). Ngoài ra, trong 10 phương ấy, chư Phật ở phương nào ? Phật là do Ứng-thân và Hóa-thân mà thành cho nên có thể hiện thân ở khắp trong 10 phương được tự tại, không có sự ngăn ngại nào cả, nghĩa là chư Phật qua lại trong 10 phương do sức hiện thần thông để cứu độ chúng sanh. Chỗ nào cần các Ngài liền thị hiện ngay đến đó để thuyết pháp và giáo hóa chúng sanh ngay trong khoảnh khắc. Trong kinh Pháp-Hoa, Phẩm Phổ-Môn thứ 25 có đoạn nói rằng người đáng dùng thân Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lầu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-dà, nhân cùng phi nhân để được độ thoát thì ngài Quán-Thế-Âm liền đều hiện ra mà vì đó nói pháp. Đức Bồ-Tát Quán-Thế-Âm do thành tựu các công đức như thế, dùng các thân hình dạo đi trong 10 phương các cõi nước để độ thoát chúng sanh, cho nên người nào một lòng chuyên niệm đến danh hiệu Ngài sẽ được như nguyện. 
Tóm lại, khi muốn diễn tả một việc rộng lớn ta thường dùng chữ thập phương, như người ấy ưa làm việc thập phương, vị Tỳ-kheo đi khất thực của thập phương v.v...

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 EmptyThu Dec 19, 2013 8:11 am

27.- ĐẠI-HỔNG-CHUNG CÓ Ý NGHĨA RA SAO ? 

Đại-Hồng-Chung là cái chuông lớn hay còn gọi là chuông U-minh. Chuông U-minh mang một ý nghĩa tinh thần rất lớn lao. 
Tiếng vang của chuông có thể nghe thấu suốt được đến cõi tối tăm u ám nơi địa ngục, nhờ đó, chúng sanh nào bị đọa vào đó, khi nghe liền được giải thoát. Ở các ngôi chùa cổ thường có quả chuông lớn để gióng mỗi ngày hai buổi sáng và tối cho việc cầu nguyện. Giờ gióng chuông buổi sáng lúc 5 giờ, trước khi tụng thời công phu buổi sáng.  Người thỉnh chông vừa đánh vừa đọc bài kệ. 
Nguyện thử chung thinh siêu pháp giới, 
Thiết vi u ám tất giai văn. 
Văn trần thanh tịnh chứng viên thông, 
Nhứt thiết chúng sanh thành chánh giác. 
Nghĩa là : 
Nguyện cầu cho tiếng chuông thấu suốt tới các cảnh giới, nơi tối tăm vây phủ bởi sắt nóng thảy đều nghe. Khi nghe chuông thì lòng trần (phiền não) nhẹ, chứng được đạo giải thoát và tất cả chúng sanh cùng thành chánh giác. 
Chuông thường gióng 108 lần tượng trưng cho 108 phiền não nơi mỗi chúng sanh mà cần cầu cho tất cả đều được siêu thoát. 
Buổi sáng sớm là giờ yên tỉnh, khi gióng lên, tiếng chuông ngân vang có thể nghe thấu suốt được các cỏi. Buổi tối, giờ ăn của loài quỷ đói, khi nghe chuông, chúng được nhẹ bớt lòng sân hận mà giải thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. 
Về lịch sử của Đại-Hồng-Chung, không thấy có sách nào đề cập tới. Theo truyền thuyết cho rằng chuông do Lương-Võ-Đế (thế kỷ thứ 6) khởi xướng đầu tiên để cầu nguyện cho các oan hồn bị đọa trong chốn U-minh do đạo nhãn của ông Chí-Công nhìn thấu suốt được và báo cho vua biết điềm ấy. 
Việc gần nhất của công dụng tiếng chuông là đánh thức dân chúng trong làng dậy để chuẩn bị ra đồng làm việc và giờ tan việc, ở thời buổi mà chiếc đồng hồ chưa được thông dụng ngày xưa trong các xã hội nông nghiệp.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 294
Reputation : 1
Join date : 27/07/2013

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 EmptyFri Dec 20, 2013 12:07 pm

28.- THẤT TÌNH LỤC DỤC LÀ GÌ ? 
Bảy thứ tình cảm biểu lộ ra bên ngoài và sáu việc ham muốn của con người gồm chung trong câu nói ngắn gọn là "thất tình lục dục". Vậy 7 thứ tình cảm và 6 điều ham muốn đó là những gì ? 
Bảy thứ tình cảm mà mỗi chúng ta đều có như : Vui mừng, giận dữ, buồn bã, vui vẻ, yêu thương, ghét và ham muốn hay nói cách khác là hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố và dục vậy. 
Bảy trạng thái tâm lý nầy luôn luôn tiềm ẩn ở nơi tâm thức chúng ta, hễ khi nào gặp một cơ hội thuận tiện, tự nhiên cái tình cảm ấy sẽ hiện nguyên ra bên ngoài như bộc lộ ra nơi nét mặt hay nơi cử chỉ, trong lời nói v.v... Như khi vui, người ta có bộ mặt tươi tắn, lúc buồn mặt ủ dột, lạnh nhạt. Còn giận thì mặt tái mét, xanh xao ; yêu thương mặt đỏ, nóng bừng v.v... Một trong 7 thứ tình cảm trên thái quá cũng khiến cho tâm sinh lý con người xáo trộn mất quân bình và gây ra những hành động thiếu ý thức và tai hại. Để đối trị lại với thất tình, Phật giáo đưa ra Thất-giác-chi tức là 7 điều hiểu biết đúng đắn là : Chọn lựa phương pháp, chuyên cần, mừng vui, nhẹ nhàng, suy nghĩ, định tĩnh tâm thức và xả bỏ những ý tưởng thấp hèn. 
Còn lục dục là gì ? Lục dục là 6 điều ham muốn đã trở thành thói quen khó sửa đổi : 
- Sắc dục : Ham muốn sắc đẹp. 
- Dung mạo dục : Ưa thích diện mạo đẹp đẽ. 
- Tư thái dục : Mong có dáng chững chạc, dịu dàng. 
- Muốn đụng chạm vào thân xác giữa nam nữ. 
- Say đắm lời ngọt ngào êm dịu. 
- Thích người cao lớn đẫy đà, phương phi, gọn gàng. 
Ngoài ra, còn một định nghĩa khác là tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến cũng nằm trong khía cạnh xấu của lục dục, nhưng theo thiển ý của bút giả, định nghĩa nầy không thể chấp nhận được. Đối với người tu, không phải dứt 7 thứ tình cảm, lìa 6 dục mà đạt được đạo, nhưng nương vào đó mà chuyển hướng tình cảm, ý muốn bất chánh trở lại với con đường thiện, tức là tự làm một cuộc cách mạng ngay chính bản thân. 

Cá nhân tốt, xã hội sẽ được cải thiện mà Phật giáo chủ trương phải hướng thiện ngay nơi mỗi ý nghĩ, lời nói. 

_________________________________
Tri Âm Quán
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 294
Reputation : 1
Join date : 27/07/2013

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 EmptySun Dec 22, 2013 10:31 pm

29.Tội Ngũ Nghịch Trong Phật Giáo Là Tội Gì?


Trong Phật giáo, tội ngũ nghịch là một tội nặng như ngoài đời là tội bị tử hình vậy. Tội ngũ nghịch còn gọi là tội vô gián bị đọa vào địa ngục, vì trái với luân thường đạo lý nên gọi là nghịch. 
Năm tội cực ác ấy như là : Giết cha, giết mẹ, giết bậc A-la-hán, hủy phá thân Phật ra máu, phá hoại hòa hợp Tăng. 
Căn cứ vào kinh ngũ nghịch tội do vua A-Xà-Thế hỏi Phật, thì có năm tội thật nặng nề mà người tu hành phải tránh để khỏi gây ra hậu quả xấu, bị đọa vào địa ngục. Trong năm tội nghịch nầy, tội nào cũng nặng tầy trời cả. Theo truyền thuyết cho rằng khi đức Phật Thích-Ca còn tại thế, Đề-Bà-Đạt-Đa cố tâm hại Phật như cho lăn đá đè, cho voi dữ cán lên mình Phật, nhưng nhờ sức thần thông, đức Phật đã thoát ra được các nạn dữ đó. Những tội như thế được liệt vào tội thứ tư trong năm tội nghịch nầy. Cũng trong cùng một ý nghĩa đó, việc hủy phá hình tượng Phật như bắn phá, đâm đục đều có tội rất nặng. Cả năm tội nghịch nầy đều có chung hình tướng cho cả ba thừa (Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-Tát), tức bao gồm cả Đại-thừa và Tiểu-thừa. 
Người nào đã lỡ phạm vào một trong năm tội trên, còn cách nào cứu thoát được không ? 
Những kẻ phạm phải tội nghịch ác như thế, tâm sinh lý họ đã có sự mất quân bình nên gây ra sự lầm lỗi quá nặng. Muốn giải cứu, phạm nhân phải tự mình phát nguyện sám hối trước Tam-Bảo, hứa chừa bỏ những hành vi, ý nghĩ xấu ác thô bỉ kia và quyết tâm thực hành điều thiện thì mới có thể xóa bỏ được lỗi phạm trước, để bắt đầu làm lại mọi việc đổi mới hoàn toàn và phải cảnh giác việc ác trong mỗi ý niệm, trong hành vi, tư tưởng ... 

Người Phật tử khi đã biết lý nhân quả và tội phước báo ứng rồi thì đừng nên gây ra cho kẻ khác bất cứ một tội nhỏ nào, huống chi trong năm tội nghịch ác lại cần phải tìm cách lánh xa. 

_________________________________
Tri Âm Quán
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 294
Reputation : 1
Join date : 27/07/2013

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 EmptyWed Dec 25, 2013 6:38 pm

30.- NGŨ THỪA TRONG PHẬT GIÁO LÀ NHỮNG GÌ ? 
 
Thừa có nghĩa là cái xe chuyên chở đưa người đi tới nơi chốn. Trong Phật giáo, thừa dùng chỉ cho giáo pháp để người tu đạt đến quả vị giải thoát. Ngũ thừa là 5 cổ xe vận chuyển người vào bến bờ định hướng. 
Ngũ thừa là : Nhơn thừa, Thiên thừa, Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-Tát thừa. 
1- Nhơn thừa : Do tu hành theo năm giới mà được làm người ở trong cõi nhân gian. 
2- Thiên thừa : Do tu theo 10 điều thiện để được sanh lên các cõi trời. 
3- Thanh-văn : Tu theo pháp tứ đế cầu đạt đến quả A-la-hán. 
4- Duyên-giác : Tu theo pháp 12 nhân duyên hoàn thành quả Bích-chi-Phật. 
5- Bồ-Tát thừa : Tu theo pháp Lục-độ mà chứng được đạo mầu giải thoát. 
Trong năm thừa gồm chung cả hàng Đại-thừa và Tiểu-thừa. Nói một cách khác, năm thừa còn phân loại theo cách thứ hai như : 
- Bồ-Tát 
- Duyên-giác 
- Thanh-văn 
- Các loài hữu tình tánh căn chậm, lẹ khác nhau. 
- Nhơn Thiên thừa. 
Như trong kinh Đại-Thừa Trang-Nghiêm Công-Đức và kinh Lăng-Già thì phân 5 thừa như cách trình bày thứ nhất ở trên. Giữa Bồ-Tát và Phật do tu nhân hành theo nhân quả "quyền", trong khi đó Phật tu hành theo nhân quả "Thật" và do đó có sự tu chứng đạt ngộ cũng khác nhau. Ngoài ra, các thừa khác chỉ biết áp dụng giáo lý của Phật một cách triệt để theo mẫu mực sẳn có, còn Bồ-Tát biết quyền do sức sáng tạo trong việc tu hành, nên quả vị tu chứng không đồng nhau. 

Theo trình độ và căn cơ của mỗi chúng sanh tu tập mà quả vị có cao thấp cũng đều do sức cố gắng là nhân đưa đến quả hiển nhiên. 

_________________________________
Tri Âm Quán
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 294
Reputation : 1
Join date : 27/07/2013

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 EmptySat Dec 28, 2013 5:04 pm

31.- THẬP ĐỊA LÀ GÌ ? HÃY PHÂN BIỆT CHỖ KHÁC NHAU GIỮA QUAN NIỆM CỦA BA THỪA ?  
Thập-địa hay còn gọi là Thập-trụ là 10 giai đoạn tu đạt được của 3 thừa : Thanh-văn, Duyên-giác và Bồ-Tát. Thập-địa có nhiều cách phân chia. 
Bồ-Tát thừa quan niệm về Thập-địa như sau : 
1/. Hoan-hỉ-địa. 2/. Ly-cấu địa. 3/. Phát-quang-địa. 4/. Diệm-huệ-địa. 5/. Cực-ly-thắng-địa. 6/. Hiện-tiền-địa. 7/. Viễn-hành-địa. 8/. Bất-động-địa. 9/. Thiện-huệ-địa và 10/. Pháp-vân-địa. 
Ngoài ra, còn một cách phân chia khác : 
1/. Càng-huệ-địa, càng là khô khan. Dùng phép quán ngũ đình tâm (bất tịnh quán, từ bi quán, nhân duyên quán, giới phân biệt quán, sổ tức quán, tức quán hơi thở). 
2/. Tánh-địa, từ nơi phàm phu mà thành. 
3/. Nhẫn-địa, do nhẫn nhục mà đạt được chân lý. 
4/. Kiến-địa, đoạn được kiến hoặc của 3 cõi và ngộ được chân lý của pháp Tứ-đế. 
5/. Bất-địa, đoạn lìa các dục vọng của Dục-giới, chứng được Nhất-lai tức là quả Tư-đà-hàm và còn phải sanh trở lại nơi đời một lần nữa. 
6/. Ly-dục-địa : Chứng quả A-na-hàm hay Bất-hoàn và không còn sanh vào thế gian nầy nữa. 
7/. Dĩ-biện-địa : Đã trừ được kiến-hoặc và tư-hoặc trong 3 cõi, chứng thành A-la-hán. 
8/ Chi Phật-địa : Tức quả Bích-chi-Phật của hàng Tiểu-thừa. 
9/ Bồ-tát-địa : Do tu lục độ, vạn hạnh trải qua vô số kiếp đã tròn đủ và chứng được quả vị Bồ-tát. 
10/ Phật-địa : Thân rốt sau của Bồ-Tát được hoàn toàn giác ngộ. Còn nếu phân chia theo Thanh-văn-thừa Thập-địa lại là quy y Tam- Bảo, Tấn, Tín-pháp, Nội-phàm-phu, Học-tín-giới, Bác-nhân-địa, Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm và A-la-hán. 
Nhưng đối với hàng Duyên-giác lại quan niệm Thập-địa có khác : 
1.- Khổ hạnh đầy đủ 
2.- Ngộ pháp 12 nhân duyên 
3.- Ngộ được pháp Tứ-đế 
4.- Trí tuệ thậm thâm 
5.- Chứng được cửu thánh 
6.- Quan sát tường tận cỏi hư không pháp giới và cõi chúng sanh 
7.- Nhập vào chỗ tịch tĩnh an vui 
8.- Đạt được 6 phép thần thông 
9.- Thấu triệt được chân lý bí yếu của vạn pháp 
10.- Tập khí và tưởng nghĩ của kiếp hiện tại còn lại một ít nơi tâm niệm. 

Tóm lại, 10 cấp bậc tu chứng nầy chung cho cả hàng Thanh-văn, Duyên-giác và Bồ-Tát đã dày công tu tập trong nhiều đời mà thành tựu Phật đạo. 

_________________________________
Tri Âm Quán
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 294
Reputation : 1
Join date : 27/07/2013

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 EmptySun Dec 29, 2013 1:01 pm

32.-  KIẾP LÀ GÌ ? CÓ KHÁC VỚI ĐỜI KHÔNG ?  
Chữ kiếp thường dùng để chỉ kiếp sống con người, tức khoảng thời gian lâu dài mà chúng ta không biết được đích xác là bao nhiêu năm. Nhưng theo sự đo lường của khoa học hiện đại đã cho một con số rõ ràng về kiếp như sau : 
Thế giới thành hình và hoại diệt luôn luôn xoay chuyển không ngừng. Mỗi một thế giới đều trải qua bốn thời kỳ là thành, trụ, hoại, không hay thành hình, tồn tại trong một thời gian, thay đổi và tiêu diệt. Mỗi thời kỳ đều có 20 tiểu kiếp, mỗi tiểu kiếp độ khoảng 16,000,000 năm. Chữ kiếp nói đủ, theo tiếng Phạn là Kiếp-ba (Kalpa) nghĩa là thời phận, tức việc phân chia ranh giới của thời gian có hai trường hợp : Đại thời và Trường thời. 
Kiếp-thành là thời kỳ thế giới thành lập. Kiếp-trụ là sau khi thế giới đã thành hình và có các loài hữu tình chung sống lẫn lộn ở đó. Kiếp-hoại là giai đoạn phá hủy và kiếp không là thời kỳ bị tiêu diệt hoàn toàn không còn lại gì cả. Do đó, khi nói tới một kiếp là chỉ cho khoảng thời gian lâu xa thăm thẳm ! Các vị Bồ-Tát tu hành từ lúc phát tâm cho tới khi chứng quả phải trải qua 3 a-tăng-kỳ kiếp mới thành Phật. Một kiếp khoảng thời gian đã lâu, lại còn phải qua 3 lần nhiều hơn như thế để hành giả thực hành đạo giải thoát, đủ cho thấy rằng công phu tu tập lâu xa đến chừng nào ! 
Tóm lại, một đại kiếp gồm có 4 thời kỳ tức là 4 trung kiếp. Mỗi thời kỳ có 20 tiểu kiếp. Mỗi tiểu kiếp là 16,000,000 năm. Như vậy, số năm của một đại kiếp là : 
Đ = tk x Tk = (20 x 4) = 80 x 16,000,000 = 1,280,000,000 năm. 

(một ngàn hai trăm tám mươi triệu năm) 

_________________________________
Tri Âm Quán
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 294
Reputation : 1
Join date : 27/07/2013

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 EmptyMon Dec 30, 2013 10:52 pm

33.A TĂNG LÀ GÌ, SỐ LƯỢNG CÓ THỂ TÍNH ĐẾM ĐƯỢC KHÔNG ? 

Chữ A-tăng-kỳ có nghĩa là vô số, dùng để chỉ cho số nhiều như số cát sông Hằng không thể nào tính đếm hết được. A-tăng-kỳ kiếp là kiếp sống hay sự tồn tại của thế giới qua hàng ngàn triệu năm. 
Theo như sự ước tính của khoa học thì một đại kiếp gồm có 4 trung kiếp, một trung kiếp có 20 tiểu kiếp và một tiểu kiếp là 16,000,000 năm. Như vậy, câu nói 3 a-tăng-kỳ kiếp gồm một tiểu kiếp, một trung kiếp và một đại kiếp mà thành. Số năm giữa một kiếp với a-tăng-kỳ kiếp khác nhau hàng triệu triệu năm vậy. 
Đức Phật mỗi khi thuyết pháp gặp con số nhiều thường ví với số cát của sông Hằng hay là a-tăng-kỳ kiếp. A-tăng-kỳ kiếp là khoảng thời gian để cho các hàng Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-Tát tu tập đạt đến đạo giải thoát, và như thế số năm trong thời gian thực hành Phật giáo phải dài lâu biết bao nhiêu ! 
Chúng sanh vì không thấy được hết sự cấu tạo nên thế giới vũ trụ và do đó cũng lại càng mù mịt hơn khi nói tới niên số để hình thành các cõi. Con người chỉ biết hạn hẹp trong phạm vi nơi thế giới đang tồn tại, ngoài ra chung quanh chúng ta còn có biết bao nhiêu thế giới khác cũng hoạt động và người ta phải đợi đến một giai đoạn mà khoa học tiến bộ như ngày nay mới khám phá ra được màn bí mật của vũ trụ ! Nhưng khoa học cũng chưa đạt được tới chỗ sau cùng của những công cuộc thăm dò, thám hiểm, tìm tòi ... mà hiện còn có vô lượng vô số thế giới đang trãi qua các thời kỳ thành hình, tồn tại, hoại diệt và không. Chư Phật và các vị Bồ-Tát nhờ dày công tu luyện đã chứng minh được sự hiện hữu của muôn ngàn cõi khác nhau và số lượng niên đại trong mỗi thời kỳ mà con mắt thường của chúng sanh không thể hình dung hay tính đếm được. 

Con người chỉ biết được khoảng thời gian qua các thế hệ (một thế hệ 30 năm), đời, thế kỷ chứ không thể nào xác định rõ được số năm nhiều hơn ở mỗi thời kỳ thành hình của các thế giới khác nhau. 

_________________________________
Tri Âm Quán
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 294
Reputation : 1
Join date : 27/07/2013

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 EmptyWed Jan 01, 2014 12:50 pm

34. CỬU ĐỊA LÀ GÌ? CÓ KHÁC NHAU VỚI THẬP ĐỊA?
Trong 3 cõi : Dục, sắc và vô-sắc lại chia thành Cửu-địa. Vậy Cửu-địa là gì ? 
1- Ngũ-thú tạp-cư-địa : 5 loài hữu tình chung nhau ở cõi dục. 
2- Ly-sanh hỷ-lạc-địa : Các bậc tu hành đã chứng được sơ quả và các khổ ở cõi dục đã dứt nên sanh tâm vui mừng. 
3- Định-sanh hỷ-lạc-địa : Bậc nhị thiền ở cõi sắc do sức thiền định mà được an vui. 
4- Ly-hỷ diệu-lạc-địa : Người tu chứng được quả tam thiền ở cõi trời sắc giới, vì đã xa lìa sự vui ở cõi dục và cõi sắc để có được cảnh vui mầu nhiệm hơn. 
5- Xả-niệm thanh-tịnh-địa : Chứng được quả tứ thiền và ở cõi sắc đã dứt trừ được tâm niệm xấu ác, hành giả chỉ còn lại thuần tự tánh thanh tịnh, bình đẳng và an trú được trong chánh niệm, không còn nhiễm trước các tạp niệm, vọng tâm nữa. 
6- Không-vô-biên-xứ : Thuộc về cõi trời thứ nhất của cõi vô-sắc, không còn các hình sắc nữa, người tu an trú trong thiền định. 
7- Thức-vô-biên-xứ : Cõi trời thứ hai thuộc về vô-sắc-giới và chúng sanh ở đó thường an trú trong cảnh định thức an ổn. 
8- Vô-sở-hữu-xứ : Cõi trời thứ 3 thuộc về vô-sắc-giới, chúng sanh nơi đó an định trong phép thiền quán sát, không còn có chỗ sở hữu. 
9- Phi-tưởng phi-phi-tưởng-xứ : Cõi trời thứ 4 thuộc vô-sắc-giới chúng sanh phần nhiều đều an trú với cảnh định phi-tưởng và phi-phi-tưởng. 
Nói một cách dễ hiểu hơn, cõi dục gọi là tán địa tức là nơi gây ra nhiều xáo trộn, loạn động do tâm thức vẩn đục của chúng sanh tạo ra. Cõi sắc và vô sắc gọi là định địa, nhờ tu tập thiền định mà cảm thọ được quả báo an vui. Như vậy, cửu địa đây có khác với thập địa không ? 
Trong thập địa có cả hàng Bồ-tát, Thanh-văn, Duyên-giác và Phật địa và dung thông cho tất cả các bậc Thánh. Trong khi đó cửu địa chỉ là những bước tu tập từ thấp đến cao của hàng Tiểu thừa mà thôi. Đó là sự khác biệt nhau giữa hai trường hợp, mặc dù cả 2 đều có dùng chữ "Địa", nhưng ta không thể lầm lẫn được. 

Muốn đạt đến đơn vị rốt sau trên bước đường tu tập, hành giả phải tinh tấn tu tập để mới có thể thành tựu viên mãn. 

_________________________________
Tri Âm Quán
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 294
Reputation : 1
Join date : 27/07/2013

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 EmptySun Jan 05, 2014 11:03 pm

35  TỨ ĐẠI LÀ NHỮNG GÌ ?  
Mỗi một cá nhân có được thân nầy một phần do tinh huyết của cha mẹ tạo thành, một phần do các yếu tố vật chất bên ngoài nuôi dưỡng. 
Nếu phân tích kỹ ta sẽ thấy rõ thân xác nầy gồm có 4 phần hợp lại như đất, nước, gió, lửa cấu thành. Các phần : Xương, thịt, da, tóc, răng, móng trong cơ thể thuộc về chất đất. Trong khi đó các chất lỏng như đờm, nước mũi, nước miếng, nước tiểu, nước mắt, máu huyết ... thuộc về chất nước. Còn gió chỉ cho hơi thở, cơ quan hô hấp, các lỗ bài tiết ... Phần còn lại là chất nóng trong người, tức là nhiệt lượng tỏa khắp toàn thân thể để bảo tồn được xác thịt đứng vững, đó gọi là hỏa. 
Thân xác ta thành hình do 4 yếu tố kia gắn chặc vào nhau để tồn tại. Nếu một trong bốn yếu tố của tứ đại nầy thay đổi hoặc mất sự quân bình, tự nhiên cơ thể không thể giữ được thăng bằng, trái lại còn gây ra những triệu chứng bất bình thường, như khi thân thể bị thương thì toàn thân phải chịu ảnh hưởng. Người bị tăng huyết áp có những triệu chứng đau nhói khó chịu, hơi thở không điều hòa là dấu hiệu của người bịnh hoạn. Khi nào cả 4 yếu tố đều ngưng hoạt động thì cuộc đời của một người coi như đã mãn phần ở thế gian nầy. 
Lúc thân xác tan rã, các phần đất, nước, gió, lửa đều hoàn nguyên trở về trạng thái cũ, rốt cuộc con người không còn lưu lại được gì cho chính mình cả. 
Những người lúc sống biết tu phước làm thiện, khi chết được an lành. Với ý niệm đó, theo Phật giáo mỗi khi có người nhà sắp tắt hơi thở lìa đời thì mọi người thân thuộc nên hợp nhau lại cầu nguyện bằng lời kinh, để cho thần thức của người sắp chết được nhẹ nhàng đi đầu thai kiếp khác. 

Với thân tứ đại nầy không có gì đáng quí trọng cả, mà chúng ta chỉ lưu ý hướng thượng tinh thần mới là điều quyết định trong kiếp lai sinh ! 

_________________________________
Tri Âm Quán
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 294
Reputation : 1
Join date : 27/07/2013

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 EmptyMon Jan 06, 2014 11:57 am

36. THẬP TRỤ TRONG PHẬT GIÁO LÀ GÌ?

Thập-trụ là chỗ của các bậc tu hành nương vào để an trụ. Chỗ an trụ ấy từ thấp đến cao có chia ra làm 10 thứ bậc như dưới đây : 
1- Phát-tâm-trụ : Lúc đầu mới phát tâm tu tập. 
2- Trị-địa-trụ : Chọn điểm tựa để nương náu. 
3- Tu-hành-trụ : Gia công thực hành việc tu tập. 
4- Sanh-quy-trụ : Phát tâm quy hướng. 
5- Phương-tiện-trụ : Do nơi pháp phương tiện mà hành đạo. 
6- Chánh-tâm-trụ : Tâm an định trong chánh niệm. 
7- Bất-thối-trụ : Lòng không thối chuyển. 
8- Đồng-chơn-trụ : Thiết thạch trong lành, tâm như gương sáng không bị vẫn đục. 
9- Pháp-vương-tử-trụ : Dũng mãnh phi thường như vua của các pháp. 
10- Quán-đảnh-trụ : Quán chiếu nơi đảnh đầu phát ra điện quang. 
Các bậc Bồ-Tát ra đời để trên cầu Phật đạo, dưới cứu độ chúng sanh (thượng hoằng Phật đạo, hạ hóa chúng sanh) mà an trụ tâm. Đây là giai đoạn thứ nhất trong 3 a-tăng-kỳ kiếp của hành giả trên đường tu. Ngoài ra, để thành tựu được 10 nơi trụ tâm vững chắc, người phát tâm tu hành cần phải có thêm lòng tin tưởng nữa. Đó là : 
1- Tín tâm, 2- Tinh tấn, 3- Niệm tâm, 4- Định tâm, 5- Huệ tâm, 6- Thí tâm, 7- Giới tâm, 8- Hộ tâm, 9- Nguyện tâm, 10- Hồi hướng tâm. 
Trước hết người hành trì Phật giáo phải tin rồi phát tâm tu tập thì mới đạt được kết quả như điều mong muốn. Khi định và huệ đã đủ, bèn khởi lòng từ bi bố thí và răn nhắc, ngăn ngừa tâm loạn động để giữ cho điều hòa từ nội thân đến ngoại cảnh. Nguyện cho mình được tròn đầy phước trí để hồi hướng về cho tất cả chúng sanh đồng thành Phật quả. 

Phát lòng tin tưởng để an trụ tâm trong chánh pháp mà tu tập cho tới khi đạt được đạo, và việc tu hành vì chưa được thành tựu tới chỗ rốt ráo nên hành giả phải cần nương trụ. 

_________________________________
Tri Âm Quán
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Sponsored content





KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 3 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO
Về Đầu Trang 
Trang 3 trong tổng số 13 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4 ... 11, 12, 13  Next
 Similar topics
-
» THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
» Nam Tông Phật Giáo
» Truyện Phật Giáo (hay) Sưu Tầm
» Giáo dục thế hệ trẻ sống theo lời Phật dạy
» Phật Giáo Có Đường Lối Riêng

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Căn Bản Phật Pháp-
Chuyển đến