Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO

Go down 
3 posters
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, ... 11, 12, 13  Next
Tác giảThông điệp
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 EmptyWed Oct 30, 2013 11:35 am

25.- VỀ Ý NGHĨA CỦA NGÀY PHẬT-THÀNH-ĐẠO VÀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA NÓ. 
Sau khi đã thực hành và nhận chân ra được phương pháp tu ép xác theo lối khổ hạnh như các đạo sĩ thuộc nhóm ông Kiều-Trần-Như không thể đạt đến giải thoát rốt ráo, đức Phật bèn rời khỏi họ để tìm ra một lối thoát do chính mình bằng con đường thực nghiệm tu chứng.
Nhờ áp dụng pháp tu tĩnh tọa tham thiền, Phật Thích-Ca đã giác ngộ được sau 49 ngày tư duy dưới cây Bồ-Đề, và chứng được sáu phép thần thông : 1- Thiên-nhãn-thông, 2- Thiên-nhĩ-thông, 3- Lậu-tận-thông, 4- Tha-tâm-thông, 5- Thần-túc-thông, 6- Túc-mạng-thông (1- Mắt tinh thông, thấy suốt được tất cả các cõi, 2- Tai nghe rõ thấu được tất cả tiếng kêu than của mọi loài, 3- Các phiền não mê mờ đã được đãi lọc sạch không còn thấm lọt được tâm thanh tịnh, 4- Thấu rõ được tâm địa của kẻ khác một cách dễ dàng, 5- Thay hình đổi dạng tùy theo nhu cầu mà biến hiện cho thích hợp, 6- Biết rõ được kiếp trước của mình đã tạo ra nhân gì và thọ quả báo ra sao). Sáu phép thần thông hay còn gọi tắt là lục thông cũng cùng một ý nghĩa. Trong lúc tu hành quan sát lý vô thường, khổ, không và vô ngã (không có cái ta) trong Tứ-niệm-xứ (4 ý niệm căn bản phải luôn ghi nhớ về kiếp nhân sinh) mà đức Phật đã nghĩ về kiếp nhân sinh chỉ giả tạm chứ không có gì thực thể, không bền chắc, vì con người sống ở đời bị mọi thứ ràng buộc chi phối. Do tham thiền nhập định, Đức Phật đã đạt được giác ngộ (Englightenment) lúc sao mai vừa mọc vào ngày mùng 8 tháng 12 âm-lịch. Lúc Phật chứng quả, chư Thiên cùng nhau hoan hỷ rải hoa cúng dường và xưng tán đức Phật là bậc thầy của cả Trời và người.
Nhớ lại năm thầy đạo sĩ cùng tu khổ hạnh ép xác lúc đầu, đức Phật lần đầu tiên đến vườn Lộc-Uyển thuyết về nguyên nhân của sự khổ và tìm cách diệt khổ mới đạt được chân lý (4 chân lý) để hướng dẫn họ tu tập theo chánh pháp.
Ngày Đản-sanh của đức Phật đánh dấu trang sử vàng son của Phật giáo, nhưng ngày Thành-Đạo mới chính là thời điểm lịch sử huy hoàng chói lọi nhất còn vang vọng trong lòng nhân loại qua mọi thời đại.

_________________________________
KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 EmptyThu Oct 31, 2013 11:25 am

26.- GIỮA NHẬP-DIỆT VÀ NIẾT-BÀN KHÁC HAY GIỐNG NHAU ? 
Người thường chúng ta sau khi tắt hơi thở lìa khỏi cõi đời nầy gọi là chết, còn người theo đạo Lão khi chết gọi là quy tiên. Trong khi đó đối với người lớn tuổi có đạo đức lúc qua đời gọi là "Hóa" hay "Vãng" và Phật giáo còn có một vài danh từ để chỉ cho trạng thái nầy.
Nhập-diệt hay Niết-bàn đều có nghĩa giống nhau để chỉ cho trạng thái vắng lặng mà chỉ có Phật mới đạt được, khi lìa bỏ xác thân ở đời. Nhập-diệt là vào nơi yên tỉnh không bị phiền não câu thúc bó buộc hay lôi kéo. Còn Niết-bàn là không còn sanh diệt nữa, đã được tự tại và đạt tới an lạc hoàn toàn. Tiếng Phạn gọi Niết-bàn là Nirvana cũng đều có ý nghĩa là không bị sanh tử chi phối nữa, vì thế còn gọi là "viên tịch".
Người tăng sĩ Phật giáo khi nhắm mắt, tắt thở gọi là viên tịch, tịch diệt, hay thị tịch để nói lên cái ý nghĩa rằng không còn bị ràng buộc bởi cái nghiệp lực chi phối. Do kinh nghiệm hay do một vài người kể lại, có nhiều nhà sư biết trước được giờ chết, lo tắm rữa sạch sẽ, thay quần áo gọn gàng và dặn dò đệ tử những điều cần thiết trước khi lìa đời. Nhờ công đức tu hành nên lúc bỏ thân xác nầy, các tăng sĩ đều được an nhiên mà hóa, nghĩa là con người của họ đã làm chủ được thần thức, không bị các ý niệm xấu tới lôi kéo đi thọ sanh vào một kiếp khác. Thông thường, chỉ có Phật mới gọi là nhập Niết-bàn, nhưng trong một ít trường hợp các Hòa-Thượng lớn tuổi có nhiều thành tích hoạt động, lúc chết cũng được gọi là nhập Niết-bàn hay nhập-diệt vậy. Tưởng cần nói thêm là nghĩa của chữ vắng lặng trong chữ Tịch-diệt không có nghĩa là trống không như hư không và đã có người cho rằng Phật giáo chủ trương phá chấp để cuối cùng chọn lấy một chữ "KHÔNG" như là con số zero. Nếu chủ trương một cách thuần vật lý như nhận xét vừa nêu, hẳn Phật giáo đã bị đào thải bởi các ngành khoa học thực nghiệm ngày nay.
Đi từ khái niệm vật chất để đạt tới lý tưởng do công phu tu tập mà thành, chỉ có con đường thực nghiệm tâm thức do Phật giáo chủ trương là được tồn tại lâu dài.

_________________________________
KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 EmptyFri Nov 01, 2013 10:20 am

27.- HÃY PHÂN BIỆT PHẬT GIÁO VỚI ĐẠO PHẬT KHÁC NHAU THẾ NÀO ? 
Phật giáo và đạo Phật là hai danh từ đã dùng quen thuộc, hầu như ít có ai để ý phân biệt được chỗ giống và khác nhau thế nào để làm gì, có lẽ việc tìm hiểu như thế không cần thiết chăng ?
Thật ra, chữ Phật giáo và đạo Phật có khác nghĩa nhau đôi chút. Phật giáo là tiếng gọi tổng quát rất phổ thông để chỉ cho một tôn giáo như Phật-giáo, Thiên-chúa-giáo, Cao-đài-giáo v.v... tức là gồm cả một hệ thống của một tôn giáo có một giáo chủ, giáo lý và giáo đoàn thuộc phạm vi khách quan. Trong khi đó, danh từ đạo Phật được thu hẹp nghĩa hơn và chỉ lưu hành trong phạm vi của một quốc gia hay nhìn xa hơn thuộc về phạm vi chủ quan của từng cá nhân. Ví dụ: Tôi theo đạo Phật hay đạo Phật của tôi, hoặc đạo Phật, đạo Hòa-hảo, đạo Islam...
Ngoài ra Phật giáo còn bao hàm được cái nghĩa nguyên thủy của nó, còn đạo Phật theo dòng thời gian, đã biến thái và đi vào dân gian như một tôn giáo qua sự đãi lọc và truyền thừa bởi các nhà truyền giáo, các vị tổ khai sáng tông phái, các bậc thiện-tri-thức ... để đem đạo Phật gần gũi và hòa nhập vào các sinh hoạt dân gian.
Do đó, chúng ta có thể nói rằng Phật giáo là chỉ cho cái chung của một tôn giáo về chiều rộng, còn đạo Phật phải đòi hỏi ở sự thực hành thuộc về chiều sâu hơn. Từ trước tới nay hai danh từ nầy có sự dùng lẫn lộn và cho tới bây giờ cũng chưa ai phải bận tâm đem tách rời nhau ra làm hai phạm vi cả, vì trên danh nghĩa hình như hai, nhưng ý nghĩa đều chỉ có một, là một tôn giáo thuần túy mà thôi. Biết được sự khác nhau của cách dùng như thế để khỏi có sự lầm lẫn mỗi khi gặp kẻ khác hỏi để tìm hiểu hay chất vấn về Phật giáo.
Vấn đề danh từ đơn giản ta chưa giải quyết được thì đừng nói chi tới phần giáo nghĩa sâu xa của Niết-Bàn, Cực-Lạc, Chơn-Tâm ... còn xa lạ khó hiểu đến chừng nào !

_________________________________
KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 EmptySat Nov 02, 2013 10:50 am

28.- GIẢI THOÁT LÀ THẾ NÀO ? NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GÌ ĐỂ TU CHO ĐẠT ĐƯỢC ? 

Như những tội nhân được cứu ra khỏi lao tù, như người sắp chết đói được thức ăn, cũng như chúng ta sống trong đời nầy gặp nhiều oan trái vây ngặt nên phải tìm cách vượt ra mà chỉ có giáo lý đạo Phật mới đủ công năng giải thoát được sự ràng buộc ấy.
Đức Phật từ bỏ ngai vàng, bệ ngọc, vợ con vào núi tu hành cho đến khi đạt được chân lý là một sự giải thoát vô tiền khoáng hậu. Vì Phật không những tu để tự cứu mình mà khi giải thoát được tất cả khổ não rồi còn giải thoát cho tất cả chúng sanh đang trầm luân trong biển khổ sanh tử nữa. Người tu hành sống đời đạo hạnh, không vướng bận cảnh vợ con là một hình thức giải thoát. Chúng ta tự chủ được mình trong những dục vọng thấp hèn cũng là một hình thức giải thoát nhưng chính ta không tự thấy được. Muốn được giải thoát, trước hết chính ta phải tự ý thức để cứu lấy mình ra khỏi cảnh ràng buộc. Ngoài ra, do nhờ tha lực trong những trường hợp như bị áp bức, ép ngặt ... để được tự do, tự tại. Nhưng trong đời phần nhiều do ta tự giải thoát lấy mình. Có phương pháp để đạt đến giải thoát là dứt bỏ lòng tham muốn bất chánh và khi đã bắt tay vào làm một công việc gì phải trung thành với việc đó cho đến khi hoàn thành mới thôi (quan niệm giải thoát theo thế gian), thứ hai là hy sinh thì giờ để nghiên cứu, học hỏi, thực hành những việc thiện hay từ bỏ gia đình để tu theo Phật cho đến khi tìm ra được chân lý (quan niệm) giải thoát hướng thượng vượt ngoài phạm vi thế gian).
Đức Phật Thích-Ca nhờ thực hành đúng và rất táo bạo về cuộc cách mạng để giải phóng cho nhân sinh thoát khỏi vòng sanh tử và chính Ngài được xưng tụng là bậc Thiên Nhơn chi Đạo-Sư (Thầy của Trời và Người).
Nói cách khác, việc giải thoát không khó, nhưng khó ở thái độ trù trừ của chúng ta không chịu bắt tay vào việc tu tập thì khó mong đạt được mục đích.

_________________________________
KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 EmptySun Nov 03, 2013 12:31 pm

29.- THẦN THÔNG LÀ GÌ ?  NHỮNG AI ĐẠT ĐƯỢC ? 
Ngày nay chúng ta thường nghe danh từ thôi miên thuật cũng đã là một hình thức nhờ luyện tập công phu mà đạt được. Phật giáo có thần thông để nói phép tùy cơ ứng biến mà chư Phật thị hiện ra đời và biết rõ suốt được tất cả việc quá-khứ, hiện-tại và tương-lai một cách rõ ràng.
Thần thông gồm có 6 loại, sáu phép hay lục thông như :
1- Thiên-nhãn-thông : Con mắt nhờ luyện thần nên trông thấy suốt được mọi thời, mọi cảnh giới.
2- Thiên-nhĩ-thông : Lỗ tai nghe thấu suốt được tất cả âm thanh của thời đại và ngày cả âm thanh trên các cõi trời.
3- Lậu-tận-thông : Các mê lầm của vô minh đã diệt không sót lại, trong tâm thức hoàn toàn tĩnh lặng.
4- Tha-tâm-thông : Biết rõ được tha nhân một cách tự nhiên.
5- Thần-túc-thông : Bay đi tự tại qua mọi nơi, mọi lúc nhanh chóng như trở bàn tay.
6- Túc-mạng-thông : Biết rõ được mạng sống kiếp trước của mình một cách thấu suốt trong mỗi một hành động tạo nghiệp và cũng nhờ đó phối kiểm lại những việc đã qua.
Đạt được sáu phép thần thông nầy, chỉ có Phật, còn các bậc Bồ-Tát chỉ đạt được lậu tận thông và một phần của tha-tâm-thông.
Muốn đạt được thần thông, cần phải tập trung định lực bền chắc như chất kim cương mới không bị bất cứ ma lực nào chi phối được. Còn những người tu hành bình thường, lúc ngồi thiền tự nhiên cũng thấy mình phi thân tới chỗ nầy chỗ nọ. Điều đó không phải là trạng thái chứng ngộ, giải thoát mà chỉ là ma chướng thường hiện ra để thử thách mà thôi.
Tu tập để đạt được thần thông không phải chỉ một sớm một chiều mà thành công, chúng ta cần phải tích lũy công phu lâu dài, liên tục như đức Phật Thích-Ca đã thực hành.

_________________________________
KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 EmptyMon Nov 04, 2013 6:10 pm

30.- XÁ-LỢI LÀ GÌ ?  AI CÓ ĐƯỢC NGỌC XÁ-LỢI ? 
Chư Phật, Bồ-Tát, các vị Tổ sư khi viên tịch (nhắm mắt lìa đời), xác thân được đem thiêu và còn lại phần tinh ba gọi là Xá-lợi.
Như thế, Xá-lợi có khác với xương cốt mà người thường chúng ta khi chết cũng đốt và thu lại trong một cái bình để thờ không ? Nói một cách khác dễ hiểu hơn, Xá-lợi là do cái tinh túy của con người dồn lại. Người tu do sức thiền định, cũng như tinh tủy không dùng vào việc ân ái nên tích tụ lại và kết thành một chất sáng long lanh như kim cương sau khi xác thân đã được thiêu đốt. Chất sáng ấy chính là ngọc Xá-lợi. Chư Phật, các vị Tổ sư đã tu chứng đắc đạo, lúc nhập Niết-bàn mới có được ngọc Xá-lợi. Đức Phật Thích-Ca lúc nhập diệt, Xá-lợi của Ngài được chia thành 8 phần để cho các hàng đệ tử phụng thờ. Hiện nay, Xá-lợi Phật vẫn còn tại một vài nơi như Népal, Tích-Lan và được dân chúng hết sức kính ngưỡng. Việt-Nam có chùa Xá-Lợi Sàigòn, thành lập vào năm 1952 cũng có rước được một phần Xá-lợi Phật từ Tích-Lan về thờ. Ngọc Xá-lợi nguyên thủy có lẽ đã bị biến dạng và hiện nay có còn lại chăng một phần (của ngọc Xá-lợi) đều do sáng tạo của hàng Phật tử sùng kính muốn ghi ơn đức Phật nên tìm cách duy trì. Tại Pháp vào năm 1979, chùa Việt-Nam tại Nice có tổ chức một cuộc rước đất thiêng do phái đoàn hành hương đến Ấn-Độ chiêm bái các nơi Phật tích mang về.
Đức tin của con người rất quan trọng, những gì đã được tôn thờ đều có một giá trị tinh thần rất cao !
Ngày nay, Xá-lợi Phật vẫn còn sáng ngời trong lòng mỗi chúng ta qua mọi thời đại, nếu biết tùy hoàn cảnh của mỗi quốc độ mà duy trì chánh pháp để tạo cho người đời một lòng tin tưởng mãnh liệt vào ánh sáng của đạo mầu giải thoát là chúng ta đã cúng dường Xá- lợi Phật một cách đúng nghĩa vậy.

_________________________________
KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 EmptyTue Nov 05, 2013 2:27 pm

31.- KHỒ TRONG PHẬT GIÁO CÓ PHẢI LÀ MỘT HÌNH THỨC THAN THÂN TRÁCH PHẬN ĐỂ CHÁN ĐỜI ? 
Cái khổ của con người có muôn mặt thuộc về tâm sinh lý, là một sự thực hiển nhiên ta không thể chối cải được. Phật chỉ nói khổ, vì thấy rõ được chân tướng của nó và chỉ bày phương pháp để diệt khổ.
Trong mỗi sinh hoạt hàng ngày, chúng ta chưa thấy có ai hài lòng với chính mình. Chẳng hạn người buôn bán hơi bận rộn một chút đã than bận quá, còn như lúc rãnh lại than ế ẩm. Học trò tới kỳ thi vùi đầu vào sách vở thì than bận đã đành, nhưng khi đã thi xong thì cũng còn bao nhiêu mối bận rộn khác như nghỉ hè ở đâu, tiệc vui bè bạn... Như thế con người từ khi sinh ra đời, lớn lên, già rồi chết, chúng ta gặp biết bao nhiêu cảnh khổ, không được toại ý. Khổ về tinh thần và khổ về vật chất mà Phật giáo chia làm 8 loại khổ khác nhau là : Khổ về sanh, già, bịnh, chết, yêu nhau phải xa lìa, mong cầu không được toại nguyện, thù ghét nhau nhưng phải sống chung đụng và các phần thuộc sắc, thọ, tưởng, hành, thức (5 uẩn) có sự bất bình thường cũng gây ra sự khổ.
Nêu ra cái khổ không phải để chán nản, bi quan mà là để tìm cách thoát ra nó, đạo Phật không chủ trương khổ để đưa người vào chỗ mê lộ không lối thoát, như có người cho rằng đó là tư tưởng chán đời, yếm thế ... Chữ khổ có nghĩa là DUKKHA (suffering), tức là chồng chất lẫn lộn những điều bất như ý vào trong các sinh hoạt thường ngày của chúng ta. Muốn diệt khổ, chúng ta phải biết kiên nhẫn (perseverance) và trì chí hay nhẫn nại (patience), tận tâm (thoroughness) và chăm chỉ (industry) làm hết bổn phận của mình mỗi ngày, tâm hồn sẽ an vui, thư thái. Kinh 42 Chương, phẩm "Thiểu dục và tri túc" nói :
"Người biết đủ dù ở bất cứ chỗ nào trên mặt đất, tâm trí cũng được thỏa mãn, còn người không biết đủ dù cho có ở trên thiên đường cũng không vừa ý".
Chúng ta biết được khổ để tìm cách tiêu diệt, vì không thể chạy trốn được. Người chạy trốn cái khổ mới chính là kẻ bi quan, yếm thế vậy.

_________________________________
KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 EmptyWed Nov 06, 2013 11:57 am

32.- 37 PHẨM TRỢ ĐẠO BỔ ĐỀ 

Có nhiều người nghĩ và giải thích khác nhau về 37 Phẩm-trợ-đạo Bồ-Đề, bởi do sự hiểu lầm hoặc vì thiếu sự nghiên cứu đúng đắn gây ra. Để bổ túc cho được đúng, ở đây bút giả cố gắng trình bày những chi tiết sau đây để quý vị hằng lưu tâm tới Phật giáo dễ dàng trong việc đối chiếu với các kinh điển.
37 Phẩm-trợ-đạo Bồ-Đề là một trong các phương pháp tu hành để giúp cho hành giả tấn tu trong khi thực hành Phật giáo và được chia ra làm 3 lãnh vực là chuyên tâm, chánh niệm và chọn lọc. Trong phần chuyên tâm có 4 Niệm-Xứ, 4 pháp Chánh-Cần và 4 điều Như-Ý. Phần Chánh niệm gồm có 5 căn và 5 lực và phần chọn lọc có Thất-Bồ-Đề-Phần và 8 Chánh-Đạo (những danh từ vừa nêu trên xin xem bài riêng).
Thất-Bồ-Đề-Phần hay Thất-Giác-Chi mà trong đó việc lựa chọn các pháp tu trước tiên để được thích hợp cho việc tu hành, chứng tỏ rằng giai đoạn chọn lọc tức là đãi lọc những cáu bợn phiền não ra khỏi tâm thức rất quan trọng.
Trong 3 giai đoạn chuyên tâm, chánh niệm và chọn lọc, nếu hành giả thực hành được trong một hoàn cảnh thuận lợi và tâm trí không bị chi phối bởi các tạp niệm (nhớ nghĩ vẫn vơ vô ích) bên ngoài xen vào thì thật là điều lợi ích thiết thực cho việc tu tập.
Tóm lại, 4 Niệm-Xứ, 4 Chánh-Cần, 4 điều biết đủ Như-Ý, 5 căn, 5 lực, 7 Bồ-Đề-Phần, 8 Chánh-Đạo là 37 phương pháp trợ giúp hành giả tấn tu huệ nghiệp.

_________________________________
KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 EmptyThu Nov 07, 2013 12:41 pm

33.-  HÃY CHO BIẾT "TỨ NIỆM XỨ" VÀ CÔNG DỤNG RA SAO ? 
Hành giả trên bước đường tu tập, đầu tiên là những phương pháp thực hành để đạt đến tỏ ngộ chân tâm. Đây là 4 pháp môn mở đầu trong 37 Phẩm Trợ-Đạo Bồ-Đề.
Bất cứ lúc nào và ở đâu, nếu thấy thuận tiện, người thực hành Phật giáo cũng có thể tưởng nghĩ tớ 4 điều căn bản nầy để quan sát rõ về hình tướng thật của thân mạng nầy thay đổi theo từng khoảnh khắc. Có quan sát được như thế chúng ta mới biết được chân giá trị của kiếp sống con người để bồi dưỡng cho đời sống đạo đức cho được hoàn hảo hơn.
Bốn điều nhớ nghĩ của người hành trì Phật giáo có thể được chia ra như sau :
* Về thân thể : Quan sát thân nầy dơ nhớp, do các yếu tố đất, nước, gió, lửa tạo nên và nó chỉ tồn tại được trong một thời gian hữu hạn rồi cũng tiêu hủy theo năm tháng. Nếu ta không chú ý săn sóc, như tắm rửa hay trang điểm thì xác thân nầy sẽ bẩn thỉu khó chịu, nhất là khi ta phải tiếp xúc với mọi người chung quanh.
* Về nhu cầu vật chất : Có thân xác dĩ nhiên phải có những nhu cầu vật chất để nuôi dưỡng nó và đây là điều cần nên suy nghĩ kỹ tới việc thọ nhận là khổ. Nói như thế không có nghĩa là từ chối tất cả để cho thân thể héo gầy, bịnh hoạn. Khi thọ nhận những nhu cầu vật chất không nên quá độ, vì ngoài thân thể ra, tinh thần mới đáng quý.
* Về tâm lý đổi thay : Tâm con người luôn luôn thay đổi như con vượn leo cây (tâm viên), như ngựa chạy rông (ý mã), không một giây phút nào ngừng nghỉ cả. Việc cần thiết là chúng ta nên suy nghĩ hay quan sát kỹ tâm ta vốn không cố định, từ đó mới bắt đầu tìm cách chế ngự nó định tĩnh lại theo sự điều khiển của chủ nhân chính là ta.
* Các pháp đều không có thật tướng, tức là tất cả các pháp đều vô ngã. Thật vậy, tự nơi bản chất của các pháp đều không có gì gọi là cái "NGÃ" được cả. Ví dụ : Thân thể cũng không phải là ta, vì khi xác thân nầy rã rời, thì các phần đất, nước, sức ấm và hơi thở đều hoàn nguyên cho các trạng thái lúc ban đầu.
Khi chúng ta quan sát kỹ 4 ý niệm căn bản nầy để tấn tu, vì thân thể bất tịnh, thọ nhận là khổ, tâm vô thường và pháp không có thật ngã thì việc tu hành mới tấn bộ ngỏ hầu đạt đến giải thoát an vui.

_________________________________
KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 EmptyFri Nov 08, 2013 9:30 am

34.- TỨ-CHÁNH-CẦN LÀ GÌ ? HÌNH TƯỚNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA CÁC PHÁP ẤY RA SAO ? 

Trong 37 pháp giúp cho việc thực hành Phật giáo được hoàn bị mà 4 pháp môn quan trọng chánh đáng rất cần thiết nên gọi là Chánh-Cần.
Bốn pháp Chánh-Cần là : Điều thiện chưa sanh cần làm cho phát sanh, việc thiện đã sanh phải làm cho nó tăng trưởng mãi, điều ác chưa sanh phải cố ngăn chặn không cho phát sanh và việc ác đã sanh phải tìm cách diệt trừ. Đó là 4 pháp tu chánh đáng mà bất cứ hành giả nào muốn đạt được đạo không thể không thực hành.
Đã gọi là pháp Chánh-Cần thì bất cứ lúc nào người tu hành cũng có thể nhớ nghĩ và thực hành được cả. Tuy nhiên, để cho công việc tu tập đạt tới kết quả tốt, thì giờ thích hợp và thuận tiện nhất để nghĩ tới 4 pháp Chánh-Cần là lúc ngồi thiền, quan sát và tập trung tư tưởng hoặc lúc nào ta cảm thấy tâm trí nhẹ nhàng, không bị chi phối bởi hoàn cảnh phức tạp chung quanh.
Điều ác và việc thiện vốn không có hình tướng nên khó có thể diễn tả cho đúng hoàn toàn được. Ở đây có thể lấy một vài ví dụ để làm cho vấn đề được sáng tỏ hơn như : Tánh tỵ hiềm, lòng tham muốn, ý ganh ghét v.v... là những việc xấu, điều ác cần nên tránh, còn việc thiện là những điều mà ai cũng thích như lòng tha thứ, yêu thương rộng khắp, tánh rộng rãi v.v... Nhưng, còn những việc xấu ác chưa sanh thì làm sao mà biết được để ngăn chặn cho nó đừng sanh ? Việc ác dù nhỏ nhoi đi nữa cũng là hạt mầm của bao nhiêu sự sai lầm tai hại, cho nên dù một sự móng tâm nào có tính cách bất chính và có phương hại tới mọi người và mọi vật chung quanh cũng đều phải tức thời tìm cách dập tắt ngay từ lúc nó mới nhen nhúm phát khởi.

Tập trung được mọi ý tưởng tốt cho tới khi nào ta nghĩ tới điều thiện thắng được điều ác như người đãi lọc vàng trong đất cát thì việc tu tập mới gọi là thuần thục vậy.

_________________________________
KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Eta


Được sửa bởi Quốc Cường ngày Sat Nov 09, 2013 2:11 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 EmptySat Nov 09, 2013 10:29 am

35.-  TỨ-NHƯ-Ý-TỨC LÀ GÌ ? 
Tứ-như-ý-túc là bốn điều biết đủ như ý hay là bốn pháp môn tùy thuộc vào việc suy nghĩ và là phần cốt tủy trong việc thực hành các pháp lành vậy.
Bốn điều biết đủ như ý là : Lòng ham muốn vừa đủ, ý niệm, tinh tấn và định hay nói một cách khác việc mong cầu, việc suy nghĩ, về hành động và tư tưởng phải đúng. Mong muốn, suy nghĩ, hành động và tư tưởng là 4 khía cạnh của một vấn đề để từ đó con người có thể làm được thiên thần hay quỉ vật. Tại sao ? Vì một khi mà lòng ham muốn hay dục vọng của ta quá độ dễ đưa tới chỗ sa ngã, mù quáng và gây ra nhiều tội ác. Đối với người tu, mọi việc đều phải biết đủ (tri túc) nên chữ "túc" ở đây còn có nghĩa là tri túc. Trong khi đó việc suy nghĩ và hành động là những yếu tố quan trọng hơn cả. Nếu ta chỉ nghĩ và hành động một chiều, tức là thiếu sự cân nhắc kỹ càng để đưa tới việc làm thô bạo có phương hại kẻ khác. Sau cùng là phần tư tưởng mới quyết định được mọi việc đúng hay sai ở đời. Tư tưởng đúng, hành động đúng ; tư tưởng sai, dĩ nhiên hành động không thể nào đúng được. Một người có tư tưởng hướng thượng, tức là biết hướng đời sống tới một lý tưởng và sẽ đi đúng theo con đường đã chọn. Nếu tư tưởng lệch lạc, sai lầm sẽ kéo theo cuộc đời khổ não, đau đớn không thể lường được.
Nguyễn-Công-Trứ trong bài "chữ nhàn" có câu : Tri túc, tiện túc, đãi túc, hà thời túc ; tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn, nghĩa là biết đủ cứ cho là đủ, chờ đợi cho đủ thì chừng nào mới đủ được ; cũng như biết nhàn cứ tự nhiên hưởng cái nhàn, chờ đợi tới lúc thực sự nhàn nhã thì làm gì có được cảnh ấy ?
Trong kinh "Tứ Thập Nhị Chương" cũng có đoạn nói về thiểu dục và tri túc, đức Phật dạy các thầy Tỳ-kheo : Người biết đủ dù có ở đâu trên mặt đất, tâm hồn vẫn cảm thấy được thư thái nhẹ nhàng ; còn người không biết đủ cho dù ở trên cảnh thiên đường cũng không được vừa ý.
Tri túc là phương thuốc cần cấp cho người tu hành, cũng như biết đủ như ý rất quan trọng trong bất cứ mọi trường hợp ta muốn thực hiện một công việc gì dù lớn hay nhỏ.

_________________________________
KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 EmptyWed Nov 13, 2013 9:54 am

37.- NGŨ-LỰC LÀ GÌ ? 
Như trên đã luận về ngũ-căn rồi, phần ngũ-lực chỉ là cái tác dụng của ngũ căn mà thôi. Ngũ-lực là 5 sức mạnh tinh thần làm động cơ thúc đẩy tư tưởng suy nghĩ đúng.
Như vậy, ngũ-lực là tín, tấn, niệm, định và huệ lực. Tại sao 5 căn và 5 lực có cùng một hình tướng và tên gọi giống nhau lại chia ra làm hai lãnh vực cho thêm phức tạp ? Hình tướng của 5 căn và 5 lực tuy giống nhau, nhưng cái tác dụng của chúng hoàn toàn khác biệt. Chữ Lực là sức mạnh mà trong Phật giáo mỗi hành vi tạo tác ra nghiệp lành, nghiệp dữ của chúng sanh đều do cái "Lực" nầy thúc đẩy mà ra cả. Giả sử ta tin một điều gì cũng giống như bao nhiêu kẻ khác tin, còn cái hấp dẫn để tin lại là việc khác, cho nên cái sức mạnh để tin đó mới là điều quan trọng. Chuyên cần là một đức tính tốt mà ai cũng có thể nghĩ được, nhưng cái động cơ thúc đẩy việc chuyên cần kia mới là điều đáng nói hơn cả. Trí tuệ phán đoán mọi việc đúng, sai đều phải có một sức mạnh tiềm tàng bên trong làm trợ duyên. Lực hay động lực, nếu chỉ dùng chỉ thuần vật chất nó là cái đầu máy (moteur) của toàn bộ máy vậy. Lực trong phạm vi tinh thần là đầu dây mối nhợ sai sử con người quyết định, lựa chọn hay từ chối, tán đồng hay phản đối ... mọi việc đúng hoặc sai.
Vì vậy, người thực hành Phật giáo cần phải đặc biệc chú trọng tới cái sức mạnh lôi kéo nầy của tư tưởng để kiểm soát mọi hành vi của mình, nếu không, sẽ bị cái sức chi phối nầy dắt dẫn tới những việc làm tai hại, lỗi lầm và cuối cùng ta không còn cách nào để sửa đổi được nữa.
Hành động, tư tưởng, trí phán xét của ta phải do ta làm chủ để giữ được thế quân bình trong mọi khía cạnh sinh hoạt là vai trò của năm sức mạnh tinh thần nầy chi phối.

_________________________________
KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 EmptyThu Nov 14, 2013 1:44 pm

38.- THẤT-BỔ-ĐỀ-PHẦN VÀ THẤT-GIÁC-CHI GIỐNG HAY KHÁC NHAU ?


Thất Bồ Đề Phần là 7 yếu tố quan trọng trong việc phát tâm tu tập đạo quả Bồ-Đề tức là giải thoát hay đạt đến giác ngộ.
Bảy phần trợ giúp cho công việc tu học đạt thành viên mãn, là một trong các pháp của 37 phẩm trợ duyên cho hành giả tấn tu đạo nghiệp. Bảy yếu tố đó là những gì ?
Đó là : Trạch-pháp, tinh-tấn, hỷ, khinh-an, niệm, định, xã ; về ý nghĩa của mỗi pháp và việc thực hành như thế nào ?
- Trạch-pháp là chọn lực phương pháp hay các pháp môn thích hợp để tu, tức là các pháp lành, đúng với trình độ căn cơ của ta. Ngoài ra, phương pháp nào không thích hợp thì loại bỏ như người thích tu thiền thì nên chọn thiền, kẻ thích tu quán tưởng niệm Phật thì nên chọn pháp môn tu Tịnh-độ.
- Tinh-tấn là tiến tới không ngừng nghỉ. Khi làm bất cứ một công việc gì, muốn đạt đến chỗ thành công cần phải có ý chí cương quyết, dứt khoát.
- Hỷ là niềm phấn khởi vui tươi trong mọi việc hoặc hỷ xã, tức là vui vẽ chấp nhận các pháp lành để tu tập, trong tinh thần phấn chấn tự nhiên lúc thực hành điều kiện ấy giúp ta dễ thành tựu mọi việc.
- Khinh-an là nhẹ nhàng, thư thái, hòa hoản, không gấp rút vội vàng, nhờ đó ta có đủ sự sáng suốt để công việc tu học không bị thối chí nản lòng.
- Niệm là suy nghĩ những việc cần thực hành, tức là chú tâm vào một công việc không có ý chểnh mảng lơ là.
- Định là tập trung tư tưởng. Trong trường đời, ta phải sống vật lộn với bao nhiêu khó khăn, thử thách nên tâm bị giao động và cần phải có thì giờ định tĩnh lại để tìm lấy những giây phút bình an.
- Xả là bỏ, xa lánh những pháp bất thiện để tìm về chân tướng thật của con người, hầu tạo dựng một đời sống tốt đẹp hơn.
Như thế, giữa chữ Bồ-Đề và Giác-Chi (giác là sự hiểu biết, chi là nhánh hay ngọn tức là từng bộ phận) đều có nghĩa là các pháp cơ bản đưa tới giác ngộ.
Tóm lại, nếu hành giả biết thực hành đúng pháp tu, tức là chọn lựa phương pháp để chấp nhận hay từ bỏ các pháp không thích hợp thì kết quả sẽ tốt đẹp.

_________________________________
KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 EmptyFri Nov 15, 2013 10:11 am

39.- BÁT-CHÁNH-ĐẠO LÀ GÌ ?  XIN KỂ RÕ THỨ LOẠI RA SAO ? 
Bát-Chánh-Đạo là 8 con đường chơn chánh hay 8 phương cách thực tiển để giúp cho việc tu hành đạt đến thành tựu viên mãn.
Bát-Chánh-Đạo nằm trong các phương pháp tu tập của 37 Phẩm-Trợ-Đạo Bồ-Đề. Tám pháp môn chính đáng nầy là động cơ của mắt, miệng, hành vi, tư tưởng và ngay cả thân thể nữa cũng ảnh hưởng dây chuyền hợp thành. Thấy biết đúng để nhận ra được sự vật không lầm thuộc về chánh kiến, suy nghĩ ngay thật (Chánh-tư-duy) không mang tâm niệm xấu có hại cho kẻ khác. Miệng luôn luôn nói lời chân thật, hòa nhã, không cố ý thêm bớt, đặt điều vô ích (Chánh-ngữ). Hành động, việc làm chân chính (Chánh-nghiệp) luôn luôn chuyên cần để đẩy mạnh công việc làm đạt tới kết quả tốt (Chánh-tinh-tấn), lúc nào cũng nhớ nghĩ tới điều hay lẽ thật (Chánh-niệm), chọn lựa những công việc nào thích hợp với khả năng và trình độ của mình không làm phương hại tới kẻ khác trong việc mưu sinh (Chánh-mạng). Lòng lúc nào cũng hướng tới những tư tưởng hay, những điều bổ ích thiết thực cho đời sống của mình là ta đã theo đúng chánh định. Nếu hiểu biết suy nghĩ chân chánh theo như tám phương pháp nầy, chúng ta có thể rút tỉa ra được từ đó một bài học thực tiển thật hữu ích để ứng dụng vào đời sống hầu cải tạo cho riêng cá nhân mình và tư tưởng theo đúng con đường chánh đáng, là con đường duy nhất chân thật làm kim chỉ nam cho cuộc sống đúng nghĩa, hữu ích và an lạc.
Sống là một nghệ thuật mà mỗi người phải tự tạo ra cho cuộc đời mình tốt đẹp hay xấu xa. Người Phật tử biết sống đúng theo chánh pháp sẽ tạo được hạnh phúc an vui trong chánh đạo.

_________________________________
KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 EmptySat Nov 16, 2013 11:15 am

40.- A-NẬU ĐA-LA TAM-MIỆU-TAM BỔ-ĐỀ LÀ GÌ ?

A-Nậu Đa-La Tam-Miệu-Tam Bồ-Đề là trí tuệ sáng suốt của Phật, dịch là trí hiểu biết rộng lớn. Do con đường tu chứng đã đạt được, là trí tuệ vô thượng, là chân lý của sự an lạc.
Chữ A nghĩa là "vô", Nậu-Đa-La nghĩa là "thượng", Tam-Miệu là "chánh", Tam-Bồ-Đề là "biến" hay "đạo". Dịch tổng quát có nghĩa là Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác hay Vô-thượng Chánh-biến-đạo và gọi tắt là A-Nậu Bồ-Đề.
Chỉ có chư Phật là bậc Đại giác ngộ hoàn toàn mới được tôn hiệu nầy. Các vị Bồ-Tát, La-hán, Thanh-văn ... chưa đủ tư cách để được tôn xưng. Con người từ khi phát tâm tu hành cho tới khi đạt được quả Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác phải trải qua vô số kiếp tinh tấn không ngừng mới phá dẹp được hai trận tuyến của quân giặc đang bủa vây từ trong nội tâm là sự phiền não quấy phá, cho đến giặc ngoại cảnh như ma chướng và các thứ sắc dục khác theo cám dỗ. Nếu người tu bẻ dẹp được 2 thứ giặc hùng hậu kia rồi cứ tiến thẳng tới quả vị Bồ-Đề là con đường rộng mở để vào ngôi nhà chánh pháp tức là giác ngộ giải thoát vậy.
Người Phật tử trong lúc sơ cơ học đạo, vì còn nặng gánh gia đình, chúng ta nên thực hành từng bước một những điều Phật dạy để tạo dựng một nếp sống gia đình thoải mái, lành mạnh, an vui, hạnh phúc, nhờ đó làm thềm thang đưa tới quả vị Bồ-Đề. Nếu luận rằng quả Phật khó đạt và việc Phật sự khó thực hành, chúng ta không biết đến đời nào mới chứng quả ? Sự giác ngộ và giải thoát không gì khác là ngay trong mỗi hành động, lời nói của ta trong sạch và lợi lành cho kẻ khác.
Phật đã dạy "Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành" thì quả Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác không xa đối với người Phật tử chân chánh, biết quyết tâm thực hành Phật giáo.

_________________________________
KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 EmptySun Nov 17, 2013 11:29 am

CHƯƠNG 2
CẢNH GIỚI
 
1.- CON NGƯỜI THEO QUAN NIỆM PHẬT GIÁO NHƯ THẾ NÀO ? 

Con người là một trong những loài động vật có lý trí ở trên thế gian. Chung quanh thế giới chúng ta đang sống còn có nhiều loài khác nữa. Vậy thì theo quan niệm của Phật giáo, con người chiếm một địa vị ra sao ? 
Ở trong sáu đường (thiên, nhân, A-tu-la, địa-ngục, ngạ-quỷ, súc- sanh), con người đứng hàng thứ hai sau chư thiên thần, như thế hẳn nó phải mang một tính chất gì đặc biệc ! Chư Thiên do tu 10 điều thiện mà thành, còn con người nhờ biết giữ gìn  giới (không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu) mà được báo thân trong đời nầy. Trong trường hợp người không tin theo Phật giáo thì sao ? Đây là luật tự nhiên hình thành, dù tin hay không, cái nhân làm người vẫn đều do các yếu tố kia kết nạp lại, không ai chối cải được cả. 
Có thể nói con người có lý trí, tư tưởng để cân nhắc việc lợi hại, đúng sai, trong khi đó loài động vật cũng có trí hiểu biết nhưng lại thiếu phần tư tưởng. Sự khác nhau là ở điểm nầy. Con vật nhiều lúc cũng biết mừng giận ghét thương như người và chúng cũng quý đời sống hơn là phải đi vào chỗ chết, như con heo, con chó, gà, vịt ta nuôi trong nhà lâu ngày là một điều dễ hiểu. 
Mặt khác, con người rất khôn ngoan nhưng lại là con vật yếu đuối không thể tưởng tượng được, nhất là lúc mới sanh. 
Con người không biết tu nhân tích đức, sau khi chết cũng phải bị đọa lạc như các giống vật khác. 

_________________________________
KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 EmptyMon Nov 18, 2013 11:15 am

2.- THẬP NHỊ XỨ LÀ GÌ ?
 
Thập nhị xứ là mười hai xứ hay nơi chốn tùy thuộc vào các yếu tố như : sáu yếu tố thuộc về cơ thể và sáu phần còn lại thuộc về hoàn cảnh bên ngoài (sáu nội xứ và sáu ngoại xứ) hợp thành con người và cuộc sống hiện tại. 
Sự phân biệt của ta do 5 yếu tố như màu sắc, lãnh thọ, tư tưởng (nghĩ), hành vi và phần quan trọng là nhận thức, gọi là năm uẩn (chỗ chứa nhóm), hợp lực với 6 căn (1) hay là 6 nội xứ là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý cùng với 6 trần (2) là màu sắc, âm thanh, mùi vị, tiếp xúc hay đụng chạm và các pháp hay còn gọi là 6 ngoại xứ hình thành mười hai xứ. 
Mắt để nhìn và phân biệt màu sắc, tai để nghe các âm thanh động tịnh, mũi để hửi mùi hôi, tanh, thơm, thối, lưỡi nếm qua các vị ngọt, lạt, chua, cay, thân thể phải đụng chạm với hoàn cảnh trong hàng ngày, ý hợp với các pháp bên ngoài tức là cảnh trần và được gọi một cách nôm na là thập nhị xứ. 
Có thể tóm lược 6 nội xứ và 6 ngoại xứ trong bản sau : 
12 xứ 
6 nội xứ  6 ngoại xứ 
mắt tai mũi lưỡi thân ý sắc thanh hương vị xúc pháp 
Xứ còn có nghĩa là nơi hay điểm phát xuất, tức là điểm tựa để cho tâm phân biệt được thế giới vạn vật bên ngoài. 
(1) Căn là gốc, căn cứ, điểm phát sinh. 
(2) Trần là cảnh trần, bụi bặm. 

_________________________________
KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 EmptyTue Nov 19, 2013 1:13 pm

3.- THẬP BÁT GIỚI LÀ GÌ ? 
 
Như trên đã trình bày, 12 xứ gồm 6 nội xứ và 6 ngoại xứ cộng thêm với 6 thức hợp thành 18 giới. 
Chữ Giới có nghĩa là giới hạn hay phạm vi nào đó mà mỗi phần của tâm, cảnh, thức hay thân nương gá vào nơi mỗi cơ quan hoạt động để hoàn thành được việc nhận thức. 
Mười tám giới được chia ra làm 3 phần như dưới đây : 
Sáu thức : Nhãn thức, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý thức tức là cái biết hay điều phân biệt của mỗi cơ quan. 
Sáu nội xứ : Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. 
Sáu ngoại xứ : màu sắc, âm thanh, mùi, vị, tiếp xúc và các pháp. 
Như vậy, 6 thức và 6 nội xứ giống hay khác nhau ? Về hình thức giữa 6 thức và 6 nội xứ tuy giống nhau, nhưng về sự phân biệt nhận thức thì hoàn toàn khác biệt. Trong mỗi cơ quan : Nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý còn có chữ thức kèm theo, tức là hàm ý nói do sự nhận thức bên trong. Còn 6 nội xứ là phần tự nhiên, mặc dù không ý thức tới ngoại cảnh chúng ta cũng có thể biết được mọi vật một cách tổng quát. 
Hiểu biết và phân biệt là 2 khía cạnh khác nhau, nếu rõ được điều đó tức là ta phân biệt được dễ dàng 18 giới. 

_________________________________
KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 EmptyWed Nov 20, 2013 11:14 am

5.- CỬU PHẨM LÀ GÌ ? 


Cửu phẩm là chín bậc sắp xếp theo thứ tự 9 bậc cao thấp khác nhau cho việc tu giải thoát và dùng cánh hoa sen để tượng trưng. Cửu phẩm hay chín phẩm hoa sen phân ra như sau : 
Thượng phẩm : Thượng sanh, trung sanh, hạ sanh. 
Trung phẩm : Thượng sanh, trung sanh, hạ sanh. 
Hạ phẩm : Thượng sanh, trung sanh, hạ sanh. 
Trên hoa sen có 9 cánh, xen kẻ vào nhau, gồm có 3 tầng : Tầng trên cùng, tầng giữa và tầng dưới. 
Người nào khi chết thoát sanh vào được phần trên hết gọi là Thượng-phẩm thượng-sanh, cho đến cánh hoa sau chót là Hạ-phẩm hạ-sanh. Dù có phân ra Hạ, Trung, Thượng nhưng đều trong cùng một cánh hoa sen. Tu hành được lên cửu phẩm sen, sau khi lìa cõi đời nầy là người đã dày công thực hành Phật giáo lúc sống. Chín phẩm hoa sen chỉ có ở thế giới Cực-Lạc của đức Phật A-Di-Đà. Trong các lễ cầu siêu, chúng ta thường nghe chư Tăng phục nguyện "thoát hóa liên đài" (thoát sanh vào cánh hoa sen) hay trong bài Hồi-Hướng có câu "Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu, hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh, Bất-thối Bồ-Tát vi bạn lữ" (chín phẩm hoa sen là cha mẹ, Hoa nở ta gặp được Phật và ngộ đạo mầu chứng lý vô sanh, vì tất cả các bậc Bất-thối Bồ-Tát là bạn hữu). Ở đời chúng ta chỉ cần thành tâm niệm danh hiệu đức Phật A-Di-Đà và tụng kinh, trì chú, đến lúc quá vãng sẽ được Ngài tiếp rước thần hồn đưa về thế giới Cực-Lạc, tùy theo công tích của người để được định lượng vị trí nơi chín phẩm hoa sen. 
Phật tử chúng ta nên cố gắng tu phước huệ thế nào để sau khi trả báo thân nầy có thể lên được đài hoa sen báu nơi cõi An-Lạc Tây- phương. 

_________________________________
KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 EmptyWed Nov 20, 2013 3:02 pm

6.- NIẾT BÀN LÀ CẢNH GIỚI NHƯ THẾ NÀO ? [url=http://quangduc.com/coban/9kienthuc2.html#--- o0o ---][/url]
Niết-Bàn (Nirvana) là trạng thái vắng lặng an vui mà chỉ có các bậc tu chứng mới đạt ngộ được. 
Chỗ cứu cánh của Phật giáo là tu để đạt đến Niết-bàn. Cảnh giới Niết-bàn không phải là thế giới Cực-Lạc của đức Phật A-Di-Đà, lại cũng không phải là cảnh sung sướng tuyệt đỉnh như một số người nghĩ mà là nơi tịch tịnh vượt ra ngoài ngôn ngữ nghĩ bàn của chúng ta. Chư Phật và các vị Bồ-Tát đã chứng đắc mới biết rõ được trạng thái của cảnh ấy mà thôi. Muốn diễn đạt theo ngôn ngữ thường của chúng ta để chỉ rõ Niết-bàn thì cảnh giới ấy ra sao ? 
Căn cứ theo tư tưởng Đại-thừa Phật giáo, Niết-bàn không ở đâu xa lạ mà ngay trong đời sống hiện tại cũng có thể chứng minh được. Chẳng hạn, nơi mỗi hành động, ngôn ngữ, cử chỉ của ta làm việc lành, tự nhiên tâm hồn được thoải mái an vui, đó chính là trạng thái không ràng buộc, là cảnh giới Niết-bàn, giải thoát rồi vậy. 
Thật vậy, Niết-bàn đồng nghĩa với giải thoát, chỉ khi nào tâm tư chúng ta không bị câu thúc bởi phiền não, tham đắm và vọng chấp mê lầm thì đó là Niết-bàn. Nói như thế không có nghĩa là chủ trương xóa bỏ cảnh Niết-bàn thật sự mà để chứng minh cho dễ hiểu cái lý thú của trạng thái giải thoát thôi. Đối với người đã nghiên cứu nhiều về Phật giáo có thể hiểu tinh thần của Niết-bàn không câu chấp, nhưng người chưa có cơ duyên với Phật Pháp phải có một cảnh giới thực thể ở ngay trước mắt và bên kia nhãn giới, vì có được như vậy thì những kẻ thực hành đúng mức tinh thần lợi tha, vô ngã của Phật giáo mới có được điểm tựa nhắm tới sau khi bỏ Báo thân nầy. 
Phật giáo không chủ trương ru ngủ con người, bằng cách đưa ra một cảnh giới hoàn toàn an vui giải thoát để mê hoặc sự dễ tin của quần chúng mà chính chúng ta phải đích thân thực hành rồi tùy theo trình độ hiểu biết của mình mà cảnh Niết-bàn sẽ là đáp số cho việc tìm hiểu của mỗi người. 
Niết-bàn được quan niệm như là một thực thể chỉ có khi nào chúng ta đã diệt trừ được mọi phiền não vi tế mới có thể chứng biết được trọn vẹn. 

_________________________________
KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 EmptyThu Nov 21, 2013 10:51 am

7.- HÃY NÓI VỀ CẢNH GIỚI CỰC LẠC CỦA ĐỨC PHẬT A-DI-ĐÀ ?


Người tu theo pháp môn "Tịnh-độ" chuyên việc tụng kinh và niệm danh hiệu đức Phật A-Di-Đà luôn luôn nghĩ tới cảnh giới Cực-Lạc và cầu mong được sanh về đó sau khi chết. 
Nơi đó, theo như kinh A-Di-Đà diễn tả, thì có ao bảy báu, nước tám công đức, trong nước có cát vàng trải làm đất, bốn bên có mành lưới bao bọc, cây cối xanh tươi suốt quanh năm. Ngoài ra còn có cả ngọc xà-cừ, lưu-ly, pha-lê lót dưới lối đi để trang sức cho cảnh trí nữa. Mặt khác, con người cảnh Cực-Lạc đẹp đẽ, tướng mạo trang nghiêm, thường được trẻ mãi không già. Chính đức Phật A-Di-Đà có phát lời thệ nguyện là cứu độ hết tất cả chúng sanh để đưa về cảnh giới Cực-Lạc rồi Ngài mới thành đạo chứng quả. Ở Việt-Nam pháp môn Tịnh-độ thịnh hành nhất từ đời Lý Trần. Thời kỳ nầy Phật giáo phái Thiền pha lẫn lộn với Tịnh-độ và Mật-giáo. Pháp môn tu Tịnh-độ rất đơn giản bằng phương pháp niệm Phật. Đức Phật A-Di-Đà thường được xưng niệm danh hiệu trong lúc niệm Phật. Người thực hành miệng niệm, tâm nhớ nghĩ tới Phật, gạt bỏ mọi ý niệm xấu ác khác xen tạp vào trong tâm tưởng, tức là phải có sự chí thành thì mới có sự cảm ứng để gần gũi được thế giới Cực-Lạc và niệm cho tới khi thuần thục mới đạt được điều lợi ích. 
Việc niệm Phật rất dễ thực hành, ai cũng có thể làm được, không luận già trẻ lớn bé. Nhất là những vị lớn tuổi thường để ra hằng giờ mỗi ngày để niệm Phật. Nhờ công đức niệm Phật mà có người biết trước được giờ chết và dặn dò con cháu những điều tâm phúc hay tắm rửa sạch sẽ trước khi nhắm mắt lìa đời. Đối với kẻ làm ác thì khó mà hưởng được phút vui hiếm có nầy, như những người lúc sống làm việc mổ thịt trâu bò, cắt tiết heo, dê đến khi chết như có ai tới đòi đền mạng nên họ không thể nào nhắm được mắt, lại còn phải chịu vậy vùng đau đớn, có khi còn la rống lên lớn tiếng rồi mới tắt hơi thở. Vậy thì còn chần chờ gì nữa mà chúng ta không tu để được về thế giới giải thoát an vui của cảnh Cực-Lạc. Ở đó có nhạc trời tấu khúc, chim hót líu lo suốt bốn mùa và mọi phiền lo như đều được lắng sạch, cho đến món ăn đều hoàn toàn bằng pháp thiền định vui vẻ. 
Tu mau kẻo trễ là một cách khuyến khích mọi người cố gắng thực hành theo pháp môn niệm Phật cầu vảng sanh sau khi chết đã được nhiều người tin tưởng, áp dụng. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 EmptyFri Nov 22, 2013 1:39 pm

8.- THEO PHẬT GIÁO ĐỊA NGỤC LÀ CẢNH NHƯ THẾ NÀO ?


Cảnh địa ngục có phải là một cái cớ để dọa nạt mà đạo Phật cố tình đưa nhân sinh vào con đường cùng không lối thoát hoặc lợi dụng lòng tin của người đời để ru ngủ như đã có người nghĩ không ? 
Địa ngục là cảnh có thật với đủ các hình phạt để xử trị kẻ nào ở thế gian làm việc ác, khi chết oan hồn đi vào đó nhận lấy quả báo. Các hình phạt được ghi nhận là : Ngục thiết-hoàn (vòng sắt nóng), cưa xẻ, đập (đánh, tra tấn, xiềng, kẹp v.v..). Do đó, nhiều người khi nghĩ tới cảnh địa ngục liền phát rợn tóc gáy lên. Có nhiều sự tích còn chứng minh đầy đủ có cảnh giới tối tăm bẩn thỉu nầy. Ngay cả những người ngồi đồng thiếp hồn cũng đi vào chốn địa ngục và chứng kiến được cảnh tra tấn rùng rợn ở đó về thuật lại. Sư Từ-Đạo-Hạnh tìm cách báo thù cho cha, ông Từ-Vinh bị chết oan do tay Pháp-sư Đại-Điên trù yếm, sau đó món nợ máu đã trả xong mới được yên chuyện. Bà Thanh-Đề bị hành hạ trong kiếp đói khát ở cảnh địa ngục ... là những chứng minh cho thấy được hình tướng của cảnh giới địa ngục như thế nào. Nói về sự tướng thì luận như thế, còn đứng về mặt lý, nhất là căn cứ theo hành vi thiện ác trong đời hiện tại, thì chính những việc đau đớn, đọa đày, ức hiếp, bị tù hảm giữa xã hội loài người bây giờ, chúng ta cũng có quyền kết luận được đó là thế giới của đọa lạc, đau thương. Đối với người nào chưa hiểu về lý, chúng ta phải chỉ ra được địa ngục có hình tướng dài ngắn, lớn nhỏ ra sao để hướng dẫn họ cách tu và tìm ra con đường thoát khỏi sự ràng buộc u tối kia. 
Chỉ có tư tưởng của Đại-thừa Phật giáo mới chứng tỏ được cái viên dung vô ngại mà người bình dân cũng như giới trí thức đều học hỏi tu tập để mong thoát khỏi địa ngục. 
Tùy theo trình độ của người cao thấp mà đạo Phật hướng dẫn cho kẻ tu hành đạt đến giải thoát khỏi vòng sanh tử để chứng nhập Niết-bàn tịch tịnh, tức là không còn bị đọa lạc vào cảnh giới khốn khổ lầm than ... 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 EmptySat Nov 23, 2013 11:12 am

9.- CẢNH GIỚI CỦA NGẠ QUỈ Ở ĐÂU ? 
 
Cảnh ngạ quỉ tức là cảnh giới mà nơi đó chúng sanh phải chịu đói khát, bị hành phạt đau đớn về thể xác lẫn tinh thần. 
Những ai sống ở đời có tính tham lam, keo kiệt như có tâm bòn rút của người để thu lợi về cho mình, lúc chết phải chịu cảnh đọa đày, lạnh lẽo đói khát. Hành động bẩn thỉu của con người nơi trần thế kéo theo cho tới lúc chết phải bị đọa vào kiếp đói khát trong loài quỉ để trả cho xong món nợ truyền kiếp ở đời. Loài quỉ đói được kể rằng có nhiều hình tướng khác nhau như quỉ một giò, quỉ sứ, quỉ hóa đá, quỉ đoạt mệnh, quỉ đói, quỉ ưa phá phách v.v... Con quỉ có thể không giống với hình người. Chúng có hình lông lá dễ sợ và thường sinh sống cạnh thế giới loài người, vì nghiệp nặng, những hồn oan của người khi chết không đi đầu thai được nên hóa thành quỉ và ở lơ lững giữa từng không như một thế giới vô hình mà mắt thường của ta khó hình dung ra được. 
Không luận Phật giáo mới nói tới cảnh ngạ quỉ, nhiều người cũng kể lại rằng chính họ đã thấy được loài quỉ dữ. Có một điều lạ lùng là trong thời buổi chiến tranh, có nhiều tiếng vũ khí nên loài quỉ cũng ít thấy xuất hiện nơi thế giới loài người, có lẽ chúng sợ binh khí chăng ? 
Quỉ là một vấn đề lớn mà các nhà khoa học không thể nào giải thích nổi, theo Phật giáo, những người chết oan ức linh hồn không đi đầu thai được và còn vất vưởng nơi đình miếu, gốc cây để khuấy phá người đời. Do đó, Phật giáo có những cuộc lễ như chẩn tế cô hồn vào dịp lễ Vu-Lan rằm tháng bảy để nhờ lời kinh kệ và hơi hương khói mà các hồn oan được ấm lòng đi đầu thai ở kiếp khác. 
Muốn biết sau khi chết chúng ta thành kiếp gì, chỉ cần nhìn vào hành vi của việc làm hiện tại để có thể đoan chắc đúng được 90% theo luật nhân quả luân hồi, không hề sai lệch. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 EmptySun Nov 24, 2013 10:22 am

10.- SÚC SANH LÀ LOÀI GÌ VÀ CHÚNG SINH HOẠT Ở ĐÂU ? 


Súc sanh là giống thú hay còn gọi là loài lục súc như : Trâu, dê, heo, ngựa, chó, gà là sáu loài vật được người ta nuôi dưỡng trong nhà để chúng phục vụ cho người. 
Mỗi khi giận người nào ta thường nghe kẻ ấy dùng câu chửi rủa là : "Đồ súc sanh", tức có ý ám chỉ cho kẻ đối diện là thứ trâu bò ngu ngốc không ra gì cả. Con trâu và con ngựa được coi là loài động vật nặng nghiệp nhất phải mang kiếp kéo cày, kéo xe để trả nợ, vì kiếp trước chúng vốn đã tạo ra nhiều ác nghiệp. Do đó, để thỏa mãn cơn giận của mình, người ta ưa dùng lời độc địa nặng nề đối với kẻ khác. Nhưng tất cả loài người đều ghét ai gắn cho mình điều xấu xa, sỉ nhục ấy, vì đó là một sự xúc phạm đến danh dự kẻ khác một cách trầm trọng và như thế cũng có nghĩa rằng chính mình không muốn bị gán ghép cho những lời bất hão hạ cấp ấy, thì đừng mở lời độc ác xấu xa để làm cho người phải buồn khổ. Mặc dầu những giống vật nầy được chúng ta nuôi dưỡng, bảo hộ. Người Nhật cấm ăn thịt chó, nếu ai phạm sẽ bị phạt nặng. Người Ấn-Độ cấm ăn thịt bò, vì bò được xem như vật tổ, nên tuyệt đối cấm giết hại chúng. Người Việt-Nam theo đạo "Ông" không ăn thịt trâu v.v.. là những hình thức tôn trọng loài vật. 
 Lục đạo, theo Phật giáo, thì loài súc sanh được liệt vào hàng thức sáu (Nhơn, Thiên, A-tu-la, địa-ngục, ngạ-quỉ, súc-sanh) vì được xem như giống dơ dáy, xấu xí nhất vậy. Chúng ta phải biết tôn trọng loài vật, đừng đánh đập hành hạ chúng cách tàn nhẫn mà phải bảo vệ tất cả mọi loài. 
Kiếp của loài súc sanh rất khổ sở, vì chúng phải chịu đủ mọi cực hình do loài người và các loài vật mạnh khác lấn hiếp. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 EmptyMon Nov 25, 2013 9:21 am

11.- CÁC CÕI THIÊN CÓ LỐI SINH HOẠT NHƯ THẾ NÀO ?  

Thiên là trời, tiếng dùng để gọi chung cho tất cả các cảnh giới trên thế giới của loài người. Các cõi trời được ghi nhận gồm có 33 cảnh giới khác nhau. 
Nhờ tu theo pháp Thập thiện (10 điều lành), sau khi mãn báo thân nầy ở đời, con người được sanh lên các cõi trời Sắc-giới và Vô-sắc-giới. Cõi trời Vô-sắc-giới có các trụ xứ như : Phi-tưởng, phi-phi-tưởng-xứ, thức-vô-biên-xứ, vô-sở-hữu-xứ ... 
Con người sống nơi các cõi trời được hưởng mọi sự sung sướng, nhưng vẫn còn phải bị đọa lạc như con người ở thế gian nầy, nếu hết phước báo mà không lo tu thiện. Do đó, việc lấy 10 điều lành làm nhân trong việc tu tập là điều cần thiết để hưởng được quả nơi các cõi trời. Ngoài ra, thì giờ ở các cõi trời cũng dài hơn ở thế giới chúng ta. Cõi phi tưởng, con người nơi đó không còn tưởng nghĩ như chúng sanh cõi dục nữa. Vượt cao hơn thêm một bậc, người ở cõi phi-phi-tưởng xa lìa tất cả mọi việc nói năng nghĩ bàn. Cho đến món ăn của họ đều bằng thiền định, thức mặc cũng do thiên y tạo thành. Cõi thức-vô-biên-xứ, con người không còn trụ tâm vào nơi ý thức nữa mà đã vượt ra ngoài ngôn ngữ luận bàn của chúng ta. Xa hơn một từng nữa, cõi vô-sở-hữu-xứ, con người ở đó lìa tất cả mọi ý nghĩ, sống bằng trực giác, cũng như việc giao thiệp với nhau đều do trực giác cả. 
Người nơi các cõi trời có thể bay đi tự tại từ thế giới nầy qua thế giới khác trong khoảnh khắc thời gian chừng một bửa ăn mà không cần thủ tục thông hành rắc rối lôi thôi. Mỗi sáng, mọi người tụ tập hội lại một nơi do hiệu lệnh báo giờ ăn. Thức ăn toàn bằng hương hoa, mỹ nhạc trổi lên để mọi người tới đó hưởng cái hương vị cũng đủ no, không cần phải ăn uống thô tục như chúng ta. Sau khi thọ thực xong, mỗi người ai về cõi nấy và hẹn ngày hôm sau lại gặp nhau ở một nơi đã định. 
Dù được hưởng phước báo sung sướng trên các cõi trời, nhưng chưa phải nơi đã được giải thoát hoàn toàn, cho nên người Phật tử chân chánh cần nên có thái độ dứt khoát để chọn nghiệp sau nầy. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 2 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO
Về Đầu Trang 
Trang 2 trong tổng số 13 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, ... 11, 12, 13  Next
 Similar topics
-
» THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
» Nam Tông Phật Giáo
» Truyện Phật Giáo (hay) Sưu Tầm
» Giáo dục thế hệ trẻ sống theo lời Phật dạy
» Phật Giáo Có Đường Lối Riêng

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Căn Bản Phật Pháp-
Chuyển đến