Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Con rồng với phong thái khác thường Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Con rồng với phong thái khác thường

Go down 
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Con rồng với phong thái khác thường Empty
Bài gửiTiêu đề: Con rồng với phong thái khác thường   Con rồng với phong thái khác thường EmptyTue Aug 27, 2013 10:30 am

Con rồng được xếp thứ 5 trong 12 con giáp, kết hợp với “thìn” trong 12 địa chi.
Con rồng là con vật duy nhất trong 12 con giáp không tồn tại trong thực tế. Trong những sách cổ Trung Quốc cũng có nhiều ghi chép về con vật này. Theo “Thuyết văn” ghi:
“Rồng, là loài cao nhất trong loài vật có vảy, có thể sống nơi sáng lẫn tối, có thể to cũng có thể bé, có thể dãn dài cũng có thể thu ngắn, lúc xuân phân thì bay lên trời, thu phân thì lặn xuống vực sâu.” Theo “Quản Tử - Thủy địa thiên”: “Rồng sống dưới nước, khi bơi có ngũ sắc, nên gọi là thần... lúc nó muốn thu mình nhỏ lại thì biến thành con nhộng bướm, khi muốn to lớn nó ẩn trong thiên hạ, muốn lên cao nó bay giữa mây trời, muốn xuống thấp nó lặn sâu dưới vực thẳm.” Theo “Dịch - Hệ từ hạ”: “Mây có từ rồng, rồng có thể gọi mây ... rồng ẩn dưới dạng rắn để tồn thân.” Theo “Luận hành - Vô hình thiên”: “Rồng là loài côn trùng, một mất một còn, một ngắn một dài. Rồng là loài linh tính thay đổi khôn lường.” “Nhĩ nhã dực” ghi: “Rồng, lúc xuân phân thì bay lên trời, khi thu phân thì lặn xuống vực sâu, là con vật linh thiêng nhất trong muôn loài … Khi trời sắp mưa, nó gầm lên tiếng vang dội như chuông đồng, nước dãi có mùi thơm kỳ lạ, nó hà hơi thành mây, dùng mây để che thân hình nó, nên người ta không thấy được nó.”
Từ đó ta thấy rồng được coi là con vật thần dị có uy lực rất lớn, phong thái khác thường, mang màu sắc thần thoại, tồn tại trong hư vô, biến hóa khôn lường, dường như có bản lĩnh vạn năng, uy danh tối thượng. Dân tộc Trung Hoa thờ phụng rồng như một thần linh
thánh vật, sự sùng bái ấy duy trì từ ngàn năm nay không hề thay đổi, phổ biến từ vua chúa đến lê dân, sự lâu dài và rộng khắp như thế quả thật là hiếm thấy.
Rồng, không còn nghi ngờ gì, nó chính là con vật tổ quan trọng trong tín ngưỡng Tôtem thời xa xưa. Bộ lạc Thái Hao đã lấy rồng làm con vật tổ. Theo “Tả truyện - Chiêu Công thập thất năm” ghi: “Thái Hao Thị lấy rồng làm niên hiệu, nên lấy theo tên rồng gọi là long sư” “Sử ký - Bổ Tam Hoàng bản ký” ghi: “Thái Hao Phục Hy Thị có rồng may mắn, lấy rồng để đặt tên cho chức quan, gọi là Long sư”. “Long sư” tức là bộ tộc rồng. Căn cứ vào sự ghi chép trong “Tả truyện”, bộ lạc Thái Hạo có 11 thị tộc rồng là: Phi long, tiềm long, cư long, gián long, thổ long, thủy
long, thanh long, xích long, bạch long, hắc long, hoàng long. Sau khi xã hội loài người phát triển đến thời kỳ đồ đá mới, rất nhiều vật tổ dần trở thành những vị thần trong các hiện tượng tự nhiên và con rồng dần trở thành thần sấm, thần mưa, thần cầu vồng, thần sao...
Rồng được coi là thần sấm là do người nguyên thủy có thói quen liên hệ những hiện tượng tự nhiên trên trời với vạn vật tự nhiên dưới mắt đất. Khi hiện tượng sấm vang chớp giật giống như con rồng đang uốn khúc di chuyển nhanh, lúc sấm sét nhiều nhất là lúc con rồng xuất hiện nhiều nhất và hoạt động mạnh nhất. Vì thế người xưa thường cho rằng con rồng là
tượng trưng cho sấm sét trên trời. Trong sách cổ của Trung Quốc có nhiều ghi chép liên quan đến việc cho rằng rồng là thần sấm. “Sơn hải kinh - Hải nội đông kinh” ghi: “Trong sấm sét có thần sấm, có mình rồng đầu người, trương bụng ra, ở tại Ngô Tây.” Theo “Dịch - Thuyết quái” ghi: “Chấn động là sấm, là rồng” nghĩa là sấm sét như rồng. “Thuyết Phù - Hề Nang Quất Dữu” ghi: “Hiên Viên đi chơi Âm phố, thấy có con vật mình rồng đầu người, trương bụng ngao du, bèn hỏi Thường Bá đó là con gì, Thường Bá trả lời rằng: “Đấy là thần sấm, có đạo hạnh mới gặp được, hễ gặp được thần thì tất sẽ có trận mưa gió lớn làm lay chuyển trời đất, ngài nên quay về nhanh đi! Chỉ chốc lát sau, mưa gió nổi lên, sấm sét liên hồi, cây cối ở Âm phố đều bị chốc gốc hết cả.”
Trong sách cổ cũng có nhiều ghi chép về chuyện rồng có thể làm mưa. Theo “Hoài Nam Tử - Địa hình huấn” có ghi: “Thổ long chí vũ”, ngoài ra còn ghi: “Hoàng long nhập tàng, sinh hoàng tuyền”, “Thanh long nhập tàng, sinh thanh tuyền”, “Xích long nhập tàng, sinh xích tuyền”, “Bạch long nhập tàng, sinh bạch tuyền”. “Lã Thị xuân thu - Hữu thủy lãm - Danh loại” ghi: “Dĩ long chí vũ, dĩ hình trục ảnh.” Con rồng có khả năng hô mưa gọi gió sớm nhất trong truyện thần thoại có lẽ là thần mưa. Trong “Bão Phốc Tứ - Đăng Thiệp” của Cát Hồng người đời Tấn có ghi: “Thìn viết, xưng vũ sư dã, long dã.” Đây là những ghi chép sớm nhất gọi rồng là thần mưa.
Trong dân gian, quan niệm về long vương quản lý việc mưa đã ăn sâu vào lòng người, chính vì con người tin rằng rồng có thể làm mưa, nên từ xưa tục tế rồng cầu mưa đã rất phổ biến.
Cũng vì người xưa không thể giải thích hiện tượng tự nhiên của cầu vồng, nên xem hình dáng của cầu vồng như mình rồng uốn khúc, bay lượn xuống sông để hút nước, hơn nữa do sự xuất hiện của cầu vồng gần như cùng với sự xuất hiện của mưa và sấm sét, cho nên người xưa liên hệ cầu vồng, rồng và sấm sét với nhau, từ đó coi rồng là tượng trưng của thần cầu vồng.
Người xưa còn liên tưởng đến mối quan hệ giữa rồng và thần sao, họ cho rằng có 2 vị tinh tú có liên quan đến rồng đó là Hiên Viên tinh và Thương Long thất tú, tức đông phương thất tú trong 28 tinh tú. Người xưa cho rằng các vị tinh tú được hình thành do tinh hoa của vạn vật dưới mặt đất bay lên trời. Theo “Thuyết văn”: “Tinh hoa của vạn vật, bốc lên trời cao thành các chòm sao.” Hiên Viên tinh có hình dáng giống rồng, còn sự xuất hiện của Thương Long thất tú ở trên trời cùng lúc với sự xuất hiện của rồng, vì thế mà rồng và các vì sao đã kết thành mối duyên khó tả. Người xưa còn gọi Hiên Viên tinh và Thương Long thất tú là Long tinh. Trung Quốc từ xưa đã có lập miếu thờ Long tinh và có tục tế Long tinh, chủ yếu là để cầu mưa.
Trung Quốc vốn là nước lấy nông nghiệp là chính, mưa thuận gió hòa mới mong một mùa bội thu, do đó tế Long tinh cầu mưa đã trở thành nghi lễ cúng tế quan trọng thời xưa, đó chính là Vu tế (lễ cầu mưa), Vu tế có liên quan mật thiết với Long tinh, sách cổ có ghi “Long kiến nhi vu”, “Long tinh thể kiến, vạn vật thủy thịnh, đãi vũ nhi đại, cố vu tế di cầu vũ dạ.” Có học giả cho rằng sự bắt nguồn, của một số ngày lễ ở Trung Quốc như mùng 2 tháng 2 âm lịch lễ đầu rồng,
mùng 5 tháng 5 lễ Đoan ngọ có liên quan đến sự sùng bái thiên văn thời nguyên thủy. Nói một cách cụ thể hơn là nó có liên quan đến Đông phương Thương long thất tú, thương long thất tú là giác (đầu rồng), cang (cổ rồng), dê (ngực rồng), phòng (bụng rồng), tâm (tim rồng), vĩ, ki (đuôi rồng). Mỗi khi vào tháng 2 xuân phân, đầu rồng (giác tú) mọc lên ở phía đông đường chân trời, nên gọi là “rồng ngốc đầu”, vào hoàng hôn tháng 4, lại từ đường chân trời bay lên trời, gọi là “hoặc dược tại uyên”, vào tháng 5 hạ chí, Thương long ở tại chính nam của một đầu đường Tử
Ngọ trên bầu trời, gọi là “phi long tại thiên”, bắt đầu lặn xuống phía tây vào những ngày nóng nhất gọi là “cang long hữu hối”, lúc thu phân “đầu rồng lặn xuống đường chân trời phía tây gọi là “quần long vô thủ”, hoặc gọi là “thu phân tiềm uyên”. Thời cổ đại người ta cho rằng rồng là con vật dương, xuân phân mọc lên trời, thu phân lặn xuống vực, đó là sự miêu tả về qui luật vận hành của chòm sao Thương long trên trời. Chòm sao Thương long mọc vào lúc hạ chí ở ngay chính nam dương vị, đây là một vị trí thần thánh và là thời khắc thần thánh. Người xưa thường tổ chức các hoạt động tôn giáo vào ngày này như: đua thuyền rồng, ăn bánh chưng, treo ngải để phòng tà ... đều là những phong tục cúng tế Thương long ở đúng vào vị trí chính dương. Theo quyển “Các ngày lễ tết và sự bắt nguồn của các ngày lễ tết ở Trung Quốc” của Trần Cửu Kim thì trước thời Tần Hán, ngày tết Đoan ngọ không cố định vào ngày mùng 5 tháng 5 mà là vào ngày hạ chí. Đoan ngọ còn gọi là Đoan dương, là ngày dương khí cực thịnh, chính
là ngày hạ chí, do đó, ngày tết Đoan ngọ bắt nguồn từ sự sùng bái các vì thiên thể, là sản vật cúng tế Đông phương Thương long vào ngày hạ chí.
Nhiều dân tộc cổ đại đã tôn rồng làm thần bảo vệ, họ cho rằng rồng có thể phù hộ cho con người an cư lạc nghiệp, mùa màng bội thu, là thánh vật được con người tôn thờ phổ biến, nhưng từ thời Tần Thủy Hoàng đã bắt đầu có sự liên hệ giữa rồng và vua chúa, vua chúa được coi là hóa thân của rồng, rồng cũng trở thành tượng trưng và là thần bảo vệ của vua chúa. Điều này đã khiến còn rồng của Trung Quốc chẳng những mang tính tôn giáo, mà còn mang sắc thái chính trị đậm nét.
Ở Trung Quốc, từ sau đại Hán, con rồng đặc biệt là con rồng vàng được coi là tượng trưng cho vua chúa và quyền lực của vua chúa. Dung mạo vua gọi là “long nhan”, thân thể vua gọi là “long thể”, áo vua mặc gọi là “long bào”, chỗ ngồi của vua gọi là “long ngai”, giường vua nằm gọi là “long sàng”, xe vua đi gọi là “long liễn”, vua đăng cơ gọi là “long phi”, vua đi gọi là “long hành hổ bộ”, vua băng hà gọi là “long ngự tân thiên”. Tóm lại, tất cả những gì liên quan
đến vua đều có liên quan đến rồng. Vị trí, thiêng liêng và uy danh của rồng trong tôn giáo bị các triều đại vua chúa lợi dụng để củng cố nền thống trị về chính trị. Thông qua lịch sử ta thấy rồng có tác dùng rõ rệt trong các mặt xây dựng quyền lực, tranh giành và củng cố vương quyền, vua chúa thường hay tự cho sự ra đời của họ có liên quan mật thiết với rồng và tự xưng mình là “trân long thiên tử”, nhằm để được dân chúng tín nhiệm và ủng hộ.
Từ thời đồ đá mới đến nay, người Trung Quốc đã sáng tạo rất nhiều hình tượng nghệ thuật khá phong phú về rồng trong điêu khắc, nắn tượng, hội hoạ, điệu múa, thêu thùa ... Thời kỳ đời nhà Minh là thời kỳ nghệ thuật rồng được phát triển và hình thành tại Trung Quốc đến thời kỳ cuối đời Minh đầu đời Thanh, sáng tạo trong nghệ thuật rồng đã đạt đến mức cực thịnh, những bức điêu khắc nổi tiếng thể hiện khí thế và sự phi phàm của 9 con rồng ở cố cung
Bắc Kinh, Sơn Tây đại đồng, Bắc Kinh bắc hải đều có xuất xứ từ thời kỳ này.
……………………………
Rồng là con vật như thế nào?
Con rồng vốn có hình dạng như thế nào? Đây là vấn đề cần đi sâu vào tìm hiểu. Trong giới học thuật cũng có nhiều lý giải khác nhau. Con rồng có đặc trưng của nhiều loại động vật, theo “Nhĩ nhã dực” miêu tả con rồng giống 9 loài vật: “Sừng giống nai, đầu giống lạc đà, mắt giống thỏ, cổ giống rắn, bụng giống con trai, vảy giống cá chép, móng vuốt giống chim ưng, bàn tay và bàn chân giống cọp, tai giống trâu.” Một con vật có hình dáng phức tạp dị kỳ đến thế thì
khó mà tránh khỏi nảy sinh nhiều giả thuyết khác nhau. Dưới đây chỉ giới thiệu sơ lược vài giả thuyết mang tính tiêu biểu.
1. Giả thuyết con rồng là rắn: Ông Văn Nhất Đa cho rằng rồng là “con vật hư vô chỉ tồn tại trong vật tổ Tôtem, chứ không tồn tại trong giới sinh vật” nó là “sự tổng hợp của rất nhiều con vật tổ khác nhau”. Sau khi ông đi sâu vào tìm hiểu sự bắt nguồn của rồng đã được một kết luận như sau: “Cho dù các bộ phận cơ thể của rồng giống ngựa hay chó, cá, chim, nai đi nữa thì bộ phận cấu tạo chính và hình dáng căn bản của nó là rắn. Điều này chứng tỏ vào thời kỳ
ban sơ có nhiều vật tổ tính ngưỡng, trong đó thờ rắn là mạnh nhất. Sự kết hợp và hòa nhập của các vật tổ là kết quả kết hợp và đồng hóa của tín ngưỡng tôn thờ rắn... Có thể trước khi có sự kết hợp trên, rồng chỉ là một loài rắn to lớn, có tên gọi là “rồng”. Sau này có một bộ tộc lấy con rắn to này làm tín ngưỡng Tôtem, kết hợp với các bộ tộc Tôtem khác, con rắn to này dần trở thành loài thú bốn chân, có đầu ngựa, đuôi sư tử sừng nai, móng chó, vảy cá ... và trở
thành con rồng mà mọi người biết đến ngày nay.
Ông Tôn Tác Vân thì cho rằng con rồng là con rắn được thần bí hóa. Ông nói: “Trong xã hội nguyên thủy Trung Quốc, ở vùng đất Trung Nguyên, có vài thị tộc cận thân lấy con vật dưới nước hoặc động vật lưỡng thê làm con vật tổ. Họ hợp thành một liên minh, trong đó thị tộc rắn là chủ yếu với con vật tổ là rắn. Rắn được thần bí hóa, trở thành con vật tổ thần thánh, đó chính là con rồng. Do đó thị tộc rắn chính là thị tộc rồng với vị tộc trưởng là Si - long và Vũ.
Còn Lưu Đôn Nguyên thì lại cho rằng: “Theo khảo sát về lịch sử, con rồng chẳng qua là sự tiếp nối và phát triển của tín ngưỡng tôn giáo nguyên thủy của một loài động vật bò sát với hình dáng ban đầu là rắn, sức tự nhiên tiêu biểu của nó là đất đai”.
Ông Vương Xương Chính cho rằng: “Con rồng mang tính thần bí đậm nét, vì thế mà nó dễ bị người đời gán cho sự linh thiêng cần thiết trong cuộc sống hiện thực, để nó trở thành con vật tượng trưng mang ý nghĩa đặc thù. Một số bộ tộc phương bắc hay làm bạn với ngựa, nên họ thêm vào con vật tượng trưng ấy đặc tính của ngựa, còn một số bộ tộc phương nam
sống gần sông nước, làm bạn với cá thì thêm vào vảy và mang cá, để tránh sự xâm hại của giao long (thật ra là cá sấu) nên họ lại gán cho nó đặc tính của cá sấu … Tóm lại, dù hình dáng con rồng thay đổi ra sao thì hình dáng cơ bản của nó vẫn là rắn”.
Ông Hà Tinh Lượng sau khi phân tích tài liệu nghiên cứu khảo cổ học, lịch sử học và dân tộc học thì cho rằng giả thuyết cho rằng hình dáng con rồng là rắn là có cơ sở hơn, và có khả năng là con trăn trong loài rắn. Ông nói: “Nguyên hình của con rồng là rắn, người xưa cũng hay gọi chung rồng rắn ... con trăn lại là vua trong các loài rắn, nên người xưa lấy trăn - con rắn lớn nhất để nắn tạo nên con rồng.”
2. Giả thuyết con rồng là con cá sấu: Khi ông Chu Bản Hùng nghiên cứu về giống cá sấu Dương Tử có nói đến quan hệ giữa rồng và cá sấu Dương Tử. Ông cho rằng dung mạo của con cá sấu Dương Tử rất giống con rồng, chỉ không có sừng mà thôi. Rất có khả năng người ta lấy nó để nắn tạo hình dáng con rồng. Ông Vương Đại Hữu cho rằng con rồng bắt
nguồn từ con cá sấu chứ không phải con rắn: “Con rồng nguyên thủy nhất của Trung Quốc, là con cá sấu vịnh, cá sấu Dương Tử - Trung Hoa Đà long ..... Xem chữ tượng hình trong giáp cốt văn thấy chữ “long” và chữ “xà” khác nhau rõ rệt. Vì rồng, rắn vốn là hai con vật khác nhau nên mới có chữ tượng hình khác nhau.
Ông Hứa Tiến Hùng cũng cho rằng con rồng và con cá sấu có mối quan hệ mật thiết với nhau: “Đặc trưng của con rồng có bộ mặt thô kệch, miệng hẹp dài và dẹp, có răng bén sắc, đó là bộ mặt đặc trưng của cá sấu mà các con vật khác không có được ... Cá sấu Dương Tử xuất hiện trước khi có mưa bão, nó có thói quen ngủ đông vào mùa thu và thức dậy vào mùa
xuân. Người xưa do thấy nó xuất hiện cùng lúc với mưa bão, mưa rơi từ trên trời, nên người ta tưởng tượng nó biết bay.”
3. Giả thuyết đầu rồng có nguồn gốc từ đầu heo: Ông Tôn Thủ Đạo và Ông Quách Đại Thuận đều cho rằng: từ những khám phá mới nhất của những miếng ngọc hình rồng và hình thú, ngoài hình rồng có liên quan đến rắn ra, đầu rồng có lẽ có liên quan đến con heo là con vật có mối quan hệ mật thiết và quen thuộc với đời sống sinh hoạt hàng ngày của loài người”. Hai ông còn cho rằng: “Sự xuất hiện của rồng phải có liên quan mật thiết với đời ông nông nghiệp thời nguyên thủy.
4. Giả thuyết rồng là sấm chớp: Ông Chu Thiên Thuận cho rằng rồng bắt nguồn từ sấm chớp. Ông nói: “Người xưa tưởng tượng ra con vật thần là rồng có lẽ do thấy hình ảnh sâm chớp trên trời chứ không phải do thấy con vật giống với rồng, bởi vì nếu tưởng tượng sấm chớp thành một con vật thì dễ tưởng tượng nó có mình dài và có bốn chân hơn.”
5. Giả thuyết rồng là cầu vồng: Hồ Xương Kiện cho rằng: "Hình dáng con rồng bắt nguồn từ cảnh vật tự nhiên của mùa xuân - những chú sâu ngủ đông chợt tỉnh, cỏ cây sinh trưởng uốn mình trước gió, cầu vồng sau cơn mưa tháng 3 ... Trong những cảnh sắc ấy cầu vồng là hình dáng trực tiếp nhất của rồng, vì cầu vồng có hình dáng đẹp và cụ thể có thể nhìn
thấy được.”
6. Giả thuyết rồng là cây tùng: Y Vinh Phương cho rằng: “Con rồng trong truyền thuyết của Trung Quốc là do thần cây cối hóa thân. Người Trung Quốc sùng bái rồng là một cách phản ánh sự sùng bái thần cây cối. Rồng là thần cây cối, là vị thần của thực vật. Nguyên hình của con rồng là cây tùng cây bách xanh tốt quanh năm.” “Cây tùng là cây thực vật mang thân
phận rồng sớm nhất. Con rồng của đời sau là một loài động vật nên là hư vô, nhưng hình dáng con rồng động vật có từ đâu? Đó chính là do tổ tiên ta trên cơ sở cây tùng tưởng tượng thêm thắt và nắn tạo thành một thần linh (thần cây cối).” “Cây tùng và con rồng chẳng những giống nhau về hình dáng bên ngoài mà còn giống nhau cả về các thuộc tính.”
7. Giả thuyết rồng là tượng trưng cho nam giới: Ông Phổ Học Vượng cho rằng: “Nguồn gốc của rồng có liên quan khăng khít với tập tục cúng tế thời xưa của Trung Quốc.” “Trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc coi “càn” là tượng trưng cho nam giới. Quẻ càn là “quẻ long”… Rồng trong “Chu dịch” tượng trưng cho nam giới hay bộ phận sinh dục nam.” Trong 12 địa chi, rồng được thể hiện bằng chữ “thìn”, chúng ta hãy xét theo ý nghĩa chữ “thìn” vào thời buổi xưa nhất có thể thấy được mối liên hệ giữa rồng và việc tế lễ Bạch. Thạch ... Ý nghĩa của chữ
“thìn” là: Bộ phận sinh dục nam hay thần sinh sản nằm dưới sườn dốc đá.” “Nguồn gốc con rồng Trung Quốc có liên quan đến hoạt động tế lễ thời xưa, nó là dấu hiệu văn hóa được sinh ra từ việc tế lễ thịnh hành nhất - lễ cúng tế bộ phận sinh dục nam.”
Hình dáng con rồng quả là có nhiều thuyết nhận định khác nhau, mỗi người mỗi vẻ, thật đúng là thần long kiến thủ bất kiến vĩ”, người ta khó thấy được bộ mặt thật của nó. Giả thuyết cho rằng rồng là rắn chiếm đa số và có sức thuyết phục nhất. Tìm hiểu thực tế, chúng ta có thể nói rồng, nguyên là con rắn, vật tổ trong tín ngưỡng tôtem, sau đó diễn biến thành vị
thần trong giới tự nhiên, có thể do hình dáng, do thích ứng với nhu cầu hiện thực, con người thêm cho nó những tính cách thần linh như thần sấm, thần cầu vồng, thần sao, thần thủy ...
làm cho con rồng thêm phong phú, đa dạng, mang hàm ý tượng trưng càng nhiều, càng thần bí hơn.
////////////////////////////////////
“Rồng” trong cuộc sống của người trung Quốc
Do vị trí cao cả của rồng trong dân tộc Trung Hoa, ảnh hưởng của nó rộng khắp các mặt trong cuộc sống và xã hội Trung Quốc, in đậm dấu ấn trong ý thức tinh thần của người dân Trung Quốc, rồng đã trở thành biểu tượng và tượng trưng cho dân tộc Trung Hoa. Trải qua hàng ngàn năm, quan niệm và tín ngưỡng về rồng đã đi sâu vào lòng người, các hiện tượng và phong tục liên quan đến rồng đã trở thành một nét văn hóa rồng phong phú đa dạng.
Dân tộc Hán lấy ngày mùng 2 tháng 2 âm lịch làm ngày của rồng và được phổ biến ở các vùng nam bắc, nhất là các vùng phía bắc, tục gọi “Rồng ngóc đầu”. Trong dân gian thời xưa, vào buổi sáng ngày này, phụ nữ lấy cây gõ vào rìa nồi gọi là trấn sâu bọ, lấy giấy màu, cỏ lát sâu thành chùm treo ở xà nhà gọi là sâu đuôi rồng, với ý đuôi rồng rũ xuống, đầu rồng
ngước lên. Hôm đó ăn bánh vảy rồng, ăn mì râu rồng, ăn rau cải vo thành trứng rồng, không may vá để tránh đâm vào mắt rồng.
Vào thời xưa vùng đất Ngô Việt có lễ Phân long, sau phổ biến đến các vùng trên toàn quốc, nhất là vùng Giang Nam. Tục cho rằng tháng 5 mưa nhiều, rồng được phân rải khắp nơi.
Trong dân gian tương truyền, vào ngày lễ Phân long (thường sau ngày 20 tháng 5 âm lịch), những con rồng con ở trên trời phải xa rời rồng mẹ đến vùng mình cai quản, vì không nỡ xa nhau nên rơi lệ và ngày đó mưa rất nhiều. Vùng ven biển An Huy phần lớn là ruộng có bờ bao bọc, thời gian này sợ mưa nhất nên có thuyết cho rằng ngày này là ngày nắng, còn ở vùng Chiết Giang gọi trận mưa ngay sau ngày lễ Phân long là Phân long vũ, nếu hôm đó có mưa sẽ
là báo hiệu của mưa thuận gió hòa, một mùa bội thu.
Những hoạt động lễ hội liên quan đến rồng có rước đèn rồng, múa rồng, đua thuyền rồng. Rước đèn rồng bắt nguồn vào khoảng thời Hán, người ta xem rồng là tượng trưng cho cát tường thái bình, tránh tà ma tai họa, do đó thường múa rồng vào những ngày lễ hội để cầu mong thần rồng phù hộ. Múa rồng được thịnh hành trên toàn quốc, Sơn Tây là quê hương của múa rồng, nguồn gốc bắt đầu của múa rồng là từ việc tế thần. Vào đời Hán đã có phong tục múa rồng để cầu mưa, sau phát triển dần trở thành hoạt động văn nghệ dân gian, múa rồng rất phong phú, mỗi màn múa đều có tên gọi riêng như “Nhị long hí châu” “Hoàng long quá giang” “Bạch long xuất động” “Ngân long phiên giang” “Kim long đảo hải” “Hải để lao nguyệt” ... Đua thuyền lồng ban đầu có liên quan đến việc tế thần cầu mưa, sau này được đưa vào truyền thuyết về Khuất Nguyên, sau khi Khuất Nguyên nhảy sông tự vẫn vào ngày mùng 5 tháng 5, người ta tranh nhau đi cứu vớt, từ đó trở thành phong tục đua thuyền rồng vào ngày Đoan ngọ, ý nghĩa ban đầu của nó dần bị lu mờ đi, đua thuyền rồng sau này trở thành một hoạt động để nhớ về Khuất Nguyên và trò vui trong các lễ hội.
Trong việc cưới xin của người Hán có tục tặng bánh long phụng, được lưu truyền ở vùng Vân Nam, sau khi đằng trai nhận được của hồi môn của đằng gái, đằng trai gởi tặng lại đằng gái bánh long phụng, bánh được làm bằng bột mì, trên mặt bánh đúc thành một đôi long phụng, với ý nghĩa cát tường như ý, đoàn viên hạnh phúc, hôn nhân mỹ mãn, long phụng trình
tường.
Ở vùng phía nam An Huy thời xưa có phong tục xin đuốc rồng, vào trước và sau 2 ngày tết Nguyên tiêu, người ta rước đuốc rồng đi khắp thôn, những phụ nữ đã có chồng nhưng chưa có con hay chưa có con trai đều cầm đuốc đứng ở đầu thôn, chờ đuốc rồng đến, rồi cầu xin người múa rồng cho họ được rước đuốc ở đầu rồng về phòng mình sẽ dễ dàng có con.
Những tác phẩm văn học miêu tả về rồng cũng có rất nhiều. Nam triều Trương Chánh Kiến có bài thơ “Ứng long thiên” viết: “Ứng long vị khởi thời, nãi tại uyên để tàng. Phi vân tú bất đạo, cử tắc xung thiên tường. Thí bỉ dã lan thảo, U cư thường độc hương. Thanh phong bá tứ xứ, vạn lý vọng phân phương. Ẩn cư khả di chí, tự kiến yên đắc trướng.” Nhà thơ ví mình với ứng long và hoa lan để tự động viên và thể hiện tâm hồn cao thượng của mình. Nhà thơ Lý Kiều đời Đường có bài “Long” viết: “Hàm chúc diệu u đô, hàm chương nghĩ phụng sồ. Tây Tần ẩm Hoài thủy, đông Lạc tiến hà đồ. Đái hỏa di tinh lục, đằng vân xuất đỉnh hồ. Hy phùng thánh nhân bộ, đình khuyết chính thần xu.” Đã khắc họa sinh động con rồng tung hoành trời đất. Trần Đào người đời Đường có bài “Long thi” viết: “Cảnh long lâm thái cực, ngũ phụng đương đình vũ. Thùy tín bích gian thoa, thăng thiên tác lâm vũ.” Đã miêu tả cảnh tượng tưng bừng náo nức của rồng bay phụng múa. Hà Mộng Quế người đời Tống có bài “Giao long ca”: “Thế gian quái
vật hữu giao long, tam bách lục thập trùng chi trưởng. Thần linh xuất hư hấp, biến hóa hỗ lai vãng. Bố trảo tầng vân hưng, cổ kì diệm điện phóng, Vô dục bất thụ Lưu luỵ thuần, giả hình khỉ bị Diệp Công cuồng? Thời phi tắc phi tiềm tắc tiềm, sở dĩ tùy thời chi đắc tang. Mạc đạo ngư hà tính bất linh, tương y húc mạt khỉ cảm sân? Giang phần chiên kình cửu thất thủy, văn thử cổ vũ uy tương thân. An đắc thử thân hóa vi vân, tùy long thượng hạ vân vô tâm. Với sự tưởng tượng phong phú, bài thơ đã miêu tả những biến đổi rất thần diệu, uy dũng và lãng mạn của rồng. Vương An Thạch đời Tống có bài “Long phú” viết: “Long chi vi vật, năng hợp năng tan, năng tiềm năng kiến, năng nhược năng cường, năng vi năng chương. Duy bất khả kiến, sở dĩ mặc chi kỳ hương. Duy bất khả kiến, sở dĩ mặc chi kỳ hương. Duy bất khả súc, sở dĩ dị ư ngưu dương. Biến nhi bất khả trắc, động nhi bất khả thuần, tắc thường xuất hồ hại nhân, nhi vi
thủy xuất hồ hại nhân phu? Thử sở dĩ vi nhân, vi nhân vô chỉ, tắc thường chí hồ tang kỷ, nhi vi thủy chí hồ tang kỷ phu? Thử sở dĩ vi trí, chỉ tắc an thân viết duy tri kỷ, động tắc vật lợi viết duy tri thời. Nhiên tắc long chung bất khả kiến hồ? Viết: Dữ vi loại giã thường kiến chi.” Lời phú bình dị tự nhiên, thông qua việc khen ngợi rồng đã thể hiện hoài bão chính trị quan tâm dân sinh, thực thi nhân chính của tác giả.
Những câu thành ngữ về rồng cũng có khá nhiều, trong khuôn khổ quyển sách này chỉ nêu một số câu. “Điểm mắt cho rồng” ví với việc thêm một vài câu quan trọng ở phần then chốt trong bài văn hoặc bài nói làm nội dung phong phú sinh động hơn. “Diệp Công thích rồng” ví với người trên danh nghĩa thì thích một cái gì đó, nhưng thực tế lại không thích. “Hoạt long hoạt hiện” ví miêu tả rất sống động. “Quần long vô thủ” (rắn mất đầu) ví mất đi người lãnh đạo chính.
Đồ long chi kỹ” ví tuy có trình độ rất cao nhưng kỹ thuật không thực dụng. “Vọng tử thành long” kỳ vọng con cái thành đạt. “Xa thuỷ mã long” diễn tả cảnh phồn vinh náo nhiệt ngựa xe như nước. “Rồng bay phượng múa” ví khí thế hùng tráng. “Long bàn phụng dật” ví tài năng diện mạo phi phàm. “Long bàn phụng minh” ví tài văn thơ xuất chúng. “Phán long phụ phụng” chỉ dựa dẫm vào người có quyền thế. “Sinh long hoạt hổ” ví khỏe mạnh tràn đầy sinh khí như rồng như hổ. “Ngọa hổ tàng long” ví với nhân tài đang ẩn náu chưa được phát hiện. “Long ngâm hổ tiêu” ví tiếng nói vang vọng rất lớn. “Đầm rồng hang hổ” ví với nơi nguy hiểm. “Long tranh hổ đấu” ví với ngang tài ngang sức tranh nhau quyết liệt. “Long hành hổ bộ” ví dáng vẻ thư thái. “Cá rồng

lẫn lộn” ví với tốt xấu lẫn lộn. “Long mã tinh thần” ví sức khỏe tinh thần con người mạnh khỏe. “Thần long kiến thủ bất kiến vĩ” ví người có hành tung thần bí. Những tục ngữ ngạn ngữ về rồng có: “Rồng sinh rồng, phụng sinh phụng, chuột sinh con biết khoét vách”, “Rồng hoàn rồng, ba ba hoàn ba ba, cái kèn bằng đồng, cái nồi bằng sắt”, “Rồng mắc cạn bị tôm hiếp, phụng vào lồng để chim trêu”, “Không mưa, rồng sẽ chết, không làm, người sẽ chết.”, “Nơi rồng lượn qua, hoa cỏ xanh tươi”, “Rồng đi một bước, ba ba bò mười năm”, “Rồng hổ tranh nhau, tất sẽ một mất một còn”, “Rồng mạnh khó địch đàn rắn”, “Cá chép vượt long môn, giá trị tăng gấp trăm”, “Ở nhà như rồng, ra ngoài như chuột”, “Thà làm đầu rắn, không làm đuôi rồng”, “Nước lũ cuốn trôi miếu long vương, người nhà không nhận biết người nhà”
Con rồng với phong thái khác thường Rongvhviet

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
 
Con rồng với phong thái khác thường
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Các dấu hiệu của thai lưu - thường thai lưu ở tháng thứ mấy?
» Đình chỉ thai xong không có kinh lại - làm gì để khắc phục
» địa chỉ phá thai ở Hải Phòng
» Chỗ phá thai an toàn ở Hải Phòng là chỗ nào?
» Phòng khám phá thai ở Vinh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Kiến Thức Tổng Hợp :: Dịch Học, Phong Thủy-
Chuyển đến