Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Con Thỏ (Mão) nhu mì lanh lợi Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Con Thỏ (Mão) nhu mì lanh lợi

Go down 
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Con Thỏ (Mão) nhu mì lanh lợi Empty
Bài gửiTiêu đề: Con Thỏ (Mão) nhu mì lanh lợi   Con Thỏ (Mão) nhu mì lanh lợi EmptyMon Aug 26, 2013 11:07 am

Con Thỏ (Mão) nhu mì lanh lợi
 
Trong 12 con giáp, con thỏ được mọi người yêu thích nhất, nó đứng thứ tư và đi với mão, sự dịu dàng dễ thương hoạt bát của thỏ được người lớn yêu, trẻ con thích.
Ông Vương Kiến đời Đường có bài “Cung từ” viết: “Tân thu bạch thố đại ư quyền, hồng nhĩ sương mao sấn thảo miên. Thiên tử bất giáo nhân xạ sát, ngọc tiên già đáo mã đề tiền.”
Tác giả miêu tả cảnh chú thỏ con tai đỏ lông trắng” nằm ngủ ngon trên bãi cỏ giữa bầu trời vừa
vào thu êm ả, đã làm động lòng trắc ẩn của ông vua mê thú đi săn, ông đã giơ roi ngựa lên để ra hiệu cho mọi người đứng bắn. Hình ảnh hiền lành dễ thương của con thỏ quả thật khiến mọi người yêu quí.
Nhà thơ Viên Giác đời Nguyên trong “Chu trung tạp vịnh” có kể một câu chuyện vui:
“Gia nô nhặt cỏ khô, thỏ con đến bên mình, vốn dĩ chưa biết thỏ, kinh ngạc sắc diện thần, ngờ là kẻ ngây dại, đến nhà chợt nuối tiếc, thỏ may thoát một phen, nào đâu ai nhân từ.” Trong câu chuyện con thỏ thoát chết do người gia nô không biết thỏ và kinh ngạc về thần sắc của nó.
Tác giả miêu tả với bút pháp tự nhiên, làm câu chuyện trở nên sinh động thú vị. Hình ảnh con thỏ
tung tăng dễ thương chạy đến bên mình như hiển hiện ngay trước mắt ta, khiến ai thấy cũng không nỡ nào bắt nó. Từ đó ta thấy được tình cảm yêu thương con thỏ của nhà thơ, đồng thời cũng là tình cảm yêu quí mọi sự sống tốt đẹp trên đời.
Thỏ rất được trẻ con yêu thích. Những câu chuyện đồng thoại, truyền thuyết, tranh vẽ, trò chơi về thỏ có rất nhiều. Trẻ con cũng rất thích nuôi thỏ, chúng có tình cảm đặc biệt sâu đậm với thỏ. Nhà văn Lỗ Tấn đã từng miêu tả tình cảm trong sáng của trẻ con yêu thích thỏ trong “Thỏ và mèo”.
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều câu chuyện hay về thỏ, trong đó câu chuyện nói về thỏ được xếp đứng thứ tư trong 12 con giáp thì mỗi nơi mỗi khác.
Theo truyền thuyết, khi sắp xếp 12 con giáp, chuột và trâu được xếp nhất nhì đã gây nên sự bất mãn của rồng và cọp do đó, trời mới phong cọp làm chúa tể rừng xanh, phong rồng làm chúa tể biển cả, như thế mới tạm làm dịu cơn thịnh nộ của 2 con vật này. Khi trời tiếp tục công việc sắp xếp ngôi thứ thì con thỏ nhảy ra nói: “Tôi là hộ vệ của chúa tể rừng xanh nên phải đứng trước chúa tể biển cả”, tất nhiên, rồng phản đối. Thỏ bèn đề nghị chạy đua với rồng, ai thắng sẽ được đứng trước. Thỏ chọn con đường chông gai trắc trở làm đường đua, con rồng kiêu ngạo tỏ ra không hề quan tâm. Bắt đầu cuộc đua, rồng cưỡi mây bay lên trời và dẫn đầu, nhưng không lâu sau thì bị những cành cây và dây leo mắc vào sừng trên đầu không sao gỡ nỗi, còn thỏ thì vừa nhảy nhót vừa chạy về đến đích trước rồng.
Còn có chuyện kể rằng thỏ và trâu là đôi bạn tốt, một hôm, thỏ nói với trâu rằng: “Tôi là quán quân môn chạy xa trong các loài vật.” Trâu bèn nhờ thỏ chỉ cho cách chạy nhanh, thỏ nói:
“Đây là do trời sinh, anh không thể nào chạy nhanh được đâu.” Trâu nghe xong cảm thấy không được vui, liền tập chạy hàng ngày, cuối cùng trâu chạy được nhanh như bay và có thể chạy liên tục mấy ngày đêm không mệt mỏi. Đến ngày sắp xếp ngôi thứ, thỏ chạy dẫn đầu, đến khi gần đến đích nó thấy chưa con nào vượt lên cả bèn đắc chí nằm dài trên bãi cỏ dọc đường ngủ thiếp đi, khi tỉnh dậy, thấy cọp đang chạy ở phía trước nó liền bật dậy đuổi theo
nhưng không thể đuổi kịp nữa, còn trâu lúc này đã về đến đích, riêng chuột thì dùng kế để đến đích trước nhất. Câu chuyện này gần giống với chuyện “Rùa và thỏ”.
Hình ảnh con thỏ trong những câu chuyện dân gian đều có đặc điểm thông minh lanh lợi. Câu chuyện “Thỏ, voi và cá kình” kể về con thỏ hay dùng mưu để bổ sung thể lực và những kỹ năng khác. Thời ấy voi tự xưng mình là con vật có sức mạnh nhất trên mặt đất, còn cá kình thì tự xưng là con vật có sức mạnh nhất dưới biển, thỏ nghe thế chỉ cười thầm trong bụng.
Một hôm, thỏ nói với voi: “Con trâu nhà tôi không may rơi xuống biển, anh có thể giúp tôi kéo nó lên được không?” Voi nhận lời ngay: Thỏ bèn giao một đầu dây cho voi và nói: “Chờ tiếng trống hiệu của tôi, anh mới bắt đầu kéo nhé.” Sau đó, thỏ lại nói với cá kình rằng: “Tôi muốn tắm cho con trâu nhà tôi, anh có thể giúp tôi kéo nó xuống biển không?” Cá kình đồng ý.
Thỏ liền giao một đầu dây khác cho nó và cũng căn dặn nó nghe tiếng trống hiệu, xong xuôi mọi việc, thỏ chạy lên đỉnh núi gõ trống, voi và cá kình đồng thời bắt đầu kéo, không con nào kéo được con nào, cuối cùng 2 con đều mệt nhoài, thỏ hỏi chúng: “Trâu đâu?” Chúng nói: “Trâu nhà anh có sức mạnh hơn chúng tôi nhiều!” Thỏ nghĩ bụng: “Ta mới có sức mạnh hơn chúng bây.”
Câu chuyện “Đuổi theo thỏ què” đã thể hiện trí tuệ của thỏ hơn người. Một hôm, có một ông lão gùi một giỏ đường phèn đi trên đường, thỏ muốn ăn đường phèn, bèn nghĩ ra kế giả vờ bị thương đi khập khiễng trước mặt ông lão, ông lão thấy con thỏ này dễ dàng có thể bắt được nên cúi xuống chụp lấy nó, nhưng ông lão liên tiếp chụp mấy lần vẫn không bắt được
nó, ông nghĩ, thỏ đã bị thương, nhất định ta sẽ bắt được nó, nghĩ vậy, ông liền đuổi theo thỏ, ông chạy nhanh thỏ cũng chạy nhanh, ông đi chậm thỏ cũng đi chậm, cuối cùng ông mệt quá ngất đi, thỏ liền lấy đường phèn của ông mang đi ăn. Thỏ tuy bé nhỏ yếu đuối, nhưng trong những câu chuyện dân gian tương tự đều kể về sự mưu trí, lấy yếu thắng mạnh của thỏ. Tuy nhiên cũng có những câu chuyện nói về sự kiêu căng, ỷ vào sự thông minh của mình nên phải nhận lấy hậu quả như câu chuyện trên kể về thỏ và trâu, thỏ và rùa. Nói chung, trong lòng mọi người, thỏ tuy có tính tự cao tự đại, nhưng thật sự mưu trí, lanh lợi, khả ái, thông minh và là con vật của sự may mắn
///////////////////////////////
Niềm mơ ước sống lâu trong câu chuyện
thần thoại “Thỏ ngọc giã thuốc”
Trong tất cả những truyền thuyết thần thoại liên quan đến thỏ, câu chuyện “Thỏ ngọc giã thuốc” là lãng mạn nhất. Tương truyền từ thuở xa xưa, trên mặt trời có Kim điểu, cung trăng có thỏ ngọc. Trong những câu thơ nói về trăng thường có nhắc đến thỏ và ngược lại những câu thơ nói về thỏ cũng thường có liên quan đến trăng. Vì thế sau này thỏ ngọc đã trở
thành đại danh từ của mặt trăng. Từ hàng ngàn năm nay, ánh trăng vằng vặc, thỏ ngọc trong sáng đã được in sâu trong tâm trí con người, khơi dậy biết bao tình cảm đẹp và trí tưởng tượng phong phú của con người.
Vì sao trong trăng sao lại có thỏ ngọc. Cách đây 2000 năm, Khuất Nguyên đã cảm thấy khó mà giải thích được việc này, ông đã viết trong bài “Thiên vấn” nổi tiếng: “Dạ quang hà đức, tử tắc hựu dục? Quyết lợi vi hà, di cố thỏ tại phúc?'' “Dạ quang” chỉ mặt trăng, ở đây nhà thơ hỏi ánh trăng có tài đức gì, khi thì tròn khi lại khuyết mà lại để thỏ ngọc ở trên đó, có lợi
ích gì chăng? Còn từ “cố thỏ” chỉ cái gì thì xưa nay có nhiều cách giải thích khác nhau. Từ lúc ông Vương Dật thời Đông Hán bắt đầu chú giải trong “Sở từ”, chữ “thỏ” được giải thích là con thỏ, sau này cách giải thích này được mọi người dùng theo như ông Hồng Hưng Tổ nói: “Thỏ và thố giống nhau.” Chu Hi nói: “Trăng có lợi thế gì mà thỏ thường ở trong trăng.” Mao Kỳ Linh nói: “Cố thố, tên của thỏ ở trong trăng.” Thế thì tại sao trong trăng lại có thỏ? Người xưa cho rằng bóng đen trong trăng có hình dáng giống thỏ. Chu Hi, Vương Phu Chi, Lâm Vân Minh đều cho là thế. Nhưng cũng có những ý kiến khác như Tô Thức có câu thơ: “Như một chiếc gương
to, in hình bóng non sông, nói xằng quế thỏ mô, tục vẫn cho là thế.” Ông cho rằng bóng ở trong trăng là bóng của non sông, chứ không phải là thỏ. Còn ông Văn Nhất Đa thì cho rằng “cố thỏ” là cách gọi khác của “cóc ba chân” (thiềm thừ), do “thừ” chuyển biến thành “thố”. Còn Than Bỉnh Chính thì cho rằng “cố thỏ” là biến âm của “ư thồ” trong “Khuất phú tân thám”, “ư thồ” (ông ba mươi) là tên riêng của hổ, vì thế ông cho rằng cách nói trong trăng có hổ có trước, còn cách nói trong trăng có thỏ được lưu truyền sau này.
Các giả thuyết có rất nhiều, chúng ta phải nhờ đến những chứng cứ của ngành khảo cổ để tìm hiểu thực hư. Những bức tranh gạch và tranh đá đại Hán được khai quật ở vùng Sơn Đông, Tứ Xuyên, Hà Nam cho thấy người xưa vẽ trăng thường có thiềm thừ và thỏ, từ sau đời Tấn, cóc ba chân dần biến mất mà chỉ còn lại thỏ. Chúng ta căn cứ vào đó mà suy đoán “cố thỏ” thực chất có nghĩa là “thiềm thừ” và “con thỏ”, trong đó “cố” tức là “cô” nghĩa là thiềm thừ.
Tại sao lại là thỏ ở trên cung trăng? Nói đến sự liên quan của thỏ và trăng phải nói đến một truyền thuyết khác về con thỏ (*trong âm tiếng Hán = thỏ tử, nghĩa là con thỏ, đồng âm với= thổ tử, nghĩa là khạc ra con). Trong dân gian Trung Quốc cho rằng thỏ con được sinh ra từ miệng của thỏ mẹ. Trong “Luận hành” của Vương Xung đời Hán viết thỏ sinh con ra từ miệng.
Cũng vì thỏ sống trong hang dưới lòng đất, thỏ con sinh ra được thỏ mẹ ủ trong đất, do đó từ “thổ tử” đọc trệt đi thành “thổ tử” (đứa con trong lòng đất). Sở dĩ có câu chuyện “thổ tử” là do người xưa cho rằng thỏ không có thận, thỏ cái nhìn lên mặt trăng hoặc liếm lông thỏ đực tức sẽ thụ thai và sinh con ra từ miệng. Cách nói này cho rằng thỏ “âm khuyết”, đồng thời thỏ sống trong hang đất là “âm”, sứt môi là “khuyết”, cũng là “âm khuyết” còn mặt trăng là “thái âm”.
Ngoài ra, người xưa còn tìm hiểu về đặc trưng sinh sản mỗi tháng một lần của thỏ, thời kỳ mang thai của thỏ trùng với chu kỳ tròn khuyết của ánh trăng, từ đó, người ta dần dần có sự liên hệ giữa thỏ và trăng.
Chúng ta đã biết Khuất Nguyên đã có ghi lại trong trăng có thỏ trong quyển “Thiên vấn”, có lẽ đây là những ghi chép sớm nhất về câu chuyện này, từ đó ta suy luận truyền thuyết này đương nhiên phải có từ trước đó. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những động vật hóa thạch trong những hang núi, trong đó nai và thỏ chiếm số lượng nhiều nhất. Từ đó có thể thấy được cách đây khoảng 5 vạn năm trước, người nguyên thủy đã làm bạn với thỏ, trải qua bao năm
tháng chung sống, dần dần hình thành truyền thuyết thỏ ngọc giã thuốc.
Năm dài tháng rộng, biển cả hóa nương dâu, đất trời xoay chuyển theo năm tháng, mà đời người thì quá ngắn ngủi, Lý Bạch đã từng có câu thơ cảm thán rằng: “Kim nhân bất kiến cổ thời nguyệt, kim nguyệt từng chiếu cổ thời nhân”. Nhân gian tuy lắm đổi thay, còn ánh trăng trên bầu trời thì vẫn vạn cổ trường tồn. Vì thế mà con người đã thêu dệt ra nhiều câu chuyện hoang tưởng về trăng. Ngoài chuyện thỏ ngọc, thiềm thừ ra, người ta còn cho Hằng Nga bay
lên trăng, cho Ngô Cương chặt cây quế trên cung trăng. Những nhân vật, động vật được thêu dệt trên cung trăng đều có một đặc tính giống nhau là họ luôn làm một công việc không ngơi nghỉ, trạng thái sinh tồn của họ có liên quan mật thiết với vĩnh hằng. Hằng Nga dáng yểu điệu múa hát trên Quảng hàn cung mà tâm hồn cô quạnh thiên thu, Ngô Cương thì cứ lặp đi lặp lại công việc chặt những cây quế cứ bị chặt đi rồi lại mọc, còn thỏ ngọc thì luôn tay giã thuốc trường sinh bất tử. Chính vì thế mà Tô Đông Pha đã có lời thơ chúc nguyện cho tình yêu vĩnh
hằng: “Đán nguyện nhân trường cửu, thiên lý cùng thuyền quyên”. Câu chuyện “thỏ ngọc giã thuốc” đã phản ảnh rõ rệt ước mơ trường sinh, truy đuổi sự vĩnh hằng của con người.
Có nhiều lối kể về câu chuyện “Thỏ ngọc giã thuốc”. Trong “Nghĩ thiên vấn” của Phù Hàm có câu: “Trong trăng có gì thế? Có con thỏ bạch giã thuốc, cầu mong hưng thịnh, phúc lành”. Trong “Thơ ca nhạc phủ” thời xưa có bài: “Hái lấy ngọn cây trên núi thần dược, thỏ bạch giã thành viên thuốc tắc kè, dâng lên bệ hạ với cả tấm lòng”. Ngoài việc ghi lại bằng chữ viết ra, những văn vật thời cổ của Trung Quốc cũng đã cung cấp những bức tranh khá sống động như
trong tấm gương “Nguyệt cung Hằng Nga” thịnh hành thời Đường đã có vẽ thỏ ngọc đứng cạnh cây quế giã thuốc, còn Hằng Nga thì đang múa hát phía bên kia cây quế.
Những bài thơ ngâm vịnh về câu chuyện “Thỏ ngọc giã thuốc'' thì có rất nhiều. Nhà thơ Mâu Dung đời Đường có bài “Tặng Chiết Giang Lý tương công thơ” viết: “Nguyệt lý tích từng phân thố dược, nhân gian kim hỉ đắc xuân niên”. Nhà thơ Từ vị đời Minh trong bài “Thủy tiên thơ” có câu: “Thỏ phòng thu chử dược, giao thất dạ châu thoa”. Thỏ ngọc tại sao phải giã thuốc trường sinh, Ngô Cương sao phải chặt cây quế bất tử? Trường sinh bất tử bắt nguồn từ đâu?
Trong một chừng mực nào đó, đều có liên quan mật thiết với văn hóa truyền thống Trung Quốc hàm chứa trong ánh trăng.
“Yết quán tử - Thái Hồng” có câu: “Nguyệt tín tử tín sinh, tiến thoái hữu thường, số chi kê dã.” Lục Điền chú giải: “Đây có nghĩa là trăng có lúc tối lúc sáng, khi tròn khi khuyết, đềutheo luật tuần hoàn cả”. Người xưa cho rằng mặt trăng chết đi trước tiên nhất, nhưng cũng sống lại sớm nhất. Mặt trăng đại diện cho sự tuần hoàn của tính vĩnh hằng. Theo sự quan sát mặt trăng của người xưa, trăng có khi tối khi sáng, lúc tròn lúc khuyết, tuần hoàn không ngừng. Có thể nói, trăng là tượng trưng cho trường sinh bất tử trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, từ trăng liên tưởng đến người và người Trung Quốc cổ xưa đã lạc quan cho rằng, người cũng như trăng không bao giờ biến mất, có thể sinh lão bệnh tử thì cũng có thể vĩnh
hằng luân hồi. Một vầng trăng sáng tỏa khắp vạn cổ, nó khiến con người xúc động mà than trách cho đời người vô thường, đồng thời cũng khơi dậy tinh thần theo đuổi cái vĩnh hằng của con người.
Với quan niệm mặt trăng sống mãi phản ánh vào trong những câu chuyện thần thoại của Trung Quốc đã khiến mặt trăng trở thành thánh địa bất tử, những kẻ tu sĩ tiên nhân đều muốn được một lần đến viếng thăm. Trong “Luận hành - Đạo hư” có kể một câu chuyện lạ: Mạn Đô đi học phép tiên, sau 3 năm trở về nhà kể lại quá trình học của mình rằng có tiên nhân đưa mình lên trời, sống cạnh mặt trăng, tiên nhân lấy “Lưu hà” tặng anh dùng đỡ đói, cũng chính vì thế mà Hằng Nga uống thuốc trường sinh của Tây Vương Mẫu mà bay lên cung trăng, còn Ngô Cương chỉ có thể không ngừng làm công việc chặt cây quế trên cung trăng.
Trong chuyện thần thoại Trung Quốc, Tây Vương Mẫu là “Nguyệt thần”, quản lý việc sinh tử và thuốc trường sinh. Về điểm này nhiều chuyên gia đã có luận chứng nên trong khuôn khổ sách này ta không bàn luận thêm. Những quan niệm văn hóa này phản ảnh thỏ ngọc trên cung trăng, làm cho chú thỏ này chỉ biết bắt đầu bận rộn với công việc giã thuốc, chỉ cần có ánh trăng trên trời thì chú thỏ dễ thương này mãi mãi miệt mài với công việc của mình.
Câu chuyện thỏ ngọc giã thuốc trường sinh bất tử được liệt vào những câu chuyện ly kỳ đời Đường. Trong “Bùi Hàng” của Bùi Hình có kể một câu chuyện: Có một thư sinh thi trượt tên gọi Bùi Hàng, muốn cưới một cô gái đẹp, mẹ cô gái ấy yêu cầu phải có chày ngọc để làm sính lễ, Bùi Hàng cố công tìm kiếm chày ngọc và để thỏ ngọc lấy đó để giã thuốc, cuối cùng lòng thành của Bùi Hàng đã làm cảm động trời cao, Bùi Hàng cưới được cô gái đẹp đó và trở
thành tiên. Về sau có nhiều tuồng hí kịch lấy đề tài này để diễn và có ảnh hưởng sâu rộng trong dân gian.
Chính vì mặt trăng tượng trưng cho sự bất tử trong văn hoá truyền thống Trung Quốc, cho nên thỏ ngọc trong trăng cũng được xem là sống mãi, nó đã trở thành con vật tinh thần của con người đi tìm cái vĩnh hằng của cuộc sống. Cũng chính vì thế mà thỏ ngọc đã trở thành một trong những con thú tốt lành rất quan trọng trong văn hóa tập tục của Trung Quốc, nó
tượng trưng cho sự cát tường, hạnh phúc, khỏe mạnh và trường thọ
………………………
“Thỏ” trong cuộc sống của người Trung Quốc
Trong dịp lễ tết truyền thống của Trung Quốc thường có sự xuất hiện của thỏ. Vào thời xa xưa, ngày mùng một tháng giêng âm lịch có tục “treo đầu thỏ”, người ta lấy bột nắn thành đầu thỏ treo ở ngạch cửa cùng với cờ phướn, mặt nạ để tránh tà, tránh tai ương. Rằm tháng giêng tết Nguyên Tiêu có tục “làm đèn thỏ”, dùng bột nắn hoặc dùng giấy cắt thành đèn hình
con thỏ. Vào lúc trước và sau ngày Trùng Dương mùng 9 tháng 9 hàng năm, người ta tổ chức lễ hội ăn thịt thỏ, tục gọi là “Ăn thỏ nghinh sương” để cầu phúc, trừ bệnh, trường thọ.
Rằm tháng 8 tết Trung thu, trên bánh trung thu thường có in hình thỏ. Con thỏ cũng thường thấy
xuất hiện trong những bức tranh cắt giấy hay tranh tết trong dịp tết nguyên đán.
Những phong tục liên quan đến thỏ có ngụ ý chúc nguyện tốt lành như một số vùng Sơn Tây vẫn còn lưu giữ một phong tục: trước khi gả con gái, người mẹ làm bánh hấp cưới có hình thỏ và cá, bánh thỏ tượng trưng cho con trai, bánh cá tượng trưng cho con gái.
Trong ngày cưới, cô dâu ăn bánh thỏ và bánh cá để cầu mong cho con cháu đông đúc. Ngư dân ở một số vùng Sơn Đông có tục “Ôm thỏ vào lòng”. Vào ngày Cốc vũ Thanh minh hàng năm, người vợ bất chợt nhét một con thỏ trắng vào lòng người chồng để cầu cho chồng ra khơi được bình an, đánh bắt được nhiều cá. Vùng Hóa Châu tỉnh Quảng Đông có tục “Thỏ ngọc dẫn đường đi trộm rau xanh”. Vào đêm rằm tháng giêng, những cô gái chưa chồng lén đi trộm vài
bó rau xanh nơi vườn rau của ý trung nhân để mong lấy được người chồng tốt, đảm bảo cuộc sống hạnh phúc sau này.
Bắc Kinh và Thiên Tân thì phổ biến có hàng thủ công mỹ nghệ dân gian gọi là “Ông thỏ”, thường được làm bằng đất, tô màu vẽ hình mặt thỏ mình người và mặc áo giáp, là món đồ chơi của trẻ con ngày tết Trung thu, nó còn tượng trưng cho thỏ ngọc trong trăng, nhà nhà mua về để cúng, cầu cho thuận lợi, may mắn.
Trong cuộc sống hàng ngày, cũng có một số điều cấm kỵ liên quan đến thỏ. Trong đó điển hình nhất là phụ nữ có thai kiêng kỵ ăn thịt thỏ, sợ sinh con ra có môi sứt như môi thỏ.
Người làm ăn xa rất kiêng kỵ giữa đường gặp thỏ, nếu lỡ gặp thì làm ăn không được thuận lợi, vì thỏ đang chạy sẽ không dừng lại giữa chừng, nếu gặp nó nghĩa là việc làm ăn không thành phải bôn ba.
Lông thỏ có thể dùng làm bút viết, theo phát hiện của khảo cổ, từ thời chiến quốc, ở Trung Quốc đã có bút lông làm từ lông thỏ, Bạch Cư Dị có bài thơ “Tử hào bút”: “Tử hào bút, nhọn như dùi, bén như dao, Giang Nam thạch thượng có lão thỏ, ăn tre uống suối sinh tử hào, người dân Tuyên Thành cắt làm bút, thiên vạn sợi lông chọn lấy một” Mai Nghiêu Thần cũng có câu “Tôi muốn nhổ lông làm bút trắng” trong bài “Vĩnh thúc bạch thố”.
Thỏ cũng có mối duyên khó tả với văn học nghệ thuật. Trong “Kinh thư” xa xưa đã có những bài “Thỏ viên”, “Xảo ngôn”, “Thỏ côn”, “Hồ diệp”... đều viết về thỏ. Sau đời Hán thỏ xuất hiện khá nhiều trong những bài thơ từ ca phú. Đời Tống có Âu Dương Tu làm bài “Bạch thố”, từ câu “Soán nhập Trừ Sơn thiên vạn trùng” đến câu “Thiên tư kiết bạch dĩ vi lụy, vật tính câu chấp tận vô ích.” Nhà văn đã dùng vật để nói lên ý chí, mượn hình dáng tính cách thỏ bạch để nói lên sự thanh bạch nhưng nhiều lụy phiền của mình, muốn cống hiến nhưng lại bị ràng buộc, nên chỉ còn cách phiêu bạt giang hồ trở về cuộc sống dân dã để tự an ủi mình. Tần Quan đời
Tống có bài “phóng thỏ hành” miêu tả sự tiếc thương đối với thỏ để nói lên vận mệnh của tác giả sống giữa trời đất mà cảm thấy không nơi dung thân, chỉ còn biết xa rời cõi trần tục, lên cung trăng để nương nhờ, lời thơ thương cảm ai oán vô cùng và cũng là lời tâm sự về thân thế trôi dạt vô định của tác giả. Bài thơ như sau:
“Thỏ cơ thực sơn lâm, thỏ khát ẩm xuyên trạch. Dữ nhân bất hà tì, yên dụng khổ cầu sách. Thiên hàn thảo khô tận, kiến quẫn hà thái bách. Thượng hữu thương ưng ngu, hạ hữu hoàng khuyển ách. Vi mệnh vô túc đa, sở sỉ bại đầu ngạch, cảm kỳ huy kim ngộ, đảo thác vô nan sắc. Tuy quai liệp giã ý, pha tái nhơn nhân trách. Thỏ hề thỏ hề thính ngã ngôn, nguyệt
trung tiên tử tối nhữ lân. Bất như cức phản nguyệt trung túc, hưu cố thương nham tịnh nhạc lộc.”
Nhạc kịch cổ đời Nguyên có tạp kịch “Bạch thỏ ký”, tiểu thuyết cổ điển cũng thường thấy thỏ xuất hiện nhưng không là chủ đề chính. Trong các tác phẩm văn học hiện đại, thỏ xuất hiện với chủ đề chính trong các tiểu thuyết, tản văn như tác phẩm “Thỏ và mèo” của Lỗ Tấn, “Câu chuyện về thỏ” của Trịnh Chấn Đạc.
Trong dân gian có nhiều thành ngữ liên quan đến thỏ: “Thỏ khôn ba lỗ” ví người gian xảo hay người hay phòng xa chuẩn bị nhiều chỗ ẩn náu để bảo vệ mình. “Cắm sào chờ thỏ” ví người làm việc cứng nhắc, không biết tùy cơ ứng biến. “Thỏ chết cáo thương” ví đồng loại chết thì cảm thấy đau thương. “Thỏ chết giết chó săn” ví với công việc sau khi thành công, đem giết
những vị công thần. “Thỏ tơ yến mạch” chỉ hữu danh vô thực. “Thỏ nhảy cắt (chim cắt) bắt”, “Hành động như thỏ” ví động tác rất nhanh nhạy. Một số khẩu ngữ dân gian quen thuộc có: “Thỏ không ăn cỏ bên cạnh tổ”, “Thỏ khi bức bách cũng cắn người”, “Đuôi thỏ không thể dài hơn được”, không thấy thỏ không tung chim ưng”, “Thỏ con trêu chim ưng, kiếm cớ gây chuyện”, “Mang giầy thỏ, chạy được nhanh”. Trong dân gian cũng có cách lấy thỏ để mắng người như:

“Đồ nhóc thỏ” câu mắng này bắt nguồn từ câu chuyện thỏ nhìn trăng thụ thai, ví người không có cha, là đứa con riêng, tuy nhiên, ý mắng người này dần dần bị mờ nhạt đi.
Con Thỏ (Mão) nhu mì lanh lợi Rabbit

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
 
Con Thỏ (Mão) nhu mì lanh lợi
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Kỳ Pháp Thập Bát Cục Triển Trạch Thông Thiên Khiếu CƯỚI GẢ HÔN LỄ NÊN CHỌN
» Cắt trĩ bao lâu thì lành
» GIỌNG HÁT: LÃNH VĂN TẬP
» Áp lạnh điều trị mụn cóc
» Con dê dịu dàng hiền lành

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Kiến Thức Tổng Hợp :: Dịch Học, Phong Thủy-
Chuyển đến